Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Yếu Tố Đài Loan Trong Tranh Chấp Biển Đông - Đào Văn Bình

Mỹ sẽ "bán" Đài Loan cho Trung Quốc? Ảnh: Asianow.
--Yếu Tố Đài Loan Trong Tranh Chấp Biển Đông - Đào Văn Bình

Trước đây cuộc tranh chấp tại Biển Đông vốn đã phức tạp, nay bỗng trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của yếu tố Đài Loan.
Vào ngày 12/10/2011 Ủy Ban Quốc Phòng Quốc Hội Đài Loan tuyên bố các đơn vị tuần duyên của Đài Loan sẽ được trang bị hỏa tiễn Thiên Kích Chaparral là loại hỏa tiễn tối tân, đưa xe tăng bố phòng ở các cụm đảo còn trong vòng tranh chấp vì lo ngại hỏa lực của quân trú phòng ở đây kém các lực lượng tranh chấp khác. Đài Loan không nói rõ lực lượng tranh chấp đó là ai: Hoa Lục, Việt Nam hay Phi Luật Tân? Hay cả ba? Hiện nay Đài Loan đang chiếm giữ Đảo Itu Aba (Thái Bình) mà Việt Nam gọi là Ba Bình là hòn đảo lớn nhất trong Quần Đảo Hoàng Sa. Trước tình hình đó Hoa Kỳ hoảng quá vì nó liên quan tới đồng minh thân thiết là Phi Luật Tân và vì nó có thế đổ thêm dầu vào lửa cho nên vào ngày 14/10/2011 phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lên tiếng khuyến khích tất cả các bên tranh chấp giải quyết bất đồng bằng phương tiện ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, tránh xử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Vào ngày 16/10/2011 Phi Luật Tân phản ứng ngay. Bộ Quốc Phòng Phi Luật Tân cho rằng thái độ trên của Đài Loan có thể gây hiểu lầm từ các nước đang có tranh chấp và Đài Loan cần nói rõ thêm về kế hoạch đem hỏa tiễn vào Trường Sa. Phi Luật Tân tuyên bố sẵn sàng bảo vệ tới cùng các hòn đảo trong khu vực Trường Sa thuộc chủ quyền của Phi Luật Tân. Còn Việt Nam và Hoa Lục thì hoàn toàn giữ im lặng.

Từ 17/10 tới 28/10/2011 để tiếp sức thêm cho Phi Luật Tân, Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ lên một bãi biển gần Trường Sa với Phi Luật Tân (BBC) nhằm “tăng cường an ninh khu vực chứ không không nhắm vào bất cứ nước nào.” Việt Nam và Đài Loan giữ im lặng, trong khi Bắc Kinh phản đối và cho rằng các cuộc tập trận này “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.” Không biết Hoa Lục có thiên vị “người anh em” không vì Đài Loan đưa hỏa tiễn và xe tăng tới đây thì ông nín khe, còn Hoa Kỳ và Phi Luật Tân tập trận thì ông phản đối. Trong thời gian này, tin tức xì ra là Tổng Thống Đài Loan là Mã Anh Cửu đã úp mở cho biết là sẽ ký kết hòa ước với Hoa Lục và nhường Đảo Ba Bình để đổi lấy sự yên thân là Hoa Lục sẽ không tấn chiếm Đài Loan.

Ngày 26/10/2011 Ô. Trương Tấn Sang thăm Phi Luật Tân và cùng Tổng Thống Phi Luật Tân kêu gọi thành lập một khu vực hòa bình tại Biển Đông. Và theo Đài VOA, Việt-Phi đồng ý đối thoại đa phương để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Qua cuộc gặp gỡ này, mọi người đều thấy Phi Luật Tân và Việt Nam chủ trương nhường nhịn và hợp tác với nhau để đối phó với kẻ thù nguy hiểm hơn là Hoa Lục và ngày nay thêm Đài Loan.

Vào ngày 07/11/2011 Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố nếu có chiến tranh ở Biển Đông thì Đài Loan sẽ hỗ trợ cho Hoa Lục, nhất định không giúp cho Phi Luật Tân và không đứng yên để nhìn. Xin nhớ cho Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) và Phi Luật Tân trước đây là đàn em dưới trướng của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nay vì “ máu chảy ruột mềm” và “một giọt máu đào hơn ao nước lã ”, Đài Loan quên “tình xưa nghĩa cũ” và “chơi” luôn Phi Luật Tân- ông bạn đồng minh cũ của mình. Nếu như một hòa ước được ký kết giữa Hoa Lục và Đài Loan thì người dở khóc dở cười chính là Hoa Kỳ. Trước đây cứ mỗi lần Đài Loan tuyên bố đòi độc lập thì Hoa Lục lại hăm dọa dùng vũ lực để tấn chiếm Đài Loan. Hoa Kỳ vội vã đem tàu chiến tới đứng chặn ở giữa khiến Hoa Lục hậm hực rút lui. Nhưng nay anh em nhà người ta đã làm lành với nhau thì sự hiện diện của Hoa Kỳ trở nên vô nghĩa, mời ông đi chỗ khác chơi, ông sớ rớ ở đây làm gì? Và chính sách “Một Nước Trung Hoa” của Hoa Kỳ cũng sẽ trở nên lỗi thời vì nếu có một hòa ước như vậy thì nhà ai nấy ở, rõ ràng có hai nước Trung Hoa chứ đâu phải một nước Trung Hoa? Ngoài ra nếu một cuộc đọ sức giữa Đài Loan và Phi Luật Tân xảy ra ở Biển Đông thì Hoa Kỳ bênh ai, bỏ ai bây giờ? Cả hai đều là đàn em và đồng minh của mình cả. Thật đau đầu! Cuộc cờ thế giới biến chuyển rối bời như canh hẹ.

Mới đây nhất, theo hãng thông tấn Đài Loan CNA, vào ngày 13/12/2011 Đài Bắc đã cho khánh thành một hệ thống năng lượng mặt trời trên hòn đảo đang có tranh chấp với Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Lục và xem đây như là một hành động để củng cố thêm chủ quyền của mình.

Ngày 16/12/2011 Dân Biểu Ben Evardone- Chủ Tịch Ủy Ban Thông Tin của Hạ Viện Phi Luật Tân yêu cầu Bộ Ngoại Giao Phi là phải có văn thư phản đối chính thức và đòi hỏi chính quyền phải đưa vấn đề này ra trước ASEAN và Liên Hiệp Quốc và Phi Luật Tân “không thể thụ động trước hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của đất nước.” Còn hai dân biểu khác trong ủy ban quốc phòng thì kêu gọi Tổng Thống Aquino phải lên tiếng phản đối Đài Loan. Trong khi đó Việt Nam có thể đang âm thầm chuẩn bị nhưng không bày tỏ phản ứng gì.

Ngày 27/12/2011 Đài BBC dẫn lời báo chí Philippines đưa tin nước này đã điều tàu chiến lớn nhất của mình ra Biển Đông hướng về khu vực có dự án khai thác khí đốt. 

Ngày 3/1/2012 tin tức cho biết Bộ Quốc Phòng Philippines đang xem xét khả năng mua các loại hỏa tiễn đất-đối-hải và tăng cường năng lực giám sát hàng hải vì Phi Luật Tân cho rằng các thiết bị quân sự do Mỹ hỗ trợ là không đáp ứng được yêu cầu (cũ quá).

Ngày 17/01/2012 một phái đoàn bao gồm 4 thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ trong đó có các thượng nghĩ sĩ nặng ký như John McCain, Joe Lieberman đã tới thăm Phi Luật Tân và tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Phi Luật Tân trong tranh chấp biển đông bằng hai cách: Tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở vùng này và trợ giúp quốc phòng cho Phi Luật Tân. Chắc chắn thế giới sẽ chứng kiến những diễn biến căng thẳng hơn nữa trong những ngày tháng sắp tới.

Sau đây là một số nhận định:

1) Là cường quốc hải quân hàng đầu và đang ở tư thế lãnh đạo thế giới và có liên hệ mật thiết với Đài Loan, trách nhiệm của Hoa Kỳ tới đâu? Hoa Kỳ phải làm gì để kiềm chế Đài Loan trong bối cảnh vô cùng phức tạp và ngày càng trở nên nguy hiểm ở Biển Đông? Rõ ràng Hòa Kỳ phải quyết tâm trong vấn đề này. Chỉ Hoa Kỳ mới đủ sức ép để ngăn chặn Đài Loan gây thêm những biến động không lường trước được ở Biển Đông. Mục tiêu chính của Hoa Kỳ và cũng là mong đợi của thế giới là “hòa bình và ổn định” cho khu vực. Nếu Đài Loan phớt lờ khuyến cáo của Hoa Kỳ và động thủ thì kẻ hưởng lợi là Hoa Lục, kẻ thiệt thòi là Phi Luật Tân và Việt Nam. Phi Luật Tân chắc chắn sẽ chống trả. Còn Việt Nam có liên kết với Phi Luật Tân để cùng chống trả Đài Loan? Và khi đó liệu Hoa Lục có lợi dụng cơ hội để tiến chiếm luôn phần còn lại của Quần Đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam? Nếu vậy, chắc chắn cuộc chiến sẽ nổ lớn ở Biển Đông.

2) Nói về giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan, tính đến 21/12/2010 Đài Loan dẫn đầu trong tổng số 92 nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với 2146 dự án (số liệu lũy kế), tổng vốn đầu tư lên đến gần 23 tỷ USD. Năm 2010 có 95 dự án đầu tư mới với tổng số vốn 1.2 tỷ USD và trong 5 tháng đầu năm 2011 là 19 dự án với tổng số vốn 171.7 triệu USD. ( Internet) Nếu một cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Đài Loan xảy ra ở Biển Đông, chắc chắc quan hệ thương mại gãy đổ và gây tổn thương cho cả hai nước, chưa kể bộ mặt của Đài Loan sẽ xấu đi đối với các quốc gia Đông Nam Á. Không biết Đài Loan, dám hy sinh quyền lợi trước mắt vì lợi ích lâu dài của dân tộc?

3) Cuộc liên kết giữa Đài Loan và Hoa Lục đầy thủ đoạn ngày hôm nay khiến chúng ta nhớ tới câu chuyện ngụ ngôn của Trung Hoa: Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà nọ, sau khi người cha chết đi đã để lại một gia tài kếch xù. Vì không di chúc cho nên hai anh em tranh giành nhau. Ai cũng bảo gia tài thuộc về mình. Bọn cướp thấy hai anh em cãi nhau như vậy bèn kéo đến. Người em vì căm thù người anh cho nên nói rằng thà để ăn cướp lấy còn hơn để cho thằng anh bất nhân ăn cả. Còn người anh cũng nghĩ rằng thà cho bọn cướp ăn còn hơn để cho thằng em hỗn láo. Thế là gia tài kếch xù kia không ai bảo vệ cho nên bọn cướp ung dung cuỗm đi. Sau khi bọn cướp đi rồi, hai anh em thấy mình tay trắng, rầu rĩ nhìn nhau. Một ông già đi ngang qua hỏi chuyện gì vậy? Hai anh em thành thực thưa lại mọi chuyện. Nghe xong ông già tức giận nói: “Chúng mày ngu quá! Tại sao chúng mày không đoàn kết chống bọn cướp? Đuổi được bọn cướp đi rồi chúng mày có quay sang giết nhau cũng được. Lúc đó gia tài dù thuộc thằng nào thì cũng là dòng họ, cũng là anh em. Nay cướp lấy rồi làm sao đòi được nữa?” Có thể người Tàu - mà chúng ta thường gọi họ là “Tàu phù”, “Hán chệt” v.v.. và phê phán họ đủ điều thì lại làm đúng như lời ông già. Tức là - dù thù nhau đến tận xương tận tủy, nhưng khi có ngoại thù thì tạm dẹp nội thù, đoàn kết chống giặc trước đã. Bằng cớ là khi Nhật xâm lăng Trung Hoa (1937-1945), Quốc (Tưởng Giới Thạch) đã liên minh với Cộng (Mao Trạch Đông) để chống Nhật. Đuổi được Nhật rồi họ mới quay sang giết nhau. Ngày nay, Đài Loan và Hoa Lục dù là kẻ thù - nhưng trước quyền lợi lâu dài của tổ quốc, họ đoàn kết lại để giành giựt đất đai ở Biển Đông cho con cháu họ sau này. Hậu duệ Mã Anh Cửu và Hồ Cẩm Đào đã theo đúng lời khuyên của tổ tiên là ông già quê mùa năm xưa… làm thế giới đau đầu. 

Vừa qua, vào ngày 14/01/2012 Ô. Mã Anh Cửu tái đắc cử tổng thống Đài Loan trước sự vui mừng của Ô. Obama và Ô. Hồ Cẩm Đào vì ông Mã Anh Cửu theo chủ trương mới của Quốc Dân Đảng Trung Hoa là hòa hoãn, hợp tác trong tinh thần anh em một nhà với Hoa Lục chứ không đòi độc lập hoặc “Quang Phục Lục Địa” như thời Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc. Vậy thì chuyện Hoa Lục và Đài Loan hợp tác với nhau trong tranh chấp Biển Đông là chuyện đương nhiên. Để bổ túc thêm tinh thần đoàn kết của người Tàu chúng ta nhớ lại một câu đối khá hắc búa trước đây của làng văn Việt Nam mà chưa thấy ai đối lại: “Vợ cả vợ hai đều là vợ cả.” Nay thì chúng ta có thể đối “Mèo nhớn mèo con đều là mèo cả”. Theo tinh thần đó thì “Hoa Lục hay Đài Loan đều là Tàu cả”. Thế mới biết người Tàu nghĩ xa và thâm hiểm thật!

Đào Văn Bình


--Đài Loan và Thiên Mệnh TRẦN KHẢI (01/20/2012)
Có phải mọi chuyện trên trần gian đều xảy ra theo ý một đấng Thượng Đế quan phòng và yêu thương loàì người? Có phải mọi chuyện trong đời người đều đã được sắp sẵn trong lá số tử vi? Hay có phải mọi biến chuyển thế gian đều từ những vận hành theo các định luật khó hiểu trong Kinh Dịch? Và có phải lên làm vua, hay nắm quyền Tổng Thống, là do Thiên Mệnh, là người được ủy nhiệm ra để vâng mệnh trời và cai trị muôn dân?

Nhiều người Đài Loan tin như thế, kể cả các chính trị gia, những người đã từng tốt nghiệp các bằng cấp cao tại Hoa Kỳ và về nước tranh cử. Báo Nhật Bản Mainichi Japan đã kể chuyện phong thủy và bầu cử Đài Loan như sau.
Cuộc bầu cử Tổng Thống Đài Loan đã có kết quả xong ngay đêm Thứ Bảy 14-1-2012: Tổng Thống đương nhiệm Mã Anh Cửu (Ma Ying Jeou), người đại diện Quốc Dân Đảng, đã tái đắc cử với 51.6% số phiếu, trong khi hai đối thủ đã có số phiếu kém hơn.
Nữ ứng cử viên Tsai Ing-wen của Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Democratic Progressive Party) được 45.6% phiếu, và ứng cử viên James Soong của Đảng Ưu Tiên Nhân Dân (People First Party) được 2.8% phiếu.
Như thế, “ý trời” đứng về phía Mã Anh Cửu, người có thể bị chụp mũ là “thân cộng, hòa hợp hòa giải với cộng sản, trở cờ, bỏ quên lý tưởng đấu tranh cho dân chủ...” vì lập trường thân thiện với Bắc Kinh. Nghĩa là, cũng có thể chụp mũ là Thượng Đế Nhân Từ, nếu có, đã quá ưu đãi cho Tàu Cộng.
Tổng Thống Barack Obama tất nhiên là lập tức chúc mừng Mã Anh Cửu. Nhưng nơi đây chúng ta không bàn chính trị, chỉ muốn nhân đây để thấy rằng dân Đài Loan (và dĩ nhiên, cả Trung Quốc) tin vào sự sắp xếp huyền bí mà nhiều người gọi là Cơ Trời. Cụ thể, chúng ta có chữ khác để gọi, đó là ‘mê tín dị đoan.’
Khi ghi danh cho cuộc tranh cử Đài Loan 14-1-2012, nữ ứng cử viên Đảng Dân Chủ Tiến Bộ Tsai Ing-wen và người cùng liên danh là Su Jia-chyuan chọn này 23-11-2011 để ghi danh làm hồ sơ. Đó là một ngày tốt, theo âm lịch. Trước đó trong ngaỳ naỳ, họ xuất hành theo hướng tốt và vào giờ tốt, theo các thầy phong thủy.
Bà Tsai đã có văn bằng tốt nghiệp Cornell University và London School of Economics. Văn bằng Tiến Sĩ của bà không phải đồ dỏm, và chung quanh bà cũng là hàng loạt trí thức từ Âu-Mỹ về.
Ngày 23-11-2011 dương lịch là ngày 28-10 năm Tân Mão âm lịch, sách gọi là ngày Nhâm Ngọ, tháng Kỷ Hợi, năm Tân Mão, còn gọi là Ngày Hoàng Đạo – sao Thanh Long... giờ xuất hành tốt trong ngày là giờ Mão (5-7 giờ)... sẽ gặp sao Thiên Quý và Nguyệt Giải, nghĩa là tốt mọi chuyện.
Nếu tốt như thế lại sao lại thất cử? Hay có phải vì ứng cử viên Mã Anh Cửu đã thỉnh thầy bùa từ Bắc Kinh sang ếm, trấn gì chăng?
Các thầy phong thủy bên phe Đảng Dân Chủ Tiến Bộ đã bày trận rất mực theo sách vở kiểu như truyện Phong Thần, Tam Quốc. Tại bản doanh của bà Tsai đặt ở khu phố Banciao, thành phố New Taipei City, bước vào văn phòng của bà thấy y hệt như trận đồ Khổng Minh: một căn phòng rộng khổng lồ, gần như trống  trơn, ở giữa là một bàn giấy, bên phải là một thanh kiếm gác trên giá với tua kiếm bằng các sợi chỉ màu vàng, và bên trái là một tảng lục ngọc lớn mang hình một ngọn núi.
Có phải như thế nghĩa là vững như núi, và bén như kiếm? Không ai giải thích cụ thể ý nghĩa khi báo chí hỏi tới. Bà Tsai không bao giờ bàn những chuyện như thề công khai, còn nhân viên ban vận động của bà thì rất mực lặng lẽ, kiểu im lặng của Khổng Minh Gia Cát Lượng khi sắp đánh trận âm binh.
Một thầy phong thủy góp lời bàn rằng việc sắp xếp như thế là để mang may mắn cho bà Tsai và ban vận động.
Khoảng 10 ngày trước ngầy bầu cử, ứng viên Mã Anh Cửu cũng theo lời khuyên của một thầy bói toán nào đó, đã  ghé vào một ngôi chùa thắp nhang, cầu nguyện... trên đường vận động ở huyện Chiayi, phía nam Đài Loan vào ngày 5-1-2012.  Ngày này đổi ra âm lịch là 12/12 Tân Mão, còn gọi là ngày Ất Sửu, phù hợp làm sao đó với tuổi của họ Mã. Dĩ nhiên, ông Mã Anh Cửu và ban vận động cũng kín miệng như bưng, kiểu như đã vào chùa này thổi bùa, làm giông gió để phá trận đồ của đối thủ.
Nhưng người đứng cùng liên danh của Mã Anh Cửu là Phó Tổng Thống Wu Den-yih và vợ thì từ lâu đã nổi tiếng là ưa tham khảo các thầy bói toán.
Hồi tháng 8-2011, một tạp chí Đàì Loan bất ngờ khám phá ra chuyện vợ ông Wu đã tới xem một thầy bói, và được một quẻ nói rằng ông Wu có thiên mệnh “đế vương.”
Lập tức, Wu Den-yih thanh minh thanh nga rằng chuyện tiên tri “là chuyện vụn vặt,” nhưng họ Wu cẩn trọng từng chữ một để không xúc phạm tới các thầy bói, thầy bùa, thầy phong thủy... và dĩ nhiên cũng không dám nặng nhẹ lời nào với vợ.
Nhưng bên phe ứng cử viên Tổng Thống thứ 3 không mắc cỡ gì chuyện này. James Soong, ứng cử viên của Đảng Dân Tiên, có ông đứng phó là Lin Ruey-shiung, 73 tuổi, nói rằng ông đã tham khảo Kinh Dịch (I-Ching) trước khi ra ứng cử, và chỉ ra tranh cử khi thấy rằng đây là ‘thiên mệnh.’
Chuyện con số cũng là điều dị đoan.
Bởi vì liên danh Tsai-Su đứng đầu trên phiếu bầu, nên vận động với khẩu hiệu “Nữ Tổng Thống Đầu Tiên của Đài Loan.”
Tổng Thống tái tranh cử Mã Anh Cửu và Wu thứ nhì, nên bang vận động tung tin đồn rằng họ Mã sẽ thắng nhiệm kỳ thứ nhì. Quả nhiên tái đắc cử, nhưng chắc không phải do các chuyện dị đoan này.
In hàng thứ 3 trên phiếu bầu, ban vận động của Soong nói con số tượng trưng cho 3 nhóm  dân mà Soong nhấn mạnh trong khi tranh cử: giới trung lưu, giới kinh doanh nhỏ, và các gia đình nghèo.
Thế đấy, phong thủy. Chuyện muôn đời. Người ta đồn rằng lúc xây Lăng Ông Hồ, cũng có thầy phong thủy giăng dây, cắm cọc, đo hướng... Không biết chuyện dân gian có thực hay không, nhưng bây giờ đọc báo thấy chuyện cán bộ rủ nhau lái xe công đi xin ấn Đền Đức Thánh Trần, thì chuyện cũng y hệt như Tiến Sĩ Tsai ngồi oai vệ giữa kiếm, ấn tọa sơn, hay như khi ông Mã vào chùa thắp nhang xin ‘trấn yểm’ đối thủ...
Nhưng ông bà mình nói ‘Đức năng thắng số’... Hãy tin như thế. Bất kể thiên mệnh đã rơi vào tay ai. Còn không thì, quả nhiên trời già cay độc, hung hiểm vô lường... nếu có ông trời nào như thế.

 IRAN TÌM CÁCH GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG TẠI MỸ LATINH basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM IRAN TÌM CÁCH GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG TẠI MỸ LATINH Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 18/1/2012 TTXVN (Pari 11/1) Ngay đầu năm 2012, trong bối cảnh chịu sức ép ngày càng tăng, Chính quyền Iran vẫn tỏ ra không hề nao núng và nhất quyết không- EU nhất trí trừng phạt Ngân hàng trung ương Iran (TTXVN). - Iran muốn nối lại đàm phán về chương trình hạt nhân (TBKTSG). - Iran cảnh báo phương Tây về lệnh cấm vận dầu (TN). – “Iran chưa bao giờ tìm cách đóng eo biển Hormuz” (TTXVN).  – Mỹ và Iran vẫn ra “đòn gió” (SGGP).  – Căng thẳng tại eo biển Hormuz: Trung Quốc chống sự đối đầu (NLĐ).   – Thổ Nhĩ Kỳ: Iran lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Mỹ (Infonet).

-Tổng thống Barack Obama có thể giải quyết mọi khó khăn kinh tế của Mỹ và đảm bảo tái đắc cử nhiệm kỳ mới bằng việc đề xuất Trung Quốc xóa hết các khoản nợ của Washington, đổi lấy việc Nhà Trắng chấm dứt hỗ trợ Đài Bắc. Ngay sau khi công bố trên trang báo New York Times, ý tưởng này thổi bùng cuộc tranh luận sôi nổi. 
-Sớm hay muộn Đài Loan cũng 'đoàn tụ' với Trung Quốc?
Tác giả của ý tưởng trên là cựu chiến binh cuộc chiến Iraq Paul Kane, từng là cộng tác viên khoa học tại Cao đẳng Kennedy thuộc ĐH Harvard, chuyên nghiên cứu vấn đề an ninh quốc tế.

Nếu tính khả thi trong đề xuất Kane là chuyện còn phải bàn thì lập luận logic và duy lý của tác giả bài báo trên 
New York Times không phải là không xác đáng.
Dù đặt cho đề xuất của Kane cái tên “giao kèo bán Đài Loan” nhưng có vẻ là giới bình luận Mỹ chưa lĩnh hội được những điểm mấu chốt trong bài viết của tác giả. Thực ra Kane xuất phát từ quan điểm: trong lĩnh vực an ninh quốc gia, Washington nên từ bỏ những định kiến cũ, đóng khuôn rằng sức mạnh của Mỹ trông cậy chủ yếu vào lực lượng quân sự chứ không dựa trên cơ sở khả năng cạnh tranh kinh tế.
Chuyên viên Kane kêu gọi chính quyền Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh Lạnh để thừa nhận một thực tế giản đơn: đối với đất nước thì những chỗ làm việc mới và thịnh vượng kinh tế có giá trị nhiều hơn so với thành tựu về mặt quân sự.
Từ đó dẫn đến ý nghĩa cơ bản trong thương vụ mà Kane đề xuất. Việc từ chối hỗ trợ quân sự và bán vũ khí cho Đài Loan không ảnh hưởng gì đến lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, giải quyết vấn đề Đài Loan có ý nghĩa tượng trưng hết sức to lớn. Và do vậy Bắc Kinh hoàn toàn có thể xóa hết nợ cho Washington, tác giả Paul Kane đặt giả thiết.

Ngoài ra, Đài Loan đang ngày càng thể hiện xu hướng hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế Trung Quốc và triển vọng thống nhất hòn đảo này với Trung Quốc đại lục là chuyện không thể tránh khỏi. Như vậy, khi mà Đài Loan sớm hay muộn sẽ thuộc về Trung Quốc, có nghĩa là hòn đảo không quá quan trọng về chiến lược đối với Mỹ.
Đối với Bắc Kinh, việc hạ nhiệt mâu thuẫn đối kháng trong khu vực vịnh biển Đài Loan sẽ giúp giảm đáng kể khoản chi ngân sách quân sự. Nhìn lại có thể thấy, trong các mục đích quân sự trực tiếp hay gián tiếp gắn với Đài Loan, mỗi năm Trung Quốc cần chi khoảng 30-50 tỷ USD. Tính chung chỉ trong vòng hai chục năm, Trung Quốc hoàn toàn có thể  "nhận lại" 1.000 tỷ USD sau khi Bắc Kinh "tha nợ” cho Washington, chuyên viên Paul Kane tính toán.
Dù bản thân đề xuất "đem Đài Loan gán nợ" nghe có vẻ kỳ quặc nhưng không hẳn là quá xa rời thực tế. Phó Giám đốc Viện các nước Á-Phi thuộc ĐH Tổng hợp Lomonosov Andrei Karneev chia sẻ: “Đề xuất này phản ánh một quá trình tâm lý tiềm ẩn sự lúng túng ngày càng tăng của chính quyền Obama trong quan hệ với Đài Loan. Không ngẫu nhiên mà các chuyên viên thảo luận về tính hiện thực của kịch bản Mỹ hy sinh lợi ích hỗ trợ Đài Loan để nhận được nhượng bộ nào đó từ phía Trung Quốc. Nhiều người đang nghĩ rằng xu hướng như vậy là viễn cảnh hiện thực, nếu tính đến mức độ lệ thuộc về kinh tế của Washington vào Bắc Kinh”, chuyên viên Andrei Karneev nhận định.
Một số chuyên gia cho rằng ngay cả hoạt động ngày càng ráo riết của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng hoàn toàn tương đồng với xu hướng giảm sút sự quan tâm của Washington dành cho Đài Bắc. Trong đó, các nhà phân tích nhắc đến  sự kiện Mỹ từ chối bán cho Đài Loan các phi cơ tiêm kích F-16. Dự phần vào cuộc đụng độ xung quanh Đài Loan - nếu như đột nhiên sự tình chuyển sang giai đoạn nóng - là khả năng hoàn toàn không phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Những tốn phí mới nhiều tỷ USD và bao nhiêu mạo hiểm cực lớn hẳn sẽ chôn vùi hoàn toàn niềm hy vọng phục hồi sau khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ.
Có vẻ là chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Vũ khí của Washington  không còn là yếu tố kiềm chế Bắc Kinh, còn sức mạnh tài chính của Trung Quốc và trước hết là những nghĩa vụ trả nợ rất lớn đặt ra trước ngân khố Mỹ, đang  buộc người Mỹ phải hành xử theo lối khác.

Trong bài viết đăng tải trên trang 
New York Times, tác giả Paul Kane có trích dẫn lời Đô đốc Michael Mullen, cựu lãnh đạo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ rằng: "Nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của chúng ta chính là những món nợ của chúng ta". Từ quan điểm này, đề xuất hy sinh Đài Loan để cứu vãn nền kinh tế Mỹ không phải là chuyện tưởng tượng vô bổ.
Theo RUVR-Nguồn:
Mỹ 'gán nợ' Đài Loan cho Trung Quốc?


-Mỹ giục Myanmar tăng cường cải tổ (02/12)-Myanmar - mục tiêu của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (02/12)-Mỹ chia rẽ 'cuộc tình' Trung Quốc - Myanmar (01/12)-Bà Clinton kêu gọi Miến Điện cắt đứt quan hệ ‘bất chính’ với Bắc Triều Tiên  — (VOA).  – Trung Quốc kêu gọi hủy bỏ các biện pháp cấm vận đối với Miến Điện  — (VOA). - Hoa Kỳ sẽ tăng viện trợ và đưa đại sứ trở lại Miến Điện? – (RFA). – Ngoại trưởng Mỹ : chưa thể xóa bỏ chính sách trừng phạt Miến Điện  —  (RFI).  – Mỹ muốn chặn trước tham vọng hạt nhân của Miến Điện  —  (RFI).  –  Hoa Kỳ-Miến Điện : Quyền lợi tương đồng ?  — (RFI). - Myanmar – Mỹ sắp nâng cấp quan hệ ngoại giao (TP). - Chương mới trong quan hệ Myanmar – Mỹ (TN). - Ngoại trưởng Clinton thách thức Miến Điện nới rộng cải cách - (VOA). - Myanmar – mục tiêu của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (Đất Việt).
-  Why is Hillary Clinton in Myanmar?‎ (Reuters’ blog). –  China wonders about reason for Clinton’s Myanmar trip‎ (Miami Herald). Nói về bài này trên Hoàn Cầu Thời báo: Myanmar tips balance but not too far (Global Times). – Hoàn Cầu Thời báo –  Clinton’s misguided preaching on aid  (Global Times). - Tại Châu Á, Washington và Bắc Kinh gờm nhau  —  (RFI). - Mỹ điều quân đến Úc, TQ coi là chiến tranh lạnh (VNN). - TQ lên án Mỹ – Úc gia tăng quan hệ quân sự - (RFA). – Christopher R. Hill: CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG (BS Hồ Hải/Project Syndicate). - Trung – Ấn cạnh tranh quyền lực (VNE). - Cuộc đua tàu ngầm và săn tàu ngầm (TN).-


--iPhone, iPad cũng bị cài sẵn phần mềm gián điệp
VietNamNet
Tuy nhiên, Quả táo đảm bảo rằng phần mềm này đã bị gỡ bỏ khỏi “hầu hết các thiết bị cài iOS5”, chẳng hạn như iPhone 4S. Và trong tương lai, Carrier IQ sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi hệ điều hành iOS. Trước Apple, hàng loạt thương hiệu lớn nhất trên thị ...
"Choáng" vì hàng triệu smartphone bị cài ứng dụng gián điệp
Dân Trí
Hàng triệu điện thoại di động bị đột nhập?
Thế Giới Vi Tính
Hàng triệu điện thoại bị cài trước phần mềm gián điệp
Báo Đất Việt
Nhân Dân
 -Thông tin công nghệ
China: Explosion at Bank Kills 2 NYT -A explosion shook a branch of the China Construction Bank late Thursday afternoon in Wuhan, killing two people and injuring more than 10.-
-ASIA: Toward a Peaceful Pacific-Project Syndicate -ASIA: Toward a Peaceful Pacific Across the Asia/Pacific region, China's influence is rising, while the US continues to dominate militarily. It is difficult to predict America’s continuing role in the region, but both sides should make diplomatic efforts to minimize Sino-American rivalry and avoid embarking on a new cold war.
Israel: Không đánh Iran lúc này (Nguoi-Viet Online) - Bộ Trưởng Quốc Phòng Israel Ehud Barak hôm Thứ Năm bác bỏ ý kiến đánh vào các cơ sở nguyên tử của Iran “trong lúc này,” khi phát biểu trên đài phát thanh trong nước.
Trung Quốc vẫn mang tiếng tham nhũng - VOA - Một danh sách đánh giá tình trạng tham nhũng trên toàn cầu cho thấy Trung Quốc vẫn bị coi là quốc gia để xảy ra tình trạng tham nhũng dù đã thực hiện các nỗ lực ngăn chặn tình trạng tham ô của các giới chức. Tổ chức Minh bạch Quốc tế đặt trụ sở ở Berlin đánh giá tình trạng tham nhũng tại 183 nước trên thang điểm 10 bực, với điểm 0 có nghĩa là tham nhũng nghiêm trọng, và điểm 10 cho thấy là ít tham nhũng nhất. Trung Quốc đứng thứ 75 trong danh sách, được cho 3,6 điểm trên thang điểm 10. 

Hậu “Mùa Xuân Ai Cập”: Cuộc cách mạng nửa vời -Năng lượng Mới

 

"Người có tố chất thì không cần pháp trị"

-Nguồn:-"Người có tố chất thì không cần pháp trị" - -Facebook Trần Đông Đức

Pháp trị là dành cho loại người không có tố chất

Tổ tiên 73 đời của Khổng Khánh Đông

Chuyện giáo sư nổi tiếng của đại học Bắc Kinh mắng chửi dân Hồng Kông thậm tệ trên truyền hình trở nên hoạt đề văn hóa nóng bỏng. Vượt qua những cơn thịnh nộ về những từ ngữ thô lỗ cộc cằn, trận chửi này còn lộ ra nhiều thứ, đặc biệt là quan niệm của học giả Trung Quốc đối với xã hội pháp trị như thế nào.


Khổng Khánh Đông, giáo sư hệ Trung Văn của đại học Bắc Kinh, cháu đời thứ 73 của Khổng Tử đã dùng những từ ngữ như đồ con hoang, đồ chó, đồ hèn hạ để mắng chửi dân Hồng Kông chỉ vì một chuyện va chạm văn hóa đi tàu và ngôn ngữ giao thiệp giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa.

Chuyện xảy ra do em bé từ Trung Quốc ăn uống vung vãi làm sao khiến hành khách và nhân viên ở Hồng Kông phản ứng về quy định cấm ăn trên tàu. Hai bên nói vịt nói gà bằng hai thứ tiếng Quảng Đông và Phổ Thông trong cách giải quyết dẫn đến tình huống tranh cãi thô bạo mang tính đại diện giữa người thuộc hai "chế độ". Diễn biến tâm lý phức tạp giữa dân Hồng Kông và nội địa Trung Quốc từ lâu nay có cơ bùng nổ ngoài mức dự toán.

Thái độ của Khổng Khánh Đông cũng có dấu hiệu mang tính đại diện cao cho tâm lý người dân lục địa. Khổng Khánh Đông không phải là giáo sư tay ngang mà là nhân vật truyền thông có uy tín sắc sảo về ngôn ngữ văn học Trung Quốc từ Hán Đường cho đến Kim Dung, Lỗ Tấn.

Người ta không tin rằng với một chế độ kiểm duyệt gắt gao mà để cho đoạn băng mạ lỵ dài sáu phút phát sóng. "Nếu đối tượng bị chửi là dân Tân Cương - Duy Ngô Nhĩ thì ngay lập tức có cảnh nổi loạn xuống đường đốt xe" các đài radio, truyền thông Hồng Kông quả quyết . Dân Hồng Kông hiện đang biểu tình đòi đại học Bắc Kinh phải khai trừ chức vị giáo sư của Khổng Khánh Đông nhưng chắc là không được đáp ứng vì thế lực của nhân vật đại diện văn hóa cánh tả này rất lớn.

Truyền thông Hồng Kông phân tích rằng sự mắng chửi như thế này là có bàn tay của trung ương đảng dính vào, muốn dằn mặt vào thái độ của người Hồng Kông vốn tự hào về văn hóa đương đại nhờ có quy củ do thực dân đế quốc Anh để lại mà quay lưng lạnh nhạt với Trung Quốc. Đây cũng là đây là thủ pháp trấn áp công cộng ở vị trí của kẻ mạnh lên những tinh thần yếu đuối.

Khổng Khánh Đông bận đồ đại cán

Khổng Khánh Đông bận đồ nho nhã trên TV

Xung đột văn càng bốc cao, thậm chí trên mạng còn có phong trào kêu gọi độc lập Hồng Kông, kêu tỉnh Quảng Đông sát lại với Hồng Kông (dùng căn cước tiếng Quảng Đông) để thành lập một nước cộng hòa ly khai với Trung Quốc đại lục. Tuy lý tưởng này không dễ thực hiện vì chênh lệch thế lực quá lớn nhưng phản ảnh tâm lý lòng người phân tán trong nước Trung Quốc.

"Pháp Trị có gì hay?"

Nhưng điều đáng nói hơn là qua sự kiện này, người ta thấy rõ lý luận của học giả Trung Quốc về nền pháp trị. Qua lời của Khổng Khánh Đông, nền pháp trị ở Hồng Kông là phương tiện thống trị lên loại dân không có tố chất, không thể tự chủ. Pháp trị như là cây roi để quất lên đầu bọn chó chứ con người có tố chất, tự chủ thì ai cần đến biện pháp này. Tư tưởng của Khổng Khánh Đông lại có sức thu hút lực lượng cánh tả. Các nhóm theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc phương Bắc Trung Quốc cũng nhao nhao nhảy vào đấu tố luôn tỉnh Quảng Đông cho rằng tỉnh này chính là quê hương của bọn Hán gian. Sự miệt thị này tạo nên tâm lý mâu thuẫn nội bộ dân tộc Trung Hoa một cách gay gắt.

Thấy rằng nhận thức của học giả Trung Quốc như thế này còn nguy hiểm hơn là những câu chửi chó mắng mèo theo kiểu ghen tị về ưu thế xã hội của người Hồng Kông, ứng cử viên hành chánh trưởng quan tranh cử trong năm 2012 Đường Anh Niên phải trấn an và đính chính trước dân chúng rằng: "Người Hồng Kông không phải là chó, pháp trị là tố chất và giá trị cốt lõi của người Hồng Kông". Tuy câu đính chính này hơi buồn cười: "Dĩ nhiên người Hồng Kông không phải là chó rồi" nhưng đã đụng chạm đến cơ cấu chính trị.

Cẩu Trùng Chi Tranh

Hiện nay hai bên Hồng Kông và Trung Quốc chửi bới nhau rất căng. Tuy một bộ phận dân chúng Trung Quốc không đồng tình với Khổng Khánh Đông nhưng học phiệt cánh tả cũng rất mạnh bạo, rất mãn nguyện như trả được thù hận và mặc cảm thua sút bấy lâu. Bên Hồng Kông cũng không thua, gọi ngược lại đại lục là thứ côn trùng châu chấu tạo nên trận chiến mới mà BBC tiếng Trung gọi là "Cẩu Trùng Chi Tranh" (cuộc chiến giữa chó với trùng) tan vỡ lòng người, nguyền rủa nhau tới bến, rất có chiều hướng lan rộng.

Khổng Khánh Đông bị dân Hồng Kông khắc họa

Trước đây, Vương Khánh Đông thường hay lên truyền hình trung ương bận đồ nho gia, giảng đàm học thuyết Trung Dung, Luận Ngữ một cách say sưa. Nhưng ở một góc độ phàm phu tục tử lại vị giáo sư "Bắc Đại" này có thể tuôn ra từng tràng như hát, nào là "vương bát đản" (có nghĩa là trứng rùa, con hoang), đồ mất gốc, chó, chó săn, đê tiện, bố mày là người Anh à?… Vương Khánh Đông cũng có thể nhái giọng điệu để cười cợt, chửi bới, công kích hạ nhục thân phận dân Hồng Kông từng bị Anh Quốc bắt làm nô lệ mà còn vác mặt lên trời.

Những lời chửi bới rất có bài bản, cay nghiệt, cường điệu, xuyên tạc hiện trạng nhưng gây ấn tượng về nội dung và thời lượng (vì đài truyền hình cho phép). Tính cách lý luận văn hóa Cộng-Khổng phối hợp rất có khí thế và sôi sục khiến những người lý luận căn bản không dễ dàng bẻ gãy.

Là tác giả của nhiều sách và bài viết về ngôn ngữ văn học, "Khổng hoà thượng" (xưng hiệu ăn khách trên truyền hình và blog cá nhân) lại giáo sư cộng tác với đài truyền hình trung ương trong tiết mục "Bách Gia Giảng Đàn" chuyên giảng về Khổng Giáo nên có rất nhiều tín đồ "con nhang đệ tử" yêu thích. Khổng Khánh Đông còn là đảng viên cộng sản, và là nhà nghiên cứu tinh hoa Khổng giáo do đó gánh vác vai trò trí thức học giả của Trung Quốc đại lục hiện nay.

  1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120124_hongkong_chinese_anger.shtml
  2. http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/hong_kong_review/2012/01/120124_hkreview_hkdog.shtml
  3. http://rfavietnam.com/node/1026

Trần Đông Đức



-Chuyện xưa chuyện nay: Trung Quốc theo chế độ đa đảng? (PLTP).(PL-NS)- "Quốc vụ viện Trung Quốc là Chính phủ hay Quốc hội? Đọc sách báo, tôi thấy nói ở Trung Quốc hiện nay theo chế độ đa đảng, có đúng vậy không?", bạn LÊ THANH HOÀNG (quận Phú Nhuận, TP.HCM) hỏi.

ANH PHÓ trả lời: Thưa bạn Thanh Hoàng,

Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cơ quan Quốc vụ viện là chính phủ ở trung ương, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực tối cao đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước (hành chính) cao nhất. Quốc vụ viện gồm có thủ tướng, các phó thủ tướng, các ủy viên Quốc vụ viện, các bộ trưởng, chủ nhiệm các ủy ban, trưởng ban thanh tra và trưởng ban thư ký.

Còn Quốc hội ở Trung Quốc gọi tên là Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Theo hiến pháp, đây là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do đại biểu các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, khu hành chính đặc biệt và lực lượng vũ trang bầu ra với nhiệm kỳ năm năm. Mỗi năm, Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) họp một lần và được triệu tập bởi Ủy ban Thường vụ Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Về hệ thống chính trị, lâu nay Đảng Cộng sản Trung Quốc là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Mục đích cuối cùng của đảng là xây dựng chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sở dĩ công luận nói ở Trung Quốc theo chế độ đa đảng vì ngoài Đảng Cộng sản còn có “các đảng dân chủ”, bao gồm tám đảng phái khác ngoài Đảng Cộng sản như: Ủy ban Cách mạng Quốc Dân Đảng, Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc, Hội Kiến thiết dân tộc dân chủ Trung Quốc, Hội Thúc đẩy phát triển dân chủ ở Trung Quốc, Đảng Dân chủ công nông Trung Quốc, Chí công Đảng (đảng hướng tới sự công bằng), Hội Cửu Tam (“3 tháng 9”) và Liên đoàn Tự trị dân chủ Đài Loan. Tất cả các tổ chức đó đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một mặt trận thống nhất gọi là Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vậy.

Trả lời bạn, tôi dựa theo sách Từ điển Bách khoa nước Trung Hoa mới (Encyclopedia of New China) của NXB Ngoại văn Bắc Kinh, 1987; NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991.

Thân chào bạn.


 - - Trung Quốc phong tỏa giao thông và thông tin vùng Tây Tạng - (RFI).-Trung Quốc phong tỏa giao thông và thông tin vùng Tây Tạng
RFI
Một nhà sư Tây Tạng đi qua trước một đồn công an ở Tứ Xuyên, ngày 26/01/2012. Hôm nay, 26/01/2012, AFP cho biết điện thoại, internet, giao thông lên vùng Tây Tạng thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, đã bị phong tỏa. Bắc Kinh muốn ngăn chận mọi thông tin ...
Người Tây Tạng lưu vong lo ngại trước việc giết hại người chống ...VOA Tiếng Việt
Xung đột liên quan đến người Tạng tại Trung QuốcThanh Niên
Biểu tình ở Tứ Xuyên: thêm 2 người Tây Tạng bị bắn chếtĐài Á Châu Tự Do
BBC Tiếng Việt -Người Việt -Việt Báo Daily Online-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét