CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Biển lặng (SGTT). - Lộc biển đầu xuân (SGTT).
- Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Dân “phản pháo” phát biểu của lãnh đạo TP (GDVN). – Bùi Văn Bồng: QUYỀN DÂN CHỦ và LỐI SỐNG “THỦ” CHO CÁ NHÂN (Người lót gạch).
KINH TẾ
- Tết: Văn hóa và không…văn hóa! (TVN).
- Đặc sắc hội thổi cơm thi làng Thị Cấm (TT). - Chợ Viềng một thoáng đìu hiu (TP).
- Ăn chơi ở bảo tàng (TP).
- Đường về quê hương (TVN).
- Hà Nội dấu hương (DV).
- GIẢI BÓNG ĐÁ QUỐC GIA – CÚP NHƯẠ HOA SEN: Bật Hiếu nổi cáu – CLB Thanh Hoá bị ném đá (NLĐ). - Trong sân rượt đuổi, ngoài sân vây lùng (TN). - CÚP QUỐC GIA 2012
Nhiều pha vào bóng rợn người trên sân Vinh (NLĐ). - Văn hóa… ẩu đả (TN). – Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn: “Nhiều thẻ đỏ không thể coi là biểu hiện bạo lực” (DT).
Nhiều pha vào bóng rợn người trên sân Vinh (NLĐ). - Văn hóa… ẩu đả (TN). – Tổng giám đốc VPF Phạm Ngọc Viễn: “Nhiều thẻ đỏ không thể coi là biểu hiện bạo lực” (DT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Từ 1/2, Hà Nội điều chỉnh giờ học ở 12 quận, huyện (DT). - Đổi giờ học, ‘phút 89′ vẫn lơ mơ (VNN).
- “Căng” với thiết bị dạy học (NLĐ).
- Cậu bé 8 tuổi giành giải thưởng vẽ tranh về Olympic 2012 (Tầm nhìn).
- Bé trai 3 tuổi mang thai (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thủy thủ Việt bị hải tặc Somalia bắt bất ngờ điện thoại về nhà cầu cứu (GDVN).
- Tết Nhâm Thìn: Tai nạn giao thông giảm 25,3% so với năm ngoái (CATP). - Dịp Tết: Liên tiếp cháy xe, tai nạn lớn (VNN).
- Phát hiện xe khách 46 chỗ, chở 80 người (VNN). - “Hành xác” trên những “chuyến xe bão táp” ngày Tết (DT).
QUỐC TẾ
- Đối đầu Iran, Mỹ sẽ mạo hiểm quan hệ với Ấn Độ? (VNN/TIME). - Tướng Iran: “Mỹ sẽ không dám tấn công Tehran” (GDVN). - Iran sẽ ra mắt máy bay không người lái tự chế mới (TTXVN).
- Ted Piccone: Cuba đang thay đổi, chậm nhưng chắc (TVN).
GS Ngô Bảo Châu, dư luận
và tâm lý nhà cầm quyền
Song Chi
Saturday, January 28, 2012 7:13:51 PM
Thực tế, một sự ưu đãi đặc biệt dành cho cá nhân Ngô Bảo Châu không thể xóa đi cái “thành tích” luôn coi rẻ trí thức, không hề lắng nghe những lời phân tích, phản biện có tình có lý trước mọi vấn đề xã hội của giới trí thức, thậm chí sẵn sàng chà đạp nếu họ trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền, từ xưa đến nay.
Cả tuần nay các trang mạng xã hội, blog
cá nhân cứ sôi lên quanh những tranh cãi thế nào là trí thức, vai trò
của người trí thức trong xã hội… khởi đầu từ bài trả lời phỏng vấn báo
Tuổi Trẻ của Giáo Sư Ngô Bảo Châu.
Có vẻ như Giáo Sư Ngô Bảo Châu là người
luôn “được” hay “bị” dư luận quan tâm rất kỹ và mỗi lời nói, bài viết
của ông đều tạo ra những luồng khen chê, đồng tình, phản đối rất trái
ngược. (Dù chính Ngô Bảo Châu chắc cũng không ngờ đến hiệu ứng ồn ào
này.) Người khen, bênh cũng hết lời mà người xỉa xói cũng rất nặng. Ðến
độ một dạo ông phải tuyên bố đóng blog cho… đỡ phiền toái, nhọc đầu.
Còn sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ,
ông cũng phải có vài lời “trần tình” qua thư trả lời nhà văn Nguyễn
Quang Lập, đăng trên blog Quê Choa, dẫu ông có cho rằng những ầm ỹ ấy,
cũng chỉ là “cơn bão trong tách trà”.
Nhớ lại khi Giáo Sư Ngô Bảo Châu đoạt
giải toán học Fields 2010, nhà nước VN đã hoan hỉ chào mừng sự kiện này
một cách ồn ào và phô trương ra sao. Báo chí truyền thông thả giàn chạy
hàng loạt bài về Ngô Bảo Châu, bất cứ cái gì liên quan đến Ngô Bảo Châu
đều được khai thác tối đa.
Một buổi lễ chào mừng hoành tráng,
truyền hình trực tiếp, được tổ chức ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ
Ðình đêm 29 tháng 8, 2010 với 3,500 người tham dự tiệc tùng, đủ mặt các
quan chức đầu ngành, tốn kém hàng trăm nghìn đô la.
Một căn hộ mới, rộng rãi, cao cấp, nằm
giữa Hà Nội, mà theo báo chí, tổng trị giá khoảng 600,000 USD, tương
đương 12 tỷ đồng Việt Nam, được “chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước
mua, giao cho gia đình Giáo Sư Ngô Bảo Châu sử dụng lâu dài”.
Rồi ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký
quyết định chính thức thành lập Viện Nghiên Cứu Cao Cấp về Toán, do Giáo
Sư Ngô Bảo Châu làm giám đốc, trụ sở đặt tại Hà Nội.
Sâu xa bên trong là cái mặc cảm của nhà cầm quyền biết rõ dưới chế độ “ưu việt” của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giáo dục của Việt Nam tệ hại như thế nào, nhưng lại cứ vơ vào như thể nền giáo dục này, chế độ này đã tạo ra Ngô Bảo Châu.
Ông Ðào Hồng Tuyển, mà nhiều người vẫn
quen gọi là chúa đảo Tuần Châu, trao tặng cho viện một căn biệt thự nằm
ngay cạnh vịnh Hạ Long trị giá 3 triệu USD. Với hy vọng “…ngôi biệt thự
này sẽ là nơi nghỉ ngơi của các cán bộ Viện Nghiên Cứu Cao Cấp về Toán
và là địa điểm đón tiếp các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới.” (báo
Dân Trí ngày 28.8.2011)
Mới đây, trong buổi lễ ra mắt viện, ông
Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt nhà nước thông báo “Chính phủ
dành 650 tỷ đồng để viện hoạt động… Chính phủ không yêu cầu viện phải
nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền
của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học…” (báo Ðất Việt ngày 18.1.2012)
Nhưng ông Thiện Nhân lại trình bày lý do
phải có một viện nghiên cứu cao cấp về Toán là vì “Khi xây dựng chương
trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010-2020 đã xác
định, đến năm 2020 toán học Việt Nam có thể xếp hạng xung quanh thứ 40
trên thế giới. Ðến năm 2020 đội ngũ giảng viên toán ở các trường đại học
ít nhất 70% phải có trình độ tiến sĩ, v.v.”
Qua các diễn đàn độc lập, blog cá nhân,
nhiều người đã bày tỏ những “lấn cấn” trong suy nghĩ trước sự trọng thị,
ưu ái hết mức của nhà nước Việt Nam đối với Ngô Bảo Châu cho đến việc
thành lập viện nghiên cứu cao cấp về Toán này. Bởi, họ đã nhìn ra trong
cái thái độ trọng thị đó là tâm lý muốn đánh bóng chế độ của nhà cầm
quyền, muốn chứng tỏ nhà nước luôn luôn ưu ái giới trí thức nói chung và
những tài năng nói riêng.
Thực tế, một sự ưu đãi đặc biệt dành cho
cá nhân Ngô Bảo Châu không thể xóa đi cái “thành tích” luôn coi rẻ trí
thức, không hề lắng nghe những lời phân tích, phản biện có tình có lý
trước mọi vấn đề xã hội của giới trí thức, thậm chí sẵn sàng chà đạp nếu
họ trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền, từ xưa đến nay.
Sâu xa bên trong là cái mặc cảm của nhà
cầm quyền biết rõ dưới chế độ “ưu việt” của nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, giáo dục của Việt Nam tệ hại như thế nào, nhưng lại cứ
vơ vào như thể nền giáo dục này, chế độ này đã tạo ra Ngô Bảo Châu.
Nhà nước làm rùm beng đã đành, dưới sự
tác động của báo chí truyền thông, cả xã hội cũng như ngây ngất, lên
đồng theo. Giới trẻ Việt Nam vốn luôn khao khát thần tượng, nay đã có
một thần tượng Ngô Bảo Châu. Cũng lại từ tâm lý mặc cảm của người dân
một nước mà về nhiều mặt luôn luôn bị xếp vào hạng gần chót hoặc chót
của thế giới!
Nên dễ hiểu vì sao từng lời từng chữ của
Ngô Bảo Châu lại bị soi xét rất kỹ. Cả phe lề trái lẫn lề phải, phe nhà
nước lẫn nhân dân.
Giữa lúc đó thì Ngô Bảo Châu lại định
nghĩa về trí thức, lại nói về vai trò của giới trí thức trong xã hội,
coi trọng công việc chuyên môn, kết quả lao động, “giá trị của sản phẩm
người trí thức làm ra” mà không quan tâm/đặt nặng trách nhiệm phản biện
xã hội của giới trí thức.
Xã hội Việt Nam lâu nay đã có quá nhiều
trí thức “giả”,”dởm”- những kẻ có đủ loại bằng cấp, học hàm do mua bằng
chạy chức mà không có kiến thức, tài năng tương xứng cũng không làm ra
được “sản phẩm trí óc” nào có ích cho xã hội, ít nhất ở góc độ chuyên
môn.
Loại thứ hai như mọi người thường gọi,
là “trí thức trùm chăn”, hay “trí ngủ”-có kiến thức chuyên môn, có năng
lực nhưng chỉ biết chúi mũi vào công việc, không quan tâm đến tình hình
chính trị xã hội, vận mệnh của đất nước, nỗi đau của nhân dân. Lại có
loại sẵn sàng nịnh bợ làm tay sai nhà cầm quyền, dùng kiến thức để vinh
thân phì gia, đồng thời góp phần bảo vệ chế độ độc tài, đè đầu cưỡi cổ
nhân dân…
Rất ít người trí thức dám dấn thân gánh
vác vai trò, trách nhiệm đối với xã hội, đứng về phía nhân dân, lên
tiếng vạch ra những cái sai của nhà cầm quyền, và của mô hình thể chế
chính trị. Tiến hơn bước nữa là trở thành những người tiên phong trên
con đường dành lại tự do dân chủ cho đất nước.
Nhưng dù sao, sự tham gia lên tiếng của
giới trí thức cũng ngày càng nhiều hơn, bằng những bài báo, những trang
mạng độc lập đóng vai trò phản biện với nhà nước, những bản kiến nghị
trước những dự án, việc làm sai trái của nhà cầm quyền… Và bằng cả sự
dấn thân trả giá qua việc hàng loạt nhân sĩ, trí thức phải vào tù trong
những năm qua.
Vận mệnh đất nước, thực trạng xã hội Việt Nam hơn bao giờ hết, đang rất cần đến vai trò trách nhiệm công dân của người trí thức.
Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi những lời nói của Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã tạo ra “cơn bão”.
Nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi về tính
cần thiết, hiệu quả thực sự của việc thành lập viện nghiên cứu cao cấp
về toán trên cái mặt bằng chung yếu kém, lạc hậu hiện nay của giáo dục
Việt Nam, về khu biệt thự mà chúa đảo tặng và cả số tiền 650 tỷ được cấp
không đòi hỏi phải nghiên cứu cái gì kia.
Chưa kể, có thể Ngô Bảo Châu thành tâm
muốn đóng góp cho nền toán học nước nhà, có thể Ngô Bảo Châu không tham
lam tư túi gì trong số tiền 650 tỷ, nhưng liệu ông có quản nổi số tiền
đó. Hay cái trụ sở tại Hà Nội rồi để ngồi chơi xơi nước, cái biệt thự
ven biển thành nơi nghỉ dưỡng cho các loại giáo sư tiến sĩ, những đề án
nghiên cứu về toán được người này người kia trình lên cốt để xài tiền
rồi… cất kho?
Ðứng về phía nhà nước Việt Nam nói chung
và những người trực tiếp ký quyết định thành lập cái viện này, vẫn là
tâm lý thích chơi trội, bệnh hình thức, thói quen chi tiền vô tội vạ…
Nước còn nghèo, nợ công ngập đầu, kinh tế khủng hoảng, mặt bằng giáo
dục, trình độ kỹ thuật… còn thấp, nhưng lại cứ thích những chuyện hoành
tráng, “mơ giữa ban ngày”.
Từ đại lễ 1,000 năm Thăng Long-Hà Nội
tốn kém, dự án xây đường sắt cao tốc, xây dựng tập đoàn đóng tàu
Vinashin sánh vai thế giới (mà hậu quả thế nào chúng ta đều biết) cho
đến việc thành lập viện Toán để “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thể
xếp hạng xung quanh thứ 40 trên thế giới…” Cũng chỉ là những biểu hiện
khác nhau của một nhà nước chưa trưởng thành trong tư duy, trình độ điều
hành quản lý đất nước, nhưng lại rất vô trách nhiệm trong việc xài tiền
thuế của dân.
Tương lai Việt Nam vì thế còn tăm tối lâu!
S.C.
Nguồn: Người Việt
–
* Mời xem thêm: + 661. “Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?; + 663. VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU; + 664. Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị.
Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng
Lý giải vì sao sự trỗi dậy của Trung Quốc lại thật sự nguy hại cho Mỹ – và sự hoạt động của các thế lực đen tối khác.
Tác giả: GIDEON RACHMAN
Người dịch: Nguyễn Tâm
24-01-2012
Tôi đã trải qua quãng đời làm việc lâu dài để viết về chủ đề chính trị quốc tế theo quan điểm của tạp chí Economist, và nay là tờ Financial Times.
Chung quanh tôi toàn những người chuyên theo dõi diễn biến thị trường
và tình hình kinh doanh, nên lẽ tất nhiên tôi luôn cảm nhận, quan sát
tình hình kinh tế, chính trị quốc tế như những vấn đề có liên quan sâu
sắc với nhau.
Trong cuốn sách tựa đề Zero-Sum Future (Tương lai với tổng-bằng-không)
do tôi viết năm 2009, tôi đã cố gắng tiên đoán cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu sẽ làm thay đổi tình hình chính trị quốc tế như thế nào. Với
tiêu đề sách mang hàm ý khá ảm đạm, tôi lập luận rằng quan hệ giữa các
cường quốc chủ yếu có khả năng trở nên ngày càng căng thẳng, mang nặng
tính xung đột. Trong bối cảnh kinh tế đang mỗi lúc tồi tệ hơn, các nền
kinh tế lớn sẽ rất khó nhìn nhận mối quan hệ của họ với nhau mang tính
chất cùng có lợi – hay còn gọi là các bên cùng thắng. Thay vào đó, họ sẽ
tăng cường xem xét những mối quan hệ này theo khía cạnh
tổng-bằng-không. Những gì tốt cho Trung Quốc sẽ bị xem là nguy hiểm đối
với Mỹ. Những gì có lợi cho Đức sẽ có hại cho Ý, Tây Ban Nha và Hy lạp.
Giờ đây,
khi ấn bản bìa mềm của cuốn sách này được xuất bản, những dự đoán của
tôi đã được xác nhận – với tư cách là tác giả cuốn sách, đó là điều phấn
khởi, mặc dù tôi cảm thấy hơi lo lắng với tư cách là thành viên của
cộng đồng nhân loại. Sự trỗi dậy của lôgic tổng-bằng-không đã trở thành
dòng mạch phổ biến, liên kết các diễn biến có vẻ khác nhau trong nền
chính trị quốc tế: cuộc khủng hoảng trong lòng Liên minh Châu Âu, mối
quan hệ đang xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự bế tắc trong vấn đề
quản trị trên phạm vi toàn cầu.
Tâm trạng mới nhưng đầy bất an này đã
được phản ánh tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay. Trong 20 năm qua,
trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính, Davos lúc ấy gần như là lễ hội
của toàn cầu hóa, khi các nhà lãnh đạo chính trị từ khắp thế giới đến
chia sẻ những ý tưởng tâm đầu ý hợp về lợi ích chung của thương mại và
đầu tư, và tương tự như vậy, họ cũng như tranh thủ giới chủ những ngân
hàng đầu tư và giới điều hành các tập đoàn đa quốc gia. Năm nay, tâm
trạng tại Davos chất chứa nhiều hoài nghi hơn, với nhiều phiên thảo luận
với chủ đề nhìn nhận lại chủ nghĩa tư bản và cuộc khủng hoảng của khu
vực đồng euro. Liên minh Châu Âu là một tổ chức được xây dựng trong
khuôn khổ lôgic kinh tế các bên cùng thắng. Những nhà sáng lập [Liên
minh] Châu Âu tin rằng, các nước Châu Âu có thể gác lại đằng sau những
thế kỷ xung đột bằng việc tập trung vào công cuộc hợp tác kinh tế cùng
có lợi. Bằng cách xây dựng một thị trường chung, san phẳng mọi rào cản
đối với thương mại và đầu tư, toàn bộ các nước Châu Âu sẽ trở nên giàu
có hơn và, sau cùng, sẽ làm quen với việc kề vai sát cánh làm việc với
nhau. Kinh tế sung túc sẽ làm chính trị vững mạnh. Khi ấy, các nước Châu
Âu sẽ cùng nhau phát triển.
Trong hàng thập niên, lôgic này vận hành
rất tốt. Thế nhưng, khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế trầm trọng,
lôgic tích cực mang tính chất cùng thắng này lại gây hiệu ứng ngược lại.
Thay vì cùng nhau vực dậy, các nước Châu Âu lại sợ rằng, họ đang kéo
nhau cùng đi xuống. Các nước Nam Âu: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban
Nha ngày càng cảm thấy việc họ bị mắc kẹt vào liên minh tiền tệ với Đức
đã khiến nền kinh tế của họ trở nên mất khả năng cạnh tranh một cách
thảm hại. Với họ, Châu Âu thống nhất không còn đồng hành với phát triển,
thịnh vượng. Thay vào đó, nó trở thành con đường dẫn đến nợ nần khủng
khiếp và thất nghiệp tràn lan. Đối với các nước Bắc Âu như Đức, Phần Lan
và Hà Lan – họ ngày càng bực bội khi phải cho vay hàng tỷ euro để giải
cứu những nước láng giềng phương Nam đang vật lộn trong khó khăn. Họ lo
ngại sẽ chẳng bao giờ thu hồi được số tiền này, và các nền kinh tế thịnh
vượng của họ sẽ bị kéo xuống dốc. Hiện giờ, Pháp đã mất mức tín nhiệm
AAA, khu vực đồng euro chỉ còn Đức là nước lớn duy nhất duy trì được mức
tín nhiệm AAA. Nhiều người Đức cảm thấy họ đã phải làm việc cật lực và
tuân thủ luật lệ, nhưng giờ đây lại bị yêu cầu phải cứu lấy những quốc
gia, nơi người dân thường xuyên gian lận thuế và về hưu ở độ tuổi 50.
Từ lúc khởi đầu cuộc khủng hoảng, giới
chính trị gia Châu Âu cho rằng giải pháp đối với cuộc khủng hoảng tàn
khốc này là “củng cố Châu Âu hơn nữa”, hợp nhất sâu rộng hơn. Thật đáng
tiếc, sự diễn giải của họ về điều này lại khá khác nhau và bị ảnh hưởng
bởi những cuộc tranh luận của từng quốc gia riêng lẻ. Đối với người dân
Nam Âu, “củng cố Châu Âu hơn nữa” có nghĩa là chấp nhận trái phiếu Châu
Âu – công cụ vay nợ được phát hành chung bởi toàn khối Liên minh Châu
Âu, sẽ giúp các nước thành viên vay vốn với lãi suất thấp hơn, và tạo
điều kiện dễ dàng hơn trong việc tạo nguồn cho ngân sách chính phủ.
Nhưng người Đức xem đây là một cam kết nguy hiểm, chỉ để bảo lãnh các
khoản nợ cho những nước láng giềng, dây dưa kéo dài trong tương lai. Với
họ, “củng cố Châu Âu hơn nữa” có nghĩa phải áp dụng kỷ luật bắt buộc
thực hiện ngân sách khắc khe hơn từ trung tâm [Châu Âu] – áp đặt luật lệ
của Đức cho mọi nước thành viên.
Trong năm tới, mâu thuẫn cố hữu này có
khả năng gây thêm bất hòa và kình địch ngay trong nội bộ EU, khi lập
luận chính trị này cất lên nhằm đối phó với tình hình kinh tế đang xấu
đi. Việc nước Anh khước từ tham gia hiệp ước Châu Âu mới tại Hội nghị
thượng đỉnh Brussels vào tháng 12 năm 2011 đã dẫn đến những dòng tít kêu
gào trên báo chí về một sự “ly hôn” của lục địa [Châu Âu]. Nhưng đây có
thể chỉ là một sự nếm trải trước những gì sắp đến. Diễn biến tình hình
chính trị Châu Âu cần quan sát sẽ chính là sự trỗi dậy của các đảng phái
chính trị sặc mùi chủ nghĩa dân tộc, tỏ thái độ hoài nghi hơn đối với
Liên minh Châu Âu – chưa kể đến vấn đề sử dụng đồng tiền chung. Bà
Marine Le Pen và Mặt trận Dân tộc sẽ tích cực hoạt động trong cuộc bầu
cử tổng thống Pháp sắp đến. Những đảng phái khác đang nổi lên, vốn theo
khuynh hướng hoài nghi đồng tiền chung euro, gồm các đảng Tự do tại Hà
Lan và Áo, Liên đoàn phương Bắc ở Ý, đảng Người Phần Lan đích thực tại
Phần Lan, và một tập hợp pha tạp gồm các đảng cực hữu và cực tả tại Hy
Lạp.
Thật trớ trêu, cơn khủng hoảng đang dâng
cao tại Châu Âu đúng lúc Mỹ quyết định tái điều chỉnh chính sách đối
ngoại để tập trung nhiều hơn vào Châu Á và vùng Thái Bình Dương. Tuy
sách lược “chuyển trọng tâm hướng về Châu Á” đang được trình bày như một
cách ứng phó nhìn xa trông rộng đối với những xu hướng kinh tế dài hạn,
nó cũng đại diện cho sự điều chỉnh nhằm tạo ra thay đổi trong cán cân
quyền lực thế giới, hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nói một cách thẳng thắn, Mỹ đang phản
ứng với sự vươn lên của Trung Quốc hết sức nghiêm túc. Ưu thế vượt trội
của Mỹ, xét về tương lai lâu dài, có thể không còn được xem là điều hiển
nhiên. Không thể nào cho rằng một Trung Quốc giàu hơn, mạnh hơn là tin
tốt lành cho Mỹ, khi lần lượt các vị tổng thống Mỹ từng lập luận theo
cách nhìn về thời điểm quá khứ 1978. Ngược lại, đứng trên cả hai góc độ
cá nhân và quốc gia, người Mỹ đang cảm thấy khó chịu trước sự việc một
khi Trung Quốc giàu mạnh hơn có thể đồng nghĩa rằng nước Mỹ khi ấy sẽ
tương đối nghèo yếu đi. Nói cách khác, sự trỗi dậy của Trung Quốc không
đem lại ý nghĩa cùng thắng cho cả hai quốc gia. Đó là một cuộc chơi có
tổng-bằng-không [được ăn cả, ngã về không]. Niềm tin này hiện đang lan
tỏa vào cuộc bầu cử tổng thống và được phản ánh qua hai nơi: sự hùng
biện chủ trương đường lối bảo hộ của ứng cử viên Mitt Romney và chính
sách “kiềm chế mềm” đối với Trung Quốc của chính quyền Obama.
Ông Romney hứa sẽ xác định Trung Quốc
chính là “quốc gia thao túng thị trường tiền tệ” và đánh thuế mạnh vào
hàng hóa Trung Quốc. Những loại lập luận này từng xuất hiện trước đây,
đặc biệt trong suốt các kỳ bầu cử tổng thống – nhưng lần này, điều không
bình thường là những lý lẽ đó xuất phát từ ứng viên đảng Cộng hòa theo
quan điểm ủng hộ giới kinh doanh. Tuy nhiên, với nước Mỹ bị trĩu bặng
bởi những lo âu về tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công đang tăng vọt, những
ý tưởng giản đơn, cũ kỹ về tự do thương mại sẽ dễ dàng bị vứt bỏ. Tuy
bị mất hút trong sự ồn ào của kỳ bầu cử tổng thống, nhưng trong chừng
mực nào đó, chủ nghĩa bảo hộ hiện đang được giới trí thức khôi phục
lại. Các kinh tế gia đáng kính như Paul Krugman và Fred Bergsten cho
rằng áp thuế sẽ là biện pháp đáp trả hợp pháp của Mỹ đối với chính sách
tiền tệ của Trung Quốc.
Một đổi thay tương tự đang được thực
hiện trong tư duy chiến lược và quân sự của Mỹ. Chiến lược chuyển hướng
về Châu Á vốn được quảng bá dồn dập, về cơ bản chính là sự đối phó với
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Theo tờ Economist, Trung Quốc có
khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2018 (theo
các điều kiện thực tế). Và Washington đang theo dõi các động thái của
Bắc Kinh như phô trương sức mạnh, gia tăng chi tiêu quân sự, thể hiện
đường lối cứng rắn hơn trong tranh chấp biên giới với một loạt các nước
láng giềng, gồm Ấn Độ, Nhật và Việt Nam. Vì thế, Mỹ đang cố gắng đứng
cùng phe với các nước láng giềng đang lo lắng của Trung Quốc, ủng hộ sự
liên minh với các đồng minh truyền thống tại Châu Á, trong khi cam kết
tăng cường sự hiện diện quân sự [của Mỹ] trong khu vực. Bước đi này mang
ý nghĩa quan trọng vì nó được thực hiện trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch
cắt giảm sâu chi tiêu quân sự một cách toàn diện.
Người Trung Quốc không sai khi xem chính
sách này về thực chất là một hình thức “kiềm chế mềm”. Họ có thể sẽ
không phản ứng thụ động. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc – dưới sức ép
của dư luận trong nước theo chủ nghĩa dân tộc – có khả năng sẽ phản công
mạnh.
Quan hệ Mỹ-Trung từ lâu đã chứa đựng
những yếu tố vừa đối đầu, vừa hợp tác. Thế nhưng, các yếu tố đối đầu
ngày càng đóng vai trò hàng đầu. Đây chưa phải là một cuộc chiến tranh
lạnh mới. Tuy nhiên, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – siêu
cường độc nhất và đối thủ xảo trá duy nhất – có khả năng sẽ thiết lập
sắc thái cho vũ đài chính trị quốc tế trong thập niên sắp tới.
Thực ra, cuộc đối đầu đang gia tăng giữa
Washington và Bắc Kinh là một yếu tố quan trọng góp phần cho màn phô
diễn chính lần thứ ba của hiện tượng phổ biến lôgic tổng-bằng-không qua
hệ thống quốc tế — ngày càng thêm bế tắc trong ngoại giao đa phương, từ
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến các vòng đàm phán về biến đổi khí
hậu, cho đến các nỗ lực bị trì hoãn liên quan đến việc điều chỉnh các
quy định kiểm soát tài chính toàn cầu.
Trong thời cực thịnh của toàn cầu hóa
suốt ba thập niên qua, các hiệp định thương mại lớn là biểu tượng, đồng
thời là nhân tố dẫn dắt sự tăng cường lợi ích chung giữa các cường quốc
chủ chốt trên thế giới. Việc xây dựng thị trường chung Châu Âu năm 1992,
thiết lập khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ năm 1994, thành lập WTO năm
1995, sự gia nhập của Trung Quốc vào WTO năm 2001, tất cả đều là những
bước ngoặc tạo nên nền kinh tế toàn cầu hóa thật sự. Nhưng ngày tháng
của những bản hiệp định thương mại mới và hoành tráng đã qua. Giới lãnh
đạo trên thế giới thậm chí ngừng kêu gọi hoàn tất các vòng đàm phán
thương mại Doha; những lời hô hào lập đi lập lại đến sáo rỗng đã trở nên
ngượng ngùng. Tuy vậy, vẫn có một vài chiến thắng nho nhỏ: Cuối năm
2011, quốc hội sau cùng đã thông qua hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ
và Hàn Quốc, khoảng cùng thời gian đó Nga được gia nhập vào WTO. Nhưng
giờ đây, WTO chủ yếu chơi phòng thủ, cố gắng ngăn chặn đợt bùng phát mới
của chủ nghĩa bảo hộ ở quy mô lớn. Giới chức WTO sợ một ngày nào đó bị
yêu cầu phải đứng ra phân xử vụ tranh chấp Mỹ – Trung liên quan đến định
giá tiền tệ, họ lo ngại bất kỳ vụ xử nào như vậy sẽ có những phán quyết
bị chi phối bởi tác động chính trị, điều này có thể thổi bay hệ thống
thương mại thế giới.
Một bức tranh tương tự tại các lĩnh vực
khác, nơi đã có một thời đầy hy vọng về hợp tác đa phương. Các cuộc đàm
phán về khí hậu thế giới đã được cứu khỏi thất bại hoàn toàn tại hội
nghị Durban, Nam Phi vào cuối năm 2011 – nhưng ít người tin rằng thỏa
thuận [về biến đổi khí hậu] mơ hồ, chỉ mang tính kế thừa đạt được tại
Durban liệu có tác động thật sự nào đến vấn đề toàn cầu này. Nỗ lực của
khối G-20 nhằm thúc đẩy những quy định mới về giám sát tài chính toàn
cầu cũng không sáng sủa gì. Cuộc khủng hoảng ngay trong lòng Liên minh
Châu Âu – vốn tự cho mình là nhà quán quân thế giới về quản trị, đã hủy
hoại toàn bộ ý nghĩa của chủ nghĩa đa phương.
Cách đây vài tháng, tôi chợt nhận ra
mình đang ngồi cạnh một quan chức cao cấp của EU, người từng đọc cuốn
sách của tôi. Ông ấy nói vui “Công việc của tôi là chứng minh luận điểm tổng-bằng-không của ông là sai”.
Tôi liền đáp, là tác giả cuốn sách, tôi hy vọng được chứng minh là đúng
– nhưng là con người và là người Châu Âu, tôi lại mong mình bị chứng
minh là sai. Người cùng ăn trưa với tôi phá lên cười “Điều đó thật quá biện chứng với tôi”.
Đó là một trong những kỷ niệm đẹp về
những quan chức EU giỏi nhất, họ sẵn lòng trò chuyện với những người chỉ
trích họ và thoải mái dùng những từ như “biện chứng”. Tuy nhiên, tôi e
rằng những nhà kỹ trị có văn hóa như vậy sẽ thật sự không làm được việc
trong kỷ nguyên mới này. Một thế giới có tổng-bằng-không chỉ có thể quy
tụ toàn những thế lực khá đen tối.
Nguồn: Foreign Policy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét