Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Lầu Năm góc nhận định quan hệ quân sự Mỹ-Trung không tiến triển


Đô đốc Mỹ Robert Willard (trái) lãnh đạo Trung tâm chỉ huy Thái Bình Dương (US Navy - Ben Farone)Đô đốc Mỹ Robert Willard (trái) lãnh đạo Trung tâm chỉ huy Thái Bình Dương (US Navy - Ben Farone)
--Hoa Kỳ sẽ chăm sóc Trung Quốc từ Subik-bay -Tiếng nói nước Nga
-Hoa Kỳ dự định mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á – Thái bình dương. Họ sẽ bắt đầu điều này ở Philippines. Phương án trú quân của tầu chiến Mỹ ở căn cứ Subik-bay, triển khai quân đội tại các đảo Philippines, cũng như việc thường xuyên tiến hành tập trận chung là những chủ đề thảo luận tại cuộc tư vấn Mỹ - Philippines ở Washington trong các ngày 26-27/01.


Philippines nhiều khả năng sẽ là quốc gia đầu tiên mà Lầu Năm Góc  dự kiến chạy thử chiến lược quân sự mới, được Tổng thống Barak Obama công bố cách đây 2 tuần. Người chia sẻ nhận xét với đài Tiếng nói nước Nga lần này là chuyên viên quân sự Vadim Kozyulin:
“Đây chưa hẳn là sự gia tăng toàn diện tính hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực. Tuy nhiên, nó là động thái mở rộng đáng kể, bởi sự có mặt quân sự của Mỹ ở các vùng khác đang ngày một giảm đi. Bản thân việc Mỹ có ý định tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình dương sát với Đông Nam Á cũng nói lên một điều là, khu vực này đang được Mỹ đặc biệt quan tâm. Địa bàn là nơi tập trung các giao điểm chủ chốt của những đối đầu mới toàn cầu”.
Hai mươi năm trước, Philippines đã đề nghị người Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự lớn của họ ở Thái Bình dương. Giờ đây có khả lớn là Hoa Kỳ quay trở lại vịnh Subik-bay. Nhân đó, báo Washington Post đã viết rằng, vấn đề được đề cập là “loạt bước tiến chiến lược, nhằm vào Trung Quốc”. Các tàu hàng và tàu chở dầu của cả hai nước đều đi qua khu vực này. Sự kiểm soát ở đây sẽ khẳng định tiềm năng khống chế trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà quần đảo Spratli (Trường Sa) lọt vào hải phận “ngã tư” lợi ích của Trung Quốc và Mỹ. Tranh chấp quần đảo diễn ra giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, Malayasia và Brunei.  Có vẻ như Philippines là quốc gia đầu tiên đã chấp nhận sự có mặt quân sự thường xuyên của Mỹ,  nhằm cân đối kỳ vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Tờ Washington Post cũng nhắc đến sự xúc tiến các liên lạc quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Mặc dù, thượng nghị sĩ Jim Webb, người chỉ đạo Tiểu ban về khu vực trong Ủy ban đối ngoại  Thượng viện Mỹ “không nhận định sự xuất hiện căn cứ Mỹ ở Việt Nam trong tương lai gần”. 
Tháng 11 năm ngoái, Hoa Kỳ đã đạt thỏa thuận với Australia về mở rộng quân số thủy quân lục chiến tại căn cứ Không quân Tindal ở Darvine. Tại đây cũng sẽ triển khai các máy bay ném bom chiến lược, tiêm kích và phi cơ tiếp dầu của Mỹ. Trước đó, việc tổ chức bến đỗ cho các tầu chiến Mỹ ở Singapore đã được thống nhất. Theo ông Vadim Kozyulin, đây là những biểu hiện phản ứng trước sự gia tăng tham vọng quân sự của Trung Quốc tại khu vực, đồng thời là động thái kiềm chế các tham vọng này:
“Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế, ở Trung Quốc còn xuất hiện sức mạnh quân sự khổng lồ. Hoa Kỳ nhận thấy mối đe dọa nghiêm trọng cho các lợi ích của mình trong khu vực cũng như trên thế giới, và sẵn sàng tìm cách kháng cự. Chứng tỏ điều này là khả năng xuất hiện căn cứ quân sự Mỹ ở Philippines”. 
Xét trên mọi phương diện, bước tiếp theo của Hoa Kỳ về củng cố sự có mặt tại khu vực sẽ là việc xuất hiện các tiêm kích mới tại những căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Họ cũng tìm kiếm khả năng bố trí ở phía Nam bán đảo Triều Tiên các máy bay không người lái thế hệ mới. Vậy Trung Quốc sẽ đáp lại chiến lược quân sự mới của Mỹ bằng những động thái nào?


Biển Đông và chiến lược biển Việt Nam đến 2020 (VnEconomy). - Cá về từ Hoàng Sa (VNE).- Triều Tiên lên án kế hoạch tập trận chung Mỹ-Hàn (TTXVN). - Hàn Quốc gửi tất trong bóng bay sang Triều Tiên (GDVN).

Khai mạc hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Cuba (TTXVN).- - Phim tài liệu : Một đời nghiên cứu Hoàng Sa (VTV1)--Tàu sân bay của Trung Quốc: China's 65,000-Ton Secret (BW 25-1-12) -- Ai ngờ bài nhiều chi tiết về tàu này lại nằm trên Business Week?-- Năm Rồng thêm vũ khí “khủng”  (DT).
Mỹ không lập căn cứ ở Biển Đông (ĐV).-  - Ảnh: Cập nhật hoạt động của quân đội Mỹ trên khắp thế giới (GDVN).- Tư liệu mới về Hoàng Sa – Trường Sa (SGGP). Giới thiệu và trích dịch XLQLTTL Phạm Hoàng Quân 
Chuyên gia hạt nhân IAEA tới Iran (VNE). - IAEA bắt đầu “mổ” kế hoạch hạt nhân Iran (VNN). - Mỹ chế tạo siêu bom công phá hầm ngầm của Iran (LĐ). - Sáng 29/1, nhóm thanh sát viên của IAEA đến Iran (TTXVN). Quốc hội Iran thảo luận lệnh cấm xuất khẩu dầu sang EU (VOV). -Thanh sát viên hạt nhân đến Iran (TN). - Chuyên gia IAEA thanh sát chương trình hạt nhân Iran (LĐ). 




Báo Hoàn Cầu đòi Bắc Kinh trừng phạt Philippines Thời báo Hoàn cầu của 
Trung Quốc ngày 29/1 cho rằng nước này nên áp đặt "các biện pháp trừng phạt" Philippines sau khi Manila đề nghị cho phép thêm lính Mỹ vào lãnh thổ trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu, vốn nổi tiếng với quan điểm dân tộc, cho rằng Bắc Kinh "phải đáp trả" động thái này của Manila bằng cách sử dụng "đòn bẩy của mình để cắt đứt các hoạt động kinh tế" giữa Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác, và Bắc Kinh cùng cần cân nhắc việc "làm nguội" các liên kết thương mại với nước láng giềng nhỏ hơn này.


Bài xã luận viết: "Cần phải cho các nước láng giềng của Trung Quốc thấy rằng đối trọng với Trung Quốc bằng cách quay sang Mỹ không phải là lựa chọn tốt. Các biện pháp trừng phạt được cân nhắc kỹ đối với Philippines sẽ khiến họ phải suy nghĩ khi chọn mất đi một người bạn như Trung Quốc và trở thành đối tác hão của Mỹ."


Ngày 27/1, Philippines cho biết nước này có kế hoạch tiến hành thêm nhiều cuộc tập trận chung và cho phép thêm lính Mỹ luân chuyển trên lãnh thổ quốc gia Đông Nam Á này - một đề nghị được Washington hoan nghênh khi đang nỗ lực mở rộng sức mạnh quân sự tại Châu Á.


Bắc Kinh hiện chưa phản hồi chính thức đối với tuyên bố trên./.



(Vietnam+)




Lính Triều Tiên trào lệ vì được Kim Jong-Un thăm

Anh trai nhà lãnh đạo Triêu Tiên lo chế độ sụp đổ

Trung Quốc giám sát vùng biển tranh chấp với Nhật

Báo Triều Tiên kêu gọi hòa giải, thống nhất dân tộc



-Lầu Năm góc nhận định quan hệ quân sự Mỹ-Trung không tiến triển

Theo báo trên mạng của Ấn Độ The Economic Times, ngày hôm nay, 28/01/2012, một chỉ huy cấp cao của quân đội Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung ở cấp chiến thuật và tác chiến đã không tiến triển, bất chấp những nỗ lực từ phía Hoa Kỳ.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Washington, đô đốc Mỹ Robert Willard, lãnh đạo Trung tâm chỉ huy Thái Bình Dương, nói rằng quan hệ quân sự ở tầm mức chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được thúc đẩy. Thế nhưng, các mối quan hệ ở tầm mức thấp, như giúp cho quân đội hai bên làm quen, hiểu biết nhau hơn qua các hoạt động phối hợp tác chiến hoặc qua các cuộc viếng thăm đối tác – thì lại không tiến triển.
Đô đốc Mỹ nêu ra một số yếu tố chính giải thích hiện tượng này: Trước hết là sự khác biệt giữa Washington và Bắc Kinh trong quan niệm về quan hệ giữa hai quân đội. Mặt khác, hai bên còn thiếu vắng sự tin tưởng lẫn nhau. Bên cạnh đó, quan điểm của Bắc Kinh cho rằng Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn sự phát triển quân sự của Trung Quốc, cũng là yếu tố cản trở.
Ông Willard nhấn mạnh là Mỹ và Trung Quốc sẽ thông qua đối thoại chiến lược để gạt bỏ những trở ngại này. Hoa Kỳ sẽ sử dụng các kênh quan hệ giữa hai chính phủ, giữa hai quân đội để mở rộng bang giao với Trung Quốc. Mối quan tâm của Trung tâm chỉ huy Thái Bình Dương cũng như của Hoa Kỳ là bảo đảm an ninh, ổn định và phồn thịnh cho khu vực này.
Đô đốc Mỹ Robert Willard còn hoan nghênh chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng tới của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cho biết là các vấn đề an ninh sẽ được thảo luận trong dịp này.

“Xin gọi tôi là Thận” (CAND 25-1-12) -- Về Trường Chinh.  (Ai chưa đi xem nhà của con gái Trường Chinh ở Đà Lạt thì nên đi xem.  Freud mà thấy cái nhà này thì sẽ vứt cuốn về Anna O. vào sọt rác mà viết một cuốn khác!)
KINH ĐIỂN: Mỹ - Trung Quốc - Đông Nam Á: The United States,  China and Southeast Asia (Southeast Asian Affairs 11/2011) -- Bài Carl Thayer 


-Obama nghe lời Robert Kagan? Obama Buttresses Case for U.S. Resilience With Book From Unlikely Source (NYT 27-1-12) -- Theo bài này thì Obama đang chịu ảnh hưởng của Robert Kagan (tác giả bài Chưa phai tàn về tương lai nước Mỹ mà tôi đã "chấm" mấy hôm trước).  Tôi vừa nhớ ra là Kagan cũng là tác giả cuốn "Of paradise and Power" mà tôi đã phê bình gần 10 năm trước (trời đất, thời gian trôi nhanh thế sao?).  Điều thú vị là Kagan hiện là cố vấn cho Mitt Romney, mà vợ Kagan là Victoria Nuland thì lại là người phát ngôn cho bà Hillary Clinton!
Tự do đến với Cuba! Freedom comes slowly to Cuba (FT 27-1-12) - "Khi Cuba thức thì Việt Nam ngủ, khi Cuba ngủ thì Việt Nam thức" (Nguyễn Minh Triết) -- "Khi Cuba thắt thì Việt Nam buông, khi Cuba buông thì Việt Nam thắt" (THD)




Một lần đến Bản Giốc, cả đời khó quên (NLĐ). -Chiến lược Châu Á của Trung Quốc sẽ đi về đâu? (VTC). -- Philippines: Biểu tình phản đối Mỹ tăng hiện diện (TTXVN). - Philippines chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ   –   (RFI).   – Mỹ không có ý định xây dựng căn cứ quân sự mới tại châu Á (VOV). – Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện quân sự tại Philippines.Mỹ -Hàn chuẩn bị tập trận chung (VOV).- Đột phá trong ngoại giao của ông Kim Jong-un (LĐ).  - Tổ chức từ thiện Nam Triều Tiên đưa lương thực tới Bắc Triều Tiên   –  (VOA). -- Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục tập trận  –   (RFI). – Mỹ, Nam Triều Tiên xúc tiến 2 cuộc thao dượt quân sự chung  –  (VOA). - - TIN NÓNG: TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ ĐÁNH ẤN ĐỘ VÀO THÁNG 6-7/2012  – (Adevarul.ro/ Phạm Viết Đào). - ‘Trung Quốc có thể tiến vào Bình Nhưỡng trong 2h’ (ĐV). – Bắc Hàn thắt chặt việc dùng điện thoại trong 100 ngày (VTC).- Mỹ, Nam Triều Tiên xúc tiến 2 cuộc thao dượt quân sự chung - (VOA).-- Hàn Quốc gửi bột mì cứu trợ tới CHDCND Triều Tiên (TTXVN). - Nga thấy Triều Tiên “vẫn bình yên” (VNN).

Philippines hợp tác với Mỹ ngăn ngừa Trung Quốc (RFI).  - Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ (TN). - Mỹ không lập căn cứ quân sự ở Philippines (VNE). - Philippines biểu tình phản đối sự hiện diện của lính Mỹ (TT)- Manila – Washington đàm phán về khả năng tăng cường lực lượng Mỹ tại Philippines  –  (RFI). - – Hoa Kỳ, Philippines thảo luận việc tăng cường quan hệ quân sự   –  (VOA). - Mỹ và Trung Quốc tranh quyền kiểm soát Thái Bình Dương (GDVN). – Sự đối đầu dưới những cơn sóng: A face-off beneath the waves (The Nation) -- Mỹ đàm phán mở rộng sự hiện diện ở Philippines(VNN). - Philippines có thể cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn (DT).
Thanh Niên
Philippines và Mỹ đang đàm phán về việc tăng hiện diện quân sự của Washington tại quốc gia Đông Nam Á nhằm đối phó các nguy cơ trong khu vực. Theo báo The Washington Post ngày 26.1, các cuộc thảo luận vẫn còn ở giai đoạn đầu nhưng giới chức 2 nước nói 
...
Mỹ muốn hiện diện nhiều hơn ở Philippines
Người Việt
Hoa Kỳ sẽ thiết lập căn cứ tại Philippines?
Đài Á Châu Tự Do
Philippines có thể cho phép Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn
Dân Trí
Vietnam Plus
 -Việt Báo Daily Online


Tình báo Mỹ chưa quên ‘quả đắng’ trong sự kiện Tết Mậu thân (Kỳ 1) (Đất Việt).- Kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa (VOV). – Trẩy hội gò Đống Đa (TP/ VN/ Ngoisao/ VOV). – Đội mưa xem cờ người tại Lễ hội Gò Đống Đa (TP). – Soi vào lịch sử, lắng mãi tự hào (CAND).- Kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (Bee). – Lễ hội Quang Trung đại phá quân Thanh  –  (RFA). – Dương Diên Hồng:NHỮNG TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH – Quang Trung Nguyễn Huệ (1753 – 1792) đại phá quân Thanh(Trần Nhương). – Nhân ngày Kỷ niệm chiến Thắng Đống Đa – Cầu phao sông Nhị (Xứ Nẫu).- Hà Nội: Tưng bừng lễ hội Gò Đống Đa -Kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống ĐaĐốt pháo vẫn tái diễn trong ngày Tết ở một số nơi

Bom siêu khủng của Mỹ cũng chưa “với tới” được Iran (NLĐ). – Các thanh tra IAEA bắt đầu chuyến công tác đến Iran (VOV).  Cuộc chiến không tuyên bố chống Iran (TT).- Chưa thể hy vọng (NLĐ). - Washington phái ‘mẫu hạm’ tới Trung Đông(VOA). - Iran tuyên bố không cần bán dầu cho châu Âu (NLĐ). – Sẽ gửi thêm tàu chiến đến gần Iran (ĐV).- Iran “sẵn sàng đàm phán” hạt nhân(DT). - Iran: Rơi máy bay, 2 người thiệt mạng (VOV). - Iran: “Chúng tôi không cần bán dầu mỏ cho châu Âu” (DT).- Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân với cường quốc (TTXVN). – Trung Quốc chỉ trích các biện pháp chế tài mới của EU đối với Iran   –  (VOA). - Iran: rơi chiến đấu cơ F-14 tại Vịnh Ba Tư (GDVN). – NATO không quay lại Libya, không can dự vào Iran (Gafin).- “Trừng phạt Iran có thể làm giá dầu tăng 20-30%”  (TTXVN).- - Trung Quốc phản đối EU đơn phương trừng phạt Iran (TTXVN). - Trung Quốc chính thức phản đối Liên Hiệp Châu Âu cấm vận dầu hỏa Iran -(RFI).-- Hàn Quốc tập trận pháo binh bắn đạn thật (TN).
-- Mỹ hé lộ chi tiết về kế hoạch chi tiêu quốc phòng (DT). - Mỹ thông báo kế hoạch cho thuê vịnh Mexico (DT).- Cuba chuẩn bị tập trận quy mô lớn (DV).

 

Người tỵ nạn Việt Nam 'mất tích'


Người tỵ nạn từ Việt Nam trong quá khứ -Nguồn:--Người tỵ nạn Việt Nam 'mất tích'
Cho tới nay vẫn còn người vượt biển tới Úc xin tỵ nạn

Đang có quan ngại về số phận của 17 thiếu niên Việt Nam bị cho là "mất tích" trong khi chờ xin tỵ nạn tại Úc châu.
Báo chí Australia phát giác rằng 17 em này, mà họ nghi là bị các đường dây buôn người chuyển từ Việt Nam sang, đã biến mất khỏi các cơ sở tạm trú dành cho người xin tỵ nạn ở khắp nước Úc, trong đó có Trung tâm Trung chuyển Nhập cư Melbourne.
Điều đáng chú ý là một số em đã mất tích nhiều tháng nay nhưng giới chức không hề có biện pháp truy tìm.


Các báo Úc đồng loạt chỉ trích Bộ trưởng Nhập cư Chris Bowen, người mà họ nói rằng phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của các em trai, đa phần theo Công giáo và đến từ miền Bắc Việt Nam.
Đại diện cộng đồng người Việt tại Úc châu, ông Phong Nguyễn, được báo The Age dẫn lời nói: "Thật đáng lo ngại là trẻ em có thể biến mất như vậy".
''Chúng tôi không được biết gì về tình hình của các em, không biết liệu các em lẩn trốn thế nào và có bị người lớn lạm dụng hay không."
Các thiếu niên, trẻ nhất là 15 tuổi, được tin đã tới Đảo Christmas của Úc bằng thuyền trong khoảng thời gian từ tháng 6/2010 tới tháng 5/2011.
Hiện còn chưa rõ các em chạy trốn các trung tâm tạm trú bằng cách nào, nhưng theo báo Úc, "cảnh sát không truy tìm và Đại sứ quán Việt Nam ở Canberra cũng không hay biết".
Trong 18 tháng qua, có thông tin về việc nhiều trẻ em Việt Nam bất chợt tới Australia mà không có người lớn đi kèm. Có em chỉ mới sáu tuổi đầu.
Người ta lo ngại rằng các em này bị buôn bán sang Úc châu để lao động cưỡng bức hoặc tham gia mại dâm.
Trước khi các thiếu niên nói trên biến mất, các em cung khai rằng cha mẹ các em bị lừa và trao các em cho một người Việt Nam để chuyển sang Úc với hứa hẹn được cho đi học và tạo công ăn việc làm.

- - Cục nhập cảnh Úc thất lạc 17 bé trai Việt Nam như thế nào?: How Immigration lost 17 boys (SMH).
Cảnh sát London truy tìm hai người Việt
Úc đưa video thuyền nhân trên YouTube
Úc muốn dân nhập cư có tay nghề

-“HÃY CHỜ PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG CỦA TÒA ÁN…”(NCTG). - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt tại Hungary ra tòa vì tội đưa người (Vietinfo). -- ông Phạm Ngọc Chu, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt tại Hungary ra tòa vì tội đưa người  (Vietinfo). – Bài trên báo Hungary:Embert csempészett a vietnami vállalkozók egyesületének elnöke? (Index).


-Việt Nam bị tố cáo buôn bán người lao động

DCVOnline – Tin AFP
Một phụ nữ Việt Nam đã lên án chính phủ Hà Nội và các công ty Hoa Kỳ tội ủng hộ việc buôn bán người trước một cuộc điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Ba. (1At US panel, woman accuses Vietnam on trafficking. AFP, by Shaun Tandon, 26 January 2012
Việt Nam tăng cường xuất khẩu lao động trong năm 2012-VOA -Thông tấn xã Bernama của Malaysia ngày 27/1 loan tin Cục Quản lý Lao động ngoài nước đề ra mục tiêu sẽ xuất khẩu 90.000 công nhân ra ngoại quốc làm việc trong năm nay, đặc biệt ưu tiên cho người lao động ở các khu vực nghèo của Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Thỏa thuận vừa mới ký liên quan đến việc Nhật Bản tuyển dụng nhân viên y tế Việt Nam mở thêm cơ hội mới cho người lao động trong nước có được các công việc lương cao trên thị trường việc làm của Nhật.


600,000 CHUYÊN GIA NGOẠI QUỐC LÀM VIỆC Ở TQ VietBao -Hiện đang có gần 600,000 ngoại kiều đang sống ở Trung Quốc, theo cuộc thống kê dân số mới trong năm 2010. Lý do chính, hầu hết nhóm này tới là vì việc làm- Thôn quê đổi đời nhờ… đi Tây  (Dân Trí).
Companies face Chinese migrant worker lottery (Financial Times)-The lunar new year job-hopping season will offer signs for the direction of the labour market in the world’s second-largest economy-


Chinese Workers Are Reported Captured by Sudan Rebels NYT -

The incident in the oil-rich South Kordofan province underscores the risks for China in sending its workers into some of the world’s most turbulent regions.

 

Đại gia ở Việt Nam



Do phải phân loại chính xác Tư bản đỏ, nên ttngbt tạm thời gọi chung họ là các đại gia
-Nguồn:Tư bản đỏ ở Việt Nam: Doanh nhân Việt và lộ trình đầu tư cho con cái (TBKTSG VEF 28-1-12)
Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn - (BBC)-Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.-Những gương mặt nguyên thủ trẻ tuổi trên thế giới (VNN 28-1-12) -- Chuẩn bị dư luận cho Nguyễn Thanh Nghị và các "thái tử đảng" khác?-Bà lão 36 năm vá xe đêm giữa Sài Gòn (VnEx 28-1-12)  --  "Lộ trình đầu tư cho con cái" của cụ này là gì?
-Tư bản đỏ ở Việt NamCEO Phát Đạt hướng tới top 3 nhà giàu chứng khoán (VnEx 27-1-12) -
Bị đồn vỡ nợ, bỏ trốn song Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát Đạt, Nguyễn Văn Đạt chia sẻ: "Tôi phớt lờ tin đồn và giữ tinh thần thép để tỉnh táo tìm cơ hội trong khủng hoảng". 

Người giàu thứ 5 sàn chứng khoán coi trọng chuyện gia đình
Những đại gia Việt khởi nghiệp từ Đông Âu
Cậu bé nghèo thành đại gia bất động sản


- Là một trong những doanh nghiệp bất động sản bị đồn nợ nần, phá sản trong năm qua, làm thế nào ông vượt qua những áp lực đó?
- Tôi chịu nhiều điều tiếng trong năm 2011, nào là vỡ nợ, phá sản, thậm chí là bỏ trốn... Tôi đi Mỹ thăm con cũng bị đồn: "Hắn bỏ trốn rồi". Song khi tôi về Việt Nam, những thông tin vô thưởng vô phạt cũng tắt theo. Tôi thấy lời ong tiếng ve là bình thường và không để tâm. Nếu lo giải thích tin đồn thì chẳng còn thời gian làm việc nữa. Làm bất động sản doanh nghiệp phải có tinh thần thép, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đối mặt với khó khăn để đi xuyên qua nó. Với tình hình hiện nay, doanh nghiệp địa ốc tồn tại được đã là giỏi lắm rồi.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát Đạt, Nguyễn Văn Đạt cho biết, ông phớt lờ mọi tin đồn, giữ tinh thần thép để săn cơ hội trong khủng hoảng. Ảnh: Vũ Lê
- Rất nhiều doanh nghiệp địa ốc điêu đứng khi thị trường bất động sản chìm sâu trong khủng hoảng. Riêng Phát Đạt đã trải qua thời kỳ khó khăn này như thế nào?
- Trong năm 2011 có rất nhiều cổ phiếu sụt giảm, PDR (cổ phiếu của Phát Đạt) cũng không ngoại lệ. Tương tự dư nợ của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản cũng tăng cao. Tuy nhiên, dư nợ của chúng tôi là nợ dài hạn, không phải nợ ngắn hạn nên chưa đến mức quá lo ngại. Điều quan trọng là doanh nghiệp vẫn tồn tại và được nhiều đối tác cam kết đồng hành.
Do bị thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đến vài trăm triệu đồng tiền mặt trong thời điểm này cũng không có. Chúng tôi cũng khó khăn nhưng không bị áp lực quá lớn đến như thế. Ít nhất bộ khung của Phát Đạt vẫn ổn định, không có hiện tượng sa thải. Tết đến doanh nghiệp vẫn lo được lương thưởng cho nhân viên. Tất nhiên thưởng không cao bằng năm ngoái vì nguồn thu ít nhưng ai có công vẫn được thưởng xứng đáng. Người chưa có đóng góp sẽ nhận mức thưởng khiêm tốn hơn. Tôi đã nói với cán bộ công nhân viên Phát Đạt rằng, hãy nhìn sang các doanh nghiệp địa ốc khác để biết mình đang ở đâu.
Năm 2011 điểm sáng lớn nhất của Phát Đạt là tồn tại và có đủ nội lực để chuẩn bị cho chiến lược năm 2012. Điều mà doanh nghiệp chưa thực hiện được là năm qua quá khó khăn, lợi nhuận không thể đạt được như mong đợi.
- Chứng kiến bất động sản suy thoái nhiều năm liền, ông từng nghĩ đến việc thoái vốn hay tháo chạy khỏi ngành này?
- Như tôi đã nói, làm bất động sản phải có tinh thần thép, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đi xuyên qua khủng hoảng để vượt khó. Tôi vẫn xem dịa ốc là ngành lõi để tập trung đầu tư. Năm 2012 tôi chọn những dự án bỏ ra ít tiền, thu được nhiều lợi nhuận để tập trung thực hiện. Chẳng hạn như các dự án đổi đất lấy hạ tầng, tôi ưu tiên bán biệt thự. Các dự án chung cư chưa bán có thể tạm để sang một bên, không xây vội.
Đối với những sản phẩm nào không khả thi thì bán bớt hoặc tạm dừng. Các nguồn tài chính sẽ được tập trung vào phát triển dự án Everich 3, dự phòng thêm các dự án biệt thự biển tại Nha Trang khi thị trường có tín hiệu tốt. Bất động sản vẫn là ngành chính nhưng tôi cũng sẽ lấn sân sang lĩnh vực mới là nông nghiệp và cây công nghiệp để tìm nguồn thu cân bằng và ổn định hơn. Việc chuẩn bị cho các ngành nghề mới đã được xúc tiến cách đây 4 tháng và năm 2012 chắc chắn Phát Đạt sẽ có thêm những chuyển biến mới này.
- Bị tụt hai bậc trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam 2011, cảm giác của ông ra sao?
- Tôi nghĩ sự thăng trầm trong kinh doanh là bình thường, có lúc ở trên đỉnh cao cũng có khi bị tụt xuống dốc. Là doanh nhân phải biết chấp nhận rủi ro của thời cuộc. Năm ngoái tôi đứng trong top 5, năm nay tôi tụt xuống top 7, biết đâu vài năm nữa tôi lại bị văng khỏi top 10. Thế nhưng, tôi có nhiều tham vọng, mục tiêu trong 10 năm tới là tôi phải lọt vào top 3 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam.
- Có những doanh nhân thích được gọi là người giàu nhưng cũng không ít người khó chịu. Thế còn ông?
- Dù phải chịu nhiều áp lực như: bị mất tự do, bị soi mói, bị chú ý một cách thái quá... nhưng tôi hãnh diện với gia đình, bè bạn khi được lọt vào danh sách top 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tôi quan niệm người giàu là người có trách nhiệm xã hội rất lớn, làm giàu cũng đồng nghĩa với việc cống hiến nhiều hơn, có nhiều điều kiện để sẻ chia với cộng đồng.
Vũ LÊ


 Chuyện làm ăn của bầu Hiển (Bee.net 28-1-12)


-Tư bản đỏ ở Việt Nam:-- Cửa hàng gốm dát vàng của đại gia đất cảng (VnEx 26-1-12) -

Nổi tiếng Hải Phòng về những phi vụ buôn bán đồ cổ đắt tiền, sau hơn 50 năm trong nghề, Bùi Xuân Hải (Hải "Đồ cổ") lại trở thành ông chủ của lò gốm dát vàng với nhiều sản phẩm độc đáo.
> Bộ gốm sứ vẽ tay giá 'khủng'

Cửa hàng đồ gốm dát vàng của ông Bùi Xuân Hải trên phố Bát Đàn (Hà Nội) tràn ngập một màu vàng. Những ai đến đây đều choáng ngợp bởi vẻ đẹp và sự kỳ công của những sản phẩm này bởi chỉ riêng trần nhà đã được dát tới 1,5 kg vàng.
Ông Hải cho biết, hầu hết loại gốm mà ông dát vàng đều là vàng mười và bền đẹp bậc nhất.
Các sản phẩm đặc biệt này đều được sản xuất tại cơ sở của ông ở Hải Phòng.
Do sản xuất thủ công nên giá của chiếc lư hương này lên tới hơn 10 triệu đồng.
Tương tự, các hoành phi, câu đối, tượng Phật được dát vàng tinh xảo cũng khá đắt.
Theo ông Hải, để làm được những sản phầm này, người thợ phải rất kỳ công và trải qua nhiều công đoạn, từ khâu làm gốm nung lò và cuối cùng là dát vàng.
Hình tượng rồng ngự trên chiếc đĩa dát vàng.
Tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt được Hải đồ cổ yêu thích nhất và cũng có giá rất đắt.
Tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt được ông Hải đồ cổ yêu thích nhất và sản phẩm này cũng có giá rất đắt.
Nhiều địa danh nổi tiếng cũng được làm bằng gốm và dát vàng tinh xảo.
Lê Hiếu



- Từ công chức đến Phó tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai  (VnEx 26-1-12) --  Bầu Kiên: “chém gió” giỏi như… Táo thể thao? (VNN 26-1-12) Đại gia 'tỉnh' và thú chơi điện thoại siêu sang (ICT 26-1-12) 
Tư bản đỏ ở Việt NamLạm phát mới biết ai giàu (TP 25-1-12) -> 'Cơ hội đầu tư tốt nhất 2012 nằm ở Việt Nam'

TP - Đi qua một năm bão giá, người ta ngộ ra nhiều điều, người giàu giàu thêm còn người nghèo thêm khó. Khoảng cách giàu nghèo cứ thế ngày một doãng ra... Có một người nghèo không biết Tết, mang lì chiếc áo độ thu tàn. Câu thơ tưởng đã xa, nay lại trở về trong suy nghĩ vào mỗi dịp đông qua xuân đến…


Giàu, nghèo, khoảng cách còn lại... Ảnh: Hồng Vĩnh.
Năm 2011, nhiều độc giả ngỡ ngàng khi một vài tờ báo đưa tin có đại gia bất động sản ở Hà Nội thường xuyên ăn phở sáng 750.000 đồng/bát phở bò cô-bê (Nhật). Còn có gia đình rồng rắn đi ăn sáng, thanh toán cả chục triệu đồng, bằng gia đình khác tiêu cả tháng.
Ngay khu đất vàng giữa Thủ đô, phía sau sự tráng lệ, hào nhoáng và xa hoa Keangnam, là khu tái định cư B11B Nam Trung Yên, nhếch nhác, nghèo khổ. Ở đó, có những gia đình như ông Nguyễn Viết Chúc, vừa bán trà chén, vừa tranh thủ nuôi thêm đàn gà trên hành lang căn hộ, mới có tiền nuôi ba miệng ăn.
“Ở đây cái gì người ta cũng cấm, cấm nuôi chó mèo, gà..., cấm cả bán hàng. Cấm là vậy nhưng vì cuộc sống nên ai cũng làm, họ cũng chẳng kiểm tra hết được” - ông Chúc cho hay. Tính ra, mỗi ngày ông Chúc cũng chỉ kiếm được dăm ba chục ngàn, bằng một hai lần phí gửi xe máy tại toà nhà Keangnam.
Lý giải chuyện chênh lệch giàu, nghèo, ông Ngô Trường Thi, Chánh văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, lấy hình ảnh ngay trong một gia đình, cùng bố mẹ sinh ra còn có người giàu, kẻ nghèo. Huống hồ, trong xã hội, mỗi người có điểm xuất phát khác nhau, trí tuệ cũng chẳng tương đồng... Nên chênh lệch giàu nghèo là chuyện bình thường của xã hội. Nó chỉ không bình thường, khi vượt qua ngưỡng an toàn. Như phong trào “Chiếm Phố Wall” nổ ra ở Mỹ, sau đó lan khắp châu Âu hay phong trào biểu tình ở nhiều nước Trung Đông, ngoài vấn đề dân chủ, cũng có nguyên nhân từ chênh lệch giàu nghèo.
Ngưỡng an toàn
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê năm 2011, về kết quả cuộc khảo sát mức sống hộ dân cư, cho thấy chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam lên tới 9,2 lần. Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng.
Theo ông Ngô Trường Thi, ngưỡng của sự giàu nghèo được tính bằng chỉ số Gini Index (Gini Index biểu thị độ bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế - PV). Khi nào, chỉ số này vượt quá 0,4% sẽ tạo nên sự bất bình đẳng trong xã hội, là nguyên nhân của hiện tượng đình công, xung đột giữa các vùng, các nhóm lợi ích, thậm chí sẽ là cuộc cách mạng thay đổi sự không bình đẳng. Ở Việt Nam, hiện chỉ số Gini Index ở dưới 0,4. Theo đánh giá của các tổ chức Quốc tế, phân bố thu nhập ở Việt Nam hiện vẫn ở mức an toàn.
Tuy nhiên, chỉ số trên không bất biến, nếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không gắn với đảm bảo an sinh, công bằng xã hội, thì không thể có phát triển bền vững. Trong tính toán chênh lệch giàu nghèo, phân xã hội thành 5 nhóm thu nhập: 20% rất cao, 20% khá, 20% trung bình và 20% nghèo. “Nếu không có giải pháp thúc đẩy nhóm 20% nghèo, như tiến hành các chương trình chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, chương trình ưu tiên cho các vùng khó khăn... thì chắc chắn mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng cao”, ông Thi nói.
Để kéo khoảng cách giàu nghèo gần nhau, Việt Nam đã có những chính sách an sinh xã hội đối với nghèo như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, đi học và học nghề được miễn giảm học phí, nhà ở được hỗ trợ, hỗ trợ giống cây, con... để hộ nghèo không quá nghèo. Tuy nhiên, theo ông Thi, chính sách thuế đánh vào nhóm 20% người giàu, còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc điều tiết thu nhập, còn nhiều lỗ hổng. Nên bộ phận người giàu nhanh giàu thêm do trốn được nhiều loại thuế hoặc có những tài sản của họ chưa bị đánh thuế.
Nhóm PV Kinh tế


 Đại gia Việt qua con mắt họa sĩ (VnEx 25-1-12) ---- Chân dung thú vị về các đại gia Việt (VNE/ Bee).


 Tư bản đỏ ở Việt Nam: Chiếc Rolls-Royce Phantom của DN Dương Bạch Diệp có gì đặc biệt? (GD 24-1-12) Chiếc duy nhất và cũng là chiếc đầu tiên được nhập khẩu chính hãng là chiếc có màu bạc-diệp lục. Xe được sản xuất từ tháng 8/2007 theo yêu cầu riêng của nữ chủ nhân người Việt, bà Dương Thị Bạch Diệp. Khi về đến sân bay, Rolls-Royce để lại một chút xăng trong bình đủ để đi khoảng 13 km. Toàn bộ chi phí từ khâu vận chuyển đến đóng thuế, giá trị chiếc xe lên tới 21,05 tỷ đồng.
Thuộc dòng sản phẩm đẳng cấp bậc nhất thế giới, Rolls-Royce Phantom giờ đây không còn xa lạ với người Việt Nam, khi đã có không dưới 40 chiếc được nhập về kể từ năm 2007.






Rolls-Royce xanh diệp lục của nữ doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp ở Việt Nam. Dưới góc này, ánh sáng phản chiếu thân xe có màu xanh diệp lục.




Lưới tản nhiệt đặc trưng của những chiếc Rolls-Royce. Đây cũng là nơi tạo nên sự quý phái và truyền thống hơn 100 năm của nhà sản xuất xe siêu sang Anh quốc.



Khác với tất cả những xe từng nhập về Việt Nam, chiếc Phantom này thuộc loại EWB (Extended Wheelbase) có thân dài hơn mức 5.834 mm bình thường, ở mức 6.080 mm.



Rolls-Royce Drophead Coupe tại Nha Trang hồi tháng 7/2008. 
Ngoài chiếc xe của bà Diệp Bạch Dương, sự xuất hiện dòng xe Rolls-Royce Phantom tại Việt Nam gây tranh cãi nhất là của chiếc Drophead Coupe (ề Việt Nam năm 2008). Nguyên nhân bởi ngay tại thị trường lớn như Mỹ, khách hàng cũng phải chờ đến 2009 mới được nhận hàng. Giá cơ bản của Drophead Coupe vào khoảng 400.000 USD, đắt hơn Phantom. Tuy nhiên, giới thượng lưu luôn mua cao hơn giá này do yêu cầu những trang thiết bị đặc biệt.

Một trong những mẫu Phantom nổi nhất trong bộ sưu tập tại Việt Nam là chiếc màu đỏ. Xe sản xuất tháng 9/2005 và nhập khẩu từ California, Mỹ. Ít khi chiếcPhantom màu đỏ chót này xuất hiện trên đường. 

Trong vài dịp hiếm hoi nó dạo phố là lần bị bắt gặp đỗ trên đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm tối ngày 31/12/2009.

Bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe và xe siêu sang tại Việt Nam sắp tới có 2 chiếc thuộc phiên bản đặc biệt của Phantom, Year of the Dragon. 

Xe in hình rồng và chỉ có 33 chiếc được sản xuất, được coi như món quà đặc biệt để Rolls-Royce vinh danh thị trường lớn nhất của họ là Trung Quốc nhân dịp năm con rồng. Xe có giá bán 1,2 triệu USD và đều đã có chủ.

“5 năm nữa, máy cũng đếm không xuể tiền của Bầu Đức” (VTC). - Bầu Đức: ‘Bán nhà cũng trồng cao su’ (VNE).


Bầu Đức bên cánh rừng cao su.Tư bản đỏ ở Việt NamBầu Đức: 'Bán nhà cũng trồng cao su' (VnEx 23-1-12) -
Vốn khan hiếm, tin đồn phá sản, giá cổ phiếu giảm, sự nghi ngờ của nhà đầu tư trong nước... không làm Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức nản chí. Ông khẳng định: "Phải bán nhà cũng trồng cao su".

Rút cây bút trong túi áo, khía đầu sắt nhọn vào thân cây cao su cho dòng mủ trắng chảy ra, đứng trước rất nhiều đại diện các tổ chức đầu tư giữa vườn cao su 3 năm 3 tháng tuổi trên đất Lào, bầu Đức cười sảng khoái: “Có người hỏi ông Đức trồng cao su thì cạo ra cái gì. Ra mủ chứ ra cái gì”. Cách đó mấy bước chân, chuyên viên quỹ đầu tư Temasek với tay bẻ lá cao su, một giọt nhựa ứa ra đầu cành. Rồi ông Đức khẳng định: "Phải bán nhà cũng trồng cao su".


“Một doanh nghiệp lớn như Hoàng Anh Gia Lai làm gì ở thị trường trong nước để tăng trưởng vài chục phần trăm một năm? Muốn trở thành doanh nghiệp lớn tầm cỡ khu vực, buộc chúng tôi phải vươn ra nước ngoài, tìm đến những vùng đất mới. Tôi đã trồng cao su 10 năm, nhưng ở Việt Nam hiện không còn quỹ đất để mở rộng diện tích. Muốn làm lớn, chúng tôi phải sang Lào”, ông Đức nói.
Về lý do chọn Lào là mảnh đất đầu tư, bầu Đức cho biết, thủa ban đầu đi tìm quỹ đất trồng cao su, ông Đức chỉ tìm những vùng đất đỏ bazan. Nhưng khi sang Thái Lan, thấy không phải đất đỏ mà họ vẫn trồng cao su nhiều. Hỏi ra, ông mới biết, đất trồng được cao su phải đáp ứng đủ 4 yếu tố thổ nhưỡng là nhiệt độ từ 26 độ C, lượng mưa 1.800 mm trở lên, độ ẩm từ 80%, tầng đất sâu 1 m và độ cao so với mực nước biển từ 300 m trở xuống. Mảnh đất ở Attapeu, Lào hội đủ các yếu tố này, lại sát với Gia Lai, nơi đặt trụ sở chính của Hoàng Anh Gia Lai và từ đây qua Thái Lan, xứ sở của cao su chỉ mất 240 km. Không còn điểm nào thuận lợi hơn, bầu Đức quyết tâm gây dựng đại bản doanh thứ 2 của tập đoàn ở vùng đất này.
Không phải là "tay mơ" trong việc trồng cây công nghiệp này, người đứng đầu Hoàng Anh Gia Lai đã thuộc làu làu quy trình trồng cao su như thế nào, tưới ra sao, bón phân nào... Đây cũng là lý do, vườn cao su rộng khoảng 3.000 hecta của Hoàng Anh Gia Lai cách khách sạn Hoàng Anh Attapeu hơn 100 km về hướng cửa khẩu Bờ Y đã chuẩn bị khai thác, chỉ sau 4 năm. Những tấn mủ cao su đầu tiên dự kiến sẽ được thu hoạch vào tháng 6/2012.
Ông Đức khẳng định, Hoàng Anh Gia Lai trồng cao su trên nền tảng khoa học kỹ thuật cao được chuyển giao từ Viện Nghiên cứu cao su của Thái Lan- nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới.
Có rất nhiều điểm khác biệt trong quy trình trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai với doanh nghiệp trong nước. Ông Đức cho biết, cây thiếu chất gì sẽ bón phân có chất đó chứ không cứ cao su là bón NPK. Hoàng Anh Gia Lai cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cao su. Hệ thống này gồm các bể chứa nước, van điều áp và hệ thống đường ống dẫn nước đến từng gốc cao su. Nhờ van điều áp mà nước bơm nhỏ giọt qua các van đặc biệt, được nhập khẩu từ Isarel, vào từng gốc cao su đều một lượng nước là 2 lít mỗi giờ.
Trước những hồ nghi của nhà đầu tư, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khẳng định:
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chuyển mũi nhọn từ bất động sản sang cao su
Thông thường, cây cao su phát triển nhanh vào mùa mưa, còn mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, cây chậm phát triển hoặc không cạo được mủ vì thiếu nước. Hệ thống tưới nhỏ giọt giúp cây cao su phát triển quanh năm nên cao su Hoàng Anh Gia Lai trồng chỉ 4 năm tuổi là thu hoạch được, rút ngắn thời gian 1 năm so với quy trình trồng và chăm bón phổ biến của các doanh nghiệp khác và sau này, có thể khai thác mủ cả vào mùa khô. Ông Đức so sánh, giống như một đứa trẻ, cây cao su được chăm sóc đặc biệt sẽ lớn nhanh hơn nhiều.
Bầu Đức cho hay, khối lượng công việc mà Hoàng Anh Gia Lai làm để cánh rừng cao su rộng 22.000 hecta mọc lên, trong tổng diện tích quy hoạch 36.000 hecta rất lớn. Riêng đường ống tưới cây lắp đặt đủ quấn 3 vòng trái đất vì trung bình cứ 1 hecta có 1.600 m ống.
Trồng cao su diện tích lớn, chủ yếu lại ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên tài sản lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai là rừng cây cao su, có khả năng đem lại dòng tiền lớn, có thể đưa vào sàn hàng hóa “giao dịch tương lai”. Đó cũng là thách thức lớn mà ông Đức đang phải vượt qua. Không nao núng trước khó khăn, lấy ngắn nuôi dài, bầu Đức bắt tay vào trồng mía đường tại Attapeu. Mía đường trồng 1 năm cho thu hoạch, nên cuối năm nay, đầu năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai đã có nguồn thu từ 12.000 hecta mía. “Năm 2012, chúng tôi sẽ trồng xong 51.000 hecta cao su như kế hoạch và tiếp tục phát triển thêm 50.000 hecta cao su nữa kể từ năm 2013. Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị xong quỹ đất”, ông Đức chia sẻ.
(Theo Đầu tư chứng khoán)
Loạt bài về doanh nhân trên Taichinh.vnexpress.net

-


Đoàn Nguyên Đức: 20 năm chưa được đi du lịch
Bầu Đức: 'Chơi máy bay riêng, phải biết cách'
Bầu Đức rót vốn xây 2 sân bay tại Lào

- Tư bản đỏ ở Việt Nam: - Bầu Đức - Doanh nhân quyền lực không thích làm chính trị (DDDN 20-1-12) -- Cần gì làm chính trị khi những người làm chính trị đã nằm trong túi áo của ông? (Cần thêm nhiều bài về sự hình thành và nguồn gốc tài sản của lớp tư bản đỏ. Tiếc thay, giới này có nhiều đàn em trong giới báo chí, có phải thế không?)

Đoàn Nguyên Đức giờ đã trở thành cái tên quá nổi tiếng tại Việt Nam. Nổi tiếng bởi  ông là người Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách những doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á theo bình chọn của Wall Street Journal và thành công trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.


Bầu Đức luôn xuất hiện với hình ảnh giản dị

- Ông có bất ngờ khi là người Việt Nam duy nhất vào danh sách những doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á, theo bình chọn của Wall Street Journal?


Tôi bất ngờ vì không hề biết mình được bình chọn. Nhưng tôi không hài lòng lắm với 2 chữ "quyền lực", nghe nó ghê gớm quá. Tôi nghĩ 2 từ này chỉ thích hợp với những người làm chính trị. Tôi là một doanh nhân, tôi không bao giờ làm chính trị.



- Vậy từ nào là thích hợp với ông?

Có thể là  "ảnh hưởng". Tại một số tỉnh ở Lào, Campuchia hay ở Gia Lai, tôi và công ty của mình đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều người. Nếu nói tôi đã ảnh hưởng đến những nơi này, tôi thấy đúng.


- Ngoài việc vào danh sách các doanh nhân quyền lực trong khu vực Đông Nam Á, năm nay ông cũng đoạt giải nhất "Doanh nhân toàn cầu" và sẽ đại diện cho doanh nhân Việt Nam tranh giải với  doanh nhân thế giới tại Monaco vào năm 2012. Ông nghĩ mình có xứng đáng với danh hiệu này?


Tôi nghĩ việc tôi đoạt giải, không "oan" cho người khác. Tạp chí Wall Street Journal và Ernst& Young (tổ chức giải "Doanh nhân toàn cầu") đều là những tổ chức uy tín, họ có tiêu chí riêng. Tôi cũng không chủ động tham gia bất cứ cuộc bình chọn hay thi cử nào. Họ tự tìm hiểu, tự đánh giá và tự bình chọn.


- Ông có thể chứng minh điều này?



Những cái tôi đã làm đủ để khẳng định điều đó. Hẳn cô còn nhớ, năm 2007 là năm nóng nhất của thị trường bất động sản, chứng khoán tại Việt Nam. Tôi bán nhà, người dân xếp hàng để mua. Sáng công bố dự án, chiều có thể thu tiền ngay. Thời điểm đó, tất cả các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán rồi lại đổ vào chứng khoán; bán chưa xong dự án này, lại nhảy sang làm dự án khác. Riêng tôi âm thầm qua Lào đầu tư vào cao su và thủy điện. Ai cũng cho tôi là dở hơi, thậm chí quái dị. 


Ở Việt  Nam, đầu tư tài chính kiếm tiền dễ thế, việc gì qua Lào khai hoang đất trồng cao su, xây thủy điện cho cực. Nhưng đến lúc này, mọi thứ đã chứng minh là tôi đúng. Những doanh nghiệp đổ tiền vào chứng khoán đã  gần như mất trắng; những doanh nghiệp lao vào bất động sản cũng sống dở chết dở.  


Còn tôi sau 4 năm đầu tư, giờ là lúc hái quả. Với 51.000ha đất trồng cao su, tương đương 125.000 tấn mủ cao su và giá cao su tăng từ 1.400USD/ tấn lên 4.500 USD/tấn hiện nay, chỉ riêng doanh thu từ cao su mỗi năm của tôi khoảng 500 triệu USD. Những dự án thủy điện của tôi cũng đã phát điện và cho doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Hay tại thị trường nội địa, năm 2009 khi bất động sản có dấu hiệu đóng băng, tôi đã nhanh chóng giảm 40% giá bán căn hộ để thu tiền về... Cô thấy đấy, tôi luôn đi trước và tôi nghĩ, đó là lý do tôi đoạt giải.


- Có thể đó chỉ là may mắn?


Đó là sự tỉnh táo cần thiết của một doanh nhân. Tôi luôn tỉnh táo và không chạy theo kiểu kinh doanh chụp giựt. Thị trường rất công bằng, anh làm ăn đứng đắn, nghiêm túc và đầu tư lâu dài, cái lợi lớn hơn nhiều. Ngay tại thời điểm hiện nay, tôi vẫn có thể chứng minh điều này. 


2011 là năm khó khăn nhất với các doanh nghiệp do lãi suất cao, lạm phát cao và không tiếp cận được vốn tín dụng. Nhưng tôi ung dung có 4.000 tỉ đồng trong tài khoản đủ đề đầu tư các dự án của mình. Tôi đã huy động 260 triệu USD vốn từ nước ngoài trong năm 2011. Hoàng Anh Gia Lai là công ty đại chúng, mọi thông tin chúng tôi đều phải công khai, minh bạch. Những tổ chức quốc tế mà chúng tôi huy động vốn là những tên tuổi lớn nhất, uy tín nhất trên thị trường tài chính.

- Nói như vậy có vẻ không được khiêm tốn cho lắm, ông không sợ người ta ghét mình?

Đúng là nghe có vẻ không khiêm tốn, nhưng đó là câu chuyện thật. Ai cũng khiêm tốn, những câu chuyện thật sẽ mãi là bí mật. Tôi không có gì  phải sợ.


- Vậy "câu chuyện thật" mà ông mang tới cuộc thi doanh nhân toàn cầu sắp tới sẽ là gì?


Doanh nhân Việt Nam cũng đang phát triển như đất nước Việt Nam vậy. Chúng tôi có ý chí, có khát vọng vươn ra thế giới. Việt Nam sẽ có nhiều tỷ phú trong tương lai. Tôi đang rất háo hức với điều này.


- Ông có tự tin là mình chiến thắng? Ông đã chuẩn bị những gì cho cuộc tranh tài sắp tới?


Chuẩn bị tốt nhất là phát triển công ty thật tốt. Tôi vạch chiến lược cho Hoàng Anh Gia Lai cách đây 4 năm và chúng tôi sẽ đi theo hướng đó. Trước mắt chúng tôi khẳng định vị trí của mình trong khu vực rồi sẽ vươn ra thế giới. Tôi cho rằng, 5 năm nữa cục diện sẽ thay đổi lớn và tôi sẽ là người đi trước. Tôi có đầy đủ điều kiện để làm việc này.

-Xin cảm ơn ông!


Theo Thanh niên

-------------------
Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc (DDDN 19-1-12) -- "Bầu Kiên có lẽ là một trong những doanh nhân bí ẩn nhất trong số những người giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam, bởi thông tin về chuyện kinh doanh của ông vừa thực vừa hư." Hmmmm -Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc (Bee.net 23-1-12) - Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.

Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF


Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.


Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.


Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói xa xả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.
Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011
Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011

Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.

Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.


VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.


Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch


Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.
 Đội bóng của bầu Kiên giờ không thiếu ngôi sao
Đội bóng của bầu Kiên giờ không thiếu ngôi sao

Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.

Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.
Bí ẩn đại gia đầu bạc

Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.


Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.


Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.


Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.


Siêu xe của bầu Kiên
Siêu xe của bầu Kiên

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.


Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.


Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu khi NCĐT đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.


Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.


Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.


Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.


(Theo Nhịp cầu đầu tư)
Theo Infonet
Chủ tịch nước: 'Đất nước cần doanh nhân biết phản biện' (VnEx 23-1-12)Những doanh nhân Việt thành đạt đăng 2011 (29/01)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét