Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Viết lại tên Bách Việt

-Nguồn:Viết lại tên Bách Việt

Nguyễn Đại Việt
                                                            

Sau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.

Trong khoảng từ năm 109 đến năm 91 TCN, Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng đời Tây Hán, dùng Hán ngữ biên soạn bộ Sử Ký dài 130 tập, theo chú thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ông là người đầu tiên viết hai chữ Bách Việt trong tập Ngô Khởi Truyện của bộ Sử Ký nổi tiếng đó. "Bách Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại là 百 越.



Hình 1: Chữ "Việt" (bên trái) viết theo lối chữ Triện thời Tây Hán. Chữ "tẩu" (thứ hai từ trái sang phải) dùng để xác định ý nghĩa và chữ "người cầm qua" (bên phải) dùng xác định cách phát âm. Chữ cuối phát âm là "Việt" có hình tượng giống như một người cầm cái qua (戈). Trong Hán ngữ chữ "qua" (戈) có nghĩa là "cái mác" hoặc "chiến tranh".


Một bộ sử khác do Ban Bưu khởi xướng, bộ Hán Thư (漢書) gồm 100 tập, cũng được soạn thảo vào thời Tây Hán chép rằng:

“Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Hội Kế (Cối Kê), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.”

Bách Việt mà hai bộ Sử Ký và Hán Thư đề cập đến chính là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, bao trùm toàn cõi Hoa Nam và miền Bắc Việt Nam ngày nay; ngoại trừ Lạc Việt (Việt Nam) các thị tộc Bách Việt khác đều bị Hán tộc tiêu diệt, đồng hóa và chiếm đoạt hết lãnh thổ.

Theo Hán ngữ hiện đại, tên các thị tộc của Bách Việt được viết là 於 越 (Ư Việt), 揚 越 (Dương Việt), 閩 越 (Mân Việt), 南 越 (Nam Việt), 東 越 (Đông Việt), 山 越 (Sơn Việt), 雒 越 (Lạc Việt), 甌 越 (Âu Việt), v.v…tất cả các tên đều gắn liền với chữ 越, gọi là "chữ Việt bộ Tẩu". "Tẩu" có nghĩa là "chạy" nhưng không hiểu vì sao sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần khi biên soạn quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) năm 1272 và sử gia Ngô Sĩ Liên, triều vua Lê Thánh Tông, khi viết quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (大越史記全) năm 1479, vẫn sử dụng chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán.

Bài viết này gồm 2 phần. Phần chính giới thiệu chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ đồng thời chứng minh "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây Hán là một bản dịch sai của chữ "Việt" đó. Phần còn lại, phần phụ, trình bày một cái nhìn, một cảm nhận cá nhân về chữ "Việt" của một vị vua sống trong thế kỷ thứ 5 TCN.

CHỮ "VIỆT" CỦA BÁCH VIỆT

Tại sao chủng tộc Bách Việt lại tự nhận diện qua một cái tên không phản ảnh một chút sắc thái nào của mình? Nguyên do nào khiến tên của một chủng tộc từng làm chủ một lãnh thổ rộng lớn lại mang ý nghĩa bi quan như thế?

Ngày nay, khi tìm hiểu ý nghĩa chữ "Việt" giới nghiên cứu không tránh khỏi ngạc nhiên và băn khoăn bởi những câu hỏi tương tự trên đây. Mặc dù có những nổ lực bỏ ra nhằm khám phá những bí ẩn đàng sau chữ "Việt bộ Tẩu", nhưng đến nay tuyệt nhiên vẫn chưa có một giải thích thuyết phục nào được công nhận một cách rộng rãi. Sỡ dĩ có sự bế tắc đó là vì họ đã nghiên cứu một cái tên sai. Quả vậy, chữ 越 hay "Việt bộ tẩu" không phải là do người Việt cổ đặt ra, nó chỉ là một phiên bản được các sử gia và học giả của triều đình Tây Hán dùng Hán ngữ dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã xuất hiện trước đó ít nhất là 300 năm.

Từ văn tự cổ đến trống đồng và những cổ vật khai quật được đặc biệt là thanh gươm của vua Câu Tiễn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi Việt là gì, nó sẽ giải tỏa nghi vấn kéo dài suốt hơn 2000 năm kể từ khi Tư Mã Thiên dùng Hán ngữ đặt bút viết chữ " Việt bộ Tẩu" (越) trong bộ Sử Ký của ông đến nay. Trong phần này các chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng sẽ được trình bày và phân tích. Kế đó, thành phần cấu tạo của chúng sẽ được so sánh với thành phần cấu tạo của chữ "Việt bộ Tẩu" và chữ "Việt bộ Kim".

1. Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ trong thời đại đồ đồng

Giáp Cốt văn là loại văn tự khắc chạm trên mai rùa hay xương động vật. Chữ trên mai rùa gọi là Giáp văn còn chữ trên xương những động vật khác gọi là Cốt văn. Chữ viết khắc chạm trên đồng và kim loại gọi là văn tự thời đồ đồng. Cả hai loại văn tự đều có từ đời nhà Thương và Giáp Cốt văn là loại văn tự cổ xưa nhất. Triều đại nhà Thương xuất hiện trong khoảng từ năm 1600 đến 1046 TCN, kinh đô đóng tại đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam, Trung quốc ngày nay. Giặc Ân trong huyền sử Phù Đổng Thiên Vương của người Việt chính là nhà Thương này. Hiện nay có hơn 4.000 văn tự thời đồ đồng được khai quật và trong đó một số chữ "Việt" được ghi nhận. Xin lưu ý là các văn tự đồ đồng và Giáp Cốt văn dùng trong tài liệu này đều được cung cấp từ chineseetomology.org, một website về cổ ngữ rất phong phú và hữu ích của ông Richard Sears.

Sau đây là 5 chữ "Việt" viết bằng loại "chữ chim", có nơi gọi là "chữ sâu bọ và chim", một loại cổ ngữ rất phổ biến và thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.

a) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01747


Hình 2: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01747:

- Người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng. Từ đây về sau sẽ gọi là "Người Chim".

- Người Chim đứng với hai chân dang rộng, tay cầm một cây gậy dựng
đứng trên mặt đất và trên thân gậy có 2 cái móc nhỏ.

- Chữ này chỉ có một thành phần là chính nó.

- Niên đại: không rõ.

b) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01748


Hình 3: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01748:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Tay Người Chim cầm một vật giống như cái qua (mác).

- Người Chim trong tư thế của một vũ điệu.

- Thành phần bên trái là ký tự gồm một hình tròn nằm trên chữ mang hình tượng có đầu tròn to với một cái đuôi.

- Niên đại: không rõ.

c) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01750


Hình 4: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01750:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Thành phần bên trái gồm một hình tròn nằm trên ký tự có hình tượng giống thân rắn với 2 sừng.

- Niên đại: không rõ.

d) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01751


Hình 5: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01751:

- Thành phần bên phải là Người Chim trong tư thế nhảy múa.

- Người Chim không cầm qua hoặc binh khí.

- Thành phần bên trái là một hình tròn nằm trên một cái đầu có đuôi cong.

- Niên đại: không rõ.

e) Chữ "Việt" mang ký hiệu B01749


Hình 6: Một chữ "Việt" trong thời đại đồ đồng

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01749:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Tay phải của của Người Chim cầm một vật có hình dạng của một cái qua.

- Thành phần bên trái gồm một hình tròn có chấm bên trong và nằm ngay trên ký tự có hình tượng uốn lượn như thân rắn với một cái đầu to, miệng (hoặc 2 sừng) và mắt.

- Niên đại: 496 - 465 TCN. Đây là chữ "Việt" được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn nước Việt (khác với Việt Nam).

Kết luận: Khảo sát các chữ "Việt" trên đây chúng ta rút ra được 2 điểm quan trọng,

- Thứ nhất, chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại trong khoảng từ 496 đến 465 TCN, nghĩa là chúng xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" của nhà Tiền Hán ít nhất 3 thế kỷ.

- Thứ hai, yếu tố chủ đạo của các chữ "Việt" là "Người Chim". "Qua" hay binh khí là yếu tố phụ.

2. Chữ "Nước" (Quốc gia) trong thời đại đồ đồng

Theo định nghĩa của chữ 邑 (ấp), một trong các ý nghĩa của nó là "nước" hay "quốc gia". Ví dụ như "nước Chu" (邾: Chu quốc) hay "nước Hàn" (邗: Hàn quốc) thời Xuân Thu và Chiến Quốc.




Hình 7: Chữ "ấp" trong thời đại đồ đồng. Chữ này có nghĩa là "nước", "quốc gia", "kinh đô, "thành thị" hoặc là vùng đất được vua ban cho.




Hình 8: "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và thời chữ Triện (phải).


Trong chữ "Chu quốc" nghĩa là "nước Chu" (hình 8), chữ "nước" được đặt sau chữ "Chu", khác với cách viết của người Việt là chữ "nước" được đặt trước như trong các chữ "Việt" của thời kỳ đồ đồng và cách viết hiện nay của người Việt Nam. Tương tự, chữ "nước" được dùng trong chữ "Hàn quốc" (nước Hàn) trong hình 9.


Hình 9: "Hàn quốc" nghĩa là "nước Hàn" theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và theo lối chữ Triện (phải).


Hiện nay có tất cả 31 chữ "邑" (ấp) thuộc thời kỳ đồ đồng (hình 7) được ghi nhận.

3. Chữ "Tẩu" trong thời đại đồ đồng

Chữ 走 (Tẩu) là thành phần bên trái của chữ 越, chữ "Việt bộ Tẩu", viết theo Hán ngữ hiện đại.



Hình 10: Chữ "Tẩu" (Hán ngữ hiện đại: 走) trong thời kỳ đồ đồng.

So sánh chữ "nước" (hình 7) với chữ "tẩu" của thời kỳ đồ đồng (hình 10) thì hai chữ này hoàn toàn khác nhau từ hình thức đến nội dung. Hơn nữa "nước" là một danh từ còn "tẩu" là một động từ. Hiện có 17 chữ "Tẩu" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận (hình 10).

4. Chữ "Kim" thời đại đồ đồng

Trong hình 11 và phía trên là một số cách viết chữ chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng. Ở dưới và bên phải là chữ "Gươm", chữ cuối trong 8 chữ được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Thành phần bên trái của chữ "Gươm" chính là chữ "Kim".




Hình 11: Các cách viết chữ "Kim" trong thời đại đồ đồng (trên). Chữ "Kim" là phần trái của chữ "Gươm" (hình dưới, bên phải) và chữ "Nước" là phần trái của chữ "Việt" (hình dưới, bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn.


Cũng trong hình 11, ở dưới và bên trái, chữ "Việt" là chữ đầu tiên trong 8 chữ cổ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Phần bên trái của chữ "Việt" không thể là chữ "Kim" vì không bao giờ có 2 chữ "Kim" khác nhau được khắc trên cùng một thanh gươm, nhất là thanh gươm của một ông vua. Hơn nữa về hình thức thì 2 chữ 邑 (Ấp, hinh 7) và 金 (Kim, hình 11) hoàn toàn khác nhau. Hiện nay có tất cả 82 chữ "Kim" thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận.

Kết luậnThành phần bên trái của chữ "Việt" nguyên thủy chính là chữ "邑" (ấp) và được viết bằng "văn tự chim", một loại chữ cổ có trước Hán ngữ và rất thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.

5. Chữ "Người Chim" trong chữ "Việt" nguyên thủy và chữ "người cầm qua" (戉) trong "chữ Việt bộ Tẩu" của nhà Tây Hán

"Chữ Việt bộ Tẩu" của triều đình nhà Tây Hán viết theo Hán ngữ hiện đại gồm 2 thành phần. Phần bên trái là chữ "Tẩu" dùng để xác định ý nghĩa của toàn chữ và phần bên phải là chữ "Việt" dùng để phát âm (hinh 12).



Hình 12: "Việt bộ tẩu" viết theo Hán ngữ hiện đại.

Chữ bên phải của chữ "Việt bộ Tẩu" mang hình tượng một người cầm qua, chữ này có gốc từ chữ 戈 của Hán ngữ và có nghĩa là "Qua", 'Mác" hay "Chiến tranh". Chữ 戉 (người cầm qua) trong chữ "Việt bộ Tẩu" không phải là thành phần cấu tạo của chữ "Việt" nguyên thủy.


Hình 13: Một cách dịch chữ "Người Chim" của người Việt cổ sang Hán ngữ hiện đại. Lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.


Thật vậy, từ chữ "Việt" trong thời kỳ đồ đồng đến hàng trăm trống đồng được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam, tất cả đều thể hiện một quan niệm đồng nhất của người Việt cổ khi dùng các yếu tố chủ đạo để tự nhận diện và yếu tố đó chính là "Người Chim" tay cầm qua hay binh khí (hình 13).



Hình 14: "Người Chim" trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn: Wikipedia.


Cho đến nay số lượng chữ "Việt" thuộc thời đại đồ đồng khai quật được tuy không nhiều nhưng quan trọng là tất cả đều thể hiện tính nhất quán cả về nội dung lẫn hinh thức. Vì vậy, có thể tiên đoán rằng đối với bất kỳ chữ "Việt" nào có trước thời Tiền Hán và được viết theo "văn tự chim" thì xác xuất để nó mang cùng nội dung và hình thức với 5 chữ "Việt" trình bày trên đây rất cao.



Hình 15: Một ví dụ của chữ "Việt" được dịch sang Hán ngữ hiện đại từ chữ "Việt" nguyên thủy. Bên trái là chữ ấp (邑: nước), bên phải là chữ "Người Chim" tay cầm qua và phát âm là "Việt". Toàn chữ viết và đọc là "nước Việt". Trong Hán tự không có chữ này. Hán ngữ hiện đại dùng chữ 國 (quốc, nước, quốc gia) thay thế cho chữ 邑 (ấp, nước, quốc gia).


Kết luận: Chữ "Việt" nguyên thủy của người Việt cổ viết bằng cổ ngữ "chim", có niên đại từ 496 - 465 TCN, và xuất hiện trước chữ "Việt bộ Tẩu" viết bằng Hán ngữ của nhà Tây Hán ít nhất 300 năm. Chữ "Việt" của Bách Việt được cấu tạo bởi hai thành phần duy nhất là chữ "Nước" (邑: ấp, quốc gia) ở bên trái và chữ "Người Chim" tay cầm qua ở bên phải. "Người Chim" là yếu tố chủ đạo, phát âm là "Việt", "qua" hay binh khí là yếu tố phụ (hình 15).


oOo


Từ các chứng cớ lịch sử vững chắc đã được công bố bao gồm văn tự của thời đại đồ đồng, hoa văn trên trống đồng, và cổ ngữ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, những phân tích trên đây chứng minh rằng dù được viết bằng Hán ngữ thời Tây Hán hoặc hiện đại thì nội dung và hinh thức của chữ 越, chữ Việt bộ tẩu và 2 thành phần của nó 走 và 戉, hoàn toàn không phải là chữ "Việt" của Bách Việt, nó chỉ là một phiên bản được dịch từ chữ "Việt" nguyên thủy vốn đã có trước khi nhà Tây Hán thành lập 3 thế kỷ. Hán sử không trung thực khi ghi chép về Việt tộc, đó là sự thật, và điều đáng tiếc là Tư Mã Thiên, dù với bất kỳ lý do nào, đã xem nhẹ kiến thức và uy tín của tác giả bộ Sử Ký nổi tiếng khi dịch sai tên một chủng tộc. Ông đã bị chính trị ảnh hưởng, hay nói một cách chính xác hơn, đó là một nhầm lẫn được suy tính chu đáo của triều đình nhà Tây Hán trong chính sách tiêu diệt và đồng hóa các thị tộc Bách Việt.

PHỤ LỤC: MỘT CÁCH DỊCH CHỮ "VIỆT" SANG HÁN NGỮ

Chúng ta bắt đầu phần này bằng một câu chuyện về nước Oa (Wa), một quốc gia nằm trong vùng biển phía đông của Hoa lục. " Oa" viết theo Hán ngữ là 倭, là tên do người Hán đặt cho dân tộc này và được họ dùng trong nhiều thế kỷ để tự nhận diện và khi giao tiếp với các triều đình Trung Hoa.

Mãi đến thế kỷ thứ 8, sau khi khám phá ra thâm ý phía sau tên Oa, học giả và trí thức người Oa lập tức dùng một tên khác để thay thế. Chữ Oa (倭) mang ý nghĩa châm biếm và xúc phạm như "phục tùng" hay "thằng lùn", còn tên mới 和 có nghĩa là "hài hòa, hòa bình, và quân bình. "Đại Hòa" (大 和) từng là tên của nước Oa sau thế kỷ thứ 8. Ngày nay người Oa dùng một tên khác mà người Việt thường ưu ái gọi họ là "con cháu Thái Dương Thần Nữ". Đó là đất nước và dân tộc Nhật Bản (日本).

Trong phần chính chữ "Việt" được phân tích theo phương pháp khoa học và căn cứ trên những chứng cớ cụ thể đã được công nhận. Trong phần này ý nghĩa của chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn được suy diễn đơn thuần dựa theo phong tục tập quán của người Việt và vì vậy cách dịch chữ "Việt" ở đây sẽ không hoàn toàn khách quan.

1. Chính sử: Thanh gươm của vua Câu Tiễn

Câu Tiễn là một người Việt cổ, làm vua nước Việt từ năm 496 đến 465 TCN. Vương quốc của ông lúc bấy giờ bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô ngày nay và kinh đô đặt tại Hội Kế (Cối Kê) trong tỉnh Chiết Giang. Tỉnh Chiết Giang là nơi có con sông Tiền Đường, giòng sông nơi Thúy Kiều gieo mình tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu sống trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du. Khoảng năm 333 TCN, dưới thời của vua Vô Cương là cháu đời thứ 6 của vua Câu Tiễn, nước Việt bị nước Sở thôn tính và thị tộc U Việt mất nước từ đây.

Tuy vậy, câu chuyện của vị vua người Việt cổ chưa chấm dứt ở đó. Vào năm 1965 người ta khai quật được thanh gươm của ông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng của tỉnh này (hình 16).



Hình 16: Thanh gươm của vua Câu Tiễn được khai quật năm 1965 hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung quốc. Nguồn: uncleicko.


2. Chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn: một cái nhìn khác

Cảm nhận đầu tiên là sự khác thường của chữ "nước" ( 邑) trong chữ Việt trên thanh gươm so với chữ "nước" ( 邑) của các chữ "Việt" khác trong thời đại đồ đồng. Chính sự khác thường đó là nguồn cảm hứng cho phần này, ngoài "Người Chim", trong chữ "Việt" còn có thêm 2 yếu tố khác.

Hình 17: Tám chữ cổ khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Tám chữ này được viết theo lối điểu ngữ (còn gọi là trùng ngữ). Theo thứ tự chúng được dịch là "Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Gươm" có nghĩa là "Thanh gươm của Vua Câu Tiễn nước Việt tự làm để dùng". Hán tự không có chữ "Gươm". Nhà nghiên cứu Đỗ Thành có phân tích về chữ "Gươm" và "Kiếm" trong bài "Chữ Kiếm trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn". Nguồn: Wikipedia.

Trong hình 18, theo nhận xét thiên về mặt phong tục tập quán và huyền sử hơn là phương diện khoa học và ngữ văn thì chữ "Việt" trên thanh gươm gồm 3 thành phần thay vì 2 như đã trình bày. Ba thành phần đó là các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Người Chim".

Hình 18: Chữ "Việt" (bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn và 3 thành phần cấu tạo của nó.

Trong các phần kế tiếp, các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn sẽ được so sánh với cách viết các chữ "Mặt Trời" và "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt Văn và thời đại đồ đồng. Kế tiếp, hoa văn khắc trên trống đồng sẽ được dùng để thiết lập mối tương quan với các chữ "Mặt Trời", "Rồng", và "Nguời Chim" trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Cuối cùng, huyền sử "Rồng Tiên" phát xuất từ đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ được dùng để góp phần nêu lên sắc thái chung mà người Việt cổ dùng để tự nhận diện và phân biệt họ với các chủng tộc khác.

3. Chữ "Mặt Trời" trong Giáp Cốt Văn và trong chừ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Theo Giáp Cốt Văn (hình 19) và cổ ngữ trong thời đại đồ đồng (hình 20), chữ "Mặt Trời" được viết như là một hình tròn hoặc là một hình có 4 cạnh với một cái chấm hay một gạch ngang nằm bên trong. Hình thức hay cách viết của chữ "Mặt Trời" trong các thời kỳ đó thì duy nhất, nghĩa là:

a. Không có bất kỳ chữ nào mang ý nghĩa khác được viết với hình thức đó.

b. Bất kỳ chữ nào được viết với hình thức như vậy đều có nghĩa là "Mặt Trời".

Vì vậy, một thành phần của chữ "Việt", chữ thứ hai tính từ trái sang phải trong hình 18, được xem là chữ "Mặt Trời".



Hình 19: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại Giáp Cốt Văn.




Hình 20: Chữ "Mặt Trời" trong thời đại đồ đồng.


4. Chữ "Rồng" trong Giáp Cốt Văn và trong chừ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Trong Giáp Cốt Văn (hình 21), chữ "Rồng" là một hình thù cong như thân rắn với một cái đầu to có 2 sừng và đôi khi trên đầu đội vương miện.

     

Hình 21: Bên phải là một số cách viết chữ "Rồng" trong thời kỳ Giáp Cốt văn. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của Giáp Cốt văn, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.


5. Chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng và trong chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Hình 22 trình bày là các chữ "Rồng" trong thời kỳ đồ đồng. Trong giai đoạn này chữ "rồng" được viết sắc sảo hơn với đầu to, miệng và răng, có hai sừng và đội vương miện.


       
Hình 22: Bên phải là các cách viết chữ "Rồng" trong thời đại đồ đồng. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ "Rồng" của thời đại đồ đồng, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.

So với chữ "Rồng" của các thời kỳ Giáp Cốt văn và đồ đồng thì một trong các thành phần cấu tạo nên chữ "Việt" trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, chữ thứ 3 tính từ trái sang phải trong hình 18 được cho là chữ "Rồng".

6. Trống đồng: Chính sử của Bách Việt

Khi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.

May thay, để bổ sung phần nào vào thiếu sót đó là hàng trăm trống đồng cùng những di tích và cổ vật của người Việt cổ được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam trong các thế kỷ qua. Sau đây là sự thật đã được xác lập:

- Hán tộc không có trống đồng.

- Trống đồng do chính người Việt cổ thiết kế và chế tạo.

- Minh văn trên trống đồng phản ảnh sắc thái chủ đạo trong đời sống thực tế của người Việt cổ.

Vì vậy trống đồng là một quyển chính sử của chủng tộc Bách Việt.

7. "Mặt Trời" trong chính sử trống đồng

Về yếu tố "Mặt Trời" thì hiển nhiên không cần lời giải thích dài dòng vì tất cả những trống đồng khai quật được đều có chạm trổ mặt trời ở chính giữa tang trống. Do đó "Mặt Trời" đương nhiên là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của người Việt cổ.



Hình 23: Một ví dụ của chữ "Việt" nguyên thủy được dịch ra Hán ngữ hiện đại. Nó gồm chữ "Nhật" (Hán ngữ: 日 nghĩa là mặt trời - phần bên trái và nằm ở trên), chữ "Long" (Hán ngữ: 龍 nghĩa là "rồng" - phần bên trái, ở dưới), và bên phải là chữ "người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng, tay cầm cái qua" , lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.


8. "Rồng" từ đời sống thực tế đến huyền sử

Huyền sử “Con rồng cháu tiên” là câu chuyện thần thoại không có thật nhưng nó phát xuất từ sự việc có thật trong đời sống hằng ngày của người Việt cổ. Chính sử Việt và Trung Hoa ghi nhận rằng dân Bách Việt có tục xâm mình, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau:

Vua nói: "Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa.

Từ nhận định trên người Việt cổ đã nghĩ ra phương pháp xâm mình để tự bảo vệ khi di chuyển và mưu sinh trên sông hồ. Xâm mình là để thuồng luồng hay giao long "tưởng" họ cùng đồng loại nên sẽ không bị chúng gia hại.

Thoạt tiên mục đích xâm mình đơn thuần chỉ là một biện pháp tự vệ đơn giản, nhưng dần dà, khái niệm tự nhận mình cùng đồng loại hay cho mình là con cháu của rồng được hình thành một cách tự nhiên trong tâm thức của những thế hệ sau. Đồng loại với rồng không phải là câu chuyện thần thoại dựa trên một việc hoang đường, trái lại nó bắt nguồn từ ngay trong đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ nên "Rồng" được xem là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của dân Bách Việt.

9. "Người Chim" trong chính sử trống đồng

Tùy theo niên đại và thị tộc khác nhau, các trống đồng được khai quật có kích thước, phẩm chất và những minh văn khác nhau, nhưng đặc biệt hầu hết các trống đồng đều có chạm trổ những Người Chim, tay cầm qua hay binh khí và ở trong tư thế nhảy múa. Tương tự như sự hình thành khái niệm “con Rồng”, khái niệm “cháu Tiên” được bắt nguồn từ phong tục hóa trang thành Người Chim, một trong những tập quán nổi bật nhất của của người Việt cổ.

oOo

Tóm lại nếu có ai hỏi Việt là gì thì câu trả lời nên là: Việt là "Mặt Trời", là "Rồng", là "Người Chim" (Tiên). Đó là 3 yếu tố chủ đạo để nhận diện chủng tộc Bách Việt. Khái niệm Rồng của Bách Việt phát xuất từ đời sống thực tế qua phong tục xâm mình còn khái niệm Rồng của Hán tộc thì bắt nguồn từ đâu? Thắc mắc này được dùng để kết thúc phần phụ lục.

KẾT LUẬN

Tại sao nhà Tiền Hán không sửa đổi tên các nước Chu, Tề, Hàn, Triệu, v.v... mà họ lại đặc biệt làm điều này đối với Bách Việt? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời và chúng có thể không giống nhau. "Việt" là tên gọi chung của các chủ nhân vùng đất phía nam Trường Giang, dùng "Việt" thì có khã năng hiệu triệu và thống nhất toàn thể Việt tộc, tạo nên một sức mạnh có khã năng đối đầu và thách thức quyền lực của Hán triều trên toàn vùng Lĩnh Nam và Giao Chỉ. Chẳng hạn như sự trỗi dậy và hùng cường của các vương quốc Việt tộc như Sở, Ngô, và Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoặc chính nhờ sự hậu thuẫn của Bách Việt nên Triệu Đà mới dám xưng Nam Việt Vũ Đế tạo được thanh thế ngang ngửa với nhà Tây Hán, hay sự đồng loạt hưởng ứng của các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đối với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, v.v... Nói chung nếu không tiêu diệt và đồng hóa được Bách Việt thì Hán tộc sẽ không bao giờ chiếm và bình định được vùng đất phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Bắt đầu chính sách ấy với việc cấm dùng chữ "Việt" nguyên thủy và thay bằng một tên khác, chữ "Việt bộ Tẩu", người Hán đã thành công lấy được toàn cõi Hoa Nam; nhưng chưa dừng lại ở đó, họ vẫn đang tiếp tục tràn xuống và mục tiêu lần này là Biển Đông Nam Á và căn cứ cuối cùng của Việt tộc.

Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng, cùng những di tích và cổ vật khác được khai quật trong vài thế kỷ qua, đáng tiếc là nền văn minh và văn hóa ấy đã liên tục bị tiêu diệt trong suốt hơn 1000 năm, lãnh thổ thì mất cả chỉ còn lại một dãi nhỏ hẹp. Bị gián đoạn hơn 10 thế kỷ khiến sử Việt thiếu hẳn phần đầu, có chăng thì cũng mù mờ, đầy bí ẩn; phần sau của lịch sử cũng chỉ mới bắt đầu khi người anh hùng xứ Đường Lâm, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền, thành công bảo vệ thành trì cuối cùng của Bách Việt bằng một trận đánh đẫm máu trên sông Bạch Đằng năm 938.

Từ kỷ nguyên Internet đọc lại chính sử trên văn tự cổ, trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, trên trống đồng, và đời sống thực tế của người Việt cổ, hậu duệ của họ không những có trách nhiệm viết đúng lại tên Bách Việt để phản ảnh sự nhất quán của cổ nhân về tên chủng tộc, mà còn có bổn phận đào xới và minh bạch hóa lịch sử của chủng tộc vốn là chủ nhân của một lãnh thổ rộng lớn và trù phú. Vì vậy, viết lại tên Bách Việt là khởi đầu cho công cuộc làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử bị gián đoạn, đồng thời cũng là lời mở đầu cho một quyển sử mới với hy vọng trong đó có chép cuộc hành trình về lại vùng Lĩnh Nam của hậu duệ người Việt cổ.

Thung lũng Hoa vàng
Mồng Một Tết Nhâm Thìn tức ngày 23 tháng 1 năm 2012

Tác giả là tiến sĩ trong ngành điện toán, chuyên nghiên cứu và phát triển Integrated Circuits và Microprocessor cho kỹ nghệ Semiconductor. Ông là thành viên trong Ban nghiên cứu Á Châu của Nguyễn Thái Học Foundation.

 

Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống vi phạm nghiêm trọng tố tụng

-Nguồn:--Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống vi phạm nghiêm trọng tố tụng
Không biết các Cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình yếu kém về nghiệp vụ rồi có ý đồ "lập kỉ lục" về công tác cải cách tư pháp hay do sự chỉ đạo ráo riết của người đứng đầu Tỉnh ủy mà chỉ sau 5 ngày khởi tố vụ án,

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã ra kết luận điều tra, rồi chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp dưới xét xử quy cho cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu tội "vu khống" một cách chóng vánh, đầy sai trái…?
Bài 1: Kỉ lục về tốc độ làm án


Đơn của bà Nguyễn Thị Thìn, vợ ông Đinh Đức Phiếu, có hộ khẩu thường trú tại số 35, khu tập thể Xí nghiệp in Phố 10, đường Lương Văn Thăng, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đề nghị hủy Bản án số 135/2008/HSST (ngày 1-12-2008) và yêu cầu làm rõ sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng thuộc thành phố và tỉnh Ninh Bình.



Ông Đinh Đức Phiếu, sinh năm 1945, có 43 năm cống hiến cho cách mạng, 40 năm tuổi Đảng, có 11 năm chiến đấu chống Mỹ tại chiến trường Tây Nguyên, được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, 3 Huân chương Giải phóng.


Năm 2005, ông Phiếu nghỉ hưu, chủ yếu ở với người con trai cả tại Hà Nội. Cũng từ thời điểm đó tâm tính ông thường xuyên thay đổi, thất thường. Đã thế, nếp sống khép kín nơi con ông sinh sống càng khiến ông buồn bã và hay thay đổi hơn nên thỉnh thoảng ông lại đòi các con cho về Ninh Bình ít bữa.




Phóng viên Báo Người cao tuổi đang làm việc với gia đình ông
Đinh Đức Phiếu và lãnh đạo Hội CCB tỉnh Ninh Bình.
Mỗi lần về quê, nghe dư luận địa phương bàn tán về những việc làm sai trái, độc đoán, chuyên quyền, vụ lợi của ông Đinh Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng (khóa X), Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình và một số cán bộ, nhất là một vài lần gặp lại bạn bè, ông được "sang tai" về tình trạng cán bộ lãnh đạo tỉnh có sai phạm. Mặc dù tâm tính không bình thường ngay từ khi nghỉ hưu, nhưng ông Phiếu vẫn nặng lòng với quê hương và luôn mang bầu máu nóng của Bộ đội Cụ Hồ, nên khi được "sang tai" những điều không bình thường của một số lãnh đạo tỉnh, không chút tư lợi, ông viết đơn thư gửi trực tiếp tới các cơ quan chức năng. Nhiều đơn thư ông Phiếu viết có nội dung rõ ràng, đặt câu hỏi nghiêm túc về sự điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh. Cũng có nhiều lá đơn, bài vè ông Phiếu viết vào tờ lịch, mảnh giấy xé vội như để thỏa mãn cá nhân, nhưng ông vẫn gửi đi một cách vô thức.


Nhận được những lá đơn, bài vè có tờ có nội dung đúng, có tờ không bình thường như vậy, lãnh đạo tỉnh, hoặc trưởng, phó ban ngành tỉnh Ninh Bình, trong đó có ông Đinh Văn Hùng, khi đó là Uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan tố tụng lập tức vào cuộc. Trong các ngày 30-9, 1-10 và 3-10-2008, các ông Đinh Văn Hùng, Tạ Nhật Thới, Bùi Văn Thắng, Nguyễn Kim Bảng, Đinh Chung Phụng, Đinh Ngọc Lâm, Nguyễn Văn Tỉnh, Lê Văn Dung và bà Đinh Thị Thúy Ngần có đơn đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án hình sự đối với ông Đinh Đức Phiếu.



Ngày 2-10-2008 lập tức khởi tố vụ án, khởi tố bị can "Đinh Đức Phiếu vu khống" thì ngày 7-10-2008, thượng tá Phạm Ngọc Hóa, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã kí Kết luận điều tra vụ án ông Đinh Đức Phiếu tội vu khống (Số 01/KLĐT-PC16). Bản Kết luận điều tra này cũng nêu rõ, phần lớn những đơn thư của ông Phiếu đều được gửi trực tiếp tới các cơ quan có liên quan trong tỉnh, nhiều đơn có nội dung rõ ràng, có thể kiểm chứng và soi chiếu trong cách điều hành nếu họ coi mình thực sự là đầy tớ của dân. Ví dụ như ông Hùng việc sắp xếp em trai là Đinh Văn Đến từ Sở Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Bí thư Thành ủy Ninh Bình, hoặc bà Đinh Thị Thúy Ngần, từ cô giáo thể dục rồi làm cán bộ văn thể của một huyện, lên làm Phó văn phòng ít lâu lại được đề bạt Chánh văn phòng UBND tỉnh…


Mặc dù những lá đơn, bài vè đó hầu hết được ông Phiếu viết trong trạng thái tinh thần không bình thường, nhưng 3 cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Ninh Bình vẫn không thèm đếm xỉa gì, hay đề xuất lãnh đạo tỉnh tổ chức đối thoại, trả lời những câu hỏi mà cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu đặt ra. Họ bàn nhau làm án một cách chóng vánh nhất, cố tình khép ông Đinh Đức Phiếu tội vu khống. Ngoài những nội dung khép tội hết sức thô thiển của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Ninh Bình, có lẽ cũng cần lưu ý thêm với các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình là tên bố đẻ của ông Phiếu liên tục thay đổi. Tại Kết luận điều tra số 01/KLĐT-PC16, bố ông Phiếu có tên là Đinh Đắc Chược; Tại Giấy triệu tập bị cáo số 93/TA, bố ông Phiếu có tên là Đinh Đắc Thược, tại Bản án số 135/2008/HSST thì bố ông Phiếu lại có tên là Đinh Đắc Trược.


Hơn thế, phép xưng hô tại hầu hết các văn bản đều thể hiện thái độ miệt thị, xách mé với ông Đinh Đức Phiếu, người gần 70 tuổi đời, 40 năm tuổi Đảng, như trong các Giấy triệu tập, Quyết định khởi tố bị can, Kết luận điều tra… của các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình là khó chấp nhận. Cách viết, cách nói như vậy khi tòa án chưa xét xử, kết tội thể hiện sự không tôn trọng công dân, thiếu đạo lí, kém văn hóa, thậm chí vi phạm pháp luật. Bởi, ngay cả khi tòa đã tuyên án, 15 ngày sau bản án mới có hiệu lực pháp luật, nếu không bị kháng án. Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng quy định, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 9 BL TTHS).
Kì sau: Xét xử gấp gáp trong khi bị can rối loạn tâm thần.
Quốc Dũng - Hoàng Linh



-
Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống vi phạm nghiêm trọng tố tụng (04/03)
-
Bài 2: Xét xử gấp gáp trong khi bị can rối loạn tâm thần



Ra kết luận điều tra xong, Công an tỉnh Ninh Bình chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình thụ lí và xử lí tiếp vụ việc. Một tháng sau (ngày 6-11-2008), ông Trần Văn Nhiễm, Phó Viện trưởng VKSND TP Ninh Bình kí bản Cáo trạng số 139/VKS-HS. Bản cáo trạng này cũng có nội dung na ná với kết luận của Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Ninh Bình đã làm trước đó, nhưng phần kết còn nhấn mạnh: "Trong khoảng thời gian từ 9-5-2008 đến 22-8-2008, Đinh Đức Phiếu đã viết bài dưới dạng thơ, ca, hò vè, câu hỏi. Với tổng số 50 phong bì thư, gửi đến 36 tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và cho lãnh đạo ở Trung ương. Đinh Đức Phiếu đều biết rõ những bài viết là bịa đặt, vu khống cho nhiều cán bộ giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh Ninh Bình và các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương; gửi đi nhiều nơi, nhằm xúc phạm, bôi nhọ danh dự, loan truyền những tin không có thật. Hậu quả làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân, gây tư tưởng hoang mang, hoài nghi. Cán bộ, đảng viên phân tâm, gây hậu quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hành vi của Đinh Đức Phiếu đã phạm tội vu khống, thuộc trường hợp vu khống đối với nhiều người. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 122 khoản 2 điểm C Bộ luật Hình sự".



Ngày 20-11-2008, ông Phạm Viết Hoàng, Phó chánh án TAND TP Ninh Bình kí Quyết định số 128/2008/HSST-QĐ đưa vụ án ra xét xử. Nội dung Quyết định nêu rõ, thời gian mở phiên tòa là 7 giờ 30, ngày 01-12-2008. Vụ án được xét xử công khai tại trụ sở TAND TP Ninh Bình. Mặc dù toàn bộ vụ việc ngay từ đầu đã thể hiện sự bất thường, bởi chỉ có 5 ngày điều tra mà Cơ quan CSĐT, CA tỉnh Ninh Bình đã ra kết luận, rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan không cùng cấp là VKSND TP Ninh Bình và TAND TP Ninh Bình tiếp tục giải quyết vụ việc theo chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy. Bất thường hơn, mặc dù quyết định đưa vụ án ra xét xử nêu rõ là xử công khai, nhưng sự thực không phải thế. Đúng 7 giờ 30, tại TAND TP Ninh Bình, ngoài bố con ông Đinh Đức Phiếu "được phép" có mặt tại tòa, không có thêm bất cứ ai được dự, đồng thời còn thiếu cả luật sư bào chữa cho bị cáo, 9 người có tên trong danh sách ông Phiếu tố cáo (là người bị hại) đều vắng mặt. Vậy mà, phiên tòa vẫn được tiến hành và kết luận bằng cái gọi là Bản án số 135/2008/HSST (ngày 1-12-2008). Sau khi viện dẫn nhất loạt các bút lục kèm lời trình bày nặng tính khép tội của 9 vị quan trong tỉnh, trong đó có ông Đinh Văn Hùng, Uỷ viên TW Đảng (Khóa X), Bí thư Tỉnh ủy, văn bản này viết: Căn cứ vào các chứng cứ đã thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận công khai tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác… rồi áp dụng Điểm c, Khoản 2 Điều 122; Điểm g Khoản 1 Điều 48; Điểm p, s Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự, tuyên phạt bị cáo Đinh Đức Phiếu 5 (năm) năm tù giam.



Đây là phiên tòa 6 không: Không công khai; Phiên tòa không có bị hại, tất cả người được coi là bị hại đều lấy lí do bận nên vắng mặt tại phiên tòa; Phiên tòa không có luật sư bào chữa; Phiên tòa không có phần tranh tụng, chỉ có bị can và hội đồng xét xử hỏi - đáp nội dung ngắn ngủi; Không có khách thể của tội phạm vì không xác định nội dung nêu trong đơn là đúng hay sai; Không xác định tính chất mức độ thiệt hại bởi hành vi viết thư hỏi, kiến nghị... chưa bao giờ được hồi âm, hoặc đối chất.



Tòa tuyên án, cựu binh Đinh Đức Phiếu chỉ có 15 ngày kháng án mà phải đối mặt với 9 vị quan đầu tỉnh và đối phó với bản án 5 năm tù giam là việc vô cùng khó khăn. Sức khỏe của ông suy sụp từng ngày, phần do hậu quả của những năm chiến đấu ở Tây Nguyên, phần do sức ép của Bản án số 135/2008/HSST. Sau đó, ông Đinh Đức Phiếu đã kháng án lên Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình. Từ đó đến nay, cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu mắc chứng tâm thần hoảng loạn, phải đưa đi cấp cứu và nằm điều trị dài ngày tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội.

Những văn bản ban hành gấp gáp của các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình.
Không hiểu chưa rõ thật hay chưa được như mong muốn, mà sau khi nhận được phúc đáp (Biên bản giám định số 38/GĐPYTT ngày 7-8-2009), TAND tỉnh Ninh Bình lại gửi tiếp Công văn số 2247/CV-TA đề nghị Viện Giám định pháp y Tâm thần Trung ương giải thích rõ nội dung của bản giám định số 38/GĐPYTT ngày 7-8-2009.



Ngày 22-10-2009, Tiến sĩ Phạm Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương lại kí văn bản trả lời TAND tỉnh Ninh Bình như sau: "Bị cáo Đinh Đức Phiếu bị bệnh mất trí không biệt định có các triệu chứng khác, chủ yếu trầm cảm nặng có loạn thần, theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 bệnh có mã số F03.03. Bị cáo mất khả năng nhận thức hành vi. Do bị cáo bị bệnh nêu trên từ năm 2005 cho nên bị cáo bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi từ trước khi phạm tội cho đến nay".



Chừng như muốn tiếp tục "dìm" tiếp người cựu binh khốn khổ Đinh Đức Phiếu, sau chuỗi ngày trì hoãn, ngày 7-12-2009, TAND tỉnh Ninh Bình lại gửi Quyết định (số 03/2009/QĐ-TA) với 7 nội dung trưng cầu giám định lại việc giám định pháp y tâm thần đối với ông Đinh Đức Phiếu. Ngày 19-5-2010, Tiến sĩ Phạm Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương cùng các thành viên trong hội đồng kí 10 trang Biên bản giám định pháp y tâm thần đối với ông Đinh Đức Phiếu. Tại văn bản này cũng trích dẫn một cách đầy đủ, có trách nhiệm về tình hình bệnh lí của ông Phiếu (trong các bút lục số 77, 79, 80, 81, 88, 89, 142 v.v…), Viện vẫn kết luận ông Đinh Đức Phiếu bị bệnh tâm thần. đó là: Rối loạn trầm cảm tái diễn, có mã số F33.3. Thời gian mắc bệnh: có dấu hiệu từ năm 2005. Văn bản này, Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương còn trả lời chi tiết câu hỏi (thứ 2) mà TAND tỉnh Ninh Bình hỏi về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của ông Phiếu "khi thực hiện hành vi phạm tội (từ ngày 9-5-2008 đến khi bị khởi tố bị can 2-10-2008)" như sau:



"Trước khi phạm tội (trước khi viết và gửi các bài): bị cáo giảm nhẹ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh đang tiến triển từ từ, âm ỉ.



Trong khi phạm tội (khi viết và gửi các bài): bị cáo giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do bệnh đang ở giai đoạn tiến triển.



Trong thời gian theo dõi giám định nội trú bị cáo ở giai đoạn "Rối loạn trầm cảm tái diễn, giai đoạn nặng có các triệu chứng loạn thần" có mã số F33.3 trên người teo não tuổi già: bị cáo mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".



Như vậy, theo Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương kết luận, thì việc các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình không đưa ông Phiếu đi giám định sức khỏe là vô cùng sai trái. Ngược lại, nếu thời điểm xảy ra vụ án, tâm thần ông Phiếu "lúc tỉnh, lúc mê", có khả năng điều chỉnh hành vi, nhưng sau khi nhận bản án, ông Phiếu bị tâm thần như hiện nay thì các cơ quan tố tụng của tỉnh Ninh Bình cũng phải chịu trách nhiệm. (Còn nữa)



Kì sau: Cần xử lí nghiêm các cán bộ cố ý làm trái trong hoạt động tố tụng

-

Kết án ông Đinh Đức Phiếu, ở Ninh Bình tội vu khống: Vi phạm nghiêm trọng tố tụng
-
Bài 3: Cần xử lí nghiêm các cán bộ cố ý làm trái trong hoạt động tố tụng



Ngoài việc có nhiều sai phạm trong quá trình điều tra và xét xử, nhưng là căn cứ vào kết quả giám định tại Văn bản số 44/GĐPYTT (ngày 19-5-2010) của Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương, thì các cơ quan pháp luật của tỉnh Ninh Bình sai lầm nghiêm trọng khi xử Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu tội vu khống. Vì theo điểm b Khoản 3, Điều 155 BLTTHS quy định, bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định "Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ". Trong khi không cần nghiệp vụ gì cao siêu, Cơ quan CSĐT Ninh Bình cũng có thể xác định được ông Phiếu có nhược điểm về thần kinh, vì hầu hết bà con chòm xóm, người thân của ông Phiếu đều nói đầy đủ về trạng thái tâm thần của ông Phiếu thời điểm đó. Tuy nhiên, chỉ vì dính vào các vị quan đầu tỉnh nên tất cả những quy trình bắt buộc như vậy đều được các cơ quan tố tụng của tỉnh Ninh Bình bỏ qua.



Nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn xét xử, TAND TP Ninh Bình đã trắng trợn xử kín, ngược với

Ông Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch
TW Hội CCB Việt Nam.
quyết định nói sẽ xử công khai, không có luật sư bào chữa cho bị cáo, hạn chế cả người ruột thịt của ông Phiếu được dự phiên tòa. Cách xử này vi phạm Điểm b, Khoản 3, Điều 155 BLTTHS quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định trạng thái tâm thần của bị can. Điểm b, Khoản 2, Điều 57 Bộ luật này còn quy định: Trong trường hợp bị can, bị cáo là người có nhược điểm về tâm thần, mà họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời bào chữa, thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ.



Mặt khác (ngày 26-1-2007), ông Phạm Quý Ngọ, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã có Công văn số 45/C16 (P6) gửi thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra các tỉnh, nói rõ: "Đối với trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa (theo Khoản 2, Điều 57 BLTTHS) thì Cơ quan điều tra phải chủ động thực hiện, đây là vấn đề bắt buộc".



Ngày 28-2-2007, Phó Chánh án TAND Tối cao Đặng Quang Phương cũng đã kí Công văn số 26/KHXX, gửi Chánh án Tòa án các cấp yêu cầu quán triệt nội dung Công văn số 45/C16 (P6): "Trường hợp thụ lí để xét xử phúc thẩm thì khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 250 BLTTHS hủy án sơ thẩm để điều tra lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử chưa có sự tham gia của người bào chữa), hoặc hủy án sơ thẩm để xét xử lại (nếu các giai đoạn tố tụng trước khi xét xử sơ thẩm có sự tham gia của người bào chữa, nhưng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm không có sự tham gia của người bào chữa".

PV Báo NCT làm việc với lãnh đạo Hội CCB Ninh Bình.
Với những quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết như vậy, những tưởng TAND tỉnh Ninh Bình sẽ nhanh chóng giải quyết vụ án, giải oan cho người cựu chiến binh Đinh Đức Phiếu. Tuy nhiên, chỉ vì các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình nhận sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Tỉnh ủy nên đã cố tình xử oan sai người vô tội. Điều này thể hiện tại Công văn không số do bà Dương Thị Liên Phương, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Ninh Bình kí (ngày 13-2-2009) gửi Vụ 3 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: "Sau khi nghiên cứu nội dung đơn kháng cáo của bị cáo và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình thấy bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng tố tụng (điều tra chưa toàn diện, đầy đủ để xác định sự thật vụ án; xác định một số người tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại không đúng; không đưa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng vụ án). Do vụ án có tính chất nhạy cảm ngày 12-1-2009, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đã trực tiếp báo cáo tranh thủ ý kiến Vụ Nghiệp vụ trước khi quyết định đường lối xét xử phúc thẩm vụ án. Sau khi có ý kiến của Vụ Nghiệp vụ, ngày 14-1-2009, Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Bình họp và quyết định theo đa số (3/5): Bác đơn kháng cáo của bị cáo, y án sơ thẩm, với các lí do: Vụ án nhạy cảm; những người bị hại trong vụ án đều là cán bộ chủ chốt của tỉnh. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm đã có sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo thống nhất của thủ trưởng ba ngành Công an - Viện Kiểm sát Nhân dân Tòa án tỉnh".



Như vậy đã quá rõ ràng. Với những gì trong văn bản này khẳng định, không phải đến khi Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng ra thông báo về Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X), thì các cơ quan liên quan tỉnh Ninh Bình mới nhận ra sai sót, cũng như chân tướng và dã tâm của ông Đinh Văn Hùng, khi đó đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Tuy nhiên, mặc dù nhận ra sai lầm khi khép tội vu khống cho ông Phiếu nhanh chóng bao nhiêu, thì đến giờ các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình lại khắc phục sai lầm ấy chậm trễ bấy nhiêu, trong khi sức khỏe, bệnh lí của ông Phiếu ngày càng trầm trọng.



Đến giờ, những nội dung mà ông Đinh Đức Phiếu đề cập đến trong các lần viết đơn và các bài hò, vè đều đã được khẳng định là đúng sự thật, thậm chí còn nghiêm trọng và khủng khiếp hơn. Tuy nhiên, giả sử ở thời điểm đó, ông Phiếu có chút sai sót theo nguyên tắc của Đảng, thì việc ông Đinh Văn Hùng, với tư cách Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy mà lại trực tiếp chỉ đạo vụ án này, thì sẽ được xem xét thế nào theo quy định của pháp luật và nguyên tắc của Đảng? Trong khi, các cựu chiến binh và đông đảo người dân Ninh Bình đều khẳng định ông Đinh Văn Hùng quá độc đoán, chuyên quyền, ngồi trên luật pháp. Nhân đây, xin viện dẫn câu đánh giá của một cựu lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Ninh Bình rằng: "Trong chỉ đạo, điều hành công việc thì ông Đinh Văn Hùng chỉ xứng tầm của một "người đốc công", chứ không thể là nhà hoạt động chính trị, với vị trí Bí thư Tỉnh ủy được. Ngoài ra, trong nhiều đơn vị của tỉnh này còn lưu truyền câu nói, nếu không nghe và làm theo Đinh Văn Hùng chỉ đạo thì chết ngay, còn nghe ông Hùng thì chết từ từ!"…



Còn đối với ba ngành: Công an - Viện Kiểm sát - Tòa án tỉnh Ninh Bình, việc không thực hiện đầy đủ vai trò cán cân công lí đối với xã hội, mà lại quyết tâm, đồng lòng làm án oan cho ông Đinh Đức Phiếu theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, trực tiếp là ông Đinh Văn Hùng, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp. Công luận đòi hỏi, ngoài việc giải oan, xin lỗi, bồi thường danh dự và thiệt hại cho Thượng úy CCB Đinh Đức Phiếu, cũng cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo ba ngành tham gia tố tụng vụ án, cũng như người đã thay mặt Tỉnh ủy bút phê, chỉ đạo vụ án này.

Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh, Trung ương Hội CCB Việt Nam cũng đã gửi văn bản tới Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị sớm xem xét và chỉ đạo giải quyết vụ việc. Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình cũng đã gửi Công văn số 65-CV/TU cho bà Nguyễn Thị Thìn thông báo quá trình giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, sắp hết quý I năm 2011, gia đình ông Phiếu vẫn chưa nhận được tín hiệu nào khả quan hơn từ phía các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Bình.


Quốc Dũng - Hoàng Linh

 

Choáng với 'máu' ăn chơi sa đọa của 'quan' Việt

-Nguồn:Choáng với 'máu' ăn chơi sa đọa của 'quan' Việt
(ĐVO) Chức lớn, tiền thừa, thêm thói dửng mỡ… một số quan chức Việt đã chơi bời tráng tác, sa đọa đến… phát sợ.

Chơi cờ tiền tỷ

Đều là những "quan" có máu mặt ở Sóc Trăng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng Nguyễn Thanh Lèo và Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3 Trần Văn Tân vẫn khiến dư luận "sốc" nặng vì máu cờ bạc "bán trời không văn tự". Theo đó, số tiền đặt cược trong mỗi ván cờ tướng của 2 vị quan này rất lớn, từ 1-5 tỷ đồng.
Biệt thự của ông Lèo nằm trên quốc lộ 1A cạnh cơ quan cũ của ông là Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng TP Sóc Trăng. Ảnh: TP

Ông Lèo và ông Tân đều là học sinh bổ túc văn hóa công nông của tỉnh Sóc Trăng và cùng học đến lớp 9. Tuy nhiên sau đó, cả 2 đều có những bước tiến về công danh khá ngoạn mục. Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Sóc Trăng từng trải qua các chức vị như thanh tra giao thông, Giám đốc Công ty Giao thông vận tải thị xã (nay là thành phố) Sóc Trăng, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng thị xã Sóc Trăng, rồi về phường 6, TP Sóc Trăng giữ chức Bí thư phường này một thời gian.
Còn ông Trần Văn Tân trước là cán bộ của Công ty bia Sóc Trăng; sau đó xin vào biên chế tại Trường dạy nghề lái xe khu vực ĐBSCL và được điều về trường Kỹ thuật nghiệp vụ lái xe chi nhánh Sóc Trăng, rồi thăng chức Giám đốc Trung tâm sát hạch và cấp phép lái xe hạng 3 cho đến nay. Ông Tân cũng có trang trại nuôi bò, nuôi cá và lò giết mổ gia súc tập trung ở phường 5 và nhà hàng Cánh Buồm trên đường Lê Duẩn, quán cà phê Cánh Buồm Xanh ở đường Nguyễn Văn Linh (TP Sóc Trăng). Ngoài ra, ông này còn đầu tư kinh doanh tại TP Cần Thơ.


Tối 22/12/2011 vừa qua, ông Lèo đã rủ ông Tân đến quán cà phê bi-da Thy Tài 2, đường Phú Lợi (phường 2, TP Sóc Trăng) để đấu cờ tướng. Đánh được một hồi lâu, hai ông bất ngờ bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ập vào bắt tại trận tại bàn cờ, thu được tiền mặt hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, đó chỉ là những ván cờ nhỏ lẻ không xứng tầm đối với hai đại gia này. Bởi sáng hôm sau, chính ông Lèo đã làm đơn gửi đến Công an tỉnh Bạc Liêu cho rằng, trong quá trình đấu cờ, ông đã thua ông Tân với số tiền 22 tỉ đồng và việc "sát phạt" này đã diễn ra từ năm 2009 cho đến ngày bắt quả tang. Ông Lèo đã chung độ 5 tỉ thì không còn khả năng chi trả, nên bị "đối tác" thuê xã hội đen tìm cách xiết nợ.



Đến nay, Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố vụ án và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân, (tự Hùng “cải lương”) và Nguyễn Thanh Truyền (con trai Hùng, cùng ngụ ở P.2, TP Sóc Trăng; là đối tượng đòi nợ thuê của ông Tân). Cụ thể, Hùng và Tuyền bị tạm giam 4 tháng và khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản. Riêng ông Trần Văn Tân còn bị khởi tố bổ sung tội cưỡng đoạt tài sản.



Xây phủ thờ hoành tráng



Cũng một kiểu chơi "ngông", ông Trần Công Lộc, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau đã chi một khoản tiền khủng, rồi mướn thợ xây ở Cà Mau để xây phủ thờ họ Trần lớn nhất giữa một vùng quê nghèo ở thị trấn Ngã Năm (huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), có diện tích khoảng 7.000 m2.
Phủ thờ họ Trần hoành tráng của "quan" Trần Công Lộc. Ảnh: TP

Bà Trương Hoài Thanh, vợ ông Lộc, đã thừa nhận này lớn nhất vùng. Nhìn từ ngoài, theo đường dẫn vào phủ là chiếc cầu bằng bê tông sơn phết đỏ tươi, cổng chính tòa phủ có mái ngói, rồng phượng uốn lượn, toàn bộ khuôn viên được đóng cọc bê tông, rào lưới B40. Khi qua cổng chính, gặp chiếc cầu hình bán nguyệt bắc qua ao sen. Phủ thờ chính cao vút, mái ngói cong vút trời xanh. Mỗi cây cột phủ thờ đều chạm rồng uốn lượn, cửa bằng gỗ đắt tiền. Phía sau là khu nhà lợp mái để thờ cúng.
Được biết, lúc bấy giờ, đằng sau việc xây phủ thờ của ông Trần Công Lộc, dư luận còn nghi ngờ tài sản nhiều tỷ đồng của ông này. Theo đơn của tập thể cử tri phường 8, TP Cà Mau, thì tài sản của ông Lộc không dưới 100 tỷ đồng.

Tổ chức các “bữa tiệc của quỷ”

Nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng từng một thời chơi bời trác táng một cách bệnh hoạn "khó đỡ". Và một trong những nơi Bùi Tiến Dũng tổ chức các “bữa tiệc của quỷ” là nhà hàng P. ở quận Đống Đa (Hà Nội). Ngoài những món cao lương mỹ vị, nhà hàng còn có đầy đủ dịch vụ phục vụ dân đại gia như bar, Karaoke, massage chân... trên cả tuyệt vời.

Theo đơn tố cáo của một nữ sinh từng là nhân viên phục vụ tại nhà hàng gửi cơ quan CSĐT và một số cơ quan báo chí, Bùi Tiến Dũng thường xuyên tổ chức ăn nhậu, sau đó là đánh bài. Trước khi chơi, gia chủ thường  gọi tất cả nhân viên nữ đến để kiểm tra sắc đẹp bằng tay, bốn cô gái đẹp nhất sẽ được chọn phục vụ chiếu bạc. Khi mọi người đánh bài, bốn cô phải đứng xung quanh phục vụ và chỉ được mặc một chiếc quần lót. Con bạc nào “đen" thì ngậm đầu nhũ hoa của nhân viên phục vụ, nếu “đen quá” thì quan hệ tình dục với nhân viên phục vụ tại phòng. Kẻ gặp vận hên thì nhét vào quần lót của nhân viên phục vụ khi 100 USD, lúc vài tờ 500 ngàn. Chỉ đến khi chiếu bạc nghỉ, các cô mới được cởi quần lót ra đếm tiền. Nhiều con bạc dùng thuốc kích thích có đêm “giải đen” đến bốn lần...

Cuối lá đơn tố cáo, nữ sinh viên này viết: ”Đây mới chỉ là một phần của sự thật thôi. Cháu không hiểu bác Bùi Tiến Dũng và bạn bè lấy đâu ra nhiều tiền thế trong khi cháu và gia đình khác cố gắng chưa chắc kiếm được 200 ngàn đồng/tháng. Cháu tự hỏi tại sao một nhà hàng như thế mà tồn tại trong chế độ ta”...
Nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng phải ở tù tổng cộng 23 năm.
Ảnh: PLXH

Và đúng như thắc mắc của nữ sinh trên, đầu tháng 7/2011, nguyên Tổng GĐ PMU18 Bùi Tiến Dũng lại tiếp tục hầu tòa. Nhận định vai trò của bị cáo trong vụ sai phạm tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), HĐXX cho rằng bằng việc lập khống lương của hàng chục nhân viên tư vấn bổ sung, từ tháng 3/2003 - 2/2006, Dũng “tổng” cùng thuộc cấp đã rút được hàng tỷ đồng của nhà nước. Tòa khẳng định đủ căn cứ xác định bị cáo trực tiếp ký duyệt nhiều văn bản chấp thuận, tạo điều kiện cho Phạm Tiến Dũng (trưởng phòng PID6) và những người khác chiếm hưởng gần 1,6 tỷ đồng.
 
Trong số tiền này, bị cáo Bùi Tiến Dũng hưởng lợi cá nhân thông qua việc chỉ đạo Phạm Tiến Dũng trích 500 triệu đồng làm “quà nghỉ hưu” cho Phó Tổng GĐ Đỗ Kim Quý và 100 triệu đồng tiếp đãi bạn. Tòa nhận định, việc thay đổi quan điểm truy tố bị cáo Dũng từ tội “tham ô tài sản” sang tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là hợp lý, có căn cứ và quyết định phạt bị cáo 7 năm tù giam về tội danh này.
Như vậy, cộng thêm với mức án 16 năm tù giam từ 2 bản án trước đó, nguyên Tổng GĐ PMU18 phải ở tù tổng cộng 23 năm.
Tiến Dũng


--“Nghệ thuật” đút lót của quan tham (PLTP). – - Đảng viên phải thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu (VOH).--"Mission Impossible": Xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an tận tụy, nhân văn trong lòng dân(CAND 23-1-12) -- Đây là tên cuốn phim thuộc sê-ri "Mission Impossible" mà Tom Cruise sẽ đóng năm nay.-– Lê Văn Trinh – Thư ngỏ cho quê hương con Rồng cháu Tiên – (Dân Luận)--Tiền bạc, ruộng đồng, và... thân phận người nông dân --- Việt Nam: Bao giờ cá chép hóa rồng...-"Phản biện trung thành vẫn là đáng quý" - (BBC)- Nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng nhiều trí thức VN buộc phải chọn con đường 'phản biện trung thành' để tránh rủi ro.


-Mưu sinh trong đêm giao thừa ở Sài Gòn (VNE).-

 

Nổ lớn tại trạm xe buýt

-Nguồn:Nổ lớn tại trạm xe buýt
- Ngày 24/1, Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.HCM vẫn đang khẩn trương khám nghiệm các mảnh còn sót lại từ quả nổ thu giữ được tại hiện trường vụ nổ lớn bên hông trạm xe buýt tại  trước nhà số 442 Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh vào lúc 19h ngày 22/1, gây chấn động cả khu dân cư.
Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, mọi người đang vui Tết Nguyên đán ở trong nhà, bất ngờ nghe một tiếng nổ cực lớn phát ra từ hướng trạm xe buýt nêu trên.
Lúc đầu nhiều người tưởng ai đó nghịch ngợm đốt pháo, nhưng khi thấy lực lượng công an tới khám nghiệm hiện trường, nhiều người mới biết có vụ nổ xảy ra.

Theo một số nguồn tin, vật liệu làm quả nổ được xác định tự chế từ chất nổ quân dụng, đối tượng đặt quả đã gắn kíp nổ vào bên trong thuốc nổ.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang khẩn trương điều tra nguyên nhân lẫn động cơ gây nổ và ráo riết truy tìm đối tượng đã đặt quả rồi gây nổ.
Hòang An


-Bắt người chồng cài mìn hại vợ(TN).
-- - Xe Yamaha Nouvo cháy ngày mùng 1 Tết (VNE). -Báo đưa tin sai, hàng trăm người đi xem pháo hoa đêm giao thừa (NLĐ). - Một chiếc xe máy cháy rụi vào ngày cuối năm(VOV). -Đóng tàu để … ngắm (TN/ Bee). - Phú Yên: 300 tàu đánh bắt cá ngừ về bến ngày Tết (VOV).
--Tửu và sắc trong mùa xuân (ĐV 23-1-12) -- Đọc bài này trong ngày đông lạnh giá, vẫn phải đi cày kiếm cơm ở nước người, thì thấy mình quả là... bất hạnh, đâm ra tủi thân!
Mồng Một xuất hành tìm sự khác biệt chùa Bắc, Trung, Nam
 (Bee.net 23-1-12)
Hà Nội ngày không tiếng ồn
 (QĐND 23-1-12) -- Hử? Ông Đinh La Thăng cũng nghỉ Tết à?
Dành hết cho quê nhà
 (NLĐ 23-1-12) -- Vợ chồng GS Lê Kim Ngọc - GS Trần Thanh Vân

Nghệ thuật đương đại 2011: Quyết liệt và bảo thủ 
(TTVH 23-1-12)
Thầy trò vị giáo sư Nhật mê văn hóa Việt
 (LĐ 18-1-12)

Phan Hồng GiangBữa tiệc tất niên hay là Mùa xuân của các bậc trưởng lão (viet-studies 22-1-12)◄◄

Tìm lại dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo (SGTT 22-1-12) -- Về Philippe Chaplain
Để đời là “bể sướng”
 (TN 22-1-12) -- Về TS Phan Dũng
Lưu giữ Hoàng Sa - Trường Sa
 (NLĐ 22-1-12) -- Về ông Trần Thanh Phương
Paris 36 lần yêu
 (CAND 22-1-12) -- Bài Vi Thuỳ Linh
Sân bay Matxcơva ngày giáp Tết, nhớ lại và hy vọng 
(ND 22-1-12)
-Vì sao treo cây đuổi được Quỷ? -Dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ----

Chủ trang Megaupload bị bắt vì vi phạm bản quyền

Kim Schmitz, chủ trang megaupload.com. Ảnh: AP -Nguồn:

-Cư dân mạng lo ngại sau vụ Megaupload bị đóng cửa-(TBKTSG Online) – Tiếp sau vụ trang web chia sẻ dữ liệu lớn nhất thế giới Megaupload bị đóng cửa, đến lượt Filesonic - website cung cấp dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến khác đã ngưng các hoạt động chính liên quan đến vấn .----Megaupload boss says he's innocent, rival stops file-sharing-AUCKLAND (Reuters) - The founder of file-sharing website Megaupload was ordered to be held in custody by a New Zealand court on Monday, as he denied charges of internet piracy and money laundering and said authorities were trying to portray the blackest picture of him.
U.S. lawyer for Megaupload.com withdraws WASHINGTON (Reuters)
- Content-sharing Internet service Megaupload.com has lost the help of one of the best-known U.S. defense lawyers as it begins to fight charges of copyright infringement, a person familiar with the matter said.

Thuê hacker rất dễHackers-for-Hire Are Easy to Find (WSJ 23-1-12) -- 150 USD là có thể thuê một tên rồi! 
--The Lede Blog: Megaupload Founder's Assets Included Fleet of Pricey Cars NYT -Among the assets seized from the founder of the file-sharing Web site were luxury cars worth an estimated $4.8 million.
Chủ trang Megaupload bị bắt vì vi phạm bản quyền-SGTT.VN  20.01.2012- SGTT.VN - Trang web chia sẻ file lớn nhất thế giới, Megaupload.com đã bị đóng cửa, đồng thời 7 người bị truy tố vì xâm phạm bản quyền cùng các tội danh khác, nhà chức trách Mỹ cho biết ngày 19.1.

Nhà sáng lập trang web có trụ sở ở Hong Kong này là một trong bốn người bị bắt trong vụ mà Bộ Tư pháp cùng Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI mô tả là "vụ xâm phạm bản quyền lớn nhất trong lịch sử."


Trong một thông cáo được phát đi ngày 19.1, Bộ Tư pháp Mỹ cùng FBI đã nói 7 người bị bắt "phải chịu trách nhiệm vì tình trạng xâm phạm bản quyền trên mạng với số lượng lớn, thông qua Megaupload.com và một số website khác."

Hai cơ quan nói trên cho biết những người bị bắt đã thu được nhiều hơn số tiền 175 triệu USD mà cơ quan chức năng thu được, đồng thời gây ra thiệt hai "trên nửa tỷ USD" cho những người bị xâm phạm bản quyền, thông qua các hoạt động "ăn cắp phim, chương trình TV và các nội dung khác."

Tuyên bố này được đưa ra chỉ một ngày sau khi các trang web nổi tiếng như Wikipedia, Google đình công trên mạng để phản đối dự luật về chống xâm phạm bản quyền của chính phủ Mỹ.

Công ty Megaupload Ltd và một công ty khác là Vestor Ltd đã bị truy tố trước một ủy ban bồi thẩm tại Virginia (Mỹ), bị buộc tội xâm phạm bản quyền ở các mức độ khác nhau và âm mưu rửa tiền.

Trong số những người bị truy tố có nhà sáng lập của Megaupload và cổ đông duy nhất của Vestor, Kim Dotcom, 37 tuổi, một công dân Hong Kong và New Zealand, còn được biết đến với các tên Kim Schmitz và Kim Tim Jim Vestor.
Trang web chia sẻ file này bị cáo buộc gây ra thiệt hai "trên nửa tỷ USD". Ảnh AP
Những người bị bắt khác gồm Finn Batato, 38 tuổi người Đức, Julius Bencko, 35 tuổi người Slovakia, Sven Echternach, 39 tuổi người Đức, Mathias Ortmann, 40 tuổi người Đức, Andrus Nomm, 32 tuổi người Estonia, và Bram van der Kolk, 29 tuổi người Hà Lan.

Bộ Tư pháp Mỹ và FBI nói Dotcom, Batalo, Ortmann và van der Kolk bị bắt hôm 19.1 ở Auckland, New Zealand bởi các nhà chức trách địa phương theo yêu cầu từ phía Mỹ. Những người còn lại vẫn đang tại ngoại.


Bộ Tư pháp Mỹ và FBI nói đã thu được số tài sản trị giá 50 triệu USD trong vụ bắt giữ nói trên cùng với 18 tên miền. Từ hôm qua, mọi nỗ lực truy cập đến trang Megaupload đều không thành công, theo AFP.


Theo luật pháp Mỹ, tội âm mưu rửa tiền có thể phải lĩnh án 20 năm tù và xâm phạm bản quyền có thể lĩnh án cao nhất là 5 năm tù.
VIETNAM+.

-4 of 7 Named in Megaupload Indictment Denied Bail in New Zealand NYT -Federal authorities said Megaupload was a global enterprise based on Internet piracy, and four people named in an indictment were denied bail in New Zealand on Friday.
-Megaupload.com đã bị đóng cửa

-Người dùng Việt Nam thiệt gì vì SOPA? (VNN). - Email phản đối SOPA nhấn chìm website Nghị sĩ Mỹ (VNN).

Chu Hảo: Dân chủ và trí thức (viet-studies 19-1-12) -- Bài viết năm 2009.◄◄◄

Công ty Shin-Etsu sẽ xây nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở VN

--Công ty Shin-Etsu sẽ xây nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở VN- - VOA -
Công ty Hóa chất Shin-Etsu của Nhật dự định đầu tư khoảng 26 triệu đô la để xây một nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở Việt Nam.

Theo tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Reuters, nhà máy đầu tiên của Shin-Etsu ở nước ngoài sẽ được xây ở Hải Phòng, có khả năng chế biến 1,000 tấn đất hiếm mỗi năm và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng hai năm 2013.


Kim loại đất hiếm do nhà máy này chế biến sẽ được dùng cho các động cơ xe hơi hybrid và những sản phẩm khác.



Nhật báo thương mại Nikkei của Nhật Bản cho hay dự án đầu tư của Shin-Etsu tại Việt Nam sẽ nâng cao 50% khả năng khai thác và tinh luyện đất hiếm của công ty này và có phần chắc sẽ góp phần giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc.


Tờ Nikkei nói thêm rằng nhà máy ở Hải Phòng cũng sẽ chế biến quặng đất hiếm khai thác ở Australia, Ấn Độ và các nơi khác.


Một thông cáo của Shin-Etsu cho biết bên cạnh dự án nhà máy chế biến kim loại đất hiếm, công ty này còn định xây một nhà máy khác ở Việt Nam để sản xuất các loại vật liệu dựa trên silicone dùng để làm tăng độ sáng của màn hình LED.

Thông cáo nói rằng kinh phí của dự án này vào khoảng 3 tỉ yen, tương đương với khoảng 40 triệu đô la.

-Bài toán đất hiếm đã có lời giải!
(Tamnhin.net) - Tình trạng gián đoạn nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, giờ đây không còn là vấn đề quá hóc búa đối với Nhật Bản nữa. Các nhà khoa học trường Đại học Tôkiô cho biết họ vừa phát hiện một khối lượng lớn kim loại đất hiếm trong bùn ở biển Thái Bình Dương.

Diện tích khu vực có bùn lên tới 11 triệu km2, gấp 30 lần diện tích của Nhật Bản
Theo đài truyền hình NHK, kim loại đất hiếm vừa được phát hiện ở độ sâu từ 3.500 đến 6.000m ở phía Bắc Thái Bình Dương và phía Nam Thái Bình Dương ngoài khơi đảo Hawaii. Trữ lượng kim loại đất hiếm dưới biển ở khu vực này ước tính gấp 800 lần so với trữ lượng ở đất liền.

Phân tích một số mẫu bùn lấy ở 78 địa điểm từ đáy biển Thái Bình Dương, Phó Giáo sư Yasuhiro Kato trường Đại học Tôkiô đã phát hiện kim loại đất hiếm dysprosium sử dụng cho động cơ của các loại ô tô điện và kim loại terbium sử dụng sản xuất TV. Ông cho biết nhiều khả năng có thể tìm thấy kim loại đất hiếm ở khu vực đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.


Theo tạp chí Nature Geoscience cũng cho biết, chỉ một khu vực rộng 1km2 ở khu vực trung tâm Bắc Thái Bình Dương đã có thể đáp ứng 1/5 sản lượng tiêu thụ kim loại đất hiếm và Ytri của thế giới hàng năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là công nghệ hiện tại có cho phép khai thác bùn ở độ sâu 4.000-5.000 m dưới đáy đại dương hay không? Nếu được thì có thể khai thác trên diện rộng hay không.


Giáo sư địa chất học Yasuhiro Kato, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, “Khoảng 30 năm trước, một công ty khai khoáng của Đức đã thành công trong việc khai thác bùn nằm dưới đáy Biển Đỏ. Vì thế, tôi hy vọng bùn dưới biển của chúng tôi có thể khai thác được về mặt kỹ thuật”.

Minh Diệp (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét