Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

LẠM PHÁT THỬ THÁCH TÍNH ỔN ĐỊNH TẠI VIỆT NAM

-Nguồn:LẠM PHÁT THỬ THÁCH TÍNH ỔN ĐỊNH TẠI VIỆT NAM
Nguồn: Roberto Tofani, Asia Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
26.01.2012
Bị dồn dập bởi nạn lạm phát triền miên ở vào hàng chục, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế chậm chạm và tình trạng đình công của giới lao động, quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam đang có nguy cơ thất bại. Trong khi tháng này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự cần thiết để giữ vững mức tăng trưởng “nhanh chóng và lâu dài”, những câu hỏi đang đặt ra về việc liệu Việt Nam có thể đạt được cả hai thứ trong cơn lốc kinh tế tài chính của thế giới.

Tỉ giá tiêu dùng đã tăng hơn 17% theo từng năm vào tháng Giêng, đánh dấu một trong những tỉ lệ lạm phát cao nhất trong một châu Á đang vươn lên. Trong cùng lúc ấy, sự tăng trưởng kinh tế từng phát triển nhanh chóng hiện đang bị chậm đi, giảm xuống còn 5,9% vào năm ngoái so với 6,8% vào năm 2010. Trong khi những quốc gia trong khu vực đã giảm tỉ giá lãi suất để kích thích tăng trưởng và bảo vệ nền kinh tế của mình tránh khỏi sự suy giảm nối dài tại Hoa Kỳ và châu Âu, tỉ lệ lạm phát cao có nghĩa là giới lãnh đạo Việt Nam có ít khả năng để nới lỏng chính sách tiền tệ. Tỉ giá lãi suất chính thức của Việt Nam hiện đang là 15%.

Tăng trưởng CPI theo năm trong giai đoạn 2001-2011. Ảnh: Blog Trần Vinh Dự
Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế Việt Nam, đã lưu ý trong một bài viết nghiên cứu gần đây rằng chính quyền đã đầu tư 253 nghìn tỉ đồng (12,3 tỉ Mỹ kim) chỉ trong 22 doanh nghiệp nhà nước vào năm ngoái nhằm mục đích khởi động lại nền kinh tế. Số tiền này nhiều gấp ba lần lượng cắt giảm chi tiêu 81 nghìn tỉ đồng của chính phủ, được Quốc hội công bố nhưng chẳng thực thi, bà Lan cho biết.
Trong cùng lúc đó, ngân hàng trung ương dự tính tổng tín dụng đã tăng khoảng 7% vào năm ngoái; các nhà phân tích độc lập tin rằng con số này hẳn phải cao hơn. Trong khi chính quyền giới hạn chi tiêu, tiền đồng nội tệ đã giảm giá so với đồng Mỹ kim, xuống hơn 7% trong cùng thời điểm các nội tệ của những quốc gia trong vùng lại tăng giá so với đồng Mỹ kim. Thống đốc ngân hàng trung ương Nguyễn Văn Bình cảnh báo rằng tờ đồng có thể suy yếu hơn nữa trong năm 2012.
Cho đến nay quá trình đổi mới của Việt Nam từ nền kinh tế bao cấp sang thị trường đã được hoan nghênh rộng rãi. Kể từ năm 1986, khi quá trình đổi mới vừa khởi đầu, theo những mức độ nhất định, tăng trưởng kinh tế và việc xoá đói giảm nghèo đã tăng nhanh hơn mọi nền kinh tế đang chuyển đổi, với sức tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 7% và số lượng người dân sống ở mức 1 Mỹ kim mỗi ngày đã giảm từ 63% trong năm 1993 xuống còn 22% trong năm 2006.
Với việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành một trung tâm gia công quan trọng ở trong mức độ khu vực lẫn thế giới, với những công ty đa quốc gia như Intel vào Canon đã có những đầu tư lớn vào quốc gia này. Trong năm 2010 đầu tư nước ngoài trực tiếp đã vượt hơn 10 tỉ Mỹ kim và có thêm những công ty sản xuất quốc tế thiết lập các nhà máy nhằm tận dụng giá nhân công rẻ và lực lượng lao động chăm chỉ.
Tuy nhiên những nhà kinh tế như bà Phạm Chi Lan lại co rằng thành quả của những thập niên với mức tăng trưởng kinh tế nhanh đã không được chuyển đến giới dân chúng một cách hữu hiệu trong khi các nhà phân tích khác cho rằng khi lạm phát tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng lương, đất nước này hiện đang bị đe doạ bởi mức độ bất ổn xã hội ngày càng tăng. “Việt Nam hầu như đã thất bại trong việc phân chia thành quả cho chính người dân của mình, nói gì đến những thành viên trong WTO,” bà Lan viết trong một bài báo đăng trên tờ Vietnam Financial Review.
Cụ thể là phân tích quan trọng của bà chỉ ra những yếu kém trong lĩnh vực công nghiệp, nơi một thành phần lao động hầu như không chuyên trước đây đã không hiểu biết và giờ đây đã thức tỉnh trước những luật lệ về người lao động được đưa ra để bảo vệ họ trước sự lạm dụng của giới tư bản.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đã có gần 900 cuộc đình công diễn ra trên khắp nước trong 11 tháng đầu năm ngoái, gần gấp đôi con số được báo cáo trong cùng kỳ năm 1910. Bộ này đã cho biết rằng đa số các cuộc đình công xảy ra là vì các doanh nghiệp đã “không tôn trọng luật lao động.”
Người lao động bị xiềng xích
Có khoảng 1,3 - 1,5 triệu người tìm việc làm mới tham gia vào lực lượng lao động Việt Nam mỗi năm, hầu hết làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Hiện nay, khi xuất khẩu chậm đi vì kinh tế suy yếu ở Hoa Kỳ và châu Âu, chính quyền đang cảnh giác trước khả năng nhảy vọt về thất nghiệp và bất ổn trong giới lao động.
“Sự cần thiết để giải quyết nhu cầu của lực lượng lao động công nghiệp mới được nhà cầm quyền nhận thức như là ưu tiên chủ yếu trong thời điểm khủng hoảng kinh tế và bất ổn lạm phát, vốn đang đe doạ đời sống của những người thấp cổ bé miệng nhất,” Đỗ Tạ Khánh, người quản lý dự án tại Học Việc Nghiên cứu châu Âu tại Việt Nam (IES) cho Asia Times Online biết.
Vừa qua IES đã tổ chức một thăm dò chung tại các khu công nghiệp ở Hải Dương, Hà Nội và Vĩnh Phúc, nơi họ đã phỏng vấn 745 công nhân làm việc trong các công ty nước ngoài, các công ty cổ phần và công ty tư nhân chuyên hoạt động trong các ngành may mặc, ô tô và ngành hỗ trợ ô tô. Nghiên cứu này đã nhận diện được những thách thức mà chính phủ Việt Nam sẽ cần phải giải quyết để tránh những cuộc đấu tranh của người lao động lan toả mạnh hơn trong tương lai.
Theo kết quả thăm dò, đa số các lao động - đặc biệt là phụ nữ và dân nhập cư trong ngành may mặc và những công ty tư nhân khác - đều không nhận thức được những quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản trong quan hệ lao động. Và họ cũng không quen thuộc với luật lệ quản lý đình công hoặc qui trình yêu cầu các công đoàn can thiệp. Trong một số trường hợp, đặc biệt là tại các công ty đầu tư từ nước ngoài, các công nhân phải trả tiền để được ưu tiên có việc làm và thường bị bắt buộc làm việc tăng ca với lượng thời gian vượt quá giới hạn cho phép là 200 giờ mỗi năm.
Việc quản lý kinh tế của chính phủ cũng đã góp phần vào sự bất mãn của người lao động. Việc chi tiêu ngân sách quá trớn đã đẩy tỉ lệ lạm phát lên quá 18% vào cuối năm ngoái, chính quyền đã tránh né việc tăng mức lương tối thiểu và khiến gia tăng thêm áp lực về giá cả. Gần 63% người lao động mà IES phỏng vấn đã nói rằng họ làm việc tăng ca để có thu nhập cao hơn, trong khi 32,2% lao động, đặc biệt trong những công ty được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đã phải làm tăng ca vì bị giới quản lý ép buộc.
Dù thế nào đi nữa, trong khi giá cả tăng nhanh hơn mức lương, người lao động Việt Nam đang bị bóp chẹt ở giữa. Trong bốn năm qua, các nhà bình luận và giới lãnh đạo tại những quốc gia phát triển lẫn đang phát triển đều hầu hết đổ lỗi cho các thị trường quốc tế cho những khó khăn kinh tế của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam, cảm nhận của những người lao động Việt Nam được phỏng vấn là cội rễ của những khó khăn của họ là từ trong nước hơn là bên ngoài.
Trong khi nhiều người dân Việt Nam nhìn thấy được tiềm năng lớn chưa được khai thác của đất nước, sự thất vọng ngày càng tăng cao qua cảm nhận rằng chỉ có một nhóm nhỏ, thường có liên hệ với Đảng Cộng sản cầm quyền, đang thụ hưởng và tận dụng tiềm năng này. Cùng với giá cả tăng nhanh, sự ổn định xã hội mà cho đến nay vốn đang là nền tảng cho sức tăng trưởng, cải cách và sức hấp dẫn của Việt Nam như là điểm hẹn đầu tư sẽ không thể được xem thường nữa.

--Lạm phát sẽ thử thách ổn định ở Việt NamInflation tests stability in Vietnam (Asia Times 26-1-12) -- Lạm phát, và thất nghiệp, và cướp đất, và tham nhũng, và.... và...Giáo sư Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộcTiền Phong Online


Tư bản đỏ ở Việt NamLạm phát mới biết ai giàu (TP 25-1-12) --  Đại gia Việt qua con mắt họa sĩ (VnEx 25-1-12) - Chân dung thú vị về các đại gia Việt (VNE/ Bee). - - “5 năm nữa, máy cũng đếm không xuể tiền của Bầu Đức” (VTC). - Bầu Đức: ‘Bán nhà cũng trồng cao su’ (VNE). 

Inflation tests stability in Vietnam (AsiaOne).-'Không nên coi đầu tư công là món quà' -'Không nên coi đầu tư công là món quà cho địa phương, cho ngành nọ ngành kia mà phải coi là trách nhiệm sống còn đối với đất nước'...Ngân hàng tái cấu trúc và nguồn lực “ngoại đạo”Một loạt ngân hàng đang tiến hành tái cấu trúc, dòng tiền lớn đang rót vào mạnh, chủ yếu đến từ những “kẻ ngoại đạo”...Đang quá rẻ -Một bài báo trên tờ Forbes khuyên nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam..


-Tiên đoán kinh tế thế giới năm 2012: 'We've Got Bigger Problems Right Now' (FP 25-1-12) -- P/v Nouriel Roubini  và Ian BremmerVietnam having dot-com boom (SF Chronicle 23-1-12)

– Đưa Ninh Kiều trở thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ND). BTV: Không phải chọn nơi thân phụ của “cha già dân tộc” nằm xuống?


Francis FukuyamaDo Institutions Really Matter? (AI blog 23-1-12)--

 

Mùa xuân tương lai


Tết năm nay ,gió bấc phủ mầm xuân
Mây đời vẫn phủ ước mơ
Mầm xuân càng lấy sức
Ước mơ sẽ nảy chồi

sức bật lại mạnh hơn
Nắng ban mai sẽ tới
Uớc mơ xanh sẽ thành
Chào trang chủ bằng thơ
Ngày mai chung nhịp bước
Chúng ta lại lên đường
Hoa vẫy chào lý tưởng
Trái ngọt tươi quyện đời
Nâng nâng một ý thơ
Hoa dân chủ kết trái
Một mùa xuân mong chờ
Mầm xuân ngày càng khỏe
Bung chồi non nảy mầm
trong bầu trời tự do

BÙI ĐÌNH QUYỀN 25/01/2012

Đẹp nhất tên người Hồ CHÍ Minh
Chúng con sẽ nguyện bước theo chân người
Còn non còn nước còn người 
Thắng giặc nội ta sẽ xây dựng hơn mười ngày qua


Tại sao hỏi chúng ta chưa thắng 
Vì một điều 
Ta chưa nhìn thấu kẻ thù 
Lê ÁC Thọ
Lê ĐỘC Anh
Lê THÂM Anh
Nông SÂU Mạnh
Nguyễn GIẢ Dũng
Nguyễn DỐI Triết
………………………………
ĐỒNG BÀO PHẢI ĐẶT TÊN THẬT CHO NGƯƠI
Chúng làm gì có Đức và có màu hồng cho nhân dân
Chúng cướp đi những mùa xuân của đất nước
Chúng cướp đi ,những trang giấy học trò
Chúng cướp đi những manh áo người già 
Chúng cướp đi ruộng lúa nương dâu
Chúng cướp đi những hương lúa ngạt ngào
Chúng cướp đi những gường bệnh thâm sâu 
Chúng cướp đi cô giáo mẹ hiền 
Chúng cướp đi thầy lương y từ mẫu
Chúng cướp đi chú công an của mẹ 
Chúng cướp đi chú bộ đội của cha 
Chúng cướp đi tiếng hát tuổi thơ
Chúng cướp đi cái tết cổ truyền trên quê hương khế ngọt
Chúng cướp đi tiếng gọi của non sông
Chúng cướp đi những đồng tiền xương máu
Chúng cướp đi cách mạng màu xanh
Chúng cướp đi lối sống cha ông ,ngàn năm để lại
Chúng cướp đi những mạng sống lương dân
Chúng ăn trên ăn dưới ăn ngang 
Chúng ăn vuông ăn méo ăn tròn
Cho cuộc đời thêm khổ thâm sâu.....


Không cho chúng nó thoát
Hỡi đồng bào 
Hãy xây nên bia đá miệng đời cho chúng 
Một cái tên bắn ra ngàn viên đạn 
Một viên đạn chúng phải mang tiếng xấu ngàn đời 
Như lê Chiêu Thống , Như trần ích tắc
Điều này khiến cho kẻ nội thù phải khiếp sợ kinh hoàng
Phải run tay nhận tội với nhân dân 


VÌ TA ĐÃ NHÌN THẤU ĐƯỢC KẺ THÙ
Cho đất nước trường tồn ngàn năm sau thịnh vượng 
Cho mùa xuân đơm hoa kết trái
Còn non còn nước còn Người 
Thắng giặc nội ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay

 

Mua thuốc nổ TNT để trả thù: Lên mạng là có

-Thủ tướng: Cháy nổ gas, xăng dầu – lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm (DT) - Ô tô 4 chỗ bốc cháy (TN). – Xe máy đang chạy lại bốc cháy(TN). – Thêm ô tô, xe máy đang chạy bốc cháy (Bee).

Kẻ gây ra vụ nổ xe máy đối mặt với án tử (VNN).- Kẻ đặt bom xe gắn máy ở Việt Nam thú tội   –  (VOA).
Xăng rởm gây cháy xe: Nghi ngờ chưa có cơ sở (VEF).  – Xét nghiệm 3.000 mẫu xăng: Chưa biết bao giờ công bố (TP).  – Có nên đưa ra tiêu chuẩn methanol trong xăng? (VNE).- Cháy Nổ Xe: Người Tiêu Dùng Cần Làm Gì  –  (RFA). - - Giúp người dân phòng chống cháy ô tô, xe máy  (ĐĐK).  – Vụ cháy xe máy ở Quảng Bình: Không cháy 210 triệu đồng (TT).
 - Thêm một chiếc xe môtô tự bốc cháy (NLĐ).  - “Điểm” tác nhân gây cháy, nổ ôtô, xe máy (DT). - Hà Nội: Hoảng hồn nhà cháy ngay sát cây xăng (ĐV). - Xe máy để trong nhà, “bỗng dưng” bốc cháy (VOV).- ‘Hung thủ gài thuốc nổ vào xe máy còn giấu điều gì đó’ (VNE).Quên tắt khóa điện, cháy ba xe máy?-- Không thể kiểm tra 3.000 mẫu xăng dầu trước Tết (VEF).- Gas trộn chất nguy hiểm (NLĐ).-

-- 
Kết luận ban đầu về nguyên nhân cháy, nổ xe (VTC).
Chuyên gia chất nổ Bộ Quốc phòng phân tích vụ nổ xe tại Bắc Ninh (GDVN).  –Vụ nổ xe Bắc Ninh: Gài bẫy bắt sát thủ (VNN). - ‘Không được phép cho methanol vào xăng’ (VnEx).- Thêm một ô tô bốc cháy ở Quảng Ninh (VOV).  - Honda Wave và ô tô lại bốc cháy (TT). - Ba vụ cháy xe trong một ngày (VnMedia). – VN duyệt xét lại quy chuẩn quốc gia về nhiên liệu sau các vụ cháy nổ xe   –  (VOA). - Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra xăng dầu (TTXVN).
Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra xăng dầu (DT). - Vụ Kinh hoàng “công nghệ” xăng dỏm: Nhanh chóng đưa tội phạm ra ánh sáng (TN).- Lần đầu xuất hiện cháy nổ xe máy tại Bình Phước (TTXVN). -Lại cháy taxi và ô tô Corolla Altis
Người Lao Động

Vào khoảng 18 giờ 30, ngày 16-11, tại khu ký túc xá (khu thực hành) của Trường Cao Đẳng Y tế, thuộc khu 5, phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, chiếc ô tô 4 chỗ đang đỗ bỗng dưng bốc cháy nghi ngút. Theo ông Phạm Văn Thịnh, nhân viên bảo vệ cho biết, ...
Bộ Công an điều tra gian lận xăng dầu
Tuổi Trẻ
Lại cháy xe máy, ô tô
Tiền Phong Online
Quảng Ninh: Lại cháy xe ôtô
Lao động
Vietnam Plus

-Man confesses to motorbike bomb murder in Vietnam DPA- - Nổ xe máy ở Bắc Ninh: Manh mối từ chi tiết nhỏ (TT).- Vụ nổ xe máy chết người: Truy tìm nguồn cung chất nổ (NLĐ).  – Cài mìn nổ 2 người chết: Động cơ gây án là gì? (VTC).
Mua thuốc nổ TNT để trả thù: Lên mạng là có  (NLĐO)- “Có 1 số thuốc nổ TNT cần bán vì không cần đến, nay để lại cho anh em nào cần. Sử dụng để đánh cá + đánh ghen + đánh lộn gì đó, hay chơi cũng được” - Nickname buonlau20... "vô tư" quảng cáo bán thứ thuốc nổ mà "sát thủ thuốc nổ" Nguyễn Đức Tiềm đã dùng để sát hại chị vợ đang mang thai và con gái.

-VN duyệt xét lại quy chuẩn quốc gia về nhiên liệu sau các vụ cháy nổ xe -

 Trần Bình Nam: Tình Báo & Chính Sách

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800-Nguồn:Tình Báo & Chính Sách

Mới đây ông Paul R. Pillar  viết một bài về tình báo đăng trong Tạp chí Foreign Policy số Tháng Giêng – Hai, 2012 đề cập đến quan hệ giữa Tình Báo và Chính Sách nhan đề “Think Again: Intelligence”. Ông Pillar là phó Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố thuộc Cơ quan Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) từ 1997 đến 1999 . Ông hiện là giáo sư  của Chương trình Nghiên cứu An ninh (Security Studies Program) của đại học Georgetown.  Ông là tác giả của cuốn “Intelligence and  U. S. Foreign Policy: Iraq, 9/11, and Misguided Reform” . Bài viết của ông có mục đích đặt lại cái nhìn chung mà ông cho là không đúng, rằng Tình báo sao thì chính sách vậy,  nghĩa là các nhà lãnh đạo chính trị lúc nào cũng dựa vào báo cáo của cơ quan tình báo để lấy quyết định. Ông dẫn chứng nhiều trường hợp nhà lãnh đạo có chính sách đúng mà không cần tình báo, thậm chí đôi khi ngược lại với cái khuyến cáo của bên tình báo. Đọc bài viết của ông Pillar, độc giả có cảm tưởng rằng tình báo đối với nhà lãnh đạo như một con dao bén đối với thức ăn do một đầu bếp nấu. Không có con dao bén thức ăn bầm dập không ngon. Nhưng con dao bén không phải là tất cả. Chất liệu, gia vị, và trên hết tài nghệ của người đầu bếp là chính.


        Sau đây là các nét chính bài viết của giáo sư Paul Pillar.



Trần Bình Nam
 lược dịch



Có phải các vị tổng thống Hoa Kỳ đều dựa vào tình báo


để làm chính sách không?




Không
. Mỗi năm Hoa Kỳ chi tiêu 80 tỉ mỹ kim cho tình báo. Hằng tuần ông tổng thống nhận được một báo cáo phân tích tỉ mỉ tình hình chống khủng bố và khả năng quân sự của Trung quốc và những tin tức tình báo cần thiết khác giúp cho ông tổng thống có cái nhìn bao quát vào thực trạng . Cách xử lý công việc hằng ngày (TBN: thí dụ khi trả lời một câu  hỏi của báo chí …) bị ảnh hưởng bơi các báo cáo này. Tuy nhiên các báo cáo này không ảnh hưởng bao nhiêu đến các chính sách lớn, như mở một trận chiến (thí dụ đánh Iraq năm 2003) hay thay đổi chính sách ngoại giao đối với một vùng chiến lược (như  tổng thống Obama đang tính thay đổi chính sách tại Trung đông). Các chính sách lớn thường có sẵn trong đầu các ông tổng thống khi các ông ấy bước vào tòa Bạch Ốc, do kinh nghiệm chiến lược riêng, do kinh nghiệm bản thân, do những gì đã học hỏi được, do nhu cầu trước mắt của quốc gia, do dư luận của các học giả (conventional wisdom) và quan trọng hơn cả do tâm trí (neurosis) của ông tổng thống.

        Tổng thống Johnson nhận được nhiều báo cáo tình báo và quân sự cho biết chính phủ Nam Việt Nam khó đứng vững trước sức công phá của cộng sản và Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho chính sách can thiệp vào Nam Việt Nam. Tuy nhiên vì sợ Đông Nam Á và Nam Á sẽ bị tràn ngập bởi làn sóng đỏ (domino theory – a conventional wisdom) nên tổng thống Johnson cứ tiếp tục chính sách can thiệp. Tổng thống Harry Truman quyết định nhảy vào cuộc chiến Triều Tiên vì rút kinh nghiệm đồng minh do dự khi Hitler lấn chiếm Âu châu đã làm nổ ra trận Thế giới Chiến tranh II, cũng như sự can thiệp thành công của đồng minh chận đứng sự lấn lướt của cộng sản tại Hy Lạp và Berlin. Tổng thống Nixon, mặt khác, đã mở cửa  bắt tay với Trung quốc vì ông ta là người từng ấp ủ mộng chơi trò chơi lớn. Và hiện nay tổng thống Obama cảnh giác về hiểm họa nguyên tử của Iran vì nhu cầu nội bộ chứ không do một báo cáo tình báo quan trọng nào cả.



Có phải tình báo kém đã đưa đến cuộc chiến Iraq không?




Không
. Các báo cáo tình báo không đóng góp gì đến quyết định của tổng thống Bush khởi động cuộc chiến tranh tại Iraq, mặc dù lúc đó ai cũng có cảm tưởng như vậy. Trên thực tế nếu rút một kết luận gì do các bản báo cáo tình báo mang lại thì đó là nên tránh gây chiến tranh tại Iraq.  Báo cáo tình báo năm 2001 sau khi tổng thống Bush nhậm chức không nói gì đến Saddam Hussein  có vũ khí nguyên tử hay vũ khí vi trùng và hóa học. Trong năm 2002 tòa Bạch Ốc không yêu cầu CIA cho biết ý kiến về vũ khí “không quy ước” của Iraq. Và, hình như tổng thống Bush và bà Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza  Rice  cũng không buồn đọc báo cáo của năm 2002, vì một lẽ đơn giản là lúc CIA đang viết bản báo cáo này bộ máy chiến tranh đánh Iraq đã được chuyển bánh.

        Nếu tổng thống Bush đọc báo cáo năm 2002 của CIA thì ông ta sẽ thấy chính sách đánh Iraq là đi ngược lại với mọi kết luận của bên tình báo. Bản báo cáo đánh gía rằng nếu Iraq có vũ khí không quy ước, Saddam Hussein cũng không dùng hay cung cấp cho quân khủng bố để đánh Hoa Kỳ, ngoại trừ Hoa Kỳ tấn công Iraq. Giới tình báo cũng không tin Saddam Hussein có dính líu gì với al Qaeda (như tổng thống Bush hay nhắc đi nhắc lại), và rằng việc xây dựng dân chủ tại Iraq sẽ rất khó khăn. Các báo cáo trước chiến tranh (Iraq) viết rõ rằng xây dựng một chế độ chính trị mới tại Iraq sẽ rất “khó khăn, lâu dài và chắc là sinh ra nhiều nhiễu lọan” (nguyên văn: long, difficult and probably turbulent) và rằng bất cứ chính quyền nào thiết lập sau Saddam Hussein sẽ phải đối diện với  “một xã hội chia rẽ, và các nhóm tranh chấp quyền lực trong nước sẽ đâm chém nhau, trừ phi có một lực lượng bên ngoài ngăn cản” (nguyên văn: deeply divided  society with a significant chance that domestic groups would engage in violent conflicts with each other unless an occupying force prevented them from doing so) . Những gì chúng ta đã nghe như  quân đội Hoa Kỳ sẽ được chờ đón bằng những chùm hoa, và cuộc chiến sẽ không tiêu tốn gì (TBN: vì sẽ có dầu hỏa bù lại) chỉ là những thứ có trong hoang tưởng.



Sự thất bại của tình báo


làm hỏng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ




Cũng không chắc
. Trong thế kỷ trước tình báo Hoa Kỳ đã không tiên đoán chính xác tình hình quốc tế trong nhiều trường hợp. Nhưng có những tiên đóan đúng cũng đã không thay đổi được gì. CIA đã tiên đóan cuộc tấn công năm 1967 của Do Thái đánh các nước A Rập, nhưng tổng thống Johnson cũng đã không làm gì để ngăn cuộc tấn công. Trái lại năm 1973 CIA không tiên đoán được Ai Cập sẽ đánh Do Thái, nhưng nhờ có cuộc chiến đó tổng thống Nixon mới hòa giải được với Do Thái và làm cho khối Arab xích lại gần với Tây phương hơn.

        Năm 1979 CIA không tiên đoán được cuộc cách mạng tại Iran. Nhưng dù có tiên đoán trước cũng không làm thay đổi cách suy nghĩ của tổng thống Carter và bộ tham mưu của ông. Bộ tham mưu của ông Carter không chút quan tâm đến những biến chuyển tại Iran khi ông Shah gần chết. Và ngay cả khi dân Iran ồ ạt xuống đường tại Teheran tòa Bạch Ốc vẫn dành thì giờ ưu tiên cho cuộc thương thuyết Ai Cập – Do Thái và lo lắng đến cuộc cách mạng của nhóm Sandinista tại Nicaragua . Tổng thống Carter và cố vấn an ninh quốc gia Brzezinski không hề cho triệu tập một buổi họp cao cấp nào để thảo luận tình hình Iran. Sau này ông Brzezinki nói rằng lúc đó chính phủ bị tràn ngập bởi các chuyện quan trọng khác!

        Việc CIA không tiên đoán được sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cũng không là một điều gì quan trọng. Trong thập niên 1980 chính sách của Hoa Kỳ đối với Liên bang Xô viết không do các bản báo cáo tinh báo mà do “trực giác” của tổng thống Reagan. Từ khi vào Bạch Ốc, tổng thống Reagan đã nghĩ rằng đế quốc Liên xô là một đế quốc ma quỹ phải sụp đổ.



Tình báo Hoa Kỳ đánh giá thấp Al Qaeda


trước cuộc khủng bố 9/11




Không đúng
. Tình báo Hoa Kỳ đã tiên đóan và cảnh giác sự đe dọa của Al Qaeda đúng mức. CIA chỉ thất bại ở chỗ không tiên đoán dứt khoát Al Qaeda sẽ thực hiện một cuộc tấn công qui mô như vậy. Năm 1996 CIA đã thành lập một bộ phận theo dõi hoạt động của al Qaeda. Và theo khuyến cáo của CIA, năm 1998 tổng thống Clinton đã ký một quyết định mật (A finding) cho phép CIA bắt Osama bin Laden trước khi al Qaeda đánh bom 2 tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Phi châu. Khi trao quyền cho tổng thống Bush, bộ phận phụ trách an ninh quốc gia của tổng thống Clinton đã cảnh giác phía tổng thống Bush về sự đe dọa của al Qaeda. Cố vấn An ninh Quốc gia Sandy Berger nói với bà Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia mới rằng: “Trong 4 năm tới bà sẽ mất nhiều thì giờ lo lắng nạn khủng bố đặc biệt là sự đe dọa của al Qaeda hơn bất cứ vấn đề gì khác” (nguyên văn: You are going to spend more time during your four years on terrorism generally and al Qaeda  specially than on any other issues) . Tóm lại báo cáo tình báo tháng 2/2001 không nói gì đến vũ khí không quy ước của Iraq (TBN: vì không có gì để nói) nhưng đã ưu tiên nhấn mạnh đến khủng bố và al Qaeda trước khi nói đến sự lan truyền vũ khí nguyên tử và sự lớn mạnh của Trung quốc.



Tình báo Hoa Kỳ là một tổ chức khép kín


và không chịu thay đổi




Không có gì sai sự thật bằng
. Cơ quan CIA đã thực hiện nhiều cải tổ nội bộ để đáp ứng với tình hình quốc tế nhưng không công bố rộng rãi trên báo chí như các cơ quan chính phủ khác. CIA đã gộp hai phòng phân tích tình báo phụ trách Đông & Tây Đức làm một trước khi Đức thật sự thống nhất (năm 1990). Cải tổ lớn khác vào năm 1986 khi CIA thành lập Trung Tâm Chống Khủng Bố và thay đổi  chương trình huấn luyện chuyên viên giải đoán tình báo và đặt nặng nhu cầu ngoại ngữ (như tiếng A Rập) để đáp ứng với thế giới Hồi giáo.

        Cuộc cải tổ sâu rộng nhất do quyết định của Quốc Hội dựa vào khuyến cáo của Ủy ban Điều tra 9/11, đặt 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ dưới một vị Giám đốc chung, và thành lậpTrung Tâm Quốc gia Chống Khủng bố (National Counterterrorism Center) không nằm trong CIA. Thực tế các cải tổ này chỉ làm nặng nề thêm bộ máy tình báo và không làm cho sự phối hợp tình báo hữu hiệu hơn để nắm bắt kịp thời sự các mối đe dọa. Bằng chứng là Umar Farouk Abdulmutallab xuýt  làm nổ một chuyến bay hàng không dân sự  từ nước ngoài bay đến Detroit vào dịp Christmas năm 2009 (TBN: chận được nhờ bố mẹ thông báo cho Hoa Kỳ biết thái độ bất thường của hắn).



Tình báo Hoa Kỳ sau vụ 9/11 hữu hiệu hơn




Đúng vậy
. Nhưng chính yếu do tình báo được tự do hành động, có nhiều tiền hơn và được tòa Bạch Ốc đặt ưu tiên cao hơn. Nhờ ngân sách rộng rãi CIA mua được nhiều tin tức giá trị và theo dõi hữu hiệu các tay khủng bố trên thế giới. Và nhờ chính phủ Hoa Kỳ đặt ưu tiên cao nên sự quan hệ của CIA với các cơ quan tình báo nước ngoài được dễ dàng hơn, nhất là sự hợp tác quốc tế nhằm ngăn chận nguồn tài chánh và sự lưu thông tiền bạc của bọn khủng bố.

        Hiện nay nổi kinh hoàng của vụ 9/11 bắt dầu đi vào quên lãng, sự hợp tác tình báo giữa Hoa Kỳ và các nước khác (TBN: đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Pakistan) bắt đầu lỏng lẻo. Nhưng bài học của vụ 9/11 là: chính sách đối ngoại là một yếu tố rất cần thiết cho một bộ máy tình báo hữu hiệu .



Tình báo sắc bén giúp chúng ta tránh khỏi sự bất ngờ




Hy vọng vậy
. CIA đã không tiên đoán vụ  “Mùa Xuân Arập”. Đầu tháng 2 /2011 khi các cuộc biểu tình tại Cairo sắp lật đổ tổng thống Mubarak, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ, California), Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng nghị viện trong một buổi điều trần của CIA mỉa mai rằng : “Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc hội làm chính sách Ai Cập dựa vào báo cáo kịp thời của cơ quan tình báo… thì hình như quý vị đã không làm tròn nhiệm vụ này”.

        Không phải một mình bà Feinstein chỉ trích cơ quan CIA trong vụ này. Nhưng họ quên rằng tình báo chỉ có thể vẽ một bức tranh lớn, chứ không thể tiên đoán trước mọi sự việc có tính bất ngờ .

        Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, người ta chê tình báo Hoa Kỳ dở. Đo đó trong 70 năm qua tình báo đã luôn luôn cố gắng cải thiện để có thể làm tốt hơn. Nhưng thực tế là dù có tưởng tượng ra cả  trăm thế trận để nghiên cứu cũng không thể tiên đoán trước cái gì sẽ xẩy ra. Có trời mới đoán được Mohamed Bouaziza, một người đàn ông trung niên bán rau cải trên đường phố của thành phố Sidi Bouzid ở Tunisia sẽ tự thiêu vì bất mãn một vụ phạt vạ của cảnh sát và vụ tự thiêu đã tạo ra trận bão đòi dân chủ tại Trung đông .

        Tình báo có thể giải đoán tình hình, nêu ra những gì có thể biết, và những gì không thể biết. Các nhà lãnh đạo chính trị cần phải chấp nhận thực tế đó và chuẩn bị tinh thần chờ đón sự bất ngờ .

        Ông Donald Rumsfeld  từng nói (TBN: có lẽ để biện minh cho sự thất bại của ông tại Iraq) đại ý rằng, chẳng những tình báo không có câu trả lời đúng cho mọi vấn đề, tình báo còn không có khả năng đặt những câu hỏi đúng./.



               Trần Bình Nam

               Jan 24, 2012

               binhnam@sbcglobal.net

               www.tranbinhnam.com   

 

Thơ trào phúng chống Quan tham

-BÙI ĐÌNH QUYÊN 


Qua bao trăn trở lòng không nản
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Rồng thiêng đất Việt hồn sông núi 
Ngày xuân khai bút diệt tà xâm ?



Bùi đình Quyên 23/01/2012

Thông tin tham nhũng khắp nơi nơi,
Bóc lột nhân dân tiếng để đời 
Một khóa lâu năm ông chuốc tội
Đánh nhà kháng chiến chết giời ơi

Được tin dân tố khắp nơi nơi
Tội ác dâng cao tới tận trời 
Dân tố quan tham tay bị khóa
Vì quan còn ghế họa muôn nơi

Có tin thăng chức cáo già ơi
Sảo quyệt gian tham nuốt cả lời
Tiền tỷ hơn trăm quan đã cuỗm
Để dân khổ sở chẳng còn hơi

Mặt dày mặt dạn chính là ngươi
Cố đấm ăn sôi thiên hạ cười 
Hút máu ngậm xương nhà liệt sĩ 
Tội mi truyền kiếp đến bao đời 

Đơn đưa tới tỉnh tít cao vời
Chứng cứ rõ ràng có giấy mời
Kiểm sát trung ương đều nhận được
Luật trời báo ứng chớ coi chơi

Con vâng lời Bác nhớ từng lời 
Đạo đức gương trong sáng ngời ngời
Người dạy chúng con làm việc thiện 
Quan tham cướp của sẽ tơi bời 





Bài thơ tiếng gáy con gà 

Bên sông Ka-long con gà vẫn gáy

Tiếng gà trưa đánh thức lòng người 

Mười năm lưu lạc ,khi nhìn lại
Một nhói tim đau nhớ bóng Người 
Nặng gánh non sông vai đã mỏi 
Nhức nhối buồn đau chẳng riêng mình 
Non sông vẫn mãi niềm trăn trở
Sầu đến thời gian , đã hết thời
Xót quê hương khổ ,người lưu lạc
Dầu sôi lửa cháy lan rộng khắp 
Gà trưa bên xóm khua tiềm thức
Thao thức lòng ta có đợi chờ ?



Bùi Đình Quyên 21/01/2012


-Ngoái lại nhìn xem chúng nó kìa
Lòng đầy mưu kế miệng nam mô
Bản chất xưa nay lắm ý đồ
Lòng sâu thăm thẳm , ai nhìn thấy
Gợi ý thâm sâu sót đáy lòng ?
Xuân đến xuân đi Xuân lại đến
Hắt hưu cành liễu đợi ngày xuân------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét