.-Việt Nam và "bẫy thu nhập trung bình" -Theo GS Trần Văn Thọ, từ một nước vừa bước vào ngưỡng thu nhập thấp, để tiến đến trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì đất nước sẽ còn phải nỗ lực, cải cách rất nhiều.
Trong chuyến công tác ngắn ngày về Việt Nam của GS Trần Văn Thọ, từng là thành viên Tổ Tư vấn Cải cách Hành chính và Kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người viết đã có dịp trao đổi với ông về một số vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay.
Đề cập đến “bẫy thu nhập trung bình” trong bối cảnh Việt Nam vừa bước chân vào ngưỡng các nước có thu nhập trung bình thấp, giáo sư cho biết, đến 2020, nước ta cũng có thể sẽ đạt được mức thu nhập cao. Song “vấn đề là Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững để trở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ sau đó nữa hay không mới là điều quan trọng”.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, ít khi có quốc gia nào vượt qua được bẫy này, thậm chí có những nước đã mắc vào bẫy này từ rất sớm mà không cần đợi đến khi đạt được mức thu nhập trung bình cao ( khoảng 4.000 USD).
Ông dẫn ví dụ điển hình là trường hợp của Philippines. Vào những năm 1950, nước này chỉ phát triển đứng sau Nhật Bản. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Philippines vẫn cao gấp đôi Thái Lan nhưng đến giữa thập niên 1980 thì đã bị Thái Lan đuổi kịp rồi vượt qua trong năm 2000.
Vượt qua được thử thách đó là khó khăn nhưng không phải không làm được. Bằng chứng là Hàn Quốc, một đất nước cách đây 50 năm vẫn còn kém phát triển, nhưng chỉ sau 1 thế hệ, họ đã trở thành một nước công nghiệp phát triển trên thế giới.
Trước tiên, phải kể đến tố chất của những người lãnh đạo, những chính trị gia luôn trăn trở về con đường phát triển của đất nước, biết thức thời, quy tụ và sử dụng nhân tài.
Bên cạnh đó, từ rất sớm, Hàn Quốc đã có một cơ chế thi tuyển công chức nghiêm ngặt, là cơ sở để xây dựng được bộ máy hành chính mạnh, hiệu suất cao.
Đến nay, theo đánh giá của ông thì Việt Nam mới chỉ chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu về những chính sách, chiến lược cụ thể, còn những yếu tố thuộc nền tảng thể chế và xã hội, nền tảng văn hóa, giáo dục... những tiền đề để cho các chính sách, chiến lược cụ thể ấy thành công, thì hầu như chưa được chú trọng, hoặc có nhưng chưa được thực thi, áp dụng.
“Đó là những điều tôi mong thời gian tới sẽ thay đổi” – ông nói.
Trước đó, tại hội thảo “Châu Á với mức thu nhập trung bình: Các thách thức chính sách phía trước” tổ chức hồi tháng 5 năm ngoái, giáo sư Kenichi Ohno từ Viện quốc gia sau đại học về nghiên cứu chính sách của Nhật Bản cũng nhấn mạnh:
“Chỉ các quốc gia thiết lập được một cơ chế nội địa trong việc xúc tiến và thậm chí thúc đẩy tích lũy nguồn lực con người mới có khả năng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được mức thu nhập cao. Bởi, các yếu tố này giúp tạo ra các giá trị đáp ứng nhu cầu quốc tế”.
Hơn một thế hệ và những cơ hội bị bỏ lỡ
Trên
thực tế, để đạt được thành quả mà bây giờ đang có, Việt Nam đã để mất
hơn một thế hệ. “Một thế hệ - tương đương trên dưới 25 năm - có thể xem
như một đơn vị thời gian quan trọng để khảo sát sự thay đổi về chất của
xã hội. Khoảng thời gian này đủ làm thay đổi hẳn cục diện nhiều quốc
gia” – GS Trần Văn Thọ nhìn nhận.Ông liên hệ trở lại khoảng thời gian nửa đầu thập niên 1990, cụ thể là từ năm 1993, Việt Nam đã bỏ lỡ thời cơ phát triển.
Theo đó, tình hình quốc tế lúc bấy giờ rất thuận lợi cho Việt Nam: Cộng đồng quốc tế bắt đầu một cơ chế giúp vốn vay ưu đãi để xây dựng kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp nước ngoài dự định đổ xô vào Việt Nam đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp như điện tử và các loại máy móc. Đồng Yên Nhật lên giá mạnh làm phát sinh dòng chảy đầu tư trực tiếp lớn đang khao khát tìm cơ sở sản xuất mới.
Tuy nhiên, do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên nên cơ hội này bị bỏ lỡ.
Do vậy, dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp đó kết cuộc đã đổ sang các tỉnh ven biển Trung Quốc, sau đó kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình thành những cụm công nghiệp lớn ở vùng này.
Mới đây, Việt Nam cũng đã để tuột qua tay một “cơ hội vàng” khi “đại bản doanh” của những Tập đoàn công nghiệp lớn là Thái Lan phải trải qua trận lũ lịch sử kinh hoàng. Sản xuất bị đình đốn và hoạt động kinh doanh ảnh hưởng nặng nề, không ít doanh nghiệp đã phải chọn hướng dồn sản xuất sang các cơ sở, nhà máy lẻ ở Việt Nam để tránh bị đổ bể đơn hàng, suy giảm doanh thu và mất uy tín. Song, đến cả cơ hội này Việt Nam cũng không giữ được.
Do nền công nghiệp phụ trợ kém phát triển và chưa đáp ứng được nhu cầu của những nhà đầu tư lớn, nên Việt Nam đành “ngậm ngùi” nhường luồng vốn này chảy sang các nước xung quanh.
Rõ ràng, đó là một thực tế mà không sớm thì muộn Việt Nam cũng cần phải thay đổi nếu không muốn mắc kẹt lại. Chính vì vậy, thời gian tới, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu lại toàn bộ nền kinh tế, bắt đầu từ năm 2012 này, với 3 hướng chính: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Chưa thể đưa ra kết luận về hiệu quả ngay, nhưng rõ ràng đó là một bước đi cần thiết.
GS Trần Văn Thọ hiện đang giảng dạy và nghiên cứu kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo), Nhật Bản, là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.
Năm 1990, lần đầu tiên có ba người nước ngoài được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật, ông là một trong ba người đó. Ông ở cương vị này trong gần 10 năm, qua nhiều đời Thủ tướng Nhật.
Tại Việt Nam ông từng là thành viên trong Tổ Tư vấn Cải cách Hành chính và Kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Mới đây, GS Trần Văn Thọ là một trong 14 trí thức ở nước ngoài vừa đề xuất Bản ý kiến về việc đẩy mạnh cải cách toàn diện để phát triển đất nước.
Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=337213#ixzz1kut4R38q
http://www.xaluan.com/
-Nguồn: Giáo sư Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộc
TP
- GS Trần Văn Thọ hiện đang giảng dạy và nghiên cứu kinh tế tại Đại học
Waseda (Tokyo), Nhật Bản. Ông là một trong ba nhà khoa học nước ngoài
từng được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế
của Chính phủ Nhật Bản trong gần 10 năm.
Tại Việt Nam ông từng là thành viên trong Tổ Tư vấn Cải cách Hành chính và Kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. GS Trần Văn Thọ là một trong 14 trí thức ở nước ngoài vừa đề xuất Bản ý kiến về việc đẩy mạnh cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Tiền Phong có cuộc trao đổi với GS Trần Văn Thọ nhân chuyến công tác ngắn ngày về Việt Nam của ông.
Chúng ta đã mất hơn một thế hệ
Có
thời điểm chúng ta thường nói đến hình ảnh Việt Nam như một “ngôi sao
đang lên”, một “con hổ đang chuyển mình”… nhưng hiện nay hình ảnh này ít
được nhắc đến, cá nhân ông nghĩ sao về điều này?
Việt
Nam đến nay đã tách được ra khỏi nhóm các nước nghèo và chen chân vào
nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, chúng ta đã mất
hơn một thế hệ để có được thành quả đó. Trong phát triển kinh tế, một
thế hệ - tương đương trên dưới 25 năm - có thể xem như một đơn vị thời
gian quan trọng để khảo sát sự thay đổi về chất của xã hội. Thực tiễn
trên thế giới, khoảng thời gian một thế hệ đủ làm thay đổi hẳn cục diện
của nhiều quốc gia.
Câu
hỏi cũng khiến tôi nhớ lại khoảng thời gian vào nửa đầu thập niên 90
thế kỷ trước, cụ thể là từ năm 1993, tình hình quốc tế khi đó rất thuận
lợi cho Việt Nam. Cộng đồng quốc tế bắt đầu một cơ chế giúp vốn vay ưu
đãi để xây dựng kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp nước ngoài dự định đổ xô
vào Việt Nam đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp như điện tử và
các loại máy móc. Đồng yên Nhật lên giá mạnh làm phát sinh dòng chảy đầu
tư trực tiếp lớn đang khao khát tìm cơ sở sản xuất mới.
Nhưng
rồi chúng ta đã bỏ mất thời cơ này do môi trường pháp lý chậm cải
thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách
công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Dòng chảy vốn đầu tư
trực tiếp đó kết cuộc đã đổ sang các tỉnh ven biển Trung Quốc, sau đó
kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình thành
những cụm công nghiệp lớn ở vùng này.
Mối lo từ sự lệ thuộc kinh tế
Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần nhìn nhận như thế nào về sự ảnh hưởng, đặc biệt là lệ thuộc về kinh tế?
Chẳng
hạn, chúng ta thử so sánh với một đối tác thôi. Năm 1984, thu nhập bình
quân đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 30% nhưng đến nay khoảng
cách này là 300%. Tất nhiên cần xét đến chất lượng phát triển nữa nhưng
chất lượng phát triển của chúng ta cũng không hơn Trung Quốc nên không
cần đặt ra so sánh chi tiết ở đây.
Một
thực tế chúng ta có thể thấy là hàng công nghiệp của Trung Quốc đang
tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc cao ở mức dị
thường, vừa gây bất ổn kinh tế vĩ mô vừa cản trở khả năng chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt hiện nay cơ cấu mậu dịch giữa
Việt Nam và Trung Quốc có tính chất Bắc - Nam, nghĩa là một quan hệ mậu
dịch giữa nước tiên tiến và nước chậm tiến, trong đó Việt Nam xuất khẩu
nguyên liệu thiên nhiên kể cả sản phẩm sơ chế và nhập khẩu hàng công
nghiệp.
Đẩy mạnh CNH - HĐH, thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế Ảnh: H.V. |
Dưới
trào lưu mậu dịch tự do tại Đông Á, đặc biệt dưới tác động của Hiệp
định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, trong đó từ tháng 1-2015, Việt
Nam sẽ cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sản phẩm rẻ
từ Trung Quốc chắc chắn sẽ còn ào ạt vào thị trường Việt Nam. Còn tại
thời điểm này, các thống kê cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đang chiếm
rất nhiều các gói thầu xây dựng, đưa lao động vào Việt Nam dưới nhiều
hình thức - kể cả bất hợp pháp - và nhiều nơi còn hình thành cộng đồng
người Hoa mới... Lệ thuộc về kinh tế sẽ còn dẫn đến những sự lệ thuộc
khác.
Bài học từ Philippines và Hàn Quốc
Thời
gian qua nhiều ý kiến đề cập đến việc nếu không có chiến lược phát
triển đúng đắn thì Việt Nam sẽ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” rất
nhiều nước đang mắc phải, ông chia sẻ gì về lo lắng này?
Theo
tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, Việt Nam hiện đang ở trong nhóm các
nước có thu nhập ở mức trung bình thấp, đến năm 2020 cũng có thể sẽ đạt
mức thu nhập trung bình cao. Nhưng vấn đề là Việt Nam có thể tiếp tục
phát triển bền vững để trở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ
sau đó nữa hay không mới là điều quan trọng. Trong lịch sử kinh tế thế
giới, rất ít nước vượt qua được cái bẫy này thậm chí có những nước đã
mắc vào bẫy này từ rất sớm mà không cần đợi đến khi đạt được mức thu
nhập trung bình cao (độ 4.000 USD).
Điển
hình chúng ta có thể thấy ở trường hợp của Philippines. Vào những năm
của thập niên 1950, Philippines là nước phát triển chỉ sau Nhật Bản, cao
hơn cả Hàn Quốc. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Philippines cao
gấp đôi Thái Lan nhưng đến giữa thập niên 1980 Thái Lan đã theo kịp
Philippines và đến năm 2000 hai nước đảo ngược vị trí của năm 1960.
Năm
1985, GDP bình quân đầu người của Philippines cao gấp 3,5 lần Trung
Quốc nhưng sau năm 2000, Trung Quốc đã vượt Philippines. Trong khi đó,
Hàn Quốc vào đầu thập niên 1960 vẫn là nước kém phát triển nhưng chỉ sau
một thế hệ, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển trên
thế giới.
Vậy theo ông, điều gì đã góp phần làm nên sự thần kỳ đó của đất nước Hàn Quốc mà Việt Nam chúng ta có thể tham khảo?
Lý
do đầu tiên phải kể đến đó là tố chất của những người lãnh đạo, đó là
những nhà chính trị mà tinh thần yêu nước vượt qua những niềm tin ý thức
hệ, luôn trăn trở về con đường đưa đất nước đuổi kịp các nước tiên
tiến. Họ cũng là những người thức thời, quy tụ và sử dụng được nhiều
người tài giỏi, có tâm huyết với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Lý
do thứ hai cũng rất quan trọng là Hàn Quốc từ rất sớm đã có cơ chế thi
tuyển công chức nghiêm ngặt để từ đó họ xây dựng được bộ máy hành chính
mạnh, hiệu suất cao. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, Hàn Quốc xây
dựng được quan hệ lành mạnh, hiệu quả giữa nhà nước và doanh nghiệp.
Cùng với các yếu tố đó thì giáo dục, nghiên cứu khoa học và công nghệ
luôn được Hàn Quốc quan tâm hàng đầu.
Cho
đến nay, Việt Nam có nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước nhưng chủ
yếu là những chính sách, chiến lược cụ thể, còn những yếu tố thuộc nền
tảng thể chế và xã hội, nền tảng văn hóa, giáo dục... những tiền đề để
cho các chính sách, chiến lược cụ thể ấy thành công, thì hầu như chưa
được chú trọng nghiên cứu, hoặc có nhưng chưa được thực thi, áp dụng. Đó
là những điều tôi mong thời gian tới sẽ thay đổi.
Cảm ơn ông.
Cao Nhật - Bích Diệp (thực hiện)
--- Kinh tế Việt Nam cần xác định lợi thế mới (VEF). -
Việt Nam: 5 trụ cột để hướng tới tương lai
-Vietnam Inflation Slows to 17.27%, Supporting Case for Rate Cuts (Bloomberg 21-1-12) - Phan Châu Thành – Tại sao các tập đoàn kinh tế nhà nước chắc chắn sẽ phá sản? – (Dân Luận).
-- 10 bí quyết thành đạt (Tầm Nhìn)..
- Giá USD sẽ lập kỷ lục mới trong năm 2012 ? (VnMedia). -- Tháng 1, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 6,5 tỷ USD (Vietstock). - Giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi chưa đến 50% (DT).- Tổng hợp tin kinh tế vĩ mô trong tuần cuối năm Tân Mão(Gafin).
- Việt Nam: Bắt đầu một chuyển đổi kinh tế mới? – (x-café). - Vietnam: the beginning of another economic transformation? (East Asia Forum).
- Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì trong năm 2012? (Gafin).
- Đường cong lãi suất và các dạng phổ biến (Vietstock).
- PVN: Đột phá để tăng tốc (VOV).
Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc :Diễn Đàn Doanh Nghiệp – Chủ tịch nước: ‘Đất nước cần doanh nhân biết phản biện’ (VNE). - “5 năm nữa, máy cũng đếm không xuể tiền của Bầu Đức” (VTC).Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: 'Làm những gì đã hứa!' (TP 22-1-12)- Bộ trưởng Huệ: “Tôi học được bà xã trong quản lý tài khóa” (DT). – Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: ‘Tôi chọn được việc trước’(TP).- Ông Đặng Thành Tâm: Tôi là một con rồng bay trên trời (CafeF).- Đón năm Rồng, gắng “vượt vũ môn” (VnEconomy).- Gặp gỡ năm Rồng (VnEconomy). - 5 vấn đề nhà đầu tư hàng hóa phải đối mặt năm 2012 (Gafin). - “10 năm tới không thể có cơ hội đầu tư tốt như bây giờ” (Đầu tư CK).
- Người trẻ “ôm đồm” (Doanh nhân SG).- Người nước ngoài mua hàng ở VN được hoàn thuế GTGT(VEF).
- Nhiều siêu thị mở cửa từ mùng 2 Tết (VnEconomy).- Nhiều dịch vụ “hốt bạc” ngày cuối năm (TN).- Dịch vụ hốt bạc đêm giao thừa (VNE).- Thị trường và phúc lợi an sinh (VEF).
- Một chữ “Hoạt” (Doanh nhân SG).- Tháng 1: CPI cả nước tăng 1% (VTV).- Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA (Vietstock).
- BVS lỗ năm thứ 2 liên tiếp gần 93 tỷ đồng (Gafin). - “Sốt” dịch vụ cho thuê đào Tết (LĐ).
- Trò chuyện đầu năm cùng Chủ tịch HĐQT Đạm Phú Mỹ (Vietstock).
- Tết nghèo của giới đầu tư bất động sản Vietstock).
-- “Cổ phiếu lì xì” (Vietstock). - Siêu thị đua lì xì hút khách ngày khai xuân (Infonet). - Lạm phát mới biết ai giàu (TP).
Những thú chơi ‘khoe tiền’ của đại gia Việt (ĐV 22-1-12)
Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận? (Bee.net 21-1-12)
Để dạy học: Tại sao Mỹ không sản xuất iPhone? How U.S. Lost Out on iPhone Work (NYT 20-1-12) VERY INTERESTING! ("It isn’t just that workers are cheaper abroad. Rather, Apple’s executives believe the vastscale of overseas factories as well as the flexibility, diligence and industrial skills of foreign workers have so outpaced their American counterparts that “Made in the U.S.A.” is no longer a viable option for most Apple products."
- ATM đã “nhả” tiền mặt gấp 4 lần trong tháng Tết (Vietstock). -- Việt Nam tưng bừng đón năm mới Nhâm Thìn, tạm quên đi nỗi lo lạm phát – (RFI). - Đại gia làm… nông dân (Dân Việt). - Tại sao OPEC luôn nói dối về dự trữ dầu thô của mình? (Gafin).
- Đón năm Rồng, gắng “vượt vũ môn” (DT). - ‘Bắt mạch’ các kênh đầu tư năm 2012 (Đất Việt).
Dịch vụ làm đẹp "ế sưng" ngày cuối năm (Bee.net 22-1-12)Những thú chơi ‘khoe tiền’ của đại gia Việt (ĐV 22-1-12)
Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận? (Bee.net 21-1-12)
- Vinashin phấn đấu để thu nhập lao động tăng 30% (TTXVN). – Jonathan Rogers – Việt Nam có thể vẫn phải trả giá cho sự vỡ nợ của Vinashin – (Dân Luận). - Vietnam may end up paying for Vinashin’s default (IFR).- EVN: Lỗ nghìn tỷ mà bảo chất lượng lao động…’tốt’? (VNN). -- Ông Nguyễn Duy Hưng: Chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ (Gafin).- ACB đạt hơn 4.174 tỷ đồng lợi nhuận năm 2011 (VnEconomy).- VN muốn vào nhóm “kinh tế dùng đũa” – (BBC).
- Quýt hồng Lai Vung không đủ tiêu thụ vào dịp Tết (TTXVN). -- Hơn 60 quốc gia đề nghị đảm bảo an ninh lương thực thế giới – (RFI). - Miến Điện: Thị trường tiềm năng đối với giới đầu tư nước ngoài – (RFI). - Chỉ số nhà ở toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ quý 2 năm 2009 (DVT).
Trung Quốc là thủ phạm khủng hoảng tài chính toàn cầu? How China's Boom Caused the Financial Crisis (FP 17-1-12)◄- Debt crisis: Italy and Spain call for eurozone rescue fund booster (The Telegraph). - Lãnh đạo EU họp bàn chấm dứt khủng hoảng hôm nay (Gafin).-- Dự đoán thế giới trong năm Thìn (VNE).- Tổng thống Mỹ sắp công bố kế hoạch kinh tế chi tiết – (VOA). - TT Obama: Du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng – (VOA).
- Tỷ phú số 1 Ai Len tuyên bố phá sản (VEF). -
Chuyện trong làng: Economists: A Profession at Sea (Time 19-1-12) -- I tell ya: Après moi, le deluge! ◄Để dạy học: Tại sao Mỹ không sản xuất iPhone? How U.S. Lost Out on iPhone Work (NYT 20-1-12) VERY INTERESTING! ("It isn’t just that workers are cheaper abroad. Rather, Apple’s executives believe the vastscale of overseas factories as well as the flexibility, diligence and industrial skills of foreign workers have so outpaced their American counterparts that “Made in the U.S.A.” is no longer a viable option for most Apple products."
7 đứa con đẩy cha mẹ già ra đường ăn Tết với cỗ quan tài
(GDVN)
- Để đuổi bố mẹ, con dâu rút ngói cho mưa ướt giường; con trai ghè dao
vào cổ bố...là những điều khủng khiếp nhất trong cuộc đời của đôi vợ
chồng già cả.
Những
ngày gần đây,câu chuyện về đôi vợ chồng già hơn 80 tuổi, mặc dù sinh hạ
được 7 người con, nhưng cuối đời lại bị con cái hắt hủi, phải ở nhờ
đình làng đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Bởi vì, sau câu
chuyện khó tin này là hàng loạt những câu hỏi vì đâu mà những đứa con
bất hiếu đều đuổi bố mẹ khỏi nhà cũng như vấn đề đạo hiếu trong xã hội
hiện đại.
Để
tìm hiểu kỹ hơn về những điều nói trên, phóng viên Báo điện tử Giáo dục
Việt Nam đã có mặt tại đình làng Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Hoài
Đức, Hà Nội vào sáng mùng 7 Tết để tìm gặp những “nhân vật chính” trong
câu chuyện. Tiếp chúng tôi trong gian nhà lụp xụp, thấp lè tè ở góc
khuôn viên đình, ông Nguyễn Văn Qúy (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Chén (80
tuổi) tỏ ra rất niềm nở. Nhưng khi được hỏi về câu chuyện buồn của vợ
chồng mình, cả 2 ông bà dường như khựng lại, bởi vì “nhắc đến chỉ thêm
đau lòng” (lời bà Chén).
đã 10 năm nay ông Nguyễn Văn Qúy cùng vợ phải tá túc nhờ trong sân đình |
Nhưng
sau vài ba câu chuyện thân tình, cuối cùng bà cũng mở lòng để kể về
những đứa con của mình. Trong đó, điều khiến tôi cảm động nhất có lẽ là
những ký ức về chuyện chăm sóc các con của vợ chồng bất hạnh. Dáng vẻ
già nua, gầy guộc, run run trong từng câu nói, bà kể: Hai vợ chồng tôi
đều xuất thân là trẻ mồ côi, nên lấy nhau, sinh con đẻ cái, gây dựng cơ
nghiệp đều từ 2 bàn tay trắng. Lúc còn trẻ, vì nhà đông con, nên hầu như
việc kiếm tiền, kiếm cơm cho các con đều do một tay ông lão làm hết,
còn bà là người chăm bẵm các con.
Ngày
còn đói kém, bữa nào bà cũng phải nấu độn cơm, ngô, sắn mới đủ cho các
con ăn. Thế nhưng, vì thương con, nên bao nhiêu sắn, vợ chồng bà cũng
giành ăn hết, để cơm với ngô cho các con. Nhà nghèo, nhưng ông bà đều cố
gắng cho các con học cái chữ, cho bằng bạn, bằng bè. Thế nhưng, khi
trưởng thành, “chúng nó” lại đối đáp với bố mẹ như những kẻ “mất dạy”.
họ chống chọi với mùa đông bằng cách che nilon quanh cửa sổ |
Lúc
ở cùng vợ chồng anh Nguyễn Văn Trượng (con trai cả), dù là ăn ở riêng,
nhưng do không “vừa mắt”, muốn đuổi ông bà đi nên con dâu rút ngói trên
mái nhà, để mưa chảy ướt giường nằm của bố mẹ chồng. Sau một gần 2 năm
sống ở chuồng lợn, chịu không nổi, vợ chồng già phải chuyển sang ở với
con trai út, anh Nguyễn Văn Đại. Sau khi cưới vợ, anh này “dỗ ngọt” bố
mẹ bán mảnh đất khai hoang ở khu kinh tế mới đi, mua đất xây nhà 2 tầng ở
Đồng Lư, anh này cũng trở mặt, ghè dao vào cổ, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà.
Kể
về kỷ niệm buồn này, ông Qúy ứa nước mắt: Đó là ngày giỗ cụ, ông mua
được vài lạng lòng lợn về thắp hương cho vong hồn đỡ tủi. Nhưng hương
vừa thắp lên, thì con trai út của ông kéo xuống, ném đồ ăn đi, kèm theo
lời chửi rủa: “Chúng mày cút khỏi nhà ngay”. Ông lão bực mình, “tao
không đi, mày thích chém giết thì tùy mày”. Bị thách thức, đứa con bất
hiếu đã ghè dao vào cổ ông. Bà Chén sợ cảnh con giết cha, nên hô ầm làng
nước lên, ngay lập tức thằng con đánh đạp bà túi bụi. Sau nỗi đau lớn
lao cả về tinh thần lẫn thể xác, ông bà quyết định ra đình, xin làng cho
tá túc tại căn nhà lụp xụp hiện tại.
đồ đạc sơ sài |
Niềm
vui lớn nhất của tuổi già chính là được con cháu phụng dưỡng, chăm nom.
Thế nhưng, cuộc đời về già của đôi vợ chồng này không có phúc được
hưởng điều đó. Trong quãng thời gian 9 năm sống ở đình làng, hầu hết các
con ông đều rất ít ghé thăm, hỏi han sức khỏe bố mẹ. Người con gái út
là người nghèo nhất trong số họ lại là người quan tâm, chăm sóc bố mẹ
nhiều nhất.
Nói
về cái tết buồn vừa qua, ông Qúy tâm sự: Duy chỉ có anh con trai thứ 2
mang cho bố mẹ mấy chiếc bánh trước tết, còn lại, không một người con
nào ghé thăm, mừng tuổi bố mẹ. Chuyện ấy đã xảy ra gần 10 cái tết, nên
vợ chồng ông cũng dần quen rồi. Sau này dẫu có chết đi, cũng chỉ nghĩ là
nhờ dân làng đưa ra bãi tha ma chôn cất, chứ không còn nghĩ tới các con
nữa.
-7 đứa con đẩy cha mẹ già ra đường ăn Tết với cỗ quan tài
-Đó là bi kịch của vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Tám năm bị con cái đẩy ra đường là tám cái Tết buồn của cặp vợ chồng bất hạnh.
Những đứa con “trời đánh”
Tìm đến thôn Đồng Lư hỏi thăm vào ngôi chùa có vợ chồng cụ già phải tá túc, mọi người đều biết chính xác: “Chắc cô chú tìm ông bà Quý hả? Tội nghiệp ông bà ấy lắm cô chú ạ, hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng về già mất phúc. Con cái thì đông đúc, giàu có mà có đứa nào chịu nuôi bố mẹ đâu”. Rồi không kịp để khách hỏi thêm câu nào, mọi người tranh nhau kể tội mấy đứa con bất nhân của hai cụ: “Mấy hôm trước chúng nó lại vừa hành hung bố mẹ”.
Cụ
bà Nguyễn Thị Chén đang cầm chổi quét sân chùa, tuổi già, mắt kém nên
lẩy bẩy lia từng nhát chổi chậm chạp, cứ vài phút lại dừng tay đấm lưng.
Trời Hà Nội những ngày cuối năm lạnh đến dưới 10 độ C nhưng bà cụ cho
biết ông lão chồng mình từ sáng sớm đã ra đồng mò cua bắt ốc.
Nghe có người muốn đến hỏi chuyện bi kịch của mình, khóe mắt nhăn nheo của bà cụ trào nước mắt: “Một đời chúng tôi vì con vì cái, nuôi nấng dựng vợ gả chồng cho chúng, không để nợ một đồng một cắc nào cho chúng. Vậy mà giờ chúng đối xử với vợ chồng tôi thế này đây”.
Cách
đây 60 năm, ông bà quen nhau trong một lần đi làm thuê ở miền sơn cước
rồi nên duyên vợ chồng. Về sống với nhau, ông bà lập nghiệp từ đôi bàn
tay trắng trong hoàn cảnh khó khăn nghèo túng. Lúc vợ chồng ra ở riêng
tài sản chỉ có duy nhất 20 cây tre để dựng căn nhà làm nơi tá túc tránh
mưa tránh nắng.
Ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái.
Ông bà lần lượt sinh hạ được bảy người con, ba trai, bốn gái.
Cuộc
sống vốn dĩ đã khó khăn, khi bảy đứa con lần lượt chào đời thì cuộc
sống càng túng quẫn hơn. Để nuôi được bảy người con thành người, ông bà
đã phải chịu trăm ngàn cực nhục. Ông đi làm thuê làm mướn hùng hục suốt
ngày, còn bà thì tối ngày cắm mặt trên mấy thửa ruộng kiếm miếng cơm
manh áo nuôi con.
Căn
nhà nhỏ cũ nát đêm mưa không có chỗ nằm, ông bà nhường cho các con chỗ
khô ráo, còn mình thì chịu trận giữa mưa gió. Bữa no bữa đói, nồi cơm
độn sắn ngô không đủ cho đàn con đông đúc, có bữa ông bà phải nhịn ăn
nhường con.
Xã
hội ngày càng càng phát triển, cuộc sống rồi cũng bớt khó khăn. Rồi ông
bà dựng vợ gả chồng cho mấy đứa con lớn, mấy đứa nhỏ thì do cuộc sống
khó khăn quá nên ông bà dắt lên vùng kinh tế mới ở Tiến Xuân thuộc huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội). Đến vùng kinh tế mới, do chịu khó làm ăn nên cuộc sống gia
đình đã thoát khỏi cảnh túng quẫn. Lúc này ông bà dựng vợ gả chồng nốt
cho mấy đứa nhỏ.
Tuy
không bằng ai nhưng ông bà vẫn cố gắng lo lắng cho con cái chu đáo, 3
người con trai thì cho mỗi anh một dinh cơ khi lấy vợ, không để nợ một
xu một đồng cho đứa con nào. Khi người con trai thứ ba của ông bà lấy vợ
xây nhà, đứa con xui ông bà bán đất ở vùng kinh tế mới để lấy tiền xây
nhà cho mình, ông bà cũng nghe theo vì cha mẹ nào chẳng “cá đuối đắm
đuối vì con”.
Những bữa cơm chan nước mắt
Bà
cụ giơ tay gạt dòng nước mắt rồi tiếp tục câu chuyện. Sau khi dồn hết
tiền làm nhà cho anh con trai thứ ba, ông bà về ở với người con trai cả
khi trong tay ông bà không còn tiền. Người con cả khi đó đã hậm hực hắt
hủi ông bà với lý do: “Bao nhiêu tiền cho thằng thứ ba hết, tôi không
được gì”, trong khi chính anh ta thừa hưởng mảnh đất trước đó cha mẹ
cho.
Sống với người con cả, vợ chồng cụ phải làm như người đi ở. Hàng ngày hai cụ phải lấy bèo nuôi bảy con lợn, cày cấy gặt hái, đi làm sớm về muộn mới được miếng cơm để ăn. Đến mùa vụ, có khi cụ bà đi gặt được mấy gánh lúa thì con dâu mới ra đồng. Cực nhục là vậy nhưng với bản tính hiền lành chịu thương chịu khó, ông bà cắn răng không kêu nửa lời cho vừa lòng vợ chồng con cả. Nhưng cũng chẳng được bao lâu thì anh con cả tuyên bố thẳng thừng: “Ông bà cút khỏi nhà này, đi đâu thì đi”.
Vợ chồng cụ đành lẳng lặng ôm quần áo tìm đến nhờ vả anh con trai thứ ba. Những tưởng trước đây mình đã lo lắng bán nhà đi lấy tiền cho nó xây nhà thì con sẽ tốt với mình, thế nhưng trái lại người con này cũng không kém phần tệ bạc với cha mẹ và tỏ rõ “quan điểm”: “Ông cả không tử tế với ông bà thì tôi việc gì phải tử tế?”.
Ở đây, cảnh khổ không kém gì con cả khi đã không những phải làm lụng vất vả, họ còn năm lần bảy lượt bị con đuổi đi. Nhục nhã nhất là những bữa cơm chan nước mắt. Bữa ăn nào cũng vậy, người con trai bắt bố mẹ phải cung kính mời… vợ chồng con cái mình ăn cơm bằng câu: “Mời ông bà ăn cơm, mời các cháu ăn cơm”.
Có
những người làng xóm thấy vậy thì bực mình thay và phẫn nộ: “Ông bà
hiền quá để nó bắt nạt, mình là bố mẹ đến bữa thì sao phải mời chúng
nó”. Thử một lần “phạm thượng”, tối đó hai cụ không mời thì bị con trừng
mắt nạt nộ: “À, cái nhà này ăn cơm không ai mời ai à”. Sợ ông “trời
con”, ông bà run rẩy “trở về nếp cũ”: “Mời ông bà…”.
Nhẫn
nhịn bao lâu những mong yên thân nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng
dừng”, đến một hôm gã con trai thứ ba giơ tay đấm vào mặt mẹ, vác dao kề
cổ bố xua đuổi: “Bước mẹ chúng mày ra khỏi nhà, không tao cho nhát dao
bây giờ” (nguyên văn lời của cụ Chén - PV). Thấy bố mẹ lủi thủi ôm mớ
quần áo rách bước đi, gã còn thẳng thừng tuyên bố: “Còn quay về đây thì
đập chết”.
Vẫn
còn một niềm hi vọng nữa là người con trai thứ. Biết bố mẹ phải lang
thang ngoài đường, anh này đón ông bà lên ở cùng nhưng cũng được vài
hôm. Phải sống trong cảnh những lời nói móc máy của cô con dâu ra rả
trong nhà suốt cả ngày, ông bà cảm thấy sống còn khổ hơn chết.
Nước
mắt lưng tròng, không còn nơi nương tựa vợ chồng cụ lang thang đây đó,
đến khi không còn chỗ nào nữa đành phải vào ở nhờ nhà chùa.
Tám mươi năm cuộc đời vất vả làm lụng, gia tài các cụ có trong tay là bảy đứa con bất hiếu và bất lực, sau miếng ván dùng để đóng áo quan khi chết cùng 3 bao tải đựng lá khô dùng đun nấu. Người làng thấy vậy liền thương tình người cho cái bát, người cho manh chiếu, người cho cái giường cũ để các cụ dựng thành cái “tổ ấm” cuối đời.
Rơi lệ nghe những kỷ niệm buồn
3
người con trai thì vậy, những người con gái cũng không “khá khẩm” gì
hơn. “Mấy đứa con gái thì một đứa lấy chồng ở Xuân Mai, một đứa lấy ở
trại Bà Nhà, một đứa ở Cố Đụng (đều là những địa điểm gần nơi ông bà
đang ở nhờ - PV), còn đứa út thì lấy chồng ở làng Đồng Lư này thôi”, bà
lão nhẩm đếm. 3 đứa con gái của cụ theo lời kể của bà lão tội nghiệp thì
kinh tế đều khá giả, chỉ có cô út lấy chồng ở làng thì nghèo “rớt mồng
tơi”.
Chẳng biết giàu sang cỡ nào nhưng mấy đứa con gái hàng năm không ngó ngàng tới bố mẹ, năm thì mười họa mới mua cho ông bà mấy viên thuốc, Tết nhất may ra cho được túi kẹo cái bánh. Riêng cô con út cùng làng thương cha mẹ già thì thỉnh thoảng ghé qua nhưng nghèo quá, nuôi còn chưa nổi nói gì lo cho cha mẹ già.
Trở
lại câu chuyện những người con trai. “Sòng phẳng” mà nói thì lúc ra nhà
chùa ở, hai cụ vẫn chưa đến nỗi không còn “miếng đất cắm dùi” vì vẫn
còn một sào ruộng để cấy lúa sinh nhai. Thế nhưng tài sản cuối cùng này
cũng bị đứa con trai cả tranh cướp. Đã mấy lần cô út đi giúp bố mẹ già
làm ruộng thì bị vợ chồng anh cả vác cuốc đuổi đánh, không cho làm hộ vì
“đó là ruộng của tao, mày đừng có động vào”.
Chưa
hết, mấy năm trước hai cụ đến tuổi thượng thọ nên được hưởng chính sách
của Nhà nước, theo quy định thì phải có sổ hộ khẩu, chính quyền mới có
thể làm giấy tờ chúc mừng, làm chế độ. Vẫn đứng tên trong hộ khẩu gia
đình con trai cả, ông bà lủi thủi về van vỉ con cho mượn cái sổ hộ khẩu
để làm giấy tờ cũng bị đứa con từ chối thẳng thừng.
Khi người cha về van vỉ: “Con cho bố mượn sổ hộ khẩu một lát, bố chỉ mang đi photocopy rồi trả ngay” thì đứa con nại ra lý do “Sổ đang ở nhà trưởng thôn”. Lóc cóc tìm đến nhà trưởng thôn thì được biết rằng con đã lừa mình, ông lão lại lộn trở lại nhịn nhục xin mượn lần nữa thì con trai – con dâu đùn đẩy nhau. Uất ức, người cha gạt nước mắt lủi thủi quay đi và thề “không bao giờ bước chân đến đây nữa”.
Cũng
có những lúc ông bà lão 80 này được những đứa con “đối xử tử tế” một
cách bất thường. Đó là những lúc chúng cần các cụ làm “con ở”. Thằng con
trai thứ ba của họ là một ví dụ, khi vợ sinh nở thì người này tới đón
vợ chồng cụ vào. Đã “cảnh giác” sau nhiều lần bị lợi dụng nên cụ ông
không đi vì nghĩ “nó chỉ đạo đức giả”, riêng cụ bà thương con thương
cháu nên theo vào chăm sóc, giặt giũ, làm lụng “phục vụ” gia đình con.
Lời ông cụ đã đúng khi đứa cháu đã cứng cáp, vợ chồng đứa con lại đuổi bà đi: “Bà đi làm lấy mà ăn, không được ở đây nữa”. Gần 10 năm nay thấy ông bà lão chui rúc trong căn lều rách, nhiều người hàng xóm khuyên: “Hai cụ đi ở nhờ đình chùa làm gì cho khổ, về làm một túp lều ở góc vườn nhà thằng con mà ở”. Phong phanh nghe thấy, đứa con ngang ngược nói bóng gió: “Về tao không cho làm, tao “băm” chết”.
Với
những “kinh nghiệm xương máu” từ những đứa con, bà cụ thành thật:
“Chẳng biết rồi khi chúng tôi chết chúng có để ý đến bố mẹ không, hay
lại phải nhờ cậy đến chính quyền, đến dân trong làng”. Những đứa con
trai chưa từng một lần đến xem túp lều nơi cha mẹ trú thân, chưa từng
một lần ngó ngàng để ý bố mẹ còn sống hay chết.
Táng
tận lương tâm hơn, chúng còn cấm tiệt các con không được chào hỏi,
không được ra chơi với ông bà. Những đứa con dâu “rách giời rơi xuống”
thì đã đành, nhưng những đứa cháu có lẽ đã được bố mẹ “huấn luyện” nên
có gặp ông bà hay cô út ngoài đường chúng cũng “bơ” đi như người dưng
nước lã.
Chúng
tôi hỏi tại sao hai cụ không nhờ chính quyền địa phương can thiệp sự
việc, ít nhất nếu con cái không nuôi cha mẹ thì cũng phải trả các cụ
mảnh ruộng cho các cụ kiếm gạo chứ? Cụ bà nghẹn ngào: “Chính quyền cũng
không làm gì được mấy thằng con tôi. Ở đây chúng nó chửi nhau hết với họ
hàng rồi đến hàng xóm, sống một mình mà không chơi với ai cả”.
Chị út khi đó vừa đến thăm mẹ cũng gục đầu nức nở: “Trước kia khi anh tôi kề dao vào cổ bố dọa chém, chính quyền và dân quân có đến bắt anh ta viết giấy cam đoan không được hành hung bố mẹ nữa nhưng chỉ hôm trước hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi thì cũng đau lòng lắm nhưng “lực bất tòng tâm” các anh chị ạ, muốn nuôi bố mẹ mà sức không nổi vì nghèo, lại lấy chồng nên phải lo nhà chồng”.
Sống khổ hơn chết
Góc
nhà nơi ông bà lão “trời đày” này trú ngụ rộng khoảng dăm m2, chiếc
giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy gạch kê lên.
Người già đã khó ngủ, đêm mùa đông càng khó ngủ hơn khi gió cứ len lỏi
qua cửa sổ thốc vào nhà dù hai cụ đã cẩn thận nhét đầy ni lông, giẻ rách
vào các khe hở. “Nghĩ cực lắm, chúng tôi có làm gì nên tội đâu mà lại
bị đày đọa thế này.
Nhưng
vợ chồng tôi cũng kiên gan lắm đấy, nhiều khi cũng muốn phát điên hay
cắn lưỡi mà chết, nhưng bây giờ mà chết thì chính quyền với làng xóm lại
khổ nên sống được ngày nào cứ cố sống. Đêm nào cũng nước mắt chảy xuôi,
cụ Chén nói.
Đọc
đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc ông bà lão sinh sống bằng gì. Bà cụ
cho biết ngoài việc ông lão ngày ngày đi mò cua bắt ốc, người trong làng
còn mỗi người giúp một chút, hôm thì cho lon gạo, hôm thì cho ít muối,
mà người già ăn ít, chẳng có nhu cầu mua sắm gì nên ông bà vẫn cầm cự
được. “Năm nay là cái Tết thứ tám vợ chồng tôi ở đây rồi, Tết nhất chẳng
có gì, cứ nhìn nhà người ta con cái sum vầy thì mình lại khóc. Mình có
đến bảy đứa con, hàng chục đứa cháu mà lại khốn khổ khốn nạn nhất cái
làng này”, cụ Chén khóc.
Rồi
cụ bà ngóng ra ngoài xem cụ ông đã về đi mò cua bắt ốc về chưa, chép
miệng thương chồng: “Khổ thân ông ấy, tôi thì ốm đau nên mọi việc đều
phải ông ấy làm. Sáng nay tôi bảo trời vẫn rét lắm, đừng đi ra đồng lặn
lội nữa mà ông ấy vẫn gạt đi, bảo là Tết đến nơi rồi phải kiếm mớ ốc con
tép bán kiếm tiền mua nén nhang cúng tổ tiên. Trời rét thế này tôm tép
cũng trốn sạch, có khi mình còn chết rét ấy chứ”.
Cụ bà kể lại cụ ông ngày may mắn thì cũng kiếm được vài con ốc bán lấy dăm ngàn, có ngày đi từ sáng đến tối mới về mà tay không vì “tay đưa thìa cháo lên miệng còn run, mắt kèm nhèm thì làm sao bắt được tôm tép. Có ngày bắt được nửa giỏ ốc về nhưng đổ ra tôi mới thấy quá nửa toàn là… vỏ ốc". Những ngày không có gì ăn hay gần hết cái ăn, hai cụ phải nấu cháo húp dằn lòng, hoặc cố đi nhặt nhạnh rau dại ăn trừ bữa. Chùa cũng không có nước, hàng ngày cụ ông lọc cọc kéo xe bò từ giếng làng về để dùng sinh hoạt.
Ấy là mấy hôm trước ông lão vừa đi viện về, vậy mà vừa xuất viện hôm trước hôm sau lại đã lọ mọ ra đồng tìm cái ăn. Nhắc đến chuyện này, bà cụ lại rưng rưng nước mắt nhớ “bạn”. “Bạn” của bà là một con chó gầy giơ xương, tám năm nay lủi thủi quanh quẩn cùng ông bà, lúc ông đi kiếm ăn thì bầu bạn với bà, cho bà vỗ về.
Vậy nhưng hôm ông lão ốm, nhà làm gì có đồng nào xu nào nên bà chạy nháo nhác khắp làng hết vay rồi xin cũng chỉ được vài chục ngàn. Bà lão đành gọi lái chó đến bán “bạn” mình đi. Bà vỗ về “bạn” trước khi người lái chó thòng dây vào cổ con chó ốm: “Mày thông cảm, hoặc là chồng tao chết, hoặc là mày chết. Thôi “mày” đi thay ông ấy”. Không rõ con chó lẽ cũng hiểu tình cảm của bà lão, hay vì đói quá nên chẳng còn sức ăng ẳng kêu như những con chó khác khi bị bán, chỉ mắt long lanh nước nhìn bà chủ ngoảnh mặt đi.
Trong
cuộc đời này không nỗi buồn nào buồn bằng nỗi buồn con bất hiếu – cha
mẹ bị hắt hủi. Ai cũng có mẹ có cha nên chạnh lòng trước thảm cảnh của
hai cụ, chúng tôi cũng muốn khóc nhưng phải cố dằn lòng vì khóc không
giúp được gì cho hai cuộc đời khổ sở cùng cực này, chỉ mong thông qua
mặt báo chuyển tải đến hàng triệu bạn đọc trên cả nước lời khẩn cầu có
một sự đóng góp nhỏ giúp đỡ hai cuộc đời này.
Lẩn thẩn nghĩ lại thấy hai cụ ngày xưa đã nghèo, nay còn nghèo hơn nữa: 60 năm trước khi lấy nhau các cụ còn có mơ ước về những đứa con là “của để dành” và 20 cây tre làm nhà; nay cuối đời các cụ còn gì ngoài sự thất vọng về đạo lý làm người và 6 miếng gỗ mới chỉ đủ làm một chiếc áo quan, lại động chạm đến nỗi áy náy của bà cụ: “Hai người chết chung thì còn chôn một hòm được, nếu không chết cùng nhau thì chẳng lẽ một người lại… bó chiếu?”
Theo Pháp luật Việt Nam
-8 cái Tết buồn của đôi vợ chồng già bị 7 đứa con đẩy ra đường PLVN-
Cụ ông 88 tuổi đơm đó bắt tép nuôi vợ bệnh tật
05/09/2010 09:29:12
- Trong suốt 7 năm qua, người dân thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội vẫn thường thấy một cụ ông ở tuổi cổ lai hy ngày lại ngày mang cái dậm, cái đó ra đồng để đơm cá bắt tép bán lấy tiền nuôi vợ bệnh tật triền miên.
Một buổi chiều nắng gắt, chúng tôi đến thăm ông Nguyễn Văn Quý và vợ là bà Nguyễn Thị Chén tại một gian phòng ở đình làng thôn Đồng Lư mà hai cụ ở nhờ từ năm 2004 đến nay.
Khổ quen rồi...
Trong
gian phòng lụp xụp chừng dăm mét vuông của hậu cung đình làng Đồng Lư,
một cụ ông da đồi mồi, khuôn mặt hốc hác vì sương gió, kham khổ đang
chăm sóc người vợ luôn bị những cơn đau do bệnh tật hành hạ. Không ai có
thể ngờ rằng hai cụ có tới... bảy người con. Cụ Quý giãi bày: “Tôi sinh
ra được bảy người con, ba trai tên Trượng, Lượng, Đại và bốn con gái
tên Quynh, Minh, Bảo, Thoa. Trai thì ở gần đây cả còn con gái thì hầu
hết lấy chồng xa”.
Cụ Quý bên người vợ ốm đau thường xuyên. |
Cụ
bảo: “Cháu (cụ Quý tự xưng - PV) khổ quen rồi chú ạ. Bố mẹ cháu chết
sớm, bản thân phải đi ở đợ cho nhà cụ Bảy Miệu mãi tận trên Sơn Tây (Hà
Tây cũ). Mà ngày ấy nào có được ăn cơm, có ăn thì cũng phải cùng ăn với
chó. Lớn lên không có ruộng đất, nhà cửa lại phải đi ở nhà chùa. Sư Vũ
bảo cháu là nặng căn nặng quả cần phải quy y cửa Phật mới giải thoát
được, nhưng cháu không tin. Đã có lần do cuộc sống khó khăn nên cháu đã
có ý định cạo đầu đi tu, nhưng vì mình không có căn duyên nên không
thành”.
Lớn
lên, cụ Quý lập gia đình với bà Nguyễn Thị Chén sau cải cách giảm tô
một năm. Cuộc sống dần ổn định, lần lượt 7 đứa con ra đời. Những năm đói
kém cả hai vợ chồng có lúc phải ăn củ chuối chấm muối để cầm hơi còn
cháo thì để dành nuôi con. Tằn tiện chắt chiu, cụ cũng mua được một mảnh
đất bỏ hoang trong làng dựng lên túp lều để làm nhà ở. Thời gian thoi
đưa, con cái hai cụ lớn lên và đều đã lập gia đình. Những tưởng như vậy
là hai cụ có thể nghỉ ngơi an hưởng tuổi già bên đàn con cháu sum vầy...
Có gà có thóc... mới được con "yêu"
Có gà có thóc... mới được con "yêu"
Nhưng
cụ đâu có ngờ cuộc đời thay đổi, trái đất chuyển xoay. Theo thời gian,
đất cát lên giá vùn vụt, các con bảo cụ là bán bớt đi mảnh đất ở để xây
nhà cao cửa rộng, “bố mẹ đã khổ nhiều rồi giờ phải được hưởng hạnh
phúc”.
Cụ Quý đứng trước góc sân đình mà dân làng thương tình cho ở nhờ. |
Năm 1999, cụ Quý đồng ý bán đất, đưa hết tiền cho các con xây nhà, sau khi có nhà mới cụ cảm thấy phần nào được an ủi lúc tuổi già. Nhưng cũng từ đấy các con bắt đầu đổi thay tính nết. Năm 2002, cô con dâu út đưa đứa cháu nội ra vườn đi vệ sinh, trời mùa đông thời tiết khô hanh, cô liền cầm chiếc bật lửa châm vào đống rơm để cho… “cháu vệ sinh an toàn”. Ngọn lửa bùng lên và sự giận dữ được trút lên đầu cả hai cụ. Và cũng từ đó ngọn lửa trong lòng của cả con dâu và con trai ngùn ngụt cháy. Không chịu đựng nổi sự chửi rủa, mắng mỏ của các con, cụ liền đi ở nhờ nhà ông Oai, ông Thinh - vừa là người nhà lại vừa là hàng xóm. Được một thời gian các cụ để dành được một chút thóc lúa thì cậu con trai út lại đón hai cụ về để “chăm sóc”. Khi thóc lúa hết, các cụ lại bị hắt hủi.
Cụ
kể: “Từ năm 2004 đến nay nó đã đón cháu về bốn lần rồi, khi hết lúa
cũng là bốn lần cháu phải ra đình”. Đã không dưới một lần đứa con trai
út cầm dao kề vào cổ cụ và nói: “Ông cho mày nhát bây giờ”. “Sợ lắm chú
ạ, giá như người ngoài thì còn có pháp luật xử lý chứ con mình thì ai xử
hả chú?". Cụ cho biết thêm: “Khi còn ở thôn Đồng Lư thì con cả bảo:
“Ông lên rừng Tiến Xuân mà ở với chú Đại cho không khí trong lành”. Lên
Tiến Xuân được một thời gian, tôi có chăn nuôi được hơn trăm con gà, đến
ngày thu hoạch thì đứa con út lại bảo: “Thôi, ông về quê mà sống, ở đó
còn có họ hàng, anh em và tổ tiên chứ ở đây thì có ai”. Cứ như thế đã 4
lần cụ phải ra đi rồi lại trở về như những người vô gia cư, không con
cái. Có hôm, đêm đến cụ phải một mình ôm chiếc chăn chiên lên rừng để
ngủ cho qua, chờ đến sáng rồi về. Trên đường về miệng thì khát khô nhưng
họng thì đắng ngắt, đến nước lã nuốt cũng không trôi.
Sau đó cả hai cụ đã quyết định ra ở nhờ đình làng, ở đó có ba phòng còn bỏ trống. Và cũng từ đó cụ ông Nguyễn Văn Quý không cho phép mình ốm, vì cụ biết rằng nếu chẳng may mình ốm thì chỉ có nước là cả hai vợ chồng đều chết mà thôi.
Sau đó cả hai cụ đã quyết định ra ở nhờ đình làng, ở đó có ba phòng còn bỏ trống. Và cũng từ đó cụ ông Nguyễn Văn Quý không cho phép mình ốm, vì cụ biết rằng nếu chẳng may mình ốm thì chỉ có nước là cả hai vợ chồng đều chết mà thôi.
Hai
cụ được nhà nước chia cho gần 400m2 đất canh tác và nhập cùng khẩu với
các con cho tiện. Khi cụ ra khỏi nhà thì cũng là lúc các con trả ruộng
lại để các cụ sản xuất. “Chú ơi, trên đời này chắc nhiều người còn khổ,
nhưng có lẽ chẳng ai khổ bằng tôi. Gần 400m2 đất thì các con chia cho
tôi tới 7 thửa, mỗi thửa cách nhau khoảng vài trăm mét. Trước khi chia
chúng nó bảo chia nhỏ ra như vậy để tôi dễ làm "kẻo rồi ông lại bảo chỗ
ruộng tốt thì không chia lại đi chia ruộng xấu”. Bây giờ sức tôi thì đã
gần tàn, lực tôi đã kiệt, muốn cho tôi thế nào thì cho, kêu ca thì chúng
lại bảo “già rồi mà còn lắm mồm, nói ít thôi cho con cháu còn nhờ".
Để có nước sinh hoạt hàng ngày cụ Quý phải đi gánh cách nhà chừng 1km. |
May mà tôi còn đứa con gái út sinh năm 1978 tên Thoa lấy chồng cùng làng chứ không thì cũng đến chết. Cứ đến mùa vụ là nó lại đem con ra cho tôi trông, còn ruộng thì nó làm giúp cho. Nhưng mà cháu nghèo quá anh ạ”. Tôi hỏi cụ vụ mùa thóc lúa phơi ở đâu, cụ cho biết: “Từ năm 2004 tôi ra đây, làng cho tôi ở nhờ trong đình và yêu cầu tôi hàng ngày phải quét dọn cho sạch sẽ, còn lúa thì phơi ở sân đình, các cụ cho đấu thầu 20m2, mỗi năm nộp 60.000 đồng.
Đem
vấn đề này đến trao đổi với ông Nguyễn Đạt Ngô, Hội trưởng Hội Người
cao tuổi thôn Đồng Lư thì được biết: “Làng có giao cho các cụ quản lý
đình. Ông Quý ở thì phải có trách nhiệm quét dọn cho sạch sẽ. Trước đây
chúng tôi có cho dân làng đấu thầu sân đình để phơi phóng, ông Quý muốn
phơi thì phải đóng tiền để dân khỏi tranh chấp, tị nạnh. Số tiền ấy
chúng tôi sung vào công quỹ để sinh hoạt chứ không bỏ túi riêng ai. Còn
chuyện của gia đình ông Quý, Hội Người cao tuổi có đến can thiệp, hoà
giải nhiều lần nhưng con cái họ không thay đổi gì”.
Năm
2007 nhiều cán bộ trong thôn, xóm do thấy bất bình trước việc làm của
các cụ bởi “Riêng cụ Quý có hoàn cảnh đặc biệt, lại phải quét dọn đình
không công nên phải được phơi phóng mà không phải đấu thầu, không phải
trả tiền” (PV). Từ đó các cụ mới không thu tiền.
Bắt tép nuôi vợ
Hàng ngày, nguồn thu nhập chính của cụ ông gần 90 tuổi này dựa chủ yếu vào những con tôm, con tép cuối cùng của mùa nước cạn mà ông bắt được ngoài đồng. Cụ Quý cũng nuôi được hơn chục con gà, ban ngày thì chúng tha thẩn bới giun, tìm những hạt thóc rơi vãi ngoài đường, tối đến, gà và người cùng chung nhau gian phòng rộng chưa đầy 6m2 ấy. Ngoài ra cụ còn trồng được khoảng vài mét vuông rau để ăn hàng ngày, nhưng mấy cây xà cừ to quá che hết cả khoảng vườn nên cũng chẳng ăn thua.
Bắt tép nuôi vợ
Hàng ngày, nguồn thu nhập chính của cụ ông gần 90 tuổi này dựa chủ yếu vào những con tôm, con tép cuối cùng của mùa nước cạn mà ông bắt được ngoài đồng. Cụ Quý cũng nuôi được hơn chục con gà, ban ngày thì chúng tha thẩn bới giun, tìm những hạt thóc rơi vãi ngoài đường, tối đến, gà và người cùng chung nhau gian phòng rộng chưa đầy 6m2 ấy. Ngoài ra cụ còn trồng được khoảng vài mét vuông rau để ăn hàng ngày, nhưng mấy cây xà cừ to quá che hết cả khoảng vườn nên cũng chẳng ăn thua.
Gà
thì không dám thịt vì đắt, còn rau tuy rẻ nhưng không trồng cũng chẳng
có cái mà ăn. Có lẽ niềm vui lớn nhất của cụ Quý giờ này là khi nhìn
ngắm đàn gà kiếm ăn ngoài sân, trong vườn.
Công việc hàng ngày của cụ Quý. |
Cụ gõ tay xuống chiếc phản kê ở giữa gian phòng bảo: “Đây là tấm phản của cháu khi còn sống thì là giường nằm, đi đâu cháu cũng mang đi, đó là vật bất ly thân, khi nào chết thì làm quan tài cho cháu. Cháu đã có nhời nhờ bác thợ mộc ở đầu làng hơn một năm nay rồi”. Tôi cúi nhìn chiếc phản mình đang ngồi rồi lại nhìn vào gương mặt có nước da ngai ngái của cụ mà thấy lòng mình tê buốt.
Trao
đổi với chính quyền xã về hoàn cảnh đặc biệt của gia đình cụ ông Nguyễn
Văn Quý, bà Nguyễn Thị Binh, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Quang cho biết:
“Chính quyền xã biết rất rõ việc này. Nhiều lần chúng tôi yêu cầu chính
quyền địa phương, tổ hoà giải, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ thôn đến
động viên các con ông ấy là phải sống sao cho tốt đời đẹp đạo. Là con
cái thì phải biết chăm sóc cha mẹ khi về già, nhưng chỉ được vài ngày
rồi đâu lại vào đấy. Thực ra các anh ấy không vi phạm pháp luật nên
không thể xử lý. Chỉ có điều nếu đánh giá về đạo đức con người và đạo
làm con thì không thể chấp nhận được trong bất cứ xã hội nào”.
Quỳnh Anh - Tuấn Đức
Quỳnh Anh - Tuấn Đức
- Khơi lại ngọn lửa chống ngoại xâm của nghĩa quân Tây Sơn (Bee-27/01/2012)-– Kịch tính những màn đấu võ cổ truyền Tây Sơn (Dân Trí). – Hàng vạn người dân dự Lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (PLTP). –Hội gò Đống Đa – Giữ ngọn lửa quật cường(Dân Trí). -
Trụ trì bị người tình đồng tính quay cảnh phòng the -Ngày 21/1, Công an huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã bắt quả tang vụ cưỡng đoạt tài sản tại chùa Phước Sơn, ấp An Lạc, xã Lương Hòa Lạc,
- Vụ làm giả công điện Thủ tướng: Đóng vai “thượng tá mật vụ” để lừa đảo (TN).
- Đòi nợ thuê hay giang hồ? – Kỳ 2: Vỏ bọc của xã hội đen (TN).
- Đốt pháo và trách nhiệm hình sự (VNN).
- Banned books hot property in censored Vietnam (AFP 26-1-12) -- Ở Việt Nam, sách bị cấm là rất "hot"!
"Nghệ thuật" kiểm duyệt ở Việt Nam: The art of censorship in Vietnam (Journal of International Affairs Fall/Winter 2011) -- Bài này có một nhận xét khá thú vị: Vì các nhân viên kiểm duyệt thường bị... kém học thức, nhiều nhà sáng tác có thể qua mắt họ bằng cách dùng những ẩn dụ (lịch sử, chẳng hạn) mà họ không hiểu!!! (Nhưng
tác giả này chỉ thấy một nửa: Chỉ vì những ngườ ikiểm duyệt kém học
thức, không hiểu, nên để chắc ăn, họ cứ soàn soạt cấm nhiều thứ không có
gì là "phản động" cả!) ◄
- Nỗi lo người bệnh “bỏ chạy” (NLĐ)..Những tội ác ghê rợn nhất năm 2011 -- Những cuộc đấu súng nghẹt thở: Tiêu diệt trùm ma tuý Lý Bá Trò (Đất Việt).Hàng chục nghìn di sản của Trung Quốc ‘biến mất’ -Khoảng 44.000 di tích cổ, đền miếu và các địa danh văn hóa ở Trung Quốc biến mất, theo kết luận của cuộc tổng điều tra di sản.
- - Công ty dầu hỏa Mỹ đạt thỏa thuận về vụ dầu loang ở Trung Quốc – (VOA).
- Bộ trưởng giao thông vào bệnh viện đánh giá tình hình tai nạn giao thông (DT). - Số ca cấp cứu do bạo lực tăng mạnh dịp Tết (VNN). - Bốn ngày tết, 137 người chết vì tai nạn giao thông (TT). - Tai nạn giao thông vì rượu bia rất cao (TN). - Tai nạn giao thông ngày Tết: 106 người chết (VOV).- TP.HCM năm 2012: Cải cách hành chính gắn với chính quyền đô thị (PLTP).
- Việt-Thái hợp tác y tế – (VOA).
-- Tử thần chực chờ tại làng nhiều người chết vì ung thư bậc nhất Hà Nội (GDVN).--- Sách Đỏ Việt Nam – tâm huyết của những nhà khoa học (Thiennhien.net).-- “Kỹ nghệ” từ thiện của Mỹ – (RFI). - – Sự nghiệp Bill Gates qua ảnh (xaluan.com).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét