Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Suy nghĩ về đổi mới Đảng

-Nguồn:- -Suy nghĩ về đổi mới Đảng -Hạ Đình Nguyên -Viết từ TP Sài Gòn
Tôi viết những lời này cho một người bạn, nhưng cũng là cho những người, và nhiều người có suy nghĩ giống bạn của tôi.
Trước Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt NamQuan hệ trong cuộc đời mênh mông mà chằng chịt, giữa lý và tình, lớn và nhỏ, chung và riêng, sau và trước. Lại có đủ ngũ vị, như một đĩa sà lách trộn trong các quán ăn…
Tôi tin là anh ăn được các món trộn, nhưng anh không hiểu rõ và không trực tiếp trộn được. Lại nữa, anh không biết người ta trộn cách nào.
Đặc biệt là những món hơi trừu tượng, trong tình trạng hỗn mang khó kiểm soát của nhiều thực phẩm ô nhiểm.
Anh nói rằng nhân quyền và ổn định chính trị có mối quan hệ hữu cơ. Đúng y là trong sách có nói vậy, nhưng dừng lại đây là không được.
Cái nào là chính, cái nào là phương tiện? Cái nào phải theo cái nào?
Anh lại cho rằng, nhân quyền hiện nay đang là một loại vũ khí đấu tranh của kẻ xấu nhằm lật đổ hay gây bất ổn cho nền cai trị.
Điều ấy là rất có thể.
Nhưng anh lại đem đổ ụp đĩa rau muống xào tỏi vào đĩa sà lách trộn mất rồi, làm sao ăn đây?
Kẻ xấu đã nhân danh nhân quyền, thế kẻ tốt nhân danh cái gì? Tránh nói nhân quyền, quay ra ủng hộ cái ổn định chính trị? Nai xào lăn, hay heo giả cầy, chẳng còn phân biệt được nữa!
Anh giao ngọn cờ chính nghĩa cho kẻ xấu nắm và anh nã pháo vào đó? Cái ổn định thật là bất ổn định!
Sự bộc phát thụ động nhưng không bất ngờ ở Tiên Lãng với ông Vươn - Hải Phòng có tính tiêu biểu về nền tảng, không bao lâu sau lời phát biểu tự kiểm điểm khá hoành tráng trong toàn Đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Tâm lý trùm chăn

Khởi đi từ chính nghĩa giành lại Nhân quyền, nay bỗng dưng vô tình quay lại khủng bố “nhân quyền” , thay vì cố công xây dựng, vun bón cho nó phát triển. Có sợi tóc nào vướng ở đây trong cái gọi là biện chứng?
Anh luyến lưu con suối có tiếng róc rách dưới ánh trăng mà dùng dằng chẳng chịu chảy ra sông, mà đại dương thì cũng rất gần. Không ra cũng được, thì cứ ở lại trong ao hồ. Nhưng không ai có thể ngăn được dòng chảy của con sông!
Anh không đọc, không nghe, không thấy mà chỉ “vững vàng về chính trị, tư tưởng…” theo như cách TBT Trọng nói, thì không khác như người đã trải chiếu, trùm chăn mà ngủ, gọi đó là kiên định, vững vàng, giữ chắc mí chiếu, mí mùng. Nếu có tiếng động nào làm trở giấc, thì anh hãy “hé” chăn mà nhìn, xin đừng lên tiếng. Bởi lên tiếng thì không thể trùm chăn, anh ạ, vì trong chăn, chỉ có bản năng thôi, chứ không có chân lý.
Vì lẽ, cơn gió của thời “nguyên phong” nay chẳng để lại gì, có gì chăng thì cũng vừa đủ cho anh nhâm nhi với rượu Bầu Đá là cùng, còn dư đến ai! Quá lắm, thêm nữa, là vài chiếc ghế vội vàng cho con cái, có vậy thôi.
Cho nên giới trẻ đã quay lưng. Cũng phải lắm, có còn lại gì cho nó đâu?
Vả chăng, cái khẩu vị cũng đã khác lắm rồi. Cái món nhắm nầy đã cũ, đã quá nặng mùi. Buổi tiệc đã tàn, chỉ còn lại ngổn ngang chén bát sứt mẻ, một thứ gia tài nát bét, te tua và nợ nần chồng chất, bụi bùn “lạc hậu” phủ đầy từ chân tới đầu, cả tai, cả mắt.
Kẻ no say hả hê cười với nước da láng màu hãnh tiến. Giới trẻ bây giờ thì co giò chạy táo tác khắp năm châu bốn biển để tìm dưỡng khí, để tị nạn các kiểu, chạy để kiếm ăn, để tìm đất thở, để tìm tri thức mới. Chạy như tránh bão, chạy với thân phận bần cùng, chạy như bị bọn sai nha cầm dao và mã tấu đuổi sau lưng.
Thời “nguyên phong” quả là một bản “anh hùng ca” của lịch sử dân tộc, nhưng càng ca, càng thấy xé lòng.
Anh thật sự không thấy như vậy sao? Thật đi!
Lỡ mai kia có chuyện can qua, vì phải bảo vệ Tổ quốc, các lão ông hẳn không còn đủ sức để nâng nổi cây AK47. Ngồi đấy, nhưng vẫn còn mắt nhìn, lỡ mà không nhìn được như cụ Đồ Chiểu, thì trí vẫn phải sáng, vẫn phải có một tâm thế vững vàng, không chọn hướng sai mà vùi thây con cháu một cách oan uổng, dìm dân tộc trở lại một nghìn năm bóng tối…

Chuyện gần chuyện xa

Nhìn gần thì nhột, vờ vờ cho qua, nhìn xa xa dễ nói.
Chỉ còn hai nơi: Bắc Triều Tiên thì nói gì nữa, ai ai cũng hiểu, gắng gượng lòng bảo lòng, rằng mình không như thế.
Liếc sang Trung Quốc, tiếng kêu la, nhầy nhụa máu me ở Thiên An Môn còn rành rành, tiếng thét đau đớn từ sự tra tấn của một số ( không ai có thể biết đích xác) trong một trăm triệu người của môn dưỡng sinh Pháp Luân Công, từ 2009 đến nay chưa chấm dứt, nội tạng tươi roi rói có thể cung cấp khắp thế giới cho ai cần…
Những vụ cướp đất, những vùng nô lệ kín, những trại giam bí mật, trấn áp và tham nhũng, vơ vét… Một hệ thống kèm kẹp với nhiều loại hình, đầy đủ các sắc màu.
Ta có cái nhìn với độ lệch từ tâm điểm, nên mặt trăng hóa thành mặt trời. Ta có điều gì na ná cùng một công thức. Công thức ấy đẫm máu, nhân loại đang nhìn vào, đang nguyền rủa và ghê tởm.
TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Hội nghị Trung ương 4 vào tháng 1/2012 bàn về chỉnh đốn Đảng
Lại có người sẽ nói, ta không giống như Trung Quốc.
Đúng thế, bọn cầm quyền Bắc Kinh đang kích động dân tộc họ theo chủ nghĩa Đại Hán, để an dân, để che cái ác của chúng. Ta có khác, chỉ vì ta không dám!
Nói “Dân chủ” thì sợ “Nhân quyền”, nói “Độc lập” thì ngại “Bành Trướng”, nói lý tưởng Chủ nghĩa thì nghẹn ngào không đủ lý, nên ta loanh quanh mấy chữ vô nghĩa “định hướng", "diễn biến hòa bình", "tư bản giẫy chết", "kẻ xấu” không gọi được rõ tên…,
Ta lấy cái mơ hồ làm luận thuyết để nói năng, lấy bọn giang hồ làm điểm tựa.
Thân phận ta, vốn anh hùng, nay như con cá trong hồ xi măng, tạm đủ no và đủ ấm, vì có thằng bé rải cám cho, ta cứ đùa chơi với rong rêu tôm tép.
Hãy hài lòng đi, với những ngày quá khứ vất vả rủi may, đừng nghĩ gì thêm về con cháu, tạm dối gian một chút để yên lòng, bỏ qua cái nhân văn mà ta lỡ biết, dứt khoát quên đi những lời mà ta hưng phấn nói năng cạn cợt một thời, dù rằng ta đã hết lòng vì tin đó sẽ là sự thật.
Quá khứ không gì ân hận, nhưng hiện tại và tương lai, cái gì đang đáng để đón chờ ? Không vì một mảy may kích động của ai, không vì một kiếm chác mẩu bánh nào, cũng không đi tìm một tiếng vỗ tay đông hơn. Nhưng khó mà ỡm ờ cho mình là kẻ vô can.
Nhớ trong sách cũ, nhắc chuyện Khang Hy tự răn mình bằng câu khắc trong bồn tắm :
“Nhựt tân, nhựt tân, hựu nhựt tân”.
"Ngày mới, ngày mới, lại ngày mới" - đâu phải chỉ có ngày qua, đâu chỉ làm mới (sạch) thân xác bằng cách tắm mỗi ngày, mà không làm mới tinh thần, trí tuệ?

Bản lĩnh đổi mới

Quá khứ là vẻ vang, ta không hề phải sợ hãi, nhưng hiện tại phải xoay chiều ống ngắm, để biết rõ cái xấu và cái tốt, cái lạc hậu phải từ bỏ, cái cấp thiết mà toàn dân phải vươn mình tới…
Chữ Thời là một phạm trù phức tạp. Kẻ ti tiện thì bằng cách ti tiện mà nhặt nhạnh, gom góp lợi ích cho mình, hùa gió mà bẻ măng, càng nhiều càng tốt. Chữ Thời của kẻ Sĩ, của người lo cho dân cho nước thì phải khác.
Cũng chữ Thời mà Minh Trị Thiên Hoàng đưa nước Nhật tiến lên văn minh phát triển, trong khi Nhà Nguyễn, vì hướng tầm nhìn về “Bắc Quốc” mà phải ngậm ngùi ký Hiệp Ước đầu hàng Patenôtre, khởi đầu cho cuộc lệ thuộc, để sau đó Dân tộc phải đánh đổi một trăm năm xương máu.
Cũng chữ Thời mà Hồ Chí Minh và Dân tộc có mùa thu 1945, có Tuyên Ngôn Độc Lập ,và Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, mang tầm nhìn sống động của Thời đại.
Nhắc lại một câu nói của Hegel, cái gì hợp lý thì tồn tại, cái không hợp lý thì không tồn tại.
Đúng như vậy, tự “nó” đã chứng minh, “nó” đang trên đà không còn hợp lý nữa. “Nó” đã hoàn thành một giai đoạn lich sử. Kéo lê thêm nữa chỉ là thêm những tháng ngày thoái hóa và đến điểm di căn.
Điều tích cực nổi bật của ngài TBT Nguyễn Phú Trọng là nói về tiêu cực của Đảng CSVN. Ngài đã dũng cảm, vì giữa những người không dũng cảm, đã nói lên sự thật hiển nhiên, bình thường trong bối cảnh không bình thường mà ở đó có người không biết, không dám, không muốn, hoặc thậm chí muốn che dấu sự thật.
Nhưng ngài TBT đã sai lầm một điều căn bản.
Ngài đã nói lên sự thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý chí, trách nhiệm, tri thức…trong cán bộ và trong Đảng, rải đều các cấp. Ngài đã kêu gọi họ phê bình, tự phê bình, tự giác ngộ để sửa đổi.
Ngài quy lỗi cho cá nhân là một tư duy không khoa học. Có cán bộ nào mà không do Đảng bố trí cất nhắc? Có Đảng viên nào mà không do Đảng rèn luyện, từ khi họ là quần chúng tích cực, yêu nước, được đưa vào Đoàn TNCS, đưa vào Đối tượng Đảng, rồi trở thành Đảng viên, trở thành cấp ủy ở các cấp, có tổ Đảng, có Chi bộ theo sát kèm cặp và đào tạo? Tổ chức Đảng thì có đủ ban bệ : Tổ chức, Thanh tra, Kiểm tra, Văn hóa, Tư tưởng, có cả Trường lý luận chính trị, từ địa phương đến trung ương, rõ ràng không thiếu.
Không một kẻ ở phương xa nào có thể bố trí họ vào đây, hay họ đã tự thay máu cho mình lúc nào mà Đảng không biết?
Việc kêu gào chỉnh đốn Đảng đã từng diễn ra mấy mươi năm, kết quả vẫn thế nếu không muốn nói tệ hơn. Câu trả lời nằm ngay ở huyệt đạo, bằng từ ngữ rất bóng bẩy : “Lỗi hệ thống”.
Người Cộng sản Việt Nam đã đứng lên từ vũng máu, vì khát vọng Độc lập Tự do của Dân tộc. Hồ Chí Minh đã từng nói: "Độc lập mà Dân không hưởng được Dân Chủ, Tự Do… thì Độc lập chẳng có nghĩa gì".
Lấy hạnh phúc của nhân dân làm cứu cánh, lấy dân chủ, nhân quyền làm mục tiêu, lập tức Đảng sẽ được thay máu.
Phải là một Đảng với cương lĩnh mới, hợp lý cùng thời đại, với sự cộng hưởng của toàn dân, mới là nền tảng vững chắc đưa đất nước đi lên, nhưng không phải “đi lên” theo hướng nào khác, mà về hướng Độc Lập, Dân Chủ, để biến ước mơ của Hiến Pháp 1946 trở thành hiện thực.
Sau 36 năm thực hiện một mô hình, Đảng có ở khắp nơi, nhân dân đều nhìn thấy, nhưng không có trong lòng họ.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nguyên chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.


-
DẤU HIỆU VỀ CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

David Koh/The Straits Times Singapore
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Các lễ lạc mừng tết năm nay tại Việt Nam được phấn khởi với hy vọng về một khả năng cải cách chính trị. Tại cuộc họp thứ tư của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) kết thúc vào ngày 31 tháng 12, người tổng bí thư đã cảnh báo rằng nếu không cải cách, đảng sẽ phải bị diệt vong.

Đàng CSVN, đảng chính trị duy nhất đưọc phép hoạt động trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải tạo đủ tăng trưởng và phát triển cũng như các phúc lợi về chính trị để người dân có thể cảm thấy đảng xứng đáng được hưởng sự độc quyền chính trị, mà họ đã cài đặt vào Hiến pháp (Điều Bốn) vào năm 1992 khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ.
Dù Đảng đã từng tuyệt vời trong sự bền bỉ từ năm 1986 bằng những cải cách "đổi mới" hiện đang được biết đến, nhưng những năm gần đây, các khó khăn kinh tế vĩ mô (nạn lạm phát cao và suy giảm lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), việc chậm tăng trưởng lên các thứ hạng cao hơn trong nền kinh tế của thế giới và tình hình tham nhũng ngày càng xấu đi cùng thứ hạng xấu trong đồi truỵ chính trị giữa hàng ngũ quan liêu đã tăng nhiệt - và đòi hỏi đến các nhu cầu cải cách về chính trị.
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của đảng vào tháng Giêng năm ngoái, các cuộc tranh luận đã bắt đầu về việc sửa chữa "lỗi hệ thống". Một đảng viên cao cấp cho biết đảng đã luôn suy nghĩ đến những cải cách về chính trị nhưng họ muốn các cải cách ấy phải được thích hợp và chỉ đến một bước sau những cải cách về kinh tế để duy trì được ổn định về chính trị. Ông nói thêm, trong vài năm tới đây, sự tập trung sẽ chuyển đến việc nâng cấp cơ chế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển.
Một bằng chứng về việc chính trị kềm hãm kinh tế là hiệu suất kém của các doanh nghiệp quốc doanh. Với mức tỷ lệ gia tăng vốn (mức đơ lường số vốn cần thiết để tạo ra các sản lượng kế tiếp) là 7.8 từ 2001-07, các doanh nghiệp quốc doanh quá kém cỏi so với lĩnh vực đầu tư tư nhân và nước ngoài, vốn chỉ có được tỷ lệ tương ứng ở mức 3.2 và 5.2. Doanh nghiệp quốc doanh làm thất thoát lượng tiền cực lớn và là một cái ống xả vĩ đại cho nạn tham nhũng trong giới cán bộ.
Công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin là một ví dụ không chỉ về nạn tham nhũng mà còn cho thấy các công ty không thể phát triển quá nhanh và đã sử dụng kinh phí vô trách nhiệm như thế nào. Nó là kết quả của một hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản nhà nước, ý tưởng cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa có thể tài trợ và điều hành các công ty trong nền kinh tế thị trường và trở thành động lực cho sự tăng trưởng.
Mặc dù đã có những kế hoạch giảm bớt số lượng doanh nghiệp quốc doanh để từ đó giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, nhưng chính phủ tin rằng vẫn phải có một giới hạn trong việc cắt giảm một số doanh nghiệp quốc doanh như công ty Điện lực Việt Nam đang trợ cấp cho sức tiêu thụ năng lượng của công chúng. Nhưng điều này không giải thích được lý do tại sao các doanh nghiệp quốc doang lại nên nhanh chóng đa dạng hóa và nhận lấy những vị trí nguy hiểm, chẳng hạn như việc đầu cơ vào bất động sản.
Trong thông điệp năm mới của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận rằng các lợi ích từ kinh doanh hết sức ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, ngụ ý muốn kiềm chế những ảnh hưởng ấy. Hầu hết mọi người sẽ hoan nghênh điều này, sự kềm chế này có thể không ăn khớp với việc tạo nên các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và sẽ đặt ra một hành động cân bằng khó khăn cho chính phủ.
Tình hình cũng trở nên rõ ràng hơn là có thể có những thay đổi về hiến pháp. Các quyền về con người, được hiểu như những quyền cơ bản, là một phần của chương trình nghị sự, cùng với việc giới hạn một số quyền hạn nhà nước đối với các cá nhân, như việc bảo vệ người bị buộc tội.
Có các cuộc tranh luận về việc Hiến pháp nên thúc đẩy các chức năng như thế nào cũng như định rõ những giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước - Quốc hội, Chính phủ và ngành tư pháp. Đã có những cuộc tranh luận về việc tăng thêm quyền hạn của chính phủ trong quan hệ đến quyền hạn của các ngành khác. Một tòa án tư pháp cũng đang được thảo luận, với một số thích mô hình của Pháp trong khi những người khác lại cảm thấy điều này có thể chính trị hóa hệ thống tòa án và không nên khuyến khích vì lợi ích của hiệu quả cai trị.
Nhưng việc một tòa án như thế có được thẩm quyền quyết định của Đảng hay không có thể là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất vì độ nhạy cảm của nó. Từ lâu Điều Bốn đã từng là tai ương của giới chỉ trích, những người nghĩ rằng đảng có quá nhiều quyền lực và cao hơn nhà nước, với việc các nhà lãnh đạo hàng đầu không thể kiểm soát được các thẩm quyền kiểu thái ấp ở các tỉnh. Trong khi việc loại bỏ Điều Bốn là hầu như bất khả thi, giới chỉ trích đã đề xuất chuyển nó vào một điều luật với các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của Đảng để sự minh bạch có thể tạo nên những ranh giới.
Người tổng bí thư hiện nay có thể để lại một di sản tích cực trong lĩnh vực này. Từng được xem là một giáo sư và một nhà thông thái rởm, ông Nguyễn Phú Trọng đã chưa bao giờ tạo ấn tượng nơi các đồng nghiệp của mình từ các quyết định hoặc vượt ra ngoài quy luật thông thường. Từng được lựa chọn bởi vì ông đã sống một cuộc sống không tì vết và có thể ổn định một con tàu, hiện nay ông là người nắm giữ ngọn cờ trong khi đảng và đất nước đang ở ngã ba đường. Chỉ có những suy nghĩ chứ chưa hề có kế hoạch cụ thể hoặc lộ đồ gì. Loại bỏ Điều Bốn có lẽ không có trong các quân bài đồng thời đảng cũng không muốn hạn chế quyền lực của riêng mình. Thử nghiệm cuối cùng sẽ ở trong việc thực hiện, vốn là điểm yếu nhất trong việc quản lý nhà nước của Việt Nam.
Có khả năng các cải cách chính trị là một cuộc sửa đổi Hiến pháp với những tầm nhìn lớn hơn về nhân quyền, phân định rõ ràng hơn về vai trò và giới hạn của các cơ quan nhà nước, và, có lẽ, sẽ có văn kiện chính thức hóa - một xã hội mới nhỏ gọn - nêu rõ các giới hạn quyền lực của đảng. Thậm chí có thể cho phép nhiều cạnh tranh hơn và việc lựa chọn các quan chức đảng hàng đầu dựa trên thành tích. Tiền trình của một quốc gia thực sự vĩ đại chẳng bao giờ êm thắm và sẽ sự thú vị khi nghe đến một cuộc tranh luận được thực hiện lành mạnh từ trong một quốc gia cộng sản.
Tác giả David Koh là một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Nguồn: The Straights Times/Singapore

Dấu hiệu cải cách chính trị Việt Nam? A hint of reforms in Vietnamese politics (Straits Times 18-1-12) -- Bài của David Koh ◄◄


THIS year's Tet (New Year) celebrations in Vietnam have been buoyed by the hope of possible political reforms. At the fourth meeting of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (CPV) that ended on Dec 31, the general secretary warned that it must reform itself or perish.

The CPV, the only political party allowed in socialist Vietnam, must produce enough growth and development as well as political well-being for the people to feel that it deserves its political monopoly, which it inserted into the country's Constitution (Article Four) in 1992 as Eastern Europe's communist bloc was collapsing.


While the CPV was superb in persisting since 1986 with the now well known 'renovation' reforms, in recent years, macroeconomic troubles (high inflation and declining foreign direct investment), the slow rise up the world's economic ranks and worsening graft and debauchery among political and bureaucratic rank and file have raised the temperatures - and demands for political reforms.


Before the party's 11th National Congress in January last year, debates had already begun about repairing 'system errors'. A senior member said the party had always considered political reforms but wanted them to be appropriate and one step behind economic reforms so political stability would be maintained. In the next few years, he added, attention will turn to upgrading the system for promoting development goals.


An example of politics holding back economics is the poor performance of state-owned enterprises. With an incremental capital output ratio (a measure of the amount of capital needed to generate the next unit of output) of 7.8 from 2001-07, they compared badly with the private and foreign investment sectors, which had ratios of 3.2 and 5.2 respectively. State-owned enterprises drain huge amounts of money and are huge funnels for corruption among officials.


State-run shipbuilder Vinashin is an example of not just corruption but also of how it is not possible for companies to grow too quickly, using funding that it was unaccountable for. It is a result of a state capitalism ideology, the idea that socialist states can fund and run companies in the market economy and become engines of growth.


Although there are plans to reduce the number of state-owned enterprises and thus lower the budget burden, the government believes there is a limit to cuts as some state-owned enterprises such as Electricity of Vietnam are subsidising public energy consumption. But this does not explain why state-owned enterprises should diversify quickly and take risky positions, such as in real estate speculation.


In his New Year message, Prime Minister Nguyen Tan Dung admitted that business interests hugely influence policymaking, implying that curbing such influences would be desirable. Most people would welcome this, but this may not dovetail with creating industries to compete with foreign enterprises and will pose a tough balancing act for the government.


It has also become clearer what could be on the table for constitutional reforms. Human rights, understood as basic material rights, are part of the agenda, along with limits on some state powers over individuals, like protection of the accused.


There are debates on how the Constitution should promote the functions of as well as clearly set out the limits to the powers of state institutions - the National Assembly, the government and the judiciary. There have been debates on increasing the government's powers relative to those of the other branches. A judiciary review court is being discussed, with some preferring the French model but others feeling that this could politicise the court system and should be discouraged for the sake of effective governance.


But whether such a court has jurisdiction over decisions by the CPV is likely to be the most controversial and least debated topic because of its sensitivity. Article Four has long been the bane of critics who think the party has too much power and is above the state, with top leaders unable to control provincial fiefdoms. While removing Article Four is virtually impossible, critics have proposed articulating it into a law with specific provisions on the CPV's powers and responsibilities so that the clarity creates boundaries.


The current general secretary might leave a positive legacy in this area. Long seen as pedantic and professorial, Mr Nguyen Phu Trong has never quite impressed his peers with decisiveness or going beyond the conventional. Chosen because he lives a spotless life and could steady a ship, he is now holding the flag while the party and country are at a crossroads. There are only thoughts but no concrete plans or road maps yet. Getting rid of Article Four is probably not in the cards nor is the party likely to curb its own powers. The ultimate test is in implementation, the weakest point in Vietnam's governance.


Likely political reforms are a revised Constitution with greater human rights provisions, clearer delineation of roles and limits of organs of state, and, perhaps, a formalised document - a new social compact - stating the limits of party power. And possibly even allowing greater competition and selection of top party officials based on merit. The course of a truly great nation will never run smooth and it would be enjoyable to listen to a healthily and robustly conducted debate that belies a communist country.


The writer is a senior fellow at the Institute of Southeast Asian Studies.


--Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp phiên thứ nhất.nhandan.'Sự lạc quan vô tận' (BBC 17-1-12) -- Ý kiến của Phạm Thị HoàiNụ Tầm Xuân và Rồng Thiêng hội tụ (TVN).-Thắp một ngọn nến (TN).- GS Tương Lai: TIỄN NĂM MÈO (Người Lót Gạch).- Những giải pháp nhỏ mà có tác động lớn (SGTT).- Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH  –  (BBC). -
Xuân Quê hương và “chiếc áo đẹp” của vị Thứ trưởng Ngoại giao (TVN).- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo điều tra vụ trả thù người chống tiêu cực (Chinhphu.vn).


Vụ án Nông trường Sông Hậu chính thức khép lại (TTXVN).  - Bà Ba Sương được đình chỉ điều tra (VNE).- Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng với bà Trần Ngọc Sương (VNN).  - Miễn truy tố bà Trần Ngọc Sương (DV).  - Chúc mừng bà Ba Sương! (Quê choa).-


- Phùng Hồ Hải: Lãng phí (Tia Sáng).  - Ai trị được tham nhũng và lạm dụng chức quyền? (TVN).Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam 2012 (TS 16-1-12) -- Bài của chuyên gia Phạm Chi Lan
Linh Hoàng – Đôi Lời với Nhà kinh tế Phạm Chi Lan – (Dân Luận). -


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết các nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học (TN). – Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm và chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp (QĐND).-


Vinashin không trả nợ lần thứ ba  –  (BBC).-

-
Trịnh Kim Tiến – Có hay không hành vi đánh đập?  – (FB Trinh Kim Kim/ Dân Luận).- Alan Phan: Tôi yêu đất nước tôi… (TVN).- Phỏng vấn ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng giám đốc Petrolimex: Bảo đảm chất lượng xăng dầu: Khó tránh tiêu cực (VEF).- Luật pháp biến dạng (TN).- Bắt quả tang thư ký tòa án nhận hối lộ (NLĐ).- Bình Dương: Nhận “quà” 100 triệu đồng, chỉ bị khiển trách (PLTP).- Đua nhau “xẻ thịt” đất công ở Cần Thơ (DV).-- Bộ trưởng Huệ: “Tôi dùng Internet thường xuyên để tiếp thu ý kiến dân” (DT).Có nên hợp pháp hoá nghề "buôn phấn bán hương"? Báo CAND-Chánh án vừa học cấp III vừa học đại học? (TT).

Về tốp lãnh đạo mới ở Trung Quốc
Young dragons rising in China  (Australian 17-1-12) 
Kinh tế Trung Quốc có sẽ sụp đổ? China's success challenges a failed economic consensus (Guardian 17-1-12) - Bài này rất lạc quan cho Trung Quốc (chẳng hạn như nói là hiện Trung Quốc có thặng dư ngân sách nên có thể đưa ra một stimulus package mới, không như Mỹ hay châu Âu), nên đọc để biết những ý kiến khác nhau.
--
Đà Nẵng không “cấm cửa” dân nhập cư--

Rời Vietnamnet, Nguyễn Anh Tuấn làm gì? (VOV).
 
 

Bắc Giang : Phản đối cướp đất, dân oan biểu tình, một người bị đánh tử vong

-Nguồn: -Bắc Giang : Phản đối cướp đất, dân oan biểu tình, một người bị đánh tử vong-
Cập nhật bản tin RFA : Công an Bắc Giang lại đánh chết người 

http://www.youtube.com/watch?v=bxwKoEUBDqA&feature=player_embedded

Danlambao (Tổng Hợp)
 - Tin tức được lan truyền trên facebook cho biết, sáng nay, 26/01/2012, một người dân tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang đã bị tử vong sau khi bị CA hành hung vì phản đối chính quyền cưỡng chế đất đai. Thông tin này còn cho biết, bắt đầu từ trước tết Nguyên Đán, nhiều dân oan Bắc Giang liên tục xuống đường phản đối cướp đất, nhiều người bị đàn áp, hành hung thô bạo bởi lực lượng hỗn hợp gồm CA và chó nghiệp vụ.

Trên Facebook Quỳnh Chi – RFA nêu chi tiết vụ việc như sau :
Một người dân Bắc Giang vưà mất sáng nay sau khi bị cảnh sát đánh trong một vụ cưỡng chế đất. Người chết tên Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ngụ tại xóm 2 thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông Hùng vừa tắt thở lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 1, tức mùng 4 Tết âm lịch sau khoảng hơn 3 tuần cầm cự. Vợ ông Hùng, bà Thân Thị Bình cho biết tình trạng của ông trước khi chết: “Ông bị đánh từ hôm chính quyền đến cưỡng chế đất. Từ đó ông không ăn được. Ngủ thì ít mà không ăn được, thỉnh thoảng lại ho ra máu, đi tiểu ra máu. Ông đi lại được nhưng kông đi xa được”.
Cũng liên quan đến vụ việc, một đoạn video clip từ trang TTXVA.Org cho thấy hình ảnh hàng trăm dân oan bị cướp đất đã đồng loạt xuống đường biểu tình, phản đối việc cưỡng chế đất đai.
 
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=bxwKoEUBDqA
 
Được biết, những dân oan này đại diện cho 500 hộ dân xã Tiền Phong (Huyện Yên Dũng – Bắc Giang) xuống đường phản đối việc chính quyền cướp đất nông nghiệp để giao cho Cty Thạch Bàn.

Cuộc biểu tình bắt đầu từ trước tết Nguyên Đán, diễn ra liên tục nhiều ngày sau đó đã bị đàn áp một cách thô bạo. Theo mô tả, một lực lượng hỗn hợp gồm cả CA cơ động và chó nghiệp vụ đã xông vào giải tán đoàn biểu tình, nhiều người bị đánh đập bằng dùi cui, quần áo bị xé rách, có trường hợp bị chó nghiệp vụ cắn gây thương tích…
Tổng hợp
Lúc 20h, ản tin RFA đã thông tin chi tiết vụ việc như sau: 

Công an Bắc Giang lại đánh chết người
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok - Một người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã thiệt mạng sau khi bị cảnh sát đánh trong một vụ cưỡng chế đất cách đây gần một tháng. Quỳnh Chi tường trình:

Người chết tên Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ngụ tại xóm 2 thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông Hùng vừa tắt thở lúc 4 giờ sáng ngày 26 tháng 1, tức mùng 4 Tết âm lịch sau khoảng hơn 3 tuần cầm cự. Vợ ông Hùng, bà Thân Thị Bình cho biết tình trạng của ông trước khi chết:


“Ông bị đánh từ hôm chính quyền đến cưỡng chế đất. Từ đó ông không ăn được. Ngủ thì ít mà không ăn được, thỉnh thoảng lại ho ra máu, đi tiểu ra máu. Ông đi lại được nhưng ông đi xa được”. 


Theo lời người dân ở đây thuật lại, cách đây khoảng 3 tuần, rất nhiều cảnh sát, dân phòng và cán bộ xã, huyện được trang bị dùi cui và chó săn đến thực hiện cưỡng chế đất. Một người dân nơi đây cho biết diễn biến của đợt cưỡng chế:


“Tôi cũng là một trong những người bị cưỡng chế. Lúc khoảng 6 giờ 30 sáng hôm 23 tháng 12 năm ngoái thì lực lượng cưỡng chế đến và lấy đất. Chúng tôi đem cờ và ảnh Bác Hồ ra để có tính biểu tượng và hy vọng là họ sẽ sợ. Nhưng họ không sợ. Họ dồn hết dân vào, ai chống cự thì bị đánh. Họ xé ảnh, xé cờ. Họ thả chó săn đuổi dân. Vừa công an, vừa dân quân tự vệ…”


Đợt cưỡng chế đầu tiên vào ngày 23 tháng 12 năm 2011. Ngày 10 tháng 1 vừa qua là đợt cưỡng chế đất lần hai ở đây.


Theo bà con nơi đây, chính quyền không thực hiện họp dân, cũng không đọc lệnh cưỡng chế trong hai lần cưỡng chế trên. Hầu hết bà con nơi đây sống bằng nghề nông hoặc làm thuê nên không đồng ý với việc cưỡng chế. Theo bà Bình, từ 10 ngày nay, tất cả mấy trăm hộ bị mất đất trong thôn ngày nào cũng thay nhau kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế.


Ông Nguyễn Văn Hùng và bà Thân Thị Bình có ba người con, trong đó có một người đang nhập ngũ, nhưng chỉ có khoảng 4 sào đất để canh tác. Cho đến đợt cưỡng chế lần hai vừa qua, gia đình đã bị lấy 1 sào đất.


Trong lần cưỡng chế đầu tiên, xót của, ông Hùng xông ra ngăn cản chính quyền và bị đánh. Người dân nơi đây cho biết:


“Anh Hùng đã nhào ra giữ ruộng thì bị nhiều người vào đánh đập đến hộc máu mồm. Tất cả chúng tôi đều trông thấy”.

Những người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang bị mất đất kéo lên tỉnh biểu tình nhằm phản đối lại việc cưỡng chế. Source TTXVA.org 

Theo nguồn tin RFA nhận được, ngoài ông Hùng, còn có 3 người khác nữa bị đánh, trong số họ có hai người trên 60 tuổi, cũng là dân bị mất đất trong đợt cưỡng chế.

Sau khi bị đánh, vì gia đình nghèo túng nên ông Hùng không được đưa đi bệnh viện và chết tại nhà vào sáng sớm nay. Bà Thân Thị Bình cho biết:


“Gia đình nghèo túng, lại không có bảo hiểm. Nhà có vài tạ thóc, nếu bán thì không có gì ăn cho nên không đưa ông đi bệnh viện mà mua thuốc dán cho ông”.


Được biết, phía chính quyền đã có trưởng thôn và bí thư xã Tiền Phong đến chia buồn cùng gia đình:


“Họ có đến và chỉ động viên tinh thần thôi chứ cũng không thấy nói giúp đỡ”.


Khi được hỏi chia sẻ của gia đình về việc cưỡng chế cũng như cái chết của ông Hùng, bà Bình cho biết:


“Gia đình rất bức xúc nhưng không kêu được vì thấp cổ bé họng. Chỉ biết nhờ các nhà báo và pháp luật mà thôi”.


Dự kiến, ông Hùng sẽ được chôn cất vào ngày mai.


Cũng cần nói thêm, theo báo Dân Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã có hàng trăm ha đất giải phóng mặt bằng 10 năm nay nhưng đều để hoang và không xây dựng công trình mới. Tuy nhiên, “vừa qua UBND tỉnh vẫn quyết định thu hồi thêm hàng chục ha đất hai vụ lúa để xây dựng nhà máy sản xuất gạch”, theo tờ báo này.


Dự án này của công ty Thạch Bàn, đã được cấp giấy phép chứng nhận đần tư. Và UBND huyện Yên Dũng đã 2 lần tổ chức cưỡng chế thu hồi đất cho dự án này.


Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, ông Nguyễn Thế Cường - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn cho biết vì đất đã giải phóng tuy bị bỏ hoang nhưng giá cao nên phải lấy đất trồng lúa của bà con nơi đây để “giá thành rẻ hơn”. Ông này cũng cho biết, Tỉnh cũng đã đồng ý đề xuất này của công ty Thạch Bàn.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/death-beating-by-bgiang-police-01262012065721.html


-Video: Công An đánh chết người, biểu tình ở Bắc Giang-Trong video là người dân bị cưỡng chế ruộng đất mặc áo tang biểu tình trên đường vào thành phố Bắc Giang




Ảnh chụp đầu cầu sông Thương, của ngõ vào thành phố.

Thông tin ban đầu:
Ông Lương Văn Huệ bị đánh trọng thương từ mấy hôm trước, hôm nay ông ấy mới chết.  Người dân đang bàn chưa biết có nên đưa đi khám nghiệm hay không.
Những người dân cùng thôn bị cưỡng chế ruộng đất lên đường biểu tình vào thành phố Bắc Giang.   Những người dân bị đàn áp sống cùng trong thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong , huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Hiên nay người dân sẵn sàng tiếp tục biểu tình bất cứ lúc nào.
CA dùng cơ động, chó săn, dùi cui đàn áp rất thô bạo. Rất khó có 1 vụ bạo động nữa, nhưng biểu tình tiếp tục là hoàn toàn có thể.

Thông tin nạn nhân bị đánh chết: 
Lương Văn Huệ 62 tuổi, bị đánh không dám đi viện, vừa mới chết

Thông tin nạn nhân bị đánh: 
Lương Thị Ngân 73 tuổi, ngoài ra còn bị xé cờ, xé ảnh Bác Hồ.
Lương Văn Luyện ( thanh niên), bị chó săn vồ…
Thân Văn Vệ bị dí dùi cui…

TTXVA tiếp tục cập nhật…

Đây là thông tin cưỡng chế thu hồi ruộng đất mới nhất ở thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong:



-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét