Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Phiếm luận về khuyết tật hệ thống

-Nguồn:- -Phiếm luận về khuyết tật hệ thống -GS Hoàng Tụy
Nguồn: Tia Sáng
Một năm mới lại đến, với những dự báo không mấy lạc quan cho những tháng sắp tới và xa hơn nữa. Không khí lo lắng đang bao trùm xã hội. Nổi lên là lo lắng về khả năng ứng phó của từng người, từng ngành hoạt động trước những biến động khôn lường sắp tới. Chính lúc này là một dịp nên tạm dừng lại suy ngẫm sâu hơn một chút về lẽ đời, lẽ trời, về những cái thường ngày ta ít quan tâm.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy khi môi trường biến động thất thường thì chỉ những hệ thống nào có độ đa dạng cao, có bộ giảm xóc tốt, có thể uyển chuyển thay đổi cấu trúc để tái lập được sự đồng điệu với môi trường – chỉ những hệ thống ấy mới vượt qua được sự mất ổn định tạm thời để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển. Trong bất kỳ tổ chức, cộng đồng nào mỗi thành viên đều có lợi ích riêng (cả tinh thần và vật chất) và dù nói ra hay không nói ra, mỗi thành viên khi hành động và ứng xử đều không tránh khỏi bị chi phối bởi lợi ích riêng của mình. Đó là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa, bỏ qua nó, cưỡng lại nó chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong nhiều việc lớn. Kinh nghiệm dạy chúng ta rằng một tổ chức muốn thành công bền chặt phải làm sao đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa các mặt lợi ích của các thành viên. Không phải thống nhất thô bạo, máy móc, dẫn đến triệt tiêu mọi sáng kiến, mà là thống nhất dựa trên sự thừa nhận và tôn trọng các lợi ích riêng chính đáng của từng thành viên.
Thông thường sự thống nhất các lợi ích được thực hiện qua một cơ chế giá trị sao cho khi mỗi thành viên hoạt động nhằm những lợi ích riêng của mình theo hệ thống giá trị ấy thì điều đó đồng thời phù hợp với lợi ích chung và thúc đẩy thực hiện mục tiêu chung của cả cộng đồng. Nói nôm na, khi nào ích nước và lợi nhà đi đôi với nhau thì xã hội mới phát triển thuận lợi. Một cơ chế như thế là một cơ chế thông minh.
Có thể nói đó là trí tuệ của hệ thống, là phần mềm để vận hành hệ thống một cách thông minh. Chỉ một cơ chế như thế mới phát huy được tính tích cực năng động của từng thành viên, mới tạo ra được cộng năng (synergy) cần thiết, nhân lên và liên tục tăng cường khả năng của từng thành viên. Mỗi hệ thống thường có nhiều bộ phận quan hệ chằng chịt với nhau, nếu đầu ra của mỗi bộ phận tác động tới đầu vào của nhiều bộ phận khác, thì chỉ cần từng bộ phận tăng năng suất sẽ khiến cho năng suất tổng hợp của cả hệ thống tăng vọt nhanh hơn mọi tính toán máy móc. Chính vì thế mà mọi tính toán theo kiểu dựa vào mức tăng trưởng kinh tế hằng năm để dự báo Việt Nam chỉ có thể đuổi kịp Thái Lan, lndonesia, Malaysia, sau chừng này chừng kia năm là hoàn toàn không đáng tin cậy.
Vậy cái chính là phải có cơ chế thông minh. Nhưng rất tiếc cái đang thiếu nhất trong nhiều tổ chức của ta là cái cơ chế thông minh này, cho nên cứ thường xuyên phát sinh chuyện nọ chuyện kia, mà nghiêm trọng nhất là lợi ích cộng đồng bị xâm phạm nặng nề đến mức sự cấu kết nội bộ của tổ chức biến thành hình thức, giả tạo, dần dần làm tha hóa mọi quan hệ, rồi đến lúc nào đó biến cả tổ chức thành một cái gì rất xa lạ với mục tiêu, sứ mạng nguyên thủy của nó. Không may, đây cũng chính là điều đáng lo ngại nhất hiện nay đối với hai hệ thống giáo dục và khoa học lẽ ra phải là hai hệ thống cần cơ chế thông minh hơn đâu hết.
Có mấy chục năm trời rồi, hai lĩnh vực này cứ ì ạch mãi, luôn luôn là đối tượng bị chỉ trích nặng nề, mà số đông thành viên đều không phấn khởi, mặc dù vẫn có những gương hy sinh lặng lẽ và lao động quên mình đáng ngưỡng mộ. Thử nghĩ xem ta đang khuyến khích những giá trị gì trong hai lĩnh vực này? thử nghĩ xem những giá trị chân chính nào làm nên diện mạo thật của khoa học, giáo dục nước nhà, đang được tôn vinh, khuyên khích? những giá trị nào ta đang tôn vinh phù hợp với hệ thống giá trị trên thế giới? Bởi lẽ đơn giản, ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, làm sao hội nhập và cạnh tranh được nếu cái người ta trọng thì mình coi nhẹ, cái mình trọng thì người ta xem thường.
Cũng cần thấy thêm một điều nữa: khi một hệ thống gặp trục trặc mà có thể khắc phục được bằng cơ chế phản hồi thì đó là sự trục trặc bình thường (trục trặc kỹ thuật). Nhưng nếu trục trặc lặp đi lặp lại mãi mà không sao khắc phục được bằng cơ chế phản hồi thì có nhiều phần chắc đó là một lỗi cấu trúc, lỗi thiết kế, hay cũng gọi là lỗi hệ thống, chỉ có thể khắc phục được bằng cách thay đổi cấu trúc, thay đổi thiết kế. Chẳng hạn, một khẩu súng khi đem dùng nếu cứ bắn trật hoài, dù xạ thu rất giỏi thì chắc là cấu trúc của nó, thiết kế của nó có vấn đề: phải sửa cái khuyết tật cấu trúc mới có thể phát huy được tài năng của xạ thủ.
 
 
 
Đối với hệ thống xã hội cái khuyết tật hệ thống thường do ở cơ chế giá trị, nói cụ thể hơn là do chính sách và việc thực thi chính sách: khuyến khích cái gì, ngăn chặn cái gì. Vấn đề thời sự là khuyết tật hệ thống trong chính sách trả lương và kiểm soát thu nhập trong bộ máy hành chính và dịch vụ công cộng của ta đang làm méo mó mọi quan hệ, mọi hệ thống giá trị. Một khi số đông trong bộ máy ấy phải tìm nguồn thu nhập chủ yếu bằng những hoạt động ngoài công việc và trách nhiệm chính của mình, thì dẫu có hô hào chống tham nhũng quyết liệt, dẫu có tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cán bộ bao nhiêu đi nữa cũng không thể diệt được cái quốc nạn ấy. Cho nên phải thay đổi tư duy mới có thể chống tham nhũng có hiệu quả.
Thử nghĩ xem những trị thân chính nào làm nên diện mạo thật của khoa học, giáo dục nước nhà, đang được tôn vinh, khuyến khích? những giá trị nào ta đang tôn vinh phù hợp với hệ thống giá trị trên thế giới? Bởi lẽ đơn giản, ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, làm sao hội nhập và cạnh tranh được nếu cái người ta trọng thì mình coi nhẹ, cái mình trọng thì người ta xem thường.


Ai đã đặt chân vào khoa học hay giáo dục đều hiểu rằng đây không phải là những nghề để làm giàu. để trở thành tỉ phú. Lịch sử chỉ ghi nhận một số rất hiếm hoi nhà khoa học trở nên giàu có nhờ phát minh khoa học của mình, như nhà hóa học Nobel đã phát minh ra chất nổ (nhưng khi chết Nobel đã hiến cả gia tài đồ sộ của mình để tài trợ các giải thưởng Nobel nổi tiếng). Nhà khoa học hay nhà giáo thường ít ham làm giàu. Tất nhiên trên đời này hiếm có ai chê của cải vật chất, nhưng cái đó không phải là niềm đam mê lớn nhất của họ. Mong muốn chủ yếu của họ là được nghiên cứu khoa học, được dạy học sao cho có kết quả, được đồng nghiệp thừa nhận, được học trò yêu quý, được xã hội tôn trọng. Nhưng đương nhiên xen lẫn với những tính cách đặc thù đó thường còn có cả những ham thích đời thường khác, cho nên cũng thật hiếm có (và chính vì thế mà càng đáng trọng) những nhà khoa học, nhà giáo “thuần khiết”. Của đáng tội, do cái phức tạp này mà thiếu một cơ chế giá trị thích hợp thì những ham muốn đời thường sẽ là cái động lực chính làm cho giáo dục, khoa học tha hóa dần, suy thoái dần, như canh tượng đang diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta từ bao năm nay.------

 

Vì bản chất dân tộc Việt?

-Nguồn:Vì bản chất dân tộc Việt?

Lữ Giang

Ngày đầu năm đi ra phố Bolsa uống cà phê, gặp người nào nhìn tôi cũng cười cười... Hỏi đầu năm có chuyện gì vui vậy, họ lại cười và nói: “Cua Mỹ và cua Việt”!
Thì ra rất nhiều người đã thích thú khi đọc bài “Chỉ là chuyện giấc mơ” của tôi, trong đó tôi có kể lại chuyện “Người Việt ‘xấu xa’” của Dan Huynh nói về bản chất người Việt. Câu chuyện do Dan Huynh kể đại khái như sau: Có hai người đi bắt cua, họ bỏ cua Việt và cua Mỹ vào hai thùng khác nhau. Một người bảo người kia chỉ cần đậy nắp thùng cua Mỹ, không cần đậy nắp thùng của Việt. Được hỏi tại sao, người này giải thích: “Cua Mỹ khác hẳn cua Việt vì nó biết cách nằm chồng lên nhau, cho các con khác bò lên người để ra khỏi miệng thùng, còn cua Việt Nam thì con nào vừa định ngoi lên đã có con bên cạnh níu chân kéo xuống nên không bao giờ lên đến miệng thùng, khỏi cần đậy nắp!”
Đa số đã lấy làm thích thú vì cho rằng chúng tôi đã dám nói lên những bản chất khá phổ biến của cộng đồng người người Việt hải ngoại, nhưng một số nhỏ bị “chạm nọc” đã vẫy vùng hung hãn bằng cách “chọi đá đường rầy xe lửa”!
Một câu hỏi được đặt ra: Cùng những cơ hội gióng nhau, tại sao Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore ngóc đầu lên được, còn Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện… không ngóc đầu lên nổi? Phải chăng vì “bản chất dân tộc”?
Nhân ngày đầu năm, chúng ta thử xem bản chất thực sự của người Việt như thế nào theo những cách nhìn khác nhau, để từ đó loại bỏ cái xấu và xây đắp những cái tốt, đưa dân tộc đi lên.

NGƯỜI MỸ NHÌN NGƯỜI VIỆT
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương).
[to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

NGƯỜI XƯA CŨNG ĐÃ NHẬN RA
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi,người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? ...
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 - 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“TRƯỚC LÀ ĐẸP MẶT SAU LÀ ẤM THÂN”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc... Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư... Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

NHÌN QUA NGƯỜI HOA
Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:
1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
9.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.
Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:
Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”
Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.

QUAY LẠI NHÌN MÌNH
Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.
Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.
Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn.
Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.
Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.
Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs..., chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẫn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.
Ngày 24.1.2012

Lữ Giang

 

Phong tỏa chùa, không cho tổ chức các đại lễ, không cho nhận tro cốt… là phương pháp đàn áp mới của nhà cầm quyền Cộng sản mà chùa Giác Minh tỉnh Đà Nẵng và Tịnh thất Bửu Đức tỉnh Đồng Nai là nạn nhân - Thư ngỏ của Huynh trưởng Lê Công Cầu gửi nhà cầm quyền Đà Nẵng

-Nguồn:Phong tỏa chùa, không cho tổ chức các đại lễ, không cho nhận tro cốt… là phương pháp đàn áp mới của nhà cầm quyền Cộng sản mà chùa Giác Minh tỉnh Đà Nẵng và Tịnh thất Bửu Đức tỉnh Đồng Nai là nạn nhân - Thư ngỏ của Huynh trưởng Lê Công Cầu gửi nhà cầm quyền Đà Nẵng
2012-01-27 | | PTTPGQT

PARIS, ngày 27.1.2012 (PTTPGQT) - Suốt năm qua chùa Giác Minh ở Đà Nẵng bị công an phong tỏa ngày đêm, cấm không cho Phật tử vào chùa lễ Phật, cấm tổ chức Tết, lễ Phật Đản cũng như lễ Vu Lan. Chùa Giác Minh do Hòa thượng Thích Thanh Quang làm viện chủ, và nơi đặt văn phòng Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tổng vụ Thanh niên và Gia Đình Phật tử Vụ.

Hòa thượng Thích Thanh Quang hiện giữ chức vụ Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Chánh Ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong bản Báo cáo gửi về Viện Hóa Đạo, Hòa thượng cho biết hiện trạng đàn áp chùa qua bốn sự kiện điển hình sau đây :


“1. Thường xuyên có công an (cả sắc phục lẫn thường phục) và Tổ dân phòng đặt ghế ngồi canh gát ngay tại cổng chùa.

“2. Bất cứ ai vào chùa vừa đến cổng là bị kéo ra ngay. Sau khi kéo ra họ áp tải vào trụ sở Dân Phòng ngay trước cổng chùa hù dọa và bắt ký cam kết là tuyệt đối không được đến Chùa Giác Minh vì đó là chỗ phản động. Nếu ai không tuân lệnh sẽ báo về địa phương xử lý. Tuy có một số Phật tử phản đối không chịu ký cam kết vì theo những Phật tử này, thì không cho vào chùa thì ra về, chẳng có pháp luật nào bắt phải ký giấy cam kết.

“3. Đau lòng nhất là những hương linh thờ tại chùa, đến ngày húy kỵ thân nhân đến làm lễ hoặc thắp nhang họ cũng không cho vào, gây cảnh âm dương cách biệt thật thương tâm.

“4. Bao vây kinh tế bằng cách truy bức các bổn đạo cấm không cho mang gạo đến cúng, ai đã lọt được vào chùa, liền bị công an đuổi theo bắt mang gạo về”.
Ngay đêm Giao thừa vừa qua, Phật tử đến chùa lễ Phật theo truyền thống cũng bị ngăn cấm. Thường khi Phật tử phản ứng hỏi lý do cấm đoán thì công an phán một lời : “Chùa Giác Minh là chùa phản động, chùa bất hợp pháp, chùa chống đối nhà nước”. Thế nhưng khi Phật tử chất vấn : “Có văn kiện nào của Nhà nước công bố giải thể GHPGVNTN hay tuyên bố Giáo hội này bất hợp pháp ?”, thì công an ú ớ không trả lời.

Xem thế, chiến thuật đàn áp hung hãn trước kia đã thay đổi để đối ứng với áp lực quốc tế tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo. Thay vì cho công an đến chùa gây xô xác, bắt bớ, đánh đập, thì nay chuyển qua cuộc phong tỏa chùa chiền, ngăn cấm Phật tử vào chùa lễ Phật, ngăn cấm tổ chức các kỳ đại lễ Tết, Phật Đản, Vu Lan.

Ngoài ra còn đánh vào tín ngưỡng dân tộc là tục Thờ cúng Ông bà. Chùa là nơi Phật tử đặt linh vị và tro cốt người quá vãng. Nay Công an và Tổ dân phố khuyên những ai gửi hương linh, tro cốt người thân đã mất ở chùa Giác Minh phải di dời sang chùa khác trong thành phố. Nếu không thực hiện được việc này, nhà cầm quyền sẽ gửi giúp đến các chùa thuộc Hội Phật giáo Nhà nước.

Bằng hình thức cấm đoán như thế, nhà cầm quyền Cộng sản thúc đẩy các chùa thuộc GHPGVNTN hoạt động theo mô thức của Hội Phật giáo Nhà nước do Đảng thành lập năm 1981. Y như lời phân tích của ông Đỗ Trung Hiếu, là kiến trúc sư của Hội Phật giáo Nhà nước theo chỉ thị của Trung ương Đảng Cộng sản. Trong tài liệu tự hối viết năm 1994 qua tựa đề “Thống nhất Phật giáo Việt Nam” ông Hiếu tiết lộ :

Nội dung đề án [thống nhất] là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng (tức trở về Dụ số 10 thời thuộc Pháp, PTTPGQT chú). Còn thấp hơn hội đoàn, vì chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi Hội Phật giáo Việt Nam. (…) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. (…) Lấy chùa làm cơ sở chứ không lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội”. (xem toàn văn “Thống nhất Phật giáo” của ông Đỗ Trung Hiếu trên Trang nhà Quê Mẹ : www.queme.net).

Sự kiện xẩy ra cho chùa Giác Minh ở Đà Nẵng cũng là điều xẩy ra cho tất cả các chùa thuộc GHPGVNTN trên toàn quốc, khác chăng chỉ là mức độ xử lý nặng nhẹ nhưng cùng một phương pháp mới bằng ba biện pháp :
- Phong tỏa chùa không cho hoạt động tôn giáo ;
- Không cho tổ chức các đại lễ để cắt đứt quần chúng Phật tử với chư Tăng Ni ;
- Xâm phạm chữ hiếu của người dân Việt qua tục Thờ chúng Ông bà khi cưỡng bức đồng bào Phật tử không được để tro cốt, linh vị người thân tại các chùa thuộc GHPGVNTN.
Những gì xẩy ra cho chùa Giác Minh trên đây cũng đã áp dụng tại Tịnh thất Bửu Đức ở ấp Hòa bình, xã Bảo hoa, huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai.

Theo bản Tường trình của Thượng tọa Thích Viên Đức, Phó Ban Đại diện GHPGVNTN tỉnh Đồng Nai kiêm Đặc ủy Từ thiện Xã hội, gửi trình Viện Hóa Đạo, Thượng tọa cho biết sau nhiều lần bắt đi “làm việc”, Ủy ban Nhân dân xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc xác định và cấm đoán :

1.Tịnh thất Bửu Đức sinh hoạt trái phép ;
2.Tịnh thất Bửu Đức không được thờ bài vị hay nhận tro cốt của thân nhân tín đồ ;
3.Tịnh thất Bửu Đức không được sinh hoạt tôn giáo.

Liên quan đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng có sự kiện xẩy ra gần hai tuần lễ trước đây, hôm 15.1.2012, Huynh trưởng Lê Công Cầu, Vụ trưởng Gia Đình Phật tử Vụ, đến gặp Hòa thượng Thích Thanh Quang để bàn việc Phật sự trong năm mới 2012 cho tổ chức trẻ Phật giáo, là Gia Đình Phật tử Việt Nam. Nhưng cuộc viếng thăm đã bị công an làm khó dễ, xét Chứng minh thư, và đòi bắt đi “làm việc”.

Vì vậy, Huynh trưởng Lê Công Cầu viết bức Thư Ngỏ Cuối Năm gửi nhà cầm quyền Đà Nẵng. Sau đây là toàn văn Thư Ngỏ ấy :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
TỔNG VỤ THANH NIÊN
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VỤ
VP : Chùa Giác Minh, K356/42 đường Hoàng Diệu – thành phố Đà Nẵng



THƯ NGỎ CUỐI NĂM
KÍNH GỞI QUÍ LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Kính thưa Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí Thư Thành Ủy thành phố Đà Nẵng
Kính thưa Ông Văn Hữu Chiến - Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng

Kính thưa Quí Ông.

Dù có được chấp thuận hay không tôi vẫn xin nhân danh Vụ Trưởng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật Tử Việt Nam trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) để xin gởi đến Quí Ông bức Thư Ngỏ cuối năm Tân Mão với những ưu tư chân thành nhất của một Phật Tử và cũng là một công dân của nước Việt Nam.

Trước chủ trương đổi mới của Đảng Cọng Sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của quí ông, nhất là ông Nguyễn Bá Thanh đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, đã đưa thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố phát triển hàng đầu và trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ mà đi đâu cũng nghe dân chúng nhắc nhở.

Và với cảm tình đó, mặc dù cư trú tại Huế nhưng tôi vẫn mạnh dạn đặt Văn Phòng Gia Đình Phật Tử Vụ Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Thành Phố Đà Nẵng, và hằng tuần tôi đều đặn vào Đà Nẵng để làm việc dù bị theo dõi chặc chẽ.

Nhưng cái cảm tình ban đầu ấy dần dần phai nhạt rồi mất hẳn và cuối cùng đi đến một sự bức xúc trong tôi vì trong nhiều năm gần đây hễ mỗi lần đến dịp Đại Lễ Vu Lan hay Phật Đản, Quí Ông lại huy động cán bộ, công an, dân phòng, hưu trí, phụ nữ bao vây Chùa Giác Minh, nội bất xuất, ngoại bất nhập ngăn cấm không cho Phật Tử vào Chùa hành lễ.

Trước tình cảnh đó, Phật tử đành nhẫn nhục đứng bên ngoài hướng vào Chùa để lạy Phật, vậy mà vẫn không tránh khỏi những cảnh xô xát đến đổ máu, những cảnh bắt bớ, tịch thu giấy tờ song song với những luận điệu xuyên tạc khủng bố sai sự thật gây hoang mang lo sợ cho không ít những người phật tử và trung thành với lý tưởng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Đặc biệt nhất là năm nay, kể từ Mùa Vu Lan cho đến tận bây giờ, chùa Giác Minh bị phong tỏa thường xuyên, những cảnh tượng đau lòng tái diễn một cách hết sức trầm trọng, nhất là sự bức xúc đã gây ra cái chết đau đớn của thân mẫu Sư Cô Thích Nữ Đồng Tâm. Các sự kiện ấy đã được Ban Đại Diện GHPGVNTN Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng khẩn trình lên Viện Hóa Đạo và đã được Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến trước công luận thế giới mà chắc Quí Ông đã nắm rõ. Tiếc thay trong những ngày ấy tôi lại nằm trên giường bệnh không thể vào Đà Nẵng để chia sẽ khổ đau với những người cùng cảnh ngộ, khi các Công An Thừa Thiên lên gặp tôi để hỏi tình hình, chính họ đã nói rằng “Công An Đà Nẵng đã làm quá tay” tôi chỉ biết ngậm ngùi nói rằng “Mùa Vu Lan hiếu hạnh của Dân Tộc đã bị biến thành một mùa Vu Lan bất hạnh”.

Công an sắc phục và thường phục bao vây Huynh trưởng Lê Công Cầu trước cổng chùa Giác Minh ở Đà Nẵng, Hình IBIB
Công an sắc phục và thường phục bao vây Huynh trưởng Lê Công Cầu trước cổng chùa Giác Minh ở Đà Nẵng, Hình IBIB

Thưa Quí Ông,

Ngày chủ nhật 15.01.2012, sau gần một năm xa cách, tôi lại về Đà Nẵng thăm lại Chùa, thăm Thầy và thăm lại nơi làm việc đã gắn bó với tôi trong nhiều năm qua. Vì bất ngờ cho nên tôi đã vào được trong chùa nhưng chỉ vài phút sau đó, công an, dân phòng, phụ nữ… đã đến bao vây trước cổng chùa, đã nhiều lần họ tự ý mở cổng chùa định tiến vào nhưng tôi may mắn không bị họ lôi cổ ra như nhiều Phật tử đã bị trước đây. Tuy nhiên đến 15g khi tôi ra về, vừa bước ra khỏi cổng thì đã bị chận lại một cách hung dữ, họ bao vây lấy tôi, quay phim, chụp ảnh và buộc tôi phải vào trụ sở dân phòng để làm việc. Tôi đã ôn tồn nói với họ rằng : Hiến Pháp đã quy định quyền tự do đi lại của con người, các anh ngang nhiên chận tôi lại là các anh đã vi phạm pháp luật rồi đó, huống hồ các anh còn bắt tôi vào trụ sở để làm việc, việc gì ? lệnh đâu ? giấy mời đâu ? Họ bảo rằng chúng tôi làm việc theo lệnh cấp trên, mời bác vào để trao đổi một số công việc. Tôi bảo rằng giữa các anh và tôi có gì đâu để trao đổi, tôi biết các anh vì miếng cơm manh áo mà phải làm việc theo lệnh cấp trên nhưng làm việc thì phải có tình có lý, tôi là Phật Tử, tôi đến chùa …. Vừa nói ngang đấy thì một công an thường phục quát lên : “Ai bảo đó là chùa, ai công nhận đó là chùa ?” Vì quá bức xúc nên Sư Cô Đồng Tâm đi theo bảo vệ tôi đã lớn tiếng rằng : “Ai không thừa nhận, giấy tờ không thừa nhận đâu ?”, người công an quát lại : không thừa nhận là không thừa nhận không cần giấy tờ gì hết.

Rồi một công an sắc phục nhưng không mang bảng tên và phù hiệu hỏi tôi : bác vào đó để làm gì ? Trước thái độ ấy tôi cười và nói rằng : Đây là Chùa Giác Minh, trụ sở của GHPGVNTN Tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Văn Phòng Tổng Vụ Thanh Niên và Gia Đình Phật Tử Vụ, Hòa Thượng Thích Thanh Quang là Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên, tôi là phụ tá của Ngài đồng thời là Vụ Trưởng GĐPTV thuộc GHPGVNTN, cuối năm tôi vào thăm Thầy và bàn bạc một số Phật sự cho năm mới. Việc làm của chúng tôi minh bạch rõ ràng như các anh đã theo dõi từ sáng đến giờ. Vậy tôi đi được chưa ? Nhưng họ đã dang tay chận và vây tôi lại, ngang nhiên đưa máy quay phim sát mặt, nhất quyết yêu cầu tôi vào trụ sở làm việc. Cô Đồng Tâm phản đối quyết liệt nhưng tôi không muốn sự việc trở thành phức tạp cho nên tôi bảo cô Đồng Tâm hãy vào Chùa đi và tôi nói thẳng với công an rằng không bao giờ tôi chấp nhận yêu cầu phi lý đó.

Sau một thời gian bàn bạc, cuối cùng họ bảo rằng : thôi, nếu bác không vào thì bác cho chúng tôi xem Chứng Minh Thư một chút, chúng tôi trả lại ngay. Tôi bảo : Chứng Minh Thư do Nhà Nước cấp, không có gì bí mật cả nên tôi sẽ đưa cho các anh xem nhưng với một điều kiện : phía tôi có Sư Cô Đồng Tâm, phía các anh có đông đủ công an, dân phòng, cán bộ, phụ nữ làm chứng là xem xong các anh trả lại tôi ngay, nếu các anh cố tình thu giữ CMND thì tôi sẽ tố cáo trước công luận là Công An lừa gạt dân chúng, các anh đừng trách. Họ đồng ý.

Sau khi đem CMND vào trụ sở xong họ đem ra trả lại và tôi hỏi rằng tôi đi được chưa ? Họ lặp lại : bác thông cảm, chúng tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên thôi. Và 2 công an thường phục đã kèm sát tôi cho đến tận bến xe ra Huế.


Công an sắc phục và thường phục xét Chứng Minh thư Huynh trưởng Lê Công Cầu và quây phim mọi Phật tử đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng, Hình IBIB
Công an sắc phục và thường phục xét Chứng Minh thư Huynh trưởng Lê Công Cầu và quây phim mọi Phật tử đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng, Hình IBIB

Thưa Quí Ông.

Sở dĩ tôi phải kể lại tỉ mỉ như vậy để xác minh rằng người chịu trách nhiệm các diễn biến tại Chùa Giác Minh là Quí Ông, những người lãnh đạo đã một thời được nễ phục trước tinh thần cấp tiến, nhưng nay tôi quá thất vọng vì Quí Ông đã chỉ đạo cho thuộc cấp làm những điều vượt ra ngoài vòng pháp lý lẫn đạo lý của con người. Do đó tôi viết thư nầy để trình bày những điều sau đây xin Quí Ông suy gẫm hầu mong một năm mới Nhâm Thìn đau thương sẽ đi vào quá khứ, không lập lại như một mùa Vu Lan Bất Hạnh vừa qua :

1/. Quí Ông cho bao vây Chùa Giác Minh, ngăn cấm đồng bào không được vào hành lễ và tuyên truyền đó là Chùa phản động, chống Nhà Nước, chống Nhân Dân, nhưng đã bao năm qua rồi Quí Ông không hề có một bằng chứng cụ thể nào để chứng minh điều đó cả. Dưới con mắt dân chúng, Chùa Giác Minh vẫn sinh hoạt đúng nghi thức Phật Giáo, vậy Quí Ông có nghe Dân chúng họ xì xầm chính quyền đã tuyên truyền láo không ?

2/. Quí Ông cho bao vây Chùa Giác Minh, biến Chùa Giác Minh thành một nhà tù, còn khắc nghiệt hơn một nhà tù thế gian. Vì sao ? Nhà tù thế gian dù là tử tù chăng nữa vẫn có cơm tù ăn, vẫn có người nhà thăm nuôi. Ở đây, các Ông bao vây một vị sư già khốn khó, không cho ai vào lễ bái cúng dường, mục đích là tuyệt đường lương thực để vị sư già ấy sẽ chết trong khốn cùng. Quí Ông có nghe dân chúng xầm xì là quá độc ác không ?

3/.Quí Ông bao vây Chùa Giác Minh, buộc thân nhân các hương linh đang thờ phụng trong chùa phải di dời đi nơi khác chẳng khác gì cảnh dời mồ cuốc mả ngoài thế gian. Những hương linh còn lại trong chùa Quí Ông cấm không cho thân nhân ngày húy ngày kỵ đến lễ bái. Các Ông có nghe dân chúng xì xầm là quá tàn nhẫn không ?

Kính Thưa Quí Ông.

Sở dĩ chúng tôi đã lắng tai nghe và xin chân thành trình bày lại với mục đích mong Quí Ông làm thế nào để hình ảnh Đà Nẵng thân yêu đừng càng ngày càng xấu đi trước các việc làm như trên.

Tôi biết rằng những việc làm ấy phát xuất từ một động cơ chính yếu : Chùa Giác Minh là cơ sở của GHPGVNTN và Hòa Thượng Thanh Quang là thành viên của Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, một Giáo Hội mà các Ông luôn luôn tuyên bố là bất hợp pháp và không thừa nhận nhưng tôi biết trong lòng các Ông không nghĩ như vậy vì các Ông thừa trình độ và nhận thức để hiểu rằng :

1/. GHPGVNTN là một Giáo Hội truyền thừa, pháp lý của Gia1o hội đã gắn liền với sinh mệnh của Dân Tộc cho nên không ai có quyền tước đoạt pháp lý ấy. Do đó tuy Quí Ông tuyên bố bất hợp pháp, không thừa nhận nhưng không có một văn bản chính thức nào của Nhà Nước xác định điều ấy cả, do đó GHPGVNTN vẫn là một Giao hội hợp pháp.

2/. GHPGVNTN quyết tâm tranh đấu đòi hỏi nhà nước phải công nhận cái pháp lý tất yếu ấy không vì quyền lợi riêng tư của Giáo Hội mà vì quyền lợi chung của toàn Dân Tộc, bởi vì khi Nhà Nước công nhận pháp lý của Giáo Hội tức là công nhận quyền tự do Tôn Giáo, tất nhiên các quyền tự do cơ bản của con người như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại….theo đó mà được thể hiện.

3/. GHPGVNTN cũng khẳng định rằng Gia1o hội luôn luôn chủ trương tranh đấu bất bạo động, do đó những tuyên cáo, kháng thư, thông bạch…. là thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật để xây dựng một xã hội thật sự độc lập, tự do và hạnh phúc.

Kính thưa Quí Ông

Quí Ông đã sử dụng một nguồn nhân lực và tài lực rất lớn để bao vây Chùa Giác Minh và vị sư già Thích Thanh Quang năm nầy qua tháng nọ, theo tôi và cũng theo dư luận quần chúng, là một việc làm không chính đáng, lãng phí và theo riêng tôi thì rất “vô duyên”.

Tại sao chúng ta không sử dụng nguồn nhân lực ấy vào những công việc cấp thiết như gìn giữ an ninh xã hội, triệt phá tệ nạn tham nhũng, nhất là bảo vệ biên cương Tổ Quốc đang bị Trung Cọng xâm lăng từng bước.

Tại sao chúng ta không sử dụng nguồn tài lực ấy vào công việc xây dựng xã hội khi chúng ta ngậm ngùi nhìn hình ảnh các em nhỏ bơi qua sông đến trường trong dòng nước lạnh buốt, hay những bà mẹ ôm con tuyệt vọng vì không có tiền viện phí.

Và hơn ai hết, tôi tin rằng Quí Ông thừa biết mồ hôi nước mắt của nhân dân phải được sử dụng đúng nguyện vọng của nhân dân, mồ hôi nước mắt của nhân dân sử dụng vào những công việc phi pháp, phi nghĩa tức là phản bội lại nhân dân. Do đó mà trong Thư Chúc Tết năm nay, Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo của chúng tôi kêu gọi mọi người từ cấp lãnh đạo cho đến toàn dân hãy dùng Chánh Tri Kiến tức là sự thấy biết chân chính của Đạo Phật để thăng tiến xã hội :

“Chánh Tri kiến cho bản thân mỗi Phật tử để làm thơm sạch xã hội loài người, đồng thời gieo rắc Chánh Tri kiến tới mọi thành phần xã hội, mọi tín ngưỡng, bè phái để thăng tiến nhân sinh. Bất cứ ai đều phải tương sinh, tương dự với cộng đồng thế giới để hoàn thiện nghiệp quả, chẳng ai tách biệt sống riêng mình như hải đảo cô đơn không sự sống, nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ, bất công của người đồng loại”.

Kính thưa Quí Ông,

Tuy Quí Ông là người không Tôn Giáo nhưng tôi tin tưởng một cách chân thành rằng Quí Ông sẽ tán thành quan điểm của Hòa Thượng Viện Trưởng chúng tôi để hành xử đúng luật pháp và tình người.

Năm mới Nhâm Thìn tôi lại vào thăm Chùa, thăm Thầy, thăm Đà Nẵng thân yêu, và tôi hy vọng rằng mọi đau thương vừa qua sẽ lùi vào quá khứ để pháp luật và tình người được thăng hoa trong tinh thần từ bi của Đạo Phật.

Kính xin chúc Quí Ông năm mới vạn sự cát tường.

Kính mong Quí Ông hoan hỷ.

Huế, ngày cuối năm Tân Mão
LÊ CÔNG CẦU

 

Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011

Mới là được nói đã, rồi bao giờ đến được nghe ...
-Nguồn:-SÁCH CẤM LÀ HÀNG NÓNG Ở VIỆT NAM-Kelly Macnamara/AFP
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ- Từ những phim hoạt hình khiếm nhã đến các loại truyện ngăn "đồi trụy", nền văn hóa phổ thông của Việt Nam đang thu hút chú ý của các nhà kiểm duyệt in ấn mà giới thông thạo cho biết là họ đang phải đấu tranh để chấp nhận một quanh cảnh văn học ngày càng hỗn xược hơn.
Sau nhiều năm trời loại bỏ các văn bản chính trị ra khỏi máy in, chính quyền đang hình thành cách nhìn của họ trên thị trường ngày càng tăng của việc xuất bản cho giới trẻ, với nhiều cuốn sách đã bị cấm trong những tháng gần đây.

Nguyễn Thanh Phong, người có bộ sưu tập bằng tranh với những tiếng lóng có vần điệu gần đây đã bị cấm, cho biết rằng một tấm hình minh họa của ông về hai người lính trông ngu xuẩn đá một trái tạc đạn vào nhau có thể gây ra sự giận dữ của giới kiểm duyệt.
Dòng chú thích "Bộ đội phải chơi trội" là một nỗ lực nhằm chọc cười hình ảnh người anh hùng quân đội được thổi phồng của đất nước.
"Tôi chỉ nghĩ rằng nó buồn cười thôi", ông Phong nói.
Người hoạ sĩ 26 tuổi này cho biết sự kiểm duyệt chỉ khiến người dân tăng thêm mong muốn tìm đọc cuốn sách mang tên "Sát Thủ đầu Mưng mủ", cuốn sách có mục đích phản ánh những tiếng lóng trên hè phố của giới trẻ Việt Nam.
Phong cho biết cuốn sách của mình đã bán được 5.000 bản trong hai tuần nhưng sau đó đã bị ngưng lại, nhu cầu tìm mua lén lút đã đẩy giá lên đến 100.000 đồng - tăng gấp đôi giá chính thức của cuốn sách.
Kiểm duyệt đã chứng tỏ là một nỗi nhức đầu cho các nhà xuất bản Việt Nam đang mong muốn tận dụng một đường doanh thu có tiềm năng phong phú, nhưng đồng thời cũng mang đến một không gian nổi tiếng hấp dẫn cho những chủ đề trong quốc gia có 28 triệu người dân dưới 18 tuổi
"Đó là một chuỗi những hậu quả bất ngờ trong mối quan hệ công chúng tại Việt Nam, bất kỳ cuốn sách nào bị cấm đều trở thành cuốn bán chạy nhất, bởi vì mọi người đang tò mò", Phong nói với AFP.
Dư luận đối nghịch "làm dấy lên sự chú ý của rất nhiều người vốn thậm chí chẳng bao giờ đọc đến một cuốn sách như thế trong hiệu sách", ông Edmund Malesky, một chuyên gia về Việt Nam, Phó Giáo sư tại Đại học California, San Diego cho biết.
Ông nói thêm cuốn sách "nắm bắt được tất cả những câu nói sành điệu của giới mang tên là thế hệ 9X, những người sinh ra trong những năm 90", một thế hệ gây ngạc nhiên cho những thế hệ Việt nam lớn tuổi hơn vì "Tinh thần phóng khoáng" của mình.
Những người bảo thủ tại Việt Nam đang nhận thấy mình bị tai tiếng bởi làn sóng văn hóa trẻ trung - từ những trò đùa của các ca sĩ nổi tiếng đến những phát biểu thời thượng trắng trợn trên hè phố.
Ngành công nghiệp xuất bản đang chứng kiến một cuộc bùng nổ trong các tựa sách cho thanh thiếu niên, từ các tiểu thuyết không tưởng đến bản dịch tập truyện ma cà rồng "Twilight" bán chạy nhất thế giới.
Carl Thayer, một học giả về Việt Nam cho biết cuốn sách được sản xuất nhằm vào những người trẻ tuổi, nhưng "loại văn hóa phổ thông ấy chắc chắn là xung đột với những ý tưởng chính thống của nền văn hóa Việt Nam".
"Vì là một chế độ độc tài, các quan chức của Việt Nam không có cách nào để nắm bắt chính xác được dư luận ... Từ đáy lòng, họ đang sợ hãi những loại hài hước chính trị và các ấn phẩm chính trị công khai không úp mở bởi vì chúng thách thức đến quyền lực và tính hợp pháp của họ" ông nói với AFP.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã xếp hạng Việt Nam vào hàng 165 của 178 quốc gia trên thế giới về tự do báo chí trong năm 2010, đã cho biết rằng nhà nước độc đảng vẫn duy trì kiểm soát chặt chẽ tất cả các phương tiện truyền thông.
Giới quan chức Việt Nam đã không thể cung cấp cho AFP các số liệu về số lượng sách cấm mỗi năm và không xác nhận lý do cụ thể về quyết định loại bỏ cuốn sách của Phong ra khỏi các kệ bán.
Đặng Thị Bích Ngân, Phó giám đốc Nhà xuất bản Mỹ Thuật của Bộ Văn hóa Nghệ thuật, cho biết doanh số bán của cuốn "Sát Thủ" đã bị chặn lại vì những thay đổi đã được thực hiện trên bản thảo được cho phép.
Một cuốn sách gây tranh cãi khác, tuyển tập truyện ngắn của nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên, đã bị cấm và nhà xuất bản đã bị bị phạt vì "truyền bá tư tưởng đồi trụy, khiêu dâm, không phù hợp với truyền thống và phong tục của Việt Nam".
"Độc giả thực sự muốn những loại sản phẩm của một môi trường xuất bản tự do, hơn là nhũng gì họn được ban cho, vốn là những cuốn sách đã qua "xử lý" và được "làm vệ sinh sạch sẽ", Nguyễn nói với AFP.
Thayer cho biết thị trường chợ đen của Việt Nam "phát triển mạnh bởi vì nó đáp ứng được một nhu cầu".
"Thị trường này mang lại một phiên bản thực của các sự kiện và ý tưởng tự do đang chia xẻ trong những cuộc hội thoại tư nhân" ông nói.
Chẳng mất nhiều thời gian để AFP tìm được một bản sao bất hợp pháp của cuốn "Sát thủ" trên đường phố Hà Nội.
Một chủ hiệu sách cho biết cô đã không bày cuốn này trên kệ trong cửa hàng của mình nhưng chào mời khách là có sẵn trong kho.
Tuy nhiên, giọng chào hàng của cô kèm theo cảnh báo rằng cuốn sách này làm hỏng ngôn ngữ Việt Nam: "Đừng cho con cái bạn đọc", cô nói.
Nhiều người chỉ đơn giản lên mạng để đọc trên các trang web Internet có lưu trữ rất nhiều bản sao cuốn sách của Phong.
"Những người phản đối cuốn sách cho biết rằng nếu những câu nói này được lưu hành trên internet chứ không phải trên sách in thì được. Tôi nghĩ bởi vì họ cho rằng sách in là rất cao quý, tựa như một vùng đất thiêng liêng của kiến thức vậy", Phong nói.
Các nhà kiểm duyệt từng cho thấy họ sẵn sàng đàm phán về một phiên bản được sửa chữa.
Phong cho biết ông tin rằng một số hình ảnh minh họa sẽ bị loại bỏ, thay thế bằng các tiếng lóng phổ biến khác nhau và tự tin rằng cuốn sách mới sẽ không bị xem là nhạt nhẽo.
Niềm lạc quan của ông có lẽ được lặp lại bằng một câu nói tinh hoa cô đọng trên hè phố Việt Nam trong cuốn sách của ông.
Hình ảnh nguyên một con chó chết trên chiếc mâm ăn kèm với cụm từ: "Đâu có đó, thịt chó có mắm tôm".
Nguồn: Yahoo news


--- Sách cấm là hàng nóng ở Việt Nam  –  (x-café). Dịch từ bài: Banned books hot property in censored Vietnam (AFP).
Một ngàn điều tốt đẹp trong một phút (vietyo.com). -- Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng 1951: “Đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa”(talawas/Việt sử ký).  – Tưởng Năng Tiến: Đầu Xuân Nói Chuyện Thánh Thần  (RFA’s blog). – CỜ QUEN, CỜ LẠ?  –  (Mai Thanh Hải).Nhân quyền VN bị chỉ trích mạnh mẽ ngay đầu năm Nhâm Thìn  –  (VOA). – Việt Nam ‘tiến một bước mậu dịch, là nuốt lời hứa về nhân quyền’  –  (NV). – Trò chuyện cùng bác Trần Văn Huỳnh, thân phụ anh Trần Huỳnh Duy Thức – (DLB). – Thư ngỏ gởi các tổ chức Nhân quyền Quốc tế   –  (DLB). 
--

TRUNG QUỐC SẼ GIA TĂNG ĐÀN ÁP TRONG NĂM 2012 ? *

Năm ngoái là một năm gian khó đối với giới bất đồng chính kiến Trung Quốc. Với Đảng Cộng sản quan tâm đến sự ổn định khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo sắp diễn ra, năm 2012 cũng có thể là một năm tồi tệ hơn.
Cứ đánh đau và nhốt lại. Đó là thông điệp của chính phủ Trung Quốc về việc mình sẽ đáp trả với các nhận thức bất đồng quan điểm trong năm Rồng 2012.

 Việt Nam ‘tiến một bước mậu dịch, là nuốt lời hứa về nhân quyền’

Dân Biểu Loretta Sanchez gặp đại diện thương mại, vận động nhân quyền Việt Nam
Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

WESTMINSTER (NV) -“Mỗi lần Việt Nam được một thành tựu trong mậu dịch, như PNTR trong thương mại song phương với Mỹ, WTO, hay vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, là một lần Việt Nam nuốt lời hứa về nhân quyền và đàn áp nhiều hơn thay vì tự do nhiều hơn.” Nhận định này của Dân Biểu Loretta Sanchez là điều mà bà nói với vị đại diện thương mại Hoa Kỳ về việc đàm phán với Việt Nam trong hiệp định thương mại TPP.
Dân Biểu Loretta Sanchez. (Hình: Abby Brack/Getty Images)
Cuộc gặp gỡ giữa Dân Biểu Sanchez với Ðại Sứ Ron Kirk diễn ra hôm Thứ Tư, và được dân biểu này thuật lại trong một cuộc họp báo qua điện thoại với báo chí Việt ngữ hôm Thứ Năm.
Ðại Sứ Kirk, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ, hiện đang thương thuyết với 9 nước vùng Thái Bình Dương cho một hiệp định ngoại thương giảm bớt các loại thuế xuất nhập cảng trong vùng. Hiệp định này, mang tên tắt TPP và tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, có tên tiếng Việt là Hiệp định Ðối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
Cả Việt Nam lẫn Mỹ đều đang thương thuyết để gia nhập TPP. Trả lời câu hỏi của báo Người Việt là nếu Mỹ cũng chỉ đang thương thuyết để gia nhập TPP thì những yêu cầu của Mỹ có sức nặng tới đâu, Dân Biểu Sanchez quả quyết:
“Ðúng là chúng ta chỉ là 1 trong 9 quốc gia TPP, nhưng chúng ta là thị trường lớn nhất. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất trong các nước này.”
Cuộc gặp giữa Dân Biểu Sanchez và Ðại Sứ Kirk xoay quanh vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và những lần thất hứa của Việt Nam sau những bước tiến thương mại và ngoại giao.
Bà nói bà thuật lại cho Ðại Sứ Kirk những gì Việt Nam đã vi phạm trong quá khứ.
“Việt Nam ngày càng bỏ tù nhiều người, không chỉ các vị lãnh đạo tôn giáo hay những người tranh đấu đòi dân chủ, mà cả những người trẻ lên Internet nói lên những vấn đề của đất nước, như nhạc sĩ Việt Khang,” Dân Biểu Sanchez nói.
“Sau bình thường hóa mậu dịch (PNTR) với Mỹ, sau khi vào WTO, sau khi có ghế trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Việt Nam không tuân thủ những điều họ hứa về nhân quyền. Ngược lại, nhân quyền bị đàn áp, nhắm vào những hoạt động trên mạng và các cư dân Internet.
Riêng về mậu dịch, là việc chuyên môn của Ðại Sứ Kirk, Dân Biểu Sanchez nói bà nêu vấn đề sở hữu trí tuệ, nạn làm hàng nhái, và những vụ buôn người mà được ngân hàng tại Việt Nam tài trợ.
Ðại Sứ Kirk cho biết ông rất quan tâm tới sự minh bạch của hệ thống luật pháp và các vấn đề quyền lợi của người lao động. Ông nói ông cũng quan tâm tới thương mại trên mạng và với vấn đề Việt Nam đặt tường lửa gây khó khăn cho các trang mạng.
Tuy nhiên, vì Việt Nam cứ hứa cải thiện nhân quyền rồi sau đó không thực hiện, Dân Biểu Sanchez đặt vấn đề với Ðại Sứ Kirk là nên bắt Việt Nam thực hiện trước rồi mới ký. Tuy Ðại Sứ Kirk không trả lời rõ ràng về đề nghị này, nhưng theo bà Sanchez, “Chúng ta vẫn có thể đặt điều kiện vào các hiệp định mậu dịch để các nước sẽ gặp khó khăn nếu không thực hiện những điều họ hứa.”
Ðề tài này được nhắc lại một lần thứ nhì trong cuộc điện đàm, khi ký giả Vanessa White báo Viễn Ðông hỏi bà Sanchez nghĩ gì về ý kiến cho rằng càng mậu dịch nhiều thì càng dễ dẫn tới dân chủ.
Bà Sanchez đồng ý có bằng chứng ở một số nơi rằng khi hệ thống kinh tế tư bản càng phát triển thì người dân càng đòi hỏi thêm tự do. Tuy nhiên, bà nói “đối với tôi, trong trường hợp Việt Nam, chúng ta thấy ngược lại, là có sự đàn áp nhân quyền sau PNTR, WTO, Hội Ðồng Bảo An, v.v...”
“Nếu tôi là tổng thống, tôi sẽ đòi hỏi họ cải thiện trước khi ký. Ðó là điều tôi nói với ông Kirk, nhưng câu trả lời của ông không rõ ràng,” bà nói.
Trả lời cơ quan truyền thông Chúa Cứu Thế về những gì Hoa Kỳ có thể làm được khi Việt Nam bắt giữ người đối kháng, Dân Biểu Sanchez cho biết bà và văn phòng bà làm việc trực tiếp với Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Việt Nam để vận động cho tự do. “Nhiều khi các nhà ngoại giao của chúng ta đến gặp những người bị bắt, có khi gặp họ ở nhà nếu bị quản thúc tại gia, và có cả trường hợp gặp họ trong tù.”
Dân Biểu Sanchez cũng vận động đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC. “Chúng ta có CPC thời Tổng Thống Bush, nhưng rồi khi tới vụ WTO thì Tổng Thống Bush rút tên Việt Nam ra khỏi CPC. Chúng tôi đang vận động Bộ Ngoại Giao và Ngoại Trưởng Clinton để đặt Việt Nam vào lại.”
Ðại Sứ Kirk, đại diện mậu dịch Hoa Kỳ, là cựu thị trưởng Dallas. Chức vụ Ðại diện Mậu dịch Hoa Kỳ là một chức vụ ngang hàng bộ trưởng nhưng không nằm trong nội các.

Banned books hot property in censored Vietnam (AFP 26-1-12) -- Ở Việt Nam, sách bị cấm là rất "hot"!
"Nghệ thuật" kiểm duyệt ở Việt NamThe art of censorship in Vietnam (Journal of International Affairs Fall/Winter 2011) -- Bài này có một nhận xét khá thú vị: Vì các nhân viên kiểm duyệt thường bị... kém học thức, nhiều nhà sáng tác có thể qua mắt họ bằng cách dùng những ẩn dụ (lịch sử, chẳng hạn) mà họ không hiểu!!! (Nhưng tác giả này chỉ thấy một nửa:  Chỉ vì những ngườ ikiểm duyệt kém học thức, không hiểu, nên để chắc ăn, họ cứ soàn soạt cấm nhiều thứ không có gì là "phản động" cả!) 





Chuyên gia phản biện


" Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ"
GS Phạm Phụ


(TN Xuân Nhâm Thìn) Nếu phản biện giáo dục được xem là một “nghề” tại Việt Nam, Giáo sư (GS) Phạm Phụ phải là một trong những người được xếp vào đội ngũ tiên phong.
Mấy tháng nay ông bị bệnh phải nằm ở nhà, các hội thảo, hội nghị về giáo dục, nhất là giáo dục đại học thiếu những góp ý hùng hồn của ông dường như trở nên buồn hẳn.
Người vượt rào
GS Phạm Phụ sinh ra trong một gia đình nghèo tại Quảng Ngãi. Bố mất sớm nên dù là con một, mẹ ông cũng từng buộc ông nghỉ học khi học xong cấp 1 để ở nhà phụ giúp gia đình. Nhưng, trước sự quyết tâm của ông, mẹ ông tiếp tục đồng ý cho con đi học. May mắn là sau đó ông được cấp học bổng 12 kg gạo/tháng để theo đuổi học tập.
Ông tự nhẩm tính mình ngồi trên ghế nhà trường, tính cả ĐH, chỉ khoảng 15 năm, chưa đủ thời gian để nhận bằng cử nhân như hiện nay. Tất cả mọi thành công đến với ông sau này đều do quá trình tự học, tự mày mò nghiên cứu.

" Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ"
GS Phạm Phụ

Cử nhân Phạm Phụ khi ấy học lên tiến sĩ cũng chủ yếu nhờ tự học. Ông làm luận văn tiến sĩ về hệ thống thủy điện mà không hề có bất kỳ một giáo viên hướng dẫn nào. Chỉ đến khi luận văn hoàn thành mới có một hội đồng được thành lập ở Bộ Giáo dục - Đào tạo để chấm đề tài. Sau năm 1975, ông lại “vượt rào” dự tuyển kỳ thi tiếng Anh để đi học... thạc sĩ tại Học viện Công nghệ châu Á - AIT (Thái Lan). Là tiến sĩ rồi đi học thạc sĩ là một quyết định ngược, nhưng đây lại là bước ngoặt thay đổi cuộc đời ông. Cùng với thời gian được biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký Ủy ban Quốc tế Mekong (1986 - 1988), ông có cơ hội tìm hiểu giáo dục đại học các nước để từ đó so sánh và góp ý cho giáo dục đại học Việt Nam. Từ khoa, từ trường, viết báo, rồi từ uy tín của mình, ông được mời góp ý cho các hội nghị trên cả nước và trở thành thành viên của Hội đồng Quốc gia giáo dục.
Ông kể: “Tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn giáo dục đại học trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển hy vọng có thể lấp chút ít vào “chỗ trống” của Việt Nam. Chuyện nghiên cứu và phản biện giáo dục đại học đối với tôi cũng là “vượt rào” vì chuyên ngành của tôi là thủy điện. Mừng là có nhiều người chịu để cho tôi nói, dù nhiều khi người ta không lắng nghe”.
Vào năm 1990, ông cũng đã “vượt rào” khi thành lập Khoa Quản lý công nghiệp tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Cho đến lúc đó, chưa có tiền lệ một khoa mới thành lập lại có chương trình thạc sĩ trước chương trình cử nhân, lại là chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh thuộc loại sớm nhất tại Việt Nam, đầu vào chủ yếu là kỹ sư. Cũng chưa hề có tiền lệ một giáo sư về thủy điện, không hề có bất kỳ bằng cấp nào về lĩnh vực này lại đứng ra thành lập, làm trưởng khoa và đứng lớp, dạy cả thị trường chứng khoán trước khi Việt Nam có thị trường chứng khoán.
Thà im lặng chứ không nói theo
Nhắc đến GS Phạm Phụ, người ta nhớ đến những góp ý thẳng thắn và hùng hồn, dữ liệu đầy đủ, xoáy sâu vào tận ngóc ngách của mỗi vấn đề giáo dục. Đã từ nhiều năm nay, các cuộc hội nghị giáo dục từ bắc tới nam đều ít khi vắng mặt ông. Đã bốn tháng nay, bị tai nạn ảnh hưởng đến chân, GS Phạm Phụ phải nằm ở nhà. Không được hòa vào dòng chảy của giáo dục, ông buồn.
Sự thẳng thắn của GS Phạm Phụ đôi khi làm nhiều người e ngại giùm cho ông. Nhưng ông cười xòa: “Tôi không ngại khi phản biện. Bởi, mỗi điều tôi nói ra đều dựa trên sự công tâm, góp ý xây dựng, luận chứng khoa học chính xác và đề nghị cách giải quyết cụ thể. Thực tình thì tôi vẫn chưa đủ can đảm vì đôi khi tôi cũng ngồi im dù không đồng ý, nhưng nói theo và nói không phải như mình đã suy nghĩ kỹ thì không bao giờ”. Theo ông, việc phản biện giáo dục hiện nay đa phần vẫn còn hơi cảm tính, chưa đi vào gốc gác của vấn đề. Phản biện phải khoa học mới có thể thuyết phục người khác. Thậm chí, ở mức cao hơn, phải có một hội đồng, tập hợp ý kiến phản biện theo phương pháp khoa học về vấn đề nào đó, để đưa ra giải pháp. Việt Nam có Hội đồng Giáo dục quốc gia, nhưng đã nhiều năm nay không có hoạt động gì.
Đăng Nguyên


--  Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011 (AFP/ Thụy My).


Việt Nam nằm trong 10 nước đứng cuối bảng về tự do báo chí trên thế giới năm 2011

(AFP 25/01/2012) Theo bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) vừa được công bố lúc 0 giờ GMT ngày 25/01/2012, thì trong năm 2011 Việt Nam đứng thứ 172/179 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí.


Có nghĩa là Việt Nam đứng thứ 8 (từ dưới đếm lên), sau các nước lần lượt là Erythée, Bắc Triều Tiên, Turkménistan, Syria, Iran, Trung Quốc, Bahrein, và trên được hai nước là Yemen và Sudan trong top 10…đếm ngược. Đáng chú ý là năm 2010 Việt Nam không có mặt trong danh sách đen về tự do báo chí của RSF, mà vị trí thứ 8 từ dưới lên này là của…Trung Quốc.


Để thực hiện bảng xếp hạng trên đây, Phóng viên Không biên giới đã gởi một bảng câu hỏi đến 18 hiệp hội bảo vệ tự do ngôn luận trên cả năm châu lục, cũng như mạng lưới 150 thông tín viên, các nhà báo, nhà nghiên cứu, luật gia, và các nhà đấu tranh cho nhân quyền. Bảng câu hỏi cũng ghi nhận tổng thể những vụ xâm phạm trực tiếp đối với các nhà báo hay cư dân mạng (ám sát, cầm tù, hành hung, đe dọa) hoặc với báo chí (kiểm duyệt, tịch thu, khám xét, gây áp lực).

Trong bản báo cáo thường niên lần thứ 10 này, Phóng viên Không biên giới đã nhấn mạnh : « Trấn áp là từ ngữ của năm vừa qua. Chưa bao giờ tự do thông tin lại được gắn liền với dân chủ như thế, chưa bao giờ công việc của nhà báo lại gây trở ngại cho những kẻ thù của dân chủ đến thế».
Chỉ có một nhóm nhỏ các nước được xem là « tốt lành » cho các nhà báo, trong đó Phần Lan và Na Uy đồng hạng nhất. Riêng Phần Lan vẫn liên tục dẫn đầu kể từ hơn chục năm qua. Đặc biệt lần đầu tiên có một nước châu Phi lọt vào top 10 đầu bảng, đó là Cap Vert (xếp thứ 9, trong khi năm 2010 ở hạng 26).


Ngược lại bộ ba Erythée, Bắc Triều Tiên, Turrkménistan liên tục đứng cuối bảng trong nhiều năm, tiếp theo là Syria, Iran và Trung Quốc theo sát nút. Phóng viên Không biên giới giải thích, sự thiếu vắng hay hủy bỏ các quyền tự do công cộng dẫn đến việc xâm phạm quyền tự do báo chí. Các chế độ độc tài lo sợ và ngăn cấm các thông tin, nhất là khi bất lợi cho họ.


Các cuộc cách mạng Ả Rập có những tác động khác nhau đến công việc của các nhà báo. Tình hình được cải thiện ở Tunisia, cho dù chưa hoàn toàn có một nền báo chí tự do và độc lập. Chỉ trong vòng một năm qua, Tunisia đã tăng được đến 30 bậc. Ngược lại, Ai Cập bị sụt 39 bậc vì sử dụng bạo lực với các nhà báo.


Nhưng Phóng viên Không biên giới cũng đặc biệt tỏ ra nghiêm khắc đối với các nước dân chủ « vì chúng tôi chờ đợi các quốc gia này đóng một vai trò gương mẫu », theo ông Jean-François Julliard, Tổng thư ký RSF. Ông nói : « Người ta cảm thấy có khuynh hướng kiểm tra thông tin mạnh mẽ hơn so với cách đây 10 năm ».

Hoa Kỳ bị sụt từ hạng 20 xuống 47, vì có 25 phóng viên bị bắt hoặc bị cảnh sát đối xử thô bạo khi đang theo dõi đưa tin về các phong trào phản kháng. Còn Pháp dậm chân ở hạng 38, do các nhà báo vẫn lo ngại về việc bảo vệ nguồn tin, hay khi điều tra về các nhân vật thân cận với giới lãnh đạo.


Thư gửi Bọ Lập,
 Đầu năm, có mấy dòng chúc Bọ sức khỏe tốt, luôn luôn vui vẻ.
Em cũng xin có vài dòng thưa lại với Bọ về chuyện trí thức versus phản biện vừa rồi.
Giá trị xã hội của phản biện như thế nào, em đã viết rõ, không cần viết lại nữa.
Còn cái định nghĩa trí thứcem nêu, đúng là nó hơi cổ hủ, không được hiện đại như của anh Sartre, anh Chomsky. Thú thực với bọ là, đối với cái sọ của em, định nghĩa của mấy anh này rắc rối quá. Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm.
Có người khác thích định nghĩa trí thức như của anh Sartre anh Chomsky thì cũng rất là tốt. Cá nhân em không có cái lo lắng đau đáu xem mình có phải là trí thức hay không đâu bọ ạ. Nếu có rủi ro mình bị loại khỏi hàng ngũ trí thức trong đầu ai đó thì cũng phải chịu thôi bọ ạ. Em nghĩ là bọ cũng như thế. Việc gì mà nhiều người phải nổi đóa lên như thế.
Khi bọ cho rằng em ủng hộ mấy anh trùm chăn, không ủng hộ mấy anh không trùm chăn, thì bọ đang suy diễn đấy. Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ.
Châu
P.S. Bọ có thể đăng thư của em lên quechoa nếu thấy phù hợp.
Thư trả lời của Bọ Lập
Ok, cảm ơn Châu đã gửi mail. Mình biết Châu giận nhưng việc đáng nói thì phải nói, vì Châu đã trả lời trước công luận.
Mình hiểu ý Châu về sự phong hàm  “trí thức” cho những ai thích phản biện để nổi danh. Số này có nhưng rất ít, có thể nói không đáng kể. Vả, số này dù có nhiều đi chăng nữa họ cũng vô nghĩa trước dân chúng và xã hội. Dần dà rồi người ta nhận ra cả thôi, không phải lo lắng.
Điều đáng ngại là trong khi số  người có tri thức và bản lĩnh dám đứng ra phản biện đã rất ít lại bị tấn công tứ bề. Nguy hiểm nhất vẫn là sự tấn công từ phía các ” trí thức trùm chăn”. Cái lý của số này rất đơn giản nhưng dễ ” ru ngủ” chính quyền và công chúng, đấy là: bọn phản biện chỉ là đám háo danh, một lũ già đã hết thời cố vớt vát tên tuổi của mình bằng cái sự nói ngược. Nói chung đám phản biện tư cách không ra gì, chúng nó không phải là trí thức hoặc là trí thức lỗi thời, không nên nghe chúng nó và nên dọn sạch chúng đi.
Nếu Châu thấy đó là một thảm trạng bi hài ở nước ta thì Châu sẽ hiểu vì sao mình lên tiếng.
Tiếc là vì nghĩ tết nhất đến nơi và mình khá mệt mỏi vì nhiều chuyện nên không viết bài cho ra hồn khiến Châu và nhiều người hiểu nhầm.
Đừng nghĩ mình vu cho Châu ủng hộ “bọn trùm chăn”, đừng nghĩ thế, mình không cực đoan kiểu con nít thế đâu. Nếu như nhận ra Châu ủng hộ bọn đó thì mình sẽ nói riêng với Châu, chỉ khi Châu không chịu nghe, mình mới tung lên blog. Nói thế để Châu hiểu mình “gửi Ngô Bảo Châu” nhưng chính là gửi cho “bọn trùm chăn” thông điệp này: đừng mượn lời Ngô Bảo Châu để dè bỉu và chỉ điểm những trí thức chân chính. Có vậy thôi Châu ạ.  Tóm lại mình không bao giờ muốn làm ồn ào về những chuyện không đâu. Chính vì nhận thấy sự nguy hiểm trong phát ngôn vô tình của Châu mà mình phải lên tiếng, sự lên tiếng này hoàn toàn không dành cho Châu. 
Riêng việc này thì mình xin lỗi Châu: tết nhất vui vẻ lại khuấy lên mấy chuyện không ra sao, làm Châu và người thân của Châu phải phiền lòng. Mình biết trước điều đó nhưng không có lựa chọn nào khác, lần nữa xin lỗi Châu.
Hôm nay về Mỹ rồi phải không? Chúc lên đường vui vẻ!
NQL

Gấu luận về GS Châu  (blog 5 xu). Nhà báo Huy Đức: “…làm gì có thể có cái gọi là ‘khoa học cơ bản’ trên một nền giáo dục không có căn bản. Cách làm của GS Châu lại là đào tạo gà nòi hoặc tạo ra vài công trình gây tiếng vang trong khi điều chúng ta cần là thay đổi hệ thống giáo dục đại học để tự thân nó có thể đẻ ra hàng chục cái viện như thế mà phi nhà nước”.
GỬI VÀI LỜI VỚI CHÂU GIÁO SƯ (Nguyễn Quang Vinh). -- GS Nguyễn Văn Tuấn: Về vai trò của trí thức(Nguyễn Văn Tuấn). “Nhìn lại chặng đường Gs Châu đi đến nay, tôi thấy Gs Châu đi nhiều hàng, dân miền Nam gọi là đi chàng hảng.Dường như ông nói theo gió; gió chiều nào, lợi cho ông, ông đi, bất kể lề trái, lề phải hay giữa lề. Ông lấn sang lề cả con cừu và con sói. Thỉnh thoảng sa đà vào những chuyện PR, ban lời vàng ngọc cằn cỗi như các ông lãnh đạo trong chính phủ rất thiếu logic toán học”. – Lại bàn về trí thức.
- Nguyễn Hoàng Đức: Hiểu tri thức và hành động bằng tri thức (Lê Thiếu Nhơn). – Thế nào là Trí thức   –  (DLB). - GS Nguyễn Huệ Chi : GỌI TÊN TRÍ THỨC (HDTG). – - Trí thức là Thiện Tri Thức – (VH Phật Giáo/ Người Lót Gạch).
- Phạm Xuân Nguyên: Trí thức Việt Nam, nhìn từ quyền lực – có hay không có? (Quê Choa). “Đảng phải biết lắng nghe trí thức, nghe với sự thành tâm và hiểu biết chứ không phải nghe giả vờ, nghe chỉ để nghe rồi bỏ đấy, để thực sự thay đổi mình trong sạch và vững mạnh và để biết mình cần làm gì cho sự nghiệp lớn của dân tộc mà đảng đã nhận lấy sứ mệnh đảm đương”.Lực của người trí thức trong thế giới toàn trị basam--Đôi lời: Một thông điệp rõ ràng về “một thông điệp hết sức sáng sủa”! “Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng”, nhưng “tôi” chấp nhận cái chết đó. Tại sao cứ bắt/muốn người ta nghĩ, làm như ta (muốn). “Người ta” đã chót dại, muốn bằng danh tiếng của mình để
Nam Dao: Trí thức làng Vũ Đại  –  (Người Lót Gạch). --  Đại tướng Lê Đức Anh: “Bệnh thành tích thực chất là bệnh giấu dốt”(GDVN). “Việc chúng ta năm nào cũng nói đến việc thắng Pháp, Mỹ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thì có đúng không? Theo tôi là chưa đúng. Pháp, Mỹ đều là các siêu cường cả về khoa học, kỹ thuật, quân sự đến Liên Xô thắng được phát xít Đức cũng phải nể.  Thời điểm đó, mình thắng Mỹ làm sao được, mình là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có vũ khí gì hết, không làm ra được 1 chiếc ô tô, xe máy. Đó là chúng ta bảo vệ được độc lập và Pháp, Mỹ phải rút quân. Sự thực như thế nào nói như thế, không được nói rối“.

HRW: nhân quyền Việt Nam ngày càng tệ   –  (RFA). – Nguyễn Gia Kiểng – Quyền con người(Thông Luận). – Hoa Kỳ bắt đầu mang giá trị của mình đến Châu Á?  –  (RFA). – Vui xuân, không quên gia đình của các người tù chính trị   –  (RFA). – Mong ước của giới blogger cho năm mới  –  (RFA). – Chợt nghĩ (Nguyễn Tường Thụy).
– Nhân quyền trở thành một môn chính được cấp bằng cử nhân tại đại học Mỹ  –  (VOA).

 

BS HỒ HẢI -NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU

Nguồn:- NGHỆ THUẬT XÉN LÔNG CỪU -(BS HỒ HẢI)-


Hôm nay đọc bài Bộ máy chính phủ: "Tôi tin là họ tạo được niềm tin". Tự dưng nghĩ đến phải viết đề tài xén lông cừu. Một thuật ngữ trong kinh tế chính trị học mà tác giả cuốnCurrency War của Song Hongbing viết. Trước tiên, cần phải hiểu thuật ngữ "xén lông cừu" của Song Hongbing là như thế nào? Muốn hiểu nó, ta cần nắm 3 khái niệm. 


Thứ nhất là khái niệm lạm phát. Nó là do cung hàng nhỏ hơn cung tiền, làm cho hàng hóa tăng giá trị theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường. Đó là bàn tay vô hình điều khiển làm cho đồng tiền mất giá. Cụ thể ở Việt Nam ta trong 5 năm qua, lạm phát phi mã và có tính chu kỳ lập lại do tham nhũng làm cung tiền ra thị trường quá lớn từ những đầu tư công không làm ra lợi ích cho xã hội.

Thứ hai là, ai là người cung tiền? Ở các nước tư bản giãy chết là ngân hàng trung ương (NHTW). Còn ở Việt Nam là ngân hàng nhà nước (NHNN) cung tiền bằng cách in ra tiền và cho vay vô tội vạ cho các đầu tư công không hợp lý. Nó làm cung tiền tràn ngập xã hội có nguồn gốc từ tham nhũng ở các đầu tư công.

Thứ ba là, NHNN cung tiền dựa trên cơ sở nào? Trước 1970, tất cả các NHNN hoặc NHTW trên thế giới in tiền được quy định theo vàng qua hiệp định Bretton Woods - tôi đã từng viết trên blog này. Nhưng khi Nhật và Đức được sự bảo trợ an ninh của Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới II, họ đã phát triển kinh tế mạnh mẻ bằng xuất siêu cân bằng dương nhiều năm. Họ quyết định phá bỏ hiệp định Bretton Woods, tức không gửi vàng sang kho vàng ở New York để mỗi lần muốn in tiền. Từ đó Hoa Kỳ cũng phá bỏ quy định Bretton Woods, là cứ in ra 35 đô la là phải nộp cho Fed một ounce vàng, để lãnh đạo tài chính toàn cầu.

Từ 3 khái niệm trên đi đến ngày nay việc in tiền ở mỗi quốc gia là do chính phủ sở tại quyết định. Khi chính phủ và quốc hội quyết định sai lầm việc in tiền để đầu tư công bất hợp lý, là lúc mỗi chúng ta làm việc cật lực với đồng lương ngày xưa đủ mua 500 tô phở/tháng thì hôm nay chỉ có thể còn 50 tô phở/tháng lương. Hay nói đúng hơn là, mỗi đơn vị hàng hóa gia tăng giá trị nhanh hơn giá trị lao động của người dân trong xã hội do lạm phát. Dễ hiểu hơn là nơi quyết định cung tiền mà, cụ thể là chính phủ và quốc hội bòn rút sức lao động của người dân, gọi là "xén lông cừu".

Nhưng những điều trên là cách xén lông cừu ở thời đại hiện đại. Còn ở Việt Nam, điểm qua từ ngày đảng cộng sản Việt Nam thành lập đến nay, bài học xén lông cừu từ nước Mỹ xa xôi đã được kết hợp nhuần nhuyển với bài chuyên chính vô sản của ông tổ Lenin, và thực hiện 5 thời điểm. Mỗi thời điểm khác nhau, kiểu xén lông cừu có khác hơn ở thời Việt Nam còn theo đường lối kinh tế bao cấp, chủ nghĩa xã hội của Marx Lenin. Rồi gần đây, sau cỡi trói kinh tế, thì cách xén lông cừu giống cách nước Mỹ vào cuối thập niên 1920 đầu 1930s, nhưng sáng tạo với tính lưu manh và độc ác hơn nhờ vào chuyên chính vô sản. Nó ngày càng tinh vi hơn, mà người dân bình thường khó nhìn ra.

Mỗi lần xén lông cừu thì phân cách giàu nghèo càng rộng hơn. Xã hội Việt đẻ ra một giai cấp tư sản kếch sù từ tầng lớp thân hữu với chính khách. Trong lúc người dân càng nghèo đi, thì tầng lớp thân hữu với chính khách giàu lên nhanh chóng một cách bất thường và thâu tóm tài sản của 99% trong xã hội.

Lần đầu tiên xén lông cừu của đảng là cải cách ruộng đất năm 1956-1957 theo kiểu hoang dã thời ăn lông ở lỗ. Không ai là người Việt Nam hiện nay không nhớ lần đầu tiên để đưa guồng máy xã hội miền Bắc vào khuôn khổ kỷ luật, để làm cuộc cách mạng thần thánh. Sau lần này với chiêu bài chuyên chính vô sản đã làm ra một cộng đồng dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành một đàn cừu đi theo sự lãnh đạo sáng suốt của đảng cộng sản Việt Nam. Một thiên đàng cùng khổ nhưng đầy nhiệt huyết phục vụ chiến tranh. Máu đã đổ và xác người đã lên đến hơn 5 triệu để có thống nhất.

Sau thống nhất đất nước, năm 1976, lần thứ hai đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc xén lông cừu bằng cái gọi là "cải tạo công thương nghiệp" cũng hoang dã không kém lần thứ nhất. Hai kiểu xén lông cừu này đặc trưng bản chất chủ nghĩa xã hội mà ông tổ Lenin đã vạch ra bằng cách kết hợp Đức Quốc Xã với Kitô giáo trong đường lối trị dân. Nó hoàn toàn không giống cách xén lông cừu của bọn tư bổn giãy chết, mà tôi đã trình bày ở trên. Với lần này, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, có đến hàng trăn nghìn người Việt đã làm thức ăn cho cá biển. Trong lịch sử dân tộc Việt chưa có lúc nào phải có một lượng người bỏ tổ quốc ra đi đông hơn thời kỳ này, kể cả thời Nam tiến do Trịnh Nguyễn phân tranh!

Đến lần thứ ba, là lần sụp đổ tín dụng vào cuối thập niên 1980s khi những Nguyễn Văn Mười Hai, Huỳnh Là, Lâm Cẩu, v.v... vào tù trả nợ. Nó đã buộc chính quyền phải đổi tiền - một đồng tiền mệnh giá gấp 10 lần - để giảm lạm phát. Lạm phát lúc đó lên đến 700%. Một tỷ lệ lạm phát mà trong lịch sử nhân loại, nó chỉ có xảy ra ở các nước đi theo ông tổ Lenin mới có. Tôi còn nhớ vị đứng đầu đất nước lúc đó phát biểu một câu mà dân kinh tế cho rằng rất không hiểu biết là, thiếu tiền thì cứ in tiền. Nhưng đứng ở góc độ kinh tế chính trị học thì, câu phát biểu trên lại rất trí tuệ cho việc xén lông cừu của một chính quyền chuyên chính vô sản đang trên bờ sụp đổ.

Lần thứ tư giống tư bản giãy chết hơn vào cuối thập niên 1990. Lần này tứ đại gia Minh Phụng, EPCO, Huy Hoàng và Thành Lễ được lùa vào chuồn từ dựa cột đến xén lông cho đẹp dáng. Một loạt vụ án mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều khó hiểu. Với cách xén lông cừu lần thứ tư chỉ các đại gia bị ảnh hưởng lớn.

Lần thứ năm, sau khi tung cung tiền liên tục 2 năm 2007 và 2008 với cái gọi là kích cầu do suy thoái kinh tế thế giới. Nó đã làm lạm phát trong nước tăng vọt. Lẽ ra từ 2009 phải tái cơ cấu kinh tế và chính trị để kiềm chế lạm phát, thì lại không thực hiện, đảng cộng sản và quốc hội tiếp tục tung cung tiền ào ạt cho các nắm đấm thép, cho lễ hội nghìn năm Thăng Long, v.v... chỉ vì quyền lợi của một vài chính khách. Nó đã đẩy lạm phát nhiều năm liên tục tăng cao. Hậu quả của nó là, mỗi tháng lương công nhân lao động giản đơn vào 2006, tuy thấp, nhưng được 400 tô phở bình dân, thì hôm nay chỉ còn 40 tô phở.

Câu chuyện lạm phát nếu chỉ dừng ở đó thì chỉ có dân lao động bị xén lông cừu. Nhưng NHNN vẫn tiếp tục cách giữ trần lãi suất cao 14%/năm. Đây là một kế hoạch xén lông cừu hoàn hảo cho những con cừu đã được vỗ béo bằng bất động sản, bằng chứng khoán đã trở thành đại gia đình đám.

Xét về mặt bản chất lần xén lông cừu thứ năm này quy mô hơn và toàn diện hơn lần thứ tư. Vì nó không chỉ xén lông cừu đại gia mà còn xén cả những con cừu ốm đói - những người dân lao động nghèo.

Tục ngữ Việt Nam có câu, con hơn cha là nhà có phúc. Nhưng ở đây học trò Việt hơn thầy Hoa Kỳ về cách xén lông cừu. Nó không phải là phúc, mà lại là một đại họa cho đất nước và dân tộc.

Sau hơn 80 năm dẫn dắt dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, đảng cộng sản Việt Nam đã có công trong việc đưa đất nước trở về chủ nghĩa tư bản hoang dã với những hình thức xén lông cừu có sự kết hợp giữa chuyên chính vô sản và trí tuệ siêu phàm của thời chiếm hữu nô lệ. Nó đã sản sinh ra một thế hệ tài phiệt kiểu mới mà sách vở kinh tài toàn cầu chưa được ghi nhận vào giáo khoa kinh điển.

Hãy chờ xem với lần xén lông cừu thứ năm này đất nước và dân tộc Việt sẽ đi đến đâu trong công cuộc định hướng xã hội chủ nghĩa để hình thành 1% tư bản tài phiệt thân hữu và 99% dân cùng khổ?

Asia Clinic, 7h24' ngày thứ Bảy, 28/01/2012


Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông -Loại bỏ bóng ma lợi ích nhóm

TP - Hội nghị Trung ương 3, Khoá XI, đã bắt đúng bệnh, khi chỉ mặt đặt tên ba cản trở lớn nhất của tái cơ cấu nền kinh tế là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, tính cục bộ. Nhưng cuộc chiến này không đơn giản.
Hai cản trở
Con người thường tham lam, nên đừng lý tưởng hóa con người. Không chỉ ở ta, các nước khác, cũng vậy thôi. Chỉ có điều nước nào đưa ra được cơ chế để khống chế được nó, nước đó sẽ thành công.

Còn với cơ chế như hiện nay ở ta, nếu không thay đổi, có tái cơ cấu gì cũng khó. Hai cái đang cản trở lớn nhất là: Cơ chế xin cho và ai cũng bâu vào quản lý doanh nghiệp. Cái này không thể tự nhiên mà bỏ được do người xin có lợi, người cho cũng có lợi.
Hồi tôi làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa, cũng muốn đổi mới, làm quyết liệt nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Vì cơ chế xin-cho nó rất mạnh, đã di căn. Tôi xin anh 100 ngàn thì tôi sẽ cho lại anh 20 ngàn, thậm chí 30 ngàn. Về đến đối tượng thụ hưởng, có khi chỉ còn lại 50%. Lợi ích lớn vậy, làm sao chống?
Một doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên đầu có quá nhiều người quản lý. Nên khi có việc chạy chọt thì họ phải lấy tiền sân sau nuôi các quan hệ của sân trước, nếu không không quyết toán được. Khi đã làm sân sau thì phải rút ruột sân trước, mà như vậy sớm muộn gì doanh nghiệp cũng sẽ đổ. Con đường duy nhất để cứu doanh nghiệp nhà nước là chỉ có một bộ duy nhất quản lý doanh nghiệp. Đó là Bộ Luật doanh nghiệp.
Cái nữa là phải để doanh nghiệp hoàn toàn chủ động, nhà nước không quản lý, kể cả về nhân sự. Tại sao người ta muốn quản lý các tập đoàn? Là vì lợi ích mà thôi. Doanh nghiệp cũng thích được quản lý như vậy để dễ xin xỏ. Thế nên cơ chế không sửa trước thì tái cấu trúc chỉ là một cụm từ mỹ miều.
Cổ phần hóa doanh nghiệp là trí tuệ của loài người mà ai chống lại nó là đổ vỡ. Tư bản đã tìm mọi cách cưỡng lại nhưng rồi họ cũng chọn cổ phần hóa. Nhưng ở ta cổ phần hóa rất chậm, vì nhiều người không muốn cổ phần hóa để còn chi phối, hưởng lợi từ nó.
Tôi lấy ví dụ như ở VNPT, nếu cổ phần hóa MobiFone xong thì sẽ bị giảm mất 40% doanh thu, 40% lợi nhuận và 40% nộp ngân sách của tập đoàn, bởi doanh thu của tập đoàn chủ yếu nhờ MobiFone. Nếu cổ phần hóa, đồng nghĩa nó sẽ không còn phải cống nộp cho Cty mẹ.
Khi đó, VNPT mất nhiều nhưng thực tế xã hội lại được. Như MobiFone chưa cổ phần hóa thì họ làm được 40.000 tỷ đồng nhưng nếu cổ phần hóa rồi họ có thể làm ra 50.000 tỷ. Khi đó tổng giá trị của xã hội tăng còn tổng giá trị thu về của tập đoàn giảm. Lợi ích nằm ở chỗ đó nên họ chống quyết liệt. Tôi cũng từng nói về cổ phần hóa MobiFone là thà kết thúc bằng nỗi đau còn hơn kéo dài nỗi đau không biết khi nào kết thúc...
Các liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam tại sao nhân công rẻ hơn, đất thuê rẻ hơn, nhiều ưu đãi hơn mà lại sản xuất một xe ô tô tại Việt Nam đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với ở Trung Quốc. Vấn đề chính là nhóm lợi ích nằm cả ở đó rồi.
Cách nào xóa lợi ích nhóm?
Ở ta, khi phân vai bí thư, chủ tịch ai cũng đoàn kết nhưng cứ làm một thời gian là mâu thuẫn. Là do chủ tịch có thực quyền hơn còn bí thư không làm thực gì hết. Chính vì thế có việc chủ tịch quyết nhưng làm gì cũng phải hỏi bí thư. Thành ra bí thư quyết hết. Nên dẫn tới mâu thuẫn.
Tôi từng đề xuất toàn bộ tiền trái phiếu Chính phủ nên tập trung vào việc giải phóng mặt bằng để kêu gọi xã hội hóa làm đường cao tốc Bắc-Nam. Nếu nhà nước giải phóng được thì chậm nhất từ 3-5 năm, doanh nghiệp làm xong con đường cao tốc mà nhà nước không cần bỏ ra một đồng, chỉ mất tiền giải phóng mặt bằng. Nhưng làm như thế thì còn chia chác được cái gì?
Thực ra nhà nước chỉ nên làm chính sách thôi. Khi tôi làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, tôi đưa chính sách làm đường ven đô. Đô thị cấp phường tôi cho 10%, cấp xã ở đô thị là 20%, huyện đồng bằng là 40%, huyện núi cao tôi cho 80%. Sau khi có chính sách đó, tốc độ làm đường một năm bằng 5 năm trước đó.
Nhà nước ở đây chỉ nên làm 5 việc, mà chủ yếu là 3 việc. Một là quy hoạch, hai là chính sách, ba là đào tạo cán bộ cấp cao, bốn là thanh kiểm tra, và năm là khen chê thưởng phạt. Bởi nhiều cái tái cấu trúc bản chất là tìm cách bảo vệ lợi ích của các nhóm. Các đơn vị thua lỗ, tái cấu trúc thực chất là chia và xóa lỗ. Và như vậy thì cán bộ an toàn.
Tôi cũng tổng kết, chủ tịch tỉnh chỉ làm 3 chữ C: Công trình, chính sách và cải cách hành chính. Bí thư cũng chỉ làm 3 chữ C: Chủ trương, cơ chế và cán bộ. Sai chủ trương bí thư phải chịu. Sai chính sách chủ tịch
phải chịu…
Bây giờ lợi ích cục bộ rất rõ. Còn vì sao có nhóm lợi ích? Là vì tôi dựng anh này lên, thì khi anh lên, xuống là đều có lợi ích của tôi.
Một đất nước không ai sống bằng lương thì khó. Công chức tiêu cực vụn vặt nhất là ăn cắp thời gian. Ngày làm 8 tiếng thì 4 tiếng làm, 4 tiếng còn lại đi làm thêm. Còn quan chức thì tìm cách nhũng nhiễu, người có quyền thì tìm cách kiếm ăn. Tất cả vì lương quá thấp. Giờ chỉ cần giảm từ 10 triệu công chức hiện nay xuống còn 3 triệu công chức, lương tăng gấp 3 thì sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.
Có lần tôi sang Nam Phi, người lái xe phục vụ trong suốt 10 ngày ròng hết sức tận tâm. Khi về tôi tặng anh một món quà nhỏ làm kỷ niệm, anh ta nói “ông phải tặng trước mặt lãnh đạo của tôi và phải bóc quà ra trước mặt ông ấy, nếu ông đồng ý tôi mới dám nhận. Còn không, khi ông ra sân bay về nước, tôi sẽ bị đuổi việc. Tôi bị đuổi việc thì mỗi tháng tôi mất 2.300 USD. Vợ con tôi sống bằng gì”. Thu nhập bình quân người dân Nam Phi khi đó chỉ 200-300 USD/tháng trong khi công chức tới 2.300 USD bảo sao họ không làm việc cần mẫn. Khi đó họ không dám tham nhũng, không cần tham nhũng. Nhật Anh - Phạm Tuyên (ghi)
Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông
Nhật Anh - Phạm Tuyên (ghi)
Nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam
Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng KH&ĐT, sự thành bại của công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế phụ thuộc vào việc có loại trừ được lợi ích nhóm. Bởi nó là thủ phạm chống, cản trở, làm méo mó các chính sách. Mà tái cấu trúc phải bắt đầu từ chính sách. Nếu để lợi ích nhóm làm méo mó chính sách thì việc tái cơ cấu ba lĩnh vực nêu trên có nguy cơ thất bại.
Bản chất của lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay là một tổ hợp có tổ chức của những người có cùng chung một số mục đích, cùng chung lợi ích và họ tìm mọi cách tác động đến cơ quan, người có quyền theo hướng có lợi cho nhóm người đó. Khi họ đạt được mục đích riêng, thì xâm hại tới lợi ích chung của toàn xã hội.
Những năm gần đây, lợi ích nhóm càng ngày càng gia tăng và phát triển sâu rộng, quy mô lớn hơn nhiều. Nó biểu hiện dưới các hình thức như: Chạy dự án, chạy vốn, chạy chức quyền (không ít người cho đây cũng là một lĩnh vực đầu tư siêu lợi nhuận), và thậm chí chạy cả chính sách...
Vấn đề đặt ra là, cơ quan, người ban hành các quyết định, các chính sách có vượt qua được chính mình, có đặt lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của đất nước lên trên hay để nhóm lợi ích chi phối là vấn đề quan trọng nhất. Điều đáng lưu ý hiện nay là không ít trường hợp nhóm lợi ích đang thắng thế trong nhiều quyết định cụ thể, làm cho lợi ích chung bị xâm hại. Để chống lại sự chi phối của nhóm lợi ích, một mặt cần chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, phải chọn được những người thực sự công tâm, vì nước vì dân bố trí vào các vị trí then chốt, có quyền ban hành, quyết định chính sách. Bên cạnh đó, phải tạo cơ chế để dùng quyền lực khống chế quyền lực. Mà công cụ để khống chế quyền lực hiệu quả nhất là phải công khai minh bạch để người dân được quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
-Đại tá Bùi Văn Bồng–BA CÁI TÊN NGƯỢC PHẨM CÁCH (Người Lót Gạch).--– Chủ tịch nước: ‘Đất nước cần doanh nhân biết phản biện’ (VNE). -- Người dân và lời chúc Tết của chủ tịch nước - (RFA).-- - Vụ công an đánh chết người: Gia đình ông Trịnh Xuân Tùng kháng cáo  –  (NV). - Trịnh Kim Tiến: Tiếp tục hành trình đi tìm công lý  –  (DLB).-Không có Tết cho nhóm Bảo Vệ Sự Sống  –  (RFA). Vụ anh Nguyễn Công Nhựt bị chết trong trụ sở Công An huyện Bến Cát: Nguyễn Thị Thanh Tuyền – Nỗi đau vắng anh – (FB Nguyễn Thị Thanh Tuyền/ Dân Luận).-
Chủ tịch nước chúc Tết một số địa phương phía Nam (TN).-- 


Hạ Viện Mỹ điều trần về nhân quyền Việt Nam - (NV).- VN đứng sau Miến Điện về tự do báo chí   –  (BBC). – RSF : Việt Nam nằm trong 10 nước vi phạm nặng nề tự do báo chí  –  (RFI).- Dân biểu Mỹ đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC   –  (VOA).  – REQUIREMENTS OF THE UNITED STATES : SHOULD GIVE BACK VIETNAM TO LIST CPC (elephantvoi-canhchimtudo). – Cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ về nhân quyền ở Việt Nam  –  (RFA). – Điều trần về nhân quyền tại VN  –  (BBC). - Hearing Exposes Human Trafficking & Other Human Rights Abuses by Vietnam’s Gov’t(Chris Smith).  Mẹ Việt Khang: Hy vọng gia đình sớm đoàn tụ  –  (RFA). 
Tình hình GHPGVNTN trong năm 2011  –  (RFA).
- Nói về GS Võ Trọng Hốt, ĐBQH: ‘Cứ ông Hốt đi là yên tâm’ (VNN).


Mã Anh Cửu : Trung Quốc nên học tập từ mô hình bầu cử Đài Loan  –  (RFI). -- Trần Vinh Dự: Trung Quốc và chủ nghĩa dân tộc kiểu mới  –  (VOA’s blog). – Bạo lực lan khắp các vùng tự trị của người Tây Tạng  –  (RFI). - Xung đột liên quan đến người Tạng tại Trung Quốc (TN). -Hoa Kỳ đòi Miến Điện tiến bộ hơn nữa để được gỡ bỏ trừng phạt  –  (RFI).- Viễn cảnh thống nhất liên Triều (TN).-.Năm quan trọng cho ông Tập Cận Bình bbc . --
SỨC KHỎE, TINH THẦN ANH VƯƠN TRONG TRẠI GIAM RA SAO? (Nguyễn Quang Vinh). – Giấc mộng đầu xuân   –  (DLB). –  CHÀO THUA CÁC QUAN HẢI PHÒNG (Trần Nhương).-


 

Nguoi Buon Gio- Một trăm một chén nước trà

Nguoi Buon GioMột trăm một chén nước trà
- Một trăm một chén nước trà
Mẹ đong từng chén để mà nuôi con


- Trà nóng một trăm đồng một chén, trà đá thì hai trăm đồng.
Lúc ấy trời còn đang trong mùa lạnh, chỉ có trà nóng là bán được. Mẹ cứ gặp gió lạnh là nôn khan, hắn ngồi bán hàng thay cho mẹ.Giờ nhà chỉ còn hai mẹ con và quán nước chè của mẹ là kế sinh nhai.

Hắn mới ra tù, sau nhiều năm trong trại cải tạo trở về cuộc sống bên ngoài còn nhiều bỡ ngỡ. Hôm đầu tiên hắn nhìn đường phố kêu sao chật thế. Mẹ cười bảo anh đi đến anh về nhà vẫn từng ấy mét , phố xá vẫn từng ấy thước, mất đi đâu mà kêu bé. Hắn phì cười , ừ nhỉ, chẳng qua mấy năm ở trên ruộng đồng, núi non rộng rãi sải bước chân quen rồi. Giờ đi mấy bước là đụng người, đụng vật bé là phải thôi. Còn nữa lúc ngủ chiều nghe tiếng kẻng đổ rác, hắn vùng dậy lao xuống giường, mẹ hỏi làm sao, hắn mới nhớ ra ở nhà mà cứ nghĩ tiếng kẻng báo thức ở trại giam. Tiếng kẻng mà bọn tù gọi là kẻng gọi hồn.

Mẹ đưa 5 nghìn bảo đi chợ, dặn 2 nghìn mua gạo, 2 nghìn mua thịt ba chỉ, 1 nghìn mua rau cải. Thịt ba chỉ luộc lấy nước để nấu rau cải, xong đem thịt rim cháy cạnh. Hắn nấu cơm xong ăn trước rồi ra trông hàng cho mẹ ăn, mẹ dặn

- Trà nóng một trăm một chén, trà đá thì hai trăm, thuốc lá hai trăm một điếu con nhé.

Tối mẹ con ngồi ăn cơm, mẹ nói

- Thôi anh mới về, cứ bán hàng với mẹ, rồi tìm công việc gì sau.

Hắn bán hàng cho mẹ, mua báo Rao Vặt đọc mục tìm việc, chỗ đòi có xe máy, chỗ đòi có tay nghề. Hắn chỉ tìm được mục bảo vệ, đưa hàng ( không cần có xe). Sáng mẹ cho hai nghìn ăn sáng, uống nước hắn mượn xe đạp hàng xóm đạp xe đến nơi xin việc. Hóa ra đều là văn phòng giới thiệu việc làm. Họ nói phải nộp 50 nghìn lệ phí.

8 tờ năm nghìn, 5 tờ 2 nghìn, mẹ vuốt từng tờ thật phẳng kẹp gáy thành từng chục nghìn một. Hai tờ năm nghìn tờ nọ kẹp gáy tờ kia, một tờ 2 nghìn kẹp gáy 4 tờ còn lại. Đếm trong xong rồi đếm gáy, đủ 5 gáy tiền là đủ năm chục nghìn. Mẹ bảo cầm cẩn thận, anh là hay ẩu lắm, từng này là bao nhiêu chén nước trà của mẹ đấy anh biết không ?

Hắn làm bảo vệ cho một công ty THHH, hắn chỉ nghe nói vậy, cái công ty ấy có cái xác nhà không, chả thấy ai làm việc. Hàng ngày hắn đến ngồi ở cái phòng có đúng cái ghế và bàn cũ mèm. Trưa mua cơm hàng ăn, chiều khóa cửa về. Mỗi sáng hắn đi làm, mẹ nhìn thương mến lắm, mẹ khoe mấy bà hàng xóm cháu nó có việc làm, nét mặt mẹ rạng ngời niềm vui. Được bốn ngày thì người chủ công ty dẫn một người đàn ông khác đến, bảo hắn trao chìa khóa, ông ấy nói hắn làm không hợp, cứ về rồi mai kia công ty hoạt động sẽ gọi đến làm chân đi đưa hàng.

Nghỉ nhà mãi cả tuần không ai gọi, mẹ bảo có khi họ không muốn anh làm họ đuổi khéo. Hắn mò đến chỗ nhà ấy, thấy có người ở, vào hỏi thi họ nói nhà này tôi mới mua được hai hôm, đang dọn đồ đến. Hắn hỏi công ty ấy người ta đi đâu, chủ nhà nói làm gì có công ty nào ở đây, nhà này tôi mua hai tháng nay, nhưng mới đặt tiền, hôm kia trao hết thì nhận chìa khóa người ta trao nhà là hoàn tất mua bán. Hắn quay lại văn phòng môi giới việc làm, hỏi sao lại thế, bên môi giới đưa nói họ chỉ biết giới thiệu việc làm và lấy phí,nào công đưa đi, công giới thiệu còn, đã có người nhận làm rồi, còn làm được hay không làm được thì là người làm với chủ thuê, làm sao họ biết được.

Hắn lại ở nhà bán nước chè giúp mẹ, một hôm có hai người khách vào nói chuyện, họ nói về mở văn phòng môi giới việc làm, nhà đất là ăn nhất. Khách mua nhà cứ đưa đến chỉ nhà là lấy 50 nghìn, mua hay không mặc kệ chủ nhà với nhau, ngày 3 khách là cũng có 150 nghìn. Rồi họ còn nói là ông kiếm nhà nào quen cứ giả vờ là muốn bán, khách dẫn đến đòi giá cao không mua được, những cứ có 50 nghìn dẫn đi chia cho nhà kia mấy chục là ngon. Ồ thì ra là lừa đảo à, hắn chợt nghĩ đến việc mình đi làm, hỏi ông khách. Ông khách bảo môi giới việc làm thì cứ côn ti nhê với đứa nào đó, giả vờ nhận thử việc vài ngày đến 1 tuần rồi bảo không hợp. Mình có tiền thu phí, còn đứa kia được có kẻ làm thuê dăm hôm không bị mất tiền trả lương là được. Đứa nào cãi được mình cơ chứ, mình làm chặt chẽ, đúng luật, ông mua nhà được hay không việc của ông, tôi chỉ lấy công 50 nghìn dẫn đi, mua cái nhà thì 50 nghìn bõ bèn gì. Phần xin việc thì tôi chỉ giới thiệu, đưa đi, bảo đảm đúng công việc thỏa thuận môi giới. Ông làm được không với người ta là do khả năng của ông, tôi sao mà biết được.

Hai ông khách trả 1 nghìn cho hai chén nước và hai điếu thuốc, không lấy tiền trả lại. Hắn cầm tờ một nghìn máu sôi sùng sục, răng nghiến chặt. Hắn từng chém người thuê, đòi nợ thuê được hàng trăm nghìn , miễn là đối tượng phải vào viện, có phải khâu thế là ngon tiền. Hắn biết chém vào đâu để đối tượng không chết, không di chứng hậu quả, nhát chém sâu từng nào đủ phải khâu, cứa dao thế nào để đủ khâu bao nhiêu mũi. Chém ở thời điểm nào , thoát thân ra sao...

Ề chề, cay đắng, hôm nay hắn bị người ta chém, chém bằng luật lệ chặt chẽ. Chém đúng vào cái lúc hắn muốn tìm công việc lao động chân tay, sống bằng mồ hôi , sức lực sau bao năm vác đá, trồng rau nắng mưa ở trại tù. Lúc mà hắn và mẹ bưng từng chén nước trà lấy được 100 đồng có cả vốn lẫn lãi, công sức vào đó. 50 nghìn là bao chén nước trè của mẹ. Lúc mà bao thằng bạn giang hồ đảo qua thì thầm rủ rê mối nọ, mối kia bị hắn bỏ ngoài tai...Hắn cay cái con ranh ở phòng môi giới việc. Địt mẹ con chó con, bố mày chém người lấy tiền, từng phạm pháp đi tù, giờ về thương mẹ muốn làm người lành cho mẹ già vui những ngày còn lại trong đời. Không phải túi nhỏ, to lỉnh kỉnh đi tiếp tế cho con những ngày hè đổ lửa hay mùa đông mua gió. Giờ những con chó như chúng mày lại chém cả tao lẫn mẹ tao lúc này. Cả đêm hắn không ngủ, chỉ mong sáng dắt dao đến hỏi tội con ranh xem chúng nó trả tiền lại không. Hắn nhớ lúc mẹ vuốt tiền đưa , lời mẹ như gửi hết hy vọng vào đó, một trăm một chén nước trà con ạ.

Mờ sáng hắn dậy đánh răng , rửa mặt. Phải đợi thêm chút nữa mới mượn được xe đạp, hắn bọc con dao vào mấy lượt giấy báo nhìn đồng hồ chờ. Tiếng đồng hồ tích tắc, trong khi nghe tiếng tíc tắc ấy hắn nghe thấy thấy tiếng mõ của mẹ trên gác. Hắn lên đứng ở cầu thang nghe tiếng mẹ lần cuối thế nào. Hắn xử xong bọn này sẽ đi theo bọn thằng Thắng, biết bao giờ còn nghe tiếng mẹ . Tiếng mẹ rì rầm...

- Nam mô quan thế âm Bồ Tát, Nam mô...con xin cho nam tử con là ...tuổi Tân.. năm nay sớm có được công ăn việc làm, sớm yên bề gia thất, con Nam Mô ...phù hộ độ trì, con lạy Thánh..con lạy Mẫu....con lạy chín phương trời, mười phương Phật, con lạy....

Hắn gục đầu vào bậc thang, đi lên các bậc thang kia là mẹ già đang cầu nguyện, đi xuống là đến chỗ con ranh ở văn phòng môi giới việc làm. Một lúc sau hắn bừng tỉnh khi nghe tiếng động mẹ cất mõ, chuông. Hắn đi lên xin mẹ tiền mua báo Rao Vặt.

Mẹ cho 4 nghìn, bảo con ăn gì đó nhé, lâu rồi mấy khi anh dậy sớm để ăn sáng đâu.

Mùa xuân năm đó hắn xin được việc làm không mất phí.Người đàn ông tuyển người gắt với hắn.

- Tôi đăng báo là tuyển người có tay nghề cơ mà.

Hắn nhìn sâu vào đôi mắt của ông. Nói chậm từng tiếng.

- Em hứa với anh em sẽ biết nghề nhanh nhất, xin anh cho em được thử việc.

Không biết người đàn ông khó tính ấy đọc được gì trong mắt hắn, ông thở dài.

- Thôi tao cho mày thử một tuần.

Được 3 ngày, ông gọi hắn bảo

- Giờ tháng đầu lương mày là 300 nghìn.

Ba tháng sau lương hắn được 800 nghìn. Lúc đưa tiền lương cho mẹ, mẹ bảo để dành rồi mẹ vay bát họ mua cho cái xe máy mà đi làm con ạ. Anh đi làm thế này là mẹ yên tâm, không lo còn dại dột như xưa nữa.

Bây giờ mẹ hắn không còn bán nước chè nữa, nhưng thứ nước mà hắn thích uống nhất trên đời này vẫn là trà mạn, thích nhất cái thứ uống rẻ tiền lúc đầu chan chát sau vị ngọt đọng trên miệng lâm râm.

Lần nọ trên đường phố của Châu Âu, hắn đi tìm mãi thứ nước ấy, sau người bạn đi cùng phải đưa hắn vào một quán ăn sang trọng. Hai thằng ăn hết gần 200 euro để được ấm trà tráng miệng nhạt toẹt. Hắn bảo bạn rằng.

- Tôi không xa quê hương được đâu ông ạ, tôi nghiện trà .

Bạn nói

- Ở đây cũng có, tại ông muốn ngay, chứ mình tìm mua siêu thị thì cái gì bên Việt Nam có bên này cũng có, ở khu bán cho người Việt mình có hết, rau muống cũng có mà.

Hắn lắc đầu

- Không , tôi thích quán trà ở vỉa hè, hay đầu ngõ, nơi có những chiếc ghế dài bằng gỗ bóng loáng vì ngồi nhiều, có mặt bàn gỗ xước tróc, có những chiếc cốc Bát Tràng, có một bà cụ già áo nâu bán hàng cơ, ở đây không có được như thế. Ngày xưa mẹ tôi cũng bán nước trà mạn đấy, hồi ấy có một trăm đồng một chén thôi. Tôi còn làm thơ về điều ấy là.

- Một trăm một chén nước trà
Mẹ đong từng chén để mà nuôi con

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét