Nguồn:-"Vừa thiếu công bằng, vừa thiếu nhân văn thưa Bộ trưởng Thăng"-GDVN
(GDVN) - “Tôi sẽ xin Thủ tướng cho dừng ngay các dự án chưa thật cần thiết, tập trung vốn xây dựng gấp các tuyến tàu điện ngầm cho Hà Nội và TP.HCM...".
Vào những ngày đầu năm mới, vấn đề thu phí lưu hành phương tiện giao thông đường bộ mà Bộ GTVT đã trình Chính phủ dường như nóng trở lại với việc Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo giao cho Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và Công an thành phố nghiên cứu, đề xuất cụ thể về phương thức, giải pháp thu phí lưu hành phương tiện, thu phí vào giờ cao điểm.
Liên
quan tới vấn đề này, TS. Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc Nhà Xuất
bản Giao thông, một chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30
năm qua đã dành cho Báo Giáo dục Việt Nam những chia sẻ hết sức thú vị.
“Cào bằng là thể hiện sự không công bằng”
Nhiều
ý kiến cho rằng, việc Bộ GTVT đề xuất phương án thu phí lưu hành phương
tiện giao thông đường bộ, trong đó đánh đồng với tất cả các phương tiện
là không đúng. Dưới góc nhìn của một chuyên gia giao thông đô thị, ông
nghĩ thế nào?
TS. Nguyễn Xuân Thủy: Theo
tôi, điều đầu tiên cần phải nói là đề nghị thu phí lưu hành của Bộ GTVT
về mục đích là tốt, nhưng về giải pháp thì chưa hợp lý, bởi khi mua ô
tô hay xe máy đã phải chịu 5 loại phí: thuế nhập khẩu, thuế trước bạ,
tiền biển số, phí duy tu cau đường (qua xăng dầu), phí gửi xe… vì vậy,
việc người dân phải “cõng” thêm một khoản phí nữa sẽ là “phí chồng phí”,
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, tạo nên sự bức xúc, giảm lòng tin vào
ngành giao thông, bởi người dân không hiểu tại sao quyền đi lại của họ
bị hạn chế, mọi “tội lỗi” gây ra ùn tắc đều đổ hết lên đầu họ, trong khi
cầu đường, phương tiện công cộng (điều nhà nước phải đáp ứng) lại quá
yếu kém, lạc hậu.
Tôi
cũng muốn nhấn mạnh rằng, việc đề xuất thu loại phí này không đúng cả
về mặt chính sách, tính khả thi, thời điểm, đối tượng và mức độ. Về
chính sách, như đã nói ở trên, còn về tính hiệu quả chống ùn tắc cũng
khó đạt được, bởi thời điểm hiện nay giao thông công cộng (GTCC) còn quá
yếu kém và lạc hậu.
Người dân không còn lựa chọn nào khác là phải tự sắm phương tiện để đi lại, sinh sống, dù có phải nộp thêm tiền, nên không thể kiềm chế sự gia tăng của xe cá nhân.
Thu
phí lại đánh đồng theo đầu xe là rất bất hợp lý, vì ô tô, xe máy có
người đi nhiều, đi ít. Về mặt xã hội, xe máy là phương tiện đi lại phổ
biến ở nước ta, nhất là khu vực đô thị, là công cụ kiếm sống của phần
lớn gia đình có thu nhập trung bình, nghèo và cận nghèo (chiếm trên70%
dân số), trong đó 20-25% là rất khó khăn, vì vậy vội vàng dùng biện pháp
kinh tế để hạn chế xe máy, thực chất là “đánh” vào người nghèo, cách
làm cào bằng, không đúng đối tượng như vậy vừa thiếu công bằng, vừa mang
tính áp đặt và chưa thực nhân văn.
Đánh
phí đồng loạt bằng kinh tế một cách trực tiếp và thiếu cơ sở tình lý,
không khác nào “cấm người dân đi lại”, đó không phải bản chất và mục
tiêu cuối cùng của giải pháp chống ùn tắc.
Bộ
trưởng Đinh La Thăng giải thích rằng, mức thu này chỉ mang tính “tượng
trưng”, vì chia bình quân thì mỗi tháng một chiếc xe máy chỉ phải nộp
khoảng 2 lít xăng… và Bộ trưởng cũng đã giải thích rằng nếu đòi hỏi sự
công bằng thì những người dân ở miền biên giới, hải đảo cũng đóng góp
cho đất nước nhưng không kể lể…
TS. Nguyễn Xuân Thủy: Vài
chục nghìn với những người nghèo đã là quý chứ nói chi tới năm trăm
nghìn, tôi thấy chuyện cào bằng hết tất cả các đối tượng trong xã hội
như vậy là không hợp lý. Ngay ở Thủ đô HN, vẫn còn nhiều gia đình khó
khăn, đối với dân sống trong nội đô cũng còn nhiều người nghèo chứ chưa
nói gì những người ở khu vực nông thôn, ngoại thành. Với tầng lớp giàu
có (chỉ chiếm chừng 4-5%) thì khoản tiền phí này không thấm tháp vào
đâu, nhưng với người dân lao động thì nửa triệu bạc có khi là thu nhập
cả tháng hết sức vất vả. Tôi cho rằng, cơ quan chức năng hoạch định
chính sách cần thấu hiểu điều kiện thực tiễn, cuộc sống của người dân,
thì chính sách mới đi vào cuộc sống, mới được đại đa số nhân dân hưởng
ứng, tự giác thực hiện.
Cũng
không nên có sự so sánh khập khiễng ở đây giữa các đối tượng dân cư
khác nhau. Tôi tin rằng, nếu những người dân biên giới, hải đảo về sống ở
HN, chắc gì họ đồng tình với chính sách thu phí lưu hành như “trên trời
rơi xuống” của bộ GTVT???. Để so sánh một vấn đề thì cần đưa ra hai căn
cứ có tính thống nhất, trên cùng một phạm trù, không thể nhận xét theo
cảm tính, hay so sánh vấn đề thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Do
vậy, dư luận trái chiều của đa số nhân dân trong xã hội, hoặc ngay như ý
kiến của chúng tôi được báo chí phản ánh, thì đây tuyệt đối không phải
là những lời kể lể, tính toán, mà hoàn toàn là những góp ý, phản biện
chân thành, trong đó mong muốn ngành GTVT cần thực thi những giải pháp,
chính sách mang tính thực tiễn, khả thi và khoa học hơn.
Biện
pháp mạnh tay, quyết liệt là tốt, nhưng nên hết sức cân nhắc, thận
trọng tính hiệu quả, tính khả thi và cả hậu quả do nó gây ra, nhất là
những vấn đề nhậy cảm, liên quan trực tiếp đến miến cơm, manh áo của
hàng triệu ND. Đặc biệt, không nên áp đặt các biện pháp hành chính và
kinh tế đối với nhân dân, trong khi nhà nước chưa đáp ứng đủ những nhu
cầu tối thiểu trong đi lại.
“Nếu tôi là Bộ trưởng GTVT”
Nếu là Bộ trưởng Bộ GTVT, ông sẽ làm thế nào trong công tác chống ùn tắc giao thông?
TS. Nguyễn Xuân Thủy: Điều
cần trăn trở, suy nghĩ nhiều nhất của Bộ trưởng GTVT phải chăng là:
mình đã làm được đến đâu trước các yêu cầu bức thiết của nhân dân về
chất lượng cầu, đường và phương tiện vận tải (sắt, sông, thủy, bộ, hàng
không); Nếu các nhu cầu trên chưa đáp ứng đủ, như trường hợp phương tiện
công cộng ở HN và TP.HCM, sau nhiều thập kỷ mà chỉ đáp ứng được 8-10%,
hạ tầng giao thông chỉ đảm bảo 25-30%, thì nguyên nhân chính gây ra ùn
tắc và TNGT là trách nhiệm thuộc về bộ GTVT và thành phố.
Hồ
Chủ tịch đã dạy: “Đường lớn là do TƯ làm, đường nhỏ do địa phương tự
xây dựng”, vì vậy, đầu tư cho hạ tầng Nhà nước và thành phố phải chịu
trách nhiệm chính, và khoản kinh phí hàng năm nhà nước cắt cho ngành
giao thông (chừng 25-30 ngàn tỷ/năm) sử dụng đạt hiệu quả đến đâu, trách
nhiệm thuộc về người đứng đầu, không thể bắt nhân dân phải gánh chịu.
Do
vậy, nếu là Bộ trưởng GTVT, tôi sẽ xin Thủ tướng cho dừng ngay các dự
án chưa thật cần thiết (sân bay, đường cao tốc, bất động sản…), tập
trung vốn xây dựng gấp các tuyến tàu điện ngầm cho Hà Nội và TP.HCM
(Metro), xe điện bánh sắt, tàu ngoại thành (từ nay đến 2015, 2020), nâng
cấp gấp cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố…; Bàn với thành phố giải
pháp quy hoạch, giãn dân khu vực nội đô, tăng quỹ đất dành cho giao
thông…
Đây
là cách duy nhất để hạn chế tận gốc vấn nạn UTGT và TNGT, thay vì coi
giáo dục văn hóa tham gia giao thông như là giải pháp chính chống UTGT
và TNGT như chúng ta vẫn làm lâu nay.
TS.Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, cách duy nhất chống ùn tắc đô thị là phải có tàu điện ngầm (Ảnh Minh họa) |
Tôi
ủng hộ thu phí đối với ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm,
việc này đã có nhiều thành phố trên thế giới áp dụng khá hiệu quả. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý là thu phí phải phân loại, ai có nhà hoặc làm việc
ở trung tâm, các đối tượng có công vụ đặc biệt thì không thu, còn lại
sẽ phải trả phí theo lượt, như vậy những ai không thực sự cần thiết đi
vào trung tâm giờ cao điểm thì họ sẽ đi giờ khác, nhờ đó giảm bớt áp lực
mật độ xe ở nội đô.
Thu phí mà phân loại chi tiết như vậy có thể sẽ rất khó khăn, thưa ông?
TS. Nguyễn Xuân Thủy: Thu
phí bằng cách nào là chuyện của cơ quan chức năng, nhiều quốc gia trên
thế giới đã làm (trên cơ sở thiết lập hệ thống giao thông thông minh-
ITS).
Còn
về hệ thống vận tải cho Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, tôi khẳng định lại,
chúng ta bắt buộc phải đầu tư tàu điện ngầm, xe điện bánh sắt và tàu
ngoại thành. Tôi đã nghiên cứu về giao thông đô thị suốt hơn30 năm, đã
đến một số quốc gia, nên biết khá rõ về cách làm của họ. Thí dụ, Thủ đô
Praha (Cộng hòa Séc), ngay khi dân số mới là một triệu thì người ta đã
lập tức xây dựng các tuyến tàu điện ngầm (1974), tàu điện mặt đất, tất
nhiên là vẫn duy trì cả xe buýt. Về sau, tàu điện ngầm phát triển vào
trung tâm, họ lại rút bớt dần các tuyến tàu điện và xe buýt…
Ở
ta thì chỉ có xe buýt và tới đây tiếp tục tăng số lượng xe, mặc dù
đường xá gần như không còn chỗ, nên chắc chắn là không bao giờ có thể
giải quyết tận gốc vấn đề UTGT nếu thiếu tàu điện ngầm, xe điện bánh sắt
ở HN và TP HCM. Trong 1 giờ đồng hồ, một tuyến tàu điện ngầm vận chuyển
được khoảng 60 nghìn lượt hành khách, nhưng cũng thời gian đó một tuyến
xe buýt chỉ phục vụ được khoảng 5000 lượt (thấp hơn 1/10), tàu điện
ngầm lại không chiếm diện tích đường phố…
Đó là một trong những yếu tố cốt lõi để giải quyết bài toán chống UTGT mà thế giới đã sớm nhận ra trước chúng ta hơn 100 năm (tuyến Metro đầu tiên được xây dựng ở Luân Đôn năm 1863).
Đó là một trong những yếu tố cốt lõi để giải quyết bài toán chống UTGT mà thế giới đã sớm nhận ra trước chúng ta hơn 100 năm (tuyến Metro đầu tiên được xây dựng ở Luân Đôn năm 1863).
Tuy
rằng,việc đầu tư cho một tuyến Metro là rất tốn kém (khoảng 80-100 tr
USD/1Km), nhưng trước sau gì thì chúng ta cũng phải làm, mà càng làm sớm
thì sẽ sớm giải quyết được vấn nạn ùn tắc và nhất định hiệu quả kinh tế
xã hội do nó mang lại là vô cùng to lớn.
Ngoài
ra, tôi cho rằng, vì Thủ đô Hà Nội và TP.HCM là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, hành chính và đầu mối GTVT quan trọng nhất cả nước,
nơi đóng góp gần 40% GDP cho quốc gia, vì vậy, chiến lược đầu tư, quy
hoạch hạ tầng và giao thông công cộng cho hai thành phố phải có sự chỉ
đạo trực tiếp từ Chính phủ và Bộ GTVT thì mới thực sự xứng tầm, còn hiện
nay lại giao cho địa phương, nên còn nhiều bất cập, cả về mức đầu tư,
tiến độ và chất lượng, mà con đường 32, đại lộ Thăng Long (Hà Nội)… là
những thí dụ điển hình về sự yếu kém, trì trệ và thiếu trách nhiệm trong
chỉ đạo, điều hành.
Trân trọng cảm ơn ông!
- Hà Nội phấn đấu giảm 20% điểm ùn tắc giao thông (TT). -- Chuyện về người CSGT được dân mạng ‘yêu’ (VTC).-.Bộ trưởng Thăng vào bến xe chúc Tết hành khách (Bee.net 22-1-12) -- Ở các bến xe thường có nhiều chuyện lạ...- “Có thể phải thu phí 10 triệu đồng/xe máy/năm” (VnMedia).-- Có thể phải thu phí 10 triệu đồng/xe máy/năm (GDVN).
- Dùng ghế Tổng GĐ cược tiến độ với Bộ trưởng giao thông (TP). -- Thêm dự án giao thông từng bị “báo động đỏ” về đích (DT). - - Nhà xe Tú Tài liên quan đến cái chết bất thường của khách (VOV).-- Sau Tết, nhà xe được dịp “hét” giá (Tintuc). - Các hãng xe tự ý tăng giá vé (Tintuc).
- Công an Thanh Hóa tiếp tục dùng lưới cá bắt người vi phạm giao thông – (VOA). -- Chen chúc ngạt thở trong ngày khai hội chùa Hương (TTXVN). - Khai hội chùa Hương (SGGP). - Lộn xộn trước chùa Hương Tích (TN). - Hơn 5 vạn người đổ về chùa Hương trong ngày khai hội (VTC). Bát nháo ở chùa Hương (TN 28-1-12) -- Chen lấn, xả rác và... đổi tiền nơi cửa phật (DV 28-1-12)- Kinh hoàng cảnh “xẻ thịt” hươu, nai, nhím, cầy… nơi đất Phật (GDVN).-Chu Hảo: Tết đến rồi! .. (viet-studies 28-1-12) -- Bản gốc của tác giả. Tác giả cho biết là bài cùng tên, vừa được đăng trên Tạp chí Xây Dựng Đảng xuân Nhâm Thìn có những chỗ mà ban biên tập tạp chí này tự ý thêm vào, tác giả không biết trước. ◄-“Bữa tiệc” văn hóa dân gian phong phú và đặc sắc (LĐ 28-1-12) - Bảo vệ dân phố mang súng du xuân (TN). Lễ chùa đầu năm là thế này sao? (TT 29-1-12)- Thanh Hóa: Kinh hãi phiên chợ… đánh và chém nhau (DV). -- Phản cảm ở chốn linh thiêng (NLĐ). - Sư giả “vây” chùa Bà (TN). ---
-- Xe cộ từ miền Tây về TP.HCM kẹt dài hàng km (TT).
-Đang chở con đi chơi thì xe bốc cháy (VOV)
- Dù được người dân cố gắng dập lửa nhưng chiếc xe của anh Duẩn vẫn bị
thiêu rụi chỉ còn trơ khung. Trưa 27/1, tại đường Nguyễn Văn Hoài (thuộc
phường Tân Phong, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), anh Trần Văn Duẩn đang
chở con trai đi chơi Tết trên ...
Thêm một xe máy bốc cháy trơ khung Dân Trí
Xe máy lại bốc cháy khi đang chạy Thanh Niên
Xe máy bốc cháy khi đang chạy trên đường Người Lao Động
Thêm một xe máy bốc cháy trơ khung Dân Trí
Xe máy lại bốc cháy khi đang chạy Thanh Niên
Xe máy bốc cháy khi đang chạy trên đường Người Lao Động
- Xe khách cháy rụi khi đang chạy (TT). -- Hưng Yên: xe ôtô bốn chỗ vấp ổ gà bốc cháy (Tuổi Trẻ). – Xe gắn máy sụp ổ gà cũng cháy – (NV). --- Xe ô tô vấp ổ gà bốc cháy trơ khung (DT)
--
Phí phương tiện: Có thể thu 15.239 tỷ đồng/năm
Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào
Phạm Thị Hoài: Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự, khi còn là đảng viên, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng như thế nào?
Tiêu Dao Bảo Cự: Tôi
vào Đảng ở Miền Nam trước năm 1975 (lúc đó có tên là Đảng Nhân dân Cách
mạng Việt Nam tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam) trong một tình thế hoàn
toàn khác với Miền Bắc hoặc cả nước sau 1975. Lúc đó chúng tôi không
quan tâm và nói gì đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ có đọc qua
đôi chút lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, quan trọng là nghiên cứu 5
bước công tác vận động quần chúng và tập trung cho mục tiêu chống sự can
thiệp của Mỹ, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Trước
75, trong một chi bộ bí mật, chúng tôi chỉ được quán triệt các nhiệm vụ
chiến lược và cùng nhau trao đổi, bàn bạc những việc cần làm một cách
cụ thể, sáng tạo giữa những người đồng chí hướng, cùng lý tưởng. Ngay
sau 1975, những cuộc họp của Đảng đã được mở rộng, công khai, nghe quán
triệt các nghị quyết của trung ương và trao đổi một cách tương đối dân
chủ, cởi mở những việc cần làm. Giữa các đảng viên, phần lớn từ trong
rừng ra và đảng viên tại chỗ, ngoài tình đồng chí còn coi nhau như trong
một gia đình lớn, thường gọi nhau là anh – em, chú – cháu tùy theo tuổi
tác, một cách thân ái và chân tình. Về sau nữa, các nghị quyết của
trung ương có tính cách bài bản và chi tiết hơn, các địa phương chỉ rập
khuôn, ít sáng tạo.
Dần
dần, nghị quyết của Đảng và thực tế cuộc sống ngày càng xa cách. Tôi là
một trong số rất ít đảng viên nêu thắc mắc trong khi những người khác
chỉ biết “quán triệt”. Cho tới một lúc tôi thấy sự lãnh đạo của Đảng đã
khác biệt quá xa với lý tưởng và hoài vọng của mình, tôi bắt đầu phản
bác, chống đối nên cuối cùng bị khai trừ. Đảng và tôi đã không còn đi
chung đường.
Phạm Thị Hoài: Từ khi bị khai trừ khỏi Đảng, ông có thấy mình trở thành một con người khác không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Cuối
năm 1988, Bùi Minh Quốc và tôi ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng tổ chức chuyến
đi xuyên Việt đòi tự do sáng tác, báo chí, xuất bản và đổi mới thực sự,
có nhà thơ Hữu Loan cùng đi. Trên đường từ Hà Nội về Đà Lạt, tôi đã viết
bản dự thảo tuyên bố ra khỏi Đảng, chung cho Bùi Minh Quốc và tôi. Anh
Quốc không đồng ý, anh nói nếu cần cứ để bị khai trừ và tiếp tục khiếu
nại như một cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, làm rõ đúng sai, tranh thủ
những người tốt trong Đảng. Trong hoàn cảnh đó, tôi không thể tách ra
khỏi anh Quốc để làm một mình vì chúng tôi cùng một cảnh ngộ, cùng một
cuộc chiến đấu và đang rất đơn độc. Cuối cùng, sang năm 1989, cả hai
đều bị khai trừ sau một cuộc đấu tranh gay gắt trong Hội Văn nghệ Lâm
Đồng và nội bộ Đảng, không chỉ ở đảng bộ địa phương mà liên quan đến tận
trung ương.
Sau
khi bị khai trừ Đảng, họa sĩ Lưu Công Nhân lúc đó thỉnh thoảng qua lại
Hội Văn nghệ, đến thăm tôi và chúc mừng tôi đã được “giải phóng”. Ông
còn nói thêm, các anh ở trong này chưa hiểu biết về cộng sản, nếu các
anh ở ngoài Bắc trước đây mà làm như vậy thì đã tù mọt gông hay “giữa
đường mất tích” rồi.
Dù
ở trong hay ngoài Đảng, tôi chỉ là tôi, không hề là con người khác. Tôi
vào Đảng là tự nguyện, chấp nhận và bị chi phối bởi những nguyên tắc,
quy định của Đảng. Khi ra khỏi Đảng, tôi không còn những ràng buộc đó và
có nhiều tự do để thể hiện con người đích thực của mình.
Phạm Thị Hoài: Nếu phải giải thích cho một người chưa bao giờ sống dưới sự lãnh đạo của Đảng hiểu được, ông có thể giải thích như thế nào?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng lãnh đạo chủ yếu thông qua hai phương diện, tư tưởng và tổ chức.
Tư
tưởng thể hiện qua cương lĩnh của Đảng, nghị quyết của trung ương và
các cấp bộ Đảng mà từng đảng viên phải quán triệt để thực hiện. Tổ chức
có quy hoạch đào tạo, dàn xếp, điều chuyển bộ máy lãnh đạo các cấp, các
ngành từ trung ương đến địa phương của Đảng, chính quyền, đoàn thể một
cách hết sức chặt chẽ. Ngoài ra còn có nguyên tắc cá nhân phục tùng tổ
chức, địa phương phục tùng trung ương. Phương pháp đấu tranh phê bình,
tự phê bình là một phương pháp rất có hiệu quả để bảo đảm sự thống nhất ý
chí, đoàn kết trong Đảng.
Theo
cảm nhận riêng của tôi, vài năm sau 1975, ở các đảng bộ tôi sinh hoạt,
phương pháp này được thực hiện tương đối tốt vì các đảng viên đấu tranh
thẳng thắn, không khoan nhượng những biểu hiện sai trái, lệch lạc, trong
tinh thần gọi là “trị bệnh cứu người” giữa những người đồng chí.
Về
sau này khi đã nắm vững quyền lực, với tư thế của một đảng cầm quyền
độc tôn, lợi xen lẫn vào quyền, đi đôi với quyền, cấu kết quyền và lợi
bắt đầu tạo ra sự suy thoái, sa đọa trong Đảng. Người ta không còn dám
đấu tranh phê bình, tự phê bình một cách thẳng thắn, trong sáng mà nể
nang, dựa dẫm nhau, “lắng nghe hơi thở của lãnh đạo”, kết bè cánh, kèn
cựa hại nhau, tranh địa vị quyền lợi. Dù Đảng đã từng cảnh báo “Hãy cảnh
giác với quyền lực” nhưng lời kêu gọi này không còn giá trị gì khi một
đảng trở thành độc tài toàn trị, quyền lực vô biên đi đôi với lợi lộc
tràn trề trong nền kinh tế thị trường hoang dã, kích thích lòng tham vô
đáy của con người. Sự lãnh đạo của Đảng lúc này trở thành sự khống chế
của một tập đoàn thống trị cấu kết nhau trong quyền và lợi.
Phạm Thị Hoài: Còn với giới trí thức, Đảng lãnh đạo họ thông qua công cụ gì?
Tiêu Dao Bảo Cự: Cũng
thông qua tư tưởng, tổ chức. Ngoài cương lĩnh, nghị quyết chung còn có
chiến lược phát triển của từng ngành do Đảng vạch ra, được triển khai
trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề. Trong điều kiện gọi là “Đảng
lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và triệt để” và trong bộ máy lãnh đạo của
Đảng không có nhiều trí thức, sự lãnh đạo này đôi khi khập khiễng, thiếu
tầm, khiên cưỡng, áp đặt. Một số hình ảnh được chiếu trên truyền hình
làm cho nhiều người xem cảm thấy nhục nhã khi các nhà trí thức hàng đầu
của đất nước phải ngồi lắng nghe huấn thị của một cán bộ lãnh đạo Đảng
về các lĩnh vực chuyên môn mà trình độ của người đó không đáng là học
trò của họ. Đành rằng không có người lãnh đạo của bất cứ quốc gia nào,
dù tài giỏi đến đâu, có thể thông thái về hết mọi lãnh vực, tuy nhiên
người lãnh đạo đất nước nhất định phải có trí tuệ cao, tầm nhìn chiến
lược, lòng hi sinh phục vụ đất nước, mới có thể nói cho người khác lắng
nghe.
Phạm Thị Hoài: Ông có cho rằng giới trí thức cần sự lãnh đạo đó không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đặc
điểm của giới trí thức là nặng tư duy, thích phản biện và sáng tạo. Nếu
lãnh đạo đã đưa ra định hướng cứng nhắc, ràng buộc trí thức thì không
những không giúp ích cho sự phát triển của giới trí thức mà còn làm cho
họ trở nên thui chột, xơ cứng, thậm chí hèn nhát, tráo trở, gian dối để
được lòng lãnh đạo. Điều này đã làm cho sinh hoạt của giới trí thức trì
trệ trong nhiều năm qua, tụt hậu rất xa so với các nước khác, trên mọi
lãnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật.
Phạm Thị Hoài: Và bản thân ông?
Tiêu Dao Bảo Cự: Hiện
nay tôi là một người cầm bút tự do, tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh
đạo nào. Tôi nhìn nhận, đánh giá mọi việc theo tư duy, trí tuệ và lương
tâm của mình. Tôi viết, dù là chính luận hay sáng tác văn học đều hướng
về chân – thiện – mỹ, những giá trị có tính phổ quát toàn nhân loại mà
tôi có thể thu nhận qua tri thức đông tây kim cổ. Tôi không cần một lý
thuyết hay sự chỉ đường của bất cứ ai.
Phạm Thị Hoài: Sự lãnh đạo của Đảng hiện nay có gắn với những nội dung tích cực hoặc cần thiết trong một lĩnh vực nào của đời sống?
Tiêu Dao Bảo Cự: Trên
lý thuyết, sự lãnh đạo của Đảng đề cập những vấn đề thiết yếu của đời
sống nhưng vì nó chưa xứng tầm với đất nước và thời đại, cố gò vào những
lý thuyết giáo điều và tư tưởng đã lỗi thời, mục đích là giữ vững độc
quyền lãnh đạo, nên đã làm trì trệ thay vì phát triển đất nước, phục vụ
xã hội. Trong tình hình đó, nhiều kẻ bám vào để mưu lợi hoặc theo đuổi
những mục đích cá nhân là điều tất yếu.
Phạm Thị Hoài: Theo ông, không có sự lãnh đạo đó, xã hội có rơi vào hỗn loạn, khủng hoảng không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Theo
một nghĩa rộng, bất cứ quốc gia nào cũng cần có sự lãnh đạo của những
người cầm quyền, thông qua chiến lược phát triển quốc gia, các kế hoạch 5
năm, 10 năm… chứ không thể để xã hội vận hành một cách tự do, không
định hướng được. Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm
quyền, dĩ nhiên Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo. Ở đây có hai vấn đề đặt
ra:
Một
là Đảng có xứng tầm lãnh đạo đất nước không? Không thể chỉ vì “được
lịch sử giao phó sứ mệnh” như Đảng vẫn thường tự hào, giao một lần rồi
tự cho mình quyền lãnh đạo mãi mãi. Điều này không khác chế độ phong
kiến ngày xưa. Ngày trước là “vạn tuế”, bây giờ là “muôn năm”, một khi
chiếm được quyền lực, những người cầm quyền đều tự coi đất nước như của
riêng dòng họ, đảng mình một cách vĩnh viễn. Mặt khác, không có sự lãnh
đạo hay lãnh đạo sai lầm đều đưa xã hội đến chỗ hỗn loạn, khủng hoảng,
gây ra nhiều tội ác, thậm chí đưa đất nước vào họa diệt vong như nhiều
bằng chứng lịch sử nhân loại đã cho thấy.
Trong
“Thư ngỏ gởi những người cộng sản Việt Nam” viết năm 1996 (đã công bố
trên một số phương tiện truyền thông lúc đó và một số trang web sau
này), gởi ban soạn thảo cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ VIII, trước khi
đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, chống thần thánh hóa lãnh tụ, thực
hiện tự do dân chủ và đa nguyên chính trị, thực sự đoàn kết và hòa giải
dân tộc, điều đầu tiên tôi đề cập là trưng cầu ý dân về vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản. Trước đó nữa, khi còn là đảng viên, tôi cũng đã có
lần phát biểu điều tương tự trong một hội nghị của Đảng. Những người cầm
quyền hiện nay chưa đủ bản lĩnh và thiện ý để làm điều này. Đó cũng là
một trong những lý do làm tôi trở thành một trong hai người đầu tiên bị
áp dụng nghị định 31/CP về quản chế hành chính trong 2 năm 1997 – 1999
(người kia là Bùi Minh Quốc).
Hai
là bộ máy lãnh đạo quá cồng kềnh, tốn kém. Một đất nước còn nghèo đói
mà có tới 3 bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể “ăn” ngân sách nhà nước,
chưa kể phải nuôi một lực lượng quân đội và công an hùng hậu, làm sao có
đủ tiền của để lo cho nhân dân, phục vụ phúc lợi xã hội. Tinh giản bộ
máy là điều đơn giản, quá dễ thực hiện nhưng Đảng vẫn không làm vì không
muốn mất quyền và lợi. Ngược lại, nhân dân chẳng ai muốn phải gánh oằn
lưng bộ máy cồng kềnh nặng nề này bằng mồ hôi, nước mắt của mình.
Phạm Thị Hoài: Theo ông, đảng viên có quyền và có nên phủ nhận độc quyền lãnh đạo của Đảng không?
Tiêu Dao Bảo Cự: Đảng
viên phải tuân thủ điều lệ và những nguyên tắc, quy định của Đảng. Điều
này được áp dụng cho bất cứ tổ chức Đảng nào, nếu ai không muốn, đừng
gia nhập Đảng. Tuy nhiên chuyện độc quyền lãnh đạo, “tuyệt đối không
chia sẻ quyền lãnh đạo cho ai khác” trong khi mình chẳng phải là những
người ưu tú nhất, cho thấy một ý thức chiếm hữu hẹp hòi, vì quyền lợi
riêng của cá nhân và Đảng chứ không phải vì quyền lợi của nhân dân, đất
nước, ngược với mục đích, tôn chỉ của đảng. Do đó tôi nghĩ đảng viên nào
thực sự có lý tưởng vì dân vì nước không thể không đặt ra vấn đề này.
Thực
tế, đa số đảng viên hiện nay đều gắn bó với Đảng vì quá khứ, lợi quyền
nên dù thấy Đảng sai lầm vẫn không công khai phản bác hay có phản bác
nhưng vẫn tiếp tục ở trong Đảng, hưởng lợi quyền do Đảng mang lại. Rất
ít người từ bỏ Đảng hoặc phê phán Đảng một cách triệt để (nhưng hiện
tượng này đang có xu hướng ngày càng tăng). Nếu không có nhiều đảng viên
như thế, Đảng sẽ đi vào thoái trào trong giai đoạn gọi là “tham quyền
cố vị”, xa lạ với lý tưởng tốt đẹp mà Đảng vẫn tuyên truyền.
Phạm Thị Hoài: Nếu được khôi phục đảng tịch, ông sẽ làm gì?
Tiêu Dao Bảo Cự: “Guồng
máy khi vận hành đã đè bẹp mọi lương tri hay lương tri không có chỗ
trong guồng máy. Guồng máy đã trở nên vô hồn theo đà quay của nó. Mỗi
người chỉ là một bộ phận, một chi tiết, một đinh ốc. Đinh ốc nào rơi ra
như tôi sẽ bị nghiền nát. Không có sự phản kháng chống đối trong guồng
máy vì như thế sẽ làm nó tê liệt. Chỉ có cách phá vỡ tung và làm lại
theo cấu trúc mới. Có phải như vậy không?
Đúng
ra tôi không nên vào Đảng. Tôi là một kẻ yêu tự do, muốn tung trời lướt
gió, làm sao có thể ở trong một Đảng được. Đảng là một tổ chức, một
phương tiện, tập hợp sức mạnh, ý chí và hành động của nhiều người để đạt
đến một lý tưởng chung. Nhưng khi lý tưởng chung đã không còn, Đảng sẽ
trở thành tù ngục và là nơi thanh toán lẫn nhau. Đảng phải thuần nhất,
nếu không Đảng sẽ mất sức mạnh dù đó là sức mạnh mù quáng. Những người
lãnh đạo Đảng hiểu rất rõ điều đó.
Đảng
cầm quyền lại có thêm yếu tố quyền lực và quyền lợi gắn kết các thành
viên. Sau bao nhiêu tổn thất, mất mát trong đấu tranh, khó ai có thể từ
chối những yếu tố mới đầy hấp dẫn và lạc thú, có sức lôi cuốn mạnh hơn
cả lý tưởng ngày xưa. Điều này giúp tôi hiểu thêm bản chất của con người
và tính chất của guồng máy này. Lý tưởng và quá khứ với những tủi nhục
và vinh quang đã ràng buộc họ vào một tổ chức, quyền lực và quyền lợi đã
cố kết họ trong guồng máy.
Guồng máy này dị ứng với những người và cách phản ứng như tôi.”
Trên đây là một đoạn trích ở chương 3 nói về guồng máy trong cuốn sách Mảnh trời xanh trên thung lũng (NXB
Văn Mới, Cali, Hoa Kỳ 2007), viết về suy nghĩ và tâm trạng của tôi sau
bị khai trừ Đảng. Trước đây tôi vào Đảng trong một giai đoạn lịch sử đặc
biệt để cùng với những người đồng chí hướng chiến đấu có hiệu quả trong
một tổ chức. Bây giờ mọi chuyện đã rất khác, quá khác ngày trước, và
với tình hình của Đảng như đã phân tích trên, tôi còn vào Đảng hay trở
lại Đảng để làm gì?
Phạm Thị Hoài: Ông
có tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự chuyển mình thành một đảng dân
chủ, từ bỏ chế độ toàn trị và cùng các đảng phái khác chia sẻ trách
nhiệm điều hành đất nước?
Tiêu Dao Bảo Cự:
Đảng Cộng Sản Việt Nam có khả năng thích nghi rất lớn. Lịch sử Đảng cho
thấy Đảng đã nhiều lần đổi tên, thay đổi đường hướng chiến lược để tồn
tại và phát triển. Đảng cũng thấy rõ xu hướng hiện nay của toàn nhân
loại là xu hướng dân chủ, nhưng Đảng sẽ không tự nguyện chuyển hóa về
phía dân chủ vì như thế sẽ mất độc quyền lãnh đạo, có nghĩa là mất nhiều
quyền lợi. Tuy nhiên xu thế lịch sử không cho phép họ tiếp tục giữ mãi
độc quyền. Xu thế lịch sử ở đây không hiểu chung chung mà là ý thức dân
chủ và tinh thần phản kháng của người dân ngày một lên cao, cộng với sức
ép của quốc tế trên đường hội nhập. Đảng sẽ phải chuyển hóa nhưng tốc
độ chuyển hóa tùy thuộc vào tác động nói trên và với sự tính toán, chuẩn
bị chu đáo bằng nhiều thủ thuật, làm thế nào vẫn chiếm thế thượng
phong, ít ra là thời gian đầu, trong cuộc chơi dân chủ không thể tránh
được. Dù sao đó cũng là kịch bản tương đối ít gây xáo trộn, mất mát. Nếu
Đảng vẫn khăng khăng quyết giữ độc tài toàn trị, đến một lúc nào đó,
khi người dân không thể chịu đựng nổi, nhất định bạo loạn sẽ nổ ra, Đảng
và nhân dân đều chịu tổn thất rất lớn. Trách nhiệm trước lịch sử về
thảm kịch đó thuộc về Đảng.
Đối
với riêng tôi, điều mong chờ lớn nhất là sự tỉnh thức, can đảm đứng lên
làm chủ của người dân, đại bộ phận nhân dân, mà đi đầu là tầng lớp tinh
hoa và giới trẻ. Điều này cần có thời gian. Nhưng thời gian kéo dài
cũng có nghĩa là chịu đựng và khổ đau kéo dài.
Phạm Thị Hoài: Cảm ơn ông Tiêu Dao Bảo Cự.
______________
Xem thêm Tôi bày tỏ – Nhật ký trong những ngày bị quản chế 1996 –1998 và Hành trình cuối đông – Bút ký về chuyến đi xuyên Việt của Tiêu Dao Bảo Cự.
© 2012 pro&contra- BỐ ƠI THẾ NGÀY XƯA BÁC HỒ ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC LÀ ĐI ĐÂU HẢ BỐ? BÁC ĐI XIN TÀI TRỢ Ạ? (Văn chương +).-- NAM DAO: NHÂN MỘT CUỘC LẠI LUẬN BÀN “TRÍ THỨC LÀNG VŨ ĐẠI” (Văn chương +).- - “Mừng Đảng, mừng … Đông” (Việt sử ký) -
- BÀN VỀ TRÍ THỨC (Nguyễn Trọng Tạo). – Trần Đông Đức: Lần lại định nghĩa “trí thức” – (BBC).- “Không chờ sai bảo mới lên tiếng” – (BBC). Bà con bấm vào đây để nghe audio. – Nhật ký mở đầu năm Nhâm…Rồng! - XIN THÔI ĐI CÁC VỊ TRÍ THỨC KHẢ KÍNH CỦA TÔI! (Nhát sĩ Tô Hải). – Nếu không là cừu thì phải chọn… – (DLB). – Không phải cừu, cũng không thích chọn… – (DLB). – Hãy chứng minh đi, Châu (*) ơi! – (Lê Nguyên Hồng).
- Blogger quan ngại về tự do báo chí tại Việt Nam – (RFA). -- Bà Suu Kyi bắt đầu tranh cử – (BBC). – Miến Điện: Lãnh tụ thân dân chủ Suu Kyi khởi sự chiến dịch vận động – (VOA). – Lãnh đạo đối lập Miến Điện bắt đầu vận động tranh cử – (RFI). -– Miến Điện cải cách dân chủ được vì đối lập và chính quyền còn tin nhau – (RFI).-- Tìm đâu ra những người xuất chúng? – (Phạm Duy Nghĩa). - Bà Aung San Suu Kyi vận động tranh cử (PLTP).
- Hàng trăm xe tuần hành chống Putin tại Matxcơva – (RFI). – Nguyễn Minh Cần – Về Phong trào phản kháng ở nước Nga – (Dân Luận).
- Bùi Tín: Chuyện nhảm ở triều đình – (VOA’s blog). - Chuyện bên Hungari: CẤM SỬ DỤNG TÁC PHẨM ÐỂ PHẢN ÐỐI CÁCH ÐƯA TIN THIÊN LỆCH (NCTG) --Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng basam- Foreign
Policy Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng Lý giải vì sao sự trỗi
dậy của Trung Quốc lại thật sự nguy hại cho Mỹ – và sự hoạt động của
các thế lực đen tối khác. Tác giả: GIDEON RACHMAN Người dịch: Nguyễn Tâm
24-01-2012 Tôi đã trải qua quãng đời
Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn (BBC 29-1-12) Bài về người này: Góp sức trên quê nhà (TP 28-1-12) -- Để ý là bài trên Tiền Phong không hề nói người này là con Thủ tướng. Tại sao phải giấu?Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Dành những điều kiện tốt nhất cho thiếu nhi (SGGP 29-1-12) -- Ông sẽ nhận những cháu này làm con?
Lặng lẽ dấu ấn Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng (VnMedia 29-1-12) -- Làm sếp (trên danh nghĩa) của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, ông này nên "rón rén" là phải! Cứ như ông Đinh La Thăng mới thật là sướng, dọc ngang nào biết trên đầu có ai: Muốn ra bến xe thì ra, muốn vào nhà thương thì vào. --Across the World, Leaders Brace for Discontent and Upheaval (NYT 26-1-12) -- "Some of the most dynamic economies in the world are in places like China or Vietnam, which imprison protesters and where leaders arechosen by a clique" What? Our "glorious" Party is a "clique"? Not... a gang? Thái Lan thả nhóm người Thượng tị nạn - (BBC)--Thái Lan cho tại ngoại một gia đình người Thượng 'vô tổ quốc' đến từ Việt Nam sau gần hai năm giam giữ.
-TÔI ÂN HẬN VÌ ĐÃ VÀO ĐẢNG, NHƯNG – (Phạm Viết Đào)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét