Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

“Bí Mật Ngũ Giác Đài" Phần I: Hoa Kỳ và Việt Nam 1940 - 1950” (Kỳ 1)

-Nguồn: 1,"...Vào đầu năm 1950, có hai việc, một là giải pháp Bảo Đại có vẻ mang lại kết quả và một là sự liên kết rõ ràng của Bắc Việt với Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc khiến cho Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam..."

“Bí Mật N gũ Giác Đài Phần I: Hoa Kỳ và Việt Nam 1940 - 1950” (Kỳ 1)(Nguyễn Quốc Vĩ dịch)
 Lời tòa soạn:

Thông Luận vừa nhận bản dich tập tài liệu Pentagon Papers của một thân hữu và xin giới thiệu tập tài liệu này đến với bạn đọc trong 15 kỳ. Tài liệu được dịch ở đây xuất phát từ thư khố của chính phủ Hoa Kỳ (Pentagon Papers Part I, http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/), và đã được chính quyền Hoa Kỳ chính thức giải mật và phát hành vào ngày 13 tháng 6 năm 2011. Tài liệu này xuất hiện lần đầu tiên trên tờ The New York Times do ông Daniel Ellsberg tiết lộ cho ký giả Neel Sheehan vào ngày 13 tháng 6 năm 1971. Và ấn bản đầu tiên của quyển sách dầy 678 trang này do nhà xuất bản Bantam Books phát hành vào tháng 7 năm 1971. Ông D.Ellsberg làm việc tại Ngũ Giác Đài từ tháng 8 năm 1964 dưới quyền chỉ huy của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert McNamara. Sau khi mãn hạn làm việc tại Viêt nam, ông Ellsberg làm việc cho RAND và tại đây ông soạn thảo tập tài liệu mà ngày nay người ta gọi là Pentagon Papers. Ông suýt bị kết án khi phát tán tài liệu này vì tội làm gián điệp nhưng sau đó Tòa án bãi bỏ mọi tội trang vì FBI đã vi phạm luật khi nghe lén ông để tìm bằng chứng kết tội mà không có lệnh tòa án. Sinh mạng của ông Ellsberg cũng được treo giá, nhưng ông đã may mắn thoát hiểm. Tài liệu này đã gián tiếp khiến cho Hoa kỳ phải mau chóng chấm dứt sự can thiệp của họ tại Việt Nam.

Ông Daniel Ellsberg, 40 năm sau
Thư của người dịch
Tôi vừa dịch vừa đánh vật với tài liệu 270 trang “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” (Pentagon Papers Part I) suốt mấy tháng với sự giúp sức của ông Google và đã hoàn tất, khiêm tốn nhưng đủ cho tôi trả lời cho tôi về một giai đoạn của lịch sử đau thương của Dân Tộc. Suốt mấy mươi năm, sinh ra chiến tranh đã có, lớn lên vác súng đánh nhau như bao thế hệ khác mà vẫn không thể hiểu tại sao cho tường tận. “Tại sao lại có Việt Nam Quốc Gia, Việt Nam Cộng Sản và họ đã đánh nhau suốt hơn hai mươi năm, hàng triệu người chết, hàng chục ngàn gia đình ly tán?” một câu hỏi mà suốt mấy mươi năm với tôi vẫn chưa bao giờ có một lời giải thỏa đáng, dù là bé tí. Hai mươi bảy ngàn trang tài liệu được viết trong khoảng từ tháng 7/1967 đến tháng 2/1969 nghĩa là lúc chiến tranh ở miền Nam với sự tham dự của người Mỹ đang diễn ra sôi động… “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” chỉ là phần đầu.
Kết luận mà tôi rút ra cho tôi là đau khổ của Dân Tộc Việt Nam từ Thế Chiến II là do chủ nghĩa Thực Dân ăn sâu vào trong đầu dân Pháp sau hơn 80 năm đô hộ và bóc lột Việt Nam, vào thời điểm đó, kẻ thực dân đại diện là De Gaulle. Dù ông này là anh hùng của dân Pháp cũng không ngăn tôi gọi ông ta là tên thực dân đầu têu đã làm cho dân tộc tôi đau khổ bao nhiêu năm và sẽ còn tiếp tục đau khổ vì đưa đẩy của lịch sử đã tròng lên đầu các lãnh đạo hiện nay chiếc vòng Kim Cô chưa sao thoát đươc. Một kết luận nữa cho riêng tôi là, ít nhất những qua gì ghi lại trong “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” ông Hồ Chí Minh rất xứng đáng được coi là một lãnh tụ tuy cộng sản nhưng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa, dành mọi tâm trí, thủ đoạn và ưu tiên cho Độc Lập của Việt Nam. Chỉ rất tiếc và rất đau, chính vì sự ngoan cố của Thực Dân chỉ muốn tiếp tục vai trò chủ nhân ông của Đất Nước cộng thêm với thế chính trị của Mỹ sau Thế Chiến là ưu tiên cho đồng minh của mình dù đồng minh ấy là thứ chủ nghĩa thực dân mà chính Mỹ cũng không muốn. Không ít hơn tám lần Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc với Tổng Thống Mỹ Roosevelt và sau đó là Truman sẳn sàng hợp tác toàn diện với Mỹ và chỉ mong một điều mà Dân Tộc ta đã qua bao nhiêu lần vùng dậy mà không đạt được: Độc Lập. Mười ba liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng bị chém đầu, hai vì Vua yêu nước bị đi đày… nỗi đau dân tộc quá lớn, khát khao Độc Lập quá lớn. Ông Hồ Chí Minh, với kinh nghiệm sống, đã sống và chứng nghiệm thực tiển cuộc sống ở các quốc gia hàng đầu của Tư Bản lẫn Cộng Sản chắc chắn đã thấy Cộng Sản không thể nào thích hợp cho Việt Nam. Mọi bước đi chính trị của ông đều theo hướng đó: Việt Nam Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp hay ít nhất là được hưởng chế độ giám hộ (ủy trị) do Mỹ chịu trách nhiệm như trường hợp của Phi Luật Tân. Nhưng than ôi, thực dân nào chịu nhả thuộc địa béo bở của mình, Mỹ lấn cấn thế đồng minh với Pháp, ưu tiên ngăn làn sóng đỏ ở Âu Châu đành cho cuộc đời đưa đẩy theo bước chân của Pháp… Vừa lúc Trung Hoa Cộng Sản đánh bại Trung Hoa Quốc Gia năm 1949, ông Hồ đành phải ngã vào vòng tay của người anh em cộng sản Tàu và Liên sô, chủ yếu là Tàu Mao để nhận vũ khí đạn dược và các phương tiện chiến tranh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng chấm dứt chế độ Thực Dân ở Đông dương và kích động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp ở Algerie… Vì nhận nên phải mang nợ, mang nợ nên phải “nghe lời”, nghe lời rồi rập khuông từ chính sách đến quần áo, điệu nhảy, lời hát; nghe lời nên đã sinh ra 6 đợt Cải Cách Ruộng Đất Kinh Hoàng mà dư chấn đầu tiên là cả triệu người bỏ quê hương mồ mã tổ tiên để đi vào Nam. Rồi đến khi “hết nghe lời”, mười năm biên giới chiến chinh làm bài tập xương máu để trả bài học cho “người anh” cộng sản.
Phải chi, “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” cũng đã nhiều lần “phải chi”, ngay sau khi Thế Chiến II chấm dứt, người Pháp chấp nhận đề nghị của Hồ Chí Minh là Việt Nam Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp như người Anh đã trả Độc Lập cho Ấn Độ và giữ họ trong Khối Thịnh Vượng Chung, thì có lẽ, nếu có chiến tranh xảy ra là một thứ chiến tranh giữa quốc gia với quốc gia (Tàu Cộng với Đồng Minh hay Liên Hiệp Pháp trong đó có Việt Nam). Người Mỹ đã biết rất rõ Hồ Chí Minh và Việt Minh là ai và họ cũng đã tính nếu Việt Nam thành cộng sản thì cũng là thứ Cộng Sản yêu nước dân tộc chủ nghĩa độc lập với đàn anh Tàu Cộng tương tự như Tito của Nam Tư cộng sản đối với đàn anh Liên sô … Và họ sẳn sàng chấp nhận như thế vì cái mà họ muốn là ngăn chận làn sóng cộng sản từ Tàu tràn xuống phía Nam. Ngày nay họ vẫn tiếp tục chính sách ngăn chận, lần này không phải cộng sản mà Tàu là chính …
Không trách được vì sao nên cớ sự (Ông Hồ ngả về khối Cộng Sản), vì cớ sự khởi đầu là do Thực Dân không muốn cho ta Độc Lập, nhưng rồi cũng vỡ đầu bêu trán ở Điện Biên Phủ chạy đi, nhưng để lại cái thế Quốc, Cộng làm dân tôi thêm hai mươi năm nội chiến từng ngày, chịu bao nhiêu là đau khổ mất mát …
Qua “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” tôi còn được thấy thêm phe người Việt “quốc gia” với cái muốn thật to nhưng cái tài không lớn. Cái này người Mỹ nói chứ không phải tôi.
Khi bỏ công dịch, tôi mong ba chuyện:
Một, cho tôi cái nhìn khách quan qua các chứng cớ lịch sử mà “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” là một “thứ thiệt” không chịu mấy màn che của hỉ nộ ái ố, của kẻ mù rờ chân voi.
Hai, để đồng bào tôi thấy sự thực là dân tộc ta, nhược tiểu yếu kém về mọi phương diện trừ tình yêu Tổ Quốc vĩ đại, phải chịu thân phận con chốt cho các cường quốc trong bàn cờ chia chác tài nguyên, thị trường.
Ba, lãnh đạo Việt Nam đọc để thấy chuyện đời là một màn chơi với những quy luật và thế trận của nó, tiếp tục lấy Tổ Quốc làm trọng vì đó là cái tinh túy nhất của những người làm và đi theo cách mạng chỉ mưu cầu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Họ cần phải thấy “không ai mãi mãi là bạn, không ai mãi mãi là thù”, phải thấy nước nào cũng xem quyền lợi của nước họ là tối thượng mà bỏ qua trong trong tâm trí mấy chữ “anh em” và càng cảnh giác hơn nữa với những danh từ hoa mỹ.
Sau khi dịch và hiểu “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I”, tôi sẳn sàng gọi ông Hồ Chí Minh là Bác với tất cả kính trọng và thương mến, ít nhất là trong khung thời gian mà “Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I” 1940-1950 đã đề cập đến.
“Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần II” nói về chiến tranh Việt Pháp 1950-54 là cố gắng sắp đến của tôi
Ghi chú thêm: trong tài liệu chữ “nationalist” được dùng rất nhiều nhưng chưa có nghĩa Quốc Gia trong nghĩa Quốc Gia đánh nhau với Cộng Sản như trong chiến tranh ở Miền Nam sau này. Như phong trào Việt Minh là “quốc gia” gồm cả phe Cộng Sản lẫn quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt v.v… chữ “nationalist” ở đây được hiểu là “dân tộc chủ nghĩa”. Cho nên xin quí vị độc giả lưu ý chỗ này.
Paris, tháng Mười, đầu Thu 2011
Nguyễn Quốc Vĩ

Phần I: Việt Nam và Hoa Kỳ, 1940-1950

A. Chính sách của Mỹ, 1940-1950
B. Các nhân vật và sức mạnh của Việt Minh
C. Hồ Chí Minh: một Tito của Á Châu?

Phần I
Việt Nam và Mỹ
1940 - 1950
Lời mở đầu
Phần nghiên cứu này nói về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong hai thập kỷ (1940-50) của Thế Chiến II và hậu quả của nó. Nó được chia thành ba mục. Mục A mô tả chính sách của Mỹ đối với Đông Dương, và cuộc chiến đang xảy ra giữa Pháp và Việt Minh theo cách nhìn của Washington. Mục B phân tích tính chất và sức mạnh của Việt Minh cũng như xem xét vai trò của Cộng Sản Việt Nam trong Việt Minh. Phần C thảo luận về cơ đồ chính trị của Hồ Chí Minh hầu đánh giá tiềm năng cho một thế đứng trung lập trong cuộc xung đột Đông – Tây. Mỗi chuyên khảo được hỗ trợ bởi các bản đồ và biểu đồ dưới đây..
Mục A. Chính sách của Mỹ, 1940-1950
Mục B. Các nhân vật và sức mạnh của Việt Minh
Mục C. Hồ Chí Minh: một Tito của Á Châu?
Bản đồ và Biểu đồ (Xem “tabs” mầu xanh)
Nam Kỳ, An Nam, Bắc Kỳ
Quan hệ Pháp-Việt Nam
Quốc Dân Đảng Việt Nam
Đảng Cộng Sản, 1921-1931
Đảng Cộng sản, 1931-1945
Chính trị ở miền Bắc Việt Nam năm 1945
Những chính phủ Việt Nam, 1945-1949
Những phong trào chính trị ở Việt Nam, 1947-1950
Mức độ kiểm soát của Việt Minh, năm 1949
Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian
Nam Kỳ, An Nam, Bắc Kỳ


1.A Giải mật theo Sắc Lệnh Chính Phủ số 13526, Phần 3.3 NND số dự án: NND 63316. Bởi: NWD ngày: 2011

TOP SECRET – Tối Mật

Chính sách Mỹ, 1940-1950
Tóm Lược
Đã có những sai lầm đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với Đông Dương trong thập niên Thế Chiến II và những hậu quả gây nên bởi chúng. Một số sử gia đã ghi nhận rằng chính việc chống chủ nghĩa thực dân đã điều khiển các chính sách và hành động của Mỹ cho đến năm 1950, khi việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trở thành chủ đạo.
Ví dụ, Bernard Fall (trong cuốn sách phát hành năm 1967, sau khi ông qua đời mang tựa “Những suy ngẫm cuối cho một cuộc chiến” - Last Reflections on a War, ông phân loại chính sách của Mỹ đối với Đông Dương gồm sáu giai đoạn: "(1) Chống-Vichy, 1940-1945; (2) Ủng hộ-Việt Minh, 1945-1946; (3) không can thiệp từ 1946 đến tháng 6 năm 1950; (4) Ủng hộ Pháp, 1950 - Tháng 7 năm 1954; (5) can thiệp dân sự: 1954 - tháng 11 năm 1961; (6) can thiệp trực tiếp và toàn diện 1961. Bình luận rằng “bốn giai đoạn đầu tiên là những giai đoạn mà ít người kể cả những chuyên gia biết đến”, Fall còn đưa ra luận thuyết rằng Tổng thống Roosevelt đã xác định là “phải loại bỏ người Pháp khỏi Đông Dương bằng mọi giá” và đã làm áp lực trên Đồng Minh ủy thác việc quản trị Đông Dương cho một tổ chức Quốc Tế cho đến khi các quốc gia ở đó (Việt, Miên, Lào) sẳn sàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nền Độc Lập của mình.
Thái độ chống Thực Dân một cách ngoan cố này, theo ông Fall, là đã đưa đến việc lạnh nhạt từ chối giúp đỡ phe kháng chiến Việt Nam chống Pháp và [từ chối] một đường lối nhằm nâng đỡ Hồ Chí Minh và Việt Minh như là một giải pháp để thay thế cho việc tái lập gông cùm của Pháp. Tuy nhiên, trong khi những lý lẽ đang diễn biến thì Roosevelt qua đời, và ý chính đó trở nên mờ nhạt; vào cuối năm 1946, ý đồ chống chủ nghĩa Thực Dân đã đột biến thành toan tính trung lập hóa Đông Dương. Theo Fall, có thể “đây là một chính sách có chủ ý và ngược lại cũng có thể vì sự thiếu vắng một chính sách rõ ràng về Đông Dương vào lúc đó. Việc này quả thật không rõ lắm. Hoa Kỳ, bận tâm về châu Âu, đã ngưng không coi Đông Dương là một yếu tố ngoại giao cho đến khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”. Năm 1950, đường lối chống cộng sản đã được khẳng định, và nó như một cú trở mặt xoay chiều đáng lưu ý. Hoa Kỳ tung những nguồn lực kinh tế và quân sự vào giúp Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh – Nhiều nhà bình luận, nổi bật trong số đó là các sử gia Việt Minh - đã mô tả chính sách của Mỹ là liên tục dung túng và trợ giúp Pháp tái lập nền đô hộ của họ tại Đông Dương đồng thời bất chấp nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
Chẳng có ý kiến nào trên đây thật sự chính xác với tài liệu ghi chép: [đơn thuần] là Hoa Kỳ rất ít quan tâm đến Đông Dương, ít có chủ tâm hơn là giả sử như thế. Tính bất nhất chính là đặc trưng của Hoa Kỳ về đường lối trong Thế Chiến II và đó là nguồn gốc của nhiều sự hiểu lầm tiếp theo sau đó. Một mặt người Mỹ đã nhiều lần lập đi lập lại với Pháp là tài sản của họ (ở ĐD) sau chiến tranh sẽ được trao trả lại cho họ. Một mặt khác Hoa Kỳ lại công khai ủng hộ Hiến Chương Đại Tây Dương về quyền Dân Tộc Tự Quyết và cá nhân TT Roosevelt đã cực lực cỗ võ cho một Đông Dương độc lập. TT Roosevelt đã xem Đông Dương là một thí dụ rõ ràng nhất là phải thay thế cái chủ nghĩa Thực Dân xấu xa bằng một Cơ Quan quốc tế được ủy nhiệm để quản lý, thay vì giao nó lại cho Pháp. TT Roosevelt đã thảo luận đề nghị trên với Đồng Minh ở Cairo, Teheran, ở Hội Nghị Yalta và đã được sự đồng ý của Tưởng Giới Thạch và Stalin; Thủ Tướng Churchill thì còn do dự.
Tại một thời điểm, theo nghiên cứu của Fall, Tổng Thống đã đề nghị với tướng De Gaulle là hãy nhờ những cố vấn người Phi Luật Tân giúp Pháp xây dựng một chính sách "tiến bộ hơn ở Đông Dương "- Tướng De Gaulle nghe đề nghị và "im lặng trầm ngâm" tiếp theo đó.
Cuối cùng, chính sách của Mỹ không được dẫn dắt bởi các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương, cũng không phải quyết sách chống chủ nghĩa thực dân của Tổng thống, nhưng lại do mệnh lệnh của chiến lược quân sự, và thái độ cố chấp của người Anh trên vấn đề thuộc địa. Hoa Kỳ, vì đang tập trung lực lượng của mình trong cuộc chiến với Nhật, nên phải chấp nhận vai trò chủ đạo của quân đội Anh ở Đông Nam Á, chia Đông Dương làm hai tại vĩ tuyến 16 mục đích để người Anh (phía Nam) và người Trung Hoa (phía Bắc) chiếm đóng. Bộ Tư Lệnh Mỹ phối hợp với Anh và Trung Hoa, họ được lệnh tránh gây cái nhìn lẫn lộn là đứng chung phe với Pháp, nhưng đồng thời lại cho phép tiến hành các hoạt động ở Đông Dương trong các chiến dịch đánh Nhật. Xuất phát từ đường lối của TT Roosevelt, Hoa Kỳ đã cung cấp một số viện trợ khiêm tốn cho Pháp và cả Việt Minh - lực lượng kháng chiến ở Việt Nam sau tháng ba năm 1945, nhưng từ chối cung cấp phương tiện chuyển vận cho quân đội Pháp “tự do” [để phân biệt với chính quyền Vichy theo Đức ở Pháp]. Bị cả Anh và Pháp ép phải làm rõ ý định của Mỹ liên quan đến chính trị của Đông Dương, F.D.R. đã bảo lưu ý kiến và cho rằng "đó là vấn đề sau chiến tranh."
Khái niệm về ủy thác (trusteeship) của Tổng thống thành hình sớm khoảng tháng Ba năm 1943, khi Mỹ phát hiện ra rằng người Anh lo ngại chính sách về Khối Thịnh Vượng Chung [Commonwealth] của họ có thể bị ảnh hưởng, nên đã không muốn tham gia trong bất kỳ tuyên bố nào trên “trusteeships”, và thay vào đó đã coi mọi tuyên bố ủng hộ độc lập dân tộc là vượt quá lời lẽ mơ hồ của Hiến chương Đại Tây Dương là "(i)tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc để lựa chọn hình thức của chính phủ theo đó họ sẽ sống(i)”. Vấn đê quá nhạy cảm đến nỗi người Anh, trong Hội Nghị Dumbarton Oaks năm 1944 nhằm đàm phán các kế hoạch chi tiết cho các nước trên Thế Giới sau chiến tranh, đã luồn lách trong vấn đề thuộc địa, và đồng thời tránh được chuyện “ủy thác”. Vào những lúc chính phải làm quyết định, những lúc mà Tổng thống đã có thể có ảnh hưởng đến quá trình các sự việc liên quan đến sự ủy nhiệm – trong quan hệ với Anh, trong khung của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trong việc chỉ đạo các chỉ huy Đồng Minh – nhưng ông đã tránh không làm như vậy; vì thế, mặc dù trên đầu lưỡi là ủng hộ chuyện ủy thác và chống chủ nghĩa thực dân, trong thực tế TT Roosevelt đã đưa Đông Dương vào một tình trạng tương xứng với Myanmar, Malaysia, Singapore và Indonesia là những vùng đất bỏ hoang được tự do chinh phục và giao hoàn lại cho kẻ đã chinh phục nó trước đây. Chính sách “không can thiệp” vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự trở lại Pháp. Vào ngày 03 tháng Tư năm 1945, được Tổng thống Roosevelt phê duyệt, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Stettinius ban hành một tuyên bố, như là kết quả của cuộc đàm phán Yalta [Pháp không được mời], Mỹ sẽ xem xét việc ủy thác chỉ sau chiến tranh [chấm dứt] trên những "vùng lãnh thổ lấy lại từ kẻ thù," và những "vùng lãnh thổ có thể tự nguyện được đặt dưới sự ủy thác".
Theo nội dung bản Tuyên Bố, và theo những văn bản giải thích tiếp theo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Đông Dương rơi vào loại thứ hai này. Mang tư cách bị “ủy thác”, Đông Dương sau đó đã trở thành một việc do Pháp quyết định.
Một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Truman nhậm chức. Hoa Kỳ đảm bảo với Pháp là sẽ không bao giờ đặt câu hỏi "thậm chí chỉ là ám chỉ” đến chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. “(italique)Chính sách của Hoa Kỳ là thúc đẩy Pháp thực hiện những đường lối tiến bộ với các nước Đông Dương nhưng chờ đợi việc Pháp định rõ khi nào thì các nước đó sẳn sàng thành những nước Độc Lập. Quyết định đó phải được minh định trước khi sự ủy nhiệm quản lý Đông Dương được hình thành, và với sự đồng ý của Chính phủ Pháp(italique)". Những hướng dẫn này được thành lập vào tháng Sáu 1945 - trước khi chiến tranh kết thúc – trở thành nét cơ bản cho các chính sách của Mỹ về sau này.
Với hổ trợ của Anh, lực lượng quân sự Pháp đã tái chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng Chín năm 1945. Hoa Kỳ bày tỏ thất vọng về việc chiến tranh du kích đã bùng nổ sau đó trong khi đó vẫn không có ý định phản đối việc tái chiếm của Pháp. "(italique)chính sách của chính phủ này là không hỗ trợ người Pháp chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực và mong muốn của Hoa Kỳ là thấy việc tái lập của Pháp sẽ được thành hình trên cơ sở như Pháp đã tuyên bố là có sự đồng ý của nhân dân các nước Đông Dương trong những chuyễn biến tương lai(italique)”. Hoa Kỳ, suốt mùa Thu và mùa Đông năm 1945-46, đã nhiều lần nhận được yêu cầu của Hồ Chí Minh gửi đến, muốn Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam nhưng theo tài liệu ghi lại, Hoa Kỳ đã không có một trả lời nào. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã dứt khoát từ chối việc hổ trợ quân đội Pháp, thí dụ như cấm các tầu treo cờ Hoa kỳ được xử dụng vào việc chuyên chở quân lính và khí cụ chiến tranh đến Việt Nam. Ngày 6 tháng 3, 1946 Pháp và Hồ Chí Minh ký kết một Hiệp ước cho phép Pháp được vào miền Bắc Việt Nam, đổi lại Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Đến tháng 6 năm 1946, việc chiếm đóng Việt Nam bởi các nước Đồng Minh chính thức chấm dứt, và Hoa Kỳ đã công nhận với Pháp rằng tất cả Đông Dương đã trở lại trong vòng kiểm soát của Pháp. Từ đó trở đi, các chính sách của Hoa Kỳ trên mọi vấn đề với Việt Nam đã được xử lý trong bối cảnh mối quan hệ của Hoa Kỳ với Pháp. (Tab 1)
Vào cuối năm 1946, chiến tranh Pháp-Việt Minh đã bắt đầu một cách nghiêm trọng. Một biểu đồ (trang A37 ff) tóm lược các biến cố chính liên quan tới Pháp và Việt Nam trong những năm 1946-1949, trình bày lại diễn tiến các sự kiện quan trọng suốt con đường mà Pháp, một mặt, không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào lâu dài với Hồ Chí Minh, và, mặt khác, xây dựng con bài "Bảo Đại” như một giải pháp thay thế. Trong những năm này Hoa Kỳ tiếp tục coi cuộc xung đột cơ bản vẫn là một vấn đề do Pháp phải giải quyết. Hoa Kỳ, thông qua những người đại diện của họ tại Pháp than phiền về triển vọng của một cuộc chiến tranh kéo dài, và kêu gọi Pháp nên có những nhượng bộ có ý nghĩa đối với dân Việt. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, bị cản trở bởi quá trình Cộng Sản của Hồ Chí Minh, luôn từ chối ủng hộ Hồ Chí Minh hoặc Việt Minh. Do đó, chính sách của Mỹ bị xoáy vòng vào giải pháp Bảo Đại của Pháp. Không có lúc nào [cho thấy] Hoa Kỳ đã sửa soạn một chính sách can thiệp trực tiếp một cách công khai. Làm như vậy sẽ có đụng chạm với Anh vì quan điểm của nước này cho Đông Dương là độc quyền của Pháp, và là tiếp tay cho những đảng phái chính trị cực đoan của Pháp cả cánh tả lẫn cánh hữu. Hoa Kỳ đặc biệt e ngại rằng nếu can thiệp [vào Đông Dương] sẽ tăng cường vị trí chính trị của Cộng sản Pháp. Hơn nữa, vào những năm 1946, 1947 Pháp và Anh chuyển hướng thành một liên minh chống Liên Sô ở Âu Châu và Hoa Kỳ ngần ngại thực hiện một đường lối mà tiềm năng là gây chia rẽ [liên minh này]. Hoa Kỳ coi số phận Đông Dương là rất nhẹ so với việc phục hồi tái thiết nền kinh tế của châu Âu và an ninh chung trước nguy cơ bị Cộng Sản thống trị.
Cũng không phải như đã nghĩ là Hoa Kỳ không sẵn sàng hành động trong những trường hợp như thế. Thí dụ, trong vụ tranh chấp 1945-1946 trên thuộc địa của Hà Lan (Dutch) ở Indonesia, Mỹ đã tích cực can thiệp chống lại đồng minh Hà Lan của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này sự can thiệp được phối hợp chung với Vương quốc Anh ( họ kiên định từ chối một hành động tương tự ở Đông Dương ) và chống lại Hà Lan (Netherland), một đồng minh ở Âu Châu kém quan trọng hơn so với Pháp. Một phe nhóm lớn hơn [làm bạn với Indonesia hơn là với Hà Lan] và vớichi phí dự kiến thấp hơn, [ở đây] Mỹ có thể và đã chứng tỏ quyết tâm hành động chống lại chủ nghĩa thực dân.
Kết quả là chính sách của Hoa Kỳ thường được đánh đậm với hai chữ “Trung Lập”. Tuy vậy, nó cũng phù hợp với chính sách trì hoãn của Pháp theo ý muốn công bố bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao thời Tổng thống Roosevelt vài ngày 3 tháng 4 1945. Đó là một chính sách nặng tính do dự như từng đã xảy ra trong những thời chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, vào thời điểm đó, dưới mắt nhiều người Đông Dương là một trong những khu vực trên thế giới sau chiến tranh có những xáo trộn mà Hoa Kỳ có thể tận hưởng sự yên bình khi tránh xa chúng.
Tháng hai 1947, khởi đầu cuộc chiến (Đông Dương), Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris được chỉ thị phải trấn an Thủ Tướng Pháp Ramadier “những tình cảm thân thiện nhất” dành cho Pháp và quan tâm của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Pháp khôi phục lại sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự.
"Mặc dù có thể phát sinh bất kỳ hiểu lầm nào trong trong tâm trí của người Pháp về thế đứng của chúng tôi trong vấn đề Đông Dương, họ phải đánh giá cao rằng chúng tôi có đã công nhận là Pháp có chủ quyền hoàn toàn trong khu vực đó và chúng tôi không mong muốn xuất hiện những gì được xem là nỗ lực phá hoại vị trí đó của Pháp và Pháp cũng nên biết mong muốn của chúng tôi là có ích cho Pháp và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ con đường nào mà chúng ta thấy thích hợp để tìm ra giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Đồng thời chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ thực tế là có hai mặt của vấn đề này và các báo cáo của chúng tôi cho thấy một là sự thiếu hiểu biết của Pháp về phía bên kia (ở Sài Gòn hơn ở Paris) và hai là cái nguy hiểm của sự tồn tại của một chế độ thuộc địa và các phương pháp đã lỗi thời của nó trong khu vực. Hơn nữa, cũng không có lối thoát cho một thực tế rằng xu hướng thời đại đang xảy ra là chủ nghĩa Thực Dân như trong thế kỷ XIX đang nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. Hành động của Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ nổi bật của khuynh hướng này và Pháp tự than cũng đã thể hiện rõ điều này cả trong Hiến Pháp và cả trong các hiệp định với Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng không mất cái nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp gia nhập Cộng sản và đương nhiên chúng ta không muốn nhìn thấy chính quyền đế quốc thực dân được thay thế bằng những lý thuyết và các tổ chức chính trị sinh ra và kiểm soát bởi điện Kremlin...
Thành thật mà nói, chúng tôi không có giải pháp cho vấn đề để đề nghị [với Pháp]. Vấn đề cơ bản là hai bên phải tự giải quyết với nhau và qua các báo cáo của bạn [Pháp] và của những người Đông Dương, chúng tôi cảm thấy rằng cả hai bên đã cố gắng để giữ cho cánh cửa mở rộng để giải quyết các vấn đề một cách nào đó. Chúng tôi đánh giá sự kiện là Việt Nam bắt đầu cuộc chiến hiện nay ở Đông Dương vào ngày 19 và hành động này quả đã gây khó khăn hơn cho Pháp để thông qua một chính sách cởi mở và hoà giải. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng Pháp sẽ cố gắng bằng mọi cách cởi mở hơn để tìm ra một giải pháp. "
Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Pháp lừng khừng tiến hành giải pháp Bảo Đại lúc thế này lúc thế kia, đòi hỏi Pháp phải triển khai những thỏa thuận liên tiếp với ông này [Bảo Đại] thành một giải pháp hiệu quả để thay thế Hồ Chí Minh và Việt Minh. Càng ngày Hoa Kỳ càng cảm thấy Pháp không muốn nhượng những quyền lực chính trị cho phiá Việt Nam và việc này sẽ đưa đến chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh, từ đó sẽ biến thành cuộc chiến với Đế Quốc Liên Xô. Các nhà ngoại giao Mỹ được chỉ thị phải ”thuyết phục và/ hay áp lực có tính toán một cách tốt nhất để Pháp nhanh chóng công nhận nguyên tắc một nước Việt Nam độc lập”. Pháp cũng được thông báo là Hoa Kỳ sẽ viện trợ tài chánh cho một chính phủ không phải là bù nhìn cho Pháp, “nhưng [Hoa Kỳ] sẽ không tiến hành thay đổi chính sách đang có trừ khi có những tiến bộ thực sự nhằm đến việc thành lập một chính phủ không Cộng Sản căn cứ trên sự hợp tác của phe Quốc Gia của nước đó [Việt]”
Năm 1948, tuy nhiên, Mỹ vẫn không chắc chắn rằng Hồ và Việt Minh đã liên minh với điện Kremlin. Bộ Ngoại Giao thẩm định Hồ Chí Minh trong tháng 7 năm 1948, chỉ ra rằng:
”Tin từ Bộ Ngoại Giao chỉ ra rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản. Lý lịch nổi tiếng và lâu năm của ông trong cộng sản Quốc tế ở độ tuổi hai mươi và ba mươi, là được liên tục hỗ trợ bởi Cộng Sản Pháp qua báo Nhân Đạo kể từ năm 1945, bởi lời khen ngợi cho ông của Đài phát thanh Moscow (trong sáu tháng qua đài này đã dành mọi cố gắng để đánh động sự quan tâm ngày càng tăng đến Đông Dương) và thực tế ông ta đã được gọi là "cộng sản hàng đầu" trong những ấn phẩm gần đây của Nga cũng như tờ “Lao Động Hàng Ngày” trong bất kỳ kết luận nào khác đều đã như thể lấy ước muốn làm sự thực.
“Bộ Ngoại Giao không có bằng chứng nào về sự liên hệ trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscow ", nhưng vẫn tin rằng nó hiện hữu, Bộ cũng không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay vai trò chỉ đạo mà Moscow đang áp đặt lên Hồ. Chúng tôi có cảm tưởng là Hồ đã được dành cho hay đang giữ một vai trò với một biên độ rộng lớn. Bộ cho rằng khi thực hiện những mục tiêu ngắn hạn ở Đông Dương, Liên Xô đã (a) kềm chân được một số lượng lớn quân đội Pháp, (b) gây tiêu hao nhanh chóng cho nền kinh tế Pháp do đó có xu hướng làm chậm sự phục hồi và làm tiêu tan hỗ trợ ECA cho Pháp, và (c) phủ nhận với Thế Giới về ý tưởng thường cho rằng sự sung túc dư thừa của Đông Dương là sẵn có, từ đó duy trì những điều kiện của rối loạn và thiếu thốn thuận lợi cho cộng sản bành trướng. Hơn nữa, Hồ dường như hoàn toàn có khả năng duy trì và nắm giữ Đông Dương mà không cần có hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách tiếp tục áp lực lên các chính quyền bù nhìn cho Pháp ".
Vào mùa thu của 1948, Sở Nghiên Cứu Tình Báo của Bộ Ngoại Giao đã tiến hành một cuộc khảo sát về ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á và đã có bằng chứng là âm mưu đạo diễn của Kremlin đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam:
"Kể từ ngày 19 -12-1946, đã có những cuộc đụng độ liên tục giữa các lực lượng Pháp và chính phủ dân tộc của Việt Nam. Chính phủ này là một liên minh trong đó những người cộng sản nắm giữ các chức vụ quan trọng. Mặc dù Pháp thừa nhận ảnh hưởng của chính phủ này nhưng họ có nhất quyết không đối thoại với người đứng đầu là Hồ Chí Minh, với lý do ông này là một người cộng sản.
"Cho đến nay, báo đài Việt Nam không tỏ ra chống Hoa Kỳ. Trong khi ấy báo chí Pháp ở các thuộc địa lại quay ra chống Mỹ một cách mạnh mẽ, và thoải mái tố Hoa Kỳ là đế quốc ở Đông Dương tới mức tưởng chừng như Mỹ được xếp hạng cùng tần số với Moscow. Mặc dù truyền thông Việt Nam theo dõi chặc chẽ thái độ của Hoa Kỳ nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Cũng không thấy có sự rạn nứt trong chính phủ liên hiệp [mặt trận Việt Minh] của Việt Nam …
"Đánh giá. Nếu Moscow có âm mưu can thiệp vào khu vực Đông Nam Á thì tình hình ở Đông Dương là một sự bất thường cho đến nay. Có thể giải thích là:
1.Không có chỉ thị cứng nhắc được ban hành bởi Moscow
2.Chính phủ Việt Nam cho rằng nó không có thành phần thuộc cánh Hữu cần phải được thanh lọc.
3.Cộng Sản Việt Nam không có lợi ích gì để theo đuổi các chính sách đối ngoại của Moscow.
4.Một sự miễn trừ đặc biệt nào đó đã được Moscow dành cho chính phủ Việt Nam
"Trong số này, những khả năng đầu tiên và thứ tư dường như rất có thể."
(xem Tab 2).
Sự sụp đổ của chính phủ Trung Hoa Quốc Gia trong năm 1949 đã đào sâu thêm những lo âu của Hoa Kỳ về viễn ảnh bành trướng của Cộng Sản trong vùng Viễn Đông, và Hoa Kỳ đẩy nhanh các biện pháp để chống lại mối đe dọa gây ra bởi Mao ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ tìm cách xây dựng và xử dụng các công cụ về chính sách tương tự như những gì đã được đưa ra để chống Liên Xô ở Âu Châu: tổ chức an ninh chung, viện trợ kinh tế và hổ trợ quân sự. Thí dụ như Quốc Hội trong đoạn văn mở đầu của Đạo Luật được thông qua vào năm 1949 liên quan đến chương trình đầu tiên về viện trợ quân sự đã ghi rằng để “tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các quốc gia tự do và các dân tộc tự do trong một định chế liên minh phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, xây dựng một chương trình hành động tự lực tự cường và hợp tác lẫn nhau để phát triển kinh tế và xã hội, gìn giữ những quyền căn bản và những giá trị của Tự Do và cũng để bảo vệ an ninh và độc lập của họ...”. Nhưng việc đàm phán cho một tổ chức như thế giữa các quyền lực và các tổ chức chính trị khác nhau của vùng Viễn Đông là một vấn đề vốn có nhiều phức tạp hơn các vấn đề mà các nước trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đối diện và đã thành công. Hoa Kỳ khẳng định rằng động lực cho một tổ chức an ninh chung tại Á Châu là phải do người Á Châu quyết định, nhưng vào cuối năm 1949, họ [Hoa Kỳ] cũng công nhận rằng hoạt động đó [tổ chức an ninh chung] là cần thiết cho Đông Dương. Do đó, trong những tháng cuối năm 1949, quá trình diễn biến về chính sách của Hoa Kỳ đã chung cuộc là nhằm ngăn chặn sự phát triển của cộng sản ở Á Châu bằng một tổ chức an ninh chung nếu người Á Châu sẳn sàng, hợp tác với các đồng minh lớn [của Hoa Kỳ] ở Âu Châu và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung [Commonwealth] nếu có thể, nhưng song phương nếu cần thiết. Chính sách dựa trên cơ sở cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53 đó đã hình thành Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á tổ chức năm 1954 và dần dần sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng sâu hơn.
Tháng Giêng và tháng Hai năm 1950 là những tháng quan trọng. Người Pháp đã có những bước cụ thể đầu tiên đối với việc chuyển giao công quyền cho chính phủ Quốc Gia của Bảo Đại. Hồ Chí Minh đã phủ nhận tính hợp pháp của chính phủ này và tuyên bố Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam" và được Bắc Kinh và Moscow chính thức công nhận. Ngày 29 tháng 1 năm 1950 Quốc hội Pháp đã thông qua Luật Chuyển Giao Quyền Tự Quyết cho Chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Ngày 1 tháng năm 1950 Bộ Trưởng Ngoại Giao [Hoa Kỳ] Acheson đưa ra tuyên bố công khai sau đây:
"Việc Kremlin công nhận phong trào cộng sản Hồ Chí Minh đã xảy ra như một sự bất ngờ. Việc Liên Xô công nhận phong trào này phải "nên loại bỏ bất cứ ảo tưởng nào về cái gọi là bản chất "dân tộc" của Hồ Chí Minh và nêu rõ mầu sắc thật sự của Hồ là kẻ thù sinh tử cho nền Độc Lập của các nước Đông Dương.
"Mặc dù mất thì giờ trong nỗ lực bao trùm việc chuyển giao quyền tự quyết từ tay Pháp cho các Chính Phủ hợp pháp của Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, chúng tôi có mọi lý do để tin rằng những Chính Phủ hợp pháp này sẽ tiến hành phát triển thành một chính phủ ổn định đại diện cho chủ nghĩa dân tộc thật sự của hơn 20 triệu nhân dân Đông Dương.
Việc chuyển giao chủ quyền cho Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã được Pháp tiến hành được một thời gian. Tiếp theo sự phê chuẩn của [Quốc Hội] Pháp được dự kiến trong vòng một vài ngày, là con đường rộng mở đưa đển việc công nhận các chính phủ hợp pháp bởi các nước trên Thế Giới, những nước đã có chính sách hỗ trợ các dân tộc trước đây bị thuộc địa dược hưởng một nền độc lập chân chính …
Phê chuẩn chính thức của Pháp về nền Độc Lập cho Việt Nam đã được công bố ngày 02 tháng hai 1950. Trong cùng một ngày, Tổng thống Truman đã phê duyệt việc Hoa Kỳ công nhận Bảo Đại. Trong mấy tuần tiếp theo Pháp đưa ra yêu cầu [Hoa Kỳ] viện trợ cho Đông Dương. Ngày 8 tháng năm 1950, Bộ trưởng Ngoại giao thông báo rằng:
"Chính phủ Hoa Kỳ nhận thức rằng không một nền Độc Lập dân tộc, không một nền Dân Chủ nào có thể tồn tại trong bất kỳ khu vực nào bị chi phối bởi chủ nghĩa đế quốc Liên Xô và từ tình hình đó phải đảm bảo viện trợ kinh tế và thiết bị quân sự cho Liên Bang Đông Dương và Pháp, để hỗ trợ họ khôi phục lại sự ổn định và giúp cho các nước này theo đuổi việc phát triển Đất Nước trong hòa bình và dân chủ."
Từ sau đó, Hoa Kỳ ngày càng tham gia sâu vào cuộc chiến tranh đang bùng phát nhưng không có thể nói rằng sự mở rộng viện trợ là một sự quay lưng trở mặt [của Hoa Kỳ] nhanh chóng khi thay đổi đường lối chỉ bởi vì các biến cố năm 1950. Đúng hơn có lẽ đây là một sự tháo gỡ của một chuỗi gắn kết bởi các quyết định về đường lối của Mỹ xuất phát từ việc xác định vào năm 1945 rằng nước Pháp nên quyết định về tương lai chính trị cho phe Quốc Gia Việt. Chẳng phải vì O.S.S. đã viện trợ ít ỏi cho Việt Minh năm 1945, cũng chẳng phải việc Mỹ đồng thời từ chối giúp Pháp về khí tài chiến tranh mà cho rằng Mỹ ủng hộ của Hồ Chí Minh. Trái lại Hoa Kỳ đã cảnh giác với Hồ và thà rằng chấp nhận chủ nghĩa Thực Dân còn ít sợ hơn là bị kiểm soát bởi Moscow. Thái độ ngần ngại là thái độ của Hoa Kỳ đối với Hồ suốt đến năm 1948 nhưng Hoa Kỳ không ngừng gây áp lực để Pháp thích ứng với chủ nghĩa Quốc Gia "chính hiệu" trong một Việt Nam độc lập. Vào đầu năm 1950, có hai việc, một là giải pháp Bảo Đại có vẻ mang lại kết quả và một là sự liên kết rõ ràng của Bắc Việt với Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc khiến cho Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. (Tab 3)
Thảo Luận

Tập bảng
1 - Đông Dương trong chính sách Mỹ thời chiến, 1941-1950
2 - Hoa Kỳ trung lập trong chiến tranh Pháp-Việt Minh, 1946-1949
3 - Nguồn gốc của sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam
I. A. 1
Mục Lục
Trang

1. Đông Dương trong chính sách Mỹ thời chiến, 1941-1945  A-10
a. Khái niệm Ủy trị của Roosevelt                                         A-12
(1) Sự ưu việt của chiến lược quân sự                                  A-14
(2) Thất bại của đề xuất Ủy Trị                                            A-19
(3) Quyết định giao Đông Dương lại cho Pháp                      A-20
b. Truman và việc chiếm đóng Đông Dương năm 1945        A-20
(đón xem kỳ 2)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
 2,
A.  CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ, 1940-1950
1.Đông Dương trong chính sách thời chiến Hoa Kỳ, 1941-1945

Trong khoảng thời gian giữa sự sụp đổ của Pháp vào năm 1940, và trận tấn công [của Nhật] vào Trân Châu Cảng vào tháng Mười Hai năm 1941, Hoa Kỳ đã theo dõi với sự lo ngại ngày càng tăng về sức mạnh quân sự Nhật đưa vào Đông Dương. Lúc đầu, Hoa Kỳ kêu gọi Vichy từ chối các yêu cầu cho phép Nhật xử dụng những căn cứ quân sự tại đây [Đông Dương], nhưng không thể cung cấp gì nhiều hơn là một sự bảo đảm hỗ trợ mơ hồ, chẳng hạn như một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho Đại sứ Pháp vào ngày 6 tháng Tám năm 1940 rằng:
"Chúng tôi đã làm và đang làm mọi thứ có thể trong khuôn khổ chính sách đã thành lập của chúng tôi để giữ cho tình hình vùng Viễn Đông ổn định, chúng tôi đã dần dần thực hiện các bước khác nhau, mục đích là để gây áp lực trên kinh tế Nhật, rằng hạm đội của chúng tôi đang đồn trú ở Hawaii, và rằng những diễn biến mà chúng tôi đang theo đuổi, như đã được nêu ra ở trên, là đưa ra một dấu hiệu rõ ràng về ý định và hành động của chúng tôi trong tương lai. “ (*)
Đại sứ Pháp trả lời rằng:
"Theo ý kiến của ông, cụm từ “trong khuôn khổ các chính sách đã thiết lập của chúng tôi” gắn kết đến sự miễn cưỡng rõ ràng của Chính phủ Mỹ trong việc xem xét việc sử dụng quân đội ở vùng Viễn Đông cụ thể tại thời điểm này, có nghĩa là rằng Hoa Kỳ sẽ không sử dụng quân đội hay hải quân nhằm hỗ trợ bất kỳ vị trí nào để chống lại mọi toan tính xâm lược của Nhật tại Đông Dương. Đại sứ [sợ rằng] rằng Chính phủ Pháp, dưới áp lực hiển hiện của Chính phủ Nhật, buộc sẽ phải nhượng bộ …”
Những lo sợ của Đại sứ Pháp đã thành sự thật. Trong năm 1941, tuy nhiên, Nhật đã vượt qua việc sử dụng các căn cứ và đưa ra đòi hỏi một sự hiện diện tương đương để chiếm đóng ở Đông Dương. Tổng thống Roosevelt đã bày tỏ sự cảnh báo cao độ của Mỹ đến Đại sứ Nhật, trong một cuộc hội thoại được ghi lại bởi Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao Welles như sau:
“Rồi Tổng Thống đã tiến tới nói rằng hành động này của Nhật đã tạo ra một vấn đề bức xúc cho Hoa Kỳ … giá phải trả cho một cuộc chiếm đóng bằng quân sự là khổng lồ và tự nó không thể tạo thuận lợi cho dân chúng trong vùng bị chiếm đóng trong việc sản xuất thực phẩm và nguyên liệu theo như Nhật đòi hỏi. Ngay cả khi Nhật có được các nguồn tiếp liệu tại Đông Dương một cách hòa bình, chẳng những họ muốn có được một số lượng lớn về tiếp liệu [thực phẩm và nguyên liệu], họ cũng muốn có được các thứ trong tình cảnh hoàn toàn an ninh và không phải kéo theo những chi phí cho một quân đội chiếm đóng. Hơn nữa, trên quan điểm quân sự, Tổng Thống nói, trong thưc tế chắc chắn Chính phủ Nhật không thể không có chút ý nghĩ rằng Trung Quốc, Anh, Hà Lan hay Hoa Kỳ đều có những ý đồ về lãnh thổ ở Đông Dương mà [cho rằng] không thể có mối đe dọa nào, dù nhỏ bé nhất, là Nhật sẽ bị tấn công. Do đó chính phủ này chỉ có thể giả định rằng việc Nhật chiếm đóng Đông Dương là có mục đich mở rộng bành trướng [việc chiếm đóng] và điều này nhất thiết đã tạo ra một mối quan tâm đặc biệt nghiêm trọng cho Hoa Kỳ …
“…Tổng thống tuyên bố rằng Chính phủ Nhật phải ngưng không được chiếm đóng Đông Dương bằng quân đội và hải quân, hoặc nếu thực sự đã có những khởi sự được bắt đầu, nếu chính phủ Nhật ngưng và rút hết các lực lượng này, Tổng thống có thể đảm bảo với chính phủ Nhật rằng ông sẽ làm tất cả mọi thứ trong quyền hạn của mình để có được từ các chính phủ Trung Quốc, Anh, Hoà Lan, và tất nhiên cả chính Hoa Kỳ cùng ra một tuyên bố long trọng và có tính ràng buộc ký với Nhật cùng cam kết, coi Đông Dương là một quốc gia trung lập cùng một cách thức như nước Thụy Sĩ mà các cường quốc đã công nhận là quốc gia Trung Lập. Ông cũng nói rằng điều này ngụ ý rằng không ai trong số các cường quốc có liên quan được có bất cứ bất kỳ hành động quân sự nào nhằm xâm lược Đông Dương hay duy trì việc kiểm soát lãnh thổ này và sẽ không có những cố gắng nhằm đánh đuổi những người Gaullist hoặc lực lượng Pháp Tự Do trên phần đất của họ [tóm lại là Nhật phải rút đi và tình trạng statu quo: Pháp vẫn chiếm đóng Đông Dương]. (*)
(*) Bản ghi nhớ lời trao đổi giữa Sumner Welles, Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 24 tháng 7 năm 1941; đề nghị của Tổng thống cho [Đông Dương] trung lập được trao cho Nhật trong một ghi chú ngày 08 tháng tám 1941.
Cùng ngày, Bộ Trưởng Ngoại Giao Cordell Hull chỉ thị Sumner Welles gặp Đại sứ Nhật, và
“Làm rõ sự kiện Nhật chiếm đóng Đông Dương có thể là một bước quan trọng trong việc kiểm soát khu vực biển miền Nam [Biển Đông], bao gồm các tuyến đường thương mại tối quan trọng của Hoa Kỳ để kiểm soát các sản phẩm như cao su, thiếc và những nguyên vật liệu khác. Đây là vấn đề sống còn của Hoa Kỳ. Bộ Trưởng cho rằng, nếu chúng ta không đưa vấn đề này ra vào thời điểm này thì người của chúng ta sẽ không hiểu được ý nghĩa những chuyển động này ở Đông Dương. Bộ Trưởng cũng nhấn mạnh trên một điểm khác: không có một lý thuyết nào mà Đông Dương có thể bị tràn ngập các lực lượng vũ trang, máy bay, vân vân, cho việc phòng thủ của Nhật. Thay vào đó, [cái lý thuyết] duy nhất liên quan đến Đông Dương là mối quan hệ cận kề của nó với vùng biển Nam và giá trị [chiến lược] của nó đối với những hành vi xâm lược nhằm vào nó [Đông Dương] ". (*)
(*) Bản ghi nhớ bởi Cecil W. Gray, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, 24 Tháng 7, 1942.
Trong một thông cáo báo chí ngày 02 Tháng 8 năm 1941, Bộ Trưởng Ngoại Giao Welles lên án "các mục tiêu bành trướng" của Nhật và công kích Vichy:
"Trong hoàn cảnh này, chính phủ này [Hoa Kỳ] bị thúc đẩy để đặt câu hỏi liệu chính phủ Pháp của Vichy trong thực tế đã đề xuất chưa việc duy trì một chính sách công khai nhằm bảo vệ cho nhân dân Pháp các vùng lãnh thổ cả trong và ngoài nước từ lâu đã thuộc chủ quyền của Pháp?
"Chính phủ này, vững tâm với tình hữu nghị truyền thống với Pháp, đã vô cùng thông cảm với mong muốn của nhân dân Pháp là duy trì và bảo quản nguyên vẹn lãnh thổ của họ. Trong quan hệ với chính phủ Pháp Vichy và với các nhà chức trách địa phương trong lãnh thổ Pháp, Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh [chính sách] qua những kết quả mà những nhà chức trách đã nỗ lực thực hiện để bảo vệ các vùng lãnh thổ này từ sự thống trị và kiểm soát của những cường quốc đang tìm kiếm cách mở rộng vùng cai trị của họ bằng vũ lực và chinh phục, hay bằng sự đe dọa. "
Vào đêm trước của trận Trân Châu Cảng, như là một phần của nỗ lực để được Nhật đồng ý cho một hiệp ước không xâm lược, Mỹ một lần nữa đề nghị trung lập hóa Đông Dương để đổi lại việc Nhật rút khỏi nơi đó. Những biến cố ngày 07 tháng 12 năm 1941 đặt vấn đề tương lai của Đông Dương vào toàn bộ một bối cảnh hoàn toàn khác những chiến lược của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II.
Khái niệm Ủy trị của Roosevelt
Chính sách của Mỹ về Đông Dương trong Thế Chiến II là rõ ràng. Một mặt, Mỹ hiển nhiên ủng hộ việc Pháp Tự Do tuyên bố rằng mọi thuộc địa của Pháp là thuộc họ. Đầu thời kỳ chiến tranh Mỹ đã nhiều lần bày tỏ hoặc ám chỉ ý định sẽ giúp Pháp khôi phục lại đế chế của Pháp ở nước ngoài sau khi chiến tranh. Những cam kết của Hoa Kỳ gồm tuyên bố chính thức về thỏa thuận Pháp-Nhật ngày 2 Tháng Tám, 1941; thư của Tổng thống gửi cho [Thống Chế] Petain tháng Mười Hai, năm 1941; tuyên bố về Tân Đảo [New Caledonia] ngày 02 tháng 3 năm 1942 ; một ghi nhớ với Đại sứ Pháp ngày 13 Tháng Tư, 1942; những thông báo của phủ Tổng Thống và thông tin trao đổi tại thời điểm vào cuộc xâm lược vào Bắc Phi [của Đức, Ý], Hiệp định Clark - Darlan vào ngày 22 tháng 10 năm 1942; và một lá thư cùng tháng của phái viên của Tổng Thống viết gửi cho Tướng Henri Giraud, trong đó bao gồm sự đảm bảo sau đây:
Listen
Read phonetically
 “…Phục hồi hoàn toàn nền độc lập trong vĩ đại và vinh quang mà Pháp đã sở hữu trước khi có cuộc chiến ở Âu Châu cũng như ở các nước khác là một trong những mục đích chiến tranh mà Liên Hợp Quốc nhắm đến. Liên Hiệp Quốc hoàn toàn hiểu rằng chủ quyền của Pháp sẽ được phục hồi càng sớm càng tốt, trên toàn lãnh thổ, đô thị hoặc thuộc địa mà ở đó lá cờ Pháp tung bay vào năm 1939. " 1/
Mặt khác, trong Hiến chương Đại Tây Dương và các tuyên bố khác Mỹ tuyên bố hỗ trợ cho quyền tự quyết và độc lập quốc gia. Hơn nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ, đặc biệt là bị đau khổ về chuyện Vichy đã "bán đứng" Đông Dương cho Nhật, thường trích dẫn việc Pháp cai trị ở đó là một ví dụ trắng trợn của đàn áp và bóc lột của chủ nghĩa thực dân, và nói về quyết tâm của mình đưa Đông Dương vào dưới một ủy thác quốc tế sau chiến tranh. Đầu năm 1944, ngài Halifax, Đại sứ Anh tại Washington, gọi điện cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Hull hỏi thăm để tìm hiểu liệu thông báo của Tổng thống "đã là chung cuộc", “là Đông Dương phải lấy lại từ tay Pháp và đặt dưới một ủy thác quốc tế như việc đã làm cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và có lẽ cả những nước khác” trong chuyến đi Cairo và Teheran của ông – là tiêu biểu cho "kết luận cuối cùng dựa trên thực tế mà họ sẽ sớm trả lời cho người Pháp.. " 2/ (Pháp ghi nhận rõ ràng quan điểm của Tổng thống - trong thực tế Pháp đã rút khỏi Việt Nam vào 1956, Ngoại trưởng nhắc lại việc Roosevelt đã khẳng định với Sultan của Ma-rốc về sự đồng cảm của mình về sự đấu tranh cho độc lập của các dân tộc thuộc địa. 3/). Ngài Halifax sau đó ghi lại rằng:
"Tổng thống là một trong những người, trong những buổi thảo luận, hay phát họa một bản dự thảo đầu tiên trên giấy... một phương pháp nhằm ghi ra một ý tưởng. Nếu nó không chạy "Nè, bạn có thể sửa đổi nó hoặc vứt nó đi. Không ai nghĩ gì khác nếu các bạn làm điều ấy, nhưng nếu bạn làm điều đó với thảo luận, người ta sẽ nói rằng bạn đã thay đổi ý kiến, là ‘bạn không bao giờ biết bạn đã thuyết phục anh ta’, và cứ như thế. " 4/
Nhưng phản ứng với một bản ghi nhớ của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hull đặt câu hỏi về Đông Dương với FDR, và những nhắc nhở Tổng Thống Mỹ về rất nhiều cam kết phục hồi cho đế chế Pháp, Roosevelt trả lời (ngày 24 Tháng 1 năm 1944) rằng:
"Tôi gặp Halifax tuần trước và nói với ông khá thẳng thắn rằng nó hoàn toàn đúng sự thật rằng tôi đã có, trong hơn một năm, ý kiến rằng Đông Dương không nên quay trở lại dưới sự cai trị của Pháp mà nó phải được quản lý bởi một ủy thác quốc tế. Pháp là nước đã có – 30 triệu người gần cả 100 năm, và nay dân tình lại tồi tệ hơn lúc đầu.
“Trên quan điểm quyền lợi, tôi hết lòng hỗ trợ ý này bằng cách ủng hộ Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch và Thống Chế Stalin. Tôi thấy không có lý do để tranh đua với Bộ Ngoại giao Anh về vấn đề này. Dường như lý do duy nhất mà họ chống lại là họ sợ nó [Đông Dương độc lập] sẽ ảnh hưởng trên tài sản [thuộc địa] riêng của họ và Hà Lan. Họ đã không bao giờ thích ý tưởng của ủy thác bởi vì, trong một số trường hợp, là nhằm mục đích độc lập trong tương lai. Điều này đúng trong trường hợp của Đông Dương.
"Mỗi trường hợp, tất nhiên, sẽ đứng trên chính đôi chân của của nó, nhưng trường hợp của Đông Dương là hoàn toàn rõ ràng. Pháp đã vắt sữa 100 năm. Người dân Đông Dương có quyền được hưởng một cái gì đó tốt hơn thế. ". 5/
Chiến lược quân sự chiếm ưu thế (Military Strategy Pre-eminent)
Trong suốt năm 1944, Tổng Thống bảo lưu quan điểm, và từ những quan điểm đó, đã cấm Hoa Kỳ viện trợ cho các nhóm kháng chiến - bao gồm cả các nhóm Pháp - ở Đông Dương. Nhưng cuộc chiến trong chiến trường Âu Châu chuyển động nhanh chóng, và lực hấp dẫn trung tâm của nỗ lực của Mỹ bắt đầu chuyển về phía Bắc, cận kề với Nhật. Vấn đề chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á sau đó đã trở nên nổi bật. Tại Hội nghị Quebec lần thứ hai (tháng 9 năm 1944), Mỹ từ chối đề nghị hỗ trợ của hải quân Anh nhằm chống lại Nhật vì Đô đốc King tin rằng "việc xử dụng tốt nhất bất kỳ lực lương Anh nào là để tái chiếm Singapore, và hỗ trợ người Hà Lan trong việc khôi phục vùng Đông Ấn ", và vì ông nghi ngờ rằng “việc hổ trợ là không dính dáng đến nổ lực của Mỹ là quét sạch Nhật ra khỏi Mã Lai Á và vùng Đông Ấn Hà Lan." 6/ Những nghi ngại của Đô đốc King là không có cơ sở vững chắc ít nhất là trong chừng mực liên hệ đến tư tưởng chiến lược của Churchill. Hiển nhiên Thủ tướng không muốn mời Mỹ vào một vai trò tích cực trong việc giải phóng các nước Đông Nam Á cũng như việc Mỹ phải làm chuyện đó [một mình]; sớm vào tháng Hai năm 1944, Churchill đã viết:
"Quyết định hành động như một lực lượng phụ thuộc cho quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đặt ra những câu hỏi chính trị khó khăn về trong tương lai tài sản [thuộc địa] của chúng tôi ở Mã Lai. Nếu Nhật rút khỏi nơi đây hay làm cho nó được hòa bình là kết quả chính nhờ lực đẩy của Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ sau khi chiến thắng sẽ cảm thấy quan điểm của mình được tăng thêm nhiều phần uy tín rằng tất cả các thuộc địa trong quần đảo Đông Ấn phải được đặt dưới một loại cơ quan quốc tế mà Hoa Kỳ có thể có những quan tâm có tính quyết định lên đó ". 7/
Tương lai của các vùng lãnh thổ của khối Thịnh Vượng Chung trong khu vực Đông Nam Á kích thích nỗi quan tâm cao độ của Anh về ý định của Mỹ về thuộc địa của Pháp. Trong tháng mười một và tháng mười hai năm 1954, người Anh bày tỏ với Hoa Kỳ, cả ở hai nơi London và Washington, mối quan tâm của họ "là Hoa Kỳ dường như vẫn chưa xác định chính sách của mình đối với Đông Dương. 8/)   Người đứng đầu Cục Viễn Đông của Bộ Ngoại Giao Anh nói với Đại sứ U. S. rằng:
"Thật khó từ chối sự tham gia của Pháp trong việc giải phóng Đông Dương dưới ánh sáng của sức mạnh ngày càng tăng của Chính phủ Pháp trong các vấn đề thế giới, và điều đó, trừ khi một chính sách về Đông Dương đã được thoả thuận giữa hai chính phủ của chúng tôi, nhiều tình thế có thể phát sinh bất cứ lúc nào để đặt hai chính phủ của chúng tôi vào những tình huống rất khó xử." 9/
Tổng thống Roosevelt, tuy nhiên, vẫn từ chối xác định vị trí của mình xa hơn nữa, thông báo cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Stettinius vào 1 tháng 1 năm 1945:
"Tôi vẫn không muốn trộn lộn trong bất kỳ quyết định nào về Đông Dương. Đây là một vấn đề sau chiến tranh … Tôi không muốn có sự trộn lộn trong bất kỳ nỗ lực quân sự nào trong việc giải phóng Đông Dương khỏi Nhật.-- Ông có thể nói với Halifax là tôi đã thông đạt điều này rất rõ ràng với ông Churchill. Từ cả trên hai quan điểm quân sự và dân sự, hành động vào thời điểm này là quá sớm. " 10/
Mặc dầu vậy, Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ (US Joint Chiefs of Staff) vẫn đồng thời lập kế hoạch
rút bỏ các lực lượng vũ trang Mỹ trong khu vực Đông Nam Á. Trả lời cho những lần mà Pháp và Hà Lan tiếp cận nhằm xin Mỹ giúp đánh đuổi Nhật khỏi các vùng thuộc địa cũ của họ, Mỹ thông báo họ rằng:
"Tất cả các lực lượng hiện có của chúng tôi đã dành để chiến đấu với Nhật tại những nơi khác ở Thái Bình Dương và do đó Đông Dương và Đông Ấn không nằm trong lĩnh vực quan tâm của Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ ".
Khi các Lãnh Đạo của Đồng Minh gặp nhau tại Malta vào cuối tháng Giêng năm 1945, Mỹ sẵn sàng từ bỏ các hoạt động hơn nữa trong khu vực Đông Nam Á đưa đến chỉ thị cho Đô đốc King Mountbatten, Tư Lệnh Tối Cao Chiến Trường, giải phóng Mã Lai Á mà không có Hoa Kỳ hỗ trợ. 12/ Sau Hội nghị Yalta (tháng Hai, năm 1945), chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương đã được thông báo rằng Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển giao các hoạt động ở Đông Ấn Hà Lan và New Guinea cho Anh chịu trách nhiệm. Tổng Thống, tuy nhiên, đã đồng ý cho phép các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Dương nhưng tránh "đứng chung tuyến với Pháp" và tránh các tai tiếng từ các chiến dịch quân sự của Mỹ chống Nhật. 13 / chỉ trích này đã loại trừ, trong quan điểm của Mỹ, sự hợp tác của Mỹ với Pháp tại Tổng Hành Dinh của Mountbatten, hay [loại trừ] việc cung cấp tàu để chuyển vận miễn phí các lực lượng Pháp đến Đông Dương để thực hiện giải phóng nơi này. Thế đứng này của Mỹ đã bị Pháp chỉ trích đặc biệt nghiêm trọng sau ngày 11 tháng 3 năm 1945, khi Nhật lật đổ chế độ Vichy tại Việt Nam, và Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập, tách rời khỏi Pháp và dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 16 tháng Ba 1945, từ một phản kháng của Tướng De Gaulle đã dẫn đến những trao đổi sau đây giữa Bộ Trưởng Ngoại Giao và Tổng Thống: 14/
Bộ Ngoại giao
Washington
- March 16, năm 1945

BẢN GHI NHỚ GỬI TỔNG THỐNG
Chủ đề: Đông Dương.
Thư đã nhận được từ Chính phủ lâm thời của nước Cộng hoà Pháp yêu cầu:
Hỗ trợ các nhóm kháng chiến đang chiến đấu chống Nhật ở Đông Dương.
Một thỏa thuận kết luận về các vấn đề dân sự bao gồm các hoạt động có thể có ở Đông Dương trong tương lai.
Những biên bản ghi nhớ đã được gửi đến Bộ Tổng Tham Mưu để có được quan điểm của họ về khía cạnh quân sự trên các vấn đề, và tôi sẽ liên lạc với bạn thêm về đề tài này sau khi nhận được trả lời họ.
Kèm theo thư này là nội dung một điện tín gần đây từ Đại sứ Caffery mô tả cuộc trò chuyện với tướng De Gaulle về chủ đề Đông Dương. Từ điện tín này và bài phát biểu của De Gaulle ngày 14 tháng 3, dường như Chính phủ này phải chịu trách nhiệm về sự yếu kém của cuộc kháng chiến chống Nhật ở Đông Dương. Ngược lại có thể chờ đợi là người Anh sẽ khuyến khích quan điểm này. Đối với tôi, có lẽ, nếu không có bất kỳ gì có thể làm phương hại đến thế đứng của chúng ta về tương lai của Đông Dương, chúng ta có thể chống lại xu hướng này bằng cách công khai đưa ra mong muốn hỗ trợ của chúng ta tùy theo tình thế đòi hỏi và tùy theo những kế hoạch mà chúng ta đã cam kết trong khu vực Thái Bình Dương. Để kết thúc tôi đính kèm một bản thảo đề nghị bảng tuyên bố công khai, tùy Tổng Thống chấp thuận, qua Bộ Ngoại Giao.
/s/ E. R. Stettinius) Jr.
Đính kèm:
bản Tuyên Bố đề nghị
Bản sao điện tín của Đại sứ Caffery [không kèm ở đây]
[Hồ sơ đính kèm 1]
BẢN TUYÊN BỐ [ĐỀ NGHỊ]

Các hành động của Chính phủ Nhật làm xé toang tấm mạng mà họ đã cố gắng che mặt quá lâu để dấu sự thống trị của họ trên Đông Dương là một hệ quả trực tiếp của áp lực quân sự của chúng tôi tung ra từ trước đến nay lên đế quốc Nhật. Nó là một chuỗi liên kết các sự kiện bắt đầu từ mùa hè thảm khốc năm 1941 với hiệp định "phòng thủ chung" Pháp-Nhật ở Đông Dương. Rõ ràng đây là bước đi mới nhất trong toan tính của Nhật mà về lâu dài sẽ được chứng minh là không có giá trị.
Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đã yêu cầu hỗ trợ vũ trang cho những người đang chống lại các lực lượng Nhật tại Đông Dương. Trung thành với ý muốn liên tục là hỗ trợ tất cả những người sẵn sàng cầm vũ khí chống lại kẻ thù chung của chúng ta, chính phủ này sẽ làm tất cả những gì có thể được để hổ trợ trong tình huống hiện nay, phù hợp với kế hoạch mà chúng tôi đã cam kết và [phù hợp] với các chiến dịch đang diễn ra ở Thái Bình Dương. Cũng nói thêm rằng các nguồn vật lực sẵn có của đất nước này sẽ dành cho việc đánh bại của kẻ thù của chúng ta và chúng sẽ tiếp tục được sử dụng theo tính toán tốt nhất để đẩy nhanh sự sụp đổ của họ [Nhật].
[Trả lời]
Tòa Bạch Ốc
Washington - March 17, năm 1945
BẢN GHI NHỚ
Gửi Bộ Ngoại Giao
Chỉ đạo của Tổng Thống, để trả lời cho bản ghi nhớ của Bộ Ngoại Giao ngày 16 tháng Ba, về chủ đề Đông Dương, trong đó bao gồm một tuyên bố đề xuất trên những hoạt động của Nhật ở Đông Dương. Tổng thống có ý kiến rằng vào thời điểm hiện tại việc phổ biến bản Tuyên Bố theo như đề xuất là không thích hợp..
/s/ William D. Leahy [ký tên]
Pháp đã tích cực gây sức ép với Tổng thống và các cố vấn chính thông qua các kênh quân sự. Đô đốc Leahy báo cáo rằng, sau [hội nghị] Yalta:
“Các đại diện Pháp ở Washington tiếp tục thường xuyên gọi đến văn phòng của tôi sau khi chúng tôi trở về từ Crimea. Họ gọi hầu hết các yêu cầu của họ là "khẩn cấp" Họ muốn tham gia trong nhóm tình báo chung sau đó là lo nghiên cứu về những bí mật công nghiệp và khoa học của Đức, việc trao đổi thông tin giữa Bộ Tư Lệnh Mỹ ở Trung Quốc và các lực lượng Pháp ở Đông Dương và nhằm đạt một thỏa thuận về nguyên tắc về việc sử dụng Hải Quân và quân đội Pháp trong cuộc chiến chống lại Nhật ( họ [Hải Quân và quân đội Pháp] sẽ hỗ trợ Pháp lấy lại quyền kiểm soát Đông Dương và cho Pháp quyền tham gia vào thoả ước thuê mượn vũ khí [lend-lease assistance] sau khi Đức bại trận)
“Hầu hết trọng mọi lần tôi chỉ có thể nói với họ rằng tôi đã không có những thông tin về khi nào và ở đâu chúng ta có thể xử dụng sự hổ trợ của Pháp ở Thái Bình Dương
“Tuy nhiên, chúng tôi đã cố gắng giang tay giúp đỡ nhóm kháng chiến chống Pháp ở Đông Dương. Phó Đô Đốc Fenard gọi điện cho tôi vào ngày 18 tháng 3 nói rằng máy bay từ Không Đoàn số 14 của chúng tôi ở Trung Quốc đã được nạp với hàng cứu trợ cho phe kháng chiến bí mật nhưng không thể bắt đầu mà không có sự đồng ý từ Washington. Tôi ngay lập tức liên lạc với Tướng Handy và nói với ông rằng Tổng thống Mỹ đã thỏa thuận viện trợ cho nhóm kháng chiến Đông Dương miễn là việc này không đụng chạm đến hoạt động chống Nhật của chúng ta. 15/
(2)  Sự thất bại của đề xuất Ủy Trị
Trong khi chờ đợi, khái niệm “ủy trị“của Tổng thống áp dụng trong thời hậu chiến cho các thuộc địa như là một bước trung gian để đi đến quyền tự chủ đã đươc một số tổ chức liên bộ ngành và các nhóm quốc tế nghiên cứu, khái niệm này đã ở trong tình trạng yếu kém. Ngại động chạm đến nhạy cảm của Anh, Hoa Kỳ ban đầu chỉ muốn tìm một tuyên bố từ các cường quốc thực dân đưa ra ý định trả lại tự do cho các thuộc địa và đưa ra sự giám hộ trên các chính phủ tự trị của nhân dân sở tại. Một tuyên bố như vậy sẽ phù hợp với Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941, trong đó Mỹ và Anh cùng đồng ý, một trong những "nguyên tắc chung mà trên cơ sở đó họ hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới ", nó là chính sách của họ rằng:
“…họ [Anh và Mỹ] tôn trọng quyền lựa chọn hình thức chính phủ của tất cả các dân tộc, theo đó họ [dân] sẽ sống; và họ [Anh và Mỹ] muốn thấy chủ quyền và chính phủ tự quyết được khôi phục lại cho những người trước đây đã bị tước đoạt …” 16/
Tháng năm 1942, Ngoại trưởng Hull đã đệ trình cho Tổng Thống đề xuất một dự thảo Mỹ-Anh có tựa là "Hiến chương Đại Tây Dương và Độc Lập Quốc Gia", và đã đã được Tổng Thống phê duyệt. Trước khi dự thảo này có thể gửi cho người Anh, tuy nhiên, họ [Anh] đã đệ trình một phản đề nghị nhấn mạnh trách nhiệm quyền hạn của "cha mẹ" trên sự thành hình của các chính phủ bản địa để tránh việc chấp nhận việc “Ủy Trị”. Sau đó vào tháng 3 năm 1943 thảo luận giữa Anh-Mỹ đã giải quyết cả hai dự thảo, nhưng chìm vào sự phản đối của Ngoại trưởng Eden. Ngoại trưởng Hull viết lại trong hồi ký của mình rằng Eden không thể tin rằng danh từ "độc lập" sẽ được giải thích với sự hài lòng của tất cả các chính phủ:
“…Bộ trưởng Ngoại giao cho biết rằng, để được hoàn toàn thẳng thắn, ông đã nói rằng ông đã rất không ưa dự thảo của chúng ta. Ông cho biết là từ "độc lập" gây khó khăn cho ông, ông đã suy nghĩ về hệ thống Đế quốc Anh, được xây dựng trên cơ sở của Dominion và quy chế thuộc địa.
[từ “Dominion” là chỉ các nước độc lập nằm trong Liên Hiệp Anh như Canada, Australia, New Zealand, Newfoundland, Liên bang Nam Phi, và Ireland]
“Ông chỉ ra trong Đế Quốc Anh có mức độ khác nhau của chính phủ tự quyết, từ Dominions đến các thuộc địa đó trong một số trường hợp, như Malta, hoàn toàn tự trị, cho đến các khu vực lạc hậu không bao giờ có thể có chính phủ riêng của họ. Phải nói thêm rằng Australia và New Zealand cũng có thuộc địa và họ sẽ không sẵn sàng để loại bỏ quyền giám sát của họ.” 17/
Mỹ bất lực trong việc đưa ra một chính sách chung với Anh, hơn nữa cũng bị loại khỏi những cuộc thảo luận có ý nghĩa, đã bỏ qua một bên thỏa thuận về vấn đề thuộc địa cho Hội Nghị Dumbarton Oaks Conversations năm 1944. 18 / Suốt tháng ba năm 1945, vấn đề đã được tiếp tục hút vào các cuộc tranh luận trong Chính phủ Mỹ về qui chế sau chiến tranh của các đảo ở Thái Bình Dương chiếm được từ Nhật; nói chung, Bộ Chiến tranh và Bộ Hải quân ủng hộ việc Mỹ duy trì sự kiểm soát - như căn cứ quân sự, trong khi Bộ Ngoại Giao và các bộ khác ủng hộ một ủy trị quốc tế.
(3)  Quyết định về Đông Dương được dành cho Pháp
Bộ trưởng Ngoại giao Stettinius, với sự chấp thuận của Tổng thống Roosevelt đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 03 Tháng Tư 1945, như là kết quả của các cuộc thảo luận quốc tế tại Yalta về khái niệm ủy thác, Hoa Kỳ cảm thấy rằng sau chiến tranh cấu trúc ủy thác như:
“…nên được thiết kế để cho phép đặt các vùng lãnh thổ dưới sự uỷ trị sau cuộc chiến vừa qua, và những lãnh thổ chiếm lại từ kẻ thù trong cuộc chiến này để thỏa thuận có thể được đồng ý một ngày nào đó, và [thiết kế] sao cho các vùng lãnh thổ đó có thể tự nguyện đặt dưới sự ủy trị.” 19/
Từ đó Đông Dương dường như đã giao lại cho Pháp quyết định.
Tuy nhiên, cái chết của Tổng thống Roosevelt vào ngày 12 Tháng Tư năm 1945, chính sách của Mỹ đối về thuộc địa của các Đồng Minh, và đối với Đông Dương nói riêng là trong tình trạng lộn xộn:
Anh vẫn còn e ngại rằng Mỹ có thể đang tiếp tục tìm kiếm một công thức ủy trị khác có thể ảnh hưởng đến Khối Thịnh Vượng Chung
Người Pháp đã bất ổn về việc Mỹ liên tục từ chối cung cấp việc vận chuyển chiến lược cho các lực lượng của họ, bực bội về hỗ trợ ít ỏi của Mỹ cho các lực lượng Pháp ở Đông Dương, và ngờ vực sâu sắc rằng Hoa Kỳ - có thể đang bắt tay với Trung Hoa - dự định
ngăn cản việc [Pháp] duy trì quyền kiểm soát trên Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
Truman và việc chiếm đóng Đông Dương năm 1945
Trong vòng một tháng kể từ ngày nhậm chức của Tổng Thống Truman, Pháp đã nêu lên vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Liên Hợp Quốc tại San Francisco. Bộ Trưởng Ngoại Giao Stettinius ghi lại sau đây cuộc trò chuyện với Washington:
“…Đông Dương đã được đề cập trong một cuộc trò chuyện gần đây của tôi với Bidault và Bonnet. Ông này [Bonnet] này nhận xét rằng mặc dù Chính phủ Pháp đã giải thích tuyên bố của [Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao] Welles năm 1942 liên quan đến việc tái lập chủ quyền của Pháp trên Đế Quốc Pháp là bao gồm cả Đông Dương, báo chí vẫn tiếp tục ngụ ý rằng một địa vị đặc biệt sẽ được dành riêng cho khu vực thuộc địa này. Điều khá rõ ràng đối với Bidault đây là một ghi nhận hoàn toàn ngây thơ về bất kỳ tuyên bố chính thức nào về câu hỏi này cho chính phủ, thậm chí là ngụ ý, về chủ quyền Pháp đối với Đông Dương. Tuy nhiên, một vài thành phần trong công luận Mỹ lên án chính sách và những hành xử của Pháp ở Đông Dương. Bidault dường như đã nhẹ lòng và chắc chắn đã điện về Paris là ông ta đã nhận được tái cam kết của chúng ta về chủ quyền của Pháp trên với khu vực đó.” 20/
Đầu tháng Sáu năm 1945, Bộ Ngoại Giao hướng dẫn Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc về những thảo luận đang tiến hành trong nội bộ Chính phủ Hoa Kỳ và các cuộc thảo luận với Đồng Minh về chính sách của Mỹ đối với Đông Dương. Ông đã thông báo tại San Francisco như sau:
“…phái đoàn Mỹ đã nhấn mạnh sự cần thiết dần dần đưa ra biện pháp nhằm thành lập các chính phủ tự trị cho tất cả các dân tộc thuộc địa để cuối cùng hướng tới nền độc lập của họ hoặc kết hợp trong một hình thức liên bang nào đó tùy hoàn cảnh và khả năng của các dân tộc này trong việc gánh lấy trách nhiệm của mình. Những quyết định như thế sẽ cản trở việc thành lập một ủy trị cho Đông Dương trừ phi có sự đồng ý của Chính phủ Pháp. Việc đấy [ủy trị] dường như không thể thành hình. Tuy nhiên, nó là ý định của Tổng thống tại một số thời điểm thích hợp để yêu cầu Chính phủ Pháp cung cấp cho một số dấu hiệu tích cực về ý định của mình liên quan đến việc thành lập các quyền tự do dân sự và việc tăng cường các biện pháp nhằm trao quyền tự trị cho Đông Dương trước khi đưa ra thêm những tuyên bố về chính sách [Mỹ] trong lĩnh vực này…” 21/
Hiến chương Liên Hợp Quốc (ngày 26 tháng 6 năm 1945) có một "Tuyên bố" liên quan đến vùng lãnh thổ không có chính phủ tự trị ":
Điều 73
“Các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã có hoặc chịu trách nhiệm chính quyền trên các vùng lãnh thổ mà dân chúng ở đó chưa có được một chính phủ đầy đủ, công nhận nguyên tắc là lợi ích của dân chúng trong các vùng lãnh thổ này là tối quan trọng, và chấp nhận trong một sự tin cậy thiêng liêng nghĩa vụ phát huy tối đa, trong hệ thống
hòa bình và an ninh quốc tế xác lập bởi Hiến Chương hiện nay, hạnh phúc cho cư dân sống trong những vùng lãnh thổ này, và để thực hiện điều đó:
đảm bảo, trong sự tôn trọng văn hóa của các dân tộc liên quan, nền chính trị, kinh tế, xã hội và tiến trình giáo dục của họ, đối xử họ xứng đáng, và bảo vệ họ chống lại mọi hà hiếp lạm dụng;
để xây dựng một chính phủ tự chủ, để tôn trọng nguyện vọng chính trị các dân tộc, và để hỗ trợ họ trong việc xây dựng các định chế chính trị tự do tùy hoàn cảnh đặc biệt của mỗi lãnh thổ và nhân dân ở đó và tùy các giai đoạn khác nhau trong tiến trình xây dựng … 22/
Một lần nữa, tuy nhiên, những cân nhắc quân sự lại chi phối chính sách của Mỹ ở Đông Dương. Tổng thống Truman trả lời Tướng de Gaulle về những đề nghị lặp đi lặp lại là hổ trợ Đông Dương bằng những phát biểu cho thấy chính sách của ông là giao những vấn đề đó cho các tư lệnh quân sự của mình. Tại Hội nghị Potsdam (năm 1945), bộ Chỉ Huy Đồng Minh đã quyết định giao Đông Dương từ phía nam vĩ độ 16 Bắc cho Bộ Chỉ Huy Đông Nam Á dưới lệnh của Đô đốc Mountbatten. 23/ Trên cơ sở này quyết định, các hướng dẫn được ban hành là các lực lượng Nhật nằm ở phía bắc của vĩ độ đó sẽ đầu hàng cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch, và [các lực lượng Nhật ] ở phía nam [đầu hàng] cho Đô đốc Lord Mountbatten. Theo hướng dẫn, lực lượng Trung Quốc vào Bắc Kỳ vào tháng Chín năm 1945, trong khi một lực lượng đặc nhiệm nhỏ của Anh đã hạ cánh xuống Sài Gòn. Khó khăn chính trị thành hình gần như ngay lập tức, trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị để gặp và chấp nhận chính phủ Việt Nam đang nắm quyền ở Hà Nội, thì Anh từ chối làm như vậy ở Sài Gòn, và đã giao lại cho Pháp ngay từ đầu.
Không có dấu hiệu gì cho thấy mối quan tâm nghiêm trọng đã được nở ra ở Washington sau các sự kiện diễn đã xảy ra nhanh chóng ở Đông Dương. Vào giữa tháng Tám, lực lượng kháng chiến Việt Minh, dưới Hồ Chí Minh, đã nắm quyền tại Hà Nội và ngay sau đó yêu cầu và nhận được sự thoái vị của con rối của Nhật, Hoàng đế Bảo Đại. Ngày V-J [Chiến Thắng] 02 tháng 9, Hồ Chí Minh, đã tuyên bố tại Hà Nội thành lập nước Việt Nam Cộng hoà Dân chủ. VNDCCH cai trị như là một chính phủ dân sự trên toàn Việt Nam chỉ vỏn vẹn trong một thời gian khoảng 20 ngày. Ngày 23 Tháng Chín, 1945, với sự hay biết của Tư lệnh Anh ở Sài Gòn, các lực lượng Pháp đã lật đổ chính quyền địa phương VNDCCH, và tuyên bố quyền lực của Pháp được phục hồi tại Nam Kỳ. Chiến tranh du kích đã khởi sự chung quanh Sài Gòn. Mặc dù đại diện OSS của Mỹ có mặt ở cả Hà Nội và Sài Gòn và có vẻ như ủng hộ Việt Minh, Hoa Kỳ đã không lấy một thái độ chính thức nào liên quan VNDCCH, hay cả đến các hành động Pháp và Anh tại miền Nam Việt Nam 24/
Vào tháng mười, năm 1945, Hoa Kỳ công bố chính sách của họ những điểm sau đây:
“Mỹ không có ý chống đối việc tái lập quyền kiểm soát Đông Dương của Pháp và không có tuyên bố chính thức nào của chính phủ Hoa Kỳ đặt câu hỏi ngay cả trên định nghĩa chủ quyền Pháp trên Đông Dương. Tuy nhiên, không phải chính sách của chính phủ này là hỗ trợ người Pháp để thiết lập lại quyền kiểm soát của họ trên Đông Dương bằng vũ lực và mong muốn của Hoa Kỳ là được xem việc Pháp tái lập quyền kiểm soát trên giả định rằng như Pháp đã tự nhận là đã có được sự hổ trợ của dân chúng Đông Dương là phát sinh ra bởi những biến cố tương lai.” 25/
Những thông báo của Pháp cho Mỹ là nhằm tìm kiếm một kết thúc sớm các hành động thù địch, và nói một cách khẳng định về những cải cách và cởi mở. Tháng Mười Một, Jean Chauvel, Bộ Trưởng Ngoại giao Pháp, nói với Đại sứ Mỹ rằng:
“Khi những rắc rối với người Việt nổ ra [tướng] De Gaulle đã được Phái đoàn Pháp ở Ấn Độ thúc giục phải thực hiện một chính sách nào đó để công bố ý định của Pháp là sẽ đưa ra một chính sách có ảnh hưởng sâu rộng được thiết kế để mang đến cho các dân tộc bản xứ có nhiều quyền tự trị, nhiều trách nhiệm hơn và có đại diện trong chính phủ. De Gaulle xem xét ý tưởng nhưng bác bỏ nó bởi vì trong tình trạng rối loạn là phổ biến ở Đông Dương, ông tin rằng không chính sách nào như vậy có thể được thực hiện trước khi thẩm quyền của Pháp được phục hồi và do đó chỉ được mọi người xem "chỉ là những danh từ hoa mỹ”. Hơn nữa De Gaulle và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tin rằng tình hình hiện nay là vẫn còn lộn xộn và họ có quá ít thông tin thực sự đáng tin cậy về hình ảnh tổng thể của Đông Dương. Vi thế những kế hoạch và suy nghĩ như họ đã nắm cho đến nay có thể phải xem lại kỷ lưỡng dưới ánh sáng của những biến chuyển mới đây.
"Mặc dù thực tế là người Pháp không cảm thấy rằng họ chưa có thể đưa ra bất kỳ phác thảo cụ thể nào cho kế hoạch tương lai cho Đông Dương, Chauvel nói rằng họ hy vọng sẽ đưa 'rất sớm' vào hành động trong một vài lãnh vực gồm cả việc bầu cử địa phương, theo đó [bầu cử]sẽ được thiết kế nhằm mang đến nhiều quyền hạn và tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề của người bản xứ. Điều này ông cho biết sẽ là một dấu hiệu tốt hơn về sự chân thành của Pháp hơn bất kỳ tuyên bố chính sách nào... Hy vọng của Pháp là sớm có đàm phán một thỏa thuận với vua của Cam-pu-chia kết quả là sẽ cho nhiều trách nhiệm lớn hơn đối với nhân dân Cambodia. Ông đã đặc biệt đề cập là sẽ có nhiều người địa phương hơn nữa vào các cơ quan hành chánh địa phương và cũng hy vọng rằng các cuộc bầu cử địa phương sẽ sớm được tổ chức. Ông nói người Pháp có ý định áp dụng các bước đi tương tự ở Lào khi tình hình cho phép và cuối cùng là cho An Nam và Bắc Kỳ. Sau khi trật tự được khôi phục trong toàn Đông Dương và các thoả thuận riêng đã đạt được với các nước, Chauvel nói rằng ý định của Pháp là thể hiện kết quả của những thỏa thuận riêng đó vào chung một chương trình cho toàn Đông Dương.” 26/
Từ mùa thu năm 1945 qua đến mùa thu năm 1946, Hoa Kỳ đã nhận được một loạt các thư tín từ Hồ Chí Minh mô tả điều kiện tệ hại ở Việt Nam, nêu lên các nguyên tắc công bố trong Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc, và xin Mỹ công nhận nền độc lập của nước VNDCCH, hoặc - như một phương sách cuối cùng - ủy trị Việt Nam cho Liên hợp quốc. Nhưng trong khi Mỹ đã không hành động theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, [Mỹ] cũng không muốn hỗ trợ người Pháp. Ngày 15 tháng 1 năm 1946, Bộ Trưởng Chiến tranh đã được thông báo của Bộ Ngoại giao rằng việc "sử dụng các tàu mang cờ Mỹ hoặc máy bay để vận chuyển quân đội của bất kỳ quốc tịch nào đi hoặc từ Đông Ấn Hà Lan hoặc Đông Dương thuộc Pháp, hay dùng những phương tiện đó để chuyển vân vũ khí, đạn dược, thiết bị quân sự đến các khu vực này là trái với chính sách của Mỹ” 27/ Tuy nhiên, người Anh sắp xếp để vận chuyển binh lính Pháp bổ sung cho Đông Dương, thỏa thuận song phương với Pháp là để đối tác này [Pháp] thay Anh chịu trách nhiệm vùng do Anh chiếm đóng [giải giới Nhật từ vĩ độ 16 về phía Nam], và [Anh] đã ký một hiệp ước ngày 9 tháng 10, năm 1945, "công nhận Pháp được toàn quyền” ở Đông Dương. 28/   Pháp bắt đầu đổ bộ vào Sài Gòn trong tháng đó, và tiếp theo người Anh giao lại cho họ khoảng 800 xe jeep và xe tải [của Mỹ cho Anh “thuê-mượn”]. Tổng thống Truman đã phê duyệt giao dịch này với lý do là việc lấy lại các thiết bị này là không khả thi. 29/
Các cuộc giao tranh giữa Pháp và Việt Nam bắt đầu ở miền Nam Việt Nam với cuộc đảo chính Pháp [bởi Nhật] ngày 23 tháng 9, 1945, lan tràn từ Sài Gòn ra khắp Nam Kỳ, và miền nam An Nam [Trung Kỳ thuộc Triều Đình Huế]. Đến cuối tháng Giêng năm 1946, toàn bộ mọi chuyện là do Pháp lo, bởi thời điểm đó việc Anh rút quân đã hoàn tất, ngày 4 tháng Ba, năm 1946, Đô đốc Lord Mountbatten cắt Đông Dương ra khỏi lãnh thổ thuộc Bộ Tư Lệnh Đồng Minh ở Đông Nam Á, do đó đã chuyển tất cả việc cai trị cho nhà chức trách Pháp. 30/ Bộ Tư Lệnh Pháp, thông qua Đài phát thanh Sài Gòn, đã thông báo rằng một chiến dịch quân sự nhằm “quét dọn” đang được tiến hành, nhưng việc bình định hầu như đã hoàn tất, nhưng các báo cáo thành công này thường xen kẽ với những chuyện như sau:
“20 tháng 3 1946:
“Nhiều nhóm kháng chiến vẫn còn đánh phá các vùng phía Nam Sài Gòn. Những nhóm nổi dậy này là khá lớn, một số nhóm có khoảng 1.000 người. Các nhóm nổi dậy này thường thấy tập trung trong các làng mạc. Một số đã chuyển về phía bắc trong nỗ lực phá vỡ (giao thông) ở bán đảo Cà Mau, phía đông bắc Ba Tri và các khu vực nói chung phía Nam (Nha Trang). Trong vùng phía Nam Chợ Lớn và ở phía bắc đồng bằng Bãi Sậy [Plaine des Joncs], một số nhóm nổi dậy đã trú đóng tại đó …”
“21 tháng 3 1946:
“Thông cáo sau đây đã được ban hành bởi Cao ủy Đông Dương sáng nay:
Hoạt động nổi dậy có tăng lên trong khu vực Biên Hòa trên cả hai bờ sông Đồng Nai. Một đoàn xe Pháp đã bị tấn công trên đường giữa Biên Hòa và Tân Uyên, nơi một quả mìn đã được đặt bởi phiến quân.
“Trong khu vực (Bac Lo) phía tây bắc của Sài Gòn một số cướp biển đã bị bắt giữ trong quá trình một cuộc đột kích càn quét. Trong số những người bị bắt có năm lính đào ngũ của Nhật. Ba xác chết Nhật trong đó có một sĩ quan đã được tìm thấy tại điểm mà cuộc hành quân đã xảy ra.
“Một phân đội Pháp bị phục kích tại (San Jay) phía nam An Nam. Mặc dù vậy, phân đội vẫn thành công trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiều cuộc tấn công của phe nổi dậy được báo cáo là xảy ra dọc theo tuyến đường ven biển” 31/
Bạo lực dịu đi phần nào ở miền Nam Việt Nam khi các cuộc đàm phán Pháp-VNDCCH tiến hành vào mùa xuân 1946 nhưng trong khi đó lực lượng Pháp chuyển sang đối đầu mạnh hơn với “kháng chiến” Việt Nam tại Bắc Kỳ. Trong tháng hai năm 1946, một lực lượng đặc nhiệm Pháp đã chuẩn bị đổ bộ vào Hải Phòng nhưng đã bị ngưng trệ vì các chuyển động ngoại giao. Một thỏa thuận Pháp-Trung Quốc ngày 28 Tháng Hai năm 1946 đồng ý là Trung Quốc sẽ bàn giao trách nhiệm của họ ở miền Bắc Đông Dương cho Pháp ngày 31 tháng 3 năm 1946. 32/
Ngày 19 tháng 3 năm 1946, một thỏa ước Pháp-VNDCCH đã được ký kết với các điều khoản như sau: 33/
“1. Chính phủ Pháp công nhận Cộng Hòa Việt Nam như là một nhà nước tự do có Chính phủ riêng, Quốc hội riêng, quân đội riêng và tài chính riêng, trở thành một phần của Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp. Liên quan đến việc hợp nhất ba Kỳ [Cochinchina, Annam, Tonkin] – [tức Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ] Chính phủ Pháp cam kết phê chuẩn những quyết định của dân chúng qua trưng cầu dân ý”
“2.   Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đón tiếp một cách hữu nghị quân đội Pháp trong khi, theo những thỏa thuận quốc tế họ thay thế quân Trung Quốc. Một Hiệp Định Bổ Sung được thêm vào Hiệp Định Sơ Bộ sẽ thiết lập các phương cách mà các hoạt động cứu trợ sẽ được thực hiện
“3.   Những điều khoản thiết lập ở trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Lập tức ngay sau khi chữ ký được trao đổi, thẩm quyền ký kết cao nhất của mỗi bên sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để chấm dứt thù địch ở các nơi và giữ quân đội mỗi bên yên trong vị trí của mình và tạo bầu không khí thuận lợi cần thiết để mở ngay lập tức các cuộc đàm phán thân thiện và chân thành. Các cuộc đàm phán này sẽ đặc biệt giải quyết:
a. quan hệ ngoại giao Việt Nam với nước ngoài
b Luật Pháp tương lai của Đông Dương
c. Quyền lợi, kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt-nam.
Hanoi, Saigon hay Paris có thể được lựa chọn như nơi diễn ra Hội nghị
Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946
Ký tên: Hồ-Chí Minh   Ký tên:: Sainteny
và Vũ Hồng Khanh                                                                 
Lực lượng Pháp đã nhanh chóng thực hiện đặc quyền của họ, chiếm Hà Nội vào ngày 18 tháng 3 năm 1946, và các cuộc đàm phán mở tại Đà Lạt vào tháng Tư. 34/
Do đó, ngày 10 tháng Tư năm 1946, việc Đồng Minh chiếm đóng Đông Dương được coi như chấm dứt, và các lực lượng Pháp chiếm đóng tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam, các vấn đề trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam sau đó đã chuyển từ bối cảnh một chính sách trong chiến tranh sang phạm vi mối quan hệ Mỹ và Pháp. 35/
(Đón xem kỳ 3)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch


 3
I. A. 2
MỤC LỤC 
2. Hoa Kỳ trung lập trong Chiến tranh Pháp-Việt Minh, 1946-1949.    trang A-28
   a. Thất bại đàm phán giải quyết      trang A-28
   b. Chính sách của Hoa Kỳ về cuộc xung đột;1947-1949     trang A-42
Hoa Kỳ trung lập trong Chiến tranh Pháp-Việt Minh, 1946-1949
Thất bại đàm phán giải quyết
Sự trở lại của người Pháp đến Bắc Kỳ vào tháng Ba, năm 1946, đã gây ra tình hình căng thẳng. Miền Bắc Việt Nam, truyền thống là một vùng hay thiếu lúa, đã bị một mùa thu hoạch tệ hại trong năm 1945. Nạn đói trầm trọng lại bị chồng chất thêm bởi sự tập trung của nhiều quân đội ở đồng bằng sông Hồng - lực lượng không chính quy của Việt Nam, nhiều nhất là của Việt Minh, khoảng 150.000 lính Trung Quốc, và sau đó là quân viễn chinh Pháp. Mọi người không chỉ đói, lại còn bất ổn về chính trị; niềm khát khao độc lập dân tộc đã được triệt để làm sâu sắc bởi Việt Minh và sự hình thành của nước VNDCCH. Trong khi tình cảm chống lại tất cả những kẻ chiếm đóng nước ngoài lên cao, Pháp vẫn là mục tiêu chính của sự thù địch. Tuy nhiên, Hiệp Ước ngày 06 tháng 3 đã trì hoãn chuyện thanh toán [lẫn nhau], nhằm làm dịu đi những người cực đoan ở Bắc Kỳ, và làm giảm các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam. Hiệp Ước theo đó trong bất kỳ chỗ nào cũng đều nhấn mạnh sự hợp tác hòa bình giữa Pháp và VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam kéo dài tám tháng.
Tuy nhiên, thành lập Hiệp Ước 06 tháng 3 thừa nhận một sự thất bại cho Hồ Chí Minh, bởi vì chính sách của ông đã được hướng về việc quốc tế hóa Đông Dương. Hồ nhiều lần mở ngõ cho Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và Trung Quốc, Liên Xô, và Vương quốc Anh 36 / Những lá thư của ông ta trình bày những lời kêu gọi hùng hồn để Hoa Kỳ hay Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc thể hiện trong Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến chương Liên Hợp Quốc, và lý do nhân đạo. Thư cuối cùng được chuyển tiếp đến Mỹ trước Hiệp Ước 06 tháng 3 1946, được tóm tắt trong điện tín sau đây từ một nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội, nhận được ở Washington ngày 27 tháng 2 năm 1946:
“Hồ Chí Minh đưa cho tôi 2 lá thư gửi cho Tổng Thống Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Anh các bản sao y mẫu mà tôi nhấn mạnh là đã được chuyển tiếp cho các chính phủ có tên ở đây. Trong 2 lá thư Hồ Chí Minh yêu cầu [sic] Mỹ là một [trong những thành viên] Liên Hiệp Quốc hỗ trợ ý tưởng một Việt Nam độc lập hình thức theo như Philippines [sic] để cứu xét trường hợp của Việt Nam, và thực hiện các bước cần thiết để duy trì hòa bình thế giới đang bị đe doạ bởi những nỗ lực Pháp nhằm tái chiếm Đông Dương. Ông khẳng định rằng Việt Nam sẽ chiến đấu cho đến khi Liên Hiệp Quốc can thiệp để hỗ trợ của Việt Nam độc lập. Kiến nghị được gửi tới các nước quan trọng của Liên Hợp Quốc bao gồm:
Xem xét lai các mối quan hệ Pháp với Nhật, ở chỗ Đông Dương thuộc Pháp bị cáo buộc hỗ trợ Nhật:
Tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 [sic] nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Việt Minh:
Tóm tắt thông tin về cuộc chinh phục Nam Kỳ của Pháp bắt đầu 23 Tháng Chín 1945 và vẫn chưa đầy đủ
Sơ lược về thành tựu của Chính phủ Việt Nam ở Bắc Kỳ bao gồm các cuộc bầu cử phổ biến, bãi bỏ các loại thuế không đáng có, mở rộng giáo dục và việc nối lại càng nhiều càng tốt các hoạt động kinh tế bình thường
Yêu cầu 4 cường quốc: (1) can thiệp và ngăn chặn cuộc chiến tranh ở Đông Dương để làm trung gian giải quyết một thỏa hiệp công bằng và (2) đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hiệp Quốc. Kiến nghị kết thúc với tuyên bố rằng Việt Nam yêu cầu được độc lập hoàn toàn trong thực tế và, tạm thời trong khi chờ đợi Liên Hiệp Quốc có quyết định, Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp. Thư và kiến nghị sẽ được chuyển đến Bộ trong thời gian sớm nhất.” 37/
Không có ghi nhận nào cho rằng Hoa Kỳ đã khuyến khích Hồ Chí Minh gửi yêu cầu của ông sang Mỹ, ngoại trừ những hỗ trợ OSS mà họ nhận được trong và lập tức ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, cũng chẳng có gì ghi lại phản ánh rằng Mỹ đã trả lời một cách khẳng định về các kiến nghị của Hồ. Thay vào đó, Chính phủ Hoa Kỳ dường như chỉ đều đặn một chính sách nhắm vào Pháp hơn là nhắm vào các người Việt Nam dân tộc chủ nghĩa để xây dựng những bước tiến tới độc lập cho Việt Nam. Vào ngày 5 Tháng 12, năm 1946, sau sự cố Tháng Mười Một, nhưng trước khi cuộc chiến nổ ra một cách nghiêm trọng, Bộ Ngoại Giao đã hướng dẫn các đại diện ngoại giao Mỹ tại Hà Nội như sau: 38/
“Giả sử bạn gặp Hồ ở Hà Nội và hãy đưa ra những suy nghĩ tổng thể hiện nay của chúng tôi sau đây như là một hướng dẫn,
“Giữ trong suy nghĩ một cách rõ ràng là Hồ là cán bộ quốc tế của chủ nghĩa cộng sản. Việc "không có bằng chứng hiển nhiên là [ông ta] lệ thuộc vào Moscow" đã làm nhầm lẫn tình hình chính trị với Pháp và chuyện Hồ nhận hỗ trợ của Đảng Cộng sản Pháp. Điều mong muốn ít nhất là một Nhà Nước sẽ được thành lập theo định hướng Cộng sản thống trị bởi Moscow theo như Bộ [Ngoại Giao] nhận đinh, tìm những thông tin chắc chắn về những yếu tố không Cộng Sản. Hãy báo cáo đầy đủ một cách liên tục hoặc yêu cầu Bộ nhắc nhở Paris.
“Những chuyện xảy ra gần đây ở Bắc Kỳ đã gây nhiều lo ngại sâu sắc. Hãy xem Hiệp Định ngày 06 tháng 3 và tình trạng bên nào ở yên nơi nấy [modus Vivendi] như là kết quả một đàm phán hòa bình để làm cơ sở để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa Pháp và Việt Nam; và việc đặt trách nhiệm lên cả hai bên là không gây hại cho tương lai, nhất là cho Hội Nghị Fontainebleau sắp tới. Những chuyện không giải quyết nhất định sẽ đưa đến hành động khiêu khích cả hai bên, nhưng đối với chuyện này một thái độ kiên nhẫn hòa giải hợp lý là đặc biệt cần thiết. Sự không khoan nhượng của bất kể phía nào trong hai bên và sự cố tình khai thác những đụng chạm chỉ có thể làm chậm lại sư phục hồi nền kinh tế Đông Dương và đẩy lùi vô thời hạn những điều kiện cho sự hợp tác Pháp và Việt Nam mà cả hai đồng ý là cần thiết.
“Nếu Hồ giữ thế đứng là không thực hiện những lời hứa của một cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho Đông Dương là đã chối bỏ trách nhiệm tuân thủ các thỏa thuận, nếu bạn thấy có thể cho ý kiến được thì nêu lên câu hỏi là liệu ông ta [Hồ] có tin rằng một cuộc Trưng Cầu Dân Ý sau một quá trình xáo trộn lâu dài là có thể đưa đến một kết quả có giá trị không và liệu ông ta có thể chịu xem xét thỏa hiệp một chế độ cho Đàng Trong [Nam Kỳ] thông qua thương lượng.
“Có thể nói là nhân dân Mỹ đã hoan nghênh những thành quả mà Đông Dương đã nỗ lực thực hiện, hoan nghênh niềm khát khao được có nhiều quyền tự chủ trong khuôn khổ thể chế dân chủ và nó sẽ là điều đáng tiếc nếu những quyền lợi và tình cảm này bị tan vỡ bởi thái độ không khoan nhượng và bạo lực được đưa ra từ bất kỳ lực lượng thuộc bất cứ xu hướng nào ở Việt Nam.
“Có thể thông báo cho Hồ [qua Đại sứ Mỹ ở Paris] thảo luận về tình hình cùng thái độ thẳng thắn như Pháp. Để bạn nắm thông tin, ngày 3 Tháng 12,[Bộ Ngoại Giao Anh] trong khi thảo luận đã nêu (1) không đặt vấn đề tái chiếm Đông Dương như vậy sẽ đi ngược lại công luận Pháp và có thể quá các nguồn tài lực của quân đội Pháp (2) Pháp sẽ tiếp tục chính sách căn bản ngày 06 Tháng Ba và giữ nguyên hiện trạng và sẽ đưa ra mọi nỗ lực để áp dụng nó thông qua thương lượng với Việt Nam (3) Pháp chỉ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ với quy mô hạn chế trong những trường hợp vi phạm trắng trợn các thỏa thuận từ phía Việt Nam (4) Vai trò của D'Argenlieu là không co ích gì vì việc [ông ta] chán ghét các quan chức Việt Nam một cách thẳng băng và có lẽ một sự thay đổi là điều mong muốn, (5) Trong thế đứng là người giám hộ lợi ích quốc tế của Pháp Cộng sản Pháp lúng túng nhận hàng loạt công điện từ Việt Nam. [Đại Sứ] sẽ đưa ra việc chấp nhận bảng tuyên bố của Pháp kèm theo giám sát việc thực hiện. Thực hiện một chính sách như thế phải tiến xa đến việc cảnh giác bất cứ nguy hiểm nào như (1) không thể thỏa hiệp với phía Việt Nam và việc những kẻ cực đoan có thể đang ở vị trí làm chủ hoàn cảnh (2) Phía Việt có thể quay ra chống lại phương Tây và bám theo hệ tư tưởng và những phe phái thù địch với nền dân chủ mà kết quả không thể đảo ngược là sẽ kích động cả Đông Dương với những hậu quả ra toàn khu vực Đông Nam Á.
“Tránh gây ấn tượng là Chính phủ Hoa Kỳ can thiệp chính thức vào việc này
“Đưa ra công khai [mấy điều trên] bất kỳ dưới hình thức nào cũng sẽ là điều đáng tiếc.
"Paris được hướng dẫn tiến hành.
"Acheson, Quyền [Đại Sứ] 
--------------
Trong một thời gian, người Pháp dường như thật sự quan tâm đến việc theo đuổi một chính sách dựa trên Hiệp Ước ngày 06 tháng 3 và giữ nguyên hiện trạng, và tránh đụng độ quân sự với VNDCCH. Nếu có là những lời phát biểu trái chiều từ một số người ví dụ như Đô đốc D'Argenlieu, Cao Ủy Đông Dương, - đã đưa ra nhận định về "sự ngạc nhiên của ông rằng Pháp có một đội quân viễn chinh tài ba ở Đông Dương, nhưng các nhà lãnh đạo lại muốn đàm phán chứ không phải là để chiến đấu.... "- Có nhiều người như Tướng Leclerc, người đã dẫn quân Pháp vào Hà Nội ngày 18 tháng ba 1946, đã mau chóng gọi điện cho Hồ Chí Minh, nói rõ là ông sẽ bằng mọi cách tôn trọng Hiệp Định ngày 6 tháng Ba. "Vào lúc này", ông nói, "không có chuyện là chúng tôi sẽ áp đặt bằng vũ lực trên dân chúng là những người mong muốn sự phát triển và sự đổi mới " 39/
Đảng Xã hội Pháp – đảng chính trị nắm chi phối ở Pháp - luôn ủng hộ một cách đều đặn việc hòa giải trong năm 1946. Tháng Mười Hai, năm 1946 ngay cả sau khi sự cố vũ trang vào tháng giữa Mười Một giữa Pháp và VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam, Leon Blum - người đã trở thành Thủ tướng Pháp đứng đầu nội gồm tất cả thành viên đều thuộc Đảng Xã Hội đã viết rằng Pháp đã không còn giải pháp nào nữa khác hơn là trao Độc Lập cho Việt Nam:
"Ở Đông Dương, chỉ còn một và một cách duy nhất để bảo tồn vinh quang của nền văn minh, ảnh hưởng chính trị và văn hóa của chúng ta, và cũng để bảo vệ những lợi ích vật chất hợp pháp của chúng ta : đó là chân thành thỏa thuận [với Việt Nam] trên cơ sở của một nền Độc Lập… " 40/
Đảng Cộng sản, một đảng cánh tả lớn khác ở Pháp, cũng hùng hồn nói hòa giải, nhưng đang chờ đợi nắm quyền kiểm soát chính phủ, nếu không phải một mình thì ít nhất phải là một phần của liên minh, họ có xu hướng cẩn thận hơn so với đảng Xã hội tránh gây tác động lên tình cảm dân tộc. Vào tháng Bảy năm 1946, tờ báo Nhân Đạo [L’Humanité] là tờ báo Cộng sản, đã nhấn mạnh rằng Đảng đã không mong muốn [Đế Quốc] Pháp bị teo giảm đến chỉ còn là vùng "lãnh thổ chính quốc nhỏ bé của nó" [metropolitain], nhưng cảnh báo rằng làm như vậy sẽ gây hậu quả là các dân tộc thuộc địa sẽ quay lại chống Pháp:
"Có phải chúng ta, sau khi mất Syria và Lebanon ngày hôm qua, mất Đông Dương vào ngày mai, Bắc Phi vào ngày hôm sau? " 41/
Trong kỳ họp Quốc hội vào tháng Chín, năm 1946, một Phó Chủ Tịch Đảng Cộng sản đã tuyên bố rằng:
Những người Cộng sản cũng như nhiều người khác đều ủng hộ sự vĩ đại của đất nước [Pháp]. Tuy nhiên,.. họ chưa bao giờ ngừng khẳng định rằng Liên hiệp Pháp... chỉ có thể được thành lập trên cơ sở tin tưởng [lẫn nhau], tình huynh đệ, và trên tất cả, sự hợp tác dân chủ của tất cả các dân tộc và các chủng tộc đã cấu thành nên nó … " 42 /
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã không thể tận dụng lợi thế với những kết nối của mình với cánh Tả Pháp (Hồ đã là một trong những thành viên sáng lập của Đảng Cộng Sản Pháp vào đầu những năm 1920) để khiến những người trong Đảng Xã Hội hay Đảng Cộng Sản đưa ra những ủng hộ công khai. Đảng Cộng sản đã không sẳn sàng ủng hộ Việt Nam vì cái giá phải trả là lá phiếu [của cử tri] ở Pháp. Đảng Xã Hội đang cầm quyền hòa giải chỉ trên đầu môi chót lưỡi, và đã để cho những người chủ trương thực dân, đặc biệt là những người này tại Việt Nam, thiết lập chính sách của Pháp ở Đông Dương, do đó, Đô đốc d'Argenlieu, không phải Tướng Leclerc, nói cho Chính phủ Pháp.
Vào giữa Tháng Mười Hai, năm 1946, ngay sau khi Blum nhậm chức, Hồ gửi ông này một bức điện tín với những đề xuất nhằm giảm bớt căng thẳng tại Việt Nam, nhưng bức điện này đã không đạt được Paris cho đến ngày 26 tháng 12. 43 /
Vào thời điểm đó các vụ đụng chạm đã xảy ra. Tại Hà Nội, ngày 19 Tháng Mười Hai 1946, quân đội Việt Nam, sau nhiều đụng chạm ngày càng tăng đôi khi với bạo lực đã cắt nước và điện của thành phố, và tấn công Pháp bằng vũ khí nhỏ, đạn cối và pháo binh. Vấn đề ai là kẻ tấn công trước không bao giờ giải quyết được. Cuộc chiến bùng lên trên khắp Bắc Việt Nam, và hai ngày sau đó, cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam đẩy nhanh tốc độ. Pháp đáp trả các cuộc tấn công ban đầu đôi khi dã man, việc này làm cho triễn vọng phục hồi nguyên trạng như trước ngày càng xa.
“Chúng tôi có nghĩa vụ đối phó với bạo lực. Tôi tuyên bố rằng những người đang chiến đấu ở đây, người Pháp Đông Dương, nhân dân thân hữu, có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự cảnh giác và quyết tâm của chính phủ.
"Nhiệm vụ chung của chúng tôi là cố gắng làm tất cả để tránh đổ máu cho con em chúng ta - và kể cả máu không phải là của chúng ta, nhưng tất cả máu là đều cùng của những người mà quyền tự do chính trị đã được chúng tôi công nhận mười tháng trước đây và của những người lẽ ra nên giữ vị trí của mình trong liên minh các dân tộc chung quanh nước Pháp [Liên Hiệp Pháp].
“Trước nhất, trật tự phải được tái lập, một trật tự trong hòa bình nhất thiết phải là cơ sở để thực hiện Hiệp Định " 44 /
Chỉ trong vòng một tuần sau khi đọc bài diễn văn [ủng hộ Việt Nam Độc Lập], Thủ Tướng Blum đã được thay thế bởi Paul Ramadier [Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng] của chính phủ đầu tiên của nền Đệ Tứ Cộng Hòa. Pháp gửi ba sứ giả vào Việt Nam vào thời điểm này: Đô đốc d'Argenlieu, Tướng Leclerc, và Bộ trưởng Bộ Xã Hội của Pháp Hải Ngoại, Marius Moutet. Đô đốc d'Argenlieu trở thành Cao Ủy Đông Dương, và tố cáo Việt Nam phá vỡ niềm tin của Pháp. Ông khẳng định một cách dứt khoát là Pháp có ý định giữ [chiếm lại] Đông Dương.
“… việc duy trì và phát triển ảnh hưởng hiện tại và lợi ích kinh tế của của nó [Pháp], việc bảo vệ các dân tộc thiểu số mà nó đã được tin tưởng phó thác, việc đảm bảo cho sự an toàn của các căn cứ chiến lược trong khuôn khổ quốc phòng của Liên bang [Đông Dương] và Liên Hiệp Pháp …
"Trong tình trạng đang xảy ra cho nhân dân Đông Dương, Pháp không có ý định giao Độc Lập cho họ một cách vô điều kiện và toàn diện, điều đó sẽ chỉ là một điều không tưởng gây phương hại nghiêm trọng đến lợi ích của hai bên.”   45/
Hai đại diện khác của Pháp đã được gửi đi trong nhiệm vụ tìm hiểu thực tế. Báo cáo của họ lại chứa những đề nghị hoàn toàn trái ngược. Tướng Leclerc viết:
“Năm 1947, Pháp sẽ không còn [có thể] đánh bại bằng vũ lực một tập hợp của 24,000,000 người dân thật sự đoàn kết và trong họ đã có một lý tưởng bài ngoại và có lẽ là [đó là] lý tưởng dân tộc …
“Vấn đề từ nay là chính trị. Đây là một vấn đề được sinh ra với một chủ nghĩa dân tộc bài ngoại đang sống dậy, vấn đề là làm sao điều hướng nó để cứu vãn, ít nhất là một phần, các quyền lợi của Pháp … 46/
Ông Tướng [Leclerc] được gửi đi để thẩm tra tình hình quân sự, và trở về với một giải pháp chính trị. Ông “Xã Hội” Marius Moutet được đi tìm hiểu triển vọng chính trị, và trở về với kết luận rằng chỉ có một giải pháp quân sự đầy hứa hẹn. Giống Đô đốc d'Argenlieu, Moutet tin rằng không thể có cuộc đàm phán với Hồ Chí Minh. Ông viết “sự vỡ mộng tàn bạo của những thỏa thuận mà không thể nào đưa vào hiệu lực..., " Và ông tuyên bố rằng:
“Chúng tôi không còn có thể nói về một thỏa thuận tự do giữa Pháp và Việt Nam…”
“Trước khi có bất kỳ cuộc đàm phán nào ngày nay, cần thiết là phải có một quyết định quân sự. Tôi xin lỗi nhưng người ta không thể chấp nhận những cái điên rồ như người Việt Nam đã làm mà không bị trừng phạt…” 47/
Đó là ý tưởng của chính trị gia, chứ không phải là của ông Tướng đã chiếm ưu thế tại Paris. Thủ tướng Ramadier - một đảng viên Xã Hội nói về Hòa Bình cho Việt Nam, và tuyên bố rằng chính phủ của ông ủng hộ một Việt Nam độc lập và thống nhất:
“Độc lập trong Liên hiệp Pháp [và] sự hiệp nhất của cả ba nước An Nam [ba kỳ: Bắc, Trung, Nam] nếu người dân An Nam mong muốn nó…" 48/
Đồng thời, tuy nhiên, chính phủ của ông lại cho phép đô đốc D'Argenlieu tung một chiến dịch quân sự qui mô và với ý định là để trừng phạt.
Rất sớm trong chiến tranh, Pháp đã đưa ra bóng ma Cộng Sản được âm mưu tại Việt Nam. Đô đốc D'Argenlieu ở Sài Gòn kêu gọi một sự phối trí các cường quốc phương Tây cho một đường lối quốc tế chung nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản ở Á Châu, bắt đầu, với Việt Nam. Trong một cuộc thảo luận Quốc hội vào tháng ba năm 1947, một Phó [Chủ Tịch Quốc Hội] thuộc cánh hữu đã đưa ra cáo buộc là bạo lực ở Việt Nam đã được chỉ thị từ Moscow:
“Chủ Nghĩa Dân tộc ở Đông Dương là một phương tiện, cuối cùng là chủ nghĩa đế quốc Liên Xô” 49/
Cả chính phủ cũng như người Pháp đều không chú ý đến lời tuyên bố của Tướng Leclerc vào tháng Giêng năm 1947:
“Chống chủ nghĩa cộng sản chỉ là một công cụ vô dụng bao lâu mà vấn đề chủ nghĩa dân tộc vẫn chưa được giải quyết” 50/
Hồ Chí Minh, về phần mình, đã liên tục kêu gọi Hòa Bình với Pháp, thậm chí còn đề nghị tự rút lui.
“Khi Pháp công nhận Việt Nam độc lập và thống nhất chúng tôi sẽ lui về làng nghỉ hưu vì chúng tôi không tham vọng về quyền lực hay vinh quang”
Tháng 2 năm 1947 Pháp đưa ra những điều kiện cho Hồ tương đương với việc đầu hàng vô điều kiện. Hồ thẳng thừng từ chối này, hỏi lại người đại diện Pháp "Nếu bạn đang ở vị trí của tôi bạn sẽ chấp nhận chúng không...? Liên Hiệp Pháp là không có chỗ cho những kẻ hèn nhát. Nếu tôi chấp nhận những điều kiện này tôi là một trong những kẻ đó " 52/ Ngày 01 Tháng ba 1947, Hồ kêu gọi công khai chính phủ Pháp và nhân dân Pháp:
“Một lần nữa, tôi long trọng tuyên bố rằng mọi người Việt Nam đều duy nhất mong muốn Thống Nhất và Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp, và chúng tôi cam kết tôn trọng lợi ích kinh tế và các lợi ích văn hóa của Pháp... Chỉ cần Pháp nói một lời để chấm dứt sự thù địch thì ngay lập tức, mạng sống của rất nhiều người và rất nhiều tài sản sẽ được cứu vãn và tình hữu nghị và niềm tin [lẫn nhau] sẽ được tái lập.” 53/
Tuy nhiên, Pháp ít quan tâm đến việc đàm phán. Thủ Tướng Ramadier nêu lên vào Tháng Ba năm 1947, rằng:
“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người Pháp, người nước ngoài, của bạn bè Đông Dương của chúng ta là những người đặt niềm tin lên sự Tự Do của Pháp. Việc cần thiết là chúng ta bớt quân trú phòng của chúng ta, tái lập lại các trục lộ giao thông cần thiết, đảm bảo sự an toàn cho dân chúng đã nương tựa với chúng ta. Việc ấy chúng ta đã thực hiện” 54/
Ramadier và các bộ trưởng của ông đã nói nhiều lần vào mùa xuân năm 1947 về một kết thúc không tránh khỏi của "giai đoạn quân sự" của cuộc khủng hoảng, và bắt đầu của một "giai đoạn xây dựng", trong đó có lẽ kinh tế và hỗ trợ chính trị sẽ thay thế các biện pháp quân sự, nhưng điều ấy đã trở thành một mô hình đầy kỳ vọng và thất vọng, nền Đệ Tứ Cộng Hòa phát hiện ra rằng lực lượng quân sự của mình không có khả năng kiểm soát ngay cả những tuyến đường chính tại Việt Nam và giải pháp quân đội đã làm tiêu hao nghiêm trọng các nguồn lực của Liên Hiệp Pháp. Tháng Ba năm 1947 một sư đoàn bổ sung của quân đội viễn chinh Pháp được phái đến Việt Nam theo đề nghị của Tướng Leclerc đã bị chuyển hướng trên đường để đi dập tắt một cuộc nổi dậy ở Madagascar
Vào mùa hè năm 1947, Chính phủ Pháp nhận thức rằng tình hình Đông Dương là bế tắc. Thất bại trong cố gắng áp đặt một giải pháp quân sự, họ đã phải quay sang giải pháp chính trị, như đề nghị của Tướng Leclerc. Một lần nữa ý kiến của Đô đốc D’Argenlieu lại có sức nặng. Tháng Giêng, 1947, D’Argenlieu đã viết:
“Nếu chúng ta xem xét vấn đề một cách cơ bản, chúng tôi sẽ đi đến câu hỏi liệu một hình thái chính trị mà không ai nghi ngờ về khả năng nhận hưởng mọi uy tín chính trị chính danh nhưng không phải là kiểu triều đình truyền thống như vừa mới đây còn tồn tại trước khi Nhật đầu hàng.... Sự trở lại của Hoàng đế [Bảo Đại] sẽ trấn an tất cả những ai, trước đây chống đối Việt Minh, đang sợ bị buộc tội phản quốc.” 55/
Pháp đã chọn Bảo Đại, không chọn Hồ Chí Minh, để thương thảo một giải pháp chính trị với người Việt Quốc Gia.
Sứ giả Pháp tiếp cận với Bảo Đại với những điều khoản không khác gi khi đàm phán với Hồ Chí Minh vào ngày 6 tháng 3 năm 1946: Thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp, giao cho Bảo Đại thành lập một chính phủ rõ ràng là một giải pháp thay thế cho VNDCCH của Hồ Chí Minh. Với sự khuyến khích của Pháp, một số nhóm người Việt Quốc Gia thành lập một đảng chính trị ủng hộ Bảo Đại nắm quyền lãnh đạo tối cao cho một chính thể không-Việt Minh. Lúc đầu Bảo Đại lảng tránh và bi quan, nhưng rồi cuối cùng nghĩ rằng tình hình Đông Dương đủ tuyệt vọng từ đó Pháp buộc phải tôn trọng những cam kết của mình. Thêm vào đó dường như ông tin rằng ông có thể thu hút được hỗ trợ và viện trợ vật chất của Mỹ - một cái nhìn có thể đã được nẩy nở từ một bài báo năm 1947 trên tạp chí Life, William C. Bullitt, cựu Đại sứ Mỹ tại Pháp một người có nhiều ảnh hưởng, đã ủng hộ Bảo Đại như một giải pháp cho tình trạng khó xử của Pháp. 56 /
Sau đó Pháp tiến hành ký kết với Bảo Đại một loạt các thỏa thuận, mỗi một trong số đó có vẻ như là mang Bảo Đại đến gần quyền tự chủ đích thực cho Việt Nam hơn. Tuy nhiên, cho đến tháng Hai năm 1950, quốc hội Pháp mới thừa nhận nền Độc Lập chính trị và Thống Nhất cho Việt Nam. Ghi chép dưới đây là các bước chính đã làm Pháp thất bại, một mặt trong việc đạt một thỏa thuận với Hồ Chí Minh, và mặt khác là việc dựng lên "giải pháp Bảo Đại" thay vào đó. 57/
(xem tiếp kỳ 4)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch


-4 --Những biến cố chính
trong quan hệ Pháp-Việt
(1946 – 1950)
Biến Cố
Mô Tả
Hậu Quả
Hiệp Định ngày 06 tháng 3 1946
Hiệp định ký kết bởi Hồ Chí Minh với Pháp thỏa thuận rằng:
1. Pháp công nhận Bắc Việt như:
Nhà nước “Tự Do …là một phần của Liên Bang Đông Dương và
Liên Hiệp Pháp ".
2. VNDCCH chào đón quân đội Pháp được vào Bắc Kỳ trong thời gian 5 năm
3. những đàm phán tiếp theo sẽ được làm để giải thích rõ ràng các chi tiết
1. Dẫn đến việc Pháp chiếm đóng vùng châu thổ miền Bắc
2. không bước đi quan trọng nào được Pháp thực hiện
đối với quyền tự chủ của VNDCCH
Hội nghị lần đầu tiên tại Đà Lạt, từ 19 Tháng 4 đến 11 Tháng Năm 1946
Pháp và các đại biểu của VNDCCH đã cố gắng thương lượng về sự khác biệt, nhưng
chỉ đạt được những thỏa thuận nhỏ về các vấn đề văn hóa và giáo dục

1. bị lu mờ bởi sự tiếp diễn của chiến tran du kích tại Nam Kỳ.
2. Một ủy ban được thành lập để sắp xếp một thỏa ước đình chiến; [một việc làm] vô ích.

Thành lập Chính Phủ Nam Kỳ lâm thời,
01 tháng Sáu năm 1946
Pháp công bố thành lập [nước] Nam Kỳ độc lập nằm trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp.

1. Thúc đẩy một làn sóng của
Chiến tranh du kích mới ở Nam Việt Nam.
2. Áp lực về khả năng chia cắt Việt Nam trên VNDCCH trong đàm phán với Pháp; VNDCCH giữ thái độ cứng rắn.
Hội nghị Fontainbleau,
từ 6 tháng 7 đến 10 tháng 9 năm 1946
Các cuộc đàm phán chính thức tại Pháp giữa đoàn VNDCCH đứng đầu là Hồ Chí Minh và các quan chức Pháp hạng hai đều
không dẫn đến thoả thuận trên bất kỳ nội dung vấn đề nào
Đoàn VNDCCH rút lui để phản đối lần triệu tập Hội Nghị Đà Lạt lần thứ hai (dưới đây), rồi nối lại các cuộc đàm phán,
sau đó cùng dời [phiên họp] mà không có tiến bộ nào.
Hội nghị Đà Lạt lần thứ hai, 1 Tháng Tám 1946
Hội nghị giữa Pháp, Nam Kỳ, Lào,
Campuchia, người Thượng ở Việt Nam:
1. Công bố hình thành "các quốc gia liên bang" dưới Cao ủy Pháp.
2. Tố cáo đoàn VNDCCH dự [Hội Nghị] Fontainbleau là không có tính đại diện.
3. Campuchia và Nam Kỳ tính có đại diện trực tiếp trong Liên Hiệp Pháp và nước ngoài nước, nhưng Pháp từ chối.
1. gây ra sự tan vỡ của Hội nghị Fontainbleau.
2. Đưa ra một bộ mặt Liên bang mới nhưng chả dẫn đến một nhượng bộ chính trị đáng kể từ Pháp.
Pháp - VNDCCH
Giữ nguyên hiện trạng,
ngày 14 tháng 9 năm 1946
Sau khi đoàn VNDCCH rời Fontainbleau, Hồ Chí Minh ký một thỏa thuận với Pháp, có hiệu lực từ 30 tháng 10 năm 1946:
1. Quyền đối ứng [reciprocal] công dân.
Quyền đối ứng về sở hữu và hoàn trả những tài sản của Pháp đã bị tịch thu tại Việt Nam.
Đơn vị tiền tệ “đồng” phục thuộc vào tiền quan Pháp [franc].
Liên minh thuế quan và tự do thương mại trong Liên Bang Đông Dương.
Ủy ban đình chiến để giải quyết cuộc chiến tranh du kích tại Nam Kỳ.
Trưng cầu dân ý để quyết định mối quan hệ của Nam Kỳ của VNDCCH.
Đàm phán Pháp-VNDCCH sẽ được nối lại vào tháng Giêng năm 1947.
1. Dẫn đến việc trả tự do cho một số tù nhân, và hoạt động du kích im ắng lại.
2. Không nhượng bộ chính trị đáng kể từ Pháp đã xảy ra
"Sự cố" Hải Phòng, Lạng Sơn, và Đà Nẳng, tháng mười một năm 1946
Tranh chấp địa phương dẫn đến cuộc đụng độ giữa quân Pháp và VNDCCH
1. Pháp đơn phương nắm quyền kiểm soát Hải Phòng và Lạng Sơn.
2. Quân tiếp viện của Pháp đổ bộ Đà Nẳng, vi phạm của hiệp định 6 tháng 3.
Biến cố Hà Nội,
19 Tháng 12, 1946
Xung đột quy mô lớn bắt đầu, bung ra trên khắp Việt Nam
Quan hệ giữa Pháp và VNDCCH là hoàn toàn đổ vỡ
Tuyên bố Nam Kỳ Tự Trị, 04 tháng 2 năm 1947
Cao ủy Pháp mở rộng quyền hạn của Chính Phủ Sài Gòn bao gồm:
1. Các sinh hoạt Lập Pháp và Hành Pháp trên tất cả các công việc nội bộ.
2. Phổ thông đầu phiếu cho cuộc bầu cử cơ quan Lập Pháp
1. Chủ tịch Lê Văn Hoạch của Nam Kỳ thừa nhận Việt Minh kiểm soát phần lớn Nam Kỳ
2. Cuộc bầu cử bị nhiều lần trì hoãn vì rối loạn dân sự.
Hiệp Định Vịnh Hạ Long đầu tiên,
07 Tháng 12, 1947
1. Bảo Đại dấn than vào phong trào quốc gia do Pháp tài trợ.
2. Pháp đưa ra những hứa hẹn với ngôn ngữ mơ hồ về độc lập quốc gia cho Việt Nam.
1. Pháp đã không có hành động nào nhằm buông quyền kiểm soát của họ tại Việt Nam.
2. Bảo Đại rút lui về Âu Châu
3. Hiệp định bi các người Quốc Gia không phải là Việt Minh lên án, ví dụ như, Ngô Đình Diệm.
Hiệp Định Vịnh Hạ Long thứ hai 05 Tháng 6, 1948
1. Pháp long trọng công nhận nền Độc Lập của Việt Nam nằm trong Liên Hiệp Pháp.
2. Bảo Đại trở lại với các nỗ lực để lập một chính phủ Quốc Gia
1. Pháp chuyển giao quyền lực chính trị không đáng kể cho người Việt Nam.
2. duy nhất chỉ dẫn đến các cuộc đàm phán thêm giữa Bảo Đại và Pháp.
Hiệp định Elysee,
8 tháng 3 năm 1949
Trong những trao đổi thư tín giữa Bảo Đại và Tổng thống Auriol, Pháp:
1. Tái khẳng định qui chế của Việt Nam là một nước độc lập trong Liên hiệp Pháp.
2. Đồng ý thống nhất Việt Nam, và đặt nó dưới chính quyền của Việt Nam, theo các điều khoản sẽ được đàm phán sau.
3. [Pháp] Giữ lại quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang và các mối quan hệ của Việt Nam với nước ngoài.
1. Quyền ưu tiên kinh tế và chính trị Pháp vẫn không thay đổi, ngay cả về mặt nguyên tắc.
2. Nam Kỳ chính thức sáp nhập với An Nam [Trung Kỳ] và Bắc Kỳ [Kỳ] vào một Nhà nước Việt Nam vào tháng Sáu năm 1949.
3. Kế hoạch chuyển giao hành chính nội bộ công bố ngày 30 tháng 12 1949.
4. Vấn đề thực tiễn trong việc chuyển giao các chức năng hành chính chính về đối ngoại sẽ được hoãn lại đến đàm phán ở Pau năm 1950. [Pau là một thành phố ở phía Nam Pháp cạnh Tây Ban Nha)
Công nhận Việt Nam Độc Lập, 14 tháng 6 năm 1949
Cao ủy Pháp ở Đông Dương và vua Bảo Đại trao đổi thư ở Sài Gòn chính thức hóa Hiệp Định Elysee
1. Chính phủ Nam Kỳ từ nhiệm trước Bảo Đại, sáp nhập về nguyên tắc với Nhà nước Việt Nam.
2. Thực tế không có sự chuyển nhượng nào về chính trị
Pháp phê chuẩn Độc Lập của Việt Nam, ngày 2 tháng 2 năm 1950
Sau khi Quốc hội phê duyệt (29 Tháng một, 1950), Pháp thông báo phê chuẩn qui chế cho Việt Nam như được mô tả trong Hiệp định Elysee.
1. Mỹ công nhận Việt Nam (ngày 03 tháng hai 1950).
2. Chi tiết về việc chuyển giao các quyền phải chờ đợi các cuộc đàm phán Pau (Tháng Ba, 1956).
Chính sách của Hoa Kỳ về cuộc xung đột, 1947-1949
Mỹ đã thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng trong cuộc xung đột ở Đông Dương, nhưng cho đến 1949 chính sách của Mỹ tiếp tục coi chiến tranh cơ bản là một vấn đề do Pháp giải quyết. Rõ ràng đã có những ghi nhận rằng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ ngày càng nhận thức có khoảng trống về các chính sách của Pháp trong năm 1946 và 1947. Hoa Kỳ, qua những đại diện của họ ở Pháp, luôn than phiền về triển vọng của cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam, và kêu gọi nhượng bộ có ý nghĩa đối với dân Việt. Tuy nhiên, Mỹ - luôn luôn không ủng hộ Hồ Chí Minh, bị cản trở bởi quá trình dính líu với cộng sản của ông Hồ. Do đó, chính sách của Mỹ bị hút vào giải pháp Bảo Đại của Pháp. Không có lúc nào Mỹ có ý công khai can thiệp vào chuyện đời [ở Việt Nam]. Làm như thế sẽ đụng độ với quan điểm của Anh cho rằng Đông Dương là chuyện độc quyền của Pháp, và sẽ bị lợi dụng bởi bàn tay của các đảng cực đoan chính trị của Pháp cả phe tả lẫn phe hữu. Hoa Kỳ đặc biệt e ngại rằng việc can thiệp sẽ tăng cường vị trí chính trị của Cộng sản Pháp. Hơn nữa, trong năm 1946 và 1947, Pháp và Anh đang hướng tới một liên minh chống Liên Xô ở Âu Châu, và Mỹ rất ngần ngại đưa ra một chính sách có tiềm năng gây chia rẽ. So với việc [lo] phục hồi Âu Châu và [lo] thoát khỏi sự thống trị của cộng sản, Hoa Kỳ đã xem số phận của Việt Nam tương đối không đáng kể. Hơn nữa, tranh chấp trong năm 1946 và trong cả năm 1945 trên thuộc địa Hà Lan ở Indonesia đã tạo nên một tiền lệ: Mỹ đã hành xử một cách thận trọng, và chỉ sau khi những trì hoãn lâu dài, đã quốc tế hóa cuộc xung đột. Những đầu tư mạnh mẽ của Mỹ và Anh ở Indonesia, hơn nữa, là cơ sở chung để can thiệp. [Nhưng] không có cơ sở hợp lý hoặc chung để can thiệp vào Đông Dương, kể từ khi Đông Dương là một khu vực kinh tế chỉ dành riêng cho Pháp và là một bãi lầy chính trị mà Vương quốc Anh rõ ràng là quan tâm trong việc tránh nó.
Các chính sách của Mỹ thường hay đưa đến nhiều nhất là kết luận gọi là "trung lập". Tuy nhiên điều đó cũng phù hợp với chính sách nhằm trì hoãn ý muốn của Pháp được Bộ trưởng Ngoại Giao thời Tổng thống Roosevelt tuyên bố ngày 03 tháng 4 năm 1945. Đó là một chính sách đặc trưng bởi sự do dự đánh dấu chính sách của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Hơn nữa, đó là một chính sách được xây dựng trên sự thờ ơ đến nhạt nhòa: vào thời đó, Đông Dương là một trong những khu vực mà Mỹ có thể tận hưởng sự thoải mái của việc mình không có mặt nơi đó.
Khi chiến tranh nổ ra giữa Bắc Việt và Pháp trong Tháng Mười Hai, 1946, John Carter Vincent, Giám đốc Văn phòng Các Vấn Đề ở Viễn Đông, trong một bản ghi nhớ gửi Phó Bộ Trưởng Acheson ngày 23 tháng 12 năm 1946, đã yêu cầu ông này gọi Đại sứ Pháp để nêu bật những nguy hiểm vốn có. Biên bản ghi nhớ gồm những phân tích sâu sắc:
“Mặc dù Pháp ở Đông Dương đã thực hiện nhiều nhượng bộ sâu rộng trên giấy đối với mong muốn của Việt Nam về quyền tự chủ, hành động của Pháp trên thực địa lại được hướng vào việc làm giảm các quyền hạn và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam “tự do”. Một diễn tiến mà phía Việt Nam đã tiếp tục phản kháng. Đồng thời, bản thân Pháp cũng thừa nhận rằng họ không đủ sức mạnh quân sự để tái chiếm đất nước. Tóm lại, với các lực lượng không đầy đủ, bị dư luận chống đối mạnh, với một chính phủ rất không hiệu quả vì những chia rẽ nội bộ, những gì mà người Pháp đã cố gắng thực hiện ở Đông Dương là những gì mà một nước Anh mạnh mẽ và thống nhất đã thấy nó là không khôn ngoan khi họ cố làm ở Miến Điện. Với các yếu tố như trong tình hình hiện tại chiến tranh du kích có thể tiếp diễn vô thời hạn”
Ngoại trưởng Acheson làm theo như ông Vincent đề nghị, và đã bày tỏ những quan điểm với ngài Đại sứ, tóm tắt như sau:
“Chúng tôi đã dự đoán tình hình phát triển như thế vào tháng Mười và những sự việc [xảy ra] đã xác nhận những lo ngại của chúng tôi. Trong khi chúng tôi không có gì để làm trung gian trong điều kiện hiện nay, chúng tôi vẫn muốn chính phủ Pháp biết rằng chúng tôi đã sẵn sàng và muốn làm bất cứ điều gì xét ra hữu ích trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng tôi hài lòng khi biết được nhiệm vụ của Moutet và có được niềm tin vào sự chừng mực và tầm nhìn rộng của ông. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng tình hình là rất nóng bỏng và nếu những vấn nạn hiện nay vẫn tiếp tục chưa được giải quyết, có khả năng là các cường quốc khác sẽ cố gắng để đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo An. Nếu điều này xảy ra, như trong trường hợp của Indonesia, câu hỏi đặt ra là vấn đề là một việc hoàn toàn nội bộ của Pháp hay một tình huống có khả năng gây hại cho hòa bình. Tương tự, các cường quốc khác sẽ đưa ra một số hình thức can thiệp như đã được đề xuất trên báo chí Trung Quốc. Chúng tôi sẽ chống các bước như vậy, nhưng qua tất cả mọi quan điểm dường như vấn đề phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Ông Acheson nói thêm rằng ông tự hỏi liệu Pháp sẽ cố gắng để tái chiếm đất nước bằng quân sự, một bước đi mà người Anh đã thấy là không khôn ngoan khi muốn làm [tái chiếm] ở Miến Điện” 58/
Ngày 08 tháng 1 năm 1947, Bộ Ngoại Giao chỉ đạo Đại sứ Mỹ tại Paris rằng Hoa Kỳ sẽ chấp thuận bán vũ khí và khí tài chiến tranh cho Pháp "ngoại trừ trong trường hợp dính líu đến Đông Dương” 59 / Trong cùng ngày, 8 tháng 1 năm 1947, người Pháp chuyển cho Bộ Ngoại Giao Mỹ một thông điệp rằng:
“...Chính phủ Pháp, đánh giá cao thái độ thông hiểu mà ông Acheson đã cho thấy trong khi thảo luận về các vấn đề Đông Dương, đã lưu ý về việc ông Acheson muốn giữ một vai trò “trung gian tốt” và đánh giá cao tinh thần mà đề nghị đã đưa ra; và rằng chính phủ Pháp không cảm thấy rằng họ có thể vận dụng đề nghị của quí ngài, nhưng sẽ một mình tiếp tục xử lý tình hình theo như những tuyên bố của Moutet. [Sứ giả] đã nói rằng mục tiêu chính của quân đội Pháp là khôi phục trật tự và mở lại các tuyến đường giao thông. Ông nói rằng sau khi những chuyện đó được hoàn tất Chính phủ Pháp sẽ sẳn sàng thảo luận về các vấn đề với Việt Nam. Ông nói rằng Chính phủ Pháp luôn trong mỗi ý định là tôn trọng thỏa ước ngày 06 tháng Ba và giữ nguyên hiện trạng ngày 15 tháng 9, một khi trật tự đã được khôi phục.[Được hỏi là]...liệu ông có nghĩ rằng quân đội Pháp có thể lập lại trật tự trong một thời điểm tương lai nào có thể thấy được không? Ông ra vẻ suy nghĩ, với không nhiều bằng chứng xác tín rằng là họ có thể [làm được chuyện ấy] …” 60 /
Sau đó trong câu chuyện trao đổi đáng quan tâm giữa nhân viên Hoa Kỳ và đại diện Pháp, trong đó người Pháp đã phác thảo một luận điệu kết án Mỹ phạm tội với cuộc chiến [Đông Dương]
“Trong lúc nói chuyện riêng, tôi nói với anh ta là tôi nghĩ rằng có một thiếu sót đáng nói đến trong cách tiếp cận vấn đề của Pháp. Trong ý nghĩ, trước đây tôi cho rằng đã có một sự bình đẳng về trách nhiệm giữa Pháp và Việt. Tôi đã nói rằng điều này dường như không phải là như thế, để đạt được một giải pháp cho vấn đề, trách nhiệm của Pháp là một cường quốc quốc tế lớn hơn nhiều hơn so với người Việt Nam, và rằng việc đang xảy ra không phải là một chuyện mà có thể xác định như thể là một chuyện hoàn toàn giữa Pháp và Việt Nam, mà là một vấn đề có thể ảnh hưởng một cách bất lợi trên tình thế khắp khu vực Đông Nam Á”
“[vị sứ giả] đã nhanh chóng thay thế chữ 'quyền' cho chữ 'trách nhiệm' và nói rằng Pháp đang phải đối mặt với vấn đề tái khẳng định quyền hạn của họ và chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm cho sự chậm trễ của họ khi làm điều đó bởi vì chúng ta đã không thỏa mãn yêu cầu hỗ trợ về vật chất của Pháp mùa thu năm 1945. " 61/
Đầu tháng Hai, Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris đã được chỉ thi trấn an Thủ Tướng Ramadier và [nói lên] "tình cảm rất thân thiện" của Mỹ đối với Pháp và lợi ích của Mỹ trong việc hỗ trợ Pháp phục hồi sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự:
“Dù có bất kỳ sự hiểu lầm có thể đã phát sinh trong tâm trí, trước thái độ của chúng ta liên quan đến Đông Dương, Pháp đã phải đánh giá cao về việc chúng ta đã công nhận hoàn toàn chủ quyền của Pháp ở khu vực đó và chúng ta không muốn có bất kể tình huống nào xảy ra như thể là chúng ta đang nỗ lực làm suy yếu vị thế đó [của Pháp] và Pháp nên biết đó là mong muốn của chúng ta là giúp ích cho họ và chúng ta sẵn sàng hỗ trợ với bất kỳ phương cách thích hợp nào để có thể để tìm ra giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Cùng lúc, chúng ta không thể nhắm mắt trước thực tế là có hai mặt cho vấn đề này và những báo cáo của chúng ta cho thấy cả một sự thiếu hiểu biết về Pháp ở phía bên kia (ở Sài Gòn hơn ở Paris) và tiếp tục tồn tại những cái nhìn lỗi thời và phương pháp nguy hiểm thời thuộc địa trong khu vực. Hơn nữa, ta không thoát khỏi một thực tế khác là xu hướng của thời đại đang chứng thực là các đế quốc thực dân theo kiểu thế kỷ XIX nay đã nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. Hành động của Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và của Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ nổi bật xu hướng này và Pháp tự mình cũng đã nhận thức rõ nó trong Hiến Pháp mới và trong các hiệp định ký với Việt Nam. Mặt khác, chúng tôi không bị mất tầm nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp cấu kết với Cộng sản và rõ ràng là chúng ta không thích thú gì khi thấy chính quyền của đế chế thực dân nay được thay thế bởi ý thức hệ và các tổ chức chính trị khởi nguồn từ [Kremlin] và bị kiểm soát bởi điện Kremlin”
“Thành thật mà nói, chúng tôi không có giải pháp để đề nghị cho vấn đề. Cơ bản là hai bên phải trực tiếp tự làm việc với nhau để tìm ra giải pháp và những báo cáo của quí bạn và từ Đông Dương, đã dẫn chúng tôi đến cảm tưởng rằng cả hai bên đều đã cố gắng để giữ cho cánh cửa mở để giải quyết một số vấn đề. Chúng tôi nhận định rằng sự kiện Việt Nam khởi sự tấn công ở Đông Dương vào ngày 19 tháng 12 và rằng hành động này đã làm cho Pháp trở nên khó khăn hơn trong việc đứng vào một vị thế rộng lượng và hoà giải. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng Pháp sẽ tìm mọi cách để trở nên rộng rãi hơn trong việc tìm ra một giải pháp.” 62/
Như vậy, Mỹ đã chọn ở bên ngoài cuộc xung đột, vị trí đựợc Mỹ công bố, qua những lời của Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall hy vọng rằng 63 / "một cơ sở hòa bình để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy." Tuy nhiên những gì xảy ra đã kình chống lại niềm hy vọng này, và như cuộc chiến cứ kéo dài, viễn ảnh một nhà nước Việt Nam bị Moscow kiểm soát dần kéo Mỹ đến gần hơn sự can thiệp. Ngày 13 tháng 5 năm 1947, Bộ Ngoại giao đưa ra những hướng dẫn đển các nhà ngoại giao Mỹ ở Paris, Sài Gòn và Hà Nội;
“Chìa khóa trọng yếu của chúng ta là nhận thức của chúng ta đối với những gì đang xảy ra là có ảnh hưởng đến vị trí các cường quốc dân chủ phương Tây ở miền Nam Á, căn bản là chúng ta cùng hội cùng thuyền với Pháp, cũng như Anh và Hà Lan. Chúng ta không thể làm thất bại lợi ích về lâu dài của Pháp, mà không làm thất bại lợi ích chính của chúng ta. Ngược lại chúng ta nên coi việc liên mình với Liên Hiệp Pháp và các thành viên của Liên Hiệp không chỉ có lợi cho các dân tộc liên quan, mà còn gián tiếp có lợi cho chúng ta.
“Theo quan điểm của chúng tôi, Nam Á trong giai đoạn lịch sử quan trọng này của nó với bảy quốc gia mới trong quá trình vừa đạt được hoặc đang đấu tranh dành độc lập hoặc quyền tự chủ. Các quốc gia này chiếm một phần tư dân số thế giới và tương lai của họ, với trọng lượng tuyệt đối về dân số, với các nguồn tài nguyên trong tay, và [nằm ở] vị trí chiến lược, họ sẽ là nhân tố trọng yếu cho ổn định thế giới. Sau khi vòng kiểm soát của [Thực Dân] Âu Châu bị giải thể, khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, và các vấn đề nội bộ quốc gia có thể nhấn các quốc gia mới vào những xáo trộn có bạo lực, hoặc các xu hướng liên Á (Pan-Asiatic) chống phương Tây có thể biến thành lực lượng chính trị chi phối, hoặc cộng sản có thể lên nắm quyền kiểm soát. Chúng tôi đã xem cách tốt nhất để bảo vệ [mình] chống lại các tình huống này là tiếp tục một liên hiệp chặt chẽ giữa các dân tộc mới được tự trị và những chính quyền từ lâu đã chịu trách nhiệm về phúc lợi của dân họ. Đặc biệt là chúng tôi nhìn nhận là Việt Nam sẽ yêu cầu Pháp giúp những vật chất và hỗ trợ kỹ thuật trong một thời gian không xác định là bao lâu và giúp hướng dẫn những giác ngộ chính trị bởi vì Pháp là một nước ngập tràn truyền thống dân chủ và đã được xác tín trong việc tôn trọng tự do của con người và giá trị cá nhân.
“Tuy nhiên chúng tôi không kém phần thuyết phục rằng một hiệp hội như thế phải trên cơ sở tự nguyện để được lâu dài và đạt được kết quả, và rằng tiến hành trước việc này [lập hội] trong tình hình Đông Dương hiện tại chỉ có thể làm phá hủy việc lập hội trên cơ sở hợp tác tự nguyện, để lại một di sản vĩnh viễn cay đắng và làm Việt Nam mãi mãi xa lánh Pháp và những giá trị đại diện bởi Pháp và các nền dân chủ phương Tây khác.
“Trong khi hoàn toàn đánh giá cao những khó khăn về vị trí của Pháp trong cuộc xung đột này, chúng tôi cảm thấy có điều nguy hiểm khi bất kỳ sự sắp xếp nào có thể đem cơ hội đến cho Việt Nam có dịp so sánh một cách không thuận lợi, vị trí của chính họ và của các dân tộc khác ở miền Nam Á Châu mà đã có những bước tiến to lớn về quyền tự trị kể từ khi có chiến tranh
“Trong khi chúng ta đã chuẩn bị và sẵn sàng làm bất cứ điều gì chúng ta có thể được coi là hữu ích thì Pháp có lẽ hiểu rằng chúng ta đã không cố gắng đưa ra bất kỳ giải pháp nào từ chính chúng ta hoặc không can thiệp vào tình hình. Tuy nhiên họ cũng sẽ hiểu rằng chúng ta không thể nào tránh khỏi liên quan với tình hình Viễn Đông nói chung, trên mọi biến chuyển ở Đông Dương có thể có những ảnh hưởng sâu sắc …
“Để các bạn nắm thông tin, đã có những chứng cớ cho rằng Cộng sản Pháp đang được chỉ đạo đẩy mạnh vận động của họ ở thuộc địa Pháp thậm chí phải chịu mất nhiều hỗ trợ từ quần chúng Pháp (URTEL 1719 25 tháng 4). Có thể đây là dấu hiệu cho thấy điện Kremlin chuẩn bị gia tăng hy sinh tạm thời 40 triệu dân Pháp với chiến lược dài hạn [để nắm] vùng thuộc địa với 600 triệu người sống ở đó đã phát sinh ra cái nhìn khẩn cấp nói trên.... Bộ Ngoại Giao có nhiều lo nghĩ là sợ rằng những nỗ lực của Pháp nhằm tìm ra những "đại diện thực sự cho Việt Nam" mà kết quả lại là tạo ra những chính phủ bù nhìn kiểu như các chế độ ở Nam Kỳ hoặc việc phục hồi Bảo Đại [sic] để có thể được coi như là nền dân chủ để hạ bệ chế độ quân chủ là một vũ khí chống lại cộng sản. Bạn có thể tham khảo thêm những quan điểm sau đây nếu bản chất của cuộc thảo luận với bạn về Pháp là cần thiết”. 64 /
Thái độ Mỹ có thể đã ảnh hưởng đến việc người Pháp sửa đổi Hiệp Định Hạ Long đầu tiên (Tháng 12 năm 1947) và khi thỏa thuận thứ hai được ký kết vào tháng 6 năm 1948. Mỹ ngay lập tức chỉ thị cho Đại sứ Mỹ " áp dụng những thuyết phục và / hay những áp lực với tính toán hay nhất để có thế nào đạt được kết quả mong muốn” về việc “Pháp phê chuẩn rõ ràng và nhanh chóng nguyên tắc một Việt Nam Độc Lập”. 65/ Tuy nhiên, một lần nữa Đại sứ chỉ tránh những gì có vẻ là can thiệp trong khi phải làm rõ là Mỹ đã nhìn thấy Pháp sẽ mất Đông Dương nếu họ cứ tiếp tục bỏ qua lời khuyên của Mỹ. Những chỉ thị này được lặp đi lặp lại vào cuối tháng 8 năm 1948 với khẳng định rằng Bộ Ngoại giao tin rằng không có gì được bỏ qua để tăng cường cho các nhóm thực sự quốc gia ở Đông Dương và làm cho những người ủng hộ Việt Minh chạy qua sát cánh cùng với nhóm [quốc gia] này.
Những ý kiến đầu tiên cho rằng Hoa Kỳ cụ thể đã nhúng tay vào Việt Nam xuất hiện trong một báo cáo về cuộc trò chuyện giữa Đại sứ Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao Pháp vào tháng Chín năm 1948. Đại sứ Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Quốc Hội Pháp có những hành động cụ thể khác để tiến tới sự thống nhất của Việt Nam và đàm phán ngay lập tức các bước cụ thể hướng tới quyền tự chủ như được dự kiến trong Hiệp Định Vịnh Hạ Long. Sau đó ông nói với người đại diện Pháp rằng:
“…Mỹ hoàn toàn đánh giá cao những khó khăn mà Chính phủ Pháp phải đối mặt tại Đông Dương vào thời điểm này và Hoa Kỳ đã cho thấy sự sẵn sàng của mình nếu Chính phủ Pháp mong muốn đưa ra cho công chúng những chỉ dấu nhằm phê duyệt các bước cụ thể của Chính phủ Pháp để nắm vững những vấn đề chính trị cơ bản của Đông Dương. Tôi thông báo với ông rằng Hoa Kỳ cũng sẵn sàng trong những hoàn cảnh tương tự để xem xét việc giúp Chính phủ Pháp trong vấn đề hỗ trợ tài chính cho Đông Dương qua ECA nhưng không thể đưa ra xem xét để thay đổi chính sách hiện tại cho đến khi nào có những tiến bộ thực sự trong việc đạt được giải pháp không cộng sản cho Đông Dương trên cơ sở hợp tác của các nhóm thực sự quốc gia của nước đó.
Trong khi các cuộc đàm phán sơ bộ với Bảo Đại trước Hiệp định Elysée Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ Mỹ tại Paris vào ngày 17 tháng Giêng năm 1949 rằng:
“Trong khi Bộ mong muốn Pháp hoàn tất công việc với Bảo Đại hay bất kỳ nhóm Quốc Gia thực sự nào có cơ hội hợp lý để chiến thắng ở Việt Nam, trong thời điểm này chúng ta không thể cam kết vĩnh viễn về việc Hoa Kỳ hỗ trợ một chính phủ bản địa không được lòng dân mà hầu như là một chính phủ bù nhìn xa cách người dân mà sự hiện hửu chỉ là do sự hiện diện các lực lượng quân đội Pháp. " 68/
Sau Hiệp định Elysée, Mỹ đã sẳn sàng hơn về việc cung cấp viện trợ cho Đông Dương. Ngày 10 Tháng 5, 1949, Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn đã được thông báo rằng Mỹ mong muốn "thử nghiệm Bảo Đại " thành công khi mà xem ra không có giải pháp thay thế nào khác.
“Vào thời điểm thích hợp và hoàn cảnh thích hợp, Bộ sẽ chuẩn bị làm về phần mình bằng cách đưa ra công nhận chính phủ Bảo Đại và bằng cách có thể chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của chính phủ ấy về vũ khí Mỹ và hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên điều này phải được hiểu rằng chương trình viện trợ với tính chất như thế phải được Quốc hội phê duyệt. Tuy nhiên, khi mà Mỹ khó có thể đủ khả năng ủng hộ một chính phủ có thể có màu sắc và khả năng là một chế độ bù nhìn, rõ ràng là Pháp phải đưa ra tất cả những nhượng bộ cần thiết để làm cho giải pháp Bảo Đại hấp dẫn đối với các phe phái Quốc Gia. Đây là một bước đi mà Pháp phải tự thấy sự cấp bách và cần thiết. Cái viễn ảnh chỉ còn một thời gian ngắn còn lại trước khi Cộng sản có thể thành công ở Trung Quốc đã được cảm nhận ở Đông Dương. Hơn nữa chính phủ Bảo Đại phải thông qua những cố gắng riêng để chứng minh khả năng tổ chức và tiến hành công việc một cách khôn ngoan để đảm bảo cơ hội tối đa để gặt hái ủng hộ của nhân dân. Một chính phủ dựng lên ở Đông Dương tương tự như Quốc Dân Đảng sẽ là một thất bại được đoán trước.” 69 /
Tuy nhiên, "chống cộng" lúc đầu đươc chứng minh rằng nó không phải là những chỉ đạo tốt hơn trong việc xây dựng các chính sách của Mỹ ở Đông Dương như đã được người Pháp [ứng dụng]. Trên thực tế, những cố gắng lúc đầu để phân biệt tính chất, mức độ ảnh hưởng của cộng sản tại Việt Nam đã đưa đến các nghịch lý là dường như rằng nếu Hồ Chí Minh là cộng sản, ông dường như không có mối quan hệ nào có thể thấy được với Moscow. Ví dụ như trong thẩm định của Bộ Ngoại giao về Hồ Chí Minh cung cấp cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc trong tháng 7 năm 1948 đã phải thừa nhận đó chỉ là suy đoán:
"1. Nguồn tin của Bộ [Ngoại Giao Mỹ] cho thấy rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản. Lý lịch lâu năm và nổi tiếng của ông ta trong Quốc Tế Cộng Sản trong những năm hai mươi và ba mươi, liên tục được tờ báo Nhân Đạo của đảng Cộng sản Pháp hỗ trợ từ năm 1945, lời khen ngợi mà đài phát thanh Moscow dành cho ông (sáu tháng qua đã được dành cho sự quan tâm ngày càng tăng về Đông Dương) và thực tế ông đã được gọi là “người cộng sản hàng đầu“ trong những ấn phẩm gần đây của Nga cũng như tờ “Lao Động Hàng Ngày” đã làm cho bất kỳ kết luận nào khác xuất hiện như một điều ước mơ.
"2. Bộ cũng đã không có bằng chứng nào về sự gắn kết trực tiếp giữa Hồ và Moscow, nhưng vẫn cho rằng nó tồn tại, cũng không thể đánh giá mức độ về áp lực hay chỉ đạo mà Moscow hành xử [trên Hồ]. Chúng tôi có cảm tưởng rằng Hồ đã được hoặc tự mình duy trì một mức độ tự do hành động nào đó. Bộ xét rằng Liên Xô đang hoàn thành mục tiêu ngắn hạn của họ ở Đông Dương bằng cách (a) kềm chân một số lượng lớn của quân đội Pháp, (b) làm chảy máu nhanh chóng nền kinh tế Pháp do đó làm chậm lại sự phục hồi và làm tiêu tan hỗ trợ ECA cho Pháp, và (c) ngăn chận thế giới nói chung hưởng những thặng dư mà Đông Dương thường có để tạo điều kiện cho việc duy trì tình trạng rối loạn và thiếu hụt để tạo thuận lợi cho cộng sản phát triễn hơn nữa. Hơn nữa có vẻ như Hồ hoàn toàn có khả năng duy trì và thậm chí nắm chặt Đông Dương nhiều hơn nữa mà không có sự hỗ trợ bên ngoài nào khác hơn là việc các chính phủ bù nhìn thân Pháp liên tục tiếp nối” 70/
Mùa thu năm 1948, Văn phòng Nghiên Cứu Tình Báo Bộ Ngoại Giao đã tiến hành một cuộc khảo sát ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á. Những bằng chứng cho thấy Kremlin âm mưu đạo diễn đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam:
“Từ ngày 19 Tháng Mười Hai 1946, nhiều xung đột đã liên tục xảy ra giữa các lực lượng Pháp và chính phủ dân tộc của Việt Nam. Chính phủ này là một liên minh [Việt Minh] mà những người cộng sản kiên trinh giữ các chức vụ có ảnh hưởng. Mặc dù người Pháp thừa nhận ảnh hưởng của chính phủ này, họ đã liên tục từ chối đối thoại với lãnh đạo của họ, Hồ Chí Minh, trên cơ sở rằng ông ta là một người cộng sản.
"Cho đến nay, báo chí và đài phát thanh Việt Nam đã không chấp nhận vị trí chống Mỹ. Thay vào đó chính báo chí thuộc địa Pháp đã mạnh mẽ chống Mỹ và đã thoải mái cáo buộc chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở Đông Dương đến mức xấp xỉ vị trí chính thức của Moscow. Mặc dù các đài phát thanh Việt Nam đã được theo dõi chặt chẽ xem coi có vị trí gì mới đối với Hoa Kỳ, không có gì thay đổi cho đến nay và cũng không có vẻ gì như đã có sự phân hóa trong chính phủ liên minh của Việt Nam [Việt Minh]
"Đánh giá. Nếu Moscow có âm mưu can thiệp vào khu vực Đông Nam Á thì Đông Dương lại là một sự bất thường cho đến nay. Có thể giải thích là:
Không có chỉ thị cứng nhắc được ban hành bởi Moscow
2.Chính phủ Việt Nam cho rằng nó không có thành phần thuộc cánh Hữu cần phải được thanh lọc.
3.Cộng Sản Việt Nam không có lợi ích gì để theo đuổi các chính sách đối ngoại của Moscow.
4.Một sự miễn trừ đặc biệt nào đó đã được Moscow dành cho chính phủ Việt Nam
"Trong số này, những khả năng đầu tiên và thứ tư dường như rất có thể." 71/
(Xem tiếp kỳ 5)-


I. A. 3
Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Mỹ vào Đông Dương A.51
Bối cảnh chính sách                      A.51
Mỹ nhập cuộc chiến tranh             A.58

Nguồn Gốc Sự Can Thiệp Của Mỹ vào Đông Dương
Bối cảnh chính sách
Biến cố ở Trung Quốc năm 1948 và 1949 đã đưa Hoa Kỳ đến một nhận thức mới về sức sống của cộng sản ở Á Châu, và một ý thức cấp bách về việc ngăn chặn nó. Những công cụ chính sách của Mỹ phát triển để đáp ứng những thách thức rõ ràng của cộng sản ở Âu Châu đã được áp dụng cho vấn đề [công sản] vùng Viễn Đông. Song song với sự hình thành của NATO, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu mô hình an ninh tập thể cho Á Châu; các chương trình hỗ trợ kinh tế và quân sự đã được khánh thành; và Học thuyết Truman lấy lại toàn bộ kích thước mới bằng cách mở rộng vào những khu vực nơi mà các đế quốc Âu Châu đã được tháo gỡ. Vào tháng Ba năm 1947, Tổng thống Truman đã có quy định hướng dẫn chính sách sau đây:
"Tôi tin rằng chính sách của Hoa Kỳ là phải hỗ trợ các dân tộc tự do, những người đang chống lại toan tính chiếm đóng bởi các nhóm thiểu số vũ trang hoặc từ những áp lực bên ngoài.
Tôi tin rằng chúng ta phải giúp các dân tộc tự do tự định đoạt số phận của mình trong cách riêng của họ... " 72 /
Tổng Thống đã đi đến việc nhấn mạnh quyết tâm của Mỹ là cam kết dùng hết nguồn lực trong tay để ngăn chận cộng sản. Trong khi rõ ràng là ông đã đặt [tầm quan trọng] viện trợ quân sự dưới các biện pháp kinh tế và chính trị, ông vẫn khẳng định ý định của Mỹ là hỗ trợ việc duy trì an ninh:
“Để đảm bảo sự phát triển hòa bình của các quốc gia tự do khỏi sự áp bức, Hoa Kỳ đã giữ hàng đầu trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc được thiết kế để mang Tự Do và Độc Lập cho tất cả các thành viên của mình. Chúng ta sẽ không đạt được mục tiêu của mình nếu chúng ta không sẵn sàng giúp đỡ các dân tộc duy trì các tổ chức tự do và sự toàn vẹn quốc gia của họ, chống lại các vận động xâm lược đang tìm cách áp đặt một chế độ độc tài toàn trị. "
Năm 1947, trong khi viện trợ quân sự của Mỹ đã bắt đầu chảy vào Hy Lạp để ngăn ngừa một sự xâm lược nhằm lật đổ [chính quyền], Mỹ đã khánh thành kế hoạch phục hồi Âu Châu (ERP – European Recovery Plan). ERP là nhằm phục hồi kinh tế Tây Âu, đặc biệt là ở các nước như Pháp và Italia mà sự suy sụp sau chiến tranh đã nuôi dưỡng đậm xu hướng chính trị cánh tả. Trong một trong những đánh giá cấp cao về tình hình, [những gì] Mỹ phải lo ngăn chận trong năm 1947, Ủy Ban Harriman Về Viện Trợ Nước Ngoài đã kết luận rằng:
"Sự quan tâm của Hoa Kỳ với Âu Châu... không thể chỉ đơn giản là đo lường với những quan hệ kinh tế. Mà cả về chiến lược và chính trị.. Chúng ta đều biết rằng chúng ta đang phải đối mặt trong thế giới hiện nay với hai hệ tư tưởng trái ngược nhau.... vị trí của chúng ta trên thế giới là trên cơ sở các khái niệm dân chủ đã ít nhất một thế kỷ tồn tại ở Âu Châu mà một số cường quốc đã có truyền thống và chuẩn nhận....” 74/
Sự sụp đổ của Chính phủ Tiệp Khắc trong tháng 2 năm 1948 đưa lại Hiệp Ước Brussels về Phòng Thủ Chung và Hợp Tác Kinh Tế. Việc Berlin bắt đầu bị phong tỏa từ ngày 1 Tháng Tư, năm 1948 làm tăng tốc chuyển động của Mỹ đối với thành viên trong liên minh. Ngày 11 tháng 6 năm 1948, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết khuyến cáo ngành Hành Pháp thực hiện:
“… phát triển từng bước để đạt trong khu vực và với các cộng đồng các thỏa thuận phòng thủ riêng hay tập thể phù hợp với mục đích, nguyên tắc và các quy định trong Hiến Chương [Liên Hợp quốc] mà Hoa Kỳ gia nhập, phù hợp với quy định của Hiến Pháp. Các thỏa thuận phòng thủ khu vực và tập thể như thế phải đặt trên cơ sở trường kỳ hiệu quả về sự tự giúp mình và sự giúp đỡ hổ tương, và có tác động lên an ninh quốc gia.” 75/
Cùng tháng đó, Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Hợp Tác Kinh Tế, và vào tháng Bảy năm 1948, mở các cuộc đàm phán cho một Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết vào tháng Tư năm 1949, và có hiệu lực vào tháng Tám năm đó.
Trong cùng bản Dự Luật Hỗ Trợ Nước Ngoài ECA [Economic Cooperation Act còn gọi là Chương Trình Marshall] đã được Quốc Hội ủy quyền trong tháng 6 năm 1948 một Chương trình Viện Trợ cho Trung Quốc. Biện pháp này đã gặp thất bại gần như ngay lập tức, quân đội của Mao bùng phát không gì kiểm soát được ở Trung Hoa lục địa, và vào giữa năm 1949 vị trí của phe Quốc Gia đã không còn đứng vững. "Thất bại" của viện trợ Mỹ - danh từ mà các nhà phê bình trong Quốc hội dùng - tình trạng cũng không ít khẩn cấp hơn so với Âu Châu với vụ nổ hạt nhân đầu tiên của Liên Xô vào tháng Chín, năm 1949, đã hướng hành động của Quốc hội về các Luật về viện trợ quân sự. 76/
Ngày 06 Tháng 10 năm 1949, Quốc hội đã thông qua Chương trình Quốc Phòng Hỗ Trợ Lẫn Nhau (MDAP) thông qua đó vũ khí, trang thiết bị quân sự Mỹ và hỗ trợ đào tạo có thể được cung cấp trên toàn thế giới cho việc phòng ngự tập thể. Trong phân bổ đầu tiên dưới MDAP, các nước NATO đã nhận được 76% của tổng số, và Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (chưa NATO thành viên), 16%. 77/ Tuy nhiên, Hàn Quốc và Philippines chỉ nhận được viện trợ khiêm tốn, và các nhà lập pháp rõ ràng có ý định trong Luật là nhằm đảm bảo việc phân bổ tiếp theo đối với an ninh tập thể ở Á Châu. Đoạn mở đầu của Luật không chỉ được hỗ trợ NATO, nhưng báo trước [sự thành hình] Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á:
“Một đạo luật Thúc Đẩy Chính sách Ngoại giao và Cung Cấp cho Quốc Phòng và Thịnh Vượng Chung của Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ quân sự cho cho quốc gia nước ngoài đã được phê duyệt ngày 6 Tháng Mười, năm 1949.
“Hãy để nó được ban hành bởi những Đại Diện của Thượng viện và Hạ Viện Hoa Kỳ trong kỳ họp Quốc Hội chung [ở đây], đạo Luật này có thể được trích dẫn như là ‘Luật Hỗ Tương Quốc Phòng năm 1949. '
ĐƯỜNG NÉT VÀ TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH SÁCH
“Quốc hội Hoa Kỳ tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ là nhằm đạt được hòa bình và an ninh quốc tế thông qua Liên Hợp Quốc sao cho các lực lượng vũ trang không được sử dụng trừ trường hợp vì lợi ích chung. Từ đó, thấy rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước khác nhằm thúc đẩy hòa bình và an ninh là những mục đích của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Quốc Hội yêu cầu các biện pháp hỗ trợ bổ sung dựa trên nguyên tắc là [phải] luôn luôn tự giúp mình một cách có hiệu quả và [phải] giúp đỡ lẫn nhau. Những biện pháp này bao gồm việc cung cấp viện trợ quân sự cần thiết để cho phép Hoa Kỳ và các quốc gia khác cống hiến cho các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc tham gia hiệu quả vào các thoả thuận cho việc phòng thủ riêng và tập thể để hỗ trợ những mục đích và nguyên tắc này. Trong khi cung cấp những hỗ trợ quân sự như thế, chính sách của Hoa Kỳ vẫn là tiếp tục nỗ lực tối đa để có được thỏa thuận với Liên Hiệp Quốc về việc cung cấp các lực lượng vũ trang như đã dự tính trong Hiến chương và về các thỏa thuận nhằm kiểm soát các vũ khí hủy diệt hàng loạt và về các quy định phổ quát và tài giảm vũ khí, bao gồm cả lực lượng vũ trang, dưới những biện pháp đầy đủ để bảo vệ các quốc gia tuân thủ chống lại những vi phạm và trốn tránh [trách nhiệm].
"Quốc Hội từ nay ủng hộ việc thành lập một tổ chức chung bỏi các quốc gia tự do và các dân tộc vùng Viễn Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc để xây dựng một chương trình tự giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau thiết kế để phát triển kinh tế và ấm no xã hội cho họ cũng là để bảo vệ các quyền cơ bản và quyền tự do, và bảo vệ an ninh và Độc Lập của họ.
“Quốc Hội nhận thấy rằng phục hồi kinh tế là điều cần thiết cho hòa bình và an ninh quốc tế và phải được ưu tiên rõ ràng. Quốc Hội cũng nhận ra rằng sự tự tin ngày càng tăng của các dân tộc tự do trong khả năng của mình để chống lại sự xâm lược trực tiếp hoặc gián tiếp và việc an ninh đất nước được bảo tồn sẽ thúc đẩy sự phục hồi và hỗ trợ cho ổn định chính trị.” 78/
Trong khi Quốc hội đang bàn cãi về MDAP [An Ninh Hổ Tương] thì các thành viên của Hội Đồng An ninh Quốc gia đã được Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu xem xét lại chính sách của Mỹ đối với Á Châu. Tháng 6 năm 1949, Bộ Trưởng đã lưu ý rằng ông đã:
“…ngày càng lo ngại...trước của chủ nghĩa cộng sản trên...các khu vực lớn của thế giới và đặc biệt là sự thành công của cộng sản tại Trung Quốc …”
“Một mục tiêu quan trọng trong chính sách của Mỹ, như tôi hiểu, là ngăn chận cộng sản để làm giảm mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta. Hành động của chúng ta ở Á Châu nên là một phần của một kế hoạch cẩn thận, chú tâm và toàn diện để thúc đẩy mục tiêu đó.” 79/
Nghiên cứu của NSC [Ủy Ban An Ninh Quốc Gia] để đáp ứng yêu cầu của Bộ Trưởng [Quốc Phòng] là đáng chú ý vì những tham chiếu cụ thể hiếm có vào Đông Dương. Nhân viên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào cuộc xung đột giữa các lợi ích của các Thủ Đô Âu Châu và nguyện vọng Độc Lập của người dân Á Châu. Trích lục sau đây là từ một phần của nghiên cứu liên quan đến Đông Nam Á:
“Cuộc xung đột hiện nay giữa chủ nghĩa thực dân và độc lập bản địa là yếu tố chính trị quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Kết quả cuộc xung đột này không chỉ là sự phân rã của đế quốc Âu Châu trong khu vực mà còn là sự lớn mạnh về ý thức chính trị và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng các nơi. Ngoại trừ Thái Lan và Philippines, các nước Đông Nam Á không có nhà lãnh đạo nào đang chịu trách nhiệm thi hành quyền lực [của Nhà Nước]. Câu hỏi liệu một quốc gia thuộc địa có thể thích hợp cho việc tự quản lý, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thích đáng trong thực tế chính trị. Thực sự vấn đề là dường như liệu các nước thuộc địa có khả năng và quyết tâm tiếp nối thực hiện những luật lệ của nước ngoài [chủ thuộc địa] thay thế cho những gì [lực lượng nhân sự chẳng hạn] đã bị mất cho các chính quốc [về lại]. Nếu là thế, độc lập cho nước bị thuộc địa là giải pháp thực tế duy nhất dù cho việc quản lý tồi tệ đất nước sẽ nảy sinh. Một giải pháp cho sự bất ổn, nếu nó phát sinh, phải được tìm kiếm trên một con đường không phải là chủ nghĩa đế quốc. Trong mọi tình huống, cuộc xung đột thuộc địa - dân tộc đã tạo ra một vùng đất màu mỡ cho các hoạt động lật đổ của cộng sản, và rõ ràng là Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp được hướng dẫn bởi điện Cẩm Linh [Kremlin]. Trong khi tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực Đông Nam Á, điện Cẩm Linh thúc đẩy một phần bởi mong muốn có được các tài nguyên của Đông Nam Á và các trục lộ giao thông và từ chối cho chúng ta xử dụng chúng. Nhưng lợi ích chính trị mà Liên Xô sẽ tích lũy từ việc cộng sản hóa thành công Đông Nam Á cũng có ý nghĩa tương đương. Việc bành trướng của chính quyền cộng sản ở Trung Quốc tiêu biểu cho một thất bại chính trị đau thương cho Mỹ; nếu Đông Nam Á cũng bị cuốn hút bởi chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta sẽ phải gánh chịu một thảm bại chính trị lớn, hậu quả sẽ được cảm nhận trong suốt phần còn lại của thế giới đặc biệt là ở Trung Đông và sau đó nguy ngập cho Úc. Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa một cách sao vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa trên cơ sở một ổn định chính trị và sự đề kháng với cộng sản, và tránh làm suy yếu các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta.
Tuy nhiên, phải nhớ rằng truyền thống thuộc địa lâu dài ở Á Châu đã làm cho các dân tộc trong khu vực nghi ngờ về ảnh hưởng của phương Tây. Chúng ta phải tiếp cận vấn đề từ việc xem xét quan điểm của người Á Châu trong chừng mực có thể và nên tự hạn chế đi đầu trong các phong trào mà nguồn gốc nhất thiết là Á Châu. Do đó, việc chúng ta quan tâm là sẽ khuyến khích, ở bất cứ nơi nào có thể, các dân tộc Ấn Độ, Pakistan, Philippines và các nước Á Châu khác đứng ra lãnh đạo giải quyết các vấn đề chung của khu vực....
"Hoa Kỳ có lợi ích trong việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lâu năm của những người bạn Âu Châu của chúng ta, và ở mức độ có thể, làm bất cứ điều gì để tranh thủ sự hợp tác của họ trong các biện pháp được thiết kế để kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của Liên Xô ở Á Châu. Nếu có thể được thuyết phục để các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Anh, đặc biệt là Ấn Độ, Pakistan, Australia và New Zealand cùng tham gia với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ trong việc thực hiện các biện pháp xây dựng hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa, kết quả chắc chắn là sẽ nằm trong lợi ích của chúng ta. Không chỉ Hoa Kỳ sẽ có thể giảm bớt một phần gánh nặng, sự hợp tác của các quốc gia da trắng của Khối Thịnh Vượng Chung sẽ ngăn chận bất kỳ mối nguy hiểm tiềm năng nào làm tăng thêm sự phân cực [giữa các nước] da trắng. " 80/
Ngày 30 Tháng 12 năm 1949, Hội đồng An ninh Quốc gia đã gặp gỡ dưới sự chủ tọa của Tổng Thống Truman để thảo luận về nghiên cứu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia [NSC – National Security Council] , và đã phê duyệt những kết luận sau đây:
“Để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của mình, Hoa Kỳ nên theo đuổi một chính sách về Á Châu có gồm các mục sau:
"a. Hoa Kỳ phải để lộ ra sự đồng tình [của mình] về những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Á Châu nhằm hình thành các hiệp hội khu vực của các quốc gia không cộng sản, ở những khu vực khác nhau của Á Châu, và nếu trong diễn trình việc thành lập các hiệp hội có khả năng thành công, Hoa Kỳ cần phải được chuẩn bị, nếu được mời, để hỗ trợ các hiệp hội đó để thực hiện những mục đích của họ trong những điều kiện cũng là lợi ích của chúng ta. Các nguyên tắc sau đây sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta trong lĩnh vực này:
Bất kỳ liên kết được hình thành phải là kết quả của một mong muốn chính thống về phía các quốc gia tham gia hợp tác cùng có lợi trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của khu vực.
Hoa Kỳ không được nắm phần chủ động trong giai đoạn đầu của sự hình thành các hiệp hội mà vấn đề là dùng các quốc gia Á Châu để thúc đẩy tham vọng của Hoa Kỳ.
Các hiệp hội, nếu nó là một lực lượng có tính xây dựng, nó phải hoạt động trên cơ sở hỗ tương và tự lo liệu trong tất cả các lĩnh vực để quan hệ đối tác thực sự có thể tồn tại dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Việc Hoa Kỳ tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào trong việc xây dựng những hiệp hội như thế nên [được làm] trong quan điểm là hoàn thành mục tiêu cơ bản của chúng ta ở Á Châu và đảm bảo rằng bất kỳ hiệp hội nào được thành lập sẽ phù hợp với Chương VIII của Hiến chương Liên Hợp Quốc liên quan với các thỏa thuận khu vực
"b. Hoa Kỳ nên xếp đặt để phát triển và tăng cường an ninh của khu vực để chống lại những xâm lược từ bên ngoài hoặc lật đổ từ bên trong của Cộng sản. Các bước đi nên đưa vào tính toán bất kỳ những gì mang đến lợi ích an ninh cho Á Châu, sự an ninh có thể phát triển từ một hoặc nhiều nhóm địa phương. Hoa Kỳ dựa vào sáng kiến riêng của mình nên bây giờ:
Cải thiện vị trí của Hoa Kỳ đối với Nhật, Ryukyus [quần đảo có đảo Okinawa] và Philippines.
Rà soát chặt chẽ sự phát triển của các mối đe dọa xâm lược Cộng sản, trực tiếp hoặc gián tiếp, và chuẩn bị sẵn sàng để trợ giúp trong phương tiện của chúng ta để đáp ứng các mối đe dọa này bằng cách cung cấp hỗ trợ về chính trị, kinh tế và quân sự và tư vấn cho ở đâu mà thật sự cần thiết, để bổ sung sức đề kháng cho các chính phủ khác trong và ngoài khu vực có nhiều liên quan trực tiếp hơn.
Phát triển các biện pháp hợp tác thông qua các thỏa thuận đa phương hoặc song phương để chống lại việc Cộng sản âm mưu lật đổ nội bộ.
Thẩm định ý thức và sự phát triển lành mạnh của các thỏa thuận an ninh tập thể của Á Châu, mang trong tâm trí những cân nhắc dưới đây:
Sự miễn cưỡng của Ấn Độ vào thời gian này về việc tham gia vào bất kỳ hiệp ước an ninh chống Cộng nào và và việc này sẽ có ảnh hưởng trên một số các quốc gia khác ở Á Châu.
Cần thiết phải giả định rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh tập thể có thể có là được xây dựng dựa trên nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau và có sự mong muốn được chứng minh và khả năng chia sẻ gánh nặng bởi tất cả các nước tham gia.
Sự cần thiết của việc đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận an ninh nào như thế, sẽ phải phù hợp với những mục đích của bất kỳ hiệp hội khu vực nào mà có thể đã được hình thành theo khoản 3-a trên đây.
Sự cần thiết đảm bảo rằng bất kỳ sự sắp xếp an ninh nào như thế sẽ phải phù hợp với quy định tại Điều 51 của Hiến chương liên quan đến quyền tự vệ cá nhân và tập thể.
“c.Hoa Kỳ nên khuyến khích việc tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế và phát triển trong một Á Châu không-Cộng sản, và sự hồi sinh của thương mại theo con đường đa phương, và không phân biệt đối xử. Các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ nên được điều chỉnh sao cho phù hợp để thúc đẩy việc phát triển ở các nơi có điều kiện sẽ góp phần ổn định chính trị ở các quốc gia thân hửu ở Á Châu, nhưng Hoa Kỳ nên cẩn thận tránh nhận lãnh trách nhiệm về chuyện ấm no và phát triển kinh tế của châu lục đó....
[ghi chú người dịch: 4 điểm d,e,f,g không thấy có trong tài liệu mà tiếp thẳng tới điểm h. dưới đây]
*****
“h.Hoa Kỳ nên tiếp tục sử dụng ảnh hưởng của mình ở Á Châu hướng tới giải quyết cuộc xung đột dân tộc - thuộc địa theo cách nào mà có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của phong trào dân tộc đồng thời giảm thiểu sự căng thẳng cho các cường quốc thực dân là đồng minh phương Tây của chúng ta. Nên dành một sự chú ý đặc biệt cho vấn đề của Đông Dương của Pháp và nên thực hiện những hành động nhằm làm cho Pháp cấp bách loại bỏ những rào cản để có được Bảo Đại hay lãnh đạo dân tộc phi cộng sản nào khác mà họ đã được một sự ủng hộ với tỷ lệ đáng kể của người dân Việt....
“i.Tích cực cân nhắc những phương cách để cho tất cả các thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Âu Châu có thể tham gia một vai trò tích cực hơn trong việc hợp tác với Hoa Kỳ ở Á Châu. Sự hợp tác tương tự phải được mở rộng, trong phạm vi có thể, đến các nước không-Cộng sản khác có quyền lợi ở Á Châu.
“j.Thừa nhận rằng các chính phủ không cộng sản của Nam Á đã tạo thành một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Cộng sản ở Á Châu. Hoa Kỳ cần phải khai thác mọi cơ hội để gia tăng sự ưa thích phương Tây hiện nay trong khu vực và hỗ trợ, trong khả năng của chúng ta, các chính phủ này trong nỗ lực của họ để đáp ứng tối thiểu nguyện vọng của người dân và để duy trì an ninh trong nước. 81/
Vì vậy, trong những tháng cuối năm 1949 quá trình chính sách của Mỹ là đã được thiết lập để chặn việc cộng sản bành trướng hơn nữa ở Á Châu: [hiệp hội] an ninh chung nếu người Á Châu sẵn sàng hợp tác với các đồng minh lớn ở Âu Châu và các quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung nếu có thể, nhưng [có thể là] song phương nếu cần thiết. Quá trình chính sách [ngăn chận Cộng Sản] đó đã đưa đến chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, sự hình thành của Tổ chức Hiệp Ứớc [Liên Phòng] Đông Nam Á năm 1954 và dần dần đẩy Hoa Kỳ can thiệp sâu hơn vào Việt Nam.
b.Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Việt Nam
Ngày 30 tháng mười hai năm 1949, Pháp ký hơn mười hiệp định riêng rẽ liên quan đến việc chuyển giao quản trị hành chánh Việt Nam cho chính quyền của Bảo Đại theo Hiệp định Elysee 08 tháng 3 năm 1949. Tháng 1 năm 1950, quân đội của Mao đã đến biên giới phía Bắc của Việt Nam lúc này đã đi vào quỹ đạo Trung-Xô. Một điện tín của Bộ Ngoại Giao [Mỹ] xét lại chính sách của Mỹ gửi ngày 20 tháng một năm 1950:
“Bộ [Ngoại Giao Mỹ] vẫn còn hy vọng rằng Bảo Đại sẽ thành công đạt được ủng hộ ngày càng tăng của quần chúng so với Hồ Chí Minh; và chính sách của chúng ta cơ bản là vẫn vậy; khuyến khích ông ta [Bảo Đại] và đôn đốc Pháp hướng tới nhiều nhượng bộ hơn nữa.
“Những ước đầu được thực hiện bởi Bảo Đại, những phẩm chất thấy được và sự chấp nhận ban đầu [của dân chúng] về ông dường như tốt hơn là chúng ta đã đoán trước, thậm chí là đã giảm bớt sự lạc quan của Pháp. Việc chuyển giao quyền lực được đón nhận tốt. Pháp đã thành công trong việc giải giáp và bắt giữ các thành phần Quốc dân Đảng của Trung Hoa đang trốn chạy mà không cần sự can thiệp nghiêm trọng nào cho đến nay bởi Cộng Sản Trung Hoa cũng [là điều] đáng khích lệ.
“Tuy nhiên, gần đây, sự xuất hiện của đối lập mạnh mẽ ít nhất cũng đã chứng minh rằng sự ủng hộ [của dân dành cho] Bảo Đại vẫn chưa là rộng rãi. Hoạt động quân sự của Việt Minh gia tăng một cách đáng lo ngại. Chuyện này có thể là nỗ lực đặc biệt của Hồ, trong cùng thời gian với việc chuyển giao quyền lực và sự xuất hiện của quân Trung Cộng gần kề biên giới [phía Bắc], và trước Hội nghị Bangkok, cũng có thể là bằng chứng của sức mạnh ngày càng tăng củng cố bởi niềm tin được Trung Cộng hỗ trợ, trực tiếp hoặc gián tiếp.
“Bộ [Ngoại Giao Mỹ] cũng chưa có những thông tin về các cuộc đàm phán giữa các nhóm của Hồ và Mao mặc dù tin bắt được từ đài phát thanh của Thông tấn xã Trung Quốc mới phát hành ngày 17 tháng một cho thấy rằng Hồ đã nhắn tin cho các chính phủ trên thế giới là chính Phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam và [chính phủ này] sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ chính phủ nào sẵn sàng hợp tác [với họ] trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau về chủ quyền quốc gia và vùng lãnh thổ để bảo vệ hòa bình và dân chủ thế giới. Đài phát thanh của Hồ cũng đưa ra những phát biểu tương tự...
“Bản chất và thời gian để công nhận Bảo Đại nay đang được ở đây xem xét, và với các chính phủ khác...” 82/
Đầu tiên là Cộng sản Trung Quốc, và sau đó Liên Xô đã công nhận VNDCCH. Ngày 29 tháng 1 1950, Quốc hội Pháp đã thông qua Luật trao quyền tự chủ cho Nhà nước Việt Nam [dưới Bảo Đại]. Ngày 1 tháng 2, 1950 Bộ trưởng Ngoại Giao [Mỹ] Acheson đưa ra công bố sau:
“Việc điện Kremlin công nhận phong trào cộng sản Hồ Chí Minh ở Đông Dương là một điều bất ngờ. Sự thừa nhận của Liên Xô với phong trào này phải loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào về bản chất “dân tộc” như Hồ Chí Minh đã nhắm đến và đã cho thấy màu sắc thật của Hồ chính là môt kẻ thù sinh tử cho nền độc lập bản xứ ở Đông Dương.
“Mặc dù mất thời gian trong nỗ lực bao phủ việc chuyển giao chủ quyền của Pháp cho Chính Phủ hợp pháp của Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, chúng ta có mọi lý do để tin rằng những chính phủ hợp pháp này sẽ phát triển thành những chính phủ ổn định đại diện cho chủ nghĩa dân tộc thực sự của hơn 20 triệu dân của Đông Dương.
“Hành động của Pháp trong việc chuyển giao chủ quyền cho Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia đã được chuyển động được một thời gian. Sau khi Pháp phê chuẩn, dự kiến trong vòng một vài ngày, con đường sẽ được mở cho việc công nhận các chính phủ hợp pháp bởi các nước trên thế giới là các nước có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển độc lập dân tộc chính thống tại các khu vực thuộc địa trước đây. Đại sứ Jessup đã bày tỏ cho Hoàng đế Bảo Đại ý muốn tốt nhất của chúng ta là cho sự thịnh vượng và ổn định tại Việt Nam, và hy vọng rằng mối quan hệ gần gũi hơn sẽ được thiết lập giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 83’
Phê chuẩn chính thức của Pháp trao Độc Lập cho Việt Nam được công bố ngày 02 Tháng Hai 1950. Tổng thống Truman đã phê duyệt việc công nhận Bảo Đại cùng ngày, và vào ngày 04 Tháng 2, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn đã nhận chỉ thị đưa những thông điệp sau đây đến Bảo Đại:
“Kính thưa Hoàng Đế:
“Tôi có lá thư của Bệ Hạ thông báo cho tôi về việc ký kết các thoả thuận ngày 08 tháng 3 năm 1949 giữa Bệ Hạ, đại diện cho Việt Nam, Tổng Thống nước Cộng hoà Pháp, thay mặt cho nước Pháp. Chính phủ của tôi cũng đã được thông báo về việc phê chuẩn vào ngày 02 tháng 2 năm 1950 bởi Chính phủ Pháp về các thoả thuận của ngày 08 Tháng Ba 1949.
“Sau những hành vi thành lập nên nước Việt Nam Cộng Hòa như là một nước độc lập trong Liên hiệp Pháp này, nhân cơ hội này tôi chúc mừng Bệ Hạ và nhân dân Việt Nam nhân biến cố hạnh phúc này
“Chính phủ Hoa Kỳ vui mừng chào đón Việt Nam Cộng Hòa vào cộng đồng những nước ưa chuộng thái bình trên thế giới và mở rộng sự công nhận ngoại giao cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tôi mong muốn sớm có một cuộc trao đổi đại diện ngoại giao giữa hai nước chúng ta..... 84/
Sau việc công nhận Bảo, Đại Pháp đã nhanh chóng yêu cầu Mỹ viện trợ. Ngày 08 Tháng 5 1950, Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] Acheson công bố tuyên bố sau đây tại Paris:
“Bộ trưởng Ngoại Giao [Pháp] và tôi vừa có một cuộc trao đổi quan điểm về tình hình Đông Dương và cả hai thỏa thuận chung về tình hình cấp bách trong khu vực và sự cần thiết hành động để thay đổi tình hình.
“Chúng tôi ghi nhận rằng thực tế vấn đề đáp ứng các mối đe dọa an ninh của Việt Nam Campuchia và Lào nay được hưởng độc lập trong Liên Hiệp Pháp chủ yếu là trách nhiệm của Pháp và Chính phủ và nhân dân Đông Dương. Hoa Kỳ nhận định rằng giải pháp của vấn đề Đông Dương phụ thuộc cả về việc khôi phục an ninh lẫn sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc chân chính và rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có thể và đóng góp [tốt] vào những mục tiêu chính yếu này.
“Chính phủ Hoa Kỳ, tin rằng sẽ không phải có độc lập dân tộc, cũng không có sự tiến hóa dân chủ nào tồn tại trong bất kỳ khu vực nào bị chi phối bởi Chủ nghĩa đế quốc Liên Xô, cân nhắc tình hình đã trở nên đủ xác đáng để đảm bảo viện trợ kinh tế và trang thiết bị quân sự cho Liên Bang Đông Dương và cho Pháp để giúp họ khôi phục sự ổn định và cho phép các nước này theo đuổi sự phát triển hòa bình và dân chủ của họ.” 85/
Ngày 11 Tháng Năm năm 1950, Quyền Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] đã đưa ra tuyên bố sau:
“Một nhiệm vụ khảo sát đặc biệt, đứng đầu bởi R. Allen Griffin vừa trở về từ Đông Nam Á, báo cáo về hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cần thiết trong khu vực đó. Tổng quát các khuyến nghị đối với khu vực là khiêm tốn và tổng số nằm trong khoảng $ 60 triệu [đô la]. Bộ ngay tức thì làm việc về kế hoạch để thực hiện chương trình này.
“Bộ Trưởng [Ngoại Giao Mỹ] Acheson hôm thứ hai ở Paris đã nêu lên tính cấp bách của tình hình trên các nước liên kết Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Bộ đang làm việc cùng với ECA để thực hiện các khuyến nghị hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật cho Đông Dương cũng như các nước Đông Nam Á khác và dự đoán rằng chương trình này sẽ được tiến hành trong một tương lai gần.
“Hỗ trợ quân sự cho Đông Nam Á đang được Bộ Quốc phòng làm việc phối hợp với Bộ Ngoại giao, và các chi tiết sẽ không được công bố vì lý do an ninh.
“Nhu cầu hỗ trợ quân sự sẽ là một quỹ khẩn cấp 15 triệu US$ lấy từ [quỹ của] khu vực Trung Quốc.
“Nhu cầu hỗ trợ kinh tế sẽ được đáp ứng từ nguồn vốn viện trợ ECA Trung Quốc, một phần trong đó cả hai viện của Quốc hội đã chỉ ra là để tài trợ cho khu vực Trung Quốc nói chung. Động tác lập pháp chót là vẫn còn đang chờ quyết định của thẩm quyền này [Quốc Hội] nhưng dự kiến là sẽ được hoàn tất trong tuần tới.” 86/
Hoa Kỳ sau đó trực tiếp liên quan đến việc phát triển thảm kịch tại Việt Nam.
( Phần trích lục [Foot Note] từ trang 75 đến trang 81 không được dịch ở đây – người dịch)
(xem tiếp kỳ 6)

I. B.
TÍNH CHẤT VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆT MINH
TÓM TẮT
Một trong những chủ đề thường xuyên được dùng để chỉ trích chính sách của Mỹ tại Việt Nam là, từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II, [Mỹ] đã thất bại không nhận ra rằng Việt Minh là cỗ xe chính yếu cho chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và chính nó, trên thực tế, đã kiểm soát và quản lý hiệu quả trên toàn cõi Việt Nam. Bằng chứng trên các vấn đề như việc được lòng dân và [khả năng] kiểm soát là luôn luôn có phần đáng nghi ngờ - đặc biệt là khi giao dịch với một đất nước kỳ lạ như Việt Nam vào một thời điểm khi mà những gì người Mỹ biết về nó [VN] phần lớn là phụ thuộc vào nguồn tin từ Pháp. Măc dù như thế, một số khái quát có cơ sở có thể được đúc kết.
Thứ nhất, Việt Minh là nguồn lực chính của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và [là lực lượng đấu tranh chính] chống thực dân Pháp. Có nhiều nhóm khác cũng tranh đấu cho Độc Lập của Việt Nam nhưng không đủ sức cạnh tranh [với Việt Minh] trên quy mô quốc gia. Điều đúng nữa là Đảng Cộng Sản Đông Dương [ĐCSĐD] có kỷ luật, tổ chức tốt, lãnh đạo giỏi là yếu tố để kiểm soát Việt Minh. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Đông Dương về con số lại không phải là đa số trong tổng số các thành viên hoặc trong lãnh đạo của tổ chức [Việt Minh]. Khoảng cách giữa sự kiểm soát và con số này có thể được giải thích bởi hai yếu tố: (a) chiến lược của Cộng Sản là thống nhất các yếu tố dân tộc để đạt được mục tiêu trước mắt là Độc Lập và (b) các thành phần khác của Việt Minh đã khá lớn, đủ để xé lẽ toàn bộ phong trào. Nói cách khác kể từ Chiến tranh thế giới thứ II, ĐCSĐD là đủ mạnh để dẫn dắt, nhưng không [ở vị thế] thống trị phe Việt Nam Quốc Gia.
Thứ hai, Việt Minh có đủ uy tín và hiệu năng để biến mình thành một chính phủ cho toàn Việt Nam, một chính phủ có thể mở rộng quyền lực của mình trong cả nước sau chiến tranh thế giới thứ II – ngoại trừ trở ngại là do Pháp muốn khẳng định lại [vị trí của mình], và trong một mức độ thấp hơn là do đối lập chính trị của người bản xứ tại Nam Kỳ. Việt Minh lúc nào cũng mạnh hơn ở Bắc Kỳ và An Nam [miền Trung] so với miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, hình như có khả năng là trong sự vắng mặt của người Pháp, thông qua chính phủ mới thành lập của họ, ở miền Bắc, Việt Minh đã đè bẹp các nhóm dân tộc bản địa, tôn giáo,. và các phe đối lập khác trong thời gian ngắn.
Chủ nghĩa Quốc Gia Việt Nam đã phát triển thành ba loại đảng phái chính trị hay phong trào:
Phe chủ trương Cải Cách. Dựa trên một số ít ỏi trong số những người Việt Nam ưu tú có học, các đảng này cho rằng mình đại diện cho đông đảo nông dân - ngoại trừ trong ý nghĩa theo lối “cha mẹ” dân như quan lại như ngày xưa. Nói chung, họ chủ trương cải cách các mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam để thành lập một quốc gia [Việt Nam] độc lập và thống nhất, nhưng không phải nhằm cắt đứt các liên kết có lợi với chính quốc [Pháp], cũng không muốn làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu xã hội Việt Nam. Các thành viên bao gồm nhiều người không chê vào đâu được và có tinh thần quốc gia như Ngô Đình Diệm – nhưng cũng có một số là cơ hội chủ nghĩa và tham nhũng. Phe cải cách sau đó càng ngày càng mất uy tín vì đã hợp tác với Nhật trong Thế chiến II. Chính phe Cải Cách đã tạo cơ sở cho "giải pháp Bảo Đại" mà Pháp và Mỹ bị cuốn hút vào cuối năm 1940.
Các Giáo Phái. Nam Kỳ - và gần như chỉ có ở đây - trong những năm 1930 đã xuất hiện giáo phái tôn giáo chỉ huy lòng trung thành vững chắc của hàng trăm ngàn nông dân. Hai trong số này - Cao Đài và Hòa Hảo - khao khát quyền lực về Đạo cũng như về Đời, dàn trải các lực lượng vũ trang, và thành lập chính quyền địa phương riêng. Họ phản đối cả hai quyền bá chủ chính trị và văn hóa của Pháp, và sự thống trị của các đảng phái khác ở Việt Nam. Một số trong họ đã hợp tác công khai với Nhật trong khoảng 1940-1945. Vì những nhóm này mang tính tôn giáo và địa phương, mọi so sánh họ với các đảng phái khác đều không chính xác. Những phong trào này được đánh giá trong một chừng mực nào đó là một thể loại rất riêng của chủ nghĩa dân tộc so với Bắc Kỳ hay Trung Kỳ.
Phe phái Cách Mạng. Còn lại rất nhiều phe phái chính trị Việt Nam rơi vào các thể loại mang tính cách mạng: họ đã ủng hộ Việt Nam độc lập tách khỏi Pháp và trong một mức độ nào đó tổ chức triệt để lại chính thể Việt Nam. Màu sắc chính trị của họ dao động từ [1] màu đỏ đậm Trốt Kít mà Sài Gòn là trung tâm (Trốt Kít là những người đã ủng hộ cuộc cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới, và trong phạm vi Việt Nam, tước đoạt quyền sở hữu [để giao lại] cho các công nhân và nông dân) thông qua màu sắc ít bạo lực của chủ nghĩa cộng sản ; [2] và phe Quốc Dân Đảng theo kiểu chủ nghĩa dân tộc, [3] cho đến nhóm dân tộc chủ nghĩa không rõ ràng, chiết trung, của tình huynh đệ tội phạm Bình Xuyên (một hiện tượng Sài Gòn khác). Chỉ hai trong số các phong trào này là có một ảnh hưởng rộng rãi tại Việt Nam: Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD), và Đảng Quốc gia Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDD). Cả đôi bên đã gặp rắc rối trong suốt lịch sử của họ bởi nạn phe nhóm, và luôn luôn bị thanh trừng (bởi cảnh sát Pháp). Cả hai đều ước nguyện chính trị hóa nông dân nhưng không hoàn toàn thành công. Trong hai nhóm này, ĐCSĐD luôn chứng minh là họ khả năng phục hồi cao hơn và được lòng dân chúng hơn, nhờ học thuyết và phương pháp đấu tranh bí ẩn cao hơn, và [nhờ vào] lãnh đạo chặt chẽ và sắc sảo hơn. Cả hai ĐCSĐD và VNQDD đều có mặt trong các cuộc nổi dậy của nông dân năm 1930-1931, và 1940-1941. Mỗi bên đều đóng một vai trò quan trọng trong kháng chiến Việt Nam chống lại Pháp thời Vichy và Nhật trong Thế chiến II: ĐCSĐD là hạt nhân của Việt Minh, và VNQDD là một thành phần quan trọng của Đồng Minh Hội do phe Quốc Gia Trung Quốc [Quốc Dân Đảng dưới Tưởng Giới Thạch] bảo trợ.
Việt Minh - Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đi hoạt động vào tháng Năm năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương, được tổ chức ở Nam Trung Quốc. Nó được thành lập như một tổ chức "Mặt Trận Thống Nhất" với Hồ Chí Minh đứng đầu [Việt Minh], và bước đầu gồm có ĐCSĐD, Đoàn Thanh Niên Cách mạng, đảng Tân Việt, và một số người của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDD). Sự gia nhập [vào Việt Minh] được mở cửa cho bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào sẵn sàng tham gia đấu tranh cho "giải phóng dân tộc”. Việt Minh công bố một chương trình kêu gọi một loạt các cải cách xã hội và chính trị được thiết kế chủ yếu để thu hút lòng yêu nước của người Việt. Nhấn mạnh được đặt vào một cuộc kháng chiến chống Nhật và sự chuẩn bị cho "một cuộc nổi dậy bằng cách tổ chức người dân thành những đoàn thể tự vệ", không lời lẽ mầu sắc cộng sản.
Mặc dù lúc đầu Việt Minh được một tướng Quốc Dân Đảng [Trung Hoa] bảo trợ, Hồ đã nhanh chóng trở thành đối tượng bị nghi ngờ, và vào năm 1942 đã bị Trung Quốc bỏ tù. Trong khi ông đã ở trong tù, có lẽ để cắt đứt sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Minh, và để bảo đảm việc kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc trên Việt Nam, Quốc Dân Đảng [Trung Hoa] nuôi dưỡng một đối thủ trong "mặt trận dân tộc" là Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội [gọi tắt là Đồng Minh Hội hay Việt Cách, khác với Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tức Việt Minh], dựa trên VNQDD, là Đảng Đại Việt, và một số các nhóm nhỏ hơn, nhưng được cho là bao gồm cả Việt Minh. Tuy nhiên trong thực tế, Đồng Minh Hội không làm được gì nhiều hơn là một quyền chỉ huy trên danh nghĩa trên Việt Minh. Trong năm 1943, Hồ đã được thả và đưa ra chịu trách nhiệm Đồng Minh Hội - một tình trạng rõ ràng là có điều kiện buộc ông chấp nhận sự chỉ đạo trên tổng thể của Trung Hoa [quốc gia] và cung cấp tin tức tình báo cho Đồng Minh. Nhưng khi chiến tranh tiếp diễn, Hồ và Việt Minh đã tách ra khỏi Đồng Minh Hội, và các nhóm [Đồng Minh Hội] này không bao giờ thành công trong việc có phần trong bộ máy quyền lực ở Việt Nam so với Việt Minh.
Trong chiến tranh, một số đảng phái chính trị Việt Nam hợp tác với Nhật hay với Pháp dưới Vichy. Họ bị đặt vào thế bất lợi trong và sau cuộc chiến để cạnh tranh so với ĐCSĐD, Việt Minh, hoặc Đồng Minh Hội - tất cả đều đạt được một hào quang vê niềm tin vững chắc dành cho kháng chiến ngược lại với tất cả tên tuổi [đảng phái dính với] nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ ĐCSĐD và Việt Minh thiết lập danh tiếng của họ trong dân chúng Việt Nam qua những chiến dịch quân sự lớn rộng. Tại Nam Kỳ, cho đến khi lộ mặt tháng 4 năm 1945, ĐCSĐD tiếp tục hoạt động chủ yếu là trong bí mật mà không quan tâm nhiều về lớp che Việt Minh, tuy nhiên tại An Nam [Trung Kỳ] và Bắc Kỳ, tất cả các chủ trương (ĐCSĐD) đều dưới danh nghĩa Việt Minh. Khắp Việt Nam, ĐCSĐD đã phát huy một chính trị kiên nhẫn: việc phổ biến tuyên truyền, đào tạo cán bộ, việc thành lập một mạng lưới các tế bào để tận làng xã. Trong chiến tranh, ĐCSĐD là cốt lõi chính của Việt Minh, nhưng đại bộ phận các thành viên Việt Minh lại không có chút nghi ngờ gì về một thực tế: họ đã phục vụ Việt Minh từ một tấm lòng nhiệt thành yêu nước.
Tổ chức O.S.S. [tiền thân của CIA] của Mỹ trong Thế chiến II chọn đối tác với Việt Minh là bộ máy kháng chiến duy nhất có hiệu quả tại Việt Nam, phụ thuộc vào nó về những tin tình báo đáng tin cậy, và hỗ trợ Mỹ trong việc cứu giúp các phi công Đồng Minh bị bắn rơi. Tuy nhiên, Việt Minh đặt ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị lên trên những sứ mệnh quân sự này. Căn cứ thường trực đầu tiên Việt Minh được thành lập vào năm 1942-43 trong vùng núi phía bắc Hà Nội [Viê,t Bắc]. Chỉ sau khi mạng lưới chính trị của họ đã được cũng cố vững chắc, họ đã tung lực lượng du kích đầu tiên của họ vào trận chiến trong tháng 9 năm 1943. Các đơn vị đầu tiên của Quân đội Giải phóng Việt Minh đi vào hoạt động ngày 22 tháng 12 năm 1944, và có ít bằng chứng về tính quy mô lớn, có phối hợp của hoạt động du kích cho đến sau tháng 3 năm 1945.
Vào cuối năm 1944, Việt Minh tuyên bố họ có tổng số 500 ngàn thành viên trong đó 200 ngàn ở Bắc Kỳ, 150 ngàn ở miền Trung Kỳ, và 150 ngàn ở Nam Kỳ. Cấu trúc chính trị và quân sự đáng kể của Việt Minh tiếp tục phát triển ở miền Bắc Việt Nam. Trong tháng 5 năm 1945, Việt Minh thành lập "vùng giải phóng” gần biên giới Trung Quốc. Khi chiến tranh [thế giới] đã gần đến kết thúc thì Việt Minh quyết tâm chiếm trước vùng chiếm đóng của Đồng Minh và thành lập ngay một chính phủ trước khi họ [Đồng Minh] đến. Khả năng của Việt Minh về chuyện này đã được chứng minh ở miền Bắc là tốt hơn hơn ở miền Nam. Trong tháng 8 năm 1945 ở miền Bắc lực lượng của Hồ Chí Minh cướp chính quyền từ tay Nhật và [ở Trung Kỳ] Bảo Đại bị ép buộc phải thoái vị và nhường quyền cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).Tuy nhiên tại Nam Kỳ, Việt Minh chỉ đạt được sự kiểm soát mỏng manh ở Sài Gòn và các vùng lân cận. Tuy nhiên khi các đồng minh đến, Việt Minh đã là chính phủ trên thực tế ở cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam: chính phủ Hồ Chí Minh ở Miền Bắc tại Hà Nội, và một "Ủy ban Kháng Chiến Nam Bộ" ở Sài Gòn mà trong đó thành phần ĐCSĐD chiếm ưu thế.
Ngày 12 tháng 9 năm 1945, người Anh đã cho đổ một tiểu đoàn Gurkha và một đại đội quân Pháp Tự Do vào Sài Gòn. Các chỉ huy Anh nhìn Chính phủ Việt Nam với thái độ khinh thị vì thiếu quyền của Pháp và vì không có khả năng dập tắt các rối loạn dân sự ở Nam Việt Nam. Ở Sài Gòn Cảnh Sát đụng độ với nhóm Trốt Kít và ở các khu vực nông thôn đánh nhau đã nổ ra giữa quân Việt Minh và những người của Cao Đài và Hòa Hảo. Bạo lực đã làm các cố gắng kéo các phe phái Việt Nam về cùng với nhau ngày càng trở nên vô ích đã làm tư lệnh Pháp yêu cầu Anh cho phép họ nhập cuộc để lập lại trật tự. Sáng ngày 23 tháng 9, quân đội Pháp lật đổ chính phủ Việt Nam [ở Sàigon] sau một nhiệm kỳ chỉ có ba tuần. Ngôn ngữ chính thức mà Anh gọi đó là "không may" về phương cách mà Pháp thực hiện cuộc đảo chính mà họ "chắc chắn rằng sẽ có những biện pháp đối phó được thực hiện bởi [người Việt]...". Trả đủa từ phía Việt Nam là nhanh chóng và đầy bạo lực: hơn 100 người phương Tây đã bị giết chết trong vài ngày đầu và nhiều người khác bị bắt cóc. Ngày 26 tháng 9 chỉ huy trưởng của cơ quan OSS [của Mỹ] ở Sài Gòn đã bị giết chết. Do đó, chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất [với Pháp] bắt đầu tại Nam Kỳ vào cuối tháng Chín năm 1945 và máu của người Mỹ đã đổ ra trong giờ khai mạc.
Tại Nam Kỳ vào thời điểm đó, ĐCSĐD đã ở một vị trí đặc biệt dễ bị tổn thương. ĐCSĐD đã cho phép Việt Minh đứng ra như là một cánh tay cho Đồng Minh, hỗ trợ hợp tác với người Anh và ân xá cho người Pháp. Đảng đã thực hiện, thông qua các Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ đàn áp các nhóm Trotskytes. Nhưng bạo lực đã làm suy yếu các vận động chính trị hòa hoãn để việc duy trì trật tự công cộng, và các cuộc đàm phán với Pháp. Hơn nữa, ĐCSĐD ở Sài Gòn đã được cộng sản Pháp đảm bảo rằng họ sẽ không nhận được sự giúp đỡ của các Đảng anh em ở nước ngoài. Cuộc đảo chính Pháp đã đẩy cuộc xung đột với người Việt Nam ở Nam Kỳ. Câu hỏi đặt ra trước những người cộng sản đã làm thế nào để giải quyết, lãnh đạo (ĐCSĐD) xác định rằng con đường bạo lực là chọn lựa duy nhất, và để duy trì vai trò lãnh đạo phong trào [giải phóng] dân tộc ở miền Nam Việt Nam, họ đã làm cho Việt Minh trở thành kẻ thù không khuất phục trong việc thỏa hiệp với Pháp.
Tình hình trên toàn cõi Việt Nam vào cuối thế chiến là rất lẫn lộn, không phải Pháp, cũng không phải là Việt Minh, hay bất kỳ nhóm nào khác thể hiện được rõ ràng là người có quyền lực. Trong khi Việt Minh dù ở xa vẫn là tổ chức Việt mạnh mẽ nhất, và trong khi họ tuyên bố đang cai trị cả Việt Nam, thì quyền lực của họ lại bị thử thách bởi Trung Hoa ở miền Bắc và bởi người Anh ở miền Nam. Vị trí của Pháp rành rành là mong manh hơn so với của Việt Minh cho đến ngày 09 tháng 10 năm 1945. Ngày đó, Pháp và Anh đã ký kết một thỏa thuận theo đó Anh chính thức công nhận chính quyền dân sự Pháp ở Đông Dương và nhượng quyền chiếm đóng từ phía Nam của vĩ tuyến 16 Pháp. Việc nhượng quyền ở miền Nam không phải là để cho một vấn đề thực tế [tái lập trật tự], [mà là để] đảm bảo quyền cai trị của Pháp. Đối diện với chỉ có 35.000 binh lính Pháp ở miền Nam Việt Nam, Việt Minh và các bên khác dễ dàng đối đầu chống Pháp.
Quyền lực của Việt Minh ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ là tương đối rõ nhưng không có nghĩa là không bị thách thức. Ở miền Bắc, nổi bật trong thực tế cuộc sống chính trị của Việt Minh là sự hiện diện của quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng với 50.000 lính. Thông qua sự hiện diện này, người Trung Quốc có thể buộc Việt Minh thích ứng với Việt Nam Quốc dân Đảng than Trung Quốc trong VNDCCH và phải trì hoãn những chính sách [của VM] đối với Trung Quốc trong nhiều khía cạnh khác. Tình hình miền Bắc Việt Nam vào mùa thu năm 1945 được mô tả trong bản đồ trên trang B_41.
Việt Minh đã đi xa hơn những mong muốn của Trung Hoa. Trong khi thành chính phủ Bắc Việt 02 tháng 9 năm 1945, nhóm thân Trung Quốc, các chính trị gia không Việt Minh đều có mặt, và ĐCSĐD chỉ có 6 trong số 16 thành viên trong Nội Các. Ngày 11 Tháng 11 năm 1945, lãnh đạo Việt Minh còn di xa hơn nữa, là chính thức giải thể Đảng Cộng Sản Đông Dương để tránh "hiểu lầm". Hồ đồng ý lịch trình cuộc bầu cử quốc gia vào tháng Giêng năm 1946. Kết quả của cuộc bầu cử đã được sắp xếp trước với các đảng đối lập lớn và Quốc Hội được "bầu" như đã sắp xếp đã gặp nhau vào ngày 02 Tháng Ba năm 1946. Quốc Hội này đã thông qua một chính phủ VNDCCH mới, với ĐCSĐD chỉ có 2 trong 12 thành viên của nội các.
Sau đó, Pháp đã sẵn sàng đưa ra một thách thức mạnh mẽ hơn. Quân tiếp viện Pháp đã đến Đông Dương, do đó, Paris có thể tung ra hoạt động ở Bắc Việt Nam cũng như ở Nam Kỳ. Đầu năm 1946, Trung Hoa đã giao quyền chiếm đóng ở phía Bắc cho Pháp. Đối mặt với việc quân sự Pháp tăng sức mạnh và việc Trung Hoa rút quân, và bị nước ngoài từ chối công nhận, Hồ quyết định rằng ông đã không thể quay lưng không đàm phán với Pháp. Ngày 06 tháng ba 1946, Hồ đã ký một Hiệp Định đồng ý để Pháp quay lại Việt Nam trong năm năm và đổi lại Pháp công nhận VNDCCH là một nước tự do trong Liên Hiệp Pháp.
Hiệp Định này đã làm uy tín của Hồ bị giảm sút tối đa, và Hồ đã đưa tất cả uy tín của mình để ngăn chặn các nổi loạn công khai. Ngày 27 tháng năm 1946, Hồ đã đối phó các cuộc phản kháng bằng cách sáp nhập Việt Minh vào [Mặt Trận] Liên Việt, một [tổ chức] lớn hơn nhằm ôm cả vào một "Mặt Trận Quốc Gia". Sự thân thiện trong Mặt Trận Liên Việt, tuy nhiên, chỉ kéo dài trong khi Trung Hoa vẫn còn ở miền Bắc Việt Nam. Sau khi họ rút độ một vài tuần, vào giữa tháng Sáu, Việt Minh, với sự hỗ trợ của quân đội Pháp, tấn công Đồng Minh Hội và VNQDD, gọi họ là "kẻ thù của hòa bình", hiệu quả là trấn áp các tổ chức đối lập, và khẳng định quyền kiểm soát của Việt Minh trong toàn miền Bắc Việt Nam.
Nhưng ngay cả với việc [nhượng bộ Pháp] này uy lực [của Hồ] xem như chỉ là tạm thời. Hồ Chí Minh, mặc dù hết sức cố gắng, vẫn không thể đàm phán bất kỳ tình trạng “ai đâu ở đó” bền vững với người Pháp trong mùa hè và mùa thu năm 1946. Trong khi đó, VNDCCH và Việt Minh đã bị kéo vào sự kiểm soát ngày càng nhiều của "chủ nghĩa Mác xít" của ĐCSDD cũ. Ví dụ, trong các phiên họp của Quốc hội VNDCCH vào tháng Mười Hai, các thành viên phe đối lập đã bị cắt xuống còn 20 trong hơn [tổng số] 300 Đại Biểu, và chỉ một ít "chủ nghĩa Marx" chiếm ưu thế trong sinh hoạt của Quốc Hội. Tuy nhiên, chính phủ VNDCCH vẫn duy trì ít nhất một bộ mặt liên minh. Sơ đồ (trang B51-55) tổ chứa lãnh đạo của họ [VNDCCH] trong thời gian 1945-1949 cho thấy rằng cho đến 1949, thành viên ĐCSDD vẫn còn trong thiểu số, và phe đối lập chính thức gồm các chính trị gia của VNQDD và Đồng Minh Hội là luôn luôn có mặt một cách thích hợp.
Mặc dù cuộc chiến tranh Nam Kỳ vẫn tiếp diễn trong suốt năm 1946, Việt Minh giữ vai trò lãnh đạo kháng chiến, cuộc chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam đã không nổ ra cho đến Tháng Mười Hai, 1946. Một loạt các cuộc đụng độ vũ trang vào tháng Mười Một được nối tiếp bằng một cuộc chiến quy mô lớn tại Hà Nội vào cuối tháng Mười Hai. Chính phủ VNDCCH đã rút về những vùng rừng núi để tiếp tục một chính quyền trong bóng tối. Việt Minh đã chuyển mình trở lại thành một tổ chức kháng chiến [nữa công khai] nửa bí mật và đưa ra quyết tâm đánh bại quân Pháp trên toàn lãnh thổ [Việt Nam]. Trong năm đầu của cuộc chiến tranh năm 1947, Việt Minh đã có những bước để khôi phục lại hình ảnh của nó như là một phong trào dân tộc, yêu nước, chống ngoại xâm và một lần nữa làm giảm sự lãnh đạo của ĐCSDD của họ. Chính phủ VNDCCH đã được tổ chức lại và những người cộng sản nổi tiếng bị loại ra. Như Việt Minh đã dần tập trung sức mạnh trong những năm qua, tuy nhiên, cũng những khuôn mặt đó đã trở lại trong chính phủ VNDCCH.
Tháng 2 năm 1951, nói chuyện trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (Lao Động), Hồ Chí Minh nói rằng Đảng Cộng sản đã hình thành và lãnh đạo Việt Minh, và thành lập và cai trị VNDCCH. Trong khi thực dân Pháp tái xuất hiện ở miền Nam Việt Nam và một chính phủ [Việt] quốc gia ở miền Bắc Việt Nam được chính phủ Trung Hoa Quốc Gia bảo trợ dường như đang xảy ra, Hồ đã xác tín được [việc trên], Đảng đã rút vào bí mật và đi vào các thỏa thuận với Pháp.
“Lênin nói rằng ngay cả khi phải thỏa hiệp với kẻ cướp mà tạo thuận lợi cho cách mạng, ông sẽ làm điều đó....”
Nhưng lời giải thích không đứng vững, Việt Minh không thể chối cãi được là một phong trào dân tộc chủ nghĩa, hợp lòng dân, và yêu nước. Nó cũng là phương tiện truyền bá nổi bật và thành công nhất của dân tộc Việt Nam trong những năm 1940. Trong một mức độ nào đó, họ [Việt Minh] luôn luôn là không cộng sản. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy, từ khi thành lập, Hồ Chí Minh và phụ tá của ông trong Đảng Cộng sản Đông Dương đã hình thành chiến lược, chỉ đạo hoạt động, và vận động mọi năng lượng của nó [Việt Minh] sao phù hợp với các mục tiêu riêng của họ - như sau đó họ đã tuyên bố. Cho rằng có thể có nhiều khi các thành phần không cộng sản của Việt đã chiếm ưu thế trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, chuyện này chỉ là suy đoán. Có vẻ như rõ ràng rằng, trong diễn tiến các sự việc, tất cả các phong trào dân tộc không cộng sản - cải cách, thần quyền, hoặc mang tính cách mạng – là quá địa phương, quá chia rẽ, hoặc quá tiêm nhiễm với các tổ chức Quốc gia Nhật hay Trung Quốc để có thể cạnh tranh thành công với ĐCSĐD để kiểm soát Việt Minh. Và không ai có thể cạnh tranh hiệu quả với Việt Minh trong việc lôi kéo tầng lớp nông dân Việt Nam.
1. B. 1.
TÍNH CHẤT VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆT MINH
MỤC LỤC
1.Nguồn gốc của Việt Minh....................................... B-9
a. Phong trào chính trị Việt Nam trước chiến tranh thế giới thứ II.... B-9
(1) Tình hình chính trị trong những năm 1920 và năm 1930......……B-9
(2) Việt Nam Quốc Dân Đảng........................... B-11
(3) Tính ưu việt của Đảng Cộng Sản Đông Dương.................. B-13

Thế Chiến Thứ II và Việt Minh.............................B-18
Hình thành các Liên đoàn Độc lập, năm1941...............……B-18
Thành phần và chương trình của các Đảng phái................. B-20
Cạnh tranh giữa các Đảng................ B-22
Đồng Minh Hội..................................B-22
Những đảng hợp tác.........................B-23
Trốt Kít............................................B-25
(4) Hoạt động của Việt Minh ở Việt Nam.................... B-25
(5) Giải phóng miền Bắc Việt Nam............................. B-27
(6) Giải phóng miền Nam Việt Nam........................... B-30

I. B. TÍNH CHẤT VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆT MINH
Nguồn gốc của Việt Minh
Những phong trào chính trị ở Việt Nam thời kỳ trước Thế Chiến II
Tình hình chính trị trong những năm 1920 và năm 1930
Trong tám mươi năm Pháp thống trị Việt Nam sản lượng gạo đã không tăng tính trên mẫu Anh, nếu so với cùng độ mầu mỡ đất đai của Việt Nam, năm 1940, là mức thấp nhất trên thế giới. Dân số Việt đã tăng gấp hai lần mức tăng của sản lượng gạo từ vùng đất canh tác mới. Như vậy, việc Pháp xưng tụng rằng chủ nghĩa Đế Quốc của họ đã nâng mức sống của người Việt Nam là không đứng vững, đã không có bằng chứng nào cho thấy họ đã cải thiện chế độ ăn uống của nhân dân, hoặc giải quyết vấn đề nạn đói thường xuyên xảy ra. Trong thực tế, những người nông dân nông thôn vào những năm 1940 đã có hoàn cảnh xã hội khó khăn hơn so với tổ tiên của họ, trong đó xã hội phong kiến tiền thuộc địa với nền kinh tế tự cung tự cấp đã cung cấp tốt hơn cho nhu cầu cơ bản của [tổ tiên] họ về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Hơn nữa, chủ nghĩa trọng thương mới của Pháp, trên thực tế, đã giao cho Ngân Hàng Đông Dương một vai trò quan trọng trong chính sách thuộc địa [của Pháp]. Ngân Hàng này là một độc quyền của Pháp, gần như là một ảnh hưởng không may cho Việt Nam như những người cộng sản đã mô tả nó; ít nhất, với chính quyền thuộc địa, nó [Ngân Hàng Đông Dương] bảo vệ vị trí kinh tế Pháp thông qua việc ngăn chặn tính di động về xã hội và chính trị của Việt Nam. Người Việt được tham gia hợp pháp những doanh nghiệp trong nước với rất nhiều yếu kém, và được làm tất cả ngành nghề trừ ngành ngoại thương. Trước thế chiến II rất ít tác giả không phải là người Pháp đã mô tả chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam như được mô tả bởi Karl Marx. Ví dụ, quan chức người Mỹ gốc Áo, Joseph Buttinger, đã mô tả những đặc trưng của xã hội và chính trị Việt Nam vào cuối những năm 1930 như sau:
“Sự nghèo khổ là rất cao cho hầu hết các nông dân và tất cả các tá điền, không chỉ nạn nhân mãn xảy ra ở Bắc và Trung Kỳ, mà còn ở Đàng Trong, nơi được coi là phong phú hơn nhiều so với bốn quốc gia Đông Dương khác, nó [Đàng Trong] đóng góp 40% ngân sách chung. Gánh nặng kinh tế của nhà cầm quyền Pháp, theo một nhà văn người Anh đương đại, chủ yếu là nằm trên vai của nông dân, và nhu cầu tài chính, với tỷ lệ sinh sản ngày càng tăng, dẫn đến sự nghèo khổ ngày càng tăng của nông thôn, một quá trình minh họa bằng thực tế rằng nợ nông thôn tại Nam Kỳ một mình tăng từ 31 triệu đồng bạc Đông Dương năm 1900 lên đến 134 triệu đồng trong năm 1930.
"Tuy nhiên không có phán quyết nào nghiêm trọng cho sự thất bại của người Pháp về việc chống lại đói nghèo ở nông thôn hơn một báo cáo khô khan của một cơ quan Pháp về điều kiện sống ở Việt Nam. “Đó chỉ là trong những thời gian lao động nông nghiệp bận bịu nhất [mùa cấy, gặt]", E.Lerich đã viết như thế trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1942, có nghĩa là chỉ một phần ba của năm và đặc biệt là khi thu hoạch, người dân có đủ để ăn.
“Nỗ lực đầy đau khổ của người nông dân, một người Việt Nam yêu dân tộc thuần phục [trong guồng máy] đã viết trong những năm 1920, không được trả công bằng cuộc sống no đủ, vì vậy anh ước mơ được “hạnh phúc hơn, công bằng hơn”. Không thể nghi ngờ rằng chắc chắn anh ta đã hành động. Nhưng những gì những người dân tộc chủ nghĩa đã không nhìn thấy vào những năm 1930, là người nông dân đã rất sẵn sàng ra khỏi giấc mơ để xông vào hành động. Lúc ấy họ sẽ lắng nghe bất cứ phe phái nào có nhà lãnh đạo đã sẵn sàng lấy đấu tranh cho người nghèo làm cương lĩnh chính trị. Thật không may, điều này chỉ được nắm bắt bởi những người cộng sản. Khi họ tuyên bố rằng cuộc đấu tranh cho độc lập có thể có ý nghĩa cho người nghèo chỉ khi độc lập nhằm mục đích cải thiện điều kiện xã hội của họ [người nghèo], những người cộng sản đã giành chiến thắng vòng đầu trong cuộc chiến giành phần lãnh đạo với phe quốc gia chủ nghĩa. “ 2/
Cộng sản, tuy nhiên, không phải chỉ là phong trào chính trị Việt Nam duy nhất tích cực tìm cách thay đổi mối quan hệ với thực dân Pháp. Ba loại lực lượng chính trị có thể được xác định:
Các phong trào chính trị Việt Nam chính năm 1920 – 1940 (với năm thành lập) 3/
Nhóm chủ trương cải cách hệ thống [cai trị của] Pháp
Đảng Lập Hiến (1923)
Đảng Nhân Dân Tiến Bộ Việt Nam (1923)
Đảng Dân chủ (1937)
Đảng Xã hội (1936)
Nhóm Giáo Phái
          Cao Đài (1920)
          Hòa Hảo (1939)
Đảng chủ trương Cách Mạng và Độc Lập Dân Tộc
          Việt Nam Quốc Dân Đảng (1927)
          Việt Nam Cách Mạng Đảng (1927) – giải tán (1930)
          Việt Nam Tân Cách Mạng Đảng (1928) – giải tán (1930)
          Đảng Cộng Sản Đông Dương (1930)
          Phong trào Trốt Kít (1931)
          Việt Nam Quang Phục Hội (1931)
Phe cải cách mạnh nhất tại Nam Kỳ nơi mà người Pháp quản lý trực tiếp không như là do người Việt ở Trung Kỳ hoặc Bắc Kỳ, và, có lẽ họ cảm thấy an toàn hơn trong vòng kiểm soát của Pháp, được có những hoạt động chính trị ở Việt Nam nhưng [chính những hoạt động đó] lại bị cấm ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không phong trào cải cách nào có được một cơ sở quần chúng, và tất cả đều suy tàn vào lúc bắt đầu của cuộc chiến tranh Thế giới II.
Các giáo phái cũng là một hiện tượng [đặc thù] của Nam Kỳ, nhưng không giống như phe nhóm cải cách, họ được rộng rãi nhân dân ủng hộ. Giáo phái Cao Đai nhanh chóng đặt cơ sở trong những năm cuối 1920 và 30, và đã trở thành một lực lượng chính trị chính danh giữa các nông dân trong tỉnh Tây Ninh (phía Tây Bắc của Sài Gòn) và ở đồng bằng sông Cửu Long. Giáo phái Hòa Hảo phát triển nhanh chóng từ khi thành lập vào cuối năm 30 trong vùng những nông dân phía Tây Nam đồng bằng sông Sài Gòn.
Các nhóm cách mạng, ngược lại, tập trung chủ yếu ở miền Bắc, mang tính triệt để và hình thái bí ẩn là hai điều cần thiết – trong hoàn cảnh các chính sách đàn áp của Pháp và của Pháp thông quan hệ thống quan lại mà họ cai trị -- và chịu ảnh hưởng của các tư tưởng nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, và từ các trường đại học ở Hà Nội và Huế. Tất cả các nhóm cách mạng đều có sự tham gia tích cực của người Việt Nam ở nước ngoài. Việt Nam Quang Phục Hội chủ yếu có trụ sở tại Nhật (và cuối cùng trở thành cỗ xe hỗ trợ cho việc Việt Nam gia nhập vào khối Thịnh Vượng Đại Đông Á). Còn lại chủ yếu dựa trên Trung Quốc, và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý của Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch của Quốc Dân Đảng, và đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Trong các nhóm, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đạt được quyền lực chính trị thực sự, nhưng ngay cả những đảng này cũng không thành công trong việc đánh đuổi sự thống trị của Pháp; những thất bại được biết đến của họ, tuy nhiên, đã cho thấy những tiền đề chính trị của Việt Nam hiện đại.
Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ)
Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDD) thành lập vào năm 1927 chủ yếu là từ giới trẻ Việt Nam bất mãn trong các phong trào, chẳng hạn như Hiệp hội Cách mạng không hiệu quả và các tổ chức cộng sản thời sơ khai bị chi phối bởi những người thuộc thế hệ quan lại cổ xưa còn giữ những suy nghĩ trên trời. Các đảng viên VNQDD tự hào về việc xác định họ là giai cấp nông dân Việt Nam, và rập theo mô hình của Quốc Dân Đảng [Trung Hoa]: chi bộ và bí mật, tranh đấu theo cương lĩnh "Dân chủ, Dân tộc, và Dân sinh" của Tôn Dật Tiên. Như mô tả trong sơ đồ (hình 1) 4/. Lịch sử của Quốc Dân Đảng là một trong những đảng bị nhiều phân hóa - đều từ cả hai việc là tranh chấp phe phái và các hành động truy bức của Pháp -- và sáp nhập vào các phong trào khác. Trong cách nhìn của một ai đánh giá dòng lịch sử, Quốc Dân Đảng bắt nguồn từ một trong vài anh hùng dân tộc người Việt Nam thời hiện đại, Phan Bội Châu, từ một phong trào người Việt ở Vân Nam do một đệ tử của Phan Bội Châu là Lê Phú Hiệp; và từ một nhà xuất bản có khuynh hướng Quốc Dân Đảng gọi là Thư viện An Nam. Quốc dân Đảng lúc đầu là một đảng ở Bắc Kỳ, nhưng đã trở thành liên minh với Việt Nam Cách Mạng Đảng của Trung Kỳ (và, trong một mức độ nhỏ, cùng một đảng ở Nam Kỳ). Mối quan hệ [giữa các đảng] không bao giờ lên tới nhiều hơn là liên lạc, và trung tâm Quốc Dân Đảng vẫn là Bắc Kỳ. Tuy nhiên, họ đã có một số lượng [đảng viên] đáng kể, và đã thành công trong việc thành lập một số tế bào trong số người Việt Nam phục vụ trong lực lượng vũ trang Pháp. Năm 1930 các nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng, Nguyễn Thái Học, đã ra lệnh một cuộc tổng nổi dậy chống Pháp.
Ngày 10 Tháng Hai, 1930, cuộc khởi nghĩa bắt đầu với một cuộc binh biến của quân đội tại Vĩnh Yên, và lây lan trên toàn Bắc Kỳ. Pháp phản ứng nhanh chóng, hiệu quả và tàn khốc. Nguyễn Thái Học đã bị bắt và xử tử [chặt đầu cùng 12 Liệt Sĩ Yên Bái khác], cùng lúc hàng trăm Quốc Dân Đảng khác cấp thấp hơn trốn sang Trung Quốc. Đến năm 1932, tàn dư Quốc Dân Đảng ở Việt Nam đã bị săn đuổi khi hoạt động, và Đảng sau đó là tập trung vào cộng đồng lưu vong ở Trung Quốc. Đến năm 1940, sau một loạt các cuộc đấu tranh giữa các phe phái, ba nhánh chính đã thành hình: một phe thân Nhật được gọi là Đảng Đại Việt Dân Chủ, một nhóm lại thành lập ở Việt Nam được gọi là Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng; và phe ở Côn Minh [bên Tầu] theo Vũ Hồng Khanh mang tên VNQDD ban đầu. Nhóm kể sau [VNQDD] sống sót sau chiến tranh, và trở thành quan trọng sau những thăng trầm của nó.
Ưu thế của đảng Cộng Sản Đông Dương
Mất đoàn kết, mong manh và không nhất quán của Quốc Dân Đảng - mặc dù [đảng này] tương đối là hiệu năng so với đa số các đảng khác nhưng tương phản so với sự đoàn kết và sức bền bỉ của Đảng Cộng Sản Đông Dương (ICP). Yếu tố thống nhất chính của phong trào cộng sản là Hồ Chí Minh, và tập thể những người Cộng Sản trung kiên, đa số là do ông tuyển dụng, đào tạo, và lãnh đạo. Nhưng những điều quan trọng như lãnh đạo, lý thuyết và kỷ luật cũng tìm thấy trong thành công của cộng sản. Hồ (trước đó được gọi là Nguyễn Ái Quốc) đã tham gia thành lập Đảng Cộng Sản Pháp, và sau khi đào tạo tại Moscow, đã thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh Hội tại Quảng Châu, thông báo chủ yếu là nhắm vào các người quốc gia chủ nghĩa (Hình 2) 5/ Tuy nhiên, trong nhật ký của ông viết vào năm 1926, Hồ đã viết rằng: "Chỉ có một đảng cộng sản mới có thể bảo đảm được ấm no cho An Nam", và dường như ông đã bắt đầu về điều đó khi đào tạo cán bộ cho những hoạt động bí mật. Đến năm 1929, khoảng 250 Việt đã được đào tạo tại Quảng Châu, và ít nhất 200 đã trở lại Đông Dương để thực hiện công tác tổ chức, trong năm đó, khoảng 1000 người cộng sản và cộng tác viên với 10% tại Nam Kỳ, khoảng 20% ở Trung Kỳ, và phần còn lại ở Bắc Kỳ. 6/   Năm 1929, cộng sản đã tìm cách hợp nhất với Đảng Tân Cách Mạng Việt Nam, và tấn công Quốc Dân Đảng (VNQDD) như là một "đảng tư sản.". Trong năm đó một nhóm của Đoàn Thanh niên Cách Mạng thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng đầu tiên mang tên này. Năm 1930, Đoàn Thanh niên Cách Mạng, một số thành viên của đảng xã hội của Nguyễn An Ninh, và An Nam Cộng sản Đảng lưu vong đã tham gia với nhóm vừa kể đầu tiên để lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, và sau đó do Quốc Tế Cộng Sản mong muốn, nó đã mở rộng để bao trùm Lào và Campuchia – thành tổ chức Đông Dương Cộng Sản Đảng, và đã được Quốc Tế Cộng Sản công nhận.
Bạo lực do nhóm dân tộc đã hối hả xảy ra năm 1930, khoảng 1000 đảng viên Cộng Sản đã cầm đầu khoảng 100.000 nông dân trong đình công, biểu tình, và công khai nổi dậy. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An quê của Hồ, nông dân đã lập những sô viết, và nhiều chủ điền đã bị giết, và nhiều ruộng đất đã bị xé ra thành mảnh nhỏ. Những phương pháp đưa ra bạo lực, bị nhuộn đen bởi cướp bóc và giết người, Quốc Tế Cộng Sản phản đối việc này và cho rằng rằng chúng [phương pháp] không phù hợp với "bạo lực có tổ chức" [bạo lực cách mạng] của chủ nghĩa Mác Xít. 7/ Tuy nhiên, một lần nữa Pháp kháng cự nhanh chóng và đích đáng. Cảnh sát Pháp đã phá hủy bộ máy của công khai của ĐCSĐD tại Việt Nam trong năm 1930 và 1931, và theo yêu cầu của họ, Hồ Chí Minh đã bị người Anh bắt tại Hồng Kông. Nỗ lực tái tổ chức lại ĐCSĐD vào năm 1932 lại bị đợt đàn áp mới của cảnh sát [Pháp], và chỉ cho đến 1933 một lần nữa đảng cộng sản mới được phép hoạt động chính trị với bất kỳ thể loại nào. 8/ Tuy nhiên, đảng [CSĐD] đã sống lại, lập một chỗ đứng mới tại Nam Kỳ nơi được dễ dãi hơn, dưới [sự lãnh đạo] của Trần Văn Giàu (hình 3). Trần đã thành lập Liên Đoàn Chống Đế Quốc Chủ nghĩa, một tổ chức ở tuyến đầu đặc biệt chủ trương bất bạo động trong chương trình hoạt động được thiết kế để thu hút sự hỗ trợ từ chính trị cánh giữa và cánh hửu. Năm 1935, sau Đại hội Quốc tế cộng sản thế giới lần thứ VII, ĐCSĐD tập trung ở vùng Sài Gòn, và đưa ra một “Mặt trận Dân chủ” Đông Dương, song song với phong trào Mặt trận Bình Dân ở Pháp. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, các thành viên Trốt Kít ủng hộ cuộc "cách mạng lâu dài," tách ra khỏi sự lãnh đạo của ĐCSĐD, và bắt đầu nhấn mạnh về một đường lối độc lập, cách mạng nhiều hơn.
Phe Trốt Kít nội bộ lại chia thành hai nhóm: Nhóm "đấu tranh" và nhóm "Tháng Mười", khác nhau chủ yếu là ở mức độ đồng tình hợp tác với ĐCSĐD. Năm 1937, một ứng cử viên Trốt Kít, Tạ Thu Thâu, cùng với một nhà lãnh đạo ĐCSĐD, Nguyễn Văn Tạo, được bầu vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1939 phe Trốt Kít đã kéo lại với nhau thành một bên, và năm đó một người thuộc phe Trotskyite đã giành 80% phiếu bầu trong một cuộc bầu cử ở Nam Kỳ - một thất bại nghiêm trọng cho lãnh đạo ĐCSĐD bởi Nguyễn Văn Tạo từ đó lập ra một nhánh đảng cộng sản khác.
Sự chia rẽ trong phong trào cộng sản của Việt Nam trong những năm 1930, cũng như sự việc ĐCSĐD sẵn sàng tiếp thu học thuyết [Cộng Sản] là điều ghê gớm cho cả Pháp và giai cấp tư sản trong mục tiêu ngắn hạn, điều hiển nhiên sau đây trong báo cáo "Cương Lĩnh của Mặt Trận Dân Chủ Thời Kỳ (1936-1939) " do Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Hồ Chí Minh) trình bày vào tháng Bảy năm 1939:
“1.Trong thời gian này, Đảng không thể đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, quốc hội, v.v…). Làm như vậy là đi vào gian kế của phát xít Nhật. Chúng ta chỉ nên đưa ra những yêu cầu về các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn luận, lệnh ân xá chung cho tất cả các tù nhân chính trị, và đấu tranh cho việc hợp pháp hoá của Đảng.
“2.Để đạt được mục tiêu này, Đảng cần phải phấn đấu để tổ chức rộng rãi Mặt trận Dân chủ. Mặt trận không chỉ ôm hôn người Đông Dương mà còn nhân dân tiến bộ Pháp cư trú ở Đông Dương, không chỉ người lao động mà còn là giai cấp tư sản dân tộc.
"4 Không thể có bất kỳ liên minh hay nhượng bộ nào với nhóm Trotskyite. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để làm họ phơi mặt ra như là tay sai của phát xít và tiêu diệt chúng về chính trị.
“5.Để tăng cường và củng cố lực lượng của mình, để mở rộng ảnh hưởng của chúng ta, và làm việc hiệu quả, Mặt trận Dân chủ Đông Dương phải giữ liên lạc chặt chẽ với Mặt trận Bình Dân Pháp vì họ cũng đấu tranh cho tự do, dân chủ, và có thể giúp đỡ chúng ta rất nhiều.
“6.Đảng không thể yêu cầu Mặt trận công nhận quyền lãnh đạo của Đảng [trên Mặt Trận]. Thay vào đó [Mặt trận] phải tạo hình ảnh theo đó chính Đảng như là người chịu hy sinh lớn nhất, hoạt động và trung thành nhiều nhất. Chỉ thông qua cuộc đấu tranh và công việc hàng ngày mà mà quần chúng sẽ thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng và từ đó [Đảng] có thể giành được vị trí lãnh đạo.
"7. Để thể thực hiện nhiệm vụ này, Đảng phải chiến đấu không khoan nhượng chủ nghĩa bè phái và hẹp hòi và tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị của các đảng viên và giúp cán bộ không phải là đảng viên nâng cao trình độ của mình. Chúng ta phải duy trì liên lạc chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp.
“8.Ban Chấp hành Trung ương phải giám sát báo chí của Đảng để tránh những sai lầm về kỹ thuật và chính trị. (Ví dụ, trong cuốn tiểu sử đồng chí R được xuất bản, báo Lao Động đã tiết lộ địa chỉ và nguồn gốc của mình, v.v… Nó cũng đã đăng tải mà không bình luận bức thư của ông này khi nói rằng chủ nghĩa Trốt Kít là một sản phẩm của một sự khoe khoang, vv..). " 9/
"3. Đảng cần phải giữ một thái độ khôn ngoan, linh hoạt với giai cấp tư sản, phấn đấu để đưa họ vào Mặt trận, thuyết phục những người có thể thuyết phục được và vô hiệu hóa những người mà có thể vô hiệu hóa được. Chúng ta phải bằng mọi cách tránh để họ ở bên ngoài Mặt trận, vì sợ rằng họ rơi vào tay kẻ thù của Cách Mạng và gia tăng sức mạnh của bọn phản động.
Vào tháng Tám năm 1939, tuy nhiên, liên minh Hitler, Stalin được ký kết, và các tháng tiếp theo tất cả các nhóm cộng sản, cả trong nước và thuộc địa, đã bị người Pháp nguyền rủa. Tại Việt Nam, các tổ chức cộng sản một lần nữa hoàn toàn bị phá hủy bởi cảnh sát, nhóm Trốt Kít là đặc biệt đau khổ. 10/ Chỉ một chi bộ bí mật của Đảng CSĐD là còn sống sót.
Đảng CSĐD đã [sống sót] qua được nhiều cuộc thanh trừng của Pháp vào những năm 1930 - 1932 và năm 1939 - 1940 chứng tỏ sức mạnh của nó, mức độ thanh trừng tương tự đã làm suy yếu VNQDD và tất cả các đảng chính trị cách mạng Việt Nam khác. Tại điểm khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ II, đảng CSĐD đã hưởng được một sự độc quyền thực sự giữa những phe [Việt Nam] dân tộc chủ nghĩa có tổ chức, một vị trí có được là do (1) sự tàn nhẫn của người Pháp trong việc loại bỏ sự cạnh tranh [giữa các đảng phái], (2) cộng sản có kỷ luật, huấn luyện cao, và nhờ đó, có khả năng sống sót; (3) chiến lược và chiến thuật của cộng sản nhằm đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp và việc huy động dư luận quần chúng là tốt hơn, và (4) sự khoan dung của "Mặt Trận Bình Dân" của cộng sản xuất phát từ sự thắng thế của cánh Tả tại Pháp trong những năm giữa của 1930. Pháp, bằng cách chối bỏ các đảng phái Việt Nam dân tộc chủ nghĩa ôn hoà, phân cực tình cảm chính trị của nhân dân bản xứ, và đã mời gọi nhân dân dành sự hỗ trợ rộng rãi của họ cho những giải pháp mạnh bạo và triệt để hơn của Đảng CSĐD..
(xem tiếp kỳ  7 )

-“...Động cơ của Trung Quốc tài trợ cho phe quốc gia Việt Nam là bao gồm một mong muốn có được tin tức tình báo về các lực lượng Nhật ở sườn phía Nam của họ, và để đánh phá Nhật thông qua phá hoại và các hoạt động khác ở Đông Dương...”

(b) Thế Chiến Thứ II và Việt Minh

          (1) Thành lập Phong Trào Thanh Niên

Ngay sau khi Pháp bại trận tháng Sáu năm 1940 Nhật lập tức đưa ra đòi Pháp cho Nhật vào chiếm đóng Đông Dương. Ngày 9 tháng Sáu 1940, Nhật trao cho Pháp cái đầu tiên trong một chuỗi tối hậu thư được gửi dồn đến, sau những bước đi sai trật của chính phủ Vichy, trong một sắc lệnh ký ngày 2 tháng Chín 1940, bởi Thống Chế Pétain, chỉ đạo cho chính quyền Pháp tại Đông Dương thương thảo những điều khoản cho phép quân đội Nhật có thể vào Đông Dương và [được quyền] xử dụng các căn cứ quân sự ở đây. Trong vòng một tháng, Hải Quân Nhật phô diễn ở bờ biển vịnh Bắc Kỳ, và thực tế Bắc Kỳ đã bị quân Nhật tràn vào từ miền Nam Trung Hoa, những điều khoản đòi hỏi bởi Nhật đều được thỏa mãn. Người Pháp đã cai trị Việt Nam như chủ nhà chứa chấp Nhật cho đến năm 1945, nhưng đầu lê ngọn súng của Nhật đã làm chủ quyền của Pháp trở thành danh nghĩa. Dưới chính quyền Vichy, Phó đô đốc Jean Decoux [Toàn Quyền Đông Dương 1940-45] đã đưa ra một thứ dân tộc chủ nghĩa lạ thường của Pháp ở Đông Dương đề cao địa vị người khách [Nhật] của họ, ca tụng chức năng giám hộ của Pháp trên Việt Nam, và đóng cửa bất kỳ nhượng bộ nào cho nguyện vọng độc lập chính trị cho người bản xứ. Trên tất cả, họ đã cố gắng bảo tồn ảo tưởng rằng người Nhật được đóng quân ở Đông Dương là với sự cho phép của họ. Đô đốc Jean Decoux cho rằng:

“Một quốc gia không phải là nước bị chiếm đóng nếu nó còn giữ quân đội riêng và hoàn toàn chủ động trong các vận động của nó, nếu chính phủ và tất cả các guồng mày công quyền vẫn còn đang hoạt động một cách tự do và không bị trở ngại, nếu những dịch vụ công cộng và đặc biệt là cảnh sát và lực lượng an ninh vẫn còn vững chắc trong tay quyền tự chủ và ngoài tất cả các can thiệp của nước ngoài.´ 11/

Tuy nhiên, sự ra sức nhấn mạnh của chính phủ Vichy trên hai chữ "tự do" của ho chỉ làm nản lòng những người Việt yêu nước đã đưa bàn tay hợp tác của họ [cho Pháp]. Điều hiển nhiên đã sớm rõ là chế độ Decoux là phục vụ mục đích của chính sách Nhật, và được "tự do" cho đến mức độ nào người Nhật muốn. Đầu năm 1941, Nhật tán thành Thái Lan trong cuộc xâm lược Lào và Cam-pu-chia. Pháp đã thành công quân sự trong việc ngăn chặn người Thái, nhưng Nhật, yêu cầu Thái Lan phải hợp tác cho Nhật [mượn đường] vào Mã Lai Á, buộc người Pháp giao cho Thái Lan tất cả các lãnh thổ mà Nhật muốn.  Ngày 6 tháng, năm 1961, một loạt hiệp ước thương mại quốc tế Pháp-Nhật đầu tiên đã được ký có tác dụng chuyển giao từ Pháp cho Nhật tất cả các lợi ích khai thác của doanh nghiệp Pháp thuộc địa, mà Đông Dương được nhận trở lại những hàng hóa như nó đã thường nhận được qua thương mại từ Pháp. Lực lượng vũ trang Nhật được [Pháp] giao cho toàn bộ máy của đất nước, và sau ngày 07 Tháng 12 năm 1941, Decoux đã tuyên bố Đông Dương là một phần của "Khối Thịnh Vượng Đại Đông Á."

Việc Nhật vào Đông Dương đã khởi động, trong năm 1940 và năm 1941, các cuộc khởi nghĩa người Việt chống Pháp, [và Pháp] lúc này càng tỏ ra đàn áp nhiều hơn và trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Hơn nữa, một số nhóm Việt Nam dân tộc chủ nghĩa từ lâu đã nhìn về Nhật để giúp giải phóng đất nước của họ. Những người cộng sản có vẻ như chưa dám quyết định vì sợ nguy cơ của một cuộc nổi dậy sớm khác.  Trong khi có vẻ như là Trung Ương đảng CSĐD đang chỉ đạo các cấp thừa hành kềm chế bạo lực, những người cộng sản, đầu tiên ở Nam Kỳ, và sau đó ở Bắc Kỳ, đã lãnh đạo cuộc nổi dậy vũ trang. Kết quả là thảm khốc cho phe kháng chiến. Người Nhật, dù có vẻ đã khuyến khích các cuộc nổi dậy ở mức mà họ [Nhật] có thể, chọn đứng qua một bên trong khi người Pháp đã nhanh chóng phản ứng và trấn áp dã man người Việt.  12/
Nhiều người lãnh đạo trong hàng ngũ đảng CSĐD và hàng ngũ quốc gia khác đã chết trong chiến đấu, hoặc bi chế tài khắc nghiệt của hệ thống tư pháp Pháp tiếp sau đó. Kết quả của các cuộc nổi loạn năm 1949 và 1941 là một cuộc thanh trừng khác của Pháp, đã đẩy các lực lượng quốc gia Việt đi lưu vong. Trong khi vẫn có những hoạt động bí mật quy mô nhỏ tại Việt Nam, bộ phận chính bị buộc phải dời ra nước ngoài, chủ yếu là Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Năm 1946, chính phủ Việt Nam đã xuất bản một tờ truyền đơn thừa nhận mình nợ Trung Quốc:
“Vì vậy, vượt vào miền nam Trung Quốc đã trở thành điển hình cho tất cả người làm cách mạng Việt Nam. Đó là nơi sinh của phong trào cách mạng Việt Nam, là căn cứ mà từ nơi đó ta đã chỉ đạo tất cả các hoạt động cách mạng, vượt ra “ngoài biên giới" - trên lãnh thổ Việt Nam của chúng ta" 13/

Động cơ của Trung Quốc tài trợ cho phe quốc gia Việt Nam là bao gồm một mong muốn có được tin tức tình báo về các lực lượng Nhật ở sườn phía Nam của họ, và để đánh phá Nhật thông qua phá hoại và các hoạt động khác ở Đông Dương, cũng có thể có một ý đồ chính trị về lâu dài sau khi chiến tranh chấm dứt.

Trong tháng 5 năm 1941, người đứng đầu đảng CSĐD Nguyễn Ái Quốc - người sau đó được gọi là Hồ Chí Minh - đã triệu tập Hội nghị lần thứ Tám của Ủy ban Trung ương (ĐCSĐD) để biểu quyết sự hình thành của một tổ chức thống nhất trong một mặt trận mới mà người Việt yêu nước có nhu cầu tham gia để chống Nhật và chống Pháp đều có thể tham gia. Cuộc họp của Đảng đã được theo sau bởi một "đại hội" người Việt Quốc Gia, những người mới đây đã thoát khỏi quê hương, hay những người đã lưu vong nhiều năm, cũng có đại diện của hội "Cứu Quốc” của công nhân, nông dân, chiến sĩ, phụ nữ và thanh thiếu niên - hầu hết trong số đó là do người của đảng CSĐD tổ chức và thống trị.  "Đại hội" thông qua khuyến nghị của các nhà lãnh đạo ĐCSĐD, và thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, mà sau đó được gọi tắt là Việt Minh. Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Tổng thư ký của Việt Minh, và hầu hết các vị trí chủ chốt đã được giao cho các thành viên (ĐCSĐD). Nguyễn Ái Quốc đã ban hành một lá thư kêu gọi nhân dịp này, bao gồm những điều hấp dẫn sau đây:

"Đồng bào cả nước! Hãy mau chóng vùng lên. Chúng ta hãy theo tấm gương anh hùng của nhân dân Trung Quốc. Hãy mau chóng tổ chức các Hội Cứu Quốc chống Pháp và Nhật.

"Hỡi các bô lão!

"Hỡi các nhân sĩ!

"Mấy trăm năm trước, khi đất nước của chúng ta đang bị đe dọa bởi cuộc xâm lược của Mông Cổ, các bô lão của chúng ta dưới triều đại nhà Trần đã đứng lên phẫn nộ và kêu gọi con em gái của họ trong cả nước tcùng đứng lên muôn người như một để giết chết kẻ thù. Cuối cùng họ đã cứu dân tộc khỏi vòng nguy hiểm, và tên tuổi hào hùng của họ đã được lịch sử hậu thế ghi nhận. Các bô lão và các nhân sĩ của nước ta nên theo gương tổ tiên chúng ta trong nhiệm vụ vinh quang cứu nước.

“Người giàu, binh sĩ, công nhân, nông dân, trí thức, nhân viên, người buôn bán, thanh niên, và những phụ nữ nhiệt tình yêu nước chúng ta! Tại thời điểm hiện tại, giải phóng dân tộc là vấn đề quan trọng nhất. Hãy đoàn kết lại với nhau! Muôn người như một, đồng tâm đồng sức, chúng ta sẽ đánh đuổi Nhật và Pháp và bọn chó rừng của chúng để cứu nhân dân trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay.

“Đồng bào yêu quí!

“Cứu Nước là chính nghĩa chung của toàn dân tộc chúng ta. Mỗi người Việt phải tham gia nó. Người có tiền sẽ đóng góp tiền của mình, người có sức mạnh sẽ góp phần sức mạnh của mình, người có tài năng cống hiến tài năng của mình. Tôi thề sẽ dùng tất cả khả năng khiêm tốn tôi để cùng tham gia với đồng bào, và tôi đã sẵn sàng cho một sự hy sinh cuối cùng.
“Các người kháng chiến cách mạng!

"Giờ đã điểm  Hay đưa cao các biểu ngữ nổi dậy và hướng dẫn nhân dân trong cả nước để lật đổ Nhật và Pháp! Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc vang dội trong tai của các bạn, máu của tổ tiên anh hùng của chúng ta đã hy sinh cuộc sống đang chảy cuộn trong tim của các bạn! Tinh thần chiến đấu của nhân dân đã được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trước mặt các bạn! các bạn hãy mau chóng đứng lên! Hãy đoàn kết với nhau,cùng thống nhất hành động của các bạn để lật đổ Nhật và Pháp.

“Cách Mạng Việt-Nam sẽ chiến thắng!

“Cách Mạng Thế Giới sẽ chiến thắng!  14/

Các đảng phái [trong Việt Minh] và Cương Lĩnh

Việt Minh khởi thủy là một Mặt Trận “Chống Phát Xít” gồm các đảng quốc gia sau đây:

Đảng Tân Việt

Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Nhiều “Hiệp Hội Cứu Quốc”

Đảng Cộng Sản Đông Dương

Bắt đầu từ tháng Mười, 1940, Ủy ban Trung ương đảng CSĐD đã rút khẩu hiệu đặc biệt cộng sản của nó "Tịch thu chủ đất đai và phân phối cho các xới," hạ giọng thành "Tịch thu đất thuộc sở hữu của những kẻ phản bội để phân phối cho nông dân nghèo.", và đã bắt đầu thay vào đó nhấn mạnh "giải phóng dân tộc".  15/ Trong Việt Minh, “giải phóng dân tộc " đã trở thành trung tâm cho cương lĩnh của Đảng, nhưng ĐCSĐD ngay từ đầu đã thống trị giải đấu. Theo ông Võ Nguyên Giáp, Đảng đặt ra mục tiêu chính trị cho Việt Minh bỏ qua vai trò lịch sử của nó là "nhiệm vụ chống phong kiến", nhưng nhất thiết phải:

“Chính vì lý do này [nhấn mạnh trên vấn đề giải phóng dân tộc]  mà chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Minh đã tập hợp được các lực lượng lớn lao nhân dân và trở thành tổ chức chính trị mạnh mẽ nhất của một quần chúng cách mạng rộng lớn."

Đến năm 1943, Việt Minh trong thực tế, đã thu hút một khối lượng rộng lớn người quốc gia và trí thức, cũng như mở rộng tổ chức đều đặn đến tận nông dân. Một lịch sử 1946 chính thức trình bày này xây dựng các chương trình của nó tại thời điểm đó:

"Trong Đại Hội ở 1943, các đại biểu của tất cả các tổ chức cách mạng chống phát-xít đã thông qua các chương trình chính trị sau đây: (1) Bầu cử quốc hội lập hiến của Đông Dương trên cơ sở phổ thông đầu phiếu; (2) Phục hồi các quyền tự do dân chủ và các quyền, bao gồm cả quyền tự do tổ chức, báo chí và hội họp, tự do tín ngưỡng, tư tưởng, quyền sở hữu, quyền đình công, tự do cư trú và tự do tuyên truyền, (3) tổ chức một quân đội; (4) quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số,  (5) các quyền bình đẳng phụ nữ (6) quốc hữu hóa các ngân hàng thuộc phát xít và sự hình thành của một ngân hàng quốc gia Đông Dương; (7) xây dựng một nền kinh tế quốc dân mạnh mẽ với việc phát triển ngành công nghiệp bản địa, thông tin liên lạc, nông nghiệp và thương mại; (8) cải cách nông nghiệp và mở rộng canh tác đất bỏ hoang; (9) Lao động pháp luật, bao gồm cả sự ra đời của ngày làm việc tám giờ và tiến bộ trong cải cách pháp luật xã hội; (10) Phát triển giáo dục và văn hóa quốc gia.
Trong lĩnh vực quốc tế, cương lĩnh đòi hỏi việc sửa đổi lại các điều ước quốc tế bất bình đẳng và một liên minh với tất cả các quốc gia dân chủ để duy trì hòa bình. Quan trọng hơn trong cuộc chiến chống Nhật, tuy nhiên, có những chương trình hành động cấp bách: (1) Tổ chức quần chúng công nhân, nông dân, phụ nữ và thanh thiếu niên cho cuộc đấu tranh chống phát-xít. Việc này đã đạt được những thành công đầy hứa hẹn. (2) Chuẩn bị một cuộc nổi dậy bằng cách tổ chức người dân thành các tự vệ đoàn.  (3) Sự hình thành của các nhóm du kích và căn cứ “để họ chịu trách nhiệm lớn hơn khi chúng ta dần dần qua thời gian đến gần các hành động quân sự trên toàn quốc..” 17/

Sức cạnh tranh giữa các đảng

                  (a)Đồng Minh Hội

Ngay từ đầu, người Trung Quốc đã nghi ngờ Việt Minh. Năm 1942, họ bắt giữ Nguyễn Ái Quốc, và bỏ tù ông. Tháng mười năm 1942, hơn một năm sau khi Việt Minh được sáng lập, Quốc Dân Đảng Trung Hoa tài trợ "mặt trận" thứ hai gồm những người Việt Nam quốc gia lấy tên là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội cùng trụ sở chính của Việt Minh ở Liễu Châu tỉnh Quãng Châu Trung Quốc, Đồng Minh Hội – tên như nó đã được biết đến - bao gồm:

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội

Đại Việt Quốc Dân Đảng

Việt Minh

Giải Phóng Hội

Đồng Minh Hội đã được đưa ra với sự phê duyệt chính thức của Thống Tướng Chang Pháp-kuei, một lãnh chúa gần như tự trị của Trung Quốc; cương lĩnh ban đầu của họ rõ ràng theo mô hình của chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng và tổ chức bán quân sự của nó được thành lập với mục ddi’ch hợp tác chặt chẽ với quân đội Quốc Dân Đảng.Tuy nhiên, sau hơn một năm bị tù, Nguyễn Ái Quốc đã được thả bởi Trung Quốc - có lẽ do lệnh của Tướng Chang Pháp-kuei, và không được biết đến hoặc đợc phê chuẩn bởi văn phòng trung ương của Tướng Tưởng Giới Thạch  - và đã cài đặt, với bí danh mới là Hồ Chí Minh, làm Chủ tịch của Đồng Minh Hội. Việt Minh một mình được lợi bởi tình trạng hai mặt của lãnh đạo. Chỉ qua con người của Hồ Chí Minh, và trong chính Liễu Châu nó, đã có sự hợp nhất của hai tổ chức "mặt trận". Trên thực địa ở Bắc Kỳ, họ đã cạnh tranh với nhau - và thỉnh thoảng đánh nhau.

Đồng Minh Hội chỉ đạt được quyền lực chính trị và quân sự tại Việt Nam một cách khiêm tốn, và trở thành một yếu tố có ý nghĩa chính trị sau khi lực lượng Quốc gia Trung Quốc chiếm đóng Bắc Kỳ vào cuối năm 1945. Ngày 28 Tháng Ba, 1944, "Chính phủ lâm thời Cộng hòa Việt Nam" đã được công bố tại Luichow, Trung Quốc, với các quan chức Việt Minh chỉ chiếm một thiểu số các vị trí trong chính phủ.   18 / Nhưng ở Việt Nam, chỉ có Việt Minh là phong trào kháng chiến có hiệu quả và rộng lớn.

                  (b)Các Đảng “hợp tác”

Cả Pháp và Nhật tài trợ cho chính trị Việt Nam. Nhìn chung, người Nhật thành công đáng kể hơn trong việc thao tác người Việt Nam, và do đó họ làm chính quyền thuộc địa của Decoux thành nhu nhược. Thông qua việc hỗ trợ trực tiếp các giáo phái, chẳng hạn như Cao Đài và Hòa Hảo, và đủ các đảng phái chính trị quốc gia, họ đã duy trì tiềm năng chống đối ở thế cân bằng với lực lượng Pháp đang có mặt. Kết quả là, phần lớn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là tại Nam Kỳ, đã được người Pháp bỏ trống cho người Việt Nam cai trị. Theo các nguồn tin mà Nhật báo cáo trong Thế chiến II hai nhóm quốc gia người Việt  hợp tác quan trọng nhất là: Đảng Đại Việt - một nhóm gồm các thành viên hữu khuynh của VNQDD tách ra thành lập; và Việt Nam Quang Phục Hội - dựa trên các nhóm quốc gia lưu vong ở Nhật. Theo báo cáo của Nhật, ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, các đảng “hợp tác” bao gồm:

Đảng Đại Việt

Đảng Đại Việt vào điểm cực thịnh vào khoảng năm 1940 - đã có khoảng 25.000 thành viên, nhưng sau những lần bị của chính quyền Pháp ở Đông Dương đàn áp, hiện nay phần nào giảm. Thành viên của nó là chủ yếu là do những giao cấp thấp, sinh viên, Hướng Đạo sinh, và ảnh hưởng của nó kéo dài từ các tỉnh Hà Đông, Hải Dương, Bắc Ninh và  miền trung Trung Kỳ cho đến Lào.
Đảng Đại Dân chủ Việt Nam, đã bị giải tán vào năm 1941 như là một kết quả của áp lực của chính quyền, nhưng canh tân vào năm 1942 và bao gồm chủ yếu là trí thức và các sĩ phu, số thành viên khoảng 2.000. Đây có lẽ là một phần của Việt Nam Quốc Dân Đảng được gọi là Đại Việt Dân Chính và lãnh đạo bởi Nguyễn Tường Tam.
Ba nhóm khác có tổng số thành viên khoảng hai hoặc 3000. Một trong các nhóm nhỏ hơn có lẽ là nhóm Thanh Nhiên Ái Quốc, dẫn đầu bởi Võ Xuân Cam, đã được mô tả như là một đảng khủng bố duy trì hang loạt tuyên truyền bạo lực chống Pháp. Một nhóm khác là Phụng Sự Đất Nước), lãnh đạo bởi Phạm Đình Cường.

Liên Minh Phục Quốc 

Đảng Quốc gia Việt Nam, bao gồm một đội tình nguyện viên, một phần dân sự, và một phần quân sự. Đoàn tình nguyện, là yếu tố chủ yếu, số lượng khoảng 1,500 ở phía bắc, 3.000 trung tâm, và 5.000 ở phía Nam và có ảnh hưởng trong giới kinh doanh, cán bộ, công chức, và trí thức.
Đảng Việt Nam Aí Quốc gồm các bác sĩ, luật sư và trí thức trong các ngành nghề tự do và có sức mạnh tiềm ẩn giữa các trí thức trẻ.
Đảng Đại Việt Quốc Xã, có khoảng 2000 thành viên và vùng ảnh hưởng chính của của nó là ở các thị trấn công nghiệp nhẹ của Hải Phòng và Hà Nội. Đảng  này được Trần Trọng Kim lãnh đạo, sau này là người đứng đầu trong chính phủ Bảo Đại, và được cho là đã được cảnh sát quân sự và Tổ chức Tình báo (Kempei Tai) Nhật lập ra để tuyển dụng người Việt Nam vào các lực lượng quân sự bù nhìn. 19/ (pagebreak)
Trong Nam Kỳ, Liên Minh Phục Quốc là hơn hẳn.

Liên Minh Phục Quốc

Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, được thành lập bởi Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Hồ văn Ngà, và Ngô Tấn Nhơn. Một số thành viên của Việt Nam Cách Mệnh Đảng đã bị giải tán vào năm 1939 đã gia nhập các tổ chức mới. Đảng rõ rệt ủng hộ Nhật trong định hướng. Ủng hộ sự hợp tác với quân đội Nhật và sự tuân thủ của Việt Nam với Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.

Đảng Việt Nam Ái Quốc do một nhóm trí thức và sinh viên

Đảng Đại Việt Quốc Dân một sản phẩm tự nhiên của Đảng Quốc Gia Nam Kỳ Việt Nam bao gồm các yếu tố ủng hộ Nhật.

Đảng Việt Nam Quốc Gia, một đảng nhỏ

Thanh Niên Nghĩa Dõng Đoàn, một nhóm nhỏ thanh niên

Thanh Niên Ái Quốc, một nhánh ph’ia Nam của một nhóm khủng bố. Những thành viên phía Nam đã lập ra một tổ chức lấy tên là Đảng Việt Nam Dân Chủ

Giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo còn có tên là Đảng Việt Nam Vãn Hồi Độc Lập do Huỳnh Phú Sổ lãnh đạo

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thuộc giáo phái Cao Đài, lãnh đạo bởi Trần Quang Vinh, phụ tá chính của giáo chủ Phạm Công Tắc. Người Cao Đài được Nhật trang bị vũ khí và được dùng như một lực lượng cảnh sát phụ trợ [cho Nhật] ở khắp Nam Kỳ. 20/

Tuy nhiên, bất cứ lợi thế gì có được trong ngắn hạn mà các nhóm này đã đạt được đối với người Pháp Vichy, việc hợp tác với Nhật bị ảnh hưởng về dài hạn đưa đến việc mất uy tín của họ trong mắt một số lượng đáng kể trong dân chúng Việt Nam, đưa phong trào của họ vào thế đặc biệt bất lợi trong cuộc cạnh tranh sau chiến tranh với Việt Minh, nơi còn lưu giữ được hào quang của đức tin vững chắc vào sức đề kháng chống lại tất cả sự thống trị nước ngoài.

Trốt Kít 

Trong Nam Kỳ nhiều người cộng sản cấp tiến sống sót, và khi chiến tranh đang tiếp diễn, họ đã thành công tập trung ở vùng Sài Gòn. Năm 1944, nhóm "Tháng mười" công bố hình thành Liên Đoàn Cộng sản Quốc Tế, và tháng ba năm 1945, ban hành một bản tuyên ngôn lên án "chủ nghĩa Stalinists” của ĐCSĐD đã ủng hộ Đồng Minh, và những kẻ "phong kiến​​" cộng tác với Nhật:

"Sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Nhật trong tương lai sẽ đưa người Đông Dương đến con đường giải phóng dân tộc. Giai cấp tư sản và phong kiến chịu thua phục vụ những người cai trị Nhật ngày hôm nay, sẽ phục vụ các nước đế quốc Đồng minh như thế.  Bọn quốc gia trí thức tiểu tư sản, bởi chính sách vô bổ của họ, cũng sẽ không có khả năng lãnh đạo nhân dân đi tới chiến thắng cách mạng. Giai cấp công nhân, mà cuộc đấu tranh độc lập dưới lá cờ của Đệ Tứ Quốc Tế, sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ tiền phong của cách mạng.

“Bọn Stalinists của Đệ Tam Quốc tế đã từ bỏ giai cấp công nhân để thảm hại nhóm mình với các đế quốc 'dân chủ'. Họ đã phản bội nông dân và không còn nói về vấn đề ruộng đất. Nếu hôm nay họ diễu hành với bọn tư bản nước ngoài, trong tương lai, họ sẽ giúp giai cấp bóc lột quốc gia để tiêu diệt những người cách mạng trong những giờ sau đó” 21/

Nhóm Trốt Kít  "Đấu tranh" cũng tái xuất hiện vào Tháng Năm năm 1945, để tiếp tục cạnh tranh với phe "Tháng mười", nhưng cả hai đều ủng hộ cuộc cách mạng thế giới, một chính phủ công nhân-nông dân, trang bị vũ khí cho nhân dân, tước đoạt mọi quyền sở hữu về đất đai và công nghiệp. Điều có y nghĩa chủ yếu về việc làm  họ chỉ làm suy nhược (ĐCSĐD) tại Nam Kỳ, và làm giảm hiệu quả của Việt Minh.


Hoạt đông của Việt Minh ở Việt Nam

ĐCSĐD, trái tim của Việt Minh, đã thông báo cho phong trào [Việt Minh] những bài học đau đớn học được trong cuộc nổi dậy năm 1930-1931, và 1940 - 41: (1) Tuy nhiên mong muốn những người đã cầm vũ khí, cuộc nổi dậy đã phải được [tổ chức] một cách chính xác về thời gian để khai thác tối đa cả hai việc: sự hỗn loạn trong hàng ngũ đối phương và sự hỗ trợ tối đa của những người chưa dấn thân [kháng chiến] (2) phải có chút tin tưởng vào những kẻ đào thoát từ lực lượng địch – phần còn lại phụ thuộc "chủ yếu vào đông đảo quần chúng"; (3) cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động phải được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. 22/   Theo sử liệu riêng của mình, ĐCSĐD đã bắt đầu chuẩn bị từ năm 1941 cho một cuộc tổng khởi nghĩa ở Việt Nam. Tại Nam Kỳ, cho đến tháng 4 năm 1945, ĐCSĐD tiếp tục hoạt động chủ yếu trong bí mật mà không quan tâm nhiều về các lớp phủ Việt Minh, ở Bắc Kỳ, tuy nhiên, tất cả các chủ trương của ĐCSĐD đều dưới danh nghĩa của Việt Minh. Suốt Việt Nam, ĐCSĐD đưa ra những hoạt động chính trị kiên nhẫn:  phổ biến tuyên truyền, đào tạo cán bộ, thành lập một mạng lưới các tế bào đến tận thôn ấp. Uỷ ban Trung ương ĐCSĐD đã thông qua chương trình bốn điểm vào năm 1941 này:

“1.  Xây dựng thêm những tổ chức mới trong nhân dân, và củng cố những tổ chức đang tồn tại trong Việt Minh.

 2.  Mở rộng các tổ chức ở các thành phố.

 3.  Tổ chức dân tộc thiểu số trong Việt Minh..

 4.  Hình thành các nhóm du kích nhỏ. "

Việt Minh đặt ưu tiên cho nhiệm vụ chính trị trước các sứ mạng quân sự. Cán bộ nhiều lần đã gây ấn tượng về sự thiết yếu cần chuẩn bị kỷ lưỡng về chính trị và cơ sở vật chất cho chiến tranh du kích. Ngay cả khi sau này [chiến tranh du kích] được đồng tình ủng hộ, họ cũng phải phải đặt tin tưởng vào “số đông quần chúng”, vào sự tăng trưởng liên tục, tính di động cực cao, và tính thích ứng liên tục." 24/

Trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam [Việt Bắc] trên Hà Nội căn cứ thường trực đầu tiên của Việt Minh đã được thành lập vào năm 1942-1943. Sau đó là chính phủ [kháng chiến] bí mật gồm cán bộ Việt Minh, và đến tháng Chín, 1943, sau khi dân chúng đã được tổ chức tốt, địa phương tuyển chọn lực lượng du kích đầu tiên do Việt Minh bảo trợ. Không phải cho đến 22 tháng 12, năm 1944, là ngày  mà  đơn vị đầu tiên của Quân đội Giải phóng Việt Minh được tạo ra, nhưng có rất ít bằng chứng vềc ác hoạt động du kích có phối hợp cho đến sau tháng Ba, năm 1945, cho đến lúc đó tổ chức ngầm là phổ biến. Tính đến cuối năm 1944, Việt Minh tuyên bố đã có 500.000 thành viên, trong đó 200.000 ở Bắc Kỳ, 150.000 ở An Nam, và 150.000 tại Nam Kỳ. 25/  

Mục đích là mỗi làng có một ủy ban Việt Minh, nằm trong một hệ thống gồm các ủy ban, quan trọng nhất là hầu hết ở đâu có ủy ban thôn tồn tại, ở đó nó đã ở một vị trí thách thức chính quyền. Theo Giáp, năm 1945 Việt Minh là đã là chính quyền trên thực tế trong nhiều lĩnh vực:
“Có những khu vực mà trong đó quần chúng tham gia các tổ chức Cứu Quốc, và trong những ngôi làng các Ủy ban Việt Minh đã có, như một chuyện phải đến, uy tín trong quần chúng như một tổ chức ngầm của chính quyền cách mạng. " 26/

Ngày 09 Tháng 3 năm 1945, Nhật lật đổ chế độ Vichy ở Đông Dương, và lập Hoàng đế Bảo Đại của An Nam thành người đứng đầu quốc gia tuyên bố độc lập tách khỏi Pháp, nhưng tham gia vào Khối Thịnh Vương Chung Đại Đông Á.  Việc thống nhất Việt Nam dưới thế của một Nhật đang chao đảo tiếp theo việc Hoàng đế An Nam không hiệu quả đã mở ra cơ hội chính trị mới cho Việt Minh. Ngày 06 tháng 4 năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD đã chỉ đạo hình thành một chính phủ [kháng chiến] cho toàn Việt Nam, mở rộng đến tất cả các bậc thang của xã hội, chuẩn bị sẵn sàng để huy động toàn dân cho chiến tranh. Tháng năm 1945, "vùng giải phóng” Việt Minh được thành lập gần biên giới Trung Quốc.

Có thể nói bất cứ gì về việc bóp méo lịch sử của các sử gia cộng sản nhằm phóng đại tầm quan trọng của Việt Minh, nhưng thực tế là trong Thế Chiến II cơ quan O.S.S [tiền thân của CIA] của Mỹ đã xem Việt Minh như bộ máy kháng chiến duy nhất có hiệu quả tại Việt Nam về những thông tin tình báo và những giúp đỡ trong việc hỗ trợ các phi công Đồng Minh bị bắn rơi. 27/  

Đường như rõ ràng rằng về tiếng tăm trong quần chúng tại Việt Nam, không có phong trào chính trị Việt nào có được như ĐCSĐD và Việt Minh đã bổ sung vào tầm vóc của mình trong các hoạt động thời chiến của họ.

(5)Giải Phóng Miền Bắc

Khi chiến tranh sắp kết thúc, Việt Minh đã chứng minh được sự khéo léo chiến lược như đã chứng minh trên mặt chiến thuật, như Trường Chinh, Tổng thư ký của ĐCSĐD đã cẩn thận chỉ ra [những gì đã làm] vào năm 1946 là ĐCSĐD đã chứng minh được khéo léo của họ. Theo Trường Chinh, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng,  được thông báo về sự sụp đổ của Nhật, đã quyết định để chặn trước việc Đồng Minh chiếm đóng của Việt Nam, và đã vội vã triệu tập một Đại Hội Việt Minh đã được đang chờ họp kể từ tháng Sáu:

"Trong kỳ họp Quốc hội lịch sử, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã chủ trương một chính sách rất rõ ràng: lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa để giải giới Nhật trước khi các lực lượng Đồng Minh có mặt tại Đông Dương, giành quyền lực từ tay Nhật và các con rối tay sai của họ và cuối cùng là quyền lực của nhân dân, để chào đón các lực lượng Đồng Minh đến giải giới quân Nhật ở Đông Dương. " 28/

Một hồ sơ có thể chính xác hơn - vì nó phù hợp với các tin tức khác và đã đề cập đến các cuộc nổi dậy tự phát của địa phương trước khi có "lệnh cho cuộc tổng nổi dậy" của Đảng - được xuất bản bởi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tháng Chín năm 1946:

"Những biến cố của thời cuộc đã tác động Đảng Việt Minh triệu tập không chậm trễ hơn nữa một Đại Hội Toàn Quốc. Một ủy ban cách mạng được tạo ra và lệnh một cuộc Tổng Nổi Dậy đã được đưa ra vào đêm 13 tháng 8, ngay sau khi nhận được tin Nhật đã đầu hàng vô điều kiện.

"Ngày 16 Tháng 8, Đại hội toàn quốc mở tại Tân Trào, một địa danh thuộc tỉnh Thái Nguyên, trong vùng giải phóng.  Sáu mươi đại diện từ tất cả các bộ phận của đất nước đến để tìm hiểu thêm chi tiết về mệnh lệnh cho cuộc Tổng Khởi Nghĩa.. Các chính sách quốc nội và quốc ngoại của Chính phủ Cách Mạng đã được vạch ra và Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc Việt Nam đã được thành hình, và [Ủy Ban này] sau này đã trở thành Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

"Vào thời điểm lịch sử đang hội tụ này, Việt Minh đặt ra một chương trình rõ ràng mang những điểm sau đây:

a)  giải giới Nhật trước khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương.;
b)  giành quyền lực từ tay của kẻ thù;
c)  đạt một vị trí có thẩm quyền khi chào đón các lực lượng Đồng Minh.

"Trong một số khu vực, tuy chưa nhận được lệnh Tổng Khởi Nghĩa, các thành viên của Việt Minh đã lấy sáng kiến ra lệnh tổng động viên và lãnh đạo nhân dân vào cuộc đấu tranh dành chính quyền. Do đó, ngày 11 tháng 8, đồng bào của chúng ta ở Hà Tĩnh đã đứng lên cầm vũ khí chống phát xít Nhật trong khi các cuộc nổi dậy cũng đã diễn ra tại Quảng Ngãi.

“Ngày 14 và 15, các lực lượng của chúng ta đã chiếm giữ nhiều vị trí tiền tiêu của địch quân trong vùng lân cận các khu giải phóng.

“Ngày 16 Tháng Tám, với những tin tức về sự đầu hàng của Nhật, hàng triệu người trong cả nước đã cùng đứng lên vào dịp này và một cuộc tấn công toàn diện vào doanh trại và các cơ sở quân sự của Nhật bắt đầu.

“Ngày 17-18, một cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra tại thành phố thủ đô Hà Nội. Cuộc đấu tranh cướp chính quyền thực sự đã bắt đầu ở đây, vào ngày 19, với các lực lượng dân quân địa phương đã đứng về phía Cách Mạng. Dẫn đầu bởi các đoàn thể thanh niên, quân đội nhân dân dưới sự chỉ huy của Việt Minh đã tiến vào tòa nhà của Bộ Nội Vụ. Khâm Sai Phan Kế Toại đã chạy trốn với cộng tác viên thân cận nhất của mình. Chính phủ bù nhìn  Trần Trong Kim nhanh chóng tan rả trong khi ở cố đô của An Nam, Hoàng Đế Bảo Đại đã ký sắc lệnh thoái vị của mình trước sự hiện diện của đại diện của Cơ Sở Trung Ương của Việt Minh.

"Vì vậy, một chính quyền mới ra đời, Chính phủ Cách Mạng của nhân dân được chính thức công bố và được sự hỗ trợ hoàn toàn của toàn dân.
"Một vài ngày sau đó, các thành viên của Ủy ban Giải phóng Quốc gia đã gặp nhau trong phiên họp tại Hà Nội. Trước tình hình mới, chính quyền mới đã được tái tổ chức và một Chính Phủ Tạm Thời trong đó bao gồm một số thành viên độc lập [không thuộc đảng phái nào] được thành lập với Chủ tịch là Hồ Chí Minh. 29/
 
Hồ Chí Minh đã ban hành một lời "Kêu Gọi Tổng Khởi nghĩa" sau cuộc họp ngày 16 tháng 8:

“...Đây là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử của cuộc đấu tranh tiến hành trong gần một thế kỷ bởi nhân dân ta để tự giải thoát mình
"Đây là một thực tế đã làm đồng bào chúng ta vui mừng và cho tôi một niềm vui lớn lao.

"Tuy nhiên, chúng ta không thể xem đó đã là đủ thành công. Cuộc đấu tranh của chúng ta còn lâu dài và khó khăn.. Bởi vì không phải Nhật bị đánh bại mà chúng ta đã được giải phóng sau một đêm. Chúng ta vẫn còn phải hy sinh nhiều hơn nữa và tiến hành cuộc đấu tranh. Chỉ có đoàn kết thì cuộc đấu tranh mới mang lại cho chúng ta Độc Lập.

"Mặt trận Việt Minh là cơ sở của cuộc đấu tranh và đoàn kết của nhân dân ta hiện nay. Tham gia Mặt trận Việt Minh, hỗ trợ, và làm cho nó lớn hơn và mạnh mẽ hơn!

"Hiện nay, Ủy ban Giải phóng Quốc gia, do đó, như đã nói, bản thân là chính phủ lâm thời của chúng ta. Đoàn kết xung quanh nó và thông qua nó mà các chính sách và trật tự được thực hiện trên cả nước!

"Bằng cách này, Tổ quốc của chúng ta, chắc chắn sẽ dành được Độc Lập và nhân dân ta chắc chắn sẽ dành được Tự Do sớm.
"Giờ quyết định số phận của nhân dân ta đã điểm. Hãy đứng lên với tất cả sức mạnh để giải phóng bản thân của chúng ta!
"Nhiều dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang ganh đua với nhau trên con đường dành lại Độc Lập cho mình. Chúng ta không thể cho phép mình tụt hậu ở phía sau.
"Tiến lên!  Hãy tiến lên! Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh, hãy can đảm tiến lên !" 30/

[Vị Hoàng Đế] Bảo Đại không may của một Việt Nam lần đầu tiên được danh nghĩa một quốc gia thống nhất, độc lập sau gần một thế kỷ, ngày 18 Tháng Tám 1945, đã gửi Tổng Thống De Gaulle của Pháp thông điệp sâu sắc và tiên tri sau đây:

“Tôi đích thân trình bày cho người dân ở Pháp, đất nước của tuổi trẻ của tôi.  Tôi cũng đích thân trình bày với các nhà lãnh đạo và giải phóng Đất Nước và tôi mong muốn được nói chuyện như một người bạn chứ không phải như là người đứng đầu của Nhà nước.
"Chúng tôi đã phải chịu quá nhiều đau khổ trong suốt bốn năm tang tóc mà không hiểu rằng nhân dân Việt Nam, người đã có một lịch sử hai mươi thế kỷ và thường là với một quá khứ vinh quang, nay không còn muốn, không còn có thể hỗ trợ bất kỳ sự thống trị của nước ngoài hoặc chính quyền nước ngoài.

"Các ông có thể hiểu tốt hơn nếu các ông có thể đển xem những gì đang xảy ra ở đây, nếu các ông có thể cảm nhận được niềm khát khao Độc Lập đang âm ỉ trong tận cùng các con trái tim [của chúng tôi], thì không có lực lượng con người nào còn có thể kìm giữ được. Nếu các ông đến để tái thiết lập một chính quyền Pháp ở đây, thì nó sẽ không còn được tuân theo, mỗi làng sẽ là một ổ kháng chiến, mỗi người bạn cũ thành một kẻ thù, và các quan chức và những kẻ thực dân của các ông  sẽ phải yêu cầu được rời bỏ nơi mà bầu không khí không thở được.
"Tôi cầu xin các ông hiểu rằng cách duy nhất để bảo vệ lợi ích, ảnh hưởng văn hoá của Pháp ở Đông Dương là thẳng thắn công nhận nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ bất kỳ ý tưởng nào nhằm tái lập chủ quyền của Pháp hay chính quyền dưới bất cứ hình hức nào có thể được.
"Các ông có thể dễ dàng lắng nghe và trở thành bạn bè của chúng tôi nếu các ông dừng tham vọng để trở thành chủ nhân của chúng tôi một lần nữa.

"Đưa ra lời kêu gọi này đến chủ nghĩa lý tưởng của nhân dân Pháp và đến trí tuệ tuyệt vời của lãnh đạo của họ, chúng tôi hy vọng rằng hòa bình và hạnh phúc, reo vui cho tất cả mọi người trên thế giới, sẽ đảm bảo được bình đẳng cho tất cả những người sống ở Đông Dương, bản địa cũng như nước ngoài. "  31/

De Gaulle không bao giờ trả lời. Lời nhắn trong bất kỳ sự kiện nào đều không được đưa lên bàn luận, bởi vì trong vòng một tuần, Bảo Đại chính thức nhượng lại quyền hạn của mình cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và sau đó, Pháp đã phải đối mặt ở miền Bắc Việt Nam không phải quan vua phong kiến, nhưng là Hồ Chí Minh, một người cách mạng chuyên nghiệp không nhân nhượng – dâng hiến mình cho dân tộc và cộng sản.

Giải Phóng Nam Kỳ

Việc lật đổ quyền lực của Nhật tại Nam Kỳ theo một diễn tiến riêng biệt. Chính phủ Bảo Đại đã chờ đợi cho đến ngày 11 tháng tám 1945 để công bố xác nhập Nam Kỳ vào một nước Việt Nam thống nhất, nhưng động thái này đã quá muộn để có bất kỳ tác động nào. Các bước hiệu quả đầu tiên trong việc củng cố các nhóm chia rẽ về chính trị Việt Nam ở miền Nam được tiến hành bởi nhóm Trốt Kít "đấu tranh" và các đảng phái hợp tác trước đây, cùng sát nhập chung ngày 14 Tháng Tám 1945, để hình thành một " Mặt trận Quốc Gia Thống Nhứt”. Những người tham gia bao gồm giáo phái Cao Đài, giáo phái Hòa Hảo, và Liên đoàn Phật giáo. Mặt trận Quốc gia đã thông qua nền tảng Trốt Kít, và tập trung năng lượng chủ yếu chống lại các đại diện của Bảo Đại ở Sài Gòn. Việt Minh dường như đã trì hoãn cho đến ngày 24 tháng 8 để khởi động chương trình của họ ở Nam Kỳ, rõ ràng là những chuyển động trong thời điểm đó là để giữ quyền lực của Việt Minh ở An Nam và Bắc Kỳ. Trong khi đó, ĐCSĐD, dẫn đầu bởi Trần Văn Giàu, lặng lẽ nắm quyền. Ngày 25 Tháng Tám, 1945, Việt Minh đã bảo trợ một cuộc họp từ đó một chính phủ mang tên "Ủy ban điều hành tạm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã được thành lập. Uỷ Ban [Kháng Chiến] Nam Bộ, mặc dù thống trị bởi Trần Văn Giàu và các thành viên khác của ĐCSĐD, mục đích đại diện cho cả Việt Minh và của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, và là cánh tay phía nam của chính phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất có đại diện trong các cuộc họp ngày 25 tháng Tám, nhưng các cuộc đàm phán chính thức cho một liên minh giữa Việt Minh và Mặt trận đã không bắt đầu cho đến ngày 30 tháng Tám. Sau đây là những ghi chú trong biên bản về  diễn tiến cuộc họp này, tiếp theo là một báo cáo của Trần Văn Giàu là Chủ tịch Ủy Ban Điều Hành Nam Bộ:

"Huỳnh Phú Sổ (lãnh đạo Hòa Hảo) [hỏi] - Ông Giàu có thể cho chúng tôi biết những nào nhóm trước đây bí mật hợp tác với Việt Minh, và sau đó công khai tham gia vào nó? '

"Trần Văn Giàu [trả lời] - ở Nam Kỳ, trong thời kỳ bí mật, các bên trong Mặt trận Việt Minh là: Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Tân Dân chủ Việt Nam, Thanh Niên Cứu Quốc, Quân Nhân Công Chức Cứu Quốc, Đảng Quốc Gia Việt Nam, và nay là Mặt trận Thống nhất Quốc gia.’
"Trần Văn Thạch (lãnh đạo nhóm Trốt Kít “Chiến Đấu”) [hỏi] - khi nào Ban Chấp Hành sẽ được thành lập và những ai sẽ là người chọn nó. Liệu các chính sách của Mặt trận sẽ được theo sau và liệu sẽ có liên lạc [tiêp theo] với Mặt trận? Và kể từ ngày đại hội được tổ chức hôm nay, liệu Chính phủ sẽ hành động phù hợp với đường lối của đại hội, hay là cuộc họp chỉ được tổ chức một lần duy nhất? "

"Trần Văn Giàu -" Bây giờ, tôi sẽ trả lời ông Thạch. Việc thành lập Ban Chấp hành không phải là quyết định duy nhất của tôi mà đã được thành lập cách đây một thời gian để cướp chính quyền. Ban chấp hành đó chỉ là tạm thời..., trong khi chờ đợi cuộc cuộc tổng tuyển cử. Trong thời gian lâm thời đó, không ai muốn nhận lãnh trách nhiệm hoặc chấp hành mệnh lệnh. Mặc dù câu hỏi của ông Thạch đã không được giải thích đầy đủ, tôi có thể nói với ông những gì mà tôi biết.. Ông muốn hỏi tại sao một người như ông lại không có một vị trí nào trong chính phủ, phải như vậy không ông Thạch? Tôi nhắc lại rằng Chính phủ này chỉ là tạm thời. Sau khi khi chúng ta có một cuộc tổng tuyển cử, nếu có khả năng, ông Thạch không cần phải lo lắng về việc không có một ghế trong Chính phủ. Về vấn đề làm việc giữa các đảng phái, ông và tôi, chúng ta sẽ gặp lại sau. '

"Huỳnh Văn Phương (Nhóm Trí Thức) - Do hoàn cảnh mà chúng ta phải đối diện hiện nay, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã cảm thấy rằng không nên có hai mặt trận trong nước. Vì lý do này, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã kêu gọi tất cả các đảng và phe nhóm các bên gặp nhau và đã lựa chọn Phan Văn Hùm làm đại diện để thương lượng với Việt Minh để nhằm sát nhập  hai mặt trận thành một.

"Sau khi đàm phán, ông Hùm trở về và báo cáo rằng Việt Minh đã từ chối sát nhập mình vào Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất. Họ cho rằng Việt Minh đã là một mặt trận hợp nhất trong mắt của dân tộc và đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật. Ngày nay, để đoàn kết sức mạnh của chúng ta, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất nên liên kết [xác nhập] vào Việt Minh.

"Khi thấy quan điểm của Việt Minh là có cơ sở, sau khi nghe xem ông Hùm, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã [quyết định] liên kết với Việt Minh....'

"Trần Văn Giàu - Việt Minh không muốn một cuộc đua quyền lực. Nếu người nào có khả năng thì không ai ngăn trở con đường của họ. Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đại diện cho nhiều đảng và nhóm có liên quan của Việt Minh.... 32/

Mặc dù cuộc họp ngày 30 tháng 8 đã không đưa ra việc sáp nhập chính thức [giữa hai Mặt Trận], ngày 07 tháng 9 năm 1946, Việt Minh đã có thể công bố việc hình thành của một "Khối Đoàn Kết Quốc Gia" chung với Mặt trận Thống nhất Quốc gia. Đó là Ủy Ban Kháng
Chiến Nam Bộ của Trần Văn Giàu mà trên thực tế đã là một chính phủ ở Sài Gòn, khi các lực lượng chiếm đóng Anh đến.

(xem tiếp kỳ 8)





-8,-I. B. 2
Mục lục
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa............................................. B-33

a. Thành lập nước Cộng hòa............................................... B-33
b. Độc lập trong thời gian ngắn tại Nam Kỳ......................B-36
c. Chính phủ dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, 1945-1946.....B-40

(1) Chính phủ của 02 tháng 9 năm 1945...........................B-40
(2) Chính phủ của 06 tháng 3 năm 1945...........................B-46
(3) Trung Quốc rút quân.....................................................B-47
(4)   Chính phủ ngày 03 Tháng Mười Một 1946..............B-49

Việt Nam Cộng Hòa  

a. Thành lập nước Cộng Hòa.

Ngày 26 tháng tám [1945] trong một buổi lễ tại Huế, Hoàng Đế Bảo Đại đã từ bỏ quyền lực của mình để giao [ấn kiếm] cho đại diện của Hồ Chí Minh. Ông nói về "lực lượng dân chủ hùng mạnh ở phía bắc của Vương quốc của chúng ta", và sợ rằng "xung đột giữa miền Bắc và miền Nam có thể không tránh khỏi." Và để tránh một cuộc xung đột như vậy, và không để cho kẻ ngoài lợi dụng cuộc đấu tranh nội bộ để có cơ hội xâm lược [đất nước], ông đã chấp nhận trở thành một "công dân tự do của một quốc gia độc lập". Bảo Đại đã kêu gọi tất cả các đảng phái và phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như gia đình Hoàng Gia tăng cường và hỗ trợ không ngại ngùng Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để củng cố nền Độc Lập Dân Tộc của chúng ta. 33 / Bảo Đại lấy lại tên Vĩnh Thụy, và chấp nhận danh hiệu "Cố vấn chính trị tối cao" trong chính phủ Hồ Chí Minh '.

Ngày 02 tháng 9, 1945 - ngày Nhật ký kết các thủ tục đầu hàng, Hồ tuyên bố thành lập một nhà nước mới, đưa ra  "Tuyên ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà " sau đây:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
“Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
“Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
“Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, nam, bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
“Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
“Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
“Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
“Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
“Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
“Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật vào. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
“Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng dã man bán nước ta hai lần cho Nhật.
“Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật.
“Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên bái và Cao bằng.
“Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị, dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
“Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
“Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!
“Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

b. Độc Lập chết yểu ở Nam Kỳ.

Ngày 02 Tháng Chín 1945, Nam Việt Nam chìm trong rối loạn chính trị sâu sắc. Sự sụp đổ liên tục của Pháp, sau đó là Nhật, tiếp theo bởi các xung đột giữa các phe phái chính trị ở Sài Gòn đã được kèm với bạo lực lan rộng ở nông thôn. Cao Đài thành lập một nhà nước tại Tây Ninh, Hòa Hảo đã thành lập thủ đô tại Cần Thơ, nổi loạn của nông dân bùng lên, và một số cán bộ nông thôn và địa chủ đã bị sát hại. Ngày 02 Tháng 9, bạo lực ở Sài Gòn đã lấy mất mạng sống của một linh mục Pháp ngay trên ngưỡng cửa nhà thờ, một số người Pháp khác, và một số người Việt Nam. Nhà của người Pháp bị đập phá, và một bầu không khí căng thẳng sợ hãi đã trùm lên thành phố.

Ngày 12 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh đầu tiên đến Sài Gòn - một tiểu đoàn lính Gurkha, họ đi kèm với một đại đội lính Pháp [tự do]. Tướng Douglas D. Gracey, chỉ huy, đến ngày 13 tháng 9. Trước khi khởi hành từ Ấn Độ, Gracey đã thông báo rằng:

Vấn đề chính quyền ở Đông Dương là độc quyền của Pháp. Kiểm soát dân sự và quân sự bởi người Pháp chỉ là vấn đề một vài tuần." 35/
Rõ ràng là tướng Gracey đã nhận chỉ thị từ Bộ Tư Lệnh Đồng Minh ở Đông Nam Á giới hạn nhiệm vụ của mình trong việc giải giáp người Nhật, và chắc chắn đã không yêu cầu ông ta thực hiện việc sửa đổi hệ thống chính trị của Việt Nam. 36 / Nhưng trên thực tế, Tư Lệnh Gracey đã sử dụng quân đội và vị trí của mình để lật đổ Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ. Cả phe Cộng sản hay phe Quốc Gia người đều không quan tâm đến chỉ huy người Anh. Ngày 10 Tháng 9, Việt Minh đã chấp nhận cải tổ Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ, trong đó Trần Văn Giàu đã được thay thế bằng Chủ tịch Phan Văn Bạch, một người quốc gia độc lập nổi bật, và thành viên ĐCSĐD chỉ chiếm có bốn trong mười ba ghế của Ủy Ban. Gracey dường như coi Chính phủ Việt Nam với thái độ khinh thị, nếu không nói là khinh miệt, không phải vì mầu sắc chính trị của nó, nhưng bởi vì nó thiếu thẩm quyền từ Pháp, và bởi vì rối loạn dân sự mà nó đang lãnh đạo. Chỉ huy người Anh đã ra lệnh Nhật phải hỗ trợ trong việc giữ gìn trật tự, và chỉ đạo việc giải giáp người Việt Nam, cả hai chỉ thị đều bị bỏ lơ, nhưng đã góp thêm vào sự căng thẳng đang tăng.

Thái độ của lực lượng chiếm đóng đã củng cố vị trí của nhóm Trốt Kít. Nhóm này đã lên án Việt Minh, ĐCSĐD, và Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ như là một "chính phủ dân chủ tư sản, mặc dù có những người cộng sản nắm quyền," và chỉ trích bất kỳ nỗ lực hợp tác với quân Đồng Minh. Liên đoàn Trotskyite Quốc tế Cộng sản kêu gọi vũ trang nhân dân, và kích động dân chúng chống lại người Anh. Bắt đầu từ ngày 12 tháng 9, cảnh sát Việt Nam ở Sài Gòn đã phát động một chiến dịch bạo lực để đàn áp Trốt Kít, trong đó nhiều nhà lãnh đạo Trotskyite đã thiệt mạng. Trong các khu vực nông thôn, đánh nhau đã nổ ra giữa quân đội Việt Minh và các lực lượng của đạo Cao Đài và Hòa Hảo. Bạo lực lây lan giữa nội bộ người Việt đã là vô ích hơn nữa những cố gắng nhằm tập hợp các phe phái Việt Nam, và làm lo âu tăng cao trong số người phương Tây đang sống Sài Gòn.

Ngày 17 tháng 9 năm 1945, Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ kêu gọi một cuộc tổng đình công để phản đối việc Đồng minh thiếu hợp tác, và bắt giữ khoảng mười sáu người Pháp. Người Pháp sau đó đã thúc bách Gracey cho phép họ bước vào lập lại trật tự. Ngày 19 Tháng Chín, "Ủy viên" Pháp cho Nam Kỳ, Cedile, thông báo rằng sẽ không có cuộc đàm phán với Việt Nam cho đến khi nào trật tự dân sự được khôi phục. Ngày 20 Tháng Chín, Tướng Gracey đình chỉ tất cả các tờ báo tiếng Việt, và nắm giữ lực lượng cảnh sát Việt Nam. Ngày 21 tháng 9, thiết quân luật được tuyên bố, cấm tất cả các cuộc biểu tình, và cấm người Việt Nam mang bất kỳ loại vũ khí gì, kể các các gậy tre [tầm vông]. Ngày 22 Tháng 9, người Anh thả một số khoảng 1.400 lính nhảy dù Pháp bị Nhật giam giữ bên ngoài Sài Gòn, và toán lính này tức thời tràn vào thành phố đánh bất cứ người Việt Nam nào mà họ có thể bắt giữ. Vào buổi sáng của ngày 23 tháng 9, quân Pháp chiếm các trạm cảnh sát, bưu điện, và các công trình công cộng khác, và bắt đầu bắt giữ các chính trị gia và các công chức Việt Nam, mặc dù các thành viên của Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ đã trốn thoát. Ghi nhận chính thức của Anh viết rằng:

"Thực đáng tiếc cho cách thức mà qua đó cuộc đảo chính được thực hiện, cùng với những hành vi của các công dân Pháp trong buổi sáng Chủ nhật, ngày 23 tháng Chín, hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có các “biện pháp trả đủa" có thể được thực hiện bởi người An Nam [Việt Nam]. Đáng tiếc là cái xúc đông của công dân Pháp, sau khi tất cả đã phải chịu nhiều đau khổ dưới tay của người An Nam trong những tháng qua, đã làm họ lấy cơ hội này để thực hiện những hành động trả thù mà họ có thể làm được… Người An Nam đã bị bắt giữ không có lý do khác hơn.họ là người An Nam, sau khi bị bắt họ đã bị đối xử, tuy không chủ động tàn bạo, nhưng bằng những bạo lực không cần thiết ".

Ngày hôm sau, người Việt Nam tấn công lại: đời sống kinh tế của Sài Gòn bị tê liệt bởi các cuộc đình công, và ban đêm nhiều nhóm Việt Nam - chủ yếu từ một giáo phái xã hội đen gọi là Bình Xuyên - đã bắt đầu một loạt tấn công vào các tiện ích công cộng. Ngày 25 Tháng Chín, trong cuộc tấn công một khu dân cư Pháp, hơn 100 người phương Tây đã bị giết, và nhiều người khác bị bắt làm con tin; ngày 26 tháng 9, chỉ huy của cơ quan O.S.S [Mỹ] tại Nam Kỳ đã bị giết. Như vậy, cuộc chiến Đông Dương đã bắt đầu tại Nam Kỳ vào cuối tháng Chín, năm 1945, và máu của người Mỹ đã đổ ra trong giờ mở cửa.

Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ đã ban hành một tuyên bố lên án các hành động của Anh:

"Đóng cửa báo chí đang nhất trí bảo vệ sự độc lập của Việt Nam, khiến chúng tôi không... kiểm soát và chỉ đạo ý kiến ​​cho công chúng tại một thời điểm mà đám đông đã bực tức bởi những hành động khiêu khích của người Pháp... quân đội Anh, để thực hiện nhiệm vụ giải giáp các lực lượng Nhật, đã không cần phải giải giáp vũ khí lực lượng cảnh sát của chúng tôi và ngăn chặn chính phủ của chúng tôi như họ đã làm Tuy nhiên, chúng tôi đã chứng minh bằng những hành động của chúng tôi rằng chính phủ của chúng tôi là bằng hửu nhất với mong muốn được đưa ra tất cả các hỗ trợ có thể để quân đội Anh hoàn thành nhiệm vụ của họ. 38/

Vào thời điểm đó, ĐCSĐD ở Nam Kỳ đang ở một vị trí đặc biệt mong manh. ĐCSĐD - cốt lõi của Việt Minh - đã cho phép Liên Đoàn Độc Lập được phép là cánh tay của quân đội Đồng Minh, và hợp tác hỗ trợ người Anh và ân xá cho người Pháp. Đảng đã thực hiện, thông qua Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ, trấn áp nhóm Trốt Kít. Rõ ràng việc biện minh cho một chính trị hòa hoản, ủng hộ trật tự công cộng, và các cuộc đàm phán với Pháp -- bởi ĐCSĐD, bởi Việt Minh hay do Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ - là khá vô ích. Hơn nữa, ĐCSĐD dường như đã được đảm bảo bởi cộng sản Pháp rằng họ sẽ không nhận được sự giúp đỡ nào từ Đảng anh em ở nước ngoài. Một phóng viên Mỹ ở Sài Gòn đã được xem một tài liệu ngày 25 Tháng Chín, 1945,:

"... Tư vấn cho người Cộng sản An Nam [Viet Nam] phải biết chắc rằng, trước khi họ hành động quá vội vàng, cuộc đấu tranh của họ phải đáp ứng các đòi hỏi về chính sách của Liên Xô". Cảnh báo rằng bất kỳ cuộc phiêu lưu quá sớm trong việc độc lập cho An Nam có thể không phù hợp với quan điểm của Liên Xô.  Những quan điểm cũng có thể bao gồm việc Pháp là một đồng minh vững chắc của Liên Xô ở Âu Châu, trong trường hợp này, phong trào độc lập An Nam sẽ là một sự bối rối [cho Liên Sô]. Vì vậy, cấp bách là các đồng chí An Nam phải giữ một chính sách "kiên nhẫn.". Khuyên họ đặc biệt chờ đợi sau khi có kết quả của cuộc bầu cử ở Pháp, đến tháng tiếp theo, vào tháng Mười, khi có thêm sức mạnh của đảng cộng sản [Pháp] để có thể đảm bảo cho An Nam giải quyết tốt hơn. Trong khi đó, minh thị đề xuất việc cử một sứ giả không chỉ để liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp, nhưng cả với người Nga để tự mình làm quen với triễn vọng của các sự kiện sắp tới. " 39/

Cho dù hoàn cảnh có thuận lợi hay không, cuộc xung đột đã nổ mạnh ở Nam Kỳ. Vấn đề đặt ra cho những người cộng sản là làm thế nào để trả lời, và dường như lãnh đạo của họ đã xác định rằng bạo lực là chọn lựa duy nhất. Và để lấy lại vai trò lãnh đạo phong trào quốc gia, họ phải làm cho Việt Minh thành đối tác quan trọng nhất trong chiến tranh, là kẻ thù không nhân nhượng với Pháp. Tướng Gracey, bị thúc hối bởi Đô Đốc Lord Mountbatten thuộc Bộ tư lệnh Đồng minh, đã nỗ lực để thực hiện một thỏa hiệp với Việt Minh, và đã thành công đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vào ngày 02 tháng 10. Nhưng điều này đã bị phá vỡ một cách nhanh chóng vì sự đối mặt hung bạo của cả hai bên [Pháp và Việt Minh]. Quân tiếp viện của Pháp dưới quyền Tướng Leclerc bắt đầu đổ vào Sài Gòn, củng cố quyết tâm của Pháp. Một đại diện chính phủ Hồ Chí Minh từ Hà Nội đến để củng cố vị trí của Việt Minh với câu chuyện về uy thế của Việt Minh ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Người Pháp đã tìm cách thương lượng trên tiền đề rằng họ sẽ cai trị, và sẽ cho phép một số người Việt được tham gia [chính quyền], Việt Minh yêu cầu trở lại nguyên trạng trước ngày 22 tháng 9, và cuối cùng là Pháp sẽ phải rút [khỏi VN]. Ngày 09 Tháng 10 năm 1945, Pháp và Anh đã ký kết một thỏa thuận tại London, theo đó người Anh chính thức công nhận chính quyền dân sự Pháp tại Đông Dương là chính quyền hợp pháp duy nhất từ phía nam vĩ tuyến thứ mười sáu. Ngoại trưởng Ernest Bevin mô tả cho Quốc Hội [Anh] về tình trạng rối loạn và cướp bóc ở Việt Nam, và những khó khăn sinh ra bởi các cuộc đụng độ giữa quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Gracey và các lực lượng Việt Nam. Nước Anh, ông tuyên bố, sẽ hỗ trợ vận chuyển tới Việt Nam đủ quân Pháp để cho phép họ có thể tiếp nhận từ Gracey, và chính sách tạm thời của Anh là sẽ hỗ trợ cho việc "hợp tác chặt chẽ và thân thiện giữa các chỉ huy của Anh và Pháp." 40/

Ngày 11 Tháng 10, các thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ, và các cuộc chiến đấu đã trở lại. Ngày 25 tháng 10,  quân Pháp dưới quyền Tướng Leclerc đã tấn công về phía nam từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, vốn là thủ đô tạm thời của Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ, và sau chiến thắng ở đó, đã tiến phía tây bắc vào Tây Ninh, nơi mà họ chinh phục Cao Đài. Việt Minh đã mở một chiến dịch du kích làm chậm lại rất nhiều đà tiến quân của Pháp, và chứng minh ngay tức thì là cả sức mạnh không quân lẫn thiết giáp của Pháp cũng không đủ để bình định so với kẻ thù đầy quyết tâm. Nhà báo nổi tiếng người Pháp, Philippe Devillers, người đi cùng đợt đánh phá ban đầu của Leclerc, đã viết rằng:

"Từ nay công tác bình định đất nước đã cho thấy một khía cạnh khác là nó sẽ không bao giờ để mất một lần nữa: để được mãi mãi đã đặt thành một vấn nạn. Thình lình Việt Minh xuất hiện vào ban đêm bắn vào một ngôi làng được bảo vệ bởi những trạm gác của chúng ta... để kéo lực lượng phòng vệ về một bên trong khi bên phía kia [làng] họ đốt nhà và giết chết tất cả những người [mà họ] nghi ngờ. Nếu chúng ta rời bỏ một khu vực, tin tưởng rằng nó đã được bình định, thì họ sẽ nối gót chân chúng ta và khủng bố lại sẽ bắt đầu. Chỉ có một cách phòng vệ là tăng thêm và củng cố các đồn bót, trang bị vũ khí và đào tạo dân làng để họ tự vệ có tổ chức và giác ngộ thông qua việc làm triệt để về thông tin và chính sách.

"Nhưng chuyện này đòi hỏi phải có quân lực và vũ khị  Số cần thiết không phải là 35.000 quân  (số này đã giao cho Leclerc) nhưng 100.000, và Nam Kỳ không phải là vấn đề duy nhất." 41/

Chính phủ quốc gia ở Miền Bắc, 1945 – 46

Chính Phủ ngày 2 tháng 9 năm 1945

Khác với Nam Kỳ phải đối mặt với Pháp trong mùa thu năm 1945 vấn đề nổi bật là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Hà Nội Hồ Chí Minh khẳng định quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, nhưng thách thức đối với thẩm quyền Pháp, họ chỉ cai trị trên thực tế ở An Nam và Bắc Kỳ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hoàn toàn là Việt Minh cũng không phải là cộng sản. Mặc dù sinh lực và sáng kiến ​​là của Việt Minh, nhưng thực tế chính trị nổi bật của cuộc sống ở miền Bắc Việt Nam là đã bị quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc chiếm đóng, và sự hiện diện của Trung Quốc đã buộc Hồ Chí Minh và Việt Minh phải ủng hộ Việt Nam Quốc Dân Đảng để thích ứng với Trung Quốc, và trì hoãn chính sách của Trung Quốc trong nhiều khía cạnh khác.

Số quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam không được biết đến một cách chính xác, Tổng số đã bi che khuất không chỉ bởi các báo cáo không đầy đủ, mà còn do cách Quốc dân Đảng sử dụng những con đường chuyển quân thông từ Vân Nam và Quãng Châu qua những tuyến đường đến nơi khác của Trung Quốc. Pháp ước tính cao tới 180.000, nhưng lực lượng chiếm đóng Trung Quốc bản thân có thể độ khoảng 50.000.  42/  Ngay cả khi có ít quân đội nước ngoài cũng sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho Bắc Việt Nam, vì vụ mùa năm nay xấu, và thương mại bị chiến tranh làm xáo trộn, nạn đói tràn lan. (Bold) Hầu hết quân đội Trung Quốc là vô kỷ luật và kém trang bị, sống, cực chẳng đả bị đưa ra ​​khỏi [biên cương] tổ quốc [của họ](Bold). Sự sách nhiểu kiểu nông dân của họ đã khuấy động lại hận thù truyền thống của người Việt đối với người Trung Quốc - oán giận không được kềm chế bởi lòng biết ơn đối với Trung Quốc như người giải phóng, kể từ khi người Việt Nam tin rằng họ đã được Việt Minh giải phóng. Và tội lỗi của quân đội Trung Quốc lại được khớp với bộ Tư Lệnh tối cao của Trung Quốc, các lãnh chúa đã kịp thời bắt đầu cướp bóc miền Bắc Việt Nam. Tỷ giá chính thức của đồng đô la của Trung Quốc đã được đưa ra quá cao để trao đổi với tiền tệ Việt Nam, làm trầm trọng thêm lạm phát đã nghiêm trọng, và mở ra triển vọng mới cho thị trường chợ đen. Giới đầu cơ Trung Quốc bắt đầu mua với một quy mô lớn các doanh nghiệp và bất động sản của Pháp và Việt Nam. 43/

Khi quân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam, họ lật đổ chính phủ Việt Minh địa phương, và thay thế chúng với các nhóm VNQDD và Đồng Minh Hội, nhóm Phục-Quốc cướp quyền ở những nơi khác.

Được hỗ trợ bởi quân đội Trung Quốc, và được tài trợ bởi Trung Quốc, VNQDD và Đồng Minh Hội đã mở báo chí, và đã phát động một chiến dịch tấn công chính trị chống lại Việt Minh và chính phủ VNDCCH. Hậu quả là tình hình ở miền Bắc Việt Nam vào mùa thu năm 1945, được mô tả trong hình 4.
 
- Tiếp theo >>



Trên thực tế sự hiện diện của Trung Quốc đòi hỏi Hồ Chí Minh phải thận trọng trong việc đối phó với các nhóm đối thủ quốc gia. Tại sao Trung Quốc chỉ cần đơn giản lật đổ chính phủ của Hồ Chí Minh để ủng hộ liên minh VNQDD / Đồng Minh Hội mà họ không làm là điều không biết được. Dường như một bên là do chuyện mua chuộc bằng tiền, một bên là vai trò của Chiang Fa Kue và các sứ quân khác đã được hưởng lợi trực tiếp từ "tuần lễ vàng" chính thức của VNDCCH vào tháng Chín, năm 1945, trong đó nhà nước kêu gọi công dân cống hiến vàng vụn để "đóng góp tài trợ để cứu quốc”. "44/  Được biết chiến dịch này đã thu góp khoảng 800 cân vàng và 20 triệu đồng bạc Đông Dương, và VNDCCH nhận được từ các sứ quân, bên cạnh sự làm lơ, là những vũ khí thuộc sở hửu của người Nhật - một báo cáo cho biết con số gồm 40.000 vũ khí, bao gồm súng cối, pháo, và 18 xe tăng. 45/

Nhưng Hồ Chí Minh và Việt Minh buộc phải vượt xa hơn việc hối lộ. Trong việc thành lập chính phủ ngày 02 tháng chín năm 1945, họ đã cẩn thận để chính trị gia không Việt Minh tham gia, và giữ 6 đại diện (ĐCSĐD) trong 16 chỗ của nội các. Ngày 23 Tháng 10, Việt Minh đã ký một hiệp ước với một nhóm ly khai ​​của Đồng Minh Hội, tự nhận là vì lợi ích của cuộc đấu tranh chung chống lại những nỗ lực tích cực của thực dân Pháp, để bảo vệ sự tự do và độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" 46 / Tuy nhiên, các nhóm khác của Đồng Minh Hội và VNQDD vẫn tiếp tục tấn công Việt Minh, tạo nên một điểm đặc thù về sự thống trị của cộng sản.

Hồ Chí Minh và ĐCSĐD sau đó đã quyết định một động thái quyết liệt. Sau hội nghị ĐCSĐD ba ngày "từ ngày 9 đến 11 tháng 11 năm 1945, lãnh đạo ĐCSĐD đã ban hành những điểm sau đây:

Xét rằng, trong khi xem xét bối lịch sử, cả hai mặt quốc tế và quốc nội, giờ phút hiện tại chính là một dịp đặc biệt cho Việt Nam dành lại Độc Lập toàn vẹn của mình;
Xét rằng, để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam rộng lớn này,  một liên minh quốc gia được hình thành không có sự phân biệt giai cấp và đảng phái các bên là một yếu tố không thể thiếu;
Với mong muốn chứng minh rằng những người cộng sản, cho đến nay họ vẫn là những chiến sĩ tiên phong để bảo vệ nhân dân Việt Nam, luôn luôn sẳn sàng chấp nhận những hy sinh lớn nhất đối với việc giải phóng dân tộc, luôn luôn hành động để đưa các lợi ích của đất nước lên trên lợi ích giai cấp, và từ bỏ lợi ích của Đảng để phục vụ nhân dân Việt Nam;
Để loại tất cả những hiểu lầm, trong và ngoài nước, những hiểu lầm có thể cản trở việc giải phóng đất nước của chúng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc họp vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, đã quyết định tự nguyện giải thể Đảng Cộng sản Đông Dương.
Những người theo chủ nghĩa cộng sản mong muốn tiếp tục nghiên cứu lý luận của họ sẽ liên kết với Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.
Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Đương
Tháng 11 năm 1945   47/
    
Việc giải thể của ĐCSĐD bị phản đối bởi Trần Văn Giàu và những người khác từ Nam Kỳ nơi mà ĐCSĐD chứ không phải là Việt Minh là tổ chức chính trị chính trong nhân dân nhưng quan điểm của Hồ đã thắng thế.

Đương nhiên, Hồ cũng bắt buộc phải thỏa mãn yêu cầu liên tục của phe đối lập được có đại diện trong chính phủ để sắp xếp các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 1 năm 1946. Tuy nhiên vì sợ Việt Minh đã dành phần thắng trong các cuộc thăm dò dư luận và sức mạnh được tôn trọng rộng rãi của nó, VNQDD và Đồng Minh Hội vào ngày 23 tháng 12 1945 đã đàm phán với Việt Minh một thỏa thuận về số ghế không qua bầu cử là 50 cho VNQDD và 20 cho đại biểu Đồng Minh Hội trong tổng số 300-360 thành viên của Quốc hội. 48 / Các cuộc bầu cử đã được tổ chức công khai như dự kiến​​tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ và bí mật tại Nam Kỳ.

Trưởng nhóm O.S.S. của Mỹ tại Hà Nội từ 22 tháng 8 đến ngày 12 tháng 12 năm 1945 trong một cuộc trao đổi với Bộ Ngoại giao ngày 30 Tháng 1, 1946 mô tả tình hình chính trị ở Bắc Việt Nam như sau:

“Tướng Gallagher đã chỉ ra rằng chút tình yêu giữa Trung Quốc và Pháp đã bị mất, rằng sự hiện diện của nhóm người Mỹ ở Hà Nội đã hạn chế hành động mà Trung Quốc chống Pháp và bản thân ông đã tác động [tướng] Lữ Hán (Tư Lệnh Tối Cao lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Đông Dương) để mang Sainteny và Hồ Chí Minh ngồi lại với nhau và đã đối đầu với cả hai người này với một chỉ thị mạnh mẽ buộc [cả hai] phải thi hành. Sự tồn tại của một khoảng trốn ở phía Bắc với việc cả  quân đội Pháp cũng như Trung Quốc vắng mặt hiện nay là vô cùng nguy hiểm để [cơ hội] cho An Nam phản ứng mạnh mẽ chống lại tất cả người Pháp trong khu vực, những người đang bất lực trong việc tự bảo vệ bản thân. Để đạt thành công người Pháp sẽ cần một lực lượng đủ để dàn trải trên toàn bộ phía bắc. Một hoặc hai sư đoàn Pháp hiện đại, theo ý kiến ​​của Tướng Gallagher, có thể đánh bại An Nam.

“Trả lời cho câu hỏi liệu Pháp có thể làm gì nhiều hơn là chỉ chiếm các thành phố lớn, ông thừa nhận rằng người Việt sẽ còn có núi rừng và tiếp tục chiến tranh du kích. Ngay cả ở Sài Gòn, ông đã chỉ ra những điều còn xa hòa bình mặc dù Anh và Pháp tuyên bố ngược lại. Thiết lập kiểm soát của Pháp có thể được đẩy nhanh nếu họ đã có thể không vận quy mô lớn trên toàn miền Bắc. Tuy nhiên, người Việt được tổ chức tốt và cho đến nay chỉ vũ trang tốt bằng vũ khí nhỏ mặc dù họ không có hải pháo cận duyên và có thể có một ít pháo binh.

“Câu hỏi đặt ra là liệu phái đoàn Pháp tại Hà Nội trong thực tế, là người đàm phán với Hồ Chí Minh. Tướng Gallagher trả lời rằng Chính phủ Việt Minh Lâm Thời lúc đầu sẵn sàng đàm phán, sau đó vào tháng Mười, sau khi tuyên bố của De Gaulle về chính sách thuộc địa của họ [Pháp]. Người Việt từ chối đàm phán với Pháp và đã phản ứng mạnh mẽ chống lại tất cả các công dân Pháp tại Hà Nội. Trung Quốc có thể thành công trong việc đưa ra một chính phủ người Việt ít chống Pháp để đàm phán để đi tiếp. Tất cả những nỗ lực của Pháp để kích thích một cuộc cách mạng cung đình để chống lại Hồ đã được không thành công. Hồ tự than sẽ không bàn cải với Pháp. Việt Minh rất mạnh và bất kể có những thay đổi bề ngoài trong Chính phủ lâm thời Hồ vẫn đứng đằng sau bất kỳ diễn tiến nào của phong trào [kháng chiến] Việt Nam.  Tướng Gallagher nói rằng Sainteny đã nói với ông rằng, ông ta hy vọng thỏa thuận hòa bình giữa Pháp và Việt Nam có thể đạt được bằng thương lượng.

“Tướng Gallagher đã được hỏi chính quyền Việt Minh sẽ hiệu quả như thế nào với sự không có mặt của các lực lượng Pháp hay Trung Quốc như hiện nay. Ông trả lời rằng nhìn chung, ông rất ấn tượng về hiệu quả rõ rệt của chính quyền Việt Nam. Họ có những nhân viên có khả năng nhiệt tình và trẻ, nhưng lại có quá ít người trong số đó. Bất cứ với trình độ kỹ thuật nào, họ đều thiếu khả năng về điều hành và kinh nghiệm khi [được biết] các dịch vụ kỹ thuật tại Hà Nội, lúc đầu chạy rất tốt, nhưng dần dần tệ đi. Nhân viên được đào tạo [để làm việc] cho chính phủ và ở cấp thành phố đang thiếu. Tướng Gallagher có ý kiến là Việt Nam chưa sẵn sàng cho một chính phủ tự lực và chính thức, nếu cạnh tranh với các quốc gia khác họ sẽ bị mất thua mất áo như chơi. Tuy nhiên, nhu cầu độc lập đang lan rộng và ngay cả trong các ngôi làng, nông dân đều tham khảo ví dụ của Philippines.
“Tướng Gallagher đã được hỏi liệu Việt Nam hiểu được thực tế về khả năng của mình để đứng lên chống lại quân lực Pháp. Trong khi họ quá nhiệt tình và quá ngây thơ, ông cho biết, điều đó có thể vượt qua sự hiểu biết của họ. Họ mạnh mẽ trong những cuộc diễu hành và nhắc đi nhắc lại là sẵn sàng ‘chiến đấu tới người cuối cùng’ nhưng họ sẽ bị tàn sát và họ đã được báo cho biết và có thể họ đã biết điều đó. Việt Nam không có một lực lượng nào tương xứng với các lực lượng có vũ khí hiện đại ngay cả khi bản thân họ cũng có một ít mà họ có thể có, từ khi Trung Quốc không tìm thấy pháo binh và nhiều súng phòng không Nhật có vẻ như đã hoàn toàn biến mất. Đại diện Quân đội Hoa Kỳ không bao giờ hiểu được về mức độ vũ khí của Việt Minh. Chắc chắn là Trung Quốc không chuyển vũ khí của Nhật cho họ. Trước Ngày Chiến Thắng, chắc chắn Nhật đã vũ trang và huấn luyện nhiều người Việt Nam. Một vị tướng Nhật tuyên bố họ đã thực hiện [cướp chính quyền từ tay Pháp] ngày 09 tháng 3 chỉ đơn giản là vì người Pháp không còn có thể kiểm soát Việt Nam, nhưng tuyên bố này Gallagher đã đánh giá như là một lời nói dối. Ông đã nghe nói rằng dưới danh nghĩa trang bị vũ trang cho cảnh sát thi hành công vụ tại Hà Nội, người Nhật đã thực sự vũ trang cho ba đội ngũ riêng biệt bằng cách giải tán từng nhóm vũ trang, và trang bị và đào tạo lại một nhóm mới. Hơn nữa, Việt Nam đã mua vũ khí của Nhật từ các kho vũ khí đã được mở. Tướng Gallagher không biết liệu có hay không việc Tai Li (Phó Giám đốc Văn phòng điều tra, thống kê, Ủy ban Quốc gia Trung Quốc Nội vụ quân sự) đã gửi vũ khí cho Việt Minh.

"Tướng Gallagher được hỏi liệu sự hiện diện của con tin Pháp ở miền Bắc sẽ hạn chế các lực lượng Pháp khi họ đi vào khu vực. Ông này chỉ ra rằng chỉ có một vài thường dân Pháp đã được di tản bằng đường hàng không. Tất cả các phần còn lại, bên cạnh một số 5.000 quân Pháp đã bi giải giáp vẫn cần được di tản. Trung Quốc không thể đưa chúng ra và thậm chí liệu tướng Lữ Hán có muốn cho phép di tản họ đến bán đảo Đồ Sơn không? Sự hiện diện của họ đã liên tục cản trở việc ảnh hưởng lên Sainteny. Khi được hỏi liệu Việt Nam sẽ cho phép các Pháp kiều được sơ tán, Tướng Gallagher trả lời rằng họ sẽ cho phép nếu người Trung Quốc vẫn còn đó, nhưng những công dân Pháp sẽ là một vấn đề thực sự nếu người Trung Quốc đã bỏ đi. Các nhóm quân đội Mỹ đã gây áp lực đáng kể vào Trung Quốc để họ cho phép bất kỳ sự tự do nào cho tất cả thường dân Pháp ở Hải Phòng, Huế và các trung tâm khác ngoài Hà Nội. Tuy nhiên, Trung Quốc và Pháp đã một mình tự sắp xếp để vận chuyển các lô hàng thực phẩm từ phía Nam. Nhóm người Mỹ, tình cờ đã phải can thiệp để ngăn chặn người Pháp độc quyền về thực phẩm, thực phẩm được phân phối bởi quân đội Mỹ. Các công dân Pháp có thể được sơ tán từ Hòn Gai và Đà Nẳng bởi Hoa Kỳ khi người Nhật đã bị loại bỏ, nếu người Trung Quốc tập trung họ [Pháp kiều] tại các cảng đó. Tuy vậy, Tướng Gallagher ghi nhận rằng điều đó sẽ đặt chúng ta ở một vị trí làm việc chống lại phía Việt Nam.

“Ban đầu Tướng Gallagher giải thích, người Pháp hy vọng Hoa Kỳ đóng vai trò tương tự ở phía Bắc như người Anh đã làm ở phía Nam [hổ trợ cho Pháp]. Khi họ thấy chúng ta trung lập, họ đã trở thành càng ngày càng đối kháng nhiều hơn và đã làm mọi thứ có thể để thuyết phục người Mỹ dành ưu tiên cho vị trí của người Pháp. Họ đã không đánh giá cao sự giúp đỡ thực tế mà người Mỹ đã cung cấp cho tù nhân chiến tranh và một số dân Pháp dưới hình thức thực phẩm, trợ giúp y tế và những thứ khác. Việt Nam, ban đầu cũng dự kiến ​​sẽ được Mỹ giúp, nên triệt để truyền bá Hiến chương Đại Tây Dương và các tuyên bố về ý thức hệ khác. Vai trò trung lập của chúng ta như vậy đã là một sự thất vọng cho cả hai bên.

“Tại thời điểm hiện tại, đài phát thanh Hà Nội được điều khiển bởi người Trung Quốc để có thông tin liên lạc giữa Hà Nội và Sài Gòn. Một nhóm liên lạc quân sự và dân sự người Anh đã được gửi đến Hà Nội và [ngược lại] đối tác Trung Quốc được gửi về Sài Gòn. Người Anh tại Hà Nội bước đầu đã có tiến bộ với Trung Quốc, nhưng Tướng Gallagher hiểu rằng từ lúc đó họ đã có nhiều thắng lợi hơn…
“Quân đoàn 60 của Trung Quốc ở phía Nam của khu vực Trung Quốc [tức phía Nam biên giới VN-TQ] và quân đoàn 93 xung quanh Hà Nội, cả hai tổng cộng khoảng 50 ngàn quân, đã được yêu cầu tập trung để tiến về Mãn Châu, nhưng liệu họ có thực sự di chuyển ra khỏi hoặc không phải là Tướng Gallagher đã không biết. Vào tháng Mười Hai, tuy vậy, quân đoàn 53 của Trung Quốc đã bắt đầu đến từ Vân Nam và có lẽ được đưa vào để thay thế cho hai quân đoàn kia.

“Tướng Gallagher lưu ý những trái mìn từ trường chưa được hoàn toàn tháo gỡ ít nhất là từ các cảng phía Bắc và các mối đe dọa của mìn từ trường sẽ tiếp tục ngăn cản người Pháp thực hiện các hoạt động đổ bộ quân đội ở quy mô lớn trong những khu vực đó. Ông cảm thấy rằng giao thông thường xuyên bằng đường sắt giữa Sài Gòn và Hà Nội có thể không được mở ra trong vòng một năm nữa” (*trích lục từ Biên bản ghi nhớ về cuộc thảo luận của ông Richard L. Sharp Phòng Nội vụ của Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao ngày 30 Tháng 1, 1946;)

Đầu 1946, Hồ Chí Minh đã cố gắng mang Ngô Đình Diệm vào chính phủ của ông, nhưng Diệm, có anh trai là Ngô Đình Khôi đã bị giết bởi Việt Minh, từ chối. Trong tháng hai, các cuộc tấn công vào Hồ từ phái tả cộng sản và phe quốc gia không phải là Việt Minh đạt một cường độ cao đến nỗi có báo cáo là Hồ đã đề xuất việc từ chức của mình, và hình thành của một nhà nước theo Bảo Đại.  49 / Với giải pháp Bảo Đai, Hồ cảm thấy, sẽ không chỉ xoa dịu kẻ thù nội bộ của mình, mà còn cải thiện vị thế của VNDCCH với cả Mỹ và  Pháp: Hồ đã gửi Hoa Kỳ một loạt kêu gọi quốc tế hóa Việt Nam mà không ai trả lời; và với Pháp Hồ đã mở các cuộc đàm phán hướng tới một VNDCCH độc lập được Pháp bảo vệ và công nhận [tức nằm trong Liên Hiệp Pháp].

(2)Chính phủ ngày 02 tháng 03 năm 1946

Phiên họp tháng Giêng của Quốc Hội, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã phê duyệt một chính phủ VNDCCH mới trong phiên khai mạc. Trong số 12 thành viên của chính phủ, chỉ có 2 thành viên cộng sản nhưng 3 là VNQDD và 1 là Đồng Minh Hội, Chủ tịch vẫn là ông Hồ, nhưng Phó Chủ tịch của ông là lãnh đạo của Đồng Minh Hội, và các Bộ chủ chốt về Nội vụ và Quốc phòng đã dành cho những người trung lập.

Ngay từ đầu Chính phủ mới phải đối mặt với khủng hoảng trong quan hệ với Pháp. Mặc dù các hoạt động "bình định" của Tướng Leclerc ở miền Nam Việt Nam đã không đạt được những kỳ vọng, quân và khí tài của  Pháp đã vận chuyển đến Đông Dương với số lượng đủ cho họ có những dòm ngó đưa hoạt động ra miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, Pháp tiến hành đàm phán với Trung Quốc, tìm cách cho Trung Quốc rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam và với VNDCCH tìm kiếm các thỏa thuận để họ chấp nhận việc có mặt của các lực lượng Pháp. Trong khi đó, người Anh đã rút khỏi Nam Kỳ, vào ngày 04 Tháng ba 1946, Bộ Tư Lênh Đồng Minh vùng Đông Nam Á ra lệnh ngừng hoạt động ở Đông Dương [trước đây] là một vùng lãnh thổ trong phạm vị hoạt động của họ. Trong tháng Hai, người Pháp đã triển khai một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ chuẩn bị cho các hoạt động ở miền Bắc Việt Nam. Ngày 28 tháng 2, họ có được thỏa thuận Trung Quốc (từ ChunKing, không phải là Thống Đốc Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam) để chuyển sự chiếm đóng qua cho Pháp vào tháng Tư [1946]. Hồ Chí Minh, phải đối diện với sức mạnh quân sự Pháp và cuộc triệt thoái của Trung Quốc, và bị Liên Hiệp Quốc hay Mỹ từ chối cứu giúp, đã không còn phương tiện nào để đàm phán với Pháp.

Hiệp định ký kết bởi Hồ với Pháp vào ngày 06 tháng Ba 1946 đã làm tổn hại tối đa uy tín rộng rãi của Hồ Chí Minh. VNQDD đã kịch liệt phản đối thỏa hiệp, và thậm chí cả các cuộc đàm phán với Pháp, nhưng Hồ đã cẩn thận mang đại diện phe đối lập vào các cuộc hội đàm với Sainteny, phát ngôn viên của Pháp, và Hiệp Định ngày 06 Tháng Ba đã được ký kết không chỉ bởi Hồ và Sainteny, mà còn bởi Vũ Hồng Khanh là lãnh đạo của VNQDD. Tuy nhiên, tình cảm chống Pháp đã dâng cao, và Hồ Chí Minh đã đưa tất cả uy tín của mình ra để ngăn chặn cuộc nổi loạn chống lại Việt Minh. Ngày 07 tháng 3, Hồ và Võ Nguyên Giáp bảo vệ Hiệp Định trước một đám đông cả 100.000 người tại Hà Nội, Hồ đã bảo đảm mọi người rằng: "Đồng bào biết rằng tôi thà chết còn hơn bán nước của chúng ta." 50 / Ngày 08 Tháng 3, quân đội Pháp đã đổ bộ vào Hải Phòng, và tái nhập vào Hà Nội mười ngày sau đó.

Với sự trở lại của Pháp - Nội các liên minh của Hồ và chữ ký của Vũ Hồng Khanh trong Hiệp Ước ngày 06 tháng 3 không đứng vững - một số lãnh đạo VNQDD rút sự hỗ trợ của họ cho chính phủ Hồ để phản đối những gì họ gọi là chính sách "phò Pháp" của Việt Minh. Hoàng đế Bảo Đại rời nước vào ngày 18 tháng 3, ngày mà người Pháp vào Hà Nội. Hồ, sau đó, đả đi đến hợp nhất Việt Minh thành một tổ chức Mặt trận lớn hơn, bao quát hơn, củng cố bởi một số các bên của VNDCCH, và từ đó làm giảm bớt căng thẳng chính trị. Ngày 27 tháng năm 1946, sự hình thành của Mặt trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam - được gọi sau đó là [Mặt Trận] Liên Việt được công bố, để mang lại "độc lập và dân chủ.". Các nhà lãnh đạo nổi bật của tất cả các đảng phái chính trị đều nằm trong số những người sáng lập, và họ cùng nhau cam kết "bảo vệ quyền tự chủ của chúng ta, để sau đó đạt được Độc Lập hoàn toàn." 51 / Việt Minh, VNQDĐ,  Đồng Minh Hội, Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ đều có chung mái che là Liên Việt, nhưng vẫn duy trì tổ chức riêng biệt.

(3)Trung Quốc rút quân

Hiệp định giữa các bên trong Liên Việt sống, tuy nhiên, chỉ trong lúc người Trung Quốc vẫn còn ở miền Bắc Việt Nam. Mặc dù Hiệp ước Trùng Khánh về việc rút quân vào năm 1946, các lãnh chúa vẫn nấn ná ở lại để cướp bóc vào tháng Sáu. Ngày 10 tháng Sáu năm 1946, quân đội Quốc Dân Đảng Trung Quốc triệt thoái khỏi Hà Nội. Ngày 15 tháng 6, toán quân cuối cùng lên tầu tại Hải Phòng. Ngày 19 tháng 6, tờ báo Quí Quốc chính thức của Liên Việt đăng tải lời chỉ trích sắc nét tố bọn "phản động phá hoại của thỏa thuận tháng Ba," chỉa mũi dùi thẳng VNQDD. Khẳng định lại chính sách hợp tác với Pháp, chính phủ Việt Nam mời người Pháp tham gia trong một chiến dịch chống lại "kẻ thù của hòa bình.". Liên Việt được Pháp công nhận là [đối tác] Việt Nam duy nhất của họ nên sẵn sàng tham gia hổ trợ.

Một trong những chương đáng chú ý trong lịch sử bi thảm của dân tộc Việt đã xảy ra sau đó. Khi quân đội Trung Quốc vừa triệt thoái [khỏi Việt Nam], quân đội của Võ Nguyên Giáp của VNDCCH đã tấn công vào các khu vực chi phối bởi các Đồng Minh Hội, VNQDD, và Phục Quốc. Trong một loạt các cuộc đụng độ, họ đánh bại các băng đảng phái và lật đổ chính quyền dân sự do các đảng đối lập lập ra. Người Pháp không những chỉ cung cấp thiết bị, nhưng trong một số trường hợp đã thực sự phối hợp các lực lượng của họ, và hỗ trợ bằng pháo binh, với phe Việt Nam [VNDCCH]. Một số thành lũy giữ vững được hàng tháng – như Lào Kay trên biên giới Vân Nam vẫn còn trong tay VNQDD cho đến tháng mười một năm 1946 - nhưng vấn đề đã được quyết định trước cuối tháng Bảy. 52 /

Vào ba ngày 11 đến 13 tháng Bảy, trong một loạt tấn công tại Hà Nội do lực lượng VNDCCH với hổ trợ của thiết giáp Pháp trong việc chiếm đóng trụ sở chính của các đảng đối lập và các nhà máy in và bắt giữ hơn 100 nhân vật chính trị. Cùng với đó, hầu hết của các nhà lãnh đạo đối lập trở lại từ cuộc sống lưu vong ở Trung Quốc gần một năm trước đó. Trong số này là Nguyễn Hải Thần của Đồng Minh Hội – từng là Phó Chủ tịch của Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường [Tam] của VNQDD - một cựu thành viên của ba phe  ký Hiệp Ước ngày 06 tháng 3, đã từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao của Hồ và là một trong các nhà đàm phán Hiệp Ước
.
Phó Lãnh sự Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đệ trình báo cáo sau đây lên Bộ Ngoại Giao [Mỹ] liên quan đến tình hình chính trị tại thời điểm đó:

"Xin chuyển cho Tướng Marshall để thông tin.
"Có ba đảng chính trị quan trọng ở Việt Nam.
"Đó là Phong Trào Việt Minh, bao gồm cựu đảng Cộng Sản Đông Dương (đã tự giải thể chính thức ngày 30 tháng 11 năm 1945) và Đảng Dân Chủ con [sic] Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội thường được gọi là Đồng Minh Hội hoặc ĐMH và Việt Nam Quốc Dân Đảng.
"Có nhiều đảng ly khai nhưng dường như một số là để phục vụ chủ yếu như phương tiện cho các tổ chức cướp giựt.
"Cả hai Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng dường như có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Đa số thành phần tích cực hoạt động của Việt Minh bao gồm những cựu thành viên của đảng CSĐD.
"Sức mạnh của Việt Minh dường như được lan rộng khắp miền bắc Đông Dương.  Đồng Minh Hội và Quốc Dân Đảng kiểm soát lãnh thổ như Mong Cáy, Lạng Sơn và khu vực Vĩnh Yên.
“Không có đảng Công giáo nào xuất hiện, người Công giáo cũng không ra mặt cam kết hỗ trợ cho bất cứ bên nào. Việt Minh đã có những bước đi cố gắng ​​để được Công giáo hỗ trợ nhưng bị cho là quá cực đoan để được sự hợp tác đầy đủ từ phía nhà thờ. Trên cái nhìn thực tế là khi nhà thờ đã tuyên bố họ có cả triệu thành viên ở Bắc và Trung Kỳ  (tỷ lệ lớn được gọi là "Kitô hữu nông dân"), là có vẻ như việc người Công giáo sẽ [xuất hiện] như một nhóm chính trị sẽ [không] còn lâu nữa ". (* điện tín, Hanoi 20 to State, 20 May 1946)
Trong tháng Bảy, cùng một nguồn tin báo cáo rằng Việt Minh đã dần loại bỏ Đồng Minh Hội và VNQDD là những phe đối lập có tổ chức. (**điện tín, Hanoi 69 to State, 26 May 1946)

Hồ Chí Minh đã vắng mặt tại Việt Nam trong mùa hè và đầu mùa thu năm 1946, để tham gia ban đầu cuộc đàm phán Fontainebleau chết yểu và sau đó kết quả là, ông này đã ký giữ nguyên trạng với Pháp vào ngày 14 tháng 9, 1946. Trong lúc Hồ Chí Minh vắng mặt, Võ Nguyên Giáp - Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – đã khống chế chiến trường chính trị Việt Nam, sắp xếp cho VNQDD và các bên "đối lập" khác được tồn tại – với việc giải giáp phù hợp và việc lèo lái các người quốc gia chịu hợp tác – trong vòng Liên Việt. Mặt Trận Liên Việt tiến hành một thứ "thống nhất" giả hiệu trong Mặt trận, và thắt chặt kiểm soát Mặt trận trong tay VNDCCH.  Khi trở về Hồ Chí Minh, một phiên họp Quốc hội đã triệu tập, một chính phủ mới tổ chức lại được giới thiệu và bầu một hiến pháp mới.

(xem tiếp kỳ 9)
 

“Bí Mật Ngũ Giác Đài" Phần I: Hoa Kỳ và Việt Nam 1940 - 1950” (Kỳ 9)

-Nguồn:“Bí Mật Ngũ Giác Đài" 9
(4) Chính Phủ ngày 3 tháng 11 năm 1946

Quốc hội bầu vào tháng Giêng năm 1946 trong cuộc bầu cử mà sự trung thực là đáng nghi ngờ - được triệu tập tại Hà Nội vào cuối tháng Mười. Trong số các thành viên ban đầu, 291 đại biểu tự giới thiệu mình. Thành phần khai mạc gồm như sau:



Các đảng phái chính trị trong Quốc hội VNDCCH  53/
ngày 28 Tháng 10, 1946
độc lập [không đảng phái]
Dân chủ
Xã Hội
Mác Xít
Liên Việt
Đồng Minh Hội
VNQDĐ
Tổng cộng
90
45
24
15
80
17
20
291
 
VNQDD và Đồng Minh Hội, được phân bổ tương ứng 50 và 20 số ghế, do đó ít hơn 50% tổng số các đại biểu, và nhóm Mác Xít, là nhóm nhỏ nhất trong Quốc Hội, theo tất cả các bằng chứng còn hiện hửu, là nhóm có những hoạt động tích cực và có ảnh hưởng nhất. Trong hai tuần họp của Quốc Hội, một số thành viên đối lập đã bị bắt giữ và bị buộc tội hình sự. Khi phiên họp Quốc Hội bế mạc, chỉ còn 20 ghế cho Đồng Minh Hội và VNQDD, và trong số này, chỉ có 2 phiếu đăng ký không tán thành.

Hiến Pháp mới, được phê chuẩn ngày 8 tháng 11 năm 1946 bởi Quốc Hội với 240-2 đại biểu tán thành, được ban hành với những cụm từ gợi nhớ những lời của Jefferson và Rousseau về một nhà nước bảo đảm những quyền tự do dân sự, khoanh định nhiệm vụ và quyền hạn của công dân, và quyền lực tối cao thuộc về Quốc Hội. Sau đó, Quốc Hội được hoãn cho đến cuối năm 1953, và không bao giờ có những chuyển động gì để chuyển đổi nó dưới hình thức pháp quy. 54 / Hiến pháp năm 1946 đã tuyên cáo Việt Nam là một nước Dân Chủ Cộng Hòa mà trong đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân "mà không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tín ngưỡng, sức khỏe, hoặc xu hướng tình dục." Lãnh thổ của chúng ta bao gồm Bắc Kỳ tức  miền Bắc Việt Nam (Tonkin), Trung- Bộ tức miền Trung Việt Nam (An Nam), và Nam- Bộ tức miền Nam Việt Nam (Nam Kỳ) là một và không thể chia cắt... thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. " 55 / Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1946 không bao giờ đã được thể chế hóa, thay vào đó, do đòi hỏi cấp bách của cuộc chiến tranh với Pháp đã biến chính phủ thành một sự nối dài hành chánh của một bộ máy chính trị-quân sự với kỷ luật cực kỳ cứng nhắc đứng đầu là Hồ Chí Minh, và một bộ sậu gồm các cán bộ đồng chí cũ của mình từ Đảng Cộng Sản Đông Dương. 56 /

Chính phủ đã được Quốc hội phê duyệt ngày 03 Tháng Mười Một 1946, tuy nhiên, vẫn bảo tồn được một bề  mặt của một liên minh, mặc dù các vị trí chủ chốt trong nội các đã được lấp đầy bởi những người cộng sản, là một chính phủ gồm đủ thành phần: độc lập, dân chủ, xã hội và ngay cả một danh xưng VNQDĐ. Hình 5 trình bày các Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 1945-1949. Hồ Chí Minh trong suốt thời gian đó đã bảo toàn được liên minh, ít nhất chỉ là hình thức. Chính phủ VNDCCH năm 1949 vẫn còn bao gồm một số ít thành viên cộng sản và bao gồm một VNQDD và một Đồng Minh Hội. (Trong Biểu đồ tên Liên Việt bị bỏ qua, và thay thế bằng tên “Việt Minh” quen thuộc hơn; Việt Nam Quốc Dân Đảng là VNQDD.)

Chủ Nghĩa Quốc Gia trong cuộc chiến Pháp – Viêt Minh

Cả Hiến Pháp và chính phủ nước VNDCCH, năm 1946, đã nhanh chóng bị chìm lắng khi Việt Minh chuyển hướng dần đến chiến tranh với Pháp. Một loạt các đụng độ vũ trang trong tháng mười, tiếp theo bằng một cuộc chiến quy mô lớn tại Hà Nội vào cuối tháng Mười Hai, phá hủy những gì còn lại của tình trạng giữ nguyên nguyên trạng giữa Pháp-Việt. Chính phủ VNDCCH đã rút lui lên vùng rừng núi và duy trì một nhà nước vô hình. Việt Minh, chính là Mặt Trận Liên Việt – tự mình biến thành một tổ chức kháng chiến nữa bí mật, và quyết tâm đánh bại quân Pháp. Trong năm đầu của cuộc chiến tranh năm 1947, VNDCCH đã đi những bước để nâng cao tính chất liên minh của mình, và mở rộng lời kêu gọi của Việt Minh. Cộng sản, bao gồm cả Võ Nguyên Giáp, đã được loại bỏ khỏi nội các, và những người Công giáo và và những người không đảng phái lỗi lạc được thêm vào. Sau đó, chính phủ chuyển mình đều đặn ở vềcánh tả.  Một năm sau đó, Phạm Văn Đồng, cộng sản cao cấp nhất, đã trở thành Phó Chủ Tịch. Hơn nữa, ban đầu kháng chiến chống Pháp là do nhiều phe nhóm chính trị khác nhau, cuối cùng Việt Minh, do có tổ chức và lãnh đạo cao, đã chiếm lại độc quyền của họ trên phe quốc gia kháng chiến.
Trong một cuộc khảo sát về các phong trào chính trị chính ở Việt Nam trong giai đoạn 1947-1950. Hai nhóm chính đã tồn tại:  nhóm Việt Minh mà cộng sản là trung tâm và các tổ chức phụ thuộc trong kháng chiến chống Pháp, và nhóm quốc gia chung sức trong việc phục hồi Bảo Đại.
 


Những Phong Trào Chính Trị ở Việt Nam, 1947-1950
 
Đảng hay NhómMô tả
Kháng Chiến
 
Việt Minh (hay Liên Việt)
(Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội)
Là bộ máy chính trị duy nhất có tầm hoạt động rộng khắp Việt Nam và khắp [các tầng lớp] xã hội ở Việt Nam. Có danh tiếng qua Thế Chiến II, nhưng đã đưa ra học thuyết mới cho hoạt động chính trị và quân sự. Lãnh đạo hiệu quả, và dựa nhiều vào uy tín của Hồ là người chủ nghĩa quốc gia ưu tú. Chính thức sáp nhập với Liên Việt vào tháng Ba năm 1949.
 
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tuy bề ngoài là đã bịgiải thể, nhưng rõ ràng vẫn là chức năng cốt lõi của Việt Minh. CIA ước tính số đảng viên đã tăng trong những năm qua như sau:

1931: 1500    1946: 50.000     1950: 400.000

Đảng tuyệt đối tuân theo đường lối “mặt trận dân tộc”, vẫn duy trì trong bí mật, và làm việc thông qua Việt Minh.
 
Đảng Dân ChủMột nhóm nhỏ trong Việt Minh thuộc tầng lớp trung lưu chủ yếu là người gốc Bắc, trung thành với Hồ Chí Minh, và là những người ủng hộ vững chắc chính phủ VNDCCH.
 
Đảng Xã Hộiở Hà Nội, phỏng theo các đảng dân chủ xã hội Âu Châu, chỉ thu hẹp trong một ít người thành lập 1946 trong Việt Minh, và ủng hộ nhất quán của chính phủ VNDCCH.
 
Việt Nam Quốc Dân ĐảngMột nhóm nhỏ không đáng kể của VNQDD, hoạt động trong Việt Minh
 
Đồng Minh HộiMột nhóm ly khai nhỏ chẳng có chút sức mạnh chính trị
 
Phong Trào Trốt KítTập trung ở Sài Gòn, là một nhóm cộng sản thuộc phe cánh tả chống đối như nhau cả Pháp lẫn Việt Minh.Ý nghĩa chủ yếu [của nhóm này] là tiếp tục làm suy giảm hiệu quả của cộng sản ở Nam Kỳ
 


Phong Trào Tái Lập Bảo Đại
 

Mặt Trận Thống Nhất Quốc Gia Liên HiệpĐược thành lập ở Nam Kinh vào tháng Hai 1947, VNQDD và các nhà lãnh đạo Đồng Minh Hội, đã đạt được sự ủng hộ của  Trần Trọng Kim (Thủ Tướng trong chính phủ Bảo Đại từ tháng Ba đến tháng Tám năm 1945), Nguyễn Hải Thần (từng là Phó Chủ tịch cho Hồ trong Đồng Minh Hội), và Nguyễn Tường Tam (VNQDD, có lần đã là Bộ trưởng Ngoại giao của VNDCCH). VNQDD, Đồng Minh Hội, Cao Đài, và các Phật tử khẳng định đoàn kết sau lưng Bảo Đại, nhưng tan đàn xẻ nghé với sự rút lui ủng hộ của giáo phái, và dưới tác động do các hành động chính trị của Pháp.
 
Đồng Minh HộiTái thành lập ở Trung Quốc vào năm 1946, nhưng không bao giờ một lần nữa đạt ảnh hưởng ởi Việt Nam; có lẽ số thành viên là 5.000 hoặc ít hơn. Khi chiến tranh nổ ra, ĐMH đã tìm cách hòa giải với Việt Minh, nhưng đã bị từ chối. Đong đưa với Bảo Đại, mặc dù chủ trương một đường lối cứng rắn với Pháp
 
Việt Nam Quốc Dân ĐảngThừa hưởng những uy tín truyền thống từ những năm 1930, nhưng liên quan chặt chẽ với vận may suy yếu của Tưởng Giới Thạch. Có lẽ con số là 5.000 hoặc ít hơn, và ảnh hưởng ở Việt Nam chủ yếu chỉ đến Hà Nội, và phía bắc miền Bắc, trong vùng trung tâm của Việt Minh. Hỗ trợ cho Bảo Đại của họ là nặng tính dự kiến ​​và đòi hỏi nhiều điều kiện.
 
Việt Nam Dân Chủ Xã  Hội  ĐảngMột nhóm ly khai của Việt Minh ở Nam Kỳ từ cuộc tranh cãi với các nhà lãnh đạo Việt Minh. Bao gồm Cao Đài, Hòa Hảo, và các nhà lãnh đạo Bình Xuyên, và [nhóm này] tham gia trong Liên minh Mặt trận Quốc Gia. Đảng này bị gãy đổ trong vào mười một năm 1947, trong một tranh chấp với Hòa Hảo, và sau đó không còn tồn tại nữa
 
Phong Trào Bình DânMột nhóm gốc Bắc ở Hà Nội chống VNDCCH nhưng không hậu thuẩn rộng rãi, và đến 1949 dường như đã bị tan rả.
 
Đoàn Thanh Niên Quốc Gia   Việt NamMột phong trào nhỏ gốc Bắc không đáng kể
Đoàn Thể Cao ĐàiĐứng đầu là Phạm Công Tắc, Giáo Chủ của Cao Đài (năm 1946 Pháp đưa ông đang sống lưu vong ở Madagascar về nước). Liên đoàn tuyên bố  co 1.000.000 đến 2.000.000 thành viên ở Nam Kỳ và duy trì một lực lượng vũ trang (với một số trợ giúp của Pháp). Đụng độ giữa quân đội Cao Đài và Việt Minh đã thường xuyên xảy ra trong các khu vực chi phối bởi Cao Đài. Cao Đài bị chia về vấn đề hỗ trợ của Pháp, khi tinh thần bài ngoại đã là phổ biến trong giáo phái. Vào tháng Giêng năm 1948, Cao Đài đã ký một hiệp ước hòa bình với Hòa Hảo, và cam kết hỗ trợ cho Bảo Đại. Phạm Công Tắc công khai liên kết chính với chính phủ Bảo Đại vào tháng Bảy năm 1949. Tuy nhiên, với các giáo phái,  tôn giáo chứ không phải là do chính trị định hướng, và nuôi dưỡng đủa thứ quan điểm chính trị.[khác nhau]. Sự dấn thân là cho Đạo Cao Đài...
 
Phật Giáo Hòa HảoLà một giáo phái vũ trang có khoảng từ 200.000 đến 1.000.000 thành viên. Trong Thế Chiến thứ II, các giáo phái, với sự hỗ trợ của Nhật, rao giảng một tín ngưỡng chống người nước ngoài, và năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Anh. Năm 1947, Huỳnh Phú Sổ, lãnh đạo của giáo phái, đã bị  ám sát bởi Việt Minh, đã dẫn đến việc Hòa Hảo từ bỏ kháng chiến, và giáo phái quay ra hỗ trợ việc phục hồi Bảo Đại. Vẫn căng thẳng trong quan hệ với Pháp, và với các phe phái đối thủ Việt khác
 
Tịnh Độ Cư SĩMột phong trào tập trung chủ yếu vào cộng đồng người Hoa sống ở nước ngoài [tức ở Việt Nam], và ủng hộ Việt Minh một cách thụ động.
 
Liên Đoàn Công Giáo Việt NamTổ chức xung quanh các giáo xứ Công giáo, Liên đoàn ảnh hưởng ở mức độ khác nhau trên một số khoảng 2.000.000 người Công giáo, chủ yếu ở Trung Bộ. Liên đoàn ủng hộ VNDCCH trong những năm 1945 và 1946, và thông qua cuộc đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ngô Đình Diệm đã đưa Liên Đoàn vào Mặt trận Liên minh quốc gia [Liên Việt], nhưng Liên Đoàn đã chia tay với Mặt trận vì mong muốn của đa số là trở lại cuộc kháng chiến, và sự ghê tởm của số người còn lại bao gồm cả Diệm, là Bảo Đại không có khả năng phá vỡ vòng  kiểm soát của Pháp trên toàn Việt Nam.
 
Liên Khu Bình XuyênMột bộ máy xã hội đen ở Saigon, ban đầu đã chiến đấu như nđồng minh của Việt Minh, nhưng - như Hòa Hảo - đã bất mãn vi Việt Minh đã bắn một số lãnh đạo của họ. Dành một sự hỗ nhạt nhẽo cho Bảo Đại, và vẫn cảnh giác về người Pháp.
 
Liên Hiệp Quốc Gia Việt NamSự xuất hiện nhanh chóng của Mặt trận Liên minh Quốc gia thành lập vào Tháng Mười Hai, 1947, tại Hà Nội, họ cố gắng tập hợp sự ủng hộ của các bên khác nhau cho Bảo Đại tại Nam Kỳ, Trung Kỳ, và Bắc Kỳ. Nhưng thành công mà họ vui thích chỉ là một vấn đề hình thức hơn là chất lượng, và ảnh hưởng của họ khá hạn chế.
 
Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh HộiNhóm quốc gia theo hướng Nhật, Phục Quốc dưới Hoàng Thân Cường Để đầu tiên cố gắng đưa ra một giải pháp thay thế cho Việt Minh và Bảo Đại. Tháng Sáu năm 1947, và tháng Năm 1948, Hoàng Thân Cường Để khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ viện trợ để chống Pháp, và kêu gọi hòa giải giữa  Hồ Chí Minh và Bảo Đại. Phục Quốc chủ yếu sống lưu vong [ở Nhật], và không thể gây bất kỳ ảnh hưởng nào đáng kể trên các biến cố [chính trị] ở Việt Nam.
 


Những Phong Trào do Pháp bảo Trợ
 
Với sự khuyến khích của Pháp, một số của các đảng phái Việt Nam được thành lập để cung cấp nhân sự cho  một số chính phủ được thành lập bởi người Pháp. Họ bao gồm Đảng Dân chủ Đông Dương, Đảng Dân chủ Nam Kỳ, Mặt trận Bình Dân Đông Dương, và Phong trào Bình Dân Nam Kỳ. Nói chung, những đảng phái này ủng hộ chính sách của Pháp là duy trì Nam Kỳ riêng rẽ với Trung và Bắc Kỳ  và giữ các mối quan hệ chặt chẽ với Pháp. Cuối cùng, những hỗ trợ tối ít ỏi đó mà họ đã tạo dựng chỉ  để được ném đằng sau "giải pháp Bảo Đại".
 
 
 - Tiếp theo >>
Như gì đã nói ở trên cho thấy sự nghèo nàn của các phong trào Việt Nam quốc gia trong giai đoạn 1946-1950, chỉ có Việt Minh có thể được coi là một phong trào "quốc gia" tại thời điểm bắt đầu của cuộc chiến tranh với Pháp, và tiếng tăm của nó đã được xây dựng trong suốt những năm đấu tranh. Việt Minh nhấn mạnh tính ưu việt của hành động chính trị trong nhân dân và chuẩn bị cẩn thận các cơ sở như là điều kiện tiên quyết cho hành động quân sự. Sự chú ý cẩn thận của ho gồm những nỗ lực phi thường để khắc sâu những thái độ và thói quen vào bộ đội để giành được sự tôn trọng, và cuối cùng sự hợp tác của dân chúng. Trích dẫn từ lý thuyết của Việt Minh ngày 1948:

“Mười hai điều lệnh

“Đất Nước có gốc rễ từ Nhân Dân

“Trong cuộc đấu tranh kháng chiến và tái thiết quốc gia, lực lượng chính nằm trong nhân dân.Vì vậy, tất cả những người trong bộ đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng tiếp xúc hoặc sống với nhân dân phải nhớ và thực hiện các điều lệnh sau đây:

"Sáu điều cấm:

Không làm những gì có thể làm tổn hại đến đất đai và cây trồng hoặc làm hư hỏng nhà cửa và đồ dùng của người dân
Không được cố mua bán, mượn những gì mà mọi người không muốn bán hoặc cho mượn.
Không mang gà sống vào nhà người dân miền núi.
Không bao giờ thất lời hứa.
Không làm những hành vi phạm đến đức tin và phong tục tập quán của người dân (ví dụ như nằm xuống trước bàn thờ, để nâng cao chân trên lò sưởi, chơi nhạc trong nhà, vv.)
Không được làm hoặc nói những gì có thể làm cho mọi người tin rằng chúng ta đang giữ khinh miệt họ.

"Sáu điều cho phép:

Giúp dân trong công việc hàng ngày của họ (thu hoạch, lấy củi, chở nước, may vá, vv.)
Bất cứ khi nào có thể mua dùm hàng hóa (dao, muối, kim, sợi, bút, giấy, vv.) cho những người sống xa các chợ
Trong thời gian rảnh rỗi, để nói cho vui, những câu chuyện đơn giản, ngắn và hữu ích cho kháng chiến, nhưng không phản bội bí mật.
Dạy cho dân về chữ viết quốc gia và vệ sinh thường thức.
Nghiên cứu phong tục tập quán của từng khu vực để làm quen với họ để tạo ra một bầu không khí cảm thông đầu tiên, sau đó dần dần giải thích cho người dân giảm đi mê tín dị đoan của họ.
chứng minh cho dân thấy bạn là người đứng đắn, cần mẫn, và kỷ luật ".
"bài thơ kích thích

Mười hai điều lệnh nói trên
Có tính khả thi cho tất cả 
Ai yêu nước mình,
Sẽ không bao giờ quên chúng.
Khi người dân có thói quen,
Tất cả mọi người đều như một
Với bộ đội tốt và dân tốt,
Tất cả mọi thứ sẽ được bao trùm với thành công.
Chỉ khi nào gốc bền vững, cây thời có thể sống lâu,
Và chiến thắng được xây dựng với những người từ cơ sở.

05 tháng 4 năm 1948 "    57/

Đánh giá về phe quốc gia Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 1949, vào những ngày trước khi Mỹ tham gia vào chiến tranh Đông Dương, nhìn chung là sâu sắc. Một bài báo được gửi vào tháng Hai, năm 1949, George M. Abbott, một trong vài nhà ngoại giao Mỹ đã nói chuyện với Hồ mặt đối mặt, tóm tắt các vấn đề qua các điều sau đây:

“C. Quan Hệ Quốc Tế

1.   Hoa Kỳ - Mối quan hệ sau chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Đông Dương có một khởi đầu tồi tệ với Tổng thống Roosevelt với quan điểm về ủy trị quốc tế cho các cường quốc nhưng không khả năng bảo vệ họ, tiếp theo là nhiệt tình quá mức của một số nhân viên O.S.S trong thời gian trước và sau khi Nhật đầu hàng. Niềm tin rằng chính sách của Hoa Kỳ là sẽ loại người Pháp ra khỏi Đông Dương vẫn còn tồn tại trong nhiều giới ở Đông Dương và ở Pháp. Chúng ta cũng đổ lỗi là đã cho phép Trung Quốc và Anh chiếm đóng nửa phía Bắc và phía Nam của đất nước để giải giới quân đội Nhật. Từ chối liên tục của chúng ta về việc cung cấp thiết bị và vũ khí cho quân đội Pháp hoạt động ở Đông Dương là một chủ đề đau đớn với hầu hết các sĩ quan quân đội Pháp. Một nguồn kích động khác là các xu hướng gần như phổ biến của các phóng viên người Mỹ đến thăm Đông Dương và viết những bài báo cực kỳ chỉ trích của người Pháp...

“Nếu trong những tuần gần đây người Pháp đã tích cực hỗ trợ đề xuất cho bốn cường quốc hợp tác trong khu vực Đông Nam Á để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cộng sản, và đã nhiều thảo luận về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương như là một pháo đài chống lại sự lây lan về phía nam của Cộng sản Trung Quốc

"Theo sự quan tâm của người Việt cho tới nay, họ đã được khuyến khích để tin rằng sau khi Nhật  bại trận, chúng ta sẽ hỗ trợ cho họ có được độc lập. Rõ ràng rằng sự đồng cảm của chúng ta đã bị giảm đi vì những quan tâm chiến lược của chúng ta ở Âu Châu, sự yêu mến Hoa Kỳ đã giảm bớt. Tuy nhiên, uy tín của Hoa Kỳ vẫn còn cao, và ngay cả Hồ Chí Minh đã cẩn thận ngăn chặn bất kỳ tuyên truyền chống Mỹ công khai nào

“Không ai biết có bao nhiêu người cộng sản ở Đông Dương, nhưng số lượng đảng viên thực sự chắc chắn là nhỏ. Ước tính cao nhất là 20% của quân đội chiến đấu của Hồ Chí Minh và điều này bao gồm cảm tình viên.Tuy nhiên, số lượng chắc chắn là đang phát triển, và cùng lúc, những đơn vị quân đội không cộng sản đã liên tục bị thâm nhập bởi các thành viên [cộng sản] bí mật. Các đơn vị dưới quyền chỉ huy cộng sản nói chung là được trang bị tốt hơn. Do đó, đối với các nhà lãnh đạo có dự tính thay đổi phe nhóm không phải là một vấn đề dễ dàng.
"Một điểm khác là những thông tin cụ thể liên quan đến các đường dây liên lạc giữa Moscow và các trung tâm kiểm soát khu vực... Chắc chắn đường dây liên lạc thỏa đáng đó tồn tại kể từ khi những ấn phẩm của Moscow trong những lúc gần đây thường xuyên bị người Pháp bắt giữ...

“Một điều đặc biệt về cộng sản Việt Nam là họ có rất ít tuyên truyền chống Mỹ. Rõ ràng đây không phải là do sự thiếu hiểu biết về đường lối của đảng hiện nay. Dường như nó tiêu biểu cho một niềm hy vọng, một phần của Hồ Chí Minh là ông vẫn có thể được Mỹ hỗ trợ hay ít nhất là sự chấp nhận chính phủ Việt Minh đang dưới sự lãnh đạo của mình. Bằng chứng cho thấy niềm hy vọng này đã giảm bớt trong một chỉ thị địa phương của đảng ngày trong tháng 11 năm 1948, nói rằng hoạt động tuyên truyền chống Mỹ nên được tiến hành trong nội bộ đảng và bằng lối rĩ tai trong nhân dân nhưng chưa [tới lúc] đưa ra trên đài phát thanh, báo chí hay trong các bài phát biểu công cộng...

“Đối đầu với các lực lượng Pháp là khoảng 75.000 binh sĩ Việt Nam đủ mầu sắc chính trị khác nhau, phần lớn là dưới sự lãnh đạo của cộng sản. Có khá nhiều bằng chứng do Pháp cung cấp về các ủy viên chính trị cộng sản và đã được mở rộng đến cấp đại đội. Chắc chắn rằng yếu tố kỷ luật của cán bộ công sản là yếu tố lớn nhất trong việc duy trì sức sống và sự đoàn kết của kháng chiến. Trong việc này, họ đã hưởng lợi rất nhiều từ sự do dự và không có niềm tin và các hành động khủng bố của quân đội Pháp.

"Mặc dù thỉnh thoảng có vài vụ phản bội hay đào ngũ, không có dấu hiệu làm suy yếu quy mô khả năng hay tinh thần của kháng chiến Việt Nam.  Trong nhiều vùng rộng lớn dưới sự kiểm soát của kháng chiến rất thiếu các đồ xa xỉ và thuốc men. Nhưng họ hoàn toàn tự cung tự cấp về những nhu cầu cơ bản và quản lý một cách khá tốt, theo như một vài bản báo cáo nhận đươc. Họ tiếp tục xây dựng một nguồn cung cấp tiếp liệu và tân binh mà giới hạn chỉ là con số các vũ khí có sẵn.

“Mặc dù có những tin đồn về một hiệp ước ký giữa Cộng sản Trung Quốc và Hồ Chí Minh, và đã có một viên tướng Cộng sản Trung Quốc và nhân viên của ông ta có mặt ở vùng Việt Bắc, có ít bằng chứng, như đã nêu ra, rằng Trung Quốc đã có bất kỳ sự giúp đỡ nào đáng kể cho kháng chiến. Các nguồn tin của Pháp cảm thấy rằng có rất ít nguy hiểm của một đạo quân thứ 5 Cộng sản Trung Quốc tại Nam Kỳ, hoặc do lời mời gọi từ phía Hồ Chí Minh với quân đội của kẻ thù lâu đời của đất nước vào Đông Dương thành hiện thực, mặc dù họ có chung sự liên kết cộng sản. T​uy nhiên tất cả các ý kiến tham khảo từ quân đội Pháp đều cảm thấy rằng một cuộc xâm lược quy mô lớn của Trung Cộng sẽ làm cho hầu hết Bắc Kỳ, nếu không phải là tất cả, không đứng vững về mặt quân sự.

"Trong nhiều tháng qua, các nhà quan sát cảm thấy rằng lực lượng kháng chiến đã không đưa ra nỗ lực tối đa của họ, có lẽ bởi vì các nhà lãnh đạo đang chờ đợi kết quả của cuộc đàm phán chính trị đang diễn ra giữa Phủ Cao Ủy, Chính phủ Pháp và các yếu tố Xuân-Bảo Đại. Nếu tiến trình này bi đổ vỡ, kháng chiến sẽ được tăng cường bởi sự gắn kết của các yếu tố trung lập hoặc thân Pháp. Nếu các cuộc đàm phán thành công, quân đội kháng chiến chắc chắn sẽ là yếu tố chi phối trong bất kỳ hình thức chính phủ tự trị nào của người Việt Nam..."  58. /

Báo cáo mở rộng về thông tin tình báo của Bộ Ngoại Giao [Mỹ] về "sự sắp xếp chính trị của phe Quốc gia Việt Nam"  59 / tháng Mười năm 1949, nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Minh:

"Liên minh Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội), hoặc Việt Minh, là tổ chức chính trị có ảnh hưởng nhất trong Chính phủ Việt Nam [VNDCCH].. Đó là nhóm chính trị duy nất có tổ chức mở rộng xuống tân đơn vị làng nhỏ nhất. Thành viên của nó bao gồm cả cá nhân và đảng phái thí dụ như  Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, v.v… Là một Liên minh, nó tập trung với nhau một liên minh rộng rãi  gồm nhiều khuynh hướng chính trị từ phe quốc gia ôn hòa đến người cộng sản giáo điều. Nó khá giống với Trung Hoa Quốc Dân Đảng trong thời gian 1924-1926, khi những người cộng sản và Tưởng Giới Thạch hợp tác trong phong trào dân tộc Trung Quốc.

“Ban Chấp hành Việt Minh, hoặc Tổng Bộ [Việt Minh], là điểm tập trung quyền lực thực sự trong lãnh thổ Việt Nam. Tờ báo chính phủ có ảnh hưởng, tờ Cửu Quốc, là cơ quan của Tổng Bộ và tiêu biểu đường lối của chính phủ. Một phần lớn của các thành viên Tổng Bộ được tin là thành viên trước đây của Đảng Cộng sản Đông Dương đã giải thể. Trong phong trào dân tộc đại chúng, những người cộng sản chắc chắn là yếu tố chính trị đoàn kết chặt chẽ nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản, nhưng có uy tín lớn như một nhà lãnh đạo dân tộc giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Ông có một nhân cách chính trị nổi bật ở Đông Dương. Ông cố giảm nhẹ các kết nối quá khứ cộng sản của mình, nhấn mạnh khía cạnh dân tộc của chương trình của mình, và là phổ biến được coi là một người đứng trên mọi đảng phái.

“Việt Minh kiểm soát toàn bộ phong trào dân tộc thông qua một loạt các tổ chức “phúc lợi quốc gia” như các hội phụ nữ, thanh niên, nông dân, binh sĩ, vv...,  bao gồm hầu hết toàn bộ dân Việt Nam. Hoàng Quốc Việt, Tổng Bí thư Việt Minh, tuyên bố rằng tổ chức có một thành viên với tổng số 9.000.000 người..

Sự sụp đổ của Trung Hoa Quốc Gia vào năm 1949 tạo ảnh hưởng vang dội trong phong trào dân tộc Việt Nam. Các bên chủ yếu Quốc Dân Đảng theo định hướng Trung Hoa Quốc Dân Đảng - đã bị mất uy tín, và các phong trào lưu vong ở Trung Quốc bị phân tán. VNDCCH bắt đầu ngã sang khối cộng sản để mong tìm kiếm sự hỗ trợ vật chất, và đồng thời có phong trào nghiêng vềphía tả trong Việt Minh. Đến năm 1951, Đảng Cộng sản được "hợp pháp hóa." [mang tên] Đảng Lao Động Việt Nam sau đó đã trở thành quyền lực chính trị chi phối nước VNDCCH. Đảng Lao Động rõ ràng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, và tự hào tuyên bố đã có một đường lối không gián đoạn từ Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh sáng lập, bao gồm lãnh đạo của tất cả các "mặt trận" dân tộc lớn xuyên suốt đến 1951. Võ Nguyên Giáp đã giải thích vào năm 1961 rằng:

“Chiến tranh nhân dân giải phóng Việt Nam đã chiến thắng bởi vì chúng tôi đã có một Mặt trận Đoàn Kết Quốc Gia rộng lớn và...được tổ chức và lãnh đạo bởi Đảng của giai cấp công nhân: Đảng Cộng sản Đông Dương nay là đảng Lao Động Việt Nam. Dưới ánh sáng các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin...Đảng đã tìm thấy một giải pháp đúng cho các vấn đề...”  60/

Các sử gia chính thức của Đảng Lao Động đã đánh giá cao những tính toán cộng sản là những mốc khóa quan trọng trong lịch sử Việt Nam cho tới năm 1951:

"Các chính sách thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương từ năm 1936 và 1939, mặt trận Việt Minh từ năm 1941 và 1951, và Liên Việt năm 1946-1951, quyết định ký Hiệp Định Sơ Bộ ngày 06 Tháng 3 năm 1946... [Hồ thích nghi với Pháp]... tất cả những ví dụ điển hình này là những ứng dụng thông minh vào các... chỉ đạo của Lenin. "  61 /

Năm 1951, Hồ Chí Minh giải thích về nguồn gốc Lênin của Việt Minh và vai trò của nó trong sự hình thành của VNDCCH và chiến tranh chống Pháp. Trong tháng hai, năm 1951, ngõ lời trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (Lao Động), Hồ giải thích về diễn tập chính trị của ông trong những thập kỷ trước. Rà soát lại lịch sử của cuộc cách mạng Nga và Trung Quốc, ông đã chỉ ra rằng Việt Nam cũng đã cảm thấy những rung động của thay đổi, và giai cấp công nhân Việt Nam "... đã bắt đầu cuộc đấu tranh và cần một đội ngũ tiên phong, một ban lãnh đạo chung để dẫn dắt. Ngày 06 tháng Một năm 1930, Đảng ta ra đời... "  Ông mô tả Đảng đã làm thế nào để mang lại sự hình thành của Việt Minh, và là nền tảng của VNDCCH. Sau đó, vào năm 1945, thực dân Pháp lại xuất hiện ở miền Nam Việt Nam và chính phủ phản động do Trung Quốc tài trợ dường như đã thành tiềm năng ở miền Bắc Việt Nam.

"Trước tình hình nghiêm trọng và cấp bách, Đảng ta đã làm mọi thứ có thể để giữ cho bản thân được tồn tại, để làm việc và phát triển một bộ phận lãnh đạo thận trọng và hiệu quả hơn để dành thời gian dần dần củng cố sức mạnh các lực lượng nhân dân và để tăng cường công tác Mặt trận Thống Nhất Quốc gia.

"Vào thời điểm đó, Đảng không thể chần chừ:  do dự có nghĩa là thất bại.  Đảng đã đưa ra quyết định nhanh chóng và có biện pháp – biện pháp đau đớn - để cứu vãn tình hình.  Lo lắng lớn nhất là tuyên bố giải thể Đảng. Nhưng trong thực tế Đảng đã đi vào bí mật và mặc dù sống trong bí mật, Đảng vẫn tiếp tục lãnh đạo chính quyền và nhân dân...

“Phải đề cập đến [thỏa thuận với Pháp vào năm 1946]  bởi vì họ được coi là cực hữu và gây ra nhiều tai tiếng. Tuy nhiên, theo ý kiến ​​của các đồng chí và đồng bào của chúng ta ở miền Nam, họ đã đúng. Thật vậy, bởi vì các đồng chí và đồng bào của chúng ta đã khéo léo tận dụng những cơ hội để xây dựng và phát triển lực lượng của họ.

“Lenin nói rằng ngay cả khi phải thỏa hiệp với kẻ cướp mà thuận lợi cho cách mạng, ông cũng sẽ làm điều đó... "  62/

Hồ sau đó đã đi vào thảo luận về những điểm mạnh và yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp, mô tả tình hình thế giới trong khung một khối đồng nhất các quốc gia "dân chủ" chống lại sự dàn trận của Hoa Kỳ, và những thế lực phản động khác, và mô tả, như bộ phận của một cuộc xung đột lớn hơn, là chiến tranh của Việt Nam cùng với Lào và Campuchia nhằm chống Pháp và Hoa Kỳ. Ông kêu gọi "một đảng hợp pháp phù hợp với tình hình thế giới và trong nước - để lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta đến thắng lợi. Đó là đảng Lao Động Việt Nam. Về thành phần, đảng sẽ thu nhận những công nhân nhiệt tình và giác ngộ, nông dân, trí thức. Về lý thuyết, nó tuân thủ chủ nghĩa Marxism Leninism, về kỷ luật đảng có một kỷ luật sắt... "

Như thế, Việt Minh đã chấm dứt không còn là một Liên Minh quốc gia không cộng sản.
 
I. B Tham Khảo

Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Praeger, 1967, 2 vols), I, 172-174.
Ibid.
Dữ liệu chính trị về Việt Nam rút ra chủ yếu từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sự sắp xếp chính trị của phe Quốc gia Việt Nam (Văn phòng nghiên cứu Tình Báo, Báo cáo số 3708, ngày 01 Tháng 10 năm 1949), passim
Ibid., trang 138  và kế tiếp
Ibid.
Ibid. trang 31-32
Ibid., trang 136
Ibid, trang 138
Bernard B. Fall, ed., flo Chi Minh on Revolution (New York: Praeger,1967 ), 130-131.
The Hitler-Stalin Pact was signed in August, 1939. On 26 September 1939, France outlawed the Communist Party. Ibid., and Buttinger, ~ cit., I, 224-226.
Ibid., 236-250.
Ibid., 242-244.
U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 58.
Fall, ed., Ho Chi Mirili on Revolution, op. cit., 133-134
George Modelski, "The Viet Minh Complex," in Cyril E. Black and Thomas P. Thorton, eds., Communism and Revol ution (Princeton : Princeton University Press, 1964), 189-190. Cf. Bernard B. Fall, The Two Viet- Nains (New York: Praeger, 2nd Edition, 1963 ), 62.
Vo Nguyen Giap, People's War, Peo~le's Army (Hanoi, 1961), 75, quoted in ibid.
U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 60.
Fall, The Two Viet-Nams, op. cit., 62-63.
19. U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 54-55
20.Ibid.
21.I. Milton Sacks, "Marxism in Vietnam," in Frank N. Trager, ed., Marxism in Southeast Asia (Stanford: Stanford University Press, 1959), 150.
22.Modelski, l oco cit., paraphrasing the official Vietnamese Communist Party history, Thiry Years of Struggle of the Party.
23.Bert Cooper, John Killigrevl, Norman La Charite, Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare: Vietnam 1941-1954 (Washington: Special Operations Research Office, The American University, 1964), 87-88.
24.Modelski, Ope cit., 189, quoting Thirty Years...
Cooper, et al, 01). cit., 88-89. French sources estimated 50,000 Viet Minh in Tonkin as of August, 1944; U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 61.
Cooper, et al, loco cit
Some French authors have been prone to credit the U.S. for Ho Chi Minh and the Viet Minh; e. g., Lucien Bodard, The Quicksand War  (Boston: Little, Brown, 1967),221-222. The ranking American official in northern Vietnam in 1945, Brigadier General Philip E.  Gallagher, has attested: "... throughout the months before the Japanese capitulation, O.S.S. officers and men operated behind Japanese lines, to arm, lead and train native guerrillas who were organized by the Viet Minh." (A situation report, undated, in the Gallagher Papers, quoted in Bert Cooper, John Killigrew, and Norman La Charite, Case Studies in Insurgency and Revolutionary Warfare : Vietnam 1941-1954 [Washington, D. C.: SpecialOperations Research Office, The American University, 1964]; 107.) But O.S.S. assistance to the Viet Minh-led guerrillas was quite limited, although it gave the Viet Minh the opportunity to proclaim that they were part of the Allied effort against the Japanese. Cf., Fall, Le Viet-Minh: La Republique Democratique du Viet-Nam [Paris: Librairie Armand Colin, 1962], 34. Fall, Two Viet-Nams, Op. cit., 66-71, details the case for the postwar American aid and comfort to the Viet Minh, which adds up to a more substantial charge but similarly is without foundation in the record.
Quoted in ibid., 63.
U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 66-67, quoting The Factual Record of the August Revolution (Hanoi, September, 1946).
Fall, ed., Ho Chi Minh on Revolution, Ope cit., 141-142.
Buttinger, Ope cit., I, 435-436.
U.S. Dept of State, Political Alignments..., Ope cit., 146-147.
Hammer, Ope cit., 104.
Marvin E. Gettleman, ed., Viet Naill (New York: Fawcett, 1965),57-59.
Buttinger, Ope cit., I, 325-327.
Ibid., 328-331; Hammer, Ope cit., 115-116.
Hammer, op. cit., 117, quoting Suprem~ Allied Command, Southeast Asia, Commission No.1, Saigon, Political History of French Indochina South of 160, 13 September - 11 October 1945.
U.S Dept of State,.Political Alignments..., op. cit., 73-74.
Hammer, op. cit., 117
Hammer, op. cit., 120.
Buttinger, op. cit., I, 337
Buttinger, op. cit., 351-354.
Ibid.
Buttinger, OF' cit., 356, 634.
Ibid; Sacks, 0p. cit., 157; Fall, ed., Ho on Revolution, op. cit., 146.
Sacks, op. cit., 158.
Ibid.
U.S. Dept (·f State, Political Alignments..., 77-78.
Hammer, op. cit., 150
Buttinger, OF' cit., 371-372.
Ibid., 399-401; U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., ~ George A.. Carver ~ Jr., "The Faceless Viet Cong," Foreign Affairs (Vol. 44, No.3, Aprll, 1966 ), 350.
Buttinger, Op. cit., I, 402-403.
U.S. Dept of State, Political Alignments..., op. cit., 81-82.
Fall, Two Viet-Nams, ~it., 131.
Hammer, op. cit., 179.
Pham Van Dong (presently Premier, then Vice President) announced in 1950 that promulgation of the 1946 Constitution had been postponed "because several of its provisions require for their application the cessation of the state of war," and in 1951, after Ho had openly aligned with the Sino-Soviet powers, the Viet Minh radio explained that "a gang of traitors" had been evolved in its formulation, and hence a "progressive character ·was lacking." During the "Rectification of Errors,1l in late 1956, after the peasant uprisings of that year, the DRV set up a constitutional reform committee. In December, 1958, Ho invited the public to submit recommendations on a new draft basic law, and the second Constitution was promulgated in 1960. Ibid., 178-181; U.S. Dept of the Army, Pamphlet 550-40, u.s. Army Area Handbook for Vietnam (Washington: Government Printing Office, 1962), 235.
Gettlemen, ed., op. cit., 88-89.
American Consulate General, Saigon, Despatch 34, February 12, 1949.
Op. cit., 90-91.
Vo Nguyen Giap, People's War,People ' s Army (Hanoi : Foreign Languages Publishing House, 1961), 35, also 67-108; Cf., rtLet Us Step Up The Theory-Formulating Task of The Party, ”Hoc Tap (No.9, September 1966), in Joint Publications Research Service,  Translations from Hoc Tap" (No. 38,660, November 16, 1966), 2.
Ibid.
Fall, Ho on Revolution, 0p, cit., 206 ff.

(xem tiếp kỳ  10 )

I. C. HỒ CHÍ MINH:  TITO của Á Châu

TÓM LƯỢC

Trong số các bài phê bình có tính thuyết phục nhất về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là Mỹ đã không nhận ra Hồ Chí Minh như một "Tito" tiềm năng ở Á Châu. Quan điểm này cho rằng Hồ đã luôn luôn quan tâm với độc lập và khả năng tồn tại của một Việt Nam có chủ quyền nhiều hơn so với việc phục vụ quyền lợi và mệnh lệnh của Moscow và Bắc Kinh. Với ủng hộ của Mỹ, các lập luận viết tiếp, Hồ sẽ phải đưa ra một số hình thức trung lập trong cuộc xung đột Đông-Tây và duy trì VNDCCH như một tường cản tự nhiên và bền vững ngăn sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía Nam. Vì vậy, dù không phải là "màn che để Mỹ dùng che chắn cộng sản," Hồ đã sẽ phục vụ các mục đích lớn hơn cho chính sách của Mỹ ở Á Châu. Mặc dù trọng tâm của cuộc điều tra nghiên cứu này là về thời gian ngay sau Thế Chiến II, lúc mà việc hỗ trợ Hồ chống Nhật, chống thực dân là tương đối dễ dàng, [lý luận] thường cho rằng Mỹ đã bỏ qua một cơ hội khác sau Hội nghị Geneva 1954 - và thực sự, rằng [nếu] Hoa Kỳ chấp nhận Hồ và một Việt Nam cộng sản, đó có thể là con đường duy nhất cho hòa bình ở Đông Nam Á ngày nay.  Lập luận lịch sử (1945-1954) có một tiếng chuông thuyết phục. Dưới ánh sáng của các chi phí hiện tại và hậu quả của sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam [người dịch thêm: Tài liệu Bí Mật Ngũ Giác Đài được viết từ 6/1967 đến 1/1969 – xem http://en.wikipedia.org/wiki/Pentagon_Papers], bất kỳ cách nào đã làm xưa kia đều có thể có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng có thể rằng một Việt Nam cộng sản năng động và thống nhất theo Hồ Chí Minh sẽ bành trướng mạnh mẽ, từ đó sẽ gây nên những vấn đề khó khăn không lường trước được, và trong một chừng mực nào đó có thể so sánh với những khó khăn hiện nay.

Nhiều tác giả đã đưa ra một phiên bản hay một giả thuyết "Tito" khác. Một số đưa ra luận cứ chính là: một chính sách khác của Mỹ có thể đưa Hồ vào thế không liên kết và chống Bắc Kinh. Nhiều tác giả khác lại nhấn mạnh về hệ quả tất yếu mà Hồ bị buộc phải phụ thuộc vào Bắc Kinh và Moscow là do sự chống đối hay thờ ơ của Mỹ. Cho dù Hồ là một người quốc gia hay là một người cộng sản không phải là vấn đề, tất cả các tác giả được trích dẫn dường như đồng ý rằng Hồ là một người cộng sản, và một nước Việt Nam cộng sản có thể sẽ thành hình dưới sự lãnh đạo của ông ta. Thay vào đó, lập luận trung tâm của họ là những gì họ nhận thức được rằng Hồ sẵn sàng tuân phục các mục tiêu, hình thức, và kỷ luật quốc tế cộng sản để đạt được độc lập và thống nhất của Việt Nam. Một vài tác giả ủng hộ công khai về một Việt Nam cộng sản chỉ trên cơ sở một chủ nghĩa “cộng sản dân tộc” đứng đầu là Hồ sẽ đủ mạnh để tồn tại bên cạnh Trung Quốc. Họ nhấn mạnh Hồ nỗ lực trong năm 1945 và 1946 để có được sự ủng hộ của phương Tây, và chỉ ra rằng ác cảm với Trung Quốc là một trụ cột của dân tộc Việt. Nhiều người thừa nhận rằng sự tương tự với Tito là không hoàn toàn phù hợp. Không giống như Tito, Hồ lên nắm quyền sau Thế Chiến mà không cần sự trợ giúp của các nhà nước cộng sản khác. Về cơ bản, không có sự tương tự như thế cho đến năm 1948, khi cuộc thử nghiệm với Tito có vẻ sẽ chạy suông sẽ. Tuy nhiên, các tác giả này đã chỉ ra rằng nếu Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thuận lợi khi họ bỏ qua một bên sự ghê tởm của mình với cộng sản Tito trong những quan tâm ngăn chận Nga bành trướng ở Âu Châu, thì Hoa Kỳ cần phải sẵn sàng để thích ứng với cộng sản Hồ Chí Minh, về những mục tiêu tương tự ở Á Châu. Phê phán này thường kết thúc với lời buộc tội rằng mục đích của Mỹ ở Đông Nam Á là chỉ đơn giản và duy nhất là lo ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản. (Tab 1)

Một cuộc xét nghiệm về sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh trong những năm 1950 có thể giúp ta cơ sở để thu hẹp phạm vi các ức đoán liên quan đến Hồ và chính sách của Mỹ. Từ cái nhìn đó, có điều hiển nhiên rằng người mà vào năm 1945 đã trở thành Chủ Tịch của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một người chín chắn, một người cách mạng toàn tâm toàn trí, là người đã trải qua những khó khăn nghiêm trọng để phụng sự cho chính nghĩa Độc Lập cho Việt Nam ra khỏi tay Pháp. Năm mươi lăm tuổi vào năm 1945, ông đã là một người cộng sản được 25 năm -  là một trong những thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp và đại biểu Quốc tế cộng sản ở Á Châu trong mười lăm năm trước chiến tranh thế giới thứ II. Ông sinh ra ở Nghệ-An, một tỉnh truyền thống sinh sản ra những người đi làm cách mạng, có một người cha bị cầm tù bởi người Pháp vì các hoạt động dân tộc, và đã theo học một trường học ở Huế [Quốc Học], nơi được biết đến với chủ nghĩa dân tộc cực đoan giữa các học sinh của trường. Lưu vong khỏi Việt Nam từ 1910 đến 1940, bị cầm tù ở Hồng Kông và Trung Quốc, không gia đình, không nhà, không danh tiếng, không tài sản và bạn bè bên ngoài phạm vi hoạt động bí ẩn của Quốc Tế Cộng Sản, rõ ràng là ông đã cống hiến mình một cách vô vị lợi trong tất cả những năm cách mạng ở Việt Nam. Ruth Fischer, một cựu cộng sản Đức trước đây, một trong những người biết Hồ trong thời kỳ này, đã viết, "Chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh đã gây ấn tượng cho chúng tôi, những người cộng sản sinh ra và lớn ở Âu châu được nuôi dưỡng trong một loại màu xám của quốc tế cộng sản trừu tượng."

Đối với Hồ, bây giờ trở lại với Á Châu, Thế Chiến thứ II đã mở con đường mới [cho ông] để đạt được mục tiêu lâu dài của mình. Pháp mất uy tín tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với Nhật của Vichy, và sau đó vào năm 1945 đã bị Nhật lật đổ hoàn toàn khỏi quyền. Trong khi đó, Hồ đã xây dựng Việt Minh, một tổ chức chính trị rộng lớn duy nhất, thành một tổ chức kháng chiến có khả năng và hửu hiệu chống cả Nhật hay Pháp. Hồ là nhà lãnh đạo duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với cả nước theo sau, ông được đảm bảo có sự trung thành rộng lớn hơn nữa của nhân dân Việt Nam. Vào tháng Tám năm 1945, ông lật đổ Nhật, đạt được sự thoái vị của Bảo Đại, thành lập VNDCCH, và tổ chức tiếp đón các lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh - trong đó VNDCCH đóng vai trò như một chính phủ Việt Nam đương nhiệm. Chỉ trong vài tuần trong tháng 9 năm 1945, Việt Nam - lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử hiện đại của minh – thoát khỏi sự thống trị nước ngoài, và thống nhất từ Bắc chí Nam theo Hồ Chí Minh.

Hồ trở thành tâm điểm của lòng nhiệt thành dân tộc gợi lên bởi sự kiện này [cướp chính quyền trong tay Nhật] và [những sự kiện] sau đó. Mặc dù thừa nhận chính phủ VNDCCH nhưng các nhà lãnh đạo của các đảng đối thủ là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội không lãnh đạo được một cơ sở quần chúng nào, và kể từ khi họ liên kết chặt chẽ với Quốc dân Đảng Trung Quốc, đã chia sẻ hết lòng những chê bai chống Trung Quốc với nhân dân miền Bắc Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, do mưu đồ của Pháp, và sự mất đoàn kết giữa những người Việt Nam đã loại trừ sự xuất hiện của một đối thủ để cạnh tranh với Hồ. Khi Pháp đưa vũ lực ra để khôi phục lại việc chiếm đóng Việt Nam, Hồ một lần nữa trở thành người đứng đầu của kháng chiến Việt, và Việt Minh đã trở thành những nhân vật quốc gia đóng vai chính. Do đó, Hồ Chí Minh, do cả hai [yếu tố]: uy tín riêng của mình và sự thiếu cạnh tranh, đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.

Hồ, tuy nhiên, nhận thấy cả chính mình, phong trào [Việt Minh], và chính phủ của ông chịu nhiều áp lực lớn. Trong nước, các đảng phái Việt được Trung Quốc ủng hộ tấn công sự thống trị của cộng sản trong chính phủ của ông. Vì lợi ích đoàn kết dân tộc, Hồ giải thể Đảng Cộng sản, tránh nghiêng về cộng sản, tuyên bố tổng tuyển cử, và đảm bảo các phe phái tranh vào chính phủ sẽ có đủ đại diện dựa theo tỷ lệ ủng hộ của dân chúng dành cho họ. Áp lực bên ngoài từ Pháp và Trung Quốc tỏ ra còn khó khăn hơn. Người Pháp lợi dụng sự suy yếu tương đối của Việt Minh ở miền Nam Việt Nam, và các bất đồng trong số những người Việt Nam có thể lật đổ chính phủ VNDCCH ở Sài Gòn, và lực lượng Việt Minh buộc phải tiến hành chiến tranh du kích. Trong nạn đói tàn phá miền Bắc Việt Nam, từng đám người Tàu bộ thuộc đám lãnh chúa Trung Quốc với đầu óc chiến lợi phẩm đã bất ngờ tấn công các [chính quyền] VNDCCH, thay thế các tổ chức chính quyền địa phương với các Ủy Ban do họ tài trợ và cướp bóc một cách có hệ thống. Hồ đã thất bại trong việc tìm kiếm viện trợ nước ngoài thậm chí không được cả Liên Xô giúp. Hồ cuối cùng (tháng Ba năm 1946) đã đàm phán với người Pháp, chấp nhận sự hiện diện quân Pháp ở Bắc Việt Nam trong một thời gian là năm năm đổi lại là các bảo đảm mơ hồ của Pháp để VNDCCH như một "nước tự do trong Liên hiệp Pháp". Khi Hồ bị các yếu tố ủng hộ Trung Quốc trong VNDCCH tấn công về chuyện này, ông tuyên bố:

"Các ộng ngu ngốc lắm. Các ông có thấy chuyện Trung Quốc ở lại là có nghĩa gì không? Đừng quên lịch sử mà lần chót mà người Trung Quốc đã đến, họ đã ở lại 1000 năm!

"Người Pháp là người nước ngoài. Họ còn yếu kém.  Chủ nghĩa Thực Dân đang hấp hối. Không gì có thể đứng vững dưới áp lực thế giới cho nền độc lập. Họ có thể ở lại trong một thời gian, nhưng họ sẽ ra đi bởi vì người da trắng đã hết thời ở Á Châu. nhưng nếu người Trung Quốc ở lại bây giờ, họ sẽ không bao giờ ra đi.

"Đối với tôi, chẳng thà tôi ngửi cứt của Pháp thêm năm năm, còn hơn là ngửi cứt cho Tàu suốt cuộc đời còn lại của tôi."

Câu hỏi lịch sử chưa được giải quyết, tất nhiên, là ở mức độ nào mục tiêu dân tộc của Hồ vượt lên trên niềm tin cộng sản trong hoạt động của ông?. Dường như Hồ đặt điều trước [dân tộc] lên trên điều sau [cộng sản] không chỉ là vấn đề che đậy, mà ông đã thực hiện việc giải thể Đảng và sự hình thành [thay thế bằng] một “Hội [Nghiên Cứu] chủ nghĩa Mác”, nhưng đồng thời cũng có thể là kết quả của một sự nghi ngờ về chủ nghĩa cộng sản như một hình thức chính trị thích hợp cho Việt Nam. Bảo Đại được cho là đã nói rằng: "Tôi thấy Hồ Chí Minh bị đau khổ. Ông ta đã chiến đấu một trận chiến với chính mình. Ông ta đã có cuộc đấu tranh riêng của mình. Ông Hồ đã nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tốt nhất cho đất nước, nhưng nó đã quá muộn... Cuối cùng, ông không thể vượt qua lòng trung thành của mình vào chủ nghĩa cộng sản”. Trong các cuộc đàm phán giữ nguyên trạng với Pháp ở Paris vào mùa thu năm 1946, Hồ kêu gọi người Pháp "cứu ông khỏi những kẻ cực đoan" trong Việt Minh bằng một số nhượng bộ có ý nghĩa cho độc lập của Việt Nam, và ông đã nói với Đại sứ Hoa Kỳ rằng ông không phải là cộng sản. Có lời đồn là ông là đã khẳng định tại thời điểm đó rằng Việt Nam chưa sẵn sàng cho chủ nghĩa cộng sản, và tự mô tả mình như là một người Mác Xít. Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Hồ tuyên bố rằng ông có thể giữ trung lập như “Thụy Sĩ" trong cuộc đấu tranh quyền lực trên thế giới đang xảy ra giữa cộng sản và phương Tây. Nhưng những điều trên và những tuyên bố khác đều có thể [hợp lý] đến từ một người theo Lê Nin hay một người theo chủ nghĩa dân tộc toàn tâm toàn ý. Những tuyên bố và hành động của Hồ sau năm 1949 [Mao chiến thắng ở Trung Quốc], và những liên kết chặt chẽ xảy ra sau đó của ông với khối Trung-Xô, là để hỗ trợ xây dựng chủ nghĩa Lênin. Tuy nhiên, từ sau đó, lời Mỹ khẳng định “Hồ là một người cộng sản kiên định” có thể là lời tiên tri nay đã thành sự thật. (Tab 2)

Tuy nhiên vẫn còn vấn đề về việc Hồ trực tiếp kêu gọi Mỹ can thiệp vào Việt Nam, điều mà ngay cả một người Lênin-nít [như Hồ] có thể đã phải do dự. Chuyện này xảy ra (vào cuối 1945, đầu 1946) ngay sau khi Pháp tái chiếm bằng quân sự miền Nam Việt Nam, trong khi đó những lãnh chúa Trung Quốc Quốc Dân Đảng đã tập trung tại Hà Nội, và trước Hiệp Định ngày 6 năm 1946 ký với Pháp. Tuyệt vọng, Hồ đã hướng sang Hoa Kỳ, một trong số những cường quốc, yêu cầu “can thiệp ngay lập tức” vào Việt Nam.

Có ít nhất tám lần thư liên lạc từ Hồ gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ, hoặc Bộ Trưởng Ngoại Giao, từ tháng Mười năm 1945 đến tháng Hai năm 1946. Hồ trước đó đã chuyển tải, trong tháng tám và tháng chín năm 1945, thông qua nhóm O.S.S, đề nghị rằng Việt Nam được hưởng “cùng một quy chế như Philippines” được sự giám hộ trong một thời gian không xác định trước khi được độc lập. Với chiến sự bùng nổ ở Nam Việt Nam, tháng 9, tháng 10 năm 1945, ông bổ sung thêm các yêu cầu chính thức gửi cho Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để can thiệp chống lại Pháp xâm lược, trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương, Hiến chương Liên Hợp Quốc, và một chính sách ngoại giao gửi cho Tổng thống Truman vào tháng Mười năm 1945, ủng hộ quyền dân tộc tự  quyết. Liên lạc cuối cùng của Hồ Chí Minh với Mỹ trong tháng Chín năm 1946, khi ông đến thăm Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris để yêu cầu một cách mơ hồ Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam Độc Lập trong Liên hiệp Pháp.

Không có hồ sơ nào của Hoa Kỳ ghi nhận là có trả lời cho bất kỳ kêu gọi giúp đỡ nào của Hồ. Những chỉ thị còn tồn tại của một nhà ngoại giao Mỹ đã tiếp xúc với Hồ vào tháng Mười Hai năm 1946, cho thấy mối bận tâm của Mỹ với gốc gác cộng sản của ông và e ngại rằng ông có thể thiết lập một nước "do cộng sản thống trị, theo định hướng của Moscow." Hai tháng sau đó, khi chiến tranh Pháp-Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam xảy ra, Ngoại trưởng Marshall nhấn mạnh rằng chúng ta không mất cái nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã kết nối trực tiếp với Cộng sản và chúng ta phải rõ ràng rằng chúng ta không quan tâm đến việc nhìn thấy một chính quyền của đế quốc thực dân thay thế bởi ý thức hệ và các tổ chức chính trị bắt nguồn từ và bị kiểm soát bởi điện Kremlin ".

Trong tháng năm 1949, Ngoại trưởng Acheson thừa nhận rằng, có " khả năng trên lý thuyết “ là thành lập một nhà nước Cộng sản quốc gia theo mô hình của Nam Tư trong bất cứ vùng lãnh thổ nào mà Quân đội Liên Sô không vươn tới được, nhưng đã chỉ ra rằng:
"Câu hỏi liệu Hồ theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn chủ nghĩa Cộng Sản không là không thích đáng. Tất cả các Stalin-nít tại các thuộc địa đều là người dân tộc chủ nghĩa. Với những thành quả cho mục đích quốc gia (như là độc lập) mục tiêu của họ nhất thiết là phải biến nhà nước thành lệ thuộc cho những mục tiêu của Cộng Sản và tàn nhẫn tiêu diệt không chỉ các nhóm đối lập, mà còn tất cả những yếu tố bị nghi ngờ là chệch hướng dù là nhỏ nhất..."

Trong những năm đầu của thập niên 1950, VNDCCH của Hồ đã nằm trong tầm với của quân Trung Quốc của Mao Trạch Đông, và Hồ đã công khai chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Bộ Trưởng Acheson tuyên bố rằng việc công nhận VNDCCH của khối [XHCN] “phải nên loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào về tính chất dân tộc chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh nhằm đến và cho biết. Hồ trong màu sắc thật sự của mình là kẻ thù chết người cho độc lập bản địa Việt Nam".

Tuy nhiên, hành vi của Hồ trong những năm 1949-1950 là thái độ ủng hộ một cách thuyết phục chính sách của Mỹ tại thời điểm đó, nó không nhất thiết giải thích được sự háo hức trước đó của Hồ là muốn Mỹ và Liên Hợp Quốc can thiệp vào Việt Nam, cũng không phủ nhận sự gia tăng giả thuyết một "Tito" khác áp dụng cho thời gian những năm 1945-1947. Trong thời gian đó, có thể nói được rằng Hoa Kỳ chỉ dành cho Hồ những lựa chọn ít ỏi. Ông ta đã không nhận những trả lời về những yêu cầu của mình. Sau năm 1946, không chỉ việc thông tin liên lạc trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Mỹ đã bị cắt đứt, còn có những tín hiệu hầu như không khuyến khích mà ông ta nhận được từ Mỹ. Trong khi đó chiến tranh Đông Dương đã bắt đầu một cách nghiêm trọng vào cuối năm 1946, thiết bị quân sự Mỹ đã được càc lực lượng Pháp sử dụng để đánh người Việt và Mỹ đã sắp xếp tín dụng cho nước Pháp được mua trị giá 160 triệu US$ các phương tiện vận chuyển và thiết bị công nghiệp hỗn hợp để sử dụng ở Đông Dương.  Những bình luận công khai của Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall trên cuộc chiến nổ ra vào tháng Giêng 1947 được giới hạn trong một hy vọng rằng "một cơ sở Thái Bình Dương để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy," và trong vòng sáu tháng Kế hoạch Marshall đã ném thậm chí còn lớn hơn những khí tài của Mỹ vào tay Pháp.

Sự thật đơn giản là dường như Hoa Kỳ biết rất ít về những gì đã diễn ra bên ở Việt Nam và chắc chắn là có ít quan tâm về Việt Nam hơn là về Pháp. Biết ít và quan tâm ít hơn có nghĩa là những vấn đề thực sự và những lựa chọn khác nhau đã được nhận thức, nhưng lờ mờ. Ví dụ Mỹ có thể tự đặt câu hỏi - "chúng ta có phải thực sự phải hỗ trợ cho Pháp ở Đông Nam Á để hỗ trợ cho một nước Pháp không cộng sản trong nội bộ [nước Pháp] và ở Âu Châu?" Một câu hỏi chúng ta có thể tự hỏi là - "Nếu sự lựa chọn của Hoa Kỳ tại Việt Nam thực sự đi đến [chọn lựa giữa] chủ nghĩa thực dân Pháp hay Hồ Chí Minh, nên chăng Hồ tự động bị loại trừ?" Cũng vậy, "Nếu sự lựa chọn của Mỹ là Pháp, liệu Pháp có bất kỳ cơ hội thực sự nào để thành công, và nếu có thì với giá nào?"

Ngay cả trước khi chiến tranh thế giới II kết thúc, Washington đã đặt những quyết định số phận của Hồ Chí Minh vào trong tay của Pháp. Tuy nhiên có thể có lập luận là Hoa Kỳ có thể khẳng định rằng Paris sẽ mua chuộc Hồ và trao độc lập cho Đông Dương mà không gây nguy hiểm cho mối quan hệ cơ bản giữa Mỹ và Pháp ở Âu Châu. Cũng như Mỹ đã nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của Âu Châu hơn bất kỳ chính sách theo đuổi nào ở các nơi khác, chính phủ Pháp có lẽ đã sớm nhận ra (nếu nó đã không làm như vậy) rằng không chuyện gì được làm mà nó có thể làm suy yếu nghiêm trọng đến việc Mỹ chấp nhận lợi ích chung trong sự phục hồi và an ninh chung của Âu Châu.  Hơn nữa, việc này đã không đạt được một bộ phận đủ lớn của cộng đồng Pháp để hỗ trợ những nỗ lực thanh nhã của Hoa Kỳ nhằm kéo Pháp ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, cũng có thể là  "thuyết Tito" nếu được Pháp đồng ý thì Pháp sẽ biện minh rằng mình không đủ khả năng. Không một chính phủ Pháp nào có thể đưa ra và làm sống sót một chính sách thực sự tự do đối với Hồ vào năm 1945 hoặc 1946 thậm chí là cộng sản Pháp sau đó đã ủng hộ việc chuộc lại quyền kiểm soát Đông Dương. Tuy nhiên, từ năm 1946, máu đổ đã làm chính sách Pháp thêm cứng rắn. Như trước đây, giải pháp thay thế Hồ không bao giờ được dự tính nghiêm túc.

Đại diện Pháp trái lại không cho rằng Hồ Chí Minh sở hữu thực sự một sức mạnh chính trị trong nhân dân Việt Nam. Trong khi việc gọi Hồ là một George Washington thứ hai có thể là quá đáng, nhưng không có nghi ngờ gì về việc ông ta được công nhận như là người lãnh tụ duy nhất của kháng chiến Việt Nam trong thời chiến, và là người đứng đầu của một phong trào chính trị mạnh nhất và có mặt trên toàn cõi Việt Nam. Cũng không nghi ngờ gì nếu thử nghiệm bằng cách đầu phiếu thì chỉ có Việt Minh của Hồ là có thể đạt được phiếu ở tận thôn ấp. Washington và Paris, tuy nhiên, không tập trung vào thực tế sức mạnh của Hồ Chí Minh, mà chỉ [tập trung] vào hậu quả của sự cai trị của ông này. Paris đã xem Hồ như là một mối đe dọa ngăn cản Pháp lấy lại đặc quyền kinh tế, văn hóa và chính trị ở Đông Dương. Hoa Kỳ, cảnh giác về nền tảng cộng sản được biết của Hồ, đã e ngại rằng Hồ sẽ dẫn dắt Việt Nam vào quỷ đạo của  Liên Xô, và sau đó là Trung Quốc. Sau này Tổng thống Eisenhower đã nhận xét về việc Hồ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam với số phiếu 80% chiếu rọi qua tầm nhìn tăm tối của chúng ta về Việt Nam nhưng chính sách của Mỹ vẫn không sáng sủa.

Trong dự đoán chót, hỗ trợ Hồ Chí Minh là sáng suốt lẫn nguy hiểm. Dù là cộng sản dân tộc chủ nghĩa hoặc [cộng sản] độc lập hoặc [cộng sản] trung lập có thể rõ ràng ngày nay, thì cái nhìn trong những 1945-1948 vẫn là mập mờ. Ngay cả việc nhìn thấy Tito thành công khẳng định độc lập của mình, Washington vẫn khó khăn nhảy vọt từ đó đến một trường hợp tương tự ở Á Châu. Dựa vào một Việt Nam "cộng sản dân tộc chủ nghĩa" như một bức tường thành cuối cùng chống lại Trung Cộng, thực sự, có thể được coi như một  tính toán sáng suốt duy nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nguy cơ cũng nằm ở đó. Sức mạnh thực tế của Hồ Chí Minh tại Việt Nam có thể nghiêm túc chống lại lợi ích của Mỹ cũng như chống lại các lợi ích của Trung Quốc. Hồ Chí Minh là một người cộng sản mà tài lãnh đạo và nghị lực là nổi tiếng, kỷ luật sắt và hiệu quả của Việt Minh, khả năng chiến đấu đã được chứng minh của quân đội của ông, một dân tộc Việt năng động dưới sự lãnh đạo của Hồ, [tất cả] có thể đưa đến một thời kỳ nguy hiểm của chủ nghĩa bành trướng của Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia sẽ dễ dàng trở nên những chọn lựa cho Việt Nam. Hồ, trên thực tế, luôn luôn coi mình là lãnh đạo của toàn thể Đông Dương và đảng của ông ban đầu được gọi là Đảng Cộng sản Đông Dương. Thái Lan, Malaysia, Singapore, và thậm chí Indonesia có thể là những chọn lựa tiếp theo. Nó có thể được xem là "thuyết domino" với Hồ thay vì của Mao. Và nó có thể đã được “domino” với Mao. Điều này có vẻ không hợp lý nhưng nó chỉ là một chút ít gì hơn một giấc mơ xấu so với những gì đã xảy ra với Việt Nam từ lâu nay. Con đường của sự thận trọng chứ không phải là con đường của rủi ro dường như là một lựa chọn khôn ngoan hơn. (Tab 3)

I.C. THẢO LUẬN

Tab 1 - Các phiên bản của giả thuyết "Tito Á Châu "
Tab 2 - Tiểu sử chính trị của Hồ Chí Minh 1890-1950
Tab 3 - Hồ Chí Minh liên lạc với Mỹ 1945-1946
 
I.C.1.  Các phiên bản của giả thuyết "Tito Á Châu "
 
Sau đây là những trích dẫn từ những tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng, với các kích thích kinh tế mà Hoa Kỳ hỗ trợ, Hồ Chí Minh có thể chấp nhận một chính sách đối ngoại không liên kết, hay ít nhất là chống Bắc Kinh. [Nếu] ngược lại, hệ quả là Hồ sẽ buộc phải chấp nhận sự phụ thuộc vào Moscow và Bắc Kinh bởi vì sự chống đối hay thờ ơ của Mỵ

Khái Quát

Không ai tranh luận rằng Hồ không phải là cộng sản hay một nước Việt Nam sẽ thành cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ.

Thay vào đó, họ đã chỉ ra rằng Hồ đã chứng minh sự sẵn sàng phục tùng các mục tiêu và hình thức cộng sản để đạt được mục tiêu dân tộc. Họ chấp nhận một nước Việt Nam cộng sản, thực sự thậm chí còn ủng hộ nó, trên cơ sở chỉ có một chủ nghĩa cộng sản quốc gia đứng đầu là Hồ có đủ mạnh để duy trì sự độc lập của mình đối với Trung Quốc.

Họ nhấn mạnh về sự ác cảm đối với Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam như là một trụ cột của chủ nghĩa dân tộc Việt và chỉ ra việc Hồ đã nỗ lực trong năm 1945 và 1946 để có được sự ủng hộ của phương Tây.

Không có một gần gũi thực sự song song có thể được rút ra từ nguồn gốc của Hồ Chí Minh và Tito, vì không giống như Tito, Hồ đã chiến đấu suốt con đường của mình lên nắm quyền trong sự cô lập hoàn toàn không có sự can thiệp của một quyền lực cộng sản bên ngoài. Tuy nhiên, có thể nói một cách chính xác rằng chính sách của Mỹ ở Âu Châu thường được hướng vào việc mở rộng sự chia rẽ giữa Tito và Moscow, trong khi ở Á Châu, chính sách của chúng ta đã có xu hướng là gắn buộc Hồ vào mối quan hệ gần gũi hơn giữa Bắc Kinh và Hà Nội. 

Vấn đề "Tito" đặt ra nhằm vào câu hỏi liệu chiến lược của Mỹ ở Á Châu là chống cộng Sản hay chống Trung Quốc. Từ khi để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô ở Âu Châu, Mỹ đã gạt qua sự ghê tởm của mình đối với cộng sản của Tito, đã có lập luận rằng Mỹ cũng nên làm điều tương tự là nên từ bỏ sự chống đối của mình với Hồ để phục vụ cho lợi ích chiến lược lớn hơn ở Á Châu.

Tóm tắt

Isaacs Harold; trong cuốn “No Peace for Asia”

Năm 1947, Hồ đã được thúc đẩy bởi một chủ nghĩa dân tộc sâu sắc chính yếu là nhằm mục đích độc lập, và đã vô cùng thất vọng với chủ nghĩa cộng sản vì đã nhận được giúp đỡ rất ít hoặc không khuyến khích từ các đảng [cộng sản] nước ngoài. Thẳng thừng mà nói, chỉ có Mỹ là cường quốc duy nhất mà người Việt dân tộc chủ nghĩa có thể tìm đến với hy vọng, nhưng kể cả những lúc mà các hành động hỗ trợ của Mỹ cho Pháp đứng trái ngược với tuyên bố có tính nguyên tắc của mình là đặt sư ủng hộ lên quyền tự quyết [dân tộc] và chống lại chủ nghĩa thực dân..... c-11

Shaplen, Robert; trong “The Lost Revolution”

Đã có một khả năng mạnh mẽ trong năm 1945 và 1946 rằng chính sách Pháp và Mỹ có thể biến Hồ Chí Minh thành Tito, Việt Nam - mặc dù theo lãnh đạo cánh tả nhưng có thể là một bức tường thành chống lại sự bành trướng của Cộng sản Trung Quốc.Tuy nhiên, viễn ảnh khả năng Việt Nam trở thành một Nam Tư từ nay là xa vời  ….. c-14

Zinn, Howard; Vietnam: “The Logic of Withdrawal”
Một chính phủ Cộng sản tại Việt Nam là con đường tốt nhất để cải thiện rất nhiều cho  Việt Nam, Chế độ độc tài dưới Hồ Chí Minh sẽ thích hợp hơn bất kỳ chế độ độc tài [thuộc tầng lớp] ưu tú nào ở Nam Việt Nam. Nếu Mỹ muốn ngăn chận Trung Quốc, Hoa Kỳ.phải công nhận rằng Hồ Chí Minh sẽ phấn đấu để duy trì sự độc lập của mình, và do đó sẽ thực hiện những gì lực lượng quân sự của chúng ta không thể làm được …. C-18

Bator, Victor; Vietnam: “A Diplomatic Tragedy.”
1954: Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất mà Việt Nam phải đối mặt.  Mối quan hệ chư hầu cho hai nơi tiềm năng cho phép VNDCCH dành được Độc Lập. Diệm đã ép buộc một cách cuồng tín ….c-20

Sacks, Milton; "Marxism in Southeast Asia."
1946-1949: Hồ đã cố gắng để bảo vệ tính trung lập, mặc dù điều này mâu thuẫn với mong muốn quốc tế hỗ trợ và công nhận cho VNDCCH ………. C-21
Buttinger, Joseph; “Vietnam: A Dragon Embattled”
1946-1947: Hồ nhận ra rằng ông không thể tập hợp người Việt đấu tranh cho độc lập với các biểu ngữ của chủ nghĩa cộng sản. Do đó, bộ mặt dân chủ mang lại chính nghĩa cho các chiến dịch cộng sản mạnh mẽ để đưa mọi người vào hang ngũ của Việt Minh và VNDCCH ……………..c-23

Kennedy, John F., quoted in Schlesinger, Arthur M., ed., “A Thousand Days.”
1951: Mỹ đã tham gia với Pháp trong một nỗ lực tuyệt vọng để bảo vệ đế chế [thực dân Pháp]. Mỹ không chỉ dựa trên vũ khí để ngăn chặn lực đẩy về phía nam của chủ nghĩa cộng sản, nhưng đã lo khai thác chủ nghĩa dân tộc •…………. c-24

Schlesinger, Arthur M.; “The Bitter Heritage”
Bức tường thành hiệu quả nhất chống lại nhà nước cộng sản hung hăng cũng có thể là một chủ nghĩa cộng sản dân tộc. Chính sách hợp lý của Mỹ nhằm ngăn chận Trung Quốc có thể là đã phải công nhận Việt Nam cộng sản vào năm 1954, thay vì ủng hộ một chế độ Sài Gòn run rẩy đứng đầu là là những quan lại hay tướng lãnh thuộc cánh hữu ….. c-25

Fall, Bernard B. “Viet-Nam Witness”
Cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc cách mạng của họ mà không cần viện trợ từ nước ngoài, ngay cả từ Cộng sản Pháp........ c-26

Eden, Anthony, Earl of Avon; “Toward Peace in Indochina.”
Mối quan hệ Hồ-Bắc Kinh không phải là một hình ảnh song song của Tito-Moscow. Tuy nhiên, Hồ có nhiều điều để thắng nếu đạt được sự trung lập, và có nhiều nguy cơ nếu  không duy trì các liên kết với Moscow, hoặc mở một con đường rút quân cho Mỹ …c-27

Fulbright, Senator J. William; “The Arrogance of Power”
Hồ Chí Minh là lãnh đạo duy nhất thực sự dân tộc của Việt Nam, ông ta cũng là một người cộng sản. Cộng sản Việt có lẽ là bức tường thành tiềm năng duy nhất chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Do đó, Hoa Kỳ nên cố gắng đạt đến …. C-28

Reischauer Edwin 0.; "What Choices Do We Have In Vietnam?"
Hoa Kỳ đã có thể có một lập trường chống lại chủ nghĩa thực dân vào năm 1945, từ chối ủng hộ Pháp vào năm 1950, ủng hộ việc giải quyết Giơ-ne-vơ năm 1954, và từ chối tăng cam kết quân sự của mình vào năm 1961. Bốn Tổng Thống đã từ chối giải pháp để thúc đẩy chính nghĩa của Hồ Chí Minh xa hơn nữa, mà kết quả là có thể có được một nước Việt Nam dân tộc mãnh liệt độc lập đối với Trung Quốc. Hơn nữa, sự thân mật trong mối quan hệ của Hồ với Mỹ trong Thế Chiến II cho thấy một tiềm năng một mối quan hệ Mỹ-Việt Nam theo kiểu Tito và không có những hậu quả không may cho khu vực Đông Nam Á so với các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá hiện nay. Nhưng một Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đến nay xem như tốt hơn, từ quan điểm lâu dài của Mỹ, hiện trạng.. … c-29

Trích dẫn từ cuốn “No Peace for Asia” bởi Harold Isaacs, 1947, Trích dẫn cuốn  “Viet Nam: History Documents, and Opinions on a Major World Crisis”, của Marvin E. Gettleman, ed., 1965, trang. 49-50, 53-55.
Hồ Chí Minh được sinh ra tại Vinh, ở miền bắc An Nam. "Quê hương của cách mạng," người Việt gọi nơi với những rừng núi thưa thớt và thung lũng, với dân số đông đúc dày đặc như thế. Từ một vùng mà đông đúc dân chúng phải bám vào đất đai để sinh sống đã sản sinh ra một tỷ lệ lớn khác thường các nhà lãnh đạo quốc gia lớn nhất Đông Dương. Là một cậu bé mười hai, Hồ bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình như kẻ làm liên lạc mang thông điệp từ làng này sang làng cho những người lớn tuổi đang âm mưu gì đó của mình. Hôm nay, ở tuối 55, ông thích nghĩ rằng mình là một người đã gạt sang một bên các đảng phái và cương lĩnh. Ông không nói bằng ngôn từ chính trị giai cấp nhưng với ngôn từ dân tộc. "Đảng của tôi là đất nước tôi," ông thích nói thế, chương trình của tôi là độc lập. "Trong các cuộc thảo luận dài, chúng tôi đã có một số vấn đề với phong trào Quốc Dân Đảng nói chung và ở Đông Dương nói riêng, ông sốt ruột dẹp sang một bên tất cả các mối nghi ngại." Độc lập là câu chuyện " chuyện gì sau sẽ làm sau. Nhưng độc lập phải đến đầu tiên và nếu còn bất cứ điều gì để làm thì tất cả sẽ sau này làm. "
 
Khi mà ta có thể đếm [Việt Nam]... ? Chắc chắn hiện nay không thể đếm được [bao nhiêu] người Trung Quốc. Trung Quốc vô cùng rộng lớn so với nước Cộng hòa Việt Nam bé nhỏ - và có lẽ sẽ đến một ngày khi Trung Quốc đã nhận ra năng lực của mình và đảm bảo vị trí của mình như là lãnh đạo của Á Châu. Vào ngày đó, Việt Nam có thể hưởng lợi,có lẽ, vì là hàng xóm của Trung Quốc.Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay quá yếu và bị tấn công dồn dập, do bởi các cuộc đấu tranh nội bộ và áp lực từ bên ngoài. Nó đã được cai trị bởi các loại của những người như ở miền bắc Đông Dương, bám vào đất như đỉa. Bởi vì họ đã đưa cánh tay kềm giữ người Pháp, họ tạm thời là hữu ích. Nhưng điều đó không thể kéo dài. Trung Quốc đã đàm phán giải quyết việc của mình với Pháp và có thể chỉ quan tâm đạt được kết quả riêng trực tiếp với mình. Từ những kết cuộc đó, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam còn rất ít để hưởng.

Có gì từ người Nga? Họ đã mang lại bất kỳ hỗ trợ chính trị mạnh mẽ cho người Việt Nam? Tôi đã không gặp bất cứ người Việt nào nghĩ như vậy, và tôi đã nói chuyện với nhiều người Cộng sản An Nam. Những người Cộng sản An Nam, cũng như tất cả các đồng chí quốc gia đều có một cảm giác đáng sợ về sự cô lập của họ. Họ thẳng thắn một cách bất thường và hoài nghi về người Nga. Thậm chí kẻ chính thống nhất trong số đó, như Trần Văn Giàu người tổ chức đảng với mái tóc bờm sờm, đã cho rằng Nga đã "vượt quá thỏa hiệp về ý thức hệ", và cho biết ông không chờ đợi sự giúp đỡ nào từ phía đó, bất kể lời nói xa gần có thể được. "Với người Nga là dân tộc Nga là đầu tiên và trên hết," Một người Cộng sản An Nam khác với những số cay đắng. "Họ sẽ quan tâm đến chúng tôi chỉ nếu chúng tôi phục vụ một số mục đích của họ. Ngay bây giờ, thật đáng tiếc, việc của chúng tôi dường như không để phục vụ bất cứ mục đích nào như thế. "

"Với Cộng sản Pháp thì sao?" Tôi hỏi. Anh khịt mũi ghê tởm."Những người Cộng sản Pháp", ông nói, "trước tiên họ là người Pháp và thực dân và sau đó là Cộng sản. Trên nguyên tắc, họ đứng về phía chúng tôi, nhưng trong thực tế? Ô hô, lại là một điều rất khác!" Một trong những người Cộng sản An Nam hàng đầu nói khinh khỉnh với Thorez, trong một bài phát biểu ở  Paris đã cho biết ông ủng hộ của ngườiViêt để "cuối cùng đạt được nền độc lập của họ." Anh cười một cách cay đắng. "Một cụm từ cao su tinh vi, phải không bạn ? Bạn có thể kéo căng nó vào bất kỳ hình dạng hoặc bất kỳ ý nghĩa nào. Họ là bên đang chiếm ưu thế tại Pháp. Và hãy xem những gì người Pháp đang làm hiện nay ở Đông Dương."

"Giữa một số nhỏ người Cộng sản Pháp ở Đông Dương, các đồng chí người Việt đã học được một bài học đáng chú ý trong chính trị. Ở đây chỉ có hai mươi người trong nhóm Cộng sản Pháp ở Sài Gòn. "Trong số những người đó " người bạn Cộng sản Việt Nam đi cùng tôi nói "chỉ có một là đoàn kết với chúng tôi. Phần còn lại đứng sang một bên ". Nhóm Pháp chuẩn bị một.tài liệu của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ngày 25 tháng 9 - hai ngày sau khi người Pháp đã bị nắm được quyền kiểm soát trong thành phố. Tôi có thể đọc các tài liệu đó, nhưng không được sao chép, vì vậy các ghi chú mà tôi đã thực hiện ngay sau đó là không đúng nguyên văn. Tuy nhiên, các điều chính yếu là như sau: Nó khuyên Cộng sản Việt Nam trước khi hành động quá vội vàng hãy chắc chắn rằng rằng cuộc đấu tranh của mình phải đáp ứng các yêu cầu của Liên Xô. Nó cũng cảnh cáo rằng  bất kỳ "cuộc phiêu lưu hấp tấp” nào về độc lập cho Việt Nam có thể "không nằm trong đường lối" với quan điểm của Liên Xô. “Những quan điểm này có thể bao gồm Pháp như một đồng minh vững chắc của Liên Xô ở Âu Châu, trong trường hợp này, phong trào độc lập Việt Nam là một điều khó xử. Do đó, [chúng tôi] kêu gọi các đồng chí Việt Nam hảy giữ một chính sách "kiên nhẫn." đặc biệt khuyên họ chờ sau khi có kết quả của cuộc bầu cử ở Pháp, đến tháng sau, vào tháng Mười, khi sức mạnh cộng sản  được nâng lên có thể đảm bảo cho Việt Nam một cách giải quyết tốt hơn. Trong khi đó, nó tha thiết đề xuất rằng một đặc phái viên được gửi không chỉ để liên lạc với Đảng Cộng sản Pháp mà còn cả [đảng Công Sản] Nga để tự mình làm quen với viễn cảnh của những sự kiện sắp tới ".

Tài liệu này được đưa ra với một sự thẳng thừng đáng chú ý và khác thường về khái niệm liên quan đến mối quan hệ giữa phong trào cách mạng và chính sách đối ngoại của Liên Xô. Nó rõ ràng đến như là một cú sốc đối với những người Cộng Sản Việt Nam, những người đã bị ném vào một sự bối rối đáng kể. Đã có một cuộc tranh luận căng thẳng trong nội bộ đảng và kết thúc bằng một quyết định giải thể toàn bộ đảng, chấm dứt hoạt động trong Việt Minh như một đơn vị riêng biệt nhưng có thể làm việc với nó [VM] hoàn toàn ltheo tính cách cá nhân. Bằng cách này dường đảng tìm cách tránh bất kỳ trách nhiệm nào tại một thời điểm mà trách nhiệm của mình là nặng nhất. Tôi không biết những gì đã xảy ra trong nội bộ họ một cách chi tiết nhưng tôi biết rằng những người Cộng sản An Nam mà tôi đã gặp là những người đã bị tổn thương sâu sắc với sự cay đắng khi bị  đồng chí ý thức hệ của họ ở nước ngoài bỏ rơi. Từ đó họ kiếm cách ẩn mình trong một chủ nghĩa dân tộc thuần túy và đơn giản. Hồ Chí Minh đã làm cho một cụm từ không thành bất động khi ông nói: "đảng của tôi là đất nước tôi". Họ bị đè nén, cùng chung số phận với tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam quốc gia không cộng sản, bởi một cảm giác sợ hãi của sự cô đơn. Dường không có nơi nào  hỗ trợ cho họ chống lại người Pháp, không từ Trung Quốc mà họ có thể cậy vào, cũng hoàn toàn không từ phía Nga mà họ mong đợi, cũng không có gì từ những người Cộng sản Pháp, những người đã đạt được sức mạnh to lớn trong lần bầu cử tháng mười nhưng không thực hiện bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào trong vấn đề Đông Dương. Những gì sau đó là của Hoa Kỳ?

Người Việt dân tộc chủ nghĩa nói về Hoa Kỳ như người ta nói về một niềm hy vọng mà họ biết là tuyệt vọng nhưng tất cả cùng tuyệt vọng bám vào. Có thể nào tất cả các cụm từ tốt đẹp của Hiến chương Đại Tây Dương, của thỏa ước Liên Hiệp Quốc, của Tổng thống Roosevelt và những người kế nhiệm của ông thực sự không có nghĩa gì cả sao? Không có gì cả? Vậy thì cho phép chúng tôi [cúi đầu] tuân phục, tuân phục những mưu toan các cường quốc, tuân phục tất cả những thực tế tệ hại đau thương. Hoa Kỳ vẫn còn không thấy là họ sẽ khôn ngoan hơn vì lợi ích của vị trí của họ ở vùng Viễn Đông để chiến thắng giành sự hỗ trợ của nhân dân thay vì cứ bám vào hệ thống đế quốc thối rữa trong quá khứ? Dường như không phải vậy. Những chỉ dấu duy nhất mà người Việt thấy vai trò của Mỹ trong cuộc đấu tranh của họ là qua chuyện các vũ khí cho thuê, mượn mà người Pháp và người Anh đã dùng để chống người Việt và lời tuyên bố kinh hoàng về một thỏa thuận Mỹ cho phép Pháp vay $ 160,0000,000 để mua xe và những dụng cụ công nghiệp linh tinh để dùng ở Đông Dương. Đối với người Việt Nam, chuyện này giống như Mỹ đã đồng ý cho Pháp tái chiếm [Đông Dương]. Người Mỹ, dân chủ trong lời nói nhưng thực ra không một giúp đỡ nào, giống hệt người Nga trong ngôn từ cộng sản nhưng trên thực tế cũng không giúp gì.. "Chúng tôi dường như đứng khá một mình" Hồ Chí minh đơn giản nói. "Chúng tôi sẽ phải phụ thuộc vào chính chúng tôi."

Trích dẫn từ cuốn “Cuộc cách mạng bị quên lãng" của Robert Shaplen
Chương II – Hồ Chí Minh – Một cuộc chơi chưa thử nghiệm, pp. 27, 46-50
Tôi đã luôn được chia sẻ niềm tin bởi nhiều, nếu không phải là nhiều nhất, nhà quan sát ở Đông Dương cho rằng vào thời điểm này Pháp và Mỹ đã làm một sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách Pháp đang chiếm ưu thế ở Paris, [sai lầm] đã không xử trí thực tế hơn với Hồ trong năm 1945 và năm 1946, khi có một khả năng mạnh mẽ rằng ông này có thể được "Tito" hóa trước cả Tito và chủ nghĩa Tito và toàn bộ các diễn biến sự kiện lúc đó đã có thể bị thay đổi và chận được rất nhiều máu đổ và ngày nay dù dưới bất một hình thức lãnh đạo tả phái nào, đều có thể là một bức tường ngăn chận [thành lập] bởi một khối trung lập mà các quốc gia Đông Nam Á Châu đã tìm kiếm, trên tất cả, để tránh sự thống trị của Cộng sản Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ cao nhất đã nói riêng với tôi rằng họ hiện nay tin rằng nên phải đánh bạc với Hồ, thực tế, đã có một số đáng kể những người đã lần nữa nói về chuyện Việt Nam trở thành một Nam Tư ở Đông Nam Á, một khả năng mà dường như theo tôi bây giờ đã xa vợi.

***
(xem tiếp kỳ  11)
Ở Biarritz, nơi ông lần đầu tiên được nghỉ ngơi, ở Paris và sau đó tại hội nghị ở Fontainebleau, Hồ đã hưởng một thành công cá nhân rất lớn.Ông đã quyến rũ tất cả mọi người, đặc biệt là báo chí. Ông đã phân phát hoa hồng với các nữ phóng viên, đã ký tên bằng máu của mình cho một nam phóng viên Hoa Kỳ. Ông đã được so sánh với Khổng Tử, Đức Phật, Thánh Gioan Báp Tít, và với bất cứ ông nội/ ngoại già lẩm cẩm của bất cứ ai, và ông đã được ghi nhận như một nhà tu khổ hạnh, kể từ khi, trong số những chuyện khác, ông đã từ chối uống một ly [rượu]. Bất cứ nơi nào ông xuất hiện, hoặc là một nhạc viện cho đến một buổi tiêp tân hoành tráng, một buổi pic nic, một phiên họp báo ông đều xuất hiện trong bộ quần áo đơn giản với nhiều cúc áo của mình. "Ngay khi người nào đó đến tiếp cận với ông già ốm yếu này thì họ đều được chia sẽ sự ngưỡng mộ của tất cả những người chung quanh ông ta, những người mà ông đã  sự thanh thoảng có được từ những kinh nghiệm" một phóng viên đã viết. Ghi nhận của mình là "khuôn mặt dày vò và đôi mắt màu xanh cháy bỏng một ánh sáng bên trong", một phóng viên khác tuyên bố rằng ông "che giấu một tâm hồn thép phía sau một cơ thể mỏng manh." Hóm hỉnh, lịch sự theo kiểu phương Đông, khéo léo, sự sâu sắc hỗn hợp và khôi hài trong quan hệ xã hội, tình yêu không hạn chế cho trẻ em, và trên tất cả là sự chân thành và sự đơn giản của ông dường như đã nắm bắt mọi người ngay tức khắc.

Thật không may, thành quả chuyến đi của Hồ là rất ít thành công. Lỗi lầm, nói chung giờ đây được mọi người thừa nhận, chủ yếu là của Pháp, trong khi hội nghị đang tiếp diễn, [Pháp] tiếp tục vi phạm tinh thần của mình bằng cách tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng tách riêng miền Nam ra khỏi Liên Bang Đông Dương....

Cuối cùng khi ông và Sainteny đã bay đi Paris để bắt đầu các cuộc đàm phán, Sainteny mô tả ông như "xanh xao, đôi mắt rực rỡ, và cở họng chặt chẽ " và ông trích dẫn lời Hồ nói rằng, khi chiếc máy bay đang đáp xuống, "Trên tất cả, không, đừng bỏ rơi tôi cho dù ông làm bất cứ điều gì". Khi hội nghị đã thành lãng phí trong bóng tối của thất bại, cho tới nay là bởi kết quả của các hoạt động của những kẻ cực đoan Việt Minh tại Hà Nội cũng như các cuộc diễn tập của Pháp ở Nam Kỳ, Hồ càng ngày càng trở nên mệt mõi. Sainteny đồng ý là ông nên trở về Hà Nội càng sớm càng tốt. "Nhưng tôi có thể làm được gì nếu tôi trở về nhà với tay không?" Hồ hỏi. "Đừng để tôi ra đi như thế," ông cầu xin Sainteny và Marius Moutet thuộc Đảng Xã Hội, Bộ trưởng Bộ Thuốc Địa. "Trang bị tôi dể chống lại những người đang tìm cách thay tôi, các ông sẽ không hối tiếc."  Đó là một lời thú nhận đáng kể, đáng kể như những gì Hồ nói với Sainteny và Moutet vào một buổi tối khác, "Nếu chúng tôi phải chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu. Các ông  sẽ giết chết mười người của chúng tôi và chúng tôi sẽ giết chết một của các, và cuối cùng chính các ông sẽ là những người mệt mõi vì nó."

Vào nửa đêm ngày 14 Tháng Chín 1946, dáng đi yếu đuối của Hồ Chí Minh, trong bộ áo chẽn quân sự của mình, bước ra khỏi khách sạn Royal-Monceau tại Paris (các phiên họp ở Fontainebleau đã kết thúc) và tản bộ đến nhà Moutet gần đó. Hồ và Moutet đã ký một giải pháp giữ nguyên trạng (modus Vivendi), trong khi đó nhấn mạnh nhượng bộ của Việt Nam (và một số người Pháp) là để bảo vệ quyền lợi Pháp ở Đông Dương, chỉ trì hoãn thỏa thuận về các vấn đề chính trị cơ bản, ít nhất nó đặt lên Pháp trách nhiệm khôi phục lại trật tự ở Nam Kỳ. Điều này  không có gì nhiều hơn những điều đã được đồng ý vào mùa xuân nhưng đã mất hiệu lực từ lâu, nhưng Hồ đã công khai gọi giải pháp giữ nguyên trạng là "tốt hơn là không có gì.". Tuy nhiên, ông đã thì thầm với một nhân viên an ninh đi cùng khi ông trở lại khách sạn vào sáng sớm "Tôi vừa ký giấy tử hình cho tôi."

Mặc dù sứ mạng của mình bị thất bại, Hồ, trong tính cách quốc tế thực sự của mình, đã vui sống trong những ngày ở Paris, một thành phố mà ông đã luôn luôn yêu mến. Nhiều năm trước, đứng trên một cây cầu bắc qua sông Seine, ông đã nhận xét với một đồng chí Cộng sản "thật là một thành phố thật tuyệt vời, những cảnh vật thật tuyệt vời!" Khi người bạn đã trả lời rằng Moscow cũng đẹp, Hồ nói, "Moscow là anh hùng, Paris là niềm vui của cuộc sống." Trong thời gian hội nghị năm 1946, Hồ đã viếng lại một số nơi lai vãng cũ của mình và, giao tiếp xã hội với một số phóng viên nước ngoài, nói chuyện một cách thoải mái về chính mình và về [con đường] chính trị của ông. "Mọi người đều có quyền theo học thuyết của mình," ông nói."Tôi đã nghiên cứu và chọn Marx. Chúa Giêsu đã nói 2000 năm trước đây là ta nên yêu thương kẻ thù của chúng ta. Giáo điều đó đã không được thực hiện. Khi nào chủ nghĩa Mác sẽ thành hiện thực,  tôi không thể trả lời.... Để đạt được một xã hội Cộng sản, phải có công nghiệp nặng và nền sản xuất nông nghiệp lớn là cần thiết... Tôi không biết khi nào sẽ được thực hiện [Cộng Sản] ở Việt Nam, nơi mà [trình độ] sản xuất còn thấp Chúng tôi chưa đứng được ở vị thế đáp ứng các điều kiện đó. "
Bản tự kiểm của Hồ liên quan đến sự phát triển của Đông Dương là một bản trung thực đáng chú ý về chủ nghĩa Mác. Trong thời gian đầu, chủ nghĩa Mác chưa là chi nhiều cho những  kế hoạch của ông ta. Đó là là hợp lý, và một trong những các học giả sắc bén nhất về Đông Dương, Paul Mus, đã chỉ ra rằng nó đã được Hồ thu nhận như một vũ khí quan trọng của phương Tây, một kho vũ khí trong thực tế, như một người Á Châu, ông có thể chống lại ông chủ Pháp của mình. Hồ, như một người Mác-xít, đã nhanh chóng nhìn ra rõ sự việc là đất nước ông đã bị cướp bóc, bị cố tình giữ trong một nền kinh tế cơ hàn thiếu thốn bởi một chính quyền thực dân thiếu óc sáng kiến. Trong khi người Pháp khai thác cao su hoặc gạo hoặc bất cứ món gì khác mà họ muốn và bán nó trên thị trường quốc tế với một lợi nhuận cao, thì người Việt Nam vẫn còn sống trong một hệ thống lao đông chỉ xử dụng tay chân chứ không dùng tiền bạc, trong một ý nghĩa  ý thức quốc tế. Thực sự hàng hóa đã được dùng để trao đổi trong sinh hoạt. Những điều kiện kinh tế như thế đã trở thành cơ sở cho sự tức giận của Hồ và đã kéo ông ta trở lại, gần như không thể thay đổi, với chủ nghĩa Mác và từ đó đã đi đến với chủ nghĩa cộng sản. “Hồ đã xây dựng trên những gì mà tất cả người Á Châu đã xây dựng cho mỗi mình tham gia ", Mus nói “Đó là một lối lý luận để theo kiểu phương Tây để đối phó với chúng ta”. Kể cả đó là một nghề chẳng hạn như luật sư, hay bác sĩ hay bất cứ nghề gì như, một người Á Châu phải tìm thấy logic này hoặc phải thua. Trước tiên Hồ tìm thấy lý luận này trong chủ nghĩa Mác và ông trở thành một Lênin, kể từ khi Lenin đã phải đối mặt ở Nga với cùng một vấn đề trống vắng về quyền lực ở nông thôn. Hồ đã thành công vì ông giữ mình thật sự với chủ nghĩa Lênin và Mác. Theo nghĩa này, đơn giản theo quan điểm của ông, ông đã thuộc về một thứ tình huynh đệ chân chính.”

Cùng với Sainteny, Mus là một trong những người Pháp người thừa nhận rằng nước Pháp và thế giới phương Tây đã bỏ lỡ một cơ hội thích hợp với Hồ vào năm 1946. Bản than Mus là một nhà thương thuyết Pháp đã gặp Hồ một năm sau đó và ông có cùng sự yêu mến lạ lùng như những người khác từng đã biết ông. Như một người Pháp, tôi không có lý do để yêu mến Hồ, bởi những gì ông đã làm". Mus lâu sau đó nói với tôi "nhưng tôi vẫn thích ông ấy. Tôi không sợ nói như vậy. Tôi thích ông ấy vì cái tâm mạnh mẽ của ông. Mặc dù ông ta là một diễn viên tuyệt vời - người ta không thể có đủ khả năng để ngây thơ với ông - ông ta luôn là người giữ lời. Ông chỉ tin rằng sự thật khi chính ông nhìn thấy nó. Nhưng ông ta là một người theo chủ nghĩa Mác và đó là chỗ khởi đầu khi chúng tôi gặp gỡ.”

Ông trích dẫn lời của Hồ nói với ông vào năm 1947 "Vũ khí duy nhất của tôi là sự tức giận....Tôi sẽ không giải giáp người của tôi cho đến khi tôi tin tưởng được các ông". Hồ sẵn sàng để đối thoại với Pháp mà Mus tin rằng ông chủ yếu đã xác định được nhu cầu của mình là được tư vấn Pháp và trên tất cả là cố vấn tài chính. "Học thuyết Mác-xít kêu gọi nhà nước vô sản sử dụng, ít nhất là tạm thời, kế toán của các nước tư bản chủ nghĩa tư sản", Mus nói. Bởi vì nền kinh tế bẩm sinh đã bị Ngân hàng Đông Dương áp đặt, Hồ biết rằng Việt Nam không thể đứng trên chính đôi chân của của mình, hoặc về tiền hay thương mại. Ông cũng biết ông không thể dựa vào thực dân Pháp. Cách tiếp cận chính trị của ông đã được thông qua Thủ Đô Pháp. Ông không tin rằng đây là cơ hội duy nhất của ông, nhưng ông đã xác định là phải chơi hết các khả năng. Ông dao động giữa tình cảm và quan hệ với Pháp, điều đã đưa đến hình ảnh chủ nghĩa Mác của mình và sự vỡ mộng mới mẻ của ông năm 1946. "Nếu chúng ta đã ủng hộ ông mạnh mẽ hơn thì" Mus nói thêm: "chúng ta có thể đã giành được thắng lợi.... Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nghiền nát ông ta phải đi đến chiến tranh Chúng tôi đã không đánh giá khó khăn như thế nào khi phải đánh nhau với ông ta... Nhưng chúng ta không được quên rằng ông ta thực sự muốn một thỏa thuận với Pháp tại thời điểm Fontainebleau bởi vì nó sẽ phục vụ ông ta. Phần động cơ đó của ông sau đó đã bị chết, tất nhiên, nhưng chúng ta nên hiểu rằng nó [đề nghị VN Độc Lập trong Liên Hiệp Pháp] tồn tại vào thời điểm đó và ông ta đã thực sự thất vọng. "

Trích dẫn trong cuốn “ Vietnam: The Logic of Withdrawal, 1967”, bởi Howard. Zinn
Trang 101-102

Quan điểm lịch sử cho thấy rằng một nước Việt Nam thống nhất dưới thời Hồ Chí Minh là một lợi thế hơn là một chế độ độc tài ưu tú của miền Nam, cũng giống như chủ nghĩa Mao Trung Quốc với dù tất cả các lỗi lầm của mình là thích hợp hơn dưới sự cai trị của Tưởng, và Castro của Cuba thay vì Batista. Chúng ta không có sự lựa chọn tinh khiết nào vào lúc ấyi, mặc dù chúng ta không bao giờ đầu hàng bỏ qua những giá trị có thể định hình trong tương lai. Ngay bây giờ, đối với Việt Nam, một chính phủ Cộng sản có lẽ là con đường tốt nhất [vì nó] có sẵn với một gói toàn bộ các giá trị con người để tạo nên đạo đức chung của nhân loại ngày hôm nay; việc bảo tồn đời sống con người, quyền tự quyết, an ninh kinh tế, chấp dứt sự áp bức về chủng tộc và giai cấp, và.quyền tự do ngôn luận và báo chí mà dân chúng có giáo dục yêu cầu..

Trong cuộc tranh luận về Việt Nam, đã có ít hoặc không có cuộc thảo luận về chính xác là những gì sẽ là những hậu quả tàn khốc nếu người cộng sản thống nhất Việt Nam. Nó đã trở thành một bài viết liên quan đến niềm tin cho rằng những gì tốt hay xấu trong quan hệ quốc tế là vấn đề đếm xem có bao nhiêu nước đứng về phía Cộng sản, và con số khác về phía chúng ta. Có kẻ bị vỡ mặt và có kẻ có chum lông nhung trên chóp mũ [ý nói có người thắng người thua]. Và sự khác biệt là giá trị của một núi xác chết…

Chúng ta cần quen với ý tưởng rằng sẽ có hơn một nước Cộng sản trên thế giới, và rằng điều này không nhất thiết là xấu.. Chuyện bảo vệ an ninh “vật lý” của Hoa Kỳ là không hề giảm đi vì bản thân chuyện đó [các nước CS], vì trong mọi vấn đề quốc tế các quốc gia cộng sản cư xử rất giống với bất cứ các các quốc gia nào khác (đây là lý do tại sao họ là như vậy thường xuyên thất vọng về những người có cảm tình với họ), một số thân thiện, một số là thù địch. Mỗi nơi là một kết quả [pha trộn] duy nhất của lý thuyết Mác-xít và điều kiện địa phương. Càng có nhiều quốc gia Cộng Sản, sự đa dạng càng lớn hơn trong số đó. Đã nhiều  năm nay kể từ khi các học giả trong lĩnh vực nghiên cứu Cộng sản đã bắt đầu lưu ý về ý niê/m "polycentrism," [đa trung tâm] nhưng các quan chức Mỹ vẫn thường hành động như thể chỉ có một trung tâm cộng sản trong thế giới …

Có một điều mà chúng ta đã phải học được cho tới này là các quốc gia Cộng sản cũng có những cảm xúc của dân tộc như bất cứ các quốc gia khác, họ khao khát độc lập và chống lại sự thống trị bởi bất kỳ quốc gia nào khác, dù là tư bản chủ nghĩa hay cộng sản. Điều này có nghĩa là một quốc gia cộng sản nhỏ nhưng họ có thể bảo vệ độc lập của mình bên cạnh một anh hàng xóm lớn hiệu quả và tốt hơn nhiều so với chế độ độc tài không cộng sản, bán phong kiến. Một Việt Nam cộng sản dưới Hồ Chí Minh được dự kiến là có thể giữ được nền độc lập của mình chắc chắn như Tito đã duy trì của độc lập của nước của ông ấy.
Ý tưởng "ngăn chặn" đã luôn luôn được xem là mập mờ: Mục đích của chúng ta để kiềm chế Trung Quốc, hay ngăn chận cộng sản? Và là cả hai thì chúng ta sẽ phải làm những gì làm gì nếu hai mục tiêu đó trở thành mâu thuẫn với nhau?

Đặt cơ sở toàn bộ chính sách Á Châu của chúng ta trên chuyện "ngăn chận" Trung Quốc [bành trướng] là một nguy cơ tiêu tốn hàng tỷ đô la và hàng ngàn sinh mạng trên ý tưởng rằng Trung Quốc có kế hoạch thôn tính các nước khác bằng quân sự - một giả thuyết không được hỗ trợ, hoặc bằng lời nói hoặc bằng lịch sử hành động của họ cho đến nay, và trường hợp [ngăn chận] Liên Xô hóa ra là sai lầm. Và để làm cho giả thuyết phạm một lỗi lầm gấp đôi, giả định rằng nếu Trung Quốc muốn mở rộng thì họ có thể [làm điều ấy].

Trích dẫn trong cuốn “ Vietnam: A Diplomatic Tragedy ”, bởi Victar Batar, 1965
Trang 226-227

Mặc dù vị trí  địa lý cận kề nguy hiểm của Trung Quốc và sự phụ thuộc trước đó của Hồ Chí Minh về hỗ trợ quân sự của Trung Quốc, năm 1954, có khả năng là chính phủ Hồ Chí Minh đã có một số liên lạc ngoại giao nhằm đến một sự ổn định thực sự. Ông đã có trong chính phủ của ông những thành viên không phải là người theo chủ nghĩa Mác xít giúp đỡ cũng như Việt Nam ngàn năm lịch sử lấp đầy với những lần lần thành công trong nổ lực giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của Trung Quốc. "Câu hỏi quan trọng nhất đối với cả hai miền Bắc và miền Nam Việt Nam," một người Việt nổi tiếng chống Diệm và chống cả Cộng Sản " là làm thế nào để sống còn. Tương lai của toàn thể dân tộc Việt Nam bị đe dọa bởi con số [hơn tỷ người] và tính năng động lớn lao như vậy (của Trung Quốc)".

Mối quan hệ hai mang của Bắc Việt Nam (Moscow và Bắc Kinh) tiềm nằng có thể tạo ra một một thế đứng độc lập hạn chế với cả hai. Cộng Sản Việt Nam đã quay sang Nga và các chư hầu Âu Châu của ho để tìm kiếm những giúp đỡ cần thiết sau [Hội Nghị Geneva] để phục hồi lại từ sự tàn phá của một cuộc nội chiến bảy năm. Với sự giúp đỡ này, Bắc Việt Nam ngày càng có thể độc lập với Trung Quốc. Ngay cả lãnh đạo và  hàng không hề mất niềm tự hào độc lập, có thể nói một cách chắc chắn rằng Hồ Chí Minh, bây giờ là chính khách "đàn anh" của thế giới cộng sản, cũng không khác với những nhà lãnh đạo quốc gia khác: chắc chắn ông không muốn mình vui trong vai trò con rối..Dường như ông có đủ tài năng và sự tinh tế để di động giữa Scylla và Charybdis để cùng làm vừa lòng Trung Quốc và người Nga [“giữa Scylla và Charybdis” là thành ngữ Hy Lap chỉ tình trạng “đu giây” giữa hai phe]. Như vậy, một chính sách ngoại giao nhằn đạt đến một Việt Nam thật sự trung lập, ngay cả khi không được Bắc Kinh hoàn toàn chấp thuận, đã có thể đạt được  thành công trong những năm 1955-1960. Tất nhiên, đối với sự cuồng tín không thể hòa giải của Diệm, bất kỳ liên hệ nào với Hồ Chí Minh đều sẽ bị nguyền rủa, nhưng chính sách của Mỹ không nhất thiết chỉ phải dành để phục vụ cho hệ thống thần kinh của Diệm, đặc biệt là kể từ khi có rất nhiều chống đối từ các đồng hương của ông ta.

Trích dẫn từ cuốn  "Marxism in Vietnam" của Milton Sacks, trong “Marxism in Southeast Asia”, của Frank N. Trager, ed., 1959.
Trang 163-164

Trong cùng khoảng thời gian (1946-1949), chính phủ Hồ Chí Minh đã cẩn thận tìm cách duy trì  mối quan hệ thân thiện với Thái Lan và chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Ngoài ra, một nỗ lực tuyên truyền được xác định là đã được thực hiện để tranh thủ sự cảm thông của các nước Đông Nam Á cho cuộc đấu tranh của Việt Nam. Trong tình hình phát triển chiến tranh lạnh đã đưa đến sự phân cực trong quan hệ quốc tế, lãnh đạo Việt Minh công khai từ chối đứng về phía nào và công bố một chính sách trung lập. Ngay cả khi báo chí Liên Xô và Cộng sản thế giới khẳng định rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản hoặc nhấn mạnh rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một bộ phận trong "Mặt trận dân chủ thế giới " chống lại "chủ nghĩa đế quốc Mỹ”, chính phủ Việt Nam bản thân lại duy trì một sự im lặng kín đáo. Cộng sản Việt Nam đã không làm nổi bậc việc thân Liên Xô như thường lệ, cũng không đưa ra các cuộc tấn công chưởi rủa chống Mỹ như đã rất phổ biến trong phong trào Cộng sản thế giới. Vào cuối tháng 3 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục tố cáo về "sự thống trị của cộng sản" trong chính phủ mà ông đứng đầu là "tuyên truyền thuần túy chủ nghĩa đế quốc Pháp".

Trên thực tế, chính sách phủ nhận sự liên kết với chủ nghĩa cộng sản gây mâu thuẫn cho chính phủ Hồ Chí Minh giữa việc tăng cường quan hệ giữa các tổ chức quần chúng ở Việt Nam và các cơ quan của cộng sản quốc tế. Những người ủng hộ chính phủ Việt Minh cho rằng thực tế đây là cách duy nhất mà Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có thể nhận được một số công nhận quốc tế. Dù sao cuộc xung đột đã có mặt, và những tham gia trong các tổ chức phong trào là thêm khó khăn: ví dụ, khi đại diện của các tổ chức thanh niên Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tham dự cuộc họp khu vực của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ tại Calcutta vào tháng Hai năm 1948. Kể từ khi cuộc họp này đã được sử dụng như một phương tiện để công khai nhấn mạnh chiến lược mới của Cộng sản ở Đông Nam Á đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa Cộng sản ở Miến Điện, Malaysia và Indonesia, đại diện Việt Nam được đặt ở một vị trí khó xử. Họ có thể và nhấn mạnh trên niềm tự hào về "cuộc đấu tranh giải phóng" mà họ đã tiến hành.Tuy nhiên, cùng lúc, họ đã không phủ nhận những thành công hiển nhiên của chính sách liên minh với "giai cấp tư sản quốc gia" đang theo đuổi tại Việt Nam. Họ chỉ đơn giản là tránh được vấn đề được đặt ra trong chính sách mới nhấn mạnh sự tấn công vào các "tư sản dân tộc" là sự cần thiết của lãnh đạo đảng Cộng sản trong việc đấu tranh giải phóng, và là sự cần thiết trong mối quan hệ trực tiếp với phe Liên Xô.

Độ lệch trong chính sách chung của Cộng sản ở Đông Nam Á [đảng Cộng Sản Đông Dương] trong thời gian 1948-1949 có thể được mô tả như là biểu hiện của sự linh hoạt về chiến thuật của tài lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Việt Minh đã dẫn một cuộc đấu tranh vũ trang có hiệu quả cao chống lại người Pháp ở Việt Nam và được sự ủng hộ của nhiều người quốc gia Việt Nam đã tin vào những lời tuyên bố không Cộng sản của người phát ngôn cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Hơn thế nữa, chính phủ của họ đã đạt được những đánh giá cảm thông và hỗ trợ quốc tế từ những dư luận không cộng sản, chống chống thực dân. Để lãng phí các tài sản này, đơn giản chỉ cần phát ngôn ra những  tuyên bố ý thức hệ tương xứng với tuyên bố của khối Cộng sản là sẽ trả một giá cao tại bất kỳ thời điểm nào.Tuy nhiên, xem ra cũng có thể thoải mái mà thấy rằng Hồ Chí Minh và một số nhà lãnh đạo Việt Minh khác đều muốn có biện pháp độc lập theo kiểu không liên kết với bất cứ khối nào, và hy vọng có thể tránh được sự phân cực không tránh khỏi của phong trào dân tộc ở Việt Nam vớ tất cả các hậu quả tiêu cực đang chờ đợi của nó.

Trích dẫn từ cuốn  " Vietnam: A Dragon Embattled  -. (Vol I: From Colonialism to the Viet Minh) " của Joseph Buttinger, 1967
Trang 406-408

Nhưng không ai biết rõ hơn Hồ Chí Minh rằng cuộc đấu tranh cho độc lập không thể được thực hiện dưới ngọn cờ của chủ nghĩa cộng sản. Việc thành lập một chế độ độc tài công khai của đảng của họ sẽ chỉ mang lại sự  sụp đổ của toà nhà chính trị tài tình mà họ đang thống trị kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ phong trào toàn dân tộc. Chế độ càng phát triển về hướng độc đảng thì lại càng cần thiết phải có những thuyết phục hùng biện về dân chủ, và một thứ lễ nghi, và một bộ mặt lộng lẫy về dân chủ. Hiến Pháp được trình lên một Quốc Hội đã được tạo dựng cho mục đích này. Nó đã được thông qua với 240 thuận với 2 phiếu chống ngày 8 tháng 11 [1945].
***
Nếu các nguyên tắc cao cả của Hiến Pháp này đã không ảnh hưởng gì đến sự tiến hóa chính trị của chế độ Hà Nội, sự bùng nổ của chiến tranh vài tuần sau đó không phải lý do mà  sự thực hiện những lời hứa như ngay trong tên “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của nó đã bị ngăn chặn. Những người Cộng sản đã xác định bản chất của chế độ [của họ] thậm chí đã lâu trước khi chiến tranh bùng nổ, và, như đã liên quan đến họ từ lâu, mục đích của Hiến Pháp không phải để tạo ra cơ sở cho một chế độ dân chủ: Theo luận điểm của họ, chế độ dân chủ mà họ thiết lập tại Việt Nam không kém gì so với "nền dân chủ nhân dân" của Đông Âu, trong thực tế, một " hình thức dân chủ cao hơn" hơn bất kỳ [hình thức] nước dân chủ phương Tây nào. Bên ngoài, và đặc biệt là những người tin rằng lý thuyết chính trị Cộng sản về cơ bản là không trung thực, khó tìm thấy, khó khăn để hiểu. Tuy nhiên, các nguyên tắc dân chủ của hiến pháp đã được đặt ra không chỉ đơn thuần là một phương tiện để ngụy trang cho việc tiến hành thiết lập nên một chế độ độc đảng độc tài Cộng sản. Những quyền tự do là dành cho toàn dân, việc chối bỏ chỉ dành cho những kẻ "phản động", "phản bội", "cộng tác viên", "gây rối", và "kẻ thù của nhân dân," hay bất cứ ai, nói một cách ngắn gọn, là "có các hoạt động chính trị mà những người Cộng sản coi là có hại cho sự nghiệp quốc gia, chính trị, tổ chức giám sát của Việt Minh và sau đó là [Mặt Trận] Liên Việt.

Ngay cả trước khi xung đột vũ trang lây lan trên cả nước, những người Cộng sản cảm thấy hoàn toàn hợp lý trong việc yêu cầu mà các đối thủ quốc gia thực hiện các quyền chính trị của họ chỉ để hỗ trợ của chế độ Việt Minh. Đối lập với Việt Minh là đồng nghĩa với hành động chống lại lợi ích của nhà nước. Không thể phủ nhận rằng những người Cộng sản đã đưa ra những cải cách cấp tiến dân chủ mà Việt Nam đã chưa bao giờ được biết đến trước kia, và họ thành lập những gì cũng gần như tất cả các loại tổ chức dân chủ được biết đến. Nhưng cũng không kém phần đúng là họ đã không hối hận khi bỏ tù hoặc thậm chí giết hại những người muốn hưởng dụng những cải cách này hoặc sử dụng các định chế này để chống lại Việt Minh.

Trích dẫn từ cuốn “A Thousand Days : John F. Kennedy in the White House” bởi Arthur M. Schlesinger, Houghton Mifflin Co., Boston, 1965,
trang. 321.

1951: "Ở Đông Dương", Kennedy cho biết, trên đường trở về Washington, "chúng ta đã liên minh mình với những nỗ lực tuyệt vọng của một chế độ Pháp để bám trên những tàn tích của đế chế.... Để kiểm soát chuyển dịch về phía nam của chủ nghĩa cộng sản là có ý nghĩa nhưng không chỉ trông chờ phụ thuộc vào sức mạnh của vũ khí. Việc làm là phải nên xây dựng một tình cảm bản địa không cộng sản mạnh mẽ trong các khu vực này và dựa vào đó như là một mũi nhọn của quốc phòng chứ không phải là dựa trên các quân đoàn của Tướng de Lattre. Làm điều này ra ngoài và bất chấp mục tiêu dân tộc bẩm sinh là đã báo trước sự thất bại." Chuyến đi đã cho Kennedy cả sự cảm thông mới cho các vấn đề của Á Châu và một sự hiểu biết mới về sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc trong thế giới kém phát triển.

Trích dẫn từ cuốn “The Bitter Heritage” ; 1967, bởi Arthur M. Schlesinger
Trang 75-76

… Hai cú đánh nặng nhất gần đây mà Bắc Kinh phải chịu đựng - sự hủy diệt của Đảng Cộng sản Indonesia và công bố độc lập của Triều Tiên - đã diễn ra mà không cần lợi ích bảo trợ hoặc tài hùng biện nào của Mỹ. Thật vậy,việc Mỹ can thiệp quá công khai thực sự có thể có ảnh hưởng làm nghẹt thở các lực lượng dân tộc địa phương hoặc chạy sang phía bên kia và do đó cuối cùng làm suy yếu việc ngăn chặn Trung Quốc.

Trong nhiều thập kỷ tương lai không thể dự đoán trước được gì, bức tường thành hiệu quả nhất chống lại một nhà nước cộng sản dân tộc hung hăng, trong một số trường hợp, cũng có thể chính là những nước cộng sản dân tộc chung quanh nó. Một chính sách hợp lý để ngăn chận Trung Quốc đã phải nhận ra rằng một nước Việt Nam cộng sản dưới Hồ có thể là một công cụ ngăn chặn tốt hơn là một chế độ Sài Gòn đang lung lay đứng đầu là các quan lại cánh hửu hay các tướng không quân. Nếu như Hồ đã nắm toàn cõi Việt Nam vào năm 1954, ông ta ngày nay có thể mời gọi Liên Xô hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng của mình trước áp lực của Trung Quốc, và tình trạng này, tuy nhiên sẽ là điều kinh hoàng cho người dân miền Nam Việt Nam, rõ ràng lã sẽ tốt cho Hoa Kỳ hơn là tình thế mà chúng ta đang loạng choạng ngày hôm nay. Và bây giờ, than ôi, điều đó gần như đã quá muộn: lực đẩy của toàn bộ chính sách của Mỹ từ năm 1954, và hơn bao giờ hết kể từ khi vụ đánh bom phía Bắc bắt đầu, đã không tách Bắc Kinh và Hà Nội ra xa nhưng lại dẫn họ  lại với nhau.

Trích dẫn từ  “Viet-Nam Witness 1953-1966” bởi Bernard. B. Fall, July 1965
Trang 119-120

Điêu quan trọng phải nhớ rằng, không giống như bất kỳ phong trào cộng sản thành công nào khác, [cộng sản] Việt Nam đã chiến đấu theo cách của mình để nắm quyền cai trị trong sự cô lập hoàn toàn. Ở Đông Âu, quân đội Liên Xô luôn luôn hiện diện ở các nước do cộng sản tiếp quản, trong thực tế, họ là thành phần thiết yếu. Ở Trung Quốc, chuyện bàn giao hàng kho vũ khí to lớn của Nhật cho những người cộng sản bởi các lực lượng của Liên Xô ở Mãn Châu là có tầm quan trọng sống còn cho sự thành công quân sự của đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), và sự hiện diện quân sự của Nga ở Bắc Triều Tiên đảm bảo việc tạo ra một "nền dân chủ nhân dân" ở đó. Tại Albania, những người theo phe Tito đóng vai trò của quân đội Liên Xô ở những nơi khác. Ở Việt Nam năm 1945, trái lại, VNDCCH đã không hỗ trợ nào như vậy từ Liên Xô hoặc ngay cả từ những người Cộng sản Trung Quốc (đóng dồn cục trên các vùng núi đồi ây BắcTrung Quốc); và kết nối với đảng Cộng Sản Pháp, lúc ấy chỉ mới lộ diện sau bốn năm bí mật, có thể đã không tồn tại với lý do đơn giản rằng những chuyến tàu đầu tiên sau chiến tranh mới từ Pháp sang đi Đông Dương cặp bến Sài Gòn vào cuối tháng 9 năm 1945 -- và đó là những tầu chuyển quân đưa đội lính tiên phong của lực lượng viễn chinh Pháp. Nói cách khác, Cộng sản Việt Nam hoàn toàn phải chơi cuộc cách mạng của họ một mình, và bằng nghe ngóng.

Trích dẫn từ  “Toward. Peace in Indochina”, 1966, bởi Anthony Ed.en, Earl of Avon
Pages 22-24

Nếu Bắc Kinh bị ám ảnh bởi ấn tượng sai lạc của mình về ý định của Mỹ, thì ý kiến ​​của Hà Nội có thể xem như ít khẳng định. Ý kiến của Moscow có ảnh hưởng lên miền Bắc Việt Nam để có thể cân bằng với Bắc Kinh trong một số thời điểm. Nếu sự hỗ trợ của Trung Quốc mạnh bạo hơn và tuyên bố kiên quyết hơn, thì một số nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội ldo Moscow đào tạo, bao gồm cả chính Hồ Chí Minh, hơn nữa, có thể với những bản năng lịch sử mạnh mẽ, tuy nhiên, sẽ rời xa các lãnh đạo. Có thể người Việt Nam sẽ không chấp nhận một số phận nào mà họ bị đưa ra phục vụ như một tiền đồn phía nam của đế quốc Trung Hoa, thậm chí trong chỉ một thời gian.

Có những rủi ro cho miền Bắc Việt Nam đứng giữa quan hệ cay đắng Trung-Xô ngày càng tăng. Gần đây, chính phủ Trung Quốc thậm chí đã bỏ qua tất cả các ngày kỷ niệm của tình hữu nghị với Việt Nam, đưa ra một chiến dịch khiếu nại chống lại nước Nga, trong khi làm dây dưa nguồn cung cấp của Liên Xô vào cuộc hành trình của mình. Đó không phải là điều ấm áp cho Hà Nội, họ đã không muốn cãi nhau với một trong hai quyền lực cộng sản lớn, nhưng có thể họ đã thấy rằng họ phải sống với những đòi hỏi cực kỳ của Trung Quốc ngày càng gai góc.

Điều song song đôi khi được rút ra giữa Thống Chế Tito với Moscow và Hồ Chí Minh với Bắc Kinh không phải là, tuy nhiên, gần nhau lặm Miền Bắc Việt Nam đang có chiến tranh và không có vị trí để cãi nhau với nhà cung cấp chính về  vũ khí và vật tư. Ngay cả trong điều kiện ít khó khăn hơn, Trung Quốc vẫn sẽ là người hàng xóm lớn, cũng như là như anh lớn, là điều khó mà chối bỏ, nếu đó là một điều còn có thể mơ ước được. Tất cả như nhau, cuối cùng là có nhiều phạm vi có thể thỏa thuận với Hà Nội hơn là với Bắc Kinh, mặc dù các vết đường bi thảm của máu và đau khổ, hoặc có lẽ cũng vì nó…

Là Việt Nam, chứ không phải Trung Quốc, đã có những tổn thất về sinh mạng và tài sản, từ trường học đến đường sá giao thông. Một ngày nào đó, bằng cách nào đó chuyện này [chiến tranh VN] phải kết thúc. Hơn nữa, ngay cả miền Bắc có nhiều thắng lợi khi trở thành một phần của một đai gồm các quốc gia trung lập, hoặc ít nhất là trong một vòng đai ở phía Nam và Tây Nam của lãnh thổ của họ. Để có thể có được điều này, Hà Nội phải chấp nhận hai cái thoáng nhìn của thực tế, mặc dù họ không bao giờ tuyên bố công khai..Điều thứ nhất là Hoa Kỳ không thể bị đánh bại, điều thứ hai là việc Hoa Kỳ rút quân theo một biểu thời gian được thỏa thuận, sẽ không có một cơ hội xa xa nào, thậm chí chỉ một cuộc rút một phần quân Mỹ, trừ khi Bắc Việt cũng phải tham gia phần của họ, dù là một tham gia tiêu cực, để làm chuyện đó [rút quân] thành hiện thực.

Trich dẫn từ “The Arrogance of Power”, 1966, bởi Senator J. William Fulbright
Pages 111-114

Điểm trung tâm của thảm kịch Việt Nam là một thực tế rằng phong trào dân tộc mạnh mẽ nhất tại quốc gia đó lại là cộng sản. Chúng ta thường hay nghe rất nhiều về Hồ Chí Minh không chỉ là một tay sai cho Cộng sản Trung Quốc, mà cũng không ít hơn là một "âm mưu cộng sản quốc tế". Ông ta là một người cách mạng dân tộc chân thật, lãnh đạo cuộc nổi dậy của đất nước ông để chống thực dân Pháp. Ông cũng là một người cộng sản, và đó là lý do quan trọng tại sao kể từ ít nhất 1950 ông đã bị coi như là kẻ thù của Hoa Kỳ.
*****
Phác thảo này, dù được viết tắt nhiều, minh họa một thực tế quan trọng nhất - sự hợp nhất của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản trong Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Không có ý nghĩa gì để nói về Việt Minh dân tộc chủ nghĩa hơn cộng sản chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa hơn so với dân tộc chủ nghĩa, nó là cả hai. Việc hòa nhập [cả hai] là một bất hạnh từ quan điểm lợi ích và sở thích của Mỹ, nhưng nó cũng là một thực tế, một thực tế mà chúng ta có thể và phải theo nó đến tận cùng. Ngày nay thậm chí, sau tất cả những gì nước Mỹ đã làm để duy trì chính phủ miền Nam Việt Nam, chỉ có một chính trị gia có tên được biết cho đến tận người nông dân trên khắp Việt Nam: Hồ Chí Minh.

Điều quan trọng là phải rất rõ ràng ý nghĩa của chữ "dân tộc". Nó đã được mô tả tốt nhất bởi Hans Kohn như một "trạng thái của tâm hồn đối với quốc gia như là hình thức lý tưởng của tổ chức chính trị và tính chất dân tộc như là nguồn gốc của tất cả các năng lượng sáng tạo văn hóa và của cuộc sống kinh tế." Hiểu theo cách này, dân tộc không nhất thiết phải nhân đạo, dân chủ, xã hội xây dựng để đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Nó chỉ đơn thuần là mạnh mẽ - mạnh mẽ trong một cảm giác có thể huy động lòng trung thành và hỗ trợ tích cực của một số lượng lớn những người bình thường. Khi một ai mô tả Hồ Chí Minh, Việt Minh hay Việt Cộng là "dân tộc", nó không phải là thể suy ra rằng họ được coi là thánh. Không phải như thế: " họ đã chứng mình nhiều lần họ là những người cuồng tín và tàn bạo, nhưng họ cũng đã biểu hiện rằng họ yêu nước, rằng họ đã đồng nhất mình với tổ quốc và những huyền bí của nó, với “trạng thái tâm hồn” có những hành xử trung thành, dũng cảm, và hy sinh nhiều hơn bất cứ người bình thường nào khác.

Với mục đích của chúng ta, tầm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh là nó có liên quan với những gì Bernard Fall đã gọi " 2.000 năm Việt Nam không tin bất cứa thứ gì của Trung Quốc." Vì vậy cộng sản Việt Nam là một bức tường thành tiềm năng - có lẽ là bức tường tiềm năng duy nhất chống lại sự thống trị Việt Nam của Trung Quốc. Đó là lý do mà tôi tin rằng chúng ta nên cố gắng, nếu không phải là quá muộn, đến giải quyết việc với miền Bắc Việt Nam và Việt Cộng.

Trích dẫn từ "What Choices Do We Have in Vietnam?" by Edwin O. Reischauer Look, September 19, 1967,
trang 27

Giải pháp thay thế rõ ràng là cho phép Hồ và Việt Minh bị thống trị bởi cộng sản của ông tiếp nhận toàn bộ Việt Nam. Điều này đã xảy ra sớm nếu Hoa Kỳ đã rõ ràng vào năm 1945 rằng Hoa Kỳ không chấp nhận sự hồi sinh của chủ nghĩa thực dân ở Á Châu và sẽ không hỗ trợ gì cho nó. Điều đó vẫn sẽ xảy ra nếu chúng ta đã không viện trợ rộng rãi cho nỗ lực chiến tranh của Pháp sau năm 1949. Nó sẽ xảy ra nếu chúng ta đã sẵn sàng để hỗ trợ hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và nếu chúng ta đã không cố gắng xây dựng một chế độ thường trực theo Diệm ở miền Nam Việt Nam. Nó sẽ xảy ra nếu chúng ta đã không đều đặn tăng cam kết quân sự của chúng ta cho Nam Việt Nam trong các năm từ 1960 đến 1963. Nó sẽ xảy ra nếu chúng ta đã quyết định chống lại sự tham gia rộng rãi vào chiến tranh vào mùa đông 1964-1965. Như vậy, dưới mỗi người trong bốn Tổng Thống vừa qua của chúng ta, các quyết định đã rõ ràng, ngay cả khi không hoàn toàn thấu đáo, đã chối bỏ giải pháp hiển nhiên này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu, tại bất kỳ những giây phút quyết định nào, chúng ta đã lựa chọn giải pháp thay thế trên? Nếu chúng ta đã rõ ràng ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thay vì thực dân Pháp vào năm 1945, có vẻ rõ ràng rằng Hồ, trong thời gian ngắn, đã có thể thiết lập một sự kiểm soát hửu hiệu trên toàn bộ Việt Nam. Ông ta có thể đã thiết lập cùng một loại cai trị độc tài, áp bức, Cộng sản, trên tất cả Việt Nam như ông đã thực sự làm ở miền Bắc. Ông có thể sẽ gặp cùng nhiều loại vấn đề ông gặp ở miền Bắc, và sự tiến bộ kinh tế của Việt Nam sẽ bị chậm lại, mặc dù, tất nhiên, không phải là chậm như trong một vùng bị chiến tranh tàn phá...

Xã hội và chính phủ Việt Nam thống nhất có thể sẽ không gì được chúng ta tán thành, nhưng chúng ta cũng không tìm thấy những gì chúng ta có thể chấp nhận được trong một xã hội và chính phủ Việt Nam chia rẽ. Rất có thể, một Việt Nam thống nhất dưới Hồ, tránh được sự tàn phá của chiến tranh, ít nhất về lâu dài có thể tiến đến một xã hội ổn định và công bằng vừa phải, còn hơn là một đất nước bị chia rẽ và chiến tranh tàn phá như chúng ta chúng ta biết ngày nay. Đối với chúng ta, tuy nhiên, câu hỏi là loại hình của Việt Nam sẽ có nghĩa gì trong chính trị quốc tế. Tôi tin rằng ta có thể an toàn mà giả định rằng có một Việt Nam rất dân tộc chủ nghĩa. Thêm vào đó, tôi tin rằng nó đã không còn bị Trung Quốc thống trị. Người Bản năng người Việt Nam là luôn e ngại người hàng xóm khổng lồ phía Bắc của họ.  Trong khi họ vẫn luôn ngưỡng mộ và học tập Trung Quốc, trong hơn một ngàn năm, họ đã có một truyền thống dân tộc sâu sắc chống sự thống trị của nó. Nếu họ đã không có lý do cụ thể để sợ hãi hay phẫn nộ đối với chúng ta, nhiều khả năng là  họ sẽ tập trung nỗi sợ hãi và oán giận vào Trung Quốc, dù nước này có là Cộng sản hay không.

Có khả năng lớn là một chế độ chế ngự bởi Cộng Sản của Hồ, nếu được chúng ta để cho họ chiếm tất cả Việt Nam khi cuộc chiến chấm dứt, sẽ đi đến một vị trí quan hệ với Trung Quốc không giống như Nam Tư của Tito đối với Liên Xô. Hồ, như Tito, đã có quan hệ thân mật trong thời chiến với chúng ta. Ông dường như đã dự kiến sẽ tiếp tục tình bạn với chúng ta và có nhiều hy vọng nhiều về viện trợ kinh tế từ  chúng ta hơn là từ Trung Quốc. Ông và cộng sự của ông là những người nhiệt tâm dân tộc chủ nghĩa và có lẽ đã có nỗi sợ hãi và nghi ngờ đối với Trung Quốc sâu sắc hơn so với Tiệp Khắc đối với người Nga. Khi một nước Việt Nam thận trọng và được tôn trọng hơn đối với Trung Quốc so với Tito đối với Liên Xô, nó có thể kiên cường độc lập nhiều hơn. Cách mà Hà Nội đã tìm cách để duy trì sự độc lập đối với Bắc Kinh và Moscow, mặc dù sự phụ thuộc về quân sự với cả hai vì bị buộc vào bởi cuộc chiến tranh kéo dài với chúng ta, cho thấy rằng một Việt Nam Cộng sản đã độc lập mạnh mẽ như thế nào, nếu không bị tấn công, bởi những cần thiết bằng quân sự.

Một  chế độ cộng sản ở toàn Việt Nam có là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền hòa bình các nước láng giềng hoặc thế giới không? Tôi nghi ngờ điều đó. Cộng Sản đã chiếm trọn Việt Nam trong một thời gian ngắn sau khi chiến tranh kết thúc có thể có vẻ đối phần còn lại của thế giới không gì khác hơn là một chiến thắng của phe Cộng Sản trên phe chống cộng sản đã nhiều lần diễn ra tại Việt Nam từ năm 1945. Thật là khó để tin rằng một Việt Nam thống nhất Cộng sản. Sẽ có bất kỳ một ảnh hưởng có hại trên Lào hơn là một Việt Nam chia rẽ bị chiến tranh tàn phá. Lào và Campuchia có thể đã rơi vào ảnh hưởng của Việt Nam, nhưng điều này ít nhất sẽ giữ họ ra khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc. Hoặc, có thể, Campuchia với truyền thống thù địch với Việt Nam, sẽ quay lại tách xa khỏi sự iên kết với các quốc gia Cộng sản, nếu miền Nam Việt Nam, cũng đã thành Cộng sản. Thái Lan có thể ít bị ảnh hưởng bất lợi bởi một Việt Nam hoàn toàn cộng sản như nó đã có trong một thời gian dài chiến tranh ở đó. Trong khi đó, một Việt Nam thống nhất, mạnh mẽ dân tộc chủ nghĩa, trong khi ủng hộ trên đầu môi Cộng sản Trung Quốc, có thể được dùng như một đê điều hiệu quả hơn để ngăn ảnh hưởng và sức mạnh của Trung Quốc tiến về phía Nam hơn là buộc Bắc Việt Nam rơi vào thế phụ thuộc quân sự với Trung Quốc cộng với một Nam Việt Nam không ổn định. Và, tình hình chung tại Việt Nam và, Đông Nam Á, sẽ còn ít thỏa đáng rất nhiều so những gì chúng ta đang có ngày hôm nay, có thể đạt được, mà không cần bất kỳ chi phí khủng khiếp đã tăng rất cao.

Tiểu sử chính trị của HỒ CHÍ MINH, 1890-1950

MỤC LỤC và NỘI DUNG

1. Hình thành con người chính trị................................. C-32
2. Đại diện Quốc tế cộng sản...................................... C-35
3. Nhà tù và tối tăm................................................... C-36
4. Lãnh đạo thời kỳ chiến tranh .................................. C-38
5. Đứng đầu nhà nước................................................ C-38
6. Hồ, Một lần nữa là người dân tộc chủ nghĩa............. C-40
7. Nhận thức của Hoa Kỳ về Hồ.................................  C-41
8: Hồ, Á Châu trung lập?...........................................  C-46
9.. Hồ, người thực tế.................................................  C-47
10. Trình tự về Hồ Chí Minh........................................  C-48

I. C. 2.     Tiểu sử chính trị của HỒ CHÍ MINH, 1890-1950

Có hai giai đoạn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà  (VNDCCH), trong đó bề ngoài có vẻ như ông cống hiến trọn vẹn mình cho chủ nghĩa dân tộc Việt. Giai đoạn đầu là những năm đầu của những năm 1920 khi Hồ Chí Minh là một người với khác vọng chống thực dân, nhưng chưa bị cuốn vào cuộc cách mạng cộng sản. Giai đoạn thứ hai 1945-1950 dường như mối bận tâm [vẫn là] dân tộc chủ nghĩa, khi Hồ cố gắng thương lượng với Pháp, kêu gọi Mỹ, Anh và Trung Quốc can thiệp vào Việt Nam, chối mình là một người cộng sản, và tránh bất cứ liên kết nào giữa VNDCCH và Điện Cẩm Linh. Phần còn lại của đời sống chính trị của Hồ Chí Minh cố hửu là một người làm cách mạng cộng sản, chống thực dân, dân tộc chủ nghĩa - lưu vong, theo các trường học ở Moscow, nhà tù, hoạt động bí mật, chiến tranh du kích, phe đảng chính trị. Trình tự về sự nghiệp của ông ta cho tới năm 1950 được đính kèm, (trang C-48 và tiếp theo).

1. Hình thành con người chính trị

Hồ Chí Minh sinh ra tên Nguyễn Văn Thành [đúng ra là Nguyễn Tất Thành]  ngày 19 Tháng 5 năm 1890, ở [làng] Kim Liên phía bắc của tỉnh Nghệ An thuộc Trung Kỳ (nay thuộc về miền Bắc Việt Nam). Sớm trong cuộc đời Hồ đã có những oán giận cay đắng về sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam, cha của ông đã bị bắt giam tại Côn Sơn do đã tham gia vào các hoạt động dân tộc chủ nghĩa. Giáo dục trung học của Hồ Chí Minh đã diễn ra trong một mảnh đất màu mỡ của chủ nghĩa dân tộc, đó là trường Quốc Học ở Huế. Việc học của ông chấm dứt khoảng 1910 trước khi ông nhận được bằng tốt nghiệp, nhưng [dù sao] ông vẫn có được một sự giáo dục nhiều hơn hầu hết đồng bào của mình. Quyết định ra đi làm việc như một cậu bé phụ việc trên một chiếc tầu viễn dương của Pháp vào năm 1912 đã được [tác giả] Bernard Fall xem là một quyết định chính trị quan trọng - đó là, Fall đã đánh giá Hồ, không giống như những người Quốc dân Đảng bảo thủ nhất, từ đó đã chọn phương Tây (chủ nghia cộng hòa, dân chủ, chủ quyền dân tộc, v.v…), thay vì phương Đông (chủ nghĩa quân phiệt, xã hội phong kiến, vv). 1 /

Nếu chuyến đi biển là một quyết định quan trọng hơn tất cả, nó có thể cho thấy rằng Hồ đã không đi theo con đường bình thường của chủ nghĩa dân tộc Việt. Sự kiện này đã xảy ra bởi Hồ đã tuyệt giao với cha mình là Nguyễn Tất Sắc, người đã giao cho ông một bức thư đê đưa cho Phan Chu Trinh, một người kỳ cựu dân tộc chủ nghĩa ở Paris. Sắc đã hy vọng là Phan sẽ dạy dỗ Hồ về chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hồ không thể chấp nhận chủ trương “hợp tác hòa bình với người Pháp” của Phan, và đã rời bỏ Paris, sau đó ông cắt đứt quan hệ của mình với cha mình. 2/

Là một thanh niên Á Châu phải vật lộn để kiếm sống ở Âu Châu và Mỹ trước Thế Chiến I, Hồ đã tiếp xúc với sự kỳ thị chủng tộc của nền văn minh phương Tây và có lẽ đã tìm an toàn  khi ông gia nhập Hội Những Lao Động Người Nước Ngoài mà dân gốc Trung Quốc chiếm ưu thế, một tổ chức bí mật, chống thực dân quan tâm tới việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động nước ngoài, nhưng ngày càng phát triển thành một lực lượng chính trị. Hồ sang Pháp từ London vào năm 1917 với cuộc chiến phía trước mặt, và cuộc cách mạng Nga Lênin ở phía sau. Tự xem mình một người tổ chức chính trị và người viết đủ các thể loại, Hồ đã ký các bài viết dưới tên Nguyễn Ái Quốc (có nghĩa là "Nguyễn- người yêu nước") - một bí danh mà tất cả các người Việt Nam đã biết ông cho đến khi được trở thành Hồ Chí Minh vào năm 1943. Là một người viết ở Paris, chủ nghĩa dân tộc chống thực dân là chủ đề chính cho tờ báo bí mật của mình – tờ Việt Nam Hồn. Hồ cũng viết một bài tố cáo chính sách thực dân Pháp được đọc rộng rãi tên là “Bản án cho hế độ thuộc địa Pháp”. Tài liệu này đã trở thành “thánh kinh cho những người dân tộc chủ nghĩa" tại Việt Nam 3 /

Bị cuốn vào lòng nhiệt thành yêu nước của hiệp ước đình chiến, Hồ đưa ra một chương trình tám điểm trình bày trong [hội nghị] Versailles:

"Thu hút bởi lời hứa của [chương trình] Mười Bốn Điểm của Woodrow Wilson, người phát ngôn của các dân tộc khác nhau đều muốn độc lập phải theo cùng các lãnh đạo Đồng Minh chiến thắng đến Paris vào năm 1919. Cùng với Ấn Độ, Hàn Quốc, người Ailen, và người Ả Rập, Hồ Chí Minh đến với một danh sách những bất bình của Việt Nam và lời biện hộ cho quyền tự chủ cho người Việt. Ông đến [hội nghị] Versailles trong bộ quần áo dạ tiệc được thuê để đưa ra những lời kêu gọi của mình. Tuy nhiên, các chính khách gặp nhau tại Paris đã không có thời gian dành cho các vấn đề của các dân tộc thuộc địa của đế quốc Pháp, và không gì được đưa ra từ đó" 4/

Đây là cú ném chính chót mà Hồ bị quăng ra khỏi chủ nghĩa dân tộc không cộng sản trước 1920, kể từ ngày đó ông bắt đầu ngày càng dấn thân vào vòng nhóm của Leon Blum, Marcel Cochin, Marius Moutet, và những khuôn mặt chính trị cánh tả  khác, và trở thành thành viên của Đảng xã hội Pháp. Vào tháng Năm năm 1920, Hồ đã củu làm đại biểu tại Đại hội Đảng Xã Hội ở [thành phố]Tours, và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau này trong cuộc sống Hồ nhớ lại những ngày đó mô tả "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" *( Bài viết vào tháng Tư, 1960, cho vấn đề Liên Xô xem xét lại phương Đông, dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Lenin. Từ đợt phát hành Mùa Thu, Hồ làm Cách mạng, 5-7)

"Sau Thế chiến thứ nhất, tôi kiếm sống ở Paris, khi thì làm thợ chỉnh sửa hình cho một nhiếp ảnh gia, khi là họa sĩ vẽ tranh cổ Trung Quốc (làm ở Pháp), tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp tại Việt-Nam.

"Vào thời điểm đó, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính, chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó, yêu thương và ngưỡng mộ Lenin vì ông là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào của mình, cho đến khi đó, tôi đã không đọc cuốn sách của ông.

"Lý do cho tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp là các 'quý bà và quý ông" - như tôi gọi các đồng chí của tôi tại thời điểm đó - đã tỏ ra đồng tình với tôi, đối với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Nhưng tôi chưa hiểu gì là đảng phái, công đoàn, cũng không biết  chủ nghĩa xã hội hay cộng sản là gì.

Nhiều buổi bàn cãi sôi nổi sau đó đã diễn ra trong các chi bộ của Đảng Xã Hội, về vấn đề Đảng Xã Hội nên ở trong Đệ Nhị Quốc tế, nên thành lập Quốc Tế Hai-Rưỡi  hay Đảng Xã hội cần tham gia Đệ Tam Quốc tế của Lê Nịn Tôi tham dự các cuộc họp thường xuyên, hai hoặc ba lần mỗi tuần, và luôn chăm chú lắng nghe các cuộc thảo luận.

Đầu tiên, tôi không thể hiểu được hết. Tại sao các cuộc thảo luận hăng như vậy? Với Đệ Nhị, Đệ Nhị rưỡi, hoặc Đệ Tam quốc tế, [với Quốc Tế nào] cuộc cách mạng có thể được tiến hành. Các lập luận sau đó để làm gì? Đối với Đệ Nhất Quốc Tế, chuyện gì đã xảy ra với nó?

"Những gì tôi muốn biết nhất -- và điều này chính xác là không được thảo luận trong các cuộc họp -- là: Quốc Tế [Cộng Sản] nào đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa?

"Tôi đưa ra câu hỏi này -- quan trọng nhất trong quan điểm của tôi trong cuộc họp. Một vài đồng chí đã trả lời: Đó là thứ ba, không phải là quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã cho tôi cuốn " Luận điểm về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin xuất bản bởi [tờ báo] Nhân Đạo [L’Humanité], để đọc.

"Có những chữ chính trị khó hiểu trong luận cương này. Nhưng cứ đọc nó một lần rồi nhiều lần nữa, cuối cùng tôi có thể hiểu được phần chính của nó. Bao nhiêu cảm xúc, nhiệt tình, tầm nhìn rõ ràng, và tự tin đã tràn ngập trong tôi! Tôi đã vui mừng khôn xiết đến rơi nước mắt. Tuy chỉ một mình ngồi trong phòng, tôi hét to như thể trước một quần chúng đông đảo: "Kính thưa liệt sĩ, đồng bào! Đây là những gì chúng ta cần, đây là con đường giải phóng chúng ta!"

"Sau đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, trong Đệ Tam Quốc tế”.

"Trước kia, trong các cuộc họp của chi bộ, tôi chỉ ngồi nghe người ta nói; tôi đã có một niềm tin mơ hồ rằng ai cũng có lý cả, và không thể phân biệt được ai đúng ai sai. Nhưng kể từ khi đó, tôi cũng xông vào các cuộc tranh luận và thảo luận sôi nổi.  Mặc dù tôi vẫn không đủ tiếng Pháp để nói hết suy nghĩ của tôi, tôi vẫn tấn công mạnh mẽ những lời lẽ chống lại Lenin và Đệ Tam Quốc tế với không ít cuồng nhiệt. Lý luận duy nhất của tôi là:.. “Nếu các bạn không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu bạn không đi với các dân tộc thuộc địa, loại cách mạng mà các bạn đang tiến hành là loại cách mạng gì?”

"Tôi không chỉ tham gia các cuộc họp của chi bộ tôi, tôi cũng đã đi đến chi bộ khác để nói lên “chỗ đứng” của tôi. Nay tôi phải nhắc thêm rằng các đồng chí Marcel Cachin, Vaillant Couturier, Monmousseau, và nhiều người khác đã giúp tôi mở rộng kiến thức. Cuối cùng, tại Đại hội Tours, tôi đã bỏ phiếu với họ gia nhập Đệ Tam Quốc tế.

"Lúc đầu, lòng yêu nước, chưa chưa phải là chủ nghĩa cộng sản, đã khiến tôi có niềm tin để theo Lênin, trong Đệ Tam Quốc tế. Từng bước, trong cuộc đấu tranh, bằng cách nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, song song với sự tham gia vào các hoạt động thực tế, dần dần tôi hiểu được thực tế là chỉ có Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là có thể giải phóng các dân tộc bị áp bức và người lao động trên khắp thế giới khỏi ách nô lệ.

"Có một truyền thuyết, ở nước tôi cũng như ở Trung Quốc, dựa trên cuốn sách 'Sách của khôn ngoan” kỳ diệu. Khi phải đối mặt với những khó khăn lớn, người ta mở nó và tìm thấy một cách để ra. Lê-nin không chỉ là cuốn " sách của khôn ngoan”  kỳ diệu đó, mà còn là một la bàn cho cách mạng và nhân dân Việt Nam chúng tôi: nó cũng là mặt trời rạng rỡ chiếu sáng con đường của chúng tôi đến thắng lợi cuối cùng, đó là Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".

(xem tiếp kỳ
 12,

2. Đại Diện Quốc Tế Cộng Sản

Sau đó vào năm 1920 Hồ Chí Minh cũng tham dự Hội nghị Baku (Hội nghị đầu tiên của nhân dân vùng Viễn Đông) trong chuyến thăm đầu tiên tới Nga. Nó cũng có khả năng rằng ông đã tham gia Hội nghị của người lao động của vùng Viễn Đông vào năm 1922 tại Moscow đã quan tâm với việc thiết lập chủ nghĩa cộng sản ở vùng Viễn Đông. Ông trở lại Pháp và
"Hồ Chí Minh ở lại Pháp cho đến 1923, khi Đảng Cộng sản Pháp đã chọn ông làm đại biểu để tham dự Đại hội Quốc tế nông dân (Krestintern) tại Moscow vào tháng mười... ông đã không rời khỏi Liên Xô sau cuộc họp, ở lại đó một năm, nghiên cứu cộng sản, kỹ thuật, tổ chức của nó, mẻ đầu tiên. Ông đã biết về chủ nghĩa cộng sản nhiều đến tuyệt vời và gần-tuyệt vời trong giai đoạn này, hơn như lúc trước đây ông đã gặp các nhà lãnh đạo phong trào cánh tả ở Paris.” 5/
Năm 1924, Hồ đã trở thành một sinh viên tại trường Đại học Công nhân Phía Đông và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và các chiến thuật của Bolshevik. 6/

Năm 1925, ông đi cùng Michael Borodin, đại biểu Quốc tế cộng sản cho Quốc Dân Đảng đến Quảng Châu, Trung Quốc, như một người thông dịch tiếng Trung cho lãnh sự quán Liên Xô. Sau một vài tháng, Hồ đã tổ chức Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. 7/  Học viện chính trị và quân sự Whampoa tại Quảng Châu, là nơi đã thu hút những người cách mạng, đặc biệt là Việt Nam, là trung đào tạo của Hồ về cách mạng và chủ nghĩa Mác. Hồ bị cáo buộc là có những hiểu hiện chính trị tàn nhẫn trong việc tố giác một đối thủ dân tộc chủ nghĩa là Phan Bội Châu, một người Việt Nam yêu nước và lý tưởng nổi tiếng, Hồ được cho là đã nhận được 100.000 đồng [Đông Dương] của công an cho sự phản bội của mình. Hồ cũng đã thiết lập một hệ thống mật vụ nổi tiếng là tàn hại các tổ chức quốc gia chủa nghĩa Việt. Ông và trợ lý của ông, một người tên Lâm Đức Thụ, yêu cầu hai bức ảnh cho mỗi thí sinh vào Học viện Whampoa... Sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên tham gia Đoàn Thanh Niên của Hồ, họ sẽ trở lại Việt Nam trong vòng bí mật. Nếu sinh viên nào có biểu hiện sẽ tham gia một đảng khác, Thụ sẽ bán bức ảnh kia cho lãnh sự quán Pháp, mà sau đó sinh viên này bị bắt tại biên giới. Vì vậy, Hồ phát triển các tổ bí mật của mình, trong khi làm suy yếu phe đối lập quốc gia. 8 / Tại Whampoa vào năm 1926, Hồ đã viết rằng "[cuối cùng] chỉ có đảng cộng sản là có thể bảo đảm được cuộc sống no đủ của người Việt Nam." 9 /

Năm 1927, Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) chia tay với những người cộng sản, và Borodin đã buộc phải quay trở lại Moscow. Hồ Chí Minh trở về Moscow với anh ta, nhưng trước khi khởi hành ông đã bàn giao việc lãnh đạo Liên đoàn Thanh niên cho một trợ lý đáng tin cậy, ông này đã bị bắt trong vòng một năm sau đó. Các lãnh đạo Liên đoàn sau đó đã hạ Thụ đang sống xa hoa ở Hồng Kông bằng tiền máu của Pháp. Thụ triệu tập một cuộc họp ở Hồng Kông vào năm 1929 mà kết quả các đại biểu Việt Nam đã bỏ ra về trong sự ghê tởm, và đã hình thành Đảng Cộng sản Đông Dương tại Bắc Kỳ. Lãnh đạo lưu vong của Liên đoàn thừa nhận sự cần thiết phải tổ chức một đảng cộng sản, nhưng trong thực tế, không muốn đi chệch khỏi đường lối chính trị của Hồ Chí Minh là xây dựng một đảng cách mạng dân tộc với định hướng xã hội chủ nghĩa. 10 /  Như Đảng Cộng sản Đông Dương đã tăng trưởng trong sức mạnh, đoàn Thanh Niên đã thông qua cái tên "An Nam Cộng sản Đảng."

Sau khi rời khỏi Trung Quốc  năm 1927, Hồ Chí Minh đi Moscow, Berlin, và vào năm 1929 đến Thái Lan làm việc bí mật với 30.000 di dân Việt. Hồ trở về Hồng Kông vào tháng Giêng 1930, và giải quyết sự mất đoàn kết giữa nhiều phe phái Cộng Sản Đông Dương. Một đảng mới được thành lập, với một ủy ban trung ương tại Hải Phòng, đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong tháng Mười, 1930, dưới áp lực của Quốc tế cộng sản, nó được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, bao gồm Campuchia và Lào; Ủy ban Trung ương đã được chuyển vào Saigon.  11 / Ngay sau đó Cảnh sát Pháp đàn áp gần như tiêu diệt các tổ chức cộng sản, một số phụ tá cho Hồ Chí Minh như Phạm Văn Đồng, Giáp và những người khác, đã bị đày đi Côn Sơn với thời gian phạt tù dài.

3. Nhà tù và tối tăm

Hồ, người đã bị Pháp kết án tử hình vắng mặt đã bị bắt ở Hồng Kông vào năm 1931 bởi người Anh. Bernard Fall đã viết về khoản này:

"Về pháp lý, tuy nhiên, trong thế giới lịch sự của Hong Kong luật Anglo-Saxon chiếm ưu thế.  Bảo vệ bởi Sir Stafford Cripps trước Tòa án Cơ mật của Anh, Hồ đã được Tòa phán là thuộc đối tượng không chịu dẫn độ khi ông ta là một người tị nạn chính trị.. Tuy nhiên, người Anh cũng không muốn [chứa chấp] ông ta và ông này đã được xem như là một người đã được đánh dấu. Ông đã bí mật rời khỏi Hồng Kông để vào một nơi heo hút trong tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc.
"Bằng cách nào đó, chỉ một năm sau, Hồ đã có mặt ở Thượng Hải, nơi nước ngoài duy nhất ở Á Châu có một cộng đồng đáng kể người Việt có thể được tìm thấy. Ông đã tuyệt vọng tìm cách liên hệ với bộ máy Quốc tế cộng sản, mà lúc này rất thận trọng che giấu hoạt động của mình ở Trung Quốc... Cũng dễ hiểu vi những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc còn để lại ở ngoài vùng của Mao Trạch Đông là không thể quãng bá sự hiện diện của nó trên toàn Thượng Hải. Nhưng có thể có một lý do là Hồ Chí Minh cũng khó khăn tìm ra những người Cộng sản: Lý do tại sao Hồ được người Anh thả cũng là điều mà những người Cộng Sản có đầu óc nghi ngờ có thể nuốt được. Đối với việc bộ máy Cộng sản đang trổi dậy từ khi bị đánh nát trong những năm 1930, đây là một việc làm bình thường nhằm cô lập Hồ Chí Minh như một kẻ phá hoại tiềm năng cho đến khi những gì ông đã nói và làm trong khi bị Anh giam giữ được biết rõ.

"Cuối cùng, Hồ đã liên lạc được và đầu năm 1934 bộ máy Cộng sản đã ngầm đưa ông trở lại Moscow, nơi một nhóm khá lớn các học viên Việt Nam đã đến trước để du học trong nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật đến việc kích động và tuyên truyền. Dĩ nhiên ông quay lại tiếp tục học món sau.

Đầu tiên Hồ tham gia Học Viện Về các Vấn Đề quốc gia và Thuộc Địa ở Moscow, và sau đó là "trường đại học” nổi tiếng cho các nhà lãnh đạo cao cấp của Cộng sản, trường Đảng Lenin. Moscow, năm 1935-1938, cũng cung cấp một nền giáo dục khác xa: các cuộc thanh trừng của Stalin. Sẽ rất thú vị nếu ta có thể biết những gì Hồ cảm giác được khi nhìn thấy một số bạn bè thân nhất của mình bị buộc tội, bị kết án, và xử tử vì những tội ác mà họ không hề vi phạm. Điều đáng chú ý rằng Hồ, là một thành viên nổi tiếng của nhóm Quốc tế cộng sản, không bị thanh lọc cùng với hàng trăm hàng ngàn người ít quan trọng hơn ông đã thành nạn nhân của bệnh cuồng diên của Stalin. " 12/

Hồ sơ về quãng đời của Hồ trong giai đoạn 1933-1939 ngược lại là tối tăm [không biết chuyện gi đã xảy ra], phong trào cộng sản tại Việt Nam được dẫn dắt bởi Trần Văn Giàu và những người khác trong những năm ấy.

Hồ nổi lên từ những năm rút kín của mình vào năm 1939, một năm khó khăn. Hồ, như một người cộng sản kỷ luật phải tuân theo hướng dẫn chiến thuật của Đảng là dự định bảo vệ Liên Xô thành cơ sở của phong trào quốc tế, ngay cả khi điều này đã đưa ông vào một mâu thuẫn tạm thời với mục tiêu dài hạn của Việt Nam. Trong giai đoạn trước thế chiến thứ II, Fall đã viết:
".. Có lẽ sau đó Hồ đã trung thành vô điều kiện với Stalin, và Stalin biết điều đó. Chuyện này đã trở nên đặc biệt rõ ràng khi chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện như một mối đe dọa và các đảng cộng sản quyết định vào năm 1936 áp dụng các chính sách "mặt trận dân tộc”, với các nền dân chủ phương Tây.

"Chính sách này là một viên thuốc đắng cho các chính phủ Cộng sản như ở thuộc địa Đông Dương, nó có nghĩa là phải bỏ chuyện ủng hộ độc lập đi để hoàn toàn ủng hộ một chính sách hợp tác với chế độ thực dân Pháp. Hồ, trở về với căn cứ Cộng sản ở miền Bắc Trung Quốc vào năm 1937, nghiến răng và nuốt hận miễn cưỡng tuân theo những thay đổi bất thường chi ly nhất để báo cáo những thành quả của mình trước Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản vào năm 1939, đã chứng minh sự thành công của ông.

"Có lẽ đấy là lúc sa cơ thấp nhất của Hồ. Ông đã công khai thề thốt về tất cả những gì ông theo đuổi, nay đã hợp tác với Pháp, những người mà ông ghét nhất, và đã phải bán rẽ những người đồng minh Trốt Kít, những người thỉnh thoảng đôi khi giúp phe Cộng Sản đánh bại những ứng cử viên do Pháp tài trợ trong các cuộc bầu cử tại Nam Kỳ (một thuộc địa Pháp, sau đó một phần của Liên bang Đông Dương, là một vùng [được Pháp] bảo hộ, được hưởng quyền đại diện trong cơ quan lập pháp [Quốc Hội Pháp]) Và điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc. Không được Quốc tế cộng sản cho phép mình lộ diện một quá sớm để trở lại Việt Nam, ông chỉ làm việc như một liên lạc viên tầm thường trong lộ quân 8 Cộng sản Trung Quốc, đang đánh nhau Nhật". 13/

4. Lãnh Đạo thời chiến

Năm 1940, Hồ đã được báo cáo là có mặt ở Liễu Châu, tỉnh Quãng Châu, ở miền Nam Trung Quốc, tham gia đào tạo du kích dưới sự bảo trợ của các lãnh chúa địa phương. Ngay sau đó, Hồ, với những tàn dư còn sống sót của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (ĐCSĐD) đã vượt biên giới vào Việt Nam, và năm 1941 bắt đầu tổ chức một phong trào kháng chiến trên quy mô lớn. ĐCSĐD chuẩn bị và ủng hộ một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại Chủ nghĩa Đế Quốc Pháp và phát xít Nhật. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh tổ chức Việt Minh như một phong trào dân tộc Việt Nam kháng chiến. Chương trình Việt Minh tập trung vào sự hợp tác với các nước đồng minh đánh bại Nhật và giải phóng Đông Dương. Trong quá trình công việc của mình, Hồ đã bị bắt tháng 5 năm 1942 bởi phe Quốc Gia Trung Quốc, trong những tình hống đầy bí ẩn, và tháng 6 năm 1943, Hồ lại được thả ra một cách bí ẩn. Hồ bắt liên lạc lại với Việt Minh, vào lại Việt Nam, và đã lãnh đạo Việt Minh lên nắm quyền vào tháng Tám, năm 1945.

Hồ, cho đến thời điểm ông trở thành Chủ Tịch nước VNDCCH, chắc chắn là một người cộng sản trong ý nghĩa rằng ông đã trải qua 25 năm trong vòng tay kỷ luật và ý thức hệ của Đảng, và rằng ông đã là một đại diện của Quốc tế Cộng sản. Ông cũng là một người làm cách mạng dân tộc chủ nghĩa, nguyên nhân đã đòi hỏi ông phải chịu nhiều năm khó khăn, tù đày, lưu vong, và bị cô lập bí ẩn. Ghi chú trong “Nhật ký trong tù”, ông đã viết:

"Người ra khỏi tù có thể xây dựng một quốc gia.
Bất hạnh là một bài kiểm tra mức trung thành thiên hạ
Phản đối bất công là những người thật xứng đáng.
Khi cửa tù mở ra, rồng thực sự sẽ bay cao. " 14/

4. Đứng đầu cả Nước

Bất cứ là gì khác, ông Hồ là một nhà lãnh đạo và tổ chức tuyệt hảo, một tay vận động lôi kéo sắc sảo những người khác, đã thành công đan kết một cách thức để vượt qua mớ âm mưu quốc tế phức tạp ở Trung Quốc để tạo quyền lực chính trị cho bản thân và những người theo mình trong ĐCSĐD và Việt Minh. Ông lên nắm quyền nước VNDCCH dưới sự bảo trợ của quân Đồng minh, và sự đồng tình của nhân dân. Ông đã không thành lập một chính phủ cộng sản, mặc dù bên cạnh mình trong Chủ Tịch Đoàn, ông đã sắp xếp nhiều phụ tá cộng sản để nắm giữ danh mục nội vụ, quốc phòng, tài chính, tuyên truyền, giáo dục, và thanh thiếu niên. Những người cộng sản, mặc dù trực thuộc Trung ương, chỉ là một thiểu số, và toàn thể nội các được đại diện đầy đủ với những thành viên độc lập [không đảng phái] và một số khác của các đảng phái quốc gia không cộng sản.  15/
Tháng Mười Một 1945, Hồ giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác, nhưng tới năm 1951 mà Đảng Cộng sản một lần nữa khẳng định bản thân một cách công khai trong chính trường VNDCCH. Hồ có vẻ như đã tung toàn bộ năng lượng của mình vào Việt Minh, mà ông mô tả trong năm 1945 là có:

"… hàng triệu thành viên từ tất cả các tầng lớp xã hội: trí thức, nông dân, công nhân, doanh nhân, binh lính, và từ tất cả các dân tộc trong cả nước..." 15/

Sau đó, ông chuyển sang cắt giảm số lượng ghế cộng sản trong nội các chính phủ, và mặt khác là để tăng cường tính iên minh của nó.

Hồ, Việt Minh và chính phủ VNDCCH đã nhấn mạnh bản sắc của họ với nhân dân, và những mục tiêu yêu nước, dân chủ và dân tộc của họ, như đã nói trên là không thể là cộng sản. Bài viết của Hồ Chí Minh của thời kỳ này là nói rõ: 16/

"Tháng Mười, 1945: Chúng ta phải nhận ra rằng tất cả các cơ quan Chính phủ, từ Trung ương đến các cấp độ xã, của người công chức, để nói rằng họ được chỉ định để làm việc vì lợi ích của toàn thể nhân dân.

"Năm 1945: Chúng ta không thích cũng không ghét người Pháp. Ngược lại, chúng ta tôn trọng họ như những người đầu tiên truyền bá những lý tưởng cao cả của Tự do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ.

"Năm 1945: thực dân... đã đi ngược lại với những lời hứa về dân chủ và tự do mà các lực lượng Đồng Minh đã tuyên bố. Họ đã tự phá hoại nguyên tắc của cha ông của họ về Tự Do và Bình Đẳng. Kết quả là, vì chính nghĩa, vì công bằng của thế giới, và vì Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam mà đồng bào chúng ta trong cả nước đã vùng lên đấu tranh, và quyết tâm vững chắc giữ gìn nền Độc Lập của chúng ta.

"Tháng Giêng 1946: Với viễn tượng một chiến thắng dành hoàn toàn độc lập và để mang đến sự hợp tác chặt chẽ giữa các đảng phái chính trị khác nhau để tăng cường hơn nữa sức mạnh của Chính phủ, nay đặt tên là Chính phủ Liên Hiệp Tạm Thời. Vào thời điểm này, nếu tất cả các bên đoàn kết với nhau, Chính phủ có thể vượt qua những khó khăn.

Mục tiêu chính trị: Thực hiện tốt cuộc bầu cử... để thống nhất các cơ quan hành chính khác nhau theo nguyên tắc dân chủ…

Mục tiêu kinh tế: cố gắng phát triển nông nghiệp, khuyến khích chăn nuôi trồng trọt và dự trữ giống má để kiểm soát nạn đói…

Mục tiêu quân sự: Để thống nhất các lực lượng vũ trang khác nhau…

"Tháng 10 năm 1946: Chúng ta phải cho Chính phủ và nhân dân Pháp và thế giới bên ngoài thấy là nhân dân Việt Nam đã sở hữu tất cả các điều kiện cần thiết để được độc lập và tự do, và và việc công nhận quyền tự do và độc lập của chúng ta đó là một điều cần thiết...

"Tháng 12 năm 1946: Hỡi đồng bào! Hãy đứng lên ! Đàn ông và phụ nữ, già và trẻ, bất kể tín ngưỡng, đảng phái chính trị, hoặc quốc tịch, tất cả người Việt Nam phải đứng lên chống lại thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…

"Tháng 4 năm 1948: gốc rẽ của Đất Nước là Dân. Trong kháng chiến và trong tái thiết Đất Nước, sức mạnh chính là ở người dân …”.

6.  Hồ chống những người Quốc Gia

Sự chân thành của một Hồ Chí Minh dân tộc chủ nghĩa, trước sau, dường như là không thể đặt vấn đề, [sự chân thành] cũng vậy đối với Stalin, hay Harry Truman. Trong số những người dân tộc chủ nghĩa, Hồ là ưu tú nhất. Hồ đã dẫn các lực lượng [của mình] ra đón tiếp Đồng minh khi họ vào Đông Dương để chấp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật. Hồ đứng đầu VNDCCH năm 1945-1946, khi độc lập và hòa bình đoàn kết dân tộc dường đã ở trong tầm tay. Hồ được long dân, được kính trọng, thậm chí được tôn thờ. Ông đã giao trồng một hình ảnh có tính toán để hấp dẫn nông dân: tuổi đáng kính, thắt lưng buộc bụng, mộc mạc, và khiêm nhường. Ông nhấn mạnh "Bác Hồ" trong khi giới thiệu bản thân, và đó là một "Bác Hồ" mà các vùng nông thôn đã gọi ông ta. Không có bất cứ người Việt Nam được biết đến rộng rãi, hay được tôn kính nhiều như thế. 19/ Hơn nữa, không giống như bất kỳ đối thủ nào của mình, ông đã có một tổ chức chính trị kỷ luật tầm cỡ quốc gia, đã được đào tạo về nghệ thuật làm cách mạng, và giỏi về kỹ thuật huy động dư luận  ​​và kích động chính trị. Sự thật, từ đó, Hồ đã đạt một tầm cỡ như vào những năm 1945 hoặc 1946, là một hiện thân của dân tộc Việt. 20/

Vấn đề lịch sử, tất nhiên, là ở mức độ nào mà mục tiêu dân tộc của Hồ đã có thể thay đổi niềm tin cộng sản của ông. Đối vớ hiều nhà quan sát thời đó cho rằng dường như Hồ đặt chủ nghĩa dân tộc lên trên chủ nghĩa cộng sản không chỉ là một vấn đề che đậy, như ông đã thực hiện đồng thời việc giải thể Đảng và việc hình thành ra Hiệp Nghiên Cứu Mác-xít, mà còn là một kết luậnđầy nghi ngờ về tính hợp lệ của việc xem cộng sản như một hình thức chính trị phù hợp cho Việt Nam. Sainteny, người đàm phán cho Pháp về Hiệp Định ngày 6 năm 1946 với Hồ đã viết rằng: "các đề nghị, hành động, thái độ của ông, cá tính thật hay giả của ông, tất cả đều hướng đến một thuyết phục rằng ông đã tìm thấy một giải pháp bằng vũ lực làm đáng sợ...". Bảo Đại được biết đã nói rằng:" Tôi thấy Hồ Chí Minh đau khổ. Ông đã chiến đấu một trận chiến với bản thân. Hồ đã có cuộc đấu tranh cho riêng mình. Ông đã nhận ra rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tốt nhất cho đất nước của mình, nhưng đã quá muộn. Cuối cùng, ông không thể vượt qua lòng trung thành của mình với cộng sản."   21/ Trong cuộc đàm phán cho giải pha’p “giữ nguyên ”  (Vivendi modus) với Pháp ở Paris vào mùa thu năm 1946, Hồ kêu gọi người Pháp "cứu ông ta khỏi những kẻ cực đoan"  trong Việt Minh vì một số nhượng bộ có ý nghĩa cho độc lập Việt Nam. 22 / Trả lời câu hỏi của một nhà báo, Hồ tuyên bố rằng ông có thể giữ [Việt Nam]  trung lập "như Thụy Sĩ" trong cuộc đấu tranh quyền lực thế giới đang phát triển giữa cộng sản và phương Tây. 23 /

Hoa Kỳ nghĩ thế nào về Hồ

Cá nhân, Hồ là người dễ mến, và đặc biệt quyến rũ với người Mỹ. Những tuyên bố công khai của Hồ gây tiếng vang tốt với những tình cảm chống thực của hầu hết người Mỹ, và ông có hình ảng một người hấp dẫn, mong manh, khiêm tốn, khổ hạnh, nhưng hài hước và có tính quốc tế.  24 / Tướng Gallagher sĩ quan cao cấp của Mỹ khi tiếp xúc với Hồ năm 1945, đã rất ấn tượng với quyết tâm và sự cống hiến của Hồ cho dân tộc. Khi trở về, ông nói với các quan chức Bộ Ngoại giao rằng "Hồ đã sẵn sàng hợp tác với Vương quốc Anh, Liên Xô, hay Hoa Kỳ và thậm chí có thể chấp nhận sự giám hộcủa  Pháp nếu việc này phải chịu kiểm soát của các quốc gia khác".

"Khi được hỏi mức độ cộng sản của Việt Minh là như thế nào, Tướng Gallagher trả lời rằng họ thông minh và thành công đưa ra ấn tượng họ không phải là cộng sản Thay vào đó, họ nhấn mạnh quan tâm của họ về độc lập và lòng yêu nước của người Việt Nam. Tổ chức và kỷ thuật tuyên truyền của họ  là tuyệt vời, Tướng Gallagher đã chỉ ra, có vẻ như có chỉ dấu một số ảnh hưởng của Nga. Tướng Gallagher nói rằng nhóm thiểu số Cao Đài chắc chắn là Cộng sản. Theo ông, tuy nhiên, Việt Minh không nên được dán nhãn là hoàn toàn cộng sản giáo điều cố chấp." (From Memorandum of Conversation, by Mr. Richard L. Sharp, of the Division of Southeast Affairs, Department of State, dated January 30, 1946.)

Ngày 11 Tháng Chín 1946, Đại sứ Hoa Kỳ ở Paris có một viếng thăm của Hồ:

"Tôi trân trọng báo cáo rằng thể theo yêu cầu của ông, tôi đã có một cuộc viếng thăm Chủ Tịch Hồ của nước Cộng hòa Việt Nam. Ông đã khẳng định những tin tức được công bố trên báo chí địa phương rằng cuộc đàm phán Fontainebleau giữa đại diện Việt Nam và đại diện người Pháp thực tế đã bị phá vỡ và đoàn đại biểu Việt Nam sẽ trở về Đông Dương... trong vài ngày tới... ông nói rằng ông và đảng của ông mong muốn một Việt Nam "độc lập" trong  "Liên Hiệp Pháp"…  Ông ta nói là họ mong muốn giúp đỡ từ  phía chúng ta nhưng không nói rõ là những gì. Ông đã nhân dịp này để nói rằng ông không phải là cộng sản.
"Từ những nhận xét nói chung mập mờ của ông, tôi gọp chung ra ý rằng ông muốn chúng ta vào cuộc chơi và ông sẽ rất hài lòng nếu ông có thể sử dụng chúng ta cách này hay cách khác trong các cuộc đàm phán tương lai của mình với nhà cầm quyền Pháp.

"Tôi bày tỏ sự quan tâm của chúng ta về Đông Dương và nhân dân Đông Dương, nhưng không đưa ra cam kết  nào” 25 /  [phần gạch đít là thêm vào].

Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Dean Acheson, một lần, không hoàn toàn bị thuyết phục bởi các đại diện của Hồ Chí Minh. Trong Tháng Mười Hai năm 1946, ông điện cho một nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội những hướng dẫn:

"Giả sử bạn sẽ gặp Hồ tại Hà Nội và hãy đưa ra tóm tắt về suy nghĩ của chúng ta sau đây như một hướng dẫn:

"Hãy ghi nhớ rõ là Hồ là một nhân viên của cộng sản quốc tế, không có bằng chứng chứng minh là ông không lệ thuộc MOSCOW, tình hìnhchi’nh trị lẫn ​​lộn ở Pháp và sự hỗ trợ mà Hồ nhận được từ đảng Cộng sản Pháp. Điều ít mong muốn nhất là tình huống thành lập một Đông Dương Cộng Sản, định hướng Moscow dưới quan điểm của Bộ [Ngoại Giao].  Quan tâm đến những thông tin liên quan đến những yếu tố chống Cộng mạnh ở Việt Nam. Báo cáo đầy đủ, liên tục hay yêu cầu Bộ nhắc nhở Paris …

"Nếu Hồ đấu tranh chống lại việc không thực hiện lời hứa của Pháp về cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ, không quy trách nhiệm cho Việt Nam là không tuân thủ về hiệp định, nếu bạn xem có thể khuyên bảo được thì đưa ra câu hỏi liệu cuộc trưng cầu dân ý sau một thời gian dài rối loạn như vậy có thể đạt được một kết quả đáng giá và liệu ông chịu xem xét một thỏa hiệp cho Nam Kỳ thông qua đàm phán.
 
"Có thể nói rằng người dân Mỹ đã hoan nghênhnhững thành tựu của Đông Dương trong nỗ lực thực hiện nguyện vọng về quyền tự chủ lớn hơn trong khuôn khổ thể chế dân chủ và nó sẽ là điều đáng tiếc nếu những quan tâm và cảm thông này bị tan vỡ bởi một chính quyền Việt Nam không khoan nhượng và bạo lực bất kỳ xu hướng nào.
"Co thể thông báo cho Hồ [Đại sứ Mỹ, Paris]  tình hình thảo luận với Pháp cùng một sự thẳng thắn tương tự...

"Tránh tạo ấn tượng là Chính Phủ Mỹ chính thức can thiệp ở thời điểm này. Đưa ra công khai bất kỳ chuyện gì sẽlà điều không may." 26 /

Trả lời bức điện của Bộ trưởng Acheson, báo cáo sau đây đã được gửi tới Washington vào ngày 17 tháng 12 năm 1946 - ngay trước khi chiến sự bùng nổ  tại Hà Nội:

"Sau cuộc trò chuyện với các quan chức Pháp và Việt Nam, các lãnh sự Trung Quốc, Anh và Hoa Kỳ, lãnh sự Mỹ tại Hà Nội Abbot Moffat, hiện nay đang có mặt ở Đông Nam Á, đã đưa ra những quan điểm được sự đồng tình của Lãnh sự Sài Gòn suốt những dòng sau đây:

"Chính phủ Việt Nam kiểm soát một nhóm nhỏ Cộng sản có thể có liên lạc gián tiếp với Moscow và trực tiếp với Diên An. Một nhóm quốc gia sử dụng kỹ thuật của Cộng sản và với một kỷ luật mà họ đã quen thuộc. Giới địa chủ thì bảo thủ và những cố gắng để để cộng sản hóa đất nước đứng thứ yếu và [họ] chờ đợi sự thành công của một nhà nước quốc gia.  Rõ ràng một số lãnh đạo, như Hồ Chí Minh, đã xem việc hợp tác với  Pháp là thiết yếu, những người như Giáp (Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc Quốc phòng) sẽ cố tránh sự hợp tác vì lo ngại sự thống trị của Pháp nhưng không có thể loại bỏ ảnh hưởng và viện trợ của Pháp.

Tình cảm dân  tộc của người Việt Nam là sâu đậm và chống Pháp, và họ có thể dễ dàng quay ra chống tất cả da trắng. Ảnh hưởng Pháp không chỉ quan trọng như là một thuốc giải độc đối với ảnh hưởng của Liên Xô, nhưng cũng để bảo vệ Việt Nam và Đông Nam Á chống chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc trong tương lai.  Chậm trễ trong việc đạt giải quyết sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng cơ bản nhất của Pháp.

"Sự trung thực của cả hai bên quan chức Pháp và Việt Nam là đáng được đặt câu hỏi liên quan đến những sự cố gần đậy. 0 'Sullivan (Phó Lãnh Sự Mỹ tại Hà Nội) tin rằng Việt Nam chịu trách nhiệm cho vụ việc ngày 20 tháng mười một, nhưng dường như rõ ràng rằng với nếu là một chỉ huy Pháp khác ở Hải Phòng mà không phải là Đại Tá Debes, một người nổi tiếng tham nhũng và tàn bạo và chính ông này đã thừa nhận rằng ông không thể kiểm soát đám lính hung hăng của mình, thì chuyện lộn xộn đã được dừng lại ở lúc những đụng chạm ban đầu.

"Theo người Pháp, người Việt Nam đã phóng to các yêu cầu của mình sau mỗi thỏa thuận và không thực tế và lý luận suông đến nỗi tất cả các cuộc hội thoại đều không hiệu quả.  Người Việt Nam cảm thấy rằng người Pháp đã chối bỏ  trên từng thỏa thuận và đang cố gắng để thiết lập lại sự chiếm đóng... Tuy nhiên, cả hai nói rằng gần như họ có cùng một mục tiêu, mặc dù Giáp nói rằng Việt Nam phản đối một liên bang Đông Dương chính trị nhưng ủng hộ một hiệp hội cùng lo chung các vấn đề kinh tế.  Moffat đã đề cập đến ba rắc rối Pháp rõ ràng cơ bản: (a) hoàn thành mất lòng tin lẫn nhau, (b) thất bại của Pháp nhằm giải quyết những quan điểm riêng của họ về tình trạng “tự do trong Liên Hiệp Pháp”, (c) Hiểu biết va thái độ gần như trẻ con của phía Việt Nam về những vấn đề kinh tế và mơ hồ dò dẫm về 'độc lập'.  Không thể đạt được hiệp định dự a trên những. Những quyền hạn và mối quan hệ căn bản của Việt Nam với Pháp trước tiên phải được thành lập. Không phải chỉ những gương mặt mới là cần thiết nhưng những định chế trung lập hay thậm chí là hòa giải có thể xem là cần thiết. (*U.S. Department of State Telegram, from Washington, 17 December 1946.)

Thế đứng chính thức của Mỹ cơ bản vẫn không thay đổi sau đó. Một vài tháng sau đó, sau khi chiến đấu nổ ra ở miền Bắc Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Marshall phát biểu rằng:

"Tiếp đến (u) không thể né tránh một thực tế là xu hướng của thời đại là đế quốc thực dân trong nghĩa của thế kỷ XIX là sẽ nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. (u)Người Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và người Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ xuất sắc của xu hướng này, và Pháp chính mình đã thức rõ về nó cả trong Hiến pháp và trong các hiệp định với Việt Nam.(u) Mặt khác, chúng ta không mất tầm nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã kết nối trực tiếp với Cộng sản và phải rõ ràng rằng chúng tai không quan tâm đến việc nhìn thấy các chính quyền đế quốc thực dân được thay thế bởi ý thức hệ và tổ chức chính trị  bắt nguồn từ điện Cẩm Linh và chịu sự kiểm soát của nó.(u) Thực tế vẫn còn đo, tuy nhiên, tình trạng còn tồn tại này ở Đông Dương không còn cần để xem xét, và nếu bao giờ được coi là nó, thì sẽ coi đấy có tích cách địa phương.

Vào tháng năm 1949, Dean Acheson, lúc ấy là Bộ Trưởng Ngoại Giao, chỉ thị cho các đại diện Mỹ tại Hà Nội để cảnh báo các nhóm Việt Nam quốc gia chống lại việc chấp nhận bất kỳ một một liên minh nào với Hồ và Việt Minh:

"... Bạn có thể đưa những đường lối sau đây đại diện cho sự đồng thuận của Hoa Kỳ:

"Dưới ánh sáng đào tạo con người của Hồ đã được biết đến, không cần giả định khác có thể có thêm, nhưng ông này là cộng sản hoàn toàn bao lâu mà (1) ông không rõ ràng phủ nhận các liên hệ với Moscow và học thuyết Cộng Sản và (2) cá nhân vẫn là chủ đề cho lời khen ngợi và  hỗ trợ của Cộng Sản Quốc Tế. Hơn nữa, Mỹ không ấn tượng gì với tính cách dân tộc của lá cờ đỏ sao vàng. Câu hỏi liệu Hồ nhiều dân tộc chủ nghĩa hơn cộng s?n chủ nghĩa là không cần thiết. Tất cả các Stalinists tại các khu vực thuộc địa là những người quốc gia chủ nghĩa. Khi mục tiêu quốc gia (tức là độc lập) thành công, mục tiêu [kế tiếp] của họ là  trở thành nhà nước lệ thuộc Cộng Sản và họ sẽ tiêu diệt tàn nhẫn không chỉ các nhóm đối lập, nhưng tất cả các yếu tố bị nghi ngờ thậm chí chỉ là sai lệch nhỏ. Trên cơ sở những ví dụ ở Đông Âu, chúng ta phải giả định [có khản năng sẽ xảy ra] như vậy.  Đó là mục tiêu [của chúng ta là chấp nhận] Hồ và những người của ông ta nếu gộp chung có chính phủ Bảo Đại. Gộp họ chung với nhau để đạt được sự hòa giải giữa các yếu tố chính trị kình chống nhau và sự thống nhất quốc gia. Vấn đề thống nhất quốc gia sẽ trì hoãn việc giải quyết Việt Nam là quốc gia độc lập hay vệ tinh cộng sản cho đến khi hoàn cảnh thậm chí có thể còn kém thuận lợi chop he quốc gia hơn bây giờ.  Tất nhiên, trên lý thuyết  ta phải thừa nhận việc tồn tại khả năng thiết lập một nhà nước Cộng sản dân tộc chủ nghĩa theomô hình Nam Tư trong vùng vượt xa tầm vươn tới của quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, Mỹ chỉ có thể đưa vào tính toán khả năng như thế khi nào mọi con đường ngăn chận sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh đều xem như bi đóng chặc. Hơn nữa, khi Việt Nam nằm ngoài tầm với của quân đội Liên Xô, cũng sẽ không có nghĩa là ra khỏi tầm với của những đao phủ và lực lượng vũ trang  Trung Quốc.

 
Hồ, Trung Lập Á Châu?

Thật sự, Hồ có thể không bao giờ khác hơn một Lênin xảo quyệt, luôn tìm cách thích nghi để đi với Pháp hay Mỹ trong khi lo tập hợp sức mạnh của mình. Lời nói và hành động của ông sau năm 1949 chứng minh cho cho việc xây dựng: tháng 1 năm 1950, VNDCCH tuyên bố mình là "chính phủ hợp pháp của toàn bộ nhân dân Việt Nam", 29 / gia nhập Khối Trung-Xô, và bắt đầu tấn công Mỹ "đế quốc" và "can thiệp chủ nghaĩ” 30/  Sớm trong năm 1951, VNDCCH hợp pháp hóa Đảng Lao Động, rõ ràng là cộng sản.

Vẫn còn, tuy nhiên, những nghi ngờ không giải tỏa được liên quan đến sự ưa thích trước đó của Hồ danh cho chủ nghĩa Trung Lập, hoặc thậm chí liên kết với phương Tây. Có thể nói rằng, Hồ có thể ưa thích bất cứ điều gì, nhưng ông chỉ có một lựa chọn chật hẹp. Không có người Tây phương có uy tín nào được biết là có phỏng vấn  Hồ, mặti đối mặt, từ nỗ lực chết yểu trong năm 1947 cho đến cuối 1954 để thương thuyết một giải pháp cho Nam Kỳ. 32 /  Hồ không cách nào trực tiếp giao tiếp với Hoa Kỳ sau năm 1946, và các tín hiệu ông nhận được từ Mỹ khó có thể được xem là  khuyến khích.33 / Tới năm 1947, thiết bị quân sự Mỹ đã được sử dụng bởi các lực lượng Anh và Pháp để chống lại Việt Nam, và Mỹ đã sắp xếp tín dụng trị giá $ 160 triệu để Pháp mua xe và thiết bị công nghiệp linh tinh để sử dụng ở Đông Dương. 34/   Bộ trưởng Ngoại Giao George C. Marshall vào tháng Giêng 1947, tuyên bố công khai về Việt Nam được giới hạn trong niềm hy vọng rằng "một cơ sở hòa bình để điều chỉnh những khó khăn có thể được tìm thấy,"  35 / và kế hoạch của Marshall cho Âu Châu chắc chắn đã ném nguồn lực của Mỹ sau lưng Pháp. Nhưng những bảo đảm từ Nga cũng không cụ thể mạnh mẽ hơn. Trong khi Sovets phán xét mạnh mẽ các thế lực thuộc địa khác nhiều hơn so với Pháp, có khả năng là tiềm năng thành hình một chính phủ Cộng sản Pháp đã bóp nghẹt thậm chí sự ủng hộ Hồ lời nói, lơ luôn việc công nhận và viện trợ. 36/

9.  Hồ, con người thực dụng

Là một người chính trị thực dụng, Hồ đã phải có ấn tượng rằng VNDCCH đã không nổi lên như một ưu tiên so với Pháp trong chính sách đối ngoại của Mỹ, khi Việt Nam khẳng định tuyên bố hỗ trợ Liên Xô về mối bận tâm của Nga với Âu Châu. Năm 1946, ông đặt hoàn cảnh của mình trong những câu nói như: "Chúng ta dường như đứng khá một mình, chúng ta sẽ phải phụ thuộc vào chính chúng ta. 37 / Sau 1947, các sự kiện đã hội tụ để làm tan sự cô lập của Hồ trong khi triển vọng ủng hộ Hồ của Mỹ lại mờ đi, và biến mất vào năm 1950,, Mao Tse Tung – người Hồ đã trải qua tám năm làm việc với - đã đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác, và cuối năm 1949, đã ở vị thế để hỗ trợ trực tiếp Hồ xuyên qua biên giới phía bắc, 38 / Đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng nghiêm trọng, Hồ nhanh chóng đi vào quỹ đạo của Khối [cộng sản]. Từ mật khu trên rừng Việt Minh tố cáo “chương trình Marshall hóa thế giới" của Mỹ, lưu ý rằng Nga phản đối "Marshallization” 39 / Năm 1949, sau khi Hoa Kỳ đã công khai hoan nghênh sự hình thành "nhà nước mới và thống nhất của Việt Nam" của Bảo Đại, Hồ gửi các đại biểu đến một hội nghị ở Bắc Kinh. Liu Shao-Chi, trong bài phát biểu, tuyên bố rằng chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể dẫn “phong trào giải phóng dân tộc”  40 / Hồ và Mao trao đổi thông điệp hữu nghị và kẻ trung lập Tito đã bị tấn công bởi các đài phát thanh Việt Minh.  Tháng Giêng, 1950, Hồ tuyên bố chỉ có VNDCCH là chính phủ hợp pháp của Việt Nam, Mao giang tay chính thức công nhận, và Stalin theo lập tức ngay sau đó.  41 / Số phận đã được định đoạt: Bộ trưởng Ngoại Giao Dean Acheson của Hoa Kỳ tuyên bố trong tháng Hai 1950, những công nhận đó "đã loại bỏ bất kỳ ảo tưởng nào về con người dân tộc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh nhằm mục đích và đã tố cáo Hồ trong màu sắc thực sự của mình là kẻ thù sinh tử của nền độc lập bản địa ở Đông Dương."   42 / Hồ trả lời vào tháng Tám năm 1950, các lô hàng đầu tiên của Mỹ trợ giúp các lực lượng Pháp tại Việt Nam trong các ngôn ngữ sắc nét sau đây.

"Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Mỹ đã cố gắng giúp đỡ kẻ cướp Pháp, nhưng bây giờ họ đã được cải tiến thêm một bước nữa để can thiệp trực tiếp tại Việt Nam Như vậy chúng ta có bây giờ là một đối thủ chính - kẻ cướp Pháp và một đối thủ lớn hơn - chủ nghĩa can thiệp Mỹ…

"Về phía chúng ta, một vài năm kháng chiến đã mang lại đất nước của chúng ta một thành công lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam – sự công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như một bình đẳng trong gia đình dân chủ thế giới bởi hai nước lớn nhất trong thế giới là Liên Xô và Trung Quốc dân chủ -- và các nước dân chủ mới. Điều đó có nghĩa rằng chúng ta chắc chắn thuộc về khối dân chủ chống đế quốc của 800 triệu người ". 43/

(xem tiếp kỳ  13,
"...Hồ Chí Minh liền gửi đi một loạt thư sang Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc khác, phủ nhận quyền của Pháp đại diện cho Việt Nam tại Liên Hợp Quốc hoặc tại các diễn đàn quốc tế, và tố cáo Pháp "xâm lược" Việt Nam..."
 Tiểu sử Hồ Chi Minh
















C. 3.
              
LIÊN LẠC GIỮA HỒ CHI MINH VÀ HOA KỲ 1945-1946

MỤC LỤC VÀ NỘI DUNG

Lý Lịch................................................... c- 58

Tóm tắt................................................. c- 63

LÝ LỊCH

Liên lạc đầu tiên của Hồ Chí Minh với Hoa Kỳ là thông qua cơ quan O.S.S được trao trách nhiệm làm việc với Việt Minh. Người Mỹ tìm thấy Hồ vui tính, và hợp tác. Một viên chức Mỹ sau đó báo cáo kinh nghiệm của mình với Hồ đến Robert Shaplen:
"Có rất nhiều khía cạnh quanh câu chuyện quan hệ của Hồ Chí Minh với phương Tây trong và sau Thế chiến thứ hai. Hãy bắt đầu với câu chuyện tiết lộ phần nào ngây thơ bởi một cựu trung úy trẻ của quân đội Hoa Kỳ - tôi chỉ nêu tên anh ta như là John - năm 1945 đã nhảy dù xuống Tổng hành dinh của Hồ nằm ở một khu rừng gần làng Kim Lung ở Việt Bắc với nhiệm vụ thiết lập một đường giây ngầm để giúp người của Đồng minh [chủ yếu là Phi công bị Nhật bắn rơi] đào thoát tìm về tự do. Kim Lung nằm cạnh bìa một khu rừng nhiệt đới mưa rất nhiều, bụi rậm dày đặc. Giữa dãy núi rừng chập chùng là những thung lũng nhỏ, và cạnh một con suối nằm ở lung chừng đồi vào là khu trại của Hồ Chí Minh, gồm bốn túp lều, nằm ​​cô lập. Những  túp lều to khoảng mười hai sãi [feet] vuông, nằm trên bốn cọc tre cao khoảng bốn sãi, và căn của Hồ cũng trống trải như những căn khác.

"Trong cái nôi cách mạng thô sơ này, sâu trong lãnh thổ Nhật [Nhật chiếm Đông Dương], John đã có một kinh nghiệm độc đáo sống và làm việc với Hồ trong vài tháng và thấy Hồ hoàn toàn hợp tác trong việc cho du kích của mình hổ trợ để các đợt trinh sát và tấn công, trong đó có việc giải cứu một số người Pháp bị tập trung gần biên giới Trung Quốc. John sử dụng đài truyền tin di động của mình để giúp Hồ liên lạc sơ bộ với các nhà thương thuyết Pháp đang ở Côn Minh, Trung Quốc, và những người sẽ sớm đi vào thảo luận về tương lai của Đông Dương sau chiến tranh với Hồ tại Hà Nội, nhưng John mình đã đặt mình vào một vai trò trực tiếp hơn trong các vấn đề của Việt Nam bằng cách giúp Hồ viết một sơ bản Tuyên ngôn Độc Lập [của Việt Nam].

"Ông ấy cứ mãi yêu cầu nếu tôi có thể nhớ ngôn ngữ của bản Tuyên Ngôn [Độc Lập] của chúng ta", John nói: "Tôi là một người Mỹ bình thường, tôi không nhớ nhưng tôi có thể điện về Côn Minh và nhận được  một bản sao gửi xuống cho tôi, tất nhiên, nhưng những điều ông thực sự muốn  là hương vị của vấn đề [Độc lập]. Càng thảo luận.về chuyện đó [Bản Tuyên Ngôn], mới thấy có lẽ như ông thực sự biết về nó nhiều hơn tôi đã biết. Về thực tế, ông biết nhiều về hầu như tất cả mọi thứ hơn là tôi đã biết, nhưng khi tôi nghĩ rằng yêu cầu của ông là quá khó, tôi liền nói ngay với ông. Điều kỳ lạ là ông đã lắng nghe. Ông là một người hết sức ngọt ngào. Nếu tôi phải chọn ra một chất lượng mà ông già nhỏ con đang ngồi trên một ngọn đồi của mình trong rừng, thì đó là sự dịu dàng của ông.

"Ông ấy và John đã chúc mừng rượu lẫn nhau và chia sẻ gan hổ hầm. John thừa nhận là mình đã ngây thơ sẵn sàng tin rằng Hồ không phải là một người cộng sản. Tuy nhiên, ngay cả khi ông là thế John vẫn cảm thấy chắc chắn rằng Hồ đã chân thành trong mong muốn hợp tác với phương Tây, đặc biệt là với Pháp và Hoa Kỳ. Một số người của Hồ gây ấn tượng cho John khi họ đi quanh hùng hổ nhiệt tình la hét "độc lập, nhưng 75% trong số họ không biết ý nghĩa của chữ ấy là gì" John đã viết trong nhật ký của mình và John vẫn còn hai lá thư bằng tiếng Anh mà Hồ gửi cho ông khi còn trong rừng. Một trong số đó, được viết ngay sau khi Nhật đầu hàng, khi mà Việt Minh đã gần như sắp nắm quyền kiểm soát phong trào dân tộc, đọc như sau:

Trung Úy [John] thân mến,

Tôi cảm thấy yếu hơn kể từ khi bạn rời nơi đậy. Có thể tôi phải tuân theo lời khuyên của bạn mà di chuyển đến nơi khác, nơi mà thức ăn được dễ dàng kiếm được, để cải thiện sức khỏe của tôi...

Tôi gửi cho bạn một chai rượu, hy vọng bạn thích nó.

Xin vui lòng gửi cho tôi những tin tức nước ngoài mà bạn có

… Xin vui lòng gửi đến Trung Ương của anh những điện tín sau đây

Đại Việt [một nhóm quốc gia chống Việt Minh] đã lên kế hoạch để thực hiện khủng bố rộng rãi chống Pháp và đổ trách nhiệm lên vai của VML [Việt Minh League]. Việt Minh đã ra lệnh cho 2 triệu thành viên và tất cả dân chúng theo dõi và ngăn chặn kế hoạch tội ác của Đại Việt khi nào có thể. Việt Minh tuyên bố trước thế giới mục đích của nó nhắm là độc lập dân tộc. Sẽ chiến đấu bằng chính trị - nếu cần thiết sẽ là những phương tiện quân sự. Nhưng không bao giờ dùng tới những hành vi phạm tội và không lương thiện.

Ký tên - Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc, Liên Đoàn Việt Minh

Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc của Việt Minh khẩn cầu nhà chức trách Mỹ thông báo cho Liên Hợp Quốc như sau đây. Chúng tôi đã chiến đấu người Nhật bên cạnh Liên Hợp Quốc. Bây giờ Nhật đã đầu hàng. Chúng tôi khẩn xin Liên Hợp Quốc thực hiện lời hứa long trọng của họ rằng tất cả các quốc gia sẽ được dân chủ và độc lập. Nếu Liên Hiệp Quốc quên lời hứa long trọng của họ và không cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho đến khi chúng tôi đạt được nó.
Ký tên - Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc, Liên Đoàn Việt Minh

Cảm ơn bạn về tất cả những gì khó khăn mà tôi đã gây ra cho bạn.... Những lời chúc tốt đẹp nhất!

Trân trọng, Hồ [Sic]." * (Robert Shaplen, The Lost Revolution (New York: Harper & Row, 1965), 28-30.)

Những trình bày tương tự cũng được chuyển đến Mỹ qua những người Việt Nam ở Côn Minh (xem biên bản ghi nhớ của Tướng Donovan, Giám đốc của O.S.S, đính kèm)

Trong tháng mười, chiến tranh giữa các lực lượng Việt Nam và Pháp bắt đầu ở miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh liền gửi đi một loạt thư sang Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc khác, phủ nhận quyền của Pháp đại diện cho Việt Nam tại Liên Hợp Quốc hoặc tại các diễn đàn quốc tế, và tố cáo Pháp "xâm lược" Việt Nam. Hồ, trong bức điện tín ngày 17 Tháng Mười năm 1945, kêu gọi Tổng thống Truman lưu ý về "sự kiện" mà Ủy ban Tư vấn Liên Hợp Quốc về Viễn Đông được thành lập mà đã bỏ qua Việt Nam như là một thành viên, và Pháp đã không có quyền trở thành một thành viên, và rằng VNDCCH có đủ điều kiện là một quốc gia theo Hiến chương Đại Tây Dương. Yêu cầu Hoa Kỳ truyền đạt ý kiến của mình lên Liên Hiệp Quốc. Hồ đe dọa rằng sự vắng mặt của Việt Nam sẽ mang lại sự bất ổn ở vùng Viễn Đông. Các điện tín được Nhà Trắng chuyền đến Bộ Ngoại Giao và nơi đây ghi nhận “SEA [Bộ Tư Lệnh Đông Nam Á] cho rằng không một hành động nào được thực hiện...” Trong vòng một tuần, Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi thông qua Đài phát thanh Hà Nội đến Truman, Attlee, và De Gaulle và tuyên bố rằng" Chính phủ Việt Nam Quốc Gia" dự định tổ chức một phổ thông đầu phiếu để đưa ra một Hiến Pháp cho Đông Dương. (Quan điểm của Pháp là bản thân họ sẽ không phản đối, nhưng muốn được đảm bảo rằng Hồ đại diện cho toàn bộ nhân dân Đông Dương). Hồ nhiều lần đề cập đến bài phát biểu của Tổng thống Truman nhân Ngày Hải Quân về chính sách đối ngoại [của mình] vào ngày 27 Tháng Mười năm 1945, và yêu cầu áp dụng các nguyên tắc trong bài phát biểu đó cho Việt Nam và VNDCCH. Trong bài diễn văn đó, Tổng thống Truman không đề cập đến Đông Dương trong bất kỳ kiểu nào, nhưng đoạn văn sau đây rõ ràng khuấy lên hy vọng của Hồ Chí Minh:

"Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dựa vững chắc trên các nguyên tắc cơ bản về sự công bình và công lý.  Thực hiện những nguyên tắc đó, chúng ta chắc chắn phải tuân thủ theo những gì chúng ta tin là đúng, và chúng ta không cho phép chúng ta chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào với cái ác.

"Nhưng chúng ta biết rằng chúng ta không thể nào đạt được một thế giới hoàn hảo chỉ qua một đêm. Chúng ta không để việc tìm kiếm một sự hoàn hảo làm cản trở sự hợp tác quốc tế được phát triển mau chóng. Chúng ta phải được chuẩn bị tốt nhất với những gì chúng ta có thể để hoàn thành trách nhiệm của mình, trong khuôn khổ các nguyên tắc cơ bản của chúng ta, mặc dù chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải hoạt động trong một thế giới không hoàn hảo.

"Hãy để tôi nhắc lại các nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ rằng:

"1 - Chúng ta không tìm kiếm việc mở rộng lãnh thổ hay một lợi thế ích kỷ. Chúng ta không có kế hoạch xâm lược chống lại các nước khác, dù lớn hay nhỏ.. Chúng ta không có mục tiêu nào xung đột với các mục tiêu hòa bình của bất kỳ quốc gia nào khác.

"2 - Chúng ta tin rằng quyền tự quyết và chính phủ tự trị đã bị tước đoạt bằng vũ lực cuối cùng sẽ trở lại với tất cả các dân tộc.

"3 - Chúng ta sẽ không phê duyệt những thay đổi về lãnh thổ ở bất cứ phần thân thiện nào của thế giới, trừ khi phù hợp với mong muốn được tự do bày tỏ của người có liên quan.

"4-  Chúng ta tin rằng tất cả các dân tộc đang chuẩn bị một chính phủ tự quyết phải được phép lựa chọn hình thức chính quyền theo cách mà họ muốn một cách tự do mà không có sự can thiệp từ bất kỳ nước ngoài nào. Đó là sự thật cho Âu Châu, Á Châu, cho Châu Phi. cũng như ở [các nước] ở Tây bán cầu.

"5.  Bằng cách phối hợp hành động và hợp tác với các đồng minh chiến tranh của chúng ta, chúng ta sẽ giúp các quốc gia địch bị đánh bại thành lập chính phủ hòa bình dân chủ với sự tự do lựa chọn của mình. Chúng ta sẽ cố gắng để đạt được một thế giới mà trong đó chủ nghĩa phát xít Đức, chủ nghĩa phát xít và xâm lược quân sự không thể tồn tại.

“6-  Chúng ta sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ áp đặt nào lên bất kỳ quốc gia nào bởi sức mạnh của bất kỳ thế lực nước ngoài nào. Trong một số trường hợp, có thể không thể ngăn chặn được việc áp đặt bằng vũ lưc một chính phủ như vậy.. Nhưng Hoa Kỳ sẽ không nhận bất kỳ chính phủ như thế.

"7 - Chúng ta tin rằng tất cả các quốc gia phải có quyền tự do [đi lại] ở các vùng biển và quyền bình đẳng về giao thông trên các dòng sông và đường thủy biên giới và trên các con sông và đường thủy đi qua nhiều quốc gia.

"8-  Chúng ta tin rằng tất cả các nước được chấp nhận trong Liên Hiệp Quốc có quyền tiếp cận thương mại và các nguyên liệu thô của thế giới một cách bình đẳng.

"9-  Chúng ta tin rằng các quốc gia có chủ quyền của Tây bán cầu, không có sự can thiệp từ bên ngoài Tây bán cầu, phải làm việc với nhau như những người hàng xóm tốt tìm ra giải pháp cho các vấn đề chung của họ.

"10-  Chúng ta tin rằng sự hợp tác kinh tế giữa tất cả các quốc gia lớn và nhỏ, là điều cần thiết để cải thiện điều kiện sống trên toàn thế giới, và để thành lập Tự Do từ sự sợ hãi và Tự Do từ sự cần thiết.

"11 - Chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu để thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do tôn giáo trên khắp các nơi yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

"12 - Chúng ta tin rằng việc bảo tồn hòa bình giữa các quốc gia đòi hỏi Tổ chức Liên Hợp Quốc gồm tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới cùng nhau, sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần, để đảm bảo hòa bình." * (*Public Papers of the Presidents of the United States (Harry S. Truman, April-December 1945), 433-434.)

Hồ Chí Minh chuyển đến Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] bảng Tuyên Ngôn Độc lập của VNDCCH, quyết định thoái vị Bảo Đại, báo cáo tổng quát về chính sách ngoại giao của VNDCCH, và trình bày thế đứng của mình trong cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Ông đã trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương như "nền tảng tương lai của Việt Nam" và Hiến Chương San Francisco để xóa bỏ sự áp bức thuộc địa. Hồ kêu gọi một "sự can thiệp ngay lập tức" và đệ trình những yêu cầu - một trong những điều đó, điều quan trọng chính là Liên Hiệp Quốc phải công nhận độc lập của Việt Nam. Một lần nữa, trong tháng mười một, ông đã đưa ra ba điểm: (1) người Pháp đã bỏ qua tất cả các điều ước quốc tế vào cuối chiến tranh và đã tấn công Sài Gòn trong tháng Chín, (2)  người Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Liên Hiệp Quốc, nhưng sẽ chống lại bất kỳ quân Pháp nào vào lãnh thổ Việt Nam; và (3) bất kỳ đổ máu nào sẽ là trách nhiệm của người Pháp. Hai tuần sau, Hồ kêu gọi Tổng thống Truman và UNRRA [The United Nations Relief and Rehabilitation Administration tức Cơ Quan Cứu Trợ Nhân Đạo Liên Hiệp Quốc] hỗ trợ để chống nạn đói gây ra bởi lũ lụt, hạn hán, và xung đột với Pháp. Cũng trong tháng mười một, Hồ viết cho Bộ Trưởng Ngoại Giao [Mỹ] yêu cầu thiết lập quan hệ văn hóa với Mỹ bằng cách gửi năm mươi sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ, và phàn nàn về sự vắng mặt của đại diện Việt Nam tại Hội nghị Washington cho vùng Viễn Đông. Xuất phát từ việc Truman bổ nhiệm Tướng Marshall làm đại diện đặc biệt ở Trung Quốc, đầu năm 1946 Hồ Chí Minh một lần nữa kêu gọi sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ nhằm đưa ra một giải pháp trước mắt cho vấn đề Việt Nam. Ngày 16 Tháng Hai 1946, một giọng văn khó chịu xuất hiện: Hồ viết một lần nữa gửi Tổng thống Truman ngụ ý có sự "đồng lõa, hoặc ít nhất, thông đồng của các cường quốc dân chủ lớn" với sự xâm lăng của Pháp, nhưng Hồ vẫn xin Mỹ có một "bước quyết định" để hỗ trợ cho Việt Nam độc lập, chỉ yêu cầu được hưởng như những gì đã được "ân cần cấp cho Philippines". Hồ phát sóng khẩn cấp dến Mỹ, Trung Quốc, Nga, và Anh yêu cầu Tứ Cường "can thiệp" để ngăn chặn đổ máu và đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hiệp Quốc.

Chuyện đã trở nên rất rõ, tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn không phải làm gì để hỗ trợ Việt Minh. Giả sử những kêu gọi của Hồ Chí Minh là chân thành, thời gian thuận lợi nhất đối với Mỹ để can thiệp vào Việt Nam là trong mùa thu năm 1945, và triển vọng hành động của Mỹ đã bị mờ đi giống như việc VNDCCH đàm phán với Pháp tiến hành trong tháng hai, tháng ba năm 1946. Nghịch lý thay, khả năng [lúc ấy] là cộng sản sẽ lên nắm quyền ở Pháp sẽ thêm ưu đãi cho Hồ Chí Minh để đàm phán với Pháp, và [đồng thời] kích thích Mỹ hỗ trợ cho Pháp mạnh hơn. Cuối cùng, Mỹ đã không ủng hộ Việt Minh chống chủ nghĩa thực dân (mặc dù Hoa Kỳ đã áp lực Pháp nhượng bộ cho dân tộc Việt), vì lợi ích của mình dường như là tham gia trực tiếp hơn trong việc củng cố Pháp như là một phần quan trọng để giúp [Mỹ] hổ trợ phục hồi Âu Châu. Mặt khác, Hồ Chí Minh tiếp tục hy vọng có một nước Pháp mới, phá vỡ các chính sách thực dân cũ của nó dưới một chính phủ Xã Hội hay Cộng Sản.
Trao đổi giữa Hồ Chí Minh với Hoa Kỳ chấm dứt sau Hiệp Định tháng 6 năm 1946 với Pháp, mặc dù Hồ Chí Minh đã thăm Đại sứ quán Mỹ tại Paris vào ngày 11 tháng Chín năm 1946.

(Xem tiếp kỳ 
14,



"...Lý do mà đại diện Pháp, tướng Allesandri, thất bại trong việc đại diện cho Pháp trong buổi lễ chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội là vì người Việt trưng tất cả những lá cờ các nước trong Liên Hiệp Quốc trừ lá cờ của Pháp tại nơi hành lễ..."

TÓM LƯỢC
 

Thời điểmSự việcTrang
22 tháng 8/1945Biên bản ghi nhớ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao từ Giám đốc O.S.S báo cáo thái độ hào phóng của Pháp đối với Đông Dương (dựa trên khẳng định của chính Sainteny) và mong muốn của người Việt Nam được hưởng chế độ bảo hộ bởi Mỹ (dựa trên những xác nhận của đại diện của Việt Minh và Đồng Minh Hội)C-66
29 tháng 9/1945Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao, ngày 18 Tháng Mười, 1945. Tóm tắt thư từ của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Mỹ, bày tỏ sự cảm thông ở cái chết của Đại Tá Peter Dewey, Tư lệnh O.S.S ở Sài Gòn. Yêu cầu Tổng Thống thông báo trước việc di chuyển của các công dân Mỹ [ở VN], nhưng đánh giá cao việc Mỹ đứng lên cho công lý và hòa bình quốc tếC-69
17 tháng 10/1945Điện tín, Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman. Kêu gọi VNDCCH trở thành thành viên của Ủy ban Tư Vấn Liên Hợp Quốc Cho Vùng Viễn Đông. Trích dẫn Hiến chương Đại Tây Dương để thúc đẩy đòi hỏi của mình được làm thành viên phó cho [phái đoàn] PhápC-71
22 tháng 10/1945Thư, Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, kêu gọi sự can thiệp trực tiếp của Liên Hợp Quốc. Hấp dẫn đối với Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc, và cảnh báo chiến tranh mở rộng trong khu vực Viễn Đông, Hồ kêu gọi hành động của Liên Hợp Quốc can thiệp với Pháp, bao gồm một "Ủy ban Điều Tra."..C-80
23 tháng 10/1945Đại sứ Mỹ ở Paris báo cáo về những bài viết của báo chí về lời kêu gọi của Hồ trên đài phát thanh gửi cho Tổng thống Truman và các nhà lãnh đạo phương Tây khác, thông báo kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử. Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ không phản đối về nguyên tắc một tổng tuyển cử nếu Hồ Chí Minh đại diện cho tất cả Đông Dương và chứ không đơn thuần là Việt MinhC-75
01 tháng 11/1945Thư từ Hồ Chí Minh gửi James Byrnes, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị gửi một đoàn đại biểu 50 thanh niên Việt sang Mỹ để thúc đẩy quan hệ hữu nghị văn hóa và học tập tại các trường đại học Mỹ …C-90
05 tháng 11/1945Thông điệp, Philip D. Sprouse, lãnh sự Mỹ, Côn Minh, gửi Bộ trưởng Ngoại giao. Gộp chung với lá thư ngày 22 tháng 10 của Hồ, khảo sát tình hình tại Việt Nam dựa trên các báo cáo của Đại tá Nordlinger, Mỹ, và báo cáo về việc Hồ và Bảo Đại tìm cách đến thăm Tưởng Giới ThạchC-76
08 tháng 11/1945Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh tóm tắt bức thư của Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Truman và Tưởng Giới Thạch nhấn mạnh việc mất chủ quyền của Pháp, VNDCCH lấy lại chủ quyền, và sự xâm lược của Pháp để tái chiếm nó. Khẳng định Pháp chịu trách nhiệm khi tiếp tục chiến tranh xâm lược ở Viễn ĐôngC-84
23 tháng 11/1945Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, diễn giải các thư từ Hồ Chí Minh gủi Tổng Thống Truman và Tổng giám đốc của UNRRA, mô tả nạn đói ở Bắc Việt Nam, và kêu gọi cứu trợC-87
26 tháng 11/1945Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ, Trùng Khánh, gộp chung lá thư 1 tháng 11, lá thư của 28 Tháng Mười của Hồ gửi Tưởng Giới Thạch đôn đốc Tưởng  ngăn chặn các hành động của Anh-Pháp-Nhật tại Nam Kỳ; và điện tín  không ghi ngày gửi  Bộ trưởng Ngoại giao phản đối rằng Pháp không có quyền nói chuyện thay cho Việt Nam trong các Hội đồng quốc tế, và kêu gọi tất cả các quốc gia tự do trên thế giới giúp ngăn chặn chiến tranh ở Nam Việt NamC-89
18 tháng 01/1946Điện tín từ Đại sứ quán Mỹ, Trùng Khánh, ngày 13 tháng hai 1946, diễn giải lá thư của Hồ gửi Tổng Thống Truman, ngày 18 Tháng 1 năm 1946, nhắc nhở rằng hòa bình là không thể chia cắt và yêu cầu Tổng thống can thiệp để giải quyết ngay lập tức vấn đề Việt Nam. Telegram mô tả thư giống hệt từ Tướng Marshall, cùng một ngàyC-93
16 tháng 02/1946Thư có chữ ký của Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn các nguyên tắc mà Hoa Kỳ ủng hộ trước, trong và sau chiến tranh, và cả Liên Hợp Quốc, kêu gọi Mỹ viện trợ cho Việt Nam đối mặt với xâm lược Pháp. Hồ yêu cầu cho Việt Nam được hưởng những gì như Philippines được hưởng "như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với HOA KỲ."C-95
18 tháng 02/1946Thư từ VNDCCH gửi các chính phủ Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô, và Anh, kêu gọi họ quan tâm đến việc Vichy-Pháp hợp tác với Nhật ở Đông Dương, và các chính sách đã dẫn đến nạn đói trong dân chúng Việt Nam. Một lần nữa vào ngày 09 tháng 3 1945, người Pháp đã chấp nhận Nhật chiếm giữ chính quyền. Ngược lại, cuộc kháng chiến Việt Nam đã chiến đấu Nhật trong những năm qua, và vào tháng Tám, năm 1945, lật đổ chế độ Nhật [Nippon], và thành lập VNDCCH dựa trên những nguyên tắc đề ra bởi Tôn Dật Tiên và Tổng thống Truman. Những bước phát triển rất ấn tượng đã đạt được của VNDCCH ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ở miền Nam Việt Nam, Pháp xâm lược đã áp đặt. VNDCCH khẩn trương kêu gọi sự can thiệp của Đồng Minh để ngăn chặn chiến tranh, và đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên Hợp Quốc.C-98
27 tháng 02/1946Điện tín của phụ tá trưởng của Phòng Các Vấn Đề Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Landon), gửi  Bộ trưởng Ngoại giao, từ Hà Nội, nhận được ở Washington ngày 27 Tháng Hai. Tóm tắt về tình trạng các cuộc đàm phán giữa Pháp (Sainteny) và VNDCCH. Báo cáo rằng Hồ Chí Minh trao hai lá thư để gửi cho Tổng thống Hoa Kỳ, khẳng định rằng người Việt sẽ chiến đấu cho đến khi có can thiệp của Liên Hợp Quốc vào Việt Nam. Yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam độc lập "theo ví dụ của Philippines."C-101
11 tháng 09/1946Biên bản ghi nhớ cuộc trò chuyện với Hồ Chí Minh do Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, Paris, ngày 12 tháng chín 1946. Hồ mô tả việc liên lạc với O.S.S. của mình, từ chối mình có kết nối cộng sản và chỉ ra rằng ông hy vọng có được viện trợ từ Hoa Kỳ. Ông đề cập cụ thể những hỗ trợ kinh tế, nhưng gợi ý viện trợ quân sự và hải quân, thí dụ như, ông ta đề cập đến căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh.C-102



22 Tháng 08 năm 1945

Bản ghi nhớ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao

Đại diện O.S.S ở Côn Minh đã gửi những thông tin liên quan đến thái độ của Pháp đối với Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương. Chính Phủ Lâm Thời cũng đã là chủ đề của hai bản ghi nhớ ngày 21-08-1945.

Chính phủ Pháp đã quyết định chấp nhận một đường lối ngoại giao “thụ động” đối với vấn đề tái chiếm Đông Dương bởi vì họ không có khả năng trở lại đó với một quân đội hùng hậu. Một Ủy Ban gồm ba người đã được chính phủ Pháp ở Paris chỉ định, một người là xếp DGER [cơ quan Tình Báo của Pháp] ở Côn Minh, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa và Toàn Quyền Đông Dương. Nhiệm vụ của họ là liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam và thương thảo với họ cho có lợi cho Đông Dương, theo lời Thiếu Tá Sainteny là người đại diện cho Ủy Ban tại Hà Nội. Chính sách của Pháp là một chính phủ mỡ rộng với [Pháp] như là cố vấn cho Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương thành lập bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Minh, [hai phe này] đã cùng nhau lập ra Ủy Ban Cứu Quốc. (Việt Minh là đảng 100% cộng sản với khoảng 20% thành viên tích cực chính trị là người bản xứ. Quốc Dân Đảng gồm 6 đảng nhỏ và một số thành viên độc lập). Ủy Ban Pháp được giao trách nhiệm thương thuyết thẳng với lãnh đạo Đông Dương và lấy quyết định nhằm kiếm một phương cách hành động (modus operendi) tốt nhất. Ủy Ban có toàn quyền ký hiệp ước nhân danh nước Pháp. Ủy Ban sau đó báo cáo lại Paris và nơi đây dành đặc quyền sửa đổi những tiểu tiết trong toàn bộ thỏa thuận. Lãnh đạo Việt Nam ở Côn Minh và những người đại diện Ủy Ban Giải Phóng Quốc Gia mới [thành lập] ở Hà Nội đã đưa ra mong muốn là Việt Nam được đặt dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ và hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp với Liên Hiệp Quốc để loại Pháp cũng như Trung Quốc ra khỏi việc chiếm đóng Việt Nam.

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Pháp và Việt Nam cho biết Ủy Ban Trung Ương [Việt Minh] đang thảo luận với giới chức quân sự Nhật ở địa phương để mua lại vũ khí đạn dược, với chủ ý là sẽ dùng chúng, nếu một khi Pháp hay Trung Hoa cố tình chiếm đóng các vùng [của VN]. Đông Dương sợ rằng khi người Tàu chiếm đóng họ sẽ ở lại chiếm đất lập nghiệp [squatter], cướp bóc, hiếp dâm, trộm cắp. Người Pháp nhất trí với ý này [nhưng] cho tới nay chỉ muốn những quyền hành chánh là để dành riêng cho họ. Lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Trung Quốc và Ủy Ban Cứu Quốc ở Hà Nội đưa ra tuyên bố như sau vào ngày 15 tháng Tám:

“Nếu người Pháp nhắm trở lại Đông Dương với ý định cai trị Đất Nước này, và hành xử một lần nữa như kẻ áp bức, các dân tộc Đông Dương sẽ chiến đấu cho đến khi sự tái chiếm đó chấm dứt. Mặt khác, nếu họ đến đây như những người bạn nhằm thiết lập thương mại, công nghiệp mà không một ý đồ về quyền hành nào khác, họ sẽ được chào đón như bất cứ các nước nào khác. Ủy Ban Trung Ương cũng muốn thông báo với Hoa Kỳ là nhân dân Đông Dương trước hết là Đông Dương Độc Lập và, hy vọng rằng Hoa Kỳ là nước vô địch về Dân Chủ sẽ hổ trợ họ để đạt nền Độc Lập theo những phương cách sau: (1) ngăn cản hay không yểm trợ cho Pháp trở lại Đông Dương; (2) kiểm soát [quân] Tàu để những chuyện cướp phá, trộm cắp được giữ ở mức tối thiểu; (3) gửi những cố vấn kỷ thuật để khai thác đất đai; và (4) phát triển những công nghiệp mà Đông Dương có khả năng lo toan.

“Tóm lại nhân dân Đông Dương muốn được đặt dưới cùng một chế độ như Phi Luật Tân trong một thời gian vô hạn định”

Đại diện Pháp ở Côn Minh, Thiếu Tá Sainteny, hiện đang nhận những giúp đỡ vật chất từ Đội Liên Lạc Vùng Viễn Đông [SLFEO – Section Liaison Francaise Extrême Orient] ở Calcutta để sắp xếp và sẵn sàng nhân sự để tái nhập vào Đông Dương. Nhóm của họ sửa soạn để sẳn sàng lên đường sáng ngày 17 thàng Tám. Tuy nhiên, khi đến phi trường họ đụng độ với người Trung Hoa và quân cảnh Mỹ gác các phi cơ và cấm họ rời phi trường. Trong những cuộc nói chuyện sau này về ngày đó, Sainteny nói rằng ông ta nghĩ rằng người Pháp bị người Mỹ phản bội. Ông ta nhấn mạnh thêm rằng chính người Mỹ ở Trung Quốc đã từ lâu bị người Tàu chơi xấu dù rằng không có chủ tâm. Khi được hỏi về ý định của ông kể từ này về sau, ông ngập ngừng nói là người Pháp không có gì để làm ngoại trừ phải chờ lệnh từ Trùng Khánh. Bộ phận tình báo DGER của Pháp đã đưa toán xâm nhập đi Hải Phòng dưới sự chỉ huy của Đại Úy Blanchard. Ông này liên lạc với Trung Tá Kamiya, cựu liên lạc viên giữa Bộ Chỉ Huy Nhật và chính quyền của Đô Đốc Decoux. Kamiya giữ toán này lại ở Hải Phòng, chỉ giao cho việc lo chuyển tin về những dữ kiện đầu hàng [của Nhật] và tin tức thời tiết về cho Bộ Tư Lệnh của Pháp tạo Côn Minh.

Báo cáo từ Kandy nói rằng Đại Tá Roos, chỉ huy của SLFEO ở Calcutta, hiện nay đang có mặt ở Saigon để phụ giúp việc Nhật đầu hàng trong nhóm nhân viên đại diện Anh Quốc. Cùng với Đại Tá Roos là Đại Tá Fay, cựu tùy viên quân sự của Pháp ở Côn Minh mà vai trò chính xác để làm gì vẫn chưa được biết, nhưng ông ta là thành phần nhân viên của Lord Mountbatten.

Ký tên

William J. Donovan
Giám Đốc

 

Mật -

EC-1925-C                                               Trùng Khánh chuyển qua “War”…[không rõ là gì]
Điện tín này phải được                              Ngày  18 Tháng 10, 1946
chú giải trước khi chuyền
cho bất cứ ai (Mật)

Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington

1820  18 tháng 10, 10 a.m.
Những gì tiếp sau đâu là tóm tắt một bức thư viết tại Hà Nội ngày 29 tháng Chín gửi Tổng Thống Hoa Kỳ bởi Hồ ký tên là “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời của nước Cộng Hòa Việt Nam”. Lá thư được giao cho Tướng Mỹ Gallagner, đứng đầu Nhóm Liên Lạc Bộ Tư Lệnh Chiến Đấu Trung Quốc [Chinese Combat Command Liaison Group] với quân đội Trung Hoa ở miền Bắc Đông Dương và được chuyển tới Sứ Quán Hoa Kỳ qua các kênh của Quân Đội.

Đài phát thanh Saigon đưa tin Trung Tá Peter Dewoy của Hoa Ky bị giết, theo cuộc điều tra đang tiến hành của Pháp là có đụng độ giữa các lực lượng Việt Nam quốc gia và kẻ xâm lược Pháp ở Nam Kỳ … Vì Saigon đang nằm trong tay của lực lượng Pháp-Anh nên chưa thể điều tra ngay nhưng chúng tôi thành thật hy vọng đó không phải là sự thật. Nhưng nếu đó là một sự cố có thật thì [lý do] tại vì tình trạng hỗn loạn không rõ ràng, hay trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, hay là do sự khiêu khích của Pháp hay Anh.
Không kể bất cứ gì, chuyện này nay đã buộc chúng tôi phải hành động sâu hơn và chúng tôi sẽ tích cực kiếm cho ra thủ phạm để trừng phạt chúng một cách kín đáo. Nhiều biện pháp đã được đưa ra hầu ngăn chận những trường hợp tương tự. Chúng tôi cam đoan với ngài là chúng tôi vô cùng đau đớn cho cái chết của bất cứ công dân Mỹ nào ở đất nước này như những người thân yêu quí nhất của họ.

Chúng tôi chỉ yêu cầu các vị đại diện cho ngài ở nước này [VN] báo trước cho chúng tôi việc đi lại của các công dân [Mỹ] của ngài và phải cẩn thận khi “vượt qua” những chỗ đang đánh nhau. Như thế sẽ tránh được những sự cố và giúp [chúng ta] chào đón những điều vui vẻ (gửi cho Bộ và đồng thời cho Paris)

Chúng tôi cam đoan với ngài lòng ngưỡng mộ và tình hửu nghị mà chúng tôi cảm nghĩ về người Mỹ và những người đại diện [cảa Mỹ] ở đây. Đó là những cảm tình huynh đệ thật sự mà chúng tôi dành cho bản thân người Mỹ mà còn xem bộ quân phục của Mỹ là chứng cớ là Hoa Kỳ đứng về phía công bằng và hòa bình thế giới và “khối cai quản”.
Tôi xin gửi đến Ngài Tổng Thống và nhân dân Mỹ lời chào kính trọng và ngưỡng mộ (HẾT TÓM TẮT]

 Ký tên Robertson

 

Office Memorandom United States Government
Ngày 15 tháng 11, 1945
Nhận: FE - ông Vincent
Gửi  :  SEA – ông Muffot

Vấn đề:    Điện tín gửi Tổng Thống Truman của Hồ Chí Minh

SEA cho rằng không cần có hành động gì liên quan đến điện tín đính kèm do Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống yêu cầu có thành viên của cái gọi là “Cộng Hòa Việt Nam” trong Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông.

Ký tên

SEA: ALMoffat

 


[Liên qua đến tài liệu sau]


Điện Tín
Tòa Bạch Cung
Washington

1 N RA. 349 via RCa
Hà Nội, gửi qua Côn Minh, 17 tháng 10 năm 1945
Ông Hồ Chí Minh Chủ Tịch của Tạm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
gửi Tổng Thống Truman, Washington

Việc thành lập Ủy Ban Tham Vấn cho Vùng Viễn Đông được người Việt nức lòng đón nhận trên nguyên tắc. STOP. Quan tâm đến, thứ nhất là tầm quan trọng kinh tế và chiến lược của Việt Nam, thứ hai là Việt Nam ước mong tha thiết nhất và nhất trí mong được hợp tác với các nền dân chủ để xây dựng và củng cố nền hòa bình và thịnh vượng của Thế Giới; chúng tôi kêu gọi sự lưu ý của các quốc gia Đồng Minh về những điểm sau HAI CHẤM

Thứ nhất, sự vắng mặt của Việt Nam và sự hiện diện của người Pháp trong Uỷ Ban Tham Vấn sẽ dẫn đến kết luận là Pháp đại diện cho Việt Nam trong Ủy Ban. STOP.  Sự đại diện đó là không có cơ sở dù là chỉ một ngày hay đương nhiên. STOP. Trên pháp lý, việc Việt Nam thuộc Pháp từ nay không còn nữa. CHẤM PHẨY. Bảo Đại đã hủy bỏ hiệp ước với Pháp ký năm 1884 và 1863. PHẨY. Bảo Đại đã tự ý thoái vị và nhường chính quyền lại cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. PHẨY. Chính phủ Lâm Thời phê chuẩn việc hủy bỏ các Hiệp Ước 1884 và 1863. STOP. Trên thực tế, ngày 9 tháng Ba Pháp đã trao chính quyền lại cho Nhật đã xé bỏ mọi liên hệ hành chánh với Việt Nam, kể từ ngày 18 tháng Tám 1945, chính phủ lâm thời trên thực tế là một chính quyền độc lập trên mọi phương diện, những sự cố gần đây ở Saigon do Pháp gây ra đã khuấy động nỗi bất bình toàn diện dẫn tới cuộc chiến dành độc lập. Thứ hai, Pháp không còn xứng đáng khi họ bán đứng một cách dơ bẩn Đông Dương cho Nhật và phản bội Đồng Minh. Thứ ba, Việt Nam đủ tiêu chuẩn theo như Hiến Chương Đại Tây Dương và theo như những thỏa thuận hòa bình sau đó, và do thiện ý và không nao núng đứng về phía Dân Chủ [Việt Nam] phải có đại diện trong Ủy Ban Tham Vấn. STOP. Chúng tôi nghĩ rằng sự có mặt của Việt Nam trong Ủy Ban sẽ mang lại những cống hiến có hiệu quả cho những giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại ở Viễn Đông, ngược lại, sự vắng mặt của nó sẽ mang lại xáo trộn và và tính tạm bợ cho những giải pháp dù có đạt được. Vì thế chúng tôi tha thiết yêu cầu được góp phần trong Ủy Ban Tham Vấn về Viễn Đông. STOP. Chúng tôi rất biết ơn Ngài Tổng Thống, Thủ Tướng Attlee [Anh], Thủ Tướng Stalin, Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch trong việc chuyển những khao khát của chúng tôi lên Liên Hiệp Quốc.

Trân Trọng

Hồ Chí Minh

 


 


Bộ Ngoại Giao                             Điện Tín Đến
Action: NOE
Info: EP-1720-G                             Paris
Điện tín này phải được                     ngày 23 Tháng 10, 1945
chú giải trước khi chuyền                 nhận lúc 12:48 AM ngày 24
cho bất cứ ai ([Phổ biến] giới hạn)

Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington

619G, 23 tháng 10, 7:PM

Nhiều tờ báo đăng tải một tin tức giống nhau cho tin rằng Hồ Chí Minh, chủ tịch của Việt Minh, đã gửi qua đài phát thanh Hà Nội đến Tổng Thống Truman, Thủ Tướng Attlee và Tướng Degaulle và thông báo “Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam” sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng hai tháng để lập ra Hiến Pháp Đông Dương.

Những bài báo đăng tiếp “các nhóm người Pháp trong chính quyền” lưu ý rằng dường như là Việt Minh không có khả năng tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ Pháp sẽ không phản đối một tổng tuyển cử như thế nếu Hồ Chí Minh đại diện cho toàn Đông Dương chứ chỉ không là Việt Minh.

Chỉ có những tiếp xúc giữa Pháp với Việt Minh, nguồn tin trên kết luận, xảy ra chỉ để ngăn chận được đổ máu và sẽ là không chính xác nếu nói đó là những thương thuyết thật sự.

Ký tên, Caffery
 
 - Tiếp theo >>





 


Số 38                                        TỔNG LÃNH SỰ HOA KỲ
(Mật)                             Côn Minh, Trung Quốc, ngày 24 tháng 10 năm 1945

Vấn đề:  Thư từ lãnh đạo Việt Nam;
             Tình Hình Đông Dương

Gửi Ngài Bộ Trưởng Ngoại Giao,
Washington

Liên quan đến thông tư của Tổng Lãnh sự số 27 tháng 9 năm 1945 về tình hình Đông Dương, tôi được vinh dự gửi kèm theo đây: (a) bản sao bức thư của Hồ Chí Minh “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao vào ngày 22 tháng 10 năm 1945; (b) bản dịch của bức thư đề ngày 22 tháng 10 năm 1945 gửi bởi HSIAO Wen, thuộc Sở Các Vấn Đề Nước Ngoài chuyên lo giúp các Lực Lượcng Trung Hoa đang đóng ở Việt Nam, gửi Tướng Chin Cheng, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của Trung Hoa; và (c) bản dịch của bức thư đề ngày 23 tháng 10 năm 1945 gửi bởi Hồ Chí Minh (gọi theo Tây phương là HU Chih-Ming) và YUAN Yung-jui ( Cựu hoàng Bảo Đại) gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch.

Nguồn gốc của những thư tín này là do hai sĩ Quan Hoa Kỳ mang đến Côn Minh ngày 24 tháng 10 năm 1945, [hai người này] đã làm việc ở Hà Nội từ nữa sau của tháng 10 trong nhóm G-5 lo về việc đào thoát cho những tù binh bị bắt. Đại Tá Stephen Nordlinger, sĩ quan chỉ huy nhóm, cho tôi biết rằng ông đang mang theo để gửi đến Washington lá thư gốc để giao cho Bộ Trưởng Ngoại Giao qua phương cách nào thuận lợi nhất ngay khi ông đến đó. Những lá thư gốc gửi Tướng Cheng Chen và Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch trong các bì thư được niêm phong bởi người gửi đến tướng Cheng đã được nơi đây [Tổng Lãnh Sự] gửi chuyền đến Đại Sứ Quán ở Trùng Khánh để gửi về Hoa Kỳ qua các đường liên lạc của Quân Đội. Những sĩ quan mang thư đến Côn Minh cho biết là họ không được Hồ Chí Minh cho biết trong thư có gì và nội dung thông tin gửi tướng Cheng và Tổng Tư Lệnh nhất thiết chỉ có thẩm quyền Trung Hoa được biết mà thôi. Tòa Tổng Lãnh Sự được yêu cầu thông dịch những thư này trong chừng mực mà có thể tin rằng những thư này có những thông tin có tính cách quân sự mà giới thẩm quyền quân đội Hoa Kỳ quan tâm.

Tóm lược những nội dung: Trong thư gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao này, Hồ Chí Minh nói rằng ông đã chuyển nhiều tài liệu liên quan đến tình hình Đông Dương hiện nay (những tài liệu đó đã được gửi đi trong một chuyến gửi riêng), ông cũng nói đến việc Pháp áp bức người Việt Nam và mong muốn của Việt Nam về việc thực hiện những “nguyên tắc của Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco”. Ông kết án người Pháp về những xáo trộn đang xảy ra ở Nam Kỳ và kêu gọi một “can thiệp ngay tức khắc” của Liên Hiệp Quốc e rằng hậu quả sẽ tràn ra khắp vùng Viễn Đông. Ông này đưa ra bốn yêu cầu: (1) Tình hình [Đông Dương] phải được bàn thảo ngay trong phiên họp đầu tiên của Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông; (2) Đại biểu Việt Nam phải được tham dự để trình bày quan điểm của “Chính phủ Việt Nam”; (3) một ủy ban điều tra phải được gửi đến Đông Dương; (4) Liên Hiệp Quốc phải công nhận Độc Lập cho Việt Nam.

Những viên chức trong Bộ Ngoại Giao Trung Quốc [Chinese Oversea Affaires] phát biểu rằng Hồ Chí Minh và Bảo Đại mong muốn được bí mật gặp Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch và yêu cầu gửi một phi cơ đến Hà Nội cho việc này. Trong những bức thư gửi Tổng Tư Lệnh, lãnh đạo Việt Nam mong muốn được đối xử trân trọng và trả lời cho họ. Hết phần tổng kết.

Những sĩ quan Hoa Kỳ mô tả tình hình Đông Dương như sau:
Tình hình đang bị phức tạp hơn do vấn đề lương thực, lại càng nặng hơn do việc quân đội Trung Quốc không mang thực phẩm theo với họ. Ước tính có khoảng 100 ngàn lính Trung Quốc hiện nay ở Đông Dương và họ đã lấy một lượng lớn lương thực ở Hải Phòng dùng để làm giảm sự khốn khổ [nạn đói]. Pháp đưa ra mong muốn chuyển vận gạo từ Saigòn ra để giao cho các đại lý gạo ở Hà Nội và Hải Phòng mang ra bán, đó là cách hay nhất để phân phối. Hồ Chí Minh sẳn sàng cho phép việc phân phối đó nhưng xem đó là một quà biếu của nhân dân Pháp chứ không phải của chính phủ Pháp. Lũ lụt đã tàn phá 50% mùa màng ở phía Bắc trong khi ở Saigon lượng thóc lúa lại dư thừa. Trung Quốc lại muốn nổ lực vận chuyển bằng đường bộ từ Saigon, dĩ nhiên sẽ rất chậm, tính như tình trạng giao thông hiện nay.

Phía Việt Nam đáng kết án là đã quá đáng vì họ đã giết từ 20 đến 30 người Pháp, đàn bà và trẻ em, bị bắt giữ con tin ở Saigon, và đã bắt làm con tin nhiều người Pháp khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế và Vinh. Ở Hà Nội những đội [Tự Vệ] võ trang liên tục sục kiếm những nhà của người Pháp để kiếm vũ khí cất dấu và cảnh những người đàn ông Pháp bị bắt đứng dựa tường dưới sự canh giữ của những người Viêt võ trang, trong khi những người khác lùng sục trong nhà là những cảnh thường thấy.
Người Mỹ rất được người Việt Nam yêu chuộng, họ [VN] làm tất cả các thứ để thuyết phục người Mỹ về chánh nghĩa của họ. Vẫn còn những chứng cớ hiển nhiên về tình cảm phò Vichy ở vùng Hà Nội, những người Pháp không bị bắt giữ như tù nhân ở thành phố sẽ bị nghi ngờ là có liên hệ với kháng chiến [Pháp].
Lý do mà đại diện Pháp, tướng Allesandri, thất bại trong việc đại diện cho Pháp trong buổi lễ chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Hà Nội là vì người Việt trưng tất cả những lá cờ các nước trong Liên Hiệp Quốc trừ lá cờ của Pháp tại nơi hành lễ. Phía Việt Nam từ chối treo cờ Pháp trên cơ sở là Pháp đã hợp tác với Nhật ở Đông Dương và Trung Quốc ủng hộ Việt Nam về chuyện này. Tình cảm chống Pháp được thể hiện qua những cuộc biểu tình khổng lồ thường xuyên xảy ra ở Hà Nội. Người Việt Nam chiếm tất cả các bin đinh hành chánh và các cơ sở công ích ở toàn vùng [Hà Nội].  Họ trương lên những bích chương và biểu ngữ khắp nơi trong thành phố, một vài chỗ đọc thấy “Hãy giết bọn Pháp” và một vài nơi bằng tiếng Anh cho con mắt người Mỹ thấy.

Người Pháp có thể quay lại Đông Dương, dĩ nhiên, nhưng đó là một điều sai lầm trừ khi họ đã được sửa soạn vào lại với sức mạnh đầy đủ để đè bẹp kháng chiến Việt Nam trong một thời gian ngắn. Nếu người Pháp trở lại Việt Nam mà không có một lực lượng áp đảo và không có Không Quân yểm trợ đáng nể thì cuộc chiến sẽ đẫm máu và lâu dài. Người Việt chỉ có vũ khí nhẹ - sung tiểu liên, súng trường và lựu đạn ném tay và không thể chống cự với khí giới hạng nặng. Những vũ khí này do Hoa Kỳ và Nhật cung cấp cho họ; vũ khí Mỹ được giao cho họ để đánh Nhật trước khi Nhật đầu hàng. Những lộn xộn hiện này chỉ xảy ra chủ yếu là ở Hà Nội, Hải Phòng và Vinh – Huế, Saigon chừng mực nào đó khá hơn vì sự có mặt của một số lớn quân Anh. Lào và Cambodge hầu như không bị ảnh hưởng bởi Việt Nam.

Lực lượng chiếm đóng Trung Hoa thì thận trọng và đôi khi, trong một số trường hợp, theo lời yêu cầu của người Mỹ, họ phải buộc người Việt Nam thả những người tù chính trị Pháp. Họ không cho Việt Nam vũ khí dù họ [VN] rất muốn có càng nhiều vũ khí càng tốt cho họ. Tuy thế, người Tàu đưa vào bù nhìn riêng của họ là Nguyễn Hải Thần là một thành viên của Liên Minh Cách Mạng Việt Nam, bảo trợ bởi Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Được biết là ông này đã lưu vong từ hai mươi lăm năm qua. Ông này cộng tác với phong trào độc lập nhưng không có ghế nào trong chính phủ.
Đại Tá Nordlinger, nguồn của hầu hết các tin tức đương thời cho biết rằng ông sẽ tiến hành đi Washington sớm và sẽ gọi Bộ Ngoại Giao liên quan đến việc chuyển giao thư của Hồ Chí Minh gủi Bộ Ngoại Giao.

Trân Trọng

Ký tên,

Philip D. Sprouse

Lãnh Sự Hoa Ky

Đính kèm:

Thư của Hồ Chí Minh gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 22 tháng 10 năm 1945
Bản dịch lá thư do Hsiao Wen gửi tướng Cheng Chen ngày 22 tháng 10 năm 1945
Bản dịch lá thư của Hồ Chí Minh và Bảo Đại gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch ngày 22 tháng 10 năm 1945

Bản gốc và bản in gửi Bộ

Bản sao gửi Đại Sứ Quán, Trùng Khánh

800 PDSprouse/ pds


 


CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Hà Nội ngày  22 tháng 10 năm 1945

Bộ Trưởng Ngoại Giao [VN]
Gửi  Bộ Trưởng Ngoại Giao [Hoa Kỳ], Washington, D.C.

Thưa  Ngài,

Tình hình Việt Nam đã đạt một mức độ nguy hiểm, và đòi hỏi một sự can thiệp tức khắc từ phía Liên Hiệp Quốc.  Tôi ước mong rằng thư này sẽ mang lại cho Ngài thêm một số ánh sáng trong ba tuần qua vào trong ánh sáng của Thế Giới.
Trước tiên, tôi trân trọng gửi đến Chính Phủ của Ngài một số dữ kiện được ghi nhận, trong số đó có Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng tôi, Sắc Lệnh Hoàng Triều của Cựu Hoàng Bảo Đại, tuyên bố của chính phủ chúng tôi về chính sách ngoại giao và một thông cáo xác định thái độ của chúng tôi về những sự cố ở Nam Kỳ.
Như những tài liệu này sẽ trình bày cho Ngài, nhân dân Việt Nam từ mấy năm nay đã biết rằng những gì đã xảy ra sẽ tự nhiên đưa quốc gia Việt Nam vào tình trạng ngày hôm nay.  Sau 80 năm bị Pháp đàn áp và nhiều cuộc kháng chiến thất bại mặc dù kiên cường, cuối cùng chúng tôi được thấy Pháp thua trận ở Âu Châu, tiếp theo là phản bội Đồng Minh để theo Đức và Nhật. Mặc dù có những trục trặc với Đồng Minh vào thời đó, người Việt Nam đã để qua một bên mọi bất đồng về chính trị, đoàn kết dưới Liên Đoàn Việt Minh và bắt đầu cuộc chiến đấu tàn nhẫn với người Nhật. Trong khi đó, Hiến Chương Đại Tây Dương đã được đúc kết, định ra mục tiêu của chiến tranh của Đồng Minh và đặt cơ sở để làm việc cho Hòa Bình. Những nguyên tắc cao quý của nền công lý và bình đẳng Thế Giới đã được đưa ra trong Bản Hiến Chương đó đã kêu gọi mạnh mẽ người Việt và đã góp phần là cho kháng chiến Việt Minh trong vùng chiến tranh thành một phong trào kháng Nhật trên toàn quốc, [việc này] đã thành một tiếng vang rất lớn cho nỗi khát khao Dân Chủ của nhân dân. Hiến Chương Đại Tây Dương đã được xem như cơ sở cho một Việt Nam trong tương lai. Một chương trình xây dựng quốc gia đã được phát thảo sau đó và thấy rằng nó phù hợp với Hiến Chương San Francisco và nó đã được thực hiện từ mấy năm nay: tiếp tục chiến đấu chống Nhật, giành lại Độc Lập ngày 19 tháng Tám, tự nguyện thoái vị của Cựu Hoàng Bảo Đại, phụ giúp Đồng Minh tước khí giới của người Nhật,  bổ nhiệm một Chính Phủ Lâm Thời với nhiêm vụ thi hành Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco và giúp [việc thi hành các hiến chương này] được thực hiện bởi các quốc gia khác.

Đứng trên thực tế, việc thi hành Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco bao hàm việc xóa bỏ chủ nghĩa Đế Quốc và mọi hình thức áp bức. Tiếc thay đây là những điều trái ngược cho một số người Pháp, và với nước Pháp họ đã che đậy sự thực về Đông Dương, thay vì đi vào những thương thuyết hòa bình họ đã đưa ra sự xâm lăng hung bạo với tất cả … [không đọc được] của một nước văn minh. Hơn nữa,  thuyết phục đươc Anh quốc là người muốn người Pháp trở lại nắm quyền ở Việt Nam, họ đã được, trước nhất từ Bộ Chỉ Huy Anh ở Đông Nam Á, sau đó là Luân Đôn, một công nhận ngầm cho họ chịu trách nhiệm về chủ quyền và về hành chánh trên Việt Nam. Người Anh đã làm cho hiểu rằng họ đã thỏa thuận cho Pháp được tái lập chính quyền, kết quả là sẽ có một hợp tác Pháp-Việt sẽ đẩy mạnh việc giải ngũ và giải giới Nhật. Nhưng những biến cố sau đó đã chứng minh rằng đó chỉ là những lý lẽ đầy ngụy biên. Toàn thể nước Việt sẽ đứng lên muôn người như một chống lại xâm lược của Pháp. Những đợt bắn sẻ đầu tiên của Pháp được tung ra sáng sớm ngày 23 tháng Chín đã nhanh chóng trở thành một chiến tranh thực sự đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho cả đôi bên. Việc đem vào tăng cường những toán lính Pháp quan trọng trên những tầu chiến mạnh nhất còn lại của họ đã mở rộng thêm vùng chiến tranh. Cuộc chiến tàn sát còn đang xảy ra ở Đông Dương [trong tài liệu họ viết là Nam Dương – Indonesia], nhiều hành vi dã man của người Pháp đã được ghi nhận mỗi ngày, chúng tôi chờ đợi sự bùng nổ của một xung đột lớn ở Viễn Đông.

Vì vậy, tình hình Nam Kỳ đòi hỏi một sự can thiệp ngay tức khắc. Việc thành lập Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông được đón nhận với niềm vui ở đây như là một bước đi đầu tiên hiệu quả nhằm vào một giải pháp cân bằng cho những vấn đề còn tồn tại. Nhân Dân Việt Nam chỉ yêu cầu được hoàn toàn độc lập và được tôn trọng bằng sự thật và công bằng xin được đưa ra trước Ngài những khát khao sau đây:
Sự cố xảy ra ở Nam Việt Nam phải được đưa ra ngay trong buổi bàn thảo đầu tiên của lập Ủy Ban Tham Vấn Vùng Viễn Đông

Phái đoàn đại biểu của Việt Nam phải được chấp nhận để trình bày những quan điểm của Việt Nam

Một Ủa Ban Điều Tra phải được gửi đến Nam Kỳ

Độc Lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Nhân đây tôi xin gửi đến Ngài những lời chúc lành nhất của tôi.

Trân trọng

Chủ Tịch Hồ Chí Minh

 


 

Đính kèm Sô. 2 vào thông tư số 3
Đề ngày 24 tháng 10, 1945 từ Côn Minh

BẢN DỊCH

Phân Bộ Những Vấn Đề Quốc Tế
Quân Đoàn Tiền Phương

Hà Nội ngày 22 tháng 10, 1945

Ngài Bộ Trưởng Chen

Thưa Ngài

Tôi vinh dự báo cáo rằng tất cả các viên chức và dân chúng trong nhiều đảng và phe nhóm ở Đông Dương đã nhất trí liên hiệp với nhau. Tôi đã được tiếp cận bởi Ông Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương và ông Yuan Yung-jui [Nguyễn Vĩnh Thụy] là Cựu Hoàng Pao Ta [Bảo Đại] của Việt Nam với yêu cầu sắp xếp cho họ bí mật đến Trùng Khánh để nhờ Ngài giới thiệu họ gặp Ngài Chủ Tịch Chiang [Tưởng Giới Thạch] và giúp họ một thông dịch viên.

Với sự ưng thuận của Ngài, tôi trân trọng xin một chiếc máy bay được gửi đến Đông Dương để tôi có thể đi kèm với các ông Hồ và Nguyễn trên chuyến đi Trùng Khánh của họ. Kèm đây là những lá thư của các ông Hồ và Nguyễn. Xin Ngài cho những chỉ thị để hướng dẫn để tôi khởi sự.

Tôi vinh dự được làm, thưa Ngài, kẻ phục vụ ngoan ngoãn của Ngài.

Ký tên,

Đóng dấu, HSIAO WEN

 

Đính kèm Số. 2 vào thông tín số 3
Đề ngày 24 tháng 10, 1945 từ Côn Minh

BẢN DỊCH

Hà Nội ngày 22 tháng 10, 1945

Ngài Chủ Tịch Tưởng Giới Thạch
Thông qua  Bộ Trưởng Chen

Thưa Ngài

Tôi vinh dự thông báo rằng chúng tôi – Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương và Cố Vấn Cao Cấp Yuan Yung-jui [Cựu Hoàng Đế Bảo Đại] – ước mong đến Trùng Khánh để kính chào ngưỡng mộ Ngài và gặp Bộ Trưởng Chen. Nếu chuyện này được Ngài đồng ý, chúng tôi sẽ cám ơn Ngài đã chiếu cố trả lời cho chúng tôi.

Tôi vinh dự được làm, thưa Ngài, kẻ phục vụ ngoan ngoãn của Ngài

Ký tên,

HỒ CHÍ MINH

HSIAO WEN
 

 


Điện tín này phải được                    ngày 23 Tháng 10, 1945
chú giải trước khi chuyền                 nhận lúc 12:48 AM ngày 24
cho bất cứ ai (MẬT)

Bộ Ngoại Giao,
Washington

Số 1948,  ngày 8 tháng 11, 6 p.m

Cụ thể tiếp theo đây lá thư gửi Tổng Thống Truman bởi Hồ Chí Minh ký tên là “Chủ Tịch Chính Phủ Lâm Thời Đông Dương”: lá thư đã được đưa cho Tướng Gallagher và được chuyển tiếp đến Sứ Quán [Hoa Kỳ] thông qua đường dây của Quân Đội (số 1820 của Sứ Quán ngày 18 Tháng 10 gửi Bộ Ngoại Giao đồng gửi Paris).
Tôi mong muốn đưa ra đây những tin tức về tình hình Việt Nam:

Khi Nhật vào Đông Dương tháng Chín nằm 1940 đến tháng 11 năm 1941, Pháp, theo  Nghị Định Thư Tháng Bảy 1941 và hiệp ước quân sự bí mật ngày 8 tháng 12, 1941 đã chối bỏ chủ quyền [Việt Nam cho Nhật] và đã đứng vào thế chống lại Đồng Minh. Trước sự săn đuổi của Nhật ngày 9 Tháng 3, 1945 người Pháp hoặc chạy trốn hoặc đầu hàng cho Nhật trái với những gì đã ký kết trong những Hiệp Ước Tháng Ba 1874 và Tháng Sáu 1884, do đó hủy bỏ mọi ràng buộc về Pháp lý và hành chánh với nhân dân Đông Dương. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập ngày 19 tháng Tám, 1945 sau khi Độc Lập của toàn Nước đã giật lại từ tay Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng, trong khi Chính Phủ Lâm Thời với đầy đủ khả năng của một Chính Phủ độc lập đang tiến hành chương trình xây dựng lại [Đất Nước] phù hợp với các Hiến Chương Đại Tây Dương và San Francisco, Pháp đã cố tình phớt lờ tất cả những hiệp ước Hòa Bình ký kết với Liên Hiệp Quốc khi Thế Chiến II chấm dứt , đã phản bội tấn công chúng tôi ở Saigon ngày 25 tháng 9 và chuẩn bị một cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (gửi Bộ Ngoại Gia cùng lúc gửi cho Paris)

 Nhân Dân Việt Nam mong muốn hợp tác với Liên Hiệp Quốc trong việc xây dựng lên một thế giới hòa bình lâu bền và, vì đã phải chịu quá nhiều đau khổ dưới sự thống trị trực tiếp của người Pháp và còn nhiều hơn nữa với sự đổi chác giữa Pháp và Nhật năm 1941, đã nhất quyết không cho phép người Pháp trở lại Đông Dương. Nếu quân đội Pháp vào, dù từ Trung Quốc nơi mà họ đã đến để chạy trốn người Nhật hay ở những nơi khác, đặt chân đến bất cứ nơi nào ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ chiến đấu chống họ trong bất cứ trường hợp nào.

Vì lẽ đó, nếu xảy ra xáo trộn, đổ máu hay có xung đột lớn vì những lý do đã nêu ở đoạn (2) nổ ra ở Viễn Đông thì toàn bộ trách nhiệm phải gắn lên cho Pháp (hết phần nội dung của thư )

Một bức thư giống hệt đã được gửi cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạnh cùng đường dây của Quân Đội. Sứ Quán sẽ không gửi thư này cho Tổng Tư Lệnh trừ khi có yêu cầu của Bộ.

(Xem tiếp kỳ 
 15



"...Pháp đã xâm lược một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình là một đe dọa trực tiếp cho hòa bình thế giới. Nó cũng ám chỉ có sự đồng lõa hay hay ít nhất có sự bao che của các nước dân chủ lớn. Hoa Kỳ phải giữ lời hứa của mình..."

 
123456789101112131415
 
LTS: Đây là phần cuối của bản dịch "Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần 1: Hoa Kỳ và Việt Nam". Quý độc giả có thể tải toàn bộ tài liệuBiMatNguGiacDai Phan I về để tuy nghi
 
Bộ Ngoại Giao                             Điện Tín Đến
Action: SEA, DC/L
Info: MES-516-O                            Trùng Khánh thông qua Quân Đội
Điện tín này phải được                    ngày 25 Tháng 12, 1945
chú giải trước khi chuyền                 nhận lúc 12:25 a.m ngày 24
cho bất cứ ai (MẬT)

Bộ Ngoại Giao,
Washington

Số 2026,  ngày 23 tháng 11, 4 p.m

Cụ thể tiếp theo đây lá thư giống y của Hồ Chí Minh gửi Tổng Thống Truman  và Tổng Giám Đốc của UNRRA; thư đã được đưa cho Tướng Gallagher và được chuyển tiếp đến Sứ Quán [Hoa Kỳ] thông qua đường dây của Quân Đội (số 1952 của Sứ Quán ngày 9 Tháng 11 gửi Bộ Ngoại Giao đồng gửi Paris).

Tôi mong muốn lưu ý Ngài vì những lý do hoàn toàn nhân đạo cho vấn đề sau đây. Hai triệu người Viện Nam đã bị chết đói vào mùa Thu nằm 1944 và mùa Xuân 1945 vì chính sách bỏ đói của người Pháp đã chiếm hữu và giữ trong kho cho đến khi hư thối  tất cả gạo có sẵn (Gửi Bộ Ngoại Giao đồng thời Paris). Ba phần tư đất đai trồng trọt bị ngập lụt mùa hè 1945, tiếp theo là hạn hán nghiêm trọng; năm phần sáu thu hoạch bình thường đã bị mất. Lực lượng chiếm đóng của Trung Quốc hiện nay làm tăng thêm số lượng người phải nuôi ăn so với lượng dự trữ [thực phẩm] đã là không đủ. Hơn nữa chuyển vận gạo từ Nam Kỳ ra thì không thể do những xung đột gây ra bởi Pháp. Nhiều người bị đói và số người chết tăng từng ngày. Chính Phủ Lâm Thời đã làm tất cả những gì có thể trong mọi tình huống. Trừ khi các cường quốc và cơ quan cứu trợ quốc tế mang đến cho chúng tôi những giúp đỡ nhanh chóng, chúng tôi sẽ phải gạnh chịu một tai ương không tránh khỏi. Tôi tha thiết kêu gọi Ngài, vì thế, mọi sự hổ trợ sẵn có. Tôi mong Ngài nhận trước nơi đây lời cám ơn chân thành nhân danh dân tộc chúng tôi.

Robertson

 

Trùng Khánh ngày 26 tháng 11. 1945

MẬT

Số 890
Chủ đề:    Chuyển giao những bản sao thư tín từ “Chính Phủ Lâm Thời của Cộng Hòa Việt Nam”

Tùy Viên a.i. được vinh dự giới thiệu những điện tín nhận từ Sứ Quán liên quan đến Đông Dương và chuyền đạt bản sao của ba bức thư gửi từ Chủ Tịch Chính Phủ của “Chính Phủ Lâm Thời của Việt Nam”. Những thư liên lạc này được trao cho Tướng Gallagher, Quân Đội Hoa Kỳ, chỉ huy Nhóm Chiến Đấu Liên Lạc Trong Quốc với các lực lượng Trung Hoa đóng ở Bắc Đông Dương, và đã được chuyển đến cho Sứ Quán qua đường dây của Quân Đội.

Thư gửi cho Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạnh cùng đường dây của Quân Đội. Sứ Quán sẽ không gửi thư này cho Tổng Tư Lệnh trừ khi có chỉ thị của Bộ.

Đính kèm:
Bản sao thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao ngày 01 tháng 12 năm 1945
Bản sao điên tín gửi Tổng Tư Lệnh Tưởng Giới Thạch ngày 28 tháng 10, 1945
Bản sao điên tín gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao không đề ngày

Bản gốc và bản in [hectograph] gửi cho Bộ
Bản sao gửi Sứ Quán, Paris thông qua Bộ

 

 

Đính kèm số 1 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945

Nơi gửi: Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa

Hà Nội ngày 01 tháng 12, 945

Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Gửi Ngài James Byrnes,
Bộ Ngoại Giao Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,
Washington D.C.

Thưa Ngài

Nhân danh Hội Văn Hóa Việt Nam, tôi thành khẩn đưa ra lòng mong mõi của Hội là được gửi đến Hoa Kỳ một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên để nhắm đến việc một mặt thành lập những quan hệ văn hóa bè bạn với tuổi trẻ Hoa Kỳ, mặt khác để tiếp tục theo học những ngành học về Kỷ Sư, Nông Nghiệp hay những ngành chuyên môn khác.

Lòng mong mõi mà tôi xin chuyển đến Ngài là được diễn tả bởi tất cả các Kỷ sư, Luật Sư, Giáo sư Việt Nam cũng như những người trí thức mà tôi có dịp gặp gỡ.

Họ đã nhiều năm thiết tha quan tâm đến những chuyện bên Mỹ và tha thiết mong được tiếp cận với dân chúng Hoa Kỳ, những người đã đứng lên vì những lý tưởng cao sang về Nhân Loại và Công Bằng thế giới và là những người đã đạt được những thành tựu khoa học làm nức lòng họ.
Tôi thành thật mong rằng chương trình này sẽ được Ngài chấp nhận và giúp đỡ và tôi nhân dịp này kính gửi đến Ngài những lời chú lành tốt nhất.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Ký tên Hồ Chí Minh

 


 

Đính kèm số 2 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945
Từ Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa
Điện Tín

Hà Nội ngày 28 tháng 12, 945

Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Gửi Thống Tướng Tưởng Giới Thạch, nước Cộng Hòa Trung Hoa

Nhân danh Chính Phủ Lâm Thời nước Cộng Hòa Việt Nam chúng tôi mạnh mẽ phản đối việc xử dụng quân đội Nhật bởi quân đội Anh-Ấn dưới quyền chỉ huy của Tướng Gracey và bởi quân đội Pháp dưới quyền của Tướng Leclerc để đại diện cho Phong Trào Giải Phóng Quốc Gia Việt Nam ở Nam Việt Nam. STOP.

Dưới danh nghĩa giải giới quân Nhật, Tướng Gracey và Leclerc đã dàn trải quân Nhật ra khắp các tỉnh ở Nam Việt Nam như tiền phương cho quân đội Anh-Ấn và Pháp để nhắm tái lập lại sự thống trị của người Pháp lên Đông Dương. STOP.

Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu dã man với quân Phát Xít Nhật và vừa mới thành lập một chế độ dân chủ trên cả nước cảm thấy hết sức ghê tởm về sự hiện diện một thái độ không thể chứng minh được của người Anh và người Pháp. STOP.

Vì thế chúng tôi kêu gọi mạnh mẽ và tha thiết yêu cầu Ngài:

Thứ nhất, ra lệnh chấm dứt việc tàn sát nhân dân Việt Nam đang bảo vệ những quyền lợi chính đáng của họ theo những nguyên tắc như Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco đã đề ra.

Thứ hai, công nhận Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam - Hết. STOP.

Trân trọng

Ký tên Hồ Chí Minh

 
Đính kèm số 3 theo chuyến thư số 820 ngày 26 Tháng 12, 1945

Từ Đại Sứ Quán, Trùng Khánh, Trung Hoa

Đính kèm với văn thư số 890 đề ngày 6 tháng 11, 1945 gửi từ Sứ Quán, Trùng Khánh

Điện Tín

Chủ Tịch Hồ Chí Minh Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Gửi Ngài Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Washington D.C.

Nhân dịp khai mạc Hội Nghị Đông Dương tại Washington, chúng tôi rất tiếc về sự vắng mặt của phái đoàn Việt Nam.STOP. Một lần nữa, chúng tôi chối bỏ Pháp mọi quyền  phát biểu nhân danh Việt Nam. STOP. Dưới sự bảo vệ của các lực lượng Anh-Ấn và Nhật, Pháp đã xâm nhập trở lại để xâm lược nước Cộng Hòa Việt Nam nhằm đặt lại sư thống trị của họ, đã cố tình vi phạm những nguyên tắc đã được công bố của Hiến Chương Đại Tây Dương và Hiến Chương San Francisco. STOP. Việt Nam đã chiến đấu từ hơn một tháng nay mặc cho những tấn công đẩm máu của các lực lượng Anh-Ấn, Pháp và Nhật, đã công bố quyết tâm được sống tự do và độc lập dưới kiến trúc dân chủ. STOP. Nhân dân Việt Nam thành thật hy vọng rằng tất cả các quốc gia tự do trên thế giới. PHẨY. sẽ nâng cao những lý tưởng bao dung và nhân đạo như Tổng Thống Truman đã phát biểu. PHẨY. công nhận nền Độc Lập của Cộng Hòa Việt Nam và chấm dứt cuộc xung đột giết người ở Nam Việt. STOP.

Trân trọng

Ký tên Hồ Chí Minh
 

 


 

Bản sao

Bộ Ngoại Giao

Điện tín nhận


Phải viết lại trước                                                          4936
Khi gửi cho bất cứ ai                                                     Trùng Khánh gửi qua War
                                                                                   Ngày 13 Tháng 2, 1946
MẬT                                                                             nhận 6:38 a.m, ngày 14

Bộ Trưởng Ngoại Giao
Washington

Số 281, ngày 13 tháng 2, 10 a.m.

Sau đây là những nét chính của lá thư ngày 18 tháng 01, 1946 do Hồ Chí Minh gửi cho Tổng thống Truman vừa mới nhận được bởi Đại sứ quán thông qua các kênh của quân đội Mỹ: ông chúc mừng Tổng thống nhân dịp khai mạc Đại hội đầu tiên của Liên Hợp Quốc ở London, và cho những nỗ lực của Chính Phủ Mỹ để duy trì hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.

EMBTEL Ngày 8 tháng 12, 1948, 6 p.m.

Kể từ khi hòa bình không thể bị thể chia và Viễn Đông đã nhận được một một sự chiếu cố đặc biệt qua việc bổ nhiệm Tướng Marshall làm Đại diện đặc biệt ở Trung Quốc, ông tin rằng nhiệm vụ của mình là thông báo cho Tổng thống về những diễn biến ở Đông Dương và những hậu quả đối với nền an ninh thế giới do Pháp xâm lược.

Gửi Bộ Ngoại Giao như 281 đồng gửi Paris như số 1.

Năm 1941, Việt Nam nổi dậy chống Phát Xít Nhật và đứng về phía Đồng Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, chính phủ lâm thời được thành lập để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam và lập lại trật tự. Được hỗ trợ bởi cả dân tộc, nó theo đuổi thực hiện một chương trình dân chủ, và phục hồi trật tự và kỷ luật. Trong tình hình khó khăn, cuộc tổng tuyển cử để thành lập một Quốc Hội cho cả nước đã được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Chín mươi phần trăm của chín triệu cử tri đã bỏ phiếu. Thực dân Pháp ngược lại đã đầu hàng Nhật trong tháng 9 năm 1941 và trong bốn năm đã hợp tác với Nhật đã chống các nước Đồng Minh và áp bức Việt Nam. Lần đầu hàng thứ hai xảy ra ngày 09 tháng 3 năm 1945, năm tháng trước khi Nhật bị đánh bại, Pháp đã mất tất cả các quyền và kiểm soát ở Đông Dương.

Pháp tấn công dân chúng Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực để thực hiện chương trình tái thiết. Tiếp theo là việc phá hủy và chiến tranh giết người có hệ thống. Mỗi ngày đều có báo cáo mới về cướp bóc, bạo lực, ám sát dân thường, và việc đánh bom bừa bãi những nơi không mang tính chiến lược bằng máy bay quân sự. Đó là ý đồ của  Pháp nhằm xâm chiếm toàn bộ đất nước và thiết lập lại sự thống trị của họ.

Sau khi "đề nghị xen vào (can thiệp)" được đưa ra bởi ông John Carter Vincent, người dân Việt Nam nhiệt tình hoan nghênh những lời phát biểu của Tổng thống Truman ngày 28 Tháng 10 năm 1945, trong đó ông đặt ra các nguyên tắc về quyền tự quyết và bình đẳng về quy chế đã đưa ra trong Hiến Chương Đại Tây Dương và San Francisco. Kể từ đó, Pháp đã tăng lên rất nhiều lực lượng chiến đấu của họ với kết quả là hàng triệu người sẽ bị đau khổ, hàng ngàn người sẽ chết và  nhiều tài sản vô giá sẽ bị phá hủy, trừ khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ để ngăn chặn đổ máu và xâm lược bất hợp pháp.

Thay mặt cho nhân dân và Chính Phủ Đông Dương, ông yêu cầu Tổng thống can thiệp cho một giải pháp trước mắt cho vấn đề Việt Nam. Nhân dân Việt Nam tha thiết hy vọng vào Cộng hòa Mỹ. Cho đến khi giúp họ đạt được độc lập hoàn toàn và hỗ trợ họ trong công việc tái thiết của họ. Như vậy, với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Hoa Kỳ, về vốn và kỹ thuật, Cộng hoà Việt Nam sẽ có thể đóng góp phần của mình để xây dựng hòa bình và thịnh vượng thế giới.

Lá thư khác được nhận để gửi cho Tướng Marshall giống hệt với lá thư gửi Tổng Thống, ngoại trừ đoạn mở đầu chuyển lời chúc mừng của Hồ Chí Minh đến Tướng Marshall về việc ông được bổ nhiệm đến Trung Quốc và bày tỏ niềm tin rằng hiểu biết về tình hình thực tế tại Việt Nam có thể mang đến một số đóng góp nhỏ cho công việc ở Trung Quốc mà ông Tướng phải đối mặt.

Ký tên SMITH
Đã trình cho WO lúc 8:45 p.m 14 tháng Hai

 

BỘ NGOẠI GIAO                VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
ĐỘC LẬP – TỰ DO  -- HẠNH PHÚC

Hà Nội ngày 18 tháng 02 năm 1945

Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Chính Phủ Lâm Thời của Viện Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Hà Nội

Kính gửi Tổng Thống
Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Washington, D.C.

Tổng Thống thân mến,

Tôi xin nhân cơ hội này trân trọng cám ơn Tổng Thống và nhân dân Hoa Kỳ đã cho thấy những quan tâm của những người đại diện của Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc đối với các nước bị phụ thuộc.
Người Việt Nam chúng tôi, đã sớm từ năm 1941 đã đứng về phía Đồng Minh để đánh lại Nhật và kẻ hợp tác với họ là thực dân Pháp.

Từ 1941 đến 1945, chúng tôi đã chiến đấu khổ cực, hổ trợ bởi tấm lòng yêu nước của đồng bào chúng tôi và những lời hứa của Đồng Minh ở Hội Nghị Yalta, San Framcisco và Postdam.

Khi Nhật bị đánh bại vào tháng 8 nằm 1945, toàn thể Việt Nam đã đoàn kết sau lưng Chính Phủ Cộng Hòa Lâm Thời tức khắc ra mắt để hành động. Trong vòng 5 tháng hòa bình và trật tự được tái lập, nền dân chủ cộng hòa được thành lập trên cơ sở Pháp lý và chúng tôi đã giúp đỡ xứng đáng Đồng Minh trong sứ mạng giải giới quân đội Nhật.

Nhưng thực dân Pháp đã phản bội trong lúc còn chiến tranh cả Đồng Minh lẫn Việt Nam đã trở lại tiến hành một cuộc chiến tranh sát nhân và không thương xót để nhằm tái lập sự thống trị của họ. Sự xâm lăng của họ tràn xuống Nam Kỳ và đe dọa chúng tôi ở miền Bắc Việt Nam. Phải dùng cả lượng giấy lớn để báo cáo dù vắn tắt những tội ác và sát nhân mà chúng phạm mỗi ngày ở những vùng có xung đột.

Sự xâm lược này là đi ngược lại mọi nguyên tắc của luật pháp quốc tế mà Đồng Minh đã cam kết trong Thế Chiến. Đấy là một thách đố cho thái độ quí phái đã đưa ra trước, trong và sau chiến tranh của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ. Nó trái ngược một cách tàn bạo với thế đứng đã đưa ra trong tuyên bố mười hai điểm và ngược với lý tưởng cao thượng và bao dung mà phái đoàn đại diện của Hoa Kỳ cạnh Liên Hiệp Quốc, ông Byrnes, ông Stettinius và ông J.F. Dulles đã tuyên bố.

Pháp đã xâm lược một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình là một đe dọa trực tiếp cho hòa bình thế giới. Nó cũng ám chỉ có sự đồng lõa hay hay ít nhất có sự bao che của các nước dân chủ lớn. Hoa Kỳ phải giữ lời hứa của mình. Hoa Kỳ phải can thiệp ngay để chấm dứt một cuốc chiến tranh bất công và chứng mình rằng họ tôn trọng những nguyên tắc thời bình mà họ đã chiến đấu để bảo vệ trong thời chiến.

Dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu năm bị cướp phá và tàn phá, vừa mới khởi sự công cuộc tái thiết của mình. Họ cần an ninh và tự do, trước nhất để được thịnh vượng và cuộc sống hạnh phúc trong nước và sau đó mang chút cống hiến cho việc xây dựng thế giới.

An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm khi chúng tôi được độc lập khỏi các thế lực thực dân và được tự do hợp tác với tất cả các cường quốc khác. Với những niềm tin vững chắc đó, chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ là người lính gác và nhà vô địch về Công Lý Thế Giới lấy những bước đi quyết định để ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Những gì chúng tôi yêu cầu là những gì đã được nhân từ trao cho Phi Luật Tân. Cũng như Phi Luật Tân, mục tiêu của chúng tôi là độc lập toàn diện và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để Độc Lập và sự hợp tác của chúng tôi trở nên có ích cho toàn Thế Giới.
Nay kính, thưa Ngài Tổng Thống

Trân Trọng

Ký tên
Hồ Chí Minh

 


 

Bản sao
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA                  Thư gửi
Chính phủ Lâm Thời                       các Chính Phủ Trung Hoa, Hoa Kỳ,
Bộ Ngoại Giao                                      Liên Sô và Anh Quốc

Trong năm 1940, người Pháp ở Đông Dương đã phản bội Đồng Minh. Họ cố tình mở cửa Đông Dương cho quân đội Nhật, đã ký kết với kẻ này một hiệp ước quân sự, chính trị và kinh tế. Chính sách hợp tác Nhật - Pháp, được thúc đẩy và thực hiện với niềm tin và sự chăm chỉ của JEAN DECOUX, cựu Toàn Quyền Đông Dương, nhằm chống lại các phong trào dân chủ trong Đông Dương và các nước Đồng Minh bên ngoài. Sự việc thực tế là Pháp đặt dưới quyền xử dụng của quân đội Nhật các cơ sở chiến lược, các nguồn lực kinh tế và tài chính của Đông Dương. Các dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt là tình báo Đông Dương cung cấp Nhật với những thông tin quý giá. Các sân bay Pháp Gia Lâm, Tân sơn Nhất và những sân bay khác đã được bàn giao cho lực lượng không quân Nhật, những truyền đơn mới bằng kim loại được chế tạo với sự hợp tác của các kỹ thuật viên Pháp tại TRAICUT, Sonia, Phú Thọ, Bắc Giang, KHANHHOA, PHUTHO, PHUCYEN, VINHYEN. Thực dân Pháp phát động chiến dịch tuyên truyền bạo lực chống lại quân Đồng minh, và chuyện này đã được đích thân Toàn quyền Decoux hướng dẫn cho IPP (Thông tin, Báo chí, Tuyên Truyền). Chính quyền Pháp đã trưng dụng nhiều kho gạo đáng kể, làm đói một dân số 20 triệu cư dân trong đó đã có 2.000.000 người chết vì nạn đói và gian khổ, trong vòng 5 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 5 năm 1945), tất cả những thực phẩm này để dành nuôi quân Nhật ở hoạt động ở phía Tây và miền Nam.

Trong khi đó, các phe quốc gia Việt Nam đã thỉnh nguyện lặp đi lặp lại với người Pháp [đồng ý] một hành động chung chống lại Nhật. Những thỉnh cầu đó đều bị Pháp bỏ qua.

Ngày 09 Tháng 3 năm 1945, Pháp đầu hàng Nhật, sau một cuộc chiến giả tạo không kéo dài quá một vài ngày. Nhiều kho vũ khí, đạn dược, công sự, sân bay, hàng triệu lít dầu đã được bàn giao cho người Nhật. Điều bất cẩn phi thường ngày nói lên, nếu không là đồng lõa, thì ít nhất đó là một thiện chí rõ ràng về phía người Pháp. Như vậy, hai lần trong quá trình năm năm, người Pháp đã sẵn sàng giúp phát xít trong cuộc chiến chống lại các nền dân chủ. Hai lần Pháp đã sẵn sàng bàn giao cho Nhật những lợi thế chiến lược, kinh tế và kỹ thuật, trong trận chiến Thái Bình Dương.

Tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Các lực lượng chính quy của Việt Nam, từ 1940, đã thực hiện cuộc tấn công không ngừng vào các lực lượng Nhật, và đã có, năm 1944, đã thành công trong việc tạo ra một "Khu Tự Do" ở miền Bắc Đông Dương, đã xuống núi để chiếm Thủ Đô và nắm chính quyền. Dân chúng, cháy bỏng với tinh thần và khát vọng dân chủ, đã nhiệt tình chào đón họ và thể hiện mong muốn duy trì sự đoàn kết của họ cho sự Vĩ Đại của Tổ quốc đã một lần bị mất và bây giờ được tìm thấy lại một lần nữa. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được long trọng tuyên cáo. Hai lần, lần đầu tiên thông qua Hoàng Đế Bảo Đại của triều đại nhà Nguyễn, sau đó, thông qua việc công bố long trọng của Chính phủ mới vào ngày Độc lập. Nhà nước mới bãi bỏ tất cả các điều ước quốc tế trước đây đã kết buộc chúng tôi bằng các chiến thắng của Pháp. Nước Cộng hòa Việt Nam mới, do đó đã được thành lập  một cách hợp pháp, là một yếu tố của hòa bình và tiến bộ trong việc tái thiết thế giới. Nó có quyền cho được bảo vệ với những nguyên tắc thiêng liêng nhất của Hiến Chương SAN FRANCISCO và Hiến Chương Đại Tây Dương. Nó dựa trên cơ sở và lấy sực mạnh, đầu tiên từ chủ Nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên và từ các điểm thứ hai, thứ tư, thứ sáu của bản tuyên bố mười hai điểm của Tổng thống Truman.
III.  Nhưng, vào ngày 23,1945 quân Pháp tấn công Sài Gòn, bắt đầu một cuộc xâm lược mà bây giờ là đang ở tháng thứ năm của nó. Đó là cuộc xâm lăng đe dọa miền Bắc Việt Nam và quân đội Pháp đã bắt đầu xâm nhập qua biên giới Trung Quốc với chúng tôi. Đó là xâm lược, thực hiện bởi một đội quân có kinh nghiệm và đông đảo,  được trang bị đầy đủ với những phát minh chiến tranh hiện đại mới nhất, đã mang tàn phá đến các thị trấn và làng mạc, sát hại dân thường, gây chết đói trên phần lớn đất nước của chúng tôi. Sự tàn bạo chưa được kể đã được gây ra, không phải để trả thù lực lượng du kích của chúng tôi, mà kể cả đối với phụ nữ và trẻ em và người già không vũ trang. Những tội ác ngoài sức tưởng tượng và vượt ra ngoài lời nói ngôn từ, và nhắc nhở đến một trong các thời đại đen tối nhất: tấn công vào các tổ chức vệ sinh [công cộng],  vào các nhân viên Hội chữ thập đỏ, ném bom và bắn súng máy vào làng mạc,  cưỡng hiếp phụ nữ,  cướp của và cướp phá bừa bãi nhà cửa của người Việt Nam và người Hoa, v.v...,  Mặc dù phải chịu những đối xử xấu xa, trong 5 tháng dài, chúng tôi đã kiên cường kháng cự, đã chiến đấu trong điều kiện tồi tệ nhất, không thuốc men, không thực phẩm và không quần áo. Và, với niềm tin vào danh dự quốc tế, chúng tôi sẽ thực hiện được chiến thắng cuối cùng của chúng tôi.

IV. Vùng tự do trong lãnh thổ quốc gia của chúng tôi, đặc biệt là ở khu vực dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, Bắc từ vĩ tuyến 16, dân của chúng tôi đã bắt đầu làm việc. Kết quả của năm tháng làm việc xây dựng đã là thuận lợi nhất và làm tăng lên niềm hy vọng sáng sủa nhất.

Trước tiên nhất, nền dân chủ đã được thành lập trên nền tảng vững chắc. Ngày 06 tháng Giâng, cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức với sự thành công lớn nhất. Trong một vài ngày, 400 đại biểu của cả nước sẽ tổ chức phiên họp đầu tiên của Quốc hội Lập Hiến. Một tổ chức hành chính mới đã thay thế cho hệ thống quan lại cũ. Các loại thuế không được ưa chuộng nhất đã được bãi bỏ. Các chiến dịch chống nạn mù chữ được tổ chức đã đạt được những kết quả lạc quan một cách bất ngờ. Các trường tiểu học và trung học cũng như các trường đại học đã được mở cửa trở lại cho càng ngày càng nhiều sinh viên. Hòa bình và trật tự được khôi phục và duy trì một cách thuận lợi.
Trong lĩnh vực kinh tế, tình hình tốt đẹp hơn mỗi ngày.Tất cả các biện pháp nhũng nhiễu áp đặt bởi nền kinh tế kế hoạch thuộc địa đã được bãi bỏ. Thương mại, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu, một khi đã được quy định rất nghiêm ngặt, nay đang hoạt động trên cơ sở hoàn toàn miễn phí. Sự thiếu hụt về gạo, mặc dù vẫn còn quan trọng, đã thuyên giảm bằng cách sản xuất chuyên sâu của các thực phẩm khác và giá gạo đã giảm khoảng 40% so với con số của năm 1945. Ngũ cốc, diêm, muối, thuốc lá, một thời bị độc quyền bởi các nhà đầu cơ, hiện đang được cung cấp trên thị trường bình thường ở mức giá trong tầm tay của người dân. Tất cả các dịch vụ công cộng đã trở lại hoạt động như thời trước chiến tranh, và nhân viên Việt Nam lam việc dưới quyền các Giám đốc Việt Nam, đang làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Hệ thống giao thông liên lạc đã được tái lập, hệ thống đê điều không chỉ vá đắp mà vẫn được tiếp tục gia cố.

Trong khi tất cả các chương trình này được thực hiện, thì ở miền Nam, sự xâm lăng Pháp đã tăng tốc mỗi ngày. Nhân dân Việt Nam, bất chấp những khó khăn hiện nay, và di sản nặng nề của 5 năm cộng sinh Nhật -Pháp, đã cho thế giới thấy những giá trị của nó. Phóng viên nước ngoài và các thành viên của Cơ quan đại diện Đồng minh có mặt trong nước có thể làm chứng cho cuộc sống mới ở Việt Nam đang được tái sinh, năng lực tự quản của chúng tôi, mong muốn của chúng tôi được sống tự do và độc lập, và niềm tin của chúng tôi trong Hiến Chương ATLANTIC và SAN FRANCISCO.

KẾT LUẬN

Với những lý do trên, chúng tôi nghĩ rằng nhiệm vụ của chúng tôi là phải lưu ý các cường quốc - đã dẫn đầu chiến dịch chống phát-xít, giành chiến thắng cuối cùng và đã xây dựng lại của thế giới với một cái nhìn từ nay một mặt cấm chiến tranh, áp bức và bóc lột, mặc khác chống sợ hãi, đau khổ và bất công.Chúng tôi yêu cầu cường quốc [như sau]:

Để thực hiện các bước thích hợp cho một can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, và để đi đến một giải pháp cấp bách và hợp lý cho các vấn đề Đông Dương. Chúng tôi tin rằng hòa giải của họ [cường quốc] có thể mang cho chúng tôi trong vùng Thái Bình Dương một vị trí xứng đáng của một dân tộc đã chiến đấu và chịu đau khổ vì những lý tưởng dân chủ. Làm như thế, họ sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc cho hòa bình và an ninh cho phần đất này của thế giới, và lấp đầy niềm hy vọng mà các dân tộc bị áp bức đã đặt vào họ. Trong khi chờ đợi với niềm tin cho một biện pháp tích cực từ các Chính phủ WASHINGTON, MOSCOW, LONDON, và Trùng Khánh, chúng tôi đã xác định chiến đấu đến giọt máu cuối cùng chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp.

Đưa vấn đề Đông Dương ra trước Tổ chức Liên Hợp Quốc. Chúng tôi chỉ yêu cầu được độc lập hoàn toàn, nền độc lập cho đến nay đã một thực tế, và điều đó sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hòa bình lâu dài. Nguyện vọng đó là chính đáng và chính nghĩa hòa bình của thế giới phải được bảo vệ.

Làm tại Hà Nội ngày 18 Tháng 2 năm 1946

 


 

Hà Nội … không đề ngày
Nhận ngày 17 Tháng 2 lúc 11:45 a.m.

Landon gửi Moffat và Culbertson

Sainteny nói rằng trong cuộc trò chuyện với Hồ Chí Minh, ông đã đề nghị Việt Nam độc lập hoàn toàn trong Liên Hiệp Pháp: Điều này có nghĩa rằng Việt Nam sẽ được lợi khi có các cố vấn Pháp trong tất cả các bộ phận của Chính phủ: Đó là việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong lúc này sẽ thể hiện các chính sách của mình thông qua các kênh Pháp:; đó là việc quân đội Việt Nam và Bộ Chiến Tranh sẽ phối hợp với quân đội và Bộ Chiến Tranh Pháp; và đó là người Việt Nam nếu [trong]  Bộ Tài chính và Thương mại nhờ đến cố vấn Pháp vì phía Việt Nam đã không thạo trong những vấn đề này và có thể gây nguy hại [khúc này rõ ràng bị cắt xén] cho đầu tư của Pháp. Sainteny cho biết rằng người Việt ở Nam Kỳ có thể sẽ muốn là thuộc địa Pháp chứ không phải thuộc Chính phủ miền bắc Việt Nam. Trong chuyện này, Hồ Chí Minh nói rằng các quan chức Pháp đã trao đổi với ông nhưng họ đã mơ hồ trong ý kiến ​​của họ và đã tránh vấn đề thực sự của Việt Nam độc lập đến nỗi ông đã phải yêu cầu họ có được các điều kiện cụ thể từ Paris, điều đó sẽ làm rõ ràng việc người Pháp thực sự muốn trao Độc Lập cho Việt Nam hay chỉ đơn thuần là sử dụng một thứ ngôn từ mới để diễn tả việc Pháp đang hàng ngày kiểm soát các vấn đề của Việt Nam.

Hồ Chí Minh đưa cho tôi hai bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh, các bản sao giống hệt nhau trong đó cũng viết rõ là đã được gửi cho các chính phủ khác có tên. Trong hai lá thư, Hồ Chí Minh yêu cầu Hoa Kỳ là một thành viên của Liên hợp quốc hỗ trợ ý tưởng của Việt Nam độc lập theo như quy chế của Phi Luật Tân, xem xét trường hợp của Việt Nam, và thực hiện các bước cần thiết để duy trì hòa bình thế giới đang bị đe doạ do nỗ lực của Pháp để tái chiếm Đông Dương. Ông khẳng định rằng Việt Nam sẽ chiến đấu cho đến khi Liên Hợp Quốc can thiệp để hỗ trợ cho Việt Nam độc lập. Kiến nghị gửi đến các nước chính của Liên hợp quốc bao gồm:

Xem xét các mối quan hệ Pháp với Nhật, Đông Dương thuộc Pháp bị cáo buộc hỗ trợ cho Nhật:
Tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Chính phủ lâm thời Cộng hoà Dân Chủ Việt Minh:
Tóm tắt các cuộc chinh phục Pháp của Nam Kỳ bắt đầu ngày 23 tháng chín năm 1945 và vẫn chưa đầy đủ:

Sơ lược về thành tựu của Chính phủ An Nam ở Bắc Kỳ bao gồm cuộc tổng tuyển cử , bãi bỏ các loại thuế không mong muốn, mở rộng giáo dục và nối lại càng nhiều càng tốt các hoạt động kinh tế bình thường:

Yêu cầu Tứ Cường: (1) vào can thiệp và chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương để làm trung gian giải quyết công bằng và (2) đưa vấn đề Đông Dương ra trước Tổ chức Liên Hợp Quốc. Kiến nghị kết thúc với tuyên bố rằng Việt Nam yêu cầu độc lập hoàn toàn trong thực tế và trong lúc tạm thời trong khi chờ đợi Liên Hợp Quốc quyết định Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại việc tái lập chủ nghĩa đế quốc Pháp. Thư và kiến nghị sẽ được chuyển đến Bộ trong thời gian sớm nhất.

[Ký tên Landon]
 

 



 

Paris ngày 18 tháng 9, 1946

BẢN GHI NHỚ

Gửi Đại Sứ Quán
Từ George M. Abbott

Thể theo yêu cầu của ông, đêm qua tôi đã gọi Hồ Chí minh và có một cuộc trò chuyện kéo dài một giờ.

Hồ Chí minh đầu tiên thảo luận về những 'liên lạc' của mình với người Mỹ trước đây trong thời kỳ chiến tranh du kích của ông chống lại người Nhật khi OSS và các sĩ quan quân đội đã nhảy dù xuống đầu não chỉ huy ở trong của ông và đã lên đỉnh điểm trong câu chuyện của ông ấy với ông. Ông nhấn mạnh sự ngưỡng mộ của mình đối với Hoa Kỳ và, sự kính trọng và cảm tình dành cho Tổng thống Roosevelt được tìm thấy ngay cả trong những ngôi làng xa xôi của đất nước của mình. Ông đặc biệt nói đến chính sách của chúng ta đối với Phi Luật Tân và chỉ ra rằng chỉ là điều tự nhiên khi mà nhân dân của ông, một bên nhìn thấy một Phi Luật Tân độc lập và một bên nhìn thấy Ấn Độ cũng gần có được Độc Lập, nên Pháp phải hiểu rằng các giải pháp tương tự cho Đông Dương không thể tránh khỏi,

Sau đó, ông đã đưa ra câu hỏi cho rằng ông có những kết nối cộng sản mà dĩ nhiên ông chối.. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng không có Bộ trưởng Cộng sản nào trong chính phủ của ông và rằng hiến pháp Việt Nam sẽ mở ra bảo đảm các quyền tự do cá nhân và cái gọi là quyền của con người và cũng đảm bảo quyền tư hửu. Ông thừa nhận rằng có những người Cộng sản ở Việt Nam nhưng tuyên bố rằng Đảng Cộng sản đã tự giải thể vài tháng trước đây.

Chủ Tịch [HCM] sau đó nêu lên các mối quan hệ của mình với Pháp nói chung và đặc biệt về những biến chuyển trong Hội nghị Fontainebleau. Ông chỉ ra rằng tất cả các thỏa thuận khác nhau của Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 06 tháng ba năm 1946,  đều đã được thực hiện ngoại trừ, thỏa thuận liên quan đến một cuộc trưng cầu dân ý tại Nam Kỳ. Việt Nam có chính phủ, có quốc hội, quân đội riêng, và kiểm soát nền tài chính của mình. Về Nam Kỳ, tuy nhiên, người Pháp đã không sẵn sàng đưa ra bất kỳ ngày nào cho trưng cầu dân ý hoặc đồng ý với đề nghị lập ra một ủy ban chung Việt Nam-Pháp để sắp xếp và giám sát cuộc trưng cầu dân ý. Đồng thời chính quyền Pháp ở Đông Dương đã không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn ở Nam Kỳ và tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại các yếu tố kháng chiến trung thành với Việt Nam.

Hồ Chí minh nhận thức rằng Chính phủ Pháp hiện nay là tạm thời và cho đến khi một hiến pháp mới của Pháp được thông qua, phác thảo Liên hiệp Pháp thành hình, và một chính phủ thường trực được lựa chọn, sẽ rất khó khăn cho các quan chức Pháp ký kết bất kỳ hiệp ước vĩnh viễn hoặc thỏa thuận nào với Việt Nam. Vì lý do đó, ông đã hoàn toàn sẵn sàng hoãn Hội nghị Fontainebleau cho đến tháng Giêng hoặc khoảng chừng thời gian đó.

Đối với thỏa thuận nguyên trạng [Vivendi modus] cần phải được ký kết ngày 10 Tháng Chín năm 1946, Hồ Chí minh nói rằng những thỏa thuận đã đạt được liên quan đến quyền lợi kinh tế và văn hóa Pháp tại Việt Nam, một liên minh hải quan với Đông Dương, và đồng tiền chung, mặc dù đã có một số khó khăn hơn trong việc soạn thảo kể từ khi ông từ chối cho phép cụm từ “Liên Bang Đông Dương" vì nó không tồn tại. Phía Pháp, tuy nhiên, đã không chấp nhận yêu cầu của Việt Nam là "các quyền dân chủ" phải được phục hồi tại Nam Kỳ. Hồ Chí-minh giải thích rằng điều này có nghĩa là tự do báo chí, tự do hội họp và việc trả tự do cho các tù nhân chính trị. Việt Nam cũng khẳng định rằng họ được phép gửi một phái đoàn đến Nam Kỳ để đảm bảo Pháp thực sự tôn trọng những quy định này và hợp tác với Pháp trong việc kết thúc chiến tranh du kích. Ông thú nhận rằng có nhiều thành phần xấu trong phong trào kháng chiến ở Nam Kỳ, nhưng lý luận rằng nếu những người đại diện cho ông có thể đi khắp nơi và nói chuyện với các lãnh đạo địa phương, họ sẽ phân biệt được ai là kẻ cướp ai là người yêu nước, và những kẻ cướp sẽ bị loại bỏ bởi quân của ông hay của Pháp.

Hồ Chí Minh nói rằng ông vẫn hy vọng đạt được một thỏa thuận với người Pháp trước khi khởi hành [về nước] vào ngày 14 tháng 9, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, ông phải về nước vào ngày đó kể từ khi ông đã xa lâu ngày đất nước của mình.

Ông hy vọng sẽ nhận được từ Hoa Kỳ, nhưng mơ hồ, ngoại trừ liên quan đến viện trợ kinh tế. Về việc này, ông giải thích rằng sự phong phú của đất nước của ông phần lớn chưa phát triển, mà ông cảm thấy rằng Đông Dương là một lĩnh vực màu mỡ cho đầu tư và doanh nghiệp Mỹ. Ông đã chống lại và sẽ tiếp tục chống lại mong muốn Pháp tiếp tục chính sách cũ của họ về độc quyền kinh tế. Ông đã sẵn sàng dành ưu tiên cho Pháp trong các vấn đề như tham mưu, nhượng quyền, và mua thiết bị máy móc, nhưng nếu người Pháp không ở trong một vị trí đáp ứng nhu cầu của đất nước ông, ông sẽ nhấn mạnh về quyền tiếp cận các quốc gia thân thiện khác. Ông gợi ý rằng chính sách có thể áp dụng cả cho các vấn đề quân sự và hải quân cũng như đã đề cập đến căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh.

Khi tôi ra về, Hồ Chí-minh nói rằng ông hy vọng rằng thông qua những tiếp xúc của ông với Đại sứ quán, công chúng Hoa Kỳ sẽ được thông báo về tình hình sự thật về Đông Dương.

Ký tên, George M. Abbott

---- Hết Pentagone Papers Part I---
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét