Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

BIẾT ĐỎ MẶT



Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng:- Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng - Hải Phòng: Có bàn tay của giang hồ? Mai Phương (NLĐ) -

Nhiều người dân ở huyện Tiên Lãng khẳng định một nhóm giang hồ ở quận Kiến An, TP Hải Phòng có liên quan đến việc thu hồi đất của hộ ông Đoàn Văn Vươn

Dù chỉ thực hiện cưỡng chế thu hồi 19,3 ha trong tổng số 40,3 ha đầm do gia đình ông Đoàn Văn Vươn đang quản lý nhưng ngôi nhà hai tầng thuộc quyền sở hữu của gia đình ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn) trên diện tích chưa bị thu hồi cũng đã bị san phẳng.
Ai nhờ cậy giới “anh chị”?

Khi trả lời các cơ quan báo chí, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, khẳng định ngôi nhà bị lực lượng chức năng phá dỡ vì ngôi nhà này là nơi đối tượng nổ súng vào lực lượng cưỡng chế ẩn nấp. Ngay sau đó, ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, lại nói do bức xúc về việc gia đình ông Vươn chống người thi hành công vụ nên người dân bất bình đã san phẳng ngôi nhà này.

Khu đầm trên cùng thửa đất đã được bồi thường

... và biên bản bồi thường của UBND TP Hải Phòng
Trong khi đó, một số người chứng kiến vụ cưỡng chế cho biết việc hủy hoại ngôi nhà hai tầng của gia đình ông Đoàn Văn Quý có bàn tay của giang hồ đất Cảng. Theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Người Lao Động, trước khi diễn ra vụ cưỡng chế, một số đối tượng giang hồ có “số má” tại quận Kiến An đã được nhóm “anh chị” ở huyện Tiên Lãng tên là Trọng “phồn”, Độ… điều về khu vực đầm của ông Vươn để gây thanh thế.
Sau khi “biểu dương lực lượng”, nhóm giang hồ này đã được trả thù lao mỗi người 2 triệu đồng. Nhóm “anh chị” huyện Tiên Lãng là những đàn em có quan hệ mật thiết với một chủ đầm nuôi trồng thủy sản tên là K. trên địa bàn xã Vinh Quang.
Nhiều người dân ở Tiên Lãng cũng khẳng định chủ đầm này có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo một số cơ quan ở huyện Tiên Lãng. Ngay sau khi tổ chức cưỡng chế, nhóm “anh chị” Trọng “phồn”, Phường “tố”, Chương “sực” đã có mặt ngay tại đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn.
Ngày 10-1, khi một số phóng viên đến chụp ảnh, thu thập tài liệu tại khu đầm của ông Vươn thì bị nhóm “anh chị” này cản trở. Chiều 30-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một số chủ đầm trong khu vực này khẳng định chủ đầm K. cũng có một chiếc máy xúc giống với chiếc máy xúc đã phá hủy ngôi nhà của ông Quý.
Vũ Văn H., một tay anh chị “số má” tại địa phương, tiết lộ anh ta cùng với những tay giang hồ cộm cán như Phường “tố”, Chương “sực” hiện diện tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình ông Vươn là do có người nhờ cậy.
Đã từng được bồi thường
Tại các cuộc họp sau khi tổ chức cưỡng chế, thu hồi 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn, ông Lê Văn Hiền luôn khẳng định: Căn cứ để UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất là hết thời hạn giao đất. Cũng chính vì vậy huyện không bồi thường chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật của người dân.
Tuy nhiên, trước đó, năm 2005, UBND TP Hải Phòng đã có quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để giao cho Thành đoàn Hải Phòng triển khai dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu”. Theo quyết định thu hồi đất này, gia đình ông Vươn bị thu hồi hơn 4,8 ha trong số 40,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại khu Cống Rộc. Khu đất bị thu hồi được xác định là đất nông nghiệp hạng 5, loại đất nuôi trồng thủy sản.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng (hiện là Bí thư Thành ủy Hải Phòng), đã đồng ý phê duyệt phương án đền bù. Theo phương án này, chỉ với hơn 4,8 ha đất nuôi trồng thủy sản bị thu hồi, hộ ông Vươn đã được bồi thường 271 triệu đồng. Các hạng mục như khối lượng đắp bờ bao, nhà chòi, cống, chi phí cải tạo đầm... đều được bồi thường, thậm chí được hỗ trợ cả về công lao động…


Luật sư vào cuộc
Chiều 30-1, luật sư Nguyễn Duy Minh, Văn phòng Luật sư Duy Minh thuộc Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết sáng cùng ngày, ông đã làm việc với Cơ quan Điều tra Công an TP Hải Phòng để làm thủ tục bào chữa miễn phí cho bị can Đoàn Văn Vươn và người nhà. Tuy nhiên, ông vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can nên ông chưa được tiếp cận hồ sơ vụ án và chưa được tiếp xúc với bị can.
Bài và ảnh: Mai Phương


--– Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng – Hải Phòng: Có bàn tay của giang hồ?(NLĐ).  – Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Nhiều tay giang hồ có mặt tại khu đầm  (PLTP). –“Xã hội đen” được giao quản lý đầm ông Vươn?  (Thanh Niên). ‘Chưa biết ai phá nhà ông Vươn’  –  (BBC). - “Nói nhà ông Vươn bị dân phá là không được!”  (NĐT). –  Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Báo Đối ngoại VEN đã “vào cuộc” từ năm 2008 (VEN). Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Thông tin mới vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (VNN 30-1-12) Sẽ xử nghiêm người ra lệnh phá nhà ông Vươn (TT 30-1-12) -- 'Sẽ có nhiều Đoàn Văn Vươn'? (BBC 29-1-12) --Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Báo Đối ngoại VEN đã “vào cuộc” từ năm 2008/ven.vn/
(VEN) - Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc diễn ra ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012. Vụ việc chống lại người thi hành công vụ lực lượng cưỡng chế thuộc khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng diễn ra làm 6 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương.

Đã có nhiều luồng thông tin khác nhau về sự việc nhưng chủ yếu là những thông tin diễn ra sau ngày 5/1 hoặc một số vấn đề ngay trước đó mà chưa có dịp tiếp cận với những gì đã có từ nhiều năm trước - khi Cống Rộc còn là “nỗi kinh hoàng” của người dân Tiên Lãng.
Dẫu vậy, bằng nhiều nguồn khác nhau, bản chất của sự việc dần được nêu ra tường tận.
Báo đối ngoại Vietnam Economic News (VEN) (Bộ Công Thương) ngay từ năm 2008, báo đã có loạt bài phóng sự “Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển”. Trên cơ sở đơn thư khiếu nại khẩn thiết của người dân, Tòa soạn đã cử phóng viên về “ba chung” tại Cống Rộc và nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện chặt chẽ các quy trình trước khi cho đăng trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam, sau đó đăng lại trên trang điện tử http://www.ven.vn - thuộc Báo Đối ngoại Vietnam Economic News.
Tổng Biên tập Báo Đối ngoại VEN - cho biết: “Dù đã gần 4 năm, nhưng vẫn nhớ rất rõ vì đã phải xem xét kỹ càng hồ sơ vụ việc tới từng chi tiết trước khi duyệt đăng những bài này”.
Đúng ra, loạt phóng sự này ban đầu gồm 6 kỳ. Tuy nhiên, do là tuần báo và theo đề nghị của Ban biên tập nên sau đó tác giả loạt phóng sự này đã rút thành 3 kỳ.
Để có tài liệu và hình ảnh cho loạt phóng sự, phóng viên đã phải nhiều lần tới Vinh Quang cùng sống, ăn, ngủ những người dân giữa đầm nuôi tôm (khu vực mới bị cưỡng chế). Trong lần nghỉ lại giữa đầm tôm này, phóng viên đã có lúc phải cùng người dân thức trắng đêm do muỗi và mưa to bất ngờ ập đến. Cũng trong các chuyến công tác, phóng viên không ít lần phải giấu đi những giọt nước mắt khi nghe câu chuyện về quá trình lấn biển của ông Vươn cũng như chứng kiến tận mắt nỗi vất vả, khó khăn của những người dân nơi đây.
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc và nhằm cung cấp thêm thông tin liên quan đến “sự kiện 5/1/2012” ở Hải Phòng, Tòa soạn xin đăng tải lại 3 kỳ “Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển” đã xuất bản trên ấn phẩm Kinh tế Việt Nam số 30 (ra ngày 22/7/2008), số 31 (ra ngày 29/7/2008), số 32 (ra ngày 5/8/2008) trên trang tin điện tử http://www.ven.vn./. 
Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, cầm súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương. Ngày 10/1, 4 bị can gồm: Đoàn Văn Quý (46 tuổi), Đoàn Văn Vươn (49 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (55 tuổi) và Đoàn Văn Vệ (38 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người. Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được tại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.
Chí Trung










Chính quyền địa phương 'tiền hậu bất nhất' - (BBC)-Luật sư Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc, nói chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng đã 'thay đổi phát ngôn' trong vụ Đoàn Văn Vươn.– Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc: Chính quyền địa phương ‘tiền hậu bất nhất’  –  (BBC).  –Lòng tin và sự bất nhất (NB&CL).  – Trái lòng dân thì hại nước (SK&ĐS).  – Luật Pháp bảo vệ ai? dân hay chính quyền  –  (RFA). – TIN RẤT NÓNG: TIÊN LÃNG ĐÃ PHÁT NỔ MỘT QUẢ BOM SỰ THẬT (Nguyễn Quang Vinh).




Như vụ Tiên Lãng: Dân chửi anh em Mọt  –  (Cu Làng Cát).  - Đối thoại giữa chú Tư với anh Ba thợ hồ: Phép vua thua lệ làng (VOH).  - Thanh tra vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng (VNE). Vụ cưỡng chế đất: “MTTQ Việt Nam chỉ làm đúng chức năng” (VOV).  – Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng: Chính quyền cơ sở bất chấp luật (Công Luận). – Nói với Cổng Thông tin Điện tử Tiên Lãng  –  (DLB). – Nổi bật ngày 30/1: ‘Cần miễn nhiệm Thẩm phán ở vụ ông Đoàn Văn Vươn’ (GDVN). – Nỗi niềm từ Tiên Lãng (ĐĐK). - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Dân “phản pháo” phát biểu của lãnh đạo TP (GDVN).   – Bùi Văn Bồng: QUYỀN DÂN CHỦ và LỐI SỐNG “THỦ” CHO CÁ NHÂN (Người lót gạch).Ai là người ra lệnh phá nhà ông Vươn? -Chính quyền địa phương vẫn khẳng định việc thu hồi đất là đúng quy định, trong khi người dân địa phương tỏ ra đồng cảm với ông Đoàn Văn Vươn.
-Vụ cưỡng chế: Đang rà soát ai phá nhà dân - -Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Bộ NN-PTNT, Hội Nghề cá vào cuộc NLĐO - Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho rằng chính quyền huyện Tiên Lãng đã quá vội vàng trong việc thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn và TP Hải Phòng cần vào cuộc làm rõ vụ việc để lấy lại lòng tin của nhân dân


-NGƯỜI VIỆT BỨC XÚC TRƯỚC VIỆC QUAN CHỨC ĐỊA PHƯƠNG CHIẾM ĐẤT

Nguồn: Radio Australia
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
27.01.2012
Một sự kiện tranh chấp đất đai ở thành phố Hải Phòng đã trở thành một vấn đề quốc gia
Khi khoảng độ 100 cảnh sát và quan chức địa phương đến để giải toả một nông dân và gia đình ông, họ đã không chịu khuất phục và chống trả lại bằng súng và bom tự chế.
Đây là một trường hợp chống trả bằng bạo lực hiếm hoi tại quốc gia Việt Nam do Cộng sản cai trị.


Và sự ủng hộ rộng rãi của dư luận đối với người nông dân này đã nhấn mạnh mối bất bình su đậm về tệ nạn cướp đất được cho là bởi quan chức địa phương đồng loã với những nhà xây cất.
Xướng ngôn viên: Liam Cochrane
Người được phỏng vấn: Ben Bland, phóng viên về Việt Nam của tờ Financial Times, Anh Quốc
BLAND: Tranh chấp đất đai là hiện tượng xảy ra rất thường xuyên trên khắp Việt Nam, nơi luật sở hữu đất đai không được rõ ràng. Tính nổi bật của vụ này là việc sử dụng bạo lực mạnh của người nông dân và gia đình ông trong việc tìm cách bảo vệ mảnh đất của mình. Người nông dân 49 tuổi tên là Đoàn Văn Vươn đã có quá trình tranh chấp lâu dài với chính quyền địa phương về mảnh đất của ông, trước đây từng là một khu đầm lầy. Ông đã biến nó thành một trại nuôi thuỷ sản và khi chính quyền địa phương và cảnh sát đến để trục xuất ông ra khỏi mảnh đất của mình, ông và gia đình đã cài đặt một số những quả mìn tự tạo và chống trả lại bằng súng. Một cuộc đấu súng đã nổ ra và sáu cảnh sát đã bị thương, theo tường trình của truyền thông nhà nước. Sự kiện này xảy ra vào ngày 5 tháng Giêng và ông Vươn cùng gia đình đã bỏ trốn và cuối cùng đã bị bắt giữ và bị buộc tội cố ý giết người. Vì thế nó đã đã có một mức độ bạo lực hiếm thấy và sự kiện ban đầu đã lắng dịu nhưng rõ ràng là trong vài tuần qua đã có một sự ủng hộ và thông cảm rộng rãi đến ông Vươn cùng gia đình. Trong dư luận địa phương, một số những luật sư, blogger nổi tiếng và thậm chí cả cựu chủ tịch nước đã lên tiếng bảo vệ ông, họ nói rằng chính quyền đã sai trái trong việc tìm cách tịch thu đất của ông và họ thông cảm với việc xử dụng bạo lực, điều vốn rất hiếm hoi ở Việt Nam.
COCHRANE: Và tôi nghĩ rằng với việc sử dụng bạo lực như thế, như ông đã nói, rất hiếm hoi. Có phải điều này đã đánh trúng vào thái độ của người dân trên khắp đất nước?
BLAND: Tôi nghĩ vậy, ý tôi là ta phải hiểu được rằng việc tranh chấp đất đai là một trong những nguyên nhân sâu xa nhất của sự bức xúc và mâu thuẫn tại Việt Nam và tất cả đều liên quan đến nạn tham nhũng. Vì thế Việt Nam, giống như Trung Quốc, đang do Đảng Cộng sản nắm quyền, nhưng nó đã giải phóng nền kinh tế của mình trong 20 năm qua. Vì thế giờ đây mọi người có thể mua bán trao đổi quyền sử dụng đất đai nhưng trên danh nghĩa thì nhà nước và nhân dân lại sở hữu toàn bộ đất đai và sự mập mờ này dẫn đến rất nhiều vấn đề, đặc biệt là khi chính quyền địa phương muốn nắm quyền kiểm soát đất đai để bán lại cho những nhà xây dựng. Và ví dụ như Liên Hiệp Quốc đã nói rằng những vụ tranh chấp đất đai này là nguyên nhân lớn nhất của nạn tham nhũng tại Việt Nam vì họ cho rằng thường xuyên những nhà xây dựng sẽ đồng loã với chính quyền địa phương, họ sẽ tìm cách mua đất với giá rẻ từ người dân, phát triển nó để hưởng lợi nhuận khổng lồ. Và Việt Nam là một quốc gia tương đối tham nhũng căn cứ trên mọi hạng mục quốc tế và những vấn đề đất đai là trọng tâm của tệ nạn này. Vì thế tôi cho rằng đã có rất nhiều sự đồng tình trên cả nước. Nếu không phải với phương cách mà ông ta đã sử dụng để bảo vệ mảnh đất của mình thì chí ít cũng với hoàn cảnh mà ông đang mắc phải và điều rất phổ biến tại Hà Nội, nơi tôi đang ở, là việc chứng kiến những vụ biểu tình về đất, người dân đến từ những làng quê ngoại ô với những tranh chấp nào đó, họ tuần hành trên phố với đơn kiện và khẩu hiệu bày tỏ những nguyên nhân khác nhau của mình. Vì thế đây là một vấn đề mà 85-86 triệu người dân Việt Nam có được một sự đồng cảm nào đó. Ví dụ như nhiều người đều có một thân nhân nào đấy đang liên quan đến việc tranh chấp đất đai.
COCHRANE: Tôi có thể hình dung được rằng chính quyền Việt Nam rất lo lắng về những sự kiện loại này sẽ trở thành một ví dụ điển hình và về khả năng đe doạ đến tính ổn định xã hội từ những vụ tranh giành đất như thế này. Họ đang nói gì?
BLAND: Chính quyền cũng không tuyên bố điều gì công khai về việc họ lo lắng ra sao, nhưng chắc chắc việc này cho thấy một mối quan tâm ngày càng lớn.
Thủ tướng Việt Nam, người đứng đầu trong bộ ba lãnh đạo tối cao đã ra lệnh điều tra hành động của tỉnh và đã có một cố gắng nhỏ nhằm dập tắt vấn đề này, đưa nó vào quên lãng. Nhưng những vụ tranh chấp đất đai và những vấn đề liên quan đến đất đai lại là một trong những mối quan tâm chủ chốt đến sự ổn định xã hội đối với chính quyền, cùng với những vụ đình công của công nhân ở các nhà máy. Và một dấu hiệu cho thấy mức quan tâm của chính quyền là họ đã từ chối cấp phép cho tôi và những phóng viên nước ngoài khác đến Hải Phòng để điều tra sự việc và rõ ràng là chúng tôi đã biết mọi việc nhờ đọc được trên truyền thông nhà nước, nhưng chúng tôi vẫn muốn đến đấy để tìm cách có được một cái nhìn cân bằng hơn trên thực tế, nhưng họ đã từ chối cho phép các phóng viên nước ngoài đến đấy và chính quyền Hải Phòng nói rằng họ cũng muốn báo chí địa phương cũng như ngành truyền thông do nhà nước quản lý ngưng việc tường thuật vụ việc này, và đấy là dấu hiệu cho thấy rằng họ đang lo ngại về không khí ngày càng căng thêm trước sự kiện này cũng như mức độ của dư luận công chúng. Vì thế tôi cho rằng hiện nay họ đang tìm cách dập tắt nó và có lẽ cuộc điều tra này sẽ có báo cáo sau vài tháng khi vấn đề này trở nên yên ắng hơn.
- Vụ cưỡng chế đầm vùng tại xã Vinh Quang: Chính quyền đầy đủcơ sở pháp lý. CTTĐT HTL: Gần một tháng trôi qua, vụ án Đoàn Văn Vươn cùng người nhà xả súng vào lực lượng cưỡng chế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Dư luận cực lực lên án hành động coi thường vi phạm pháp luật, tuy nhiên về vấn đề tại sao lại tổ chức cưỡng chế và cơ sở pháp lý trong vụ việc này, đa số nhân dân vẫn chưa nắm bắt tường tận. Nhằm giúp nhân dân trên địa bàn có những thông tin chính xác hơn về vụ việc này, sau một thời gian làm việc, chúng tôi đã tiếp cận với một số cơ quan chức năng và những người có liên quan để tìm hiểu, điều tra về nguồn gốc đất đai, quá trình hình thành vùng đầm NTTS ven biển.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời về các vấn đề cơ bản là: tại sao lại phải thu hồi để chuyển đổi hình thức giao đất sang thuê đất? Tại sao thu hồi không cần đền bù? Công lao trong việc làm đê và trồng rừng cây chắn sóng thuộc về ai? Trước hết cần khẳng định lại rằng, việc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế mà không cần đền bù là hoàn toàn thấu tình và đạt lý.

Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóaVII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyênBí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003), cho biết: Những thập niên 70 – 80 thếkỷ 20, sau quá trình lấn biển lần thứ nhất, huyện Tiên Lãng hình thành được mộtsố xã mới là Đông Hưng, Tiên Hưng và Tây Hưng, cùng một khu đất bãi bồi rộngvài trăm ha.
Thời kỳ mới thành lập, kinh tế các xã vùng ven biển cònnhiều khó khăn, nhưng khu bãi bồi Vinh Quang đã nổi lên là khu vực màu mỡ vớinguồn tài nguyên tự nhiên ven biển phong phú. Nhiều gia đình hộ dân sinh sốnggần đây đã tự ý ngăn chia các khu vực lấn chiếm đất, bán nhượng đầm vùng đểkiếm sống và đã nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các hộ dân. Đặc biệt nghiêmtrọng hơn, còn có cả hiện tượng chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi, ảnh hưởng đếnkhả năng bảo vệ đê điều, môi trường sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản. Từđó, huyện quyết định sẽ giao đất cho một số hộ dân để quản lý được tốt hơn.
Cũng chính ngay tại thời điểm đó, huyện đã xác định đượckhu vực đất bãi bồi ven sông ven biển xã Vinh Quang sẽ nằm trong chương trìnhquai đê lấn biển lần thứ hai, vùng đất đó sẽ phải quy hoạch lại toàn bộ, chonên ngay khi giao đất cũng tính đến chuyện thu hồi. Xuất phát từ tình hình thựctiễn của địa phương như trên, với mục đích chính là “Giao đất chưa sử dụngtrong khi chờ quy hoạch”, ông Yên, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện TiênLãng đã quyết định giao cho ông  Đoàn Văn Vươn 40,3 ha đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản, với thời hạn 14 năm. Huyện cũng xác định, với thời gian đó đủ để người nông dân hoàn vốn và có lãi, nên đã quy định sẽ không bồi thường khi thu hồi đất.
Ông Yên cho biết thêm: Tất cả những người xin được cấp đất để nuôi trồng thủy sản đều biết rõ quy định của huyện ngay tại thời điểm đó và đều nhất trí với quan điểm đó của huyện. Bản thân ông Vươn và gia đình cũng phải hiểu được chính quyền đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho ông trong quá trình làm ăn tại khu đất nuôi trồng thủy sản này như: đắp đê, trồng rừng chắn sóng, làm cống thoát nước, làm đường công vụ, tạo điều kiện cho vay vốn… nhưvậy rõ ràng ông Vươn và gia đình là những người được hưởng lợi trực tiếp do nhànước hỗ trợ.
Song khi hết thời hạn giao đất, ông Vươn cố tình không thựchiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện, mặc dù đã được các cấp giải quyết theo trình tự, mà vẫn ngang nhiên sử dụng 40,3 ha đất nuôi trồng thủy sản và đồng thời không thực hiện nghĩa vụ tài chính, gây bức xúc trong nhân dân và tạo tiền lệ xấu cho các chủ đầm vùng khác không chấp hành các quyết định khi nhà nước thu hồi đất đã hết hạn sử dụng. Chỉ cách một con kênh, phía bên kia là Bắc Cống Rộc có đồng ruộng của người dân xã Vinh Quang hàng năm người nông dân phải nộp sản lượng về cho nhà nước, một bên là hàng chục ha nuôi trồng thủy sản với kinh phí hàng năm thu về hàng tỷ đồng nhưng từ năm 2007 ngay sau khi có Quyếtđịnh thu hồi đất, gia đình ông Vươn đã không có một động thái nào về nộp thuế cho nhà nước.
Là người trực tiếp ký các quyết định giao đất cho ông Vươn,nguyên Chủ tịch UBND huyện Lưu Quang Yên khẳng định, việc giao đất cho ông Vươnở thời điểm đó, với tình hình thực tế như đã phân tích ở trên là hoàn toàn đúng pháp luật.
“Bản thân tôi và người dân ở đây đều hiểu rằng, căn nguyênkhiến các đối tượng chống trả quyết liệt do diện tích đất nằm trong diện quyhoạch Sân bay quốc tế Tiên Lãng. Nếu như giao đất cho Vươn thì sau này Nhà nướcphải đền bù với mức rất cao. Nhưng nếu là đất thuê thì hết thời hạn thuê phảitrả và chỉ được nhận hỗ trợ về phần kiến trúc xây trên đất. Ông Vươn cố giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án được triển khai” – ông Yên cho biết.
Qua tìm hiểu, được biết: đất giao ông Vươn là đất bãi bồi ven biển không phải là quỹ đất nông nghiệp giao cho nông dân. Quyết định số 220của UBND huyện ghi rõ thời hạn giao đất là 14 năm kể từ ngày 14/10/1993, trước khi hết thời hạn 6 tháng ông Vươn không có đơn gia hạn, nên theo quy định tạiKhoản 10 Điều 38 và Khoản 1 Điều 43 Luật Đất đai năm 2003, Khoản 5 Điều 36 vàĐiều 142, Nghị định 181 của Chính phủ thì việc UBND huyện thu hồi đất là theo đúng quy định pháp luật. Trong thời gian 14 năm được giao đất, ông Vươn đã được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, tham gia vào các dựán, đắp đê chắn sóng…
Mặc dù vậy, ông Vươn có nhiều sai phạm, như: tháng 4/2007ông Vươn lấy danh nghĩa là Chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản đã sử dụngcon dấu để ký báo cáo, trong bản báo cáo đó có nhiều nội dung mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ UBND huyện Tiên Lãng, chống lại việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt đã nhấn mạnh nội dung vận động lực lượng để chống đối lại việc UBND huyện thu hồi khu đất. Như vậy có thể nhận thấy, hành vi của Đoàn Văn Vươn và một số đối tượng liên quan chống đối lại cơ quan thi hành công vụ là hết sức nguy hiểm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần trừng trị nghiêm minh.
Về thông tin chính quyền huyện thu hồi đất để giao cho cá nhân khác, qua tìm hiểu được biết đây là thông tin không chính xác. Hiện khu đầm vùng 40,3 ha do xã Vinh Quang quản lý.
Về việc các chiến sĩ công an và quân đội tham gia bảo vệđoàn cưỡng chế bị thương hôm 5/1 đã xuất viện nhưng có một số đồng chí chưa gắp được hết đạn ra khỏi người, có đồng chí bị thương vào mắt, sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này.
Bản chất sự việc cũng khá đơn giản, nhưng lợi dụng việc này, một số kẻ xấu đã thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước,truyền thống đoàn kết của nhân dân Tiên Lãng. Qua bài viết này, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc cưỡng chế với ông Đoàn Văn Vươn hoàn toàn thấu tìnhđạt lý, việc chống lại cơ quan chức năng bằng các hành vi manh động sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng của PL. Cũng mong rằng, qua sự việc này, những trường hợptương tự cần rút kinh nghiệm cho bản thân, cần nghiêm chỉnh chấp hành chủtrương, đường lối mang đậm tính chất nhân văn của Đảng, sự nghiêm minh của phápluật XHCN.


Thông tin mới vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng   - Chị Nguyễn Thị Thương, vợ của Đoàn Văn Vươn – chủ đầm bị cưỡng chế tại Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có đơn tố giác kèm theo bản chữ ký xác nhận của người dân xã Vinh Quang liên quan đến việc ngôi nhà của hai anh em Vươn bị san phẳng.


Bức xúc trước việc ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng thông tin “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bình và bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình với việc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai” (lời ông Thoại tại cuộc họp giao ban báo chí tại Hà Nội vào sáng ngày 17/01/2012), chị Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ Đoàn Văn Quý) đã có đơn tố giác gửi cơ quan chức năng.
Trong lá đơn tố giác, chị Thương, chị Hiền khẳng định: sau khi cưỡng chế, hội đồng cưỡng chế đã hủy hoại tài sản, đập phá nhà cửa… sau đó giao cho công an xã và một số người lạ mặt khác trông coi, quản lý, không cho ai ra vào khu vực đầm.
Vợ con Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý “đón tết” tại căn lều bạt dựng trên nền đất cũ ngoài đầm.



Vì thế, không thể có chuyện người dân xuống được đầm để đập phá nhà cửa như thông tin ông Thoại đưa ra.
Hàng chục người dân xã Vinh Quang đã ký tên kèm trong lá đơn tố giác của chị Thương – Hiền khẳng định việc không có chuyện người dân đập phá nhà cửa của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý như lời vị lãnh đạo của UBND TP.Hải Phòng đã nói.
Chiều ngày mồng 4 tết (ngày 25/1/2012), chị Nguyên Thị Thương, Nguyễn Thị Hiền đã bắt xe ôm lên Hà Nội để gửi đơn kêu cứu cho chồng (hai chị bị say xe). Đi cùng hai chị có cháu Đoàn Vũ Hải (8 tuổi) đi cùng. Trên đường về, vì trời lạnh và ngủ gật trên xe, cháu Hải đã bị bánh xe máy nghiến nát gót chân. Chị Thương, chị Hiền đã đưa cháu vào sơ cứu tại bệnh viện Cẩm Giàng (Hài Dương) sau đó đưa cháu về Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng để điều trị.
Trước Tết Nguyên đán, chị Thương, chị Hiền cùng các con đã dựng túp lều bạt trên nền đất cũ ngoài khu đầm bãi để ở tạm. Nhiều người dân xã Vinh Quang đã rất cám cảnh trước thực trạng này của vợ con chủ đầm Vươn – Quý.

Chiều ngày 28/1/2012 (mồng 6 tết), phóng viên VietNamNet đã có mặt tại khu đầm bãi bị cưỡng chế của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý. Căn lều bạt tạm bợ được dựng trên nền cũ của ngôi nhà hai tầng đã bị san phẳng thời điểm bị cưỡng chế (chiều ngày 05/1/2012).
Xung quanh ngổn ngang gạch đá, giữa khu đầm bãi rộng mênh mông, hoang lạnh. Tất cả các khu đầm của anh em Vươn – Quý đã bị nhiều người lạ tận thu, vơ vét thủy hải sản từ trước tết Nguyên đán.
Căn lều bạt tuềnh toàng chỉ có tấm chăn phủ trên chiếc giát giường đặt trên nền đất. Bên cạnh đó là đám lưới rách nát. Đồ đạc duy nhất là một bình nước uống đóng chai. Không có bất cứ một vật dụng nào khác, từ chiếc xoong nồi, bát đĩa…
Từ chiếc lều dựng tạm này, đi thêm vài trăm mét men theo bờ đầm được gia cố bằng những tấm bê-tông là khu vực nhà của Đoàn Văn Vươn. Khu nhà này cũng đã bị san phẳng từ nhiều ngày trước đó.
Gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý thường trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Khi bắt tay vào việc cải tạo đầm bãi cống Rộc, anh em Vươn – Quý đã bán toàn bộ ruộng vườn, nhà cửa tại Bắc Hưng để lấy vốn đầu tư.
Nhiều năm nay, vợ chồng, con cái, anh em Quý – Vươn sống tại khu đầm bãi do mình cải tạo và được huyện Tiên Lãng cho thuê. Do đó, sau khi nhà cửa bị san phẳng, vợ con Vươn – Quý không có nhà để ở, phải đi ở nhờ.
Sau nhiều ngày bị ngăn cấm, hai chị em Thương – Hiền cùng các con đã về dựng lều ở khu vực đầm. Rất nhiều người dân xóm Chùa Trên, người dân xã Vinh Quang đã kéo đến thăm hỏi và quyên góp tiền, gạo… hỗ trợ mẹ con các chị chút ít để đón tết.
Chị Nguyễn Thị Thương khẳng định: mẹ con chúng tôi không nhận được bất cứ sự hỏi thăm nào của đoàn thể, tổ chức, chính quyền Tiên Lãng. Lý do: họ cho rằng gia đình chúng tôi không có hộ khẩu ở địa phương nên chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng không hỗ trợ Tết.
Trong khi đó, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho biết: Việc này là do chính quyền cơ sở xem xét để có quyết định thăm hỏi động viên. Tôi chưa nắm được anh em cơ sở có thăm hỏi hay không, tôi phải trao đổi lại xem thế nào...
Cháu Đoàn Vũ Hải nằm điều trị 
Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, ông Phạm Đăng Hoa cho biết: mặc dù sinh sống và làm ăn tại xã Vinh Quang nhưng do gia đình ông Vươn, ông Quý không có hộ khẩu ở đây nên việc lo Tết và bảo đảm cuộc sống sau vụ thu hồi đầm không thuộc trách nhiệm của xã.

Trước đó, trong buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 21-1 (28 tháng Chạp), ông Lê Văn Nhã, Phó Chủ tịch Thường trực MTTQ TP Hải Phòng khẳng định: “TP Hải Phòng sẽ không để một người dân khó khăn nào không có Tết”.

Trong cuộc họp báo vào chiều ngày 12/1 trước đó tại trụ sở UBND TP.Hải Phòng, không có sự có mặt của các lãnh đạo chủ chốt, chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND TP, Sở TN-MT, đại diện tòa án, Công an TP và lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng.
Kiên Trung


 “MTTQ Việt Nam sẽ kiến nghị với Chính phủ” (VOV 29-1-12) -- P/v LS Lê Đức Tiết --Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Bộ NN-PTNT, Hội Nghề cá vào cuộc (NLĐ 29-1-12)--- Đỗ Trung Thoại  Sẽ xử nghiêm người ra lệnh phá nhà ông Vươn(TT).


- Trầ nĐình Thu: “Cần miễn nhiệm thẩm phán xử vụ Tiên Lãng”(Người Đưa tin). – Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Bộ NN-PTNT, Hội Nghề cá vào cuộc (NLĐ). –  Luật sư nhận bào chữa miễn phí cho ông Vươn. VNExpress  - - Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: 5 kiến nghị bị “bỏ ngoài tai” (GDVN).--Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Dân “phản pháo” phát biểu của lãnh đạo TP (GDVN) - 'Nói dân chúng tôi phá nhà anh Vươn là bịa đặt, chẳng có người dân nào có máy xúc mà lại tự nhiên mang đi phá nhà người..- Nguyễn Quang Lập: Trong nhà quan có một người dân  (Quê Choa).  – Nóng không chịu được: Vụ anh Vươn, chính quyền đầy đủ cơ sở pháp lý (?!)  – (Người Ba Đồn). – Trần Đình Thu:BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 4 (Quê Choa).

KINH ĐIỂN: Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam
Exploring the Limits of the Judicialization of Urban Land Disputes in Vietnam (Law & Society Review 2011)
◄◄ - Trung Quốc không tư nhân hóa đất đai (CAND). - Dân nổi can qua (Mr. Do). – Trung Quốc và nghịch lý của thịnh vượng  –  (RFI). -


Thượng tướng Trần Đại Quang thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và Công an TP Hải Phòng (CAND). Chính quyền huyện Tiên Lãng bất tuân luật pháp TNVụ Tiên Lãng: Luật sư của MTTQ nói cưỡng chế trái luật - (NV).  - Luật sư nhận bào chữa miễn phí cho ông Vươn (VNE). - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: “MQTT Việt Nam sẽ kiến nghị với Chính phủ (VOV).  – Trang Phụ nữ TP  HCM cũng đã đăng lại ngay.-  Vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng là bất tuân luật pháp (ANTĐ). - Dân nổi can qua – (AP/ Mr. Do).


Tính lương thiện của người lãnh đạo (PLTP). Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Hàng chục tấn thủy sản trong đầm của ông Đoàn Văn Vươn "bốc hơi"(TN 27-1-12) -- Bài này được VOV đăng lại (đó cũng là chuyện đáng đề ý!), BBC ba chớp ba nháng cũng tường thuật, nhưng nói là của VOV.  Làm ăn kỹ lưỡng giùm nghe mấy cha (hãy trả lại cho Caesar những gì của Caesar)!
- Thái Sinh: MUỐN NÓI GIAN… LÀM QUAN…HẢI PHÒNG (Trần Nhương).
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chính quyền huyện bất tuân luật pháp (TT 28-1-12) -- Một luật sư bào chữa miễn phí cho ông Vươn (NLĐ 28-1-12)


-Đoàn Văn Vươn - Jacquou của thời nay 
-Vụ Tiên Lãng đã rẽ sang khúc quanh mới sau chuyến đi thực địa của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương được công bố trước Tết Nguyên Đán “Thu hồi đất như vậy là chưa rõ ràng, chưa minh bạch và loanh quanh... ý kiến của người dân mà tôi được tiếp xúc đều ca ngợi công lao của ông Đoàn Văn Vươn trong khai hoang lấn biển, bảo vệ đê điều và phát triển kinh tế biển. Người dân địa phương nói rằng việc ông Vươn và người thân tấn công người thi hành công vụ là sai nhưng hành động này là do bị dồn nén” 


Như vậy tôị danh ‘chống người thi hành công vụ’ với mức án có thể lên đến hàng chục năm tù cho anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quí có thể sẽ được giảm nhẹ nhiều vì là hành động tự vệ, những thiệt hại vô cớ về tài sản sẽ được đền bù và chấm dứt việc thu hồi đất trái phép? Trong khi đó hai anh em chủ tịch huyện Tiên Lãng và xã Quang Vinh là Lê Văn Hiền – Lê Văn Liêm nhiều tin cho biết sau Tết sẽ bị mất chức và có thể còn bị truy tố vì tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn. 



Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên người dân ‘thấp cổ bé họng’ chiến thắng chính quyền trong tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, quan trọng hơn là cách gia đình anhVươn đã chọn để giành lấy công lý là không bằng khiếu kiện ăn dầm nằm dề tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng như nhiều người mà anh biết chắc sẽ là vô vọng. Cũng không bằng con đường chạy chọt lo lót trong một xã hội mà tệ tham nhũng đã vô phương cứu chữa. Nhưng bằng những phát đạn nhắm thẳng vào lũ quan tham Hiền - Liêm. Chính họ mới là mục tiêu của vụ nổ hôm 5/1 chứ không phải sáu nhân viên công quyền thừa hành bị thương. Và nay với thông tin chuẩn bị cắt chức trên cho thấy anh Vươn đã bắn trúng đích!

Vụ nổ súng này chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ đối với dân oan khắp nơi trên cả nước giúp họ trở nên mạnh mẽ hơn trong cách đấu tranh thời gian sắp tới đây. Riêng với người dân xã Quang Vinh nơi xảy ra vụ việc, qua nhiều lời kể, các anh Vươn và Quí giờ đây đối với họ không khác gì những Jacquou ‘người nông dân nổi dậy’ của thời nay. Đồng thời còn là ‘bài học nhớ đời’ đối với lũ quan tham đang khắp nơi buộc họ từ nay phải e dè hơn mỗi khi muốn cướp đất của bất cứ người dân nào. 

Nhưng dẫu kết quả vụ xử có như thế nào vì âm vang của vụ nổ Tiên Lãng đã bay đi quá xa. Là bằng chứng hùng hồn về sự hiện diện của một tầng ‘cường hào áo bá’ mới trong xã hội VN ngày nay

Với những tình tiết bị vách trần cho thấy vụ nổ súng không hẳn sự phản kháng bình thường mà là một cuộc đấu trí đầy cân não đối với anh Vươn và là những người có đủ khả năng làm được điều này. Chính sức ép từ khoản nợ nhiều tỷ đồng tiền đi vay để đầu tư vào khu đầm này đã buộc anh phải chiến đấu ‘một mất một còn’ với chống lại sự ‘lộng hành’ quá đáng của lũ quan tham địa phương xã Quang Vinh, Tiên Lãng. 

Trong khi ấy, anh em chủ tịch Hiền - Liêm (và không loại trừ đằng sau họ còn có không ít quan chức Tp.Hải Phòng) vì quá ‘tối mắt’ trước những khoản tiền tỷ sẽ được bồi thường khi tiến hành xây dựng sân bay mà khu đầm gia đình anh Vươn sẽ là đường cao tốc đi qua, họ đã như kẻ mù không nhận ra còn có một Đoàn Văn Vươn bản lĩnh khác ngoài chuyện lấp biển. Chính sự ngu xuẩn này khiến họ đi bắt nạt nhầm người và bây giờ phải trả giá đắt! 

Một người vừa có trình độ kỹ sư (nông nghiệp) lại vừa có thể ‘đội đá vá biển’ loại công việc nặng nhọc không phải bất cứ người có học nào cũng làm nổi. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để những ai mắt còn sáng nhận ra anh nông dân Đoàn Văn Vươn không thể là loại nông dân chân lấm tay bùn tầm thường. 

Và những gì xảy ra đã chứng tỏ điều đó:

- Phải là người có TRÍ khôn ngoan anh Vươn mới biết cách dàn dựng một vụ nổ sao cho vừa đủ để gây tiếng vang nhưng không làm ai thiệt mạng. Điều quan trọng hơn nữa nơi xảy ra vụ việc là hoàn toàn nằm ngoài lệnh bị cưỡng chế. Chính sai phạm này đã khiến ông chủ tịch Hiền trả lời ‘ấm ớ hội tề’ khi bị báo chí hỏi để từ đó kéo thêm nhiều cái sai khác lòi ra. Giờ nhìn lại những tấm hình chụp cảnh công an chống bạo động đông đảo ‘trang bị tận răng’ với cả chó nghiệp vụ đang nhấp nhỏm bao vây căn nhà ‘có tội phạm ẩn nấp’ đăng tải trên nhiều báo mới thấy chính quyền ta đi làm chuyện ‘vớ vẩn’ làm sao!?

- Phải là người có LỰC mạnh mẽ mới dám tổ chức ‘chống người thi hành công vụ’ bởi xô xát đánh nhau với người của nhà nước bằng gậy gộc và bằng dùng súng đạn là hai hành vi làm có ý nghĩa hoàn toàn khác xa nhau một trời một vực đ/v , một khi bị bắt và đưa ra tòa dùng súng đạn tuỳ hoàn cảnh rất dễ bị kết tội ‘gây bạo loạn lật đổ chính quyền’ đi tù nhiều năm như chơi. Chỉ với người gan dạ thích thách đố ưa mạo hiểm từng ‘đội đá vá biển’ như anh Vươn mới có thể làm được điều này.

Với trình độ học vấn của Lê Văn Liêm chủ tịch xã Quang Vinh nghe đâu xuất thân là dân bán rượu giờ không biết đã ‘bớt say’ để hiểu ra vì sao ‘có nghe họ bảo sẽ chống đến cùng nhưng tôi không ngờ chúng nó dám manh động đến như vậy’?

Dẫu sao việc phải vào vai ‘Jacquou nổi dậy’ với một người được đánh giá là hiền lành như anh Đoàn Văn Vươn chắc chắn là khó khăn hơn nhiều so với chuyện ‘đội đá vá biển’ đầy nặng nhọc. Là những người công giáo mà giáo hội thì không bao giờ ủng hộ tội ác gây thưong tích cho đồng loại và giết người bị xem là trọng tội, thì việc nổ súng vào công an hôm 5/1 chắc chắn càng trở nên khó quyết định hơn.

Nhưng đã là người thì ai cũng vậy, một khi bị dồn vào thế cùng đường bản năng sinh tồn buộc họ phải vùng dậy, kể cả mạo hiểm để thoát hiểm. Là những đảng viên cộng sản kỳ cựu vì đã leo lên được tới chức chủ tịch huyện, lẽ ra Lê Văn Hiền phải ‘thấm nhuần’ cái chân lý này hơn ai hết. Áp bức nông dân quá đáng là tự rước họa về cho bản thân và cho cả nhà nước.

Nước Pháp vào đầu thế kỷ XIX Bá tước Nansac cậy quyền thế vua Louis XVIII bức tử một nông dân thôi khi làm lãnh chúa vùng Chateau de l'Herm đã khiến cậu bé Jacquou con trai của người nông dân bất hạnh này đã sớm nuôi tư tưởng nổi dậy để trả thù cha. 

Nay sau gần 2 thế kỷ giữa thời đại văn minh hiện đại lũ quan tham Lê Văn Hiền - Lê Văn Liêm lại đòi cướp không 40 ha đất đai công sức khai phá là miếng cơm manh áo, sự sống còn không chỉ một người mà là của nhiều gia đình họ Đoàn, mà người anh cả đầy bản lĩnh Đoàn Văn Vươn từng lấp biển thành công mà không lại biết cách vào vai Jacquou cứu gia đình thì mới thật là ‘chuyện lạ’.

Sàigòn, Mùng 4 Tết Xuân Nhâm Thìn 2012


LM Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong đi thăm gia đình anh Pherô Đoàn Văn Vươn 
Nguyễn Thành Tâm Muốn mọi người chứng kiến tận mắt, bà cụ đã dẫn mọi người ra thăm khu đầm của anh Vươn. Khi tới ngôi nhà đã bị chính quyền đổt phá, bà cụ tiến tới khu bàn thờ để đào bới đống tro...


-  -Chính quyền huyện bất tuân luật pháp (Tuổi trẻ). – Nhà ông Vươn mất hàng tỷ tiền cua cá  –  (BBC). – Nổi bật ngày 27/1: Vợ ông Vươn kêu cứu cho chồng, thủy sản bị mất cắp (GDVN). –Cú “nhầm” thế kỷ  –  (Nguyễn Tây Ninh). – ĐOÀN VĂN VƯƠN – JACQUOU CỦA VIỆT NAM – (Phạm Viết Đào). – Đầu năm và những tín hiệu mạnh mẽ [đầu năm]  –  (RFA).  – Vụ Tiên Lãng: Sự trả thù của xã – (Cu Làng Cát).
-Vietnamese frustrated by alleged land grabs by local officials (Radio Australia). - Cuộc đấu tranh của nông dân Đoàn Văn Vươn nêu bật tính bất công ở Việt Nam  –  (x-café). – - Farmer’s fight highlights Vietnam’s inequality (Financial Times).

- – Gia đình ông Vươn, ông Quý không có quà Tết (NLĐ). – TIN ĐẶC BIỆT: CON TRAI ANH VƯƠN GẶP NẠN (Nguyễn Quang Vinh). – Nhạt như… Táo quân và các hội đoàn  –  (Nguyễn Thông).-- Tật nguyện nguyền cũng vẫn bị cưỡng chế đất  –  (RFA). --  Vụ cưỡng chế đất: Thông tin “đá nhau” giữa TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng  (ANTĐ).  – Chồng chéo, mâu thuẫn “chết người” trong khiếu nại, khởi kiện về đất đai.




Vụ cưỡng chế đất: Mặt trận có quan tâm Tết đối với gia đình ông Vươn?(VOV).  không hề có cơ quan đoàn thể hay cán bộ MTTQ của xã, huyện hay TP đến thăm hỏi.”  -  - Dựng lều bạt ăn Tết lạnh, bất lực nhìn đầm hải sản bị ‘khoắng’ (Đất Việt). – Ai đã “khoắng” hàng chục tấn thủy sản trong đầm ông Vươn? (VOV)
Bất lực nhìn đầm hải sản bị 'khoắng' Theo em dâu ông Vươn, toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt hết, tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỷ đồng.


 --CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN NÊU BẬT TÍNH BẤT CÔNG Ở VIỆT NAM - Nguồn: Ben Bland - Financial Times -Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ - 25.01.2012
Khi khoảng độ 100 cảnh sát và quan chức địa phương đến để tịch thu mảnh đất của họ ở ngoại ô thành phố cảng Hải Phòng, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn đã sẵn sàng chờ đợi với súng hoa cải trong tay và bom tự chế cài đặt ngoài vườn.


Sáu nhân viên công an đã bị thương trong cuộc đấu súng vào ngày 5 tháng Giêng, điểm đỉnh của một tranh chấp đất đai lâu dài giữa ông Vươn và chính quyền địa phương, theo tường thuật của truyền thông nhà nước.
Chính quyền địa phương tuyên bố rằng hợp đồng thuê đất của ông đã hết hạn vài năm trước, trong khi ông Vươn và những người ủng hộ nói rằng ông vẫn giữ quyền quản lý khu ao đầm mà ông đã đầu tư để xây cựng một trại thuỷ sản.
Ông Vươn và thân nhân sau đó đã bị bắt giữ vì tội danh cố ý giết người và nhà cửa của họ đã bị san bằng.
Sự chống đối mang tính bạo lực như thế này thì vô cùng hiếm hoi tại Việt Nam Cộng sản, một quốc gia độc tài không có chỗ cho sự chống đối nhà nước.
Nhưng, với một dấu hiệu bất bình sâu nặng về việc tịch thu đất đai của chính quyền địa phương và việc bồi thường không thoả đáng, ông Vươn đã có được sự ủng hộ rộng rãi của những blogger, luật sư, và thậm chí cựu chủ tịch nước.
Đi theo con đường mà Trung Quốc đã vạch ra, Việt Nam đã đón nhận những bước đầu hướng về nền kinh tế thị trường trong những năm cuối 1980. Đến năm 1993, Việt Nam đã cho phép người dân có được “quyền sử dụng đất” nhưng nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu toàn bộ đất đai.
Trong khi nền kinh tế Việt Nam bùng nổ trong thập niên qua, luật lệ thiếu rõ ràng đã làm con số những tranh chấp đất đai tăng cao giữa một bên là các hộ dân và một bên là những nhà xây dựng và chính quyền địa phương.
Các nhà ngoại giao nước ngoài nói rằng chính quyền đang quan tâm việc những tranh chấp này có tiềm năng vượt ra khỏi vòng kiểm soát trong giai đoạn họ đang phải đối diện với những đe doạ về bất ổn xã hội khác như con số những vụ đình công lao động đang chiếm mức kỷ lục và giá cả lương thực đang tăng mạnh.
Jairo Acuña-Alfaro, một cố vấn về chính sách của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội nói rằng những tranh chấp về quyền sử dụng đất “có lẽ là nguyên nhân lớn nhất của nạn tham nhũng tại Việt Nam hiện nay”, với việc nhiều người dân than phiền rằng chính quyền địa phương thường xuyên định giá bồi thường đất quá thấp.
Sự khác biệt này là yếu tố quan trọng trong việc làm tăng nhanh nạn bất bình đẳng trong xã hội.
“Trường hợp ở Hải Phòng tượng trưng cho một vấn đề rộng lớn hơn và người dân rõ ràng là đang bất bình,” ông nói. “Chính quyền cần phải quan tâm hơn đến vấn đề này vì đang có những lo lắng về hiệu ứng dây chuyền.”
Trường hợp này cũng tương tự như những tranh chấp đất đai tại quốc gia láng giềng Trung Quốc. Vào tháng Mười hai, một đụng độ về việc bán đất đã biến thành bạo lực tại ngôi làng Ô Khảm ở miền nam Trung Quốc khi chính quyền địa phương điều động lực lượng bán quân sự đến để dẹp cuộc biểu tình. Vào ngày 16 tháng Giêng, những người lãnh đạo cuộc nổi loạn đã được bổ nhiệm vào chức bí thư chi bộ Đảng Cộng sản địa phương, đây là một phần của nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm giải quyết sự tranh chấp.
Trần Vũ Hải, một luật sư tại Hà Nội từng tham gia bào chữa trong một số những vụ án lớn, nói rằng sự kiện Hải Phòng là vụ tranh chấp đất đai nghiêm trọng nhất kể từ 1997, khi bạo lực đã nổ ra tại tỉnh Thái Bình.
Lê Đức Anh, người đã từ nhiệm chức Chủ tịch nước vào năm 1997 đã nói với báo Người Lao Động vào tuần trước rằng trong khi ông Vươn đã vi phạm luật pháp, chính quyền cũng đã hành động “sai trái” và cần phải bồi thường cho ông.
Hàng loạt những bài báo phê phán trên ngành truyền thông nhà nước vốn thường bị kiểm soát đã khiến cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh chính quyền Hải Phòng phải tiến hành một cuộc điều tra chính thức về nguyên nhân xảy ra sự kiện này.
Nhưng vì lo ngại rằng sự giận dữ sẽ được thổi bùng thêm, chính quyền thành phố Hải Phòng đã ra lệnh cho báo chí địa phương ngưng việc tường thuật vụ án. Họ cũng từ chối cấp phép cho phóng viên tờ Financial Times đến thành phố làm việc, một yêu cầu bắt buộc theo luật lệ báo chí hà khắc tại Việt Nam.
Lê Quốc Quân, một luật sư hoạt động dân chủ cho rằng sẽ có thêm nhiều va chạm tại Việt Nam cho đến khi luật đất đai được cải cách để cho phép quyền sở hữu toàn phần.
“Gia đình người này đã bắn vào cảnh sát nhưng ông lại được nhiều ủng hộ từ quần chúng vì nhiều người xem tình trạng của ông giống như tình trạng của mình,” ông Quân nói, ông từng bị công an bắt giữ nhiều lần và mới đây đã bị bắt “giáo dục” sáu tháng dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.






Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng lên báo Financial Times
Farmer’s fight highlights Vietnam’s inequality (FT 23-1-12) -- Ben Bland cho biết chính quyền Hải Phòng đã "kêu gọi" báo chí chấm dứt đưa tin về vụ này và không cho phép phóng viên của Financial Times đến thành phố.
–  
– Một góc nhìn về tính pháp lý trong việc giao đất cho ông Vươn (ANTĐ).  – Thơ xuân tặng Đoàn Văn Vươn   –  (DLB).– Mai Việt Tú – 45 điểm nhận xét về vụ án Đoàn Văn Vươn – (Dân Luận).  -   - Tin hay không tin
Ngô Nhân Dụng
Sau vụ anh Ðoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng bị cướp đất rồi bị bắt, nhiều người Việt trong nước đã đặt câu hỏi trên các mạng lưới: “Liệu vụ này có bị chìm xuồng không?” Rồi tự trả lời, “Chúng tôi chả còn biết tin vào đâu nữa!” Một độc giả khác trấn an: “Hãy tin vào đảng vào trung ương...” Nhưng có người phản bác ngay: “Các bác vẫn còn cái trung ương để tin. Em thì chẳng. Dứt khoát như thế cho nó nhanh. Còn tin vào đâu?”


Một cách cụ thể, một vị độc giả trên mạng đề nghị: “Hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý bằng cách cho mọi người bỏ phiếu với hai khả năng (chọn lựa): Tin - Không tin.” Và vị này đoán kết quả sẽ “có đến 90 % người dân không tin vào vai trò lãnh đạo của đảng nữa.” Một vị khác đồng ý: “Tôi nghĩ... việc mất lòng tin của dân là nhãn tiền.”
Thực sự bây giờ mà đặt câu hỏi dân Việt Nam còn tin hay không tin đảng cộng sản thì hơi phí thời giờ. Ðó là một vấn đề chẳng cần nêu ra làm gì nữa, câu trả lời ai cũng biết rồi. Có thể đặt ngay một câu hỏi là “Ðảng cộng sản có còn tin vào đảng nữa hay không?” Và có thể trả lời ngay là KHÔNG. Cũng trả lời “Dứt khoát như thế cho nó nhanh!”
Hãy thử tự đặt mình vào địa vị các đảng viên và lãnh tụ cao cấp của đảng mà tự hỏi: “Nếu TIN thì TIN vào cái gì? Có cái gì để TIN hay không?” Hỏi rồi, nhìn quanh nhìn quẩn, thực tình, chẳng thấy có cái gì để tin hết! Chính họ cũng không thấy có gì để tin vào đảng của họ nữa, “Nói dứt khoát như thế cho nó nhanh!”
Trước hết, đảng viên cộng sản còn ai tin vào mục đích sau cùng của các đảng cộng sản là làm cách mạng vô sản toàn thế giới hay không? Các đảng viên cộng sản bây giờ còn tin rằng kinh tế tư bản đang rẫy chết, sắp sụp đổ như ông tổ Karl Marx đã tiên đoán trước đây hơn 150 năm hay không? Các đảng viên cộng sản bây giờ còn ai muốn nghiên cứu học tập những lý thuyết viển vông như Duy Vật Biện Chứng hay Duy Vật Lịch Sử nữa hay không?
Những giáo điều căn bản của đảng cộng sản, họ không tin, thì họ tin vào cái gì? Ngay cả những lãnh tụ cao cấp nhất trong đảng cũng chỉ chăm chắm lo làm giầu, lo củng cố địa vị cho con cháu; có ai bây giờ còn tự xưng mình là một “chiến sĩ vô sản?”
Cơn khủng hoảng niềm tin trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi họ chiếm được miền Nam Việt Nam. Những đảng viên người miền Bắc thấy rõ người dân trong Nam từng có mức sống cao hơn và có nhiều quyền tự do hơn trước khi “được Ðảng giải phóng.” Những chính sách kinh tế thất bại gây ra nạn đói, cho thấy chủ trương và tài cán của các lãnh tụ là số không. Các cuộc chiến tranh với Khờ Me Ðỏ và Trung Cộng cho thấy cái gọi là chủ nghĩa quốc tế vô sản là hoàn toàn dối trá, bịp bợm. Cảnh sụp đổ của Liên Xô và khối cộng sản ở Âu Châu đã mở mắt tất cả những đảng viên vẫn còn mơ hồ. Khi đảng cộng sản quyết định “đổi mới” thì người ta đã thấy chẳng qua chỉ là trở về với những phương pháp cũ, trước bị đảng cộng sản thay đổi! Nếu còn ai tin tưởng vào đảng cộng sản thì niềm tin đó cũng chấm dứt khi người ta nhìn thấy cảnh các cán bộ từ trên xuống dưới chạy đua trên con đường biến thành tư bản đỏ. Không phải tất cả các đảng viên cộng sản đều hy vọng thành tư bản đỏ, vì chỉ có một thiểu số giành được quyền làm giầu. Những người còn lại phải bám vào đảng để sống.
Riêng đám lãnh tụ đầu đảng bây giờ chỉ còn lo củng cố địa vị mà làm giầu. Họ tìm cách học tập rồi chắp vá những mánh khóe của các chế độ độc tài khác trên thế giới, cố làm sao bảo vệ quyền hành, và bảo đảm đám con cháu sẽ còn được hưởng thụ như họ càng lâu càng tốt. Tất cả là một mạng lưới kết hợp chặt chẽ với nhau để giữ quyền và đục khoét. Ở cấp xã, cấp huyện thì tiêu biểu là xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Ở cấp cao hơn thì tiêu biểu là bọn những tập đoàn PMU 18, Xa lộ Ðông Tây ở Sài Gòn, Vinashin. Tất cả đều nhắm mục đích vơ vét thật nhanh, vì biết ngày sụp đổ không còn xa nữa. Leo lên ngồi được vào một cái ghế rất tốn kém, thời gian kiếm chác không biết được bao lâu, cho nên phải nhất trí vơ vét thật nhanh! Như một người dân đã viết trên mạng: Họ đầu tư thì họ phải cố thu hồi!
Tóm lại, bây giờ, đảng cộng sản cũng không còn tin vào chính nó nữa. Những bài diễn văn vẫn đề cao những chủ nghĩa lạc hậu, vẫn hô to các khẩu hiệu rỗng tuếch; chính họ cũng không còn tin lời họ nói nữa. Ngay việc họ vẫn tự gọi tên đảng của họ là đảng cộng sản đã là một điều dối trá trơ trẽn rồi. Người dân coi họ chỉ là một bè lũ Mafia.
Nhưng một hậu quả thê thảm sau hơn nửa thế kỷ cộng sản cai trị, là họ cũng phá vỡ hết cả niềm tin của mọi người dân Việt Nam. Ðảng cộng sản ngay từ đầu đã chủ trương phá các tôn giáo, vì sợ lòng trung thành với đảng bị chia sẻ. Họ hủy bỏ trật tự của các gia đình, là nơi vẫn chứa đựng các giá trị nhân bản như tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái, niềm tin vào phúc đức tổ tiên, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Họ biến công việc giáo dục thành một khí cụ tuyên truyền, xóa sạch tinh thần “tôn sư trọng đạo” mà các tiền nhân từ Chu Văn An đến Nguyễn Ðình Chiểu đã xây dựng trong hàng ngàn năm. Họ bỏ mặc các giáo chức sống nghèo khổ, phải lo kiếm ăn nhiều hơn là lo giáo dục; làm mất uy tín của các thầy giáo, cô giáo, mà từ đời xưa vẫn được coi là lớp người làm gương mẫu cho thanh thiếu niên Việt Nam. Họ coi cả hệ thống tư pháp là một dụng cụ cai trị, không người dân nào tin tưởng vào luật pháp nữa. Trật tự xã hội chỉ dựa trên nỗi sợ hãi trước guồng máy công an.
Hậu quả của các chính sách cộng sản là tạo nên một xã hội bơ vơ không còn ai tin vào các giá trị tinh thần. Trước đây 30 năm, tập truyện Thằng Người Có Ðuôi của nhà văn Thế Giang đã cho thấy những thứ tội ác diễn ra lạnh lùng, ngay cả cảnh người lớn đối xử ác độc với trẻ em. Trước đây 25 năm Nguyễn Huy Thiệp đã mô tả tình trạng con giết cha, vợ bỏ chồng, anh em, bạn bè lợi dụng lẫn nhau; trong một xã hội hoàn toàn không có các tiêu chuẩn luân lý. Nhưng trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp cũng như Thế Giang độc giả còn thấy bóng dáng của lòng từ bi, của những khát vọng hướng về Cái Thiện. Ngày nay, đọc tiểu thuyết Xe Lên Xe Xuống của Nguyễn Bình Phương chúng ta thấy ông cực tả tình trạng trống rỗng tinh thần ở một mức độ kinh hoàng hơn nữa. Cái Thiện hoàn toàn vắng mặt. Các nhân vật trong Xe Lên Xe Xuống không quan tâm đến một giá trị luân lý nào cả. Ðộng cơ của họ khi cư xử với nhau, khi đối phó với hoàn cảnh bên ngoài, đều là do lòng tham và nỗi sợ. Họ chỉ đi tìm tiền bạc, quyền hành, và nhục dục. Họ nhìn người khác đều chỉ thấy đó là những vật có thể dùng để thỏa mãn các mục đích này. Hình ảnh duy nhất còn mang lại niềm tin trong toàn cảnh tiểu thuyết này là tình anh em ruột thịt, qua những ký ức về thời thơ ấu của nhân vật chính, khi hai anh em đối xử với nhau như những con người, không vụ lợi.
Có thể đó là một điều mà Nguyễn Bình Phương nêu lên như mầm mống để nuôi hy vọng cho một nước Việt Nam tốt đẹp hơn. Cuốn tiểu thuyết đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Hoa tàn khốc những năm 1979, và 1984, cuối cùng, chứa đựng một nỗi khát khao: Phải sống lại tình anh em máu mủ, như thời chúng ta còn là những đứa trẻ thơ.
Bởi vì các chế độ chính trị sau cùng đều tàn lụi cả. Các chủ nghĩa, các lý thuyết đều chỉ có giá trị nhất thời. Những người giầu có nhất, quyền lực cao nhất, sau cùng cũng sẽ bị lãng quên. Quyền hành, danh vọng, tiền bạc, khi chết không ai mang theo được. Nhưng tình tự dân tộc, tình thương yêu giữa người Việt Nam với nhau giống như tình anh em ruột thịt, vẫn tồn tại. Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều chia sẻ những nỗi nhục nhằn cay đắng của các nhân vật trong Xe Lên Xe Xuống, trong cơn hoạn nạn đất nước bị xâm lăng. Tất cả đều xúc động khi đọc tin tức về gia đình ông Ðoàn Văn Vươn. Tình đồng bào đó vượt lên trên mọi bức tường chia rẽ chúng ta, dù là tường lửa.
Bây giờ chẳng cần đặt ra câu hỏi người dân còn tin chính quyền cộng sản hay không nữa. Nhưng chúng ta có thể tin vào tình thương yêu giữa đồng bào với nhau. Mối quan tâm lớn là chính chúng ta phải xây dựng lại niềm tin giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Bắt đầu bằng tấm lòng thành thật, bằng lời nói đúng sự thật, và thái độ sẵn sàng tin tưởng vào những người cùng thành tâm thiện chí. Chỉ có sự thật xây dựng được niềm tin.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

_________________________________________________

Tiên Lãng, những ngày cuối năm Tân Mão.
Kính gửi: Đồng Chí THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG, kiêm Đại Biểu Quốc Hội của Hải Phòng.
Kính trình Đồng Chí Thủ Tướng kiêm ĐBQH,
Tôi tên là Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, thuộc TP Hải Phòng; là anh của Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và cũng chính là người đã đôn đốc lo việc hậu cần chu đáo trong dịp Đồng Chí Thủ Tướng về thăm và tiếp xúc thân mật với cử tri địa phương vùng đất đầu sóng ngọn gió ở đây.
Trong những ngày giáp Tết này, bọn tôi có thừa thông minh và kinh nghiệm sinh tồn để nắm vững tình hình là Đồng Chí Thủ Tướng cùng Đồng Chí Phu Nhân cực kỳ bận rộn về việc tiếp đãi nhiều sư đoàn nhân viên lũ lượt xếp hàng đi Tết gia đình Đồng Chí Thủ Tướng. Tuy nhiên, rất mong Đồng Chí Thủ Tướng thông cảm cho trường hợp cực kỳ bức bí của anh em chúng tôi trong hơn hai tuần qua, mà, nhân danh là người quyền uy đứng đầu cả lập pháp lẫn hành pháp của nước Việt Nam anh hùng từng huy động toàn dân đánh Tây/chống Mỹ/diệt Pot/ngăn “Lạ”, cộng thêm uy tín lẫy lừng/lẫm liệt của một Thủ Tướng vang danh lỗi lạc/lung linh/lênh láng trên báo Đức và báo Hàn, để  ra tay chở che/cứu vớt chúng tôi là những người, tuy đồng nát, nhưng vẫn đồng điệu/đồng tình/đồng tâm/đồng bọn với Đồng Chí Thủ Tướng. Mà cũng là để tăng cường sức mạnh vòng đai hạ tầng Bảo Vệ Đảng.
Cũng trong hoàn cảnh eo hẹp thời gian, anh em chúng tôi xin được trình bày thẳng vào 10 điểm kiến nghị chính yếu:
*
Một là:
Anh em chúng tôi đã nhiều lần căng thẳng hội ý với nhau, và với cả 2 bộ sậu cấp xã lẫn cấp huyện, để đi tới đỉnh điểm đồng thuận về biện pháp cưỡng chế thu hồi vùng đất đầm bãi đắp đã cấp cho bọn Đoàn Văn Vươn, Vũ Văn Luân v.v… Theo đó, tiến trình thu hồi và cưỡng chế đều trước sau nhất thiết theo đúng luật pháp hiện hành. Sít sao với cả những văn bản dưới luật và trên hiến pháp do Đồng Chí Thủ Tướng đích thân ký ban hành. Đảng chúng ta đã gia công sản xuất/tân trang cả một rừng luật như thiên la địa võng, thì, nhất định không thể nào những quy trình cưỡng chế đơn giản này có khả năng đằng vân độn thổ/xa chạy cao bay ra khỏi cái lâm trường luật pháp kín bưng không khe sáng đó được.
Thế mà các luồng thông tin không chính thống cứ một mực đỗ vấy cho anh em chúng tôi thông đồng toa rập nhau để cướp đoạt công lao hàng chục năm khuân đá vần đất lấn bồi ra biển của đối tượng Đoàn Văn Vươn cùng đồng bọn. Thậm chí chúng còn vu khống anh em bọn tôi là mánh mung vụ lợi. Rõ ràng là chính bọn Đoàn Văn Vươn đã có sẵn toan tính, như báo ANHP đi tin mới đây, song bọn bờ-lốc-gơ/phê-xơ-búc-kơ, trong mục tiêu phá hoại tình đoàn kết giữa Đảng với dân, và, cực kỳ đáng quan ngại hơn nữa là cả một bộ phận không nhỏ phóng viên chính thống, ăn theo lời bình của các nguyên tướng lãnh quân đội, cứ nhất tề vu khống về phía anh em chúng tôi toàn bộ mưu toan tính toán sử dụng quyền chia đất để chiếm đoạt/hốt ổ lợi lộc. Ngay cả dàn báo chính quy cũng chỉ đưa tin thuận lợi trong mấy ngày đầu sự cố, còn sau đó là đi tin hai hàng/nước đôi, hoặc ngã hẳn qua phía quan điểm bất lợi cho chính quyền địa phương… Lại còn minh chứng anh em chúng tôi lật lọng, lừa đảo nhân dân rút đơn/bãi nại để được tiếp tục thuê đất…  Điều đó cho thấy rõ bọn chúng, hoặc là không hiểu gì về luật cùng một hệ thống lệ làng trên luật; hoặc là chúng đang tưng tửng sinh hoạt ngoài bìa rừng pháp luật nghiêm minh của Đảng ta, và do đó rất cần biện pháp triệt để phòng,chống.
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng chỉ thị đẩy mạnh nỗ lực An ninh mạng và Định hướng Tuyên giáo trong chiến dịch Kim-cô 2011-2016, để gìn giữ sự ổn định dư luận trong nhân dân cả nước như gìn giữ con rơi của mình.
*
Hai là:
Ngoài tính chất đúng phép/sát luật nói trên, các UBND của xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã đồng bộ áp dụng tính chất linh động cần thiết và phù hợp với văn hóa địa phương. Do đó mà căn cứ trên các văn bản giao đất hay cho thuê đất (vốn dĩ bản sắc đậm đà không khác gì nhau), nên, tuy rằng các quyết định có xê xích nhau chút đỉnh về thời lượng từ 2 năm tới 14 năm, nhưng xét về bản chất thì như nhau và chẳng gây ra ảnh hưởng lợi/hại gì đáng kể. Do đó, huyện Tiên Lãng và các xã trực thuộc đã cùng thống nhất phương pháp duyệt xét mọi đơn từ xin thuê đất hay cấp đất đều bắt buộc phải theo sát tinh thần du di linh động, không nệ hà những dị biệt to nhỏ/mỏng dày, miễn sao có lợi cho xã và huyện là được. Mà thật ra, đây cũng chỉ là sự áp dụng sáng tạo theo mô hình linh động ở mọi cấp, trên địa bàn cả nước, chứ không chỉ riêng gì huyện Tiên Lãng đầu sóng ngọn gió này. Đồng Chí Thủ Tướng đi nhiều/hiểu rộng thì ắt đã tiếp cận sâu sát quy luật cởi mở thông thoáng đó trên khắp ba miền đất nước giàu mạnh/văn minh/công bình/dân chủ triệu lần hơn của ta từ mũi Cà Mau lên tới gần ải Nam Quan, há cần phải dông dài ở đây.
Thế mà, các phần tử xấu lại lớn tiếng rêu rao rằng đó là cách vận hành tùy tiện, tự tung tự tác, vượt mặt cấp trên, bẻ cong chính sách, coi thường pháp luật… mang tới cái hệ quả làm đảo lộn cương thường/chệch hướng trầm trọng mối tương quan cha-con/chủ-chó/xin-cho trong Đảng, rằng, thằng đưa tiền mới là thằng có tiếng. Lại có đứa xấu mồm còn bảo xã/huyện lớn hơn chính phủ nữa chứ! Bởi thế, nghĩ mà căm, càng nghĩ lại càng căm, như có tay nhà báo nữ Famous Ridiculous nào đó xách mé trên xì-ta-tớt rằng: Trời sinh Đảng, sao còn sinh chi In-tơ-nét hic hic?
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng chỉ thị đẩy mạnh nỗ lực thi đua học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng nhà nước Của dân/Do dân/Vì quan, cùng Tư tưởng Đổi Mới (két sắt)/Cởi Mở (túi dân) nhiều hơn nữa, để làm nền tảng vững chắc chỉnh đốn Đảng ta cho ngày một thêm nhiều vượng khí.
*
Ba là:
Như Đồng Chí Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca từng phán: “Trong các vụ cưỡng chế, việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết”, các UBND xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã cật lực triển khai kế hoạch lên phương án chuẩn bị sẵn sàng việc huy động lực lượng, trang bị vũ khí, phương thức ém quân và phương tiện cơ giới giải phóng mặt bằng để dứt khoát cưỡng chế thu hồi toàn bộ bãi bồi của đối tượng Đoàn Văn Vươn. Chiến lược là ba mặt giáp công. Chiến thuật là biển người  ồ ạt. Có thế mới xứng danh như tên xã Vinh Quang và tên huyện Tiên Lãng đầu sóng ngọn gió của cái nôi cách mạng đất cảng giang hồ.
Dù vậy, bọn lèo lái dư luận ngoài luồng cứ một hai vu khống cho UBND huyện Tiên Lãng là lạm dụng quyền lực, hiếu chiến, ưa bạo lực, và oan sai biết bao cho huyện, khi bọn chúng bảo rằng anh em chúng tôi sử dụng quân đội sai mục tiêu, sái nguyên tắc. Trên thực tế thì chắc hẳn Đồng Chí Thủ Tướng cũng đồng ý rằng, so ra, vụ quân đội cưỡng chế đầm Cống Rộc này có là cái đinh gì so với sự cố Tây Nguyên và Mường Nhé với cả trực thăng cùng nhiều trung đoàn bộ binh tham dự? Còn, sự khác biệt về mục tiêu thì, không phải nhằm chọc ngoáy gì các đồng chí bên quân đội, nhưng mà, phải thấy rằng Tiên Lãng thu hồi cả mấy chục hecta đất về cho huyện, chứ Tây Nguyên với  Mường Nhé thì được gì, ngoài chuyện dân hờn dân oán? Nói chung là đám leo lề lạn lách có tên là bọn dân báo này chẳng biết cân đo gì, chỉ được cái “rộng đường dư luận”, ỷ vào con số lượt người truy cập, mà lên mặt làm tàng, chỉ tổ gây thêm sự rạn nứt giữa chính quyền/công an với quân đội.
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng chỉ thị đẩy mạnh cao trào Dân Quân Tự Vệ, giao khoán quân đội về huyện, và gia tăng kinh phí cho trên 500 địa phương cấp huyện có đủ điều kiện hoạt động gìn giữ sự ổn định chính trị cả nước.
*
Bốn là:
Rất tiếc là sự cố xảy ra quá nhanh và quá bất ngờ, ra ngoài dự tính, trở tay không kịp… Và, nói tự đáy lòng, vẫn biết “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, song dù gì đi nữa, đau đớn hơn cả, là vụ việc xảy ra cho 6 chiến sĩ anh dũng xung phong nhào lên tuyến đầu để hứng lãnh mớ đạn chùm hoa cải.
Tất nhiên, trách nhiệm nhất định là của người bóp cò, thế nhưng các nguồn dư luận áp đảo trên mạng cứ nhơn nhơn cho rằng nếu UBND xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đừng bố trí kế hoạch tổng tấn công bằng bạo lực vũ trang (như trận Tết Mậu Thân ở Huế), thì chắc hẳn người trong nhà không bị dồn vào đường cùng đến mức phải tự vệ bằng quyết định bóp cò! Oan khuất biết bao cho anh em chúng tôi, khi mà ngay cả những Đồng Chí tướng lãnh quân đội cũng trực tiếp lên tiếng bằng giọng điệu chia rẻ chính quyền với quân đội: “Chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại”. Hoặc, một Đồng Chí nguyên Thứ Trưởng còn lên lớp rằng:  “Khi chúng ta sử dụng vũ trang thì người dân sẽ dùng chính điều đó để chống lại, đó là hệ quả rất dễ thấy”. Nói thế thì có khác nào bảo rằng anh em chúng tôi phải trước tiên và liên đới chịu trách nhiệm hàng đầu về việc tạo hoàn cảnh cấu thành thương tích cho 6 chiến sĩ anh dũng ngộ nạn?
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng ban hành những sắc lệnh có tình có lý và có cả uy để ngăn chận ngay từ trong trứng nước cái tình trạng dư luận ì xèo về một cuộc cách mạng hoa cải thay hoa lài hoa sói ở Việt Nam.
*
Năm là:
Không phải đây là lần đầu, và chắc chắn cũng chẳng phải là lần sau cùng các chính quyền địa phương cưỡng chế giải tỏa mặt bằng bằng phương tiện cơ giới xe ủi đất. Khắp nơi trên đất nước mình đều thế cả. Hàng núi hồ sơ khiếu kiện của dân oan toàn quốc đều thế cả. Hình ảnh cưỡng chế trên báo đài hàng ngày đều thế cả. Bất kể đất tư nhân, đất chùa, hay đất nhà thờ… đều thế cả. Điều đó cho thấy rằng tự điển của Đảng ta khẳng định Cưỡng Chế đồng nghĩa với Cào Bằng. Mục tiêu là để đương sự và vợ con cháu chắt không còn chỗ dung thân mà ăn vạ. Như thế việc cưỡng chế mới đạt hiệu năng cao độ và chóng vánh.
Chỉ riêng đám bờ-lốc-gơ là …nghĩ ngược. Bọn chúng khơi gợi rồi thổi phồng chuyện không may là căn nhà bị xe ủi đất san bằng đó không nằm trong khu vực cưỡng chế, để trâng tráo kết luận rằng UBND xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đầu sóng ngọn gió này đã: a) Lạm dụng quyền lực; b) Kế hoạch tạp nham; c) Phá hoại tài sản của nhân dân; d) Thua me gỡ bài cào v.v… Thậm chí, có tay dân báo còn đi xa hơn nữa, bình luận rằng chính quyền địa phương trả thù cá nhân, rồi phóng đại sự so sánh lên một tầm cao mới: Chẳng khác nào Đồng Chí Thủ Tướng trả thù tay TS Luật gia Cù Huy Hà Vũ. Nghe có thấu được chăng?
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng lên tiếng bênh vực chính quyền để bình ổn vụ việc, đồng thời, chỉ thị cho bộ phận đặc nhiệm CAM ra tay càn quét và trao tặng huân chương cao quý Sinh Tử Lệnh cho các bờ-lốc-gơ cứng cổ đang lội ngược dòng.
*
Sáu là:
Mặc dù Đồng Chí  Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – đã chính thức vào cuộc, công khai thanh minh rằng: “Việc phá nhà, san phẳng nhà do nhân dân bất bình nên vào phá chứ lực lượng cưỡng chế không thực hiện việc này”, nhưng vẫn không tạo được sự thuận lợi chút nào trong công luận. Lý do?
Vẫn bởi bọn bờ-lốc-gơ thẳng lưng cứng cổ, ngay cả đám phóng viên có thẻ của Hội nhà báo VN giao động và phản thùng nữa. Chúng nó trưng bằng cớ bằng hình ảnh, bằng phỏng vấn có thu âm người dân địa phương nghe tận tai thấy tận mắt, rồi nhơn nhơn nhân danh Sự Thật mà phê bình sát sườn rằng chính quyền ta: a) Lên tiếng quá trễ; b) Càng xa Tiên Lãng càng trễ; c) Hiển thị sự bối rối dây chuyền lên tận Trung Ương; d) Khỏa lấp tội ác bằng tội nói láo; e) Càng bao biện càng sa lầy v.v… Thậm chí, người phát ngôn của huyện Tiên Lãng lẫn TP Hải Phòng đều bị nhục mạ không tiếc lời, kể cả lời thô tục, công khai, chính thức và chính danh. Nhìn chung là dưới mắt bọn này, chính quyền các cấp, lên tới cấp Trung Ương, đều chẳng ra gì. Chúng nó nói cứ như thật! Và như thể được nước! Là bởi ngay cả Đồng Chí Thứ Trưởng đương nhiệm Bộ 4T cũng mạnh dạn nhận định đầy tính khích lệ dàn dân báo: “Sự việc không còn nằm trong phạm vi Tiên Lãng nữa. Ai sai phải xử lý, bất kể cương vị nào”.
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng ra tay điếu phạt, để bọn phản động, và quan trọng hơn nữa là bọn phản thùng, phải hiểu thế nào là lễ độ với chính quyền, đừng coi thường tấm gương tày liếp của Điếu Cày, không chỉ mất bút mà có khi còn mất cả tay cầm bút nữa.
*
Bảy là:
Cả nhà chúng tôi trước giờ, và về sau này nữa, đều một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Cả hai anh em chúng tôi đã từng tích cực phấn đấu toàn phương vị và không ngừng nghỉ, từ lúc vào đoàn cho tới khi vào đảng, từ thôn lên xã, từ xã lên huyện, rồi khuyến khích em cháu trong nhà dấn bước trên cùng con đường thênh thang tám thước đã khai thông đó.
Ấy thế mà bọn bờ-lốc-gơ phản động, rồi ngay cả đám phóng viên giao động và phản thùng, đã vu khống cho anh em chúng tôi là ô dù cho nhau để biến Tiên Lãng thành lãnh địa/sân sau của gia đình. Không dừng ở đó, chúng còn cố phân tích/suy diễn rộng ra độ tương ứng trên nhiều địa bàn khác, khắp nước, rồi minh chứng rằng đây là tình hình chung, để kết luận rằng chính thể của ta từng bước tiến dần từ gia đình trị sang CA trị để hoàn tất quy trình Đảng trị. Thậm chí, có đứa mê văn gừng văn nghệ, còn hô hoán lên rằng (lần đầu tiên công bố thông tin cực nóng): Đã tìm ra được tông tích Băng Đảng Thằng Bán Tơ. Không chỉ anh em thằng bán tơ xâm hại mỗi gia đình Vươn Ông ở đầm Cống Rộc, mà còn cả giuộc chúng nó, với những đứa cao nhất đã bán đứt cả Tây Nguyên cùng ải/thác/biển/đảo, chứ thèm vào mớ tơ với chả lụa!
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng công bố mục tiêu làm sạch cộng đồng báo chí, và buộc Quốc Hội ta soạn luật chế tài ký giả gấp ba lần hình phạt hiện giờ, để một công đôi chuyện, chấm dứt hẳn tình trạng tái diễn những Việt Chiến với Hoàng Khương cực kỳ lôi thôi/nguye hiểm. Chấm dứt hẳn tình trạng xách mé lãnh đạo/nguyên thủ quốc gia như những Thằng Bán Tơ (viết hoa). Đặc biệt, chấm dứt luôn tình trạng kiện tụng hay thách thức các Đồng Chí Nguyên Thủ quốc gia đối chất trước tòa hoặc trước ống kính truyền hình toàn quốc.
*
Tám là:
Kính báo cáo lên Đồng Chí Thủ Tướng rằng tình hình Tiên Lãng trong hai tuần qua, nói khí phải, như thể vô chính phủ: Mặc dù Đồng Chí Phạm Hữu Thư – Chánh Văn phòng/Người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng – đã lên tiếng hiệu triệu giới nhà báo: “Trong bối cảnh hiện nay, không nên đi sâu vào hoàn cảnh của người sai phạm mà nên thông tin ủng hộ việc cưỡng chế của huyện Tiên Lãng”. Mặc dù sau đó, Đồng Chí Đỗ Trung Thoại – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – đã chính thức họp báo, tuyên bố: “Thay mặt UBND TP Hải Phòng, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa về vụ việc này nữa!”, nhưng, đám phóng viên/ký giả vẫn lùng sục khắp xó, gặp ai cũng chào chào/ghi ghi/chép chép/chụp ảnh/thu âm/thu hình tí tách loạn xạ cả lên, cứ như trẫy hội trăng rằm… Nghĩa là chẳng coi chính quyền ra cái đinh gì sất.
Ấy thế mà khi chính quyền sở tại ban lệnh tái lập trật tự và giềng mối, cậy nhờ các thanh niên nhiệt tình trong huyện cầm gậy đứng ra yêu cầu các phóng viên muốn phỏng vấn hay chụp ảnh đều phải có văn bản giới thiệu/cho phép của Chủ Tịch huyện… thì bọn nhà báo nhao nhao lên rằng chính quyền: a) Chủ trương bưng bít thông tin; b) Lạm dụng quyền hạn trên lãnh địa; c) Hiển thị tính cường hào Bá Kiến v.v…
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng chỉ thị cho Hội Nhà Báo triệu tập hội viên để giáo dục lại và trui rèn đạo đức tác nghiệp sao cho xứng đáng là loại nhà báo cụ Hồ.
*
Chín là:
Thêm một điều phiền toái kế tiếp nữa là bọn nhà báo phản thùng đã chụp ảnh các biệt thự tư thất của cán bộ chính quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng rồi đăng lên mạng, với ẩn ý để cho người đọc đoán già đoán non về nguồn gốc tiền bạc xây dựng những cơ ngơi đồ sộ lộng lẫy đó. Phải nghiêm túc coi đây là một hình thức đe dọa nhà cầm quyền, dù ở cấp địa phương hôm nay, nhưng ai biết được lối đe dọa này sẽ ăn lan nay mai đến các đại gia cấp trung ương, mà vườn rau sạch trong khuôn viên biệt thự của Đồng Chí nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu từng là một điển hình!
Bọn bờ-lốc-gơ đã chẳng từng thu thập hình ảnh các đại gia cầm quyền (còn gọi là quan tham) nhiều nơi trên trang mạng Nó-Kìa đó sao? Qua đó, nhu cầu thiết thực và cực kỳ cấp bách là không để tình hình này kéo dài, mặc dù các căn biệt thự của cán bộ Tiên Lãng hay Hải Phòng nào đã là cái đinh gì so với dãy Nhà Thờ Họ của Đồng Chí Thủ Tướng ở Rạch Giá?
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng sớm mạnh tay ngăn chận tình trạng leo thang không mấy đẹp mặt này trước khi nó thành một cao trào toàn quốc, với sự hỗ trợ miễn phí của thằng phản động gộc gốc tư bản Google Maps.
*
Mười là:
Tâm trạng hiện giờ của hai anh em chúng tôi là cô đơn và hoang mang cùng cực. Tuy nhiên, chúng tôi vững tin vào trí tuệ và bản lãnh cán bộ nòng cốt của Đảng, để nhận rõ ra rằng phải tuyệt đối tin tưởng vào lãnh đạo; tin tưởng vào truyền thống cao đẹp không kỷ luật cán bộ (từ thời Đồng Chí TT Phạm Văn Đồng tới nay); tin tưởng rằng hàng ngũ hạ tầng chúng tôi vẫn là rường cột của Đảng, nếu đột ngột mất đi thì e là sẽ …bầu không kịp.
Đặc biệt là anh em chúng tôi phải tự tin rằng mình vẫn còn thừa thông minh, để nhận rõ vai trò vị trí đóng góp của cá nhân mình trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của một giai đoạn lịch sử cựa mình từ sứ mệnh Bảo Vệ Đảng sang Bảo Vệ Bộ Chính Trị hiện nay.
Kính đề nghị Đồng Chí Thủ Tướng: a) Nhìn nhận hiểm họa bờ-lốc-gơ ảnh hưởng quá tàn khốc trên đảng viên cả Đảng và nhân dân cả nước;  b) Rộng lòng cứu xét và giang tay cứu vớt những cán bộ thông minh như anh em chúng tôi hiện là thành phần chủ lực của Đảng mà lại là nạn nhân của đám dân báo tưng tửng ngoài luồng. Đồng thời, cúi xin Đồng Chí Thủ Tướng nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa cắn cỏ ngậm vành của toàn bộ gia tộc chúng tôi.
*
Sau cùng, anh em chúng tôi đồng kính chúc Đồng Chí Thủ Tướng một năm mới Nhâm Thìn gặt hái thêm nhiều bài báo vinh danh tương tự như bài “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Xuất Sắc Nhất Châu Á” của Đại Cty RES-Resources, Ecology, Services GmbH.

Kính thư,
2 Anh Em cán bộ Tiên Lãng
Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm.

Chủ Nhật 22-01-2012. Chợ hoa Tết đã tan.
Blogger Đinh Tấn Lực chép tặng các bạn thân quen từ đận 39 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, vào cuối năm 2007.



-
Đoàn Văn Vươn: Tin mới nhận được từ Ba Đình, Hà Nội. Viện Những vấn đề phát triển--Tin Mới nhận được vào lúc 14 h mồng Một tết, ngày 23-1-2012, từ Ba Đình-Hà Nội: Bước đầu, cấp có thẩm quyền đã xử lý: Đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Lê Văn Hiền. Đình chỉ Chủ tịch UBND xã Vinh Quang đối với ông Lê Văn Liêm. Phê bình về mặt Đảng đối với ông Đỗ Trung Thoại, Phó CT
UBND Tp Hải Phòng
Ngày cập nhật: 24/1/012-Vì sao dân bắn trả?(TTHN). - “Trí thức” Đoàn Văn Vươn (Người Ba Đồn). -



– 
CHỈ CÓ SÚC VẬT MỚI QUAY LƯNG VỚI NỖI ĐAU ĐỒNG LOẠI… (Nguyễn Quang Vinh).  – ‘Dân bức xúc vụ Đoàn Văn Vươn’  –  (BBC). – Từ Hải Phòng:Luật gia Phan Anh Cường – Vụ Tiên Lãng: Toàn cảnh về pháp lý  –  (Dân Luận). – Dân xã Vinh Quang gởi đơn tố giác vì bị vu khống  –  (RFA). – Song Chi: Rồi sẽ có những ‘Vụ Ðoàn Văn Vươn’ khác – (NV).

-
'Dân bức xúc vụ Đoàn Văn Vươn' -Thân nhân ông Đoàn Văn Vươn phải đi ở nhờ vì nhà bị phá
Đoàn giám sát của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa có chuyến công tác tới xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng để làm việc về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Sau chuyến đi ngày 19/1, đại diện của đoàn nói đã chứng kiến chuyện người dân bức xúc vì cách xử lý của chính quyền.


Ông Nguyễn Công Nguyên, Trưởng đoàn giám sát của MTTQ Việt Nam, đã có cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong đó, ông nhận xét: "Khi chúng tôi tiếp xúc với nhân dân, họ đánh giá cao và ca ngợi gia đình ông Đoàn Văn Vươn".
"Người dân nói ông Vươn là một người dám nghĩ dám làm, gia đình ông Vươn đã đầu tư rất nhiều tiền của để làm được đê chắn sóng như hiện nay. Ông Vươn cũng là người xởi lởi, chia sẻ từ khó khăn đến cách nuôi trồng thủy sản với mọi người dân ở đây."
Đoàn giám sát của MTTQ đã tới nhà cũ của gia đình ông Vươn, vốn bị phá tan hoang sau vụ cưỡng chế hôm 5/1; và thăm 5 hộ dân một cách "ngẫu nhiên".
Ông Nguyên nhận xét rằng nói chung, "người chúng tôi tiếp xúc đều rất quý gia đình ông Vươn".
Đặc biệt, theo đại diện của MTTQ, tuy người dân không đồng tình với việc gia đình ông Đoàn Văn Vương chống người thi hành công vụ, nhưng cũng không ủng hộ hành động cưỡng chế, thu hồi đất như đã xảy ra.
"Người dân cũng cho biết, họ rất bức xúc vì chính quyền nói rằng người dân phá nhà ông Vươn. Họ nói chuyện này là hoàn toàn không có thật."

Nhân dân bất bình?

Hôm 17/1, trong một cuộc giao ban báo chí, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Đỗ Trung Thoại khi bác bỏ rằng có việc lực lượng chức năng phá bỏ ngôi nhà hai tầng của gia đình ông Vươn, cho dù ngôi nhà đó không nằm trong diện tích đất đai bị thu hồi, đã nói đây là hành động "nhân dân bất bình nên vào phá."
Phát ngôn của ông Thoại đã bị chỉ trích nặng nề, thậm chí có tờ báo gọi đây là hành động 'vô liêm sỉ'.
Có tin gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã viết đơn và đang thu thập chữ ký của người dân xã Vinh Quang để tố giác hai ông Đỗ Trung Thoại và ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc CA TP Hải Phòng, về việc cưỡng chế trái phép gia đình ông, đồng thời đổ tội cho dân trong vụ phá nhà.
Lá đơn do vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, đứng tên.
Trong lúc đó, ông Nguyễn Công Nguyên, đại diện cho đoàn giám sát MTTQ, nói đoàn của ông "chưa đưa ra kết luận gì" và sự tham gia của MTTQ "phải do sự chỉ đạo của chính quyền".
Ông cũng nhận xét rằng: "Trong buổi làm việc phía chính quyền từ huyện đến xã thì dường như đã chỉ đạo với nhau cách về phát ngôn, nên họ chủ yếu nói về việc sai phạm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, đặc biệt là việc chống người thi hành công vụ".
Ông cho biết bởi vậy, "đoàn giám sát không muốn nghe nhiều, chỉ muốn nghe xem họ có kiến nghị gì không".
Ông Nguyễn Công Nguyên hứa hẹn rằng MTTQ sẽ duy trì vai trò phản biện và tiếp tục "theo dõi sát sao việc xử lý".
Vụ cưỡng chế xảy ra đụng độ làm sáu công an và bộ đội bị thương tại huyện Tiên Lãng hôm 5/1 đã gây chấn động dư luận.
Chủ khu đầm bị cưỡng chế Đoàn Văn Vươn cùng ba thân nhân đã bị bắt và khởi tố tội Giết người.


"Đoàn Văn Vươn Paris"
 Thanh Thảo -một khẩu hiệu có thể thay thế khẩu hiệu “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”? Khẩu hiệu đó là “ những người lương thiện trên toàn thế giới đoàn kết lại!”. Xem ra, khẩu hiệu sau sẽ sống lâu hơn khẩu hiệu trước.


TIÊN LÃNG: PHÚT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM MỚI, BÓC NỐT SỰ THẬT CUỐI CÙNG – (Nguyễn Quang Vinh). -
Tối nay có bài viết rất cảm động về gia đình anh Vươn, những dòng viết bằng nước mắt, mời cả nhà cùng chia sẻ




Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, hai anh đã làm nóng rực dư luận, báo chí, làm quay cuồng những kẻ sai phạm


Cuộc sống mãi là Lộc biếc ( Còm sĩ Nguyễn Thành Nam gửi tặng)

_____________________

Dù rất bận bịu với nhiều việc chuẩn bị cho năm mới, nhưng trong ngày cuối năm, các cộng sự của Trưởng thôn Khoai Lang đã rất cố gắng cùng Khoai, gặp nhân chứng, tìm chứng cớ, kiểm chứng thông tin để bóc nốt sự thật cuối cùng về sai phạm của lãnh đạo Tiên Lãng, chỉ thẳng căn nguyên sai phạm, thông tin về xử lý bước đầu đối với những kẻ sai trái…Nói chung những thông tin này chắc bà con sẽ vui và trên cơ sở này, sẽ có thêm những căn cứ mạnh mẽ để các đoàn thanh tra, kiểm tra Trung ương về Tiên Lãng có những kết luận mạnh mẽ, cương quyết, thực sự cách mạng, nhằm mang đến niềm tin cho nhân dân.
1.Tiền đền bù của Dự án sân bay quốc tế, của Dự án đường cao tốc đã đập nát nhân cách và đạo đức của cán bộ lãnh đạo các cấp
Không như Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng xoen xoét nói rằng, phải cưỡng chế thu hồi hồ đầm nhà anh Vươn và các hộ dân là để cho đấu thầu lại, đấu thầu công khai.
Không như lời phát biểu phọt ra từ miệng chủ tịch UBND xã Vinh Quang rằng, cưỡng chế thu hồi đất là để giao lại cho các hộ dân khác nhằm tiếp tục nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế hộ gia đình
Không như lời toèn toẹt của Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ú ớ, ậm ọe, hở hở kín kín như mèo dấu cứt, nói rằng, thu hồi cưỡng chế đất giao cho ai chưa thể công bố.
Tiền hậu bất nhất, dối trá, lấp liếm, tráo trở và ươn hèn, đó là những lời nhân dân tặng cho hai vị lãnh đạo này
Sự thật là: Những hồ đầm này của gia đình anh Vươn, anh Luân và một số gia đình khác đã nằm trong Dự án sân bay Quốc tế sắp xây dựng và Dự án đường Cao tốc kéo dài từ Tiên Lãng ( từ sân bay này) về đến Hải Phòng, Thái Bình.
Và như thế, kẻ đầu đất cũng hiểu, ai được đền bù sẽ nhận một khoản tiền khổng lồ.
Và anh em Hiền- Liêm, và một số cán bộ khác không thể nhìn những người lao động chân chính như anh Vươn, anh Luân vốn đã đổ mồ hôi sôi nước mắt trên mảnh đất này, đã đầu tư hàng tỉ đồng xuống đầm hồ, lại có thể ôm một núi tiền đền bù, tiền tươi.
Đầm hồ anh Luân rất đẹp nhưng đẹp hơn là nằm gọn trong Dự án đường cao tốc, lũ tham lam và đám quan chức không điên lên vì thèm mới lạ
Ba nhân vật được chọn ra để nhận bàn giao số đất cướp từ gia đình anh Vươn, tới đây là anh Luân để giao là ai? Một người tên là Hội, là cháu ruột của Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, là cháu của nguyên trưởng công an huyện, hai người kia tên là Cường và Kết đều có những quan hệ mật thiết ít nhất về quyền lợi trong vụ tiền đền bù lần này với lãnh đạo huyện, với anh em Hiền- Liêm. Việc bày đủ trò để cưỡng chế bất cứ giá nào chỉ xuất phát từ một chữ Tiền, một chữ Tiền ngay lập tức làm anh em Liêm- Hiền biến chất thành những kẻ cường hào mới, ngay lập tức lôi kéo một lũ khác hùa theo, xí phần quyền lợi, bất cần luật pháp, bất cần số phận người bị cướp đất là những nông dân hiền hậu, chân lấm tay bùn mà họ luôn luôn gào lên đó là nhân dân.
Nguyên thủ Quốc gia như Đại tướng Lê Đức Anh, các vị tướng lĩnh, quan chức, nhân sĩ trí thức, nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ, các luật sư, tất cả đều nhận định sai phạm quá rõ ràng của chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng, và sai phạm này chính là căn nguyên dẫn đến hành vi chống cự lực lượng cưỡng chế của gia đình anh Đoàn Văn Vươn
2.Càng điên cuồng chống lại sự thật, càng bị sa lầy vào sai phạm. Một án kỷ luật, thậm chí nếu làm nghiêm, còn là một án hình sự cho anh em Hiền- Liêm là điều hiển nhiên, hiển nhiên khi căn cứ vào Luật pháp, hiển nhiên từ sự căm phẫn của nhân dân Tiên Lãng và nhân dân cả nước. Theo những nguồn tin đã được kiểm chứng, Thành ủy Hải Phòng đã quyết định đình chỉ công tác Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng với Lê Văn Hiền, đình chỉ Chủ tịch UBND xã Vinh Quang với Lê Văn Liêm, kỷ luật phát ngôn bừa bãi gây phẫn nộ đối với nhân dân của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại. Quyết định sở dĩ chưa thực hiện vì người ta sợ, sẽ gây bất ổn về an ninh trong tết tại Tiên Lãng nếu người dân biết Hiền-Liêm thôi chức, chắc chắn sẽ có làn sóng nổi dậy vì sự căm ghét của nhân dân với cặp đôi anh em ruột này đang lên tới đỉnh điểm. Ra tết, sau khi trao quyết định đình chỉ chức vụ của anh em Hiền-Liêm, thành phố cũng sẽ trao quyết dịnh cho ông Nguyễn Văn Khanh đang là phó chủ tịch UBND huyện, lên thay ông Hiền; ông Nguyễn Quốc Hiểu đang là Trưởng phòng Nông nghiệp huyện sẽ lên phó chủ tịch thay vị trí ông Khanh để phụ trách mảng nông nghiệp, thủy sản.
Đây là danh sách cưỡng chế đầm hồ gia đình anh Vươn ( trang 1), trong số họ khi gặp nhà báo đã bày tỏ tâm trạng, sực bức xúc của mình vì mệnh lệnh sai phạm và bất chấp pháp luật của Lãnh đạo Tiên Lãng
3.Phát biểu ấu trĩ và liều lĩnh của Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng và ông Đỗ Hữu Ca giám đốc Công an thành phố Hải Phòng nói do nhân dân bức xúc phá nhà anh Đoàn Văn Vươn, và chính nhân dân đã hủy hoại tài sản của gia đình anh Vươn. Thông tin này đã ngay lập tức bị nhân dân xã Vinh Quang nổi khùng, họ cho hai ông lãnh đạo này đã dám đổ vấy tội của lực lượng cưỡng chế sang phía nhân dân. Vì thế, nhiều người dân đã ký đơn tập thể, khiếu kiện ông Thoại, ông Ca vì tội vụ khống, và trách nhiệm hủy hoại tài sản công dân.
Ra lệnh lực lượng cưỡng chế đưa máy ủi vào phá nhà dân rồi hèn hạ đẩy tội cho nhân dân
Việc khiếu kiện, tố giác chưa biết hồi kết nhưng cũng có thể nói ra được một điều, nhân dân không còn là đối tượng mà cấp lãnh đạo muốn nói gì cũng được, muốn làm gì cũng xong. Chưa từng xảy ra vợ của người bị công an khởi tố lại tố giác sai phạm của chính giám đốc công an mà bằng vào nội dung tố giác thì rất đúng: Khi giám đốc công an cho rằng, tự nhân dân hủy hoại tài sản nhân dân chứ không phải lực lượng cưỡng chế. Cũng như ông Thoại, phát biểu của hai ông đều sai sự thật.
Ngay sau phát biểu liều mạng của Phó chủ tịch Hải Phòng và Giám đốc công an Hải Phòng, người dân đã làm đơn tố giác, thậm chí còn đề nghị truy tố các ông vì tội hủy hoại tài sản và vu khống
4. Đối với ông Đoàn Văn Luân, cũng đã bị huyện Tiên Lãng tống đạt quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên sau vụ việc Đoàn Văn Vươn chống trả lực lượng cưỡng chế, việc cưỡng chế đầm hồ của ông Luân tạm dừng.
Ông Luân, nguyên sĩ quan Biên phòng về hưu, nói, tôi sẽ chiến đấu đến cùng nếu huyện đưa người cưỡng chế cướp đất của tôi

Nhưng ông Luân nói, tôi, cũng như anh Vươn, cương quyết bảo vệ tài sản của mình đến cùng, chính quyền không thể cướp đất của dân như vậy, và nếu xảy ra cướp đất, tôi sẽ chiến đấu đến cùng. ( Ông Luân là sĩ quan Biên phòng về nghỉ hưu).

Ngày 8 tết, Đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài nguyên môi trường sẽ về Tiên Lãng. Trong cuộc họp sáng ngày 26 tết, các thành viên trong đoàn thực sự “máu lửa” với những sai phạm của Lãnh đạo Tiên Lãng ( Máu lửa- từ dùng của Giáo sư Đặng Hùng Võ, người được mời dự họp với tư cách chuyên gia)
Đoàn kiểm tra của Trung ương Mặt trận TQVN về Tiên Lãng, dù lãnh đạo Tiên Lãng gắng sức bao biện nhưng đã không thể lấp liếm được rất nhiều những sai phạm của chính mình.
Bài học Tiên Lãng là bài học rất lớn cho cả nước.
Tâm đắc với ý kiến của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên đại biểu Quốc hội: Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn.
Nếu hành động như lãnh đạo Tiên Lãng sẽ mất dân, mất dân là mất tất cả.
Từ biên bản này đến hành vi tráo trở lật lọng của Lãnh đạo Tiên Lãng, đã kéo theo sự phẫn nộ của người dân và liền đó là hàng loạt sai phạm khác của lãnh đạo từ thành phố, huyện, xã


'Không có Tết' bbc-Em dâu ông Đoàn Văn Vươn nói năm nay 'coi như không có Tết' sau vụ cưỡng chế đất.
- Nhà thơ Thạch Quỳ: LUẬT TIÊN LÃNG (Quê Choa).   -Gia đình ông Vươn đòi truy tố phó chủ tịch Hải Phòng  –  (NV). – Đấu tranh giành đất ở Việt Nam: Căng thẳng giữa nông dân và Nhà nước  –  (Reuters/ x-café). Dịch từ bài: Vietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Huffington Post).

-Gia đình ông Vươn đòi truy tố phó chủ tịch Hải Phòng -‘Thiếu đạo đức, dung túng bao che cấp dưới’ 
HẢI PHÒNG (NV) - Hai người vợ của hai nạn nhân đang bị giam giữ sau vụ cưỡng chế ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã cùng với 35 người dân địa phương gửi “Ðơn Tố Giác” tới các chức sắc cấp cao CSVN đòi hỏi trị tội phó chủ tịch thành phố và giám đốc công an Hải Phòng.

Ðỗ Trung Thoại, phó chủ tịch thành phố và Ðỗ Hữu Ca, giám đốc công an Hải Phòng đã tuyên bố trong cuộc họp báo và được đưa lên truyền hình địa phương ngày 17 tháng 1 năm 2012, rằng “người dân bức xúc” đã phá sập nhà của gia đình các ông Ðoàn Văn Vươn và Ðoàn Văn Quý ngày 5 tháng 1, 2012 vừa qua.


Những lời tuyên bố này nhằm phủ nhận các tin tức phổ biến rộng rãi trên báo chí nói đoàn người cưỡng chế đã cho xe cơ giới tới san bằng ngôi nhà hai tầng của họ trong khi căn nhà lợp bổi thì đốt cháy. Ðồ đạc trong nhà thì cướp đoạt cùng với lợn, gà ở chuồng và cá dưới đầm.
Trong đơn tố giác đề ngày 18 tháng 1 năm 2012, các bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Ðoàn Văn Vươn), và Phạm Thị Báu (tự Hiền, vợ ông Phạm Văn Quý) nói rằng các ông Ðỗ Trung Thoại và Ðỗ Hữu Ca “phủ nhận hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng chiếm đoạt, hủy hoại tài sản nhà tôi và đổ cho dân là thiếu đạo đức, dung túng bao che việc làm cấp dưới”.
Ðơn tố giác của họ đặt câu hỏi “Về mặt pháp luật ông Thoại và ông Ca có biết việc UBND huyện Tiên Lãng lật lọng thỏa thuận giữa gia đình tôi có sự chứng kiến của tòa án thành phố Hải Phòng, dùng bạo lực chính quyền để chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của gia đình tôi có thể chính là vi phạm pháp luật nghiêm trọng hay không?”
Còn “Về mặt đạo đức xã hội, ông Ca có biết sau khi cưỡng chế, hội đồng cưỡng chế đã hủy hoại tài sản của gia đình tôi, đập phá, đốt nhà, cướp bóc cả những nải chuối xanh, sau đó giao cho công an xã và một số thành phần xã hội đen để trông coi, quản lý, không cho ai vào khu vực đó, thì người dân nào xuống được đầm, sức đâu lại đập nát các công trình xây dựng kiên cố của gia đình tôi. Trong đơn này tôi đặt vấn đề ông Thoại và ông Ca nói là người dân thì người dân đó là ai? Tại sao không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội chiếm đoạt, hủy hoại tài sản của công dân...?”
Lá đơn cáo buộc hai ông Thoại và Ca là những người “bảo kê tốt nhất cho hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng”.
Bởi vậy các người dân đứng đơn kêu gọi nhà cầm quyền “Ðiều tra làm rõ việc làm của hai ông nói trên có phải là hai kẻ chủ mưu, là kẻ dung túng, bao che cho hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng để họ chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức” hay không. Và đồng thời họ đòi hỏi phải truy tố hai ông này.
Theo luật hình sự , các tội “Che giấu tội phạm” (điều 21), tội “Không tố giác tội phạm” (điều 22) được quy định để phạt theo các điều 313 và 314 cộng theo tội “cướp tài sản”(điều 133) và tội “hủy hoại tài sản” (điều 143) có thể bị tù từ 6 tháng đến 7 năm. Bên cạnh đó, tội “vu khống” (điều 122) bị án tù đến 7 năm. Tội “phá hoại chính sách đoàn kết...” (điều 87 có thể phạt tù tới 15 năm bên cạnh một số điều luật khác).
Hiện có một số luật sư sẵn sàng đứng ra bào chữa miễn phí cho 3 anh em ông Vươn và một người cháu. (T.N.)


Vươn lên nữa -Không đáng gọi là Xã Hội Ðen
Ngô Nhân Dụng 
Trên Blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh bàn về biến cố cướp đầm nuôi thủy sản của ông Ðoàn Văn Vươn, đã đăng bản ghi chép một lời tự thuật được thâu âm, do một người dân xã Vinh Quang nói với nhà báo. Người dân kể: “Em biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm... Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Ðấy! anh thấy đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa? Ðấy, nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng hết rồi!”


Một độc giả trong nước đọc đoạn trên rồi viết: “Ðúng là xã hội đen trùm xã hội đỏ rồi!” Và than thở: “Ðảng bị chúng nó làm tan vữa rồi.Vì chúng nó đã leo cao chui sâu vào đảng rồi. Hu... hu...” (không biết khóc thật hay rỡn). Hiện tượng Xã Hội Ðen trong Xã Hội Ðỏ được một vị khác nhận xét: “Ðen dựa vào Ðỏ, Ðỏ dựa vào Ðen.” Trên Blog này, một độc giả xác nhận trong vụ cướp đất, cướp đầm nuôi thủy sản, phá nhà anh Vươn cho thấy “Mafia đã hình thành và đang dần dần có vị trí trong xã hội ta.”
Một độc giả thạo tin cho biết chỉ khi nào chính quyền huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng cần “tấn công trấn áp người dân, kiểu ào ào gióng trống gõ mõ” thì họ mới sử dụng đám công an. “Còn những việc hệ trọng, bí mật, thâm hiểm,...” họ dùng “lực lượng khác, mới mẻ hiệu quả hơn,” đó là Xã Hội Ðen.
Nhưng có người khuyên chúng ta không nên bất công nói xấu tất cả các anh chị em trong “Xã Hội Ðen” thành phố Hải Phòng. Bởi vì không phải tất cả những người trong Xã Hội Ðen đều đồng lõa với Ðảng Cộng Sản! Khi nói đến những thành phần Xã Hội Ðen không làm ăn chung với Ðảng Cộng Sản, vị độc giả này gọi họ là những “hảo hán giang hồ.” Người Việt Nam vẫn có lòng kính trọng đối với những tay “giang hồ hảo hớn,” hiểu theo nghĩa những “anh hùng Lương Sơn Bạc.” Họ thường sống ngoài vòng pháp luật; vì xã hội chung quanh không có luật lệ, chính quyền là bọn cường hào ác bá không tôn trọng luật lệ do chính họ đặt ra. Những tay giang hồ này có nghĩa khí, như vị độc giả viết, “hảo hán giang hồ đất Cảng... cũng có luật lệ và nghĩa cử riêng của họ.” Ðiều đặc biệt là những anh hủng hảo hớn “rất hiếm khi đi hà hiếp dân lành, họ trọng nghĩa khinh tài và luôn bất hợp tác với bọn cường quyền, ác bá.” Nếu đã không chịu hợp tác với bọn cường quyền, ác bá thì chắc anh chị em Xã Hội Ðen đất Cảng không nỡ lòng nào đi phá sập nhà anh Ðoàn Văn Vươn, đánh đập vợ con gia đình của anh để làm tay sai cho bọn cường hào ác bá Ðỏ, là chính quyền Hải Phòng, Tiên Lãng.
Trong việc ăn cướp và đàn áp người dân, chính quyền đã sử dụng bọn tay sai khác, thật sự không thuộc xã hội đen đất Cảng. Họ có thể thuê người làm du côn, giống như công an Hà Nội đã thuê người đánh phá gia đình, nhà cửa các nhà tranh đấu cho dân chủ. Trong đám đánh thuê nhiều người có thể được hứa hẹn sẽ được các ông chủ tịch huyện, chủ tịch xã chia chác “thành quả” sau khi cướp được khu đất đầm rộng mấy chục mẫu tây của anh Vươn. Và có cả những thành phần “đánh hôi” với mục đích “hôi của.” Chiến thuật dụng người này thực ra chỉ noi theo tấm gương của các lãnh tụ đời xưa khi phát động “cải cách ruộng đất.” Họ cũng hứa hẹn sẽ chia chác của cải sau khi đấu tố các địa chủ. Trong vụ phá sập nhà anh Vươn, người dân xã Vinh Quang kể, “Họ phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn áp (sic) của nhà ông Vươn về. Di ảnh của bố và con ông Vươn bị đốt...”
Chính quyền xã, huyện không chỉ sử dụng bọn lưu manh trong việc đàn áp dân, mà còn thuê người làm chỉ điểm, theo dõi và đe dọa nhà báo nữa. Người tự khai được ghi âm, chép lại trên Blog của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, tự thuật: “Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước, mỗi ngày trả 100,000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các nhà báo thôi.” Với những chỉ thị chi tiết: “Xã chỉ thị cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy!” Nghĩa là cứ việc đánh nhà báo, không lo trách nhiệm! Bọn đi bắt gia đình ông Vươn, cũng hành động đúng lối côn đồ như vậy: “Ðến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy (chị Vươn) giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý (em ông Vươn).”
Những tên vô lại hôi của, đánh cả đàn bà như vậy là bọn cướp ngày, không hơn không kém. Họ có thể là xã đội, là công an, cán bộ, đảng viên cộng sản tay có dùi cui. Nhưng tư cách như thế thì không xứng đáng gia nhập xã hội đen, nhất là Xã Hội Ðen đất Cảng! Những anh hùng hảo hớn sẽ không ai nỡ đánh đập những người đàn bà chân yếu tay mềm.
Người dân trong vùng này còn giúp đỡ, ủng hộ gia đình ông Vươn: “Khi vợ ông Vươn, vợ ông Quý được (công an) thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc,” hai chị em đã được đồng bào chung quanh đưa tặng tiền làm lộ phí trên đường về nhà. Người đưa 50,000, người tặng 100,000 đồng. Mọi người dân Việt Nam nhìn thấy chính mình có thể cũng bị đẩy vào hoàn cảnh giống như ông Ðoàn Văn Vươn. Họ lên tiếng bênh vực ông Vươn, trước lời tố cáo ông đã sử dụng mìn và súng chống cự công an. Nhưng một người dân đã biện hộ cho ông Vươn: “Anh em anh Vươn sử dụng vũ khí tự tạo không phải chống người thi hành công vụ mà là tự vệ chính đáng để chống lại bọn cướp ngày ở xã Vinh Quang. Mọi cách chống cướp không thể bị coi là phạm tội! - Chỉ có lũ trộm cướp mới coi người chống cướp là có tội!!!”
Một người nêu thêm lý do khác: “Nếu anh Vươn mang đơn đến Hà Nội kêu oan thì đến khi anh chết vẫn không được ai quan tâm đến hoàn cảnh của anh ta!” Một người giả thiết: “Nếu không có tiếng súng của anh Vươn, không khéo huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang sẽ là những xã, huyện tiên tiến điển hình để các nơi khác đến tham quan học tập. Cái xứ mình nó thế!”
Sự thật thì hiện nay trước mắt người dân xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng đã trở thành những trường hợp điển hình rồi. Ở xã nào. ở huyện nào cũng có thể diễn ra cảnh tượng như thế. Cảnh đàn áp hung bạo tại xã Vinh Quang được một người so sánh: “Cái vụ này là ‘nghề của chàng’ mà: hãy xem ở Tam Tòa, Cồn Dầu, Thái Hà, Bát Nhã vân vân, là biết ngay thôi!” Một người viết trên Blog: “Với chính quyền xã chỉ có chút ít quyền lực ở cấp thấp mà bất chấp đạo lý và hung bạo, vô liêm sỉ như vậy thì những nơi quyền lực cấp cao hơn thì sự thật sẽ như thế nào ta? Bao lâu nay, nhiều, rất nhiều vấn đề ta (là một người dân), không lý giải đươc. Nay qua chuyện này ta đã lờ mờ hiểu được: Sự thối nát lấp liếm lâu nay đã bắt đầu bốc mùi không thể che giấu được nữa rồi!” Một vị khác nhận xét: “Hồi này xem tin trên mạng người dân gọi chính quyền là: ‘chúng nó,’ là ‘lũ cướp ngày,’ ‘quan tham’ vân vân.”
Trước nỗi phẫn uất của người dân thế nào rồi chính quyền cộng sản cũng đem xử mấy tên cầm quyền cấp xã, cấp huyện. Một độc giả viết cho nhà văn Nguyễn Quang Vinh: “Anh Vinh ơi, xử nghiêm minh cũng chỉ loại bỏ được vài ba thằng tham lam mà ngu ngốc như Hiền, Liêm (chủ tịch huyện và xã)... thôi. Ðất nước ni, nếu còn tồn tại cái nhóm Thường Vụ ở các cấp thì người dân mãi mãi chịu khổ thôi anh ạ. Tôi chứng kiến hầu hết mấy tên có mác Thường Vụ là sống như Vua rứa anh nợ.” Nhà văn Nguyễn Bình Phương đã cho chúng ta hình ảnh một ông trời con cấp huyện, trong tiểu thuyết Xe Lên, Xe Xuống mới xuất bản ở nước ngoài. Ông tả cảnh chiếc xe chở nhà báo đang đi phải dạt vào lề để nhường đường cho một chiếc xe khác bóp còi xin đường (trang 253). Chiếc xe kia vượt lên, “là loại xe máy địa hình do nước ngoài tài trợ cho vùng sâu, vùng xa, bánh to, cao, gầm xe cũng cao.” Người lái xe đó là một thiếu niên mặt còn tàn nhang, hàng ria lún phún. Con ông chủ tịch huyện, “Một ông giời con thực sự... ăn chơi khét tiếng vùng này... điều hành cả một đội quân chuyên săn lùng động vật quý hiếm” để bán lậu sang Trung Quốc. Lái xe nói thêm: “Bao nhiêu gái đẹp ở vùng này, nó đều tìm cách ăn cả.” Nhà văn Nguyễn Bình Phương chắc cũng mô tả một ông chủ tịch huyện điển hình, không khác gì ông Lê Văn Hiền ở huyện Tiên Lãng.
Không thể gọi bọn người này là người thuộc Xã Hội Ðen được; gọi như vậy là vô lễ với các tay giang hồ hảo hớn. Họ là những người được đào tạo trong lò cộng sản; theo cùng một kỹ thuật pha chế lý thuyết và hánh động, theo một phương pháp “trồng người” kể từ năm 1930 đến nay. Cứ gọi theo đúng tên thật của họ là “Xã Hội Ðỏ” cho chính danh. Một Xã Hội Ðỏ đã quả đầu hóa và lưu manh hóa, theo một quá trình mà nhà xã hội học Robert Michels mô tả từ năm 1911 (xin xem lại bài “Xã hội đen trùm xã hội đỏ,” trong mục này tuần trước). Một đảng phái chủ trương độc quyền cai trị và nội bộ đóng kín với nhau, không bao giờ minh bạch công khai, thì tất nhiên sẽ đưa tới cảnh tượng lưu manh hóa từ trên xuống dưới. Tình trạng lưu manh hóa đã ăn sâu và lên cao quá rồi, người dân Việt ngao ngán thấy là “hết thuốc chữa!”
Một người trong nước đã dùng các câu sau đây trong Bình Ngô Ðại Cáo để kết luận:
“Ðộc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội!
Nhơ bẩn thay, nước Ðông hải không rửa sạch mùi!
Lẽ nào Trời Ðất dung tha?
Ai bảo thần, nhân chịu được?”

-
Đấu tranh giành đất ở Việt Nam: Căng thẳng giữa nông dân và Nhà nước - John Ruwitch/Huffington Post
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ HÀ NỘI, (Reuters) - Trường hợp một gia đình nông dân tại Việt Nam, đã sử dụng súng và mìn tự chế trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các quan chức địa phương tịch thu đất đai của họ trong tháng này đã làm dấy lên sự chỉ trích công khai hiếm có về biện pháp mạnh tay của chính quyền, buộc chính phủ phải hành động để giảm bớt thiệt hại.


Các tường thuật về sự kiện này trên phương tiện truyền thông nhà nước đã tạo nổi bật về một điểm nóng tiềm năng tại quốc gia độc đảng này, đất nước từng thu hút đầu tư nước ngoài một phần nhờ sự ổn định chính trị tương đối dưới ách cai trị cộng sản.
"Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến sự việc các công dân bị thiệt thòi gia tăng bạo lực chống lại các cơ quan nhà nước", giáo sư Carlyle Thayer thuộc trường Đại học New South Wales cho biết.
"Tần số của họ là một dấu hiệu cho thấy không hề có những con đường dẫn đến việc xét xử và bồi thuờng".
Cũng như ở Trung Quốc, nơi việc chiếm đoạt đất đai đã dấy lên một cuộc nổi dậy ở các làng phía nam của Wukan kéo dài trong nhiều tháng, vấn đề đất đai là một nguyên nhân hàng đầu của sự ma sát giữa công chúng và các quan chức. Tất đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước và quyền được sử dụng không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Ở vùng ngoại ô Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, báo chí và các trang mạng cho biết, cuộc tranh chấp đất đai nổ ra dữ dội vào ngày 5 tháng 1 đã từng nhen lửa từ hơn bốn năm trước.
Sáu công an và binh lính bị thương, bốn người - gồm nông dân Đoàn Văn Vươn, anh trai và hai người thân khác đã bị bắt giữ.
Những người chỉ trích, gồm cả một cựu chủ tịch nhà nước, đã nhanh chóng chê trách chính quyền quá nặng tay trong việc đòi lại mảnh đất mà Vươn đã chuyển đổi để nuôi trồng thủy sản, nói rằng việc sử dụng các lực lượng an ninh là không thịch hợp và bất hợp pháp.
"Đuổi nhà là sai. Hơn nữa, triển khai quân đội và công an để đuổi một người nào đó thậm chí còn sai hơn", Lê Đức Anh, chủ tịch nước của Việt Nam từ 1992-1997 và là một vị tướng cao cấp quân đội đã nói như thế với tờ Giáo dục Việt Nam.
Đặng Hùng Võ, người từng là Thứ trưởng Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cho biết quyết định lấy lại mảnh đất "là đối nghịch cả với pháp luật và đạo đức, là cố ý tước đoạt đi các quyền của họ", VNExpress.vn cổng thông tin tin tức tường thuật như vậy..
Những người ủng hộ tại Hà Nội đã tặng 60 triệu đồng (2857 USD) cho Vươn và người anh trai của mình, 6 triệu cho người nhân viên an ninh bị thương, và còn có khoảng 200 triệu hoặc hơn nữa, blogger Nguyễn Xuân Diện cho biết trên trực tuyến.
Thêu dệt lên Sự Thật
Trong tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đáp trả bằng cách ra lệnh cho chính quyền thành phố Hải Phòng mở cuộc điều tra.
Tuy nhiên, thật khó mà biết được câu chuyện thực hư như thế nào.
"Bắn công an là sai, và chắc chắn họ sẽ bị bỏ tù " một phóng viên Việt Nam theo dõi vụ việc đã cho biết hôm thứ Sáu.
"Nhưng những gì mà báo chí muốn biết là điều gì đã đưa đẩy những người này phản ứng như vậy. Cho dù các chính quyền địa phương có thừa nhận họ đã sai hay không vẫn còn là một điều không rõ ... Tại các tỉnh, các cơ quan có thẩm quyền có thể nghĩ rằng mình có thể làm những gì mà họ muốn".
Thayer cho biết không hề có phương tiện độc lập để xét xử các tranh chấp về sử dụng đất. "Chính quyền địa phương tự do thêu dệt các sự kiện của bất kỳ trường hợp nhất định nào miễn sao phù hợp được với mục đích của mình" ông nói.
Một nền kinh tế nở lớn đã đẩy giá đất đai lên cao, khiêu dụ các quan chức di chuyển nông dân ra khỏi đất đai của họ để mở đường cho các dự án sinh lợi như các căn hộ và khu công nghiệp. Các quan chức địa phương cho biết khu đất của Vươn sẽ trở thành một sân bay.
Bộ Ngoại giao cho biết chính quyền địa phương đã từ chối không cho một phóng viên Reuters truy cập vào hiện trường tranh chấp. Phóng viên nước ngoài phải được sự cho phép của chính phủ để làm tin ở vùng ngoại thành của Hà Nội.
Báo chí Việt Nam tường thuật rằng trong năm 2007, các cán bộ huyện đã tìm cách đòi lại đất của Vươn và một người hàng xóm, nhưng các gia đình đã đệ đơn thưa. Một cuộc phân xử đã diễn ra và trong năm 2010 các gia đình bãi nại để đổi lấy việc được kéo dài hợp đồng thuê đất.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, các quan chức địa phương cho biết thỏa thuận thuê là không hợp lệ và bắt đầu thúc đẩy việc đòi lại mảnh đất một lần nữa.
Những gì đưa đến hành động thì không rõ ràng. Vươn không có mặt tại hiện trường nhưng đã bị nghi là hoạch định cuộc phục kích.
Ngay sau cuộc đụng độ, một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của gia đình nơi các tay súng ẩn náu đã biến thành đống gạch vụn. Một quan chức chính phủ cho biết là lực lượng an ninh đã tiến hành cuộc phá dỡ ấy. Sau đó, một viên chức khác nói rằng không phải.
(Tin được Biên tập bởi Alan Raybould và Ed Lane).
Nguồn: Huffington Post
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vietnam's Land Struggle: Tension Between Farmers And State(Reuters - Huffington Post 19-1-12) -- 'Khu vực đất cưỡng chế ở Hải Phòng sẽ làm sân bay' (VnEx 20-1-12) --'Cưỡng chế đầm tôm ông Vươn để đảm bảo công bằng' (VnEx 20-1-12) Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyền: Vietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)
Đài Á Châu Tự Do
Lời chính quyền với thực tế khác xa nhau trong vụ san bằng nhà của gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Những khoảng cách này cũng như cách hành xử của cơ quan công quyền sở tại có nhiều việc cần làm sáng tỏ hơn trước công luận. Nhiều ngày im lặng sau vụ cưỡng 
...
Em ông Vươn: 'Cướp' không phải 'công vụ'
BBC Tiếng Việt
“Chính quyền phải đối thoại với dân”
Tuổi Trẻ
“Phải làm rõ thu hồi đất của ông Vươn để làm gì”
Dân Trí
-Nhóm cường hào cộng sản qua vụ Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng Có 1 câu hỏi mà tôi đau đáu trong lòng khi sự việc Đoàn Văn Vươn xẩy ra ngày 5/1/2012 tại xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đó là câu hỏi:  Vì đâu mà một người thừa bản lĩnh, thừa quyết tâm, nghị lực và niềm tin, thừa cả sự khôn ngoan vì “trời nó còn thắng được!” như Đoàn Văn Vươn lại vướng vòng lao lý? câu hỏi của Ông Phạm Văn Doanh, 82 tuổi, nguyên bí thư đảng ủy xã Vinh Quang.



Anh Vươn và gia đình đã bán hết cả đất đai, nhà cửa, vườn tược… của mình để hơn 20 năm qua đầu tư vào cuộc chiến với trời, với biển. Họ đã chiến thắng cả biển, cả trời. Cống Rộc hôm nay đã không gây lụt lội cho xã Vinh Quang nữa.

Quyết tâm này, niềm tin này, trí thông minh thắng cả trời và biển của gia đình anh Vươn, tôi xin cúi đầu kính phục.

Anh Vươn là tượng trưng của 1 người Việt Nam mới: dám nghĩ bằng kiến thức tiên tiến, dám làm mạo hiểm bằng niềm tin mãnh liệt của bản thân.

Đây là đặc điểm của những người thành công nhất trên thế giới như Bill Gates, Micheal Dell, Steve Jobs,…

Anh Vươn đã khác hẳn các “đại gia” của thời cộng sản hậu tem phiếu này. Các đại gia này đều có liên lạc với chính quyền, đều làm giầu trên vi phạm pháp luật, nhưng có che chắn từ “trên cao”. Họ không dám công khai tài sản, không dám công khai con đường dẫn đến tài sản. Những công sức của họ đổ ra là mờ ám không thể trở thành những tấm gương tự hào cho người dân Việt Nam học tập.

Anh Vươn bằng công sức, trí thông minh, lòng tin đã dám mạo hiểm, khai hoang 40 ha đầm hải sản, lấn biển thành công.

Tuy tài sản này thật nhỏ nhoi so với hàng chục tỷ đô la tài sản của B.Gates, so với những sản phẩm ifone, ipad,… của Steve Jobs… nhưng tấm gương lao động của anh là trong sáng, đáng tự hào sánh ngang với lòng tự hào về 1 thành viên của loài người như B.Gates, M.Dell, S.Jobs…

Anh Vươn khác những người giầu có nổi tiếng trên là anh sinh ra tại Việt Nam, còn họ sinh ra ở 1 đất nước văn minh nhất thế giới: Hoa Kỳ. Tài sản của B.Gates, M.Dell… được nhà nước Hoa Kỳ bảo hộ bằng các lực lượng công quyền, bằng sự đồng thuận và ngưỡng mộ của cả dân tộc Mỹ. Còn tài sản của anh Vươn thì bị những quan chức cộng sản trong bộ máy công quyền Việt Nam nhòm ngó, quyết tâm chiếm đoạt bằng được. Đây chính là cái lõi để trả lời câu hỏi của ông Phạm Văn Doanh, mà tôi nêu ở đầu bài này.

Anh Vươn tuy thắng trời thắng biển, nhưng anh đang bị lâm vòng lao lý, gia đình tan nát, nhà cửa bị san phẳng, đầm thủy sản bị nêm phong, thủy sản bị chính quyền bật đèn xanh cho lũ xã hội đen cấu kết với chính quyền hôi sạch…

Anh đang thua chúng, những tên quan cộng sản mất tính người. Lũ chúng, tôi tạm gọi là cường hào cộng sản.

1. Nhóm cường hào cộng sản gồm những ai? 

Trước khi trả lời câu hỏi này, ta trả lời câu hỏi: Cái gì đã đẩy lũ cường hào cộng sản này tán tận lương tâm, ra tay tàn độc, cướp sạch manh cơm, tấm áo của gia đình anh Vươn, cướp sạch mồ hôi công sức 20 năm trời lấn biển, ngăn trời của anh?

Rõ ràng câu trả lời là 40 ha đầm thủy sản kia. Bọn chúng đã nhìn thấy bạc tỷ từ 40 ha đầm thủy sản này, được đền bù khi triển khai dự án sân bay. Cưỡng chiếm trắng 40 ha đầm thủy sản của anh Vươn, chúng sẽ chia chác với nhau, sau đó chờ đền bù mà hốt bạc tỷ.

Nhóm cường hào này, qua báo chí, ta điểm mặt ngay được.

Đó là những lãnh đạo các bộ phận cử người tham gia dấy máu ăn phần trong hôm cưỡng chiếm 5/1/2012, trong đó có huyện đội huyện Tiên Lãng.

Đó là những người trong vòng 2 tuần qua dối trá trước công luận để bênh vực cho quyết định cưỡng chế của UBNN huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Đứng đầu nhóm này là Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm chủ tịch huyện Tiên Lãng và chủ tịch xã Vinh Quang. Chủ tịch huyện thì lừa đảo còn chủ tịch xã thì ăn cướp.

Giám đốc công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca cũng có phần trong vụ ăn cướp này. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Đây là lòng dạ của ông Ca.

Chủ tịch Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền, Bí thư xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan, là những kẻ theo đóm ăn tàn.

Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng là kẻ ngoa ngôn, đổ vấy cho nhân dân Vinh Quang là người san bằng ngôi nhà của gia đình anh Vươn.

2. Chủ Nghĩa Cộng Sản là nguyên nhân chính dẫn đến bất công xã hội ngày hôm nay.

Cải cách ruộng đất đã xóa bỏ tư hữu trên các thửa ruộng của người nông dân Việt Nam. Ruộng đất thành tài sản sở hữu toàn dân. Sự tôn trọng tư hữu đã được xây dựng trong tiền thức người dân Việt Nam hàng nghìn năm bị xóa bỏ. Sự tôn trọng đói với tài sản của người khác do sự lao động của họ tạo nên, bị biến mất.

Ai cũng muốn xây dựng 1 xã hội công bằng hơn xã hội dựa trên tư hữu.

Thế nhưng xã hội mới, dựa trên công hữu đã không khả thi, mà ước muốn giầu có vẫn còn tồn tại trong mỗi đảng viên ĐCS VN.

Những nhóm cường hào địa chủ cộng sản ra đời.

Qua tiếng bom “Đoàn Văn Vươn”, xã hội Việt Nam hiện đại đã giơ trước thế giới bộ mặt tàn bạo và đạo đức giả trước thế giới.

Lơi dụng danh nghĩa pháp luật để cướp trắng công lao động 20 năm trời của gia đình anh Vươn.

Dùng bạo lực, bất chấp lẽ phải để đàn áp 1 gia đình lao động giỏi.

Dùng xã hội đen để tàn phá ngôi nhà của người dân, khi gia đình họ tan nát.

Triệt hạ, vơ vét cả thủy sản trong đầm nhà anh Vươn khi gia đình anh Vươn không có khả năng bảo vệ.

Ngay cả loài cầm thú cũng không cư xử như vậy với đồng loại của mình.

Chỉ có những cường hào, địa chủ cộng sản mới bị biến chất thành súc vật như vậy.

Thế nhưng đã qua rồi thời kỳ vàng son của “lý tưởng cao đẹp”. Ngày xưa bà Nguyễn Thị Năm chết oan ức trong cải cách ruộng đất, mà những người biết oan ức của bà chỉ biết im lặng.

Hôm nay toàn xã hội lên án lũ cường hào cộng sản mới.

Anh Đoàn Văn Vươn đã hành động đúng.

Nhà nước này không phải là nhà nước pháp quyền.

Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ là phiên tòa công bằng ư?

Phiên tòa xử Blogger Nguyễn Văn Hải là phiên tòa công bằng ư?

Bắt chị Bùi Thì Hằng cải tạo chỉ 2 năm vì biểu tình chống TQ là công bằng ư?…

Anh Vươn đã thực hiện quyền thiêng liêng nhất mà bất cứ 1 người nào sinh ra trên quả đất này đều có quyền được hưởng: quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc cho mình, quyền được bảo vệ mồ hôi nước mắt mà mình đã đổ ra.

Anh Vươn là anh hùng trong lòng tôi.


Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Tiên Lãng Vũ Thế Tuyền: “Trong hơn chục năm được giao đất, đóng góp vào ngân sách của gia đình ông Vươn không nhiều”.  - Đại diện UBND xã Vinh Quang lẫn Mặt trận tổ quốc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cho rằng: Cưỡng chế đầm tôm ông Vươn để đảm bảo công bằng’(VNE). – Đoàn giám sát UBTƯ MTTQ làm việc tại Tiên Lãng, Hải Phòng (ĐĐK).– Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp phản bác quan điểm của PCT TP Hải Phòng (GDVN). – NGU NHƯ THOẠI, BĂNG HOẠI NHƯ HIỀN (Lê Quốc Châu). – Luật sư Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ pháp luật – Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam:  Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề (NLĐ). – VỤ TIÊN LÃNG: CÀNG CỐ CHẤP CÀNG SA LẦY VÀO SAI PHẠM (Nguyễn Quang Vinh). – “Chính quyền phải đối thoại với dân” (Tuổi Trẻ).- Tranh đấu đất đai ở VN, căng thẳng giữa những người nông dân với chính quyềnVietnam’s Land Struggle: Tension Between Farmers And State (Reuters)– Quan nhất lời, dân vạn bại  –  (DLB).- Vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng: Người dân bức xúc vì bị cho là “phá nhà ông Vươn” (VOV).  – Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị “cưỡng nhầm” chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam(Nguyễn Tây Ninh). – Đỗ Trung Thoại… đổ trách nhiệm?  –  (Người Ba Đồn). – Trần Huy Thuận: THẰNG CỘT, THẰNG KÈO VÀ ÔNG PHÓ CHỦ TỊCH HẢI PHÒNG (Nguyễn Trọng Tạo).  – Nhự vụ Tiên Lãng: Tổ cha đám mọt đệ tử   –  (Cu Làng Cát). - Cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh: Chính quyền cố tình vi phạm pháp luật, dồn người dân vào chân tường  –  (Nguyễn Thông).  - Luật gia Trần Đình Thu: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 3 (Quê Choa). – Vụ án Tiên Lãng có phải bước đường cùng của bi kịch đất đai?(Lê Thiếu Nhơn). – Bước đường cùng  –  (DLB). – VÕ LÂM KIẾM KÝ 3:Tiếng thét của người nông dân – (Huỳnh Ngọc Chênh). – NHÂN CHUYỆN HUYỆN TIÊN LÃNG HUY ĐỘNG BỘ ĐỘI CƯỠNG CHẾ, NHỚ CHUYỆN TÂY NGUYÊN 2004 – (Mai Thanh Hải).
anhbasam:- Một tìm hiểu nho nhỏ về lối làm báo quốc doanh. Trên trang báo Công an TPHCM, thử sợt chữ “Tiên Lãng” thì được biết liên tục cứ hai ngày có một bài: + Hải Phòng: Dùng mìn, súng chống người thi hành công vụ, sáu CBCS bị thương (6/1),  + Hải Phòng: Bắt 6 đối tượng chống người thi hành công vụ (8/1), + Về vụ chống người thi hành công vụ ở Hải Phòng: Một đối tượng ra đầu thú (10/1) -Cũng thử làm tương tự trên báo Công an Nhân dân của Nhà văn, thơ, nhạc, họa, kịch … Hữu Ước, thì … có “khôn” hơn chút, tức là ngưng đưa tin từ 8/1. Nhưng … lạ thay! Cũng là đồng nghiệp “công an nhân dân”, mà sao An ninh Thủ đô thì khác hẳn hai tờ báo kia, từ 9/1 tới nay đã có tới 5 bài dường như muốn xứng danh “công an nhân dân” thực sự, nói về “những sai sót cần làm rõ”, về chỉ đạo của Thủ tướng, về phát biểu của GS Đặng Hùng Võ, về “uẩn khúc” phía sau vụ nổ súng. Nhiều khi một trớ trêu đau đớn cho các nhà báo là tính trung thực trên tờ báo của họ và cả tập thể phải tùy thuộc vào nhân cách chỉ một con người, đó là ông/bà tổng biên tập. -Qua “báo đảng” xem sao. Báo Nhân dân nghe chừng … “quên” Thủ tướng, khi cố sợt thử cả cụm từ “Tiên Lãng” lẫn “Đoàn Văn Vươn” mà chỉ có hai bài hai ngày 8 và 11/1 về việc đầu thú và khởi tố, không thấy có chỉ thị của Thủ tướng (có thể) vào ngày 17/1.- Trà Giang – Một kiểu hài hước của quyền lực nhân dân  –  (Dân Luận). - Tản mạn ngày giáp Tết . Từ chị Ba Sương đến anh Đoàn Văn Vươn(Lương Kháu Lão).  – Công Lý và Sự Thật – qua sự kiện ông Trịnh Xuân Tùng, Đoàn Văn Vươn và Mậu Thân Huế  –  (DLB). – Nhìn lại vụ án Nông trường Sông Hậu: Một lần viết báo nói dối (Tầm Nhìn).


-
Một túp lều tranh trên nền ngôi nhà bị "cưỡng nhầm" chính là thể hiện tính nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam... (NTN)-- - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn!‎  (24 giờ). – Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội‎ (VTC). – Chính quyền vẫn nói ngược chiều dân về ông Vươn (TT).  – Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói về vụ việc cưỡng chế đất ở Hải Phòng (GDVN).  - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Tạm đình chỉ chức vụ người ra QĐ cưỡng chế?(GDVN).“Phải làm rõ thu hồi đất của ông Vươn để làm gì” (DT). - Đoàn giám sát MTTQ đã ghi nhận các ý kiến vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (PLTP).-- Chủ tịch nước chúc Tết tại Hải Phòng (TP). -
– Danh Ngôn Tiên Lãng – (Đinh Tấn Lực). – Đặng Ngọc Thăng: Đọc tác phẩm NGUYÊN NGỌC chạnh lòng về sự kiện TIÊN LÃNG(Quê Choa).


-Hành động của Đoàn Văn Vươn là có toan tính
-Vụ đặt mìn và nổ súng chống đối người thi hành công vụ nghiêm trọng ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng) đã qua 2 tuần, dư luận xã hội trong và ngoài thành phố đều lên án kịch liệt đối với những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân ĐOÀN VĂN VƯƠN cùng các đồng phạm. Tuy nhiên, có một số ít người trước những thông tin trái chiều đã hiểu sai lệch về sự việc. Để hiểu bản chất, Báo ANHP tiếp tục gặp gỡ và ghi nhận những ý kiến của các cá nhân, đại diện tổ chức ở Tiên Lãng về sự việc này…

Ông Vũ Thế Tuyền: Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng (?!)

“Nói đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn là không đúng!?” 


Trước thông tin về việc đoàn cưỡng chế trấn áp gia đình ông Vươn vào sáng ngày 5-1, ông VŨ THẾ TUYỀN (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tiên Lãng), người trực tiếp tham gia đoàn cưỡng chế, khẳng định: Khi đoàn xuống khu vực, lực lượng chức năng chưa tổ chức cưỡng chế, mới đọc quyết định cưỡng chế (có mặt anh Vươn) rồi tiến hành làm thủ tục thì vấp phải mìn tự tạo, người nhà anh Vươn bắn súng vào lực lượng công an, quân đội. Được biết, trước khi hết thời hạn 1 năm, huyện thông báo dừng đầu tư sản xuất vào vùng nuôi trồng thủy sản, huyện cũng thành lập đoàn xuống cơ sở, xin ý kiến của các hộ NTTS, nếu các hộ có yêu cầu đều được huyện ký hợp đồng lại và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ. Về phía cá nhân ông Đoàn Văn Vươn, được thừa hưởng nguồn lợi thủy sản, cơ sở vật chất do huyện đầu tư, nếu ông Vươn chấp hành tốt việc thu hồi lại diện tích đầm, địa phương sẽ tạo điều kiện cho ông Vươn. Chính quyền huyện, xã đã tạo điều kiện cho ông Vươn chứ không phải dồn ông vào bước đường cùng. Hiện, số đông người dân trong huyện ủng hộ việc làm của chính quyền, đồng thời lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những kẻ cố tình coi thường kỷ cương phép nước.


“Có tổ chức, âm mưu”


Nói về vụ chống đối lại người thi hành công vụ, bà NGUYỄN HỒNG THẮM (quê Tiên Lãng), hiện đang công tác ở Hà Nội, cho biết: “Hành động người nhà ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang đã bắn lại lực lượng thi hành công vụ, đây là hành vi có toan tính, tổ chức và âm mưu chuẩn bị từ trước. Chưa biết sự việc đúng sai thế nào, nhưng nổ mìn, cầm súng bắn lại người thi hành công vụ là sai trái, vi phạm pháp luật. Hiện nay, đông đảo người dân Hải Phòng sống xa quê rất bức xúc trước những hành động của họ và đề nghị pháp luật cần xử lý nghiêm những đối tượng trên. Có một thực tế, lực lượng cưỡng chế bị trọng thương trong khi làm nhiệm vụ lại ít được mọi người biết đến”.  

Đồng chí PHẠM THỊ XUÂN (Bí thư đoàn Tiên Lãng) cho biết: “Là một công dân phải sống và tuân thủ theo pháp luật, việc chính quyền thu hồi và tổ chức cưỡng chế đều theo trình tự. Việc đầm nuôi trồng thủy sản của ông Vươn hết hạn, huyện thu hồi là đúng. Huyện cũng tạo mọi điều kiện các hộ có đầm khi bàn giao lại cho chính quyền, nếu làm đơn sẽ được tiếp tục sản xuất NTTS. Đối với hành động chống trả lại người thi hành công vụ, đây là hành động hết sức manh động, kịch liệt lên án và đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những hành động nói trên. Theo ông TRẦN ĐÌNH SẮC (nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), việc thu hồi diện tích đầm NTTS của huyện đối với ông Vươn là đúng pháp luật.

Nói Vươn là “người hùng” là hơi quá (?!)


Đó là quan điểm của các đồng chí: LƯU QUANG YÊN (nguyên Chủ tịch UBND huyện), VŨ MINH ĐỨC (nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng) nói về một số người dân quanh đầm ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn là “người hùng” trong việc quai đê lấn biển, giúp cho hàng chục hộ thoát cảnh bị biển lấn tại vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang là hơi quá, thiếu khách quan. Bởi tất cả hệ thống cơ sở vật chất như: cống, bờ kè và đường công vụ dài trên 500 m cùng rừng cây chắn sóng là do huyện đầu tư xây dựng, trồng nhằm đảm bảo cho người dân an tâm nuôi trồng thủy sản. Việc đầm anh Đoàn Văn Vươn may mắn nằm trong khu vực quy hoạch đầu tư của huyện nên anh được thừa hưởng cơ sở vật chất đem lại. Việc anh Vươn chỉ bỏ ra một ít công sức và thừa hưởng cơ cơ sở vật chất do huyện đầu tư mấy trăm triệu đồng (thập niên 90) vào khu vực nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang mà nhiều người hiểu nhầm đó là công sức của bản thân anh Đoàn Văn Vươn là thiếu cơ sở.


Việc thu hồi và giao lại cho chính quyền xã quản lý là hoàn toàn hợp lý 


“Mục tiêu của việc thu hồi lại diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Lãng đối với các chủ đầm đã hết hạn (trong đó có ông Vươn) là thực hiện theo cơ chế mới. Việc huyện thu hồi và giao lại diện tích đất bãi bồi ven sông cho đơn vị hành chính ở địa phương đó (xã) là hoàn toàn đúng pháp luật” - ông PHẠM XUÂN HOA, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng nói.
PV

-Danh Ngôn Tiên Lãng
. Đinh Tấn Lực
06-01-2012 – “Việc cưỡng chế do UBND huyện thực hiện là đúng bởi huyện không cưỡng chế theo quyết định hòa giải thành mà theo quyết định thu hồi đất đã ban hành”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.


06-01-2012 – “Việc này không thể công khai”. ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trả lời câu hỏi của phóng viên: Thu hồi đất đầm này để giao cho những ai?
08-01-2012 – “Việc cưỡng chế thu hồi hơn 38 ha đầm của anh Vươn là đúng pháp luật vì đã có bản án của tòa rồi”. Lê Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng (em ruột  của  Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng).
08-01-2012 – “Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
08-01-2012 – “Trong biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Ai ngờ huyện quay ngoắt 180 độ. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”. Vũ Văn Luân – ngụ xã Hùng Thắng, cũng là nạn nhân cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 – “Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa thuận đó”. Lương Văn Trong – Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng.
08-01-2012 – “Trong các vụ cưỡng chế việc chuẩn bị lực lượng cũng như máy móc khá cần thiết”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 – “Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế”. Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng.
08-01-2012 – “Nhiều khả năng biết trước khu vực rộng 500 ha này sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới nên Vươn cố gắng giữ lại để mong được đền bù cao”. Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an Hải Phòng.
09-01-2012 – “Cậu ấy đã có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão”. Phạm Văn Danh – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
10-01-2012 – “Việc này anh em phải thông cảm. Việc giao đầm cho ai là việc sau này”. Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng,
10-01-2012 – “Dứt khoát phải thu hồi đất”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Không có chữ ký. Họ có mặt đâu. Đương sự không có mặt mình cũng thực hiện, tổ chức công quyền mình phải làm thế chứ”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi phóng viên hỏi Biên bản làm việc có chữ ký của ông Vươn & ông Luân không?
10-01-2012 – “Địa phương chúng tôi có thể giao thấp hơn, có thể giao năm năm, 10 năm hoặc 20 năm, miễn rằng không giao quá 20 năm là được. Với ông Vươn, chúng tôi giao đất có thời hạn. Thời hạn như thế nào là giữa hai bên huyện và cá nhân đó ký kết (hợp đồng)”. Ngô Ngọc Khánh– Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
10-01-2012 – “Quyết định có hiệu lực cao hơn”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, khi phóng viên hỏi Hợp đồng giữa người dân và huyện và quyết định giao đất thì cái nào có hiệu lực cao hơn?
10-01-2012 – “Nhiều năm qua anh Vươn hoàn toàn ăn không, anh ta đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội?”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 – “Huyện, xã chỉ đạo không cho (phóng viên) chụp ảnh, nếu muốn chụp phải có văn bản đồng ý của chủ tịch huyện”. Lâm – CA viên xã Vinh Quang.
11-01-2012 – “Chủ tịch (Lê Văn Hiền) rất là lo lắng để trấn an dư luận, để mọi việc làm sao cho êm ả, tốt đẹp chứ không phải có cái này, cái khác”. Ngô Ngọc Khánh – Chánh Văn phòng & Người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng.
11-01-2012 – “Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo không để sơ hở thiếu sót, bảo vệ an toàn tính mạng của cán bộ, chiến sỹ công an và các lực lượng tham gia phòng, chống tội phạm; Xử lý nghiêm những trường hợp chống đối người thi hành công vụ”. Nguyễn Tấn Dũng – Công điện số 57/CĐ-TTg.
11-01-2012 – “Việc này tôi chưa thể trả lời. Còn lịch làm việc cụ thể sẽ thông báo sau”. Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên hỏi có đúng không, UBND huyện Tiên Lãng khẳng định cưỡng chế đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn là có sự chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng?
11-01-2012 – “Tôi nghĩ đến bữa thì mời anh em ăn cơm chứ không phải làm việc để trả lời ngay được. Đâu phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời báo chí ngay được”. Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng.
11-01-2012 – “Tôi còn núi việc, đâu chỉ có việc này”.  Phạm Hữu Thư -  Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP Hải Phòng, khi phóng viên hỏi Vì sao chính quyền TP vẫn chưa có phát ngôn chính thức về vụ việc?
12-01-2012 – “Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành là cần thiết, đúng quy định của pháp luật để nhanh chóng ổn định tình hình địa phương và tăng cường kỷ cương pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, phù hợp với quy định tại Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 và  đã được quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Huyện thu hồi không bồi thường căn cứ theo Điều 38 Luật Đất đai”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế”. Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Hai bên thỏa thuận với nhau, hai cán bộ huyện vận động ông Luân, ông Vươn rút đơn kháng cáo, tòa không phải xử nữa thì huyện sẽ cho thuê lại đất. Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa Dân sự TAND TP Hải Phòng, làm “trọng tài” ngồi giữa. Ông Anh nói: thôi giờ thế này, có đơn kiện đây, tôi gọi hai bên lên để giải hòa, chúng tôi không phải xét xử. Nếu rút đơn thì không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Thế nhưng phải ưu tiên cho họ thuê đất. Bên kia bảo thế thì rút đơn đi, không phải đưa ra tòa phúc thẩm nữa. Hai bên thỏa thuận với nhau để về cho thuê lại đất. Hai bên ký với nhau thế nào tôi không rõ, chỉ nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm bữa thịt chó… “. Đoàn Xuân Lĩnh – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hải Phòng, Hội thẩm nhân dân TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 - “Thẩm phán Ngô Văn Anh có sự nhầm lẫn giữa trả lời ông Luân thành trả lời ông Vươn”. Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Tuy nhầm lẫn nhưng bản chất vụ án không thay đổi”.Phạm Văn Phích – Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Trong bối cảnh hiện nay, không nên đi sâu vào hoàn cảnh của người sai phạm mà nên thông tin ủng hộ việc cưỡng chế của huyện Tiên Lãng”. Phạm Hữu Thư – Chánh Văn phòng – Người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng.
12-01-2012 – “Anh Đoàn Văn Vươn là một người giáo dân rất là tốt và hai nữa là anh sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Mà đồng của anh ấy không phải trông coi, trông giữ gì cả. Toàn bộ dân không ai dám ra đấy bắt bớ cái gì, bắt trộm bắt cướp cái gì của anh ấy cả. Anh ấy đối xử với dân làng ở đây là rất tốt, như là tết Trung thu hoặc cắm trại của các cháu, anh đều có quà. Và hai nữa, gia đình nào có người qua đời là anh đều vào thăm vào viếng hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện là anh trai của Lê Thanh Liêm, Lê Thanh Liêm là Chủ tịch xã Vinh Quang. Tức là anh ở trên huyện còn em là ở dưới, cho nên bằng mọi giá là lấy bằng được đồng của Vươn để mà giao cho người khác. Sau khi cái sự vụ còn đang tranh chấp đồng, coi như là giải tỏa ngày hôm đấy thì đến chiều xã Vinh Quang đã gọi người ra đo đất và giao cho một số hộ tiếp quản đồng ngay. Ngày hôm sau là cái đoàn đó, họ đã đem máy đến họ ủi hết, san bằng hết nhà của anh Vươn và anh Quý. Tức là cái nhà hai tầng ấy sang bằng hết, không còn thứ gì cả, còn những thứ gì vật dụng gì ở đấy coi như là đốt hết”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy. Còn cái đứa trẻ con sau khi thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó có thẻ học sinh. Chúng tôi thấy một đứa trẻ con, nó còn là học sinh, nó chưa hề biết việc chính trị hoặc việc làm. Nhưng mà bằng đã coi như là dùi cui và nắm đấm”. Một người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, trả lời phỏng vấn của đài RFA.
12-01-2012 – “Việc xử lý trước tiên là do địa phương, trên cơ sở đó Bộ sẽ xem xét. Nếu việc xử lý không đúng, Bộ sẽ tuýt còi”. Bộ TN&MT yêu cầu Sở TN&MT-TP Hải Phòng báo cáo về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng.
12-01-2012 – “Chủ đầm Đoàn Văn Vươn: Nếu ai có ý nghĩ, hành động như tôi thì nên từ bỏ”… Tựa bài báo An Ninh Hải Phòng 12-01-2012, nhưng không hề liên quan đến nội dung toàn bài.
13-01-2012 – “Cái ưu đãi lớn nhất đối với người nông dân là hãy để cho họ ổn định làm ăn khi họ đang sử dụng đất có hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy tính đến chuyện lấy đất ở những nơi đang sử dụng không hiệu quả. Khai khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là công việc rất nặng nhọc. Trên từng thước đất có mồ hôi, nước mắt và có cả máu của người nông dân nữa”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, tác giả bài Giọt Nước Tràn Ly đăng trên Tuần Việt Nam.
13-01-2012 – “Khi giao đất, địa phương đã tự cho mình quyền cắt giảm trái luật thời hạn giao đất còn 14, 10, thậm chí bốn năm. Còn khi thu hồi đất, trong các quyết định, thông báo thu hồi, quyết định cưỡng chế… đã không hề nêu ra được một trong năm căn cứ nêu trên (Luật Đất đai 2003 và Nghị định 181/2004)”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, người từng chấp bút Luật Đất đai 1993 và 2003.
14-01-2012 – “Nhiều chính quyền đang quan niệm rất sai về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, theo kiểu ‘Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai thì thu’…”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 – “Vụ nổ Đoàn Văn Vươn còn bộc lộ những hậu quả của xu hướng lạm dụng lực lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đến đất đai”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT.
14-01-2012 – “Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang”. Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
14-01-2012 – “Tôi không theo dõi vụ việc này…”. Trần Đình Long – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
16-01-2012 – “Lãnh đạo Hải Phòng và huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo vụ cưỡng chế đất nên phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trả lời cơ quan chức năng liên quan”. Phan Văn Vĩnh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an).
16-01-2012 – “Chính quyền sai từ xã đến huyện. Điểm sai đầu tiên là để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lý đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lý. Người làm được, làm tốt đáng lẽ phải động viên, tạo điều kiện nhưng lại cố thu hồi của người ta, đó là cái sai thứ hai. Việc thu hồi còn trái pháp luật là cái sai thứ ba. Cái sai thứ tư là chính quyền cố tình vi phạm luật pháp, dồn người dân vào chân tường, làm họ uất ức đến mức phải chống lại”. Lê Đức Anh – nguyên Chủ tịch nước.
16-01-2012 – “Tổng cục Đất đai đã có văn bản yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng báo cáo bằng văn bản vụ việc. Tổng cục Đất đai đã yêu cầu Sở TN&MT TP Hải Phòng khẩn trương báo cáo toàn bộ vụ việc trong thời gian sớm nhất”. Đào Trung Chính – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT).
17-01-2012 – “Anh cứ coi lãnh đạo nhà nước là cha là mẹ, anh là con cái. Khi con cái hư thì cha mẹ xử phạt là đương nhiên. Anh đi nói xấu cha mẹ, cha mẹ la mắng xử phạt là đúng”. Nguyễn Đình Bảy – Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 – “Mặc dù Việt Nam có ký kết các công ước quốc tế nhưng phía Việt Nam không trực tiếp thực hiện các cam kết đó”. Trần Minh Thái– Phó Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Nam, trong buổi triệu tập nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
17-01-2012 – “Đài báo vừa đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh. Hình ảnh cho thấy ông Anh nói nhỏ gì vào tai ông Dũng, chắc là nhắc nhở ông Dũng về chuyện sai lầm của Hải Phòng trong câu chuyện đất đai ở Tiên Lãng. Vì thế ngay trong chiều cùng ngày Thủ tướng đã chỉ thị Hải Phòng phải kiểm điểm đúng sai, quy trách nhiệm và báo cáo Thủ tướng”.Lương Kháu Lão Tác giả gửi đăng trên Dân Luận.
17-01-2012 – “Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra, làm rõ đúng sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Sau đó báo cáo kết quả cho Thủ tướng”. Văn phòng Chính phủ thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
17-01-2012 – “Quá trình giao đất, thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với trường hợp ông Đoàn Văn Vươn là đúng pháp luật, đồng thời cho rằng nhiều cơ quan báo chí trung ương đưa tin về vụ việc không đúng sự thật khiến nhân dân bất bình”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “Việc phá nhà, san phẳng nhà do nhân dân bất bình nên vào phá chứ lực lượng cưỡng chế không thực hiện việc này”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Xe ủi có mặt trong vụ cưỡng chế thu hồi đất, san phẳng căn nhà 2 tầng tại khu đầm tôm (ảnh trích từ báo Dân Trí 19-01-2012)
17-01-2012 – “Thay mặt UBND TP Hải Phòng, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa về vụ việc này nữa!”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “UBND thành phố sẵn sàng lắng nghe dư luận nhưng việc trả lời cụ thể phải chờ sự thống nhất của tập thể lãnh đạo”. Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
17-01-2012 – “Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng nhăng như thế được?”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 – “Ngay chiều 5.1.2012, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra phá huỷ toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói thế oan cho dân chúng tôi quá”. Nguyễn Thị Hiếu ở xóm Kỳ, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 – “Hôm đó, chúng tôi ra đê xem còn bị công an ngăn cấm, hỏi sao dân xuống được khu vực trang trại của ông Vươn. Nói dân phá nhà ông Vươn là nói nhắng. Các ông ấy nói thế là các ông ấy làm giảm lòng tin của dân vào chính quyền”. Nguyễn Bách Khải ở xóm Chùa Dưới, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
18-01-2012 – “Khi chúng ta sử dụng vũ trang thì người dân sẽ dùng chính điều đó để chống lại, đó là hệ quả rất dễ thấy”. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
18-01-2012 – “Các ý kiến tỏ ra băn khoăn về cách làm của huyện Tiên Lãng từ khâu giao đất đến thu hồi, cưỡng chế thu hồi đầm nuôi thủy sản của gia đình Đoàn Văn Vươn cũng như các hộ dân khác. Còn nhiều điều cần làm rõ, như cách tổ chức lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế thu hồi đất là nên hay không, nhất là trong trường hợp này khu nuôi trồng thủy sản là thành quả đê quai lấn biến, trị thủy của các hộ dân. Trong vụ cưỡng chế, chủ tịch huyện Tiên Lãng là anh em ruột với chủ tịch xã Vinh Quang nơi có đầm thủy sản bị thu hồi, quan hệ này ảnh hướng thế nào tới tính khách quan của quyết định thu hồi và cưỡng chế thu hồi?”. Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, với sự chủ toạ của Vũ Trọng Kim, Ủy viên TW, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TW MTTQ Việt Nam.
18-01-2012 – “Sự việc không còn nằm trong phạm vi Tiên Lãng nữa. Ai sai phải xử lý, bất kể cương vị nào”. Đỗ Quý Doãn – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
18-01-2012 – “Bản thân ông Vươn là người được học hành tử tế, là một kỹ sư nông nghiệp, nên ông ta không dễ gì có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật như vậy. Tôi cho  rằng, nguyên nhân sâu xa nằm ở cách giải quyết của chính quyền địa phương và cần phải xem xét lại nghiêm túc vấn đề này”. Phạm Xuân Thệ  - Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu I.
18-01-2012 – “Những người như ông Vươn là tấm gương làm kinh tế mà các người dân ở nước ta phải noi theo. Và với tấm gương sáng như vậy, thay vì tạo điều kiện giúp đỡ, mà tổ chức cưỡng chế, hủy hoại tài sản của họ, thì tôi cho rằng những lãnh đạo địa phương không có tấm lòng”.Huỳnh Đắc Hương  - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – Nếu chính quyền địa  phương không ra lệnh, thì không ai dám phá nhà người khác”. Huỳnh Đắc Hương  - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
18-01-2012 – Với những người hiểu về pháp luật, không khó gì trong việc tìm ra cái sai của chính quyền địa phương. Vấn đề là họ có dám thẳng thắn nhận sai hay ngoan cố, đùn đẩy trách nhiệm. Và chỉ có những người vô liêm sỉ mới không dám nhận cái sai của mình”. ”. Huỳnh Đắc Hương - Thiếu tướng, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị.
19-01-2012 – “Trước kia nhân dân ta đã đứng về phía chính quyền trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, diệt chủng Khơ Me đỏ, bành trướng Bắc Kinh…ngày nay nhân dân ta tiến bộ một bậc nữa là đứng về phía chính quyền để cướp, phá, đốt nhà và tài sản của ‘nhân dân khác’…điều đó chứng tỏ chính quyền hiện nay hoàn toàn được lòng dân”. Người Buôn Gió – Blogger.
19-01-2012 – “Bản chất hợp đồng giữa huyện Tiên Lãng và ông Vươn là cho thuê đất nhưng trong quyết định lại viết thành giao đất…Việc áp dụng pháp luật là theo đúng câu chữ, không thể lập lờ như vậy…Cấp huyện đã làm sai hoàn toàn. Chính quyền thành phố không nên tìm cách để thuyết minh cho cấp dưới của mình”. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT.
19-01-2012 – “Lê Ðức Anh nói ‘Có thể khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện!’. Nói vậy tức là trút hết trách nhiệm lên cấp dưới, các chính quyền huyện và xã, và giới hạn trách nhiệm trong phạm vi nhỏ đó mà thôi.Ngô Nhân Dụng – Diễn Đàn Thế Kỷ.
*
19-01-2012 – Nhớ ngày mất đảo/Thương người mất đầm.
Blogger Đinh Tấn Lực



-CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ-Nhà của Lê Văn Hiền, chủ tịch Tiên Lãng ( đối diện với cơ quan huyện ủy)
Trưởng thôn Khoai Lang tôi đã có trong tay băng ghi âm quan trọng, ghi lại lời kể của hai cán bộ cốt cán có chức sắc tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng và một chiến sĩ dân quân, người trực tiếp vụ cưỡng chế đất và nhà anh Đoàn Văn Vươn. Lời lể chân thật, không giấu diếm, tuy nhiên chúng tôi chưa thể công bố tên của họ. Nghe xong cuộc nói chuyện này, chắc chắn không một ai không giật mình trước một sự thật khó tưởng tượng về chủ tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm, về hành vi cưỡng chế, mục đích cưỡng chế và những bí mật bỉ ổi của vụ việc này.


Trong quá trình rã băng ghi âm, chúng tôi giữ nguyên cách nói, cách dùng từ của người kể.
Đây là một câu chuyện động trời.
Ông Liêm chủ tịch xã Vinh Quang trước đây chỉ là một thằng bán bia chứ là gì. Dân người ta bảo xã này thiếu cha gì mà lại đưa thằng bán bia lên làm chủ tịch. Ông ấy có phải là cán bộ nguồn đâu. Đầu tiên làm bí thư chi bộ, rồi sau đó mấy tháng làm phó chủ tịch HĐND và lên làm chủ tịch luôn. Nhanh thôi!. Ngay trong năm 2008, khi Lê Văn Hiền lên chức Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng thì cùng thời điểm đó, Lê Văn Liêm được “cấu” vào nhân sự làm bí thư chi bộ thôn Đồn Dưới, tiếp đến cấu lên chức Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã và cuối cùng cả hai anh em Lê Văn Hiền và Lê Văn Liêm người lên chức chủ tịch huyện, người lên chức chủ tịch xã ngay trong năm 2008.
 Hôm xảy ra chiến sự, một chị nhà báo phải vào nói với dân là cho mượn cái giỏ, một bộ quần áo để cải trang làm người dân đi bắt cáy mới tiếp cận được gần đầm để tác nghiệp. Còn lại một số phóng viên, báo chí  phải đứng trên đê, bí mất chụp ảnh, ghi hình, ghi âm.
 Em nghĩ sai lầm lớn nhất của lãnh đạo thành phố là đổ tội cho dân, chết ở cái chỗ đấy. Em nói thế này để anh hiểu này: Sau khi vợ ông Vươn, vợ ông Quý được thả, đi xe máy về đến cái đầu đê dốc chỗ Cống Rộc ý, đến nỗi người dân người ta móc tiền trong túi ra, người thì 50.000, người thì 100.000 đ, như kiểu là vợ ông Vươn hành khất luôn, họ vui lòng bỏ tiền ra. Hôm nọ anh Ngọc ở Đài THVN về tí nữa thì bị công an đánh. Xã chỉ thị cho công an, cho dân quân, nếu mà phóng viên báo chí về, thứ nhất là mời họ đi, nếu họ không đi, đuổi họ đi, nếu đuổi không đi thì cứ tự xử rồi là tội vạ đâu xã chịu. Anh tính, xã chỉ thị như thế đấy…! – Ông Liêm chỉ thị như thế. Nói thật là bây giờ người dân ta bức xúc lắm!
Ngày cưỡng chế, ông Liêm cho tập hợp một số dân quân, một số công an viên và nó giao nhiệm vụ tại trụ sở Ủy ban.. Chính ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh VP UBND huyện nói rằng cấm các đồng chí không  được bỏ máy điện thoại ra chụp, quay. Đấy, chính cái hôm nổ súng đấy.
Anh là phóng viên, em không biết là anh bênh ai, bênh huyện hay bênh ông Vươn, nhưng các anh nên lắng nghe người dân, bênh cái lẽ phải.. Phải gặp dân cơ, không gặp cán bộ được. Mấy xã này người dân ta bức xúc lắm. Cứ bảo được lòng dân nhưng thực chất toàn dối trên, chúng nói cứ nói điêu, dân người ta chán rồi đấy! Ông Vươn sử dụng vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ thì phải đi tù, nhưng ông Vươn không làm thế liệu trên có biết không? Chính đốn Đảng thì hãy bắt đầu từ Tiên Lãng đi.
Hôm nay thằng P ở Hải Phòng gọi điện về bảo, người dân ngoài Hải Phòng người ta bảo ông Hiền sắp không có đất mà chui xuống nữa.
Em biết nhiều chuyện, nhưng bây giờ em nói ra không khéo mà lộ, tối bọn xã hội đen đến nhà đâm chết em ngay. Vì bây giờ cái đầm ấy xã hội đen quản lý. Lấy của dân về giao cho xã hội đen, công an xuống đánh bạc cả đêm. Anh biết không? Biên phòng cũng vào đấy đánh bạc cả đêm. Đấy! anh thấy đấy! Còn gọi gì là chính quyền nữa. Đấy nói thẳng là đi ăn cướp! Hỏng hết rồi!
Đổ tội oan cho nhân dân Vinh Quang! Đặc biệt là nhân dân xóm Chùa. Không nghĩ ông Đỗ Trung Thoại lại phát ngôn hồ đồ thế!
Chính vì cái vị trí quan trọng của cái đầm đấy cho nên ông Vươn mới bị thế. Nếu không có cái sân bay ở đấy xem người ta có đòi lại không? Không bao giờ có chuyện đòi lại!
Cái đầm của ông Luân kia nữa, nếu không có đường cao tốc duyên hải đi qua đấy thì liệu có cưỡng chế ông Luân không?, Đấy cái đường đi qua đấy! Đi qua Tiên Lãng sang Thái Bình, vào Ninh Bình đấy! Đấy, đều là lý do kinh tế hết.
Người dân nói, từ hôm đấy đến nay, Báo An ninh Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Đài Truyền hình Hải Phòng nói về vụ việc này có bài nào ra hồn đâu. Báo Trung ương với báo mạng người ta nói sắc nét đấy chứ! Đài truyền hình Hải Phòng có nói nhưng mà nói bênh vực. Đấy cho nên là thối nát rồi, dân không tin vào chính quyền nữa đâu anh ạ! Nếu mà không làm khéo thì khắp nơi họ bùng nên liệu có giữ được Đảng không? Muốn giữ được Đảng thì phải giữ được dân đã! Tôi cũng chỉ là nông dân thôi, hiểu đến đâu nói đến thế thôi! Nếu lần này mà cứ bênh thì mất hết, dân không còn tin Đảng nữa! Bây giờ Hải Phòng này với huyện, với xã, chúng tôi không tin đâu. Chúng tôi chỉ còn hy vọng và tin ở Trung ương nữa thôi.
Em lại nói với anh, sau khi cưỡng chế người ta xem có bao nhiêu đồ đạc thì phải niêm phong đúng không? Niêm phòng đưa về xã hay đưa về huyện, rồi sau này bàn giao lại cho người ta. Đấy gọi là tang chứng, vật chứng. Họ phá xong rồi họ hôi của. Ông nào nhặt được cái gì thì nhặt! Bây giờ em nói thẳng nói thật luôn, ngay cả tay Xã đội phó nó còn bê trộm cả cái ổn áp của nhà ông Vươn về, chả còn cái gì để nói nữa. Di ảnh của bố và con ông Vươn bị đốt – Đấy là vấn đề tâm linh đấy. Bây giờ anh cứ vào hỏi toàn bộ người dân xóm Chùa đấy, ông Vươn không phải người ở đây, dân người ta khách quan nói khách quan thôi. Anh chứ vào đấy người ta sẽ trả lời cho anh hết. Còn bây giờ cứ cố ra đầm ấy là người ta đánh anh đấy. Công an không đánh đâu, họ giật dây cho xã hội đen đánh đấy. Anh cứ xuống đấy người ta đuổi anh lên đê là có bọn khác nó làm việc anh ngay. Xe máy, xe ô tô có biển HP còn đỡ đấy, chứ biển 29, 30, 80 và biển lạ là về đây không ổn rồi. Bọn em được chỉ thị là hàng ngày ngồi uống nước, mỗi ngày trả 100.000, cơm nuôi trưa, cơm nuôi tối, chỉ ngồi để săn các nhà báo thôi. Em đi mấy ngày, hôm qua hôm nay em mới nghỉ đấy chứ! Ừ thì mình làm đầy tớ cho chính quyền, người ta bảo sao thì nghe vậy, có điều mình thấy bức xúc! Ông Liêm nói là cứ ra kia ngồi, nhà báo đi đâu thì các đồng chí đi theo. Chính ông Liêm nói đấy nhé! Các ông cần vào đâu, vào nhà ông A, ông B, ông C tôi dẫn ông vào. Ông phỏng vấn tôi ngồi nghe, nếu người dân nói, phát ngôn hay nhà báo hỏi cái gì quá tôi có quyền can thiệp, tội vạ đâu chính quyền lo. Đấy chính là ông Liêm nói đấy! Còn những cái chỉ đạo ngầm kia thì em không muốn nói ra. Ông Liêm nói đấy!
Hôm em nói với anh Ngọc bên THVN đấy, là hôm nay em nói với anh, nếu lộ ra mà bọn xã hội đen nó biết thì ngày mai cái mạng em không chắc đã còn….
Không còn gì để bình luận.
Trưởng thôn Khoai Lang có trách nhiệm  liên hệ và  giao băng ghi âm,  giao trực tiếp cho Đoàn thanh tra cuả Chính phủ về Hải Phòng sắp tới.
Mong cả nhà CM mạnh mẽ nhưng tử tế để toàn bộ CM bình luận này cũng được in ra để trao cùng tài liệu trên với nhiều tài liệu khác mà do tính chất điều tra, chưa thể công bố hết. Xin trân trọng các bác.

CHUYỆN ĐỘNG TRỜI Ở TIÊN LÃNG- THÔNG TIN LẦN ĐẦU CÔNG BỐ(Nguyễn Quang Vinh). – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật (NLĐ).  - Vụ nổ súng ở Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (VTC). - Chẳng có người dân nào phá nhà ông Vươn! (NLĐ). – Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả?  –  (BBC).  – Vụ cưỡng chết ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Đừng nghĩ người dân không hiểu luật.  - Trương Tuần: CHÂN DUNG HẢI PHÒNG (Trần Nhương). –  Vụ Tiên Lãng: Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”?  – (Cu Làng Cát). – Luật gia TRẦN ĐÌNH THU: BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP VÚ CON TÔI – 2 (Quê choa). – SỢ TRÙNG TÊN   —  (Nguyễn Thông). - Ngô Nhân Dụng:Biến cố Ðoàn Văn Vươn  –  (NV).-  Vô liêm sĩ! (VHNA). - Báo chí Việt Nam ‘mắng’ lãnh đạo Hải Phòng ‘vô liêm sỉ’  –  (NV).  – Miệng Quan trôn trẻ! (Lương Kháu Lão).  – Khi “Thoại” không còn “Trung”  –  (DLB). Mặt trận Tổ quốc tìm hiểu vụ Tiên Lãng  –  (BBC).  -- Ủng hộ gia đình anh Đoàn Văn Vươn (Hiệu Minh).  – CHÚNG TÔI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC 278 TRIỆU ĐỒNG GIÚP GĐ ANH VƯƠN – (Nguyễn Xuân Diện).  – Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết …  (Nguyễn Tường Thụy). -- NHÀ VĂN NAM CAO NÓI VỚI CU VINH: CHÚNG MÀY MAY MẮN THẬT(Nguyễn Quang Vinh).  – Vụ Tàng Liền: Mọt anh về quê gặp mọt em – (Cu Làng Cát). - Hà Minh – Viết tiếp về “Biện Pháp Cuối Cùng” –  (Dân Luận). - Nguyễn Ngọc Già – Bà Trần Ngọc Sương, ông Đoàn Văn Vươn & cuộc “thư hùng” sắp tới?  –  (Dân Luận). –MỪNG CHỊ BA SƯƠNG, NGHĨ TỚI ĐOÀN VĂN VƯƠN (Nguyễn Quang Vinh). – Mừng cô Ba Sương, hy vọng cho anh Đoàn Văn Vươn, “tiếc” cho Đỗ Trung Thoại – (Nguyễn Tây Ninh).


BIẾT ĐỎ MẶT-Mr Diep


-Nguồn: t/g gửi ttngbt blog



MỘT


Nhắc tới Chị Hai, vẻ mặt anh Hai thoáng chút đượm buồn, anh Hai là Huỳnh Minh Đoàn, ủy viên trung ương, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp. Trưởng thành từ người lính “kỷ luật thép”, anh Hai làm Bí thư sau khi tiền nhiệm của anh là ông Trương Vĩnh Trọng về trung ương làm phó Thủ tướng. Tương tự là chuyện anh Sáu (Trương Ngọc Hân, Chủ tịch UNDN tỉnh Đồng Tháp). Khác với anh Hai, anh Sáu không là con nhà binh chuyên nghiệp, nhưng là lãnh đạo chuyên nghiệp, từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo từ cấp cơ sở cho đến nay là người đứng đầu chính quyền tỉnh.




Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về chuyện “lùm xùm” mấy cái bè nuôi cá ở Châu Thành, Đồng Tháp của chị Hai và chị Sáu. Cả anh Hai và anh Sáu đều “tự giác” không “ứng cử” thêm cho nhiệm kỳ tiếp theo. Ở góc độ lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của hai anh, địa phương này đã có bước phát triển khá. Bản thân hai anh luôn được” tín nhiệm”. Nếu cả hai anh “tham quyền cố vị” thì “huề cả làng”, bởi: Ai làm người đó chịu!


Thật không công bằng chút nào khi “lề phải” mà nổi bật là tờ Tuổi Trẻ, tờ báo đi đầu trong việc “đưa vụ lình xình gia đình của hai anh ra ánh sáng”, lại “cố quên” tình tiết này - một tình tiết - có thể tạo ra một hiệu ứng đô mi nô văn hóa “thôi tái quan” trong khi tuổi vẫn còn phục vụ theo luật công chức…


HAI.


Ngày 17-01-2012, phó chủ tịch Thành phố Hải Phòng, ông Đỗ Trung Thoại, chủ trì họp báo về vụ anh Vươn, tại đây ông phó này dõng dạt tuyên bố dân phẫn nộ phá nhà anh Vươn! Một phát biểu mà nếu ở nước Mỹ, có lẽ người dân ra đường với khẩu hiệu tôi không bầu cho ông Thoại (làm phó chủ tịch), như người dân

Mỹ từng khắc trên ngực áo hàng chữ tôi không bầu cho Tổng thống Bush, khi ông này phát động tấn công I Rắc với lý do nước này phát triển vũ khí hạt nhân!
Thêm một lần nữa dư luận, báo chí, nhân chứng có khoảng cách với chính quyền, các cơ quan thực thi pháp luật. Thông tin trên báo chí “lề phải” cho biết, gia đình anh Vươn bắt đầu khiếu nại, (đây là khiếu nại phát sinh vì mất của cải, mất nhà, còn khiếu nại trước đó là thu hồi đất sai luật). Sự việc vẫn đang tiếp diễn …

KẾT.


Theo dư luận được biết, cái sai rõ mười mươi của chính quyền trong vụ anh Vươn là khá rõ ràng. Hàng loạt quan chức chính quyền Hải Phòng “lấp liếm” chống đỡ sự thật đang ngày càng sáng tỏ, có lẽ nên hiểu như là trò “cố đấm, ăn xôi” - một căn bệnh vượt ra ngoài phạm trù đạo đức, pháp luật mà vốn nhỉ nhiều quan chức sa hóa hủ bại thường mắc phải. Tất cả quan chức có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) điều là đảng viên, thì có nên tại vị khi để địa phương mình quá nhiều “lời ong tiếng ve” như vậy không.


Vụ anh Hai, anh Sáu là khá hiếm khi các anh chấp nhận hệ lụy vì “bụng làm, dạ chịu”.. Vụ anh Vươn dấy lên sự căm phẫn của cả nước. Nếu biết “đỏ mặt” thì không những, những cá nhân trực tiếp lạm quyền, mà lãnh đạo gián tiếp liên quan từ huyện tới Thành phố Hải Phòng nên làm điều thuận, như thừa nhận sai phạm và tìm một lời lượng thứ từ khi dư luận “hơi nghi nghi” chứ không cần phải đợi tới “điểm mặt, chỉ tên”.


Ở đâu có lạm dụng quyền lực, ở đó có sâu đục khoét và chi phối. Những người như anh Hai, anh Sáu biết “đỏ mặt” nên dân không phẫn nộ. Ở đâu không biết “đỏ mặt” thì kết cục có nhiều bi thảm, mà gánh chịu - là thường dân thấp cổ, bé họng. Vụ anh Vươn là một bằng chứng sống cho nhận định đó. (TÂN CHÂU).


Cảm ơn t/g đã gửi bài !



-Trả lời Tuổi Trẻ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân: -Chúng tôi nghiêm túc nhìn nhận sai sót
TT - Xung quanh các sai phạm liên quan đến lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đồng Tháp (
Khi người thân lãnh đạo được ưu ái - Tuổi Trẻ 24-12), trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều 25-12, ông Trương Ngọc Hân - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - nói: "Chúng tôi thẳng thắn nhìn nhận là có vi phạm trong việc quản lý thu hồi, cho thuê đất bãi bồi ở Châu Thành".-


- -
-Khi UBND tỉnh "to" hơn chính phủ Vũ Hữu Sự (Nông Nghiệp VN) -Vụ Tiên Lãng: Lỗi tại dân tất cả? - (BBC)-Hai tuần trôi qua sau vụ Cống Rộc nhưng không có quan chức Hải Phòng hay Tiên Lãng nào thẳng thắn nhận trách nhiệm cá nhân.Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: Vì sao lại vu oan cho Nhân dân? (DT 18-1-12) -- Lập đoàn giám sát vụ cưỡng chế đất Hải Phòng (VnEx 18-1-12) 
Báo chí Việt Nam 'mắng' lãnh đạo Hải Phòng 'vô liêm sỉ' (Nguoi-Viet Online) -Từ một chuyện xảy ra ở khu đầm nuôi cá của gia đình anh em ông Ðoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đã trở thành đề tài phát biểu sôi nổi của rất nhiều giới khác nhau trong nước.
 SỰ KIỆN NÔNG DÂN THÁI BÌNH NỔI DẬY NĂM 1997 basamĐại tướng Lê Đức Anh nhận định về phát biểu của Phó chủ tịch Hải Phòng(GDVN).  – “Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã”(GDVN).  – “Quyết định giao đất thể hiện đầm tôm bị cưỡng chế là đất nông nghiệp” (DT).  – Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Thành phố không nên “thuyết minh” cho huyện (DT).  – Vụ cùng quẫn, cuồng sát trong cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Người dân bất bình vì bị đổ tội (DV).  – 5 “mâu thuẫn” trong vụ cưỡng chế, thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng(GDVN). – THEO DÕI VỤ TIÊN LÃNG, NHỚ LẠI CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG XIN “GIẢI CỨU” CHO CẤP DƯỚI SAI PHẠM ĐẤT ĐAI – (Mai Thanh Hải) - Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương tiền hậu bất nhất? (GDVN).  - TIÊN LÃNG ƠI, HẾT THUỐC RỒI  —  (Văn Công Hùng).  – DƯƠNG PHI ANH: Báo cáo làm sao bây giờ? (Quê choa).  -Yêu cầu khẩn: Chính quyền phải lo nhà cho gia đình anh Vươn trong dịp tết… (Nguyễn Tường Thụy).  -“Dân bất bình”, nguy quá!    —  (Anh Vũ).  - Lẽ nào “gieo gió… gặt đạn chùm”? (ĐĐK).Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Tướng Thệ, tướng Hương đồng loạt lên tiếng (GDVN).  - GS. Đặng Hùng Võ: Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói linh tinh (GDVN).  - Tiền bạc, ruộng đồng, và… thân phận của người nông dân (SGTT).


-
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật "Tôi không theo dõi vụ này"
-TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã khẳng định như trên về việc cơ quan chức năng huyện Tiên Lãng – Hải Phòng san bằng nhà của ông Đoàn Văn Vươn


* Phóng viên: Là nhà nghiên cứu luật pháp, đồng thời có nhiều năm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, ông nhìn nhận như thế nào đối với quan điểm của chính quyền huyện Tiên Lãng trong vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn?
- Ông Đinh Xuân Thảo: Luật Đất đai và các quy định pháp luật khác đã quy định rất rõ về trường hợp đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Tôi chỉ nói thêm Luật Thủy sản năm 2003 đã quy định đối với đất nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả đất và mặt nước được giao thời hạn 20 năm như đối với đất trồng cây ngắn ngày. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn đối xử thiếu công bằng, như đất nuôi trồng thủy sản chỉ cho đấu thầu vài năm rồi thu hồi…

Cũng theo quy định của các luật hiện hành, quyền sử dụng của người đầu tư khai khẩn đất, được giao đất sau khi hết 20 năm thì họ tiếp tục được cho thuê. Hoặc người trả tiền thuê một lần còn được thêm nhiều ưu đãi khác như quyền sử dụng giấy chứng nhận để thế chấp ngân hàng… Chính sự nhận thức không đầy đủ về  luật pháp hoặc chính quyền nghĩ dân không nắm được luật nên đã làm ẩu, dẫn đến những vụ thu hồi đất sai luật nhằm cho người khác thuê với giá có lợi hơn.
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế. Ảnh: THẾ DŨNG
* Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn không nằm trong phạm vi bị cưỡng chế nhưng đã bị san bằng thì có vi phạm luật?
- Về luật pháp, phải tách bạch rõ ràng 2 việc: Ngôi nhà là nơi trú ngụ của người phạm tội và là nơi ẩn náu của người phạm tội. Ngay trong trường hợp để bắt tội phạm trong các vụ án lớn như bắt giữ con tin tại một trụ sở cơ quan Nhà nước hay nhà của người khác thì cũng không được phép phá nhà nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp ở đây là ngôi nhà của người phạm pháp (ông Đoàn Văn Vươn – PV), đó là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể dùng biện pháp san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này. Vì thế, huyện Tiên Lãng phải bồi thường ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy. Đồng thời phải làm rõ trách nhiệm người ra quyết định này.
Việc san ủi nhà chỉ được thực thi trong trường hợp ngôi nhà lấn chiếm phải tiến hành giải tỏa khi chủ nhân không chịu tự nguyện tháo dỡ. Ngoài ra, việc san ủi nhà chỉ được tiến hành trong trường hợp xảy ra cháy lớn, cần giải tỏa một ngôi nhà để cho xe cứu hỏa vào cứu nhiều ngôi nhà khác thì mới không cần sự cho phép của chủ sở hữu. Tuy nhiên, Nhà nước phải bồi thường nhà và tài sản bị thiệt hại từ sự giải tỏa này.
Tôi cho rằng vụ việc cưỡng chế ở Tiên Lãng đang gây xôn xao dư luận, nếu TP Hải Phòng không có hướng xử lý thỏa đáng có thể bị khiếu kiện.
* Công sức khai khẩn, tiên phong lấp biển của ông Đoàn Văn Vươn có được xem xét để được ưu tiên trong việc tiếp tục được cho thuê đất, thưa ông?
- Việc khai khẩn và thu hồi phải căn cứ việc đất được khai khẩn có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, hạ tầng của địa phương hay không. Nếu trong trường hợp không vi phạm quy hoạch thì chính quyền phải có trách nhiệm xem xét để hợp thức hóa quyền sử dụng cho người có công, cũng như xem xét việc tiếp tục cho thuê dài hạn khi họ có nguyện vọng.
* Đối với một vụ việc cưỡng chế hành chính thông thường có được phép sử dụng lực lượng vũ trang, thưa ông?
- Tôi cũng xin nói thêm về việc huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang (quân đội - PV) trong quá trình cưỡng chế cần được xem xét để làm rõ tại sao lại có quyết định này. Quy định của pháp luật không cho phép dễ dãi trong việc sử dụng lực lượng vũ trang trong việc tiến hành cưỡng chế. 
Việc sử dụng lực lượng vũ trang, có trang bị vũ khí chỉ được áp dụng trong trường hợp phía bị cưỡng chế đã chuẩn bị một lực lượng đối kháng mạnh để chống lại người thi hành công vụ và được phát hiện ngay từ đầu. Nếu chỉ đơn thuần là giữ gìn trật tự thì không được sử dụng lực lượng vũ trang. Việc này phải làm rõ xem huyện Tiên Lãng có làm đúng không.

Đại biểu Quốc hội phải theo dõi vụ việc
Chiều 14-1, bà Lê Thị Thu Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho biết qua báo chí bà đã nắm vụ việc cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng nhưng hiện chưa có đủ hồ sơ về vụ việc này. “Là một đại biểu Quốc hội, người đại diện cho dân thì những vấn đề, sự kiện như vụ việc ở Tiên Lãng vừa qua rất cần phải nắm bắt tình hình. Việc này thuộc chuyên ngành của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vì đây là vụ việc cưỡng chế hành chính. Hiện nay, Ủy ban Pháp luật đang thẩm tra dự thảo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính, trong đó có quy định về cưỡng chế hành chính”.
Chiều cùng ngày, phóng viên trao đổi về vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng được báo chí thông tin trong nhiều ngày qua, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói: “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Thế Dũng thực hiện

 

Phạm Thị Hoài – Nguyên thủ quốc gia Việt Nam không nên mặc áo nhái Adidas đi cày ruộng


-Nguồn:Phạm Thị Hoài – Nguyên thủ quốc gia Việt Nam không nên mặc áo nhái Adidas đi cày ruộng


Trong lễ Tịch điền hôm mồng 7 Tết (29.1) vừa qua tại Hà Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xắn quần đi chân đất theo con trâu và cái cày, thể hiện hình ảnh một vị nguyên thủ quốc gia gần gũi với đồng bào. Tuy là hình ảnh tuyên truyền, nhưng niềm vui chân thành trên gương mặt vốn tiết chế tình cảm của ông Chủ tịch nước cũng khiến tôi vui theo. Hơn nữa, phong cách vốn không cầu kì trong mọi dịp xuất hiện trước công chúng của ông khiến cảnh biểu diễn này không đến nỗi quá kịch.
Người ta thường so sánh ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự khác nhau giữa hai ông còn biểu hiện trong phong cách trang phục của phu nhân của họ. Đệ nhất phu nhân có vẻ ưa gam tối và không mầu mè. Đệ nhị phu nhân có vẻ ưa mầu sắc, hoa thêu và rồng phượng lấp lánh. Ông Trương Tấn Sang giản dị, nhưng không sa xuống tầm phát ngôn xuề xòa dễ dãi như người tiền nhiệm của ông, nguyên Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Vì thế tôi rất tiếc là ông Chủ tịch đã mặc một chiếc áo nhái hiệu Adidas để cày ruộng và gieo hạt trước ống kính. Chiếc áo khoác này có hai vạch trắng chạy song song ở phần tay áo, và trên ngực có logo hình tam giác mầu xanh với ba (hay hai?) vạch chéo, giống logo quen thuộc của Adidas. Loại hàng nhái này không cóp nguyên xi hàng hiệu, mà gây cảm giác hao hao hàng hiệu, khiến người tiêu dùng có thể tưởng là hàng hiệu hoặc lẫn với hàng hiệu. Sau nhiều năm theo đuổi các vụ kiện xâm phạm bản quyền, năm 2008 Adidas đã giành thắng lợi tại Tòa án Tối cao châu Âu. Các hãng như Nike, H&M, Tom Tailor… từng sử dụng thiết kế hai vạch gần gũi với thiết kế ba vạch của Adidas đã buộc phải thu hồi sản phẩm. Một người Việt kinh doanh đồ may mặc tại Berlin cũng từng bị một tòa án ở đây phạt vì một lô quần áo thể thao nhập từ Việt Nam có trang trí hai vạch, như chiếc áo mà ông Chủ tịch nước Việt Nam diện trong ngày hội xuống đồng.
Hàng nhái mọi thể loại thân thuộc với người Việt Nam tới mức chúng tự nhiên thuộc về đời sống Việt. Chẳng ai phải bận tâm vì chúng. Có lẽ vì thế ông Chủ tịch hay ban cố vấn PR của ông cũng không bận tâm?
Dùng hàng nhái mới đích thực là người Việt Nam hiện đại. Người lãnh đạo quốc gia dùng hàng nhái mới đích thực là hòa đồng với nhân dân. Có lẽ vì thế mà ông Chủ tịch hay ban cố vấn PR của ông chọn chiếc áo này?
Muốn thế nào, Chủ tịch nước Việt Nam mà mặc áo Adidas xịn đi cày ruộng biểu tượng đã là dở. Mặc áo nhái Adidas thì không thể chấp nhận được. Việt Nam không thể mãi mãi là đất nước dùng hàng nhái, từ nguyên thủ quốc gia đến dân thường.
© 2012 pro&contra



--Trâu người  —  (Tuanddk). -Tư bản đỏ ở Việt Nam: Xe sang du xuân trên đất Việt (VnEx 30-1-12) Trong lúc ấy: 'Khai ruộng', người kéo bừa thay trâu (TP 30-1-12)--- Đức vua đi cày ruộng  –  (Nguyễn Thông). - – VI HÀNH (Ngô Minh).

 

Mất Tích Theo Lệnh: Nghệ Thuật Phá Biên Giới của Ngải Vị Vị


arss-ai-weiwei-600Bìa Tạp Chí Thời Trang W (tháng 11 năm 2011, nhiếp ảnh: Max Vadukul, đạo diễn: Ngải Vị Vị)-Nguồn:-Tạp chí Da Màu --Mất Tích Theo Lệnh: Nghệ Thuật Phá Biên Giới của Ngải Vị Vị
 
♦ Chuyển ngữ: 


(Dịch từ nguyên bản Anh ngữ “Enforced Disappearance” trên tạp chí thời trang W (chuyên đề Nghệ Thuật, tháng 11 năm 2011)
Với tác phẩm đầu tay từ khi được chính quyền Trung hoa trả tự do, nghệ sĩ Ngải Vị Vị cộng tác với tạp chí thời trang W trong loạt ảnh đầy ấn tượng—từ bên kia địa cầu …


Một buổi tối tháng 8 vừa qua, có nhóm công an hình sự rảo quanh trung tâm James A. Thomas, vài người đứng cạnh một cái thùng sắt lớn có biển dán: “Trang bị và hoán trả mọi vũ khí ở đây.” Trong xà lim số 2, một vòi nước hoa sen đang chảy. Buổi tối hôm đó có thể là bất cứ buổi tối mùa hè nào trên côn đảo Rikers – địa thế nhà tù khét tiếng của thành phố Nữu Ước – nếu không có sự hiện diện của người mẫu Trung Hoa dưới vòi nước hoa sen, nhiếp ảnh gia đang chụp hình cô, các phụ tá viên đang nhìn vào những khuôn máy vi tính, và nghệ sĩ đối lập Ngải Vị Vị.
Tuy Ngải không đích thân hiện diện tại Rikers, ông đang theo dõi buổi chụp ảnh qua Skype và đích thân đạo diễn buổi chụp ảnh từ phòng làm việc cách đó 13 múi giờ, tại Bắc Kinh. Bị chính quyền Trung Hoa giam giữ vào tháng Tư năm 2011, chuyện ông biến mất trong 81 ngày ở một nhà tù tại Bắc Kinh đã tác động sự phản kháng mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế. Được trả tự do vào tháng 6 năm ngoái, Ngải, một nghệ sĩ hiện đại nổi tiếng và nhiều ảnh hưởng nhất của Trung hoa, đã bị cấm không được phát biểu ở các diễn đàn công cộng, trò chuyện với báo chí hoặc rời Bắc kinh—và phải xin giấy phép bất cứ lúc nào cần lưu thông ra ngoài tư gia và phòng làm việc của ông – nơi ông sống với vợ. Nhưng ông đã nhận lời tạp chí W mời ông sáng tạo một tác phẩm mới cho số nghệ thuật năm thứ sáu của báo. Trong thời gian sửa soạn, Ngải đề nghị năm “phông” ảnh nhằm khai phá cái ông gọi là “sự xung đột giữa cá nhân và chính quyền—bất kể trong lãnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, hoặc tôn giáo.” Qua email, Ngải Vị Vị gửi chúng tôi đề nghị làm một tác phẩm nghệ thuật trình diễn qua nhiếp ảnh; hiện chúng tôi chịu trách nhiệm thi hành những ý tưởng của ông.
“Chào mọi người!” ông nói vui vẻ, cùng lúc khuôn mặt tròn, tươi tắn của ông, với làn râu thưa, hiện trên màn ảnh của cái laptop chúng tôi để cạnh phòng tắm có vòi nước hoa sen. “Chúng ta đang ở đâu vậy?” Đảo Rikers, tôi đáp. Ngải nhìn quanh phòng tắm, cô người mẫu, và hai nhân viên đứng bên cạnh cô. Thoát ra từ màn ảnh là những âm thanh từ “phòng làm việc” của ông: khoảng 20 con mèo kêu meo meo, ba con chim hót ồn ào, và mấy con chó đang sủa um. Chăm chú nhìn những chỗ cáu bẩn ở đường gạch men xám ngoét trong xà lim, ông nói với phó nhòm Max Vadukul là những vệt cáu này không nên xuất hiện rõ nét quá trên những hình ảnh. “Ngoài ra, ngoại cảnh trông tốt lắm. Nó có không khí thời sự của một bức ảnh chụp nhanh,” ông nói, giơ máy iPhone lên màn ảnh máy vi tính để chụp khung cảnh xà lim.
Vadukul điều chỉnh một vài chi tiết cần thiết và cho Ngải xem những mẫu ảnh anh vừa chụp trên một màn ảnh của máy vi tính gần chỗ anh đứng. Rồi anh cũng gửi những tấm hình này qua email cho Ngải. Trong lúc đợi hình ảnh download ở Bắc Kinh, chúng tôi cho Ngải đi “dạo” một vòng nhà tù, bằng cách đẩy máy laptop đi qua các khu giam giữ, làm các nhân viên canh gác bối rối không ít. Chúng tôi nói với Ngải rằng chúng tôi đang ở trong tòa nhà chính xây theo kiến trúc Art Deco của côn đảo, hoàn thành năm 1933 và là địa điểm cho các lớp huấn luyện trong tù, cũng là nơi quay phim và thỉnh thoảng làm show cho đài truyền hình Mỹ.
Ngải biết đảo Rikers, vì ông đã sống ở khu East Village, thành phố Nữu Ước, trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 1993. Lúc đó là thời ông ghi danh học một vài lớp tại trường thiết kế Parsons và Art Students League (Hiệp Hội Các Học Sinh Nghệ Thuật). Để kiếm tiền, ông đã làm những việc vặt, như vẽ chân dung vỉa hè, làm diễn viên vai câm cho nhà hát Metropolitan, và trông coi trẻ em. (Ông cũng là một tay đánhblackjack thiện nghệ, thường xuyên đáp xe buýt đi thăm các sòng bạc ở Atlantic City). Tuy Ngải đã học điện ảnh tại Hàn Lâm Viện Điện Ảnh Bắc Kinh, ông chỉ bắt đầu thử nghiệm với nhiếp ảnh trong lúc sinh sống ở Nữu Ước, từ đó khai triển sự nhận thức về vai trò của nghệ thuật trong những sinh hoạt xã hội chính trị. Chính vậy, những hình ảnh thời sự mà Ngải đã chụp trong cuộc bạo loạn ở Tompkins Square Park vào năm 1988 giữa cảnh sát Nữu Ước, thành phần mua bán ma túy, nhóm người vô gia cư và phần tử skinhead cực đoan —cùng những cuộc bắt bớ mà ông đã chứng kiến—tạo nền cho loạt ảnh nghệ thuật cho tạp chí W.

AiWeiwei_Outside_Tompkins-Square-Park
Chân dung nghệ sĩ lúc còn là chàng trai trẻ, Ngải Vị Vị trước Tompkins Square Park, Nữu Ước, 1986

“Tôi chụp loạt ảnh các vụ xô xát có các cảnh sát chìm bắt người dân tải đi, và khoảnh khắc [chứng kiến cảnh bắt bớ] rất căng thẳng, khó quên,” ông gợi lại biến cố bạo loạn mấy ngày trước đêm dàn cảnh ở Rikers. “Những người đứng chung quanh tôi hỏi, ‘Chuyện gì xảy ra vậy? Họ bị bắt vì tội gì vậy?’ và ‘Kết quả ra sao?’ Đó là khoảnh khắc tạo rất nhiều câu hỏi.” Kinh nghiệm thời đó, ông nói, “đã cho tôi cơ hội nhận diện một tình cảnh tàn nhẫn: rằng chính quyền thường lạm quyền. Nếu chúng ta coi cuộc đời như một cuốn phim dài một tiếng đồng hồ, thì kinh nghiệm Nữu Ước của tôi là nửa tiếng đầu. Nó ảnh hưởng những diễn biến tiếp nối.”

ins-protest
Xung đột giữa thường dân và quân cảnh ở Tompkins Square Park, 1988 (ảnh: Ngải Vị Vị)

Điều cá nhân từ lâu đã trở thành điều chính trị trong cuộc đời và sự nghiệp của Ngải Vị Vị. Con trai của Ngải Thanh, một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Hoa hiện đại, Ngải Vị Vị lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh, nơi ông và gia đình bị chính quyền đầy ải cho đến hết thời Cách Mạng Văn Hóa. Vào năm 2008 Ngải Vị Vị đã trở thành một trong những sứ giả văn hóa của Trung Hoa, được hoàn cầu biết đến qua sự cộng tác của ông với tổ hợp Herzog & de Meuron thiết kế sân vận động Tổ Chim cho Thế Vận Hội Bắc Kinh. Trong vai trò đa diện là nghệ sĩ, chuyên gia thành phố, nhà thiết kế, và kiến trúc sư, Ngải thường nêu lên các vấn đề tác động bởi sự xung đột giữa nền nếp cổ truyền với cuộc chạy đua không phanh đến cái mới. Trong một loạt ảnh ấn tượng sáng tạo vào năm 1995, Ngải đập vỡ tan tành một bình sứ triều nhà Hán; trong một tác phẩm khác vào năm 1997, Ngải sơn thương hiệu Coke trên một bình cổ khác.

ai-weiwei-1995
Ngải Vị Vị đập tan bình sứ triều nhà Hán, 1995

Càng ngày, kỹ thuật và các phương tiện truyền thông đã trở thành phương tiện cũng như dụng cụ cho Ngải, một môi trường trình diễn nghệ thuật mà tất cả chúng ta đều là diễn viên. Ngải có hơn 100,000 người “theo” ông trên Twitter—và con số này vẫn gia tăng, cho dù ông đã bị “im hơi” gần đây. “Tôi nghĩ những giới hạn chính ra lại là yếu tố cần thiết trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do phát biểu,” ông nhận xét với tôi trong một email, “[Mọi giới hạn] cũng là nguồn cho bất kể mọi sáng tạo. Kỹ thuật giải phóng chúng ta thành những cá nhân. Tôi cảm thấy vui khi nghĩ rằng kỹ thuật cũng đã trở thành một phần của tôi.”

ai-weiwei-coca-cola-vase
Ngải Vị Vị, Bình cổ trang trí với thương hiệu Coca Cola, 1997. (Bình cổ thời Đồ Đá Mới (5000 – 3000 BCE) , 11 7/8″ x  chu vi 13″)

Sau vụ động đất vào năm 2008 ở Tứ Xuyên giết hại hàng ngàn trẻ em (theo các tin tức thì trường tiểu học của các em đã bị xây cất bởi những vật liệu dưới tiêu chuẩn do sự tham nhũng của chính quyền địa phương). Ngải dùng blog cá nhân của mình để huy động các nhà tranh đấu trong công cuộc thu thập danh sách tên người chết sau khi chính quyền từ chối không thông báo danh sách này. Tác phẩm cài đặt—kết quả của quá trình huy động—có tên là Ghi Nhớ (Remembering), phủ kín mặt tiền Haus der Kunst (Viện Nghệ Thuật) tại Munich với gần 9,000 ba-lô đựng sách vở của trẻ em, kết thành câu: “cháu sống hạnh phúc trên thế gian này đúng bảy năm”—câu nói từ người mẹ của một trong những trẻ em xấu số. Khi tôi hỏi vai trò nào ở địa vị nghệ sĩ ông đã giúp người khác nhận thức biến cố thời đại, ông đáp, “Tôi tận dụng hầu hết mọi khả năng của mình để giải phóng chính tôi ra khỏi vai nghệ sĩ hầu trở thành một con người thật sự.”

REMEMBERING-project
Tác phẩm (cài đặt từ hơn 9,000 ba lô đựng sách vở) phủ kín mặt tiền Haus der Kunst với giòng chữ:“cháu sống hạnh phúc trên thế gian này đúng bảy năm,” 2009

Đã gần nửa đêm ở Nữu Ước khi chúng tôi gọi Ngải và cho ông biết chúng tôi đã di chuyển ngoại cảnh và hiện đang ở trong một khu phố. “Có phải chúng ta đang ở khu Bowery?” ông hỏi, quan sát cả một rừng cửa hàng và các ký hiệu đầy màu sắc qua khung laptop của chúng tôi. “Chúng ta đang ở Phố Tàu, khu Flushing, quận Queens.” Tôi đáp. Trong lúc người trong phố bắt đầu tụ lại chỗ chúng tôi, thu hút bởi máy hình chụp flash lia lịa của Vadukul và cô người mẫu diện từ đầu tới chân trong y phục thiết kế bởi Alexander Wang, chúng tôi mau mắn trùm laptop trong tấm vải đen để tránh chuyện Ngải bị nhận diện. Vadukul chụp vài mẫu ảnh của khu phố, những hình ảnh, theo Ngải, có thể miêu tả cảnh “bất cứ ai đó ở bất cứ một thành phố nào đó trên thế giới, như Luân Đôn, Bắc Kinh, một quốc gia Ả rập,” bị chính quyền bắt giam. “Người này có thể bị [chính thức] buộc tội, hoặc không bị buộc tội—không có một lý do chính đáng nào cả.”
Trên laptop của anh, Vadukul “mở” những hình ảnh anh vừa chụp, rồi để laptop của anh sát cạnh laptop với màn ảnh có hình Ngải đang ngồi trong phòng làm việc của ông ở Bắc Kinh. Làm như vậy để Ngải có thể nhìn thấy quang cảnh được chụp—cho dù hiện giờ trời đã tối mịt—và cho chúng tôi ý kiến. Sau đó chúng tôi cũng gửi những hình này qua email cho Ngải và nhìn Ngải qua màn ảnh laptop xem lần lượt những tấm ảnh mà chúng tôi vừa chụp—những hình ảnh mà chúng tôi hy vọng sẽ gây ấn tượng mạnh. Ngải cho chúng tôi biết tấm nào ông thích, rồi chúng tôi tiếp tục làm việc. “Rất hữu ích được nghe thấy tiếng nói của Ngải trong đầu tôi.” Vadukul kể lại trong ngày sau buổi chụp ảnh. “Nhịp chảy của những trải nghiệm sâu kín nhất của ông bắt đầu ngấm xuyên qua những tấm ảnh của tôi; [quá trình hợp tác] này rất linh động, mau chóng.”
Các nghệ sĩ từ lâu đã hợp tác với các phụ tá viên, và Ngải thường thực hiện những dự án của ông với một nhóm chuyên gia trong môi trường nghệ thuật không khác gì một xưởng máy. “Hiện tôi không tốn nhiều công sức tự tay sản xuất một tác phẩm,” ông nói với Chris Dercon, người đảm trách chương trình nghệ thuật của Ngải Vị Vị ở Haus der Kunst và hiện là giám đốc viện bảo tàng nghệ thuật Tate Modern ở Luân Đôn. “Việc người khác thực hành tác phẩm của tôi luôn mang đến sự bất ngờ, cũng như một nhận thức sâu xa trên phương diện tập thể.” Dù sao, có thể nói rằng chưa có một nghệ sĩ nào đã hợp tác tương đắc và gần gũi với ê-kíp của ông từ một không gian thật xa cách như Ngải Vị Vị đã làm với dự án cho W. “Những cảm xúc thì thật gần gũi, nhưng [phương tiện nghệ thuật] thì ở thật xa,” ông nói với tôi sau này. “Quá trình hợp tác trở thành một phần của tác phẩm. Nghệ thuật luôn là cách vượt qua những trở ngại giữa tình cảnh nội tại và kỹ năng phát biểu.”
Gần 5 giờ sáng ở Nữu Ước chúng tôi mới chụp xong loạt ảnh. Sự hòa hợp siêu thực giữa nghệ thuật, kỹ thuật, thời trang, văn hóa, và, không ít, sự hiện diện của Ngải Vị Vị, đã nâng cao tinh thần toàn thể ê kíp suốt đêm. Tôi gọi Ngải và cho ông biết chúng tôi đã xong. “Một kinh nghiệm khá thú vị phải không?” Ông cười lớn. Hai tuần sau ông vẫn thích thú suy niệm về dự án này. “Tôi nghĩ kinh nghiệm này đã làm cả hai Leonardo da Vinci và Andy Warhol ganh với tôi,” ông nói. “Tôi cứ ngồi cười khì mà nghĩ như vậy. Nó làm tôi nhớ tới một bài thơ bố tôi làm trước khi tường Bá Linh sụp đổ. Bố nói, ‘Chẳng cần biết bức tường này cao, dài, hay dầy bao nhiêu, nó không thể nào ngăn được gió, không khí, hoặc niềm khao khát tự do của con người.’ Niềm khao khát tự do của chúng ta còn mạnh hơn cả gió.”


Hình ảnh nghệ thuật trong tuần 30.1-5.2.2012: Ngải Vị Vị đạo diễn Sự Mất Tích Theo Lệnh Tạp chí Da Màu -


Phóng sự “hậu trường” cho dự án Sự Mất Tích Theo Lệnh (“The Making of Enforced Disappearance) của Ngải Vị Vị
Ngải Vị Vị thường thực hiện những dự án của ông với một nhóm chuyên gia trong môi trường nghệ thuật không khác gì một xưởng máy. “Hiện tôi không tốn nhiều công sức tự tay sản xuất một tác phẩm,” Ngải phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. “Việc người khác thực hành tác phẩm của tôi luôn mang đến sự bất ngờ, cũng như một nhận thức sâu xa trên phương diện tập thể.” Dù sao, có thể nói rằng chưa có một nghệ sĩ nào đã hợp tác tương đắc và gần gũi với ê-kíp của họ từ một không gian thật xa cách như Ngải Vị Vị đã làm với dự án nhiếp ảnh Sự Mất Tích Theo Lệnh cho tạp chí thời trang W trong tháng 11 vừa qua. “Những cảm xúc thì thật gần gũi, nhưng [phương tiện nghệ thuật] thì ở thật xa,” ông nói với Diane Solway, phóng viên tường trình dự án. “Quá trình hợp tác trở thành một phần của tác phẩm. Nghệ thuật luôn là cách vượt qua những trở ngại giữa tình cảnh nội tại và kỹ năng phát biểu.”  Xin quý độc giả xem toàn bài ký sự của Diane Solway “Mất Tích Theo Lệnh: Nghệ Thuật Phá Biên Giới của Ngải Vị Vị”  (bản dịch Đinh Từ Bích Thúy) trên Da Màu, thứ Hai, 30 tháng 1, 2012.



-Về Phong Trào Phản Kháng Ở Nước Nga (TTHN). - Đảng Cộng sản Cuba mở hội nghị đặc biệt về cải tổ chính trị (DT). - Lãnh đạo Cuba kêu gọi loại bỏ tư tưởng lỗi thời (TTXVN). -- 2012: Cán cân quyền lực thế giới sẽ thay đổi? (TVN/AsiaOne).-- Cấm vận, người Iran lao đao (TT). - Iran đối phó với lệnh trừng phạt của EU (VOV).-- - A new perestroika? (WP).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét