Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Thứ Hai, 17-03-2014 - Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí - Quá nhiều cảng biển khiến hoạt động kinh doanh cảng xấu đi

Xử Blogger Phạm Viết Đào vô tội, nhẹ … “lỗi” cho hai ông Chủ tịch nước, Thủ tướng (Chép sử Việt).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- LS Trần Hồng Phong: Mất Gạc Ma, ai có lỗi? (Quê Choa). – Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Hòa “nhân ngày Gạc Ma rơi vào tay ‘người đồng chí thân thiết’- 14.3.1988″: Vừa đi vừa kể chuyện người bạn lớn phương Bắc
- Gặp người lính ở bên kia biên giới (BBC).
- Nguy cơ khi người Trung Quốc quá đông tại Hà Tĩnh (ĐV).
- Giữ biển (SK&ĐS).
1<- Việt Nam nên sớm đưa vấn đề Biển Đông ra trước tòa án quốc tế (RFI).
- Philippines không cho Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ (TTXVN). – Philippines ký thỏa thuận mua 12 máy bay huấn luyện (TTXVN).
- Đài Loan huy động lực lượng tuần duyên hùng hậu đuổi bắt tàu cá Trung Quốc (RFI).

- Ủng hộ Bùi Thị Minh Hằng tại Hà Nội (chùm ảnh) (Nguyễn Tường Thụy). – CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 98 – 16/03/2014 (Thành).
- Trương Minh Đức – Bệnh ung thư của thầy giáo Đinh Đăng Định đã vào giai đoạn nguy kịch!!! (Dân Luận). “Nếu trong điều kiện được trại giam quan tâm cho đi khám và điều trị kịp thời thì căn bệnh của ông có thể bị chặn đứng trước đó hơn 01 năm và cũng không có kết cục của ngày hôm nay“.
- Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc (RFA).
- Không có đồng bào, không có đồng chí, chỉ có đồng lõa !!! (DLB). “Bất biết nghĩa đồng bào, tình đồng chí, một chỉ quan tâm đến mối đồng lõa, đó là bản chất của những con người cai trị, của những chính đảng lãnh đạo đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi dân tộc, và dùng quyền lực của mình không phải để phục vụ mà là để bóc lột quốc gia đất nước. Và lịch sử nhân loại đã cho thấy Cộng sản chính là mẫu hình đặc trưng, tiêu biểu cho thực thể này“. – Di sản Hồ Chí Minh
- Đảng CSVN khi nào mới “bể hụi” (DLB).
- Nguyễn Trung Chính: Người dân chỉ mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình trên đất nước của mình (DĐXHDS).
- Nguyễn Thị Từ Huy: Bao giờ anh thôi sống hèn ? (Quê Choa). “Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này : ‘Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn’ ?
- Võ Trung Hiếu: Như một… (Quê Choa).
- Anh Vũ Ánh và Tôi (RFA). – Nhân nhà báo Vũ Ánh đi về nơi vĩnh hằng… (Nhật Tuấn). – Nguyễn Thanh Khiết – Vĩnh biệt Vũ Ánh (DĐTK).
- Tuyên thệ trước Hiến pháp có khả thi? (BBC).
- Luân chuyển cán bộ: Cần làm thường xuyên! (NLĐ). – Vụ trưởng về hưu vẫn được “giữ lại” (NLĐ).
- Sao lại thế? (DT).
2- Hà khắc với công nhân (NLĐ). =>
- Sớm khởi tố vụ lật cầu treo là lời xin lỗi thiết thực nhất (Tin tức). – Vụ lật cầu treo: Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc (NLĐ).
- Lực lượng liên ngành Hà Tĩnh “tự trói tay” mình (!?) (PLXH).
- Buôn lậu vẫn trúng tuyển làm quản lý thị trường (ĐV).
- Việt Nam: Quá nhiều cảng biển khiến hoạt động kinh doanh cảng xấu đi (Bloomberg/ Lê Anh Hùng).
- Hoạt động của Chủ tịch nước trong ngày đầu thăm Nhật Bản (VOV).
- Những Đúng và Sai về Con Người (Alan Phan).
- 25 năm internet: công nghệ và dân chủ (BBC).
- Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình (BBC).
- Blog Trung Quốc đưa tin: Fariq Abdul Hamid, Phi công phụ của máy bay mất tích, có thể đã Đánh cướp máy bay (ĐKN). – Lan Tin Tấn Công Khủng Bố Bắc Kinh, nhiều Chuyến Bay bị Hủy Bỏ một cách Kỳ Lạ
- Triều Tiên bắn 18 tên lửa tầm ngắn (NLĐ).
- Thái Lan: Thủ lĩnh Áo đỏ cảnh báo trận chiến tiếp theo (TTXVN).

- Vụ “bị chiếm giữ con dấu, cơ quan chức năng bó tay?”: Công an sẽ buộc giao con dấu cho công ty (PLTP).

- Thủ tướng có mỏi tay không? (Người Buôn Gió).
- Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ “đại án” Vifon: Vì sao nguyên Phó Tổng Giám đốc Vifon kháng cáo? (LĐ). – 24/3 xử phúc thẩm vụ Vifon vì đơn kháng cáo kêu oan (NB&CL).
- Ukraine: Kết quả bỏ phiếu ở Crimea (Hiệu Minh). “Cung cách Putin lên gân lên cốt với Ukraine, chiếm Crimea, bị cộng đồng thế giới tẩy chay, bao nhiêu hình ảnh tốt đẹp của Putin xây được trong 14 năm qua đã mất sạch. Phát triển quốc gia thời nay cần có sự đồng thuận quốc tế về những điều căn bản. Khó có quốc gia nào có thể trụ lại một mình trên ốc đảo, nếu không muốn như Bắc Triều Tiên hay Cu Ba“. – Đánh Bóng Lại Bức Màn Sắt (ĐKN).
- Phong trào đòi gia nhập Nga giống Crimea lan rộng ở đông Ukraine (DT). – Sau Crimea, Kharkov cũng đòi trưng cầu dân ý (VOV). – Ukraine: Miền Đông sôi sục đòi liên bang hóa (NLĐ). – Người dân Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu ý dân (VOV). – Người dân Crimea ăn mừng về với “đất mẹ” Nga (Infonet). – Crimea nộp đơn xin sáp nhập Nga (Tầm nhìn). – Điều gì xảy ra sau trưng cầu dân ý tại Crimea? (Tin tức). – Ukraine tăng cường bảo vệ đường ống khí đốt của Nga sau đe dọa phá hủy (GDVN). – Trưng cầu dân ý tại Crimea: Kiev chỉ biết thở dài và chờ đợi (GDVN). – Hơn 95% cử tri Crimea ủng hộ gia nhập Nga (MTG). – Nếu phương Tây biết giữ lời… (PT).
KINH TẾ
- Sáp nhập SouthernBank vào Sacombank: Kịch bản tồi tệ về nợ xấu (LĐ).
- Ngân hàng sẵn sàng hạ lãi suất (VTV).
- “Chậm giải ngân gói 30.000 tỉ đồng là tại ngân hàng” (VOV).
- Tại sao bluechips vẫn tăng giá? (CafeF).
- Ngồi tại nhà lập doanh nghiệp (NLĐ).
3- Ngành thép tiếp tục khó khăn? (HQ).
- Thủ tướng đồng ý triển khai mua tạm trữ lúa gạo (ĐT).
<- Cảnh giác giá cá tra tăng nóng (NLĐ).
- Ba ông lớn Trung Đông cạnh tranh bầu trời (Tin nóng).


- Chuyện xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương: Cho dân “cần câu” nhưng phải tạo môi trường “nhiều cá” Hình ảnh xót xa của một số dự án “vì người nghèo” (bài 9) (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cầu truyền hình ‘Trở lại Điện Biên’ (TTXVN/Tin tức). – Chia sẻ ký ức với cầu truyền hình “Trở lại Điện Biên” (TTXVN).
4- Gia Lai náo nức ngày hội văn hóa truyền thống (VOV). - Độc đáo lễ hội mừng chiến thắng Bah Nar (LĐ). =>
- Từ sông Rhein ( Rain) Đức đến sông hồng Việt Nam (Chép sử Việt).
- Huỳnh Ngọc Phước: Thơ (Inrasara). – THƠ KHÁNH TRINH – NHỮNG BÀI THƠ TÌNH (Hợp Lưu).
- Đi Tìm Alaska – Phần 32 – John Green (Nguyen Hoang Huy).
- Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (RFA).
- Nghệ sĩ Thanh Lan (RFA).
- NSƯT Chánh Tín “rút ruột” nói về nỗi đau mất nhà (DT).
- Giải Cánh diều quay ngoắt 180 độ (NLĐ).
- Phụ nữ nên biết uống rượu bia??? (THĐP). Phụ nữ cũng như đàn ông về chuyện uống rượu bia, ai thích uống thì … nên biết uống, ai không thích thì không nên. :-)
- Lão ngưu để độc(老牛舐犢 Trâu già liếm con) (ĐKN). – Nói Lời Tích Cực


- Giá trị đơn giản, chúng ở đâu? (THĐP). “Đừng suốt ngày đi tìm hiểu cuộc sống của những người nổi tiếng. Hãy tìm hiểu cuộc sống của chính bạn, của bố mẹ gia đình bạn, của bạn bè bạn. Những người mà bạn đang ‘phải’ sống cạnh. Đấy mới là những người bạn nên tìm hiểu!” – Bạn hiểu bản thân mình đến mức nào?
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trần Kiêm Đoàn – Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách của nền giáo dục Việt Nam hiện nay (DĐTK).
- Quy định về xét tuyển ĐH, CĐ 2014 (GD&TĐ).
- Ra trường thất nghiệp, lỗi do ai? (NLĐ).
- Quản lý dạy và học bơi ở TPHCM: Vẫn chưa hết lo! (SGGP).
5<- Mẹ hiệu trưởng đánh bầm dập trẻ mầm non (NLĐ).
- Hiệu trưởng thừa nhận thu nhầm học phí trẻ mầm non (VNE).
- Đưa bài thi tiếng Anh quốc tế PTE Academic vào Việt Nam (TTXVN).
- Lỗ nhỏ đắm thuyền! (NLĐ).
- Ấn Độ sở hữu một mô hình GD không bền vững (GD&TĐ).
- Những Hóa Chất Công Nghiệp trong Đồ Gia Dụng có Liên Quan đến Hội Chứng Chuyển Hóa (ĐKN).
- Nghiên Cứu Mới nhất về Tác Động của Fracking Đối Với Sức Khỏe (ĐKN).
- ĐIỀU GÌ CẢN TRỞ TƯ DUY SÁNG TẠO? (Tâm Sáng).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
6- Săn “thần dược” chữa bách bệnh bán cho Trung Quốc? (PT). =>
- Vô vọng tìm kiếm 2 cán bộ Sở Công thương mất tích trên biển (DT).
- Hở ống cấp khí, 2 nhà máy điện Cà Mau ngừng hoạt động (VOV).
- Trung úy công an huyện bị xe tải cán chết (TT).
- Đà Nẵng: Phát hiện thêm nhiều vụ lấy cắp điện (Infonet).
- Pháp sư Mã và nhà ngoại cảm Việt (LĐ/DT).

- Chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường Hà Nội: Chậm tiến độ vì “đói” vốn (HNM).

QUỐC TẾ
- Quân đội Syria tiến vào thị trấn chính của phe nổi dậy gần Libăng (VOA). – Serbia bầu cử Quốc hội sớm (VOA). – Quân đội Syria “cắt đứt dạ dày” của phiến quân (ĐS&PL). – 3 năm nội chiến và sự vô trách nhiệm của phương Tây (VnM).
7<- 6 binh sĩ Ai Cập bị giết tại một trạm kiểm soát (VOA).
- Bộ trưởng Israel chỉ trích Mỹ gây sức ép nhầm chỗ (TTXVN).
- Thông điệp của Nga khi tập trận lớn tại Bắc Cực (Soha).
- Các trang web của NATO bị tin tặc tấn công (VOA).
- Tổng thống Obama hô hào cho việc bảo vệ lương làm giờ phụ trội (VOA). – Thêm áp lực đối với vấn đề cải cách di trú ở Mỹ (VOA).
- “Biểu tượng sex” Marilyn Monroe bị anh em nhà Kennedy ‘chuyền tay’ nhau như một miếng mồi ngon (MTG).
- Khi hoàng gia “gặp hạn”: Cung điện xuống cấp (NLĐ).
- Pháp tuyên án tù cho 1 người Rwanda vì can tội diệt chủng (VOA).
- Cha mẹ của phụ nữ Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc gặp cháu ngoại (VOA).
- Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng vì ô nhiễm không khí (RFI).

- Tổng thống Afghanistan từ chối ký BSA với Mỹ:: “Canh bạc liều lĩnh” (HNM).


* Video: + Bản tin video tối 14-03-2014 (RFA); + Bản tin video sáng 15-03-2014 (RFA); + 7 sự kiện đáng chú ý trong tuần 15.03.2014 (RFA); + Phát hiện có hoạt động địa chấn dưới đáy biển có thể liên hệ tới máy bay Malaysia mất tích (VOA).
* VTV: + Chào buổi sáng – 16/03/2014 ; + Báo chí toàn cảnh – 16/03/2014; + Điểm báo – 16/03/2014; + Toàn cảnh thế giới – 16/03/2014; + Thời sự 12h – 16/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 16/03/2014; + Thời sự 19h – 16/03/2014

Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí

Vũ Ánh – Nguoiviet
Nếu mà ngày nay có người nào có đủ kiên nhẫn ngồi điểm lại những tác phẩm và các giáo trình chính yếu về tự do báo chí tại những trường đại học báo chí ở nước Pháp và ở Mỹ không thôi và bắt đầu từ một giai đoạn nhất định, chẳng hạn như kể từ khi Tổng Thống Thomas Jefferson (1743-1826) viết một lá thư cho James Curie vào ngày 28 tháng 1 năm 1786 cho đến nay, tôi nghĩ rằng ông ta sẽ bị dẫn vào một mê hồn trận và sẽ có thể không tìm được lối ra.
Từ hàng trăm năm tranh đấu của nhiều tác giả trên khắp thế giới cho đến ngày Tổng Thống Thomas Jefferson phải nhìn nhận “Nền tự do của chúng ta (Mỹ) tùy thuộc vào tự do báo chí và điều này không thể bị giới hạn mà không gây tổn thất,” con người đã phải đổ ra biết bao xương máu, chất xám, các cuộc vận động, phản đối, thậm chí phải trả những cái giá của tù đầy mới có được sự nhìn nhận tự do báo chí như một đệ tứ quyền sau tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người Mỹ cũng đã phải mất ít nhất gần 200 năm để tìm ra một định nghĩa thế nào là quyền tự do báo chí tương đối phù hợp với hoàn cảnh của Hoa Kỳ ngày nay. Có rất nhiều chuyện để nói về định nghĩa này, nhưng dù quyền tự do báo chí được nhìn dưới nhãn quan nào đi nữa thì cũng không thể vứt bỏ đi được nền móng của nó. Ðó là quyền được phổ biến ý kiến, tư tưởng bằng ấn bản mà không bị nhà nước kiểm duyệt. Riêng đối với dân chúng Hoa Kỳ, họ được hưởng quyền này dưới sự bảo vệ của Ðệ Nhất Tu Chính Hiến Pháp.
Còn tại Việt Nam, trước ngày 30 tháng 4, 1975 cũng như sau này, giới báo chí và truyền thông chưa được hưởng quyền tự do lẽ ra họ đã phải có từ lâu rồi. Trước thời điểm này, Việt Nam vẫn còn trong tình trạng bị chia đôi, miền Bắc theo khối Cộng Sản thì dĩ nhiên báo chí và truyền thông là độc quyền của nhà nước. Miền Nam Việt Nam theo chế độ Cộng Hòa và được Hoa Kỳ liệt vào vị trí là “tiền đồn của thế giới tự do.” Ở tiền đồn này, có cả báo tư nhân lẫn báo của chính phủ hoặc do chính phủ tài trợ, nhưng tư nhân không được phép có đài phát thanh hay đài truyền hình. Ngoài tình hình vừa kể, từ thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cho tới giai đoạn chính phủ quân nhân rồi đến giai đoạn có một chính phủ do cuộc bầu cử năm 1967, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn duy trì một cơ quan kiểm duyệt báo chí và sách. Cơ quan kiểm duyệt báo chí và văn hóa phẩm sau đó được mang một cái tên trá hình là Sở Phối Hợp Nghệ Thuật thuộc Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi để bị chỉ trích từ nước ngoài. Dĩ nhiên là so với báo chí và truyền thông của miền Bắc lúc đó thì sinh hoạt của báo chí truyền thông tại miền Nam Việt Nam dễ thở hơn. Nhưng người Tây phương, nhất là giới báo chí truyền thông Mỹ hoạt động ở Saigon không chấp nhận lối giải thích cũng như so sánh này và cũng chẳng có một trường đại học báo chí nào trên thế giới gọi một nền báo chí truyền thông tại một nước có cơ quan kiểm duyệt sách báo là một nền báo chí tự do cả!
Tôi đưa ra một vài điển hình về sinh hoạt báo chí ở miền Nam Việt Nam trước 30 tháng 4, 1975 mà tôi đã có hơn 11 năm làm việc và sinh hoạt trong ngành để độc giả dễ dàng đối chiếu với sinh hoạt báo chí truyền thông hiện nay tại Việt Nam sau 39 năm cuộc chiến Việt Nam chấm dứt và Hà Nội đã điều hành toàn bộ đất nước. Ngày 10 tháng 3 vừa qua, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Sơn đã cho biết theo thống kê, Việt Nam hiện đang có 838 cơ quan báo chí in với 1,111 ấn phẩm, trong đó có 89 ấn phẩm điện tử và 265 trang thông tin tổng hợp. Nhưng cho tới nay, ở Việt Nam tư nhân không được phép xuất bản và các tác giả có tác phẩm thuộc bất cứ thể loại nào cũng phải xin phép nhà nước, nếu không có phép thì không thể in tác phẩm của mình được. Trong số các cơ quan báo chí vừa kể, không có một tờ báo nào của tư nhân. Mới đây nhất là vào ngày 11 tháng 3, xuất hiện trong một cuộc hội thảo về tự do báo chí ở Hà Nội, Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Sơn loan báo quyết định của bộ là tạm ngưng cấp giấy phép thành lập cơ quan báo chí và nói thẳng là chính phủ sẽ giảm bớt số lượng báo đang hoạt động. Trang chủ của Bộ Thông Tin và Truyền Thông trích lời Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Sơn cho biết, quyết định trên được đưa ra để chính phủ có thời gian chuẩn bị báo cáo “Quy hoạch báo chí đến năm 2020” trình Bộ Chính Trị. Ông nhấn mạnh đây cũng là dịp để “rà soát, giảm bớt những tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ và mục đích.” Nói về bản quy hoạch báo chí đến năm 2020, Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Sơn nhấn mạnh đây sẽ là một cuộc cách mạng trong hoạt động báo chí và nếu được phê duyệt sẽ giúp hướng tới việc định “số lượng báo chí hợp lý, chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu xã hội.”
Dĩ nhiên, giới làm báo, làm truyền thông kể cả những blogger không dễ gì tin vào những lời của ông Sơn. Sinh ra, lớn lên, học hành và vào nghề ở Việt Nam, những nhà báo thuộc thế hệ “bao cấp” hay thế hệ “mở cửa” ở Việt Nam ngày nay đều đã hiểu rất rõ thế nào là một tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ và mục đích. Từ bao lâu nhóm từ này đã được nhà cầm quyền sử dụng để nâng quan điểm, để chụp mũ cho những quan điểm ngược chiều với quan điểm của đảng, nhà nước và chính phủ. Bởi vì không lẽ các tờ báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ chỉ phục vụ và nói về thanh niên và tuổi trẻ chứ không đề cập đến vấn đề chống tham nhũng hay cửa quyền? Không lẽ tờ báo với cái tên chẳng hạn như Người Cao Tuổi thì lại chỉ nói tới những vấn đề của người già chứ không được thắc mắc về số tài sản kếch xù của những ông Phó Tổng Thanh Tra Nhà Nước như vừa rồi họ đã làm? Và câu hỏi được đặt ra: Liệu tờ Người Cao Tuổi có làm đúng mục đích và tôn chỉ của tờ báo không? Thực ra, ông Nguyễn Bắc Sơn đã có một kết luận rất rõ cho công tác mà ông gọi là công tác quản lý báo chí của bộ, đó là báo chí “cần tập trung tuyên truyền hiệu quả đường lối của đảng và nhà nước” và “vào cuộc tuyên truyền đấu tranh với các đối tượng sai trái và thù địch.” Ðấy, nói dông nói dài thì cuối cùng Hà Nội chỉ muốn nếu tờ báo nào có sai tôn chỉ mục đích nhưng cùng một lề phải với nhà nước và chính phủ thì cũng không bị rút giấy phép, ngược lại tờ báo nào dù có làm đúng tôn chỉ mục đích mà cứ lâu lại nhập bọn với bên lề trái thì cũng vẫn có thể bị trừng phạt như thường.
Tuy nhiên, Tiến Sĩ Huỳnh Văn Thông, khoa trưởng khoa Báo Chí thuộc Ðại Học Quốc Gia ở Saigon dường như không đồng ý lắm với nội dung những lời tuyên bố của Bộ Trưởng Nguyễn Bắc Sơn khi ông cho rằng trên thực tế quốc gia nào cũng có những khó khăn về mặt an ninh và chính trị nên không có vấn đề tự do báo chí tuyệt đối và phải có những “vùng cấm thông tin” và “vùng nhạy cảm” phải định nghĩa rõ ràng và nhận diện được vùng cấm đó. Lên tiếng với đài BBC Việt ngữ vào ngày 11 tháng 3, ông Sơn nhấn mạnh rằng nếu các nội dung, chủ đề không được phân chia rõ ràng bằng một “ranh giới được định nghĩa về phương diện pháp lý thì chuyện nhạy cảm hay không nhạy cảm về thông tin là vấn đề khá khó xử trong nhiều trường hợp.” Chủ trương vùng cấm thông tin thực ra chỉ là một quan điểm đã xưa cũ về thiết quân luật và tuyên bố tình trạng khẩn trương trước Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thế Chiến tại Âu Châu. Nhưng ngay cả khi có thiết quân luật và kiểm duyệt báo chí, nhà cầm quyền cũng không thể chi tiết hóa thế nào là những nguồn tin vi phạm an ninh quốc gia. Cho nên, khi truy tố một nhà báo ra trước tòa về tội xâm phạm an ninh quốc gia thì vấn đề giải thích luật pháp bằng những án lệ được ra. Chính việc giải thích luật pháp này đã khuyến khích những nhà lãnh đạo chủ trương độc tài đưa ra những cấm đoán khắt khe để bảo vệ quyền lực của mình. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trong nhiều trường hợp bị giới hạn bởi luật hình sự qui định các tội danh như phỉ báng, vu khống, hành động tục tĩu, kích động nổi loạn, ghét người thiểu số, vi phạm bản quyền và tiết lộ những tin tức được xếp vào loại mật sẽ không được quyền tự do ngôn luận bảo vệ (ở Mỹ những tội danh này không được Ðệ Nhất Tu Chính Án Hiến Pháp về quyền tự do ngôn luận bảo vệ).
Vừa rồi, một nhà báo gốc Việt ở Luân Ðôn, ông Nguyễn Giang, trưởng Ban Việt Ngữ của đài BBC đã viết một bài báo khá súc tích đề cập tới tinh thần cởi mở, nghiệp vụ được đánh giá là cao của khối phóng viên Việt Nam khi săn tin về việc tìm kiếm chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích mà cho tới nay vẫn chưa tìm ra tung tích. Theo lời tác giả, chính giới báo chí Việt Nam là những nguồn tin đầu tiên cung cấp cho cả thế giới để họ ào ào kéo tới Việt Nam và Malaysia để săn tin. Họ khơi mào cho một công tác cứu hộ quốc tế mà Hà Nội giữ vai trò tiên phong và rất cởi mở trong việc giúp đỡ báo chí quốc tế tham dự vào việc tường thuật công tác này y như một đất nước mà báo giới không hề bị trói chân, bịt miệng. Tác giả cho rằng chính vụ cứu nạn này mà Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng khá tốt với dư luận quốc tế. Báo giới Việt Nam lần đầu tiên đã chứng tỏ cho thấy là họ xứng đáng được hưởng một nền tự do báo chí. Tác giả Nguyễn Giang đã viết như vậy và ông nhấn mạnh:
“Như tôi đã có lần viết, trong ngoại giao, gồm cả đối ngoại bằng truyền thông, hệ thống ở Việt Nam luôn có tiềm năng làm được nhiều điều tốt vì ra bên ngoài là có cạnh tranh và phải bám theo các chuẩn (định) quốc tế. Ở trong nước, như một số blogger đã nêu, nếu chính quyền cũng chú ý ở mức độ tương tự tới các vụ tai nạn của công dân Việt Nam thì sẽ được tiếng là không nhất bên trọng, nhất bên khinh bởi nạn nhân MH370 toàn người nước ngoài. Về quản lý báo chí, nếu sự cởi mở, nhạy bén và thẳng thắn như vậy được áp dụng đều đặn thì chắc chắn nhiều vấn đề khác, từ ngư dân gặp nạn trên biển tới các án chống tham nhũng hay nhân quyền… đều hoàn toàn có thể được dư luận trong và ngoài nước nghi nhận công bằng và chính xác. Vì về lâu dài, bản chất của dư luận là không thiên vị với bất cứ ai. Vấn đề trong quản lý báo chí là nhà chức trách có dám tin hẳn vào điều đó hay không.”
Nói tóm lại, từ những loan báo của Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Sơn và một số phản ứng của những giới chức đang làm công việc đào tạo người làm báo, truyền thông cho Việt Nam và của nhiều tác giả trên những mạng xã hội ở trong cũng như ngoài nước, người ta vẫn thấy sự giằng co giữa những người làm công tác quản lý báo chí và giới làm báo về quyền tự do báo chí trong đó một câu hỏi lớn được đặt ra. Liệu việc cởi trói cho báo chí và truyền thông Việt Nam có đe dọa vị trí của đảng CSVN, đảng đang độc quyền điều hành nhà nước và chính phủ không? Hay là chỉ bớt xen hoặc chặt đứt hẳn số lượng các tờ báo có thể tạo ra dư luận đe dọa đến thượng tầng lãnh đạo của Việt Nam rồi vạch ra một đường biên nhất định nào đó? Hoặc phải trở lại tình hình khắt khe như thời chưa mở cửa? Ðúng như lời tác giả Nguyễn Giang, về lâu về dài bản chất của dư luận là không thiên vị ai, nhưng vẫn còn một hoài nghi mà trong tiểu sử của mình, Joseph Pulitzer, một nhà báo đã được lấy tên cho giải thương báo chí cao quí nhất của Hoa Kỳ đã có lần viết ra: Liệu người ta định đến mức nào của trình độ hiểu biết và giáo dục trong khối quần chúng để dư luận có thể loại bỏ sự thiên vị? Nhưng không may, Hà Nội hiện nay vẫn giữ tập quán cũ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù của mình nên họ không thể hiểu được rằng tự do báo chí sẽ củng cố quyền lực của họ mạnh mẽ hơn. Nhìn vào tình trạng không có tự do báo chí của Việt Nam, nhìn lại mạng lưới báo chí, truyền thông Việt ngữ, các mạng xã hội ở hải ngoại, nhất là Hoa Kỳ, người ta không thể phủ nhận được rằng việc chấp nhận một luồng dư luận, hay tư duy hoặc những phương thức khác nhau để cùng tiến tới một mục tiêu chung vẫn còn là một thử thách lớn trong cộng đồng người Việt Nam chỉ vì một thiểu số không tin rằng việc chấp nhận thảo luận hòa bình hay một luồng dư luận đối nghịch để cân bằng (balance) sẽ giúp chúng ta xứng đáng được gọi là người tự do và từ đó cộng đồng có thể sẽ mạnh hơn.

Việt Nam: Quá nhiều cảng biển khiến hoạt động kinh doanh cảng xấu đi

BloombergNews | 14.3.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng
Robert Hambleton muốn nghe thêm nhiều tiếng ồn từ cảng container khổng lồ bên ngoài văn phòng làm việc gần Tp Hồ Chí Minh của ông. Những chiếc cần cẩu cao vút ở bến cảng cạnh tranh kế bên đứng im lìm giữa không trung, không hề thấy bóng dáng của một chiếc tàu nào nằm trong tầm mắt.
“Đây là bến cảng mới toanh mà không hề có lấy một khách hàng”, Hambleton – tổng giám đốc Cty TNHH Cảng Quốc Tế Cái Mép – cho biết. “Quý vị thấy là tình hình đã trầm trọng đến thế nào rồi đấy. Toàn bộ ngành cảng biển đã dư thừa cung.”
Với việc các công ty từ Intel cho đến Samsung Electronics vẫn đang xây dựng nhiều nhà máy trị giá hàng tỷ USD tại Việt Nam, chính quyền các tỉnh, thành ở đây đã xây dựng nhiều cảng biển mang tính cạnh tranh, đủ sức bốc dỡ hàng hoá cho tàu thuyền từ nước ngoài cập bến. Điều này đã gây ra tình trạng giá bốc dỡ hàng hoá lao dốc, khiến các công ty vận hành cảng chịu thua lỗ ít nhất 1,5 tỷ USD (theo số liệu của Seaport Consultants Asia).

Với bờ biển dài khoảng 3.400km và nằm dọc theo một trong những tuyến vận chuyển hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, Việt Nam có tham vọng cạnh tranh với Singapore và Hồng Kông. Chính phủ Việt Nam thậm chí còn muốn xây thêm nhiều hải cảng, ưu tiên “số lượng hơn chất lượng”, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng Giêng cho hay. Tình trạng thừa thãi công suất có thể làm suy yếu khả năng thu hút hoạt động chế tạo hàng hoá giá trị cao vốn đòi hỏi những hệ thống vận tải hiệu quả – bản báo cáo nhận định.
Tham nhũng có thể diễn ra
“Gần như tỉnh thành nào nằm dọc theo bờ biển Việt Nam cũng đều tìm cách xoay xở để có được một dự án cảng biển”, Vũ Tú Thành – trưởng đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam – phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hà Nội. “Cơ chế ở đây tạo nhiều cơ hội cho nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích đặc biệt. Nhiều cảng hàng hoá thuộc loại tốt chỉ hoạt động cầm chừng.”
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể không còn hào hứng với việc đầu tư lớn vào các dự án hạ tầng của chính phủ trong tương lai, David Wignall – giám đốc điều hành của Seaport Consultants Asia – bày tỏ trong một email. “Không ai tin bất cứ điều gì chính phủ nói về các dự án đầu tư phát triển”, ông nói. Wignall ước tính, chỉ các công ty vận hành ở Cái Mép không thôi đã thua lỗ tổng cộng đến 1,5 tỷ USD vì tình trạng dư thừa cảng biển.
Tình trạng thua lỗ này diễn ra ngay giữa lúc Bộ Giao thông Vận tải đang tìm kiếm khoảng 32 tỷ USD nguồn vốn tư nhân cho các dự án hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2020, tờ Vietnam News đưa tin tháng Hai vừa qua.
Suy thoái toàn cầu
Tình trạng dư thừa cảng biển ở Cái Mép gắn với hiện tượng suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải chính sách của chính phủ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường phát biểu trong một cuộc hội nghị ngày 28.2 tại Hà Nội.
“Vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động của cảng Cái Mép là hiện tượng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm; điều này đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp hàng hải, không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước có bờ biển khác”, ông nói. "Các bến cảng ở Sài Gòn không thể tiếp nhận tàu lớn. Vì thế nếu có bất kỳ tàu lớn nào đến đây thì chúng phải vào cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.”
"Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi thì các hải cảng ở Việt Nam cũng vậy, ông Nguyễn Hồng Trường nhận định. “Với bờ biển dài, cùng vị trí địa lý kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế của mình, từ nay cho đến năm 2020 Việt Nam sẽ cần thêm nhiều cảng nước sâu”, ông nói. “Tôi tin rằng các hải cảng ở Việt Nam sẽ hoạt động tốt một khi kinh tế thế giới phục hồi.”
Cái Mép
Các nhà đầu tư nước ngoài cùng các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ở Việt Nam đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào các bến cảng cực kỳ hiện đại tại Cái Mép, cảng nước sâu duy nhất của Việt Nam nằm ở cửa sông Cái Mép và Biển Đông. Bắt đầu hoạt động từ năm 2009, cảng Cái Mép là một phần của mục tiêu tăng khối lượng hàng hoá vận tải biển lên hơn 130% từ năm 2012 cho đến cuối thập kỷ.
Các nhà đầu tư hậu thuẫn cho cảng biển khổng lồ nằm ở đông nam Tp HCM, trung tâm kinh tế của Việt Nam, nhận thức rằng một số hải cảng của Tp HCM sẽ chấm dứt hoạt động tiếp nhận container, Nguyễn Xuân Thành – đại diện Học viện Chính quyền Kennedy (Kennedy School of Government) của Đại học Harvard ở Việt Nam, người đã nghiên cứu ngành công nghiệp cảng của Việt Nam – cho biết. Phần lớn các cảng này vẫn còn hoạt động, chúng hút hết các tàu chở container khỏi Cái Mép, ông nói.
Các công ty vận hành cảng ở Tp HCM không muốn đóng cửa những cơ sở toạ lạc trên những khu bất động sản hàng đầu này trong thời gian tốc độ tăng trường kinh tế của Việt Nam chậm lại, và thành phố đã chống lại chủ trương nhường ngành vận tải biển cho một tỉnh lân cận, ông Nguyễn Xuân Thành nói. Chính phủ Việt Nam dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng ở mức 5,8% trong năm nay, so với mức 5,42% của năm 2013.
“Lắm cha con khó lấy chồng”
Chính phủ, các bộ ngành và tỉnh thành đều thò tay vào ngành vận tải biển của Việt Nam, dẫn đến những nghị trình tréo ngoe, ông nhận xét.
“Khi nhiều khoản đầu tư tư nhân gắn liền với các hải cảng và thua lỗ nặng nề thì môi trường đầu tư ở Việt Nam chẳng lấy gì làm hứa hẹn cả”, ông Nguyễn Xuân Thành nhận xét. “Vấn đề nội tại là hệ thống ở Việt Nam rất phi tập trung. Các tỉnh thành địa phương có rất nhiều quyền lực chính trị. Họ cứ đổ tiền để tạo ra hàng đống của nợ.”
Toạ lạc ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cảng Cái Mép có 7 bến cảng. Bến mới nhất khai trương tháng 12.2013 và do Cty Sài Gòn Tân Cảng của quân đội vận hành. Theo một báo cáo của tập đoàn Maersk cuối năm ngoái thì Cảng Quốc tế Cái Mép (Cai Mep International Terminal), vốn cạnh tranh với 6 bến cảng khác, đang hoạt động ở mức 30% công suất.
Bốn bến cảng không có khách hàng là tàu vận tải container nào và phải dựa vào hoạt động vận tải hàng hoá khối lượng lớn và vận tải hành khách theo tuyến cố định, Hambleton nói. (Cty Cảng Quốc tế Cái Mép là một liên doanh giữa APM Terminals, một công ty con của tập đoàn A.P. Moeller-Maersk A/S có trụ sở ở Copenhagen, với hai DNNN là Vinalines và Cảng Sài Gòn.)
Thương mại bùng phát
Phần lớn số tàu hàng của các nhà máy ở Việt Nam được chuyển đến các tàu lớn hơn ở Singapore và Hồng Kông từ các cảng nhỏ hơn, mặc cho cảng nước sâu Cái Mép hoạt động dưới công suất, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết. Chính sách cảng biển rời rạc ở Miền Nam, nơi chiếm đến 70% hoạt động vận tải biển của Việt Nam, có thể khiến cho các nhà đầu tư không hào hứng với việc phát triển một cảng nước sâu ở Hải Phòng, ông nói.
Cuộc vật lộn trong ngành cảng biển diễn ra giữa lúc hoạt động thương mại ở Việt Nam đang bùng phát. Các nhà sản xuất như Samsung, Nokia và Honda Motor đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, vốn tăng trưởng ở mức 15,4% năm 2013 so với năm 2012. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng lên mức 75% từ mức 56% năm 2009 (theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế), hơn gấp 3 lần con số của Australia.
Intel, Samsung và LG
Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới có trụ sở ở Stanta Clara (California), đã đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy thử nghiệm và lắp ráp lớn nhất của mình trên những cánh đồng lúa trước kia ở Tp HCM và đi vào hoạt động năm 2010.
Samsung, tập đoàn đặt trụ sở ở Suwon (Hàn Quốc), có hai nhà máy sản xuất điện thoại tại Việt Nam, trong đó có một nhà máy trị giá 2 tỷ USD và dự kiến sẽ hoạt động hết công suất vào năm 2015. Các nhà máy khác của Samsung, kể cả nhà máy của Cty Samsung Electro-Mechanics trị giá 1,2 tỷ USD sẽ sản xuất module máy ảnh và bảng mạch, đang đi vào hoạt động ở Việt Nam. Khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD của Cty LG Electronics ở Việt Nam bao gồm việc xây dựng một khu phức hợp sản xuất TV và thiết bị gia dụng.
Singapore, cảng container nhộn nhịp thứ hai thế giới sau Thượng Hải, đang đầu tư hàng tỷ USD để tận dụng lợi thế từ hoạt động thương mại đang bùng phát ở Việt Nam và các nước Châu Á khác. Quốc gia thành phố này đang xây dựng một hải cảng nằm ở phía tây khu cảng hiện nay nhằm tăng gấp đôi công suất.
Đông Nam Á là một trong những thị trường đang phát triển của ngành vận tải biển, Thomas Knudsen – tổng giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Maersk Line – phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV ngày 6.3 vừa rồi. “Miền Bắc Việt Nam rõ ràng là đang được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch hoạt động chế tạo hàng công nghệ thấp khỏi Trung Quốc”, ông nói. “Chúng ta đang được chứng kiến một Campuchia hưởng lợi từ việc gia tăng sản lượng dệt may.” Indonesia thì có một “lực lượng khách hàng hùng hậu đang phát triển”.
Việt Nam kỳ vọng là các hiệp định thương mại mà họ đang đàm phán, kể cả Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một hiệp định với Liên minh Châu Âu, sẽ thúc đẩy xuất khẩu. Hoạt động thương mại gia tăng có thể giúp giảm bớt tình trạng dư thừa cảng biển bởi các công ty vận tải biển triển khai các tàu vận chuyển container cỡ lớn vốn chỉ có thể ghé vào cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, Hambleton nhận định.
Mức giá bốc dỡ tối thiểu bắt buộc
Tháng 8.2013, Bộ GTVT đã quy định mức giá bốc dỡ tối thiểu áp dụng trong hai năm là 46USD cho mỗi container 20 feet chứa hàng nhằm ngăn chặn hiện tượng giá bốc dỡ thậm chí còn tiếp tục rơi xuống, Hambleton nói. “Mục đích là nhằm cứu ngành cảng biển nước sâu ở Việt Nam”, ông nhận xét.
Để góp phần làm cho ngành công nghiệp cảng biển ở Việt Nam dễ thành công hơn về mặt tài chính, ông và những người lãnh đạo khác trong ngành đang đề nghị chính phủ đóng cửa số cảng nhỏ ở Tp HCM và giảm lệ phí cảng biển mà các công ty vận tải biển phải trả nhằm thu hút hêm khách hàng.
Văn phòng của ông trông xuống một khu cảng nằm dọc theo con sông hiền hoà. Bến cảng hầu như trống rỗng, ngoại trừ vài chục container Maersk được xếp gọn ghẽ trên sân cảng, chờ một chiếc tàu biển siêu trọng nào đấy từng một thời cập bến hàng tuần để chuyển tới Los Angeles. Bầu không khí thật im ắng, không phải là sự ồn ào của một bến cảng nhộn nhịp.
“Không gian yên lành quá”, ông nói. “Yên lành là tín hiệu xấu của hoạt động kinh doanh.”
Nguồn: Bloomberg News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét