Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ngày 16/3/2014 - Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Chính trị – Xã hội

Tổ quốc, nhân dân mãi ghi ơn những người lính Gạc Ma anh hùng  -(GDVN)  – Gian nan cuộc sống sau cuộc chiến  -Vậy là đã 26 năm (14/3/1988 – 14/3-2014) từ sau trận hải chiến Gạc Ma với Trung Quốc. 64 người đã hy sinh, 6 người may mắn còn sống, và trong họ, vẫn vẹn nguyên ký ức đau thương, hào hùng năm nào.

Gặp người lính ở bên kia biên giới   -(BBC)  – Một cựu binh người Việt tham gia cuộc chiến biên giới 1979 kể lại quá trình sang Vân Nam tìm cựu binh phía Trung Quốc.
Đọc “Ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập  -(RFA)    —  Dân Trà Vinh đua nhau trồng cần sa cho… gà ăn  -(NV)   >>>   Bỏ hủ tục, người Hmong bị 18 tháng tùThứ trưởng GTVT: Tàu chiến Mỹ, Trung Quốc đã rời biển Đông    -(ĐV)
Dừng tìm máy bay Malaysia, yêu cầu nước ngoài rút khỏi Việt Nam  -(DV)   >>>   Bí thư huyện xin lỗi dân vì không giữ đúng lời hứa   >>>   Đừng để người dân quen với… đói giáp hạt   >>>   Bệnh viện tư ế ẩm   >>>   55% trẻ em lao động sớm, thất học
Vụ khai thác khoáng sản trái phép: Sở TN&MT phủi trách nhiệm  -(GDVN)   —  “Địa đạo Củ Chi” giữa Thủ đô  -(KT)
Vết “rạn” sau vụ án giết bạn chấn động  -(TVN) – Dường như qua vụ án niềm tin của dân chúng hướng đến lực lượng thi hành công vụ đã thêm vết… rạn.    –    Đàn ông Việt còn phải học nhiều để… ‘bằng’ phụ nữ  -(TVN)   —   Sẽ hình sự hóa tội làm giàu bất chính?  -(VNN)
Sống dặt dẹo trên ‘dòng sông chết’ ở xứ Nghệ Photo  -(VNN)   —   Người dân bị điện giật chết, khởi tố cán bộ điện lực  -(TT)
Tâm lý sợ chết, kiếm tiền dễ quá cũng lo  -(VEF)   >>>>   Hoảng loạn tin đồn thực phẩm có đỉa, quần áo chứa ấu trùng

Mối lo của Tập Cận Bình  – (Ngô nhân Dụng -NV) – Ngày hôm qua, thị trường chứng khoán New York tụt hơn 230 điểm. Không phải vì tin tức kinh doanh tại Mỹ, mà vì tin thế giới.

Ði cầu nhanh rất có hại  -(Bùi bảo Trúc -NV)
Quanh vụ chuyến bay MH370  – (Lê Phan -NV)
Nhà báo Vũ Ánh (VNCH) từ trần – (Huy Đức FB)  ===>>>
Họp mặt các tổ chức Xã hội dân sự tại Sài Gòn  – (Châu văn Thi)
Sức khỏe của tù nhân lương tâm , nhà giáo Đinh Đăng Định đang suy kiệt - (Danquyen)
Thứ trưởng Đức yêu cầu trả tự do cho LS Lê Quốc Quân  -(XuanVN)
ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CÔNG LỰC - (Phan Đình Thành)   >>>   NÓI VỚI NGƯỜI CÔNG AN

Chuyên gia Trung Quốc đòi xây căn cứ trung chuyển ở Biển Đông  -(GDVN)
- Ra ngõ gặp… người Trung Quốc! (NLĐ). “Tập đoàn Formosa đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ LĐ-TB-XH cho phép đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến cấp phép cho người lao động làm việc tại KKT Vũng Áng.” Xem lại: “MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI? (Lê Anh Hùng). – Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân (Chép sử Việt). – Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng? (Boxitvn). – Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam? (RFA). – Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng (Chép sử Việt). – Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? (ĐV).  -(Basam)
Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!  -(NLĐ)    —-  Ra trường thất nghiệp, lỗi tại ai?  -(NLĐ)
Pháp sư Mã và nhà ngoại cảm Việt  -(MTG)    —  Tượng đài và ngón tay của Cezar   -(MTG)
NS Chí Trung: Chánh Tín là nạn nhân của nạn ăn cắp bản quyền  -(MTG)    —  Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho tài tử Nguyễn Chánh Tín  -(MTG)
Vụ Bùi Hằng: Thế nào là “người làm chứng” trong vụ án hình sự?  -(DCCT)

Vụ 900 CN ngừng việc do quản lý hà khắc: Cty khẳng định làm đúng, CN không làm được thì xin nghỉ! -(LĐ)

Sáng mắt sáng lòng chưa cái Giai cấp CÔNG NHÂN của XHCN ưu việt??? dưới sự lãnh đạo ưu việt của lãnh đạo  Giai cấp mà đại diện lại ai nhỉ, khi lật đổ được bọn Tư bản bóc lột???- Đái ỉa trong giờ làm nó cũng cấm, bới vậy bọn chúng xem CON NGƯỜI là công cụ để phục vụ sản xuất  giống như Rô Bô , tệ hơn súc vật, súc vật mà nó mắc ỉa mắc đái nó cũng cứ TỰ DO ỉa đái liền.
Vụ “sai phạm trong cấp giấy phép xây dựng”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình dương chỉ đạo: BECAMEX IDC tạm ngừng chuyển nhượng đất cho dân -(LĐ)
Trên các trang mạng xã hội có tự do thật không? -(ANTĐ)
Tặng 3.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân bám biển Trường Sa -(PLTP)   —   Làm rõ việc dân tố bị ngất xỉu vì công an đạp giày vào đầu, vào bụng -(PLTP)   –  Việt kiều Philippines Johnathan Hạnh Nguyễn: Hướng về Tổ quốc nơi đầu sóng  - (HNM)
Bộ Công an khẳng định cần duy trì hình phạt tử hình (VnM)
Kê khai tài sản: như hiện nay thì không thể phát hiện tham nhũng  -(TBKTSG)

Bao an 1

Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân – Huy Phương – (Văn Học Nguồn Cội)   ====>>>
Vua Bảo Ðại – Sống lưu vong, chết nghèo khó  -Huy Phương – (Nguoiviet)   >>>   Gặp gỡ “Mệ” Bảo Ân, con trai út của Cựu Hoàng Bảo Ðại   >>>   Xây mộ cho cựu hoàng Bảo Đại   >>>  Hoàng tử Bảo Ân: Từ truất phế đến tịch biên gia sản
Ông Trần Xuân Giá – kẻ sĩ đất Việt  -Doãn mạnh Dũng -(Kinhtebien)
Vừa đi vừa kể chuyện người bạn lớn phương Bắc  – Nguyễn minh Hòa – (Quechoa)  -Bài viết nhân ngày Gạc Ma rơi vào tay “người đồng chí thân thiết”- 14.3.1988   >>>  Bao giờ anh thôi sống hèn ?   >>>   Mất Gạc Ma, ai có lỗi?
Tòa án nhân dân tối cao làm ăn thế này đây!  -(Nguyễn quang Vinh FB / Quechoa)
Bài viết về ông Nguyễn Lân trên Wikipedia nói lên điều gì?  – (Boxitvn)
Từ một bài trên báo TQ cảnh báo nạn dân Tàu tràn ngập VN, nghĩ về chống bành trướng trong lòng kẻ bành trướng  -(Chepsuviet)
Bộ Công an muốn bỏ tù bọn đòi lập hội và bọn mua dâm đồng tính-(Chepsuviet)

25 năm internet: công nghệ và dân chủ  -(BBC /nghe xem) -  Sau 25 năm, Sir Tim Berners-Lee, người lập ra World Wide Web, nay quyết định đã tới lúc cần phải có một số nguyên tắc.  Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Sir Tim kêu gọi cần có một đạo luật về các quyền nhằm bảo vệ người sử dụng World Wide Web không bị theo dõi hàng loạt, và cần có hành động bảo vệ bản chất dân chủ của web.
Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc  -(RFA)

Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, qua đời  -(NV)   — Anh Vũ Ánh và Tôi  – Nguyễn Khanh -(RFA)
Nhà báo Vũ Ánh. (Hình: Triết Trần/Người Việt)===>>>
Cầu Long Biên  -(BBC)

Kinh tế

Thương lái Trung Quốc lừa: Lỗi nông dân một, quản lý mười!    -(ĐV)   —  Hé lộ việc sân golf mọc như nấm:Chuyển thành khu đô thị?    -(ĐV)
Nga có thể đã chuyển hơn 100 tỷ USD khỏi Mỹ  -(VnEx)   — Bộ Công Thương lên tiếng vụ thương nhân nước ngoài gom nông sản  -(MTG)

Thế giới

Nga bị Liên Hiệp Quốc cô lập  -(BBC)  -Nga phủ quyết dự thảo của UN về cuộc trưng cầu dân ý Crimea, còn TQ bỏ phiếu trắng.    —   Nga dọa can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina -(RFI)   —    Nga phủ quyết nghị quyết LHQ về Crimea, Trung Quốc vắng mặt -(VOA)   —   TNS McCain: Nga gánh ‘hậu quả to lớn’ nếu xâm lấn miền đông Ukraina -(VOA)
Crimea có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh    -(ĐV)   —   “Trung Quốc bỏ phiếu trắng, mình Nga đơn độc phủ quyết về Ukraine”  -(GDVN)    >>>   McCain kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự lớn cho Ukraine đối phó với Nga   >>>>   Ukraine tố Nga đã chiếm một ngôi làng ở biên giới, đe dọa trả đũa    —     Cờ Nga bay rợp trời ở Crimea trước giờ G  – (Kienthuc.net.vn)  >>>  Vì sao Đức không theo Mỹ trừng phạt cứng rắn Nga?   >>>>   Các quan sát viên quốc tế tại Crimea bị dọa giết  >>>   “Trộm” khoắng sạch kho vũ khí Ukraine

Malaysia lục soát nhà riêng của phi công  -(BBC)    —   Vụ máy bay Malaysia : Khám xét nhà riêng của phi công  -(RFI)   >>>   Các giả thuyết cho vụ máy bay MH 370 mất tích   >>>>   Máy bay Malaysia:Tập trung điều tra vào phi công và hành khách   —   Những kịch bản mới nhất về vụ máy bay mất tích  -(RFA)    —   Thủ tướng Malaysia: Ai đó trên máy bay đã tắt máy móc liên lạc  -(VOA)    —   Vệ tinh nói MH370 đi về hướng Pakistan hoặc Ấn Độ dương  -(DV)
Hai phi công lái máy bay Malaysia mất tích: Họ là ai?  – (TNO)  ===>>>

Syria: Ba năm nội chiến đẫm máu không lối thoát -(RFI)    —  Cuộc nội chiến tại Syria vẫn bế tắc  -(RFA)
Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng vì ô nhiễm không khí -(RFI)   —   Nhật Bản: biểu tình phản đối điện hạt nhân   -(RFA)   —   Nhật xem xét lại lời xin lỗi chính thức về quá khứ chiến tranh  -(RFA)
Tổng thống Obama hô hào cho việc bảo vệ lương làm giờ phụ trội -(VOA)   —  Hoa Kỳ hối thúc Thái Lan bảo vệ những người Uighur -(VOA)
New Delhi thất vọng vì Mỹ tái khởi tố nhà ngoại giao Ấn Độ -(VOA)
Mỹ: Xảy ra chiến tranh Triều Tiên là đáng sợ nhất  -(NV)   —  TT Karzai: Afghanistan không cần lính Mỹ  -(NV)   —   Tổng thống Karzai bênh vực quyết định không ký hiệp định an ninh với Mỹ -(VOA)   —  Thủ lãnh dân quân Hồi giáo ở Mali bị hạ sát trong 1 vụ không kích -(VOA)
Pakistan giảm án cho vị bác sĩ giúp tìm ra bin Laden -(VOA)   —5 binh sĩ Ai Cập thiệt mạng trong vụ tấn công gần Cairo -(VOA)
Tìm thấy thêm nhiều xác chết trong vụ nổ ở New York -(VOA)
Nga trục xuất nhiều lãnh đạo công ty phương Tây  -(MTG)    —  Những lá phiếu đầu tiên của người dân Crimea   -(Kienthuc.net.vn)   >>>  Nếu Crimea sáp nhập Nga, Gruzia sẽ gia nhập NATO?    >>>>  Dân Nga xuống đường ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý Crimea   >>>    Moscow quyết bảo vệ cộng đồng người Nga ở Ukraine
Ấn Độ loại khả năng MH370 vào không phận nước này  -(NLĐ)   >>>  Máy bay mất tích MH370 đang được giấu ở Pakistan?  —  Lộ nguyên nhân cơ trưởng cướp máy bay Malaysia?   -(KT)

Đài Loan huy động lực lượng tuần duyên hùng hậu đuổi bắt tàu cá Trung Quốc  -(RFI)
Máy bay mất tích : Trung Quốc đả kích Malaysia phí phạm công sức quốc tế -(RFI)    —  Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu tiên giả thuyết chủ mưu là một phi công -(RFI)   —   Máy bay Malaysia:Tập trung điều tra vào phi công và hành khách -(RFI)
TNS McCain: Nga gánh ‘hậu quả to lớn’ nếu xâm lấn miền đông Ukraina  -(VOA)
Các trang web của NATO bị tin tặc tấn công  -(VOA)    —   Thêm một vụ tấn công nhắm vào binh sĩ Ai Cập  -(VOA)   —   Serbia bầu cử Quốc hội sớm  -(VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội - Môi trường

Thêm đối tượng được xét tuyển thẳng   -(GDVN)   —   Bấp bênh dựng lều trọ học bên sông  -(TT)

Những bài học không lời Video  -(VNN)  -Họ là những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, nghèo về vật chất nhưng thật giàu tình cảm. Sự thật thà, tử tế của họ đã dạy cho thầy trò Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) những bài học không lời.
Phải chăng chưa có ‘môn học lịch sử’ trong nhà  -Cao thoại Châu -  -(MTG)  Bởi lớp trẻ mà không biết phán đoán cứ nhắm mắt nghe, không đủ tư duy, phản xạ trước những gì mình chưa tâm phục thì đó lại là một nguy cơ khác thậm chí còn bất lợi hơn so với việc chán…sử.
Thi trước, chọn trường sau: Tại sao không?  -(NLĐ)    —  Kỳ lạ sinh viên từ chối nhận quyết định phân công công tác  -(GDVN)

Ba cán bộ Sở Công thương chết đuối và mất tích  -(ĐV)   >>>>   Thịt chó tệ nhất hành tinh, người Việt ăn 5 triệu con  >>>   Ngày làm ‘nhà sư’, tối đi mua dâm   >>>>   Thà đói chứ không ăn ở sân bay, bến xe  >>>  Đa chấn thương, tử vong,…sau khi bị công an hỏi cung
Bắt 7 “mẹ mìn” buôn bán trẻ sơ sinh  -(GDVN)   >>>  Cựu lãnh đạo Hải Dương và đam mê đặc biệt với các thần y
Dân phẫn nộ vì nghĩa địa bị xới tung để… khai thác cát  -(VNN)    —   Đề nghị hình sự hóa mua dâm đồng tính  -(TN)   >>>   Một công an bị tai nạn khi mật phục kẻ rạch quần nữ sinh
“Chỉ điểm” cho em trai giả cảnh sát “làm luật” hàng lậu   -(NLĐO)    —-  Xe tải đâm nhau, cao tốc Pháp Vân tê liệt  -(Infonet)   >>>>  Cả thôn kiên trì mật phục bắt “cẩu tặc”    >>>>  “Nữ sinh” rởm bẻ khóa xe nhanh như chảo chớp    >>>   Nhậu quậy, bị chém đứt lìa bàn tay

Trần Kiêm Đoàn - Hiện tượng xuống cấp và nhu cầu cải cách của nền giáo dục Việt Nam hiện nay

Hình: internet
Khi nói đến giáo dục, phải nói đến cả hai yếu tố tương tác quan trọng: Kiến thức và đạo đức. Có kiến thức mà thiếu đạo đức, nhà trường sẽ biến thành “chợ chữ”. Khi nhà trường thành nơi mua văn bán chữ thì quan hệ thầy trò sẽ trở thành quan hệ con buôn và khách hàng. Trong một hoàn cảnh như thế thì chữ nghĩa và kiến thức sẽ trở thành mặt hàng trao đổi và đạo đức học đường sẽ vắng bóng.

Là một người đã trực tiếp làm công việc giảng dạy tại các trường trung học ở Việt Nam trước và sau năm 1975; cũng như giảng dạy tại các đại học Mỹ, tôi có cơ hội tiếp cận nhà trường, học sinh và sinh viên trong cả ba môi trường giáo dục có nội dung lẫn hình thức khác nhau. Thật không đơn giản và dễ dàng để nói đến sự thăng tiến hay suy đồi của một nền giáo dục thông qua cảm tính và hiện tượng. Tuy nhiên, người ta có thể nhìn thấy những hình ảnh trở thành quá phổ biến của thanh niên trong độ tuổi lao động la cà ở quán nhậu, tiệm cà-phê trong giờ làm việc hay tuổi đi học lêu lổng ngoài đường trong giờ học tập ở trường hoặc quan hệ thô bạo, phi giáo dục của thầy trò trong lớp… để làm “chỉ dấu” hé mở bước đầu cho sự quan sát, tìm hiểu, phân tích về một quá trình xã hội và giáo dục đang trên đà tiếp diễn.
Theo các nhà giáo dục có tên tuổi trong nuớc thì nền giáo dục Việt Nam trong gần 40 năm qua có khuynh hướng đi theo một vòng tròn xoáy trôn ốc mà đỉnh nằm ngược chiều xuống dưới. Tình trạng tham nhũng, hối lộ, tôn sùng giá trị vật chất của xã hội đã làm nhiễm độc môi trường giáo dục: Lương y không còn là từ mẫu, quan chức không còn phát huy vai trò biểu tượng là cha mẹ dân và thiên chức nhà giáo bị xô giạt vào nếp sinh hoạt thực dụng, bon chen cộng với sự áp đặt tư tưởng chính trị một chiều là nguyên nhân trực tiếp cho khuynh hướng thoái trào của chương trình giáo dục Việt Nam trong gần bốn thập niên qua. Sự đổ vỡ về mục đích đào tạo nhân tài và uốn nắn thế hệ trẻ thành người tốt cho tương lai đất nước đang trên đà thoái hóa. Sinh hoạt học đường và quan hệ thầy trò; mối liên lạc giữa trường học gia đình và xã hội xuống cấp ngày càng nghiêm trọng.
Sáng hôm nay, 19-2-2014, tôi vừa được xem một màn “hỗn chiến” giữa thầy và trò tại một trường trung học ở Bình Định trên mạng lưới Youtube[1]. Thầy là một giáo viên trẻ và học trò là học sinh lớp 11A2. Trong đoạn phim ngắn, có lẽ thu bằng I-phone ngay trong lớp, lý do không rõ nhưng người thầy giáo đã đánh một học sinh nam ngay trên bục giảng, trước mặt lớp học gồm cả nam nữ học sinh. Cách đánh của người thầy giáo quá tàn nhẫn và thô bạo bằng những cú tát dồn dập, đấm thẳng vào mặt học trò với tiếng bốp chát thu trong máy nghe rõ mồn một, làm vênh cả đầu và mặt người học trò. Nạn nhân và bạn trong lớp phản ứng, dồn thầy giáo vào góc tường với hai tay đưa ra trong thế chống đỡ. Tuy đoạn phim ngắn không đủ nêu lên toàn cảnh diễn tiến nhưng cách trừng phạt của thầy giáo đối với học trò bằng hành động vũ lực như thế là hoàn toàn phi giáo dục và cách phản ứng đánh lại thầy giáo là hành động thiếu luân lý. Nói tóm lại là cả thầy lẫn trò trong trường hợp nêu dẫn đều hành động sai trái và biến lớp học thành đất hè phố của giới đầu khấu, lâu la.
Quan hệ thầy trò đã bị chao đảo vì áp lực của quyền thế, kinh tế, xã hội và đây không phải là trường hợp cá biệt loạn động lần đầu xảy ra trong nhà trường Việt Nam.
Theo truyền thống giáo dục mọi thời và mọi nơi, thầy giáo là người truyền đạt và học trò là kẻ tiếp thu kiến thức. Dẫu cho ở thời nào, khung cảnh xã hội nào và bối cảnh nhân văn nào thì quan hệ thầy trò là một quan hệ giáo dưỡng. Người xưa coi thầy trọng hơn cha. Ngày nay tuy có khác nhưng không thể nào đặt quan hệ thầy trò theo mô thức “cá đối bằng đầu”được. Thầy cần có ân và có uy. Trò cần có kính và có lễ. Dẫu cho trong khung cảnh cổ xưa, cụ đồ nho có phạt học trò cũng dùng cái ân của kẻ bề trên và cái uy của bậc cha mẹ mà ra roi hay xuống lệnh chứ không thể nào sử dụng kiểu đánh đập tùy tiện, nói lời dung tục và phản ứng “mày bằng ao, tao bằng giếng” của phường vô học, bất tri lý, đá cá lăn dưa như thế được. 
Nếu quan tâm theo dõi tình hình sinh hoạt cụ thể trong nhà trường Việt Nam các cấp trong ba bốn thập niên qua sẽ thấy được phần nào sự chuyển động của một tiến trình giáo dục theo hướng thoái trào.
Việt Nam đã thông báo về sự bắt đầu chuyển động của một cuộc “Cách tân giáo dục để đáp ứng với những yêu cầu của thời đại mới.” Dẫu cho có muộn còn hơn không nhưng sự thành bại còn tùy thuộc vào việc làm cụ thể của giới cầm quyền có trách nhiệm. Những hình thức diễn văn và khẩu hiệu để trang hoàng không thật với chính mình, dối trá nhau và lừa mỵ quần chúng cần phải phân định rõ ràng với thực tâm, thực chất và nhu cầu đổi mới.
Sau đây là một vài ý kiến mà tôi đã viết trên báo Xuân Lao Động năm 2014.
Trong đợt nghiên cứu và thăm dò của PEW, một trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ tại Washington DC, trong mùa Xuân 2013 về tình hình cải cách giáo dục toàn cầu trong thời đại mới thì đã có 127 trên tổng số 195 quốc gia tiến hành cải cách giáo dục trong thập niên đầu thế kỷ 21. Động cơ và lý do của nhu cầu cải cách và canh tân giáo dục rất đơn giản và hiển nhiên: Thời đại mới có những nhu cầu và thách thức mới. Trong lúc giáo dục là phương tiện cốt lõi để đào tạo con người trong thế hệ mới nên phải chuyển mình theo hướng tiến phù hợp với tình hình mới là điều kiện tất yếu. 
Ba mươi tám năm (1975-2013), thời gian trung bình của một thế hệ, vấn đề cải cách giáo dục Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu chuyển động. Nhận định và viễn kiến có thể khác nhau, nhưng nỗi ưu tư và lòng mong muốn thì thật tương đồng:
Mối ưu tư chung là chương trình giáo dục và đào tạo Việt Nam chưa phát huy tác dụng cụ thể và thiết thực. Nền giáo dục Việt Nam, cả hình thức lẫn nội dung, quá nặng về tính chất “biểu kiến”, nghĩa là dày bề mặt mà mỏng chiều sâu nên không đáp ứng nhạy bén được nhu cầu phát triển và ứng dụng tri thức vào những vấn đề quốc kế dân sinh của toàn đất nước trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hóa hiện nay. Những nguyên lý giáo dục đề ra để đối trị cấp thời với hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng sản xuất tập thể, kinh tế bao cấp trong quá khứ – vô hình chung – vẫn còn năng lực quán tính tạo ra sức cản nặng nề. Do đó, chức năng sáng tạo và chủ động là xương sống của tinh thần giáo dục lành mạnh không có điều kiện phát huy. Hệ quả khó tránh khỏi là hiện tượng học từ chương, suy tôn bằng cấp, trí thức theo đuôi và tốt nghiệp thiếu khả năng ứng dụng nên không được sử dụng đúng mức. 
Mong muốn chung là cần có một cuộc cách tân giáo dục nghiêm cẩn và toàn diện.
Duyệt xét và cải cách chương trình giáo dục cũ. Áp dụng một chương trình giáo dục mới phù hợp với nhu cầu văn hóa, xã hội và giáo dục hiện đại. Tái huấn luyện và đào tạo lực lượng giảng dạy. Cần xây dựng và phát huy một không gian nghiệp vụ lành mạnh với sự giảm thiểu hay tách rời ảnh hưởng và sức ép chính trị trực tiếp trên giáo dục. 
Thiết lập quan hệ với các đại học nước ngoài. Mời giáo sư và chuyên viên ưu tú giảng dạy và tăng cường chương trình trao đổi sinh viên quốc tế.
Giới hạn và chỉ đạo chặt chẽ hay hủy bỏ các chương trình học chuyên tu, tại chức. Thành lập những hội đồng giám khảo các ngành chuyên môn ở tầm mức quốc gia để duyệt xét các tiểu luận tốt nghiệp thạc sĩ và luận án tiến sĩ để tránh tình trạng tiêu cực lạm phát bằng cấp và hạ thấp giá trị học vị.
Cách tân giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục, có can đảm loại bỏ và sửa đổi tất cả những gì còn vướng mắc để giải quyết nhằm khắc phục những ưu tư và canh tân để đề ra những phương thức đúng đắn nhằm đạt những mong muốn rất cơ bản như đã trình bày ở phần trên. Khuynh hướng cách tân giáo dục Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết của đất nước trước những thách thức thời đại và yêu cầu chính đáng mang tính quyết định cho tương lai dân tộc. Vấn đề quá hiển nhiên và đã chín muồi nên im lặng là buông xuôi và đầu hàng, phó mặc cho thói quen và định kiến đóng vai trò quyết định. Đại chúng ao ước từ lâu đã đành, nhưng giới lãnh đạo cũng bắt đầu lên tiếng. Ngày 31-7-2013, tại hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục tại Hà Nội, bà Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng rằng “khâu quản lý thi cử và quản lý chất lượng người thầy đã bị buông lỏng cần được chấn chỉnh”. Ngày 19-9-2013, thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển đã thông báo việc hoàn thành sửa dổi dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Điểm then chốt cần nghi nhận ở đây là lá bùa“Định hướng Xã hội chủ nghĩa.” Đó là một cụm từ tối tăm, mơ hồ, sáo mòn mang tính bùa chú nặng nề kinh điển hơn là thực dụng. Nếu càng đi sâu vào sự phân tích chi li, càng nhận ra ảo tưởng xa vời của nó. “Định hướng” mà không có chỗ dựa và cũng chẳng có một nội hàm tri thức nào có giá trị thực tiễn làm căn bản cho bước tiến giáo dục trong thời đại mới là một sự lệch hướng hay mất phương hướng mà thôi.
Bản chất của giáo dục nói chung là một hệ thống phương tiện đào tạo và huấn luyện thế hệ trẻ thành những người công dân có năng lực phục vụ, sinh tồn, phát huy và lãnh đạo xã hội trong một môi trường văn hóa, chính trị và kinh tế cụ thể nào đó. Bởi thế, mỗi hình thái chính trị xã hội có một nguyên lý giáo dục riêng. 
Dạy học ở nhà trường Mỹ, tôi không hề nghe ai hô hào cải cách, nhưng chương trình, nội dung và phương tiện giáo dục thay đổi nhanh chóng từng năm học; thậm chí, thay đổi từng học kỳ, học khóa. Nếu có một sự xuống cấp, một hiện tượng thoái trào trong nội dung giáo dục ở cấp thành phố, hay tiểu bang xảy tới là tức thời được đưa ra công luận mổ xẻ và sửa sai ngay. Có lẽ nhờ vậy mà dòng lịch sử trẻ trung của Mỹ đã đưa chất lượng giáo dục lên hàng ưu thế với 2683 trường đại học năm 2013. Cụ thể là trong số 20 trường đại học được xếp loại hàng đầu thế giới, Mỹ chiếm 17 trường, Anh chiếm 2 trường (Oxford và Cambridge), Thụy Sĩ chiếm 1 trường (Zurich).
Khi còn đứng trên bục giảng ở trong nước, nhất là sau năm 1975 khi cả thầy trò đều phải lao đao với miếng cơm manh áo, hễ nghe nói đến trí thức nước ngoài, từ Mỹ, từ Pháp, Liên Xô, Nhật Bản, Đại Hàn… về nước, mình vẫn có cái mặc cảm tự ti thua kém. Nhưng đến khi có cơ hội chen vai thích cánh bình đẳng với cộng đồng thế giới, cả khi ngồi trong lớp học và lúc đứng trên bục giảng, đã bao lần tôi xúc động với lòng tự hào dân tộc là dân Việt mình không hề thua kém trí thông minh, óc nhạy bén và nghệ thuật sống còn khéo léo, phản ứng quyền biến linh động trong mọi hoàn cảnh so với các dân tộc khác. Tuy nhiên, trong một số lớp học tôi phụ trách có sinh viên Việt Nam mới qua Mỹ du học đều có một khuyết điểm rất lớn là tính thụ động. Các em học hành rất siêng năng, chăm chỉ, làm bài tập ở nhà cũng như ở lớp nghiêm túc nhưng rất hiếm khi có em nào tham gia vào các sinh hoạt kể cả nội khóa và ngoại khóa. Nội khóa thì âm thầm ôm sách học gạo đạt điểm cao chứ không tham gia sinh hoạt của lớp. Ngoại khóa thì các em không có khả năng chơi thể thao, âm nhạc, sinh hoạt dã ngoại. Lúc đầu tôi cứ nghĩ sinh viên Việt Nam thụ động là do trở ngại về ngôn ngữ và văn hóa. Nhưng sau khi trao đổi, chia sẻ và phân tích với các em, tôi mới thấy rõ đó là do hậu quả của một chương trình giáo dục còn nhiều khiếm khuyết từ trong nước. Trong đó, sự áp đặt và khống chế của những nguyên tắc chính trị lỗi thời, ảo tưởng đã kéo lùi bước tiến của tri thức, giáo dục. 
Năm 2011, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam cho biết là có hơn 100.000 sinh viên Việt Nam từ trong nước đi du học tại 49 nước trên thế giới. Tại Mỹ có 14.888 sinh viên Việt và 90 phần trăm trong số đó là du học tự túc. Con số nầy đang trên đà tăng nhanh. Xin đừng biến đây thành một cuộc “tỵ nạn giáo dục” ồ ạt của thế hệ con em thuộc gia đình quan chức, đại gia tham nhũng, gian thương sống phè phỡn… trên đầu trên cổ người dân lương thiện đang còn chịu khó khăn thiếu thốn trăm bề. 
Hơn ba mươi năm qua đến hiện tại, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam luôn luôn định vị hướng đi của nền giáo dục nước nhà phải gắn liền với “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”. Với con số 90 phần trăm du học tự túc trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, có vẻ như đây là chỉ dấu của một hiện tượng phát triển nghịch lý và ngược chiều giữa “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” và thực tế xã hội (?!).
Thế hệ Chiến tranh Việt Nam của giới đàn anh đang lụi tàn. Thế hệ đàn em hậu chiến đang vươn lên thay thế từng bước trách nhiệm xây dựng và vai trò lãnh đạo đất nước. Nhưng vấn đề cách tân giáo dục cũng chỉ mới ở mức độ một câu hỏi đặt vấn đề hơn là một câu trả lời có nội dung ứng dụng được. Đã đến lúc cần chấm dứt tình trạng nhìn thực tế qua ảo tưởng rồi đem ảo tưởng làm thực tế. Sử dụng mà không tiếm dụng, ứng dụng mà không vô dụng, thực dụng mà không lạm dụng là nguyên tắc dùng người và dùng phương tiện trong giáo dục ngày nay.
Sacramento, mùa Xuân năm 2014
Trần Kiêm Đoàn
(Diễn đàn Thế kỷ)

Việt Nam nên sớm đưa vấn đề Biển Đông ra trước tòa án quốc tế

Một góc Biển Đông (DR)
Một góc Biển Đông (DR)

Thụy My  -RFI

Hôm qua, ngày 14/03/2014, là một ngày kỷ niệm đáng buồn : đúng 26 năm ngày Trung Quốc ngang nhiên đưa quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 lính hải quân Việt Nam. Năm 2014 cũng là đúng 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa, khiến 74 người lính miền nam anh dũng hy sinh.
Trước một người láng giềng khổng lồ, lại hung hăng, đầy tham vọng như thế, Việt Nam phải đối phó như thế nào ? Theo nhận xét của ông Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian ở Hoa Kỳ, thì không thể kéo dài tình trạng hiện nay mà cần đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế càng sớm càng tốt.

Ông Thái Văn Cầu, California, Hoa Kỳ
15/03/2014

Mối lo của Tập Cận Bình

Ngô Nhân Dụng  – Nguoiviet

Ngày hôm qua, thị trường chứng khoán New York tụt hơn 230 điểm. Không phải vì tin tức kinh doanh tại Mỹ, mà vì tin thế giới. Có hai nguyên do. Thứ nhất là mối lo ông Putin chiếm vùng Crimea ở Ukraine khiến các nước Âu Mỹ sẽ phong tỏa tài chánh các các đại gia ở Nga, “chiến tranh lạnh” sẽ làm nhiều công ty toàn cầu giảm bớt lợi nhuận. Nhưng đó là chuyện lo xa, còn lâu mới biết rõ sẽ thiệt hại nhiều hay ít. Mối lo gần hơn, biết rõ ràng hơn, là kinh tế Trung Quốc yếu hẳn đi trong cả hai tháng đầu năm 2014.

Nếu kinh tế Trung Quốc xuống thì các công ty Âu, Mỹ sẽ mất nhiều khách hàng, mà các nước khác bán nguyên liệu và dầu khí cho họ cũng thu ít tiền hơn, chính họ cũng bớt mua hàng nhập cảng từ Âu Mỹ. Trong dân số thế giới cứ 6 người là có một người Tàu; nếu cái anh thứ sáu này bị ho hen thì năm anh kia cũng khó mạnh khỏe. Ngày hôm qua, giới đầu tư thế giới lo lắng hơn một tỷ người tiêu thụ ở Trung Quốc sắp cạn tiền, các nước khác sẽ khó bán hàng, cho nên nhiều thứ cổ phần bị giảm giá!

Năm con Ngựa không hợp với tuổi các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Ngay đầu năm đã gặp nhiều xui xẻo. Ông Thủ Tướng Lý Khắc Cường mới công bố năm nay sản lượng quốc gia (GDP) sẽ chỉ tăng 7.5%, giảm đi so với tỷ lệ 7.7% năm ngoái; và giảm rất mạnh so với ba bốn năm trước đây. Trước kia các nước Nam Hàn, Ðài Loan, khi ở vào trình độ phát triển như kinh tế Trung Quốc hiện nay, họ giữ được tỷ lệ cao hơn. Nhưng ông Lý Khắc Cường tuyên bố ông không chú trọng đến GDP. Nhưng nếu GDP mà không tăng lên cho dân có đủ việc làm thì các vị lãnh tụ cũng khó ngồi yên.

Các con số công bố trong ngày hôm qua cho thấy kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ rõ rệt. Trong Tháng Giêng và Tháng Hai, số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 8.6%, tỷ lệ gia tăng thấp nhất kể từ năm 2009; thấp hơn cả mức tăng gần 10% trong Tháng Chạp năm 2013. Do chính sách của tập đoàn lãnh đạo mới muốn kìm hãm những vụ đầu tư vô ích, trong hai tháng qua số đầu tư vào nhà cửa, máy móc chỉ tăng 17.9% so với cùng thời năm ngoái, cũng thấp hơn so với tỷ lệ 19.6% trong Tháng Mười Hai, 2013. Số tiền tiêu thụ chỉ tăng 11.8% trong hai tháng đầu năm 2014, so với 13.6% trong tháng cuối năm ngoái. Trong mấy năm qua kinh tế Trung Quốc được “bơm máu” nhờ số tiền đổ vào nhiều công trường xây cất, của chính quyền cũng như cho dân tiêu thụ; mà hiện nay thị trường địa ốc quá yếu. Tổng số nhà bán có giá trị giảm 5%, so với tỷ lệ tăng hơn 13% trong ba tháng sau cùng năm ngoái. Số nhà cửa mới xây giảm gần 30% so với cùng thời gian năm ngoái. Từ mấy chục năm nay, kinh tế Trung Quốc lên là nhờ thị trường xuất cảng. Số xuất cảng trong hai tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 2.4% so với cùng thời kỳ năm ngoái.

Một chỉ dấu đáng lo ngại là tỷ lệ giá cả báo động có thể sinh ra tình trạng giảm phát, tức là giá xuống thấp chứ không tăng lên. Giá sinh hoạt trong Tháng Giêng tăng 2.5%, còn trong Tháng Hai chỉ tăng 2%. Nhưng đáng lo nhất là giá hàng bán sỉ, từ nhà sản xuất tới nhà buôn, trong Tháng Giêng chỉ số đã giảm 1.6%, sang Tháng Hai lại giảm thêm 2%. Mối nguy giảm phát khó chữa hơn lạm phát. Vì khi giá cả trên đà đi xuống, cả nhà sản xuất và người tiêu thụ sẽ ngưng bớt hoạt động! Người mua thì muốn chờ mai mốt giá có thể thấp hơn sẽ mua, người bán thì không muốn chịu lỗ vì giá thấp quá! Nước Nhật đã bị nạn giảm phát nhiều lần khiến cho kinh tế trì trệ hàng chục năm qua.

Các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang đứng trước một thế lưỡng nan. Nếu chấp nhận để cho kinh tế giảm tốc độ, thì hy vọng cải tổ được cơ cấu tài chánh, khai phóng thị trường, như họ đã hứa hẹn sẽ thực hiện từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ này. Nhưng họ sẽ phải đương đầu với hậu quả, là nhiều doanh nghiệp nhà nước sẽ phải đóng cửa, số người thất nghiệp tăng lên, chắc chắn nhiều người bất mãn, có thể đi tới xáo trộn. Ngược lại, nếu muốn kinh tế đừng giảm tốc nhanh quá, thì họ sẽ phải trở về biện pháp cũ, là tiếp tục bơm tiền công quỹ vào những dự án xây cất của quan chức cấp tỉnh, cấp huyện, và thả tiền cho các xí nghiệp quốc doanh tiêu phí. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy thì các món nợ sẽ chồng chất, chờ ngày quả bom nợ xấu bùng nổ. Tính đường trường, thì giảm bớt tăng trưởng kinh tế để buộc cơ cấu thay đổi thì ích lợi cho tất cả mọi người, về lâu về dài. Nhưng trong ngắn hạn, liệu tập đoàn lãnh đạo ở Trung Nam Hải có chấp nhận chịu búa rìu của những người bất mãn vì kinh tế suy giảm hơn trước hay không?

Ðến đây, chúng ta lại thấy năm nay cả hai người lãnh đạo Trung Quốc không may mắn. Họ lên nắm quyền đúng vào lúc hệ thống kinh tế của đảng Cộng sản Trung Hoa đang cạn kiệt hết những điều kiện thuận lợi của họ. Thứ nhất là cả khối người lao động từ nông thôn lên thành phố chấp nhận lương rẻ mạt chỉ cốt có việc làm, khối người này đã thay đổi. Họ có những nhu cầu mới, đòi tăng lương. Thứ hai, chương trình công nghiệp hóa nhanh chóng, chỉ cốt tăng số lượng mà không quan tâm đến phẩm chất của đời sống, đã gây hậu quả làm môi trường sống ô nhiễm. Nhưng người được thụ hưởng nhiều nhất trong thời gian qua là giới trung lưu ở thành phố, chính họ bây giờ to tiếng nhất không chịu sống với bầu không khí khó thở và nước sông hồ toàn chất độc. Nguy hiểm nhất là cơ cấu kinh tế tài chánh đang đi vào ngõ cụt. Chính sách dùng ngân hàng của nhà nước thả tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nước xây cơ xưởng, mua máy móc, cho các chính quyền địa phương dựng cao ốc, làm đường sá, phi trường, vân vân, đến lúc đầy lên, hàng không có người mua, nhà không có người thuê, tất cả là những vụ đầu tư phung phí, vì không căn cứ vào nhu cầu người sử dụng, mà chỉ theo nhu cầu “tiêu tiền chùa” của các cán bộ. Số nợ xấu chồng chất đang chờ ngày bùng nổ, gây khủng hoảng tài chánh có thể làm tê liệt cả guồng máy kinh tế. Hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải gánh những di sản đó, và ai cũng khuyên họ phải cải tổ cơ cấu nền kinh tế, trước khi quá trễ.

Hiện nay, hai người vẫn giương cao ngọn cờ cải tổ. Trong cuộc họp báo hàng năm mới rồi, ông Lý Khắc Cường đã nhắc lại hai lần những mục tiêu của chính sách mới, mà ông đã nói từ năm ngoái, lần đầu tiên tiếp xúc với nhà báo. Một mục tiêu là nâng cao vai trò của “thị trường,” giảm bớt vai trò của nhà nước trong đời sống kinh tế. Một cách cụ thể, năm nay ông Lý nhấn mạnh tới hành động giảm thiểu các rào cản do guồng máy nhà nước tạo ra để ngăn không cho các xí nghiệp tư ra đời và hoạt động. Giảm bớt quyền “cấp giấy phép,” đủ các thứ giấy phép do các thư lại bày ra, là một cách hiệu quả để giảm bớt tham nhũng, ông Lý nhấn mạnh. Ông nêu ra một thí dụ để làm gương: Trong năm qua, chính phủ trung ương tại Bắc Kinh đã tự giảm bớt quyền quyết định trong hơn 400 lãnh vực trước đây họ vẫn cấp các loại giấy phép, trao quyền này về cho các địa phương. Ông khoe thành tích, cho biết sau đó số xí nghiệp mới ra đời ở Trung Quốc đã tăng lên 27% so với năm trước.

Nhưng các ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ còn bị thử thách. Năm ngoái, họ cũng rất cứng rắn vào đầu năm, giảm bớt tín dụng để bắt các ngân hàng vào kỷ luật. Nhưng trong nửa năm sau, thấy tình hình kinh tế quá trì trệ, họ lại mở cửa cho tiền chạy vào túi các doanh nghiệp nhà nước. Hai người sẽ còn bị thử thách trong ít nhất ba năm nữa. Nếu họ thành công, chuyển đổi cả hệ thống tài chánh và kinh tế thì họ sẽ thành anh hùng, sánh ngang với Ðặng Tiểu Bình, người bắt đầu cuộc cải tổ theo kinh tế tư bản. Nếu không, thì không riêng hai người này mà cả đảng Cộng sản Trung Quốc chưa chắc đã được ngồi yên.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét