Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Đất Quảng Trị tràn ngập dân Tàu - Bao giờ anh thôi sống hèn?

Đất Quảng Trị tràn ngập dân Tàu

Đaikynguyen
Thêm một lần nữa, ba chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trong họ ẩn chứa những mối nguy cho dân tộc. Tỉnh Quảng Trị, cũng giống như những tỉnh nghèo khác, lại bị người Trung Quốc tràn ngập xứ đất này và cũng như nhiều nơi khác, họ lại đóng vai nhà đầu tư cùng hàng loạt hành tung bí ẩn, khó hiểu và ngạo mạn, bất chấp của họ.
Những vùng đất trong tầm ngắm của Trung Cộng
Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, nhân dân đã bức xúc vì người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của họ kinh khủng gấp trăm lần trước đây.
Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc lợi là tha hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào khu vực hoạt động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc.
Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”
Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó là những hành động xâm lăng.
Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung đen tối.
Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.
Những dự án “tắc kè đổi màu”
Một người dân khác ở Quảng Trị nói: “Tức là hồi giờ nó làm ở miền Bắc, giờ nó làm ở miền Trung. Nhưng cái đó cũng phụ thuộc bên mình mà. Thế chiến lược của thằng Trung Quốc là nó đánh giữa miền Trung để nó cắt đôi miền Nam và miền Bắc ra.”
Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác, dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo giá nhà nước qui định.
Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc không đồng ý.
Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình.
Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc.
Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng thì tử vong.
Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.
Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị.
Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch bành trướng của họ trên đất Quảng Trị.

Nguyễn Thị Từ Huy - Bao giờ anh thôi sống hèn ?


Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này:
http://www.baomoi.com/Xem-nong-dan-Hung-Yen-keo-bua-thay-trau/144/7784090.epi

và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này:

Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?

Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này: « Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc » ?

Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.

Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.

Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại.

Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này:

« Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? »

Hậu mồng tám tháng ba

Nguyễn Thị Từ Huy
(Quê choa)

Thủ tướng trao đổi điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng

Theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Denis McDonough, Chánh Văn phòng Nhà Trắng theo ủy quyền của Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng, điện đàm, chánh văn phòng, Nhà Trắng

Tại cuộc trao đổi, hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ cũng như tăng cường phối hợp trong tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ và cùng tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh hợp tác song phương trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao.
Hai bên khẳng định quyết tâm phối hợp chặt chẽ nhằm sớm kết thúc đàm phán TPP theo tinh thần Tuyên bố chung Honolulu về một Hiệp định thương mại toàn diện tiêu chuẩn cao của thế kỷ 21, cân bằng lợi ích, tính đến trình độ phát triển khác nhau của các thành viên, dành sự linh hoạt thỏa đáng đối với các thành viên đang phát triển như Việt Nam
Theo TTXVN
 

"Trung Quốc bỏ phiếu trắng, mình Nga đơn độc phủ quyết về Ukraine"

(GDVN) - Việc mất đi sự hỗ trợ của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an có thể sẽ đánh một cú mạnh vào sự tự tin của Moscow
Trung Quốc, đồng minh địa chính trị của Nga, đã quyết định bỏ phiếu trắng dự thảo nghị quyết không thừa nhận kết quả trưng cầu dân ý ly khai của Cộng hòa tự trị Crimea.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lưu Kết Nhất.
Dự thảo nghị quyết của Mỹ đề xuất cho rằng cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea là trái phép, thúc giục Liên Hợp Quốc cùng cộng đồng quốc tế không công nhận kết quả của nó và rằng Ukraine vẫn là một nước có chủ quyền.

Tuy nhiên, Nga đã đơn phương phủ quyết nghị quyết trong cuộc bỏ phiếu tại New York hôm 15/3 và tái khẳng định lập trường sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Crimea. 

"Không có gì là bí mật rằng Nga sẽ bỏ phiếu phản đối dự thảo nghị quyết của Mỹ", Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho biết. "Chúng tôi không chấp nhận nhận định cho rằng cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 của người dân Crimea là bất hợp pháp. Người dân Cộng hòa Crimea nên quyết định tương lai của họ".
"Triết lý của tác giả dự thảo đi ngược lại một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế - các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc được ghi trong Điều 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc", nhà ngoại giao Nga nói.
Ông Churkin cũng cho rằng, bảo dự thảo nghị quyết của Mỹ về tình hình Ukraine chỉ giải thích cho mong muốn áp đặt của người Mỹ nhằm chính trị hóa tình hình vốn đã phúc tạp, kích động hỗn loạn tại các nước thành viên Liên Xô cũ vì lợi ích địa chính trị của Washington. 
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ không quan tâm đến sự ổn định, thịnh vượng và an ninh của Ukraine. Washington đang sử dụng chiến tranh lạnh để áp đặt quan điểm của mình về cấu trúc chính trị Ukraine. 

Trong khi đó, báo chí điện Kremlin cho rằng cụm từ "tự cô lập" để nhận xét về Nga sau cuộc bỏ phiếu liên quan tới các sự kiện ở Ukraine là vô lý.

Mặc dù nghị quyết không được thông qua, nhưng phương Tây dường như không hoàn toàn không hài lòng về cuộc bỏ phiếu khi lôi kéo được đồng minh quan trọng của Nga tại Liên Hợp Quốc là Trung Quốc về phe mình và cô lập được Moscow hơn nữa tại diễn đàn quốc tế về vấn đề Ukraine.

"Nga bị cô lập, đơn độc và sai lầm khi ngăn việc thông qua nghị quyết", Samantha Power - Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc phát biểu. "Đây là một khoảnh khắc buồn và đáng chú ý."
Tuy nhiên, việc mất đi sự hỗ trợ của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an có thể sẽ đánh một cú mạnh vào sự tự tin của Moscow khi đối mặt với các mối quan hệ đang xấu đi với phương Tây.
Crimea chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu ly khai.
Kiev bình luận sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố: "Nga đã tự cô lập mình không chỉ ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà còn với các phần còn lại của thế giới".

Đại sứ Pháp tại LHQ Gerard Araud nhận xét, ông không tin vào những gì ông gọi là sáp nhập Crimea của Nga với lý do bảo vệ Nga trong khu vực và cho rằng sự "sáp nhập này...vượt xa phạm vi Ukraine, nó liên quan đến tất cả chúng ta". 

Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mark Lyall Grant cho rằng, thông điệp vang dội từ cuộc bỏ phiếu là "Nga đang bị cô lập trong hội đồng này và trong cộng đồng quốc tế".

Bắc Kinh, theo truyền thống rất nhạy cảm khi nói đến toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vấn đề Tây Tạng, đã nhắc lại hỗ trợ của mình đối với "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước", Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Lưu Kết Nhất cho biết và kêu gọi một giải pháp chính trị, một "cơ chế điều phối quốc tế" để giải quyết các tranh chấp, thông tấn AP cho biết.

Khoảng 2 triệu người dân Crimea sẽ đi bỏ phiếu quyết định sẽ sáp nhập vào Liên bang Nga hoặc tuyên bố độc lập khỏi Ukraine vào ngày hôm nay (16/3). /.
  Nguồn RT, CNA

Cơ trưởng MH370 cướp chuyến bay để phản đối phạt tù lãnh đạo đảng đối lập?

Đang dấy lên giả thuyết là chính cơ trưởng đã không tặc chuyến bay MH370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines để phản đối chính phủ bỏ tù lãnh đạo đảng đối lập vì đồng tính, một hành vi bị coi là bất hợp pháp ở quốc gia Hồi giáo này.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah là một người ủng hộ nhiệt tình đối với lãnh tụ đảng đối lập Anwar Ibrahim. Ông này cũng bị kết án 5 năm tù vào ngày 7.3, chỉ vài giờ trước khi chiếc MH370 biến mất vào rạng sáng ngày hôm sau cùng với 239 người trên đó, theo thông tin tiết lộ từ tờ Sunday Mirror.
Bản án dành cho ông Ibrahim cũng đã kích động làn sóng lên án trên toàn quốc. 
Cơ trưởng MH370 cướp chuyến bay để phản đối phạt tù lãnh đạo đảng đối lập?

Một manh mối khác cho biết vợ cùng ba con của cơ trưởng Shah cũng đi khỏi nhà một ngày trước sự mất tích bí hiểm của chiếc máy bay.
Một số thông tin mới đang dần được hé lộ sau khi thủ tướng Najib Razak trong buổi họp báo vào thứ Bảy (15.3) đã xác nhận chiếc Boeing 777 đã bị một ai đó "cố tình" chuyển hướng, thay vì theo lộ trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Các nhà điều tra trước đó cũng cho biết các thiết bị liên lạc trên máy bay đã bị tắt, đó là lý do nó biến mất khỏi màn hình theo dõi của bộ phận kiểm soát không lưu sau khi cất cánh được hơn một tiếng đồng hồ. Sau khi ngắt liên lạc với mặt đất ở vị trí biển Đông, chiếc máy bay vẫn bay thêm 7 tiếng đồng hồ nữa, điều này khiến các nhà điều tra không khỏi nghi ngờ các phi công có dính líu.
Để tìm hiểu manh mối, cảnh sát đã tiến hành lục soát ngôi nhà của cơ trưởng Shah ở ngoại ô Kuala Lumpur vào chiều thứ 15.3. Họ đã luc soát hai tiếng đồng hồ và mang đi nhiều túi nhỏ được tin là có chứa bằng chứng trong đó.
Cảnh sát cũng phát hiện cơ trưởng Shah đã thiết lập một mô hình máy bay Boeing 777 trong nhà.
Trên các trang mạng xã hội như Twitter và YouTube, Shah ủng hộ các nhóm nhân quyền, đồng thời cũng là một nhà vận động đối với quyền tự do sử dụng Internet ở Malaysia, vốn bị cho là kiểm soát nghiêm ngặt bởi chính phủ.
Lãnh đạo đối lập- Anwar Ibrahim cũng đã kêu gọi các nhà hoạt động biểu tình trên đường phố và Capt Zaharie cũng bấm nút like các video clip mà ông đã tải lên YouTube.
Các chuyên gia đánh giá nhiều khả năng chiếc máy bay đã bay qua 14 nước và hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan hay bị đâm xuống Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, nếu chiếc MH370 bay qua không phận các nước khác, chắc chắn lượng phòng không các nước sẽ phản hồi, nhưng hầu như không có. Điều này đang dấy lên một giả thuyết mới là liệu chiếc máy bay này cũng có thể đã bay đến Nam Cực.
Vũ Kiều (theo Mirror)
(Một thế giới)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét