Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ngày 17/3/2014 - Toà Án Xứ Kafka - Thêm một tiếng nói phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Toà Án Xứ Kafka


Thưa quý bạn, những chuyện lừa đảo tại Việt Nam hiện nay nhiều vô số kể, không có gì là lạ, nhưng vụ lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như thì mọi người trong nước ai cũng lấy làm lạ vì những lý do sau đây:
Chuyện ở huyện
Thứ nhất, số tiền trong vụ lừa đảo này lên tới hơn 4,000 tỉ đồng (chính xác là 4,100 tỉ) – tương đương với hơn 200 triệu đô la Mỹ – đó là con số cực lớn đối với người Việt Nam, trong khi đó “nhân vật” lừa đảo lại là một cô gái còn khá trẻ, sinh năm 1978, tức lúc bắt đầu lừa đảo (2008-2009) mới 30 – 31 tuổi.
Thứ hai, những người bị lừa toàn là các “đại gia” giàu có hàng trăm tỉ (người đàn bà mất nhiều nhất tới 278 tỉ, tức gần 14 triệu đô) và các ngân hàng lớn nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn cũng như Hà Nội. Cô ta lừa đảo một mình, không có đồng bọn, còn khoảng 22 người, nào là giám đốc, nào là phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng v.v… “chết chùm” với cô ta thì hầu hết toàn là những người bị cô ta đưa vào tròng, do cô ta điều khiển
Bầu Kiên, một tay sừng sỏ bậc nhất Sài Gòn, phó chủ tịch sáng lập Hội đồng Quản trị Ngân hàng Á Châu ACB, cũng bị cô ta “thịt” 700 tỉ đồng, tương đương với 35 triệu đô-la, rồi Kiên lại “thịt” của các ngân hàng khác hàng ngàn tỉ đồng nên hiện nay đang ở tù chờ ngày ra tòa).
Điều lạ thứ ba là trong khi phiên tòa diễn ra (từ ngày 6/1/2014 cho tới 27/1/2014 tại Sài Gòn), hơn 50 luật sư của các ngân hàng và những người bị hại nói rằng tiền của họ đã chuyển vào Vietinbank (Việt Nam Công thương Ngân hàng, nơi Huyền Như giữ chức vụ trưởng phòng giao dịch; chữ “in” trong tên của Ngân hàng này là “industry”, kỹ nghệ, công nghệ, không phải chữ “tin” là tin tưởng theo tiếng Việt); Vietinbank đã nhận tiền gửi của họ và có giấy tờ đàng hoàng, đề nghị tòa cho giám sát lại những giấy tờ này, nếu đúng đó là giấy tờ chính thức thì Vietinbank phải hoàn trả những số tiền đã gửi của các thân chủ, còn việc Huyền Như lừa đảo, làm giấy tờ giả để chiếm đoạt tiền của Vietinbank là chuyện riêng giữa Vietinbank và Huyền Như, không thể bắt khách hàng phải chịu.
Nhưng vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân (tức ủy viên công tố) trả lời rằng Huyền Như đã khai các giấy tờ, sổ sách đó đều là giả, vậy thì nó là giả, tòa không cần phải xem xét lại. Lời tuyên bố của vị đại diện VKSND khiến cả khán phòng đều kinh ngạc. Bây giờ xin mời quý bạn theo dõi vụ “siêu lừa” hơn 4,000 tỉ đồng có một không hai này với những tình tiết kỳ lạ như đã nói trên.
Tiểu Sử Huyền Như
Cô thư ký nghèo Huỳnh Thị Huyền Như Huyền Như sinh năm 1978, quê quán của cha mẹ tại Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nhưng sinh Huyền Như tại Sài Gòn, thường trú trong một xóm nghèo thuộc khu vực Thị Nghè, phường 22, quận Bình Thạnh. Cha của Huyền Như là ông Huỳnh Ngọc Kim, gần như không có chữ nghĩa, khi còn ở Mỹ Tho có vào bưng theo “cách mạng”, còn mẹ của Huyền Như là bà Nguyễn Thị Mướt thì làm liên lạc, giúp đỡ “cách mạng”.
Lúc còn hoạt động bí mật ở Mỹ Tho họ có sinh được một đứa con trai nhưng đứa bé này mất từ lúc mới lọt lòng. Sau, không hiểu vì lý do gì, hoặc bị tiết lộ bí mật, họ trốn lên Sài Gòn, bà Mướt đổi tên thành Nguyễn Thị Lang, sống bằng nghề bán nước giải khát, còn ông Kim thì làm phụ hồ và các công việc lặt vặt. Tại Sài Gòn, họ lần lượt sinh hai người con gái là Huỳnh Thị Mỹ Hạnh và Huỳnh Thị Huyền Như. (Hình 2) Nhà nghèo, Mỹ Hạnh học tới lớp 9 thì nghỉ, ở nhà bán hột vịt lộn còn Huyền Như thì tiếp tục học tới hết lớp 12.
Tốt nghiệp xong lớp 12, Huyền Như ban ngày phụ bán nước với mẹ, buổi tối chịu khó đi học khóa Kế toán ngân hàng rồi xin được vào làm nhân viên trông coi sổ sách kế toán tại chi nhánh Ngân hàng Vietinbank ở bên Nhà Bè, đồng lương cũng tạm đủ ăn. Vốn là một cô gái trẻ tuổi, có trí thông minh, có ý chí vươn lên mong thoát khỏi cảnh nghèo, hơn nữa tương đối cũng có chút ít nhan sắc nên Huyền Như tự động “làm quen” với thượng cấp của mình là Võ Anh Tuấn – Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè – một người cũng còn rất trẻ và khá bảnh trai – mặc dầu cô biết “sếp” đã có vợ con và nhà vợ rất giàu, có nhiều cổ phần trong Vietinbank.
“Sếp” mê Huyền Như như điếu đổ nhưng giữ rất kín. Hai người thường hò hẹn với nhau, sống như vợ chồng ở nơi này nơi khác lấy cớ là đi công tác mà gia đình “sếp” cũng không ai hay. Biết tính Huyền Như siêng năng, nhiều tham vọng, “sếp” động viên nàng buổi tối nên đi học thêm khóa đào tạo nghiệp vụ về ngành ngân hàng, sếp sẽ có điều kiện nâng đỡ, đặt nàng lên địa vị cao hơn (việc này kêu là học “tại chức”, tức vừa đi làm vừa đi học với tiền học do cơ quan của mình đài thọ).
Kinh doanh theo quan hệ và OPM
Là người thông minh, cầu tiến, ham học hỏi, Huyền Như đồng ý ngay lập tức và nàng học hết sức cần mẫn. Sau khi Huyền Như học xong với bằng tốt nghiệp khóa đào tạo tại chức Đại học Ngàn Hàng loại giỏi, ban lãnh đạo Vietinbank đưa nàng lên làm phó phòng Quản lý may rủi Vietinbank tại chi nhánh Nhà Bè, rồi sau đó kiêm nhiệm chức vụ quyền trưởng Phòng giao dịch cũng của Vietinbank tại đường Điện Biên Phủ (tức đường Phan Thanh Giản cũ). Với hai chức vụ này, kể như Huyền Như đã có uy quyền khá lớn.
Vào những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán mới bắt đầu hình thành, việc mua cổ phiếu chứng khoán lời không biết bao nhiêu mà kể. Nếu có nguồn vốn, mua cổ phiếu (danh từ lúc ấy gọi là “chơi chứng khoán”), nhiều trường hợp mới mua hôm trước, hôm sau đã thấy mình lời bạc tỉ. Ngoài ra, mua bán đất đai, nhà cửa tức kinh doanh địa ốc cũng lời khủng khiếp, nhưng vốn phải lớn, có khi mua một, lời gấp hai, ba lần. Mà, “vốn lớn” thì Huyền Như khỏi phải lo, đã có Võ Anh Tuấn đỡ đầu, Tuấn có thể ký phiếu “xuất chi”, mượn của ngân hàng nơi mình làm phó giám đốc, muốn bao nhiêu cũng có.
Huyền Như cực kỳ nhạy bén và có gan “đánh lớn”. Cô vừa chơi chứng khoán vừa kinh doanh địa ốc, chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm (từ 2006 đến 2009) sau khi đã trả hết nợ do Võ Anh Tuấn “mượn giùm” và chia lời cho Võ Anh Tuấn, cô còn lời riêng về phần mình được hơn 50 tỉ đồng, tức tương đương với 2.5 triệu đô-la, ấy là chưa kể một số nhà cửa, đất đai mà cô còn chờ lên giá, chưa bán. Con số đó cũng vào khoảng 50 tỉ đồng, như vậy Huyền Như đã có trong tay khoảng 100 tỉ đồng tức cỡ 5 triệu đô-la, một con số mà nhiều người nằm mơ cũng không có được.
Trong khi “đại thắng” như vậy, Huyền Như đã được thăng lên làm Phó phòng quản lý may rủi tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, sau đó kiêm nhiệm chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch cũng của Vietinbank tại đường Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ). Với hai chức vụ này, uy thế của Huyền Như rất lớn, danh tiếng cô nổi như cồn trong giới chứng khoán và kinh doanh địa ốc.
Ngày 18/5/2011, cô được bầu vào ban lãnh đạo trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS). Thừa thắng xông lên, cô thành lập Công ty Chứng khoán và Kinh doanh Địa ốc Hoàng Khải, do cô làm giám đốc và cho người chị ruột bán hột vịt lộn Huỳnh Thị Mỹ Hạnh làm phó giám đốc, nhất nhất điều gì cũng theo mệnh lệnh của cô. Tuy đã có số vốn lên tới hàng trăm tỉ nhưng để thỏa máu làm giàu, từ đầu năm 2008, Huyền Như đã vay thêm hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, của các tổ chức, các cá nhân với lãi suất cao và lao vào kinh doanh bất động sản tại Sài Gòn, Bà Rịa, Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, Đà Nẵng, An Giang v.v…
Sau thời vàng son
Danh tiếng của Huyền Như lại càng lừng lẫy. Sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huyền Như bắt đầu gặp khó khăn vào các năm 2009-2010, khi thị trường chứng khoán xuống dốc và thị trường bất động sản cũng rất ảm đạm. Hàng mấy chục lô đất (mỗi lô có hàng chục căn nhà) ở khắp mọi nơi bán không ai mua, trong khi đó tiền lời vay nợ phải trả đều đều khiến Huyền Như đâm đuối sức, phải lấy chỗ nọ đắp chỗ kia, không còn “vinh quang” như trước.
Ngoài ra, chính sách siết chặt tín dụng, thắt chặt tiền tệ của nhà nước Việt Nam khiến ngân hàng tạo sức ép lên các khoản cho vay, tình trạng của Huyền Như càng thêm khốn đốn. Năm 2010, kinh doanh ngày càng thua lỗ, lại phải trả lãi suất cao nên Huyền Như mất khả năng thanh toán. Cô quay cuồng, tìm mọi cách để có tiền trả nợ.
Cách thức lừa đảo của Huyền Như Đã được học về nghiệp vụ ngân hàng, hơn nữa với chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, có thẩm quyền phê duyệt các lệnh chuyển tiền của các chủ tài khoản từ ngân hàng tới các đơn vị, các doanh nghiệp hay các cá nhân với mức độ 50 tỷ đồng/một lệnh.
Trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Huyền Như đã giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Điện Biên Phủ Sài Gòn để huy động vốn. Muốn thực hiện mục đích trên, Huyền Như thuê người thợ khắc dấu ở đường Phạm Hồng Thái, quận 1 Sài Gòn, làm giả 8 con dấu đứng tên các cơ quan, các đơn vị, gồm: con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè; của công ty Phúc Vinh; công ty Thịnh Phát; Ngân hàng Hưng Yên; Ngân hàng An Lộc; công ty Đức Minh Quang; công ty Bảo hiểm Toàn Cầu; Ngân hàng quốc tế Saigonbank-Berjaya.
“Tuyệt chiêu” huy động vốn với mức lãi suất chênh lệnh rất cao do việc sử dụng con dấu giả, sổ sách giả của ngân hàng và một số cá nhân, một số đơn vị, Huyền Như đã dễ dàng đưa các con mồi vào bẫy. Nhiều ngân hàng rất lớn nhưng dùng hàng trăm tỉ đồng, đứng tên các cá nhân hay các công ty tư nhân, gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Điện Biên Phủ để ăn chênh lệch so với lãi suất chính thức phải trả cho khách hàng và đã bị Huyền Như chiếm đoạt mất trắng cả mấy trăm tỉ đồng.
Ví dụ, “ông bầu tóc bạc” Nguyễn Đức Kiên (thường gọi là Bầu Kiên) Phó Chủ tịch sáng lập Ngân hàng Á Châu ACB bị Huyền Như chiếm đoạt 700 tỉ đồng. Tại sao Huyền Như lại chiếm đoạt được như vậy? Dễ thôi, tiền người ta gửi vào do Huyền Như ký nhận, sau đó Huyền Như phát “lệnh chi” với con dấu và sổ sách, giấy tờ giả mạo dưới sự chứng thực của Phó Giám đốc Võ Anh Tuấn. Mà, Võ Anh Tuấn với Huyền Như là vợ chồng hờ, Tuấn được Huyền Như chia lời rất lớn, mỗi lần hàng chục tỉ đồng thì các “nạn nhân” chạy sao cho thoát?
Kết quả, Huyền Như đã chiếm đoạt của 6 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân tổng số tiền là 4,182 tỉ đồng. Số tiền khổng lồ hơn 4000 tỉ đồng đã chiếm đoạt được nói trên, Huyền Như dùng một phần để “chia lời” cho Võ Anh Tuấn, còn số lớn khác dùng để trả tiền vay lãi nặng cho 14 cá nhân, và trả nợ gốc, nợ lãi cho nhiều cá nhân cũng như các đơn vị khác.
Chuyện lạ trong tù
Huyền Như bị bắt và sinh con trong trại giam Theo bà Nguyễn Thị Lang (tức Mướt) mẹ của Huyền Như, con gái bà bị bắt vào ngày 30/9/2011, lúc đang mang thai khoảng 5 tháng. Về chuyện Huyền Như sinh con trong trại giam, bà Lang kể rằng vì Huyền Như là đầu não trong vụ “đại án” nên từ đầu đến giờ bà chỉ mới được phép vào thăm con một lần duy nhất và Huyền Như phải sinh con cũng như nuôi con trong trại giam của Bộ Công an thuộc miền Nam, nằm trong phạm vi Sài Gòn. Bà cũng cho biết, trong lần gặp mặt duy nhất đó, Huyền Như có kể lại rằng khi Huyền Như sinh con thì cũng được chăm sóc đặc biệt và đứa con sinh ra hiện đang có người trông nom chu đáo.
Bà Lang cũng kể, từ ngày Huyền Như bị bắt bà đã 3 lần đến trại giam thăm nom nhưng không được vào mà chủ yếu là chỉ gửi đồ sinh hoạt cá nhân thông qua cán bộ trại giam mà thôi. Trong 3 lần đó chỉ một lần duy nhất bà được vào gặp gỡ, trò chuyện với con nhưng cũng chỉ được vài phút ngắn ngủi. Riêng về phần cháu bé, đến nay cháu đã hơn 2 tuổi, được mẹ đặt tên là Xuân Mai nhưng cháu chưa được làm giấy khai sinh vì hiện đang sống trong trại giam với mẹ, ngoài ra Huyền Như cũng không có giấy hôn thú chính thức với người đàn ông cha của con mình.
Có lẽ người đó là “phó giám đốc” Võ Anh Tuấn, song có lẽ Tuấn chưa biết có cháu bé vì cũng đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các nữ phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, không có người nuôi dưỡng, thì được mang con vào trại. Trại giam chỉ được phép nuôi cháu bé cho đến khi cháu tròn 36 tháng tuổi. Qua khỏi tuổi này, các phạm nhân thụ án phải tìm cách gửi con về địa phương cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp những đứa trẻ không còn thân nhân nhận nuôi, bắt buộc trại giam phải lập hồ sơ gửi trẻ vào các trung tâm bảo trợ xã hội để cháu bé được giáo dục và có điều kiện đi học. Như vậy, Huyền Như sinh con trong trại giam thì cũng được nuôi con trong trại cho đến khi cháu tròn 36 tháng tuổi.
Phần kết
Phiên tòa xử Huyền Như và các đồng phạm Ban đầu, phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 6/1/2014 đến hết ngày 25/1/2014. Nhiều người không tin rằng phiên tòa sẽ “ngốn” hết khoảng thời gian dài như thế. Tuy nhiên, những diễn biến gay cấn, căng thẳng và nhiều tình tiết bất ngờ khiến vụ án kéo dài hơn, từ 6/1 đến 27/1 mới có phán quyết cuối cùng về “đại án” lừa đảo kỳ lạ này. Choáng với những “kỷ lục” trong phiên tòa Trong 20 ngày xét xử căng thẳng, nhiều tình tiết bất ngờ, nhiều con số kỷ lục được công bố khiến người dự khán choáng váng. Dưới đây là một số thống kê do các phóng viên báo chí ghi nhận:
– Số tiền chiếm đoạt kỷ lục: Từ việc vay lãi rất cao để đầu tư bất động sản, chứng khoán, Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 5,000 tỉ đồng của các ngân hàng, các công ty và các cá nhân. Đã thu hồi lại được gần 1,000 tỉ đồng (tức tương đương với gần 50 triệu đô la) còn thì mất trắng hơn 4,000 tỉ đồng. Đây được coi là vụ án lừa đảo với số tiền lớn nhất từ trước đến nay.
– Số lượng người tham gia phiên tòa đông nhất: Phiên tòa có đến 23 bị cáo được đưa ra xét xử, trong đó có cả chị ruột của Huyền Như. Ngoài ra, còn có 15 đơn vị, cá nhân là nguyên đơn dân sự và bị hại; 79 cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; 50 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an cũng đã quyết định khởi tố 6 bị can như các ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá v.v… nguyên là lãnh đạo Ngân hàng Á Châu ACB về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng được tách ra, sẽ xử trong phiên tòa khác.
– Huyền Như có biệt tài ký giả chữ ký: Mặc dầu chiếm đoạt số tiền rất lớn nhưng thủ đoạn của “siêu lừa” Huyền Như không hề tinh vi mà vô cùng đơn giản. Y thị lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh Điện Biên Phủ, tiếp xúc với nhiều ngân hàng, nhiều đơn vị, nhiều cá nhân để khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng Vietinbank với lãi suất thỏa thuận từ 18%-36% một năm. Sau khi họ gửi tiền, Huyền Như đã thuê người làm con dấu giả, sổ sách giả, để chiếm đoạt những số tiền cực lớn này. Đặc biệt, y thị có biệt tài ký giả chữ ký của các lãnh đạo Vietinbank cũng như của các khách hàng giống y như thật.
– Sinh con trong trại giam cũng không được tại ngoại: Trong phần thẩm tra lý lịch của các bị cáo, Huyền Như cho biết y thị bị bắt giam ngày 30/9/2011, khi đang mang thai 5 tháng. Trong thời gian bị tạm giam, bị cáo đã sinh con (hiện đã 21 tháng tuổi) nhưng chưa được làm giấy khai sinh do chưa đăng ký kết hôn. Mặc dầu có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nhưng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, Huyền Như không được hưởng chính sách tại ngoại hậu tra.
– Viện Kiểm Sát không tham gia xét hỏi: Theo quy định, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa sẽ xét hỏi sau HĐXX. Tuy nhiên, Kiểm sát viên trong phiên tòa này đã từ chối xét hỏi vì cho rằng… HĐXX hỏi đã là đủ rồi (!). – Đại diện VietinBank trả lời với tư cách… cá nhân: Phần trả lời của đại diện Vietinbank đối với các câu hỏi của luật sư là phần được mọi người chờ đợi và quan tâm nhất. Tuy nhiên, đại diện Vietinbank đã làm không ít người thất vọng và khiến các luật sư phản đối khi ông ta nói: “Với tư cách là đại diện của Ngân hàng Vietinbank nhưng câu trả lời của tôi là tư cách cá nhân” (?). – Luật sư cũng “bó tay” với bị cáo Huyền Như: Khi HĐXX hỏi thì Huyền Như trả lời lễ phép, chi tiết, rành rọt, nhưng khi trả lời các câu hỏi của luật sư thì cô nàng lại tỏ ra nóng nảy, cộc lốc và luôn luôn nhấm nhẳng trả lời bằng các điệp khúc “Không nhớ”, “Không biết”, “Xin miễn trả lời” v.v… Trước các câu trả lời như vậy các vị luật sư cũng đành… bó tay!
– Luật sư… chúc mừng sinh nhật Huyền Như: Ngày 15/1, trước khi bào chữa cho thân chủ của mình là Ngân hàng ACB, Luật sư Lưu Văn Tám đã chúc Huyền Như sinh nhật vui vẻ và… hạnh phúc (?).
– Hồ sơ nặng gần 300kg: Về vấn đề luật sư thắc mắc là có những chi tiết mà trong cáo trạng không ghi nhưng khi tranh luận thì VKS lại đưa ra. Vị đại diện VKS nói rằng do hồ sơ trong vụ án quá nhiều, trọng lượng tới gần 300kg, số giấy tờ bút lục có tới 71,000 văn bản nên không thể ghi hết vào cáo trạng được. Tuyên án Sau 20 ngày xét xử, sáng 27/1/2014, HĐXX bước vào phần tuyên án dành cho bị cáo Huyền Như và các đồng phạm trong vụ đại án lừa đảo, chiếm đoạt gần 4,000 tỉ đồng như sau: Huỳnh Thị Huyền Như, tù chung thân. Phó Giám đốc Võ Anh Tuấn, 20 năm tù giam. Phó Giám đốc “hột vịt lộn” Huỳnh Thị Mỹ Hạnh chị ruột của Huyền Như, 14 năm tù giam. Ngoài ra, các đồng phạm khác, tổng cộng 23 người thì chỉ có một mình Phạm Văn Chí (người cho vay nặng lãi và luôn luôn đe dọa sẽ “đập vỡ mặt” Huyền Như ) bị 1 năm tù nhưng được hưởng án treo, còn tất cả đều bị từ 2 năm tù giam cho tới 17 năm tù giam.
Liên luỵ của đồng phạm
Tòa cũng cho biết, Huyền Như đã đưa cho người bạn là Hoàng Hương Giang (một “đại gia” chuyên cho vay nặng lãi) số tiền là 1.1 triệu đô-la Mỹ để nhờ Hương Giang nhờ người quen ở bên Mỹ làm giúp visa để trốn sang Mỹ. Hương Giang đã đưa cho người này 500 ngàn đô-la nhưng Huyền Như chưa đủ giấy tờ, visa làm chưa xong, thì bị bắt. Như vậy, Hương Giang phải trả lại 1,1 triệu đô-la đó để nộp vào công quỹ. Ngoài ra, Hương Giang bị 8 năm tù giam là do tội cho vay nặng lãi cộng với tội âm mưu giúp đỡ để Huyền Như trốn tránh pháp luật.
Đặc biệt, thu lợi hơn 700 tỉ đồng từ việc cho Huyền Như vay lãi với giá cắt cổ, người đẹp “đại gia” Thiên Lý cùng nhiều “đại gia” khác cũng bị ở tù. Thiên Lý tên đầy đủ là Nguyễn Thiên Lý, 36 tuổi, quê ở Quảng Bình. Cô được biết đến không chỉ vì bề ngoài dịu dàng, đằm thắm mà người đẹp này còn nắm trong tay một khối tài sản kếch xù với một loạt biệt thự, đất đai, nhà cửa ở quận 1, quận Bình Thạnh, quận 9, lên tới nhiều trăm tỉ đồng. Chỉ riêng tại khu trung tâm Sài Gòn, Lý sở hữu hai ngôi nhà ở phường Bến Thành có giá gần 100 tỉ.
Năm 2007, Thiên Lý “trúng” chứng khoán được một khoản tiền lớn. Cô nảy sinh ý định sang Thái Lan giải phẫu thẩm mỹ và mua sắm. Theo đó, tối ngày 19/6/2008, khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi Thái Lan, Lý bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ vì trong hành lý có 45,000 đô-la nhưng không khai báo. Lý khai cô làm nghề buôn bán tự do. Thời gian đó, Lý kết hợp với một người bạn cùng mua bán cổ phiếu nên “trúng” lớn và hai người định sang Thái Lan làm giải phẫu thẩm mỹ cũng như mua sắm.
Tuy nhiên, đến lúc đi, người bạn có việc bận nên đề nghị Lý đi trước còn mình sẽ bay sang sau. Lúc này, Lý mang theo 45,000 đô-la (trong đó có 18,000 đô-la của bạn) để tiêu xài và dùng cho chi phí “làm đẹp”. Cô biết quy định của pháp luật là chỉ được mang theo người 7,000 đô-la khi xuất cảnh, nhưng thấy thủ tục quá rườm rà, lại nghĩ nếu bị phát hiện thì chỉ bị phạt vi cảnh, phải đóng thuế là cùng nên… cô đánh liều, bỏ vào hành lý mà không khai báo.
Kết quả là tòa án Sài Gòn đã xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thiên Lý mức án 5 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và tịch thu toàn bộ số tiền nói trên. Tuy nhiên, Thiên Lý kháng cáo, đến phiên phúc thẩm cô xuất trình được tình tiết mới là đang bị bệnh tim, phải nuôi dưỡng mẹ già cũng đang bệnh nặng và một đứa em bị tâm thần, nên tòa có căn cứ giảm nhẹ hình phạt cho Lý xuống còn 4 năm tù. Theo đó, cô phải thi hành bản án đến năm 2013 mới xong nhưng được tạm thời tại ngoại để chăm sóc mẹ và em.
Tuy nhiên, Lý lại dính vào vụ 4,000 tỉ đồng của Huyền Như với lý do đã cho Huyền Như vay từ tháng 12/2009 đến tháng 9/2011 số tiền hơn 1,000 tỉ đồng, với lãi suất lên đến 3,7% một ngày và đã thu lời “bất chính” 735 tỉ đồng. Lý bị tuyên phạt 2 năm tù, phải nộp lại 735 tỉ đồng đó, cộng với 4 năm tù đang tạm thời được tại ngoại lúc trước, tổng cộng là 6 năm tù!
Đoàn Dự ghi chép
THEO TBKTSG

Thêm một tiếng nói phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)



Thêm một tiếng nói phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà lần này đến từ một người rất có thẩm quyền về toàn cầu hóa, Joseph Stiglitz.
Trong một bài viết trên tờ New York Times, Stiglitz lập luận như thế này: Ngày xưa các hiệp định thương mại tự do là nhằm giảm thuế, nhờ vậy thương mại gia tăng, miếng bánh to ra thì ai cũng hưởng lợi.
Nay TPP thì khác, nó chủ yếu tháo gỡ các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các quy định mà các nước xây dựng bấy lâu nay nhằm bảo vệ công nhân, người tiêu dùng, nền kinh tế và môi trường. Vì thế TPP chỉ có lợi cho giới chủ, giới nhà giàu và có hại cho tất cả các thành phần còn lại.
Ông ví dụ, TPP cho phép các công ty đa quốc gia kiện các nước nào đưa ra những quy định có hại cho lợi nhuận của họ như hãng thuốc lá Philip Morris từng kiện Uruguay vì nước này đưa ra các chính sách chống hút thuốc lá, làm lợi nhuận của họ giảm sút. Stiglitz so sánh một cách khôn khéo rằng chơi như thế chẳng khác nào ngày xưa các nước phương Tây từng buộc Trung Quốc phải cho họ buôn bán nha phiến trong cuộc Chiến tranh Nha phiến ngày nào.
Hay TPP sẽ làm cho việc sản xuất tân dược khó hơn vì chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, làm giá thuốc tăng vọt ở các nước nghèo, ảnh hưởng đến hàng ngàn sinh mạng… TPP cho phép các nhà tài phiệt Mỹ bán các sản phẩm phái sinh độc hại cho các nước khác, loại sản phẩm từng gây khủng hoảng tài chính ở Mỹ cách đây không lâu.
Joseph Stiglitz là bậc thầy trong viết lách nên lập luận của ông mang tính thuyết phục cao (mặc dù nhiều người khác đã từng phản bác các lý lẽ đưa ra trong bài viết). Lần này coi bộ Obama bị chính những người trong đảng Dân chủ của ông phản đối TPP nên khó thúc đẩy nó như mong muốn.
THEO XÊ NHO NVP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét