Những Đúng và Sai về Con Người
Alan Phan
(Bài viết từ 2012, nhưng vẫn là …thực tại. Có gì gọi là “thay đổi” ở xứ này không?)
May 21, 2012
May mắn luôn luôn là chỗ ẩn trú của sự lười biếng và bất lực (Luck is always the last refuge of laziness and incompetence – James C. Penney)
Hôm qua, một ký giả của một tờ báo mạng tận bên Đức xa xôi, điện thoại hơn 45 phút để phỏng vấn tôi về các vấn đề kinh tế xã hội hiện tại của Việt Nam. Về những dự đoán, anh cho rằng tôi khá chính xác khi tiên liệu các đây hơn 16 tháng trong một bài viết về cơn bão tái chánh sắp đổ bộ và về cái bong bóng bất động sản sẽ nổ vào cuối năm nay. Anh hỏi có những dự đoán nào ông đã sai về Việt Nam ?
Thực ra, những cái “đúng” của tôi (cũng như của nhiều người khác) rất dễ định vị. Triệu chứng sốt cảm hay ung thư của một con bệnh hiện diện cùng khắp. Nhìn qua các hiện tượng, nếu không bị đồng tiền hay thiên kiến làm mù mắt, bất cứ ai cũng nhận ra những nghịch lý và yếu kém của nền kinh tế Việt Nam so với chuẩn mực bình thường của toàn cầu. Quá dễ để đoán đúng.
Tuy nhiên, tôi thú nhận là đã “sai” khi phân luận về phản ứng của người có quyền và có lợi trong cuộc chơi. Tôi nghĩ rằng trước biến động, mọi người sẽ tích cực thay đổi tư duy, tìm lối sáng tạo, và giải pháp sau cùng sẽ nâng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam lên vài ba bực. Tôi còn cho đây là cơ hội để tiến hành chính sách mà tôi gọi là “Đổi Mới II”.
Dĩ nhiên, tôi đã sai hoàn toàn. Khi gặp nạn, mọi người đều hô hào phải tái cấu trúc, phải cứu con bệnh, phải thay đổi cơ chế và con người để vượt bão. Ống loa của làng thì bảo dân cứ yên chí, mọi chuyện sẽ tốt đẹp trong vòng 2 hay 3 tháng, tối đa. Nhiều hội thảo, đề cương, quyết nghị…được thực hiện. Nhưng sau khi “nói”, đến giai đoạn phải “hành” thì mọi người lại quay về chỗ củ, tiếp tục đẩy tảng đá của Sysiphus. Ngay cả những doanh nghiệp tư nhân và những lớp người trẻ mà tôi kỳ vọng đã hầu như thụ động và bó tay.
Tôi còn nhớ vào thời điểm 1990 gì đó, khi tôi quay lại Saigon lần đầu sau 15 năm xa cách. Tháp tùng theo đoàn là vài nhà tư bản Mỹ quản lý 3 quỹ đầu tư lớn tại Wall Street. Toà Đô Chánh (quên, Uỷ Ban Nhân Dân TP) tổ chức một buổi thuyết trình rất trang trọng dành cho các vị khách đặc biệt này để mời họ đầu tư vào Trung Tâm Tài Chánh Thủ Thiêm bên kia sông Saigon. Các vị lãnh đạo cao cấp nhất hứa là cho đến 1993, thành phố sẽ hoàn tất đường hầm cũng như 2 cây cầu mới nối liền với Thủ Thiêm (mô hình theo Trung Tâm Pudong của Shanghai). May mà các ông tư bản Mỹ này cũng có nhiều kinh nghiệm với lời hứa của chính trị gia, nên không cắn câu. (Đường hầm và cầu mới hoàn tất vào 2012, 19 năm sau).
Có lẽ vài tháng của tái cấu trúc và đổi mới thể chế sẽ kéo dài đến vài thập niên? Không sao, chúng ta cũng chẳng có gì nhiều để làm, ngoài những giờ ăn nhậu mỗi đêm và cà phê mỗi ngày.
Cũng có thể đất nước sẽ vượt bão yên ổn vì các nhà lãnh đạo của chúng ta có lá số tử vi tốt. Họ hay đi chùa chiền, lên đồng, cúng bái thường xuyên nên rất nhiều thần linh phù hộ. Nhưng với 95% dân số, cuộc sống tạm bợ lây lất dưới những cơn bão này có thể trở thành vô tận không?
Đó là cái giá phải trả cho những lựa chọn đã làm nhiều thập niên trước.
Alan Phan
ĐỪNG CÓ MƠ VIỆT NAM SẼ NHƯ UKRAINA
Bài đọc liên quan:
Cuộc cách mạng xã
hội ở Ukraina làm nhiều người Việt hào hứng, tưởng tượng, mong đợi và
háo hức nó sẽ diễn ra ở nước Việt. Nhưng khi họ nói chuyện với tôi, tôi
đã nói, đó là một giấc mơ không có thực ở Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Bắc
Hàn, Cu Ba và Cambodia.
Khi một số người bảo rằng, do dân trí Việt chưa đủ để hiểu biết và làm
cách mạng xã hội. Tôi hỏi, thế dân trí Việt thời 1945 có bằng bây giờ
không mà vẫn có cách mạng xã hội ở Việt Nam? Nên dân trí không phải là
yếu tố quyết định để có cuộc cách mạng.
Một số người khác lại bảo, do ở Việt Nam chưa có lãnh tụ nào xuất hiện ở
phía đối lập với đảng cầm quyền, nên chưa có cuộc cách mạng như dân
mong mỏi. Tôi lại trả lời rằng, hiến pháp đâu cho có bất kỳ một lãnh tụ
nào xuất hiện để thành lập lực lượng đối lập với đảng cầm quyền ở Việt
Nam? Chưa xuất hiện là đã bị nghiền nát bằng tù đày, và bao lao khổ
khác, không chỉ bản thân, mà còn gia đình vì hiến pháp và pháp luật hiện
nay là để bảo vệ đảng cộng sản cầm quyền.
Một số người lại cho rằng dân mình hèn, ngu dốt như 2 câu thơ của Tản Đà
Nguyễn Khắc Hiếu viết vào năm 1927 trên An Nam Tạp Chí về chủ đề chống
tham nhũng: "Cũng bỡi thằng dân ngu quá lợn/Cho nên quân nó mới làm
quan". Tôi lại cho rằng không phải dân ngu, dân hèn mà nhìn tổng quan
thì, dân Việt đã mất hết dân khí để đấu tranh, trong hoàn cảnh bị chia
rẻ từ chính bản thân người dân, và nhà cầm quyền.
Nếu đem so sánh cuộc cách mạng xã hội ở Ukraina với chuyện nước Việt có
thể có cách mạng xã hội hay không, thì cần có cái nhìn tổng thể cả khách
quan và chủ quan của nước Việt. Không thể có một cái nhìn cảm tính, duy
tình, yêu ghét mà có những sai lầm. Những phân tích khách quan sau đây
dù đau đớn cho trí thức và nhân dân yêu nước Việt, nhưng phải nhìn sự
thật khách quan của sự vật hiện tượng ở mặt bản chất của vấn đề.
Cùng giống như Ukraina là phên giậu của Nga, thì Việt Nam là phên giậu của Trung Hoa, nhưng lại có những sự khác biệt giữa 2 phên giậu của 2 cường quốc cánh tả này. Việt Nam không thể có được cách giải quyết như Ukraina.
Cùng giống như Ukraina là phên giậu của Nga, thì Việt Nam là phên giậu của Trung Hoa, nhưng lại có những sự khác biệt giữa 2 phên giậu của 2 cường quốc cánh tả này. Việt Nam không thể có được cách giải quyết như Ukraina.
Về chủ quan thì có 3 vấn đề lớn khác biệt giữa Ukraina và Việt Nam
Khác biệt thứ nhất là văn hóa, văn hóa duy lý của phương Tây luôn có sự
dứt khoát, mà không trù trừ, đa đoan như văn hóa duy tình của phương
Đông trong giải quyết một vấn đề.
Khác biệt thứ hai là quan trọng nhất là, Ukraina là một quốc gia tự do,
dân chủ, đa nguyên sau khi đã thoát khỏi chế độ đơn nguyên, độc tài cầm
quyền bỡi Liên Xô cũ từ 1990. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn chế độ đơn
nguyên, độc tài của cộng sản cầm quyền, mà còn hơn thế nữa, một kiểu đầu
thì phong kiến tập quyền, nhưng tay chân mình mẩy là tự bản hoang dã,
tham lam và tàn độc.
Khác biệt về mặt dân khí là dân Ukraina đã từng làm cuộc cách mạng nhung để thoát khỏi Liên Xô. Họ đã quen với quán tính tư duy
động trong chính trường. Ngày nay, họ sống trong bầu không khí đa
nguyên, quân đội chỉ để bảo vệ biên cương lãnh thổ, cảnh sát chỉ để bảo
vệ an ninh khu phố. Quân đội và cảnh sát không bảo vệ chính quyền và
đảng phái chính trị như các nước cộng sản xưa kia và ngày nay còn tồn
tại. Nên khi dân chúng xuống đường, Yanukovic đã kêu gọi quân đội đàn
áp, thì quân đội làm ngơ.
Chính nhờ một hình thái chính trị xã hội đa nguyên, tự do, dân chủ, của
dân, do dân và vì dân như thế, nên dân Ukraina đã lật đổ một lãnh đạo
tham nhũng và độc tài, chỉ trong 4 năm đã tẩu tán tài sản quốc gia đến
70 tỷ đô la không dấu vết. Còn ở các nước cộng sản thì quân đội và cảnh
sát chỉ trung thành với đảng và giai cấp cầm quyền để ăn chia trên tài
nguyên và máu của đồng bào mình. Nhà tù và súng đạn của các quốc gia có
đảng cộng sản độc quyền cai trị, họ thừa nhẫn tâm như Thiên An Môn đẫm
máu. Cho nên khó có thể diễn ra một cuộc cách mạng ôn hòa như Ukraina,
mà hầu hết phải giải quyết bằng con đường đẫm máu như Libya hoặc Syria.
Vấn đề khách quan cũng có 2 vấn đề lớn Ukraina khác biệt với Việt Nam
Thứ nhất và quan trọng nhất là Nga ngày nay không là một quốc gia đơn
nguyên và độc tài như Liên Xô cũ, nên Nga không thể một tay che cả bầu
trời Đông Âu theo kiểu chuyên chính vô sản ngày xưa. Vì Putin sẽ bị các
đảng đối lập lên án, và đánh vào tử huyệt khi tranh cử lần tới. Hơn nữa,
nước Nga sau bạo bệnh, sức cùng lực kiệt của một con gấu già nua, không
đủ để có thể thâu tóm Ukraina như đã từng thâu tóm Tiệp Khắc, Bungaria
hồi thập niên 1950.
Thứ hai còn quan trọng hơn nữa là, Trung Hoa ở cạnh nước Việt vẫn còn
hình thái chính trị xã hội đơn nguyên độc tài toàn trị, và các chính
khách Việt của đảng cộng sản cầm quyền đang đi theo con đường của Trung
Hoa cả chính trị lẫn kinh tế. Áo mặc không thể qua khỏi đầu, và kiếp chư
hầu toi mọi phải đành chịu để tiếp tục ăn chia trên tài nguyên của tổ
quốc, và máu của đồng bào mình, mặc dù nó đã cạn kiệt, vẫn hơn là làm
cuộc đổi thay có khi lại mất trắng cả dòng tộc như Gaddafi và Saddam
Hussein.
Kết
Ngàn năm và vạn thế hệ sau tổ quốc và dân tộc Việt Nam cũng không thể
thoát được chế độ cộng sản cầm quyền. Vì điều kiện cần muốn có cách mạng
dân tộc, dân chủ thì chính các chính khách Việt đang là đảng cộng sản
phải có tư tưởng và hành động
vì quốc gia dân tộc chứ không vì đảng ăn chia. Còn điều kiện đủ để Việt
Nam có cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thì cộng sản Trung Hoa phải sụp
đổ, hoặc phải thay đổi đa nguyên trước như Liên Xô đã làm thời Gorbachev
và Elsin, thì Việt Nam mới dám làm theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét