Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ngày 16/3/2014 - Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!

  • Việt Nam nên sớm đưa vấn đề Biển Đông ra trước tòa án quốc tế (RFI) - Hôm qua, ngày 14/03/2014, là một ngày kỷ niệm đáng buồn : đúng 26 năm ngày Trung Quốc ngang nhiên đưa quân đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại 64 lính hải quân Việt Nam. Năm 2014 cũng là đúng 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa, khiến 74 người lính miền nam anh dũng hy sinh.
  • Pháp kết án tù một người Rwanda về tội diệt chủng (RFI) - Gần một tháng nữa là đến dịp kỷ niệm 20 năm diệt chủng người Tutsi ở Rwanda, sự kiện cho đến giờ Paris vẫn bị chỉ trích. Hôm qua 14/03/2014 Pháp mới kết thúc một phiên tòa lịch sử với bảnán đầu tiên 25 năm tù dành cho một người Rwanda liên can đến thảm kịch này. Kigali hoan nghênh« một giai đoạn quan trọng» của tư pháp nước Pháp.
  • Đọc “Ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập (RFA) - Ký ức vụn 2, một tạp văn nữa của nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa ra đời đóng góp thêm cho nền văn học Việt Nam những mẫu chuyện mà qua đó ít nhiều miêu tả lại chính xác hoàn cảnh sống, diễn biến xã hội và nhất là số phận từng con người mà nhà văn gặp qua, cảm nhận và chia sẻ.
  • Chương trình nghĩa tình “Hoàng Sa, Trường Sa”: Ước mơ thoát nghèo của một cựu chiến binh giữ đảo Gạc Ma (BaoMoi) - Cựu chiến sĩ Trương Văn Hiền sinh ra và lớn lên tại xã Hương Phong, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Sau khi học xong lớp 9, ngày 1.3.1986, anh Hiền xung phong nhập ngũ, được biên chế tại Tiểu đoàn 6 đo đạc hải đồ, thuộc Bộ tham mưu Quân chủng Hải quân. Sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988, anh Hiền bị thương nặng, bị Trung Quốc bắt đưa về Quảng Đông giam giữ. Năm 1991 anh được trao trả về nước, năm 1992 xuất ngũ và vào Đắc Lắc sinh sống cho đến nay.
  • Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng vì ô nhiễm không khí (RFI) - Liên quan đến thời sự ChâuÁ hôm nay 15/03/2014, báo Le Monde có bài viết :«Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc gây căng thẳng với Nhật Bản». Theo thông tín viên báo Le Monde tại Tokyo, không chỉ có các vấn đề lịch sử và lãnh thổ gây xung khắc cho mối quan hệ Trung-Nhật mà còn có cảô nhiễm môi trường, do Trung Quốc thải ra những hạt bụi mù gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Ukraina: Thêm hai người chết tại Kharkov (RFI) - Cuộc khủng hoảng Ukraina tiếp tục leo thang căng thẳng. Hơn một ngày trước cuộc trưng cầu dâný nhằm sáp nhập Crimée về Nga, đêm qua lại có thêm 2 người thiệt mạng, trong các cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraina và những người thân Nga tại Kharkov, một thành phố phía đông đất nước nơi vẫn được cho là thành trì của dân nói tiếng Nga.
  • Nga dọa can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina (RFI) - Sau khi đã kiểm soát bán đảo Crimée vào cuối tháng 2, Nga dọa sẽ can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina, vào lúc mà các nước phương Tây dự định thi hành các biện pháp trừng phạt Matxcơva sau cuộc trưng cầu dâný ngày 16/03/2014 ở Crimée.
  • Syria: Ba năm nội chiến đẫm máu không lối thoát (RFI) - Hôm nay 15/03/2014, đánh dấu ngày cuộc xung đột tại Syria bước vào năm thứ tư. Cuộc chiến đẫm máu kéo dài suốt 3 năm qua đã làm 146 nghìn người chết. Tổng thống al-Assad vẫn tiếp tục bám giữ quyền hành theo đuổi cuộc chiến với phe nổi dậy đang chia năm xẻ bảy trên chiến trường.
  • Không khí ô nhiễm ở Paris, giao thông công cộng miễn phí (RFI) - Tình trạngô nhiễm không khí tại Paris và vùng phụ cận hôm nay 15/03/2014 lại tiếp tục vượt ngưỡng mới, sau năm ngày liên tiếp được đặt ở mức độ báo động, cũng như tại các tỉnh miền bắc nước Pháp. Các phương tiện vận chuyển công cộng tiếp tục được miễn phí cho đến ngày mai, để khuyến khích người dân không dùng xe riêng làm tăng thêmô nhiễm.
  • Bangkok phạt vạ người Duy Ngô Nhĩ nhập cư trái phép (RFI) - Thái Lan hôm nay 15/03/2014 đã phạt vạ những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn từ Tân Cương vì nhập cư bất hợp pháp, dù Hoa Kỳ kêu gọi bảo vệ họ. Bangkok đang chịu đựng cácáp lực quốc tế yêu cầu không gởi trả 220 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc.
  • Hội đàm Nga-Mỹ thất bại trước ngày trưng cầu dân ý ở Crimée (RFI) - Vào trước ngày vùng Crimée trưng cầu dâný về việc sát nhập vào nước Nga, khủng hoảng Ukraina thêm trầm trọng sau khi cuộc họp« cơ may cuối cùng» giữa Nga và Mỹ thất bại. Tại Luân Đôn hôm qua, 14/03/2014, sau các cuộc hội đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov ghi nhận là Washington và Matxcơva vẫn không có cùng lập trường về tình hình Ukraina.
  • Máy bay Malaysia:Tập trung điều tra vào phi công và hành khách (RFI) - Kịch bản chuyến bay MH370 bị cố tình thay đổi đường bay, và sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu còn tiếp tục bay thêm gần bảy tiếng đồng hồ nữa, đã khiến trung tâm cuộc điều tra nay tập trung vào các phi công và hành khách, mà trong đó có hai người khách sử dụng hộ chiếu đánh cắp.
  • Những kịch bản mới nhất về vụ máy bay mất tích (RFA) - Hoạt động điều tra về nguyên nhân chiếc máy bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia nay tập chú trở lại tổ bay và hành khách đi trên chiếc máy bay sau khi có tuyên bố của thủ tướng Malaysia rằng hệ thống thông tin liên lạc của chiếc máy bay bị cố ý tắt đi.
  • Các giả thuyết cho vụ máy bay MH 370 mất tích (RFI) - Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malysian Airlines mang số hiệu MH 370 mất tích sau 1 giờ cất cánh, trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, cùng với 239 người, đến hôm nay đã được đúng 1 tuần. Mặc dù cả chục quốc gia huy động đủ mọi phương tiện để có thể tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào của chiếc máy bay mà chỉ thấy ngày càng có thêm nhiều giả thuyết xung quanh vụ mất tích bí ẩn.
  • Thủ tướng Malaysia: máy bay mất tích do có chủ mưu (RFA) - Thủ tướng Malaysia hôm nay lên tiếng cho biết các điều tra viên tin rằng có người trên chiếc máy bay Boeing của hãng hàng không Malaysia mất tích từ 8 ngày qua, đã cố ý tắt các hệ thống thông tin liên lạc và theo dõi của chiếc máy bay
  • Vụ máy bay Malaysia : Khám xét nhà riêng của phi công (RFI) - Cảnh sát Malaysia mở điều tra về phi công chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines mất tích, sau khi thủ tướng Najib Razak xác nhận là máy bay này đã cố tình bị đổi hướng. Cảnh sát Malasyia đã khám xét nhà riêng của phi công Zaharie Ahmad Shad, 53 tuổi, vào chiều nay, 15/03/2014, ngay khi vừa kết thúc cuộc họp báo của thủ tướng Najib Razak.
  • Thời sự qua hình ảnh - ngày 12 tháng 03, 2014 (RFA) - Cảnh sụp đổ ở một khu phố và lửa bùng lên từ một tòa nhà sau một cuộc không kích của lực lượng chính phủ Syria ngày 7 tháng 3 năm 2014. Từ tháng 3 năm 2011 khi cuộc chiến bắt đầu đến nay đã có gần 150 000 người thiệt mạng
  • Nhật Bản: biểu tình phản đối điện hạt nhân (RFA) - Hàng ngàn người Nhật bản phản đối điện hạt nhân hôm qua đã tập trung tại thủ đô Tokyo để kêu gọi chính quyền ngưng kế hoạch xem xét cho các nhà máy điện nguyên tử tại khu vực phía nam hoạt động trở lại.
  • Tuồng cải lương “Con Tấm Con Cám” (RFA) - Câu chuyện cổ tích nhân gian “Con Tấm Con Cám” từng được đưa lên sân khấu từ thời thập niên 1930, và rất được khán giả thời ấy ưa thích.
  • Phỏng vấn ông Scott Busby Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao HK từ Geneve (RFA) - Hội đồng Nhân quyền LHQ đang họp khoá thứ 25 tại Genève từ ngày 3 đến 28 tháng 3 năm nay. Bên lề cuộc họp LHQ thường có những hội nghị quan trọng trên những vấn đề nhân quyền trong thế giới. Từ Genève, phóng viên Ỷ Lan gởi về bài tường thuật như sau:
  • Thái Lan ngừng tìm kiếm MH370 (BaoMoi) - Hải quân Hoàng gia Thái Lan hôm nay tuyên bố dừng hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines, sau các thông tin cho thấy MH370 có thể chuyển hướng theo hai hành lang bay xác định.
  • Một tuần nỗ lực tìm kiếm máy bay MH370 (BaoMoi) - Một tuần qua được coi là một trong những chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô nhất từ trước tới nay của Việt Nam kể cả về lực lượng tham gia và diện tích tìm kiếm.
  • Dừng tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích của Ma-lai-xi-a trên biển Đông (BaoMoi) - QĐND Online – Chiều 15- 3, tại trụ sở Bộ Quốc phòng (BQP), Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP đã chủ trì cuộc họp về công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) chiếc máy bay mất tích MH370 của Ma-lai-xi-a. Cùng dự có các đồng chí Phó tổng tham mưu trưởng: Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Trung tướng Võ Văn Tuấn và đại biểu Tổng cục 2, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Phòng không-Không quân, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Cục Cứu hộ-Cứu nạn, Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu).
  • Video Malaysia kết luận chuyến bay MH370 bị bắt cóc (BaoMoi) - Ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak chính thức thông báo rằng chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã bị chuyển hướng "một cách có chủ ý" và những dữ liệu điều tra thu thập được cho thấy máy bay đã quay về hướng Eo biển Malacca.
  • Chi phí tìm kiếm máy bay Malaysia là bao nhiêu? (BaoMoi) - Sau 8 ngày tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích trên biển Đông, ngoài những thông tin cập nhật về quá trình và kết quả tìm kiếm, cứu nạn thì chi phí cho các cuộc tìm kiếm cũng là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam vào chiều 15.3.
  • Dừng hoạt động tìm kiếm máy bay tại Biển Đông (BaoMoi) - Chiều 15/3, tại trụ sở Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức thông báo: Việt Nam dừng hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích tại khu vực Biển Đông đồng thời sẵn sàng chuẩn bị lực lượng để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm ở khu vực khác nếu phía Malaysia có yêu cầu và theo khả năng của Việt Nam.
  • “Máy bay, tàu nước ngoài phải dừng tìm kiếm ở Việt Nam” (BaoMoi) - Chiều 15/3, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam thông tin với các cơ quan thông tấn báo chí Việt Nam và quốc tế về việc Việt Nam chính thức ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích hôm 8/3 tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn này ở Biển Đông.
  • Việt Nam dừng tìm kiếm máy bay mất tích từ chiều 15/3 (BaoMoi) - Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không cho biết, từ chiều nay 15/3, Việt Nam sẽ dừng hoạt động tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia sau khi nước này tuyên bố dừng tìm kiếm tại biển Đông và chuyển hướng điều tra đến khu vực Ấn Độ Dương.
  • Máy bay mất tích rơi tận ngoài khơi nước Úc? (BaoMoi) - CNN, Reuters đều dẫn các nguồn tin thân cận với các nhà điều tra Mỹ cho biết có thể máy bay Malaysia mất tích đã rơi xuống biển. Thông tin mới nhất, chiếc máy bay đã phát tín hiệu cuối cùng ở ngoài khơi nước Úc, thuộc Ấn Độ Dương.
  • Việt Nam dừng tìm kiếm MH370 (BaoMoi) - Chiều 15/3, Bộ Quốc Phòng Việt Nam quyết định chấm dứt mọi hoạt động tìm kiếm ở vùng biển Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay MH370 ở Biển Đông.
  • Việt Nam dừng tìm kiếm máy bay MH370 mất tích ở biển Đông (BaoMoi) - Sau khi nghe cơ quan chức năng liên quan báo cáo về tình hình tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia bị mất tích, ý kiến các Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ thông báo Việt Nam dừng tìm kiếm, nhưng các lực lượng tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình, thông báo cho các nước bạn được cấp phép rút về vị trí.
  • Việt Nam dừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích bí ẩn (BaoMoi) - Ngay sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố dừng tìm kiếm máy bay mất tích mang số hiệu MH370 trên Biển Đông, trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu khẳng định, phía Việt Nam cũng sẽ dừng hoạt động tìm kiếm máy bay này trên vùng biển Việt Nam.

Dừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích: Yêu cầu các lực lượng nước ngoài rút khỏi Việt Nam

(TNO) Trao đổi với báo chí vào lúc 16 giờ ngày 15.3, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, phía Việt Nam đã ra quyết định chính thức dừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở khu vực biển Đông.
Nhìn lại suốt cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích, trung tướng Tuấn cho rằng: “Đây là vụ việc bất bình thường, địa bàn tìm kiếm rộng và có nhiều thông tin nhiễu nên gây khó khăn cho công tác tìm kiếm”. Tới thời điểm hiện tại khi chính thức kết thúc quá trình tìm kiếm nhưng Việt Nam vẫn chưa có thống kê chi phí cho cuộc tìm kiếm vì mục đích trước hết phải làm là “tìm kiếm được máy bay mất tích, trách nhiệm cộng đồng quốc tế, lòng nhân đạo đối với con người” phải được đề cao hơn cả.

 máy bay mất  tích
Trung tướng Võ Văn Tuấn trả lời báo chí chiều 15.3 - Ảnh: Nguyễn Tuấn


Trong suốt 8 ngày triển khai lực lượng tìm kiếm vừa qua, Việt Nam là quốc gia triển khai lực lượng tìm kiếm sớm nhất ngay sau khi nhận được thông tin trên tinh thần nắm vững đường bay, dự kiến đường bay vào không phận Việt Nam mặc dù chưa vào FIR Việt Nam.

“Trong trường hợp Malaysia yêu cầu thì chúng tôi sẵn sàng chuẩn bị lực lượng tìm kiếm nếu trong khả năng có thể”, trung tướng Tuấn nói.

Thời điểm hiện tại, phía Việt Nam có thông báo tới các lực lượng tìm kiếm của các nước được Việt Nam cấp phép rút khỏi vùng biển nước ta và Việt Nam sẽ trực tiếp giám sát các phương tiện các nước bạn rút về.

“Lực lượng của các bạn vào Việt Nam là lực lượng phối thuộc, khi vào lãnh thổ Việt Nam phải chịu trách nhiệm hướng dẫn của nước chủ nhà về khu vực hoạt động, phạm vi, phương pháp tìm kiếm… nên sẽ không khó khăn trong việc giám sát các phương tiện rút về", trung tướng Tuấn cho biết.

Cuộc tìm kiếm có quy mô lớn nhất

“Đây là cuộc tìm kiếm quy mô lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay với sự tham gia của 11 máy bay và 7 tàu… trong đó có nhiều phương tiện hiện đại như máy bay tuần thám của cảnh sát biển, thủy phi cơ DHC6, tàu 3D - tàu nghiên cứu biển mang tên GS Trần Đại Nghĩa có khả năng thăm dò các địa hình của biển, là phương tiện hiện đại nhất Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại”, trung tướng Tuấn thông tin.

Cùng phối hợp còn có rất nhiều lực lượng tham gia khác như lực lượng Quân khu 9, Quân khu 5, lực lượng cảnh sát biển, biên phòng và tàu thuyền đánh cá của ngư dân trên khu vực biển. Khu vực tìm kiếm liên tục được mở rộng trên địa bàn rộng lớn từ 40.000 km2 lên đến hơn 87. 000 km2, cả trên biển và trên bộ.
Phan Hậu - Nguyễn Tuấn
(Thanh niên)

Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!

Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự, văn hóa ở khu kinh tế lớn nhất Bắc Miền Trung này

Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với  khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.

Hàng ngàn người làm việc chui

Có mặt tại cổng ra vào công trình dự án Formosa (của Đài Loan) ở KKT Vũng Áng đầu giờ chiều 14-3, chúng tôi ghi nhận hàng chục ô tô khách chở công nhân người Trung Quốc tạm trú tại các xã lân cận vào đây làm việc. Tại khu nội trú bên trong khu dự án Formosa, nhiều tốp cán bộ, công nhân người Trung Quốc cũng đang khẩn trương ra công trường.

Một công trình trong khu vực dự án Formosa có rất đông lao động người Trung Quốc làm việc
Một công trình trong khu vực dự án Formosa có rất đông lao động người Trung Quốc làm việc

Bên ngoài các công trường dự án Formosa, hàng ngàn lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc. Tất cả lao động này là của các công ty Trung Quốc trúng thầu thi công những hạng mục của Tập đoàn Formosa.

Số lao động nước ngoài tập trung đông dẫn đến tình trạng rất nhiều người làm việc chui. Số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Tĩnh vào tháng 1-2014 cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài (3.217 người tại KKT Vũng Áng). Trong đó, chỉ 1.340 người được cấp giấy phép lao động. Như vậy, có đến 1.910 lao động làm việc chui, không giấy phép. Theo một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc.

Trước đó, vào tháng 9-2013, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lao động thuộc một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở KKT Vũng Áng, qua đó phát hiện hơn 570 người Trung Quốc không có giấy phép lao động.

Liên quan đến vấn đề lao động nước ngoài tại Hà Tĩnh, năm 2013, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh này cũng đã xử phạt 3 nhà thầu 35 triệu đồng, đề nghị cơ quan công an buộc xuất cảnh trước thời hạn 102 lao động Trung Quốc làm việc không có giấy phép.

Tại các xã Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương… của huyện Kỳ Anh, rất nhiều lao động người Trung Quốc đăng ký tạm trú, có xã trên 1.000 người (tháng 1-2014, ở xã Kỳ Liên là 1.130 người). Có mặt tại các xã này, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những tốp 5-7 người Trung Quốc trong quán xá hay đi lại trên đường. Đã từng có những vụ trộm cắp do người Trung Quốc gây ra hay những vụ va chạm giữa công nhân, người dân địa phương với lao động Trung Quốc.

Vào 4-2013, tổ công tác của Đồn Biên phòng Đèo Ngang (Hà Tĩnh) đã bắt quả tang Jiang Su (quốc tịch Trung Quốc) trộm cắp sắt thép tại công trường Formosa. Tháng 8-2013, một nhóm lao động Trung Quốc ẩu đả với người dân địa phương ở thôn Liên Phú, xã Kỳ Liên. Mới đây, ngày 6-3, ông Tiết Minh Hồng (SN 1963, người Đài Loan), kế toán đang làm việc cho dự án Formosa, đã bị đâm trọng thương tại khu nội trú...

Dọc Quốc lộ 1, đoạn từ thị trấn Kỳ Anh đến hầm Đèo Ngang, chúng tôi chứng kiến hàng trăm bảng hiệu công ty, bảng quảng cáo viết chữ Trung Quốc, chữ Việt lẫn lộn. Bảng hiệu chữ Trung Quốc còn xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường, khu dân cư ở huyện Kỳ Anh. Anh Trần Anh Dũng, trú tại xã Kỳ Phương, lo ngại: “Ở đây, hễ bước ra ngõ là gặp người Trung Quốc, đi tới đâu cũng thấy chữ Tàu treo đầy đường”.

Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, thừa nhận: “Nhiều công ty, nhà dân treo các biển viết chữ Trung Quốc sai quy định. Huyện đã tổ chức kiểm tra nhưng xử lý các trường hợp sai này chưa xong lại xuất hiện thêm các trường hợp khác”.

Quản lý  sơ hở, đùn đẩy trách nhiệm

Theo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động chủ yếu là người làm việc dưới 3 tháng. Sau đó, họ xuất cảnh về nước và tiếp tục xin thị thực nhập cảnh Việt Nam để làm việc. Nhiều trường hợp lợi dụng nhập cảnh Việt Nam dưới hình thức du lịch, sau đó trốn ở lại làm việc.

“Nhiều đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cố tình che giấu số người thực tế, trong khi biên chế của đội ngũ thanh tra, cán bộ ngành LĐ-TB-XH chưa bảo đảm thực hiện việc kiểm tra hằng quý theo quy định” - một cán bộ Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh phân trần.

Ngoài ra, nhiều lao động người Trung Quốc tại KKT Vũng Áng sống phân tán trong các hộ gia đình, khu dân cư. Trong khi đó, việc theo dõi, quản lý của cơ quan chức năng còn nhiều kẽ hở. Ông Hoàng Xuân Huỳnh, Trưởng Công an xã Kỳ Liên, cho biết: “Việc cấp phép tạm trú trước giao cho xã  nên mọi biến động của người lao động chúng tôi đều nắm rõ. Giờ thì công an huyện làm, lúc nào họ gửi danh sách về, chúng tôi mới nắm”.

Khi được hỏi hiện tại có bao nhiêu lao động nước ngoài, nhất là người Trung Quốc, đăng ký tạm trú trên địa bàn xã Kỳ Liên, ông Huỳnh cho hay: “Chúng tôi mới nhận được thông báo danh sách thống kê gửi ngày 7-1-2013 là có 1.130 lao động nước ngoài tạm trú tại xã. Tới nay (ngày 14-3), công an huyện chưa gửi danh sách về nên có bao nhiêu lao động ở trên địa bàn, chúng tôi không rõ”.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao động, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, thừa nhận tình trạng nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép tại KKT Vũng Áng. “Lao động trái phép chủ yếu là người Trung Quốc, họ làm ngắn hạn, sang Việt Nam bằng thị thực (visa) du lịch. Họ ở rất nhiều địa điểm nên rất khó kiểm tra và xử lý. Việc cấp giấy phép lao động là do Ban Quản lý KKT Vũng Áng làm. Hà Tĩnh đang thành lập đoàn liên ngành do Sở Nội vụ làm trưởng đoàn đi kiểm tra tình trạng sử dụng lao động nước ngoài tại KKT Vũng Áng” - ông Dũng cho biết

Ông Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an huyện Kỳ Anh, cũng cho rằng quản lý người lao động Trung Quốc là trách nhiệm của Ban Quản lý KKT Vũng Áng. “Mọi phát ngôn về vấn đề này là của ban quản lý, không phải của chúng tôi” - ông Sơn nói.

Trong khi đó, ông Ngô Đình Vân, Phó trưởng Ban Quản lý KKT Vũng Áng, lại khẳng định: “Trách nhiệm chính trong quản lý người lao động là của Sở LĐ-TB-XH. KKT Vũng Áng chỉ được ủy quyền cấp phép cho người lao động nước ngoài. Trong trường hợp phát hiện lao động làm việc chưa được cấp phép, chúng tôi sẽ báo cho các ngành chức năng. Ban quản lý KKT không có quyền xử phạt, trục xuất đối với người lao động trái phép. Việc này chỉ có bên ngành LĐ-TB-XH, công an mới được quyền xử lý”!
Tập đoàn Formosa đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ LĐ-TB-XH cho phép đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến cấp phép cho người lao động làm việc tại KKT Vũng Áng.
Không khéo thành “làng Trung Quốc”
Từ khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khởi công xây dựng vào tháng 8-2010, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận cũng tập trung rất đông lao động Trung Quốc.
Lao động Trung Quốc ở huyện 
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ra ngoài mua sắm Ảnh: BẠCH LONG
Lao động Trung Quốc ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ra ngoài mua sắm Ảnh: BẠCH LONG

Theo quan sát của phóng viên Báo Người Lao Động, sau giờ tan tầm vào buổi chiều đến tối mỗi ngày, nhiều lao động Trung Quốc rủ nhau đi dạo quanh các khu dân cư lân cận nhà máy. Chủ một tiệm tạp hóa ở thôn Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Tân cho biết những người Trung Quốc đang làm công nhân ở đây thường cử “đại diện” ra mua hàng hóa  rồi đưa vào khu tập thể của họ bên trong nhà máy để dùng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, số lao động Trung Quốc ở huyện Tuy Phong hiện lên đến khoảng 500 người. Anh Lý Văn Nam, một công nhân làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, cho biết: “Tất cả công nhân Trung Quốc đều có nhà trọ và nơi ăn ở tập trung trong khuôn viên nhà máy. Họ rất ít quan hệ với công nhân Việt và sống khá bí ẩn”.
Đêm 14-3, ở ngã ba thôn Vĩnh Tiến, chúng tôi bắt gặp nhiều lao động Trung Quốc đi dạo. Thỉnh thoảng, vài người ghé vào quán cóc uống bia nhưng cũng chóng vánh rồi rút vào khu vực nhà máy. Thoáng nhìn, họ chẳng khác gì người Việt nếu không để ý gương mặt và giọng nói. Một chủ quán nhậu gần Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cho biết lao động Trung Quốc thường ăn uống ở quán 68 vì chủ quán biết tiếng Trung.
Ông Ngô Dương, một người dân địa phương, phàn nàn: “Dù hầu hết người Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy đều ăn ở bên trong nhưng nhiều nhóm 3-5 người vẫn  thường ra ngoài ăn nhậu, sau đó gây gổ đánh nhau làm mất trật tự địa phương”. Chị Dung, chủ quán cơm gần nhà máy, cho biết một số nam công nhân Trung Quốc được “thả lỏng” thuê nhà trọ bên ngoài đã cặp bồ với thiếu nữ địa phương. “Không khéo khi nhà máy xây dựng xong, ở đây có cả làng Trung Quốc” - chị nói nửa đùa nửa thật.
Để tìm hiểu về tình hình lao động người Trung Quốc ở xã Vĩnh Tân, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với công an địa phương nhưng bị từ chối cung cấp thông tin. Ông Trần Văn Dũng, Trưởng Công an xã Vĩnh Tân, cho rằng xã không được phép phát ngôn.
Lê Trường - Bạch Long
Bài và ảnh: Đức Ngọc

Suy tư nhân ngày 14/3

Boxitvn
Đức Thành
Cho đến tận hôm nay, ngày 14/3/2014 rồi mà nhân dân cả nước chưa được các cấp bộ đảng, chính quyền phổ biến kế hoạch tưởng niệm 64 chiến sỹ hải quân hy sinh oanh liệt trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngay cả VTV là cơ quan truyền thông đại chúng lớn nhất được nuôi dưỡng bằng tiền thuế của dân cũng không hề đề cập gì đến việc tưởng niệm này. Không chỉ 74 người lính hải quân đã hy sinh trong giữ gìn quần đảo Hoàng Sa mà cả 64 người lính hy sinh giữ đảo Gạc Ma, Cô Lin của quần đảo Trường Sa cũng phải chịu chung cảnh phận bạc mỏng manh nơi đầu sóng ngọn gió, bởi các anh đã phải gửi nắm xương tàn nơi lòng biển lạnh lẽo chênh vênh và đến ngày giỗ, các anh không hề được những người cầm quyền tổ chức tưởng nhớ tri ân giỗ chạp đúng nghĩa. Hương hồn của các anh sẽ còn hoang lạnh cô đơn hơn bởi hậu thế dân tộc Việt của các anh sẽ chẳng còn hiểu đâu là biển đảo quê mình và vì sao các anh lại phải nằm xuống…!
Thật đau lòng là những người lính đảo các anh đã vùi thân nơi biển cả không phải vì các anh yếu hèn nhu nhược trước kẻ thù. Cũng không phải các anh bỏ mình vì kẻ thù quá mạnh bạo. Gần đây lịch sử nhân chứng đã hé lộ cho chúng ta thấy các anh phải hy sinh chỉ vì sự bối rối trong chỉ đạo xử lý, đối phó của giới cầm quyền Việt Nam vốn đã nhu nhược trước quân xâm lược. Chỉ vì thái độ cầu thân để tồn tại và cả sự độc quyền mà lợi ích của dân tộc và mạng sống của các anh đã phần nào bị coi nhẹ.
Đã 26 năm chẵn, Đảng cầm quyền Việt Nam từ việc coi kẻ thù của dân tộc là “trực tiếp, nguy hiểm, lâu dài” chuyển thành bạn bè “bốn tốt” với phương châm 16 chữ và tự chua thêm tiết tố “vàng” để đánh bóng tình bạn đểu thành vàng son, đánh lừa dân tộc, khiến cho các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, các cuộc chiến giữ biển đảo của quân và dân Việt đều bị chôn vùi vào quên lãng dưới chiêu bài tế nhị “để giữ đại cục”. Nhưng sâu trong tâm tư của bất kỳ ai, từ người trí thức, nhân sĩ, lão thành cách mạng, người lính đã từng cầm súng bảo vệ đất nước, cho đến tất cả mọi người dân bình thường, không ai mà không réo sôi trong huyết quản nỗi bức xúc muốn đảng, nhà nước phải chính thức có kế hoạch tưởng niệm các cuộc chiến này và tri ân những người đã hy sinh vì nó một cách trang trọng, chính thống, chính danh, tương xứng với những cuộc chiến tranh vệ quốc khác.
Vì đâu mà ĐCSVN phải trân trọng nâng niu tinh thần “bốn tốt”! Cái tinh thần ấy có thực sự tốt không chắc hẳn mọi người dân Việt Nam dù ở trong nước hay hải ngoại cũng đều cảm nhận rất rõ. Chỉ xin lược dẫn mấy điểm chính như sau:
1- Đồng chí tốt ư? Hỡi những đảng viên và tổ chức đảng CSVN! Có ai trên thế gian này khi đã coi nhau là đồng chí tốt mà lại còn giở những trò “hảo hảo” ngoài mặt trong khi thực tế thì ngấm ngầm nuôi dưỡng bọn Khmer đỏ, bọn diệt chủng bị nhân loại lên án để mượn chúng làm dao đâm sau lưng đồng chí của mình? Và khi bị nhân dân của nước “đồng chí” bóc mẽ lật tẩy bộ mặt thật bá quyền sô vanh thì cái kẻ gọi là “đồng chí tốt” kia liền lớn tiếng lu loa và cậy thế ỷ đông kéo ngay mấy chục vạn quân sang “dạy” cho “ đồng chí” của mình “một bài học”, bắt “đồng chí” của mình phải trả học phí bằng máu?
2 – Đối tác tốt ư? Thực tế cho thấy trong bao nhiêu năm nay càng thực hiện “đối tác tốt” với Trung Quốc thì sự thiệt hại của Việt Nam ngày càng lớn, nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị phụ thuộc vào hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc… Nếu thực sự là đối tác tốt thì làm gì có chuyện các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu 90% công trình trọng điểm của Việt Nam, trong khi các nhà thầu Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… có trình độ công nghệ hơn hẳn các “đồng chí tốt Trung Quốc” thì hầu hết đều phải ra rìa. Chỉ bởi các “đồng chí tốt” đã dùng những thủ đoạn quá hiểm sâu: bỏ giá thầu rất rẻ (không nói nhiều thứ lý do vu vơ khác như “tương đồng” rồi “phù hợp” với điều kiện Việt Nam và lại là “đồng minh ý thức hệ”, cùng mục tiêu xây dựng CNXH, v.v.) nên nghiễm nhiên các nhà thầu Trung Quốc ồ ạt nhận được công trình rồi ồ ạt đưa công nghệ lạc hậu và lao động có trình độ thấp sang Việt Nam, và những làng Sino cứ thế ngày một mọc lên nhan nhản tại Việt Nam. Còn hệ quả của các công trình Trung Quốc trúng thầu như thế nào đã có nhiều nhà khoa học cảnh báo. Không nói đến những trường hợp cá biệt như tòa nhà trụ sở Bộ Công an ở đường Phạm Văn Đồng Hà Nội do Trung Quốc trúng thầu đang được đồn đại trong dân chúng là sau khi làm xong, ngành an ninh muốn sử dụng như thế nào cho an toàn là cả một vấn nạn, nói chung các gói thầu mà chúng ta dễ dãi trao cho phía “đồng chí tốt” tiến hành, khi xem xét công năng thực tế, không mắc mớ khoản này thì cũng trục trặc khoản nọ. Tất nhiên mọi sự yếu kém ấy nhân dân bao giờ cũng lãnh đủ vì đó là tiền thuế của dân, phần xui xẻo rốt cuộc thuộc về dân tộc Việt Nam.
3 – Bạn bè tốt? Trong khi giới cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam say sưa đề cao cổ xúy cho tinh thần 4 tốt thì doanh nhân Tàu Cộng lại tung ra những chiêu thức bẩn thỉu để triệt hại kinh tế Việt Nam. Sự triệt hại này không ngừng nghỉ và luôn thay đổi phương thức. Từ việc thu mua các loài động vật hoang dã như rắn, ếch nhái ba ba, rồi mèo, cho đến móng trâu, gần đây thu mua cả hom sắn lá khoai lá điều… với giá rất cao để người nông dân nhẹ dạ tự mình phá bỏ đi những nguồn lợi kinh tế lâu dài trong sản xuất nông nghiệp, đổi lại bên phía “đồng chí tốt” lại bán đổ bán tháo cho “bạn” mình các loại thuốc trừ sâu, côn trùng gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và hủy hoại môi trường sinh thái cũng như làm kiệt quệ nền kinh tế Việt Nam. Với những loại lâm thổ sản là đặc trưng của Việt Nam có thế mạnh thì người bạn bè tốt của đảng đã tận thu từ mua rễ hồi rễ quế, cây thuốc quý… Để làm gì nếu không phải là tìm cách tàn phá rừng sinh thái Việt Nam.
Không chỉ triệt hại kinh tế Việt nam, với chiêu thức chỉ thu mua chè Thái Nguyên có trộn phân lân khi sao sấy và phải được quay phim chụp ảnh đã cho thấy người Tàu không muốn Việt Nam có sản phẩm tốt bán trên thị trường thế giới mà mục đích cuối cùng của người “bạn bè tốt” của đảng cộng sản VN là muốn nhân dân Việt Nam đánh mất uy tín của những sản phầm truyền thống, những thương hiệu kinh doanh vốn đã nổi tiếng, để không bao giờ ngẩng đầu được với bạn bè năm châu.
4 – Còn láng giềng tốt ư?
Có biết bao nhiêu vị trí đắc địa về phòng thủ an ninh quốc phòng đều bị người Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp, núp bóng đầu tư thuê đất thuê rừng xây nhà xây cửa lâu dài không biết bao giờ mới rút. Càng nguy hiểm hơn những khu đất đã được thuê đó những người “láng giềng tốt” của đảng CSVN không bao giờ cho nhà nước, chính quyền sở tại bén mảng tới.
Những gì tôi đề cập ở đây đã được rất nhiều người đề cập với những phân tích kiến giải hết sức sâu sát nhưng hầu như vẫn chưa làm sáng mắt các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Hình như tiếng rủng rẻng của thời đại kim tiền và sự vinh thân phì gia của những người cộng sản thời nay đã làm khuất lấp đi những hiểm họa đang tiềm ẩn trong dân tộc này.
Vì sao một bộ phận đảng viên cốt cán của đảng lại phải bám vào tinh thần “4 tốt” đó.
Thực ra cũng đã có rất nhiều cách lý giải về vấn đề này. Các ý kiến đưa ra mới chỉ tập trung vào hai vấn đề chính, đó là nhóm lợi ích và nhóm đảng quyền.
Trước mắt chúng ta đang có một câu chuyện thời sự nóng hổi: chuyện nước Ukraina và cá nhân ngài Yanukovych với người bảo lãnh tuyệt vời là “con gấu Nga” đang khiến cho nhân dân Ukraina lâm vào tình thế muốn sớm bứt khỏi cổ mình sợi xích lệ thuộc để hướng tới dân chủ thịnh vượng và giàu mạnh mà hình như chưa bứt nổi.
Từ đó mà nhìn về nước mình: một khi bảo bối “4 tốt” đã gắn lên đầu dân tộc như chiếc vòng kim cô; một khi lợi ích của các nhà thầu Trung Quốc chiếm tới 90% công trình trọng điểm của Việt Nam; một khi những khu “nhượng địa” nội bất xuất ngoại bất nhập như Vũng Áng, hay khu bauxite Đắc Nông… mọc lên ngày một nhiều, thì có dễ gì con sói Đại Hán lại làm ngơ cho nhân dân Việt Nam được yên tâm tiến hành những “đổi mới có tính quyết định về thể chế”, “nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp quyền… thượng tôn pháp luật”, một “nhà nước kiến tạo và phát triển”, nghĩa là một “thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại”(1), nhằm hóa giải cho mình khỏi cái đại nạn “sâu bự” bằng phương thức đấu tranh ôn hòa để từng bước tiến lên dân chủ, văn minh như các nước phát triển trên thế giới. Trái lại chúng ngán gì mà không quàng sợi xích “lệ thuộc” truyền kiếp lên cổ nhân dân Việt Nam, nhất là khi chúng kịp nhận ra những Yanukovych đang mỏi cổ ngóng chúng.
Phải chăng sự thật đã manh nha hé lộ kể từ khi một số vị nào đó trong giới cầm quyền Việt Nam tìm cách bắt bớ và phá đám các cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước của nhân dân giữa lòng thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn trong những năm gần đây?
Vậy làm gì để Việt Nam không phải là Ukraina và đảng CSVN không phải là những Yanukovych tập thể? Điều đó tùy thuộc vào sức mạnh của dân tộc Việt Nam và sự dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật của giới cầm quyền. Hãy biết lo cho vận mênh của đất nước, coi nó ở trên hết thảy quyền lợi của đẳng cấp mình. Chỉ khi đó nước Việt mới thoát khỏi cảnh nồi da xáo thịt. Và kẻ thù có muốn nhòm ngó cũng phải chờn. Cũng được như thế thì những ngày như 14/3 này sẽ bớt hương tàn khói lạnh.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(1) Những câu trong ngoặc là trích từ Thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn Tấn Dũng.

Thật là khó để làm điều gì đó có lợi cho đất nước

Boxitvn

Nguyễn Văn Thạnh
clip_image002Karl Marx – vị thánh tổ cúa người Cộng sản viết: “chỉ có loài cầm thú mới quay lại nỗi đau của đồng loại mà chăm sóc cho bộ lông của mình”. Từ khi đọc được câu này ở đâu đó, tôi ngẫm nghĩ về nó rất nhiều.
Mỗi khi đến bệnh viện, nhận những giọt máu hiến tặng của người xa lạ, tôi lại suy nghĩ đến nó.
Ban đầu, tôi cũng chỉ muốn đóng góp cho quê hương đất nước theo khả năng của mình: viết lách. Rồi dòng đời cuốn tôi đi (http://www.danchimviet.info/archives/72856/nhat-ky-lam-viec-voi-pa61-an-ninh-tp-da-nang/2013/02 ) đi mãi, đi mãi từ trốn chạy trong những lần chuyển nhà (http://huynhngocchenh.blogspot.com/2013/12/khong-chon-nuong-than.html ) đến sưng cả mặt mày (http://www.thanhblog.org/2014/02/video.html ).
Đó là một phần của câu chuyện.
Như các bạn biết, tôi có một ý tưởng, muốn cổ xúy cho chủ quyền biển đảo của đất nước: ý tưởng công trình gây quỹ Hoàng Sa – Trường Sa (http://quyhoangsatruongsa.org/ ). Việc quảng bá nó cho cộng đồng biết cũng hết sức gian nan, từ bị làm khó đến bị tịch thu số áo pull in lolgo ý tưởng (http://danluan.org/tin-tuc/20130925/nguyen-van-thanh-quan-diem-ky-la-ve-luat-phap-cua-phong-van-hoa-thong-tin-quan-lien ).

Lòng nhiệt tình của con người, dù có cố gắng mấy cũng có hạn. Tôi cũng vậy. Thấy khó quá tôi cũng nản, nhưng rồi ngày 14.3 lại đến. Xem đoạn video vòng tròn bất tử (http://www.youtube.com/watch?v=XGaf6BF8uGs ), tôi lại nghĩ đến họ – những người lính bị bắn chết khi làm nghĩa vụ thiêng liêng – bảo vệ tổ quốc.
Tôi thấy những khó khăn, những nguy hiểm tôi gặp phải không là gì cả. Tự nhiên có một sức mạnh thôi thúc tôi không được bỏ cuộc.
Hôm nay tôi đi gửi đơn khiếu nại tiếp vụ việc đoàn kiểm tra liên ngành quận Liên Chiểu thu giữ trái luật số áo của tôi và đơn yêu cầu UBND TP Đà Nẵng giải đáp thủ tục hành chính đăng ký quảng bá ý tưởng.
Sự cố gắng của tôi như một nén nhang tưởng niệm các anh hùng vị quốc vong thân trước họng súng quân Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Các bạn có thể xem đơn và biên bản do đoàn kiểm tra liên ngành lập ở đây: https://www.mediafire.com/folder/k2eyweryvq2b5/Yeu_nuoc_nhoc_nhang
Thiệt tình tôi thấy cái chế độ gì mà nói thì hay nhưng làm thì tèm nhem quá mức, đến một người dân muốn sống lương thiện, muốn làm gì đó cho đất nước mà mệt mỏi kinh khủng, thậm chí là bầm dập kinh hoàng.
Bạn có thấy vậy không?
N.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét