Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Chủ Nhật, 16-03-2014 - Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Những đứa con mẹ Vạo (LĐ). – Tặng 3.000 cờ Tổ quốc cho ngư dân Trường Sa (NLĐ).
1<- Lỗ hổng kiến thức lịch sử của sinh viên Việt Nam (RFA). – Bị công an thẩm vấn vì tưởng niệm trận Gạc Ma (RFA).
- Người TQ dần ‘quên’ cuộc chiến với VN (BBC).
- Ra ngõ gặp… người Trung Quốc! (NLĐ). “Tập đoàn Formosa đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ LĐ-TB-XH cho phép đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến cấp phép cho người lao động làm việc tại KKT Vũng Áng.” Xem lại: “MỘT HÀ TĨNH ĐẦY ẮP NGƯỜI TRUNG QUỐC”: VÌ ĐÂU NÊN NỖI? (Lê Anh Hùng). – Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân (Chép sử Việt). – Tại sao Trung Quốc lại chọn Vũng Áng? (Boxitvn). – Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam? (RFA). – Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng (Chép sử Việt). – Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? (ĐV).

- Dừng tìm máy bay Malaysia, yêu cầu nước ngoài rút khỏi Việt Nam (VNE/DV). – Dừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích: Yêu cầu các lực lượng nước ngoài rút khỏi Việt Nam (TN). – Chi phí tìm kiếm máy bay Malaysia là bao nhiêu? (LĐ). – Thông tin về chi phí tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích của VN (Soha). “Việt Nam hiện nay chưa tính là chi phí hết bao nhiêu, xăng dầu bao nhiêu vào nhiệm vụ này. Chúng tôi sẽ có tổng kết nhưng chúng tôi nghĩ rằng, việc tham gia nhiệm vụ này sẽ không tính chi phí hết bao nhiêu mà mục đích là làm sao nhanh chóng tìm kiếm được máy bay mất tích, cứu người”.Việt Nam dừng tìm MH370, sẵn sàng hỗ trợ tiếp nếu Malaysia cần (KT).
- Tranh chấp Biển Đông và vai trò của VN (BBC).
- Kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc? (DLB).
- Dân biểu Ed Royce đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam (VOA). – Dân biểu Mỹ đệ trình dự luật Chế tài Nhân quyền VN ra Quốc hội (RFA).
- Phỏng vấn ông Scott Busby Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao HK từ Geneve (RFA).
- Sức khỏe của tù nhân lương tâm , nhà giáo Đinh Đăng Định đang suy kiệt (DĐXHDS).
- Vụ Bùi Hằng: Thế nào là “người làm chứng” trong vụ án hình sự? (DCCT).
- Thứ trưởng Đức yêu cầu trả tự do cho LS Lê Quốc Quân (Xuân VN).
- ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN VỀ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CÔNG LỰC (Phan Đình Thành). – NÓI VỚI NGƯỜI CÔNG AN
- Họp mặt các tổ chức Xã hội dân sự tại Sài Gòn (Châu Văn Thi).
- Cuộc đời trẻ em mồ côi dưới thiên đường cộng sản (DLB).
- Nhà báo Vũ Ánh, Cố Vấn Biên Tập Sống Magazine qua đời (Sống News). – Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, qua đời (Người Việt). – FB Osin HuyDuc: “Nói chuyện với ông, không ai nghĩ, con người canh cánh nỗi nhớ Nước ấy lại có thể dùng những ngôn từ rất điềm đạm để nói về Chế độ đã từng ‘cải tạo’ mình 13 năm, trong đó riêng thời gian biệt giam tổng cộng lên đến sáu năm“. – Bài báo cuối cùng của nhà báo Vũ Ánh: Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí (Người Việt).
- Lê Hà: Bài viết về ông Nguyễn Lân trên Wikipedia nói lên điều gì? (Boxitvn).
- Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân (VHNC). – Bài này đã được đăng trên báo Người Việt 1 năm trước, với cái tựa khác: Gặp gỡ “Mệ” Bảo Ân, con trai út của Cựu Hoàng Bảo ÐạiCon Vua đi bán Chợ Trời, trước khi định cư ở MỹXây mộ cho cựu hoàng Bảo ĐạiHoàng tử Bảo Ân: Từ truất phế đến tịch biên gia sảnVua Bảo Ðại – Sống lưu vong, chết nghèo khó (Người Việt).
- ‘Tuyên thệ nhậm chức: một bước tích cực’ (BBC).
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sức mạnh hay lực cản của Kinh tế VN? (RFA).
- Minh Diện: RỒI CŨNG TRÔI TUỘT ĐI THÔI !? (Bùi Văn Bồng). “Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị phải kiềm tra báo cáo trước 31-12-2013. Nhưng nay đã giữa tháng 3-2014 vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Nhìn khuôn mặt tươi rói của ông chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung trong buồi lễ ra mắt thành phố mới Bình Dương chắc chả có chuyện gì xảy ra với ông ta cả. Ông Trần Văn Truyền thì cũng thế mà thôi“. – Kê khai tài sản không phải là cách duy nhất (TBKTSG). – Kê khai tài sản: như hiện nay thì không thể phát hiện tham nhũng (TBKTSG).
- Doãn Mạnh Dũng: Ông Trần Xuân Giá – kẻ sĩ đất Việt (KTB).
- Tòa án nhân dân tối cao làm ăn thế này đây! (FB Nguyễn Quang Vinh/ QC).
- BỘ VĂN HÓA VÀ SỞ VH-TT-DL HN VẪN MUỐN XÂY BÌNH PHONG VÀ ĐẮP QUÁI THÚ? (Tễu).
- Vụ 900 CN ngừng việc do quản lý hà khắc: Cty khẳng định làm đúng, CN không làm được thì xin nghỉ! (LĐ).
- Vụ “sai phạm trong cấp giấy phép xây dựng”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình dương chỉ đạo: BECAMEX IDC tạm ngừng chuyển nhượng đất cho dân (LĐ).
- Vụ “Nhà báo Hữu Hậu” và lời cảnh tỉnh (NB&CL).
2- Đa chấn thương, tử vong… sau khi bị công an hỏi cung (KT). =>
- Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án: Chưa đảm bảo tính hợp hiến (DV).
- Bộ Công an khẳng định cần duy trì hình phạt tử hình (VnM).
- Kỳ án vườn mít: Tòa chọn giải pháp an toàn! (NLĐ).
- “Vi hành”, xin đừng là một hiện tượng lạ (QĐND/XD).
- Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng (RFA). – Nhân nuôi gián đất, Trung Quốc giúp Việt Nam làm giàu? (ĐV).
- Cả bản lo lắng khi hàng chục người “đi Trung Quốc” chưa liên lạc về (PLTP).
- Hàng nghìn người Nhật Bản biểu tình phản đối điện hạt nhân (TTXVN).
- Nhà hoạt động Trung Quốc bị giam giữ chết vì bệnh nặng (VOA). – Một nhà hoạt động nhân quyền chết do bệnh nặng khi bị giam giữ (RFI).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Quá trình cải cách dần dần (Phan Ba).
- Gia Đình Cựu Trùm An Ninh Trung Quốc bị Triệt Hạ, Bắt Giữ (ĐKN).
- ‘Chợ Đen’ Của Các Hacker Trung Quốc Xoay Hướng Đến Điện Thoại Thông Minh (ĐKN).
- 5 người chết trong vụ tấn công bằng dao ở TQ (VOA). – Sáu người chết vì đâm dao ở TQ (BBC).

- Việt kiều Philippines Johnathan Hạnh Nguyễn: Hướng về Tổ quốc nơi đầu sóng (HNM).
- Nguy cơ đụng độ tại biên giới Nga – Ukraine (TN). – Ukraine cáo buộc lực lượng Nga kiểm soát một trạm khí đốt (TTXVN). – Nga nhận được đề nghị “bảo vệ người dân” tại Ukraine (TTXVN). – Người biểu tình ủng hộ Nga tấn công cơ quan an ninh Donestk (TTXVN). – Vệ tinh Nga bị tấn công từ phía tây Ukraina (DV). – Ukraine sẽ tái trang bị vũ khí hạt nhân để đối phó Nga? (Soha). – Ukraine xem xét đưa hành động của Nga tại Crimea ra LHQ (TTXVN). – Ukraine tố Nga đã chiếm một ngôi làng ở biên giới, đe dọa trả đũa (GDVN). – Sức mạnh siêu hạm mới của Nga sắp hiện diện ở Crimea (KT). – Ukraine chặn vệ tinh truyền hình của Nga (MTG).

- Từ một bài trên báo TQ cảnh báo nạn dân Tàu tràn ngập VN, nghĩ về chống bành trướng trong lòng kẻ bành trướng (ĐKN/Chép sử Việt). “Bài báo này có lẽ cũng là một nhắc nhở cho người Việt: hãy chủ động bắt tay với những người bạn Trung Quốc.”
- Bùi Bảo Trúc: Ði cầu nhanh rất có hại (Người Việt). “Chứ cầu Chu Va sập vì một con ốc bị hư. Anh tướng công an này nói người Mông đi nhanh quá nên làm cầu sập là vì trong đầu của anh ta có một con ốc bị … lỏng, như một cách nói trong tiếng Anh: he has a screw loose in his head. Nói rõ hơn, chỉ có cái thứ điên khùng, ngu xuẩn thì mới ăn nói như thế“.

KINH TẾ
- Kinh nghiệm thoái vốn đầu tư (HQ).
- Tuần tới, chứng khoán tiếp tục tăng điểm (VnM). – Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh bán ròng nhờ cổ phiếu “lạ“ (ĐTCK). – Tuần qua, tự doanh đã bắt đầu gom hàng trở lại (ĐTCK). – Góc nhìn chuyên gia tuần tới: Hướng tới mốc 630 điểm (ĐTCK).
3<- Nhà ở xã hội: Nới thủ tục nhưng dự án lại “rùa bò” (Infonet). – “Hô” to, “xử” khẽ… (PLXH).
- Tháng hành động vì người tiêu dùng: Chỉ là hình thức? (VTV).
- Đà Nẵng: Nên tôn vinh doanh nghiệp hay sản phẩm? (Infonet).
- Sản lượng cà phê giảm mạnh do thời tiết quá lạnh (RFA).
- Thống đốc: “Dành 8.000 tỷ đồng thu mua tạm trữ lúa gạo” (DT). – Bắt đầu thu mua tạm trữ lúa gạo (NLĐ).
- Philippines khó có thể hoàn thành mục tiêu tự cung cấp gạo (TTXVN).

- Triều cường dâng cao làm thiệt hại gây tranh chấp giữa các doanh nghiệp: Thiệt hại ai chịu và có phải là bất khả kháng không? (ANTĐ).


VĂN HÓA-THỂ THAO

4- Đừng đùa với di tích (PNTP). =>
- Tu bổ lăng Ngô Quyền, Đường Lâm: Dừng thi công để điều chỉnh thiết kế (Tin tức).
- Phá bỏ bức bình phong “quái thú” ở lăng Ngô Quyền vì nhiều ý kiến phản đối (GĐND). – Sao vội đập bỏ bình phong trước lăng Ngô Quyền? (VNN).
- Con phố ngắn nhất Hà Nội độc đáo như thế nào? (PNT).
- Tiếng hát người Sán Chỉ (Chép sử Việt). – Bia kinh bắc nói gì ?.
- Lê Hữu: Những “kẻ lạ mặt” trong tiếng Việt (Boxitvn).
- Đọc “Ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập (RFA).
- Nhà văn Nhật Tiến : Sự thực không thể bị chôn vùi (kỳ 20) (Nhật Tuấn).
- Báo Tiếng Dân (1927-1943): Vài Tư Liệu Mới (Hợp Lưu).
- NGUYỄN GIA KIỂNG – Vũ Khắc Khoan Đã Chết (Du Tử Lê).
- Trộm mượn thơ (Lê Khả Sỹ).
- Tâm sự trước ngày Văn nghệ trẻ thành báo điện tử (PBVH).
- Inrasara: Về đâu, tân hình thức Việt? (Inrasara).
- Ca dao cổ tân trang (Trần Nhương).
- Công dân tốt không chỉ “đọc sách thánh hiền”, mà phải thông qua hành động cụ thể để chứng tỏ mình là người có ích cho cộng đồng, xã hội (Trần Đức Tuấn).
- Hồi Ký Đi Làm (Đào Hiếu).
- NSƯT Nguyễn Chánh Tín: ‘Sống như… ăn mày’ (TN). – Những ngày cuối của Chánh Tín trong căn nhà kỷ niệm (VOV). – NSƯT Chánh Tín: Giận Johnny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân không một lời hỏi thăm (Kênh 14). – Thương Tín: Đời có vay có trả (NLĐ).


- VÀI SUY NGHĨ VỀ THƠ TÂN HÌNH THỨC (Nguyễn Trọng Tạo).
- Cần gì để viết? (THĐP). Plato: “Người khôn nói vì họ có điều muốn nói; Kẻ dại nói vì họ cần phải nói điều gì đó”.
- SÀNH ĐIỆU (Tương Tri). – TẠP ÂM
- Tư duy rêu phong (Nguyễn Hoa Lư).

- Thiện nguyện (ĐĐK).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Thi trước, chọn trường sau: Tại sao không? (NLĐ).
- Sẽ tiếp tục công bố các trường được tuyển sinh riêng (TT).
- Giáo dục nghề nghiệp trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện (GD&TĐ).
5<- Học sinh viết về mẹ (GD&TĐ).
- Nghi vấn cho học sinh ăn kẹo mê rồi bắt cóc (TP).
- Sôi động khai mạc “Lễ hội Pháp ngữ” lần thứ tư (TTXVN).
- Khai mạc Hội nghị Quốc tế về đổi mới giáo dục (PNTP).
- Khoa học: Giải thưởng Tìm Tài năng của Intel (VOA).
- Tranh Luận Về Chất Béo Bão Hòa Cho Thấy Rất Khó Thay Đổi Các Quan Niệm Cố Hữu (ĐKN). – Video Clip: 10 Điều Kỳ Lạ về Vị Giác
- Trường Năng Lượng ‘Linh Hồn của Lá’ và ‘Hồn của Các Chi’ trên Cơ Thể Người (ĐKN).
- Tiểu Tiện trong Bể Bơi Có Thể Gây Nguy Hiểm cho Sức Khỏe của Bạn (ĐKN).



XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- TP. Hồ Chí Minh: Lô hàng 3 tấn chim cút không kiểm dịch (DV).
6- “Núp bóng” tàu hút cát để khai thác vàng sa khoáng (PLXH). =>
- Việt Nam kêu gọi quốc tế giúp khắc phục hậu quả bom mìn (RFA).
- Xe của GM ‘bị lỗi đánh lửa, làm 303 người chết’ (VOA).
- Không khí ô nhiễm ở Paris, giao thông công cộng miễn phí (RFI).
- Tìm thấy thêm nhiều xác chết trong vụ nổ ở New York (VOA).

- Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ: Trách nhiệm không của riêng ai (HNM).
- Ông Tri Surya, Lãnh sự, Tổng lãnh sự quán cộng hòa Indonesia tại TP.HCM: Nên dùng loại xe buýt nhỏ (TT).


QUỐC TẾ
- Đặc sứ Brahimi nỗ lực điều giải khủng hoảng ở Syria (VOA).
- Iran đập tan âm mưu phá hoại cơ sở hạt nhân (TTXVN). – Iran ký thỏa thuận về xuất khẩu khí đốt với Oman (TTXVN).
- Palestine đóng cửa nhà máy điện duy nhất tại Dải Gaza (TTXVN).
- Tổng thống Karzai “đuổi” quân Mỹ khỏi Afghanistan (ĐS&PL).
- Pakistan giảm án cho vị bác sĩ giúp tìm ra bin Laden (VOA).
7<- Thủ lãnh dân quân Hồi giáo ở Mali bị hạ sát trong 1 vụ không kích (VOA).
- BP giành lại được quyền đấu thầu khoan dầu ở Mỹ (VOA).
- Phiên xử Pistorius chất vấn cách cảnh sát xử lý hiện trường (VOA).
- TT Obama chỉ thị thi hành luật di trú nhân đạo hơn (VOA). – Biến bạn thành thù (NLĐ).
- Pháp sẽ xem xét lại quan hệ quân sự với Nga (TTXVN).
- Pháp kết án tù một người Rwanda về tội diệt chủng (RFI).
- Bangkok phạt vạ người Duy Ngô Nhĩ nhập cư trái phép (RFI).
- Bạo lực ở Nigeria làm hơn 200 người thiệt mạng (TTXVN/Tin tức).



- Vì sao Việt Nam huy động tổng lực tìm kiếm máy bay Malaysia? (DT). – Malaysia: 25 nước tham gia tìm kiếm máy bay mất tích (DT). – Tìm máy bay ở Ấn Độ Dương như “mò kim đáy bể” (DT). – Vụ máy bay mất tích: Có hơn 600 đường băng để MH370 hạ cánh (VnEco). – Liệu chuyến bay MH370 có tiết lộ bí mật kinh khủng cuối cùng? (TTXVN). – Malaysia họp báo chiều 16-3: MH370 có thể ở mặt đất khi gửi tín hiệu vệ tinh (PLO). – Máy bay Malaysia có thể đã hạ cánh an toàn (Soha). – Khám nhà cơ trưởng, người bị nghi liên quan đến vụ máy bay Malaysia mất tích (ANTĐ). – TIN CỰC NÓNG: MH370 liên lạc với vệ tinh từ mặt đất (TTVH). – Ấn Độ ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích (TTXVN). – Máy bay mất tích có thể bị tấn công giống vụ 11/9? (KT). – Cơ trưởng máy bay MH370 mất tích là người đáng kính trọng (LĐ). – Cuộc tìm kiếm máy bay MH370 có đi đúng hướng? (VTV).
* Video: + Bản tin video tối 13-03-2014 (RFA); + Những người bán hàng rong (RFA); + Thủ tướng VN yêu cầu hỗ trợ đối đa cho ngư dân ‘giữ vững chủ quyền’ (VOA).

* VTV: + Điểm báo – 15/03/2014; + Chào buổi sáng – 15/03/2014; + Thời sự 12h – 15/03/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 15/03/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 15/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 15/03/2014; + Thời sự 19h – 15/03/2014; + Bản tin 22h – 15/03/2014.

2102. Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?

RFA – Đài Á Châu Tự Do
14-03-2014
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nghe auido
1
Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?

Kinh tế hay chính trị?

Trả lời Nam Nguyên tối 13/3/2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:

“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!
Và nhân kinh nghiệm ở Ukraina làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?”
2Mô tả thực chất các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mà dư luận cho là bất thường, có thể tiềm ẩn những toan tính khó hiểu. TS Lê Đăng Doanh phân tích:
“Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì không lớn nhưng mà Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam xây nhà máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc công nghệ Trung Quốc. Thứ hai nữa, Trung Quốc có những cách làm không phù hợp với luật pháp của bất kỳ nước nào là đút lót để mua lại của các doanh nghiệp Việt Nam các mỏ các khoáng sản là cái mà Trung Quốc hiện nay đang rất cần và thứ ba là Trung Quốc cũng mua lại công ty CP là công ty hiện nay chiếm 70% thị trường thức ăn gia súc của Việt Nam. Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc có những dự án ở Tây Nguyên là vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, khác với các nước khác Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây.”
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với công luận. Theo đó, về mặt kinh tế thì Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc khá nhiều mặt, nhất là tình trạng nhập siêu nặng nề. Từ trước đến nay có khá nhiều dự án của Trung Quốc vào Việt Nam không qua kênh đầu tư trực tiếp mà qua đấu thầu, trúng thầu EPC cho các nhà máy quan trọng của Việt Nam như điện, cảng biển, hóa chất….Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:
3
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.
Ngoài ra lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy các công trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Thí dụ báo chí gần đây nói, họ vào một nhà máy điện, chính quyền địa phương yêu cầu phải làm thủ tục để xin visa làm việc, xin phép cho người lao động của Trung Quốc ở đó. Nhưng người ta cứ thản nhiên bỏ mặc tất cả những yêu cầu của chính quyền cứ để người của người ta vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Tất cả những chuyện đó cộng với tất cả những vấn đề về biên giới về biển đảo mà Trung Quốc càng ngày càng lấn và tỏ thái độ ngang ngược hơn thì chắc chắn nó gây mối lo ngại cho người việt Nam. Điều lo ngại của người Việt Nam là hoàn toàn chính đáng và cảnh báo ngay là điều hết sức cần thiết hiện nay.”

Cần có hành động gì?

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đứng trước những sự báo động cả về kinh tế lẫn chính trị mà công luận quan tâm, người Việt Nam sẽ phải có hành động gì. TS Lê Đăng Doanh phát biểu:
4“Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì, những người nào có phép, những người nào không có phép và nếu như họ vào đây mà họ dựng hàng rào, họ không cho công an vào kiểm soát, chúng ta không biết họ ở trong đó họ xây dựng nhà máy hay họ đào công sự thì đấy là điều hết sức nguy hiểm. Tôi rất mong Quốc hội kỳ này họp sẽ có ý kiến và sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo về những tình hình đó và công bố công khai cho dân biết… Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.”
Báo Đất Việt Online ngày 11/3 đưa lên mạng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? Theo đó, UBND tỉnh Nam Định vừa cấp chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD tương đương 1.400 tỷ đồng tại khu công nghiệp Bảo Minh huyện Vụ Bản. Dự án này có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm. Tập đoàn Yulun Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét vải/năm; nhuộm 24 triệu mét/ năm. Ngoài dự án của Yulun, tỉnh Nam Định cũng đang xem xét để trình Chính phủ dự án khu công nghiệp dệt may sử dụng tới 1.000 héc-ta đất tại huyện Nghĩa Hưng. Tờ báo trích một loạt ý kiến chuyên gia quan ngại Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường Việt Nam.
5Bên cạnh sự xâm nhập nhiều lãnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc được cho là sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào ngành may mặc, một phần nhỏ vào ngành dệt nhuộm. Chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may là đón đầu cơ hội Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bản thân Trung Quốc không tham gia. Theo dự kiến sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện gọi là “tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có xuất xứ các nước thành viên TPP. Trong bối cảnh doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là gia công, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, thì họ sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh khi hiệp định TPP trở thành hiện thực.
Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngành dệt may Việt Nam trông chờ nước ngoài đầu tư vào lãnh vực sản xuất bông sợi, dệt nhuộm để có thể đáp ứng điều kiện “tính từ sợi” của TPP, nhưng nay dư luận lại rất lo lắng khi có yếu tố Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:
“Khi mà Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam, tôi cho là một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nếu như những nhà máy dệt họ đưa vào thực sự hiện đại, tốt cả về hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Nhưng phía Việt Nam phải có được cơ chế kiểm soát tốt về giá trị của đầu tư như thế nào, trình độ công nghệ như thế nào, lượng nhân công làm việc ở nhà máy là người nào. Còn nếu họ đầu tư theo kiểu một số trường hợp đã diễn ra, họ đưa nhân công của họ vào làm việc tất cả các khâu, kể cả lao động bình thường rất giản đơn không cần kỹ thuật gì cả mà không sử dụng người Việt Nam thì đấy lại là vấn đề khác.
Tôi cho là một mặt là được nhưng mặt khác vào giai đoạn này Việt Nam cũng rất cần tự mình phát triển ngành dệt của mình và có thể tìm kiếm con đường hợp tác đối với các đối tác khác nữa chứ không nhất thiết chỉ có Trung Quốc. Tôi cho là để tránh phụ thuộc lâu dài thì cần tránh phụ thuộc chỉ vào một đối tác cung cấp dệt ở Việt Nam, thí dụ như nhà đầu tư từ Trung Quốc. Nên có một số nhà đầu tư khác nhau từ các nước khác nhau, ví dụ có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác để tránh sự phụ thuộc vào nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi vì khi vào Việt Nam quá nhiều họ nắm phần khống chế của ngành dệt Việt Nam thì vẫn đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc họ.”
Theo các chuyên gia, luật pháp của Việt Nam có thể chưa đầy đủ, nhưng chỉ với những qui định hiện hành, cũng có thể kiểm soát sự lũng đoạn kinh tế xã hội Việt Nam từ phía người Trung Quốc. Có chăng là các cấp chính quyền từ cao xuống thấp đã không thực thi pháp luật một cách đúng mực. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp đồng tiền hối lộ đã thể hiện giá trị siêu đẳng của nó.

2103. Về Đi Thôi ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ!

Nguyệt Quỳnh
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không ?
(Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)
Câu hỏi trên có lẽ là câu hỏi nhức nhối của bất kỳ người Việt Nam nào trước cảnh tượng nhà nước cho tổ chức nhảy đầm, múa hát dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày tưởng niệm 35 năm cuộc chiến biên giới. Cả báo chí ngoại quốc, tờ Washington Post cũng đăng tải hình ảnh đáng xấu hổ này. Hành động thiếu lương tâm, chỉ cốt làm vui lòng Bắc Kinh mà không quan tâm gì đến nỗi đau của người dân, của thân nhân các liệt sĩ là một thái độ khá tàn nhẫn của lãnh đạo Hà Nội. Nó không những làm tủi hổ vong linh các chiến sĩ đã khuất mà còn sỉ nhục đến danh dự của nhân dân Việt Nam. Đây là giọt nước làm tràn ly, có bao nhiêu người nữa đang âm thầm rời bỏ đảng trong những ngày sắp tới?

Rõ ràng vận mạng đất nước đang nằm trong tay của mỗi chúng ta, người trong lẫn ngoài nước, kể cả những đảng viên CS. Và rõ ràng vận mạng đó đang như chỉ mành treo chuông. Thử hỏi ta có còn kiểm soát được những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc và các vùng trọng yếu ở Tây Nguyên nữa không? Thử hỏi quân đội đã làm được gì khi biển đảo của ta bị xâm chiếm dần dần? Thử hỏi do đâu mà trên khắp đất nước của mình lại có hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của “công nhân” Trung Quốc? Chỉ cần nhìn những dữ kiện nhức nhối và tự mình đặt các câu hỏi trên, bất cứ ai cũng phải giật mình kinh sợ trước hiểm hoạ mất nước, đâu cần phải chờ để nhìn thấy chiến xa của Trung Quốc ở ngưỡng cửa biên giới.
Nhưng đâu phải chỉ có dân tộc và nhân dân Việt Nam mới phải đối diện với hoạ ngoại xâm. Năm 1969 khi hồng quân Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc, chàng thanh niên ái quốc Jan Palach chỉ vừa tròn 20 tuổi. Anh và một nhóm sinh viên đã tình nguyện hy sinh tính mạng để phản đối cuộc xâm lăng trên. Nhưng Jan Palach tự thiêu không chỉ để phản đối việc chiếm đóng của quân đội Xô Viết trên quê hương anh, mục đích của anh còn nhằm phản đối sự nản chí, thờ ơ, và buông xuôi của nhân dân Tiệp Khắc. Người y sĩ trị bỏng cho anh ở bịnh viện cho biết – Jan Palach nhìn thấy sự im lặng, những cặp mắt buồn thiu của người dân Tiệp trên đường phố, anh cảm thấy mọi người dường như đang sắp sửa thoả hiệp và anh tự thiêu để phản đối sự buông xuôi đó.
Chúng ta thấy gì qua những suy tư của Jan Palach, chúng ta có nhìn thấu những nỗ lực trong cô đơn của người trẻ hôm nay? Chín năm tù cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, mười ba năm tù cho Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu… Người dân Việt có thờ ơ với những gì đang xảy ra trên quê hương mình hay không? Có thể không hoàn toàn như vậy, nhưng cay đắng hay bất bình thì vẫn chưa đủ, vẫn chẳng giúp ích được gì cho một đất nước đang mấp mé trên bờ vực. Đọc tâm sự của những đảng viên vừa rời bỏ đảng chúng ta có thể phóng chiếu để nhìn thấy những thao thức của hầu hết các đảng viên hiện thời. Ở lại hay ra đi, tất cả đều tin rằng sự sụp đổ của chế độ là chắc chắn và không thể tránh khỏi. Tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian nhanh hay chậm. Nhưng tại sao còn do dự khi những cái phao mà chúng ta đang bám víu vào thật mong manh so với tình hình thực tế hiện nay. Và càng thụ động thì đau thương của dân tộc càng kéo dài và thảm hoạ mất nước càng đến gần.
Tôi vẫn tin rằng quê hương là nơi chốn buộc chặt trái tim của con người. Những nhân vật Cộng sản hàng đầu như cố thủ tướng Nagy Imre của Hungary và Tổng bí thư Dubcek của Tiệp Khắc đã vì tổ quốc mà làm nên những đổi thay lịch sử cho đất nước họ. Khi quân đội Liên Xô tràn sang Tiệp Khắc bắt giam Dubcek để ngăn chận những cải cách theo hướng tự do hoá chính phủ của ông, tên của Dubcek được ghép thành lời ca “Dubcek! Svoboda!” và được hát lên trong các cuộc tuần hành của sinh viên trên đường phố. Cuộc cách mạng năm 1956 tại Hungary và năm 1986 tại Tiệp Khắc đã ghi đậm hình ảnh những đảng viên Cộng sản dám đứng về phía nhân dân, về phía dân tộc trước quân xâm lược. Họ đã vĩnh viễn đi vào sử sách với lòng biết ơn của toàn dân và sự kính phục của thế giới.
Vậy thì đâu rồi những người con ái quốc của mẹ Việt Nam? Suốt một chiều dài lịch sử đầy gian nan họ chưa từng vắng mặt. Phải chăng đây chính là thời điểm mà những đảng viên còn lương tâm phải mạnh dạn rời bỏ đảng để về với dân tộc. Trước kia chúng ta không có đủ thông tin để nhận ra được rằng Đảng đang đi ngược lại quyền lợi của tổ quốc, đang dần đưa đất nước thân yêu đến những thảm hoạ khôn lường. Nhưng đến nay thì mọi việc đã quá rõ ràng. Cơ chế hiện thời không bảo vệ được quê hương. Những ai không coi mình là kẻ bàng quan, những ai thực sự quan tâm đều phải có một chọn lựa dứt khoát. Và phải hành động để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chính mình và các thế hệ tương lai.
Nhân cái chết bất ngờ, nhiều nghi vấn của ông Phạm Quý Ngọ, nhiều người đã bắt đầu so sánh: nên chết như Lê Hiếu Đằng hay chết như Phạm Quý Ngọ? Một người thanh thản ra đi trong sự thương tiếc của bao người, kẻ thì từ giã cuộc đời trong điều tiếng xấu xa. Bia miệng đó đến ngàn năm không rửa sạch. Đây chính là lúc mà nhiều đảng viên đặt lên bàn cân những gì còn lại của cuộc đời. Nghĩ đến tương lai con cháu và đặc biệt sự kính trọng của con cháu để rời bỏ đảng, hay tiếp tục để thân nhân phải gánh chịu những hậu quả về sau? Ở các quốc gia Đông Âu, khi sự thật về hồ sơ tàn ác, phá hoại, và hèn kém của đảng cộng sản lọt ra ánh sáng sau ngày đổi đời, các đảng viên đã bị cả dân tộc khinh bỉ, bị coi là những kẻ đã cố ôm lấy đảng để hưởng quyền lợi đến cùng bất kể số phận đất nước và bao nhiêu người khác. Dù giải thích thế nào thì sự hổ thẹn của các gia đình có đảng viên cộng sản vẫn không thể nào tẩy xóa được, cho dù trước kia họ có quyền chức hay chỉ là một đảng viên bình thường.
Với những đảng viên đang nắm quyền hiện tại, câu hỏi phải trả lời là số của cải bòn rút đến thế nào nữa mới gọi là đủ? Còn bòn rút là còn tăng thêm hồ sơ tội ác với nhân dân. Nợ máu tới khi nào mới dứt? thử nghĩ đến một ngày trong tương lai gần, khi không còn quyền lực trong tay, họ có thể mang núi tiền chạy đi đâu trong thế giới ngày nay? chạy đến các nước Cộng sản đầy thủ thuật du đảng ư? Hay các nước dân chủ, nơi có pháp luật hẳn hòi đối với những tài sản phi pháp? Chạy đi đâu? Chi bằng trả thẻ đảng quay về với dân tộc.
Hơn thế nữa, trong tình hình Việt Nam đang bị dâng nhượng từng phần chủ quyền cho Trung Quốc hiện nay, giữ thẻ đảng là chia luôn cái trách nhiệm bán nước với lãnh đạo đảng. Đây là điều đã rất rõ trong nội bộ đảng viên và tại thời điểm này mà sự tự khinh bỉ đã được thể hiện ngay trong hàng ngũ các đảng viên. Một độc giả của trang Dân Luận kể lại, trong một buổi họp chi bộ ở tổ dân phố, một đảng viên lớn tuổi đã góp ý thẳng giữa chi bộ rằng: “Cả Đảng Cộng sản Việt Nam là một chi bộ của Trung quốc, tôi đéo thèm ở trong Đảng, giỏi thì khai trừ đi, khai trừ tôi là mất danh hiệu “chi bộ trong sạch vững mạnh” đấy”.
Ngay từ cuối năm 2013, hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng mà Bs Nguyễn Đắc Diên, một bác sĩ nha khoa đã công khai tuyên bố từ bỏ đảng với đầy đủ chi tiết bản thân cùng số hiệu thẻ đảng. Bước sang đầu năm 2014 lại có thêm những người khác như ông Nhất Nam, ông Đỗ Như Ly, ông Tống Văn Công và đáng kể nhất là cán bộ ngoại giao đang tại chức như ông Đặng Xương Hùng. Ông Hùng không những chỉ rời bỏ đảng mà còn tuyên bố là ông bỏ đảng để bắt đầu cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Nói tóm lại, dù là đảng viên đang nắm quyền hay đã bị đẩy ra ngoài lề, dù vì những cắn rứt lương tâm hay chỉ vì số của cải bòn rút được đã quá đủ, dù vì các thế hệ tương lai hay chỉ vì chính mình, ai ai cũng đều có lý do để gấp rút rời bỏ đảng. Về đi thôi ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ !
(Viết vào ngày giỗ chung thất nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng)

2104. MƯU ĐỒ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VENEZUELA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 11/03/2014
Theo trang tin “GlobalNews” ngày 21/2, những nỗ lực để gây bất ổn cho Venezuela không hề chấm dứt, bất chấp mọi cố gắng của chính quyền Nicolas Maduro đối thoại với phe đối lập. Nỗ lực mới nhất để kiểm tra bản lĩnh của chính phủ mới là một cuộc biểu tình của phe đối lập ngày 12/2 trước Văn phòng Tổng chưởng lý ở trung tâm Caracas. Trong số những yêu sách mà đám đông biểu tình đưa ra có việc thả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt vì tham gia các cuộc bạo loạn đường phố ở Tachira, Merida và vào thời gian bầu cử trước đó.

Trong thời gian bạo loạn, gạch đá và bom xăng đã trút xuống đầu lực lượng cảnh sát, một số xe cảnh sát bị đốt cháy. Các nhóm thanh niên bắt đầu làm mưa làm gió trước trụ sở Văn phòng Tổng chưởng lý, bôi bẩn lối vào ga tàu điện ngầm và thiết bị đồ chơi của công viên trẻ em gần đó. Nhiều kẻ quá khích đeo mặt nạ, áo khoác chống đạn và cầm gậy sắt trong tay. Một số đối tượng mang theo vũ khí. Đã có thương vong, 2-3 người bị chết nhưng thậm chí ngay cả khi đỉnh cao của xung đột, lực lượng cảnh sát cũng chỉ sử dụng đạn cao su và hơi cay.
Các cuộc biểu tình bạo lực đã được lực lượng đối lập cực đoan của đảng “Ý nguyện Nhân dân” kêu gọi thực hiện thông qua các trang mạng. Lãnh đạo tổ chức này, Leopoldo Lopez, từ lâu đã tuyên bổ thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ hiện hành bằng vũ lực. Tổng chưởng lý đã ra lệnh bắt giữ ông ta. Rõ ràng, Lopez đã thực hiện hoạt động một cách bí mật nhằm che giấu việc bắt tay với Mỹ, trên thực tế ông ta đang hợp tác với CIA. Ngoài ra, một lệnh bắt giữ khác cũng được thực hiện đối với Phó đô đốc đã nghỉ hưu Femando Gerbasi, cựu Đại sứ Venezuela ở Colombia. Ông ta đã tổ chức gây bất ốn ở khu vực biên giới Colombia. Những người tham gia biảu tình tấn công cảnh sát, đốt phá cơ quan nhà nước cũng bị đưa vào danh sách truy nã.
Sự tương đồng giữa diễn biến tình hình bất ổn chính trị tháng 2/2014 và nỗ lực để lật đổ Tổng thống Chavez hồi tháng 4/2002 là điều hiển nhiên. Tại thời điểm đó, các cuộc biểu tình lớn của dân chúng và hành động kịp thời của lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Chavez đã đảm bảo giải tán nhanh chóng lực lượng nổi dậy. Các phương tiện truyền thông Venezuela đã đăng tải rất nhiều thông tin nổi bật về sự tương đồng giữa “biểu tình tự phát” ở Venezulea với phong trào biểu tình Maidan ở Kicv, Ukraine.
Tại Venezuela, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã sử dụng sinh viên và lực lượng bán vũ trang Colombia, thành viên các nhóm chiến binh từng tham gia chiếm lãnh thồ dưới sự kiếm soát của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) và Quân đội giải phóng quốc gia (ELN). Giờ đây, lực lượng bán vũ trang đang dần tiến qua biên giới vào các vùng lãnh thổ của Venezuela như Zulia, Barinas, Merida; trà trộn vào cộng đồng người Colombia tại đây và chờ lệnh xuất quân. Tháng 11/2013, Phó Tổng thống Venezuela Jose Vicente Rangel đã mô tả hoạt động chuẩn bị lật đổ tại Venezuela khi phát biểu trên truyền hình với tên gọi “Bí mật”. Trong chuyến đi gần đây đến Miami, Leopoldo Lopez đã thăm trung tâm đào tạo chiến binh ở Los Cayos do nhóm người nhập cư Cuba lãnh đạo. Một nhóm học viên người Venezulea đã thực hiện các bài bắn biểu diễn thành tích của họ trước sự chứng kiến của Lopez và hình ảnh của Tổng thống Maduro được sử dụng làm bia để bắn. Sau đó, Lopez đã cam kết cung cấp kinh phí để đào tạo bổ sung các tay súng bắn tỉa, đảm bảo cho việc “khôi phục nền dân chủ và tự do” ở Venezuela. Trung tâm thông tin liên lạc giữa lực lượng nổi dậy Venezuela và tình báo Mỹ cũng hoạt động rất tích cực tại Miami. Đứng về phe lực lượng phản động Venezuela âm mưu lật đổ chính quyền đương nhiệm còn có cựu Bộ trưởng Ọuốc phòng Narvaez Churion, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo DISIP, cơ quan tình báo của Venezuela thuộc chế độ Cộng hòa thứ Tư.
Tình hình Venezuela càng thêm phức tạp bởi Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện chiến tranh kinh tế và rút vốn ra khỏi nước này. Thực phẩm ăn liền bị đánh cắp khỏi chuỗi cửa hàng bán lẻ Mercal của nhà nước và sau đó, được bán ra thị trường chợ đen với giá cao ngất ngưởng đã trở thành tình trạng thường xuyên. Buôn lậu cũng gây thiệt hại lớn đến an ninh lương thực của đất nước. Hàng trăm tổ chức tội phạm đang hoạt động tại khu vực đường biên giới dài với Colombia, vận chuyển hàng hóa được chính phủ Venezuela trợ cấp vào lãnh thổ Colombia. Một số lượng lớn xăng, dầu diesel, dầu nhờn, lốp xe, phụ tùng ô tô đang bị xuất khẩu. Rất nhiều xăng dầu đã không được cung cấp đủ cho các trạm xăng, bồn chứa tại Venezulea. Lực lượng bán. vũ trang đã đảm bảo an ninh cho hoạt động buôn lậu, thậm chí loại bỏ, trừ khử hải quan Venezuela và bộ đội biên phòng tại các khu vực biên giới.
Venezuelà đã quen với việc là một quốc gia gia trưởng và hào phóng: Chăm sóc y tế miễn phí, xây dựng hàng loạt nhà ở cho người dân, hệ thống giáo dục miễn phí và hàng nghìn suất học bổng nhà nước dành cho những sinh viên muốn trang bị kiến thức học tập ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhu cầu thiết yếu của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hàng loạt sự cố như mất điện, mất nước, thiếu hụt thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. Tất cả điều này đều là kết quả của hành động phá hoại có tổ chức chủ ý theo cách thức truyền thống của CIA. Không phái ngẫu nhiên khi Walter Martinez, người dẫn chương trình nổi tiếng của chương trình Dossier đề cập với khán giả về cách lật đổ chính phủ Salvador Allende ở Chile vào năm 1973. Theo đó, kế hoạch này có sự tham gia phối hợp của Tập đoàn ITT (Mỹ). Những kẻ chủ mưu đã chủ trương lên kế hoạch hủy diệt kinh tế thương mại và tiến hành đầu cơ đối với tất cả các loại hàng hóa của Chile. Cách thức này cũng được sử dụng để gây bất ốn cho Venezuela hiện giờ, một sự lặp lại chính xác kịch bản Chile, dẫn đến vụ thảm sát đẫm máu và chế độ độc tài Pinochet.
Nhiều mối hận thù đã được dựng lên đối với Venezuela. Mối đe dọa nội chiến liên tục được đề cập trên các phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh đó, Tổng thống Maduro tiếp tục kiên nhẫn ủng hộ đối thoại, tìm cách tương tác hiểu biết lẫn nhau và thái độ hòa dịu với tình hình trong nước. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải nhắc đến ảnh hưởng tiêu cực của những đối tượng có quan hệ với lực lượng chính trị Do Thái ở Mỹ và Israel, số này kiểm soát hệ thống ngân hàng, thương mại và thâm nhập sâu rộng vào hệ thống truyền thông Venezuela, kích động hành vi “biểu tình nội bộ” và tạo ra bầu không khí khủng bố tâm lý vào những quan chức hàng đầu chính phủ. Thực tế, tất cả những phương thức, thủ đoạn thù địch đó, đã từng được sử dụng tại Mỹ trong các chiến dịch truyền thông của lực lượng Do Thái chống Chavez và giờ đây một lần nữa được sử dụng để chống Maduro…
Người dân Venezuela có tiền nhưng việc chi tiêu ngày càng trở nên khó khăn. Thậm chí, mua vé máy bay đi nghỉ ở nước ngoài cũng trở thành một vấn đề. Các phương tiện truyền thông của Venezuela, 80% nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập, đã đổ lỗi cho Tổng thống Maduro và những người ủng hộ ông là “đám đông khó chịu”. Phe đối lập muốn rũ bỏ “những kinh nghiệm xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế. Trên thực tế, cả cố Tổng thống Chavez và Tổng thống đương nhiệm Maduro đều chưa bao giờ chạm đến các nguyên tắc của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Không phải vì họ không dám mà là họ hiểu rằng việc thực hiện những bước đi cấp tiến là quá vội vàng, đặc biệt là sau nỗ lực sửa đổi hiến pháp của đất nước cho phù hợp với mục đích cải cách xã hội chủ nghĩa. Kết quả trưng cầu dân ý cho thấy, hơn một nửa cử tri phản đối ý tưởng này. Không có sự đồng thuận trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất cầm quyền. Quyết định của Chavez thực hiện chương trình cải cách xã hội chủ nghĩa dần dần, với tốc độ vừa phải, chưa bao giờ được thực hiện do cái chết đột ngột quá sớm của ông.
Chiến dịch tuyên truyền chống chính phủ, do Trung tâm hoạt động lật đổ của Mỹ điều phối, hoàn toàn khai thác lý thuyết về sự phát triển của tình trạng tham nhũng trong nội bộ Venezuela và sự đồng lõa của “giai câp tư sản đỏ Bolivia”. Chiến dịch này nhằm chống lại những cựu quan chức có quan hệ với Chavez và hiện vẫn quan hệ mật thiết với Maduro, kiên định trung thành với ý thức hệ tư tưởng Bolivar của họ, đó là “nhân dân-quân đội-lãnh tụ”. CIA và phe đối lập đang cố gắng lôi kéo những người này trong tầng lớp thanh niên với chiến dịch truyền thông “Cuộc chiến chống tham nhũng”, nhằm có tác dụng ngược trở lại Venezuela. Sự phối hợp các hoạt động này được thực hiện thông qua một số kênh, nhưng tất cả đều dẫn đến Đại sứ quán Mỹ ở Caracas.
So với người tiền nhiệm Kelly Keiderling, người đã bị cơ quan phản gián Venezuela vạch trần vai trò là điều phối viên hoạt động lật đổ ở nước này thì Đại sứ Mỹ Phil Laidlaw hiện nay, từng là một nhân viên CIA, cùng chứng tỏ những nỗ lực trong khuấy động cuộc “cách mạng màu” ở Venezuela mà sau đó có thể dẫn đến nội chiến. Theo sáng kiến của Laidlaw, thư ngỏ về tình đoàn kết với “các nhà hoạt động Maidan tại Ukraine ” của sinh viên Venezuela được phát tán rộng rãi trên các trang mạng. Nội dung những bức thư đó như sau: “Chúng tôi ngưỡng mộ lòng dùng cảm của các bạn. Tự do và dân chủ là hàng đầu”. Không lấy gì làm ngạc nhiên khi trong tương lai gần, ông Laidlaw có thể tổ chức triển khai chiến binh Maidan đến một số căn cứ không quân bí mật của CIA ở Venezuela để hỗ trợ hoạt động chiến đấu chống lại “chế độ độc tài Maduro”./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét