Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sức mạnh hay lực cản của Kinh tế VN? - Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sức mạnh hay lực cản của Kinh tế VN?

Anh Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu bi quan với nền kinh tế hiện tại
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu bi quan với nền kinh tế hiện tại  -RFA files
Nghe bài này
Tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”. Các chuyên gia kinh tế đánh giá về phát biểu này thế nào
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
Kể từ năm 1986 khi tiến hành cải cách kinh tế, trong cương lĩnh của Đảng CSVN đã khẳng định Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Từ đó cho đến nay, Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng chưa có một định nghĩa cụ thể và đầy đủ cho khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mà chỉ có các giải thích nguyên lý chung cho rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đây là hệ thống kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và được coi là một phát kiến của riêng Đảng CSVN.
Khi được hỏi có nhận xét gì về phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng XHCN làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”.
Đến hiện nay đang chưa rõ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đầu, mình, chân tay thế nào và cho đến nay chưa ai mô tả nó được rõ rệt. Cho nên tôi nghĩ rằng việc khẳng định Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những tác động tích cực có lẽ phải nghiên cứu thêm
TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá rằng, từ khi tiến hành đổi mới kinh tế thì nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt, thời gian đầu nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng những năm gần đây có chậm lại. Các kết quả đạt được đó là thành tựu của nền kinh tế thị trường, việc hòa nhập quốc tế và sự chủ động, sáng tạo của người dân. Tuy nhiên cho đến nay khái niệm nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì và nội dung như thế nào thì vẫn chưa được xác định rõ ràng. Từ Hà nội TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Đến hiện nay đang chưa rõ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đầu, mình, chân tay thế nào và cho đến nay chưa ai mô tả nó được rõ rệt. Cho nên tôi nghĩ rằng việc khẳng định Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những tác động tích cực có lẽ phải nghiên cứu thêm”.
TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện IDS cho rằng vấn đề quan trọng là ở chỗ là phải hiểu định hướng XHCN là thế nào? Nếu hiểu định hướng XHCN đó là kinh tế quốc doanh là chủ đạo, nhà nước giữ vai trò lớn là điều hoàn toàn sai lầm, đó là điều cần phải xóa bỏ. Mà cần hiểu nhà nước có trách nhiệm đảm bảo sự công bằng, bảo vệ người yếu thế, tức là nhà nước có trách nhiệm can thiệp vào thị trường khi thị trường bị thất bại để khắc phục các khuyết tật của thị trường. Theo ông Nguyễn Quang A rất đáng tiếc là các nhà lãnh đạo Việt nam chưa bao giờ nói đúng cái định hướng XHCN là gì? Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A nhận định:
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt. TTXVA
“Tôi nghĩ nền Kinh tế thị trường mà gạt bỏ hai điểm như tôi vừa nói thì nó là môi trường thúc đẩy cho kinh tế Việt nam. Còn gắn thêm hai điểm ấy, nói một cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì nó là lực cản của nền kinh tế Việt nam”.
Doanh nghiệp nhà nước hại nhiều hơn lợi?
Phân tích về nhược điểm của việc doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ  cho rằng thời gian qua khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra hoạt động không hiệu quả, cho dù nhà nước đã hỗ trợ cho họ rất lớn về mọi mặt. Có ý kiến cho rằng hiện nay các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đã đóng góp một phần lớn thu nhập của ngân sách, song điều đó hoàn toàn không tương xứng với việc các doanh nghiệp nhà nước đang nắm một số lượng tài sản của nhà nước, của toàn dân rất lớn và được kinh doanh trong các lĩnh vực có rất nhiều thuận lợi. Từ Hà nội, bà Phạm Chi Lan cho biết:
Doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải làm ra lợi nhuận và hoạt động có hiệu quả cao. Khi họ thua lỗ thì nhà nước ra tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực sự cũng như động lực để cạnh tranh
bà Phạm Chi Lan
Hiện nay doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải làm ra lợi nhuận và hoạt động có hiệu quả cao. Khi họ thua lỗ thì nhà nước ra  tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực sự cũng như động lực để cạnh tranh
TS. Nguyễn Quang A đánh giá rằng việc nhà nước can thiệp vào nền kinh tế là chuyện bình thường và bất cứ nhà nước nào cũng phải can thiệp vào thị trường bằng chính sách của mình. Song có 2 điểm cốt lõi mà nhà nước Việt nam cần phải xem xét lại, đó là doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo và sự can thiệp của nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN theo ông là điều vô nghĩa. Và chỉ cần bỏ 2 điểm này thì lập tức Việt nam sẽ có một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác đang tiến hành, điều mà chính quyền Việt nam đang hết sức mong đợi.
TS. Nguyễn Quang A cũng đánh giá rằng, nền kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN là sự biểu hiểm sự ôm đồm không cần thiết của nhà nước. Còn việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự là việc của họ, nhà nước không nên can thiệp vào.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng đấy chính là vấn đề và chừng nào Đảng CSVN không thay đổi đường lối của họ thì nền kinh tế Việt nam chưa thể có những thay đổi mang tính đột phá được”.
Cũng theo TS. Lê Đăng Doanh hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang chịu sự can thiệp quá mức của nhà nước đã gây nhiều tranh cãi. Do đó để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh đúng như khả năng của nó, theo ông nhà nước cần phải tôn trọng sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chống độc quyền và áp dụng đúng và đủ cơ chế thị trường.
Nói về những hạn chế của Kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, theo TS. Lê Đăng Doanh đó là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế thiếu hiệu quả, đồng thời nó là mầm mống của việc tham nhũng và lợi ích nhóm trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó dẫn đến bảng xếp hạng của kinh tế Việt nam đang ở mức thấp trong nhiều năm gần đây. Trao đổi với chúng tôi, TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Hiện nay nền kinh tế thị trường của Việt nam đang chịu sự tác động của nhà nước trên mức bình thường và có hàng loạt các cam kết đang gây tranh cãi. Ví dụ như việc nhà nước can thiệp vào hệ thống giá hiệu quả đến đâu, giữ ổn định giá có giữ được không và hiệu quả như thế nào?”
Đường lối phát triển kinh tế quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cương lĩnh chính sách của đảng cầm quyền, để thúc đẩy và kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu chính sách kinh tế không rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khoa học mà chỉ nhằm thể hiện cho mục đích chính trị thì chắc chắn nó sẽ trở thành lực cản của nền quốc gia.

Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN  -RFA
002_4646-13-600.jpg
Nông dân miền Trung VN  -AFP photo
Có người nhận định rằng Việt Nam đang là con gà rừng bị con trăn khổng lồ Trung Quốc quấn chặt và siết đến ngạt thở, chẳng sớm thì muộn, con trăn này cũng nuốt chửng con gà rừng vào bụng. Đó là cách nói đậm tính thậm xưng, nhưng trong thực tế, với đà vây bủa bốn phía từ kinh tế cho đến quân sự, chính trị, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, một địa hạt kinh tế có tính nền tảng của Việt Nam với sản lượng lương thực xuất khẩu luôn đạt tốp 5 của thế giới và hơn 90% dân số vẫn dựa vào nông nghiệp mà tồn tại. Trường hợp đậu phụng giống của Trung Quốc làm nông dân miền Trung điêu đứng trong vài tháng nay là một trong những ví dụ.

Con trăn khổng lồ

Một người nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, chia sẻ: “Đậu phụng giống cũng giống như người ta đầu tư vậy, phân, đạm, lân, mình lấy của hắn hết, gọi là hắn bao lô hết, làm ra toàn lỗ, toàn là cái loại trắng cây hết, làm ra xong một vụ biết dân mình còn có thể làm không, toàn thua lỗ, thua lỗ hết. Bọn Trung Quốc hắn nớ… (chủ mưu), nó nhờ người Việt Nam đi làm.”
Theo người này, hiện tại, tình trạng nhà nông ở Quảng Bình cũng thê thảm chẳng kém gì nông dân ở Hà Tĩnh, nguy cơ bỏ đất đang ngày càng gia tăng bởi con trăn khổng lồ có tên Trung Quốc. Giải thích thêm vấn đề vừa nêu, ông nói theo chỗ ông nhìn thấy, từ chuyện người Trung Quốc thao túng hai quốc gia Đông Dương gồm Lào và Campodia, phía Tây Việt Nam thì họ đã hoàn toàn nắm thế thượng phong, còn phía Đông Việt Nam, tức là biển Đông, họ đã biến thành vùng biển của họ bằng mọi giá, bất chấp thế giới lên tiếng, chẳng khác nào con trăn đói đang siết chặt con mồi.
Về cả bốn mặt, chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, Trung Quốc đã và đang tiếp tục siết chặt Đông Dương trong sự thèm khát của họ. Trong khi đó, riêng về mặt kinh tế, nhất là ở mảng nông nghiệp, ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam nói chung và của dân miền Trung nói riêng, tưởng rằng đây là mảng mà người Trung Quốc khó bề nhúng sâu vào được nhưng hiện tại, hậu quả của những tác động từ phía Trung Quốc đã làm cho nông dân Việt Nam phải điêu đứng.
Từ những hành tung ban đầu là cho gián điệp kinh tế sang thăm dò, sau đó đóng vai nhà doanh nghiệp đi đặt hàng nông sản, ban đầu họ đưa ra những hứa hẹn và yêu cầu nông dân Việt Nam sản xuất những giống dưa hấu, giống bí đao mà họ cần. Nghe theo lời họ, người nông dân trồng hàng loạt dưa hấu, bí đao họ đưa ra, đến khi thu hoạch, không thấy người Trung Quốc nào bén mảng, nông dân không biết làm gì với một núi dưa và bí của mình, đành bán tháo, thua lỗ nặng nề.
Tháng Giêng này, thay vì chơi trò cũ để hại người nông dân Việt Nam, người Trung Quốc táo tợn hơn, đưa thẳng giống của mình sang các cánh đồng Việt Nam và hậu quả của nó cũng kinh khủng hơn gấp bội lần. Giống đậu phụng Trung Quốc ở khắp các cánh đồng miền Trung với vẻ bên ngoài bóng mẩy, tròn trịa, to hạt và nhanh mọc nhưng đến vụ nó hoàn toàn không cho trái, nghĩa là một cây đậu giống Việt Nam ít nhất cũng cho được 10 trái đậu, nếu trúng mùa sẽ cho được từ 40 đến 50 trái đậu, trong khi đó, cây đậu phụng giống Trung Quốc nếu may mắn lắm thì cho được 3 trái. Như vậy, nông dân Việt Nam chỉ còn một nước duy nhất là chép miệng và gạt nước mắt thua thiệt.

Nguy cơ mất mùa

034_910035-200.jpg
Một nông dân miền Trung VN đang tưới cây. AFP photo
Một nông dân khác tên Trúc, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, than thở, tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện ông ngày càng trở nên nhiễu nhương, khó nói. Một phần vì nhà cầm quyền địa phương không có phương án tốt cho nông dân, phần khác do sự ác ý của thương lái Trung Quốc đã khiến cho mùa màng của người nông dân ngày càng tiềm ẩn nguy cơ.
Giải thích thêm ông Trúc nói rằng mọi chính sách của nhà nước dành cho nông dân đã bị cắt xén, bào mòn đến không còn gì, đôi khi ông nhìn chính sách của nhà nước giống như thiên thạch rơi, lúc xuất phát, nó nặng cả ngàn tấn nhưng khi tiếp xúc với trái đất, nó còn vài lạng do ma sát không khí. Chính sách cho người nông dân cũng thế, ở trung ương thì nó một triệu đồng, nhưng về đến địa phương, đến tay người dân thì còn lại vài đồng tượng trưng. Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ, người nông dân chịu đắng cay mọi bề.
Một khi người nông dân hết tin vào chính sách nhà nước, họ buộc lòng phải linh động, tìm thị trường cho hạt gạo, ký đậu, của khoai hay con cá nuôi trong hồ. Và đây cũng là lúc những tư thương Trung Quốc ra tay, họ thả những con tép tăng giá để câu con tôm nông dân mất đất. Nghĩa là ban đầu, họ mua mọi thứ với giá đắt một cách vô lý khiến cho nông dân mất thăng bằng, đua nhau bán tháo nông sản để kiếm tiền. Đến thời điểm thuận lợi, họ đẩy giống cây đểu của họ vào bán cho nông dân, dẫn đến mùa màng thất bát.
Và khi mùa màng thất bát liên tục, người nông dân nản chí, không còn hy vọng gì trên mảnh đất của mình nữa thì cũng là lúc mà họ và giới quan chức đại phương lên kế hoạch, đưa ra những dự án ma để bán đất cho người Trung Quốc. Quan sát lâu năm, ông Trúc thấy rằng tất cả những nơi nông dân bị mất đất bởi người Trung Quốc đều có trình tự giống y hệt nhau, ban đầu nông dân thi nhau bán cho thương lái Trung Quốc, sau đó gieo trồng theo đặt hàng của họ và thất bại, liên tục mất mùa, cuối cùng đất đai, vườn tược rơi vào tay người Trung Quốc.
Với chúng tôi, vấn đề ông Trúc nêu ra có thể đúng mà cũng có thể chưa đúng. Nhưng mấu chốt vấn đề ở đây không phải là người nông dân này nói đúng hay sai nữa, mà là tại sao một người nông dân chân lấm tay bùn có thể nhận biết được mối nguy của người Trung Quốc đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị Việt Nam. Trong khi đó, những quan chức từ cấp địa phương đến cấp trung ương Cộng sản Việt Nam lại không đưa ra bất kì nghi vấn hay giả thuyết nào về vấn đề xê dịch cư dân giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Và với đà người Trung Quốc bành trướng khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, có mặt trong mọi lĩnh vực và nơi nào họ có mặt thì người dân điêu đứng, mệt mỏi, tuyệt vọng… Trách nhiệm này thuộc về ai? Và để cho kẻ bành trướng ám hại nhân dân có phải là một tội ác có tính phản động?!

Nhược điểm kinh tế VN

Sau một cái Tết khá ảm đạm, dân Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế trong năm con rắn. Người Việt năm nay ăn Tết có vẻ kém khởi sắc và mối lo về kinh tế sẽ lại sớm trở về ám ảnh mọi người. Nhưng đâu là vấn đề, đâu là giải pháp và ai có trách nhiệm giải quyết?

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2013-02-14
Cho-truyen-thong-_-Rau-qua-_-1-305.jpg
Một khu chợ vỉa hè ở Hà Nội  -RFA photo

Thực trạng

Vũ Hoàng: Xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên của mục Diễn đàn Kinh tế vào năm Quý Tỵ. Thưa ông, dù nhiều người còn nghỉ Tết tại Việt Nam, sinh hoạt lễ lạt năm nay có vẻ kém khởi sắc và mối lo về kinh tế sẽ lại sớm trở về ám ảnh mọi người. Trong chương trình đầu tiên của năm con rắn, xin đề nghị ông phân tích các vấn đề gì ông đánh giá là quan trọng nhất cho nền kinh tế của Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, tôi xin được kính chào quý thính giả gần xa của chúng ta, nhất là ở tại Việt Nam.
Về câu hỏi của ông, tôi xin nhắc tới một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới với sự tham gia của giới hữu trách tại Việt Nam, được thực hiện năm ngoái nhưng vẫn có giá trị khá biểu hiện về tâm tư của người dân ở trong nước. Kết quả khảo sát đã được Ngân hàng Thế giới phổ biến năm ngoái và nhắc lại trong báo cáo cuối năm 2012 về kinh tế Việt Nam.
Số là khi được hỏi về ba loại vấn đề họ cho là đáng lo nhất của Việt Nam, những người được thăm dò ý kiến nêu ra nhận định đáng chú ý. Trong 10 vấn đề được xem là đáng quan tâm nhất, chỉ có ba vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế. Đó là, đứng hạng nhất, vật giá gia tăng, với 44% cho là đáng lo nhất. Hai vấn đề kinh tế kia đứng chín và hạng 10 ở cuối bảng, đó là lợi tức và việc làm. Bảy vấn đề còn lại được nhiều người cho là đáng lo nhất đều ở ngoài lĩnh vực thuần túy kinh tế, mà thuộc trách nhiệm của nhà nước. Theo thứ tự từ cao đến thấp là 1) tai nạn giao thông, 2) vệ sinh thực phẩm, 3) tội ác xã hội, 4) tham nhũng, 5) ô nhiễm môi sinh, 6) phẩm chất của dịch vụ y tế, và 7) phẩm chất của giáo dục. Tôi xin được nêu vài nhận xét về cuộc khảo sát này.
Vũ Hoàng: Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên về cuộc khảo sát ấy, ông nhận xét thấy như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người lạc quan chỉ nhìn thấy ly nước đã đầy một nửa mà không nói đến cái phần nửa vơi, thì cho là trong năm 2011 và đầu năm 2012, tình hình kinh tế đã có cải thiện nên người dân chỉ chú ý đến ba loại vấn đề thuộc kinh tế, còn lại là bảy vấn đề thuộc về xã hội! Riêng về chuyện đáng lo nhất của họ là vật giá gia tăng thì ta nhớ lạm phát đã hoành hành mạnh và lên tới đỉnh cao là 23% vào giữa năm 2011 nên đầu năm 2012 mới là vấn đề đáng ngại, chứ ngày nay thì người ta có thể còn lạc quan hơn thế dù sự thật sẽ không hẳn tốt đẹp như vậy!
Và bước sang bảy loại vấn đề xã hội mà nhiều người cho là đáng ngại nhất như tôi vừa nhắc lại ở trên, ta thấy trật tự và an toàn xã hội là những mối bận tâm thiết thực trước mắt. Điều này có thể hiểu được. Nhưng đáng chú ý hơn thế là loại vấn đề cơ bản mà lâu dài, như ô nhiễm môi sinh hay giáo dục bất cập thì lại có mức quan tâm thấp hơn. Và then chốt hơn vậy, an ninh quốc gia và an toàn lãnh thổ của Việt Nam lại không được nhắc đến. Vì sao lại như vậy?
Tôi lại nhớ đến cuộc khảo sát của một cơ quan Pháp vào năm kia, khi cho thấy người Việt Nam thuộc loại lạc quan nhất thế giới! Ta có thể nêu câu hỏi về cách thức tiến hành khảo sát và giá trị biểu trưng của dân số mẫu, hoặc về hiện tượng tâm lý khá phổ biến của xã hội loài người, là chối từ thực tế khi thực tế ấy đã thay đổi, một hiện tượng xuất phát đầu tiên từ lãnh đạo rồi mới thấm xuống người dân. Bây giờ chúng ta mới trở lại đề tài của mình, là các vấn đề kinh tế của Việt Nam. Tôi xin được phép nói về chuyện gần rồi mới đến chuyện sâu xa trong cốt tủy.

Viễn ảnh

Hang-tet_banh-keo-250.jpg
Bánh đậu xanh bán vào dịp tết tại một siêu thị ở Hà Nội. RFA photo
Vũ Hoàng: Nói về chuyện gần và viễn ảnh kinh tế của năm con rắn, ông thấy ra những gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam lệ thuộc vào thị trường quốc tế, và nếu xét theo hai tiêu chuẩn quan trọng là tỷ trọng của ngoại thương trong tổng sản lượng kinh tế và khối tiền tệ lưu hành so với tỷ số dự trữ ngân hàng, Việt Nam bị lệ thuộc nặng nhất khu vực Á châu Thái bình dương. Vậy mà năm nay thị trường quốc tế chưa khởi sắc sau năm năm èo uột và dù các nước đang phát triển tại Đông Á có hy vọng tăng trưởng khá nhất, tình hình chung của kinh tế toàn cầu vẫn chưa sáng sủa nên viễn ảnh kinh tế của Việt Nam vẫn là tăng trưởng thấp.
Xét vào chi tiết, năm qua, đà tăng trưởng sa sút có dấu hiệu đáng ngại nhất là trong khu vực chế biến vì không chỉ tăng trưởng chậm hơn mà còn thụt lùi. Và suy thoái nặng nhất là từ doanh nghiệp nhà nước. Nhưng hậu quả trầm trọng hơn thế là có tới 10 vạn doanh nghiệp tư nhân đã phá sản hoặc ngưng hoạt động, không trả thuế. Nghĩa là thất nghiệp sẽ là vấn đề. Vậy mà cuộc khảo sát mà ta vừa nói đến lại cho thấy chỉ có 15% những người được thăm dò ý kiến cho là đáng quan tâm, tức là vấn đề ít được chú ý nhất. Phải chăng, đấy là hiện tượng chối bỏ thực tế?
Vũ Hoàng: Ông chú ý đến hoàn cảnh bi quan của khu vực chế biến mà ta cũng biết là về cơ bản, Việt Nam đi vào công nghiệp hóa qua việc làm gia công để xuất khẩu ra ngoài. Nếu khu vực chế biến ấy lại sa sút thì hiển nhiên là ngoài nguy cơ thất nghiệp, ta còn thấy ra đà sút kém về ngành ráp chế cho xuất khẩu. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đáng ngẫm hơn thế là năm qua, Việt Nam lại đạt mức xuất khẩu cao bất ngờ mà không chỉ nhờ bán dầu thô và dầu thô lại có giá. Nhìn sâu hơn vào cơ cấu của số hàng bán ra ngoài, ta thấy ra nhiều vấn đề như mặt trái của bức tranh màu hồng.
Thứ nhất, về nông sản và lương thực như cà phê hay gạo thì lượng có tăng mà giá không tăng nên mối lợi thật ra chỉ là tương đối. Quan trọng và đau buồn hơn vậy là Việt Nam xuất khẩu gạo rất mạnh và có thể vượt qua Thái Lan mà nông dân lại không được hưởng kết quả vì nguồn lợi lại nằm trong tay các công ty thu mua và xuất cảng, thuộc khu vực nhà nước.
Vũ Hoàng: Ông nêu ra nhận xét đáng chú ý và phản ảnh sự ưu lo của nhiều người khi nói đến số phận nông dân Việt Nam, ngoài cái nạn bị cướp đất mà không được bồi thường thoả đáng.
Từ hai năm nay, người ta đã nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc gì cụ thể trong thực tế, có thể là vì những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa Việt Nam có thể vượt Thái Lan để thành nước xuất khẩu gạo số một mà nông gia vẫn bị thiệt ở gốc trong khi các cơ sở của nhà nước ở ngọn thì chiếm lợi thế.
Thứ hai, về cơ cấu, sức xuất khẩu mạnh nhất là từ ngành chế biến áo quần, giày dép và đồ gỗ hay cơ phận điện tử như máy tính, điện thoại. Nhưng loại sản phẩm hạ đẳng và thâm dụng nhân công vì cần nhiều lao động như áo quần giày dép hay đồ gỗ, lại tùy thuộc vào nhập lượng mua từ bên ngoài nên trị giá đóng góp của Việt Nam thật ra chưa cao. Tức là ta vẫn làm gia công cho thiên hạ và muốn bán nhiều thì phải mua nhiều và lệ thuộc vào sức mua của thiên hạ.
Thứ ba, loại sản phẩm gọi là cao kỹ, vì đòi hỏi kỹ thuật cao, như linh kiện điện tử hay phụ tùng điện thoại vẫn chỉ là gia công mà ít khả năng chuyển giao công nghệ tỏa rộng cho cả xã hội để doanh nghiệp Việt Nam cũng học được nghề mà bước lên trình độ sản xuất có giá trị đóng góp cao hơn. Nôm na thì mình vẫn chỉ là khâu phụ, kiếm tiền ít hơn và còn chịu thiệt khi thiên hạ tìm ra nguồn cung cấp rẻ hơn.
Đã vậy và đây là vấn đề đáng quan ngại cho những ai làm chính sách là trong đà gia tăng của xuất khẩu nhờ bắp thịt hơn trí não, loại doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc lại chiếm đa số. Về kim ngạch, khu vực nội địa chỉ được có hơn 37%, và trong khu vực này, ta kể cả dầu khí nằm trong tay các tập đoàn nhà nước, chứ tư doanh nội địa thì còn yếu. Xét cho kỹ hơn, ta còn thấy ra một vấn đề khác là dù xuất khẩu của các doanh nghiệp nói chung có tăng thì phần của doanh nghiệp nhà nước lại giảm! Đây là loại vấn đề nằm trong cơ cấu kinh tế và chính trị.
Dù được coi là khu vực chủ đạo về kinh tế nên được ưu tiên nâng đỡ, doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ít hiệu năng, kém sức cạnh tranh, là con nợ như con nghiện và trở thành hang ổ của tham nhũng. Từ hai năm nay, người ta đã nói yêu cầu cải tổ doanh nghiệp nhà nước mà chưa thấy làm việc gì cụ thể trong thực tế, có thể là vì những mắc mứu về quyền lợi ở trên cùng.

Trách nhiệm thuộc về ai

000_Hkg8119375-250.jpg
Phòng giao dịch chứng khoán Sacombank ảm đạm hôm 20/12/2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Đó là về lĩnh vực sản xuất, chứ trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng thì các chuyên gia kinh tế tại Việt Nam cũng đang báo động về sự yếu kém và những khoản nợ sẽ mất mà chẳng ai biết là bao nhiêu và ai sẽ chịu thiệt. Ông nghĩ sao về tình trạng này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu tạm lấy cơ thể học mà so sánh thì ta có thể nghĩ tới tập đoàn nhà nước như bộ xương sống vì chính quyền muốn vậy. Nó không cân bằng và thiếu sức chịu đựng. Còn tư doanh thì cũng tựa như bắp thịt để tạo ra sự chuyển động trong sinh hoạt và hệ thống ngân hàng là bộ phận tuần hoàn có chức năng bơm máu cho cơ thể. Hệ tuần hoàn ấy bị ô nhiễm vì các khoản nợ xấu, khó đòi nên sẽ mất. Mà khi nó chỉ bơm máu cho cơ sở nào có quan hệ tốt thì đấy là một vấn đề.
Vì hậu quả là ngày nay nhiều doanh nghiệp bị thiếu máu vì vay không được nên lâm vào cảnh gọi là chết lâm sàng. Trong khi ấy vì ngân hàng lại bơm tiền vào nghiệp vụ đầu cơ về cổ phiếu và bất động sản nên mới bị gánh nợ xấu và gieo họa cho cả nền kinh tế. Nhưng toàn bộ vấn đề của cơ thể suy nhược này nằm tại bộ não, nằm trong hệ thống chính trị vì đã để xảy ra tình trạng nguy ngập này mà không chịu cải sửa.
Vũ Hoàng: Vì thời lượng có hạn, chúng ta sẽ quay trở lại bộ máu tuần hoàn là tiền bạc của nền kinh tế Việt Nam, nhưng tạm tổng kết cho chương trình hôm nay, ông nghĩ loại vấn đề nào mới là trầm trọng nhất?
Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đã biết vì được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những gì cần cải tổ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vừa qua, chúng ta đã có năm chương trình liên tiếp về các yếu tố đem lại sự thịnh vượng cho các quốc gia và về những vấn đề gây ra sự nghèo khốn. Câu kết luận của hôm nay là dân Việt Nam vẫn còn nghèo và nếu xét theo tiêu chuẩn của quốc tế để đánh giá mức độ nghèo khốn thì thật ra còn nghèo hơn người ta thường nghĩ. Và sau hai thập niên bất cập với quá nhiều vấn đề mà tiết mục chuyên đề này đã phân tích từ 16 năm qua, kể từ Tết Đinh Sửu 1997, việc giải quyết nạn nghèo đòi ấy thật ra sẽ khó khăn hơn trong giai đoạn tới và nếu không khéo thì Việt Nam còn tụt lui vào hố sâu nghèo khổ của năm xưa. Trách nhiệm thuộc về chính quyền, là cơ chế vốn dĩ đã biết vì được quốc tế khuyến cáo từ 20 năm nay về những gì cần cải tổ. Cơ chế này ngần ngại cải cách và không chịu trưởng thành vì chỉ lo cho sự tồn tại của chính nó, với cái giá là người khác phải trả.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi đầu năm.

Phỏng vấn ông Scott Busby Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao HK từ Geneve

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Genève
Phòng họp của Hội đồng Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) văn phòng ở Geneva.
Phòng họp của Hội đồng Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) văn phòng ở Geneva. -AFP
Nghe bài này
Hội đồng Nhân quyền LHQ đang họp khoá thứ 25 tại Genève từ ngày 3 đến 28 tháng 3 năm nay. Bên lề cuộc họp LHQ thường có những hội nghị quan trọng trên những vấn đề nhân quyền trong thế giới. Từ Genève, phóng viên Ỷ Lan gởi về bài tường thuật như sau:
Ngày thứ ba, 11 tháng Ba vừa qua tại toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Genève, chính phủ Hoa Kỳ cùng với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã họp hội nghị để thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng. Đặt dưới quyền chủ toạ của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, và bà Maria Leissner, Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Bà cũng là cựu Đại sứ Thuỵ Điển cho Dân chủ.
Tham dự hội nghị còn có Tiến sĩ Tomicah Tillerman, Cố vấn tối cao về xã hội dân sự và các quốc gia dân chủ đang lên của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, đại diện các chính phủ Canada, Thuỵ Điển, Nhật bản, Ý Đại Lợi, Ba Lan, Uruguay, Mongolia và Moldovia, cùng đại diện các xã hội dân sự, như đại diện Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam đồng thời cũng là Uỷ viên Ban Thường vụ Quốc tế các tổ chức Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ.
Nhân dịp này, chúng tôi phỏng vấn ông Scott Bubsby để hiểu rõ hơn cơ cấu mới bảo vệ và thăng tiến tự do ngôn luận và tự do tư tưởng trong thế giới.
Ỷ Lan : Thưa ông Scott Busby, là Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông đến Genève tham dự Hội đồng Nhân quyền LHQ. Hôm thứ ba vừa qua ông lại chủ toạ Hội nghị với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ để thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng. Xin ông cho biết rõ về sáng kiến này ?
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC.
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC.
Scott Busby : Vâng, hôm thứ ba, thông qua Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, chúng tôi thành lập Nhóm Hành động nhắm vào việc thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng. Đây là kết quả mà Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ lấy quyết định hồi tháng sáu năm ngoái, để thực hiện việc này một cách đồng bộ. Cuộc hội nghị tại Genève là cú “kích bật” cho việc thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng.
Trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã có một số Nhóm Hành động trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ, Nhóm Hành động thăng tiến Xã hội dân sự, một nhóm khác cho vấn đề quản lý tốt quốc gia…Nhưng cho đến nay, chưa có Nhóm Hành động cho Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng, nên chúng tôi đồng ý là phải cho ra đời nhóm mới quan trọng này
Scott Busby
Ỷ Lan : Xin ông vui lòng giải thích ngắn gọn Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là gì ? và Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng sẽ làm gì, thưa ông ?
Scott Busby : Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là một nhóm quốc gia có trên 100 chính phủ họp nhau hơn một thập kỷ vừa qua để thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu. Trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã có một số Nhóm Hành động trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ, Nhóm Hành động thăng tiến Xã hội dân sự, một nhóm khác cho vấn đề quản lý tốt quốc gia, và nhiều nhóm cho những vấn đề khác. Nhưng cho đến nay, chưa có Nhóm Hành động cho Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng, nên chúng tôi đồng ý là phải cho ra đời nhóm mới quan trọng này.
Ỷ Lan : Vì sao Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ quan tâm tới vấn đề tự do ngôn luận và tư tưởng, thưa ông ?
Scott Busby : Tôi nghĩ rằng đã có một số chính phủ nhận ra rằng đang có sự đe doạ khủng khiếp đối với hoặc thông qua những điều luật hạn chế tự do ngôn luận, ví dụ như điều luật về báng bổ khiến cho việc thảo luận về tôn giáo trở thành bất hợp pháp, và các cuộc đàn áp chống đối khả năng phát biểu ý kiến của nhân dân trên trực tuyến hay ngoài luồng.
Ỷ Lan : Liệu Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng chỉ hoạt động trong các quốc gia dân chủ mà thôi, hay cũng quan tâm tới vấn nạn của những nước chưa có dân chủ ?
Sự kiện chính quyền VN thông qua Nghị định 72 hạn chế thông tin trên Internet, là điều chúng tôi quan ngại, hay các điều luật xử phạt những ai bị xem “xâm phạm an ninh quốc gia”. Chúng tôi quan ngại cho những điều luật như thế được sử dụng rộng rãi, mà kết quả là sự hạn chế tự do ngôn luận tại VN
Scott Busby
Scott Busby : Nhóm Hành động quan tâm tới mọi vấn nạn trong bất cứ quốc gia nào. Bất cứ ở đâu có sự đe doạ cho tự do ngôn luận, không chỉ riêng tại các quốc gia dân chủ, mà kể cả các quốc gia chưa có dân chủ. Bất cứ quốc gia nào áp dụng những bộ luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tiếp diễn chính sách hạn chế tự do ngôn luận, hay quốc gia nào đang có số đông những vụ bắt bớ hay hành xử chống lại tự do ngôn luận. Mục đích của Nhóm Hành động là trực tiếp nói thẳng với chính phủ của các quốc gia nào đang có sự đe doạ cho tự do ngôn luận.
Ỷ Lan : Hoa Kỳ chủ trì Nhóm Hành động này phải không thưa ông ? Còn có quốc gia nào khác tham dự vào Nhóm Hành động hay không ?
Scott Busby : Chính phủ Hoa Kỳ là Đồng chủ tịch của Nhóm Hành động với chính phủ Uruguay, và như thế chúng tôi cộng tác chung để thực hiện sự uỷ thác của Nhóm Hành động. Hiện nay các quốc gia có chân trong Nhóm Hành động là Canada, Ý Đại Lợi, Moldova, Ba Lan, và Thuỵ Điển. Và chúng tôi cũng có sự góp mặt của một số đại diện của xã hội dân sự là những chuyên gia về vấn đề tự do ngôn luận và tư tưởng.
Ỷ Lan : Xin hỏi ông một câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ phát về Việt Nam, là quốc gia mà ông đã có dịp đến thăm nhiều lần. Ông có quan tâm gì tới vấn đề tự do ngôn luận và tư tưởng tại Việt Nam không ?
Scott Busby : Đương nhiên, vấn đề tự do ngôn luận và tự do tư tưởng  là mối quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đã ghi nhận với sự quan ngại những cuộc bắt bớ và đàn áp các bloggers và những nhà hoạt động khác khi họ phát biểu những lời phê phán chính quyền. Chúng tôi đã nói thẳng các mối quan ngại này với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi cũng quan tâm tới các điều luật hay các quy định được sử dụng để hạn chế tự do ngôn luận. Như sự kiện chính quyền Việt Nam thông qua Nghị định 72 hạn chế thông tin trên Internet, là điều chúng tôi quan ngại, hay các điều luật xử phạt những ai bị xem “xâm phạm an ninh quốc gia”. Chúng tôi quan ngại cho những điều luật như thế được sử dụng rộng rãi, mà kết quả là sự hạn chế tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Ỷ Lan : Như vậy thì ông nghĩ rằng Nhóm Hành động mới sẽ quan tâm tới những vấn nạn như thế trong nhiệm kỳ của mình ?
Scott Busby : Vâng. Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia mà Nhóm Hành động sẽ phải hoạt động.
Ỷ Lan : Xin cám ơn ông Scott Busby.

Nguyễn Việt Trung - Dân tộc Ucraine và tương lai

Tôi đã đọc rất nhiều ý kiến của về Ucraine, cũng muốn nói lên ý kiến của mình nhưng quả thật thời gian này có ít thời gian quá. Tôi là người làm ăn, với tình hình Ucraine như thế này phải lo lắng cho tương lai nhiều thứ, phải nghĩ đến chuyển đổi, cơ cấu lại công việc, lo lắng chuyện học hành của con cái đầu tiên đã. Sống ở giữa trung tâm châu Âu vào thế kỷ 21, tôi cũng như nhiều người khác không thể ngờ rằng một ngày mảnh đất tôi đang sống lại cận kề chiến tranh đến vậy.

Hôm nay tôi có thời gian để viết tiếp về cái nhìn của tôi về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ucraine. Tôi vẫn luôn cho rằng: sự khẳng định chắc chắn mọi sự việc chỉ là thói quen của những kẻ hồ đồ mà thôi. Ở đây tôi chỉ nói lên quan điểm của mình. Tôi là một người yêu thích và nghiên cứu về Triết học và Lịch sử, vì vậy những quan điểm, suy nghĩ của tôi về những sự kiện chính trị đôi lúc thiên về tính triết học, có thể không " chính trị" lắm. Cũng chính vì vậy tôi không quan tâm lắm đến sự chính xác tuyệt đối của tin tức, số liệu. ... Chúng ta đều biết tin tức nhiều khi do các phương tiện khác nhau đưa ra, nhiều khi với những ý đồ rất khác nhau. Tôi cho rằng quan trọng của một bài viết không phải là những thông tin cụ thể hay số liệu nào, quan trọng là những thông điệp trong đó, ý nghĩ trong đó, quan trọng là sau khi đọc xong bạn cảm thấy như thế nào. Có thể những suy nghĩ của tôi không giống những điều nguời ta viết, nhưng các bạn hãy tin rằng đó là một cách nhìn của một người đã đọc và suy nghĩ rất kỹ.


1. Vấn đề Putin và nước Nga

Có thể ai đó cho rằng trong vấn đề xung đột giữa Nga và Ucraine tôi đã đi vào vấn đề cá nhân Putin. Tôi thì suy nghĩ như thế này: ở những nước văn minh, vai trò của cá nhân (kể cả nguyên thủ) không lớn. Họ thường đại diện cho đa số dân chúng và dân tộc đó. Vì vậy một hành động của đất nước được coi là hành động của cả nước, những thông điệp từ nước đó là thông điệp của cả nước. Ở những nước độc tài, vai trò của cá nhân (đặc biệt là nguyên thủ Quốc gia) nhiều khi đóng vai trò then chốt, vì vậy nếu nói về chính sách của nước Nga, chúng ta phải nói về Putin.

Tôi rất tiếc nếu có làm hỏng hình tượng Putin trong ai đó, nhưng tôi luôn nghĩ rằng: mẫu hình lãnh đạo như Putin chỉ hợp với thế kỷ 19 mà thôi, bây giờ chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 rồi. Ở phương diện một người đàn ông, Putin có thể là một người đàn ông Nga tốt điển hình, nam tính, dũng cảm, giầu có... nhưng lãnh tụ một nước lớn như nước Nga thì nguy hiểm. Tôi vẫn luôn cho rằng ở thế kỷ 21 này nước Nga với Putin và Trung Quốc là hai hiểm họa nếu thế giới không có biện pháp gì.

Nếu nói nuớc Nga độc tài sẽ có ý kiến cho rằng nước Nga Tư Bản, đa nguyên... tại sao lại gọi là chế độ độc tài? Tôi nghĩ rằng chế độ độc tài bây giờ khác xa ngày xưa rồi. Bây giờ nó mang một khuôn mặt khác. Tôi thì tôi cho rằng nước Nga thời Putin và Ucraine thời Yanukovich là điển hình của những chế độ độc tài thời mới. Một chế độ độc tài của châu Âu nó sẽ mang màu sắc châu Âu, trông thì có vẻ văn minh nhưng bản chất thì không khác gì những chế độ độc tài ở những châu lục kém phát triển hơn.

Người ta nói nước Nga có những đảng phái chính trị khác nhau. Vấn đề là những Đảng nào thực sự có cạnh tranh sẽ bị tìm cách đàn áp, thủ lĩnh của họ bị bắt giữ và sẽ bị gán cho những tội danh để vào tù mà suy nghĩ. Để cho vườn hoa chính trị thêm đẹp, tiền sẽ được chi ra để dựng nên những đảng nghe có vẻ đối lập, thỉnh thoảng phê phán chính quyền nhưng thực sự là con rối kiểu như đảng của Zirinovski.

Truyền thông tự do ư? Rất đơn giản chủ sở hữu một số kênh truyền hình sẽ bị ép phải bán cho nhà nước, một số kênh sẽ do vài chủ sử hữu "con rối" mua, thỉnh thoảng phải có " phê phán chính quyền dưới sự kiểm duyệt".

Để có thể độc quyền về chính trị cần có tiền. Những tài phiệt nào ngoan ngoãn đóng góp sẽ được yên ổn làm ăn, những tài phiệt nào chống đối sẽ bị trừng phạt, tù đầy thông qua hệ thống luật pháp bị thao túng và giật dây. Khodorkovski là một thí dụ điển hình. Đã từng là người giầu nhất nước Nga, ông ta lúc đó ngây thơ nghĩ rằng nước Nga đã thay đổi, vì vậy cố gắng xây dựng một công ty được đánh giá là " sạch" nhất nước Nga, thuê các chuyên gia kinh tế nước ngoài hàng đầu, trong đó có cả các quan chức cao cấp của tây Âu về làm việc. .. để rồi cuối cùng bị đem ra xử hết tội này đến tội khác... ngồi tù bao năm trời, và có lẽ sẽ ngồi mãi mãi nếu không "cúi đầu" làm đơn xin ân xá vừa rồi. Ở những đất nước như thế này, những người dân bình thường không khác gì nô lệ. Vì cả xã hội là tham nhũng và vi phạm pháp luật. Nên nếu muốn làm được việc hay thành công trong cuộc sống anh sẽ buộc phải vi phạm luật pháp. Anh càng giỏi thì sự vi phạm của anh càng ở mức độ lớn. Chính quyền khi cần có thể xử anh theo phương thức lựa chọn, và cả cuộc đời anh sẽ hỏng. Nếu không có hệ thống tham nhũng và chính quyền như vậy, anh có thể dùng khả năng của anh để làm mọi thứ mà không cần vi phạm pháp luật. Đấy là cả một cái lưới lớn bùng nhùng mà những người dân bình thường giẫy dụa không có đường ra.

Cũng phải nói thêm rằng nước Nga là một nước rất đặc biệt. Chế độ nông nô Nga (một hình thức chiếm hữu nô lệ) tồn tại rất lâu và chỉ mới được xoá vào thế kỷ 19. Vào thế kỷ 17 nô lệ (những nông nô Nga)còn bị bán khắp nơi, ở các thời khác nhau có từ 50% đến 75% người Nga là nông nô (nô lệ). Không giống như hình thức chiếm hữu nô lệ thời cổ đại cũng như các hình thức chiếm hữu nô lệ ở các nơi khác trên thế giới, những người nông nô Nga được sử dụng như nô lệ, có luật lệ rõ ràng hạn chế những quyền cơ bản của con người, nhưng trong các giấy tờ nhà nước thì vẫn gọi họ là các Công Dân. Nông nô Nga không phải là tù binh, không phải là những người bị mua ở đâu về, mà chính là những con người cùng chủng tộc với giới Quí Tộc, Vua chúa Nga.Họ là những người lao động chính của xã hội, những người lính chiến đấu vì Tổ Quốc, nhưng quyền của họ thì như nô lệ. Năm 1861 Sa Hoàng Alekcandr 3 ký lệnh giải phóng nông nô, những kẻ không hài lòng đã ám sát ông ta bằng bom. Ở nước Nga chuyên chế thời kỳ nào cũng vậy không có hành động tốt đẹp nào mà không bị trừng phạt thích đáng!

Các bạn có liên hệ gì giữa một nước Nga thời thế kỷ 19 và bây giờ không? Tôi thì thấy không khác gì mấy: cũng những mỹ từ tốt đẹp văn minh, dân chủ cho toàn dân nhưng thực chất cuộc sống nghèo đói, bóp nghẹt về tư tưởng. Có phải Chủ Nô không khi Tổng Thống và tầng lớp thống trị (các quan chức chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã...., các quan chức đại diện cho luật pháp, chính quyền khắp các cấp, khắp mọi nơi) tự cho mình quyền sinh, quyền sát và tham nhũng vô độ, sống vương giả không khác gì quí tộc thời xưa? Có phải Nô Lệ không khi cuộc sống đói nghèo, chỉ được nghe những gì chính quyền nói và nói những gì chính quyền muốn nghe ? Có phải Chủ Nô không khi nắm hoàn toàn hệ thống pháp luật và tự quyết định ai phải sống trong tù? Có phải Chủ Nô không khi bộ máy cầm quyền chỉ gồm con cháu mình hoặc người thân cận của mình?

Người dân Nga bao năm dưới chế độ nông nô, đối với họ Tự Do và Phẩm Giá con người có thể vẫn là khái niệm còn chưa rõ ràng lắm, người dân miền Đông Ucraine cũng vậy. Người dân miền Tây và miền Trung Tâm Ucraine đã đấu tranh cho tự do và phẩm giá con người từ rất lâu, có lẽ họ hiểu thế nào là dư vị của những khái niệm đó. Nhiều trí thức Nga hôm nay thốt lên rằng: chúng tôi ghen tỵ với những người bạn Ucraine! Cũng cần nói thêm rằng theo thống kê của OOH nước Nga chiếm vị trí thứ nhất thế giới về tài nguyên thiên nhiên, trong đó chiếm vị trí đầu bảng về trữ lượng và xuất khẩu những tài nguyên như: gas tự nhiên, vàng, kim cương, platinum, bạc, than, tài nguyên rừng. ... nhưng lại đứng thứ nhất về dùng ma tuý, đứng thứ 67 về mức sống, thứ 127 về sức khoẻ cộng đồng, thứ 159 về quyền chính trị và tự do. Một câu hỏi: TIỀN ĐI ĐÂU? Một đất nước như vậy có xứng đáng là cường quốc, thành một hình mẫu cho một số nước (dù là nhỏ) hướng tới không?

2. Thế giới và các cuộc Cách Mạng vì quyền Công Dân

Tôi không cho rằng các hệ tư tưởng là hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, nhưng tôi có một niềm tin rằng thế giới càng ngày càng phải vươn lên để có các thể chế chính quyền tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, văn minh hơn cho người dân của mình. Quan trọng là xu hướng thôi. Các nước Tư Bản đã thay đổi rất nhiều (theo hướng tốt) khi xuất hiện các nước xã hội chủ nghĩa. Ở phương Tây bây giờ người ta rất chuộng " Tư Bản Luận " của Karl Mark, những tư tưởng của Khổng Tử được người ta nghiên cứu để áp dụng. Thế giới muốn hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn, hướng đến một thể chế quản lý nhà nước công minh, hoàn hảo hơn. Đối với tôi không quan trọng là thể chế đó, chế độ đó mang mầu sắc gì, quan trọng là một chế độ vì quyền lợi Công Dân.

Nhiều người cho rằng xung đột ở Ucraine sẽ làm cho thế giới quay lại cuộc chiến tranh lạnh. Tôi thì nghĩ rằng sẽ không bao giờ có điều đó. Không còn 2 phe với 2 ý thức hệ và hệ tư tưởng khác nhau nữa. Dường như giá trị của các quốc gia giống nhau: dân chủ, bình đẳng, cuộc sống hạnh phúc về vật chất và tinh thần cho mọi người dân (ít nhất các chính phủ đều tuyên bố như vậy).

Nhưng tôi cho rằng thế giới hiện nay vẫn phân ra làm hai nhóm nước khác nhau: một bên là các nước tiên tiến, văn minh. Trong thể chế chính quyền của họ cũng còn rất nhiều những điều chưa hợp lý, chưa công bằng nhưng chính phủ của họ hướng đến và thực sự muốn làm cho cuộc sống ở các Quốc gia đó văn minh, dân chủ.... Một bên là những nước cũng giương ra những khẩu hiệu dân chủ, công bằng... nhưng thực chất duy trì chế độ độc tài để dễ bề lũng đoạn xã hội, tham nhũng.... Thực ra điều quan tâm lớn nhất của lãnh đạo những nước nhóm này là giữ được quyền lực và cùng với nó là rất nhiều đặc quyền, đặc lợi cho họ và nhóm của họ mà thôi.

Đặc điểm của những nước nhóm 1 là: đất nước vững mạnh trên mọi phương diện, thu nhập của dân cao, xã hội dân chủ, văn minh thật sự, hệ thống luật pháp độc lập, các vị trí lãnh đạo trong xã hội đều mở cho bất kỳ ai có khả năng. Tổng Thống, Thủ Tướng và các quan chức cao cấp hưởng theo qui định, khi nghỉ hưu thường đi giảng bài trong các trường đại học hoặc viết sách.

Đặc điểm của những nước nhóm 2 là: đất nước lạc hậu, đời sống người dân thấp, không có dân chủ, hệ thống luật pháp do tầng lớp cầm quyền nắm, các vị trí lãnh đạo trong xã hội chỉ giành cho con em hoặc những người của mình. Tổng thống, thủ tướng và các quan chức cao cấp lương thấp nhưng giầu có vô cùng (tài sản của Putin khoảng 120 tỷ $, Ianukovich trong mấy năm cũng bòn rút của dân Ucraine hơn 10 tỷ $. ....), khi nghỉ hưu thì không ai thuê họ giảng bài cả vì ít ai cần học kỹ nghệ tham nhũng, hơn nữa họ cần gì tiền vì đã quá giầu. (câu chuyện cuộc đời mục đích có phải vì tiền không, và nói chung là ý nghĩa cuộc sống thì tôi sẽ xin được nói ở bài khác)

Nhân dân của các nước nhóm 2 khi đã đủ ý thức tự do, đủ bản lĩnh chính trị thì đương nhiên sẽ hướng đến nhóm 1. Tầng lớp lãnh đạo thối nát thì tìm mọi cách để cản trở quá trình này. Họ kết thân với những nước giống họ. Ianukovich tại sao không muốn ký thoả thuận với châu Âu ? Đơn giản vì lúc đó ai cho ông ta và tầng lớp như ông ta ăn cắp vô độ, châu Âu sẽ không để ông ta biến hệ thống toà án, pháp luật thành bù nhìn, biến đất nước thành công ty nhà mình, ông ta sẽ không thể gian lận phiếu khi bầu cử

Đã qua rồi thời kỳ người dân làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo, thời kỳ bây giờ người ta làm cách mạng vì phẩm giá con người, vì những giá trị công dân. " Cách mạng hoa hồng", " cách mạng Cam", " Mùa xuân Ả Rập". ....., cái tên người ta đặt cho có thể khác nhau, nhưng tôi gọi chung là: Cách mạng vì quyền công dân. Khi tự do, dân chủ, những giá trị tinh thần cao cả bị chà đạp, khi chính quyền coi dân như cỏ rác, khi nham nhũng tràn lan....thì người dân (không quan trọng là nước đó thuộc thể chế nào) sẽ đứng lên đòi quyền Công Dân của mình. Người ta phân tích, mổ xẻ xem đứng đằng sau các cuộc Cách Mạng, sau những người biểu tình là ai, là thế lực nào. Đúng, phải có những thế lực giúp đỡ hoặc đứng đằng sau họ. Suy cho cùng thì bất kỳ hành vi nào, của bất kỳ ai cũng vì một cái gì đó. Vì vậy, các quốc gia, các tổ chức đương nhiên phải có mục đích của mình. Nhưng động lực lớn nhất của các cuộc cách mạng vẫn là nhân dân của nước đó với số lượng đủ lớn cảm thấy không thể chịu nổi phải đứng lên. Nếu chỉ cần sự giúp đỡ từ bên ngoài thì có lẽ chế độ Triều Tiên đã bị hất bay từ lâu rồi, quan trọng là thái độ của dân Triều Tiên với chế độ đó. Xưa kia người ta làm cách mạng vì không có gì để mất, ngày nay những người làm cách mạng không phải là tầng lớp nghèo đói, mà là tầng lớp trung lưu có tri thức, họ có nhiều thứ để mất nhưng họ vẫn làm vì những giá trị tinh thần cao cả và vì tương lai của con cháu họ. Một điểm khác của cuộc cách mạng ngày hôm nay là vai trò vô cùng quan trọng của internet, của các mạng xã hội.Cuộc cách mạng ở Maidan vừa rồi cũng như vậy, nhân dân đứng lên không phải vì một đảng phái chính trị nào. Khi bà Timosenko, lãnh đạo của Đảng đối lập lớn nhất bị bắt, chỉ có vài trăm người xuống đường. Khi chính quyền tham nhũng vô độ, bóp nghẹt người dân, lừa dối nhân dân, độc quyền về các vị trí lãnh đạo, cướp bóc tài sản của các doanh nghiêp, không tính đến tiếng nói của dân.... mà giọt nước tràn ly là dùng cảnh sát vũ trang đàn áp những sinh viên biểu tình hòa bình ngày 30-11-2013 thì hàng triệu người đã ra Quảng trường.

Đôi khi những chiêu bài như thế giới cần đa cực... cũng chỉ để che giấu ý định cản trở sự tiến bộ của nhân loại về thể chế nhà nước.Vì còn nhiều người tin vào điều đó nên vào thế kỷ 21 vẫn tồn tại những thể chế chính trị lạc hậu và tham nhũng. Tôi không thích nước Nga của Putin không phải vì nước Nga đem quân xâm chiếm mảnh đất nơi tôi đang sinh sống. Vấn đè là ở chỗ lịch sử nhân loại hàng nghìn năm nay là cuộc đấu tranh không nghỉ để hướng tới một xã hội văn minh hơn, công bằng hơn, một thể chế chính trị để bảo đảm quyền cơ bản của người dân. Hôm nay nước Nga với Putin chính là sự cản trở lớn nhất. Cuộc đấu tranh này không phải để loại bỏ một thể chế, loại hình chính trị, mà là một cuộc đấu tranh về mô hình quản lý nhà nước tốt đẹp (kể cả mô hình của những nước được coi là văn minh nếu không công bằng.... thì dân chúng cũng phải đấu tranh).

Nga xâm lược Ucraine vì muốn lấy lại Crimea chăng? Vì muốn lập một liên minh Á-Âu lấy Ucraine là hạt nhân chăng? Vì muốn cản trở phương Tây và NATO đông tiến chăng? Vì muốn chứng tỏ vị trí cường quốc của mình trên thế giới và muốn chứng tỏ ai là chủ nhà ở vùng Liên Xô cũ chăng?. .... Đúng và có thể vì nhiều lý do khác nữa. Nhưng tôi cho rằng lý do lớn nhất là do Putin sợ mất quyền lực độc tài. Hôm nay nếu cuộc cách mạng ở Ucraine thành công, ngày mai có thể sẽ là Uzebekistan, Kazakhstan, Belarussia.... và rồi một ngày người dân Nga cũng sẽ cảm thấy âm hưởng của ngọn gió Tự Do, lửa sẽ cháy ngay dưới chân tầng lớp lãnh đạo chà đạp chính dân tộc của mình.

3. Tương lai nào cho Ucraine

Sự thành bại của cuộc Cách Mạng ở Ucraine vì vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống chính quyền. Ở đây không chỉ quyết định số phận của người Ucraine nữa.

Năm 2004 ở Ucraine đã có cuộc cách mạng Cam xẩy ra. Dưới sự ủng hộ của Maidan với hàng triệu người tham gia ông Yusenco đã trở thành tổng thống. Biết bao mong chờ và hy vọng để rồi kết thúc bằng việc chính quyền thân Nga, tham nhũng của Yanukovich lại lên nắm quyền. Người ta nói ông Yusenco không đủ cứng rắn và không đủ bản lĩnh chính trị.

Tôi là một trong số ít người đến hôm nay vẫn cho rằng Yusenco có thể là lãnh tụ tốt nhất với dân tộc Ucraine, nhưng ông ta đã không gặp thời. Yusenco là người thực sự vì dân tộc, yêu nước, có đường lối chiến lược rất xa. Khi trở thành Tổng Thống ông ta đã đưa ra 4 chiến lược rõ ràng: vào NATO để chống sự xâm lược của Nga, con đường ký hiệp ước với châu Âu, ký hợp đồng khai thác khí gas ở biển Đen (theo tính toán trong vòng 4 năm Ucraine có thể đảm bảo 40 % nhu cầu gas, lúc đó sẽ ít phụ thuộc vào Nga), tạo các giá trị để đoàn kết dân tộc (đó là lý do chính chính quyền Yusenco không đi sâu vào chuyện trả thù những kẻ thù chính trị, ngay cả việc chính ông ta bị đầu độc diosin ông ta cũng sẵn sàng bỏ qua). Ngày hôm nay nhìn lại mới cay đắng thấy ông ta có một tấm lòng và một chiến lược xa như thế nào.

Tất cả các tính toán của Tổng Thống Yusenko đã bị phá bởi nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính là Timosenko. Năm 2004 tổng thống Kuchma trước khi về hưu để bảo vệ quyền lợi cho mình và gia đình mình đã thay đổi Hiến Pháp. Timosenko đã dùng chính điều này để phủ quyết mọi chính sách của Tổng Thống. Tôi luôn tin tưởng rằng một người đứng đầu một nhà nước có thể không cần tài năng lắm nhưng điều tiên quyết phải là người yêu nước đó, người vì dân tộc của nước đó. Timosenko là một con buôn chính trị. Đứng về phương diện con người bà ta là một phụ nữ có tài và sức làm việc phi thường, nhưng con buôn chính trị luôn đặt lợi ích của bản thân và của những người thân cận của mình trên cả lợi ích của dân tộc, đất nước.Timosenko sẽ là cản trở lớn của công cuộc tái thiết đất nước (trừ trường hợp bà ta đã thay đổi trong thời gian ở tù)

Chính quyền mới lên với bao khó khăn chồng chất, với rất nhiều con người thuộc Đảng của Timosenko, không có gì bảo đảm rằng họ sẽ thành công. Chính quyền mới đã kịp làm nhiều sai lầm, nhất là những việc liên quan đến trả thù cá nhân, nhưng có nhiều việc họ làm đáng để nhân dân hy vọng. Đôi khi đối với người dân Ucraine sau một chính quyền như chính quyền Yanukovich chỉ cần chính quyền mới không ăn cắp và tham nhũng đó đã là sự tiến bộ lớn rồi. Tôi tin rằng khi nhân dân thay đổi các chính trị gia cũng thay đổi, hơn nữa ở Ucraine bây giờ có lẽ đã hình thành 1 cơ chế kiểm tra của Nhân Dân, tôi gọi nó là " cơ chế Maidan " (nếu anh làm không đúng lòng dân thì Maidan sẽ lại cho anh xuống).

Nhân dân Ucraine đứng lên đấu tranh lật đổ 1 chế độ tham nhũng thối nát, hướng đến một chính quyền tự do hơn, dân chủ hơn, công bằng hơn. Cái giá phải trả có thể rất lớn, nhất là khi chống lại họ là một nhóm nước với những nhà lãnh đạo kiểu độc tài đứng đầu là nước Nga và những phần tử muốn duy trì chế độ cũ trong chính nước Ucraine. Máu đã đổ, Crimea có thể sẽ mất, các vùng miền Đông và Nam cũng gặp nguy hiểm, khi kẻ xâm lược Ucraine có vũ khí hạt nhân không biết điều gì sẽ xảy ra, cuộc sống có thể khó khăn hơn...nhưng con đường đã chọn không thể khác được. Năm 1956 tại Hungảy, Nhân Dân đã thua, năm 1968 tại Tiệp Khắc Nhân Dân đã thất bại, năm 1982 Nhân Dân Ba Lan đã bị đàn áp, nhưng năm 1989 Ba Lan đã chiến thắng, đưa đất nước vào những năm 90 tổng thu nhập quốc dân bằng Ucraine nhưng nay đã gấp 3 lần, tấm gương của Gruzia đưa một đất nước từ tham nhũng và lạc hậu thời Liên Xô thành một nước phát triển đến không ngờ còn đó. Thể chế chính quyền không thể đi ngược lịch sử. Dân tộc Ucraine như tái sinh, những ngày qua đã thấy rõ sức mạnh của tinh thần Ucraine. Nhiều người trên thế giới thông cảm với người Ucraine, rất nhiều người ở các quốc gia thuộc nhóm thứ 2 thương cảm cho họ, thương cảm cho cuộc sống yên lành bị phá vỡ... Không, người dân Ucraine không cần thương hại đâu, chính những người thương hại họ mới đáng thương ! Hy vọng rằng những giọt máu đã đổ trên Maidan như những tia lửa sẽ làm bùng lên lòng yêu nước của người dân Ucraine bao gồm cả những chính trị gia, và bao trái tim quả cảm sẽ rực cháy vì khát vọng cuồng nhiệt vươn tới tự do, phẩm giá và một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một dân tộc muốn đạt được tự do, công bằng, hạnh phúc phải vượt qua những trận bão táp!

Và biết đâu cuộc cách mạng tại Ucraine sẽ tạo ra những cơn bão ở những nơi mà tối tăm, tham nhũng,. ...., nơi bóng đêm của cuộc đời còn ngự trị. Tôi muốn trích mấy câu thơ của Maksim Gorki (một nhà văn, nhà thơ Nga cách mạng) trong " Bài ca chim báo bão" để tặng những người đã hy sinh tại Maidan và tất cả các bạn:

Trận bão sắp nổi lên rồi!

Ấy là chim báo bão ngang tàng

Đang kiêu hãnh bay lượn

Giữa các ánh chớp của mặt biển đang réo lên giận dữ...

Ấy là tiếng reo hò của sứ giả chiến thắng

Dữ dội hơn nữa....

Bão táp

hãy nổi lên!

P/s. Truyền thông Nga thường gọi người biểu tình tại Maidan là những kẻ khủng bố, phát xít. Truyền thông Nga cũng thường đưa tin (Putin cũng nói nhiều) về những người Nga là nạn nhân của các nhóm phát xít tại Ucraine.

Trong bài trước tôi đã đưa một đường link trong đó các bạn có thể nhìn thấy danh sách 100 người chết tại Maidan (hôm nay là 102 người), các bạn có thể thấy ảnh của từng người, tên họ, ngày tháng năm sinh, ở đâu, làm gì, tình trạng gia đình, hy sinh ở đâu. Các bạn xem họ có giống phát xít không ? Còn ở đâu có thể tìm thấy danh sách cụ thể về những người Nga nạn nhân ???? (không một nguồn nào đưa được thông tin cụ thể)

Thông tin rất nhiều nhưng quan trọng tôi nghĩ chúng ta tiếp nhận và phân tích theo logic của mình thôi thì mọi sự sẽ rõ ràng.
  (FB Nguyễn Việt Trung)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét