Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc - Sau 30 năm đổi mới: 8 “nút thắt” lớn cần tháo gỡ

Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc

000_Hkg5136889-305.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 03-07-2011.
AFP PHOTO
Tổ chức chính trị Việt Tân luôn khẳng định rằng công cuộc tranh đấu của họ từ xưa tới nay luôn giữ tôn chỉ “bất bạo động”. Đây là con đường duy nhất được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận đối với các cuộc tranh đấu đòi hỏi công lý, dân chủ, nhân quyền của người dân tại rất nhiều quốc gia. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm sách lược của tổ chức này đối với tinh thần “bất bạo động”. Tưởng cũng xin nhắc lại quan điểm của người được phỏng vấn hoàn toàn không nhất thiết là quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Nhiều phướng pháp đấu tranh bất bạo động

Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết trong rất nhiều hình thức đấu tranh bất bạo động ông chủ trương nên chọn hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay?

Lý Thái Hùng: Đúng như anh nói là có rất nhiều phướng pháp đấu tranh bất bạo động. Vì không có nhiều thì giờ để đi vào chi tiết từng phương pháp, nên chúng tôi xin chia sẻ một vài ý niệm về bất bạo động mà tôi nghĩ là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.

Trước hết, sở trường của chế độ cai trị hiện nay là bạo lực, bạo hành. Chúng ta phải chọn đấu trường nào mà những vũ khí bạo hành hoàn toàn vô dụng hay chỉ có tác dụng rất nhỏ. Dù căm phẫn hay tức giận cách mấy, chúng ta vẫn không thể chọn đấu trường bạo động vì đó là nơi mà bạo quyền có ưu thế tuyệt đối.

Kế đến, ưu thế của chúng ta là số đông, bao gồm cả những người đảng viên đảng Cộng sản Việt còn lương tâm và đang bất mãn tình hình hiện nay. Đa số đều thấy rõ là không có cách nào sửa chữa một chế độ độc tài ngoài việc phải gỡ bỏ nó. Hơn thế nữa, việc gỡ bỏ chế độ độc tài hiện tại càng phải được thực hiện gấp rút vì càng lâu sẽ càng mất thêm chủ quyền đất nước vào tay ngoại bang.
Dựa vào kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của một số nước, việc tháo gỡ một chế độ độc tài như tại Việt Nam hiện nay là điều có thể làm được và làm bằng phương thức bất bạo động.  -Ô. Lý Thái Hùng
Sau cùng, trong tình hình liên lập trên thế giới hiện nay, lãnh đạo CSVN phải mở cửa giao thương với bên ngoài nên vì vậy cũng bị những áp lực phải sống theo các ràng buộc của tiêu chuẩn quốc tế. Và đó là một đấu trường mà chúng ta cần phải tận dụng bên cạnh các đấu trường trong nước.

Nói tóm lại, dựa vào kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của một số nước, việc tháo gỡ một chế độ độc tài như tại Việt Nam hiện nay là điều có thể làm được và làm bằng phương thức bất bạo động. Chúng ta có đủ sáng kiến và khả năng để làm soi mòn nền tảng quyền lực của chế độ và bộ máy bạo lực mà súng ống, roi điện, gậy gộc của công an không chận bước lại được.

Mặc Lâm: Nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học Bùi Văn Nam Sơn cho rằng “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động …” ông chia sẻ với quan điểm này ra sao qua góc nhìn chính trị?

Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ rằng nhận xét của Giáo sư Bùi Văn Nam Sơn rất đúng. Tất cả các điều đó đều là những hình thức bạo động, bạo hành mà những người cầm quyền tại Việt Nam đang xử dụng đối với đại khối người dân. Họ vẫn tiếp tục áp dụng rất có bài bản được dạy từ thời Lênin, Mao Trạch Đông theo kiểu "sức mạnh cách mạng đến từ nòng súng", nghĩa là cai trị bằng sự sợ hãi, bằng hệ thống nhà tù. . .

Nhưng chính sách mà Hà Nội đang sử dụng để củng cố quyền lực không có nghĩa là phía chúng ta, dân tộc Việt Nam, cũng phải chọn cùng một phương cách, tức chọn bạo động, để đối phó.

Lý do rất đơn giản là nếu chúng ta bị cuốn vào đấu trường bạo động, lãnh đạo CSVN có ưu thế tuyệt đối về vũ khí và phương tiện bạo hành để đàn áp. Cùng lúc đó, chúng ta sẽ mất nhiều sự hậu thuẫn và tiếp tay của quốc tế. Họ sẽ xem đó là loại "nội chiến giữa chính phủ và quân phiến loạn", thay vì xem đó là "cuộc tranh đấu của người dân Việt Nam trước những cai trị tàn ác và lạc hậu của chế độ Hà Nội.”

Mặc Lâm: Những “bạo động” vô hình vừa nói đã và đang nằm yên trong xã hội Việt Nam, theo ông cần làm gì để đánh thức nó bằng phương pháp bất bạo động như chiến lược mà Việt Tân đưa ra?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, tôi tin là trong mỗi con người luôn luôn có sự bất bình khi nhìn những cảnh đàn áp, cướp bóc, phi nhân tính đang diễn ra khắp nơi trên cả nước như vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Cồn Dầu, Thái Hà...  Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khoảng cách giữa phản ứng bất bình và hành động để thay đổi bất công.

000_Hkg8650241-305.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013.
Phải thừa nhận là sau hơn nửa thế kỷ sống trong sự khủng bố tinh thần thường trực, phải sống trong bầu không khí lo sợ những người thân chung quanh mật báo cho công an, phải nhìn những người kiên cường bị chế độ hành hạ suốt cuộc đời, v.v... đa số người dân Việt Nam nói chung bị rơi vào tình trạng vô cảm để được yên thân.

Do đó chúng ta rất cần phải thuyết phục nhau loại "yên thân" đó, thật ra không yên chút nào cả. Trong đời sống hàng ngày, mỗi người dân đều có thể bị biến thành nạn nhân nhiều lần trong cùng một ngày, từ bị công an giao thông chận lại đòi tiền hối lộ, đến việc phải hối lộ để vào bất kỳ văn phòng hành chánh nào hay ngay cả để đi khám bệnh, đến việc bị bất ngờ vu cáo đủ loại tội trạng từ trốn thuế đến trộm cắp.

Ngoài ra, chúng ta cần phải thuyết phục nhau rằng, từng người dân mới nhìn tưởng là "tay không" nhưng thực sự chúng ta đang nắm nhiều sức mạnh trong tay mà không biết. Sức mạnh đó nếu được nối liền lại với nhau sẽ trở thành loại vũ khí bất bạo động có khả năng làm tê liệt các chế độ độc tài với đầy đủ roi điện, súng ống, xe tăng. Tôi xin liệt kê một vài thí dụ:

- Chẻ rất nhỏ công việc ra để ai cũng có thể làm được nhưng làm trên cả nước. Thí dụ như 90 triệu người cùng viết 1 câu thôi, như "16 chữ vàng = mất nước" bằng bất kỳ loại mực, sơn, phấn, than gì và trên bất kỳ giấy, tường, kính, thành xe, v.v. thì tác động trên cả nước đã rất lớn. Chế độ Hà Nội có muốn chận cũng không được và cũng không biết bắt ai.

- Người dân khắp nơi cùng lôi kéo gia đình của những cán bộ cấp thấp, công an cấp thấp hãy nghĩ tới quả báo, nghĩ tới ngày phải đứng trước tòa án của dân mà khuyên người thân của mình đừng thi hành những lệnh độc ác từ trên, âm thầm giúp đỡ các nạn nhân đang bị hành hạ trong tù ngục, v.v... thì tác động lên guồng máy bạo hành của chế độ đã rất lớn.

- Đặc biệt là chủ động tạo ra những vấn nạn tiến thoái lưỡng nan cho chế độ, nghĩa là tiến hay lùi, đối phó hay làm ngơ đều khó, chẳng hạn như phong trào liên tục đòi chế độ phải diệt trừ tham nhũng. Làm ngơ để cho tham nhũng lan tràn cũng chết, còn diệt tham nhũng là tự chặt tay chân cũng chết, và làm dáng theo kiểu "khuấy nồi canh đang sôi cho khỏi trào thôi" thì cũng chỉ mua thêm chút thời gian chứ không khác gì chính sách làm ngơ.

Nói tóm lại, chúng ta có rất nhiều cách thức mà tôi tin là óc sáng tạo của người Việt không thua gì, nếu không nói là sẽ vượt trội trong nhiều trường hợp, các dân tộc khác. Họ đã tự giải phóng được và đưa đất nước đi lên. Dân tộc chúng ta chắc chắn cũng có thể làm được.
Lợi điểm

Mặc Lâm: Bạo động không hẳn là tự trói nhưng không thể nói là tích cực trong một cách nhìn nào đó. Theo ông hình ảnh tích cực nhất của bất bạo động là gì?

Lý Thái Hùng: Theo tôi, lợi điểm lớn nhất của đấu tranh bất bạo động có thể nhìn thấy ở một số điểm như:
Lợi điểm lớn nhất của đấu tranh bất bạo động là tiết kiệm tối đa những đổ vỡ và thiệt hại về tài sản, sinh mạng, và tiềm năng phục hồi để đi lên của đất nước hậu độc tài.  -Ô. Lý Thái Hùng
Một là tiết kiệm tối đa những đổ vỡ và thiệt hại về tài sản, sinh mạng, và tiềm năng phục hồi để đi lên của đất nước hậu độc tài.

Hai là cung cấp giải pháp cho những người dân tay không có thể tháo gỡ cả một bộ máy độc tài có đầy đủ vũ khí và phương tiện.

Ba là vận dụng được sự ủng hộ, cả tinh thần và vật chất, từ cộng đồng quốc tế. Trong thế giới ngày nay, từ nỗi lo sợ vô tình tạo ra những nhóm khủng bố mới như Al-quaida, việc viện trợ vũ khí cho những nhóm phiến quân là điều hầu như không thể xảy ra. Nhưng hỗ trợ cho những dân tộc đấu tranh để tự giải phóng mình qua các hình thức đấu tranh bất bạo động thì lại tương đối dễ dàng vì phù hợp với xu thế dân chủ hóa toàn cầu hiện nay à không đẻ ra các phó sản tai hại.

Mặc Lâm: Thời gian và giới hạn của sự kiên nhẫn có phải là kẻ thù của chủ trương bất bạo động?

Lý Thái Hùng: Nhìn từ xa thì có vẻ đúng như vậy. Cái giá phải trả để được các lợi điểm nêu trên là phải chấp nhận một cuộc đấu tranh lâu dài.

Nhưng đến gần sự việc hơn và so sánh các kinh nghiệm của hình thức đấu tranh bất bạo động trên thế giới thì việc kéo dài thời gian không nhất thiết là bất lợi, nếu chúng ta biết cách khai dụng nó để đạt kết quả tốt nhất.

Trong mọi cuộc đấu tranh chống độc tài áp bức, thường có hai giai đoạn: tháo gỡ độc tài và lập nền dân chủ.

HopBao3-fin-250.jpg
Ông Lý Thái Hùng đang trả lời báo chí tại Hội Nghị Dân chủ Hóa Á Châu ngày 26/11/2011. Courtesy viettan.org
Cốt lõi của giai đoạn lập nền dân chủ là nhờ vào các đoàn thể xã hội dân sự, tức một xã hội mà phần lớn thẩm quyển giải quyết phải nằm trong tay người dân. Vì thế mà xã hội dân sự bắt buộc phải có thời gian thì mới phát triển được.

Nếu trong giai đoạn tháo gỡ độc tài mà chúng ta có thể cùng lúc phát triển nhanh chóng xã hội dân sự thì sẽ vừa rút ngắn được giai đoạn đặt nền dân chủ hậu độc tài vừa giảm thiểu rất nhiều xác suất có thế lực độc tài mới xuất hiện.

Chúng ta thử so sánh trường hợp Ba Lan và Ai Cập. Ba Lan phải đi qua tiến trình đấu tranh lâu dài để soi mòn sức mạnh của guồng máy độc tài và có thời gian để gia tăng dần thẩm quyền của người dân. Kết quả là tiến trình đặt nền dân chủ nhanh chóng và bền vững hơn. Người dân Ba Lan đã tự tin đến độ cho phép cả tàn dư cộng sản trở lại hoạt động trong thể chế dân chủ và cho thấy họ không có khả năng xây dựng đất nước.

Trong khi đó, Ai Cập thành công rất nhanh trong giai đoạn đấu tranh tháo gỡ độc tài nhưng rất tiếc chưa kịp phát triển đủ nền tảng xã hội dân sự mà phải dựa nhiều vào một vài lực lớn như quân đội hay tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Kết quả là độc tài mới đã liên tục xuất hiện, tạo ra một số bất ổn.

Để tránh sự sốt ruột về thời gian và khai dụng hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến 3 yếu tố nữa:

Thứ nhất là giữ vững kỷ luật. Đây là chìa khóa thành công của mọi cuộc phản kháng chính trị. Sẽ có những thành phần trong lực lượng bất bạo động mất kiên nhẫn và muốn chuyển sang cách giải quyết dùng bạo lực.

Thứ hai là cần phân tích và cho thấy các tiến triển của các nỗ lực đấu tranh so với 6 tháng trước, một năm trước. Đặc tính của bất bạo động là tiệm tiến và liên tục nên nhiều khi thành quả ngay đó mà chúng ta không thấy vì quá quen mắt.

Thứ ba là cần có kế hoạch chủ động tấn công vào guồng máy bạo quyền trong mọi lãnh vực. Chúng ta phải cho nhau thấy bất bạo động không phải là loại đấu tranh thụ động, chờ đợi sự từ tâm, sự thay đổi lòng dạ của những kẻ cai trị. Ngược lại bất bạo động có mục tiêu và cách làm rất quyết liệt, đó là tháo gỡ toàn bộ hệ thống cai trị độc tài.
Thúc đẩy tự diễn biến

Mặc Lâm: Bất bạo động là một hình thức thúc đẩy tự diễn biến và vì thế mà nhiều chế độ độc tài rất sợ nó. Theo ông thì phải vận dụng lợi thế này ra sao?

Thúc đẩy tự diễn biến chỉ là một phần nhỏ trong đấu tranh bất bạo động và thường là điểm mà phương pháp này dễ bị hiểu lầm.

000_Hkg8650243-250.jpg
An ninh mặc thường phục đàn áp, bắt bớ người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 02/6/2013. AFP photo
Nhìn hình ảnh những người theo bước ông Ghandi hay Mục sư Luther King chịu đòn của cảnh sát Anh, cảnh sát Mỹ thời đó, chúng ta dễ có ấn tượng những người tham gia bất bạo động chủ trương ráng chịu trận, chịu đòn để mong thay đổi suy nghĩ của những người đánh họ. Thực ra đó không phải là chủ đích của ông Ghandi, của Mục sư King và của phương pháp bất bạo động nói chung.

Chúng ta đều biết những kẻ đang cầm quyền cai trị bằng mọi giá không vì từ tâm mà thay đổi chính sách. Trong đấu tranh bất bạo động, chúng ta nhắm vào những nhân sự cốt lõi chi phối các trụ cột chống đỡ chế độ hơn là những kẻ thừa hành, ở vòng ngoài, hưởng ít quyền lợi, thường phải thi hành các lệnh độc ác từ các vòng trong, và bị dân oán ghét nhiều nhất.

Từ cách nhìn đó, chúng ta dễ thấy đâu là những đối tượng mà toàn dân có thể lôi kéo về phía dân tộc và rời xa ra khỏi guồng máy chế độ. Nếu chưa rời bỏ được thì chỉ làm việc cho có hình thức thôi và tránh xa các việc ác. Và đâu là những đối tượng mà toàn dân cần tấn công, cần vạch trần sự gian ác của họ trước công luận thế giới và cả nước.

Khi người dân cả nước chống đối liên tục và cả thế giới xa lánh những lãnh đạo độc tài, trong lúc hệ thống cán bộ bên dưới không làm theo hay chỉ làm cho có, thì bệ cai trị của họ thực sự lung lay và họ phải tính tới đường tẩu thoát. Và đó là cái ngày mà mọi lãnh tụ độc tài đều sợ hãi.

Mặc Lâm: Bài học Ukraina vừa qua ông trích ra điều gì quan trọng nhất về bất bạo động ban đầu và bạo động theo sau nó?

Lý Thái Hùng: Thưa anh, thực tế cho thấy khó mà kiểm soát được hoàn toàn mọi cuộc đấu tranh quần chúng để giữ nó hoàn toàn bất bạo động. Nhưng tôi không tin và cũng không có chỉ dấu gì là lực lượng chỉ đạo cuộc đấu tranh tại Ukraina đã quyết định chuyển hướng từ bất bạo động sang bạo động.

Một số người mất kiên nhẫn và quá phẫn nộ trước các trò bạo động của công an đến độ trả đũa bằng bạo động là điều khó tránh. Bên cạnh đó là điều mà chúng ta thấy ở khắp nơi, ngay cả tại Vinh, Nghệ An. Đó là công an cố tình đóng vai dân chúng làm những hành vi bạo động để công an sắc phục có lý cớ xông vào bạo hành dân chúng.

Hiện giờ khó mà biết ai trong lực lượng dân chủ thực sự đã bạo động nhưng một điều rất rõ có thể rút ra là các hành vi bạo động đã không loại trừ được nhà độc tài Yanukovych. Nhưng các áp lực bất bạo động lên các thành viên quốc hội đã truất quyền được Yanukovych và ông ta phải bỏ chạy sang Nga vào giờ phút cuối.

Mặc Lâm: Và rồi hậu Ukraina như ông thấy cho kinh nghiệm gì nếu xảy ra tại Việt Nam?

Lý Thái Hùng: Vấn đề hậu Ukraina còn quá nhiều diễn biến phức tạp. Nó không chỉ là vấn đề nội chính của Ukraina mà còn liên hệ đến việc Nga đưa quân chiếm đóng vùng tự trị Crimea trước sự lên án mạnh mẽ của Liên Âu và Hoa Kỳ. Có lẽ còn quá sớm để rút thành những bài học cho Việt Nam.

Tuy nhiên, sự kiện Ukraina nói chung một lần nữa cho thấy sức mạnh của phương pháp bất bạo động và mức hữu hiệu của nó đối với một chế độ độc tài với đầy đủ công an, vũ khí, và được sự hỗ trợ lớn từ nước Nga.

Ngoài ra, qua sự kiện Ukraina, một câu hỏi lớn cho người Việt chúng ta là tại sao Ukraina thoát ra khỏi độc tài năm 2005 rồi lại rơi trở vào vòng độc tài cho đến lần này. Ngoài yếu tố chưa có thời giờ để phát triển xã hội dân sự như đã nói ở trên, còn yếu tố nào khác nữa không? Tôi nghĩ là chúng ta cần quan tâm hơn vụ Ukraina trong thời gian tới.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
  Mặc Lâm, biên tập viên RFA 
2014-03-16

Sau 30 năm đổi mới: 8 “nút thắt” lớn cần tháo gỡ

(DĐDN) -  Việt Nam luôn đối diện với nhiều bài toán khó khăn trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam đã bộc lộ Bản lĩnh và tỏa sáng Trí tuệ của mình với 8 bài học nổi bật để ổn định và phát triển ngày càng bền vững hơn…


Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam đang và sẽ còn được thử thách và nâng cao. Kết quả chống lạm phát, vượt qua khủng hoảng thế giới và triển vọng phát triển kinh tế bền vững ở nước ta đã, đang và sẽ còn tuỳ thuộc rất lớn vào quyết tâm và cách thức tháo gỡ các “nút thắt” sau:

Kết hợp bàn tay nhà nước với bàn tay thị trường

Sự kết hợp hài hòa giữa hai bàn tay Nhà nước và thị trường đòi hỏi kiên quyết cắt giảm các chi tiêu công không mang tính sản xuất và không phục vụ cho các mục tiêu bảo đảm xã hội, cũng như vào việc cải thiện căn bản cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn vay của khối các đại gia tổng công ty và tập đoàn DNNN.

Về dài hạn, cần chuyển nhanh từ mô hình “nhà nước – nhà đầu tư lớn nhất” và phát triển chủ yếu theo bề rộng hiện nay, sang mô hình “nhà nước – nhà quản lý công” và phát triển theo bề sâu, đi đôi với việc chuyển nguồn động lực chính trong đầu tư phát triển kinh tế từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước, phù hợp tinh thần cốt lõi của công cuộc đổi mới và theo xu hướng chung trên thế giới.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo

Cần coi trọng đúng mức và phân biệt rạch ròi giữa yêu cầu dự báo khách quan với mục tiêu chính sách và ý chí chủ quan. Đồng thời, cần coi trọng dự báo tác động 2 mặt của chính sách theo yêu cầu quản lý kinh tế thị trường.

Hơn nữa, việc coi nhẹ các phản biện xã hội và các đánh giá tác động chính sách (định kỳ hoặc đột xuất) trước và sau khi ban hành do các tổ chức chuyên nghiệp và độc lập thực hiện theo đặt hàng của cấp có thẩm quyền khách quan cũng là một bất cập khác trong quy trình lập pháp nói chung, trong công tác dự báo kinh tế nói riêng ở nước ta. Việc thành lập bổ sung mạng lưới các cơ quan có chức năng chuyên trách xây dựng, phản biện và đề xuất hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước các cấp từ TƯ xuống các địa phương, trước hết là các Phòng Chính sách và Dự báo kinh tế ở các sở kinh tế tham mưu tổng hợp cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ (như sở KH&ĐT, Cở Tài chính…) là cần thiết.

Ngoài ra, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp ăn khớp cần có giữa các cơ quan chức năng và các loại công cụ dự báo, giữa công tác dự báo với công tác tổ chức thực hiện. Dự báo tốt giúp các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn. Còn việc bám sát thực tiễn điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ giúp công tác dự báo thêm cơ sở tin cậy và mềm dẻo, chính xác hơn.

Trên cơ sở các kết quả dự báo và phản biện đó và các yếu tố cần thiết khác, cần chủ động có các phương án, đối sách phòng ngừa hiệu quả cho mọi tình huống khủng hoảng với giả định mức xấu nhất có thể xẩy ra. Bất luận trong tình huống nào, cũng cần coi trọng tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận xã hội, lợi ích quốc gia và phát huy sức mạnh tổng hợp...

Coi trọng đào tạo, thu hút sử dụng nhân tài, doanh nhân

Việt Nam không thiếu vốn và tài nguyên (cả vật chất, lẫn nguồn nhân lực), không thiếu các cơ hội kinh doanh cả trong và ngoài nước, nhưng hiện đang thiếu một cơ chế đào tạo, tập hợp và trọng dụng nhân tài - tức những lao động có trình độ cao, các nhà khoa học, các chuyên gia cao cấp, các nhà tổ chức và kinh doanh tài ba... trong tất cả các lĩnh vực: nghiên cứu, tư vấn, hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, cũng như trong kinh doanh và quản lý kinh doanh. Họ chính là những nhà thiết kế, tổ chức và trực tiếp sử dụng tốt nhất các yếu tố về lao động, vốn, tài nguyên và cơ hội kinh doanh nói trên. Hoạt động của họ sẽ là chất keo kết dính các nhân tố, và tạo ra động lực mạnh mẽ hàng đầu cho sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện đại.

Cơ chế đào tạo, tập hợp và trọng dụng nhân tài đó trong tương lai phải bao hàm những khía cạnh: Tạo sự di chuyển chất xám tự do trong thị trường lao động theo “quy luật tối ưu” của tự nhiên, thoả mãn các điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho nhân tài (lương, điều kiện học tập, lao động, khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ mới, sự tôn trọng về tinh thần và thăng tiến cá nhân....). Bảo đảm nguyên tắc “người nào - việc nấy”...

Kiên quyết khắc phục tư duy nhiệm kỳ và lợi ích nhóm

Điều kiện quan trọng để chống tham nhũng, hạn chế “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” là sớm xây dựng những giá trị chuẩn chung, những cơ chế hữu hiệu bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo sự đồng thuận lý tưởng chung cho xã hội; khắc phục những ngộ nhận về công cụ với mục tiêu, những bất cập và lạm dụng về khái niệm, nội hàm mô hình tăng trưởng; sự lẫn lộn, mù mờ giữa địa giới hành chính chủ quan và không gian, cơ cấu kinh tế khách quan. Đồng thời, cần xây dựng Luật Đầu tư Công và làm rõ quyền tự chủ địa phương với yêu cầu quản lý nhà nước tập trung, thống nhất (đặc biệt là trong quy hoạch tổng thể chung và quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc thị trường). Đặc biệt, cần đổi mới công tác cán bộ theo hướng đề cao quy chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu...

Quá trình tái cấu trúc kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi sự quyết tâm chính trị và đồng thuận xã hội cao, bởi các tiềm năng và điều kiện trong nước, cũng như xu thế và cơ hội từ bên ngoài. Đồng thời, quá trình này cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có cả lực cản từ tham nhũng, các “lợi ích nhóm” và lối “tư duy nhiệm kỳ”; Những khó khăn và lực cản trên đây nếu không đuợc nhận diện và hoá giải tốt, có thể gây hệ quả trái mong đợi và làm nản lòng những quyết tâm tái cấu trúc tuơng lai…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế

Thực tế cho thấy, khi hệ thống luật pháp kinh tế được thiết kế tốt và có hiệu lực thực tế cao, sẽ có tác động cực kỳ to lớn tạo ra sự đồng thuận xã hội và kích thích các dòng đầu tư hướng vào các hoạt động lĩnh vực và địa bàn phù hợp với mục tiêu chiến lược đề ra, có lợi cho quốc kế dân sinh. Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy sự dân chủ hóa xã hội và ổn định chính trị là điều kiện để tăng cường hoàn thiện các luật định kinh tế, tạo sức hấp dẫn và cải thiện môi trường kinh doanh. Đến lượt mình, chính việc tôn trọng không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp kinh tế và môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước sẽ có tác động trở lại củng cố sự dân chủ hóa, tăng cường hợp tác, gắn kết kinh tế vĩ mô và vi mô, duy trì ổn định chính trị xã hội - điều kiện tiên quyết cho sự ổn định và phát triển kinh tế.

Yêu cầu hoàn thiện hệ thống luật pháp kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh đòi hỏi phải, một mặt, áp dụng thống nhất, liên tục hệ thống luật định chung cho cả nước, đảm bảo sự thống nhất của quản lý Nhà nước…. Mặt khác, cần chủ động phân cấp cho địa phương, cơ sở quyền tự chủ cao nhất, kể cả việc xây dựng, triển khai các cơ chế đặc thù. Tăng cường cải cách thủ tục từ trên xuống, kiện toàn bộ máy tổ chức theo yêu cầu thực tế và nhiệm vụ quản lý nhà nước…

Đẩy mạnh tái cấu trúc, bình đẳng các thành phần kinh tế

Một mặt, cần đảm bảo sự bình đẳng và cơ chế thị trường giữa các DN không phân biệt TƯ - địa phương, nhà nước – tập thể – tư nhân và nước ngoài về các điều kiện tiếp cận yếu tố đầu vào quan trọng như đất đai, mặt bằng kinh doanh, vốn tín dụng chính thức và thông tin thị trường cũng như các nội dung quản lý Nhà nước như thủ tục hải quan, thuế, đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh… luôn là những yêu cầu và vấn đề quan tâm hàng đầu của DN mà Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần tập trung giải quyết triệt để, tạo động lực tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội và DN. Mặt khác, cần khuyến khích, hỗ trợ và quản lý hiệu quả sự hợp tác, gắn kết kinh tế sâu, rộng, toàn diện, lành mạnh dưới nhiều hình thức đa dạng giữa các DN, thành phần kinh tế.

Nhà nước, thông qua khu vực kinh tế nhà nước, cần tạo điều kiện và có vai trò chủ động, tích cực hơn để thúc đẩy sự gắn kết, hợp tác, liên doanh liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Cần mạnh dạn lấy một số DNNN lớn, có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân để tiến hành cổ phần hóa thành Cty, tập đoàn kinh tế có sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, hình thành DN đa sở hữu quy mô lớn và một số tập đoàn kinh doanh mạnh các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước cần được phép đầu tư không hạn chế quy mô vào các Cty cổ phần Nhà nước khác... Đặc biệt, cần khuyến khích tư nhân trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài phát triển các hình thức liên doanh, chi nhánh..

Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hợp lý

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hợp lý và đi trước một bước vừa là điều kiện tiên quyết, vừa là động lực và tạo cơ hội đầu tư phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và địa phương trong thời kỳ đầu cất cánh. Các cơ sở hạ tầng kinh tế và đối ngoại khác cũng cần được đặc biệt quan tâm phát triển đồng bộ, theo quy hoạch chung toàn quốc trong dài hạn…

Thực tiễn cũng cho thấy, các phương thức kêu gọi và huy động vốn đầu tư dưới hình thức BOT, BT, đấu giá quyền sử dụng đất, đồng tài trợ, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công trình… còn chưa được khai thác nhiều, mặc dù chúng rất phù hợp và là cách thức tốt để nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội cho phát triển cơ sở hạ tầng. Việc thu hồi, “bóc tách” và thương mại hóa những tài sản đất đai và bất động sản cùng các tài nguyên công cộng khác trên địa bàn bị chiếm hữu trái phép, sử dụng sai mục đích, quá tiêu chuẩn hoặc không hiệu quả… để đưa vào thị trường vốn là việc cần được quan tâm để tạo điều kiện phát triển các cơ sở hạ tầng đô thị, phát triển thị trường vốn, cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn thành phố trong hiện tại và tương lai.

Phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường
Nhiều doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đã đánh giá Việt Nam như một con rồng kinh tế mới, đang chuyển mình nhanh chóng và sẽ trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất và hứa hẹn nhất khu vực.
Thực tế cho thấy phát triển kinh tế luôn được coi là mục đích ưu tiên, đặc biệt trong thời kỳ đầu khôi phục và tăng tốc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu thiếu quan tâm hoặc bỏ qua các yêu cầu bồi dưỡng tâm hồn, đạo đức, các giá trị xã hội chuẩn mực truyền thống và phổ biến của nhân loại cho các cán bộ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng băng hoại đạo đức, tha hóa và gia tăng tội phạm; Đặc biệt, trong thời kỳ đấu tranh chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, nếu không nắm vững trong nhận thức và xây dựng tốt các cơ chế “giảm sốc” kìm hãm, trung hòa tác động mặt trái của cơ chế thị trường… thì dễ dẫn đến sự sùng bái một chiều, thiếu cân nhắc các giá trị thị trường, đề cao đồng tiền, cái tôi và lối sống buông thả, thực dụng, lạnh lùng trong xã hội.

Chất lượng phát triển và yêu cầu phát triển bền vững còn đòi hỏi nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản, không để xảy ra tình trạng “đời cha ăn mặn...” cho các thế hệ mai sau…
TS. Nguyễn Minh Phong

Nguy cơ khi người Trung Quốc quá đông tại Hà Tĩnh

Hàng ngàn lao động trái phép đang làm việc chui tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), gây ra nhiều hệ lụy về an ninh trật tự.
Số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc
Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Hà Tĩnh vào tháng 1/2014 cho thấy hiện trên địa bàn tỉnh có 54 tổ chức và cơ sở sử dụng 3.250 lao động nước ngoài (3.217 người tại KKT Vũng Áng). Trong đó, chỉ 1.340 người được cấp giấy phép lao động. 
"Như vậy, có đến 1.910 lao động làm việc chui, không giấy phép. Theo một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh, số lao động không phép chủ yếu là người Trung Quốc", thông tin dẫn trên tờ Người lao động.
Trước đó, vào tháng 9/2013, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã kiểm tra, rà soát lao động thuộc một số nhà thầu, doanh nghiệp nước ngoài ở KKT Vũng Áng, qua đó phát hiện hơn 570 người Trung Quốc không có giấy phép lao động.
Vào những lúc cao điểm, Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng có đến 3.000- 4.000 lao động nước ngoài làm việc, chủ yếu là người Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong năm 2014 với khoảng 6.000 lao động nước ngoài đến làm việc tại KKT Vũng Áng.
Tại công trình dự án Formosa (của Đài Loan) ở KKT Vũng Áng, ghi nhận chiều 14/3 hàng chục ô tô khách chở công nhân người Trung Quốc tạm trú tại các xã lân cận vào đây làm việc. 
Tại khu nội trú bên trong khu dự án Formosa, nhiều tốp cán bộ, công nhân người Trung Quốc cũng đang khẩn trương ra công trường.
Tại dự án Formosa, rất nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép
Tại dự án Formosa, rất nhiều lao động người Trung Quốc làm việc trái phép
Bên ngoài các công trường dự án Formosa, hàng ngàn lao động phổ thông người Trung Quốc đang làm việc. Tất cả lao động này là của các công ty Trung Quốc trúng thầu thi công những hạng mục của Tập đoàn Formosa.
Dọc Quốc lộ 1, đoạn từ thị trấn Kỳ Anh đến hầm Đèo Ngang, thấy hàng trăm bảng hiệu công ty, bảng quảng cáo viết chữ Trung Quốc, chữ Việt lẫn lộn.
Bảng hiệu chữ Trung Quốc còn xuất hiện nhan nhản tại các tuyến đường, khu dân cư ở huyện Kỳ Anh. Anh Trần Anh Dũng, trú tại xã Kỳ Phương, lo ngại: “Ở đây, hễ bước ra ngõ là gặp người Trung Quốc, đi tới đâu cũng thấy chữ Tàu treo đầy đường”.
Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Kỳ Anh, thừa nhận: “Nhiều công ty, nhà dân treo các biển viết chữ Trung Quốc sai quy định. Huyện đã tổ chức kiểm tra nhưng xử lý các trường hợp sai này chưa xong lại xuất hiện thêm các trường hợp khác”.
Trong khi đó: “Nhiều đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cố tình che giấu số người thực tế, trong khi biên chế của đội ngũ thanh tra, cán bộ ngành LĐ-TB-XH chưa bảo đảm thực hiện việc kiểm tra hằng quý theo quy định”, một cán bộ Sở LĐ-TB-XH Hà Tĩnh phân trần.
Không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội nữa
Chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan từng bày tỏ lo ngại về việc các doanh nghiệp FDI đang "lấn sân" khu công nghiệp Việt cùng với vấn đề quốc phòng an ninh.
"Nói về FDI mình cần phải lo và cảnh báo mặt trái của FDI, mặt trái những năm vừa rồi nổi lên càng ngày càng rõ như hiện tượng chuyển giá vẫn chưa có công cụ ngăn chặn. Năm vừa rồi Bộ Tài chính có đi vào điều tra thêm và điều chỉnh lại nhưng chưa làm một cách rộng rãi và có công cụ thực sự hữu hiệu về lâu về dài để kiểm soát điều đó". 
Đặc biệt bà Phạm Chi Lan quan ngại việc doanh nghiệp FDI lấn sân các doanh nghiệp Việt Nam.
"FDI lấn sân doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu được biểu hiện rất rõ nhưng trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ Việt Nam có thành tích tăng trưởng nhưng trong đó bao nhiêu % là FDI? 
Bởi vì số doanh nghiệp Việt Nam chết nhiều, giảm mạnh, doanh nghiệp nhà nước không cải thiện được nên rõ ràng sự phát triển là do nhân tố còn lại là FDI. Liệu mình có thể cứ chỉ dựa vào FDI mãi được không?", bà Phạm Chi Lan đặt câu hỏi.
Bà Lan kiến nghị, cần nhìn ở tầm dài hạn hơn thay vì lo năm 2014 có tăng trưởng hay không vì giá phải trả sau đó lớn hơn rất nhiều so với giá trước đây từng trả.
"Lần này tôi cảm thấy rủi ro hơn rất nhiều khi ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi thì những thách thức không chỉ vấn đề kinh tế, xã hội nữa.
Thành ra đừng quá háo hức với chuyện này và cần lưu ý mặt trái như thế nào, chúng ta muốn phát triển đất nước tạo cơ hội cho những người trẻ hay chúng ta cứ muốn có cơ hội từ nước ngoài mang đến", bà Lan nói.
Thiếu tướng đi kiểm tra
Trước thực trạng trên, mới đây, đoàn công tác Bộ tư lệnh Quân khu 4 do Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4 dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), về thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh trong địa bàn. 
Qua kiểm tra, thấy vấn đề quản lý lao động là người nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng gặp nhiều khó khăn. 
Thiếu tướng Nguyễn Tân Cương yêu cầu các lực lượng quân đội, công an, biên phòng phối hợp chặt chẽ, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có biện pháp hữu hiệu tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tổ chức đăng ký việc ra, vào, tạm trú của người nước ngoài trên địa bàn khoa học và đúng pháp luật. 
Đồng thời, Ban CHQS huyện Kỳ Anh, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chủ động xây dựng phương án khu vực phòng thủ, xử lý tình huống đột xuất, bổ sung lực lượng, phương tiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Phương Nguyên
(Đất Việt)
 

Chủ tịch tỉnh Bình Dương và những “chiếc ghế nóng”

Vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung với khối tài sản kếch sù (gồm hơn trăm hecta cao su ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát cùng “dinh thự” sang trọng ở P. Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một) đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao suốt mấy tuần qua. Dư luận chưa lắng xuống thì nhóm cán bộ hưu trí (trong đó có người từng là lãnh đạo tỉnh Bình Dương) lên tiếng đề nghị làm rõ việc giới thiệu, bổ nhiệm nhiều chức vụ chủ chốt có dấu hiệu bất thường liên quan đến ông Cung. Rõ nhất là hai “quý tử” trẻ măng của Chủ tịch được ngồi vào hai chiếc ghế “vàng”...
Made in Thuận An
Ông Lê Thanh Cung, thường gọi Chín Cung, sinh ngày 30-12-1954, quê quán P. Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (tách ra từ tỉnh Sông Bé từ tháng 1-1997). Theo trang web của Văn phòng Chính phủ, ông Chín Cung có trình độ văn hóa 12/12, trước khi ngồi vào ghế Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, đã trải qua các chức vụ Trưởng Ban Kế hoạch huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (tháng 10-1987); Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát (11-1987); Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Sông Bé (tháng 4-1995); Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư (tháng 4-1996); Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé (tháng 8-1996) kiêm Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến tháng 1-2001, ông Cung chuyển về làm Bí thư Huyện ủy Thuận An suốt 8 năm. Tháng 2009, ông Cung quay về tỉnh, giữ chức Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương kiêm Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Đến tháng 1-2011, ông Cung lên chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh.
Ông Chín Cung quay về tỉnh, chức vụ Bí thư huyện ủy Thuận An thuộc về ông Trần Thanh Liêm (Hai Liêm, SN 1958, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bình Dương). Ông Chín Cung ngồi vào ghế Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tháng 1-2011 thì ông Hai Liêm rời Thuận An (vừa được nâng lên thành thị xã đầu năm 2011) để nhậm chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phụ trách khối kinh tế. Chức vụ Bí thư Thị ủy Thuận An do một cán bộ khác cũng có tên Trần Thanh Liêm (Sáu Liêm, SN 1962, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Thuận An) nắm giữ.
Tại phiên họp đầu tháng 11-2013, HĐND tỉnh Bình Dương đã miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh khối văn xã đối với ông Huỳnh Văn Nhị để chuyển sang làm Chủ tịch MTTQ tỉnh. Một sự trùng hợp đến khó ngờ, người được bầu bổ sung ngồi vào chiếc ghế của ông Nhị là Sáu Liêm! Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn (theo QĐ số 2340/QĐ-TTg ngày 2-12-2013), sáng 13-12-2013, ông Chín Cung chủ trì buổi bàn giao công việc, nhiệm vụ giữa ông Nhị và Sáu Liêm (gồm lĩnh giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao, văn hóa, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội và hoạt động của các tổ chức, đoàn thể…). Sáu Liêm chính thức nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch từ ngày 16-12-2013.
Như vậy, thường trực UBND tỉnh Bình Dương gồm bốn người, trong đó có đến ba người từng là Bí thư thị xã Thuận An gồm Chủ tịch Lê Thanh Cung và hai Phó chủ tịch đều mang tên Trần Thanh Liêm!
Hai “chiếc ghế nóng”
Chuyện “trùng hợp” vẫn chưa dừng lại, ông Mai Hùng Dũng (SN 1964, Thường vụ Huyện ủy Thuận An, Chủ tịch UBND thị trấn Lái Thiêu) được bầu bổ sung làm Phó chủ tịch UBND huyện Thuận An tháng 4-2006. Sau khi ông Chín Cung rời Thuận An, ông Dũng cũng được chuyển về làm Phó chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương tháng 7-2010 rồi nhảy lên chức Chánh Thanh tra tỉnh không lâu sau đó. Chỉ một thời gian ngắn, ông Dũng chuyển sang Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) ngồi vào ghế Phó Giám đốc rồi Giám đốc ngày 28-6-2012. Một lãnh đạo đương chức của tỉnh tiết lộ:“Từ Chánh thanh tra chuyển qua làm Phó giám đốc sở đồng nghĩa với việc bị xuống chức nhưng ông Dũng vẫn vui vẻ chấp nhận khiến nhiều cán bộ ngạc nhiên; đến khi ông này ngồi vào “chiếc ghế nóng” thì mọi người mới vỡ lẽ. Lãnh đạo tỉnh ai cũng biết, chức vụ Giám đốc Sở KH-ĐT trước đó đã được quy hoạch cho một người khác, chứ không phải ông Dũng ở Thuận An! Với đà này, không loại trừ ông Dũng sẽ giới thiệu ngồi ghế Phó Chủ tịch UBND tình Dương!
Một “chiếc ghế nóng” khác cũng được ông Chín Cung tin tưởng giao cho một cán bọ ở Thuận An nắm giữ là Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng (QLDA ĐT-XD) tỉnh Bình Dương. Một lãnh đạo tỉnh cho biết, trước đây, các sở ngành thuộc tỉnh đều có quản lý dự án riêng; theo chủ trương của Chính phủ, các ban này giải thể để thành lập Ban QLDA ĐT-XD tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp quản lý. Chiều 4-8-2011, Chủ tịch Cung công bố QĐ thành lập Ban QLDA ĐT-XD tỉnh Bình Dương Theo đó, Ban QLDA ĐT-XD là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh, cơ cấu tổ chức giống như một sở chuyên ngành gồm một Giám đốc, 3 Phó Giám đốc cùng 5 phòng chức năng (Hành chính tổ chức; Kỹ thuật dân dụng; Kỹ thuật giao Thông; Tài chính kế toán; Đền bù giải tỏa và Phòng Kế hoạch Tổng hợp). Ban có chức năng quản lý dự án xây dựng công trình do UBND tỉnh đầu tư, đồng thời làm chủ đầu tư các dự án được UBND tỉnh giao.
Theo QĐ, Ban QLDA ĐT-XD tỉnh có đến nhiệm vụ, quyền hạn rất lớn. Cụ thể: Chuẩn bị hồ sơ báo cáo đầu tư dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, tổng dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin giấy phép và các công việc phục vụ cho việc xây dựng công trình; lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu; đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của UBND tỉnh; giám sát thi công xây dựng công trình; thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết, nghiệm thu, bàn giao công trình; lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư và quyết toán hàng năm; tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng trong và ngoài nước. Đối với các dự án thực hiện theo hình thức “tổng thầu”, Ban được thỏa thuận về hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ; phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu…
Vị lãnh đạo tỉnh lên tiếng: cùng với QĐ thành lập, Chủ tịch Cung trao QĐ bổ nhiệm người đứng đầu Ban QLDA ĐT-XD. Thật bất ngờ, “chiếc ghế nóng” (Quyền giám đốc) lại được ông Cung giành cho một cán bộ Thuận An! Đó là ông Phạm Ngọc Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án thị xã Thuận An.
Nối nghiệp cha
Ngoài hàng loạt chức vụ quan trọng được cán bộ “Made in…Thuận An” nắm giữ; dư luận tỉnh Bình Dương đang xì xào bán tán về hai chiếc ghế khá “nóng” được giao cho hai con trai cưng của Chủ tịch Cung. Đó là chiếc ghế Trưởng phòng Tổng hợp thuộc Sở KH-ĐT do Lê Thanh Tâm (SN 1981) đảm nhận và Phó Giám đốc Ban QLDA ĐT-XD tỉnh Bình Dương do Lê Thanh Toàn nắm giữ.
Một cán bộ hưu trí đặt vấn đề: trước đây, ông Cung từng là Giám đốc Sở KH-ĐT, sau này nếu ông Mai Hùng Dũng được lên chức, có cất nhắc con của “sếp” cũ cũng không là chuyện bình thường. Ông Toàn thì giỏi hơn cả anh mình lên chức to tuổi đời còn nhỏ (SN 1985). Trước khi ngồi vào ghế Phó Giám đốc Ban QLDA ĐT-XD tỉnh, Toàn từng làm Trưởng phòng Quản lý Đầu tư Xây dựng Tổng công ty Becamex. Biết đâu, cả hai anh em Tâm - Toàn có trình độ cao sẽ nối nghiệp cha, còn tiến xa hơn nữa!
Ngoài những “chiếc ghế nóng”, chủ một doanh nghiệp có tiếng ở Thủ Dầu Một đề nghị làm rõ việc Chủ tịch Chính Cung “ưu ái” cho Tổng công ty Becamex phân lô bán nền tại thành phố mới Bình Dương. Hàng trăm giấy phép xây dựng “tạm” được cấp trái không đúng quy định khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bất bình…
Chủ tịch Lê Thanh Cung trao QĐ bổ nhiệm chức vụ cho ông Phạm Ngọc Sơn

 Căn nhà như “dinh thự” của ông Chín Cung (ảnh: CTV)
Rừng cao su trị giá hơn trăm tỷ đồng của gia đình ông Chín Cung
(DLB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét