Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

ĐỘC TÀI LÀ PHẢN LẠI NHÂN QUYỀN, LÀ MAN RỢ, VÔ VĂN HÓA, VÔ VĂN MINH - Rồi cũng trôi tuột đi thôi !?

“Làm luật là để phục vụ người dân, chứ không phải để quản dân!”

Bùi hoàng Tám -Dantri
(Dân trí) – Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 về dự luật Căn cước Công dân và thống nhất thay chứng minh thư bằng thẻ căn cước công dân để tiến tới bỏ sổ hộ khẩu.
 >>  Thống nhất thay chứng minh thư bằng thẻ căn cước công dân
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Trước đó một ngày, GS. Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số và Các vấn đề xã hội tại hội thảo Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về Di dân do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tổ chức cũng nói:

“Theo tôi biết hiện chỉ còn 3 nước duy trì chế độ hộ khẩu là Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. Chúng ta có thể tham khảo Lào và Campuchia về cách quản lý dân cư mà không cần tới hộ khẩu” (VOV bài “Nên bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu” ).

Công bằng mà nói, do yếu tố lịch sử, việc quản lý bằng hộ khẩu đã từng phát huy tác dụng tốt một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chính sách hộ khẩu ra đời trong thời điểm chiến tranh, tức là trong điều kiện xã hội không bình thường và sau này, nó cũng tương đối phù hợp với thời bao cấp. Song từ khi đổi mới, nhất là từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hộ khẩu lại trở thành rào cản cho sự phát triển.

 

Bao giờ sẽ bỏ hộ khẩu? Đó là câu hỏi day dứt của người dân cả nước đã nhiều năm qua.

Tại phiên họp nói trên của Quốc hội, nhiều đại biểu đề xuất mục tiêu làm thẻ căn cước để bỏ dần việc quản lý dân cư bằng hộ khẩu. Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng phương pháp quản lý bằng hộ khẩu đã không còn thích hợp và đặt câu hỏi việc cấp số định danh cá nhân có thể giúp bỏ ngay quản lý dân cư kiểu cũ này không? “Nếu bỏ được quản lý hộ khẩu, người dân sẽ rất mừng và nên có lộ trình rõ để người dân biết”. Bà Mai nói.
Đặc biệt là với câu hỏi việc mã hóa, khai thác, sử dụng chung thông tin cá nhân có thể ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thay đổi tư duy, cách nghĩ. “Làm luật là để phục vụ người dân, chứ không phải để quản dân, không được có tư tưởng bắt nhầm còn hơn bỏ sót” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Người dân mong muốn bỏ chế độ hộ khẩu. Chuyên gia về Dân số và các vấn đề xã hội thì đề xuất nên học theo Lào, Campuchia. Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội thì cho rằng cần bỏ ngay cách quản dân kiểu cũ. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì quyết liệt hơn, làm luật không phải để quản dân…
Trong khi đó, Điều 23 của Hiến pháp 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước…”.
Thế nhưng không hiểu sao chính sách quản dân bằng hộ khẩu vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Và đến bao giờ chính sách lỗi thời này mới được bỏ thì vẫn còn là câu hỏi để ngỏ bởi cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có lộ trình.
Sao thế nhỉ?
Bùi Hoàng Tám

ĐỘC TÀI LÀ PHẢN LẠI NHÂN QUYỀN, LÀ MAN RỢ, VÔ VĂN HÓA, VÔ VĂN MINH.

 Chu Chi Nam

   Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đồng thanh chấp nhận vào ngày 10/12/1948, có ghi rõ :
   «  Xét rằng sự công nhận nhân phẩm của mọi người, thành viên của đại gia đình nhân loại ; và sự công nhận quyền bình đẳng, bất khả nhượng, là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
   Xét rằng sự xao nhãng, khinh miệt và chà đạp những quyền tự do căn bản của con người là những hành động man rợ, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó mọi người đều được tự do ngôn luận, tín ngưỡng, không bị đe dọa bởi nghèo khổ ; thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả nhất của con người.
   Xét rằng quả là cần thiết để những quyền căn bản của con người phải được bảo vệ bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áp bức ; trong trường hợp ngược lại, con người có quyền đứng lên chống lại độc tài, áp bức. « 
   Chính trong tinh thần đó mà có người cho rằng những chế độ độc tài là phản nhân quyền, là man rợ, vô văn hóa, vô văn minh. Có phải thế không ?

I)                  Nhân quyền là bẩm sinh, toàn cầu, không phân biệt màu da, chủng tộc
Thực vậy, tự do là những quyền căn bản, bẩm sinh của con người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai tầng, đi từ quyền tự do sinh sống, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do cư trú, đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do họi họp, tự do chính trị, tự do kinh tế v.v.. Viết đến đây tôi lại nhớ đến 2 bài thơ, lúc tôi học tiểu học, ở sài gòn, trước năm 1975. Cả 2 bài nói về tự do và tình liên đới của những người đấu tranh cho tự do, . Tôi không nhớ tác giả là ai, không nhớ hoàn toàn bài. Mong ai là tác giả thông cảm, bỏ qua.

                 Hỡi hỡi chim này !
      Lồng vàng, vì mày ta đã sửa sang cho mày.
      Còn gì xinh đẹp cho tày
      Còn đâu xung xướng bằng đây nữa mà !
       Này đệm bông, này giường hoa
       Này là gạo trắng, này là cơm khô
       Ở đây ngươi sẽ ấm no một đời .
       Thôi thôi, ta đã biết rồi
       Lồng vàng cũng thể là nơi ngục tù.
       Vả chăng no ấm mặc dù
       Tay dàng, chân buộc, quyền do tại người.
       Chi bằng rừng nọ thảnh thơi
       Khi ăn, khi ngủ, khi chơi, khi đùa
       Một mình sung xướng Tự Do
       Không ai bắt buộc
       Không ai phiền hà
Chúng ta thấy, ngay con chim nó còn muốn có tự do. Huống chi là con người. Vì vậy luận điệu hiện nay của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam, được nhả ra rồi nhai lại bởi một số trí thức hèn mạt, bán rẻ lương tâm, lương tri, cho rằng tự do, nhân quyền, dân chủ là sản phẩm của Tây phương, người Việt Nam, Đông phương không cần ; hay luận điệu bảo rằng dân Việt Nam chưa đủ trình độ dân trí để có tự do, nhân quyền. Cũng với giới lãnh đạo cộng sản và giới trí thức hèn mạt, trước năm 1975 ; thì «  Dân tộc Việt Nam là đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ. » Quả là miệng lưỡi không xương của người cộng sản.
    Bài thơ thứ hai nói về tình liên đới của những người đấu tranh cho tự do, dân chủ. Tôi cũng không nhớ tác giả là ai và cũng không nhớ hết ; nhưng tôi xin phép mạo muội viết ra đây để thân tặng tất cả những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, ở quốc nội cũng như ở hải ngoại.
                      Tự do thế giới, anh ơi !
                       Chúng ta đôi ngả, chân trời đại dương,
                       Bể xâu ngăn cản đôi đường.
                       Nhưng mà gần lắm, tình thương mặn nồng
                       Trên đường chống cộng, cảm thông,
                       Chúng ta cương quyết một lòng đứng lên !
                       Chúng ta mãi mãi không quên
                       Công trình bác ái dựa trên ngàn đời
                       Chúng ta gần lắm, anh ơi !
                       Cùng nhau chung một cuộc đời tự do !
                       Cùng nhau chung một con đò,
                       Chúng ta chèo chóng, giọng hò ngân vang.
                       Tự do thế giới kết đoàn !
                       Vượt bao nguy hiểm, gian nan không sờn !

II)               Những hành động chà đạp nhân quyền là những hành động man rợ, vô văn hóa, vô văn minh
Văn là vẻ đẹp, hóa là biến hóa ; minh là chiếu sáng. Làm cho trở nên đẹp là văn hóa. Văn hóa mà chiếu sáng, mọi người biết đến là văn minh. Chúng ta có thể định nghĩa đơn giản văn hóa và văn minh là tất cả những hành động của một tập đoàn con người, có tính cách thế thứ, trao truyền, nhằm làm tốt đẹp đời sồng con người trên 2 phương diện  vật chất và tinh thần. Về vật chất tối thiểu thì con người khi đói, có com ăn, khi rét thì, có áo mặc, khi bệnh, có thuốc uống. Về tình thần, thì càng ngày càng được nâng cao, có nghĩa là nhân quyền, tức những quyền tự do căn bản phải được tôn trọng. Văn hóa, văn minh đi ngược lại cái gì man rợ, vô văn hóa, vô văn minh.
Từ cái nhìn đó, chúng ta thấy tất cả những chế độ độc tài như độc tài cộng sản Việt Nam, Bắc Hàn là man rợ, vì dưới những chế độ này, con người khi đói không có cơm ăn, khi bệnh không có thuốc uống, thêm vào đó nhân quyền bị chà đạp. Bắc Hàn hiện nay dân đang chết đói, có cả ngàn tù nhân chính trị, tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người bị chà đạp. Nhà máy không có điện để chạy ; trong khi đó điện dùng để chiếu sáng những bức tượng của cha con Kim nhật Thành, Kim chung Nhất, được dụng lên ở khắp nơi, bắt dân phải tôn thờ. Việt Nam hiện nay là một trong những nước nghèo đói nhất thế giới, sản lượng tính theo đầu người hàng năm là 550$ để bắt kịp Thái Lan phải 30 năm, bắt Singapour và Nam Hàn phải gần 200 năm. 550$ đó là tính theo trung bình, chính tờ báo cộng sản Người Lao Động có làm một cuộc nghiên cứu vào đầu năm 2005, thì người dân ở những vùng hẻo lánh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Ban Mê Thuộc và những vùng hẻo lánh ở miền Nam, thì có những người dân không có tới 36$ một năm để sinh sống ; trong khi đó thì quan chức nhà nước, con ông cháu cha tiêu tiền vứt qua cửa sổ, đánh những canh bạc cả triệu $ như vụ PMU18, tiêu cả ngàn $ trong những nhà hàng, quán nhảy mỗi đêm. Tiền đó do đâu mà ra. Tham nhũng, hối lộ, ăn hút máu mủ của dân. Việt Nam hiện nay là một trong những nước hối lộ và bất công nhất thế giới. Không những Việt Nam đứng đầu sổ lộn ngược về tham nhũng, bất công mà còn đứng đầu sổ lộn nhược về vi phạm nhân quyền. Anh Phạm hồng Sơn chỉ dịch bài dân chủ là gì mà cũng bị vu khống là gián điệp, bị bắt bỏ tù. Anh Lê chí Quang chỉ viết bài Hãy Cảnh giác Bắc Triều tố cáo hành động dâng đất nhượng biển mà cũng bị cầm tù. Cô Lisa Phạm, anh Trương quốc Huy, Trương quốc Tuấn chỉ lên Internet, Pal talk nói lên lòng yêu nước của mình mà cũng bị bắt bỏ tù không xét xử trong vòng 9 tháng. Theo tin mới nhất của đài RFI ngày hôm nay 23/08, thì anh Trương quốc Huy lại bị bạo quyền cộng sản bắt lại. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã tố cáo hành động này là hành động bắt cóc, vi phạm nhân quyền.Còn biết bao người, bao nhà lãnh tụ tôn giáo bị quản thúc, giam cầm vô duyên cớ ở Việt Nam.

   Chế độ độc tài không những phản nhân quyền, man dại, vô văn hóa, vô văn minh, mà còn là những chế độ diệt chủng như độc tài phát xít và độc tài cộng sản. Chính vì vậy mà thế giới đã lập tòa ánh Nuremberg để xử Hitler và đồng bọn trước đây ; hiện nay thì Liên Hiệp Quốc đang lập tòa án để xử độc tài cộng sản diêt chủng Pol Pot ở Căm Bốt ; Tòa ánh quốc tế Âu châu xử độc tài Milosévic của Nam tư cũ. Hội đồng Âu châu gồm 46 nước, ngoại trừ Bìlorussie, đã lên án chế độ cộng sản là chế độ diệt chủng với cả trăm triệu nạn nhân, qua nghị quyết 1481. Dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu đã can đảm đứng lên đấu tranh cho nhân quyền, đòi quyền sống. Dân tộc Việt Nam hãy can đảm noi gương đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản diệt chủng. Làm như vậy thì mới không còn cảnh cả chục ngàn trẻ em vị thành niên bán thân nuôi miệng ở Căm bốt ; không còn cảnh cả chục ngàn chị em phụ nữ không có công ăn việc làm dưới chế độ độc tài, phải đi lấy chồng ngoại quốc, rồi bị hành hạ ; không còn cảnh tụt hậu, tham nhũng, bất công ; mới có thể theo kịp những nước trong vùng.

                                    Paris ngày 23/08/2006

                                         Chu chi Nam

Rồi cũng trôi tuột đi thôi !?

Mấy ngày trước, cả nước xôn xao chuyện biệt thự của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, Tổng thanh tra Chính phủ. Báo chí đưa tin ông này sắp hoàn tất dự án tư dinh gồm một biệt thự và 3 ngôi nhà gỗ cao cấp trên lô đất 17.000 mét vuông tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, trị giá hàng chục tỷ đồng, trong khi ông ã có một biệt thự ở phường 3 thành phố này và 2 căn hộ cao cấp ở Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng , thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là cơ hội phanh phui ra những khuất tất của vị cựu Tổng thanh tra Chính phủ góp phần vào việc chống tham nhũng. Bao nhiêu comment trên trang Web như vậy. Có vị tướng đáng kính bức xúc yêu cầu Trưởng ban nội chính Trung ương phải vào cuộc ngay.
 


Tôi nói chuyện đó với nhà thơ Lê Văn. Ông cười và bảo:

- Chuyện tầm phào! Nó lại trôi tuột đi gió thổi vào nhà trống, rồi vụ việc trầm kha cỡ đó cũng ‘chìm xuồng’ mà thôi!.

Lê Văn kể: Mấy năm trước, khi ngôi biệt thự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu xuất hiện trên mạng đã làm cả trong và ngoài nước xôn xao. Những câu hỏi tiền đâu mà ông ấy xây biệt thự to thế? Và nếu có tiền chính đáng thì phô trương một cách sống xa hoa như thế có trái với bản chất của người cộng sản, nhất là khi đang học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chủ tịch? Sẽ xử lý ra sao? Có người nghi ngờ ngôi biệt thự đó là ảo, do kẻ xấu ngụy tạo?

Chả bao lâu sau, ngôi biệt thự của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh to đẹp hơn ngôi biệt thự của cụ Phiêu, diện tích gần ngàn mét vuông, ở vị trí đắc địa bên Hồ Tây , trị giá ngót ngàn tỷ xuất hiện . Không phải do thế lực thù địch tung tin thất thiệt nhằm bôi nhọ phẩm chất trong sáng của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh mà chính con ông phơi ra sau khi ông cưới cô vợ trẻ Huyền Tâm , gây nên cuộc tranh chấp tình cảm và vật chất trong gia đình.

Thế rồi nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tự giới thiệu ngôi biệt thự của mình ở Bình Dương với Việt kiều từ Mỹ về thăm. Ngôi biệt thự bề thế sang trọng trong khuôn viên hàng ngàn mét vuông , có vườn cây, ao cá, lại có cả nhà nuôi yến mà chủ nhân khoe mỗi tháng thu nhập tổ yến được vài ngàn đô la. Khi về Mỹ , một Việt kiều đã viết trên một tờ báo : “ Không hiểu sự giàu sang của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có liên quan đến câu chuyện ông đã kể với bà con mình ở Cali trong chuyến thăm Mỹ , là ở Việt Nam quan chức quản lý tiền nhà nước như cô thủ quỹ giữ két bạc không có người kiểm tra, không muốn tham nhũng cũng phải tham nhũng ?”

Hình ảnh ngôi biệt thự của cựu Chủ tịch nước còn đang tươi rói thì xuất hiện hình ảnh khu biệt thự của nguyên Chủ tịch tỉnh Bắc cạn Nguyễn Trường Tô. Ông này sau khi hạ cánh an toàn vụ mua dâm học trò, đã về xã Hạnh phúc xây khu biệt thự kiểu Tàu, sơn thủy rất hữu tình , to đẹp gấp mấy lần ngôi biệt thự của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Rồi biệt phủ của con trai đương kim Uỷ viên trung ương đảng , Bí thư tỉnh ủy Hải dương Bùi Thanh Quyến , biệt thự của Chủ tịch tỉnh Bình dương Lê Thanh Cung phơi lên mặt báo.

Dư luận xôn xao. Người quan tâm đến phòng chống tham nhũng bức xúc. Nhưng mặc, sự việc cứ trôi tuột đi, chả khác gió thổi vào nhà trống! Không có phản hồi nào về biệt thự của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh. Chẳng có cuộc điều tra nào nhắm vào Nguyễn Trường Tô .

Biệt phủ của con trai Bùi Thanh Quyến tóp lại chỉ còn là một ngôi nhà bình thường , những cây gỗ sưa quý giá báo chí nêu chỉ còn là cây tạp. Và thay vì bị xử lý vi phạm luật đất đai, xây dựng , con trai Bùi Thanh Quyến lại được đề bạt từ trưởng phòng lên chức phó giám đốc Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương.

Ngôi biệt thự to đùng và hơn trăm hec-ta cao su trị giá hàng trăm tỷ cùa Chủ tịch Bình Dương Lê Thanh Cung được báo Lao Động, Dân Việt đăng bài và ảnh cùng những câu hỏi gay gắt của nhân dân Bình Dương. Phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ thị phải kiềm tra báo cáo trước 31-12-2013. Nhưng nay đã giữa tháng 3-2014 vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Nhìn khuôn mặt tươi rói của ông chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung trong buồi lễ ra mắt thành phố mới Bình Dương chắc chả có chuyện gì xảy ra với ông ta cả.

Ông Trần Văn Truyền thì cũng thế mà thôi. Ông ấy giải thích, rằng đất xây biệt thự là của con trai mua , tiền xây biệt thự là của em gái nuôi cho, đồ đạc trong nhà là do bạn bè mỗi người góp cho một thứ vì thương vợ chồng ông nghèo! Những câu chuyện đương thời mà như chuyện cổ tích , giai thoại ngày xưa được kể ra từ miệng những vị quan chức như ông Trần Văn Truyền vẫn có người tin . Không tin cũng phải lờ đi , vì chẳng muốn bới bèo ra bọ ! Và thế là trôi tuột đi!

- Nhưng tại sao lại để trôi tuột đi như thế? Tôi hỏi. Lê Văn cười khẩy:

- Ông lạ gì? Bởi biệt thự, vila đâu còn là hiếm trong giới quan chức cấp cao. Quan chức cấp cao bây giờ không ở vila, biệt thự mới hiếm. Cả nước còn mấy vị ở nhà cấp 4, đi xe đạp như Nguyễn Sự , Bí thư thành phố Hội An? Có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trái lại, hầu hết không chỉ một mà hai, ba vila, biệt thự. Vậy ai điều tra xác minh ai? Chả nhẽ cùng hội cùng thuyền mà cha này moi cha kia ?

Chúng tôi nhẩm tính thử. Với mức lương hiện tại, một cán bộ cao cấp, nhịn ăn nhịn mặc giỏi lắm mỗi năm tích cóp được trăm triệu là cùng. Mười năm nhịn ăn, nhịn mặc tiết kiệm được hơn một tỷ, chưa mua nổi căn hộ cung cư 60 mét vuông. Nhưng thử hỏi mấy người nhịn ăn, nhịn mặc? Không! Bây giờ quan chức đồng nghĩa với ăn ngon, mặc đẹp, đi xe sang, xài đồ xịn. Có kẻ còn vung tiền mua dâm, bao gái như Nguyễn Trường Tô, Dương Chí Dũng .

Tiền đâu ăn chơi xả láng như vậy mà còn xây biệt thự, vila , mua căn hộ cao cấp? Câu trả lời không khó nhưng lại khó trả lời bởi cái gáy của mình.

Lê Văn đọc bài thơ vui:

Ông Lê hỏi nhỏ ông Trần:
Tiền đâu mua đất hết gần lại xa,
Xây biệt thự, xây vi la,
Có nghe dư luận bàn ra tán vào?
Trần rằng ông nói hay sao!
Mỗi lời là một buộc vào chối tai.
Hỏi ông tài khoản nước ngoài,
Đô la trăm triệu nào ai dám bì?
Lê rằng tôi có thấm gì,
Ông Phan, ông Nguyễn có khi gấp mười.
Trần nghe Lê nói cả cười:
Thế thì rê đuốc chân người làm chi?
Biết điều lờ tịt nó đi,
Để xem dư luận làm gì được ta?
Đâu đâu cũng nước non nhà!

Vừa qua có một trường hợp hi hữu xảy ra, hy vọng có thể đột nhập vào một tòa biệt thự, khi Dương Chí Dũng khai trước tòa, là đã hối lộ Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ 510.000 đô la và “đưa giúp” bà Trương Mỹ Lan 1.000.000 đô la. Nhưng ngay lập tức cánh cổng bị đóng sập lại, vì chưa kịp công bố quyết định đình chỉ công tác ông thứ trưởng này để điều tra thì ông bị chết đột ngột. Bây giờ thì ông đã nằm trong khu lăng mộ ở quê nhà, rất tiếc không được 'an nghỉ' theo đúng nghĩa của từ. Còn trước mắt thực tế chỉ ra tế thì chuyện tiết lộ bí mật Nhà nước cũng như tiền bạc đã vùi sâu dưới lòng đất, có lẽ cũng chôn chặt theo ông Ngọ luôn.

Chùm đại dinh thự cùa ông Trần Văn Truyền cũng như nhiều vị quan chức khác chỉ là của nổi, chả thấm với của chìm. Người ta ví nó như phần nổi của tảng băng trôi.

Lòng dân xúc khi chuyện vi la, biệt thự, dinh thự của các vị ấy cứ trôi tuột đi trước dư luận như gió thổi vào nhà trống, rồi sẽ sắp xếp, đối phó "an bài" để được...chìm xuồng.. An cư tư nguy! Khổng tử đã nói như vậy. Đừng ỷ thời thế mà coi thường hậu họa.

Những ngôi biệt thự của Gaddafi, Mubarack và Yanukovich ...còn to đẹp, sang trọng, vững chãi gấp ngàn lần nhưng rốt cục đã hóa thành những bia mộ đề người đời nguyền rủa. Và hiển hiện trước mắt ta, thượng tướng Phạm Qúy Ngọ để lại gì, mang xuống mộ được gì, hay tất cả đều trôi tuột ?!
  Minh Diện
  (Blog Bùi Văn Bồng)

Những “kẻ lạ mặt” trong tiếng Việt

- Ai phụ trách khâu ẩm thực?

Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này:

Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.

Giả dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?

- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.

- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?

- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.

- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

- . . .

Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.

Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học trò nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):

- Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).

- Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả).

- Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.

- Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.

- Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.

- Thay vì nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn (hay trình diễn)”.

- Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ bất ngờ vào lớp xem thầy cô giảng dạy”.

- Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng cần nhất là dạy các em biết đánh vần”.

- Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.

- Thay vì nói: “Học sinh tranh thủ ôn tập trước giờ thi”, nên nói: “Học sinh cố gắng ôn bài trước giờ thi”.

- Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.

- Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần phẩm hơn là lượng trong việc giảng dạy”, hoặc “Cần dạy sao cho có kết quả”.

Trên đây chỉ là một ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe “lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và “bành trướng” ra tới hải ngoại.

“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ tiếng Việt kỳ quái hoặc “nửa Hán nửa Việt”, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ con em mình.

Nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải còn, chứ đâu có dễ gì mất được. Có điều là, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1) (hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả thì cái “còn” ấy kể cũng… ngậm ngùi.

“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời… ”, mỗi lần nghe câu hát ấy là mỗi lần tôi lại phân vân tự hỏi, “Những ‘kẻ lạ mặt trong ngôn ngữ’ ấy có phải là ‘tiếng nước tôi’ (và những đứa cháu của tôi có phải ‘yêu’ chúng ‘từ khi mới ra đời’)?” Nếu không, thì chúng phải có một cái tên gì chứ? Tự điển tiếng Việt gần đây vừa có thêm một từ ngữ mới: “tàu lạ”, được định nghĩa là “tàu Trung quốc”. Để cho dễ gọi, tôi cũng muốn đặt tên cho những “kẻ lạ mặt” ấy là “từ lạ”. Tương tự các biện pháp nhằm đối phó với các tàu lạ, chúng ta cần đề cao cảnh giác để “phát hiện” (1) kịp thời những từ lạ ngấm ngầm lẩn lút, trà trộn, xâm nhập vào phần đất của “Tiếng Việt mến yêu”. Chỉ khi nào tống khứ được những “từ lạ” thổ tả này đi chỗ khác chơi, chúng ta mới mong trả lại sự “trong sáng” cho tiếng Việt.

Tàu lạ, hay từ lạ, hay những kẻ lạ mặt, đều là những đối tượng cần truy đuổi.

Lê Hữu

(1) Từ ngữ phổ biến ở trong nước.

(2) Biểu diễn: màn trình diễn của diễn viên có tay nghề, ví dụ “biểu diễn khiêu vũ trên băng”.

(3) Ý muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…”, nhưng nói sai thành… ‘lượng’ (quantity)
Bài do T.T.T. cung cấp cho BVN

Gia Đình Cựu Trùm An Ninh Trung Quốc bị Triệt Hạ, Bắt Giữ

Những tiết lộ về tội ác của gia đình Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo an ninh quốc gia, hé mở một kết cục dành cho ông ta.
Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, tham dự phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) tại Bắc Kinh ngày 05 tháng ba năm 2012. Chu đang trong giai đoạn sụp đổ chính trị, với những tiết lộ về tham nhũng nhắm vào các thành viên trong  gia đình ông ta. (Liu Jin / AFP / Getty Images)
Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, tham dự phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) tại Bắc Kinh ngày 05 tháng ba năm 2012. Chu đang trong giai đoạn sụp đổ chính trị, với những tiết lộ về tham nhũng nhắm vào các thành viên trong gia đình ông ta. (Liu Jin / AFP / Getty Images)
Chu Vĩnh Khang, cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, tham dự phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) tại Bắc Kinh ngày 05 tháng ba năm 2012. Chu đang trong giai đoạn sụp đổ chính trị, với những tiết lộ về tham nhũng nhắm vào các thành viên trong gia đình ông ta. (Liu Jin / AFP / Getty Images)
Có rất nhiều quy tắc được đảm bảo trong nền chính trị cộng sản Trung Quốc, mà một trong số đó là những thành viên trong gia đình, bè bạn, và cộng sự của các quan chức quyền lực trong Đảng cũng sẽ được bảo vệ.
Và gần đây, điều đó được thể hiện rất rõ ràng khi những thông tin liên tiếp về việc tham nhũng của gia đình Chu Vĩnh Khang đang khuấy đảo các bài báo của giới truyền thông Trung Quốc.
Chu từng là nhân vật trùm của hệ thống an ninh Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời là cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ. Từ năm 2012, đã có những nghi vấn chưa rõ ràng về Chu được đưa tin, nhưng đến những tháng cuối của năm dấu hiệu chứng tỏ hành vi sai trái của Chu mới ngày càng nhiều, và theo dự đoán, những thông tin này sẽ được tiết lộ và công bố chính thức.
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là việc liên tục đưa tin công bố các chi tiết về vụ tham nhũng của con trai ông ta, Chu Bân cùng các cộng sự của Bân và những đồng nghiệp cũ của Chu và cả các lĩnh vực kinh doanh mà Chu từng thao túng.
Những cuộc tấn công tương tự nhắm vào các thành viên trong gia đình một quan chức cấp cao là “chưa từng được thực hiện một cách quy mô như vậy trước đó”, theo lời Heng He, một bình luận viên chính trị Đài truyền hình Tân Đường Nhân.
‘Chặt đứt vây cánh’
Theo lời Xia Ming, một giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Thành phố New York, cũng là người theo dõi trường hợp của Chu, thì ĐCS đã “từng bước từng bước một, cắt đứt vây cánh” thuộc mạng lưới quyền lực của Chu trong lĩnh vực dầu mỏ, bộ máy an ninh và xuyên suốt hệ thống chính quyền địa phương tại Trung Quốc.
“Tôi cho rằng quyết định số phận của Chu Vĩnh Khang đã được đưa ra rồi” Xia trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại
Điều đó nghĩa là các phương tiện truyền thông Trung Quốc sẽ không gặp bất cứ rủi ro chính trị nào khi công kích Chu. Bởi trong bất cứ trường hợp nào, Chu vẫn là nhân vật đang bị bôi nhọ và lên án thậm tệ cho những việc làm sai trái trong thập kỷ ông ta lãnh đạo bộ máy an ninh quốc gia.
Phần lớn những báo cáo về Chu đều diễn ra ngay trước khi khai mạc hai phiên họp chính trị quan trọng hiện đang tiến hành tại Bắc Kinh. Có thể tuyên bố chính thức về Chu sẽ được đưa ra khi phiên họp gần kết thúc.
Những rò rỉ
Nhiều thông tin công bố được bàn đến là về con trai của ông ta, Chu Bân. Theo kênh truyền thông quốc gia Tin tức Bắc Kinh, Chu Bân có dính líu đến những tội ác kiểu xã hội đen được thực hiện bởi nhà tài phiệt khai khoáng Lưu Hán và đồng bọn. Lưu đã bị cáo buộc với 21 tội danh, trong đó có tội giết chết chín người vào tháng trước.
Chu Bân cũng từng giúp Đinh Tuyết Phong, cựu thị trưởng thành phố Lục Lương, tỉnh Sơn Tây, nhằm leo lên vị trí thông qua hối lộ. Bản thân Đinh cũng bị điều tra và sa thải hồi cuối tháng hai vừa qua.
Tạp chí Caixin, một cơ quan thông tấn có mối quan hệ với Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu Ủy ban Chống Tham nhũng của Đảng, đi đầu trong những bài phóng sự và tường trình loại này.
Theo báo cáo của Caixin gần đây, em trai của Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Thanh, cùng em dâu là Chu Linh Anh, bị bắt vào ngày 1 tháng Mười hai 2013 bởi “nhóm điều tra kỷ luật từ Bắc Kinh” với tội danh tham nhũng trong kinh doanh.
Chu Nguyên Thanh là phó giám đốc một văn phòng đất đai và tài nguyên thuộc huyện Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Vợ Thanh là một nữ doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên và đại lý ô tô, theo báo cáo từ Caixin.
Người em trai khác của Chu Vĩnh Khang là Chu Nguyên Hưng, đã qua đời ngày 10 tháng Hai vì bệnh ung thư, cũng bị điều tra và phải đối mặt với cáo buộc “nắm giữ một lượng lớn tài sản không rõ nguồn gốc”, bài báo cho biết.
Những chiếc két, hộp rượu đắt tiền và vàng miếng đã bị tịch thu từ nhà Chu, bài báo nói thêm.
Sự giàu có của gia đình Chu đã vụt tăng lên từ khi ông ta trở thành Thứ trưởng bộ dầu khí, và sau đó là lãnh đạo Đảng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc – một gã khổng lồ dầu khí quốc doanh.
Quyền lực và tiền tài với Chu lại một lần nữa tăng lên khi ông ta trở thành người đứng đầu Bộ Công an năm 2003.
Thành viên trong gia đình Chu tại Vô Tích đã trở thành những kẻ thống trị ở địa phương, bài báo cho biết. Có trường hợp, một quan chức quận từng phải chi 150.000 nhân dân tệ (tương đương 24.416 đô la Mỹ) để được nhận sự bảo trợ của gia đình Chu trong việc giải quyết một vụ kiện mà ông ta có dính líu – thông tin do một nguồn tin thân cận với gia đình Chu.
Những tội ác của Chu
Chu là người đứng đầu bộ máy an ninh bí mật và đầy quyền lực của Trung Quốc từ năm 2007-2012. Trước đó, Chu là Bộ trưởng Bộ Công An. Và sau đó, trong một thập kỷ, ông ta là người có công trong việc định hình các chính sách đàn áp người dân Trung Quốc, được gọi là “hệ thống duy trì ổn định”.
Hệ thống này sử dụng các công cụ truyền thống của độc tài cộng sản – cảnh sát bí mật, những trại lao động, nhà tù, và những căn phòng tra tấn – theo cách đặc biệt tàn ác và đáng sợ. Dưới sự giám sát của Chu, ví dụ, là các tội ác thu hoạch nội tạng của những tù nhân lương tâm, chủ yếu trong số đó là các học viên Pháp Luân Công.
Khi nói đến việc khởi tố Chu, giáo sư Xia Ming nói: “ĐCS có thể có những dự phòng trước. Công khai phơi bày thông tin đó có thể ảnh hưởng đến Đảng chính trị, luật lệ của nó, những quan chức khác, và thậm chí là tính hợp pháp của bản thân chế độ.”
(Đại Kỷ Nguyên)

Chuyện kể về ALBERT EINSTEIN / nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của ông

Sống Magazine

Mạnh Kim

Một hiện thân của trí tuệ, một ông giáo nói giọng Đức đặc sệt, một chủ đề của hàng ngàn bộ phim… Có thể nhận ra ngay lập tức, hình ảnh mái tóc xù của Albert Einstein quen thuộc với tất cả mọi người – từ thường dân đến những bậc thượng lưu tiếp ông ở các salon từ Berlin cho đến Hollywood. Ông là thiên tài trong số những bậc thiên tài, là vĩ nhân trong số các vĩ nhân, là nhà khoa học kiệt xuất trong số những khoa học gia kiệt xuất. Ông là Albert Einstein. Chưa có khoa học gia nào mà lý thuyết khoa học khô khan của ông lại tạo sức ảnh hưởng mạnh đến nền văn hóa hiện đại – từ hội họa đến thi ca, như Albert Einstein. Sức ảnh hưởng từ thuyết tương đối của Einstein tạo hiệu quả trong thời ông cho đến cả sau khi ông mất…

Là đứa con đầu lòng của một gia đình tư sản Do Thái gốc ở miền Nam Đức, Einstein chịu ảnh hưởng rất mạnh từ mẹ mình, người luôn khuyến khích dành thời giờ cho niềm đam mê âm nhạc. Nhưng cơn sốt âm nhạc nhanh chóng lụi tàn, sau khi Einstein bắt đầu chúi mũi vào các quyển sách giáo khoa về khoa học cùng quyển “kinh thánh-hình học đại cương” của mình. Người cha dễ tính của Einstein – một kỹ sư và là nhà doanh nghiệp không thành công trong thời công nghiệp hóa-điện đang bùng nổ – đã góp phần kích thích lòng say mê khoa học của Einstein khi tặng một cái la bàn đồ chơi. Cậu bé Einstein 5 tuổi đã ngắm cái la bàn hàng ngàn lần và tự hỏi: Điều gì làm cho cây kim luôn chỉ về hướng Bắc… Năm 15 tuổi, Einstein thực hiện cuộc phản loạn đầu tiên của mình. Ở lại Munich khi gia đình tái định cư đến Bắc Ý sau một vụ thất bại thương trường nữa mà bố ông đem lại, Einstein nghỉ học bởi tình trạng quân phiệt, bỏ quốc tịch Đức và sau đó ghi danh vào trường bách khoa lừng danh Zurich Polytechnic – một M.I.T. (Viện kỹ thuật Massachusettes) của Thụy Sĩ. Tại đó, chàng Einstein yêu cô bạn cùng lớp người Serbia tên Mileva Maric. Bị tật một chân và học cao hơn ba năm, Maric không vì thế mà không trở thành người tình tuyệt vời của Einstein. Chàng sinh viên Einstein đã cùng Maric viết nên những “vần thơ” về khoa học và âm nhạc. Chàng gọi nàng là Dolly và sau đó có một đứa con gái với nàng. Họ lập gia đình dù mẹ Einstein phản đối. Tuy nhiên, chuyện tình này không kéo dài lâu. Đến trước năm 1919, Einstein và Maric ly dị, sau khi có thêm hai đứa con trai. Einstein đồng ý trao hết số tiền thưởng từ giải Nobel mà ông chắc chắn nhận được. Tuy thế, hai người thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, chủ yếu vì hai đứa con trai (người thứ nhất – Hans Albert – sau này là giáo sư lừng danh tại Đại học California; và người thứ hai – Eduard – nổi tiếng với thiên khiếu âm nhạc, sau này chết trong một bệnh viện tâm thần Thụy Sĩ). Maric tự kiếm sống bằng nghề dạy kèm toán và vật lý. Cuộc hôn nhân thứ hai của Einstein là với cô em họ Elsa…
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất lên đến đỉnh điểm, Einstein đã khiến người Đức không hài lòng khi ký vào tờ thỉnh nguyện chống chiến tranh, một trong bốn khoa học gia Đức dám làm chuyện này. Trong những năm 1920 hỗn loạn, khi người Do Thái trở thành kẻ thù của Nazi, Einstein bị biến thành mục tiêu đáng chú ý nhất. Bị đuổi khỏi Đức khi Nazi lên nắm quyền, Einstein nhận một vị trí tại Viện nghiên cứu cấp cao ở Princeton (Mỹ). Tuy đang bị chi phối bởi công trình nghiên cứu lập ra một khung toán học để kết hợp luật vạn vật hấp dẫn và điện từ trường, Einstein không thể làm ngơ trước hành động cuồng nộ tàn sát dân Do Thái của Nazi. Ông đứng ra giúp hàng chục đoàn tỵ nạn Do Thái đến Mỹ trong không khí không được chào đón (trong đó có nhà nhiếp ảnh trẻ tên Philippe Halsman – người sau này chụp rất nhiều bức ảnh Einstein mà ảnh bìa báo Time công bố về nhân vật thế kỷ Albert Einstein là một trong số đó).
Được khoa học gia Hungary Leo Szilard cảnh báo về nguy cơ Đức quốc xã có thể chế ra bom nguyên tử, Einstein đã viết một bức thư gửi Tổng thống Mỹ F.D. Roosevelt, tuy lúc đó bản thân ông biết rất ít về sự phát triển trong ngành vật lý hạt nhân. Sau đó, khi nhận được tin Hiroshima và Nagasaki bị tiêu diệt bằng bom nguyên tử, Einstein đã buồn bã thở dài… Albert Einstein được thế giới biết đến như là khoa học gia vĩ đại, chứ chưa hề là chính khách đại tài. Tiếng nói của ông là tiếng nói của lương tâm chứ không phải là lời hiệu triệu chính trị. Ông chưa bao giờ muốn tham gia chính trường. Từng được đề nghị ghế tổng thống Israel năm 1952, ông đã từ chối. “Chính trị chỉ tồn tại ở một lúc nào đó” – ông viết – “trong khi, một phương trình thì tồn tại vĩnh cữu!”.
————————————————————-
NHÌN LẠI DẤU ẤN LỊCH SỬ CỦA THUYẾT TƯƠNG ĐỐI
“Các phương trình về thuyết tương đối là tấm văn bia và là đài tưởng niệm tuyệt hảo nhất của ông (Albert Einstein). Chúng sẽ tồn tại mãi mãi như vũ trụ. Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong 100 năm qua, hơn bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử. Nguyên nhân không phải là chính trị hay kinh tế mà chính là kỹ thuật – những kỹ thuật đã chảy trực tiếp từ các tiến bộ trong khoa học nền tảng. Rõ ràng, không khoa học gia nào có thể đại diện xứng đáng cho những tiến bộ đó hơn là Albert Einstein: Nhân vật thế kỷ của báo Time” – Stephen Hawking.
Tại sao thuyết tương đối làm thay đổi tất cả?
(Lược dịch từ bài viết của nhà vật lý Stephen Hawking, báo Time)
Cuối thế kỷ 19, các khoa học gia đều tin rằng họ đã gần đạt được sự thấu hiểu đầy đủ về vũ trụ. Họ cho rằng không gian tràn ngập bởi một môi trường chuyển dịch bất tận gọi là ether. Tia sáng và tín hiệu vô tuyến là sóng trong ether cũng như âm thanh là sóng áp suất trong không khí. Tuy nhiên, không lâu sau, hàng loạt sự bất nhất xuất hiện trong lý thuyết này. Chẳng hạn, nếu ánh sáng dịch chuyển ở vận tốc nhất định nào đó qua ether (theo lý thuyết trên) và khi chúng ta dịch chuyển trong cùng hướng với ánh sáng thì tất nhiên chúng ta sẽ cảm nhận rằng vận tốc của ánh sáng dường như chậm hơn; nếu dịch chuyển ngược hướng với ánh sáng thì nảy sinh cảm nhận rằng vận tốc ánh sáng nhanh hơn. Tuy nhiên, hàng loạt cuộc thí nghiệm đã cho thấy không hề có sự khác biệt về vận tốc căn cứ vào sự dịch chuyển trong môi trường ether. Thí nghiệm cẩn trọng và chính xác nhất do Albert Michelson và Edward Morley tiến hành tại Viện Case ở Ohio năm 1887. Khi Trái đất quay quanh trục và quay trong quỹ đạo – hai nhà bác học lập luận – thì Trái đất hẳn phải dịch chuyển trong ether (như lý thuyết nói ở trên) và vận tốc ánh sáng của hai tia sáng thí nghiệm phải khác nhau. Chuyện đó không xảy ra. Dường như ánh sáng luôn luôn dịch chuyển ở cùng vận tốc tương đối với chúng ta, cho dù chúng ta dịch chuyển như thế nào.
Nhà vật lý Ireland George Fitzgerald và nhà vật lý Hà Lan Hendrik Lorentz là những người đầu tiên cho rằng các sinh thể dịch chuyển trong ether sẽ bị co lại và rằng đồng hồ sẽ chạy chậm lại. Sự co cụm và chậm lại này sẽ là cái mà người ta có thể đo vận tốc ánh sáng, cho dù họ dịch chuyển trong ether như thế nào. Ether – theo Fitzgerald và Lorentz – là một loại vật chất thực sự. Tuy thế, chính tay thư ký trẻ tên Albert Einstein – lúc đó làm việc trong Phòng bản quyền Thụy Sĩ ở Bern – đã cắt nát luận thuyết ether và giải quyết rốt ráo vấn đề vận tốc ánh sáng, chỉ một lần nhưng vĩnh viễn. Tháng 6-1905, ông viết một bài báo mà giúp ông trở thành một trong những khoa học gia hàng đầu thế giới, chỉ ra rằng bởi chúng ta không thể biết được có hay không chuyện mình đang dịch chuyển trong ether nên toàn bộ cái được gọi là ether là không giá trị. Điều này có nghĩa người ta phải vất bỏ khái niệm rằng có một lượng phổ quát gọi là thời gian mà tất cả đồng hồ đều dựa vào đó. Thay vì thế, mọi người đều có thời gian cá nhân riêng của mình. Hai cái đồng hồ của hai người sẽ ăn khớp với nhau nếu chúng ngưng nghỉ chứ không phải lúc chúng hoạt động. Lý thuyết này được củng cố bằng hàng loạt thử nghiệm, trong đó có một thử nghiệm mà người ta đem một đồng hồ cực kỳ chính xác vào một chuyến bay vòng quanh thế giới rồi sau đó so sánh với một đồng hồ nằm cố định một chỗ…
Nguyên lý cơ bản của Einstein rằng các qui luật thiên nhiên – nên xuất hiện theo cùng cách giống với tất cả những người quan sát đang dịch chuyển tự do – đã trở thành nền tảng của thuyết tương đối (gọi như vậy vì thuyết này cho rằng chỉ có sự dịch chuyển tương đối là quan trọng). Cái đẹp và tính đơn giản (từ của nhà vật lý đương đại Stephen Hawking) trong thuyết tương đối đã thuyết phục được nhiều khoa học gia và triết học. Điểm rất quan trọng của thuyết tương đối là quan hệ giữa khối lượng (mass) và năng lượng (energy). Einstein cho rằng vận tốc ánh sáng – với tất cả mọi người đều cảm nhận tương tự nhau – đã hàm ý rằng không gì có thể chuyển dịch nhanh hơn ánh sáng. Điều xảy ra sẽ như sau: khi năng lượng được dùng để tăng tốc một hạt hay một tàu không gian, khối lượng vật thể cũng tăng theo, khiến nó khó có thể tăng thêm được nữa. Nói cách khác, để tăng tốc một hạt lên bằng vận tốc ánh sáng là chuyện bất khả thi bởi lý do đơn giản là như vậy phải cần đến một nguồn năng lượng vô hạn. Mối tương quan giữa khối lượng (mass) và năng lượng được biểu thị trong phương trình lừng danh E=mc2, có lẽ là phương trình vật lý duy nhất trong lịch sử nhân loại mà gần như bất cứ ai cũng nhận ra!
Một trong những kết quả từ thuyết tương đối của Einstein là nếu nhân của một nguyên tử uranium bị phân thành hai nhân thì một năng lượng kinh khủng sẽ được tạo ra. Điều này dẫn đến việc hình thành Đề án Manhattan (nghiên cứu bom hạt nhân) và hậu quả là hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Có người đã ghép tội Einstein về vụ bom nguyên tử nhưng như vậy thì cũng chẳng khác gì trách tội Newton đẻ ra thuyết vạn vật hấp dẫn khiến cho máy bay rơi. Einstein không tham gia gì vào Đề án Manhattan và đã kinh hoàng khi nghe tin về thảm họa Hiroshima và Nagasaki…
Thuyết tương đối đã thay đổi hoàn toàn các bàn cãi về nguồn gốc cũng như số phận vũ trụ. Một vũ trụ tĩnh có thể tồn tại bất tận và có thể được tạo ra trong hình thể hiện tại ở lúc nào đó trong quá khứ. Nói cách khác, nếu các thiên hà đang tách rời như hiện nay thì hẳn chúng đã gần nhau hơn trong quá khứ. Cách đây khoảng 15 tỉ năm, hẳn tất cả chúng phải nằm chồng chất trên đầu nhau và mật độ dày đặc của chúng hẳn phải bất tận… Chuyện này không thể xảy ra. Hơn nữa, thuyết tương đối cũng tiên đoán rằng thời gian sẽ dừng lại bên trong các lỗ đen – vùng mà không gian-thời gian bị bóp méo đến độ ánh sáng không thể thoát ra…
Bản giao hưởng dang dở của Albert Einstein
(Lược dịch từ bài viết của J. Madelein Nash, báo Time)
Trong ba thập niên cuối cùng của sự nghiệp mình, Einstein luôn bị ám ảnh bởi giấc mơ đưa ra lý thuyết nền tảng thống nhất – một loạt các phương trình sẽ tạo ra cầu nối giữa các lực dường như không liên hệ của vạn vật hấp dẫn và điện trường. Einstein hy vọng giải quyết được mâu thuẫn giữa hai hình ảnh đối kháng trong vũ trụ: chuỗi liên tục trôi chảy của không gian-thời gian (nơi các ngôi sao và hành tinh ngự trị, như được miêu tả trong thuyết tương đối của ông) và trạng thái bất ổn của thế giới lượng tử siêu nhỏ (nơi các hạt lắc lư bất tận). Einstein đã dày công nghiên cứu vấn đề này nhưng thành công không đến với ông, phần do những lập luận sai lầm ngay từ đầu.
……
Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm (Đức). Năm 12 tuổi, Einstein đã tự học hình học Euclide. Năm 26 tuổi, ông giành được bằng tiến sĩ tại Đại học Zurich. Năm 1905, ông viết bài báo “Về động điện học của vật thể chuyển động”, chứa những nền tảng cho thuyết tương đối của ông. Năm 1913, ông được bầu làm giám đốc Viện vật lý Kaiser Wilhelm ở Berlin. Từ sau năm 1919, Einstein đã trở thành công dân của thế giới vì gần như không ai không biết đến ông. Einstein nhận được vô số giải thưởng, trong đó có giải Nobel vật lý năm 1921. Trong thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông công khai phản đối Đức quốc xã và đứng ra giúp đỡ người Do Thái tỵ nạn sang Mỹ. Einstein cũng lên án các chính sách của Mỹ thời Chiến tranh lạnh. Ngày 18-4-1955, Albert Einstein qua đời, tại Princeton (Mỹ). Các tác phẩm của ông gồm Relativity: the Special and General Theory (1916); About Zionism (1931); Builders of the Universe (1932); Why War? (1933 – viết chung với nhà phân tâm học Sigmund Freud); The World as I See It (1934); The Evolution of Physics (1938 – viết chung với nhà vật lý Ba Lan Leopold Infeld); và Out of My Later Years (1950).
Mạnh Kim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét