Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Trước mối họa từ Tàu - Đã làm quan thì phải… thật giàu

Trước mối họa từ Tàu

gacma

Mới đây nhất, chúng ta kỷ niệm trận  hải chiến Trường Sa, nơi các chiến sĩ hải quân Nhân Dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh chống lại sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc.
Tuy hơi có phần mất lòng, nhưng qua một số việc làm tưởng niệm của những người được gọi là yêu nước. Chúng ta nên thấy rằng:
Không nên quá cực đoan khi đòi lấy lại Hoàng Sa, một phần Trường Sa hay đòi hỏi phần lớn lợi ích ở biển Đông … ngay cả kiện ra tòa án Quốc tế ( Kiện củ khoai. Luật thuộc về kẻ mạnh. Mỹ đánh ai, bất chấp hội đồng bảo an phủ quyết, nó tự làm luật nó đánh :)
Phần lãnh thổ đã mất, rất khó để có thể thu hồi lại, đặc biệt là bằng nước bọt hay ngòi viết cãi lý.
Thay vào đó, nên làm sao để đừng mất nữa thì có phần tốt hơn !
Tiêu biểu: Nga tự nhiên mang quân vô Ukraine, bất chấp sự phản đối của NATO,
Tương tự Tàu có thể dễ dàng mang quân qua Việt Nam, nếu nó có cớ là bảo vệ lợi ích của nó.
Thay vì vĩ cuồng, muốn dùng lý, pháp luật với kẻ mạnh … thì hãy làm sao để mình mạnh lên đã. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Hay đúng hơn là thì dân có mạnh, nước mới mạnh.
Động lực nào để đưa đất nước giàu mạnh: Cần phải cải cách thể chế. Cần có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng … và tạo ra một cơ chế làm ăn vận hành theo nguyên tắc của thị trường đích thực, phải có cạnh tranh tự do, bình đẳng mới thúc đẩy được sự sáng tạo và cải thiến … mới nâng cấp được cái tầng kỹ nghệ cả dân sự lẫn quốc phòng của Việt Nam lên những tầm cao mới, khi đó mới đủ sức bảo vệ bờ cõi.
Hơn 20 năm được gọi là đổi mới (tình từ cái tuyên bố của ông Võ Văn Linh), Việt Nam khá thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài … Luồng vốn đổ vào thì cũng tương đối nhiều, nhưng đa phần chỉ tập trung vào lắp ráp, chế biến công nghệ thấp … hay mua bán tài sản, bất động sản, xây hotels, resorts, trung tâm thương mại, vv … Giúp cho một lớp người nắm bắt được cơ hội, như doanh nhân, nhà tư vấn, nhà thầu, luật gia, vv … giàu lên nhanh chóng và trở thành tầng lớp trung lưu.
Nhưng cái yếu nhất của chúng ta vẫn là kỹ nghệ và khoa học.
Mấu chốt lại là ở giáo dục. Mà căn nguyên rốt cục vẫn tới từ sự yếu kém của thể chế.
Con đường nào để Việt Nam thoát khỏi tình cảnh khốn khổ này.
CẦN THIẾT PHẢI THAY ĐỔI THỂ CHẾ
BẠN ĐỌC GỬI ...VA

Nghĩ gì về sự luân chuyển của “Hoàng Tử Cả”

Việc con trai cả của đồng chí X được điều chuyển về làm bí thư Kiên Giang cho thấy đây là 1 sự chuẩn bị để đưa “thái tử Đảng” này lên cao hơn, chí ít cũng là Bộ Trưởng trong thời gian sắp tới.  Dường như ĐCS tin vào sự tồn tại muôn năm của chế độ.
Phần đông những ai hiểu chuyện và nội tình chính trị của Việt Nam có lẽ cũng cảm nhận như vậy bởi ĐCS thực sự quá mạnh; tuy vậy trước những áp lực và đòi hỏi của sự đổi thay, họ sẽ tự điều chỉnh đi sao cho phù hợp và thích nghi giống như tuyên bố cải cách mới đây của ĐCS Trung Quốc.
Cá nhân người viết ủng hộ việc ĐCS tự cải cách, diễn biến trong hòa bình để tránh cho đất nước khỏi cảnh lầm than đổ máu và bạo loạn như Ukraine … giúp tạo dựng sự ổn định nhất thời để khắc phục những khó khăn và thay đổi tình trạng yếu kém, tụt hậu của đất nước.
Đặc biệt là trước áp lực và sự đe dọa từ Bắc Kinh thì việc ĐCS tự cải cách lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, vì TQ có thể mang quân vô VN bất cứ lúc nào nếu có biến cố và bạo loạn khi thấy rằng lợi ích của chúng bị đe dọa.
chang
Tưởng Kinh Quốc (1910-1988) Cố Tổng thống Đài Loan

Mong sao đồng chí X có thể đọc thật kỹ bài học của Đài Loan những năm 1980, trước mối hiểm họa từ Bắc Kinh và áp lực buộc phải thay đổi của xã hội, Tưởng Kinh Quốc đã làm 1 cái việc xứng đáng được “lưu danh hậu thế” đó là bãi bỏ độc tài thiết quân luật và cho phép tự do thành lập đảng phái, hội nhóm, vv … dần dần tiến tới tự do dân chủ đích thực cho hòn đảo này.
Bằng việc bãi bỏ hình thức “cha truyền con nối”, Tưởng Kinh Quốc đã không dựng các con của mình lên mà chỉ định Lý Đăng Huy làm tổng thống, nguời sau đó đã thiết lập nền móng vững chắc cho nền dân chủ non trẻ của hòn đảo này trong thập niên 90 và tới năm 2000; lần đầu tiên trong 1 cuộc bầu cử tự do được tổ chức công khai, Đảng đối lập của Đài Loan: Đảng Dân Tiến (Dân Chủ Tiến Bộ – Democratic Progressive Party) đã giành thắng lợi.
Tuy vậy, đảng đối lập đã làm việc cũng chả tốt đẹp gì mấy khi so sánh với Quốc Dân Đảng … và chỉ sau 2 nhiệm kỳ, quyền lực lại trở về tay Quốc Dân Đảng với thắng lợi của đương kim Tổng thống Mã Anh Cửu … và những cáo buộc tham nhũng liên quan tới Trần Thủy Biển khiến cho uy tín của Đảng đối lập xuống thấp nghiêm trọng,
Điều đó cho thấy những chế độ độc tài, nếu biết tự thay đổi, diễn biến cho phù hợp thời thế, chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ trong hòa bình … vẫn có thể nắm vững quyền lực, và đưa đất nước sang một chu kì phát triển mới
Xin được trích câu của GS Lê Xuân Khoa trong cuốn Việt Nam 1945-1995:
“Quyền lực và lợi lộc nếu biết chia sẻ thì nhà cầm quyền vẫn có phần một cách chính đáng. Quyền lực và lợi lộc không thể mãi mãi giữ độc quyền, và điều chắc chắn là không thể đem theo sang thế giới bên kia. Đã có nhiều trường hợp cho thấy hậu quả tai hại xảy ra cho những chế độ độc tài, CS hay không CS, trong khi những người cầm quyền còn tại chức. Thành tích tốt hay xấu của những người lãnh đạo sẽ được nhân dân đánh giá công minh và được lịch sử ghi chép thành văn hay truyền khẩu cho đến muôn đời sau. Có những nhà lãnh đạo nào đã tự hỏi mình: Nên để lại tiếng thơm hay tiếng xấu cho hậu thế? Bách thế lưu phương hay Lưu xú vạn niên?”
BẠN ĐỌC GỬI ...VA

‘Kéo dài’ tuổi nghỉ hưu cho… cán bộ

Một số trường hợp là cán bộ cao cấp của Bộ Tư pháp đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn được “giữ nguyên chế độ chính sách” khiến nhiều người bất bình.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, ông Trần Văn Quảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, đến tuổi nghỉ hưu từ ngày 1.3, nhưng tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp mới đây, sau khi nghe báo cáo của tập thể lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ về lựa chọn nhân sự thay thế ông Quảng, Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp đã quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ của ông Quảng thêm 6 tháng.
Trả lời PV, một lãnh đạo có trách nhiệm của Bộ Tư pháp cho rằng đây là trường hợp “ngoại lệ” vì không tìm được người thay thế và việc kéo dài tuổi hưu này là đúng quy định pháp luật. Trong khi đó, một số ý kiến phản ánh có nhiều cán bộ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhưng chưa được xem xét tới.
Ngoài ra, một trường hợp khác cũng gây ra nhiều dư luận trái chiều trong thời gian qua là việc Ban Cán sự Đảng bộ Bộ Tư pháp muốn giao Viện Khoa học pháp lý phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án thu hút đối với tiến sĩ Dương Thị Thanh Mai, chuyên viên cao cấp của Bộ này, tiếp tục tham gia vào các công việc lớn của Bộ sau khi nghỉ hưu. Trong khi đó, bà Mai hiện cũng đã quá tuổi nghỉ hưu. Mặc dù không còn giữ chức Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý nhưng suốt nhiều năm qua bà Mai vẫn được hưởng chế độ tương đương viện trưởng. Trước những thắc mắc của PV, ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Tư pháp, hứa “sẽ có trả lời chính thức trong thời gian sớm nhất”.
Trên thực tế, năm 2013 Bộ Tư pháp đã từng bổ nhiệm chấp hành viên cho ông Lê Tuấn Kiệt (Cần Thơ) khi ông này đang là bị can. Cụ thể, ngày 15.6.2012, cơ quan điều tra địa phương khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành bắt tạm giam ông Kiệt (Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) để điều tra tội thiếu trách nhiệm và tham ô tài sản.
Thế nhưng ngày 12.6.2013, Bộ Tư pháp vẫn ký quyết định bổ nhiệm ông Kiệt làm… chấp hành viên sơ cấp. Viện KSND TP.Cần Thơ sau đó đã có công văn gửi Viện KSND Tối cao về trường hợp này. Đầu tháng 9.2013, Bộ Tư pháp mới thu hồi quyết định bổ nhiệm nói trên.
THEO THANH NIÊN

Đã làm quan thì phải… thật giàu

Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu… Quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.
Kền kền ăn xác thối là cách “mưu sinh” rất đỗi bình thường của hiện tượng tự nhiên trong thế giới muôn loài. Thế nhưng khi được vận dụng trong cái thế giới “chữ nghĩa” đa đạng của loài người, nó hàm ý minh triết cao thâm, hay đơn giản chỉ là thái độ “cao ngạo, phách lối… tỏ ra nguy hiểm”… thì cũng tùy cách luận.
Ai “kền kền”, ai “xác thối”?
Ngày xưa, Nam Cao qua tác phẩm “Đôi mắt” đã khắc họa sắc lẹm “cái dạng văn sĩ Hoàng” ăn lạc rang, đọc truyện Tàu, mồm leo lẻo ca ngợi vĩ nhân nhưng lại coi thường, châm biếm, mỉa mai những người lao động cần cù, chân chất của giới cần lao. Và rồi ngày nay, “cái dạng văn sĩ Hoàng” ấy lại tiếp tục uống rượu Tây, đọc báo mạng và phán.
Họ phán rằng dư luận là một “đám kền kền”, và mỗi sự kiện như là “một xác thối”.
Họ cho rằng:
- Bức xúc làm gì chứ, cứ để cho các chủ trương “phạt cho tồn tại”, các dự án, công trình, những cây cầu vĩ đại ấy… được thực thi. Nếu có bị bớt xén phần trăm hoa hồng, nếu có bị tham nhũng khủng khiếp thì cái còn lại vẫn là những sản phẩm vĩ đại mà nhân dân có thể thụ hưởng được.
- Bức xúc làm gì chứ, đã làm quan thì phải thật giàu, đã làm quan thì phải nhà cao cửa rộng, quan mà nghèo thì nói ai nghe, nói ai tin, quan mà nghèo thì còn tâm trí đâu mà lo việc dân việc nước.
- Bức xúc làm gì chứ, cứ để cho cái nhóm lợi ích rửa tiền, khi đó đất nước mới có thêm nhiều bất động sản, khách sạn, sân golf, resort, casino, khu vui chơi, du lịch sinh thái… để cần lao sinh sống, vui chơi, du ngoạn. Công khai, minh bạch cho lắm thì người ta sẽ giấu tiền hoặc đem tiền đến nơi khác, khi đó có mà đói cả nút!
Thật ra, họ mới chính là “kền kền”, mà “xác thối” chính là thái độ thực dụng, tư tưởng đến đâu hay đến đấy, vô cảm trước mọi bất công của xã hội. Sao không đặt ngược lại vấn đề?
Ai dám chắc rằng những sản phẩm “vĩ đại” kia nó sẽ có chất lượng đúng nghĩa vĩ đại mà nhân dân được thụ hưởng dài lâu như mong muốn? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu như nó không “đúng quy trình” vĩ đại?
Ai dám chắc các vị quan đã giàu không có ý muốn giàu thêm? Với quỹ thời gian làm việc cố định và mức lương mà ai cũng biết là nếu tằn tiện lắm thì cũng chỉ đủ sống thì họ đã làm giàu bằng cách nào, họ tài như vậy sao đất nước vẫn chưa giàu lên được?
Ai dám chắc cần lao sẽ được vui chơi, du ngoạn thỏa thích ở cái chốn “phồn vinh” ấy khi đa số người dân phải chạy cơm, kiếm ăn từng bữa. Chỉ biết rằng, những đồng tiền sau khi được rửa đi, chúng sẽ thành tiền sạch, khi đó, tiền thuế nhân dân sẽ bị móc túi, thất thoát, thất lạc… thời gian càng lâu càng khó có khả năng truy hồi lại được.
Bình thường và bất thường
Một đất nước phát triển, văn minh, tiên tiến là một đất nước hạn chế được tối đa những dấu hiệu bất thường tiêu cực. Trước một sự kiện tiêu cực, phải coi sự xôn xao, bức xúc của dư luận là một thái độ đúng, một thái độ tích cực, thì cái xấu, cái ác mới có cơ may kiềm chế được.
Thế nhưng hiện nay, những dấu hiệu bất thường tiêu cực liên tục được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, nhiều vấn đề đã trở thành nan giải đối với hệ thống công quyền. Dư luận bức xúc, dẫu không giải quyết được triệt để sự việc, nhưng ít ra nó cũng góp phần phản ánh, gây áp lực lên các cơ quan chức năng để có biện pháp tức thời hay dài hạn nhằm khắc phục và hoàn thiện dần những sai sót.
Và ít ra, từ đó cho thấy được cái quyền giám sát của người dân đối với xã hội, đối với công chức, quan chức. Đừng nhìn người dân với đôi mắt coi thường như vậy, đừng báng bổ dư luận là “kền kền”, trong khi bản thân mình cũng là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của cái “xác thối” ấy.
Thật trái khoáy khi một quan chức từ chối tiền hối lộ được ca ngợi rầm rộ trên báo, một cán bộ chống tham nhũng lại được tuyên dương, phát bằng khen, thưởng nóng. Đối với một xã hội pháp quyền, đối với một xã hội thượng tôn pháp luật, những chuyện ấy phải xem là hết sức bình thường, những quan chức, những cán bộ là những người đại diện cho pháp luật và nhiệm vụ của họ là phải bảo vệ, thực thi đến cùng những nguyên tắc ấy.
Nhưng bất thường hơn cả là ngày càng nhiều những người cho rằng những điều ấy là không bất thường. Họ dùng “đôi mắt” của “văn sĩ Hoàng” ngày xưa để mà ca ngợi sự phù phiếm ảo, giả tạo, vô cảm trước những bất công.
Sợ rằng những “đôi mắt” ấy, những trí thức như “văn sĩ Hoàng” kia được nhân rộng thêm ra, thì phải đợi đến tết… Công Gô mới có cơ may mà thịnh vượng, mới có cơ may bắt kịp sự phát triển của thời đại.
THEO VIETNAMNET

Vì sao các cụ về hưu không trả lại nhà công vụ?



Nhiều cán bộ về hưu nhưng vẫn chưa trả lại nhà công vụ, có trường hợp chuyển cho con, cháu tiếp tục sử dụng.

Điều 11 Nghị định 34/2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, quy định rõ: “Nhà ở công vụ chỉ được dùng để bố trí cho các đối tượng có đủ điều kiện thuê để ở trong thời gian đảm nhận công tác; khi người thuê hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi ở khác hoặc nghỉ công tác thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Pháp Luật TP.HCM, hiện có tình trạng nhà ở công vụ bị “chiếm dụng” theo nhiều cách.
Đã về hưu nhưng vẫn giữ nhà công vụ
Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu (61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội) có 80 căn hộ được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có không ít trường hợp mặc dù cán bộ đã về hưu rồi, họ vẫn giữ lại nhà công vụ này cho con cháu, người thân quen ở hoặc tiếp tục ở, thậm chí nhiều nhà khóa cửa để đó. Đơn cử như các trường hợp:
- Ông Hồ Xuân Hùng nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ được giao căn hộ 302, dãy nhà B2. Ông Hùng đã nghỉ hưu nhưng hiện căn hộ này do con và cháu ông đang ở.
- Ông Nguyễn Bường nguyên là cán bộ cao cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được giao căn hộ 301, dãy nhà B1. Ông Bường đã về nghỉ hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình người con của ông.
- Bà Trần Thị Minh Chánh nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Quốc hội được giao căn hộ 403, dãy nhà B1. Bà Chánh đã về hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình con của bà.
- Ông Trần Chí Liêm nguyên là cán bộ cao cấp của Bộ Y tế được giao căn hộ 405, dãy nhà B1. Ông Liêm đã về nghỉ hưu. Căn hộ này hiện con ông đang ở.
- Tương tự, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình dù đã về hưu và đang sống cùng gia đình tại TP.HCM nhưng ông Bình vẫn đang có nhà công vụ là căn hộ 606, dãy nhà A2.
- Hay như trường hợp nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Văn Đức, sau khi về hưu vẫn chưa trả lại nhà công vụ là căn hộ 605, dãy nhà A1, mà chỉ đóng cửa để đó. Cũng thế, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Triệu Văn Bé hiện vẫn còn nhà công vụ là căn hộ 307, dãy nhà B1, dù ông đã về hưu bảy năm rồi.
Chưa thấy ai đòi nên chưa trả?
Dù biết rõ quy định khi cán bộ nghỉ hưu thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước, tuy nhiên một số cán bộ khi hỏi vì sao lại chưa trả thì trả lời rằng: “Nhà nước chưa đòi thì chưa trả”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về trường hợp của mình, nguyên Thứ Trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Văn Đức cho biết từ khi ông về nghỉ hưu cùng gia đình tại TP.HCM, nhà công vụ ông vẫn để đó. “Tôi không thấy ai trả nhà, cũng chả thấy ai đòi nhà. Nên nhà tôi cứ khóa cửa để đó” – ông Đức cho hay.
Khi hỏi về việc chưa trả nhà ở công vụ của mình, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho biết: “Nhà để đó, có việc ra Hà Nội thì tôi ghé qua”. ông Bình cũng thông tin chưa thấy cơ quan nào yêu cầu trả lại nhà.
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Triệu Văn Bé thì bộc bạch: “Cán bộ khi đã về nghỉ hưu mà chưa trả lại nhà công vụ là sai rồi! Để người khác nói mình không chịu trả nhà là tôi thấy xấu hổ lắm!” Tuy nhiên, ông Bé cũng cho rằng vì không thấy ai đòi nhà nên vẫn cứ để nhà công vụ đó. “Có lẽ bên cơ quan quản lý cũng du di cho mấy ông cán bộ về hưu như tôi có nơi để thi thoảng lui tới khi có việc ở Hà Nội”. Cũng theo ông Bé, vì không thấy ai đòi nhà nên nhiều người về hưu đã ở nơi khác rồi nhưng vẫn giữ lại nhà cho con cháu ở.
Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu do Văn phòng Chính phủ quản lý trong một thời gian dài, gần đây được giao cho Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) quản lý. Tuy nhiên, nhiều cán bộ đã nghỉ hưu nhưng vẫn có nhà ở đây cho biết họ chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước về việc yêu cầu trả lại nhà ở công vụ.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ngày 12-3, ông Trịnh Hồng Quân, Trưởng ban Quản lý nhà ở công vụ (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng), cho biết: “Việc thu hồi nhà công vụ trước giờ gặp cái khó là thực hiện theo cách “đóng cửa bảo nhau”. Ví dụ, cấp dưới bảo cấp trên ra khỏi nhà là rất khó”. Ông Quân cũng thông tin nhằm giải quyết tình trạng này Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2014, theo đó kể từ ngày 6-3, việc quản lý, sử dụng, trả lại nhà ở công vụ phải theo hướng dẫn này. “Khi người được thuê nhà ở công vụ nghỉ hưu thì đương nhiên phải trả lại nhà. Nếu người thuê nhà ở quá thời gian thì sẽ có thông báo thu hồi. Nếu họ vẫn tiếp tục không trả lại nhà thì bị cưỡng chế để thu hồi nhà ở công vụ đó” – ông Quân cho hay.
Theo ông Quân, hiện nay việc quản lý nhà ở công vụ thực hiện theo mô hình mới. Cụ thể, giao cho doanh nghiệp quản lý, vận hành loại nhà này. Cũng theo ông Quân, Khu nhà ở công vụ Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng đã nhận bàn giao quản lý. Sau đó, Bộ đã lựa chọn một doanh nghiệp để giao việc quản lý, vận hành khu nhà ở công vụ này.
HOÀNG VÂN
- Nhà ở công vụ phải được sử dụng đúng mục đích và đúng đối tượng.
- Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ.
- Trường hợp trả lại nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
( Điều 61, Luật Nhà ở năm 2005)
Nhà ở công vụ được thu hồi trong các trường hợp sau: Người thuê nhà nghỉ hưu hoặc hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ; người thuê nhà chuyển công tác đến địa phương khác; người thuê nhà có nhu cầu trả lại nhà ở công vụ; người đang thuê nhà ở công vụ bị chết; người thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ sai mục đích hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ mà cơ quan quản lý nhà ở công vụ có quyết định xử lý thu hồi.
(Trích Thông tư số 01/2014 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 6-3-2014, hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ)
THEO PLO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét