Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ngày 17/3/2014 - Thủ tướng có mỏi tay không? - Khi mình cầm hộ chiếu Việt Nam

  • Chủ tịch Việt Nam công du Nhật Bản : An ninh trên biển là một trọng tâm (RFI) - Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự củaông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
  • Thuyền nhân Việt trại Yongah Hill bị phân biệt đối xử? (RFA) - Như tin đài chúng tôi đã loan trong tháng 2 vừa qua, nhiều thuyền nhân Việt Nam đã bị đối xử tàn tệ khi chuyển từ trại tạm giam Yongah Hill sang Christmas Island. Nay lại có thư cầu cứu của các thuyền nhân trong trại này về việc họ bị kỳ thị bởi nhân viên của trại.
  • Có nên phá dỡ cầu Long Biên? (BBC) - Xóa bỏ cầu Long Biên làm Việt Nam mất đi một di tích lịch sử độc đáo, không gì thay thế, theo nhà báo Lê Phú Khải.
  • Các trang web của NATO bị tin tặc tấn công (VOA) - Một số trang web của NATO đang gặp phải những vụ tấn công mạng, dường như là diễn biến mới nhất trong không gian mạng liên quan đến tình hình căng thẳng ở Crimea
  • Mở rộng tìm kiếm máy bay MH370 (BBC) - 25 nước cùng tham gia tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích, trong lúc cảnh sát mở rộng điều tra cả hành khách và phi công.
  • Anh Vũ Ánh và Tôi (RFA) - Tôi nhớ như in anh cười rất tươi, vừa bắt tay tôi vừa bảo “mới từ DC xuống hả”, nói thêm “tôi có nhiều người bạn thân trên đó lắm”, nói xong anh kể một dọc những tên tuổi của làng báo Việt Nam ngày xưa.
  • Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc (RFA) - Tổ chức chính trị Việt Tân luôn khẳng định rằng công cuộc tranh đấu của họ từ xưa tới nay luôn giữ tôn chỉ “bất bạo động”. Đây là con đường duy nhất được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận đối với các cuộc tranh đấu đòi hỏi công lý, dân chủ, nhân quyền của người dân tại rất nhiều quốc gia.
  • Nghệ sĩ Thanh Lan (RFA) - Từ những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, nghệ sĩ Thanh Lan đã trở thành hiện tượng trong làng văn nghệ Việt Nam, cô nổi danh không chỉ bởi tiếng hát ngọt ngào, vẻ đẹp mặn mà, quyến rũ mà còn bởi cô là nghệ sĩ hiếm hoi thực hiện thành công trên cả lĩnh vực điện ảnh, kịch trường và âm nhạc.
  • Crimea: 93% cử tri đi bầu muốn theo Nga (BBC) - Kết quả thăm dò ngoài phòng phiếu cho thấy đa số cử tri ủng hộ việc sáp nhập vào Nga, tách khỏi Ukraine, các hãng tin của Nga tường thuật.
  • Tinh thần nhân đạo và trách nhiệm cao cả (BaoMoi) - (HNM) - Chiều 15-3, sau khi nhà chức trách Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm máy bay bị mất tích MH370 ở khu vực Biển Đông và tập trung các nỗ lực tìm kiếm sang Ấn Độ Dương, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam cũng quyết định tạm dừng hoạt động tìm kiếm máy bay mất tích trên vùng biển Việt Nam.
  • Dựa vào Mỹ, hãy cẩn trọng! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Việc Bộ Ngoại giao Philippines triệu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc đến để phản đối việc Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn và xua đuổi 2 tàu Philippines trên đường tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) khiến dư luận cho rằng, Manila quyết đấu với Bắc Kinh vì cho rằng đã có Mỹ “chống lưng”. Ngoài ra, Philippines còn cho rằng: Bắc Kinh đã đe dọa các quyền và lợi ích của Manila theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Trước đó, Manila cũng phản đối Trung Quốc bắn vòi rồng xua đuổi ngư dân Philippines khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hôm 27/1.
  • Giữ biển (BaoMoi) - Ngay từ tháng 3 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã chỉ thị “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển của ta rộng dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Giữ biển là việc của toàn dân, trong đó, những người lính và ngư dân giữ vai trò trực tiếp.
  • Đài Loan huy động lực lượng tuần duyên hùng hậu đuổi bắt tàu cá Trung Quốc (RFI) - Một chiếc tàu đánh cá Trung Quốc với thủy thủ đoàn gồm 9 người đã bị giải về một cảng ở miền Bắc Đài Loan vào hôm nay, 16/03/2014. Chiếc tàu này đã bị một lực lượng Tuần duyên hùng hậu của Đài Loan, được Hải quân yểm trợ săn đuổi trong hơn 4 tiếng đồng hồ trên vùng biển phía Bắc Đài Loan.
  • Alibaba của Trung Quốc sắp vào Wall Street (RFI) - Tập đoàn bán hàng trên mạng Alibaba của Trung Quốc vào hôm nay, 16/03/2014 đã xác nhận là họ chuẩn bị chuẩn bị yết giá trên thị trường chứng khoán Mỹ Wall Street ở New York. Đây có thể là sự kiện quan trọng nhất trong lãnh vực công nghệ tin học sau việc niêm yết của mạng xã hội Facebook vào năm 2012.
  • Mỹ chấn động sau cái chết của nhà tranh đấu Trung Quốc Tào Thuận Lợi (RFI) - Hôm qua 15/03/2014, theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo thể hiện nỗi xúc động sâu sắc của Hoa Kỳ trước việc nhà tranh đấu nhân quyền Trung Quốc Tào Thuận Lợi (Cao Shunli) qua đời tại một bệnh viện ở Bắc Kinh, và khẳng định đã nhiều lần thông báo với Trung Quốc nỗi quan ngại về tình trạng sức khỏe của nhà tranh đấu, cũng như yêu cầu Bắc Kinh bảo đảm các quyền căn bản của công dân mà Trung Quốc cam kết.
  • Ukraina cáo buộc quân đội Nga chiếm một làng giáp giới với Crimée (RFI) - Hôm qua, 15/03/3014,ít giờ trước cuộc trưng cầu dâný tại Crimée, chính quyền Kiev tố cáo Matxcơva cho quân đội xâm chiếm một làng nằm tại khu vực sát đường địa giới hành chính với bán đảo Crimée. Hành động lấn tới mang tính biểu tượng này của Nga khiến cộng đồng quốc tế thêm lo ngại.
  • Nga hứa ngừng phong tỏa căn cứ Ukraina ở Crimée đến 21/03 (RFI) - Hôm nay, 16/03/2014, chỉ huy các lực lượng Nga và Ukraina tại bán đảo Crimée đạt thỏa thuận, theo đó, các căn cứ quân sự của Ukraina tại khu vực này sẽ không bị phong tỏa cho đến ngày thứ Sáu 21/03, tức ngày Hạ viện Nga bỏ phiếu về dự luật liên quan đến quy chế của Crimée. Bộ Quốc phòng Ukraina thông báo các đơn vị quân đội tại Crimée trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
  • Khủng hoảng Ukraina : Nga bị cô lập ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (RFI) - Một hôm trước ngày trưng cầu dâný ở Crimée, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp lại tại New York vào hôm qua, 15/03/2014 để thông qua một nghị quyết tố cáo sự kiện này. Kết quả không có gì là bất ngờ : Nga đã sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ văn kiện. Tuy nhiên phương Tây cũng dành được một điểm an ủi : Trung Quốc không bỏ phiếu, khiến Matxcơva bị lâm vào tình cảnh cô độc.
  • Máy bay mất tích : Trung Quốc đả kích Malaysia phí phạm công sức quốc tế (RFI) - Đã từng chỉ trích Malaysia về cách xử lý kém cỏi vụ chiếc phi cơ của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích, Trung Quốc vào hôm nay 16/03/2014 như đã bật đèn xanh cho báo chí lớn tiếng đả kích Kuala Lumpur một cách nặng nề. Malaysia bị cáo buộc bưng bít thông tin làm hao phí công sức và tiền bạc của các nước đã sốt sắng tham gia công tác tìm kiếm.
  • Vụ máy bay Malaysia : Mỹ ưu tiên giả thuyết chủ mưu là một phi công (RFI) - Về vụ máy bay Malaysia mất tích, sau khi có thông tin chắc chắn về việc chiếc máy bay này còn tiếp tục bay về hướng Tây của bán đảo Malaysia khoảng 6, 7 giờ sau khi mất tín hiệu, hôm qua 15/03/2014, Thủ tướng Malaysia thông báo chấm dứt tìm kiếm tại vùng Biển Đông NamÁ. Các nghi ngờ đổ dồn về khu vực Ấn Độ Dương. Dựa trên các thông tin mới nhất từ Kuala Lumpur, tình báo Hoa Kỳ cho rằng điều tra cần tập trung vào thành viên phi hành đoàn.
  • Nạn béo phì đe dọa các nước nghèo (RFI) - Nạn béo phì đang đe doạ người dân ở những nước nghèo bởi vì với việc tăng thu nhập, ngày càng có nhiều người có xe hơi, máy vi tính và tivi, những yếu tố khiến cho họ vận động cơ thểít hơn.
  • Ô nhiễm : Xe cộ tại Paris lưu thông theo ngày chẵn-lẻ (RFI) - Kể từ 5 giờ sáng thứ Hai 17/03/2014, doô nhiễm không khí nặng từ năm ngày nay, chính quyền Pháp ra quyết định các phương tiện giao thông có động cơ chỉ được phép hoạt động luân phiên theo biển số chẵn lẻ. Các phương tiện giao thông công cộng được miễn phí tại thủ đô Paris và nhiều vùng trên nước Pháp. Lần đầu tiên kể từ năm 1997, một biện pháp như vậy đượcáp dụng để hạn chếô nhiễm không khí.
  • Serbia bầu cử Quốc hội sớm (VOA) - Đảng Tiến bộ đương quyền của Syria theo trông đợi sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội mới với 250 ghế
  • Vụ máy bay Malaysia mất tích: Dừng hoạt động tìm kiếm tại khu vực Biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Chiều 15-3, tại trụ sở Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức thông báo: Việt Nam dừng hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích tại khu vực Biển Đông, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị lực lượng để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm ở khu vực khác nếu phía Malaysia có yêu cầu và theo khả năng của Việt Nam.
  • Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ tìm MH370 nếu được yêu cầu (BaoMoi) - 11 máy bay và 7 tàu cùng lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam đã tìm kiếm MH370 mất tích trên hơn 100.000 km2 ở Biển Đông trong suốt 8 ngày. Sau khi dừng tìm kiếm tại khu vực này, Việt Nam sẽ sẵn sàng hỗ trợ tiếp nếu Malaysia yêu cầu.
  • TQ rút 4 tàu tìm kiếm khỏi Vịnh Thái Lan (BaoMoi) - (ĐSPL) - Bốn tàu hải quân Trung Quốc đang rời Vịnh Thái Lan, sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố rằng chuyến bay MH370 có thể đã bị “bắt cóc”.
  • Bản tin 14H: Bán đảo Crimea trước giờ G (BaoMoi) - TPO - Biển Đông lặng sóng khi các phương tiện nước ngoài cũng đã rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, Tình báo Mỹ nghi phi công Malaysia làm máy bay mất tích, Bán đảo Crimea trước giờ G an ninh được thắt chặt... là những tin tức đáng chú ý.
  • Việt Nam dừng tìm kiếm máy bay mất tích trên biển Đông (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Chiều 15/3, Cục Hàng không Việt Nam xác nhận thông tin phía Malaysia thông báo dừng việc tìm kiếm máy bay mất tích trong khu vực Biển Đông và tập trung vào hướng tìm kiếm về phía Tây bán đảo Malaysia.
  • Cảnh sát khám xét nhà cơ trưởng (BaoMoi) - Việt Nam chấm dứt tìm kiếm. Malaysia dừng tìm kiếm ở biển Đông. Máy bay vẫn phát tín hiệu sáu tiếng sau khi mất liên lạc.

Người Buôn Gió - Thủ tướng có mỏi tay không?

 Theo như nội dung bài viết này thì thủ tướng trao đổi trực tiếp bằng điện thoại với chánh văn phòng phủ tổng thống Hoa Kỳ. Bức ảnh minh họa cho thấy thủ tướng đang cầm ống điện thoại để trao đổi.

Bài báo không nói thời gian điện đàm là bao lâu. Nhưng theo như nội dung thì có rất nhiều vấn đề quan trọng hai bên đã trao đổi. Thậm chí là trao đổi''  cụ thể các biện pháp thúc đẩy '' và nhiều vấn đề khác nữa.

Suy ra cuộc điện thoại không hề ít thời gian, nếu từng ấy nội dung, toàn những nội dung chứa quyết sách quan trọng đến chiến lược kinh tế, đối ngoại của đất nước. Không thể vài chục phút là xong. Vì thủ tướng trao đổi cũng phải qua phiên dịch, như thế thì thời gian nói chuyện lại càng lâu hơn. Nói truyện trực tiếp thế này , phát ngôn của một nguyên thủ cũng cần phải suy tính, về đầu óc lại càng mệt mỏi.

Một cuộc điện đàm quan trọng và chắc chắn nhiều thời gian như thế, liệu thủ tướng cầm ống nghe lâu vậy có mỏi tay không.? Nhất là ngồi mãi tư thế trang trọng như vậy để đàm thoại. Chứng tỏ thủ tướng phải có sức khỏe phi thường. Nếu không tin, bạn cứ ngồi như thế cầm điện thoại buôn mấy tiếng đồng hồ là biết ngay.

Hay là cuộc điện đàm chỉ ngắn ngủi câu chào, câu hỏi thăm, vấn đề a, b c, d chúng ta nhất trí cứ thế, cứ thế nhé. Tạm biệt ngài. Nếu thế thì  TTXVN  quá tài, dẫn dắt ra cả một bài báo có bao nhiêu vấn đề trọng đại đất nước được bàn qua cuộc điện đàm.

Chuyện lan man.

TPP khiến Obama gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối của cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện Hoa Kỳ. Tất nhiên thì đàm phán của Hòa Kỳ với Việt Nam về TPP sẽ kết thúc. Nhưng nó sẽ không sớm như Việt Nam mong đợi. Sự cố xảy ra ở bán đảo Crum càng làm cho  Obama phải ưu tiên giải quyết  cấp bách, chính xác hơn, sẽ mất nhiều thời gian vào đó hơn.

Việt Nam mong chờ TPP như cánh đồng hạn hán chờ mưa rào. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì cả người công nhân, nhặt rác, lao động thô sơ... cũng cảm nhận được sự sa sút trong cái Tết vừa qua. Bất động sản, ngân hàng, doanh nghiệp đều ngóc cổ ngóng cơn mưa đến từ bên kia bờ đại dương.  Liệu nền kinh tế Việt Nam có trụ được đến khi cơn mưa TPP mang lại những cơ hội mới, nguồn lực mới không.? Đó mới là vấn đề mà Việt Nam đang lo âu.

Trong lúc oằn mình chờ đợi cơn mưa đó, Việt Nam phải gắng vật lộn để chờ cơ hội đến. Và chả có phép màu nào, ngoài sự đu dây nhì nhằng với Nga, Tàu để cầm hơi hòng tạm trụ được trước mắt.

Thế nên chả lạ gì khi hàng ngàn người TQ đến Hà Tĩnh lập nghiệp, và nhiều nơi khác nữa. Những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ít nhiều lúc này như bữa cháo cầm hơn cho Việt Nam. Việt Nam cũng trông mong qua sự đầu từ này từ phía TQ, Việt Nam sẽ nhận được thêm chút ít hơi sức và cũng là cho rằng đó là thiện chí, là lòng thành để đảm bảo  Trung Quốc chưa  đẩy chuyện biển đảo căng thẳng vào lúc này.

Cũng chả lạ gì Việt Nam phải vuốt mặt một mình bên vực cho Nga trong vụ sát nhập Crum vào Nga. Từ Dung Quất đến Cam Ranh, Vũng Tàu đang mở rộng mời chào người Nga quay lại. Khu công nghiệp Dung Quất tốn bao tiền của, thời gian, công sức tưởng sẽ là trọng điểm kinh tế. Giờ thì lay lắt như đống sắt vụn. Và đống sắt vụn ấy đang được Việt Nam mời chào người Nga mua lại cổ phần.

Thật đáng buồn là nhà máy của ta thì thành sắt vụn. Còn sắt vụn của nước ngoài lại được ta mua về  với giá thành phẩm ( vụ Vinashin, Vinalines...)

Chúng ta tự gây hạn, và rồi lại đợi trông cơn mưa. Những kẻ trục lợi trên cái hạn của chúng ta không phải là những kẻ mang mưa đến. Mà chính là những kẻ mà chúng ta đang ca ngợi. Nếu không dứt khoát  với những kẻ ấy thì dẫu có 10 cơn mưa TPP đi nữa, chúng ta cũng lại hạn hán mà thôi. Những con nghiện sau một đợt cai lại nghiện nặng thêm, nhưng con nợ mỗi lần vay nợ chỗ kia trả chỗ này, nợ càng thêm nợ.

Lúc đã vào cảnh thế này rồi, dứt khoát một phát đi là hơn. Như bài phát biểu đầu năm ấy. Đỡ phải mỏi tay nhiều nữa ông thủ tướng à.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Khi mình cầm hộ chiếu Việt Nam



1/ Đến đi Mông Cổ cũng mắc mệt

Tôi có đến mấy người bạn gặp rắc rối khi xin visa du lịch Mông Cổ. Hồi 3 năm trước lúc tôi xin visa, tuy không lằng nhằng bằng bây giờ, nhưng cũng chẳng dễ chịu gì.

Hồi đó tôi ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu mắc giống gì Mông Cổ mà bày đặt làm khó dữ. Lúc đó tôi chưa biết là rất nhiều người Việt trốn qua đó sửa xe.

Lúc làm thủ tục nhập cảnh, chúng tôi bị mời qua một bên. Họ gọi điện thoại kiểm tra với khách sạn tôi ở rồi mới chịu cho qua. Nhưng thật ra chuyện đó không quan trọng. Quan trọng là cùng bị giữ lại với chúng tôi có một anh người Việt khác. Anh ngồi đó trước bọn tôi, sơ mi trắng đóng thùng – có lẽ đó là bộ đồ vía nhất nhì của ảnh, ôm cái cặp da cũ sờn kiểu cán bộ và chiếc mũ cối xanh, rất đặc trưng miền Bắc. Và chắc là ảnh không long nhong đi chơi như chúng tôi. Ảnh ngồi im lìm trên băng ghế bên ngoài phòng.
Sau này, tôi thực sự hối hận vì lúc đó đã quá mải mê cãi nhau với nhân viên an ninh mà không hỏi thăm ảnh.

Chuyện về sau thế nào tôi không biết được. Nhưng đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh đó. Làm sao mà đến cái đất giá lạnh, ít cây cỏ như Mông Cổ mà dân xứ tôi vẫn phải bôn ba qua đó kiếm cơm?

2/ Ở lại nước Mĩ

Anh bạn tôi kể rằng rốt cục, cô bạn thân của ảnh đã khăn gói qua Mĩ. Cổ có bầu một mình, đã sang Mĩ để chờ sinh con, và chuẩn bị mọi thứ để ở lại, cho cả mẹ lẫn con. Ảnh nói: ý chí thiệt đáng nể!

Cô bạn của bạn tôi chắc chắn không giống cái anh ôm cặp da cũ ngồi một mình ở sân bay Mông Cổ. Cổ có tiền, có kiến thức. Chớ ý chí mãnh liệt thì tôi nghĩ người di cư hầu như ai cũng phải có. Nhưng hình dung hoàn cảnh của cô ấy, tôi chỉ thấy lạnh gáy.

Chưa nói chuyện sinh con một mình ở xứ lạ. Riêng chuyện chắc chắn sẽ có lúc bị hỏi thăm vì ở trái phép, và chắc chắn sẽ phải trình ra quốc tịch Việt Nam – riêng chuyện này, nói như mấy bạn trẻ hay nói, tôi thấy sao “đắng lòng” quá.

3/ Đi lại bằng hộ chiếu Việt Nam

Chỉ riêng chuyện đi du lịch, một người cầm hộ chiếu Việt Nam thường phải “phấn đấu” gấp đôi so với “Tây”. Đồng tiền của mình yếu hơn, thu nhập bình quân thấp hơn, đem ra ngoài tiêu đã bất lợi. Chuyện đi đâu cũng phải xin visa càng bất lợi gấp bội – vừa khó chủ động, vừa tốn kém cho visa – và tốn thêm cho chi phí đi lại vì không chủ động.

Hồi tôi ở Couch Surfing ở Mĩ, có một chú chủ nhà hăng hái đến mức đề nghị giúp tôi vào quốc tịch Mĩ để dễ đi lại (xin chú thích là tôi không hề than; tôi rất sợ than vãn về những bất lợi do hộ chiếu của mình). Chú phân tích cho tôi rằng sau đó mày chẳng phải mất thời gian hay tiền bạc xin visa, mày được miễn hầu hết.

Nhưng cơ bản là tôi rất sợ giấy tờ. Để bớt thời gian làm giấy tờ cho mấy cái visa mà phải mòn mỏi làm giấy tờ cho một quốc tịch mới thì chịu! Người ta thường nhập cư vì những lý do lớn lao hơn nhiều, chớ đâu phải để đỡ xin visa.

Mà nghĩ mấy chuyện đó buồn lắm. Cái anh ôm cặp da ở Mông Cổ, hay cái cô chờ sinh con ở Mĩ, hay rất nhiều anh và cô tương tự. Họ khiến những người đi du lịch bình thường như tôi gặp khó khăn hơn nhiều khi xin visa. Nhưng tôi không trách họ, vì chỉ nghĩ thôi đã thấy buồn lắm.

15/3/2014
Palenque, Mexico
Mít Đặc
(Dân luận)

Đừng đùa với di tích

Mấy hôm nay, những ai quan tâm đến lịch sử đang hướng về làng cổ Đường Lâm (Hà Nội). Không phải chuyện cũ dân làng cổ đòi trả lại danh hiệu mà vì chuyện trùng tu lăng Ngô Quyền. Đường Lâm nổi tiếng vì một làng mà có hai vua. Đó là Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương), và Ngô Quyền, người đã đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt “ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, mở đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nước.
Đền thờ Phùng Hưng và lăng mộ Ngô Quyền cổ kính, uy nghi cách nhau vài trăm mét, cả ngàn năm nay luôn được các triều đại gìn giữ, tôn tạo và là niềm tự hào của đất nước cũng như nhân dân Đường Lâm. Năm nay, Hà Nội cấp hàng chục tỷ đồng trùng tu lăng và đền thờ Ngô Quyền. Công việc mới bắt đầu chưa được bao nhiêu thì những người có trách nhiệm thi công đã phạm sai lầm. Họ đùa giỡn với di tích cấp quốc gia, tự đắp một con quái thú (giống con chó ngao hay con quỷ trong đồ họa dân gian) lên bức bình phong cao to quá cỡ và thô lậu, xúc phạm sự uy nghi ngàn năm tuổi của đền thờ Ngô Vương. Dòng họ Ngô và dân Đường Lâm cũng như các học giả, nhà sử học phản ứng dữ dội. Con quái thú bị đập bể, Hà Nội tạm đình chỉ thi công việc trùng tu. Thật may, việc làm sai trái với một di tích quan trọng như thế đã bị phát hiện và nhà chức trách cũng sửa sai khá kịp thời.
Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm
Nhưng không chỉ công trình trùng tu lăng Ngô Quyền. Cách ứng xử với di tích lịch sử kiểu “trứng khôn hơn vịt”, tự tiện thêm thắt vào di tích mà không suy nghĩ kỹ khá phổ biến. Chưa nói đâu xa, chỉ kể riêng Hà Nội thôi cũng đã gây sửng sốt. Năm kia có chuyện nhà sư trụ trì tự động dỡ nhà hậu chùa Trăm Gian cổ kính ra làm mới lại mà không xin phép ai. Mới đây, mấy ông chức sắc thôn Cựu Quán (Hà Nội) uống thuốc liều, dỡ đình lấy gỗ sưa đem bán, gây nên chuyện xưa nay chưa từng có. Và trước đó nữa, năm 1993, người ta đã tự động cho phép đưa xe đạp nước để trai gái bơi trên Hồ Gươm đất thiêng, lên cả Tháp Rùa du hý, tình tự… Xem ra ông “thủ từ” Bộ Văn hóa đã bị qua mặt khá nhiều!
Hà Nội có “ông từ” giữ đền thờ lịch sử mà còn như thế huống gì những nơi xa xôi hẻo lánh. Nhà máy xi-măng Chinh Fong (Đài Loan) được quyền đẽo núi đá vôi ngay bờ sông Bạch Đằng, nơi Nguyễn Trãi từng ca ngợi là “sơn hà bách nhị do thiên thiết” (nơi Trời cho hai người có thể địch lại trăm người), núi Hồng Lĩnh danh thắng đất Lam Hồng (Nghệ Tĩnh) bị đục đẽo, gặm nhấm thành vệt loang lổ để lấy đất đá làm đường, xây nhà. Núi Nhỏ Vũng Tàu làm nên cái tên lịch sử Cap Saint-Jacques cũng bị người ta đẽo mất mũi để lấy đá và mặt bằng xây khách sạn. Lam Kinh, thủ đô kháng chiến suốt 10 năm binh lửa của nghĩa quân Lam Sơn còn để lại 180 viên đá tảng chân cột cung điện và hai con rồng đá bên lối lên chính điện; cung điện xưa với những bảo vật vô giá ấy đã được tân trang như một công trình giả cổ, lấy cái giả thay cái thật mà tưởng rằng hay ho. Người ta bỏ cả một đống tiền ngân sách chỉ để biến cổng thành nhà Mạc (Tuyên Quang) hay thành cổ Sơn Tây, cửa ô Quan Chưởng giống những cái lò gạch hiện đại. Suýt nữa thì đến phiên cầu Long Biên. Và kể sao xiết những hiện tượng “tiền mất tật mang” tương tự đối với di tích, kể cả di tích cấp quốc gia trong cả nước.
Người ta thích vẽ nghê, vẽ quái thú hay trùng tu di tích một cách vội vã vì con nghê, con chó ngao nó vô hình vô dạng, lại là “tác phẩm nghệ thuật” nên báo giá nào cũng được. Vấn nạn "trùng tu" vô tội vạ diễn ra ở khắp nơi là vì thế.
Nguyễn Quang Thân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét