Việt Nam và lệnh cấm đánh cá Biển Đông
Ở nơi tôi sống, Milton Keynes, cứ đến gần ngày 15/3, nhân viên quản lý lại đến, đi quanh hồ, và treo những tấm biển No fishing (cấm câu cá).
Ở đây, thời gian cấm câu cá từ 15/3 đến 15/6, năm nào cũng như năm nào.
Đó là mùa cá đẻ, họ cấm câu vì muốn cá có thời gian sinh sôi, quả vậy, tôi đi bộ quanh hồ, và nhìn xuống những con suối, dễ dàng thấy vô số cá con.
Và tuyệt nhiên không thấy những lều câu cá của các anh mê câu, mặc dụ họ chỉ câu lên rồi lại thả xuống.
Hôm trước, một anh bạn tôi ở Lạng Sơn hay làm ăn với người Trung Quốc cho biết, các thương gia Trung Quốc đang tràn sang mua cá biển, hóa ra lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông đã có hiệu lực.
Có vẻ như năm nay, họ ban lệnh sớm hơn lệ thường. Mọi tàu cá của họ đều đắp chiếu.
Trung Quốc và hầu hết các quốc gia có biển, đều có một lệnh cấm đánh cá mùa cá sinh sản, bỏ qua những xung đột về chính trị hay chủ quyền, đây rõ ràng là chủ trương đúng, cá đẻ rất quan trọng, hãy tạm nghỉ đánh cá, để cá con kịp lớn và sinh sôi, như vậy, nguồn cá sẽ không bao giờ cạn.
Tôi đã đọc một tàu tuần duyên của Mỹ tại Honolulu bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu này đánh bắt trái phép 40 tấn cá bằng loại lưới bị cấm.
Những người Trung Quốc trên thuyền đã sử dụng tấm lưới 12,8 km và vét lên tất cả những gì vướng vào đó.
Vậy là, khi đánh cá sai quy định chung vì sử dụng lưới mắt nhỏ, thì ai cũng có quyền bắt giữ.
Về lưới mắt nhỏ, thì tôi đã xem rất nhiều lần ở bãi biển Sầm Sơn, khi đi nghỉ mát, tôi thích dậy sớm đi dọc bãi biển và thấy họ kéo bằng những tấm lưới dài cỡ gần một nghìn mét và mắt lưới bé như vải màn, họ lôi lên những con cá bé đến nỗi tôi phải ghé sát vào mới nhìn được.
|
Dân Việt Namcũng thích đánh cá bằng điện, không khó để thấy một anh đeo cái bình ắc quy ở lưng, một bộ kích điện rẻ tiền để thúc dòng điện 12 vôn ắc-quy thành trên một nghìn vôn, lang thang khắc các kênh mương hồ ao và dùng hai cái sào dài gí hai cực đó xuống nước, tất cả những con gì ngọ nguậy được đều bị điện giật chết nổi lên, và bị vớt.
Tôi cũng xem một phóng sự ở đảo Lý Sơn, nhiều người dân ở đây đánh cá bằng…. mìn, theo như phóng sự, trên 100 tầu cá ở Lý Sơn chuyên đánh cá bằng chất nổ và lực lượng biên phòng đã thu giữ một tấn thuốc nổ một năm.
Đánh bằng thuốc nổ nhàn hạ và năng suất hơn đánh bằng lưới 10 lần, ném một cục thuốc nổ xuống, là tha hồ vớt cá, tuy nhiên, khối thuốc nổ đó hủy diệt cả rặng san hô, và giết toàn bộ cá, tôm, cua, ốc, bạch tuộc…tất cả.
Một tấn thuốc nổ chỉ là con số thu giữ được, còn bao nhiêu tấn chưa thu, và không ít dân đi biển Lý Sơn vẫn ra khơi vào lộng với những con thuyền chứa đầy thuốc nổ như những chiến binh cảm tử?
Và họ cũng phải đối mặt với nguy cơ bị tàu của bất kì quốc gia nào bắt giữ, do đánh cá phạm luật.
Đánh cá tận diệt
Việt Nam là bán đảo, và nguồn lợi từ biển rất quan trọng, nhưng với kiểu đánh cá tận diệt, Việt Nam đang tự mình đánh mất đi những tài nguyên từ biển.
Khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông, Việt Nam lập tức bác bỏ và tuyên bố lệnh cấm đó vô giá trị.
Bỏ qua những tranh chấp về biển đảo, thì lệnh cấm đánh cá mùa cá đẻ theo người viết là hoàn toàn cần thiết, để bảo vệ nguồn lợi cho tương lai, không thể chỉ đánh hôm nay mà quên đi miếng cơm cho con cháu mai sau bằng cách đánh tận diệt.
Một lệnh cấm đánh cá mùa cá sinh sản là cần thiết và sẽ giữ cho Biển Đông luôn dồi dào cá, Việt nam, nếu bác bỏ lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, thì cần có một lệnh cấm đánh cá của riêng mình, để cá có thời gian phát triển trong ít nhất ba tháng vào mùa sinh sản.
Khi Việt Nam đã kí kết vào Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Nam Trung Hoa, viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4/11 năm 2002.
Điều 6 của Tuyên bố có câu cần chung tay Bảo vệ môi trường biển và đấu tranh chống hoạt động buôn bán trái phép vũ khí gồm cả thuốc nổ.
Và nếu đã kí kết, Việt Nam cần tôn trọng luật chơi chung.
Biển Đông rộng lớn không phải của riêng Việt Nam, mà chung với tất cả các quốc gia như Malaysia, Phillipinnes, Bruney, Đài Loan, Trung Quốc...khi có lệnh cấm đánh, tất cả các quốc gia kia với hàng vạn tàu thuyền đều nằm bờ chờ hết lệnh cấm, thì riêng một mình Việt Nam ra khơi đánh cá là một việc, với tôi, hơi lố bịch.
Để làm bạn với các quốc gia láng giềng, thì tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết. Những tấn cá được đánh trong mùa cá đẻ không làm Việt Nam giàu hơn.
Theo tôi, Việt Nam cần có lệnh cấm đánh cá mùa sinh sản, không liên quan đến lệnh cấm của bất kì nước nào, hãy bỏ qua những tranh chấp về lãnh thổ để giữ lại nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông cho con cháu sau này, và mãi mãi.
Nguyễn Quảng
(BBC)
Nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam
Dây chuyền sản xuất tại một xí nghiệp xe máy Piaggio tại Vĩnh Phúc,
11/06/2011.Tăng trưởng của Việt Nam phần lớn là nhờ các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. – REUTERS/Kham
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư
ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến,
lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt
là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh
nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản
xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…Thanh Phương – RFI
Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam đang gây lo ngại cho các chuyên gia về nguy cơ Việt Nam mất quyền kiểm soát kinh tế, đặc biệt với việc các công ty Trung Quốc dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.Trong bối cảnh đó, vào tuần trước, Thông tấn xã Việt Nam loan tin là Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Dự án này được loan báo vào lúc mà các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam, với hy vọng sau này được hưởng những điều kiện ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam sẽ được giảm xuống đến mức có thể chỉ còn 0% khi nhập vào Mỹ, thị trường lớn nhất của Việt Nam trong số các nước tham gia TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của « chiếc bánh » TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Nhưng không chỉ trong lĩnh vực may mặc, Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Việt Nam. Theo báo Đất Việt ngày 18/01/2014, cùng với các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư bất động sản tại khu vực miền Trung. Báo cáo mới nhất của Công ty dịch vụ bất động sản CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hồng Kông, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Nay các công ty Trung Quốc cũng đang dần dần thâu tóm các công ty Việt Nam.
Lợi dụng lúc nhiều công ty Việt Nam đang gặp khó khăn về mặt tài chính, phải bán một phần vốn cho doanh nghiệp nước ngoài, công ty Trung Quốc tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhiều. Các chuyên gia trong nước lo ngại là sau một thời gian, những công ty đó có nguy cơ biến thành công ty Trung Quốc, không còn là công ty Việt Nam, nếu như họ mua được nhiều cổ phần và chiếm đa số ghế trong hội đồng quản trị.
Trang mạng Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 14/02 vừa qua đã có bài báo động về nguy cơ này với hàng tựa: « Trung Quốc “âm thầm” thâu tóm doanh nghiệp Việt ». Tiêu biểu là vụ công ty Firstland (Trung Quốc) mới đây đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5,63%. Cuối tháng 12/2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư Trung Quốc, cũng đã chi 40 triệu đôla để mua 6,2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa.
Tại hội thảo “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014″ mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết rằng, không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam. Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan đặc biệt lo ngại về việc ở Hà Tĩnh thời gian vừa qua, « mức độ có mặt của người Trung Quốc nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi », đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia kinh tế như tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào nước láng giềng Việt nam là chuyện bình thường. Nguy cơ ở đây chính là do bản thân nền kinh tế Việt Nam còn quá yếu kém, doanh nghiệp tư nhân thì không được tạo điều kiện phát triển, doanh nghiệp Nhà nước thì hoạt động thiếu hiệu quả, nên phải dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài. Sau đây mời quý vị nghe bài phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
|
Sụp cầu treo – Hệ lụy của tham nhũng
Tác giả gửi cho Dân Luận
Vừa sau khi xảy ra thảm họa, hầu như các vị lãnh đạo chính quyền địa phương tỉnh Lai Châu đều đổ nghiêng vào luồng dư luận cái nguyên nhân là do: Tại người dân địa phương đưa tang đi quá sức chịu đựng cây cầu có trọng tải 1,5 tấn. Thậm chí, vị phó giám đốc công an tỉnh Lai Châu còn đổ thừa trước công luận báo chí nghe rất buồn cười và phi lý: ”… bà con người Mông có tật đi nhanh“ gây nên cầu sụp. Tất cả quan chức chính quyền địa phương hình như muốn né tránh trách nhiệm hoặc bao che lẫn nhau trong sự việc này.
Khi các nhà chuyên gia xây dựng của bộ GTVT đến thanh tra vào cuộc thì nguyên nhân mới được hé mở, mọi bí ẩn được lôi ra trước ánh sáng. Con ốc neo, chiếc tăng – đơ đã bắt đầu biết nói, vì thân hình của chúng bị gãy đứt làm đôi và những viên gạch mà đáng lẽ chúng cũng không được phép có mặt trong thiết kế xây dựng cũng phản ảnh lại cho sự biện minh của ông thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường là “Xây gạch bên ngoài đế cho đẹp“. Những kết luận của các kỹ sư chuyên gia là hoàn toàn phù hợp trên cơ sở khoa học. Mới đây, các chuyên gia tư vấn xây dựng của JICA Nhật Bản lập tức phủ nhận ý kiến của lãnh đạo tỉnh Lai Châu. Trước chân lý khoa học thì không có lời giải thích mù mờ, suy diễn nào có thể che đậy được dụng ý xấu xa của con người nên buộc các vị quan chức chính quyền tỉnh Lai Châu phải ngậm miệng lại để nghe tiếng phán kết luận: ”Đó là thảm họa từ con chính người“ mà không phải là những con người bản xứ vô tội như các vị đã qui kết khi chưa được làm sáng tỏ nguyên nhân mà chính là những con người có chức, có quyền ở tỉnh Lai Châu. Số tiền xây dựng chiếc cầu là 1,247 tỷ đồng, là tiền quĩ của lãnh sự Đan Mạch tặng cho địa phương thông qua bộ tài chính Việt Nam, đi qua sở tài chính tỉnh Lai Châu rồi về đến huyện Tam Đường. Với một cơ chế hành trình khúc khỷu, qua nhiều cửa, chẳng hay số tiền làm cầu kia về đến nơi có được trọn vẹn mà không bị “sứt lông, sứt cánh“? Ấy là chưa tính đến những hành trình công đoạn từ chủ đầu tư đến nhà thầu số, nhà thi công, số tiền đó còn bị hao hụt bao nhiêu phần trăm giữa bên A và bên B, hoặc C theo “luật ngầm“ nữa.
Theo lời của giáo sư Nguyễn Đình Cống (Cựu giảng viên trường ĐH xây dựng Hà Nội) nói thẳng: “chất lượng kém trong thi công bắt nguồn từ tệ nạn tham nhũng đang tràn lan, nạn bớt xén tiền trong xây dựng dẫn đến chất lượng vật liệu và thi công đều không bảo đảm“. Bởi thông thường những chiếc cầu dây treo dạng này có tuổi đời thiết kế 50-100 năm. Giả dụ, cầu treo Chu Va 6 thuộc dạng cầu tạm thì tuổi đời ít nhất cũng phải được 20 năm, chứ không thể mới “tạm” 01 năm đã ngã bệnh và chết.
Thảm họa cầu treo Chu Va 6 là hệ lụy là quả báo nhãn tiền của hành vi tham nhũng của các quan chức nhà nước khi cơ chế nhà nước thiếu minh bạch, thiếu công khai thông tin và khi người dân không thật sự được quyền tham gia làm chủ tài chính chiếc cầu mà Đan Mạch cho họ, để họ có cái quyền giám sát các hoạt động từ các khâu: Thiết kế, đấu thầu, giám sát, thi công và nghiệm thu công trình. Chính cái cơ chế khép kín trong các cấp chính quyền nhà nước là mãnh đất màu mỡ cho các quan chức vừa nắm quyền, vừa cầm quyền có điều kiện tham nhũng, trục lợi, ăn chia nhau và cùng ngồi với “nhau trên con thuyền“ đồng tình bao che cho nhau khi đổ bể sự việc, để rồi tất cả những hệ lụy hậu quả tổn thất đổ lại trên đầu người dân vô tội.
Bà Phó CT nước Nguyễn Thị Doan phát biểu “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì. Từ tiền thương binh- liệt sĩ đến tiền trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo….ăn hết,…”. Theo lời bà Doan thì liệu rằng cây cầu treo Cha Vu 6 bị ăn xén bớt bao nhiêu phần trăm và còn lại thực chất là bao nhiêu để đưa vào xây dựng cây cầu tử thần ấy. Câu hỏi này xin chờ trả lời…. Vì Bộ trưởng GTVT Thăng đang bắt buộc phải có kết luận công khai với công luận báo chí cả nước trước ngày 10-3-2014 và đề nghị khởi tố vụ án. ”Trên thì bảo vậy nhưng dưới không nghe“. Đến nay công an Lai Châu vẫn chưa thực hiện lời ông đề nghị ông bộ trưởng. Đó là điều còn ở phía trước mà nhân dân cả nước đang chờ đợi nghe ngóng từng ngày và sự mất mát thiệt hại của người dân bởi sự tham nhũng gây ra có được đền bù lại một cách tương xứng hay không? Và cho dù có khởi tố hình sự những cá nhân quan chức tỉnh Lai Châu liên quan đến vụ sập cầu Cha Vu 6 cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của tham nhũng mà cái gốc của nó là cơ chế quản lý nhà nước.
Đất nước chúng ta còn rất nhiều cây cầu đã được làm, đang làm và sẽ làm là mạch máu giao thông để phát triển kinh tế đất nước, nhưng vấn nạn tham nhũng trong xây dựng cầu đường vẫn còn nhức nhối ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ công trình. Khi bài toán giải quyết nạn tham nhũng chưa xong thì hệ lụy những hiểm họa vẫn còn “Treo” trên đầu nhân dân. “Hãy làm chuồng trước khi mất trộm bò“ – Cha ông ta để lại kinh nghiệm rất thực tiễn qua câu thành ngữ này. Nếu quốc nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại trong hệ thống quản lý nhà nước của Đảng CS, thì những chiếc cầu, cho dù đó là công trình thế kỷ vẫn còn có thể là những hiểm họa đang rập rình và nó xảy đến bất cứ lúc nào mà không ai biết trước được.
Gia Lai, ngày 10/3/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét