Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Thứ Bảy, 01-03-2014 - Không học sinh nào muốn thi tốt nghiệp môn Sử – thành tích to lớn của Đảng trên con đường sát nhập với “bạn vàng”

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (9) (Chép sử Việt). Trích tham luận của Đại tướng, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 5: “Như đến nay mọi người đã rõ, từ lâu, những người cầm quyền Trung Quốc đã tiến hành nhiều mưu mô và thủ đoạn thâm hiểm đối với Việt Nam nhằm thực hiện giấc mộng bành trướng và bá quyền của chúng ở Đông Nam châu Á … Kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là bọn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Trung Quốc.Xem Kỳ 8. - Không học sinh nào muốn thi tốt nghiệp môn Sử – thành tích to lớn của Đảng trên con đường sát nhập với “bạn vàng” (MTG/CSV).
- Cận Cảnh Gạc Ma (FB Osin HuyDuc). “Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được ‘biên chế’ vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma“.
1
- Nguyễn Hữu Quý: Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? (Boxitvn). Liên quan: + Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân (Chép sử Việt), + BÁO ĐỘNG: NGƯỜI TRUNG QUỐC LẠI SẮP LẬP CĂN CỨ Ở QUẢNG TRỊ (Lê Anh Hùng/VOA).  =>

- Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông (RFI). - Malaysia, Philippines nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông (TTXVN/Tin tức).
- Vì sao Trung Quốc không mặn mà với Quy tắc ứng xử trên biển Đông? (MTG). – Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành (ĐV). – Trung Quốc cải chính thông tin về vùng phòng không (RFI). – Nhà nghiên cứu Mỹ: TQ không muốn bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (VOA).
- Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ lên gân, Malaysia vững dạ (RFI).
- Tin AP: Nhà bất đồng chính kiến Việt Nam bị đánh đập trước cuộc họp với giới ngoại giao (AP/ DLB). – Vụ bắt LS Nguyễn Bắc Truyển: Thiếu tướng công an Đồng Tháp ngu không thể tưởng! (DLB).
- Hoàng Văn Dũng – Yêu cầu Cục Bảo Vệ Chính Trị VI cho biết lý do cấm xuất cảnh và theo dõi tôi 24/24 (Dân Luận). – Thư mời tham dự của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về buổi Cà Phê Nhân Quyền với chủ đề: Quyền tự do đi lại của công dân (MLBVN). - Mời công an uống ‘ly cà phê nhân quyền’ (BBC).  – Bất chấp sự đàn áp của công an, giới trẻ yêu nước mở chiến dịch quảng bá về Quyền Con Người (Dân Luận).
- Chúng ta biết ơn những người bị bắt (Người Buôn Gió). “Cho nên những người chưa bị bắt có đi con đường ôn hòa (con đường không nạc mỡ) thì đừng chê trách những người bị bắt. Vì hiểu thấu đáo nguyên nhân thì họ đã chịu trận cho mình. Chúng ta, những người chưa bị bắt chả khôn ngoan gì hơn họ, nói thẳng chúng ta đang hưởng chút an toàn từ họ“.
- Tinh thần võ học trong tranh đấu dân chủ (Nguyễn Văn Thạnh).  – Từng bước bịt miệng dân, dân im sao?Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nên chọn lựa sao cho đúng? (RFA).
- Những Bà Mẹ đang tranh đấu cho các con (RFA).
- Nhà văn Phạm Xuân Nguyên : Công khai góc nhìn khác như blogger Trương Duy Nhất là hoàn toàn chính đáng (DĐXHDS). – Cùng hướng về phiên tòa sơ thẩm của Nhà báo Trương Duy Nhất (DCCT).
- Luật sư Lê Quốc Quân bị phân biệt đối xử trong trại giam (DCCT).
- Đám tang Bà Nguyễn Thị Lợi: Lái xe bỏ của chạy lấy người (Nguyễn Tường Thụy). – Của bạn bè Phạm Thanh Nghiên: Lời tưởng niệm người đã khuất
- Trần Quốc Hoàn – Bảo Vệ An Ninh Cá Nhân: Công Việc Quan Trọng Hàng Đầu (Dân Luận). – Tớ Chấp CMN Luôn! (Đinh Tấn Lực). “Điếc thường không sợ súng/ Câu ngạn ngữ nghìn xưa/ Riêng súng khi lên đạn/ Chưa sợ điếc bao giờ!
- Những khớp xương mang thông điệp Nhân cách! (Boxitvn).
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (kỳ 4) (Boxitvn).
- Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền (RFI). – Mỹ kêu gọi VN thể hiện cam kết về nhân quyền quốc tế (RFA). – Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013 (RFA). – Kiểm điểm nhân quyền Việt Nam – Một tháng nhìn lại (DĐXHDS).
Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam (VOA). - Mỹ đả kích những vụ đàn áp nhân quyền trên thế giới (VOA). – Phản ứng của Việt Nam về báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ (TTXVN).
- Dân oan Thủ Thiêm bao vây công ty Hàn Quốc vì tiếp tay cho bọn cướp đất (DLB). – Hà Nam: CA đàn áp chị Trần Thị Nga khi đến VKS nộp đơn tố cáo
- Dân oan Bắc Giang: Dùng “bom xăng” chống lại đoàn cưỡng chế thu hồi đất (DT). – Trần Quang Thành: Nông dân huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên kêu cứu (DĐXHDS). - Bức xúc vì mục đích thu hồi đất không rõ (PLTP).

- Đơn tố cáo của ông Nguyễn Xuân Ngữ (Boxitvn).
- Tôi ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế (Bà Đầm Xòe). “Vì sao tôi ủng hộ? Vì tôi nhận thấy đất nước mình bị đã dồn sát vào chân tường của sự suy thoái:  1. Chính quyền đã suy thoái đến tận cùng chưa?  – Rồi.  2. Nhân dân đã bỉ cực đến tận cùng chưa?  – Rồi.  3. Đảng đã lộ hết sự phản động hại dân, hại nước, chống lại xu thế tiến bộ của loài người chưa?  – Rồi.  4. Nhân dân muốn phế bỏ đảng chưa?  – Muốn…“. – Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng? (RFA).
“Ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế” – cơn mê sảng mụ mị đáng thương! (Chép sử Việt).
“ Xin đính chính với GS Tương Lai khi ông nói câu này: ‘Thì vừa rồi, trên cái diễn đàn xã hội dân sự của chúng tôi, họ dồn tôi, họ bắt buộc tôi trả lời là Giáo sư Tương Lai hãy trả lời đi, “ai gây sức ép cho Thủ Tướng?”;”
Thực ra chẳng phải cái Diễn đàn XHDS nào họ dồn ông cả, mà đó là một bài của Chép sử Việt, rồi trang DĐXHDS đăng lại, thưa ông GS. Mời đọc: Những lực lượng nào “đối chọi” với Thủ tướng, mong GS Tương Lai cho biết rõ!
- Phan Châu Thành – Chính phủ hay Tà phủ? Phần 1: Tiền tà phủ in ra đi về đâu? (Dân Luận). - Nguyễn Ngọc Già: Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3) (RFA). – KHÔNG KÊ KHAI TÀI SẢN, NHƯNG CÔNG KHAI “CỦA NỔI”? (Bùi Văn Bồng). – Thiên Nguyên – King liar (Dân Luận).
Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp Thị (VOA). - Báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản (BBC). – Sự đóng cửa của một tờ báo (RFA). – Về sự kiện tờ báo SGTT bị bức tử: Sài Gòn Tiếp thị chính thức đình bản (SGTT).  – Như một lời chia tay (SGTT).  – Nhiều người đến chia tay Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT). - TIẾC THƯƠNG MỘT TỜ BÁO QUA ĐỜI (1995-2014) (Nguyễn Trọng Tạo). “Thiển ý của tôi, việc đình bản, đóng cửa (hay ‘bức tử’) tờ báo này rõ ràng là một bước thụt lùi đáng xấu hổ và gây sự bất bình trong đường hướng hô hào tiến tới một xã hội dân chủ, văn minh.  Vậy ra, việc hô hào dân chủ, văn minh phải chăng là điều ‘nói dzậy mà không phải dzậy’, là một trò chơi chữ“. – Viết cho SGTT trong số báo exit để tái sinh dưới hính thức khác:  Văn Hoá “Exit” (Alan Phan). – TIN hỉ nộ ái ố (Nguyễn Quang Vinh).
- Cộng đồng mạng luyến tiếc chia tay Sài Gòn Tiếp Thị (MTG). – Quyền TBT Báo Sài Gòn Tiếp Thị: “Tôi sẽ xin nghỉ hưu non” (MTG).
- TBKTSG: Sài Gòn Tiếp Thị tiếp tục xuất bản nhưng là hàng giả, còn SGTT thật với đội ngũ cũ có thể sẽ tái sinh với cái tên mới – Nơi đang chờ ai điếu (SGTT).
- Tự do ngôn luận ở VN (FB Trương Nhân Tuấn). “Một tờ báo chết, 700 tờ báo khác sống. Tất cả đều thuộc về một ông chủ. Sự sống chết của tờ báo trực thuộc vào nhu cầu của ông chủ. Nhưng một người cầm viết thì không ai có thể quyết định sự sống chết như tờ báo. Mọi quyết định trong chiều hướng này đều chà đạp lên đạo lý con người, phỉ nhổ vào công lý, lăng mạ vào danh dự của cả cộng đồng nhân loại. Im lặng trong hoàn cảnh này là đồng lõa“.
- Lời xin lỗi bạn đọc (Boxitvn). – Quốc hội sẽ công khai ý kiến xem xét lại các dự án bauxite (RFA).
- Trần Quang Thành: Ls Nguyễn Văn Đài nói về việc Quốc Hội ngưng lấy phiếu tín nhiệm (DĐXHDS).
- Cận cảnh những vết nứt nguy hiểm tại trụ cầu Vĩnh Tuy (DLB). – Gọi điện cho ông Nguyễn Quốc Hùng giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (DLB).
- XIN BẠN LIKE NGAY (Nguyễn Quang Vinh). Viết về tin này: “Giúp người ta đi, đừng hôi của!” (TT).
Luân chuyển 44 cán bộ lãnh đạo chủ chốt về địa phương (TTXVN/VOV). – Câu nói tuyệt vời của Bộ trưởng Luận! (DT).
Bộ Xây dựng không xin lỗi dân vì Thông tư 16 (VnEco). - Dân thiệt ngàn tỉ, bộ xây dựng không xin lỗi (MTG). - Bộ Xây dựng phủi trách nhiệm (NLĐ).
“Noi gương” tham nhũng như thầy (KT).
- Về bài báo liên quan đến cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền: Nhằm “tiến tới” sự minh bạch (NCT). “Từ khi đăng những hình ảnh tư gia ông Trần Văn Truyền (trang thư giãn cuối tuần Báo Người cao tuổi số 31 ra ngày 21/2/2014) đến nay, Báo Người cao tuổi chưa hề nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía ông và gia đình, trong khi ông và người thân có nhiều phát ngôn về nguồn gốc của những ngôi nhà, mảnh đất đó trên các tờ báo khác“. – “Đầy tớ của dân” liếm hết rồi ! (Lê Khả Sỹ). - DỰA VÀO NGƯỜI NGHÈO  ĐỂ SỐNG SUNG SƯỚNG
Vụ dinh thự ông Trần Văn Truyền: Thường vụ tỉnh ủy xin ý kiến Trung ương (PLTP). - Chủ nhiệm VP Chính phủ: Khó mà trả lời được vụ ông Truyền (Soha). - Người phát ngôn CP nghĩ gì về vụ ‘biệt thự ông Truyền’? (VNN). – Những biệt thự hàng chục tỉ đồng gây ầm ĩ của quan chức (MTG). – Sau hội chứng “một ông anh” sẽ đến trào lưu “một người em”? (MTG).
- ĐIỂM VÀI THÔNG TIN (Nguyễn Quang Vinh).
Bộ Nội vụ: Sẽ cấm công chức la cà quán cà phê giờ hành chính (ANTĐ).
Thi hành án: Dân không phải tự xác minh? (PLTP). - Điểm “vênh” trong văn bản pháp luật thi hành án dân sự (ĐBND). - Truy tố kiểm sát viên làm sai lệch hồ sơ (PLTP).
Kẻ chém dã man trung úy CSGT là giang hồ cộm cán? (VNN). - Phú Thọ: Nghi án công an huyện gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn (LĐ).
Không làm sân gôn, sẽ có thêm 30 chỗ đỗ máy bay (TBKTSG).
Cầu Lai Châu: ‘Tiền Đan Mạch, VN tự làm’ (BBC). - Vụ sập cầu treo: Ốc neo quá thô sơ (PLTP). - Cầu treo lật do làm ẩu! (NLĐ).
- Khoảng cách ấy không phải là tiền nữa rồi (LĐ).
- Kế Hoạch Navarre (ĐCV). “Có phải như người ta thường nói giải thoát ba nước Đông dương khỏi bàn tay Việt Minh để giành dộc lập? … Một mục đích khác của Pháp có thể đối mặt là tham gia với Mỹ trong sự ngăn chận Cộng Sản Á châu, phải từ bỏ mọi quyền lợi tại Đông Dương và sau chiến tranh phải rút hết chỉ còn chút quyền lợi về văn hóa, kinh tế tạm bợ. Như thế Pháp tiếp tục hy sinh cho cuộc chiến không có mục đích mà chỉ là giúp Mỹ giữ vững Thái Bình Dương của họ và giúp Anh giữ các đồn điền cao su tại Mã lai, Úc, Tân Tây Lan, và Pháp sẽ chỉ là chiến đấu cho họ“.
TQ không cho phép luật sư gặp nhà trí thức Uighur đang bị tù (VOA).
- Một nhà ly khai Trung Quốc : Bắc Kinh hợp tác đại học để gởi gián điệp (RFI).
- Thòng Lọng Xuất hiện và Thắt Chặt Xung Quanh Cựu Chính Ủy An Ninh Trung Quốc (ĐKN). – Trung Quốc: Thêm một quan chức nhận án tử hình treo vì tham nhũng (RFI).
- Khủng Hoảng Tại Ukraine Làm Lóe Lên Tia Hy Vọng Cho Trung Quốc (ĐKN).
- Hàn Quốc : Bình Nhưỡng bắn tên lửa là “một sự khiêu khích có tính toán” (RFI).
- Thế giới ngày 28.02: Lãnh đạo bị lật đổ Ukraine tái xuất và Bắc Hàn thử nghiệm tên lửa (DCCT).
Bộ trưởng Thái Lan bác đề nghị đàm phán của phe đối lập (TTXVN/Tin tức).
- Đại sứ Ukraine tại Việt Nam ủng hộ phế truất và truy tội cựu Tổng thống Yanukovych (MTG). – Viktor Yanukovych họp báo tại Nga bằng tiếng Nga (Hiệu Minh).
- Kiev kêu gọi Hội Đồng Bảo An họp về khủng hoảng Ukraina (RFI). – Moscow không cần động binh (RFA). - Yanukovych xuất hiện sau khi bị lật đổ, tuyên bố sẽ “chiến đấu cho Ukraine” (DT). - Yanukovych tuyên bố tiếp tục “chiến đấu vì Ukraine” (TTXVN). - Ukraine giữa gọng kìm (NLĐ). - Ukraine thỉnh cầu Anh, Mỹ bảo vệ chủ quyền (TN). - Ukraine đề nghị Nga dẫn độ Tổng thống bị lật Yanukovych (TTXVN). - Ông Yanukovych xin lỗi nhân dân và cảnh sát, vì để phe đối lập phá hoại thỏa thuận hòa bình (ANTĐ). - Ukraine có thể yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovich về nước (VOV). –  Ông Yanukovych phản đối Nga can thiệp vào Ukraine (Tin tức). - Tổng thống Ukraine bị phế truất Yanukovich họp báo công khai (VOV). - Ông Yanukovych nói mình bị lừa (DV). - Yanukovych ngạc nhiên vì Putin vẫn im lặng về Ukraine (TTXVN). - Ông Yanukovych tổ chức họp báo ở Nga (BBC). - Căng thẳng gia tăng ở Crimea (BBC).
Ukraine: Nga điều 10 máy bay quân sự tới Crimea (TTXVN). - Hạm đội Biển Đen khẳng định không chiếm sân bay Crimea (TTXVN). - Nga phong tỏa sân bay Sevastopol, Ukraine kêu cứu LHQ (TP). - Nga chính thức trả lời về cáo buộc xâm chiếm Ukraine (VnM). - Nga phủ nhận phong tỏa Sevastopol’ (BBC). - Nga muốn gì ở Yanukovych? (BBC). - Kerry: ‘Moscow nên kiềm chế về Ukraine’ (BBC). - Putin lựa chọn khó khăn Ukraine (ĐBND).
1- Tượng đài Lenin tại những nơi khác nhau (LiveJournal/ Kichbu).
- Nelson Mandela – Bước đường dài tới tự do (3) (Dân Luận).
<- Giới chức Venezuela hy vọng biểu tình giảm trong đợt nghỉ lễ dài (VOA). - Venezuela có thể là Ukraine Mỹ Latin không? (ĐBND).

- TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Thế nào là chủ quyền và chủ quyền quốc gia trên biển? (Infonet).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 28-2-2014    -   Vào chợ mỗi ngày TTCK 28-2-2014   –    Xây dựng thuế tiêu dùng   –   Chuẩn bị cho những cuộc cạnh tranh mới (VietFin).
Xử lý nợ xấu: Mua 40.000 tỉ đồng, thu hồi vẻn vẹn… 200 tỉ (LĐ).
TP.HCM: Thu ngân sách từ các khu vực kinh tế tăng 21% (HQ).
Lãi suất huy động dưới 7%/năm (NLĐ).
- Việt Nam không công nhận tiền ảo Bitcoin (RFA). – Việt Nam cấm sử dụng tiền ảo bitcoin (RFI).
Tin sốc: Giá vàng thế giới có thể đã bị thao túng (ĐTCK). - Vàng giằng co giữa áp lực tăng – giảm (ĐTCK).
Nhận định chứng khoán tuần 3-7/3: “Rung lắc mạnh vẫn xảy ra” (VnEco).
- Việt kiều có thể kinh doanh địa ốc ở Việt Nam (RFA). - Điểm mới trong dự thảo Luật kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) (VTV). - Bất động sản toàn đại gia đi “siêu xe”, sao phải cứu? (LĐ).
- Việt Nam cần học cách làm của Campuchia? (RFA). - Làm gì cho công nghiệp ô tô phát triển? (ĐBND).
Gần 11 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2014 (DĐDN). - Tạo dựng môi trường pháp lý để doanh nghiệp xã hội phát triển (ĐBND).
1CPI thấp nhất trong 10 năm qua không phải do sức cầu yếu (DĐDN).
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ giá sữa tăng (TQ).
Giá gas giảm 31.000 đồng/bình 12 kg từ sáng mai 1/3 (DT).
- ĐỒ CHƠI TRẺ EM: NHƯỜNG CHO TRUNG QUỐC: Chống đỡ yếu ớt (NLĐ). =>
Nhiệt độ tăng, GDP giảm (NLĐ). - Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại ‘do thời tiết’ (VOA).
Dự báo tăng trưởng gây hy vọng khủng hoảng đồng euro chấm dứt (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
1<- Thủ tướng Dũng ‘muốn giữ cầu Long Biên’ (BBC). - Cầu Long Biên, một di sản văn hóa (ĐBND).
Quyết dẹp cảnh phản cảm ở chùa Hương (VNN).
Tâm nguyện đẹp chưa thành (NLĐ).
Sách mới của Nguyễn Nhật Ánh sốt trước ngày ra mắt (PLTP).
Đám tang không có thi hài (NLĐ).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU: KỲ 116 (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Trần Sâm: NHỮNG ĐỨA EM TÔI kỳ 9 – Cô giáo Nhuần (Đào Hiếu).
- Trò chuyện trên mạng với nhà văn Vũ Thư Hiên (Kỳ 2) (Du Tử Lê).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 11: Chương 19) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- Bữa Ăn Trưa Trần Trụi (Da Màu).
- ĐÁY ĐĨA MÙA ĐI…   -   NỖI NHỚ NÀY ANH GỞI RIÊNG EM   –   SÀI GÒN – EM MẮT HOA KHÔI   –    THỦY MẠC SÔNG TRANH   –   HAI BÊN BỜ ĐƯỜNG XANH CỎ   –   THIÊN SỨ (Tương Tri).
- Vùng Vịnh đón Đức Dalai Lama (Bùi Văn Phú).
- HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 179 : CỨ GẢ PHÉNG CÔ TẤM CHO ANH NÔNG DÂN ĐI!) / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống).
- GIÒ CHẢ NAM ĐỊNH / Lưu Tuấn Hùng (Trần Mỹ Giống).
Lễ trao giải Cánh diều 2013: Xoay sở trong “chiếc áo hẹp” (ND).
Từng kết hôn, Diễm Hương lừa dối khi thi Hoa hậu Hoàn vũ? (PNT).
Độc đáo Lễ hội thi giữ tàn thuốc xì gà dài nhất tại Cuba (TTXVN).
- Bắt đầu từ việc được xem phim hay (Blog RFA).
- Oscar 2014, hạng mục Phim hay nhất 12 Years a Slave chiếm ưu thế (ĐBND).
Phim khiêu dâm đi tìm nữ quyền (VNN).
- Ốc nhồi bơ tỏi : Đặc thù ẩm thực vùng Bourgogne (RFI).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đề xuất một kỳ thi cuối bậc phổ thông (NLĐ).
PGS. Văn Như Cương lại tuyên bố gây sốc về kỳ thi tốt nghiệp năm nay (GDVN).
Trường THPT đầu tiên 100% HS không thi môn Sử (KP).
- Phân luồng học nghề: Nâng cao chất lượng đào tạo và cân đối nguồn nhân lực (ĐBND).
Những hình phạt phản cảm ngành giáo dục (VnM).
Nhặt mẩu bánh mỳ, học sinh tiểu học rơi từ tầng 2 xuống đất (DT).
Quán nhậu lấn trường học (SGGP).
- Thế giới 2500 năm trước … (Nguyễn Tiến Dũng).
- Chỉnh Đèn Tối Xuống Nếu Bạn Cần Đưa Ra Một Quyết Định Lớn (ĐKN). – Sức Khỏe Tốt Hơn Khi Có Những Giờ Làm Việc Vui Vẻ
- Trái Đất Đang Nóng Lên? Một Số Nhận Thức Phải Thay Đổi (ĐKN).
- Virus Gây Bệnh cho Loài Ong Lan Rộng: Trước là Ong Mật, Giờ là Ong Nghệ (ĐKN).

Chiếc ô 100% (TT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm (ND). - Áp dụng biện pháp quyết liệt ngăn chặn cúm gia cầm (TTXVN). - Sóc Trăng phát hiện hai ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên (TTXVN).
Tàu biển đâm nhau, 10 thuyền viên thoát nạn (TP).
Giám sát việc bố trí dân cư tại các vùng thiên tai (VTV).
Thương lái nước ngoài mua lá khoai lang non làm gì? (VOV).
Xe buýt vòng ngoi ngóp (NLĐ).
Xe buýt ép chết người trong hàng rào công trình (KP).
Đề nghị truy tố hai bị can dùng xe ba gác hôi bia (VOV).
Việt Nam đón mừng ‘Ngày Hạnh phúc’ đầu tiên vào tháng 3 (VOA). – Clip người đàn ông đánh, đạp cô gái đến ngất xỉu ở Sài Gòn (MTG).
Quảng Trị: Tạm giam “cậu Thủy” thêm 4 tháng để phục vụ điều tra (LĐ).
- Tìm được cha Việt Nam sau 30 năm nhờ Facebook (MTG).
- Một Người Cha 6 Tiếng Mỗi Ngày Cõng Con Đi Học ở Tứ Xuyên Trung Quốc (ĐKN).

QUỐC TẾ
1Các nhà báo yêu cầu trả tự do cho đồng nghiệp bị bắt ở Ai Cập (VOA). =>
Israel kêu gọi IAEA công khai báo cáo về hạt nhân Iran (TTXVN).
Hoa Kỳ phóng thích thêm 1 gián điệp trong nhóm ‘Cuba 5′ (VOA).
Quan hệ Mỹ-Nga: Từ ‘thiết định lại’ đến thụt lùi (VOA).
Nga sẽ xét dự luật sáp nhập các vùng lãnh thổ nước ngoài (TTXVN). - Lãnh đạo đối lập Nga bị quản thúc tại gia (VOA).
11 bộ trưởng của Cộng hòa Cyprus đệ đơn xin từ chức (TTXVN).
Rome đứng trước nguy cơ phá sản (NLĐ).
Philippines chuẩn bị cho miền nam chuyển tiếp sang hòa bình (VOA).
- Bắc Kinh định ngày tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, Tokyo dè dặt (RFI).
- Tổng thống Miến Điện đề nghị ra luật về hôn nhân khác tín ngưỡng  (RFI).

* Video: + Bản tin video sáng 27-02-2014 (RFA).

* VTV: + Chào buổi sáng – 28/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 28/02/2014; + Điểm báo – 28/02/2014; + Thời sự 12h – 28/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 28/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 28/02/2014; + Thời sự 19h – 28/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 28/02/2014; + Thế giới trong ngày – 28/02/2014.

Không học sinh nào muốn thi tốt nghiệp môn Sử – thành tích to lớn của Đảng trên con đường sát nhập với “bạn vàng”

Kể từ khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thốt lên ở đâu đó một câu nói rất mơ hồ, ỡm ờ: “Lịch sử là lịch sử“, cho tới ngày mà hậu bối Nguyễn Tấn Dũng lại nói câu y hệt vậy (nhưng không nghe nói đó là nhắc lại câu chỉ giáo của tiền bối Phạm Văn Đồng), dễ cũng tới gần nửa thế kỷ, thì “lịch sử” trong con mắt giới lãnh đạo cộng sản VN ngày nay đúng là vẫn được coi là “lịch sử” như thuở ban đầu cướp được chính quyền, không có chút thay đổi nào. 
Nó không có chút thay đổi nào, vẫn nguyên bản chất là dối trá, bóp méo, lừa phỉnh để phục vụ mục tiêu chính trị cho chế độ và cho mỗi cá nhân người cầm quyền. 

Thế nhưng người dân, cho tới con trẻ hôm nay thì không có cái nhận thức bất biến đó. Người ta đã nhận ra lịch sử đã bị lợi dụng, nếu tiếp tục học thứ được giới lãnh đạo cùng đám tôi tớ của nó trong làng “sử học” vẽ ra, thì họ sẽ tiếp tục bị đánh lừa và cũng bị lợi dụng nốt. Họ phải tự đi tìm sự thật lịch sử, bằng mọi cách, trong mọi chi tiết liên quan tới bản chất của cả chế độ cho tới từng con người cộng sản, đặc biệt là giới lãnh đạo luôn tự tô vẽ mình như những bậc thánh nhân.
Con số học sinh đăng ký thi môn sử ở một trường PTTH nổi tiếng ở Hà Nội đã trả lời phần nào cho nhận xét trên, ngoài những toan tính từ vô tư cho tới thực tế, thực dụng.
Thế hệ ngày nay quay lưng với “lịch sử” theo cách đó có thể là một thành tích của đảng khi muốn che đậy quá khứ xấu xa, che giấu bản chất của kẻ thù truyền kiếp mà nay họ đang ôm ấp – “thế lực bành trướng bá quyền phản động” Bắc Kinh. Họ phải làm vậy để lừa phỉnh toàn dân cùng với họ dựa dẫm vào kẻ thù tham tàn, gian xảo. Bằng chứng quá rõ, đang hiển hiện đây, là những ngày kỷ niệm các cuộc chiến chống lại kẻ thù này bị họ lờ đi và trấn áp bất cứ ai muốn nhớ tới, nhắc nhở nhau.
Nếu người dân không biết tự trang bị cho mình những kiến thức lịch sử, nắm bắt sự thực lịch sử cho riêng mình, và đấu tranh buộc giới lãnh đạo cộng sản phải đối mặt với nó, thì quả thật đảng đã thành công.
-
Một thế giới
19:27 28-02-2014

Tin 0% học sinh đăng ký thi tốt nghiệp môn Sử tại trường Lương Thế Vinh gây sốc

3
Trên Facebook cá nhân, PGS.Văn Như Cương vừa tiết lộ thông tin gây sốc về kết quả đăng ký môn thi tốt nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).
1
Status của PGS. Văn Như Cương có nội dung như sau:
Học sinh lớp 12 trường tôi (trường Lương Thế Vinh – Hà Nội) đã đăng kí môn tự chọn của mình (hai môn trong 6 môn: Lý, Hóa , Sinh, Sử , Địa, Ngoại ngữ ). Kết quả như sau (mỗi môn có bao nhiêu phần trăm học sinh tự chọn): Lý : 75,6%; Tiếng Anh: 56,3%; Hóa: 50,8%; Địa:11,4%; Sinh: 5,3%; Sử : 0%.

Không phải học sinh tôi dốt Sử đâu, mấy năm tước khi môn Sử thi bắt buộc, hầu hết học sinh tôi đều đạt trên trung bình…
Qua đó mới thấy, học sinh trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) sợ thi tốt nghiệp môn Sử như thế nào. Song có lẽ không riêng học sinh trường Lương Thế Vinh mà đây là tâm lý chung của học sinh Việt Nam trên nhiều tỉnh thành.
Còn nhớ vào ngày 29.3.2013, khi Bộ Giáo dục thông báo năm nay sẽ không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, nhiều học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP.HCM) đã đồng loạt ra ban công trường ăn mừng bằng cách xé cả đề cương môn Sử.
Sau khi đọc status của PGS. Văn Như Cương, bạn Little Bee bình luận chua xót: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Thử hỏi mấy ai biết rõ sử nước nhà. Lịch sử thì học kiểu cô đọc trò chép. Lúc thi thì cố mà nhớ để chép, hoặc không thì cố mà mang cuốn tài liệu vào. Thực ra ai cũng yêu lịch sử nhưng môn Sử thì khác đấy thầy ạ. Buồn cho một nền Giáo dục”.
2
Bạn Gaconlonton nêu ý kiến: “Không biết nên dự đoán bao nhiêu % học sinh toàn quốc thi môn Sử? Có đến 1% hay không nhỉ? Nếu thế thì môn Sử lại bị phang một đòn chí mạng!!! Đây chính là kết quả của trường Lương Thế Vinh được thầy Văn Như Cương công bố.
0% học sinh đăng ký môn Sử, liệu trên cả nước kết quả sẽ là bao nhiêu? Nhiều người thấy buồn, nhưng tôi thì không. Tại sao học sinh lại không thích thi môn sử? Câu hỏi này nên để những người làm giáo dục trả lời”.
Cách viết sử và thi  sử cần được làm lại từ đầu. Vắt học sinh nó học vẹt rồi mai ra quên hết lịch sử đất nước là một thực trạng đáng báo động và đau lòng lắm thầy ah. Kết quả tự chọn phản ánh điều đó...” là bình luận của bạn Nguyenquy Nhat.
Trong khi bạn Trang Mint đề xuất cách để học sinh yêu thích môn Sử hơn: “Có lẽ nên bổ sung thêm điều khoản: Cháu nào đăng ký thi Sử được cộng 4 điểm”.
Đúng như dự đoán của bạn Hồ Tiên Thủy, nếu thực trạng này tiếp diễn thì có khi Đại học Sư Phạm phải đóng cửa khoa Sử.
Quang Phương

35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (9)

Trích tham luận của Đại tướng, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 5
“Như đến nay mọi người đã rõ, từ lâu, những người cầm quyền Trung Quốc đã tiến hành nhiều mưu mô và thủ đoạn thâm hiểm đối với Việt Nam nhằm thực hiện giấc mộng bành trướng và bá quyền của chúng ở Đông Nam châu Á.”
 ”Bước phát triển cao trong chính sách thù địch của bọn phản động Trung Quốc đối với Việt Nam trong những năm qua chính là cuộc chiến tranh xâm lược bằng quân đội tay sai Pon Pốt ở phía Tây Nam và tiếp đó là cuộc tiến công trực tiếp bằng 60 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta.
Ban chấp hành trung ương Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn kính mến, với kinh nghiệm dày dạn, đã nhạy bén và kịp thời chỉ ra kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là bọn phản động theo Mao trong giới cầm quyền Trung Quốc.”
4
1 2
3

2397. VỀ MỘT SỐ KỊCH BẢN ĐỐI VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/02/2014
Nhân tình hình Ukraine đang có những diễn biến hết sức phức tạp, tờ “Russiane ” (Người Nga) của cộng đồng người Nga sinh sống tại Mỹ vừa đăng bài phân tích những khó khăn của Chính quyền Kiev, cũng như tình cảnh đứng trước ngã ba đường của quốc gia Đông Âu có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Rất nhiều nhà quan sát cho rằng làn sóng biểu tình đang diễn ra ở Ukraine là những sản phẩm “Made in Germany (Đức)”, “Made in EU (Liên minh châu Âu)” và “Made in USA (Mỹ). Trên thực tế, các cuộc biểu tình này nằm trong một cuộc xung đột về các vấn đề địa chiến lược. Mục đích là đẩy lùi ảnh hưởng của Nga và hướng Ukraine theo sự chi phối của Đức, EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO.
Cách đây 9 năm, cuộc cách mạng “Cam” đã diễn ra tại đây với sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị và tài chính của Chính phủ Mỹ và của các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Mỹ như open Society Institute của tỷ phú George Soros. Lúc bấy giờ, các lực lượng này đã hủy bỏ được cuộc bầu cử tổng thống và bảo đảm rằng cặp đôi thân EU và thân Mỹ Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko sẽ cầm quyền với tư cách người đứng đầu Nhà nước và người đứng đầu chính phủ thay vị trí của Viktor Yanukovych, người vẫn bị coi là thân Nga. Nhưng cặp đôi này đã nhanh chóng bị thất sủng và Yanukovych được bầu vào chức tổng thống năm 2010 một cách dân chủ.
Giờ đây, một mưu toan khác đang được thực hiện để đưa một chế độ phụ thuộc vào EU lên cầm quyền tại nước Cộng hòa trước đây thuộc Liên Xô và là vựa lúa mì này. Các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu và Mỹ đã bày tỏ tình đoàn kết với những người phản đối ở Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, đã khuyến khích Chính phủ Ukraine “lắng nghe tiếng nói của nhân dân” trong khi Ngoại trưởng Đức, Guido Westerwelle, đã đích thân can thiệp bằng cách trà trộn vào những người biểu tình ở Kiev. Tổng Thư ký NATO, Anders Fogh Rasmussen, đã yêu cầu chính phủ Ukraine bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp cho mọi người. Mặc dù đòi tổng thống phải từ chức và tiến hành các cuộc bầu cử mới, phe đối lập vẫn không nhận được sự ủng hộ của đa số người dân Ukraine. Một bản kiến nghị phê phán chính phủ đã bị thất bại tại Quốc hội vì nhiều người hiểu rằng nếu thỏa thuận liên kết với EU mà phe đối lập muốn thực hiện được ký kết sẽ gây hậu quả tai hại đối với người dân Ukraine. Thỏa thuận với EU loại trừ việc gia nhập đồng thời vào một liên minh hải quan của Nga, nghĩa là nó tách Ukraine khỏi đối tác thương mại chính mà ngành công nghiệp và hệ thống giao thông vận tải Ukraine có liên quan chặt chẽ. Việc hủy bỏ các biểu thuế đối với các sản phẩm của châu Âu cũng đồng nghĩa với sự phá sản của nhiều ngành công nghiệp Ukraine. Thỏa thuận trên bao gồm việc thực hiện những qui tắc của EU làm rối loạn thị trường lao động, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và giảm trần nợ công, sẽ có một ảnh hưởng xã hội giống các chương trình thắt lưng buộc bụng mà người ta đã áp đặt cho Hy Lạp, Romania và một số nước khác. Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã từ chối cấp một khoản tín dụng cần thiết cho Ukraine vì chính phủ nước này không chấp nhận tăng giá khí đốt thêm 40%. Thỏa thuận trên cũng biến Ukraine thành một công xưởng lớn cho các công ty của Đức và châu Âu, có thể sản xuất các sản phẩm với mức lương cho người lao động thấp hơn cả của Trung Quốc. Đồng thời, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ rộng lớn và đất đai phì nhiêu rộng lớn, vị trí chiến lược giữa châu Âu và khu vực Caucacus, Nga và biển Đen cùng với thị trường trong nước 46 triệu dân đã biến Ukraine thành một mục tiêu hấp dẫn đối với các nhà máy, xí nghiệp của Đức và của châu Âu. Thỏa thuận cũng sẽ tăng cường trò chơi của EU chống Nga. Một liên minh hải quan hay một liên minh Á-Âu bao gồm Nga và Ukraine sẽ có một vị trí hùng mạnh hơn nhiều trong các cuộc thương lượng thương mại với EU so với một nước Nga đơn độc. Như thế, rõ ràng là Đức, EU và Mỹ vẫn đang theo đuổi những mục tiêu không những về kinh tế mà cả về địa chính trị ở Ukraine.
Do Nga bị mất ảnh hưởng ở Đông Âu từ khi Liên Xô sụp đổ nên nếu Ukraine gia nhập EU ắt sẽ đẩy Nga ra bên rìa châu Âu. Từ cuối thế kỷ 18, Ukraine đã là một phần quan trọng của Nhà nước Nga và Liên Xô. Ngoài ra, còn phải kể tới hạm đội của Nga ở biển Đen nằm ở Crimea do Ukraine cho Nga thuê. Cả Mỹ lẫn EU đều muốn Nga suy yếu vì Nga bị coi là một đồng minh quan trọng của Trung Quốc. Ngay sau khi lên cầm quyền vào tháng 3 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Nga để tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước. Cả Trung Quốc và Nga đều cảm thấy mình bị đe dọa về mặt kinh tế và chiến lược bởi sự thâm nhập hiếu chiến của Mỹ và các đồng minh ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Trung Quốc cũng phát triển mối quan hệ kinh tế với Ukraine với kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 5% ngoại thương của nước này. Tháng 10 năm ngoái, tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” đưa tin Tập đoàn xây dựng và sản xuất Tân Cương (XPCC) của Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với công ty nông nghiệp KSG Agro của Ukraine để tiếp cận 100.000 hécta đất canh tác dùng vào việc sản xuất lương thực cho Trung Quốc. Trung Quốc đã cho Ukraine vay 10 tỷ USD và Tổng thống Yanukovych đã có chuyến thăm cấp nhà nước 4 ngày tới Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở trong nước. Đó cũng là lý do để EU và Chính phủ Đức sử dụng các cuộc biểu tình ở Kiev để gây mất ổn định Chính phủ Ukraine. Sáng kiến của họ được tiến hành cùng với Mỹ, và cũng cần nhắc lại rằng trong hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua, Đức đã tìm cách đặt Ukraine dưới sự kiếm soát của mình và hiện đang cố gây ra những mối nguy hiếm mới đế tiếp tục làm được như vậy.
Trên nền các cuộc biểu tình ủng hộ EU ở Kiev và một cuộc tranh giành ảnh hưởng cấp quốc tế ở Ukraine ngày càng tăng, vào giữa tháng 12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành một khoản viện trợ tài chính cho chế độ của Tổng thống Ukraine Victor Yanukovych. Đón tiếp ông Yanukovych tại Moskva, ông Putin đã thông báo rằng Nga dành một khoản cho vay 15 tỷ USD và giảm đáng kể giá khí đốt bán cho láng giềng Ukraine. Tập đoàn Gazprom của Nga bắt đầu lập hóa đơn thu tiền của công ty khí đốt Naftogaz của Ukraine chỉ với 268,5 USD/1.000 m3 khí đốt tự nhiên thay vì 400 USD như giá hiện nay. Thỏa thuận này, ít ra là tạm thời, là một thất bại đối với Mỹ và EU, những bên tham gia đang cố tìm cách mở rộng ảnh hưởng của họ ở Ukraine, gây thiệt hại cho Nga. Phe đối lập thân phương Tây và các đồng minh ở Mỹ, Bỉ và Đức đã ngay lập tức ra sức dè bỉu thỏa thuận này. Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận này được ký kết, hàng nghìn người phản đối đã tập hợp trên Quảng trường Độc lập ở Kiev để chỉ trích Yanukovych một lần nữa “đứng về phe Nga” sau khi từ chối một thỏa thuận chấp nhận để Ukraine gia nhập EU. Lãnh đạo phe đối lập Klitschko đã nói với người biểu tình: “Ông ta đã từ bỏ những lợi ích của Ukraine, ông ta đã từ bỏ nền độc lập và triển vọng có một cuộc sống tốt đẹp của mỗi người dân Ukraine. Giải pháp duy nhất cho đất nước là tiến hành bầu cử trước thời hạn. Tất cả chúng ta sẽ vẫn ở đây và đấu tranh cho quyền được sống trong một đất nước tự do”. Oleg Tyagnibok, lãnh đạo đảng đối lập cực hữu Svoboda, đã nói với người biểu tình rằng Yanukovych “đang bán Ukraine cho Nga. ông ta muốn buộc chúng ta phải làm nô lệ mãi mãi cho Nga. Ông ta đã phản bội người dân Ukraine”. Những người biểu tình thân phương Tây ở Kiev còn yêu cầu Yanukovych không ký thỏa thuận gia nhập Liên minh hải quan mà Nga đã lập ra với Belarus và Kazakhstan. về phần mình, Nga dựa vào liên minh hải quan này để làm cơ sở lập ra một liên minh Á-Âu bao gồm phần lớn lãnh thổ của Liên Xô trước đây. Nga coi đây là những phương tiện để bảo vệ ảnh hưởng của mình tại các nước xung quanh và đẩy lùi cuộc tấn công bao vây Nga của các nước phương Tây. Ông Putin đã trấn an một cách rõ ràng những người phản đối ở Ukraine và các cường quốc phương Tây, rằng viện trợ tài chính không phải là một thỏa thuận cuối cùng giữa Nga và Ukraine về liên minh hải quan, ông Putin nói: “Ukraine là đối tác chiến lược của chúng ta và là một đồng minh trong tất cả các nghĩa của từ này. Tôi muốn khẳng định rằng viện trợ này không gắn liền với bất cứ điều kiện nào”.
Thông báo về thỏa thuận ưu đãi kể trên giữa Nga và Ukraine diễn ra vào đúng lúc tình hình căng thẳng địa chính trị và quân sự giữa Nga và các cường quốc phương Tây đang gia tăng. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin đăng trên nhật báo Bild của Đức, nói rằng Nga đã triển khai ở Kaliningrad, ở biên giới với Ba Lan và các nước vùng Baltic nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander có thể mang đầu đạn hạt nhân để đối phó với các dàn tên lửa của Mỹ đặt ở Ba Lan, phía bên kia biên giới. Đây chỉ là tiến triển mới đây nhất trong cuộc leo thang tình hình căng thẳng giữa các cường quốc phương Tây và Nga. Trước đó, vào tháng 9 năm ngoái, các tàu chiến của Nga và Mỹ đã đụng độ nhau ở ngoài khơi bờ biển Syria vào lúc Mỹ dự định tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp chống Syria, một đồng minh thân cận của Nga. Mới đây, một bài báo đăng trên tạp chí Times đã so sánh các biện pháp thắt lưng buộc bụng nằm trong một thỏa thuận với EU ở Ukraine với ảnh hưởng của việc khôi phục chủ nghĩa tư bản của chế độ quan liêu Stalin ở Liên Xô trước đây. Bài báo viết: “Ukraine cam kết thực hiện các cuộc cải cách đáng kể – bằng cách giảm trợ cấp Nhà nước và các chi phí xã hội trong khi vẫn phá giá đồng tiền – và hậu quả có thể là thảm họa đối với người dân Ukraine. Các cải cách tương tự đã được thực hiện trong những năm 1990 để áp đặt sự quá độ từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tư bản ở Ba Lan, ở Nga và trên khắp các nước thuộc Liên Xô trước đây. Được biết đến dưới cái tên “Liệu pháp sốc”, các cuộc cải cách này phần lớn đều dẫn đến tình trạng siêu lạm phát, nó phá hoại các nền kinh tế và gây ra làn sóng thất nghiệp do các xí nghiệp hoạt động không có hiệu quả, buộc phải đóng cửa.
Mỹ đã cực lực phản đối thỏa thuận kể trên giữa hai ông Putin và Yanukovych và gia tăng sức ép buộc Ukraine ký thỏa thuận với EU. Người phát ngôn Nhà Trắng, Jay Carney, đã tuyên bố: “Không một thỏa thuận nào giữa Nga và Ukraine đáp ứng những mối lo ngại của người biểu tình trên khắp Ukraine… Chính phủ Ukraine cần phải lắng nghe tiếng nói của người dân nước mình”. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chỉ trích thỏa thuận giữa hai ông Putin và Yanukovych, nhưng cho rằng một thái độ ít đối đầu hơn với Nga có thể sẽ có lợi hơn cho những lợi ích của Đức. Các nhà lãnh đạo phe đối lập Ukraine dường như đang cảm thấy mạnh lên nhờ sự ủng hộ của EU và của Chính phủ Mỹ. Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu một giải pháp hòa bình “đáp ứng những mong đợi của xã hội Ukraine”. Nhằm mục đích này, một nhóm các đại diện “cấp cao về chính trị” của ủy ban châu Âu (EC), Nghị viện châu Âu giữ vai trò trung gian hòa giải, đã được phái tới Kiev. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ra một thông cáo nói rằng Mỹ bày tỏ sự bất bình trước quyết định của nhà cầm quyền Ukraine đáp lại các cuộc biểu tình hòa bình ở Quảng trường Độc lập, Kiev, bằng cảnh sát chống bạo động, máy ủi và dùi cui. Phản ứng này của Kiev là không thể chấp nhận được, cũng không có lợi cho nền dân chủ. Phụ tá của ông Kerry, Victoria Nuland, cũng đã tới Kiev, đã phân phát bánh và trà cho người biểu tình để chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ. Bà đã có các cuộc thương lượng với các nhà lãnh đạo của phe đối lập trong tòa thị chính đang bị phe đối lập chiếm giữ.
Thực ra, cuộc thử sức giữa nhà nước và những người biểu tình trên Quảng trường Độc Lập chỉ là bề ngoài mà đằng sau nó, một bên là EU và Mỹ và một bên là Nga giải quyết những mâu thuẫn địa chính trị về vấn đề Ukraine và các nhóm có thế lực khác nhau ở Ukraine đang tiến hành một cuộc tranh giành ảnh hưởng. Bất chấp những sự khẳng định của riêng mình, phe đối lập không phải là “người dân Ukraine’’ hay “xã hội dân sự Ukraine”. Một nghiên cứu do Trung tâm châu Âu về Ukraine hiện đại thân EU đã ghi nhận rằng chỉ có 13% người dân tại phần phía Đông của nước này ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ so với 84% tại phần phía Tây. Một số nghiên cứu cho thấy rõ ràng vẫn có một sự ngờ vực lớn trong số những người biểu tình đối với các nhà lãnh đạo phe đối lập. Nhiều người biểu tình còn coi các nhà chính trị phe đối lập là những “người cộng tác tiềm năng với giới tinh hoa lãnh đạo”. Điều khiến nhiều người tham gia cuộc biểu tình, không phải hoàn toàn là do mục đích chính trị, mà là sự phẫn nộ sâu sắc đối với tình trạng suy thoái kinh tế, nạn tham nhũng ở cấp chóp bu của chính quyền và sự tàn bạo của cảnh sát đối với các lực lượng của phe đối lập. Những quyết định chính trị chủ yếu không phải do chính phủ cũng không phải do phe đối lập đưa ra, mà là do những thế lực đầu sỏ, ở Ukraine và ở Nga, chi phối đời sống kinh tế và chính trị trong nước. Các chuyên gia cho rằng trước sự cạnh tranh giữa EU và Nga, các thế lực đầu sỏ chính trị Ukraine đã tìm cách bảo vệ các tài nguyên của mình bằng cách “bỏ trứng vào tất cả các giỏ”.
Để xoa dịu, Tổng thống Yanukovych đã khẳng định sẵn sàng hợp tác chặt chẽ hơn với EU, và hé lộ thông tin rằng thỏa thuận liên kết với EU có thể sẽ được ký kết vào tháng 3 tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Mykola Azarov đã đưa ra điều kiện tiên quyết; yệu cầu một khoản viện trợ hơn 20 tỷ euro để ngăn ngừa sự phá sản của đất nước và có thể bù đắp cho những thiệt hại về kinh tế của thỏa thuận với EU. Đề nghị này ngay lập tức bị người phát ngôn của Chính phủ Đức bác bỏ. Theo điều khoản của thỏa thuận liên kết, EU yêu cầu thực hiện các “cải cách” toàn bộ – phá giá đồng tiền quốc gia, tăng giá năng lượng đối với người tiêu dùng, giảm lương và lương hưu. Nếu như vậy, chắc chắn sẽ có nhiều cơ sở công nghiệp của Ukraine bị sụp đổ dưới sức ép của các đối thủ cạnh tranh của châu Âu. Và chính nỗi lo sợ sẽ xảy ra hậu quả như vậy đã khiến Tổng thống Yanukovych không ký thỏa thuận liên kết với châu Âu.
Ukraine là một trong những nước nghèo nhất châu Âu và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trên thế giới, cứ 1.000 người thì có 15,5 người tử vong (sau Nam Phi). Sự phẫn nộ của ngưòi dân gia tăng sau một cuộc khủng hoảng ngân sách đã khiển chính phủ của ông Yanukovych vào tháng 6 năm ngoái hủy bỏ trợ cấp thất nghiệp cho hàng trăm nghìn người lao động. Các ngân hàng chủ chốt và các định chế tài chính quốc tế đã ngừng cho Ukraine vay, khi nước này khẩn cấp đề nghị 18 tỉ USD. Hiện nay, Nhà nước chỉ còn đủ số tiền để duy trì hoạt động đến hết tháng 2 này. Người ta đang ngày càng lo ngại về khả nãng có thể xảy ra tình trạng phá giá đồng tiền quốc gia, đồng tiền này đã từng bị siêu lạm phát vào đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991 và khôi phục chủ nghĩa tư bản. EU đã hợp tác với IMF đề nghị thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng hà khắc – tăng 40% giá khí đốt và nhiên liệu sưởi ấm, cắt giảm mạnh chi tiêu công và ngừng trả lương tối thiểu – để đổi lấy một khoản vay 15 tỷ USD. Nga cũng như EU đã ra tối hậu thư buộc Ukraine phải lựa chọn, nói rằng hai giải pháp không thể hòa hợp với nhau. Thế nhưng từ nhiều thế kỷ nay, Ukraine đã không thể lựa chọn được giữa Đông và Tây. Ukraine là đất nước có bản sắc dân tộc rất đa dạng, một đất nước rất chia rẽ về ngôn ngữ, tôn giáo và lịch sử. Đối với Ukraine, không có gì nguy hiểm hơn là phải lựa chọn dứt khoát giữa Đông và Tây, nhưng đây lại chính là điều mà các chủ thể nước ngoài luôn yêu cầu Ukraine phải làm. Trên thực tế,cả Ukraine lẫn Nga đều không đe dọa tấn công EU, trái lại, chính Ukraine – với mạng lưới năng lượng, các căn cứ quân sự chiến lược và ngành công nghiệp nặng của mình – đang trở nên ngày càng hấp dẫn trong khuôn khổ chiến dịch gây ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây, nhất là Mỹ và châu Âu, những nước muốn có nhiều lợi ích hơn ở khu vực này và từ đó nhằm vào Nga, cô lập Nga hơn. Trong khi vẫn đe dọa tấn công các đồng minh chính của Nga ở khu vực Trung Đông là Syria và Iran, các nước này cũng đe dọa đồng minh chính của Nga ở Đông Âu, mà Ukraine là một thí dụ điển hình. Họ muốn nước này, hoặc là phải thay đổi chế độ, hoặc là phải phân chia đất nước. Ý đồ này bắt đầu với các cuộc can thiệp và các cuộc chiến tranh ngày càng mạnh mẽ của NATO ở Nam Tư trong những năm 1990, đã đạt tới một giai đoạn rất hoàn thiện. Nó chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới để thay đổi chế độ và phân chia theo những đường lối sắc tộc ở Nga, nơi Mỹ đã nghiên cứu các nhóm sắc tộc khác nhau – Chechnya, Tatar… – mà những chống đối của họ có thể được tận dụng bất cứ lúc nào để chống lại Nga. Vấn đề này đã được nêu trực tiếp trên báo chí phương Tây. Tờ Financial Times ở London mới đây đã viết: “Ông Yanukovych và ông Putin là những người đứng đầu Nhà nước có nghị lực và hoạt động trong một mô hình chính phủ tương tự nhau. Nếu người Ukraine lật đổ được ông Yanukovych thì người Nga sẽ tự hỏi tại sao họ lại không thể làm được như vậy với ông Putin”. Người ta không quên rằng trong lịch sử, Đức đã hai lần xâm lược Ukraine trong thế kỷ 20, vào các năm 1918 và 1941. Đồng thời, tại Hội nghị An ninh thế giới ở Munich (Đức) mới đây, các nhà lãnh đạo Đức đã không giấu giếm khi tuyên bố rằng họ muốn từ bỏ những giới hạn sử dụng sức mạnh quân sự mà Đức đã tôn trọng từ khi chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Mới đây, một cuộc nói chuyện điện thoại được công bố giữa Victoria Nuland, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về châu Âu và Á-Âu với Geoffrey Pyatt, Đại sứ Mỹ tại Ukraine đã cho thấy tính chất chống dân chủ và thực dân của cuộc can thiệp của Chính quyền Obama vào nước Cộng hòa trước đây thuộc Liên Xô này. Cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo này gồm một sự xem xét chi tiết các nhân vật khác nhau của phe đối lập cánh hữu mà Mỹ đang dự định “đầu tư” để đưa lên cầm quyền và cách thức sử dụng Liên hợp quốc để hợp pháp hóa chiến dịch này. Nếu Đức và các cường quốc châu Âu khác đã làm việc chặt chẽ với Chính quyền Obama để xúc tiến các cuộc biểu tình chống Tổng thống Viktor Yanukovych, thì cuộc nói chuyện này cho thấy mục tiêu thực sự là những lợi ích địa chiến lược và kinh tế của Mỹ ở Đông Âu bằng cách dựng lên những con rối thân Mỹ và chống Nga tại Ukraine. Nuland đã hoan nghênh Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon vì đã phái đặc phái viên Robert Serry tới Ukraine. Mỹ muốn sử dụng Liên hợp quốc làm công cụ để bảo đảm sự ủng hộ các chiến dịch quân sự của Mỹ trên toàn thế giới. Mỹ dự định tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhằm phá hoại tất cả những cản trở do Nga tạo ra để thực hiện ý đồ thống trị khu vực Á-Âu mà tầm quan trọng địa chiến lược là chủ yếu, lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Tây Âu tới biên giới phía Tây của Trung Quốc, qua khu vực Trung Đông và Trung Á giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu lửa. Mỹđã đổ thêm dầu vào lửa, can thiệp vào công việc nội bộ ở Ukraine để thực hiện những lợi ích của mình và tăng sức ép với Nga. Một cộng tác viên cấp cao của Tổng thống Nga Putin đã khẳng định Mỹ đã chi 20 triệu USD mỗi tuần để ủng hộ các nhóm thuộc phe đối lập Ukraine, kể cả cung cấp vũ khí cho họ. Từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Mỹ đã “đầu tư” hơn 5 tỷ USD vào Ukraine, trong đó 815 triệu USD được đầu tư trực tiếp cho các NGO thân Mỹ. Từ năm 2009, Chính quyền Obama đã tặng quà trị giá 184 triệu USD cho các chương trình khác nhau để thực hiện một sự thay đổi chính trị ở Ukraine.
Tình hình hiện đang diễn ra ở Ukraine không phải là một cuộc đấu tranh vì nền dân chủ và một nhà nước pháp quyền như các phương tiện thông tin đại chúng châu Âu và Mỹ vẫn cổ xúy, mà là một cuộc đấu tranh giữa các phe phái khác nhau của các thế lực đầu sỏ chính trị Ukraine và một cuộc xung đột giành quyền kiểm soát Ukraine giữa các nước phương Tây và Nga. Mỹ đã từng ủng hộ mạnh mẽ cái gọi là cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004, chấm dứt triều đại lâu dài của Leonid Kouchma, cầm quyền từ năm 1993, do Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko tiến hành và đã dẫn đến cuộc bầu cử mới sau khi Yanukovych được bầu làm tổng thống. Những lời hứa mang lại quyền tự do và nền dân chủ đã nhanh chóng bị lãng quên. Trong khi Yushchenko chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và bổ nhiệm bà Tymoshenko làm thủ tướng thì chính quyền của các thế lực đầu sỏ chính trị vẫn không sứt mẻ. Mức sống của đa số người dân Ukraine vẫn tiếp tục giảm sút và Yanukovych và Tymoshenko đã nhanh chóng chia rẽ, chống lại nhau. Năm 2006, Yanukovych trở lại chức thủ tướng và được tái bầu làm tổng thống vào năm 2010. Mặc dù lúc đầu Yanukovych đã hành động như là một đồng minh của Nga, nhưng rất nhanh chóng người ta thấy rõ là các thế lực đầu sỏ ở phía Đông Ukraine là Donetsk, nơi Yanukovych có nhiều ảnh hưởng, đã bắt đầu có những thay đổi, họ cho rằng nước này “có một số lợi ích” trong hợp tác với châu Âu.
Từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Liên minh châu Âu đã không ngừng tìm cách tách Ukraine ra khỏi ảnh hưởng của Nga để đưa Ukraine vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Năm 1995, Tổng thống Ukraine khi đó là Leonid Kouchma đã tuyên bố rằng sự gia nhập các cơ cấu châu Âu và châu Âu – Đại Tây Dương là một mục tiêu chiến lược của Ukraine. Dưới thời Yushchenko, người kế tục Kouchma, các cuộc thương lượng đã bắt đầu về thỏa thuận liên kết và trao đổi tự do, song các cuộc thương lượng này đã không đi tới hồi kết dưới sự lãnh đạo của Yanukovych và ông đã thẳng thừng tuyên bố từ bỏ nó vào phút chót. Sức ép của Nga đã giữ vai trò rất quan trọng trong sự tiến triển này. Tổng thống Vladimir Putin đã dọa áp đặt những sự trừng phạt kinh tế và chấm dứt sự hợp tác với các nhà sản xuất vũ khí Ukraine nếu thỏa thuận liên kết trên được ký. Lời giải thích do nhật báo Suddeutsch Zeitung của Đức đưa ra về sự rút lui của Yanukovych là do những người biểu tình thân châu Âu đã bị kiểm soát, nhưng sự suy giảm kinh tế dẫn đến việc có thêm hàng nghìn người thất nghiệp có lẽ đã gắn số phận chính trị của ông trong suốt thời kỳ trước bầu cử năm 2015, buộc ông sẽ phải thay đổi. Tuy nhiên, không chỉ sức ép của Nga có tính quyết định. Thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu nếu được ký sẽ dẫn đến một thảm họa. Thỏa thuận nhằm biến Ukraine thành một lĩnh vực nhân công rẻ mạt đối với các doanh nghiệp châu Âu và đòi hỏi phải có các cuộc “cải cách” sâu sắc, điều này sẽ làm cho mức sống của người dân Ukraine càng suy giảm hơn. Để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh châu Âu và bán hàng hóa của Ukraine trên thị trường châu Âu, các doanh nghiệp Ukraine cũng phải có những khoản đầu tư lớn, từ 100 tỷ đến 160 tỷ euro để cải tiến về kỹ thuật trong thời kỳ 10 năm. Và chính trong thời kỳ này, các doanh nghiệp Ukraine sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp châu Âu và phải đấu tranh để sống còn. Hậu quả sẽ là mất khả năng sản xuất, mất công ăn việc làm và mất thu nhập tài khóa. Tình hình còn tồi tệ hơn nữa vì những đặc quyền hiện nay về thuế quan với Nga sẽ bị hủy bỏ. Mới đây, vào đầu tháng Hai vừa qua, Chủ tịch ủy ban châu Âu (EC), Jose Manuel Barroso đã nói thẳng rằng một thỏa thuận liên kết giữa Ukraine với Liên minh châu Âu là nhằm loại trừ mọi sự gia nhập liên minh hải quan với Nga. Vì vậy, Ukraine phải lựa chọn giữa châu Âu và Nga. Người dân Ukraine phải quyết định họ sẽ đi về đâu: hoặc trong phạm vi ảnh hưởng của một nước Nga hay của cộng đồng châu Âu. Còn với thỏa thuận liên kết với Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ vẫn tiếp tục những mục tiêu kinh tế và địa chính trị của mình, mà không bị ảnh hưởng gì.
***
Theo trang mạng “Tin Toàn cầu” ngày 8/2, Trung tâm các vấn đề quốc tế năm 2010 đã công bố chuyên đề dự báo tình hình Ukraine đến năm 2020. Chuyên đề này phân tích các khả năng có thể xảy ra đối với cục diện tình hình chính trị Ukraine. Giáo sư Michael Oppenheimer, thành viên Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học New York (Mỳ), là chủ biên chuyên đề này. Theo đánh giá của tác giả, với diễn biến tình hình Ukraine hiện tại có thể dự đoán 3 kịch bản xảy ra với nước này. Giáo sư James Sherr, thành viên chương trình Nga- Á Âu thuộc Viện nghiên cứu Chatham House (Anh), viết lời đề tựa trong chuyên đề này, cho biết Trung tâm các vấn đề quốc tế đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề cùng sự tham khảo từ Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng tình báo quốc gia, Cơ quan tình báo trung ương, Viện hòa bình, Viện Brookings, Hội đồng quan hệ đối ngoại và cố vấn khoa học của Tổng thống. Ngoài ra, còn có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia chuyên về Ukraine đến từ Mỹ, Anh, Đức, Bỉ, Ba Lan và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, không có đại diện của Nga tham gia chuyên đề nghiên cứu này. Không có gì ngạc nhiên nếu một ngày nào đó những tài liệu trong đề tài trên xuất hiện tại trụ sở văn phòng Liên minh Toàn Ukraine “Tổ quốc” của Ukraine khi thành viên đảng này muốn tìm kiếm một đoạn trích dẫn từ cuốn sách chỉ dẫn những gì Mỹ nên làm đối với Ukraine.
Những kịch bản có thể xảy ra
Nhiều năm trước, các tác giả của chuyên đề đã dự báo về vai trò lãnh đạo của đảng Svoboda “với phong trào biểu tình đường phố”, sự từ chức của Thủ tướng Nikolay Azarov và Arseniy Yatsenyuk lên nắm quyền. Dự báo của chuyên đề về tình hình Ukraine có một số vấn đề đáng chú ý sau:
(1) Sẽ có những cuộc tấn công bài Do Thái nhằm vào Yatsenyuk do ông ta theo quốc tịch này.
(2) Đảng Svoboda sẽ tránh sang một bên, nhường đường cho các chiến binh thuộc Tryzub, một tổ chức tôn sùng cái gọi là “Tổ chức Dân tộc chủ nghĩa” do Stepan Bandera lãnh đạo. Những nhân vật trên được nhận định là “nhân tố ôn hòa” trong tương lai tình hình Ukraine năm 2020.
(3) Sau đó, theo như tài liệu dự đoán, quá trình Ukraine hóa sâu sắc bắt nguồn từ sự kích động “yếu tố Nga”. Nó sẽ bao hàm việc tư nhân hóa tài sản chiến lược, mở cửa cho các nhà đầu tư phương Tây, các khoản tín dụng do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) cho vay; gạt bỏ “những điều cấm kỵ của Liên Xô” trong việc bán đất mở cửa cho người nước ngoài, sự can dự mạnh mẽ của Trung Quốc, vốn là kẻ thù đối với Liên minh châu Âu và đối thủ cạnh tranh với Nga; đuổi Hạm đội biển Đen ra khỏi Sebastopol; thay đổi hiến pháp Ukraine để đưa đất nước thành chế độ Cộng hòa Nghị viện hoặc Nghị viện Tổng thống. Vậy ai sẽ bỏ phiếu cho Yatsenyuk trong cuộc bầu cử Tổng thống?
(4) Đồng thuận dân tộc dẫn đến cải cách. Đây là giải pháp tốt nhất cho cả Washington và Brussels. Trong kịch bản này có một số khả năng sau:
-   Sự tan vỡ từ chủ nghĩa độc đoán thất bại. Các tác giả cho rằng khả năng này sẽ là điều bất lợi cho cả Mỹ lẫn Nga.
Chủ nghĩa độc đoán chiến lược, với kịch bản này tác giả khẳng định Tổng thống Yanukovych vẫn nắm giữ quyền lực. Đó là một phương án dự phòng. Trong trường hợp này, Tổng thống Yanukovych sẽ phải xác định tính hợp pháp của mình bằng cách chịu tổn thương, ông phải thực hiện tất cả sự nhượng bộ trước “các nhà đầu tư nước ngoài”; thực hiện cải cách chính quyền và hiến pháp; đồng ý với các khoản tín dụng cho sự nô dịch và khéo léo đẩy Nga khỏi phạm vi lợi ích địa chính trị của mình. Các thế lực bên ngoài đã sẵn sàng tạo ra sự hỗn loạn cho nội bộ Ukraine nhưng không rõ liệu các thế lực đó có đủ sức kiểm soát sự hỗn độn này hay không. Tổng thống Yanukovych từng được cảnh báo về khả năng lặp lại số phận Milosevic của Serbia hay Gaddafi ở Libya. Cộng đồng quốc tế (phương Tây) cho rằng với thời gian dần trôi các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine hiện nay sẽ bị thuần phục đi. Tiền tài trợ sẽ rơi vào tay các nhà dân chủ thân phương Tây với điều kiện thực hiện cải cách như kiểu ở trên, điều mà các nhà hoạt động “đáng tin cậy” đối lập từng đề cập đến. Trên phương diện này, Yatsenyuk cần phải nhớ đến Kế hoạch Marshall.
Quay ngược trở lại lịch sử Liên minh Đại Tây Dương, người ta thường đề cập đến Kế hoạch Marshall, so sánh nó là “hai mặt của một vấn đề”. Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ không hỗ trợ một khoản vay nào cho châu Âu vốn bị tàn phá nặng nề và có những thỏa thuận với bản chất bán thuộc địa kiểu như triển khai “vũ khí bí mật của NATO”. Không phải là Pravy Sektor (nhóm cánh tả) mà chính là các cơ chế NATO sẽ đóng vai trò “bàn tay sắt” đưa Ukraine hội nhập xuyên Đại Tây Dương.
Những nhân tố bên ngoài
Washington đang phải đối mặt với khả năng thất bại ngoại giao mới, gây tổn hại đến hình ảnh cường quốc này ở nước ngoài. Đây là thời điểm phù hợp để làm rõ khoản tiền 5 tỷ USD mà người dân đóng thuế đã được dành chi tiêu vào việc gì. Đây cũng là điều Trợ lý Ngoại trưởng Victoria Nuland và Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ, nhân quyền, Lao động (DRL) Thomas 0. Melia đề cập đến trong phiên điều trần hồi tháng 1 vừa qua trước Thượng viện khi nói về những người kế nhiệm Ukraine, những người được ủng hộ tư tưởng của Stepan Bandera và Roman Shukhevych. Cái gọi là lực lượng ôn hòa Tryzub (được đặt theo tên để tưởng nhớ Stepan Bandera) hoạt động ở nước ngoài dưới sự giám sát của các Trung tâm Đại Tây Dương châu Âu.
Mở bất kỳ trang nào trong tạp chí Tuần Ukraine có trụ sở tại Mỹ, bạn sẽ thấy những bài viết tuyên truyền về quan điểm của những kẻ phản động Ukraine. Tạp chí này có chi nhánh ở Kiev. Khi đọc tạp chí đó, bạn sẽ biết nhiều điều thú vị về hành động trước đây của những người tuần hành trên đường phố Maidan Nezalezhnosti (Quảng trường Độc lập) và hiện nay là phố Grushevsky. Từ khi Victor Yanukovych được bầu làm Tổng thống, Tạp chí Tuần Ukraine tập trung đưa tin vào hoạt động của các nhân vật bất đồng chính kiến Pravy Sektor; viết bài về những hoạt động tra tấn tù nhân trong trại giam Ukraine hiện tại; kêu gọi ủng hộ những “ người yêu nước Ukraine”, những kẻ lật đổ đài tưởng niệm thời kỳ Liên Xô trước đây. Tạp chí cũng cung cấp thông tin về nhà lãnh đạo Dmitro Yarosh và điều phối viên Andrei Tarasenko của Pravy Sektor, người đăng tải bài viết cho biết cách thức huấn luyện chiến binh, làm cách nào những thanh niên trẻ tuổi (không tham gia quân ngũ) lại được dạy dỗ trở thành những người đàn ông biết cách sử dụng dao và súng hơi. Tạp chí cũng cung cấp thông tin đầy đủ về “những lực lượng dân tộc dũng cảm”; cách thức để chống lại “sự can thiệp của Nga”; đưa ra các chỉ dẫn, gợi ý về “cuộc cách mạng của người dân Serbia”, chia sẻ kinh nghiệm lật đổ “các nhà độc tài”.
Các ấn phẩm trước đó của tạp chí Tuần Ukraine cũng tràn ngập thông tin  “ghê rợn” về mưu đồ của cộng sản và Moskali (một từ ngữ Ukraine dùng để đề cập một cách xúc phạm về người Nga) hay tổ chức diệt chủng Golodomor của người Nga để tiêu diệt người Ukraine.
Thực sự là điều đáng xấu hổ do thiếu nguồn tin độc lập nên các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng những ngôn từ thiếu suy nghĩ để hoạch định chính sách của mình dành cho Ukraine. Chẳng lấy gì làm ngạc nhiên về sự kiêu ngạo của các nhà ngoại giao và nghị sỹ Quốc hội Mỹ. Trong suốt phiên họp quốc hội diễn ra trong tháng 1 vừa qua để nghe điều trần về Ukraine, cựu cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzeziiiski đã giáo huấn một số nghị sỹ rằng Ukraine từng được gọi là Rusyns trước khi Nga xuất hiện và giấc mơ cũ của họ trong nhiều thế kỷ gia nhập châu Âu cần được hỗ trợ. Phản ứng dây chuyền cần được phát động và Nga cũng cần phải đi cùng trên một con đường trở thành thành viên NATO. Cả hai người con của Zbigniew Brzezinski đều có quan hệ gần gũi với NATO. Ian Brzezinski là thành viên cấp cao của Chương trình an ninh quốc tế, hiện là cố vấn chiến lược trong Hội đồng Đại Tây Dương. Mark Brzezinski là luật sư làm việc trong Hội đồng an ninh quốc gia của Tổng thống Clinton với vai trò là chuyên gia về Nga, Đông Nam Âu; đồng thời cũng là đối tác của McGuire Woods LLP và giữ cương vị Đại sứ Mỹ tại Thụy Điển, ông ta cũng từng dính líu đến hoạt động mua bán máy bay quân sự.
Tại sạo Victoria Nuland, người trở thành trò cười trên các trang mạng cá nhân của Ukraine và Nga vì phân phối bánh mì và bánh quy trên quảng trường Maidan cho người biểu tình, lại xuất hiện ở Kiev một lần nữa ngay trước ngày Olympics Sochi khai mạc và kêu gọi những người “bất bình với chế độ Yanukovych nên quay lại sáng kiến gia nhập châu Âu hoặc bước vào con đường chiến tranh?”. Đó là những gì về tinh thần trung thành hết mực (thảm họa trong chính sách đối ngoại của Mỹ) đang thực hiện. Phe của Victoria Nuland cũng chẳng khác gì phe nhóm của Brzezinski. Chồng bà, Robert Kagan, là chuyên gia chính sách, nhà phân tích, nhà báo chuyên về đối ngoại nổi tiếng, ông hoàn toàn tự tin khi ngay tại nhà mình vẫn có thể giao lưu, trao đổi với các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu và có thể tiếp cận những hãng truyền thông Mỹ có ảnh hưởng nhất. Robert Kagan cũng góp phần thúc đẩy kế hoạch can thiệp quân sự Syria của Mỹ và là một trong số những nhân vật phản đối cố vấn của Tổng thống đương nhiệm hiện nay, Mitt Romney. Cũng chính ông là người xúi giục Romney gọi Nga là kẻ thù địa chính trị số một của Mỹ. Anh trai ông là Fred Kagan, tác hàng loạt cuốn sách và bài viết được các tạp chí trên toàn thế giới xuất bản. Con đường sự nghiệp của Victoria Nuland gắn bó chặt chẽ với sự sụp đổ của Liên Xô. Bà ở Moskva vào thời điểm xảy ra sự kiện này và đã chứng kiến chính sách đối ngoại “thay đổi kiến tạo” của Mỹ sau đó. Cũng chính Victoria Nuland là người sử dụng kỹ năng của mình để tìm ra cái cớ cho cái gọi là Điều 5 trong Hiệp ước Washington năm 2001 khi hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Afghanistan được phát động. Sau đó, Victoria Nuland làm đại diện trong NATO. Kinh nghiệm từng làm việc trong NATO của Victoria Nuland thật không uổng phí và trái tim bà ta một lần nữa đang thôi thúc nữ chính khách này quay về hướng Đông.
***
(Tạp chí Der spiegel12/2/2014)
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã từ bỏ chính phủ của mình, nhưng dường như không chắc phải làm gì tiếp theo. Các cuộc biểu tình đang lan sang miền Đông và người “anh cả ” Nga đang đòi hỏi phải khôi phục yên bình – bằng bạo lực nếu cần thiết.
150 người đang đứng trước trụ sở chính quyền khu vực ở Dnipropetrovsk. Họ mặc áo lông vũ dày và đội mũ len che trán, nhiều người trùm kín cả đầu. Nhiệt kế chỉ mức âm 12 độ c lạnh giá vào buổi sáng – tuy nhiên họ vẫn ở đây cả ngày lẫn đêm.
Quảng trường này bị rào lại bằng dây thép gai và một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở vị trí sẵn sàng chiến đấu. Có một số biểu ngữ tuyên bố: “Chủ nghĩa phát-xít sẽ không giành chiến thắng”. “Những kẻ phát xít” được nhắc tới là những người phản đối Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych và chính quyền địa phương lo ngại rằng người biểu tình có thể xông vào các văn phòng của họ. Do đó mới có sự bảo vệ của cảnh sát và 150 kẻ du côn đánh thuê với gậy bóng chày và dùi cui. Họ ở đó để bảo vệ ý chí của người dân. Dnipropetrovsk từ lâu đã là thành trì ủng hộ ông Yanukovych.
Đnipropetrorsk là thành phố lớn thứ 4 của Ukraine, với dân sô 1 triệu người,và là quê hương của phần lớn ngành công nghiệp vũ khí của nước này. Rốc két và vệ tinh cũng được sản xuất tại thành phố này.
Nhưng ở đây cũng có những người phản đối chính phủ. Hơn 1.000 người trong số họ đã tụ tập ở công viên gần đó. Tràn vào các trụ sở hành chính rõ ràng không phải là một lựa chọn; so với các cuộc phản kháng ở Kiev, 1.000 người biểu tình không phải là nhiều. Nhưng ở Dnipropetrovsk, chừng đó là đủ để rung chuông báo động. Tuy vậy, vào thứ 5 ngày 6/2 này, tình hình vẫn yên ắng.
Chỉ vài tuần trước đó, nhiều nhất cũng chỉ có hơn chục người biểu tình đủ dũng cảm xuống đường. Nhưng kể từ khi lãnh đạo đối lập Vitali Klitschko và các đồng minh của ông kêu gọi mở một “mặt trận thứ hai” ở miền Đông Ukraine, nơi có khuynh hướng trung thành với Chính quyền Yanukovych, những người thân châu Âu đã bắt đầu tuần hành ở các thành phố như Kharkiv, Zaporizhia và Dnipropetrovsk.
Không còn gì để đàm phán
Quả thực, chỉ có Kiev vẫn bình yên vào ngày này. Tổng thống đã bay tới Sochi để tham dự Thế vận hội mùa Đông và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong khi ông vắng mặt, phe đối lập đã tạm hoãn các cuộc đàm phán với chính phủ.
về phần mình, chính phủ đang hành động như thể không còn gì để đàm phán. Người của Yanukovych tuyên bố những đòi hỏi của phe đối lập đã được đáp ứng. Thêm vào đó, họ nói Klitschko và đồng minh không còn đại diện cho lợi ích của những người đang biểu tình ở Quảng trường Độc lập. Theo chính phủ, các nhà lãnh đạo khác, cấp tiến hơn từ lâu đã tiếp nhận vai trò đó.
Chủ tịch Quốc hội nước này cũng hùa theo, nói rằng một hiến pháp mới, mà người biểu tình đòi hỏi, không thể được thông qua trước tháng 9. Ông nói: “Việc đó cần thời gian”. Và Quyền Thủ tướng Sergei Arbuzov nói rằng xung đột đã dần hạ nhiệt.
Giá mà điều đó là đúng. Đất nước vẫn chưa thay thế chính phủ vốn đã từ chức tập thể hồi cuối tháng 1 và mỗi ngày nước này lại trượt dần tới chỗ phá sản. Ngay cả những tia lửa nhỏ nhất cũng đủ để làm bùng lên ngọn lửa thù hận và bạo lực. Tuy nhiên những người hiện đang nắm quyền đang tìm cách tạo ấn tượng rằng mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch.
Nhưng họ biết rằng tình hình đang bấp bênh. Tuy nhiên, Yanukovych tiếp tục tránh ra quyết định, ông nên đóng vai người không khoan nhượng và dẹp tan các cuộc biểu tình hay ông nên mở đường cho cuộc bầu cử mới? õng đã không làm gì ngoài việc nói dông dài và trì hoãn – trong 10 tuần liền.
Có một người có thể sớm mất kiên nhẫn: Vladimir Putin. Ngay cả khi phương Tây tin rằng Tổng thống Yanukovych là một người bạn của Tổng thống Nga, Moskva từ lâu đã mệt mỏi với ông và Kremlin thà sớm từ bỏ ông còn hơn là muộn.
Phá hủy nền văn minh Nga
Các hãng truyền thông của Nga đã trở nên ngày càng lớn tiếng với yêu cầu chấm dứt các cuộc biểu tình trên quảng trường Độc lập. Alexander Prokhanov, một nhà văn người Nga trung thành với nhà nước, mới đây đã đi khắp Ukraine chỉ để nói trong các chương trình trò chuyện mà ông tham gia sau khi trở về rằng Yanukovych là một “kẻ phản bội” vì ông ta chẳng làm gì để đánh bật các cuộc biểu tình. Prokhanov chế giễu rằng Yanukovych lo sợ sẽ xảy ra đổ máu, cho dù “làn sóng cách mạng” đang phá hủy nền văn minh của Nga.
Cho tới ngày 6/2/2014, người ta có thể phớt lờ những quan điểm kiểu này như là lời nói huyên thuyên của một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhưng cũng vào ngày đó, tờ Kommersant ở Kiev cũng đăng một bài phỏng vấn với Sergey Glazyev, cố vấn chính thức của Putin về vấn đề Ukraine, trong đó ông này cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Glazyev giận dữ cho biết thay vì bảo vệ nhà nước, Kiev lại đang đàm phán với những nhà cách mạng như thể họ là những công dân tôn trọng pháp luật. Ông cáo buộc người biểu tình đang bị điều khiển từ nước ngoài và nói rằng mỗi tuần họ nhận được 20 triệu USD từ Mỹ. Glazyev còn cho biết người Mỹ đang huấn luyện những phần tử nổi loạn ngay trong đại sứ quán Mỹ tại Kiev và thúc đẩy một cuộc lật đổ bạo lực nhằm vào ban lãnh đạo của Ukraine. Ông nói: “Trong một tình huống khi chính quyền bị buộc phải đương đầu với một nỗ lực đảo chính, nó chẳng có lựa chọn nào khác ngoài sử dụng vũ lực”.
Người ta có thể tưởng tượng được những gì Putin có thể nói với Yanukovych tại Sochi nếu một nhân vật như Glazyev đang kêu gọi sử dụng vũ lực.
Tại Nga, đây đơn giản là vấn đề hầu như chẳng mấy người có thể tưởng tượng ra 10.000 người sẽ ở lại trên các con phố và chịu đựng cái lạnh thấu xương chỉ để đòi hỏi các quyền dân chủ cơ bản và một sự phân bố quyền lực công bằng. Hon nữa, điện Kremlin cũng lo ngại những gì đang diễn ra tại Kiev có thể lan sang Nga và tiếp thêm sinh lực cho lực lượng đối lập của nước này. Điều này cũng giải thích tại sao Putin lại coi tổng thống Ukraine là một thất bại.
Glazyev, cố vấn của Putin, nói rằng nhà cầm quyền tại Kiev đơn giản “đang lo lắng cho hàng tỷ USD của mình” và sẽ không làm điều gì có thể khiến họ gặp rắc rối với phương Tây. Về điểm này, ông có thể đã tới rất gần sự thật. Không chỉ Yanukovych và gia đình ông ta đã tích lũy được khối tài sản rât lớn trong những năm vừa qua, nhiều nhân vật thân tín nhất của tổng thống Ukraine cũng như vậy. Cứ hai người Ukraine thì lại có một người tin rằng ban lãnh đạo đất nước đã làm giàu cho bản thân một cách vô liêm sỉ.
Trung tâm cho những người Ukraine giàu có
Tuy vậy, nhiều người vẫn ngạc nhiên trước sự cả gan của cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov, người đã ngay lập tức tới Vienna sau khi từ chức để chỉnh đốn công việc kinh doanh. Ông cũng chính là nhân vật đã phá hoại quá trình nối lại quan hệ hữu nghị giữa Ukraine và Liên minh châu Âu. Con trai của Azarov là Alexei, một nghị sĩ trong Quốc hội Ukraine, sở hữu một biệt thự tại khu ngoại ô Wahring ở Vienna bên cạnh nhiều bất động sản khác, một sự thực đã được doanh nhân người Áo Reinhard Proksch khẳng định. Prokosch quản lý tài sản của những khách hàng triệu phú ở Vienna, London và Vaduz.
Con dâu của Azarov là Liliya cũng tích cực hoạt động tại Vienna. Theo một bài báo trên tờ Der Standard của Áo, Liliya có 50% cổ phần tại Publishing Deluxe Holding, một công ty chuyên xuất bản các tạp chí hào nhoáng ở Vienna, Dubai và St. Moritz cho những người có lối sống thượng lưu.
Vienna được coi là trung tâm cho những nhà đầu tư Ukraine giàu có, một thực tế cũng được minh họa bởi trường hợp của anh em nhà Klyuyev. Nhà triệu phú Andrei Klyuyev đã được Tổng thống Viktor Yanukovych bổ nhiệm làm trưởng nhóm cố vấn mới của mình vào cuối tháng 1/2014. Với tư cách Tổng thư ký Hội đồng An ninh, ông đã ra lệnh giải tán một cách bạo lực những người biểu tình trên quảng trường Độc lập ở Kiev vào ngày 30/11/2013. Serhiy, em trai của Andrei, cũng là một nghị sĩ trong đảng của Yanukovych tại Quốc hội Ukraine và là thành viên ban giám đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraine.
Anh em nhà Klyuyev từng là chủ sở hữu chính của Active Solar. Công ty này, được đăng kí tại Vienna, là tập đoàn hàng đầu Ukraine trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và được cho là đã nhận được sự ưu đãi đáng kể và những lợi thế về thuế từ chính phủ. Hiện nay Active Solar cũng được Proksch điều hành, người nói với tờ Der Standard rằng ông giữ cổ phần của mình như là một sự ủy nhiệm cho con rể của Serhiy Klyuyev.
Trong những năm qua, hầu như không mấy người thăng tiến vào nhóm những người giàu nhất Ukraine một cách nhanh chóng như gia đình Yanukovych: Con trai cả của Yanukovych là Alexander, học ngành nha khoa, đã xây dựng một mạng lưới những công ty giành được những hợp đồng từ nhà nước với trị giá lên tới 5,5 tỷ euro trong 2 năm qua. Những hợp đồng này bao gồm từ các ngành như xây dựng và công nghiệp kỹ thuật khai mỏ cho tới đường sắt và thiết bị sản xuất điện.
Sụt giá tiền tệ
Người ta tin rằng Yanukovych kiểm soát vô số các hoạt động tài chính thông qua một kẻ bù nhìn ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Gia tộc Yanukovych thậm chí còn tìm cách đẩy doanh nhân Rinat Akhmetov, trước đây từng là nhân vật đầu sỏ chính trị quyền lực nhất của nước này, xuống hàng thứ hai trong danh sách những người Ukraine giàu có nhất.
Tuy nhiên, Akhmetov, chủ nhân của câu lạc bộ bóng đá Shakhtar Donetsk và đồng sở hữu hơn 110 ngân hàng, các công ty khai khoáng, năng lượng và truyền thông, có thể xuất hiện với tư cách là một nhân vật chủ chốt trong việc tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Khoảng 50 nghị sĩ trong đảng cầm quyền có liên kết với Akhmetov và nhân vật đầu sỏ chính trị Dmytro Firtash, người chi phối việc buôn bán khí đốt tự nhiên với Nga. Lá phiếu của họ có thể nhanh chóng quay lưng lại với Yanukovych.
Đặc biệt là khi Geoffrey Pyatt, Đại sứ Mỹ tại Kiev, mới đây đã mời . Akhmetov tới gặp mặt tại dinh thự của mình mà trong cuộc gặp gỡ đó, nhà ngoại giao này đe dọa đóng băng các tài khoản ngân hàng của Akhmetov ở phương Tây nếu những người phản kháng bị đuổi khỏi .Quảng trường Độc lập bằng bạo lực. ông muốn Akhmetov sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Yanukovych để cuộc khủng hoảng có thể được giải quyết trong hòa bình.
Sau cuộc gặp gỡ đó, Akhmetov tuyên bố trên trang mạng của ông rằng việc sử dụng vũ lực nhằm vào những người phản kháng là một sai lầm và rằng thay vào đó, phải đưa ra sự thỏa hiệp tại bàn đàm phán. Kể từ đó, những nhân vật đầu sỏ chính trị cũng đã bày tỏ sự cảm thông của họ đối với những người phản kháng ở Quảng trường Độc lập bởi vì họ không muốn gây nguy hiểm cho các mối quan hệ kinh doanh của mình với phương Tây.
Tuy nhiên, bất chấp việc người Mỹ hay các nhân vật đầu sỏ chính trị muốn gì, Nga vẫn có đòn bẩy lớn hơn. Bên trong điện Kremlin, các quan chức đang thực hiện một cách tiếp cận thoải mái đối với những diễn biến này, ngay cả khi nền kinh tế Ukraine ngày một suy thoái. Tuần trước, đồng tiền của Ukraine, đồng hryvnia, sụt giảm đến mức thấp nhất trong 5 năm qua và dự trữ tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia đang nhanh chóng biến mất.
Hơn nữa, mặc dù Nga có thể đã giảm giá vận chuyển khí đốt tự nhiên, nhưng Ukraine vẫn phải trả lãi từ khoản nợ trị giá khoảng 2,5 tỷ euro cho Moskva trong tháng này. Ukraine không có tiền và Yanukovych một lần nữa đã buộc phải đề nghị Putin cho hoãn lại.
Tất nhiên, đó là kiểu diễn biến làm hài lòng điện Kremlin. Ngay cả nếu điện Kremlin không có khả năng chi phối Yanukovych nhằm chấm dứt các cuộc phản kháng bằng bạo lực, giới quan sát ở Moskva tin rằng dù thế nào đi chăng nữa Ukraine sẽ tự mình rơi vào vòng tay của Nga .
* * *
“Đây là thời điểm thử thách tinh thần của chúng ta. Không dễ chinh phục những tên bạo chúa, nhưng cuộc chiến càng khốc liệt bao nhiêu thì chiến thắng càng vinh quang bấy nhiêu”. Những lời Thomas Paine viết từ năm 1776 về cuộc đấu tranh giành độc lập của người Mỹ khỏi sự thống trị của giới chủ Anh, thật tình cờ lại đang phản ánh đúng tâm trạng căng thẳng của người biểu tình Ukraine lúc này, khi họ đang vừa khóc cho những người thiệt mạng, vừa ăn mừng vì lật đổ được Tổng thống Viktor Yanukovych lại vừa không chắc chắn về bước đi tiếp theo của Nga.
Theo tờ “Thời báo Tài chính ” (Anh) ngày 23/2, nhiều người Ukraine so sánh “cuộc cách mạng” họ vừa tiến hành ngang với những gì diễn ra tại Ba Lan năm 1989 hay tại các nước Baltic năm 1991: một bước ngoặt quyết định về đường hướng của tự do, nhân phẩm, độc lập dân tộc và thịnh vượng kinh tế được tạo dựng nhờ quan hệ chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu (EU). Nhưng sự chia rẽ bên trong Ukraine cũng như vai trò quan trọng chiến lược của nước này đối với Nga đồng nghĩa với việc có mối nguy hiểm thực sự rằng cuộc cách mạng này sẽ không thể cho một kết quả rõ ràng. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Nam Tư sau khi chấm dứt chế độ cộng sản đã rơi vào một cuộc nội chiến. Còn ngay mới đây, Cách mạng mùa Xuân Arập 2011, đặc biệt tại Ai Cập và Libya, đã không đem đến dân chủ, ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế như những gì người ta kỳ vọng về nó. Từ thực tế này, tờ “Thời báo Tài chính” đưa ra 5 kịch bản về tương lai Ukraine.
Thứ nhất, giờ đây người Ukraine đã có cơ hội tận mắt chứng kiến dinh thự xa hoa của ông Yanukovych ở ngoại ô Kiev, gồm cả vườn thú và những bức tượng giả cổ Hy Lạp, không thể hình dung một tương lai chính trị cho tổng thống vừa bị phế truất này. Thậm chí ngay cả ở thành trì của ông Yanukovich ở miền Đông Ukraine, nơi ông đã xuất hiện cuối tuần vừa rồi để lên án lực lượng biểu tình, thì trong con mắt của người dân nói tiếng Nga lúc này ông đích thực là một kẻ tham nhũng. Có thể đoán được sự giận dữ của Tổng thống Nga Vladimir Putin và các “nhà kỹ trị” của ông đối với ông Yanukovych.
Thứ hai, việc ông Yanukovych bị phế truất sẽ không xóa đi nhu cầu phải có một chính khách hay một nhóm chính khách khác đại diện các lợi ích tầm quốc gia ở miền Đông và miền Nam Ukraine. Các khu vực có đông người dân tộc Nga này sẽ không chấp nhận để các nhà dân tộc học Ukraine ở miền Tây nhào nặn lại đất nước theo ý họ.
Thứ ba, nếu các cuộc bầu cử được tiến hành trong ba tháng tới, chúng sẽ cho kết quả là một chiến thắng cho bà Yulia Tvmoshenko – cựu Thủ tướng thân phương Tây, hoặc ông Vitali Klitschko – nhà cựu vô địch quyền Anh.
Tuy vậy, thành tích cầm quyền của bà Tymoshenko Thật nghèo nàn và dễ dàng nhận thấy đám đông trên Quảng trường Độc lập ở Kiev đứng nghe những lời hô hào của bà với thái độ không mấy nhiệt tình. Ông Klitschko thì hoàn toàn không có kinh nghiệm chính trường và trong con mắt của các nhà dân tộc cấp tiến vốn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc cách mạng thì đây là một nhân vật đầy hoài nghi.
Thứ tư, Tổng thống Putin không thể và sẽ không từ bỏ Ukraine bởi vì không có nước này, Liên minh Âu-Á mà ông khởi xướng sẽ chỉ là cái thùng rỗng. Hơn nữa, một nước Nga không có Ukraine trong quỹ đạo của mình sẽ giống như một cường quốc châu Á hơn là một cường quốc châu Âu. Tuy vậy, ít khả năng Nga sẽ mở cuộc tấn công quân sự như từng làm với Gruzia năm 2008, bởi cũng như những gì đã xảy ra ở Ba Lan năm 1981, Nga sẽ muốn hành động trấn áp được thực hiện bởi các lực lượng ủng hộ Moskva ở Ukraine hơn là trực tiếp ra tay.
Cuối cùng, điều không thể tránh khỏi là Nga sẽ phản ứng dữ dội. Lý do bởi một nước Ukraine chuyển tiếp thành công sang dân chủ, độc lập và phi tham nhũng sẽ làm dấy lên trong người Nga những đòi hỏi tương tự, như từng xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ hồi tháng 12/2011 đòi tự do. Trên quan điểm của ông Putin thì đây là một kết quả không thể chấp nhận hơn cả./.

2398. CHÍNH SÁCH TẬP QUYỀN CỦA TẬP CẬN BÌNH VÀ NGUY CƠ ĐỐI VỚI CẢI CÁCH

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/02/2014
Theo tạp chí “Tham khảo nước ngoài” số tháng 2/2014 phát hành tại Hong Kong, 31/12/2013 là ngày cuối cùng đánh dấu 1 năm ông Tập Cận Bình lên nắm toàn quyền điều hành Trung Quốc. Tiếp theo cố Phó Thú tướng Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng nhất đối với đất nước Trung Quốc, song cùng với đó, những nguy cơ đối với cam kết thực hiện cải cách xã hội, kinh tế của nhà lãnh đạo này cũng ngày càng gia tăng.

Điểm khác biệt so với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đảo là chỉ trong vòng 4 tháng ngắn ngủi ông Tập Cận Bình đã nắm giữ 3 vị trí quan trọng hàng đầu là Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Mặc dù khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền điều hành, đất nước Trung Quốc tồn tại nhiều nguy cơ chồng chất như tâm lý bất mãn của quần chúng nhân dân ngày một lên cao, hiện tượng tham nhũng lan rộng, xã hội bất công và môi trường bị phá hỏng, nguyên nhân của những vấn đề này là do mô hình kích thích tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dựa vào cho vay là chính.
Việc ông Tập Cận Bình sử dụng chính sách điều hành “tập quyền cá nhân”, khác với chính sách điều hành dựa vào quyết sách tập thể của các nhà lãnh đạo đi trước, đã góp phần tạo ra cơ hội thúc đẩy cải cách. Ví dụ, tăng cường vai trò của doanh nghiệp tư nhân hay tiến hành rằng buộc đối với ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chính sách của ông Tập Cận Bình cũng có những tiêu cực nhất định. Ví như khi có vấn đề xảy ra, ông Tập Cận Bình nghiễm nhiên trở thành mục tiêu công kích, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, điển hình là những căng thẳng gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn ra ở biển Hoa Đông.
“Quyền lực càng lớn, nguy cơ càng tăng”. Nhà phân tích chính trị Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong các tác giả của cuốn sách “Trò chơi bỏ mạng của nhà lãnh đạo Trung Quốc”, ông Hà Tần, cho biết: “Sự ủng hộ đối với ông Tập Cận Bình lớn chưa từng có trong lịch sử. Trong nội bộ Đảng, quyền lực của ông Tập Cận Bình mạnh hơn rất nhiều so với hai người tiền nhiệm là ông Giang Trạch Dân và Hồ cẩm Đào”.
Động thái lớn nhất kể từ khi lên nhậm chức của ông Tập Cận Bình là triển khai phong trào chống tham nhũng rầm rộ vốn được biết đến với chiến dịch “Diệt cả hổ lớn lẫn ruồi nhỏ” (chỉ các quan chức tham nhũng cả ở cấp cao và cấp thấp), trong đó lực lượng quân đội, các doanh nghiệp nhà nước và ủy ban Trung ương Đảng đều là các mục tiêu. Gần đây, không ít nhân vật có liên quan đến cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang cũng đang bị tiến hành điều tra. ông Chu Vĩnh Khang từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư ủy ban Chính trị pháp luật, quan trọng hơn ông này chính là người ủng hộ chính trị gia bị “ngã ngựa” Bạc Hy Lai, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, nhân vật vừa bị kết án tù chung thân hồi tháng 9 năm ngoái do phạm tội tham ô và lạm dụng chức quyền.
Tháng 11/2012, trong bài phát biểu đầu tiên trước Bộ Chính trị với tư cách là Tổng Bí thư, ông Tập Cận Bình đã lên tiếng bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng trong Đảng như sau: “Hàng loạt sự thật đã cho chúng ta thấy vấn đề tham nhũng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không giải quyết triệt để, cuối cùng nhất định sẽ dẫn đến mất Đảng, mất nước! Đã đến lúc chúng ta phải tỉnh ngộ!”
Ông Trịnh Vĩnh Niên, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng muốn tấn công mạng lưới tham nhũng không chỉ cần quyền lực cá nhân, mà còn cần đến cải cách. Tuy nhiên, nếu cải cách không bắt kịp rất có khả năng sẽ gây ra hiệu quả hoàn toàn ngược lại, các thành viên Chính phủ, Đảng sẽ vì việc này mà xa lánh ông Tập Cận Bình. Trong khi những người đó lại là lực lượng không thể thiếu của ông Tập Cận Bình khi tiến hành cải cách. Theo ông Trịnh Vĩnh Niên: “Phong trào chống tham nhũng có tác dụng rất tốt đối với xã hội, bởi vì tham nhũng khiến nhiều người phẫn nộ, trong mắt tầng lớp quần chúng nhân dân vô sản, việc tấn công mạng lưới tham nhũng giúp ông Tập Cận Bình xây dựng tính hợp pháp, song ở một khía cạnh khác, phong trào này sẽ tạo ra nhiều kẻ thù cũng như trở ngại đối với ông ấy”.
Ông Tập Cận Bình đồng thời cũng đích thân giám sát việc chuyển đổi mô hình kinh tế Trung Quốc nhằm làm cho tăng trưởng kinh tế không còn dựa vào xuất khẩu và đầu tư. Một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và đầu tư để tăng trưởng, nếu ở mức độ lớn, chính là thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, bản thân việc chuyển đổi mô hình kinh tế là một thách thức vô cùng lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2013 là 7,6%, có nghĩa là 3 năm liên tiếp chỉ số này đều sụt giảm.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết sẽ ngăn chặn tình trạng trưng thu đất đai không thỏa đáng. Tháng 11/2013, các nhà lãnh đạo nước này đã phát đi tín hiệu cho biết “việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa” là một khâu tương đối quan trọng chính sách mới. Những chính sách mới này vẫn là một lần mở rộng lớn nhất đối với tự do kinh tế từ sau những năm 90 của thế kỉ trước.
Một dấu ấn khác mang lại ảnh hưởng to lớn cho ông Tập Cận Bình mà theo tin ngày 30/12/2013 của Tân Hoa Xã chính là việc ông Tập Cận Bình giữ chức Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện, dẫn dắt nhận thức chung của vòng cải cách mới vốn đạt được sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 18. Do vậy, ông Shane Oliver, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Sydney của Công ty đầu tư AMP Capital InVestors Ltd cho biết Thủ tướng Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc Lý Khắc Cường từng được chờ đợi là người “chèo lái” những hạng mục này! song thực tế không phải như vậy.
Ông Shane Oliver cho biết: “Khác với cách làm truyền thống, việc ông Tập Cận Bình không giao cho Thủ tướng Lý Khắc Cường – người phụ trách lĩnh vực kinh tế – lãnh đạo công cuộc cải cách đã khiến dư luận ngạc nhiên, song nên coi đây là sự phát triển vô cùng tích cực. Nó thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện các nội dung cải cách tại Hội nghị Trung ương 3”. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những chỉ trích đối với ông Tập Cận Bình cũng như sự lo ngại của một số chuyên gia quan sát, cho rằng Trung Quốc đang chuyển từ thể chế Chính phủ dựa vào nhận thức chung tập thể sang thống trị chuyên chế. Nếu như ông Tập Cận Bình không có cách nào tích lũy đủ sự ủng hộ từ nội bộ các nhà lãnh đạo thì thời gian mà nền kinh tế Trung Quốc dành cho ông không còn nhiều.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại, ông Trương Thiên Phàm, Giáo sư Luật tại trường Đại học Bắc Kinh cho biết: “Quyền lực là con dao hai lưỡi, Chính phủ trung ương quả thực cần nhiều quyền lực hơn để thúc đẩy cải cách, song quyền uy không đồng nghĩa với quyền lực, cải cách có thành công hay không, vấn đề quan trọng nhất là năng lực thực hiện của các cơ quan ban ngành”.
Có thể nói nhất cử nhất động của ông Tập Cận Bình ngược lại hoàn toàn so với quan điểm của cựu Chủ tịch Hồ cẩm Đào. Trong một lần tham dự hội nghị Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), ông Hồ cẩm Đào từng nhấn mạnh Đảng cần “thúc đẩy tập thể lãnh đạo”, đồng thời phải thông qua “việc phân định chức trách của từng cá nhân” để tránh “quyết sách võ đoán”. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình lại khôi phục truyền thống lãnh đạo Đảng là “nhân vật chính trị quyền lực”. Trong năm 2013, ông Tập Cận Bình đã có rất nhiều việc làm bắt chước cố Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ví dụ, ông Tập Cận Bình yêu cầu đảng viên tham gia hội nghị phê bình và tự phê bình, khiến mọi người có cảm giác quay lại Đảng Cộng sản thời kì những năm 40 của thế kỉ 20.
Tháng 11 năm 2012, khi nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng đồng thời trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương, vị trí này khiển ông Tập Cận Bình có toàn quyền kiểm soát quân đội. Nếu so sánh, ông Hồ cẩm Đào phải đợi đến tháng 9/2004, cách thời điểm nhậm chức Tổng Bí thư 2 năm, mới trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Điềm thú vị là, thời điểm ông Tập Cận Bình nắm giữ quyền lực cao nhất tình cờ trùng hợp vói những biểu hiện ngày càng tự tin của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ, bao gồm tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ở biển Đông. Tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm không phận đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên tiếng chỉ trích gay gắt về việc này.
Một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết tháng 12/2013, trong chuyến công du Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng nói với ông Tập Cận Bình rằng Washington không chấp nhận ADIZ của Trung Quốc, đồng thời bày tỏ sự quan ngại sâu sắc, song “ ông Tập Cận Bình cũng nói rõ với Phó Tổng thống Biden lập trường cửa Trung Quốc khi thiết lập ADIZ cũng như cách ứng xử của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ”.
Theo vị quan chức này, tất cả những nội dung hội đàm giữa Tập Cận Bình và Jce Biden đều không được công khai.
Để mở rộng hơn nữa quyền lực của bản thân, cuối tháng 1 vừa qua, ông Tập Cận Bình tiếp tục được bổ nhiệm làm Chủ tịch ủy ban An ninh Quốc gia, một trong hai cơ quan siêu quyền lực mới ra đời sau Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 (Cơ quan còn lại Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy cải cách sâu sắc toàn diện).
Cho dù từ năm 1989 ông Giang Trạch Dân bắt đầu giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư, song lúc đó Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình có quyền phát ngôn cao nhất. Vì ông Đặng Tiểu Bình đã từng tham gia cách mạng nên nhiều quyết sách của vị nguyên lão này đều được các nhà lãnh đạo lúc đó nghe theo, ví dụ như quyết định phái quân đội trấn áp vụ bạo động tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Mãi đến tháng 3/1993, ông Giang Trạch Dân mới chính thức trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại, ông Trương Minh cho biết: “Trước khi suy xét nguy cơ có tồn tại hay không cần tính toán cân nhắc việc làm của ông Tập Cận Bình có tạo ra thành tích tốt đẹp không? Nếu như các mặt cải cách, xây dựng thực lực quân sự và chống tham nhũng đều làm tốt, thì việc ông Tập Cận Bình muốn tập quyền sẽ không thành vấn đề quá lớn”.
Trong khi đó, ông Hà Tần cho rằng căn cứ vào tình trạng xã hội bất công, tham nhũng nghiêm trọng và doanh nghiệp nhà nước lộng quyền do những chính sách trì trệ, kém phát triển trong suốt 10 năm cầm quyền của bộ đôi Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, người dân Trung Quốc hiện nay cần 1 nhà lãnh đạo có năng lực.
Ông Tập Cận Bình có thể tận dụng huyết thống gia tộc để thiết lập quyền uy. Cha ông Tập Cận Bình, Cựu Phó Thủ tướng Tập Cận Huân cũng tham gia cách mạng, cùng chiến đấu với cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Huân đã từng bị kết tội vào năm 1962, song sau Cách mạng Văn hóa đã được “minh oan” và bổ nhiệm chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình có ý định xây dựng hình tượng “thân dân hơn” so với nhà lãnh đạo tiền nhiệm .Ngày 28/12/2013, “Nhân dân Nhật báo” đã đăng bức hình ông Tập Cận Bình đứng xếp hàng mua bánh bao tại một cửa hàng ở Bắc Kinh. Việc này đã tạo ra những phản hồi tích cực. Được biết chi phí bữa ăn của ông Tập Cận Bình chỉ có 21 nhân dân tệ, tương đương 3,46 USD. Theo ông Hà Tân: “Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xây dựng nhận thức chung cơ bản, tức là nếu thiếu nhà lãnh đạo có năng lực thì không tạo ra sức mạnh để có thể giải quyết những nguy cơ hiện nay”./.

2396. THÔNG BÁO SỐ 9 CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỊNH THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN)

Việt Nam, ngày 28/02/2014
1. Ngày 28/02/2014, chúng tôi đã nhận được văn bản của Bộ Nội vụ trả lời về việc thành lập Ban vận động Hiệp hội dân oan Việt Nam (có bản sao sau đây):
1

2. Chúng tôi phản đối văn bản này của Bộ Nội vụ, vì có nội dung cấm công dân thực hiện quyền tự do lập hội trái Hiến Pháp 2013 và trái Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

3. Chúng tôi sẽ chính thức có bản khiếu nại đến Bộ Nội vụ trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Đại biểu Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 có những biện pháp để đảm bảo những quyền tự do dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do lập hội, kiên quyết loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước những quan chức không hiểu biết Hiến pháp và có hành vi cản trở những quyền tự do dân chủ này, khiến Hiến pháp 2013 không được thực thi nghiêm chỉnh, làm giảm uy tín của Quốc hội và Chính phủ.
Thay mặt những người định thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”
Nguyễn Xuân Ngữ
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét