Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam - Công an VN "né" dự cà phê nhân quyền?

Diễn biến nguy hiểm tiếp tục tại Ukraine

Lính Nga đã vào Crimea. Ảnh: AP.
Ukraine, Nga, EU và phương Tây đang rất nóng trên truyền thông thế giới. Putin có toàn quyền dùng quân tấn công Ukraine, nhất là chiếm bán đảo Crimea.
 
Vài sự kiện chính trong ngày qua.
  • Quốc hội Nga chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Putin gửi quân đến Ukraine.
  • Thủ tướng chưa được chấp thuận của vùng Crimea (Ukraine) đã yêu cầu Tổng thống Nga Putin giúp đỡ để bảo vệ hòa bình
  • Chính phủ lâm thời tại Kiev nói không có thái độ gây hấn. Họ cũng nói sẽ không thách thức quân sự với Nga.
  • Nhà chính trị hàng đầu của Ukraine, Vitali Klitschko, đã yêu cầu quốc hội xem xét tổng động viên toàn quốc
  • Quân không rõ nguồn được cho là quân đội Nga đa bao vây những điểm chính trên bán đảo Crimea
  • Tổng thống Mỹ cảnh báo Moscow, mọi hành động can thiệp quân sự của Nga sẽ bị trả giá. Ông cho rằng, nhân dân Ukraina cần được tự quyết định về tương lai của chính họ.
  • Obama nhắc nhở Putin rằng, mấy ngày trước, chính TT Nga đã cam kết là không can thiệp vào chủ quyền của Ukraina. Tuy nhiên John Kerry nói, cần phải xem người Nga làm gì hơn là tin vào lợi họ nói. Quả nhiên, Kerry khá tỉnh táo.
  • Đại sứ Ukraina tại Liên Hiệp Quốc, ông Yuriy Sergeyev, thông báo trong một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, các máy bay trực thăng tấn công và các phi cơ vận tải quân sự của Nga đã vượt qua biên giới vào Crimea.
  • Ukraine muốn có được sự ủng hộ tinh thần và chính trị từ cộng đồng thế giới. Ông cho biết, những gì đang diễn ra tại nước ông là “khủng khiếp.”
Lời bình của Mao Tôn Cua
Như dự đoán, chiến sự sẽ tập trung vào vùng Crimea nơi có đa số người Nga, có Sevastopol là nơi hải quân Nga đóng và thuê trong 42 năm.
Đưa quân vào Ukraine, Putin có thể chiếm được Crimea như đã chiếm Ossetia của Georgia, nhưng người Nga sẽ mất hoàn toàn Ukraine vốn có đa số dân nghiêng về EU và phương Tây. Georgia đã ngả hẳn theo phương Tây vì cuộc xâm lược năm 2008 của Nga. Đó là cái giá mà Putin phải rất cẩn thận trước khi chiếm Crimea. Mất Ukraine, EU tiến gần Nga hơn.
Putin đang đứng trước những lựa chọn: (1) Bảo vệ kẻ ăn cắp Yanukovych mà người Nga đã góp phần không nhỏ trong việc tha hóa chính thể này. Dân chúng sẽ chê cười như vụ Putin che giấu Snowden; (2) Không tấn công Ukraine sẽ bị cho là hèn, tấn công sẽ bị thua trên mọi phương diện, cho dù vài chiến thắng ban đầu do áp đảo về lực lượng quân sự. Kịch bản Tiệp Khắc, Hungary, Afganistan là những bài học cho người Nga.
Đó là những lựa chọn mà bất kỳ người lãnh đạo tầm quốc tế không nên bị rơi vào. Putin đang lật đật.
Obama cảnh báo Putin. Ảnh: AP
Bị chìm sâu vào chiến tranh với người hàng xóm như Ukraine sẽ làm Nga suy yếu, mất đi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Putin sẽ tự rút ngắn nhiệm kỳ tổng thống của mình như Yanukovych.
Bài học cho Putin: Tha hóa những lãnh đạo quốc gia khác bằng vũ khí, tiền bẩn, dầu hỏa và khí đốt, ông đang bước vào cái bẫy của chính mình. Nếu Yanukovych và đám quân dưới quyền trong sạch, không làm con rối của Nga, dân Ukraine không đổ ra Maidan. Và Putin không phải ra tay như bây giờ.
Phương Tây và thế giới dân chủ cũng mừng khi những chính thể còn hơi hướng cộng sản cuối cùng như Ukraine và Nga đánh nhau và tự suy yếu.
  Hiệu Minh
  (Blog Hiệu Minh) 

Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam

Sổ Hộ khẩu và sổ Tạm trú.
Hộ khẩu là một giấy tờ thiết yếu của người dân Việt Nam từ hàng chục năm nay. Nó đã quen thuộc đến mức nhiều khi người ta cũng không tự hỏi liệu nó có thật sự cần thiết hay không ngay kể cả lúc nó mang lại lắm chuyện nhiêu khê, gây phân biệt đối xử, bất công giữa mọi người, chỉ mãi cho đến gần đây khi chính phủ bắt đầu nói đến việc thay thế hộ khẩu và các giấy tờ liên quan bằng một loại thẻ khác đơn giản hơn.

Phân biệt đối xử

Nghe tường trình
Vợ chồng Thành Nguyễn, một cư dân sinh sống đã lâu năm ở Sài Gòn, vừa sinh được một bé trai đầu lòng xinh xắn, kháu khỉnh. Theo thủ tục, hai anh chị lên phường nơi họ sống để làm giấy khai sinh cho cháu. Nhưng điều mà cặp bố mẹ trẻ không ngờ và cảm thấy rất khó chịu, đó là khi cơ quan địa phương nói với họ rằng con họ không thể đăng ký giấy khai sinh tại nơi mà họ đang cư trú. Lý do đơn giản chỉ bởi vì họ không có hộ khẩu Sài Gòn.

Thành Nguyễn: “Thành ở quận Tân Bình 3 năm nhưng khi công việc không được thì phải chuyển qua địa điểm khác. Khi chuyển qua địa điểm mới trong vòng 3 tháng thì làm chứng sinh. Khi sinh con ra thì có chứng sinh của bệnh viện hết rồi. Bên cơ quan nhà nước căn cứ vào chứng sinh đó để làm giấy khai sinh theo pháp lý cho một con người mới sinh ra. Chỉ duy nhất một điều họ căn cứ vào là ở địa phương một năm nên họ không có chứng. đó là một cái vô lý trong luật pháp hiện hành. Nó làm cho sự phân biệt đối xử, cái nhân quyền bị xúc phạm nhiều. Tại vì con người không thể hiện qua giấy tờ mà qua việc người ta đã sống và đã làm.”




Nó làm cho sự phân biệt đối xử, cái nhân quyền bị xúc phạm nhiều. Tại vì con người không thể hiện qua giấy tờ mà qua việc người ta đã sống và đã làm.

-Thành Nguyễn
Câu chuyện của vợ chồng Thành cũng là câu chuyện của rất nhiều người dân Việt Nam đang sinh sống ở các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn, nơi vốn có điều kiện công ăn việc làm tốt hơn ở các địa phương khác nên thu hút nhiều người nhập cư.

Theo luật hiện hành tại Việt Nam, người dân phải có đăng ký hộ khẩu thường trú, và đây là giấy tờ đảm bảo cho họ các quyền cơ bản tại địa phương mà họ đang sinh sống. Nó không chỉ là việc đăng ký giấy khai sinh, nó còn là chuyện cho con đi học, chuyện đăng ký tiền dịch vụ điện nước, và nhiều thứ cơ bản liên quan khác. Với những người trẻ tuổi mới lập gia đình và có con như Thành Nguyễn, những người từ địa phương khác nhập cư vào Sài Gòn, cuộc sống trước mắt không chỉ là cơm áo gạo tiền mà còn là cả tương lai bấp bênh cho con chỉ vì cái hộ khẩu, chưa kể gia đình anh còn phải trả tiền chi phí sinh hoạt cao hơn rất nhiều lần so với những người có may mắn có hộ khẩu thành phố.

Bìa sách Luật cư trú, Hộ tịch và Hộ khẩu. Photo courtesy of XBLĐ.
Thành Nguyễn: “Cái mình lo sắp tới con lớn lên 1 2 tuổi đủ tuổi đi nhà trẻ thì không đi được trường công, phải gửi ngoài, thì mình phải lựa trường. Tới lúc nó đi học cũng không đi học trường công mà phải học trường ngoài. Cái cơ bản nhất là phí tiền điện nước. Người có hộ khẩu thì họ được đăng ký giá tiền nước tiền điện theo giá rẻ nhất của nhà nước còn những người không có hộ khẩu phải chấp nhận xài giá gấp 10 lần giá có hộ khẩu.”

Mới đây, báo chí Việt Nam đưa tin trường hợp một học sinh trung học ở Hà Nội bị trường công lập nơi em đang theo học một thời gian, bắt phải nghỉ học vì gia đình em không có hộ khẩu Hà Nội. Em thậm chí đã phải viết thư lên Chủ Tịch nước để xin được đi học tại trường công lập này vì gia đình em khó khăn, chuyện đi học trường dân lập là rất đắt đỏ cho bố mẹ em. Báo VNexpress hôm 20 tháng 2 trích lời ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết “nguyên tắc tuyển sinh vào các trường THPT công lập là học sinh phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nộ. Trường sai khi không thực hiện đúng quy định, điều này phải rút kinh nghiệm. Nếu tiếp nhận học sinh không có hộ khẩu thì các em ở những tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên… đổ về học, Hà Nội sẽ không đủ khả năng giải quyết.”

Sau khi tin về cậu bé phải nghỉ học do không có hộ khẩu được đăng tải đồng loạt trên các báo, Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà nội đã can thiệp và cậu bé được nhận vào học tại một trường dân lập.

Vòng luẩn quẩn

Hệ thống hộ khẩu đã có ở Việt Nam từ những năm 1950, dựa theo chế độ tương tự của Trung Quốc được xây dựng sau khi những người Cộng sản lên nắm chính quyền vào năm 1949. Quyển sổ hộ khẩu bao gồm thông tin của những người trong gia đình như tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nghề nghiệp, để theo dõi việc đi lại, cư trú của từng người. Theo tác giả Andrew Hardy trong bài viết về chế độ hộ khẩu của Việt Nam đăng tải trên tạp chí Soujourn năm 2001 thì chế độ hộ khẩu có mục đích chính ban đầu là để kiểm soát chống các hoạt động phản cách mạng và tội phạm.

Sau năm 1975 khi chế độ hộ khẩu được áp đặt lên toàn đất nước, hộ khẩu là quyển sổ cần thiết cho các gia đình để mua thực phẩm vì lúc đó nền kinh tế Việt Nam theo chế độ kế hoạch hóa tập trung.

Tuy nhiên đến khoảng cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, khi chế độ tem phiếu đã không còn, hệ thống hộ khẩu vẫn tiếp tục được duy trì. Lập luận được đưa ra sau này trong việc duy trì hộ khẩu là để hạn chế dòng người nhập cư quá đông về các thành phố lớn. Nhưng xem ra lập luận này có điều không hợp lý. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Nghiên cứu Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam nhận xét:




Ở Việt Nam vấn đề kiểm soát thông qua chứng minh nhân dân hay hộ khẩu thì hệ thống hiện đại của Việt Nam chưa đạt được yêu cầu đó.

-Trần Quốc Thuận
TS. Trịnh Hòa Bình: “Vấn đề nhập cư tăng dân số cơ học, dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng, cũng như các cung ứng của các hệ thống dịch vụ, làm cho Hà Nội không đủ sức, điều này làm cho mâu thuẫn với hiến pháp và pháp luật. Một mặt người ta nói đến quyền tự do cư trú của công dân, quyền được khám chữa bệnh của những người di cư theo kiểu con lắc nhập cư cơ học… thực ra xuất phát từ sức không đủ để thảo mãn hệ thống an sinh như thế, người ta tìm cách khống chế.”

Thực tế đã chứng minh, bất chấp chế độ hộ khẩu nghiêm ngặt, dòng người nhập cư về Hà Nội và Sài Gòn vẫn tăng đến chóng mặt trong các năm. Con số thống kê dân số vào năm 2009 cho thấy dòng người nhập cư từ nông thôn vào các thành phố của Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 đến 2008 là 1 triệu 400 ngàn người. Tại Hà Nội, số thống kê của chính phủ cho thấy vào năm 2009 có khoảng 6,5 triệu dân trong khi con số này khoảng 1 thập niên trước chỉ là 2,7 triệu người, tức là tăng 140%. Tăng dân số của toàn Việt Nam trong cùng thời kỳ chỉ là 12%.

Vào tháng 6 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam ký quyết định phê duyệt ‘đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 đến 2020’. Theo đề án này thì từ năm 2015 đến 2020, Việt nam sẽ phát triển ứng dụng thẻ công dân điện tử hoặc phương tiện điện tử khác để giảm giấy tờ công dân trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, cư trú như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hơn, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan. Theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ tịch văn phòng quốc hội, thì đây là một bước tiến quan trọng và cần thiết nhưng cần có thời gian.

Trần Quốc Thuận: “Vấn đề ở Việt Nam phải có bước đi của nó. Ở Việt Nam vấn đề kiểm soát thông qua chứng minh nhân dân hay hộ khẩu thì hệ thống hiện đại của Việt Nam chưa đạt được yêu cầu đó. Còn vấn đề duy trì hộ khẩu thì ở Việt Nam cần một thời gian, tôi nghĩ là chỉ duy trì trong thời gian ngắn trong vài ba năm trở lên.”

Mới đây Việt Nam đã áp dụng chế độ KT 3 là chế độ đăng ký tạm trú dài hạn cho người nhập cư. Anh Thành cũng đã từng có KT 3 cách đây không lâu nhưng đã bị mất vì chuyển đến địa chỉ mới. Cuối cùng thì anh vẫn là người nhập cư không được đăng ký ở Sài Gòn dù anh đã sống và làm việc ở đây từ rất lâu. Con anh dù đã hơn 3 tháng tuổi cũng không thể đăng ký khai sinh ở Sài Gòn mà phải ra Hà Nội để đăng ký khai sinh theo mẹ. Anh gọi những cải cách xung quanh hộ khẩu của Việt Nam là một vòng luẩn quẩn.

Việt Hà,
phóng viên RFA
Theo Đài RFA

Công an VN "né" dự cà phê nhân quyền?

Thảo luận cà phê nhân quyền được tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 01/3/2014.

Cơ quan công an và an ninh Việt Nam đã không cử người tham dự chính thức một cuộc gặp gỡ 'Cà phê Nhân quyền' do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức và công khai ngỏ lời mời, tuy buổi thảo luận vẫn diễn ra ở Tp HCM, theo đại diện Ban tổ chức.

Hôm 01/3/2014, blogger Nguyễn Hoàng Vi nói với BBC mặc dù được mời nhưng Phòng Bảo vệ Chính trị 6 (hay PA67) và Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (PA72) đã không hồi đáp và cử đại diện tới sự cuộc gặp mặt của các bloggers mặc dù một số người mặc thường phục được coi là an ninh đã hiện diện trong một quán cà phê Starbucks ở Quận Nhất Tp HCM.


Các tin liên quan

Blogger này cho hay có hai nhà báo Bắc Âu là các khách ngoại quốc đã tham dự cuộc thảo luận vốn quy tụ sự có mặt của nhiều bloggers bị cấm xuất cảnh, trong đó có các ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên và Tiến sỹ kinh tế, blogger Phạm Chí Dũng.

Blogger Hoàng Vi nói với BBC từ Sài Gòn: "Cuộc trao đổi diễn ra với sự vắng mặt của đại diện của phía PA67 và A72, tức là bên phía An ninh Bảo vệ Chính trị và bên phía Cục Quản lý xuất nhập cảnh,

"Tuy nhiên, buổi gặp mặt vẫn diễn ra và các bloggers vẫn trao đổi về quyền tự do đi lại và về những cái mà họ bị cấm xuất cảnh theo điều về an ninh quốc gia như vậy là đúng hay sai, và phân tích trên pháp lý là sai những điểm nào,

"Và sau đó mọi người đưa ra giải pháp để đòi lại quyền tự do đi lại cho những người đã bị cấm xuất cảnh."




Phía an ninh thấy xuất hiện rất nhiều, từ phía lực lượng an ninh cũng như là Ban Tuyên giáo và Thành Đoàn thành phố và lực lượng của họ chắc cũng phải tới 50 người"

Blogger Nguyễn Hoàng Vy

Bấm vào để nghe bài tường thuật
Hôm thứ Bảy, blogger Nguyễn Hoàng Vi cũng cho BBC hay đã có một mức độ nhất định các nhân viên mà cô cho là thuộc cơ quan an ninh, tuyên giáo và Đoàn thanh niên cộng sản của Thành phố hiện diện để theo dõi cuộc gặp mặt cà phê nhân quyền.

Cô nói với BBC: "Phía an ninh thấy xuất hiện rất nhiều, từ phía lực lượng an ninh cũng như là Ban Tuyên giáo và Thành Đoàn Thành phố và lực lượng của họ chắc cũng phải tới 50 người."

"Họ cho người theo dõi và quay phim, khi có sự xuất hiện của phóng viên nước ngoài chụp hình và ghi lại phóng sự của ngày hôm nay thì họ đã nói chuyện với phía quản lý quán cà phê Starbucks là lại làm việc với chúng tôi và không cho phép chúng tôi chụp hình và quay phim tiếp tục ở trong quán nữa."

'Chỉ là bước đầu'

Cũng hôm 01/3, blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), người từ Nha Trang tới Sài Gòn tham dự điều hành cuộc tọa đàm "cà phê nhân quyền" cho BBC hay sự kiện chỉ là một trong các sự kiện về vận động, đấu tranh cho nhân quyền mà Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ thực hiện.

Hai chiếc ghế dành cho đại diện cơ quan an ninh và công an bị bỏ trống tại buổi cà phê nhân quyền.
Blogger Mẹ Nấm nói: "Cà phê nhân quyền hôm nay là bước đầu, mà chúng tôi dự định sẽ tổ chức một chuỗi cà phê thảo luận về các quyền con người đang bị vi phạm và tình trạng vi phạm nhân quyền,

"Cũng như sẽ đưa ra các thảo luận, các giải pháp và các đề đạt cũng như kiến nghị hay yêu cầu gì đó, tùy tình huống đối với nhà nước."

Nhân dịp này, blogger Mẹ Nấm cũng cho hay về tình hình hoạt động của Mạng lưới Blogger Việt Nam, từ góc độ được cho là những thách thức mà tổ chức xã hội nhân sự này đương đầu từ khi thành lập gần đây.

"Cái trở ngại lớn nhất là một số thành viên mạng lưới bloggers đã bị cấm xuất cảnh, và các thành viên đi tham dự phiên UPR (Kiểm định Phổ quát Định kỳ về Nhân quyền) như là anh Bùi Tuấn Lâm trở về cũng bị cấm xuất cảnh và cũng bị tịch thu hộ chiếu,

"Thì đó là những trở ngại lớn nhất có thể thấy, một số thành viên khác bị quấy phá và bị đe dọa, hành hung, nhưng việc đó so với những việc chung của tất cả các anh chị khác thì tôi nghĩ nó chỉ kể thêm một phần nào đó tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thôi."




Lý luận của các dư luận viên thường đánh phá cá nhân, tích là bới móc đời tư, không tranh luận vào luận điểm,... có những nguyên tắc mình phải tuân thủ đó là mình phải tuân thủ lẫn nhau, nói lý lẽ chứ không mạt sát, không khích bác"

Blogger Mẹ Nấm
Về vấn đề Mạng lưới phải đương đầu với các cuộc "bút chiến" hay công kích của lực lượng dư luận viên của Chính quyền, blogger Mẹ Nấm nhận xét:

"Tôi nhận thấy rằng lý luận của các dư luận viên thường đánh phá cá nhân, tích là bới móc đời tư, không tranh luận vào luận điểm, cá nhân tôi, tôi luôn mở trang Facebook cho các bạn dư luận viên vào, nhưng có những nguyên tắc mình phải tuân thủ đó là mình phải tuân thủ lẫn nhau, nói lý lẽ chứ không mạt sát, không khích bác,

"Và như trong các cuộc tranh luận như vậy thì các dư luận viên đều tự động biến mất, bởi vì cái lý lẽ mà họ sử dụng thì thường để khích bác cá nhân, và nó chỉ có một lối lý luận chung là tất cả những người đấu tranh cho dân chủ là 'vì tiền', 'vì quyền lợi',

"Thì tôi nghĩ rằng cái lý luận này, sau khi được đối thoại công khai trong tinh thần dân chủ và tôn trọng lẫn nhau từ phía các bloggers thì các dư luận viên đuối lý và biến mất."

'Sẽ không dừng lại'

Các ý kiến tại cuộc gặp mặt đã thống nhất sẽ 'đấu tranh tới cùng' để bảo vệ quyền tự do đi lại của công dân.
Hôm thứ Bảy, tại sự kiện cà phê nhân quyền ở Sài Gòn, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người bị cấm xuất cảnh đi Mỹ lần gần nhất, được đại diện Ban tổ chức trích lời nói đã nêu quan điểm như sau:

"Theo luật, người cấm xuất cảnh là Bộ trưởng Bộ Công an, và đến giờ phút này tất cả các biên bản và thông báo nhận được rất mơ hồ là không biết ai là người cấm xuất cảnh...,

"Đó là một hình thức mập mờ, và nhiệm vụ của những người bị cấm xuất cảnh là phải đoàn kết, làm rõ vấn đề này để có thêm bằng chứng pháp lý," ông Chênh được dẫn lời nói.




Anh Phạm Chí Dũng ủng hộ việc khởi kiện ra tòa và đưa tình trạng nhân quyền và việc cấm xuất cảnh này ra với quốc tế bằng các hình thức khởi kiện"
Về phần mình, Tiến sỹ kinh tế, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người bị cấm xuất cảnh tới Thụy Sỹ trong dịp diễn ra cuộc Kiểm định Phổ quát Định kỳ về Nhân quyền 2014, cũng đã nêu quan điểm tại cuộc tọa đàm dân sự, ý kiến của ông được đại diện Ban tổ chức, blogger Mẹ Nấm tóm lược nói:

"Anh Phạm Chí Dũng ủng hộ việc khởi kiện ra tòa và đưa tình trạng nhân quyền và việc cấm xuất cảnh này ra với quốc tế bằng các hình thức khởi kiện...

"Và để cải thiện tình thì phải chấm dứt ngay tình trạng này, và nếu không chấm dứt, thì buộc các bloggers phải có những hành động cụ thể hơn là khởi kiện, hoặc đưa vụ này bằng nhiều cách mà chúng tôi đang nghiên cứu."

Khi được hỏi, còn có ý kiến nào đáng chú ý nào khác được đưa ra trong cuộc mạn đàm nhân quyền, blogger Mẹ Nấm nói:

"Cái ý kiến theo tôi đáng chú ý nhất là sự đồng lòng của các bloggers có mặt là chúng tôi sẽ không dừng lại mà chúng tôi sẽ tiếp tục làm nhiều hình thức, nhiều biện pháp để đòi cho bằng được quyền tự do đi lại của mình, thì tất cả thống nhất với nhau như vậy," blogger và nhà hoạt động từ Nha Trang nói với BBC.
(BBC) 

TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"

(Soha.vn) - Tổng biên tập Kim Quốc Hoa cho rằng, báo Người Cao Tuổi có đầy đủ căn cứ, tên và số quyết định của số cán bộ ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ.

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự "khủng"
Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền
Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: "Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền"
Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre
Bài 5: Dinh thự "khủng" của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm
Bài 6: Ông Truyền được "em kết nghĩa" biếu tiền xây biệt thự "khủng"
Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó... tôi sẽ xấu hổ
Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban
Bài 10: Sau hội chứng "một ông anh" sẽ đến trào lưu "một người em"?
Bài 11: Chủ nhiệm VP Chính phủ: Khó mà trả lời được vụ ông Truyền
Bài 12: TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"

Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi đăng tải vào ngày 28/2/2014, ông Trần Văn Truyền trước khi về hưu đã kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.

Cụ thể: "Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người”. Tờ Người Cao Tuổi viết.
Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt của vị này lại gây xôn xao dư luận
Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc "bổ nhiệm cán bộ ồ ạt" của vị này lại gây xôn xao dư luận

Cũng theo thông tin của tờ báo, trong ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.
“Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người.

Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi thông tin.
Trước những thông tin được nêu trên, trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 1/3, ông Kim Quốc Hoa cho biết:

"Chúng tôi đã những đưa thông tin việc ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu ký cấp tập, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ và tương đương trong số báo cách đây 2 ngày. Việc bổ nhiệm này, trước hết là trái với Nghị định 178/2007 của Chính phủ.

Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Và đến thời điểm năm 2010, khi ông Truyền đang làm thì các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đã đủ các cấp phó theo quy định.

Nhưng khi không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, tức là không tiếp tục tái ứng cử vào chức Tổng thanh tra Chính phủ nữa thì do “nhu cầu” nào đó, ông Truyền đã chỉ đạo cho Vụ tổ chức cán bộ dồn dập, nhất là vào tháng 7 và đầu tháng 8/2011, ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ vào chức danh cấp phó và tương đương. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị có tới 4 - 7 cấp phó.

Thứ hai, ông Truyền bổ nhiệm rất nhiều người hàm Vụ phó, hàm Cục phó mà theo Luật cán bộ công chức thì bên chính quyền hầu như không có từ “hàm”. Từ việc này đã để lại hậu quả hiện nay là bộ máy của Thanh tra Chính phủ phình ra, cán bộ lãnh đạo thì nhiều. Không những thế, nhiều cán bộ cấp phó còn đùn đẩy, tranh chấp nhau để đi làm các trưởng đoàn thanh tra vụ việc.

Đồng thời, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh, những người này có nhiều người không có trong diện quy hoạch. Khi nhận ra không có trong diện quy hoạch mà vẫn bổ nhiệm thì ngày 3/8/2011 là ngày kết thúc vai trò Tổng thanh tra Chính phủ của ông Truyền tại Quốc hội và ông Huỳnh Phong Tranh đã làm Tổng thanh tra rồi nhưng ông Truyền vẫn ký bổ nhiệm và còn tự tiện kí văn bản bổ sung quy hoạch.

Như trong bài viết chúng tôi đã nói thì những ngày đó, Vụ tổ chức cán bộ phải bò ra làm. Bởi vì phải đi xác minh hồ sơ, về nơi cư trú tại khu dân cư của cán bộ đó để làm thủ tục, sau đó bổ nhiệm. Việc làm của ông Truyền đã tạo ra tâm lý cho nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ phải “chạy” để có tước vị đó, dẫn đến việc lộn xộn. Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao ông Truyền lại làm như vậy và không ít người cũng cho rằng, không loại trừ khả năng là do vụ lợi..."

Ông Hoa cũng khẳng định, tất cả những thông tin về việc bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp phó trước khi nghỉ hưu của ông Truyền mà báo Người Cao Tuổi nêu ra đều có căn cứ, thậm chí là có đủ tên và số quyết định cụ thể cho từng người được bổ nhiệm.

"Báo Người Cao Tuổi trong nhiều năm qua đưa ra bất cứ vụ việc nào đều có chứng cứ, bằng chứng chứ không bao giờ đưa thông tin không có cơ sở. Về việc ồ ạt bổ nhiệm các cán bộ của ông Truyền mà chúng tôi thông tin đều căn cứ vào chính các tài liệu mà cơ quan Thanh tra chính phủ quản lý" , ông Hoa nhấn mạnh.

Ông Hoa cũng cho hay, sau khi thông tin được báo đưa ra cho đến nay, tòa soạn vẫn chưa hề nhận được phản hồi của cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng như ông Truyền.

"Ngay kể cả, thông tin cách đây hơn một tuần, báo Người Cao Tuổi phản ánh về bất động sản, biệt thự khủng của ông Truyền chúng tôi cũng chưa hề nhận được phản hồi của ông ấy...", ông Hoa nói.

Trị giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc sụt giảm

VOA

Trị giá đồng nội tệ của Trung Quốc đã giảm trong tuần này, mất khoảng một phần trăm vào thứ Sáu.
Tin tức tài chính nói rằng đây là sự sụt giảm lớn nhất đối của đồng nguyên so với đồng đô la Mỹ trong những năm qua.
Đồng nội tệ của Trung Quốc cũng được gọi là đồng nhân dân tệ và trị giá của nó được Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ.
Đồng nhân dân tệ đã tăng giá kể từ năm 2005.    Giá trị tương đối của một đồng tiền ảnh hưởng đến nền kinh tế theo nhiều cách.
Ví dụ, đồng nội tệ rẻ có thể thúc đẩy nền kinh tế bằng việc làm cho mặt hàng xuất khẩu của một nước tương đối rẻ trên thị trường toàn cầu.
Nhưng đồng nội tệ yếu cũng có thể góp phần vào lạm phát qua việc tăng chi phí nhập khẩu, chẳng hạn như dầu.

Các nhà báo Hong Kong kêu gọi công chúng ủng hộ chống lại bạo động

Nhân viên của tờ Minh Báo cùng cầm tờ báo có trang nhất đăng bài viết về vụ tấn công ông Lưu Tiến Đồ, cựu chủ biên tờ báo này
Nhân viên của tờ Minh Báo cùng cầm tờ báo có trang nhất đăng bài viết về vụ tấn công ông Lưu Tiến Đồ, cựu chủ biên tờ báo này

Rebecca Valli  -VOA


Hôm thứ Sáu, các tổ chức ký giả bắt đầu một cuộc vận động lấy chữ ký để quy tụ sự ủng hộ cho tự do báo chí sau khi một trong những chủ biên có ảnh hưởng nhất tại thành phố này bị đâm nhiều lần.
Ông Lưu Tiến Đồ, cựu chủ biên tờ Minh Báo, nay đang ở trong tình trạng sức khỏe đã ổn định sau khi hai người đàn ông phục kích ông hồi sáng thứ Tư khiến ông bị thương nghiêm trọng với sáu vết thương do dao đâm ở chân và lưng.
Một tổ chức lỏng lẻo của các cựu nhân viên nhật báo này, có tên là Cựu nhân viên Minh Báo, đã tổ chức cuộc vận động này.
Bà Trần Kiện Giai, một thành viên của tổ chức vừa kể, nói rằng lấy chữ ký là một cách để gây áp lực đối với ngành hành pháp và cảnh sát nhằm giải quyết vụ án này và bảo vệ các nhà báo.
“Cho tới nay chúng ta không biết nội tình câu chuyện của ông Lưu. Chúng ta hy vọng công chúng sẽ quan tâm nhiều hơn tới báo chí và tình hình về tự do ngôn luận và tự do báo chí.”
Trong số những người ghé qua để ký bản kiến nghị này có Emily Li, một sinh viên khoa kinh doanh tại Trường Đại Học London.
Cô nói rằng cô rất tức giận. Cuộc tấn công ông Lưu thật ra là một cuộc tấn công vào tự do báo chí.
Cuộc tấn công ông Lưu đã gây kinh động nhiều người tại Hong Kong, một thành phố tại châu Á nổi tiếng về môi trường truyền thông sinh động. Vẫn chưa rõ động cơ thúc đẩy cuộc tấn công này và các hung thủ.
Cảnh sát chống tội phạm đã được đưa vào cuộc điều tra này, gợi ý có sự liên hệ giữa cuộc phục kích ông Lưu và các tổ chức tội phạm tại thành phố.
Dưới sự lãnh đạo của ông Lưu, tờ Minh Báo đã củng cố danh tiếng của nhật báo này là một nhật báo tấn công mạnh mẽ, nhưng tin tức về việc thay thế ông Lưu hồi tháng Giêng đã gây ra sự căm phẫn trong số các nhân viên, những người sợ rằng bên dưới việc cất chức ông Lưu là những động cơ chính trị.
Nhân viên nói rằng, ban quản trị Minh Báo đã cất chức ông Lưu bởi vì trong khi đưa tin, nhật báo này đã làm giới hữu trách Hoa Lục tức giận.
Ông Lưu Tiến Đồ bên ngoài văn phòng của ông ở Hong Kong, 13/1/2014Ông Lưu Tiến Đồ bên ngoài văn phòng của ông ở Hong Kong, 13/1/2014

Ông Trần Quang Hòa, một doanh nhân nghỉ hưu, cũng đã ký vào kiến nghị này hôm thứ Sáu.
Ông nói rằng Minh Báo là một nhật báo quân bình tốt.
Ông nói rằng, không có bằng chứng, khó mà nhắm vào các chi tiết cụ thể trong phần tường thuật của tờ báo có thể khiến ông Lưu có một số kẻ thù. Ông nói thêm rằng việc tìm ra sự thật là tùy thuộc vào cảnh sát.
Thêm vào với công việc nhà báo, ông Lưu còn là một giáo sư khoa báo chí tại Trường đại học Hong Kong của Trung Quốc.
Hôm thứ Sáu, các sinh viên từ phân khoa này cũng mở bàn thu thập chữ ký.
Elle Lam là một sinh viên tại trường này.
“Các giáo sư nói với sinh viên rằng luật pháp có thể bảo vệ các nhà báo, nhưng thật ra, ông đã bị tấn công trên đường phố trước mắt mọi người. Chúng tôi sợ rằng các nhà báo bị đe dọa bởi bạo động.”
Đây không phải là lần đầu tiên nhà báo là nạn nhân của các cuộc tấn công bạo động tại Hong Kong. Trong một cuộc tấn công đặc biệt tàn nhẫn, các hung thủ đã chặt cánh tay của nhà báo Lương Thiện Vĩ năm 1996. Hung thủ không bị bắt.
Một cuộc tuần hành để ủng hộ tự do báo chí theo dự trù sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét