- “Phạm Văn Đồng – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nên đã vâng lời thầy ký “Công hàm bán nước”? (Chép sử Việt). “Hóa ra không phải “Tháng Ba – 3 ngày kỷ niệm hệ trọng liên quan chủ quyền lãnh thổ“,
mà phải là 4 ngày. Nhưng cái ngày thứ tư mới được phát hiện hôm nay lại
có một ý nghĩa khác hẳn, đó là ngày sinh của cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, người bị quy hết cho tội “bán nước” khi ký bức Công hàm 1958, tán
thành Tuyên bố của Trung Cộng về hải phận …”
- BÁO NHÂN DÂN SỐ RA NGÀY 28 THÁNG 2 ….CỦA 35 NĂM TRƯỚC (FB Nguyễn Hồng Kiên/Tễu). – “THANH NIÊN CẢ NƯỚC SÔI SỤC CĂM THÙ QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC” (FB Nguyễn Hồng Kiên/Tễu).
- Chiếc đèn lồng đỏ (Tin tức).
- Tàu ngầm Việt tự chế ‘Trường Sa’: Đường nào ra biển ? (TN). – Lộ ảnh đầu tiên về chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam đang đóng ở Nga? (Soha).
- Việt Nam chủ trương hiện đại hóa Quân đội như thế nào (Infonet). – Báo Trung Quốc bàn tán về hiện trạng của Quân đội Việt Nam (GDVN).
- Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc: Mối tình tay ba? (Diplomat/ TCPT).
- Công An Đồng Tháp: làm sai luật thì giỏi, ngụy tạo thì dở (Cùi Các). “… từ
chỗ Công an Đồng Tháp bắt giữ ông Nguyễn Bắc Truyển với lý do liên quan
đến vụ án lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, thì nay bỗng dưng
lại nhảy qua tội danh ‘móc nối với các phần tử xấu, lợi dụng tôn giáo,
tuyên truyền để chống đối Đảng và Nhà nước ta’. Điều này cho thấy, sau
khi ông Truyển không bị bắt giam ở TP. HCM, Công An Đồng Tháp như ‘bị
hố’ cho việc bắt giữ tùy tiện vừa qua, bị công luận và quốc tế lên án,
nên cố gắng dựng nên phóng sự này để biện minh cho hành vi bắt giữ người
trái luật này“.
- Tháng Hai buồn (DLB).
- Video: Tôi Là Người Việt – I am Viet (Dân làm phím).
- Mỹ: ‘Việt Nam vẫn độc đoán, nhiều vi phạm nhân quyền’ (Người Việt). – Không được can thiệp vào chuyện nội bộ của tôi! (FB Tin Không Lề).
- Vụ dùng gas, xăng tấn công: Bức xúc vì mục đích thu hồi đất không rõ (PLTP). – Quy hoạch treo, bao giờ dân hết khổ? (CafeLand). – Một bản án vội vàng của TAND quận Tây Hồ? (VNN). – Chưa giải quyết xong kiến nghị, về “Dồn điền đổi thửa”, Chủ tịch xã bị kiểm điểm (ĐĐK).
- ĐÁM TANG BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ (Tễu). – Tự do báo chí muôn năm (DĐXHDS).
- Dân kêu trời Thông tư 16 (Tin tức). – Mở cửa để dân tham gia điều trần ở Quốc hội (TT).
- Đuổi 30% vác ô sẽ không còn ai chơi game và uống rượu (DT). – Luân chuyển 19 Thứ trưởng về địa phương (VnM). – Cấm công chức la cà quán xá, đi muộn về sớm (DT).
- Chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án sập cầu tại Lai Châu (MTG). – Sập cầu Lai Châu: Ai chịu trách nhiệm cái ốc neo? (ĐV).
- Hà Nội xin lùi thời hạn dự án Đường sắt trên cao (Infonet).
- Công an Lạng Sơn bác “lời khai chấn động” của cựu cảnh sát (VOV). – Vụ cán bộ công an huyện Lâm Thao (Phú Thọ) lái xe đâm chết người rồi bỏ trốn: Sai đến đâu, xử đến đó !? (ĐĐK). – Bị bắt vì dùng điện thoại quay Cảnh sát 113 ? (Soha).
- Mối nguy đập Tam Hiệp, Trung Quốc bị rút ruột (ĐV). – Trung Quốc tử hình quan chức nhận hối lộ (DT).
- Trung Quốc kêu gọi giảm căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên (NLĐ). – Mỹ thay đổi quan điểm về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (VOV).
- Thái Lan: Phe đối lập ngừng chiếm đóng Bangkok (VOV). – “Đóng cửa Bangkok” bất ngờ kết thúc (TT). – Suthep thách “phe áo đỏ” kéo lên Bangkok – Thái Lan đứng trước nguy cơ nội chiến (ANTĐ). – Thủ tướng Thái cứng rắn, người biểu tình đầu hàng? (VnM).
- Ông Yanukovych thề chiến đấu và trở lại Ukraine (TP). – Ukraina dọa phát triển vũ khí hạt nhân nếu Nga “chiếm” Crimea (GDVN). – Ukraine yêu cầu Nga dẫn độ Viktor Yanukovych (MTG). – TT Obama cảnh cáo Nga: Trả giá nếu can thiệp quân sự vào Ukraine (Người Việt).
- Ông Putin kêu gọi đưa Ukraine trở lại bình thường (TT). – Ông Obama cảnh báo Nga phải trả giá nếu can thiệp Ukraine (TT). – Mỹ tố Nga điều hàng trăm binh sĩ đến Crimea (TN). – Mỹ, Anh khuyến cáo công dân không nên đến Ukraine (TTXVN). – Nước Nga – quân cờ và nước cờ (TQ). – Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Moskva tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine” (CAND). – 2.000 lính Nga đáp xuống Crimea, Obama cảnh báo ‘sự trả giá (NĐT). – Nga cấp hộ chiếu cho đặc nhiệm Ukraine (VTC). – Đằng sau những tuyên bố gây tranh cãi của Nga – Mỹ – EU (PT). – Bộ Ngoại gia Nga lên tiếng về hoạt động quân sự ở Crimea (GDVN).
- Venezuela tổ chức đối thoại hòa bình giải quyết bất ổn (VOV). – Màn kịch lặp lại (ND).
- Philippines bác đề xuất cùng rút tàu khỏi bãi Scarborough của Trung Quốc (DT). - Philippines từ chối đề nghị Trung Quốc về đảo tranh chấp (VOV). - Philippines muốn thành lập liên minh pháp lý chống ‘đường lưỡi bò’ (SM).
- Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: “Bộ Xây dựng không phải xin lỗi…” (GDVN). - Bộ Xây dựng không sai thẩm quyền? (TT).
- Vì sao hơn 200 “sổ đỏ” phải “quay đầu” về UBND huyện? (PLXH). Sai phạm xây dựng tại “thành phố mới” Bình Dương: Xây nhà để chờ… tháo dỡ (LĐ).
- Công chức hết uống bia trong giờ làm việc (GDVN). - Lòng tin của dân là thước đo để đánh giá cán bộ (VOV). - Thiếu vốn, nhiều dự án của trí thức trẻ phải… “nằm chờ” (VOV).
- Xin ý kiến về vụ biệt thự của ông Trần Văn Truyền (ĐV). - Ông Trần Văn Truyền nói về cáo buộc bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (Soha). - TBT Kim Quốc Hoa: “Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm” (Soha).
- Từ vụ lật cầu treo: 2 Bộ cùng “giật mình” (DV). - TS Phạm Sỹ Liêm: Cần xem lại khâu thiết kế và thi công cầu Vĩnh Tuy (PT).
- Học sinh nghèo đi xin việc bị công an đánh nhập viện (PT). - Nghi án công an tông chết người rồi bỏ trốn: “Cách ứng xử rất kém!” (DT).
- Phe Áo đỏ tại Thái Lan tổ chức biểu tình lớn (VOV). - Thái Lan: Người biểu tình “trả tự do” cho Bangkok (Infonet). - Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về tình hình bạo lực tại Thái Lan (VOV).
- Thủ tướng Crimea cầu viện Tổng thống Nga Putin (VOV). - Ukraine: Những địa điểm ở Crimea đã bị lính vũ trang chiếm giữ (DT). - Lãnh đạo Crimea kêu gọi Tổng thống Nga giúp lập lại hòa bình (TN). - Chính phủ mới Ukraine “khai khống” số tiền cần được viện trợ? (KT).
- “Nga sẽ không phớt lờ đề nghị của thủ tướng Crimea” (TTXVN). - Tổng thống Nga lên tiếng về tình hình Ukraine (VOV). - Phát hiện kế hoạch đánh chiếm Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga? (ANTĐ). - “Nga tăng quân ở Crimea, quân đội Ukraine báo động” (TTXVN). - Nga và phương Tây tranh cãi về Crimea (Ukraine) (VTV). - Mỹ: Nga đã cử hàng trăm binh sĩ tới Crimea của Ukraine (LĐ). - Những tay súng quân phục không phù hiệu tăng cường kiểm soát Crimea (GDVN). - Obama: “Nga sẽ phải trả giá nếu can thiệp vào Ukraine” (Infonet).
Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền -(RFI) — Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013 -(RFA) – Mỹ kêu gọi VN thể hiện cam kết về nhân quyền quốc tế -(RFA)
Mỹ đả kích những vụ đàn áp nhân quyền trên thế giới -(VOA) – Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam -(VOA)
Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông -(RFI) – Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ lên gân, Malaysia vững dạ -(RFI) – Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa TQ ra tòa quốc tế -(VOA)
Trung Quốc cải chính thông tin về vùng phòng không
-(RFI) – Điều đáng ghi nhận là chính Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng
Trung Quốc Dương Vũ Quân, ngày 23/11/2013 vừa qua, đã tuyên bố rằng «
Trung Quốc sẽ thiết lập những vùng nhận dạng phòng không khác vào thời
điểm thích hợp sau khi hoàn tất công cuộc chuẩn bị ».
Bloggers VN mời công an ‘ly cà phê nhân quyền’ -(BBC) — Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nên chọn lựa sao cho đúng? -(RFA)
Thủ tướng Dũng ‘muốn giữ cầu Long Biên’ -(BBC) — Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng?
-(RFA) -Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã
Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có
thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. — Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3) -(RFA) – Việt Nam cần học cách làm của Campuchia? -(RFA)Quốc hội sẽ công khai ý kiến xem xét lại các dự án bauxite -(RFA) — Cầu Lai Châu: ‘Tiền Đan Mạch, VN tự làm’ -(BBC)
Báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản -(BBC) — Sự đóng cửa của một tờ báo -(RFA) — Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp Thị -(VOA)
Tòa Campuchia cáo buộc một người Việt gây bạo lực biểu tình -(RFA) — Trao đổi thư tín với thính giả -(RFA)Cựu Tổng Thanh Tra Chính Phủ ‘trong sạch’ nhưng xây lâu đài -(NV) — Biệt thự “khủng” của ông Trần Văn Truyền: Không chỉ là câu chuyện riêng… -(DT)
Bộ GTVT xác định nguyên nhân chính gây sập cầu thảm khốc -(DT) >>>> Mỗi lần qua cầu là đánh cược mạng sống! >>> Chánh Thanh tra giao thông tinh giản cán bộ trong… “nháy mắt”
Bắt đầu từ việc được xem phim hay -(Song Chi -RFA) >>> Trông “người” lại nghĩ đến “ta”…
Thoát khỏi ảnh hưởng của Gấu Nga -(Lê diễn Đức -RFA) — BÔI NHỌ - Lưu gia Lạc FB -(Huynhngocchenh)
CÓ MỘT SỰ SO SÁNH NHẸ- 8 -(Huynhngocchenh)
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? – Nguyễn Hữu Quý -(Boxitvn)Những khớp xương mang thông điệp Nhân cách! – V.Quốc Uy -(Boxitvn)
Đơn tố cáo của ông Nguyễn Xuân Ngữ -(Boxitvn) — Lời xin lỗi bạn đọc – Hoàng Mai -(Boxitvn)
Không phải pháp trị mà là “khủng bố trị” - Nguyễn Văn Thạnh -(Boxitvn)
Nông dân huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên kêu cứu -(Danquyen)
Câu nói tuyệt vời của Bộ trưởng Luận! - Bùi hoàng Tám – (Dantri /Danquyen)
- Hoa mắt với phí dịch vụ ngân hàng (Tin tức). – Vụ trưởng tiền tệ: “NHNN sẽ tính toán bỏ trần lãi suất” (Infonet).
- Tiền ảo không được thừa nhận ở Việt Nam (ANTĐ). – “Sập sàn” Bitcoin MtGox – Câu chuyện kinh tế nóng tuần qua (VTV).
- Tiền biến mất tại ACBS: lỗi tại ai? (ĐTCK).
- Vàng giảm nhẹ, chênh lệch nới rộng (DT). – Vàng có thực sự tỏa sáng trở lại sau một năm bị lu mờ? (TTXVN). – Hé lộ kịch bản về nghi vấn giá vàng thế giới bị thao túng (ĐTCK).
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng lý giải về cách tính diện tích căn hộ (DT). – Sẽ có gói sản phẩm mới cho BĐS (VTC). — “Hiến kế” kích bất động sản (ĐĐK). – Kẽ hở quản lý và thủ đoạn của các “siêu lừa” (KTĐT). – Phân khúc đất thổ cư đang ấm dần lên trong năm 2014 (VTV). – Cứu “đại gia đi xe Phantom” như chơi dao hai lưỡi (Infonet).
- MobiFone lên tiếng về thẻ cào giả (GDVN).
- Nếu bắt tay làm giá, doanh nghiệp sữa sẽ bị xử nghiêm (Infonet). – Tự ý tăng giá sữa: Chưa thể kết tội phạm luật? (Vef).
- Giá cà phê tăng: Do hạn hán hay do đầu cơ? (TBKTSG).
- Giá vàng chốt tuần gặp giá đầu tuần (VOV). - Chuỗi 3 tuần tăng giá liên tục của vàng chấm dứt (VnEco).
- Sẽ có “gói 100.000 tỷ” mới cho bất động sản? (ĐS&PL). - Bất động sản TP.HCM: Sôi động làn sống chuyển nhượng, hồi sinh dự án (CATP). - Chủ đầu tư BĐS toàn đi Phantom, giải cứu cái gì? (ĐS&PL).
- Công khai năng lực các sếp DNNN (PLTP).
Việt kiều có thể kinh doanh địa ốc ở Việt Nam -(RFA) — Kinh tế Mỹ cuối năm 2013 tăng chậm hơn ước tính -(VOA)
Thống đốc: “Tiền về ngân hàng đang nhiều” -(DT) - Đây
là lần đầu tiên sau 10 năm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng hết sức
dồi dào trong hai tháng đầu năm. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn
Bình cho biết tại phiên họp Chính phủ sáng 28/2.Bỡi vì nó “dồi dào” cho nên sáng nay có cái tin này : Khẩn trương đưa tiền vào nền kinh tế -(TN) – Trước tình trạng tắc nghẽn tín dụng, ứ đọng vốn huy động từ trái phiếu, tại phiên họp Chính phủ ngày 28.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành phải nhanh chóng giải ngân vốn cho xây dựng cơ bản, khẩn trương đưa tiền vào nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất huy động tiền gửi chưa thể “thả nổi” -(DT) — Giá gas giảm 31.000 đồng/bình 12 kg từ sáng mai 1/3
“Thị trường bất động sản đã dạy chúng ta bài học đắt giá!” -(VnEc) – Cứu “đại gia đi xe Phantom” như chơi dao hai lưỡi -(Infonet)
Chồng doanh nhân Diệu Hiền điều hành Quỹ Tín dụng Hậu Giang -(VnEx) — Giá vàng SJC tăng 2 tháng liên tiếp -(VnEx)
Những điều kiện “vàng” giúp BĐS bật dậy -(KT) — Vụ trưởng tiền tệ: “NHNN sẽ tính toán bỏ trần lãi suất” -(Infonet)
- Sắc màu lễ hội nơi vùng Đất Tổ (Tin tức).
- Ngẫm ngợi cuối tuần: Tu từ (TTVH).
- Tản mạn chiều cuối tuần [18] (VHNA).
- Vài ghi nhận về tính sáng tạo trong ca từ nhạc Thanh Bình (Người Việt).
- TRANG NG. – chưa bước khỏi hôm qua (Du Tử Lê).
- HUYỆN NGHĨA HƯNG MANG DÁNG CHÀY GIÃ BIỂN (Nguyễn Tường Thụy).
- Những dấu ấn của Oscar 2014 (PT). – Ly kỳ chuyện Marlon Brando từ chối giải Oscar (TTVH). – ‘Bố già’ Al Pacino cũng từng tẩy chay Oscar (TTVH).
- Nghi án 125 năm (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Còn cảm tính khi chọn môn thi tốt nghiệp THPT (TT). – Thi TN: Mỗi trường tự thành lập hội đồng coi thi (KP). – Đề xuất mô hình hoàn thiện hơn kì thi tốt nghiệp THPT (GDVN).
- Có thể chỉ cần 1 kỳ thi? (ĐĐK). – Bỏ điểm sàn, có loạn tuyển sinh? (Infonet).
- Không nên phân biệt công tư trong việc mở trường mầm non (ĐĐK). – Hà Nội thực hiện tốt chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non (KTĐT).
- Chữ ‘chui’ của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (LĐ/MTG).
- Bí Ẩn : “Những Vòng Tròn Kỳ Lạ Trên Đồng Lúa Mạch” (ĐKN). – Cây Nguy Hiểm Nhất Thế Giới – Hãy Đừng Ôm Nó !
- Sức hấp dẫn lịch sử còn có giọt nước mắt (LĐ). - PGS.Cương: ‘Tôi không buồn vì HS không thi Sử’ (KP).
- Bất chấp đề xuất bỏ luyện viết chữ đẹp, thầy giáo tật nguyền rèn học sinh viết đẹp bằng… miệng (Giadinh.net).
- Cứ báo động, nhưng đừng bi quan (TBKTSG).
Một trường không có học sinh nào chọn thi tốt nghiệp môn Sử – (Dân trí)Ảnh “độc” về Việt Nam trong bộ phim từng đoạt Oscar – (Dân trí)- Khi quay tại Việt Nam (từ năm 1989 đến năm 1990) bộ phim “Đông Dương” (Indochine) của đạo diễn Pháp Régis Wargnier đã tái hiện một hình ảnh Việt Nam sinh động những năm 1930-1950…
Bộ Giáo dục không có chủ trương thi viết chữ đẹp -(VnEx) -Bao nhiêu năm ai bày ra??? Xứ này vô chính phủ, hỗn quân hỗn quan, không có ai “cầm đầu” chắc.???
7 học sinh cầm hung khí ‘dàn trận’ trước cổng trường -(VnEx) >>> Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về học thêm >>> Giảm thời gian làm bài thi tốt nghiệp Toán, Văn
Thầy trò đánh nhau: Bạo lực tái tạo bạo lực -(VNN) -Đúng cho mọi trường họp dùng bạo lực .Dùng thói du côn thì Du côn đáp trả. Nó giống như định luật bảo toàn năng lượng.Nếu là Trường phổ thông thì chưa có thể gọi là “theo xu hướng nghề nghiệp của học sinh”- Thay cú đổi mới bao nhiêu năm rồi mà cứ như gà mắc tóc, vài năm nữa “xem lại” lại trớt quớt thì lại “đổi mới-thay đổi”- Giáo dục là phải có BỘ KHUNG căn bản lâu dài, ít nhất là 50 năm, sau đó là CẬP NHẬT thêm những cái gì mới liên tục vào cái khung đó mà không làm xáo trộn việc Giáo dục cho Sách vở, Thầy Cô, Học sinh và Xã hội.Muốn học sinh “theo xu hướng nghề nghiệp” của mình (gọi sở thích của mỗi học sinh thì chính xác hơn), thì ngay từ lớp 10 phân ban ngay và cho điểm theo hệ số để phát triển sở thích cá nhân, mấy môn “tầm phào” cho vào nhiệm ý, học sinh nào không thích thì thôi, lúc thi cứ đăng ký còn tự học mà thi , nếu nhà trường giúp được thì tổ chức dạy ,không bắt buộc phải học ( Vẽ nhạc họa nữ công Thể dục….)- Song song đó phải Tổ chức thành lập trường Trung học dạy nghề từ đầu vào là lớp 6 ,mà vẫn phải học chương trình Phổ thông, gồm các ban như Mộc-Rèn – Hàn -Tiện -Vẽ kỷ thuật -Hội họa…. (hồi trước đã có làm, sau đổi thành trường dạy nghề nên lộn xộn)….Cứ xào tới cải lui chả ra đám ôn gì ,nói nghe phát mệt, chuyện dễ ẹt không làm lại nhảy vào đám ô rô rồi la làng tìm lối ra!!!!….-Còn thi là hết bậc Trung học thi một lần là xong- Vàò Đại học thì ghi danh mà học ( nhưng với điều kiện là thi hàng năm phải tử tế và Thầy Cô không ăn hối lộ) – Đại học chỉ phải thi những ngành quan trọng như Y Dược Kỷ sư…-Ai muốn chơi mà không muốn học thì chỉ năm thứ 2 hay 3 là về đuổi gà ngay. Rất là đơn giản, sửa tới sửa lui hoài, có lẽ làm thế mới có ăn, làm tử tế lấy gì mà ăn. Và quan trọng nữa là không có cái dụ ƯU TIÊN trong học hành thi cử, ai dì có tật nguyền cỡ nào mà chịu học cứ cho học – Thế là xã hội sẽ tự nhiên đào thải đám Tiến sĩ dỏm, giấy ngay.
Bị ghi sổ đầu bài, trò thuê người đánh thầy dã man -(VNN)
Quan chức còn như thế này là “tấm gương” cho xã hội : Sếp lớn côn đồ: gây gổ, xem phim sex trên máy bay -(VNN) – Cũng là một cách “giáo dục”.
- Chủ nhiệm VPCP: Đã có lúc tuyên truyền “lố” về cúm gia cầm (VOV). – Hỗ trợ hóa chất cho 3 tỉnh phòng chống dịch cúm (ĐĐK). – Do chủ quan, lơ là? (ND).
- Bộ Công an bác tin Lê Văn Luyện bị đánh chết trong tù (CAND/VOV).
- Vụ lật cầu thảm khốc: Bà con xúc động đón cầu tạm (DT). – Kiểm tra đặc biệt một cầu treo khác tại Lai Châu (TP).
- Mặn đã “tấn công” tới giữa vùng châu thổ Cửu Long (Tầm nhìn).
- Tôi đi… đánh đề! (Infonet).
- Hóa vàng, “hóa” luôn cả khu trọ (PT).
Bị xe buýt ép vào rào chắn trên đường, người đàn ông tử vong – (Dân trí) >>>> Bể chứa than, xỉ nhà máy nhiệt điện tràn ra kênh nước sinh hoạt
Trộm ngang nhiên đục tường nhà dân giữa ban ngày -(VnEx) >>> Công an bác tin sát thủ Lê Văn Luyện bị đánh chết
Học trò đi đánh nhau, đâm cả công an -(GDVN) — Học sinh dùng dao đâm bị thương thượng úy công an -(MTG)
Cái xã Hội mà ở gió kẻ cầm quyền dùng thủ đoạn du côn xử Dân thì đến đứa con nít nó cũng bắt chước thôi – Tại sao nhà cầm quyền nắm trong tay mọi luật lệ do mình đặt ra, có vũ khí, quyền lực….không làm cho đúng như mình nói mà đón đường đón ngõ gây sự, ném đá vào nhà, đánh đập Dân bất kỳ chỗ nơi….. Đấy là tấm gương tiêu biểu cho con nít noa học theo, đó là thuận lẽ.
Truy bắt khẩn cấp 2 kẻ đánh thầy giáo trọng thương -(MTG) >>> Thua bạc, nữ quái cướp tiệm vàng
Dược sĩ tàn nhẫn lột trần người tình… tạt axit bỏng nặng -(KT) — Không uống rượu bia 1 năm, người Việt thừa mua 2 tàu ngầm Kilo -(Soha)
Gia Lai: Xưởng gỗ cháy lớn, xe cứu hỏa bốc cháy theo -(VOV) — Cháy lớn lại xảy ra tại nhà máy chế biến gỗ ở Gia Lai -(Soha) >>> Vụ chém trung úy CSGT cướp xe: Bị giang hồ đất Cảng “xử”? >>> Thầy giáo đưa nữ sinh vào nhà nghỉ nhiều lần tự tử trong trại >>> Mục sở thị màn ‘cấu xé, nhào nặn’ trong quán karaoke “bốc, hốt”
Tham tán thương mại về hưu rút súng dọa bắn người -(VOV)- Cần thơ – Cái này là 2 tay về hưu đều là tham tán – Nó bắn nhau đừng trúng Dân là được.
Chém 3 người, lao thẳng ô tô đâm chết bảo vệ khách sạn -(VNN) — Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiêu thụ hàng trộm cắp -(VEF)
Chợ vũ khí công khai, mua súng tặng… hàng kích dục -(VNN) >>> Uống bia ‘giải’ rượu, thiếu nữ bị làm nhục tại quán Karaoke >>> Thua bạc, người phụ nữ cướp giật tại tiệm vàng
- Khi webcam Yahoo cũng là đối tượng bị theo dõi (PT). – Hàng triệu người dùng Yahoo webcam bị theo dõi (TN).
- Tea Party mừng sinh nhật 5 tuổi (Người Việt). – Bóng ma Monica Lewinski
- Pháp sắp sang xuân? (ĐCV).
- Trung Quốc đang làm gì ở châu Phi? (VOV). - Truyền thông Trung Quốc ví Đại sứ Mỹ như ‘trái chuối’ (TN).
- Trung Quốc bán tên lửa ‘giá rẻ’ cho Myanmar (TN). - Trung Quốc nhận “bò rừng” thứ 2 từ Ukraine (ANTĐ).
- Nga sẽ có tiêm kích mới tốc độ Mach 4.3? (Soha).
Ông Yanukovych tổ chức họp báo ở Nga -(BBC) — Vì sao Crimea bị tranh chấp? -(BBC) – Căng thẳng gia tăng ở Crimea -(BBC) — ‘Trò chơi nguy hiểm’ -(BBC) – Tổng thống Putin muốn đe dọa Ukraine đến mức nào? — Crimea: vùng đất giữa các cuộc chiến -(BBC)
Kiev lo ngại lính Nga xâm nhập sân bay ở Crimée -(RFI) — Từ Nga, ông Ianoukovitch tuyên bố tiếp tục chống tân chính quyền -(RFI) — Ukraina và những lợi ích thiết yếu của Nga -(RFI) — Ukraina tố cáo Nga xâm lăng -(VOA) — Ông Yanukovych kêu gọi dân Ukraina chớ ủng hộ chính phủ lâm thời -(VOA) — Tổng thống bị lật đổ Yanukovych nói ông bị buộc rời khỏi Ukraina -(VOA)Quốc hội Ukraina kêu gọi Anh – Mỹ giúp bảo vệ lãnh thổ -(RFA) — Quan hệ Mỹ-Nga: Từ ‘thiết định lại’ đến thụt lùi -(VOA) — Lãnh đạo đối lập Nga bị quản thúc tại gia -(VOA)
Nga cấp hộ chiếu cho cảnh sát Ukraine, thừa nhận đưa quân vào Crimea – (Dân trí)
Bắc Kinh định ngày tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, Tokyo dè dặt -(RFI) — Một nhà ly khai Trung Quốc : Bắc Kinh hợp tác đại học để gởi gián điệp -(RFI) — Trung Quốc: Thêm một quan chức nhận án tử hình treo vì tham nhũng -(RFI) — TQ bác bỏ chỉ trích trong phúc trình thường niên về nhân quyền -(RFA) — Trung Quốc công bố phúc trình về tình hình nhân quyền Hoa Kỳ -(VOA)
Hàn Quốc : Bình Nhưỡng bắn tên lửa là “một sự khiêu khích có tính toán” -(RFI) — Tổng thống Pháp công du Trung Phi, cảnh cáo mọi ý đồ chia cắt -(RFI)
Nhật bản : Quốc hội thông qua luật hạn chế quyền pháp lý phổ quát -(RFI) —TT Yingluck từ chối tranh luận với lãnh tụ biểu tình -(RFA)
Tổng thống Miến Điện đề nghị ra luật về hôn nhân khác tín ngưỡng -(RFI) — Miến Điện yêu cầu tổ chức Y sĩ không Biên giới rời bang Rakhine -(VOA) – Mỹ quan ngại việc MSF bị ngưng hoạt động ở Rakhine -(RFA)
<<< ===Nhà lãnh đạo đối lập Cuba Huber Matos qua đời -(VOA)
Venezuela mừng lễ Quốc Khánh giữa lúc biểu tình tiếp diễn -(VOA) – Gián điệp Anh thâu hình lén các cuộc đàm thoại Webcam trên Yahoo -(VOA)
Thói xấu của tài xế châu Âu -(RFI)
TT Obama: Nga sẽ phải trả giá cho hành động quân sự tại Ukraina -(VOA)Yanukovych họp báo: Ngạc nhiên vì sự im lặng của Putin -(GDVN) >>> Bộ Ngoại gia Nga lên tiếng về hoạt động quân sự ở Crimea >>> Kiev tố 13 máy bay quân sự chở 2000 lính Nga hạ cánh xuống Crimea
Nga thừa nhận Hạm đội Biển Đen xâm nhập Crimea, Ukraine -(KT) — Ukraine yêu cầu Nga dẫn độ Viktor Yanukovych -(MTG)
Chiến binh Hồi giáo rút khỏi thành phố Syria -(VOA)
Các nhà báo Hong Kong kêu gọi công chúng ủng hộ chống lại bạo động -(VOA) – Trị giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc sụt giảm -(VOA)
Trung Quốc là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất Đông Á -(GDVN) >>> Trung Quốc nếu chiếm đảo Senkaku sẽ rơi vào bước đường cùng
Trung Quốc bắt hơn 1.000 kẻ buôn bán trẻ em -(Infonet)
“Nga tăng quân ở Crimea, quân đội Ukraine báo động” -(Soha) — Quân Nga đổ vào Ukraine, Obama “nhảy dựng” -(VnM)
Crimea: vùng đất giữa các cuộc chiến – Nguyễn Giang – bbcvietnamese.com
Ý đồ của Nga chưa thật sự lộ rõ -(RFI) >>> Kiev tố cáo Nga gởi quân tăng viện đến Crimée >>> Obama: Nga sẽ trả giá nếu can thiệp vào Ukraina >>> Kinh tế Ukraina sắp phá sản
Miến Điện:Y sĩ không biên giới bị ngưng hoạt động -(RFI) — Đối lập Thái Lan ngưng phong tỏa Bangkok -(RFI) — Fukushima: Biểu tình đòi truy tố những người chịu trách nhiệm -(RFI)
VENEZUELA: Cảnh sát câu lưu 41 người biểu tình Venezuela -(RFI)Nguy Cơ Khủng Hoảng Nguồn Nước tại Trung Quốc -(ĐKN) >>> Trung Quốc Sương Mù Ô Nhiễm Chưa Từng Thấy, Người Dân Kiện Quan Chức Tắc Trách >>> Thòng Lọng Xuất hiện và Thắt Chặt Xung Quanh Cựu Chính Ủy An Ninh Trung Quốc
2399. UKRAINE HẬU YANUKOVYCH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Thứ Tư, ngày 26/02/2014
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 3 tháng qua tại Ukraine đã bước sang giai đoạn leo thang nghiêm trọng khi trong những ngày qua xảy ra các cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Tương lai Ukraine sẽ đi về đâu? Chuyên gia Fedor Lukyanov, Tổng biên tập Tạp chí nước Nga trong chính sách toàn cầu, có bài phân tích về vấn đề này đăng trên trang manggazeta.ru ngày 19/2 với nội dung như sau:
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ukraine chắc chắn lôi kéo sự can dự các lực lượng bên ngoài nên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực Đông Âu. Ukraine đã vượt qua giới hạn. Những căng thẳng được tích tụ từ cuối mùa Thu năm ngoái đã kết thúc bằng “sự kiện 4/10 Kiev”. 20 năm trước đây chính quyền và phe đối lập “nói chuyện” với nhau trên đường phố Moskva bằng bạo loạn và vũ khí hạng nặng. Cách đây chưa lâu, nhiều người nghĩ rằng kịch bản tương tự không thể diễn ra tại Ukraine, bởi vì nước này có nền chính trị khác, đạo đức, kỹ năng đàm phán…
Nhưng một vấn đề khác còn tồi tệ hơn. ở Nga vào tháng 10/1993 là sự kết thúc đầy bị kịch của cuộc đấu tranh giành quyền lực, đặt dấu chấm hết các cuộc tranh cãi về phương hướng phát triển của đất nước, cho dù đường hướng này được đánh giá như thế nào đi nữa. Ngược lại, tại Ukraine không có bất cứ dấu chấm hết nào được đặt ra, hiện không chỉ phương hướng phát triển đất nước mà còn cả số phận thể chế chính trị Ukraine xuất hiện từ sau khi Liên xô tan rã, vẫn đang đặt dấu chấm hỏi. Kể từ khi xuất hiện “euromaidan” nhiều người đã so sánh giữa thảm họa hiện nay và “cuộc cách mạng cam” năm 2004. Nhưng bản chất cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay lại hoàn toàn khác. 10 năm về trước, do đất nước hỗn loạn và bị kịch hóa cuộc bầu cử tổng thống, rồi sau đó họ bàn về đổi mới chính trị, thể chế kinh tế, thể chế nhà nước. Có nghĩa là nói về tương lai.
Phạm trù “tương lai” hoàn toàn không có trong cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Phạm trù này chỉ tồn tại đến cuối hồi năm ngoái như một giấc mơ hoang tưởng về “sự lựa chọn châu Âu”, có vẻ như Ukraine sẽ hiện thực hóa sau khi ký kết Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, tất cả điều này đã không còn thực sự cấp thiết nữa, bởi vì sự mâu thuẫn căng thẳng tới mức cho thấy thật vô ích khi thảo luận về việc Ukraine liên kết ở mức độ nào, với bất cứ liên minh nào, cho dù đó là EU, Liên minh hải quan hay bất kỳ liên minh nào khác.
Chẳng có tổ chức khôn ngoan nào lại dám mạo hiểm tiếp nhận một quốc gia không có khả năng tự chịu trách nhiệm làm thành viên. Các bên đối đầu gay gắt tại Kiev ngay từ đầu đã không có mục tiêu chiến lược. Tổng thống và bộ xậu của ông chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực. Phe đối lập với tập đoàn cầm quyền, vốn rất hỗn tạp, mong muốn cướp chính quyền, song có cảm giác như họ không khi nào nghĩ đến việc họ sẽ làm gì trong trường hợp này.
Việc thu hút được người đỡ đầu bên ngoài là nhiệm vụ cốt yếu. Đối với Yanukovych sự hỗ trợ của Nga có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì đây là nguồn duy nhất để bù đắp lỗ hổng ngân sách và giúp nền kinh tế tránh được đổ vỡ. Có thể đoán rằng mong muốn của Chính phủ Ukraine chứng minh khả năng lãnh đạo của mình để nhận được khoản giải ngân tín dụng tiếp theo của Nga đóng vai trò gì hay không trong leo thang căng thẳng vừa qua. Phe đối lập thì đang trông cậy vào phương Tây giúp họ hình thành chiến thuật và chiến lược. Lực lượng đối lập không tự làm được điều này. Không phải ngẫu nhiên căng thẳng trở nên dữ dội một ngày sau khi Thủ tướng Angela Merkel cùng nhiều nhà lãnh đạo của Đức công khai tiếp hai thủ lĩnh phe đối lập Areseni Yatsenuk và Vitali Klitschko. Những người biểu tình cực đoan coi đây như là một ân huệ, “nước ngoài đang cùng với chúng ta”, và bắt đầu chuyển sang tấn công sau một thời gian dài khá yên ắng. Chỉ còn biết chúc mừng EU với chiến thắng huy hoàng “sức mạnh mềm” của mình…
Ukraine – nạn nhân của sự đối đầu chết người
Những vấn đề mang tính chất nội bộ của Ukraine. Sau hơn 20 năm độc lập, Ukraine chưa tìm được câu trả lời cho những vấn đề cơ bản về mục tiêu và hình thức phát triển quốc gia. Điều này rất khó khi tính đến tính không đồng nhất về kinh tế – xã hội và tinh thần, nhung những điều kiện khách quan không thể biện minh cho sự thất bại tinh thần của toàn bộ lực lượng chính trị. Trong thời gian gần đây Ukraine đã đánh tráo chủ đề xây dựng nhà nước quốc gia bằng sự cần thiết lựa chọn dứt khoát với Nga hoặc với EU. Trên thực tế hiếm khi có sự lựa chọn như thế và cũng không tồn tại một EU hay nước Nga thực sự sẵn sàng hốt những đống đổ nát của Ukraine, mặc dù lôi kéo nước này về mình nhiều hơn.
Điều đáng buồn nhất là một quốc gia mà trên thực tế không đủ khả năng lựa chọn, xử sự khéo léo ở mức tối đa khi tạm hoãn quyết định ký Hiệp định liên kết với EU. Vì vậy, khi lực lượng bên ngoài chán ngấy thói đỏng đảnh của Kiev, cả phương Tây lẫn Nga đều muốn sự rõ ràng thì Ukraine bị lung lay.
Sự thất bại trong việc xây dựng những thể chế nhà nước có khả năng hoạt động đã biến Ukraine thành một đất nước, nơi trước hết không phải là một nhà nước mà là xã hội dân sự đặc biệt. Có nghĩa là bao gồm toàn bộ liên minh phi chính thức hoặc đã được chính thức hóa, những nhóm lợi ích, thực tiễn các mối quan hệ tương hồ. Cũng đã có thời kỳ khi có một thể chế linh hoạt như thế giúp bảo đảm không bị tan rã: mô hình tập trung hóa gây ra những mâu thuẫn bên trong không thể dung hòa được, còn một thực thể chính trị nghiêm khắc sẽ dập tắt những mâu thuẫn này. Tuy nhiên, cùng với thời gian, những hợp đồng thị trường bất tận giữa các nhóm lợi ích và phe cánh trở thành nội dung cốt lõi của nền chính trị, mục đích tự thân của Ukraine, chứ hoàn toàn không đặt ra vấn đề phát triển quốc gia.
Những chủ đề được thảo luận trong nền chính trị Ukraine năm 2014 giống với những gì người ta đã thảo luận năm 1992. Mức độ tiến bộ sau hơn 20 năm giành độc lập là như thế đó. Liệu có thể dần dần hình thành được một tổ chức chính trị – xã hội chung hay không là vấn đề cần thảo luận. Để làm được điều này, bất cứ trong trường hợp nào cũng cần phải có thời gian và sự thư thái để xây dựng hệ thống quốcgia, hỗ trợ cho tiến trình gắn kết chính sách thận trọng tách biệt với những chấn động bên ngoài. Chính phủ Ukraine không những không làm được điều này mà còn khiến cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng khi nỗ lực kêu gọi một lực lượng nào đấy bên ngoài, thậm chí cùng một lúc tất cả các lực lượng để giải quyết những mục đích riêng của mình. Chính lực lượng bên ngoài thích được lôi kéo vào. Hơn nữa, những lực lượng này không làm theo những nhu cầu của Ukraine (điều này hoàn toàn đương nhiên) và thậm chí những lợi ích thực dụng cụ thể cũng không rõ ràng, mà phần lớn dựa vào lý do cạnh tranh nhau. Do vậy, các nhóm khác nhau ở Ukraine không xích lại gần nhau, mà hình thành hai nhóm có quan điểm xung đột nhau, đồng thời nỗ lực cạnh tranh giành giật nhau. “Cuộc cách mạng cam” đã cho thấy phương Tây đã đánh trúng điểm yếu của Ukraine, chỉ đơn giản tuân theo những mục đích tư tường của mình và đặt kỳ vọng vào xã hội dân sự. Hẳn còn nhớ những phàn nàn của chúng ta về các quỹ của Mỹ và châu Âu, tích cực hoạt động tại các quốc gia láng giềng của Nga. Nước Nga chưa bao giờ nổi tiếng về kỹ năng như thế. Tuy nhiên, việc trực tiếp kêu gọi xã hội giúp kích thích những tiến triển cần thiết, nhưng không bảo đảm nhận được kết quả như mong muốn, giống như “cuộc cách mạng cam” đã chứng minh. Do vậy, để hợp thức những tiến trình này trong đời sống chính trị thực tế cần phải có một chính phủ hoạt động đúng chức năng. Trong khi, các hệ thống quốc gia ở Ukraine không thể làm được điều này, bởi vì những hệ thống này cũng không được đưa vào cấu trúc thông qua quyết định. Việc Mỹ và châu Âu khuyến khích người dân tích cực tham gia biểu tình về mặt khách quan sẽ làm rung lắc không đơn giản là hệ thống chính trị mà còn cả nền tảng nhà nước Ukraine, mặc dù duy trì nền độc lập của Ukraine là ưu tiên trong chính sách của Mỹ và châu Âu kể từ đầu những năm 1990.
Tình hình ở Ukraine rất nguy hiểm
Sự sụp đổ thể chế có thể là hậu quả của những sự kiện đang diễn ra, sẽ tạo ra nguy cơ cao lôi cuốn các đấu thủ bên ngoài tham gia trực tiếp, thậm chí nếu lúc đầu họ không mong muốn điều này. Mong muốn của Đức thể hiện phong cách mới của mình đối với giới lãnh đạo châu Âu, bản tính người Mỹ đòi hỏi sự theo dõi sát sao sự tăng cường tiềm tàng của Nga, mong muốn của Moskva chứng minh đặc quyền của mình ở không gian hậu Xô viết… tất cả điều này có nguy cơ gây ra vòng xoáy căng thẳng mà nhìn chung không có bất cứ quốc gia nào mong muốn. Song, nhũng chuyển biến địa chính trị như thế (Ukraine là quốc gia lớn tiếp giáp với các lĩnh vực lợi ích) có logic riêng của chúng. Thậm chí, nếu ngày nay Ukraine tuyệt nhiên không phải là trung tâm chú ý của thế giới giống như hàng trăm năm trước đây. Lưu ý đến chất lượng chiến lợi phẩm tiềm tàng và những chi phí có thể, không có gì cần thiết hơn là cuộc chiến giành giật Ukraine.
Kịch bản lý tưởng là Nga và EU đạt được thoả thuận về một chế độ bảo hộ mà có thể bảo đảm cho Ukraine duy trì đường biên giới hiện tại và gánh vác trách nhiệm mà giới tinh hoa nước này đã không thể đảm nhiệm. Tuy nhiên, rất đáng tiếc một kịch bản khác hoàn toàn có khả năng xảy ra: Nga và phương Tây cáo buộc nhau trong vấn đề căng thẳng ở Ukraine và bắt đầu tranh cãi “theo hiệp ước”, trong khi ủng hộ các bên đối đầu và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ.
Năm 2008, thời điểm theo sáng kiến của Chính quyền cựu Tổng thống George Bush, đã nêu ra vấn đề trao cho Ukraine và Gmzia quy chế tư cách thành viên trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cuộc nói chuyện của Tổng thống Nga Vladimir Putin với những đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nga – NATO bị rò rỉ và gây tiếng vang lớn. Ông Putin chỉ rõ tính chất không tự nhiên các đường biên giới của Ukraine và kêu gọi đừng làm cho tình hình trở nên rối ren đế không gây ra sự chống đối bên trong Ukraine. Lúc đó, phương Tây coi đây là sự đe dọa, hơn nữa ông Putin đã làm một việc tựa như khai sáng cho các đồng nghiệp Mỹ. Đối với cựu Tổng thống Bush câu chuyện ngắn về sự xuất hiện của Ukraine ở biên giới hiện nay là một sự phát hiện rõ ràng. Những xung đột năm 2013/2014 đang cho thấy ở phương Tây không một ai nhận thức được tính nghiêm trọng tình hình xung quanh Ukraine.
Sự phản xạ địa chính trị kết hợp với rập khuôn tư tưởng (“lựa chọn châu Âu” và một số khác) sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn mà vòng xoáy của nó có thế lan ra rất rộng.
***
Sau khi ký xong một thỏa thuận với phe
đối lập và ba Ngoại trưởng châu Âu, chính quyền mới đang dần dần trở lại
ở Ukraine. Chủ tịch Quốc hội, Alexandre Turchinov, người từng là cánh
tay phải của cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko, được bầu làm quyền tổng
thống. Yanukovych đã bị phế truất và chạy trốn. Các Bộ trưởng Nội vụ và
Quốc phòng cũng như Bộ trưởng Tư pháp đã bị thay. Một Thủ tướng mới sẽ
được bổ nhiệm trong những ngày tới. Bây giờ điều gì sẽ xảy ra ở Ukraine?Theo tạp chí “Statayrik”, tại Moskva cũng như tại thủ đô của các nước châu Âu và Washington, tất cả các nhà lãnh đạo đều kêu gọi ổn định tình hình ở Ukraine. Nhưng chính quyền mới sẽ phải nhanh chóng đối mặt với 4 thách thức.
Thứ nhất là Ukraine bị chia cắt. Nước này có truyền thống bị chia cắt thành hai phần. Ở miền Tây, nơi người dân nói tiếng Ukraine và theo đạo Thiên chúa, là một Ukraine hướng về người láng giềng Ba Lan và các nước Tây Âu. Tại miền Đông, nói tiếng Nga, nơi ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim sống được là nhờ đơn đặt hàng của người láng giềng khổng lồ phương Bắc, là một Ukraine ngả theo Nga, theo đạo Kitô giáo -mặc dù bị chia rẽ giữa địa hạt giáo trưởng Moskva và Kiev.
Ngoài hai phần đó còn có thêm phần thứ ba là bán đảo Crimea, với dân chúng đa số là người Nga có hai quốc tịch Nga và Ukraine. Bán đảo này đã được Nikita Khrushchev, cũng là người Ukraine, “cho” Ukraine vào năm 1954. Tại đây có căn cứ hải quân Sebastopol mà Ukraine cho Nga thuê theo hợp đồng đến năm 2042.
Tuy nhiên, không nên đánh giá cao tình trạng chia cắt đó. Một mặt, đường ranh giới về ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị giữa miền Đông và miền Tây không phải là hoàn toàn rõ ràng. Ngoài ra còn có một Ukraine vùng trung tâm lúc nghiêng sang Tây, lúc ngả sang Đông, về điểm này, thủ đô Kiev có thể là một ví dụ điển hình. Phần lớn dân chúng ủng hộ việc chiếm Quảng trường Độc lập trong khi 2/3 dân số ở đây nói tiếng Nga.
Nếu những người biểu tình đầu tiên phản kháng chống lại quyết định của Viktor Yanukovych quay lưng lại với Liên minh châu Âu (EU), yêu sách đã nhanh chóng thay đổi để đặt lại vấn đề đối với việc thực thi quyền lực của phe Yanukovych, nạn tham nhũng và tình trạng vi phạm nhân quyền. Các yêu sách đó gắn kết những người biểu tình với nhau mặc dù họ đến từ cả miền Tây lẫn miền Đông. Một số nhà quan sát thậm chí nghĩ rằng phong trào phản kháng góp phần tăng cường, thậm chí tạo ra nhận thức dân tộc Ukraine và gắn kết sự thống nhất trong cả nước.
Thứ hai là vấn đề lãnh đạo. Cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko, được khoảng 100.000 người hoan nghênh tại Quảng trường Độc lập, đã xin lỗi cho cả chính giới Ukraine, và qua đó hiểu ngầm là cả bà trong đó. Thực ra, bà để lại không chỉ những hồi ức tốt đẹp sau cuộc Cách mạng Cam , vì từng tranh giành quyền lực với tổng thống thân phương Tây Viktor Yushchenko. Sau hơn hai năm ngồi tù theo lệnh của Viktor Yanukovych, bà không loại trừ khả năng sẽ ra tranh cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/5 tới. Bà sinh ra vào đầu những năm 1960 tại một vùng nói tiếng Nga là Dniepropetrovsk và từng được hưởng thành quả của thời kỳ tư nhân hóa hậu Xô viết.
Phong trào phản kháng còn sản sinh ra một số nhà lãnh đạo khác. Arseni Yatsenyuk, 39 tuổi, từng là phó của cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko. Ông trở thành người lãnh đạo đảng Batkivshchyna sau khi bà Timoshenko bị bắt. Là cựu Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại giao, nhà kỹ trị kín tiếng này đã tạo được cho mình vị thế của một nhà lãnh đạo trong ba tháng diễn ra biểu tình, ông lập ra một bộ ba khá hữu hiệu với cựu vô địch quyền Anh thế giới Vitali Klitschko, 42 tuổi, thủ lĩnh đảng Oudar. Vitali Klitschko không giấu giếm ý định ra ứng cử tổng thống mặc dù chưa có kinh nghiệm chính trị. Nhưng vấn đề này lại có thể là một lợi thế cho con người khổng lồ đó (ông cao 2,02 m ) vì không giống như các tác nhân chính trị khác ở Ukraine, ông không bị cáo buộc làm giàu bằng tiền nhà nước.
Oleh Tyahnybok, 45 tuổi, là người lãnh đạo đảng Svoboda được cho là cực hữu và bài Do Thái. Ông giành được 11% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây nhất, nhưng dường như ảnh hưởng chính trị của ông đã suy giảm trong những năm qua, cho dù người của ông vẫn thường đứng ở tuyến đầu trong các cuộc đối đầu với lực lượng an ninh. Tại các vùng ở miền Đông, Svoboda bị coi là đảng phát xít. Truyền thông và giới lãnh đạo Nga thường phóng đại tầm quan trọng của đảng này để làm mất uy tín của những người trong phe đối lập.
Thứ ba là tình hình kinh tế. Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ mới sẽ là tấn công vào tình hình kinh tế đang trong tình trạng thảm họa. Két bạc nhà nước trống rỗng và không chỉ do thói ngông cuồng của Viktor Yanukovych, với bằng chứng là những hình ảnh về “khu nhà thứ hai” của ông.
Ukraine, sẽ phải trả khoảng 13 tỷ USD cho các chủ nợ từ nay đến cuối năm, nhưng hiện không có một xu dính túi. Cựu Tổng thống Yanukovych nhờ đi theo Moskva nên được Điện Kremlin tháng 12/2013 hứa hẹn cho vay 15 tỷ USD. Đợt đầu với 3 tỷ USD đã được thực hiện. Sau đó sẽ là đợt hai, nhưng việc cho vay đã bị ngừng lại.
Bộ trưởng Tài chính các nước nhóm G20 họp tại Sydney cho biết họ sẵn sàng giúp đỡ Ukraine, nhưng không nói đến bất kỳ một khoản tiền nào. Bà Christine Lagarde, Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, tuyên bố thể chế của bà sẵn sàng đến cứu Kiev như từng làm trước đây với điều kiện cải cách phải được thực hiện.
Thứ tư là chính sách của Tổng thống Nga, Vladimir Putin. Việc Viktor Yanukovych sụp đổ là một thất bại chính trị đối với Tổng thống Nga. Một mặt ông có thể sợ chính quyền mới ở Kiev sẽ quay sang với Liên minh châu Âu như người biểu tình đòi hỏi, mặt khác sợ một chế độ dân chủ sẽ được thành lập ở nước Slave lớn thứ hai sau Nga. Mặc dù tình hình ở Nga và Ukraine không có gì đáng để so sánh với nhau, song Putin cho rằng chế độ độc tài kết thúc ở Ukraine, với tất cả tính chất hậu xô viết của nó, là mối đe dọa đối với chính quyền lực của ông.
Điện Kremlin cho đến lúc này vẫn rất kín tiếng về tiến triển tình hình ở Ukraine, chỉ tố cáo việc phe đối lập không tôn trọng thỏa thuận đã được ký trước đó với Yanukovych. Đặc phái viên của Putin đã từ chối ký thỏa thuận này, mặc dù trước đó đã ký tắt.
Nhưng Moskva vẫn giữ được một số con bài trong cuộc chơi. Trước hết là phương tiện gây sức ép kinh tế. Nga đã nhiều lần sử dụng các con bài đó, như giá khí đốt bán cho Ukraine, kể cả số khí đốt được trung chuyển qua nước này sang Tây Âu, mở hay đóng đường biên giới không cho hàng hóa của Ukraine qua, tùy theo lợi ích chiến lược của mình. Putin cũng có thế khích lệ chống đối chính quyền mới tại các vùng có đa số dân chúng nói tiếng Nga. Số người này không nhất thiết là những người thân Nga, nhưng có thể là những người đầu tiên phải chịu hậu quả của việc đóng cửa biên giới với Nga. Một số nhà lãnh đạo Nga mới đây thậm chí còn dự tính chia cắt Ukraine, nhưng chắc chắn đó chỉ là biện pháp răn đe hơn là một dự án cụ thể.
Người đứng đầu ngoại giao EU, bà Catherine Ashton, tuyên bố mục tiêu là “thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine, về lý thuyết, Tổng thống Putin không có gì để phản đối, chừng nào các nhà lãnh đạo tương lai của Ukraine còn tính tới lợi ích của Nga theo cách hiểu của ông.
***
Tình hình ở Ukraine, theo tạp chỉ “Focus“,
cho đến nay vẫn không rõ ràng trong khi Đảng các khu vực được cho là
thân Nga, có ý định thúc đẩy một dự án nhằm “Balkan hóa” nước này. Kịch
bản theo hướng liên bang khiến người ta ngày càng lo ngại khi một bộ
phận chính giới ở nước này ngày càng thiên về ý thành lập liên bang tách
các vùng Đông, Tây và bán đảo Crimea ra khỏi nhau.Đối với ông Guillaume Lagane, viên chức cao cấp và giáo sư trường Đại học Sciences-Po Paris (Pháp), Moskva rõ ràng không thích thú với kịch bản này. Trả lời câu hỏi có nên thực sự lo ngại trước việc Ukraine phải chịu chung số phận với Nam Tư không, ông thừa nhận tiến triển tình hình ở Ukraine khiến phần lớn các nhà quan sát bị bất ngờ vì không ai thực sự chờ đợi cuộc khủng hoảng chính trị đó lại dẫn đến đối đầu làm hàng chục người chết giữa lực lượng an ninh và phe chống đối. Thực sự cần phải nhớ lại năm 1999 (ở Kosovo) và năm 2000 (tại Macedonia) mới thấy được mức độ quyết liệt tương tự, từ đó khiến người ta nghĩ rằng tiến triển sự việc sẽ là đáng lo ngại nhất đối với sự ổn định của Ukraine, Các cuộc đối đầu vừa qua gián tiếp cho thấy sự mong manh của một nước với đường biên giới được hoạch định không phải từ lâu (năm 1918) và bao gồm các không gian địa lý đôi khi rất khác nhau. Vùng Tây-Bắc là nơi định cư của dân chúng đa số nói tiếng Ukraine trong khi ở miền Đông và vùng Nam Crimea, đa số người dân nói tiếng Nga (20% người Ukraine tự coi mình trước hết là người Nga). Ngoài sự phân chia về ngôn ngữ đó còn có sự khác biệt về tôn giáo vì trong 1/3 số người Ukraine cho là mình là người theo đạo, một đa số tương đối theo dòng chính thống trong khi một thiểu số lớn, sống ở vùng Tây-Bắc, theo dòng “uniate”, một tôn giáo vừa tuân thủ nghi lễ của dòng chính thống vừa công nhận Giáo hoàng. Nói cách khác, lúc này thực sự tồn tại nhiều yếu tố của sự chia rẽ dân tộc.
về phần mình, bà Béatrice Giblin, người từng lãnh đạo Viện địa chính trị Pháp thuộc trường Đại học Paris VIII (Pháp), khẳng định Nam Tư là một nhà nước liên bang, nhưng Ukraine thì không. Thuật ngữ “Balkan hớa”, theo bà, dường như là không thích hợp vì đặc điểm của vùng Balkan là các cộng đồng Serbia, Hồi giáo, Croatia sống đan xen vào nhau và chính điều đó khiến rất khó kiểm soát việc phân chia. Các vùng Đông và Tây ở Ukraine không phải là các Nhà nước liên bang với đường ranh giới có thể dùng được làm đường biên giới quốc gia. Hơn nữa, còn có vấn đề Kiev không những là thủ đô của Ukraine mà còn được coi là thủ đô đầu tiên của Nga, trước Moskva. Trong các cơ quan đại diện lịch sử của Nga, Kiev xuất xứ là thuộc Nga chứ không phải của Ukraine. Người Nga thực sự liệu có thiên hướng từ bỏ lịch sử đó không? Liên quan đến Crimea, vùng này năm 1954 đã được Krushchev “cho” Ukraine lúc đó thuộc Liên Xô và như vậy là một “món quà” không phải không mang lại hậu quả vì Crimea cho đến lúc đó chưa bao giờ thuộc về Ukraine. Vào thời điểm gia hạn hợp đồng cho thuê căn cứ hải quân của Nga tại Sebastopol, một số vấn đề căng thẳng nổ ra, nhưng cuối cùng dịu đi nhờ có lợi ích của cả người Nga lẫn người Ukraine. Trong trường hợp xảy ra căng thẳng cao độ, vấn đề Crimea và căn cứ hải quân Sebastopol có thể sẽ lại được tung ra.
Nếu xảy ra tiến trình liên bang hóa, Nhà nước liên bang làm saọ hoạt động được với sự chống đối như vậy giữa hai hay ba thực thể? Vấn đề đoàn kết giữa ba thực thể sẽ ra sao? Xây dựng liên bang, ít nhiều về dài hạn, có thể dẫn tới chia cắt, nhưng ai thực sự muốn như vậy? Người Nga chăng? Chuyên gia Béatrice Giblin nói bà không tin điều đó vì kế hoạch của Tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhằm tái lập vùng ảnh hưởng và kiểm soát cho nước Nga đối với các nước thuộc Liên Xô cũ, không thể thực hiện được nếu không có “miếng to” là Ukraine, và dự án địa chính trị của Nga đối với vùng “Á-Âu” không có nước này sẽ ra sao? Vả lại, việc phân chia có thể có nguy cơ đẩy miền Tây Ukraine vào vòng tay Liên minh châu Âu và NATO. Bà Béatrice Giblin không nghĩ người Nga sẽ chấp nhận điều đó vì họ chưa bao giờ chấp nhận việc các Nhà nước vùng Blatic gia nhập NATO, do đó có thể lại càng không chấp nhận đối với một vùng lãnh thổ rộng lớn như Ukraine.
Còn trong số người Ukraine ở miền Tây, có thể có người muốn thành lập liên bang và thậm chí muốn độc lập, nhưng chuyên gia Béatrice Giblin tin số đó chỉ là thiểu số vì số đông người Ukraine theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và không muốn đất nước tan vỡ cho dù đường biên giới hiện nay của Ukraine không phải quá lâu đời. Họ cần bảo đảm nhận được sự hỗ trợ vững chắc của Liên minh châu Âu, nhưng bà Béatrice Giblin không chắc chắn điều đó sẽ diễn ra.
Được hỏi ai sẽ là người thắng cuộc đầu tiên trong viễn cảnh đất nước tan vỡ và người Ukraine được lợi gì khi lãnh thổ của họ bị chia cắt, ông Guillaume Lagane, đồng thời là tác giả cuốn “Bước đầu tiên về địa chính trị” (Nhà xuất bản Ellipses, năm 2012), cho rằng về phương diện kinh tế, các dân tộc nhìn chung không được gì khi đất nước của họ bị chia cắt vì điều đó gây trở ngại cho thương mại và gia tăng các cơ cấu hành chính, một vấn đề như đã thấy ở các vùng lãnh thổ ly khai Catalan và Ecosse. về phương diện chính trị, điều đó trên thực tế là giải pháp ít đau đớn nhất nếu tình hình xấu đi, và có thể đặt câu hỏi liệu guồng máy đó đã bắt đầu vận hành chưa. Như vậy, thành phố Lvov, thành phố chính của miền Tây, trong những ngày qua là nơi diễn ra các “cú đòn” có tính chất ly khai, cụ thể là với việc chiếm đóng trụ sở Quốc hội địa phương. Một lần nữa, nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh lịch sử và địa lý cho phép hiểu được sự kiện này vì thành phố đó trong quá khứ thuộc về (đế quốc-TTXVN) Áo-Hung, rồi chuyển sang tay Ba Lan từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ở đây có một
vùng rõ ràng cảm thấy mình là của châu Âu nhiều hơn, trong bối cảnh kình địch Đông-Tây mà hiện nay vẫn chưa biết kết thúc như thế nào.
Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ba Lan cũng như các nước vùng Scandinave; dẫu sao cũng không được lợi gì nhiều nếu Ukraine bị chia cắt như vậy vì mục tiêu lớn hơn là đưa toàn bộ vùng lãnh thổ vào một không gian hợp tác kinh tế. về phía Nga, có thể nói đến tuyên bố của một số nhân vật theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa ủng hộ chia cắt Ukraine rồi hội nhập đối với một phần của miền Đông, nhưng về vấn đề này, cũng có thể khẳng định rằng Moskva sẽ được lợi hơn nếu đưa được toàn bộ Ukraine vào vòng ảnh hưởng của mình, cụ thể là thông qua việc gia nhập Liên minh Hải quan mà Tổng thống Putin đang tìm cách xây dựng ở biên giới Nga. Động cơ của Kremlin cũng mang tính chất quân sự vì tại Crimea có căn cứ hải quân chính của Nga ở biển Đen, một lợi thế sẽ được duy trì ít nhất đến năm 2045 theo thỏa thuận với chính phủ của Yanukovych.
Trong con mắt của chuyên gia Béatrice Giblin, cũng là nhà địa chính trị học, người thua sẽ là cả Nga, vì đó sẽ là một thất bại và mất ảnh hưởng lẫn Ukraine do bị tan vỡ. Như vậy sẽ không biết vùng lãnh thổ nào có thế sẽ tiếp tục được gọi là Ukraine. Bà khẳng định chắc chắn không phải Liên minh châu Âu sẽ có trách nhiệm phải tiếp nhận miền Tây của Ukraine vì như vậy sẽ có thể khiến châu Âu phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng với Nga.
Dự án soạn thảo một bản Hiến pháp mới sẽ rất được chú ý vì phe đối lập coi đó là một phươns tiện để làm giảm ảnh hưởng của cựu Tổng thống Yanukovych trong khi Moskva có thể lợi dụng điều đó để dựa vào bộ phận dân chúng thân Slave ở đây. Liệu tình hình sẽ tiến triển như thế nào?
Chuyên gia Guillaume Lagane nghĩ rằng liên bang là giải pháp có thể chứng minh được hiệu quả của nó theo nghĩa điều đó sẽ giảm bớt đối kháng khi hạn chế được ảnh hưởng của Chính quyền Kiev. Điều đó, về lý thuyết, cũng có thể làm dịu đi tình hình chia rẽ về chính trị giữa một vùng Tây-Bắc ủng hộ “Cách mạng Cam” thân phương Tây và các vùng khác của đất nước đi theo lập trường của Đảng các khu vực thân Nga. Đồng thời, tấm gương Bosnia-Herzegovina, vốn cũng lấy cảm hứng từ hệ thống liên bang, khiến người ta nhớ rằng giải pháp đó cũng có thể gây ra một loạt vấn đề chính trị và kinh tế. Đối với bà Béatrice Giblin, bản Hiến pháp mới – nếu được ban hành – sẽ là kết quả của cán cân lực lượng giữa người Ukraine thân Nga và người Ukraine không muốn bị Nga kiểm soát. Bà có khuynh hướng nghĩ rằng Tổng thống Putin không sẵn sàng từ bỏ Ukraine, kể cả khi phải thúc ép Yanukovych đàn áp đẫm máu.
Nhưng vấn đề ở đây là Ukraine là một nước đã tồn tại từ hàng trăm năm nay và cực kỳ dân tộc chủ nghĩa. Người dân Ukraine hiện nay liệu có hoàn toàn bị thúc đẩy bởi ý đồ ly khai không và nếu có thì ở mức độ nào? Ông Guillaume Lagane, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng, cho rằng không thể trả lời câu hỏi này một cách chính xác và tổng thể được, nhưng có thể khẳng định rằng Yanukovych được bầu năm 2009 sau khi dân chúng không còn thiện cảm với các chính phủ được gọi là “màu cam” nữa. Tất cả điều đó diễn ra trong bối cảnh sự thống nhất dân tộc bị lung lay. Chủ nghĩa dân tộc đúng là tồn tại trong lịch sử nước này, nhưng cũng đã nhiều lần bị đặt lại vấn đề, thậm chí ý niệm về dân tộc Ukraine từng bị những kẻ chiếm đóng Nga đánh phá mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 20. Đặc biệt, chủ nghĩa dân tộc trong một thời gian được một số nhân vật đồng thuận sử dụng, như Simon Petlyura, rốt cuộc đã mất đi lý tưởng của mình khi tham gia ủng hộ nước Đức phát xít vì Hitler lúc đó được coi là thành trì vững chắc nhất để chống lại Liên Xô. Hơn nữa, theo bà Béatrice Giblin, người cũng là tác giả cuốn’”Các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Hiểu theo nghĩa địa chính trị” (Nhà xuất bản Armand Colin, năm 2011), đường biên giới hiện nay của Ukraine không phải là quá lâu đời, đặc biệt là ở phía Tây, và đã xê dịch nhiều cho đến năm 1954 (năm nước này lấy lại vùng Crimea) và trong thời kỳ từ năm 1939 đến năm 1945, khi vùng lãnh thổ của nước này mở rộng thêm sang phần đất của Ba Lan, Romania. Hơn nữa, Ukraine, với tư cách là một Nhà nước, không có được những thời kỳ độc lập dài, kể từ Nhà nước Kiev (từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11).
Hơn nữa, vấn đề chia cắt lãnh thổ lại đang diễn ra trong vùng. Nước Moldova gần đó cũng có liên quan đến ý định ly khai khi Bruxelles ve vãn chính phủ trung ương. Liên quan đến kịch bản chia cắt Ukraine, nếu được khẳng định, với khả năng tạo thành vết dầu loang đối với các nước khác trong vùng, chuyên gia Guillaume Lagane cho rằng hoàn toàn có thể làm một phép so sánh như vậy. Tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây vẫn luôn bị Kremlin coi là “nước ngoài gần gũi”. Điều đó giải thích tại
sao Nga ủng hộ chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu ở Belarus và can dự vào đời sống chính trị của một số nước khác như Moldova. Hiện đang diễn ra cuộc tranh luận giữa phái thân phương Tây đang nắm quyền và phái thân cộng sản lãnh đạo trước họ cho đến năm 2009. Thêm vào đó là yêu sách của hai vùng ly khai – Gagaouzie có gốc gác Thổ Nhĩ Kỳ được Moskva sử dụng như một chiếc đòn bẩy và Transnitrie đang được hưởng quyền tự trị không vĩnh viền từ năm 1992 nhưng được quân đội Nga bảo vệ về mặt quân sự. Đó là một số cuộc xung đột đã được khoanh lại, nhưng quả thực đang đe dọa sẽ lại bùng phát nếu tình hình ở Ukraine tiến triển theo hướng bi đát vì trường hợp Moldova thậm chí có thể được nghiên cứu với tư cách là một tiền lệ thú vị, về mặt phân tích, so với tương lai của Ukraine./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét