- Mời công an uống 'ly cà phê nhân quyền' (BBC) - Nhóm các blogger mời công an tham gia thảo luận về tình trạng giới chức 'tùy tiện' cấm công dân xuất cảnh tại cà phê Starbucks ở Sài Gòn.
- Báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản (BBC) - Tờ báo hơn 100 nhân viên gần tròn 20 năm tuổi và có nhiều độc giả chính thức đình bản với ngày làm việc cuối cùng 'trong nước mắt'.
- Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền (RFI) - Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châuÁ, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đànáp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện. Về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lênán các chiến dịch đànáp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh.
- Tòa Campuchia cáo buộc một người Việt gây bạo lực biểu tình (RFA)
- Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh sáng ngày 28/2, công bố bản án liên
quan đến 5 người Campuchia và một người Việt tình nghi tham gia biểu
tình cùng phe đối lập và gây bạo lực tại khu vực cầu Sài Gòn hồi tối
ngày 15/9/2013.
- Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ lên gân, Malaysia vững dạ (RFI) - Hãng tin Reuters ngày 26/02/2014 có bài phân tích« Sự quyết đoán của Trung Quốc làm cho Malaysia cứng rắn hơn trong tranh chấp biển» của Stuart Grudgings, nói về sự thay đổi thái độ - một cách kín đáo - của Malaysia trước những đòi hỏi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
- Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông (RFI) - Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòaán Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.
- Trung Quốc cải chính thông tin về vùng phòng không (RFI) - Sau Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua, 27/02/2014 đến lượt Bộ Quốc phòng nước này lên tiếng (gọi là)« cải chính» nguồn tin được tiết lộ gần đây, theo đó Không quân Trung Quốc đã có kế hoạch thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Cách cải chính của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không khác lập luận của Bộ Ngoại giao, cho rằng trước mắt thì không, nhưng trong tương lai thì Bắc Kinh vẫn có quyền tiến hành việc này.
- Cầu Lai Châu: 'Tiền Đan Mạch, VN tự làm' (BBC) - Đại sứ Đan Mạch xác nhận với BBC dự án cầu treo bị đứt ở Lai Châu do quỹ Danida tài trợ vốn, nhưng Việt Nam tự tiến hành dự án.
- Tại sao tôi ủng hộ Thủ tướng? (RFA) - Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực.
- Thủ tướng Dũng ‘muốn giữ cầu Long Biên’ (BBC) - Thủ tướng Việt Nam nói phải giữ lại cầu Long Biên, và tiếp tục bàn sẽ xây cây cầu mới cách bao xa.
- Việt kiều có thể kinh doanh địa ốc ở Việt Nam (RFA) - Việt kiều có thể được phép kinh doanh địa ốc ở Việt Nam. Đây là một điểm mới, theo nội dung dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đang trong quá trình thẩm tra trước khi trình Quốc hội.
- Trung Quốc: Thêm một quan chức nhận án tử hình treo vì tham nhũng (RFI) - Hôm nay 28/02/2014, một quan chức cao cấp ở Quảng Đông đã bị tòaán Hà Nam tuyênán tử hình treo vì tội tham nhũng. Đây là trường hợp mới nhất bị lãnhán trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc.
- Mỹ nêu nhiều trường hợp vi phạm nhân quyền của Việt Nam (VOA) - Ngoại trưởng Kerry nói, 'Các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự mà tôi đã gặp ở nhiều nước mà tôi tới trong đó có Hà Nội đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi'
- Ông Thủ tướng chưa yên? (Phần 3) (RFA) - Báo VNN cho biết [1]: "Một kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khiến không ít người giật mình". Giật mình việc gì? "Đó là, tỷ lệ thành công khi thuê “xã hội đen” thu hồi nợ cao đến 90% và thời gian chỉ từ 15 đến 30 ngày.
- Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết (RFA) - Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong dịp Tết Giáp Ngọ, phường đạo chích chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp hoạt động mạnh vào dịp cận Tết, nghỉ Tết vài ngày, đến Mồng Hai Tết lại hoạt động rầm rộ.
- Cựu Phó tổng Vinalines lĩnh án 3 năm tù giam (BaoMoi) - Ngày 28/2, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Bùi Quốc Anh đã bị TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù giam.
- Quốc hội sẽ công khai ý kiến xem xét lại các dự án bauxite (RFA) - Quốc hội Việt Nam sẽ công khai ý kiến để xem xét lại các dự án bauxite ở Tây Nguyên trước việc Tập đoàn Than Khoáng Sản cho biết sẽ bị lỗ khoảng 2.400 tỷ đồng trong vòng 7 năm sắp tới.
- Vì sao Trung Quốc không mặn mà với Quy tắc ứng xử trên biển Đông? (BaoMoi) - Chấp nhận một quy tắc ứng xử trên biển Đông đồng nghĩa với việc các lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc sẽ bị đe dọa. Dù các nước ASEAN rất hy vọng vào việc có thể đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh, nhưng xem ra khả năng này vẫn còn khá xa.
- Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nên chọn lựa sao cho đúng? (RFA) - Sinh năm 1983; Kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thanh là người quê hương Bình Định, đang trong độ tuổi xung sức tráng kiệt và cũng đủ chính chắn để có những hành động khôn ngoan do tiếng gọi của lương tâm mình. Nhưng oái om thay anh lại đang sống trong một thời kỳ đen tôi cùng cực của cái gọi là “Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội” tại Việt Nam.
- Việt Nam cần học cách làm của Campuchia? (RFA) - Việt Nam tụt hậu với Singapore, Malaysia hoặc Thái Lan là sự thật hiển nhiên, nhưng ngay với Campuchia có một số lãnh vực mà người Việt cần tự thức tỉnh chính mình.
- Việt Nam cấm sử dụng tiền ảo bitcoin (RFI) - Hãng tin Pháp AFP hôm nay 28/02/2014 cho biết Việt Nam đã cấm các ngân hàng sử dụng bitcoin, nhấn mạnh rằng loại tiền ảo mà giá trị mới đây đã giảm mạnh không được coi là một phương tiện thanh toán tại nước này.
- Kerry: 'Moscow nên kiềm chế về Ukraine' (BBC) - Hoa Kỳ kêu gọi các bên "lùi bước và tránh hành động khiêu khích dưới mọi hình thức", trong lúc căng thẳng dâng cao tại bán đảo Crimea thuộc Ukraine.
- Lịch sử phức tạp của Crimea (BBC) - Giải thích lịch sử vùng bán đảo Crimea trong một phút, để hiểu thêm về khủng hoảng Ukraine.
- TT Yingluck từ chối tranh luận với lãnh tụ biểu tình (RFA) - Liên quan đến xáo trộn chính trị đang xảy ra ở Thái Lan, một viên chức cao cấp của chính phủ Thái đã bác bỏ đề nghị do phía biểu tình đưa ra ngày hôm qua là mở cuộc tranh luận trên truyền hình giữa bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra và lãnh tụ biểu tình là ông Suthep Thaugsuban.
- Căng thẳng gia tăng ở Crimea (BBC) - Bộ trưởng nội vụ Ukraine tố cáo hải quân Nga chiếm sân bay Sevastopol ở khu tự trị Crimea, trong lúc Nga bác bỏ.
- Crimea: vùng đất giữa các cuộc chiến (BBC) - Nhắc lại Cuộc chiến Crimea ở thế kỷ 19 và tính biểu tượng của bán đảo bên bờ Biển Đen.
- Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp Thị (VOA) - Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và giấy phép hoạt động báo điện tử trên Internet của Báo Sài Gòn Tiếp thị
- Quốc hội Ukraina kêu gọi Anh – Mỹ giúp bảo vệ lãnh thổ (RFA) - Về tình hình Ukraina, một trong những biến chuyển đáng chú ý là Quốc hội nước này lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ và Anh Quốc giúp đỡ để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và an ninh.
- Ukraina tố cáo Nga xâm lăng (VOA) - Bộ trưởng Nội vụ Ukraina cáo buộc lực lượng Nga đang thực hiện một 'cuộc xâm lăng và chiếm đóng quân sự' tại 2 phi trường ở vùng Crimê của Ukraina
- 'Trò chơi nguy hiểm' ở Crimea (BBC) - Phải chăng Nga muốn làm chính quyền ở Kiev lo ngại tình hình Crimea, nhưng cũng không muốn căng thẳng với phương Tây?
- Từ Nga, ông Ianoukovitch tuyên bố tiếp tục chống tân chính quyền (RFI) - Chiều nay 28/02/2014, vào lúc 17 giờ 10 phút giờ địa phương, Tổng thống bị phế truất Viktor Ianoukovitch, 63 tuổi, sau sáu ngày biệt tích đã xuất hiện trong cuộc họp báo được truyền hình, kéo dài 1 giờ 10 phút, tại Rostov trên bờ sông Don, một thành phố cách không xa biên giới với Ukraina.
- Kiev lo ngại lính Nga xâm nhập sân bay ở Crimée (RFI) - Căng thẳng Ukraina tăng thêm một nấc với việc các nhóm vũ trang xâm nhập khu vực sân bay Simféropol, thủ phủ nước cộng hòa tự trị Crimée đêm hôm qua rạng sáng nay 28/02/2014 và sân bay tại Sebastopol, nơi đóng quân của hạm đội Biển Đen của Nga. Chính quyền Ukraina nghi ngờ lực lượng xâm nhập gồm các quân nhân Nga. Quốc hội Ukraina ra tuyên bố kêu gọi Hội Đồng Bảo An xem xét can thiệp.
- Lãnh đạo đối lập Nga bị quản thúc tại gia (VOA) - Các nhà điều tra yêu cầu tòa án quản thúc ông Navalny tại gia, lập luận rằng ông đã vi phạm lệnh hạn chế du hành trong một cuộc điều tra hình sự nhắm vào ông
- Whatsapp sẽ cho phép gọi điện thoại (BBC) - Whatsapp sẽ có thêm dịch vụ gọi điện thoại, bitcoin lao đao vì vụ gian lận, còn Apple vừa tung bản sửa lỗi điều hành.
- MIẾN ĐIỆN: Tổng thống Miến Điện đề nghị ra luật về hôn nhân khác tín ngưỡng (RFI) - Tổng thống Miến Điện hôm nay 28/02/2014 yêu cầu Quốc hội xem xét một dựán luật về hôn nhân giữa những người khác tôn giáo do một nhà sư Phật giáo cực đoan đưa ra, với mục đích« bảo vệ» cho những người theo đạo Phật vốn chiếm đa số tại nước này.
- Thói xấu của tài xế châu Âu (RFI) - Vào lúc tình hình thời sự châuÂu nóng bỏng với các diễn biến dồn dập tại Ukraina, nhật báo Pháp Le Figaro đã giúp độc giả thư giãn với một cuộc điều tra về thói xấu khác nhau của người điều khiển xe tại châuÂu. Bài báo ghi nhận trong hàng tựa điều có thể gọi là mỗi người một vẻ :« Mỗi một nước ChâuÂu có thói xấu riêng khi cầm lái».
- Tổng thống Pháp công du Trung Phi, cảnh cáo mọi ý đồ chia cắt (RFI) - Sáng nay, 28/02/2014, Tổng thống Pháp François Hollande tới Bangui, thủ đô nước Cộng hòa Trung Phi. Đây là chuyến đi thứ hai của Tổng thống Pháp tới quốc gia này trong vòng ba tháng, trong bối cảnh Trung Phi đang rơi vào vòng xoáy bạo lực sắc tộc tôn giáo, nguy cơ bị chia cắt tăng cao.
- Quốc hội thông qua luật hạn chế quyền pháp lý phổ quát (RFI) - Các dân biểu Tây Ban Nha hôm 27/02/2014 đã biểu quyết thông qua đạo luật gây tranh cãi nhằm hạn chế nguyên tắc pháp lý phổ quát của tư pháp. Cánh tả đối lập tố cáo đây là một cách hy sinh nhân quyền cho lợiích kinh tế hay ngoại giao.
- Binh sĩ Nga chiếm quyền kiểm soát 2 phi trường chính ở Ukraina (VOA) - Ông Avakov nói lực lượng vũ trang của Nga đang phong tỏa phi trường Belbek ở Sevastopol, nơi Nga có một căn cứ hải quân
- MỸ - TRUNG: Một nhà ly khai Trung Quốc : Bắc Kinh hợp tác đại học để gởi gián điệp (RFI) - Một cựu giảng viên đại học Trung Quốc vừa sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng 01/2014, báo động tình trạng Bắc Kinh gài nhiều gián điệp vào các đại học Mỹ thông qua các chương trình hợp tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Malaysia sốc khi Trung Quốc tập trận trong vùng đặc quyền (BaoMoi) - (Tin tức 24h) - Malaysia bị sốc trước hai đợt tập trận trong vòng chưa đầy một năm của hải quân Trung Quốc gần bãi cạn James nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
- TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN: Bắc Kinh định ngày tưởng niệm thảm sát Nam Kinh, Tokyo dè dặt (RFI) - Hôm nay, 28/02/2014, AFP loan tin chính quyền Nhật Bản phản ứng khá thờ ơ trước việc Trung Quốc khẳng định sẽ dành hai ngày tưởng niệm quốc gia cho Chiến thắng chống Nhật năm 1945 và cuộc thảm sát Nam Kinh 1937.
- Gián điệp Anh thâu hình lén các cuộc đàm thoại Webcam trên Yahoo (VOA) - Bài báo trên tờ Guardian dựa vào những dữ kiện do cựu nhân viên hợp đồng của cơ quan Anh ninh Quốc gia Mỹ, Edward Snowden tiết lộ
- Hàn Quốc : Bình Nhưỡng bắn tên lửa là (RFI) - Seoul hôm nay 28/02/2014 đánh giá việc Bình Nhưỡng bắn thử bốn hỏa tiễn tầm ngắn về hướng biển là một« hành động khiêu khích có tính toán», cốý trùng hợp với cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
- Trao đổi thư tín với thính giả (RFA) - Trong tuần qua sự kiện chính trị được cả thế giới, kể cả VN chú ý tới là những biến chuyển xảy ra tại Ukraina, khi người dân ở quốc gia Đông Âu này thành công trong cuộc tranh đấu lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich.
- Mỹ quan ngại việc MSF bị ngưng hoạt động ở Rakhine (RFA)
- Hoa Kỳ bày tỏ mối quan tâm sâu xa trước tin hôm qua chính phủ Miến
Điện đã yêu cầu Tổ Chức Bác Sĩ Không Biên Giới (MSF) ngưng mọi hoạt động
giúp người dân ở bang Rakhine.
- TQ bác bỏ chỉ trích trong phúc trình thường niên về nhân quyền (RFA) - Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ tất cả những chỉ trích về tình hình nhân quyền Hoa Lục được ghi trong báo cáo hàng năm mà Bộ Ngoại Giao Mỹ phổ biến tại Washington chiều hôm qua 27/2.
- Mỹ kêu gọi VN thể hiện cam kết về nhân quyền quốc tế (RFA) - Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Việt Nam phải thể hiện sự tiến bộ trong việc tuân thủ các cam kết của mình về nhân quyền quốc tế.
- Kinh tế Mỹ cuối năm 2013 tăng chậm hơn ước tính (VOA) - Phúc trình do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố hôm nay nói rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,4% hàng năm trong tháng 10, 11 và 12 năm 2013
- Nhàlãnh đạo đối lập Cuba Huber Matos qua đời (VOA) - Ông Huber Matos, một nhà cách mạng hàng đầu của Cuba bị tù trong 20 năm vì quay lại chống chủ tịch Fidel Castro, đã qua đời tại Hoa Kỳ, thọ 95 tuổi.
- Nhóm Hồi giáo cực đoan ISIL rút ra khỏi một thị trấn ở Syria (VOA) - Đài Quan sát Nhân quyền Syria nói nhóm tự xưng là 'Nhà nước Hồi giáo Iraq và miền Cận Đông' đã rút ra khỏi thị trấn Azaz và các vùng phụ cận
- Miến Điện yêu cầu tổ chức Y sĩ không Biên giới rời bang Rakhine (VOA) - Phát ngôn viên của Tổng Thống Miến Điện nói rằng chính phủ sẽ không gia hạn giấy phép làm việc cho Nhóm Y sĩ không Biên giới
- Ông Yanukovych kêu gọi dân Ukraina chớ ủng hộ chính phủ lâm thời (VOA) - Tổng thống bị lật đổ Yanukovych nói ông lấy làm ngạc nhiên là Tổng Thống Putin đã 'tự chế tới mức độ đó' liên quan tới tình hình Ukraina
- Venezuela mừng lễ Quốc Khánh giữa lúc biểu tình tiếp diễn (VOA) - Cảnh sát tại thủ đô của Venezuela đã dùng hơi cay để tìm cách giải tán những người biểu tình chống chính phủ đòi chấm dứt chiến dịch đàn áp biểu tình
- Tổng thống bị lật đổ Yanukovych nóiông bị buộc rời khỏi Ukraina (VOA) - Chính phủ lâm thời Ukraina đã ra trát bắt ông, với lời tố cáo ông và các giới chức Ukraina khác về tội giết hại hàng loạt người biểu tình
- Trung Quốc công bố phúc trình về tình hình nhân quyền Hoa Kỳ (VOA) - Theo giáo sư Trình Lập Bắc Kinh ở vào tình thế lưỡng nan khi phê phán Mỹ, vì chủ trương của TQ là các nước không nên can thiệp vào việc nội bộ của nước khác
- Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa TQ ra tòa quốc tế (VOA) - Trưởng đoàn luật sư Philippines Francis Jardeleza kêu gọi Việt Nam và Malaysia hoặc cùng tham gia với Manila hoặc nộp đơn kiện riêng chống lại Trung Quốc
- Các nhàbáo yêu cầu trả tự do cho đồng nghiệp bị bắt ở Ai Cập (VOA) - Các giới chức Ai Cập cho biết những nhà báo này đã bị bắt trong khuôn khổ của cuộc trấn áp nhắm vào phong trào Huynh Ðệ Hồi Giáo
- Mỹ đả kích những vụ đànáp nhân quyền trên thế giới (VOA) - Ngoại trưởng Kerry nói rằng các báo cáo như báo cáo này sẽ góp phần bảo đảm là thủ phạm các vụ vi phạm sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ
- Quan hệ Mỹ-Nga: Từ'thiết định lại'đến thụt lùi (VOA) - Các mối bất đồng to lớn đã làm chệch hướng nỗ lực bắt đầu giai đoạn thứ 2 và theo các chuyên gia quan hệ giữa Washington và Moscow đang xấu đi
- Philippines, Malaysia bàn chuyện biển Đông (BaoMoi) - Tổng thống Philippines Benigno Aquino III trong chuyến thăm chính thức đến Malaysia đã bàn bạc vấn đề giải quyết tranh chấp ở biển Đông với Thủ tướng Najib Razak.
- Nguyên chủ tịch Nghị viện châu Âu chỉ trích Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 28-2, báo Phil Star (Philippines) dẫn lời nguyên Chủ tịch Nghị viện châu Âu Hans-Gert Pöttering chỉ trích hành động của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông là không thể chấp nhận.
- Nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines lãnh 3 năm tù (BaoMoi) - Sau 3 ngày xét xử, sáng 28-2, TAND TP Hà Nội đã tuyên án vụ tham ô ở Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
- Malaysia, Philippines nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 28/2, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố nước này và Malaysia nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông theo quy định của pháp luật và theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
- Nghị sĩ châu Âu lên án TQ về tranh chấp lãnh thổ (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Nghị sĩ Hans-Gert Pöttering, cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu nhấn mạnh, những hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông và Hoa Đông là “không thể chấp nhận được”.
- “Hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được” (BaoMoi) - (PetroTimes) – Phát biểu với tờ Philippines Star hôm 27/2, ông Hans-Gert Pöttering, Chủ tịch Viện Chính trị Konrad-Adenauer-Stiftung, thành viên Nghị viện châu Âu, đồng thời là một trong những cố vấn thân cận của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, những hành động của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là “không thể chấp nhận”.
- Luật sư Philippines kêu gọi Việt Nam, Malaysia cùng kiện đường 9 đoạn (BaoMoi) - (GDVN) - Các nước nhỏ chỉ có một cơ hội để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình chống lại siêu cường châu Á thông qua con đường đấu tranh pháp lý
- Trung Quốc nói về thiết lập ADIZ trên biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Trung Quốc ngày 27-2 tuyên bố, bất kỳ quyết định thiết lập Vùng Xác định Phòng không (ADIZ) mới nào sẽ tùy thuộc vào mức độ các mối đe dọa trên không mà nước này phải đối mặt, động thái trả lời dư luận sau khi có suy đoán Bắc Kinh muốn thiết lập ADIZ trên biển Đông.
- Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ hối thúc kiềm chế (BaoMoi) - NDĐT- Theo Tân Hoa Xã, Mỹ hôm qua đã hối thúc CHDCND Triều Tiên kiềm chế và cải thiện quan hệ với các nước láng giềng sau khi Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã bắn bốn quả tên lửa tầm ngắn vào tối qua (theo giờ địa phương) từ bờ biển đông nam của nước này.
- Philippines tăng cường bảo vệ Scarborough ở Biển Đông (BaoMoi) - (ĐSPL) - Theo Global Times, quân đội Philippines sẽ đặt bãi cạn Scarborough ở Biển Đông dưới quyền của Bộ Tư lệnh miền Tây, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
- 6 - 7 năm tù cho nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines (BaoMoi) - KTĐT - Ngày 27/2, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
- ASEAN đẩy nhanh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (BaoMoi) - Ngày 27.2, Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN được tổ chức tại Singapore nhằm thúc đẩy công tác chuẩn bị cho việc thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu tham gia hội nghị.
- Philippines tự tin sẽ chiến thắng Trung Quốc tại tòa (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Philippines tuyên bố, họ tin tưởng vào một “chiến thắng hợp pháp” trước Trung Quốc tại tòa án quốc tế trong vụ kiện tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
- Triều Tiên phóng tên lửa ra biển (BaoMoi) - (HNMO) - Ngày 27/2, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng 4 quả tên lửa tầm ngắn ra Biển Đông.
- Trung Quốc lại chìa củ cà rốt nhử Philippines rút đơn kiện "lưỡi bò" (BaoMoi) - (GDVN) - Trung Quốc có thể rút tàu ngày hôm nay, nhưng họ có thể lập tức trở lại Scarborough vào ngày mai, ở đây không có sự trao đổi ngang giá.
- Cựu phó tổng giám đốc Vinalines bị đề nghị 6-7 năm tù (BaoMoi) - Ngày xét xử thứ hai vụ án “tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cty tài chính công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VFC) và Cty vận tải Biển Đông đã bước sang phần tranh luận.
Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền
Vào trung tuần tháng Giêng năm nay, tại Quốc hội Hoa Kỳ, từng có buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam (ảnh BPSOS)
Trọng Nghĩa -RFI
Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện. Về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án các chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh.
Một trong những mối quan ngại lớn của Mỹ đối với Việt Nam là tình
trạng chính quyền tiếp tục siết chặt kiểm soát mạng Internet mặc dù
người dân Việt Nam ngày càng mong muốn một chế độ cởi mở hơn.
Bản báo cáo nhấn mạnh : « Tại Việt Nam, chính phủ tăng cường việc theo dõi, giám sát mạng Internet, hạn chế hơn nữa các quyền cá nhân, và tiếp tục hạn chế các quyền chính trị, truy tố và bỏ tù giới hoạt động đấu tranh dựa trên luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia ».
Trong buổi họp báo giới thiệu bản phúc trình với các nhà báo tại Washington vào hôm qua, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ Uzra Zeya đã nêu bật trường hợp Luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân bị bỏ tù với tội danh trốn thuế. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, bà Zeya xác định rằng ông Lê Quốc Quân là một tù nhân chính trị, và bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của Hoa Kỳ về mọi trường hợp tù chính trị tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, người phụ trách hồ sơ nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại mối quan tâm của Mỹ về trường hợp 13 blogger Công giáo bị kết án tù vào tháng 11 năm ngoái, với những bản án từ 3 đến 13 năm. Theo bà Zeya, các yếu tố cốt lõi trong mối quan ngại của Mỹ liên quan đến nhân quyền là tình trạng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế, đặc biệt trên mạng, việc tống giam giới bất đồng chính kiến dựa theo các luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia, và việc sách nhiễu các nhà hoạt động vì nhân quyền, như điều mới xẩy ra hôm 24/02 cho ông Nguyễn Bắc Truyển.
Đối với Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đấy cũng là các mối quan ngại chủ chốt của Hoa Kỳ trong quan hệ song phương với Việt Nam.
Nhân dịp công bố bản báo cáo 2013 về nhân quyền, bà Zeya cũng xác đinh là Hoa Kỳ tiếp tục « kêu gọi các cấp lãnh đạo cao nhất trong chính phủ Việt Nam có thêm tiến bộ trong việc tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền », qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển thêm quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Bản báo cáo nhấn mạnh : « Tại Việt Nam, chính phủ tăng cường việc theo dõi, giám sát mạng Internet, hạn chế hơn nữa các quyền cá nhân, và tiếp tục hạn chế các quyền chính trị, truy tố và bỏ tù giới hoạt động đấu tranh dựa trên luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia ».
Trong buổi họp báo giới thiệu bản phúc trình với các nhà báo tại Washington vào hôm qua, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ Uzra Zeya đã nêu bật trường hợp Luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân bị bỏ tù với tội danh trốn thuế. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, bà Zeya xác định rằng ông Lê Quốc Quân là một tù nhân chính trị, và bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của Hoa Kỳ về mọi trường hợp tù chính trị tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, người phụ trách hồ sơ nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Mỹ còn nhắc lại mối quan tâm của Mỹ về trường hợp 13 blogger Công giáo bị kết án tù vào tháng 11 năm ngoái, với những bản án từ 3 đến 13 năm. Theo bà Zeya, các yếu tố cốt lõi trong mối quan ngại của Mỹ liên quan đến nhân quyền là tình trạng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế, đặc biệt trên mạng, việc tống giam giới bất đồng chính kiến dựa theo các luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia, và việc sách nhiễu các nhà hoạt động vì nhân quyền, như điều mới xẩy ra hôm 24/02 cho ông Nguyễn Bắc Truyển.
Đối với Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đấy cũng là các mối quan ngại chủ chốt của Hoa Kỳ trong quan hệ song phương với Việt Nam.
Nhân dịp công bố bản báo cáo 2013 về nhân quyền, bà Zeya cũng xác đinh là Hoa Kỳ tiếp tục « kêu gọi các cấp lãnh đạo cao nhất trong chính phủ Việt Nam có thêm tiến bộ trong việc tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền », qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển thêm quan hệ song phương Mỹ-Việt.
Cầu Lai Châu: ‘Tiền Đan Mạch, VN tự làm’
BBC
Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vừa xác nhận Đan
Mạch tài trợ vốn xây cầu Chu Va 6, Lai Châu tới Bộ Tài chính, nhưng
toàn bộ các khâu sau đó là do Việt Nam tự tiến hành.
Ông John Nielsen nói với BBC từ Hà Nội hôm 28/02: “Chúng tôi hôm nay
đã nhận được xác nhận rằng một phần tiền của Quỹ Danida đã được dùng cho
dự án cầu treo ở Lai Châu.”“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền mà chúng tôi tài trợ chính quyền địa phương đó thực ra là từ quỹ chúng tôi tài trợ qua Bộ Tài chính của Việt Nam và họ đưa tới các kênh địa phương. Và toàn bộ việc xử lý và xây dựng các cây cầu hoàn toàn nằm trong tay của chính quyền địa phương.”
Ngài đại sứ cho rằng, cho tới thời điểm này, trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về chính quyền Việt Nam.
Khi được hỏi liệu các quỹ nước ngoài có thiếu trách nhiệm khi chỉ rót tiền tài trợ và không có đánh giá chất lượng dự án, chất lượng công trình hay giám sát thi công, trong khi có tham nhũng xảy ra ở nhiều cấp khác nhau trong chính quyền, ông John Nielsen nói vẫn chưa có kết luận điều tra thì chưa biết lý do gây tai nạn thực sự là gì.
Ông Nielsen giải thích thêm, khi tiến hành tài trợ, phía Đan Mạch đã yêu cầu có những bản đánh giá và cam kết từ phía Việt Nam đối với việc dùng tiền vào mục đích xây cầu.
“Khi chính quyền địa phương làm theo những yêu cầu cụ thể của chính quyền Việt Nam điều đó cũng có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm việc giám sát và kiểm định.”
“Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu,” ông Thăng được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói tại cuộc họp chính phủ sáng 28/2.
“Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực kém.”
“Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua.”
Trước đó, ông Trần Xuân Sanh – Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, cũng cho rằng nguyên nhân vụ sập cầu là do ốc neo không đạt chất lượng.
“Kiểm tra thực tế cho thấy cáp cầu treo là loại chịu được trọng tải tới 79 tấn, tự trọng của cầu cũng có tải trọng lớn nhưng kết cấu neo lại không đồng bộ với cáp,” ông Sanh được báo Giao thông Vận tải dẫn lời nói.
Đại sứ Đan Mạch cũng nói trong số hơn ba mươi cây cầu ở huyện Tam Đường, chỉ có một vài cây cầu được xây từ quỹ Danida – quỹ hợp tác phát triển của Bộ Ngoại giao Đan Mạch.
Trách nhiệm của ai?
“Bây giờ phải xem thiết kế tính toán để xem có phải sai sót của người tính toán hay không,” ông nói.
“Nếu tính toán đúng mà lại xảy ra tai nạn thì tức là tại bên thi công. Xin nói thêm là tính toán đúng thì cũng phải sử dụng vật liệu cho đúng.”
Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng vì chính quyền huyện Tam Đường cũng phải có trách nhiệm, với tư cách là bên giám sát công trình.
“Cây cầu do cấp huyện quản lý. Cái gì thì cũng phải có tiêu chuẩn, dù là công trình ở cấp huyện. Bên thi công thì bao giờ cũng phải có bên giám sát, nhưng cho đến giờ vẫn chưa thấy nói là công tác giám sát có được thực hiện hay không,” ông nói.
Ông Thăng cho biết dự án cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư và đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này, theo VnExpress.
Tuy nhiên, theo ông, “công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề mà nguyên nhân là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế”.
VnExpress cho biết công an tỉnh Lai Châu đang triệu tập nhiều đơn vị và người liên quan trách nhiệm trong vụ sập cầu treo đến làm việc, .
Tuy nhiên trang này cũng dẫn lời ông Bùi Gia Lượt, Phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, nói hiện chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án, mà phải chờ kết luận giám định về mẫu ốc neo.
Cho tới nay, con số người chết từ vụ sập cầu hôm 24/2 được nói đã lên 9 người, trường hợp mới nhất vào sáng thứ Ba 25/2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, theo báo trong nước.
Bệnh viện này cũng điều trị gần 30 người bị thương, nhiều người bị thương nặng.
Hồi tháng 10/2012, Chính phủ Bấm Đan Mạch loan báo đóng ba dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam sau khi cơ quan kiểm toán phát hiện nghi vấn trong quản lý.
Tòa Campuchia cáo buộc một người Việt gây bạo lực biểu tình
|
Tòa án sơ thẩm thủ đô Phnom Penh sáng ngày 28/2, công bố bản án liên
quan đến 5 người Campuchia và một người Việt tình nghi tham gia biểu
tình cùng phe đối lập và gây bạo lực tại khu vực cầu Sài Gòn hồi tối
ngày 15/9/2013. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường
trình sau đây:
Gây bạo lực có tình tiết tăng nặng?
Thẩm phán của tòa sơ thẩm thủ đô Phnom Penh tuyên án cáo buộc một người
Việt tham gia biểu tình cùng phe đối lập với tội danh ‘cố ý gây bạo lực
có tình tiết tăng nặng’, theo điều 218 của Bộ luật hình sự Campuchia, và
điều 410, 411, về tội danh ‘cố ý phá hoại tài sản’.
∇ Nghe tường trình
|
Theo thẩm phán Seng Neang, Nguyễn Văn Đức, 21 tuổi, đã bị bắt vào tối
ngày 15/9/2013 lúc tham gia biểu tình với hàng trăm người dân Campuchia
tại Quảng trường Dân chủ nhưng sau đó kéo nhau đến khu vực cầu Chba
Ompau hay còn gọi cầu Sài Gòn, nơi có đông người Việt sinh sống.
Thẩm phán này khẳng định, cảnh sát đã bắt giữ 5 người Campuchia và một
người Việt. Do thiếu bằng chứng, phiên tòa quyết định trả tự do cho 3
người Campuchia, còn 2 người Campuchia khác bị phạt 3 năm tù cho hưởng
án treo. Đối với Nguyễn Văn Đức, bị xử phạt tù một năm và hưởng án treo 2
năm.
Chúng tôi rất thất vọng với quyết định của tòa án đối với ba người nói trên. Bản án này bất công, đặc biệt là đối với người Việt.
-Ông Om Samath
|
Ông Om Samath, lãnh đạo tổ chức nhân quyền LICADO, một tổ chức nổi tiếng
ở xứ chùa Tháp theo dõi vụ việc, tham gia trợ giúp pháp lý và cử luật
sư biện hộ cho Nguyễn Văn Đức xác nhận với RFA sau phiên xử kết thúc
rằng sáu người bị bắt nói trên là những người đi đường, không được tham
gia biểu tình với đảng đối lập.
Ông nói: “Chúng tôi rất thất vọng với quyết định của tòa án đối với
ba người nói trên. Bản án này bất công, đặc biệt là đối với người Việt.
Theo nhân chứng và kết quả chất vấn tại phiên xử, họ là người tham gia
giao thông trên đường gặp ách tắc đoạn đường, họ xuống coi rồi bị bắt.”
Vào tối ngày 15/9/2013, cảnh sát chống bạo động của Campuchia đã tấn
công vào hơn một trăm người biểu tình thuộc phe đối lập, người đi đường
tại khu vực cầu Sài Gòn. Xung đột xảy ra, lúc người ủng hộ phe đối lập
trở về nhà sau khi tham gia biểu tình phản đối kết quả bầu cử khóa V, và
đòi thành lập một Ủy ban điều tra bầu cử độc lập.
Cảnh sát đã dựng hàng rào chắn đường, cấm người và không cho phép xe cổ
lưu thông trên các tuyến ra vào thủ đô Phnom Penh nhưng bị người biểu
tình và người đi đường phá bỏ hàng rào. Cuộc đụng độ xảy ra khi cảnh sát
đàn áp người dân bằng dùi cui, bắn lựu đạn cay và nổ súng giết chết một
người Campuchia và hơn 10 người khác bị thương nặng và nhẹ; đồng thời
bắt giữ 6 người nói trên.
|
Còn nhóm người biểu tình, công nhân và người đi đường buộc phải đáp trả
bằng gạch đá, chai nước và giầy về phía cảnh sát. Xung đột căng thẳng đã
làm ách tắc đoạn đường dài trên tuyến đường dẫn vào Phnom Penh làm
nhiều người lo sợ đã bỏ xe chạy tìm nơi trú ẩn. Vụ đụng độ này, cảnh sát
Phnom Penh lên tiếng phủ nhận trách nhiệm về cái chết của người dân, họ
khẳng định không hề bắn vào nhóm người biểu tình.
Hiện chỉ còn Nguyễn Văn Đức đang bị giam cầm tại nhà tù Prey Sar. Đức
phát biểu với phóng viên Quốc Việt tại phòng tạm giam của tòa án sơ thẩm
Phnom Penh sáng ngày 28/2 rằng Đức không có gia đình tại Campuchia. Từ
lúc bị bắt đến nay không có đại diện bên Sứ quán và Hội người Việt kiều
tại Campuchia đến thăm hỏi, hoặc trợ giúp vấn đề pháp lý…
Nguyễn Văn Đức khẳng định rằng đây là vụ án bất công vì Đức không tham
gia biểu tình, gây bạo lực hoặc có liên quan đến các hoạt động chính trị
tại xứ chùa Tháp. Nguyễn Văn Đức yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam giúp can
thiệp và theo dõi vụ án này.
Nguyễn Văn Đức cho biết thêm: “Em không làm gì sai hết. Hôm đó, em đi
chung với Chủ em. Đi tới đầu cầu bị kẹt xe. Em mới nhảy xuống xe coi nó
kẹt tới đâu. Em đi vòng vòng, rồi bị người ta bắt luôn. Em lớn lên và
sống ở Neak Loeung.”
Việt Nam chưa lên tiếng
Mặc dù Nguyễn Văn Đức đã bị cảnh sát bắt từ ngày 15/9/2013 đến nay tuy
nhiên vẫn không thấy Hiệp hội người Việt kiều, Đại sứ quán Việt Nam hay
chính phủ Việt Nam lên tiếng.
Trong khi đó, ông Trần Văn Thông, Tham tấn phụ trách chính trị đối ngoại
và phát ngôn viên của Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh nói
chính phủ Việt Nam cũng như Sứ quán và Hội người Campuchia gốc Việt đều
quan tâm và bảo vệ quyền lợi cho người Việt, người gốc Việt đang sinh
sống và làm ăn ở xứ chùa Tháp.
Em không làm gì sai hết. Hôm đó, em đi chung với Chủ em. Đi tới đầu
cầu bị kẹt xe. Em mới nhảy xuống xe coi nó kẹt tới đâu. Em đi vòng vòng,
rồi bị người ta bắt luôn.
-Nguyễn Văn Đức
|
Trả lời câu hỏi chúng tôi tại sao Sứ quán Việt Nam không tham gia trợ
giúp pháp lý hoặc tìm luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Đức, người phát
ngôn Trần Văn Thông nói: “Không, phải tìm hiểu đã. Phải tìm hiểu xem
thân nhân trong trường hợp đó như thế nào. Cần tìm hiểu xem nội dung,
thông tin liên quan.
Chúng tôi sẽ tìm hiểu qua các thông tin tại Campuchia. Xem thân nhân của trường hợp đó liên quan thế nào trong vụ án này. Sau đó, chúng tôi mới có ý kiến được. Sứ quán hay Hội người Campuchia gốc Việt căn cứ trên cơ sở luật pháp của Vương quốc Campuchia, luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để xem xét cụ thể. Chỉ trên cơ sở đó thôi chứ không [làm] gì được đâu.”
Chúng tôi sẽ tìm hiểu qua các thông tin tại Campuchia. Xem thân nhân của trường hợp đó liên quan thế nào trong vụ án này. Sau đó, chúng tôi mới có ý kiến được. Sứ quán hay Hội người Campuchia gốc Việt căn cứ trên cơ sở luật pháp của Vương quốc Campuchia, luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để xem xét cụ thể. Chỉ trên cơ sở đó thôi chứ không [làm] gì được đâu.”
Liên quan vụ án này, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Campuchia đồng
loạt lên tiếng gọi đây là vụ án thất thường mà chính phủ Việt Nam hoặc
Sứ quan Việt Nam cần quan tâm và can thiệp.
Ông Ang Chanrith, Giám đốc Tổ chức bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số (MIRO)
nói dù chính phủ Việt Nam không hưởng được lợi ích chính trị trong vụ án
Nguyễn Văn Đức, nhưng ít nhất chính phủ phải theo dõi và thúc giúc phía
Campuchia điều tra làm rõ cụ thể và xét xử công bằng.
Ông Ang Chanrith: “Vừa qua, vụ án một người Việt bị đám đông giết
chết tại Campuchia, người ta thấy chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng lên
tiếng, yêu cầu điều tra. Như vậy, để thể hiện sự quan tâm đến tất cả
người Việt ở đây, chính phủ Việt Nam cũng phải can thiệp và giúp tìm
luật sư bào chữa cho Nguyễn Văn Đức. Để thể hiện sự tôn trọng và nâng
cao quyền người Việt tại Campuchia, Việt Nam cũng không nên nghĩ cái gì
đem lợi cho Việt Nam mới giúp can thiệp.”
Vụ án Nguyễn Văn Đức đã được tổ chức bảo vệ nhân quyền LICADO và nhiều
tổ chức khác quan tâm giám sát. Nguyễn Văn Đức và luật sư cho biết họ sẽ
tiếp tục khiếu nại lên tòa phúc thẩm cho dù không nhận được sự can
thiệp, giúp đỡ hỗ trợ về mặt pháp lý của Việt Nam.
Quốc Việt,
thông tín viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét