Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

KHÔNG KÊ KHAI TÀI SẢN, NHƯNG CÔNG KHAI “CỦA NỔI”? - Sinh mạng dân và ‘con ốc thiếu chuẩn'

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh kê khai tài sản thế nào?

http://image.vietstock.vn/2013/10/15/ong-Ngo-Van-Khanh.jpg
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh
Theo quy hoạch công tác cán bộ của TTCP, năm 2011 ông Ngô Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm là Phó Tổng TTCP (QĐ số 1983/QĐ-TTg ngày 8/11/2011). Để làm thủ tục theo quy trình bổ nhiệm, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai “trung thực” như sau:
Về bất động sản: – Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, xây 5 tầng (ảnh 1) và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2 xây 5 tầng (ảnh 2) .
 
00050004

- Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).

- Về tài chính: Là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân hàng Quân đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng; tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.180.000.000 đồng
(Người Cao Tuổi)

KHÔNG KÊ KHAI TÀI SẢN, NHƯNG CÔNG KHAI “CỦA NỔI”?

        * BÙI VĂN BỒNG
                   Nhận xét về bài ““Ông Truyền nên giải trình với tổ chức Đảng về khối tài sản” , một bạn đọc viết lúc 14:09, ngày 28-2-2014 nhu sau: “Cháu sợ và buồn lắm! Cãn bộ tham nhũng thế thì còn đâu tài sản đất nước. Gia đình cháu có 5 người (bố mẹ và 3 chị em chúng cháu), làm nông nghiệp đủ ăn là tốt rồi; năm nào được mùa, may ra thì để ra 10 triệu đồng, thế là sung sướng lắm rồi. Nay cháu thấy các ông quan giàu thế không biết. Quan thanh tra mà thế thì thanh tra ai? Không biết hàng nghìn hàng vạn ông quan khác thì sao?… Thế hệ cháu rất thất vọng, không còn biết tin tưởng vào đâu nữa”. Có bạn đọc viết: “Đảng ta vĩ đại thật…Tổng Thanh tra Chính phủ mà còn như thế, thì trên đời này ‘càng gian manh lắm càng vênh váo nhiều’ !?”…

Đó là ‘nỗi đau dân nước…’ giữa thời nhiễu loạn, luật pháp dày đặc loại hình mà phần nhiều chỉ nằm trên giấy, tham nhũng tràn lan. Gần đây, báo chí và các trang mạng xã hội xôn xao bàn tán về cơ ngơi đồ sộ của ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Và liên tục mấy ngày ny, các báo và nhiều trang mạng đưa tin kèm ảnh:  Ông Trần Văn Truyền, một “đầy tớ trung thành” của dân, khẳng định, căn nhà của ông cũng chỉ là căn nhà rất bình thường, có chăng thì chỉ rộng rãi hơn so với những nhà xung quanh một chút, và nhờ có kiến trúc mà người cháu ở ĐH Kiến trúc TP.HCM thiết kế cho nên ngôi nhà trông cũng có phần sang trọng. Còn chi tiết chiếc giường có giá trị cả tỷ đồng thì hoàn toàn không có. 
            
            Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong các trang mạng là hiện thực nhãn tiền. Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà như Báo Người cao tuổi đã đưa tin…
Ông Trần Văn Truyền sinh ngày 20 tháng 10 năm 1950; Quê quán: xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X ; Đại biểu Quốc hội khóa X, XII; nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ (nhiệm kỳ 2007-2011). Cuối năm 2013, dư luận xôn xao vì Ông Truyền có nhiều tài sản là nhà đất, biệt thự ở Bến Tre và ở Tp. Hồ Chí Minh
Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN của báo Người cao tuổi đã mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ, nghe nói thuê cả mấy tốp thợ Nam Hà vào tận Bến Tre thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Tờ báo trích lời một cán bộ ở Thanh tra Chính phủ và cán bộ ở Bến Tre cho biết, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lý, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị nhiều tỷ đồng…
Theo báo điện tử VTC news: Trước những thông tin qua lại về số tài sản được cho là liên quan đến nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, đã có nhiều ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng nên vào cuộc để xác minh thông tin.
Trả lời trên báo Giáo dục xung quanh khối tài sản của ông Truyền, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X cho rằng, bất kỳ ai dù đang đương chức hoặc đã về hưu mà thấy phát sinh vấn đề không bình thường so với các quy định của Đảng và Nhà nước, nhất thiết phải xem xét.
Ông nhận xét, trong vụ của ông Truyền có thể có vấn đề. Mà vấn đề liên quan đến tài sản của một vị cựu quan chức cấp cao, làm tại nơi phụ trách việc kiểm tra tham nhũng, tiêu cực như Thanh tra Chính phủ thì các cơ quan chức năng càng phải vào cuộc gấp.
“Tôi có đọc báo thấy viết tài sản lớn quá. Cả biệt thự ở Phú Mỹ Hưng. Mà tôi vào đây rồi, nhà bình thường cũng phải trên 2 triệu đô la còn đâu toàn 4 – 5 triệu đô một căn thôi”, Tướng Thước nói.
Ông nói thêm, đọc trên báo thấy ông Truyền phát biểu hùng hồn lắm nhưng giờ có phản ánh “không tốt” về ông ấy như thế, phải kiểm tra xem có phải ông này có “nói một đằng nhưng làm một nẻo” không?
Trả lời Infonet, luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.
“Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”, luật sư Phạm Công Út nêu rõ.
Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TpHCM): “Nếu “em kết nghĩa” tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.”. Cần nhanh chóng làm sáng tỏ.
Theo đánh giá của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giám sát khiếu nại tố cáo thời kỳ 2008 – 2011, thời kỳ những năm cuối ông Truyền làm Tổng Thanh tra Chính phủ, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, các vụ khiếu kiện đông người ngày càng tăng.
Cho đến thời điểm này, những thông tin chính xác về các dinh thự khổng lồ của ông Trần Văn Truyền vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để tránh những điều tiếng không hay, cũng là để chứng minh sự trong sạch của nguyên cán bộ cấp cao, việc kiểm tra thông tin báo chí nêu về trường hợp nguyên Tổng thanh tra Chính phủ là cần thiết.
Bên cạnh đó, về nguyên tắc ông Truyền cũng cần nhanh chóng kê khai tài sản một cách công khai và đúng quy định để làm căn cứ xác định tài sản thực mà ông đang sở hữu. Chỉ khi đó những tranh cãi xung quanh vụ việc này mới có thể kết thúc.
Điều 10. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật và phải ký xác nhận; phải kê khai thu nhập trong trường hợp pháp luật có yêu cầu.
Đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì cán bộ, công chức, viên chức phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trong trường hợp không thể từ chối được, cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình để xử lý theo quy định tại Mục 3 Quy chế này.
Điều 11. Đối với quà tặng từ họ hàng, người thân trong gia đình mà những người đó không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà và quà tặng từ những cơ quan, đơn vị, cá nhân không liên quan đến hoạt động công vụ của người được tặng quà thì cán bộ, công chức, viên chức được tặng quà không phải báo cáo với cơ quan, đơn vị; trong trường hợp pháp luật có yêu cầu kê khai thu nhập thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện kê khai theo đúng quy định (Trích Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg)
Thực tế hiện nay, các cán bộ đảng viên quyền cao chức lớn có “của nổi” phô bày trước mắt thiên hạ cỡ như dinh cơ ông Truyền hoặc hơn thê  nữa trên đất nước ta có đảng lãnh đạo “trực tiếp., tuyệt đối, toàn diện” đã nhiều đến độ đếm không xuể.
Trước đậy, nếu tài sản tham ô thường giấu kín, nhưng nay các đảng viên trong “bộ phận không nhỏ”, như đánh giá tại Nghị quyết Trung ương 4, lại công khai xây nhà thờ họ cả mấy chục tỉ, xây biệt thự, dinh thự và cả siêu dinh thự mà không ngán ai, thậm chí còn thi nhau xem ai giàu, ai “chịu chơi” hơn ai! Họ rất ‘quyết liệt’ không kê khai tài sản, nhưng lại bày “của nổi” ra một cách công khai. Làm như vậy là trắng trợn thách thức với dân, bất tuân pháp luật, phế truất hết uy tín, vai trò của Đảng, Nhà nước. Chính cái “bộ phận không nhỏ” đó tập hợp các nhóm lợi ích, cố kết quyền hành và quyền lợi vơ vét của dân, làm rỗng quốc khố mới là những ‘phần tử’ chống Đảng, chống Nhà nước nguy hiểm nhất. Ai cho phép và lờ tịt đi thậm chí còn bao che cho họ khoác áo cộng sản để sống đế vương, xa hoa, lãng phí trên máu xương, mồ hôi, nước mắt của đồng bào như thế? Ai? Những ai?
BVB

Sinh mạng dân và ‘con ốc thiếu chuẩn'

ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ sập cầu hôm 24/2
Vụ sập cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu hôm 24/2 làm xôn xao dư luận.

Nhiều thông tin nhận định, giả định trái chiều trên truyền thông của những nhà chuyên môn, những người đang làm công tác quản lý về nguyên nhân sự cố này. Nhưng có những nguyên nhân chủ yếu mang đến nguy cơ tiềm ẩn đang tồn tại sống chung với người Việt, là thói quen coi thường, bất chấp quy định của pháp luật, không tuân thủ quy trình quy phạm công tác quản lý chất lượng của các cơ quan đại diện nhà nước, người ta lại không đề cập đến.


Các tin liên quan

Nhà thầu có thể làm gian, làm ẩu rút ruột vì lợi nhuận, vì bù đắp các chi phí khác nhưng nếu các nhà quản lý chất lượng thực hiện đúng theo lương tâm, trách nhiệm và tuân thủ luật pháp, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia thì nhiều trường hợp đáng tiếc sẽ được ngăn chặn từ đầu.

Nguyên nhân ban đầu vụ sập cầu treo Chu Va 6, được xác định là do ốc neo cáp không đạt chất lượng dẫn đến đứt gãy.

Ốc neo cáp chính của cầu được thiết kế như một cấu kiện chia sẻ lực căng của cáp chủ do tất cả tải trọng tĩnh, tải trọng động và các tải trọng liên quan khác tác dụng lên cầu gây nên.

Một cấu kiện quan trọng như vậy cho một cầu phục vụ dân sinh khu vực theo quy định theo tiêu chuẩn ngành (TCN) sẽ được giám sát, nghiệm thu chất lượng trước khi đưa vào công trường gồm các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu cấu kiện do nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, do một tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.

Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng thấy nghi ngờ về chất lượng, mỹ thuật của ốc neo, nhưng sự thật vật chứng vẫn đưa vào sử dụng.

Cơ quan đại diện nhà nước quản lý xây dựng cầu Chu Va 6 đã bỏ qua quy định, quy trình về xây dựng cơ bản hoặc cố tình thông đồng, hợp thức hóa các chứng chỉ kiểm tra chất lượng của phòng thí nghiệm hợp chuẩn - đó là điều chắc chắn.

Bán buôn chứng chỉ




Sinh mạng con người được sử dụng công trình miễn phí không đồng nghĩa với không có giá trị về đạo đức và pháp lý. "
Đâu đó trên đất nước Việt nam đã và đang còn rất nhiều công trình được xây dựng, áp dụng quy trình, tiêu chuẩn theo nguyên bản của cầu Chu Va 6, nhất là những dự án thuộc cấp huyện quản lý và tổ chức xây dựng lại là chuyện bình thường, dẫn đến sinh mạng người dân các khu vực trực tiếp sử dụng đang bị đe dọa là lẽ thường tình.

Đã đến lúc cần phải lên tiếng báo động và chấm dứt việc bán buôn chứng chỉ bằng giấy A4 có dấu LAS (con dấu xác nhận của 1 phòng thí nghiệm đạt chuẩn) của các đơn vị thí nghiệm, kiểm định chất lượng để hợp thức hóa hồ sơ chất lượng dự án các công trình với mục đích sao cho vừa đẹp vừa dễ qua mắt, đã và đang xảy ra hàng ngày ở Việt nam.

Một việc làm rất bình thường đối với các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư từ non trẻ đến nhiều năm hành nghề trực tiếp chỉ đạo thi công tại công trình. Điều đáng nói là các đơn vị quản lý dự án đã có thói quen tích lũy, vì chạy theo tiến độ để lập thành tích, vì mục đích giải ngân hoặc thông đồng … mà quên đi trách nhiệm chính của mình được nhà nước, xã hội giao phó.

Nạn tham nhũng trong xây dựng cơ bản cũng góp phần không ít đến sự buông thả về quản lý chất lượng công trình mà hầu như từ trên xuống dưới ai cũng biết.

Một việc làm mang hậu quả giảm đi chất lượng tuổi thọ công trình trong quá trình khai thác mà chưa chắc ai đã nhận ra.

Sản xuất và sinh ra hàng loạt công trình hiện tại vẫn sử dụng được nhưng què quặt trong tương lai hoặc chắp vá, hỏng đâu sửa đó, tốn kém tiền của duy tu bảo dưỡng gấp nhiều lần đối với công trình có quản lý chất lượng nghiêm ngặt công minh khi đã hết thời gian bảo hành.

Miễn phí và pháp lý

Kết luận ban đầu của Bộ Giao thông Vận tải cho rằng công trình cầu Chu Va không đạt chất lượng thi công
Mặt khác ở Việt nam còn có nhiều người tự bỏ tiền để xây dựng cầu phục vụ dân sinh mà không qua hệ thống quản lý chất lượng nhà nước hay quy trình quy phạm theo quy định.

Thậm chí có người bỏ tiền tự thiết kế, thi công cầu phao bằng thùng phi trên dòng sông thường xuất hiện lũ quét theo tiêu chuẩn kỹ thuật của riêng mình để phục vụ cho người dân vùng miền đó đi lại.

Đúng ra phải cảnh báo hoặc có những ràng buộc về chất lượng tiêu chuẩn ngành, về hình thức quản lý, về quy trình sử dụng của các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn giao thông thì thay vào đó bằng sự tung hô cổ vũ của các thông tin truyền thông, thậm chí còn được khen thưởng của ban sở chuyên ngành.

Sinh mạng con người được sử dụng công trình miễn phí không đồng nghĩa với không có giá trị về đạo đức và pháp lý.

Việt nam đang ở đẳng cấp nào hiện tại với công cuộc đổi mới và xây dựng cơ sở hạ tầng. Sinh mạng người Việt đang bị đe dọa từ quá nhiều nguyên nhân, hiện tại và tương lai nếu không có đường lối cụ thể, quyết tâm đồng tình thay đổi nếp sống và làm việc nguy hại đã thành bản chất.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả.
Hồng Hạnh
(BBC)

ĐÁM TANG BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ

...cc : Đây không phải là lần đầu ở xứ ưu việt” tự do- Thiên đường CS” – Chungta cũng vậy – Sao mà cái xã hội XHCN ưu việt nhất trần ai , Báo chí nằm trong tay của nhà cầm quyền, muốn cho là cho, muốn lấy lại là lấy – Đúng là Tự do Dân chủ cái “tự do”- Bọn Ngụy VNCH đại thật , nó đàn áp bóc lột ,bóc lủm gì đó….thế mà Báo chí của Chính phủ thì ít hơn của Dân- Viết , nói, bình….tùm lum ta la , chưởi rủa chỉ trích nhà cầm quyền, chưởi nhau….chưa kể Nguyệt san, Bán nguyệt san, Tạp chí chuyên đề… thế mà gọi là kềm kẹp- Cái đội ngũ Báo chí  Miền nam trước 75 cũng” có công” rất lớn trong việc làm sụp đổ chế độ Dân chủ Tự do non trẻ!!!

Tễu

Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã bị bức tử 
Như vậy, sau 19 năm tồn tại, sáng nay ngày 28/2/2014, tờ báo này đã chính thức bị bức tử.

Đây là một tờ báo đã có nhiều đóng góp cho đất nước. Nơi đây cũng đã có nhiều góc phản ánh hiện thực nhiễu nhương của xã hiện tại, điều mà giới cầm quyền thường gọi là “nhạy cảm”…
.
Giấy báo tử báo Sài Gòn Tiếp thị:
 
Một thành viên của tờ báo này đã xót xa thốt lên rằng: 
“11h30 ngày 28.2.2014 – Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh đã đọc quyết định chính thức chấm dứt hoạt động của tờ báo… những con người này đã đứng nghe đọc án “tử” cho tờ báo của mình… nước mắt đã rơi… nghĩa tử là nghĩa tận… nhưng… đau lắm người ơi…
Hôm nay, ngày giỗ của chúng ta…”
 
Quyền Tổng Biên Tập Nguyễn Xuân Minh rơi lệ khi đọc “giấy báo tử”
Như một lời chia tay
Cám ơn các bạn 
“Một lần nữa, bằng lời xin lỗi chân thành vì chúng tôi không thể tiếp tục phục vụ các bạn được nữa. Chúng tôi xin cúi đầu cảm tạ những tình cảm mà bạn đọc đã dành cho chúng tôi trong suốt thời gian qua. Xin mượn tựa một cuốn sách với tựa đề “Nếu còn có ngày mai” để thắp lên hy vọng rằng, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau ở đâu đó ở một ngày mai tươi sáng hơn.
Kính.
Tất Đạt”
 
PHÚT LÂM CHUNG CỦA TÒA SOẠN BÁO SGTT
Chùm ảnh giờ phút cuối cùng ở SGTT sau khi tổng Minh tuyên bố… tạch:
Ảnh: Abdul Dang
Trích sổ tang
Nhà báo Nguyễn Thông  (Báo Thanh Niên):
Mình vừa đọc xong tờ Sài Gòn Tiếp Thị số trăng trối. Chỉ nhận xét ngắn gọn: đến số cuối cùng trước khi chết mà bài vở của nó vẫn đàng hoàng thì quả thật đáng khâm phục. Nói theo kiểu Bắc: Kinh thật.
Dưới chính thể này, báo chết chả riêng chỉ tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Mình đã từng chứng kiến tờ Tổ Quốc (của đảng Xã hội), tờ Độc lập (đảng Dân chủ), tờ Tin Sáng (của Ngô Công Đức, Nguyễn Ngọc Lan và nhóm trí thức Sài Gòn) chết giãy đành đạch chỉ bởi nguyên nhân “đã hoàn thành nhiệm vụ”. He he, xong nhiệm vụ thì… phải chết, hệt bên Tàu, “điểu tận cung tàng”, bất nhân cả thôi. 
KTS. Nhật Thực:
Cuối cùng thì ngày ấy cũng đã đến.
Một tờ báo đã từng quy tụ được nhiều cây bút rất sắc, đã từng có những ấn phẩm Xuân với chuyên mục Hương vị Quê nhà thật đượm phong vị Việt, đã từng đi trên tuyến đầu đấu tranh phản biện xã hội trong lĩnh vực kinh tế – tài chính, đã từng lên tiếng nhiều lần về những trò mánh lới tiểu nhân của nhà nước Trung Quốc, đã luôn sát cánh với giới tiểu thương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – xem như rễ sâu gốc bền của nền kinh tế để giúp họ có thêm kiến thức làm ăn tốt hơn…
Tờ báo ấy đã kết thúc sứ mệnh tốt đẹp của mình ngày hôm nay bởi nhiều nguyên nhân tế nhị, trong đó có cả những barie và những nhát kéo. Những gì tiên phong đã xây trong quá khứ nay trả lại cho kỷ niệm. Một thương hiệu đã mất đi chính ở một tờ báo chuyên giúp dân lành gầy dựng thương hiệu. Cũng xem như sinh nghề tử nghiệp.
Thôi đành chia tay, hẹn ngày trở lại, khi bầu trời đã sáng trong hơn…
Đôi lời phân ưu cùng SGTT – một tờ báo có duyên và có phông văn hoá mà tôi đã từng thấy trước đây…
Nhà phê bình nghiên cứu Lại Nguyên Ân:
Xin nhờ blog Xuân Diện gửi lời chào buồn tới những cố nhân ở SGTT.
Tôi là người đã từng được SGTT giới thiệu, cho nên cảm tình với tờ báo là sâu nặng.
Về chuyện SGTT buộc phải chia tay bạn đọc, tôi cũng buồn, nhưng cũng thấy sau cái buồn chia biệt một ấn phẩm đặc sắc này, ta cũng nên thấy SGTT đã đi vào lịch sử với “chân dung” đẹp đẽ, không một vết nhơ.
Tôi tìm hiểu khá nhiều báo cũ, thấy danh vị một tờ báo không lệ thuộc độ dài thời gian tồn tại của nó. Thời trước 1945, có những tờ chỉ tồn tại dăm ba số, có tờ trụ được trên dưới 1 năm, nhưng những gì nó làm được đều được ghi nhận mãi mãi.
Còn trong thời gian gần dây thôi, có tờ báo đạt tới đỉnh cao danh dự của nghề báo, của lịch sử báo Việt, nhưng đã không kịp “chết”, lại tiếp tục đội tên cũ để sống tiếp, rồi làm nhơ những danh dự mà tờ báo ấy từng đạt tới.
Còn đối với người viết báo, từng thời gian làm việc với mỗi tờ báo là một đoạn trải nghiệm, và không trải nghiệm nào là vô ích cả.
Chúc các bạn cũ của SGTT làm được nhiều điều hay, thú vị, xứng đáng, ở những ấn phẩm mới mà các bạn sẽ tham dự.
LẠI NGUYÊN ÂN
Đoàn Xuân Cao:
Vĩnh biệt báo Sài Gòn Tiếp Thị – một tờ báo 19 năm qua luôn cố gắng thở những hơi thở của cuộc sống!
Nhưng
Đóng lại một cánh cửa sẽ mở ra một cánh cửa khác.
Chúc các chú, cô, anh, chị phóng viên, biện tập viên và nhân viên nói chung của báo Sài Gòn Tiếp Thị luôn chắc tay viết và gặt hái thêm nhiều thành công!
Le Quoc Vinh:
Bức ảnh này của Tran Viet Duc rồi sẽ trở thành lịch sử, bởi đó là chứng nhân cho sự kết thúc của một tờ báo từng là sự ngưỡng vọng và kính trọng của nhiều thế hệ nhà báo Việt Nam.
Nhiều tờ báo và tạp chí sinh ra rồi lặng lẽ ra đi, nhưng Sài Gòn Tiếp Thị thì khác. Hôm nay Sài Gòn Tiếp Thị chính thức đình bản, không phải vì nó dở, không bán được, mà bởi những lý do nội tại riêng. Tôi thích tờ báo này, mặc dù không phải là người đọc thường xuyên, ngay từ những ngày đầu. Tôi cũng quý trọng người khai sinh ra nó, chị Kim Hạnh, một nhà báo tâm huyết và thực sự tài năng. Tôi cũng kính nể những giá trị, những hoạt động mà tờ báo này cống hiến cho xã hội. Nhưng hình như con đường đi của nó, từ thời hậu Kim Hạnh, đã không còn theo sát thời cuộc nữa.
Mọi sự kết thúc đều là đáng tiếc, đặc biệt đối với Sài Gòn Tiếp Thị, một tờ báo đúng nghĩa thj trường một cách nghiêm túc nhất. Nhưng cái chết của một ngôi sao là để sản sinh ra những ngôi sao mới. Hy vọng thế!
Anh Chí:
Thân gửi các nhà báo Mạnh Quân, Mùa Thu, Ha Viet Nguyen cùng các anh chị em cựu tòa soạn báo SGTT,
Tôi chỉ xin gửi đến anh chị em rằng: Một cánh cửa đóng lại đồng thời cũng có nhiều cánh cửa khác mở ra.
Xin chúc anh chị em nhiều sức khỏe!
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét