Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? - Khoảng cách ấy không phải là tiền nữa rồi

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản

Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng.

Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…

Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị

Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết:

“Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1).

Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.

b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...).

Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.

Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.

Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là:

“… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.

Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ:

“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.

Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau:

“Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3.

Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.

Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4).

Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.

Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!

2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt
clip_image002
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.

Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.

Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.

(Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).

3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
clip_image003
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)

Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).

Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).

Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể.

4. Vài lời kết

1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.

2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Ngày 15 và 16/02/2014
Nguyễn Hữu Quý
-------------------
Ghi chú:
(1) Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
(2) Khởi Công xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh
(3) Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc
(4) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ
(5) Căn cứ hải quân Du Lâm
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Khoảng cách ấy không phải là tiền nữa rồi

Xuất hiện trên truyền hình quốc gia sáng nay, ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2, Giám đốc bệnh viện Việt Đức, BS Nguyễn Tiến Quyết đã cực kỳ tự tin với một câu hỏi khó. Đại ý ông cảm thấy thế nào khi trong thực tế, hàng tỷ USD mà người dân đổ ra nước ngoài chữa bệnh mỗi năm? Và phải làm sao để Việt Nam trở thành một địa chỉ “du lịch chữa bệnh” trong khi trình độ bác sĩ và khoa học kỹ thuật ở ta không thua kém các nước trong khu vực và thế giới?
Vị thầy thuốc nhân dân lừng danh đã rất tự hào thừa nhận trình độ các thầy thuốc Việt Nam không thua kém bất cứ đâu trên thế giới do “các bác sĩ Việt Nam có đông bệnh nhân, nhiều kinh nghiệm”. Ông cũng nói, chi phí một ca ghép tạng chẳng hạn, chỉ rẻ bằng 1/3 so với nước ngoài.
Công bằng mà nói, những gì ngành y đã làm, những gì mà những người thầy thuốc đã hy sinh và cống hiến đáng để tự hào, chứ không phải tự phụ.
Từ “cây đại thụ” Tôn Thất Tùng, từng được coi là “cha đẻ”, hay “vị tổ sư” của phương pháp “cắt gan có kế hoạch” thế giới, đã lại có những Nguyễn Thanh Liêm (GS, BS Bệnh viện nhi TƯ), với bảy kỹ thuật mổ hoàn toàn mới mà trên thế giới chưa ai thực hiện.
Còn ghép tạng ư? Từ nhát cắt đầu tiên của GS Tôn Thất Tùng năm 1961, y học Việt đã không chỉ dừng ở một chữ cắt khi việc giành lấy sự sống cho người bệnh trong suốt 20 năm qua với những thành tựu tuyệt vời trong việc ghép gan, ghép thận, ghép tim.
Trở lại câu hỏi đề bài. Vậy phải làm thế nào để Việt Nam thực sự trở thành một địa chỉ “du lịch chữa bệnh”? Câu hỏi mà chính Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng trăn trở khi ông tới thăm bệnh viện C Đà Nẵng 1 ngày trước.

Câu trả lời của bác sĩ Quyết thật tiếc, chỉ ở một ý: “Cần có cơ chế của nhà nước”.
Cơ chế đó có thể là việc 477/1000 loại phí đã tăng.
Cơ chế đó, có thể nằm ở việc phải sửa ngay sự bất cập “Chính sách tiền lương chưa tính đến đặc thù nghề nghiệp và thời gian đào tạo”- nói như Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - những bất cập trong đãi ngộ có thể sẽ làm nảy sinh tình trạng “chảy máu” chất xám, không động viên khuyến khích mọi người tích cực làm việc, nghiên cứu, học tập, thậm chí, làm nảy sinh một số tiêu cực”….
Tất cả những điều đó đều đúng. Nhưng còn có một “cơ chế” khác phải được tạo ra từ chính những người thầy thuốc.
Chỉ 2 hôm trước, con gái của một bênh nhân ung thư lưỡi, người đã chấp nhận bỏ ra “chi phí đắt gấp hàng chục lần trong nước” để đưa cha mình sang Singapore phẫu thuật, đã tâm sự thế này:
"Mình đủ khả năng nhờ vả các bác sĩ tốt ở các bệnh viện lớn trong nước nhưng cứ nghĩ đến cảnh phải vạ vật khổ sở lại sợ".
Kể lại câu chuyện trên một tờ báo, người con kể “Sang bệnh viện bên đó như vào khách sạn, tới sảnh đã ngửi mùi cà phê thơm lừng, nghe tiếng piano dìu dặt... Quan trọng là họ khiến gia đình mình thấy lạc quan khi chữa ung thư chứ không bị dọa dẫm đến nỗi nơm nớp sợ sẽ chết vào ngày mai".
Còn khi về nước, điều gia đình người bệnh hài lòng nhất lại là ở “cái thái độ”: “Có thể gọi điện, viết thư xin tư vấn của bác sĩ điều trị bất cứ lúc nào và được hồi đáp ngay, từ việc có bất thường ở vết mổ đến chuyện người bệnh nên ăn gì, kiêng gì…”.
Nửa tỷ (đồng) ở Singapore. So với “kịch trần” 20 triệu đồng tại bệnh viện đầu ngành về ung thư trong nước. Khoảng cách ấy không phải là tiền nữa rồi.
Khoảng cách ấy chứa trong nó… khoảng cách vời vợi về đời sống, thu nhập giữa cũng là những người thầy thuốc ở ta và “ở bển”.
Khoảng cách ấy nằm ở vấn đề tâm lý mà việc “Đắt xắt ra miếng” thực chất lại chỉ là biểu hiện của niềm tin.
Và khoảng cách ấy, không phải là vì thiếu một ly café hay tiếng dương cầm, thật là khó nói, đôi khi chỉ là sự ân cần, đáng lẽ phải là một phẩm chất bắt buộc của một vị từ mẫu.
Nhân ngày thầy thuốc năm nay, xin tri ân những người siêu đẳng về chuyên môn.
Hình như rất rõ ràng rằng một nụ cười, một sự quan tâm hoàn toàn không khó như việc chẳng hạn cho ra đời một cặp song sinh từ tinh trùng của một người đã chết mà dư luận ngỡ như sự kỳ diệu màu nhiệm tưởng chừng chỉ xảy ra trong những chuyện cổ tích mà các thày thuốc đã làm được, ngay trong năm 2013 vừa rồi.
Đào Tuấn
(Lao động)

Luật sư Lê Quốc Quân bị phân biệt đối xử trong trại giam

Chuacuuthe

VRNs (28.02.2014) – Sài Gòn – “Theo qui định tại khoản 3 Điều 22 Luật Thi hành án Hình sự (“Luật THA HS”): “Trong thời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ như đối với phạm nhân.”
Như vậy, trong thời gian này, Ls Quân “được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ.” Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết.
Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc QuânTuy nhiên, hôm 26.02, gia đình Ls Quân đi thăm ông nhưng cán bộ trại giam vẫn không cho gặp mặt. Ông Lê Quốc Quyết, em trai Ls Quân viết trên facebook: “Sau phiên tòa phúc thẩm, gia đình mình vẫn chưa có bất cứ thông tin gì về anh Quân. Không biết liệu anh có tiếp tục tuyệt thực hay không. Vừa rồi lên trại, họ cứ nói lãnh đạo đi vắng, sau một buổi chờ đợi và một hồi đôi co thì lãnh đạo trại ra gặp và nói rằng đã đề xuất lên trên “về việc thăm gặp của gia đình sau xử”, qua nhiều nơi và cuối cùng quyết định chưa được thăm gặp anh Quân. Lí do là tuy là sau xử nhưng chưa có quyết định thi hành án nên anh Quân vẫn trong chế độ tạm giam và không được gặp. Lãnh đạo trại còn nói là việc anh Quân chuyển đi trại khác họ cũng không có nghĩa vụ thông báo mà chỉ có trại tại nơi nhận sẽ thông báo cho gia đình trong vòng 05 ngày!.”
Vấn đề ông Quyết đặt ra là trong khi Ls Quân vẫn đang bị tạm giam và chưa có quyết định thi hành án, thì gia đình ông Quyết có được thăm gặp Ls Quân hay không?
Để giải đáp thắc mắc của ông Quyết, chúng tôi xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa VRNs với Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng Văn phòng Công Lý và Hòa Bình, DCCT Sài Gòn.
VRNs: Thưa cha, cơ quan thẩm quyền nào sẽ ra quyết định thi hành án? Các cơ quan nào hay cá nhân nào sẽ nhận được quyết định thi hành án?
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại: “Trường hợp Ls Quân, theo qui định của Luật thi hành án hình sự (“Luật THA HS”), Tòa án sẽ ra Quyết định THA. “Quyết định THA phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định THA; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung… Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định THA phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan sau đây: a) Người chấp hành án; b) Viện kiểm sát cùng cấp; c) Cơ quan THA HS Công an cấp tỉnh, cơ quan THA HS cấp quân khu; d) Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam; đ) Cơ quan THA HS Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại; e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định THA có trụ sở.” (Điều 21 Luật THA HS).
Như vậy, Tòa án sẽ không gửi quyết định THA cho gia đình.”
VRNs: Thưa cha, trong trường hợp của Ls Lê Quốc Quân, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm vẫn đang bị tạm giam. và chưa có quyết định thi hành án. Vậy nếu như Tòa án đã ra quyết định thi hành án đối với Ls Quân thì cơ quan thẩm quyền nào sẽ gửi thông báo này về cho gia đình Ls Quân?
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại: “Theo qui định tại Điều 22 Luật THA HS, như trường hợp của Ls Quân đang bị tạm giam “thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định THA, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan THA HS Công an cấp huyện phải tống đạt quyết định THA cho người bị kết án và báo cáo cơ quan THA HS Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan THA HS Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo cơ quan quản lý THA HS thuộc Bộ Công an. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định THA cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý THA HS thuộc Bộ Công an.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan THA HS Công an cấp tỉnh hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý THA HS thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.”
Và khoản 3 Điều 26 Luật THA HS qui định như Trại giam trả lời cho ông Quyết là: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan THA HS Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định THA, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý THA HS”.
VRNs: Thưa cha, vậy trong thời gian này, Ls Quân vẫn đang bị tạm giam, nếu chưa có quyết định thi hành án, chưa chuyển đến nơi chấp hành án  thì gia đình Ls Quân được thăm gặp Ls Quân như thế nào?
Lm. Giuse Đinh Hữu Thoại: Điều quan trọng là theo qui định tại khoản 3 Điều 22 Luật THA HS: “Trong thời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ như đối với phạm nhân.”
Như vậy, trong thời gian này, theo qui định viện dẫn trên và qui định  tại khoản 1 Điều 46 Luật THA HS, Ls Quân vẫn phải  “được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ”.
Qui định trên nói rõ thêmtại khoản 3 Điều 22 Luật THA HS nói rằng, “Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ…” Và “ Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm…”.
Ngoài trường hợp đã nhận thư, tiền mặt, đồ vật… do thân nhân gửi khi gặp mặt, Ls Quân còn “được nhận tiền mặt, đồ vật do thân nhân gửi hai lần trong 01 tháng” theo qui định tại khoản 3 Điều 46 Luật THA HS.
Khoản 3 Điều 22 Luật THA HS còn quy định: “Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín… Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút… Phạm nhân bị ốm, bị thương thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở chữa bệnh cấp huyện. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng do cơ sở chữa bệnh chỉ định.”  (Điều 46, 47, 48 Luật THA HS).”
VRNs: Xin cám ơn cha
Sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm của Ls Quân hồi ngày 18.02.2014, gia đình Ls Quân vẫn chưa được một lần thăm gặp ông và rất lo lắng không biết tình trạng sức khỏe của Ls Quân ra sao. Gia đình Ls Quân chỉ biết rằng, sức khỏe của Ls Quân rất nguy kịch khi ông bị ngất xỉu ngay trong phiên tòa phúc thẩm, bởi vì tính đến vào thời điểm hôm đó, Ls Quân đã trải qua suốt 17 ngày tuyệt thực trong trại giam.
Ls Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù giam, truy thu 600 triệu tiền thuế và phạt 1,2 tỉ đồng VN, vì tội danh trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 02.10.2013, và y án trong phiên tòa phúc thẩm vào ngày 18.02.2014.
Sau đó, nhiều tổ chức Nhân quyền trên thế giới, Bộ ngoại giao Hòa Kỳ… quan ngại về bản án được cho là “bất nhân” và “không phù hợp  với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế”. này.
Ls Lê Quốc Quân được Đại diện của Hoa Kỳ nêu đích danh trong buổi Kiểm điểm định kỳ phổ quát trước Liên Hiệp Quốc, hồi ngày 07.02.2014, tại Thụy Sỹ.

Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật

Báo Nhật đưa tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.

Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.

Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
an-cap-6828-1393496746.jpg
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Ảnh minh họa.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.

Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.

Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.

Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.

Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.

Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộ vụ việc này qua báo chí. Danh tính người bị tình nghi và chi tiết vụ việc đang được khẩn trương tìm hiểu. "Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc", đại diện của Vietnam Airlines nói.

Anh Đức
(VnExpress)

Một nhà ly khai Trung Quốc : Bắc Kinh hợp tác đại học để gởi gián điệp

Nhà kinh tế học Trung Quốc Hạ Nghiệp Lương, hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Wikipedia.
Nhà kinh tế học Trung Quốc Hạ Nghiệp Lương, hiện đang sống tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Wikipedia.

Trọng Thành  -RFI

Một cựu giảng viên đại học Trung Quốc vừa sang tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng 01/2014, báo động tình trạng Bắc Kinh gài nhiều gián điệp vào các đại học Mỹ thông qua các chương trình hợp tác giảng dạy và nghiên cứu.
Người đưa ra tuyên bố nói trên là ông Hạ Nghiệp Lương (Xia Yeliang), nguyên là giáo sư kinh tế học đại học Bắc Kinh, một trong các cơ sở đại học có uy tín nhất tại Trung Quốc. Phát biểu tại Cato Institute, một trung tâm nghiên cứu độc lập, có trụ sở tại Washington, giáo sư Hạ Nghiệp Lương khẳng định : « Hàng năm, trong số các giáo sư (Trung Quốc) được mời sang Mỹ giảng dạy, tôi có thể nói chắc chắn là có các gián điệp. Trên thực tế, họ không làm bất cứ một nghiên cứu nào ». Ông Hạ Nghiệp Lương nói đã nhận được thông tin về việc Bắc Kinh đưa các « gián điệp thực sự » vào các trường đại học Mỹ.
Nhà ly khai Trung Quốc đặt câu hỏi : « Nếu Hitler còn đó và muốn hợp tác với các đại học Phương Tây, liệu quý vị có chấp nhận không ? » và ông nhận xét : « Một số người cho rằng chúng ta không thể so sánh như vậy được. Nhưng trên một số phương diện, có một sự tương đồng ».
Cựu giáo sư kinh tế đại học Bắc Kinh cũng hy vọng đại học Mỹ tiếp tục giữ quan hệ với các đồng sự Trung Quốc, và khuyến khích sinh viên Trung Quốc du học, đồng thời kêu gọi cần tỉnh táo trước các ý định thực sự của các sinh viên muốn học tập tại Mỹ. Ông Hạ Nghiệp Lương báo động khả năng lợi dụng của nhiều sinh viên Trung Quốc khiến uy tín của các đại học Mỹ bị hoen ố. Theo nhà ly khai này, đại học Mỹ nên mở rộng cửa cho các sinh viên Trung Quốc cũng như các quốc gia vùng Vịnh, với điều kiện họ trân trọng một số giá trị nhân quyền nền tảng, như tự do ngôn luận.
Hạ Nghiệp Lương là một trong số hơn 300 trí thức và nhà hoạt động tham gia ký tên vào Hiến chương 08 (năm 2008), kêu gọi cải cách chính trị tại Trung Quốc, chấm dứt chế độ độc đảng. Trong số những người chấp bút Hiến chương 2008, có Giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, hiện đang bị cầm tù.
Ông Hạ Nghiệp Lương từng được nhiều đại học Mỹ thỉnh giảng. Ông bị đại học Bắc Kinh sa thải vào tháng 10/2013, với lý do giảng dạy kém. Ngược lại, cựu giáo sư đại học Bắc Kinh khẳng định ông luôn nhận được các đánh giá tốt trong quá trình làm việc 13 năm tại cơ sở này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét