Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Văn Hoá “Exit” - Thời gian là vàng

AFR Dân Nguyễn - Thời gian là vàng

Tròn ba năm trước, cuộc cách mạng mà người ta gọi là “Mùa xuân Ả-Rập” nổ ra, bắt đầu từ Tunizi, nhanh chóng lan ra toàn bộ vùng Bắc Phi rộng lớn, cuốn phăng đi nhiều chế độ độc tài. Cái tên của cuộc cách mạng nghe thật dễ thương, cũng bởi nó xảy ra vào thời khắc mùa xuân, chứ còn sức nóng của cuộc cách mạng thể hiện lòng uất hận của người dân thì chẳng khác nào nhiệt độ mùa hè của xứ sở sa mạc…Những cuộc biểu tình của người dân, bắt đầu là bất bạo động, nhiều khi là tự phát. Nhưng sức mạnh long trời lở đất của nó là ở chỗ số lượng người tham gia và lòng căm hận của dân chúng đã ngút ngàn- cái sức mạnh khiến cho ngay cả những kẻ hung bạo nhất của thể chế độc tài cũng phải run sợ và đào tẩu.
Cuộc cách mạng của nhân dân Ucraina vừa kết thúc. Máu của dân thường vô tội đã đổ. Gần một phần tư thế kỷ trước, một cuộc cách mạng cũng đã nổ ra trên đất nước này- cuộc cách mạng nằm trong cuộc đại cách mạng của châu Âu cuốn phăng đi chủ nghĩa cộng sản ngay trên chính quê hương nó. Kể từ đó, Kiev nằm trong khối SNG- cái khối quy tụ những nước vừa thoát khỏi chủ nghĩa man di từng thống trị họ suốt chiều dài thế kỷ. Người ta những tưởng nhân dân Ucraina đã và đang được hưởng tự do, bình đẳng và thịnh vượng; Bởi ở đó người ta chưa biết chế độ được thiết lập trên nền tảng nào, có đa nguyên đa đảng không, có tam quyền phân lập không, nhưng chí ít người ta cũng thấy màu sắc của dân chủ manh nha, bởi cớ đảng cộng sản không còn trên ngôi thống trị nữa. Nhưng đến hôm nay, chỉ khi máu của người biểu tình đã đổ dưới nòng súng của chính quyền Kiev, và nhất là “Kho báu tư nhân” của ngài tổng thống vừa bị đạp đổ phát lộ, người ta mới rùng mình vì nhận ra, một chế độ cộng sản không đảng cộng sản vẫn âm thầm tồn tại mấy mươi năm qua trong lòng chế độ tưởng đâu dân chủ này, hệt như một loài virut nguy hiểm, dai dẳng sống, tự biến đổi gen rất khó tiêu diệt…
Cuộc biểu tình của nhân dân Ucraina kéo dài hơn hai tháng qua, vừa “Kết thúc có hậu”, dù có mất mát thương đau. Nhưng một câu hỏi được đặt ra, liệu lần này, nhân dân Ucraina có thiết lập được một chế độ dân chủ không? Liệu có thể loại trừ mọi nguy cơ của chế độ độc tài cộng sản ra khỏi đời sống chính trị, đời sống xã hội hay không? Liệu có loài vacxin nào cho loài virut ký sinh nguy hiểm và khó tiêu diệt như con virut Victor Yanovik kia không? Bài học từ Ucraina cho thấy chế độ cộng sản thật khủng khiếp. Di hại nó để lại là khôn lường, rất khó khắc phục. Cũng hơn hai tháng qua, biểu tình của phe đối lập đã và đang nổ ra tại Thailand. Số người tham gia cũng như mức độ căng thẳng của biểu tình gây ra cho chính trường đất nước Đông Nam Á này không kém phần căng thẳng. Tuy nhiên, Kết quả của những cuộc biểu tình ở hai quốc gia này chắc chắn sẽ diễn ra khác nhau. Nó khác nhau không bởi ở kịch bản, mà là bản chất của “Câu chuyện”. Mục tiêu cũng như động cơ của hai cuộc biểu tình là khác nhau. Cuộc biểu tình của phe đối lập đang diễn ra tại Thailand nhắm vào nữ thủ tướng xinh đẹp Yinluk và chính phủ của bà nhận được sự đáp trả của chính quyền Bankok nhân văn hơn, văn hóa hơn và trong quỹ đạo của luật pháp. Đơn giản vì Thailand khác Ucraina ở chỗ, nhân dân Thais chưa từng bị sống một ngày dưới chế độ cộng sản. Và loài virut nguy hiểm kia không có đất khu trú trên quê hương của đạo Phật. Tưởng cuộc biểu tình song hành diễn ra cùng một thời điểm trên hai quốc gia cách xa nhau vạn dặm mang màu sắc rất khác nhau, sẽ là đề tài nghiên cứu đầy hứng khởi cho những nhà nghiên cứu chính trị thế giới!
Có khá nhiều bài viết gần đây về cuộc cách mạng của nhân dân Ucraina. Cũng có bài liên hệ những gì đã và đang diễn ra tại đất nước cựu cộng sản này, và thẳng thắn đề cập nó như một bài học cho VN trong tương lai. Chắc chắn, dù muốn hay không, dù sớm hay muộn, Nhân Dân VN cũng như đảng cộng sản VN không thể né tránh những bước đi của thời đại. Lịch sử phải sang trang!... Nhân Dân VN có lẽ sốt ruột và thèm khát được quyền biểu tình vì những bức xúc dồn nén bấy lâu nay; Còn nhà cầm quyền, đảng cs VN chắc không khỏi lo lắng cho chế độ. Có một lối thoát cho tình hình. Đó không phải là việc lên kế hoạch đàn áp dân chúng bằng hơi cay hay bằng xe tăng súng đạn nếu có biểu tình. Lối thoát đẹp và có hậu cho tương lai Đất Nước, cho tất cả mọi người…
Ấy là khi đảng nhìn thẳng vào sự thật để có hành động kịp thời và khôn ngoan.
Ấy là khi Nhân Dân quy hết tội về cho chủ nghĩa cs phi nhân tính; Bởi vì xét cho cùng, những người theo cái chủ nghĩa tối tăm ấy, dù ở cỡ nào, cũng là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp mà thôi…
Feb/27th/2014.
AFR Dân Nguyễn.

GS Tương Lai nã đại bác vào quá khứ của cha mình

alt
Xô viết Nghệ tĩnh
"Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn súng đại bác vào bạn". Câu nói này rất đúng với GS Tương Lai trong bài viết mới đây. Nhân kỷ niệm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam 17/2/1979, GS Tương Lai đã có hẳn một bài viết với tựa đề “Máu người không phải nước lã”. Vẫn như thường lệ, bài viết của GS Tương Lai không ngoài giọng điệu mượn chuyện đạo nghĩa nhằm chỉ trích chính quyền. Tất nhiên là muốn chỉ trích phải dựa trên những yếu kém của chính quyền, nhưng do tâm thế ghét Trung Quốc, ghét chính quyền nên GS Tương Lai chỉ cần dựa trên những thông tin nói xấu chính quyền trên mạng để viết ra những lời hằn học, lừa bịp người đọc. Chuyện tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc cũng như vậy. Nhà nước luôn chăm lo chu đáo cho phần mộ các chiến sĩ cũng như chế độ cho gia đình họ, hoàn toàn bình đẳng như những người khác. Rồi việc tuyên truyền về cuộc chiến này, đúng là mấy năm rồi còn yếu nhưng năm nay thì khác hẳn, báo chí trong nước đồng loạt viết bài nói về cuộc chiến nhưng không hề kích động, nói xấu đối phương. Nhưng Tương Lai thì vẫn khư khư mượn chuyện cũ để kích động tình hình hiện nay. Các bài viết của Tương Lai vì thế không khó để nhận ra ý đồ. Ví dụ như đoạn sau:
Phải đánh vật với bài viết này để đưa lên mạng kịp trong ngày 17.2 không phải vì đã cạn ý, nghẹn lời mà vì sự trăn trở chưa thể tự lý giải được cho mình: tại sao người ta buộc phải làm thế hay cứ muốn làm thế : Cố tình bắt dân tộc phải quên đi nỗi đau về một cuộc chiến tranh đã phơi trần bộ mặt thật của cái người "vừa là đồng chí, vừa là anh em" trong suốt ngần ấy năm?
Một là cái câu “phải đánh vật với bài viết này” thật buồn cười, Tương Lai dùng thủ thuật đánh bóng bài viết và đề cao mình mà thôi, còn với trình độ chữ nghĩa và tâm trạng của ông, bất kỳ lúc nào chẳng viết được. Hai là câu “cố tình bắt dân tộc phải quên đi nỗi đau”, đây là câu của một kẻ tự kỷ ám thị Trung Quốc. Ba là câu “một cuộc chiến tranh đã phơi trần bộ mặt thật…”, Tương Lai là người nghiên cứu lịch sử mà ngu bỏ mẹ đi được, bộ mặt thật của Trung Quốc thời đó đã phơi bày từ lúc xúi, giúp Khơ me đỏ đánh Việt Nam, chúng ta cũng đã thấy và dự báo trước cuộc chiến 17/2/1979, chỉ bất ngờ về quy mô mà thôi.
Nếu cứ nói chuyện Tương Lai dùng xảo thuật chữ nghĩa viết bài chỉ trích chính quyền thì mãi không hết. Vấn đề mà tôi muốn nói chính là tựa đề bài viết “Máu người không phải nước lã” và chuyện Tương Lai bắn đại bác.
Chúng ta chủ trương khép lại quá khứ, có nghĩa là với cả Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ… chứ không phải chỉ Mỹ, Pháp, Nhật như các vị trí thức cố tình lập lờ, thậm chí với miệng lưỡi của những kẻ có học, có những vị còn muốn xóa tội cho họ nữa cơ đấy. Các ông chỉ muốn ta quên đi với Mỹ, Pháp, Nhật Bản,. nhưng lại kích động thù hằn với Trung Quốc.
Khép lại chứ không quên. Cái đáng và cần quên chính là những kẻ cùng dòng máu Việt nhưng lại giết hại người Việt như Tổng đốc Tôn Thất Đàn (cha ông Tương Lai) đấy. Nếu năm nào Nhà nước cũng kỷ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh theo cái cách lôi Tổng đốc Tôn Thất Đàn ra để… đấu tố thì Tương Lai nghĩ sao ? Vậy mà Tương Lai viết thế này:
Không thiếu những hoàng thân, quốc thích vì muốn giữ cái ngai vàng ruỗng nát đang lung lay đã quỳ gối trước các thế lực xâm lược hoặc chạy sang Tàu cầu viện. Vì quyền lực gắn với lợi ích của riêng của bản thân, gia đình, dòng họ, chúng đã phản bội tổ quôc, rước voi dày mã tổ, bêu tiếng xấu muôn đời.
Ồ, câu này chẳng phải là Tương Lai đang nói về Tổng đốc Tôn Thất Đàn sao ? Thời đó, nhiều quan lại triều Nguyễn không chấp nhận làm tay sai cho thực dân Pháp nên đã từ quan. Còn ngài Tổng đốc Tôn Thất Đàn thì sao ? Được thực dân Pháp giao nhiệm vụ đàn áp phong trào cách mạng của người dân Nghệ Tĩnh, tiếng xấu đến giờ vẫn chưa rửa được. So với câu nói nổi tiếng của Tổng đốc Đàn xưa kia “Hữu Nghệ - Tĩnh bất phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” thì câu máu người không phải là nước lã của Tương Lai có lẽ vẫn chưa nói hết được sự tàn ác của viên quan này. Tương Lai đã lao tâm khổ tứ để viết bài này không ngờ lại vận đúng vào ngài Tổng đốc. Thế mới thấy là chính người con của Tổng đốc Đàn lại trở phát súng đại bác để bắn vào quá khứ của cha mình.
Vương Văn Long

Alan Phan - Văn Hoá “Exit”

Viết cho SGTT trong số báo exit để tái sinh dưới hính thức khác 

Mỗi một “exit” (lối ra) là một “entry” (cửa vào) cho đâu đó (Every exit is an entry somewhere else – Tom Stoppard)
Có thể tôi hơi méo mó nghề nghiệp về quan niệm “exit” (thoát ra). Trên góc nhìn của một nhà đầu tư, phi vụ hay dự án chỉ thành công khi nào tất cả số tiền giải ngân đã được thu hồi về an toàn theo đúng mục tiêu về lợi nhuận và thời điểm.
Mọi người có thể tự sướng khi thấy cổ phiếu hay tài sản của mình có một thị giá thật tốt (thường là trên giấy tờ), như mong ước…nhưng với nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu không có thanh khoản hay bị những rào cản làm chậm trễ hay gây rắc rối về sự rút vốn, thì thị giá của tài sản không mang một ý nghĩa gì.
Nghe thì đơn giản, nhưng đây lại là một thử thách lớn lao nhất của nghiệp vụ đầu tư. Khi có tiền, nhà đầu tư nắm phần cán và tha hồ đưa ra điều kiện hay đòi hỏi theo ý của mình. Có tiền thì lúc nào cũng có nhiều lựa chọn về phi vụ và dự án với những tiêu chí về lợi nhuận, rủi ro, địa điểm và thời hạn. Nhưng khi đồng tiền đã được giải ngân, thì sự kiểm soát trở nên một bài toán phức tạp với sự tham dự của nhiều đối tác và nhóm lợi ích. Khi thực sự exit thì vấn đề cần một giải pháp chu đáo hài hoà, với rất nhiều may mắn.
Trong cuộc sống hàng ngày, exit là một nhu cầu quan trọng cho thân thể, tâm thần hay sự nghiệp. Về thân thể, chỉ cho vào (ăn uống) mà không có đầu ra thoải mái, thì đủ thứ bệnh tật sẽ đến với những chất độc tích tụ. Một tâm thần quá tham lam, nhận rất nhiều mà không biết cho đi, thì sẽ bị héo khô và cô độc. Một sự nghiệp chỉ dựa trên thâu tóm và ích kỷ thì sẽ đến lúc phải đối phó với bao nhiêu là chống đối và áp lực.
Nhìn vào thiên nhiên, định luật của đất trời là “sinh” và “tử”. Có vào thì phải có ra. Bốn mùa tuần tự tiếp nối, không mùa đông nào dài đằng đẵng, không mùa hè nào là bất tận. Vậy mà suốt lịch sử, các vị vua chúa lúc nào cũng bắt dân phải tung hô “vạn tuế”, “muôn năm” …không có triều đình nào suy nghĩ về chuyện “exit”, cho đến khi quân thù đến tận cổng thành.
Ngày nay, ngay tại những quốc gia có sẵn cơ chế cho những nhiệm kỳ của chánh phủ, của đảng phái, của quốc hội, của ngành tư pháp…phần lớn vị quan nào nắm quyền lực cũng muốn mình hay phe nhóm tái cử dài dài và không chừa bất cứ thủ đoạn chính trị nào để đạt mục tiêu. Ở những quốc gia còn chập chững giữa phong kiến và dân chủ, chuyện “cha truyền con nối” hay ít nhất là lợi ích cho “con cháu mình” vẫn là một vấn nạn cho những người dân xui xẻo.
Tuy nhiên, sau những bài học đẫm máu và oan nghiệt về tham quyền cố vị, nhiều quan chức hay đại gia đã bắt đầu hiểu rõ hơn định luật “hạ cánh an toàn”. Văn hoá “exit” bắt đầu mọc rễ vào tư duy của lớp trẻ và những con người biết suy nghĩ. Không ai còn có thể chấp nhận một lý thuyết dựa trên những hoang tưởng trong quá khứ hay những luận cứ đầy mâu thuẫn với thực tại của xã hội thời Internet. Dù vẫn níu kéo vào quyền lực, một số không nhỏ những đầu óc tiến bộ đã chuẩn bị cho một văn hoá mới mà tôi gọi là văn hoá exit.
Văn hóa exit góp phần vào việc sáng tạo cho xã hội hay kinh tế. Không một động lực nào mạnh mẽ hơn là khi thế hệ mới hiểu rằng họ có thể thay thế những bậc đàn anh nếu họ có cơ hội công bằng . Và cơ hội lý tưởng nhất là một công nghệ, một thiết kế, một nghiên cứu, một chiến lược, một chánh sách… tốt hơn, hiệu quả hơn và gia tăng giá trị nhiều hơn. Silicon Valley đã tiến bộ không ngừng vì các kỹ sư, chuyên gia…đều suy nghĩ liên tục về khả năng đánh đổ những con khủng long của IT, trước là Microsoft, Intel…bây giờ là Google, Apple…
Trong nghệ thuật, truyện hay phim kịch, những exit đúng lúc hợp thời của những vai trò chính đã tạo nên những tác phẩm để đời. Nhường ánh đèn sân khấu lại cho một lớp người mới; hay bỏ đi xa để phiêu lưu vào một một vận hội mới là những điệp khúc hào hùng và thú vị cho bao nhiêu khán giả hay đọc giả. Trong thể thao, chúng ta chỉ hào hứng theo dõi khi một đội mới hay một vận động viên trẻ quật ngã những huyền thoại vô địch,.
Văn hoá exit đã tác động rất nhiều đến những biến cố lịch sử. Khi George Washington thắng đế quốc Anh và đem lại độc lập cho Hoa Kỳ, ông được sự ủng hộ và yêu mến của đa số dân Mỹ. Nhiều phe nhóm muốn ông làm Vua hay Tổng Thống suốt đời. Tuy nhiên, ông nhất định exit sau một nhiệm kỳ và tạo một tiền lệ tốt đẹp cho nền dân chủ trẻ trung của Mỹ. Trong khi đó, ngài Mugabe cứ khăng khăng bám lấy ghế Tổng Thống của Zimbabwe sau 34 năm trị vì. Kết quả của sự “không chịu exit” này là một thảm hoạ cho đất nước và người dân Zimbabwe.
Nếu mọi người, từ một phó thường dân đến các lãnh đạo tối cao, thực hành văn hoá cũng như tư duy exit trong mọi ứng xử, đất nước này sẽ có thêm một “đôi hia bảy dặm” cho thời khó khăn của hội nhập và cạnh tranh. Chúng ta quá cần những dòng máu mới. Dù thực tế đôi khi buồn thảm như Malcolm Muggeridge đã than thở vào thời của ông ta,” Ít nhà lãnh đạo nào biết phong cách exit thật đẹp vào thời điểm thích hợp (Few leaders have been able to make a graceful exit at the appropriate time).
Alan Phan
 (Blog Góc nhìn Alan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét