Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

“Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển - Campuchia đã làm được điều Việt Nam đang mơ

GS Song Thành - “Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển


Sự ra đời của thuyết “sức mạnh mềm”

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những thay đột biến. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ đối đầu chuyển sang đối thoại hòa bình, hợp tác, cùng phát triển trong một thế giới toàn cầu hóa,…do đó mọi ứng xử quốc tế cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp.
Tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á 1997-98 làm cho kinh tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền kinh tế “bong bóng” ở một số nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc,…buộc những nước này cũng phải đi tìm con đường mới để phát triển.
Đây cũng là thời kỳ mà công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng phát triển mạnh, mở ra một thị trường sản xuất và tiêu thụ văn hóa rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới (ca nhạc, điện ảnh, truyền thông,…).
Trong thời đại đối thoại thay cho đối đầu, vai trò của sức mạnh quân sự cũng đang thay đổi. Vũ khí hạt nhân với sức mạnh hủy diệt vô cùng tàn bạo, có vai trò răn đe không thể chối cãi, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đem nó ra sử dụng khi có chiến tranh, bởi người ta buộc phải tính đến cái giá khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải trả một khi chúng được cả hai bên đem ra sử dụng.
Mỹ là một cường quốc hạt nhân nhưng đã cam chịu thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Arhentina không ngần ngại tấn công quần đảo Malvinas do Anh chiếm đóng, mặc dù Anh có trong tay vũ khí hạt nhân.
Thất bại của chính quyền Bush trong việc đem quân vào Afganistan, vào Irak hay trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay,…cũng chứng tỏ điều này. Vấn đề của các nước Hồi giáo Trung Đông là vấn đề tôn giáo, không thể giải quyết bằng quân sự mà phải bằng kinh tế và văn hóa, nhất là khi chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một lực lượng xuyên quốc gia, đang bị chi phối bởi một giáo lý cực đoan có hàng tỷ người tin theo.
Hơn nữa, việc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng trở nên tốn kém hơn, vì vậy những nước tư bản công nghiệp phát triển nay thường tập trung vào tăng cường cho sự phồn vinh của đất nước, không còn ham muốn chinh phục nữa, không muốn phải chịu nhiều thương vong. Trừ phi sự tồn vong của chính quốc gia họ bị đe dọa, còn ở các nước dân chủ, việc huy động chiến binh vào cuộc chiến phải được biện minh về tính chính nghĩa-đạo đức của nó thì mới được dân chúng đồng tình, ủng hộ. Các quốc gia ở lục địa châu Âu vốn đã bị tàn phá bởi ba cuộc chiến tranh Pháp-Đức trong vòng một thế kỷ nên họ có khuynh hướng đi tìm các giải pháp hòa bình để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.
Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự nhưng nay cũng phải cân nhắc khi sử dụng vũ lực, vì nó có thể gây nguy hại cho những mục tiêu kinh tế. Sự tồn tại của các “ốc đảo hòa bình” (như các nước Bắc Âu, Thụy sĩ,…) cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của sức mạnh mềm.
Ở thời đại hiện nay, các lợi thế hợp tác ngày càng trở nên quan trọng, ai cải thiện được khả năng hợp tác với bạn bè và đồng minh, người đó sẽ đạt được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình.
Vì vậy, trước bối cảnh mới, các nước đều đang có sự tìm tòi những phương thức ứng xử quốc tế mới, không phải đối đầu mà là đối thọai, không phải sử dụng quyền lực cứng (quân sự, kinh tế đơn thuần) mà phải tìm cách phát huy quyền lực mềm, tức là phát huy sức mạnh của hệ giá trị quốc gia: bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.
Đảng CS Việt Nam, trong các văn kiện chính thức từ sau Đại hội XI tuy chưa thấy đề cập đến khái niệm “sức mạnh mềm” nhưng đã nhấn mạnh nhiều đến vai trò của “ngoại giao văn hóa” như là một biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh mềm của quốc gia.
Vậy “sức mạnh mềm” (hay quyền lực mềm) là gì?
Quyền lực, hiểu một cách đơn giản, là quyền năng chỉ huy, sai khiến, gây ảnh hưởng lên người khác để đạt được hiệu quả mình mong muốn. Có nhiều cách để tác động lên hành vi của người khác: như đe dọa, cưỡng ép hay dụ dỗ, mua chuộc, hoặc là kết hợp cả hai.
Theo GS Joseph Nye - giáo sư Đại học Harvard của Hoa kỳ-người được coi là cha đẻ của thuyết “sức mạnh mềm”, thì sức mạnh tổng hợp của một quốc gia gồm có “sức mạnh cứng” (hard power, gồm sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học- công nghệ,…) và “sức mạnh mềm” (soft power, gồm sức mạnh của văn hóa, thể chế xã hội và các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia đó).
Sức mạnh cứng chi phối, tác động, chinh phục các quốc gia khác bằng cây gậy hay củ cà rốt. Sức mạnh mềm là khả năng lôi cuốn, thu phục, cảm hóa người khác bằng sức hấp dẫn của các giá trị về văn hóa, về thể chế , chính sách được thực thi hiệu quả ở nước mình, thông qua đó mà nhận được cảm tình, sự nể phục và hợp tác bền vững của các nước khác.
Ngoài ba yếu tố cơ bản nói trên (các giá trị văn hóa quốc gia, thể chế quốc gia và chính sách quốc gia), sức mạnh mềm còn có thể được tạo lập bởi một vài yếu tố khác nữa, ví như sự thành công kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc; như hải quân Mỹ tham gia cứu trợ nạn nhân sóng thần ở Ấn Độ Dương và động đất ở Nam Á; hoặc danh vọng, ảnh hưởng của những danh nhân quốc gia có tài năng, uy tín lớn…với nhân loại,… cũng có thể đem lại sức hấp dẫn cho đất nước ấy.
Ở thời đại hiện nay, sức mạnh mềm đang là nhân tố cơ bản để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia cũng như để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một nước trong khu vực và trên thế giới; nếu chỉ dựa vào sức mạnh cứng về quân sự để thực hiện đường lối đối ngoại, theo “chủ nghĩa đơn phương”, theo chính sách “ngoại giao pháo hạm” như trước đây thì dù sức mạnh cứng có ưu việt đến đâu, cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà có khi còn để lại những hậu quả phức tạp, khó lường. Vì vậy, để đạt thắng lợi trên bàn cờ liên quốc gia hiện nay, đòi hỏi các nước phải biết phát huy sức mạnh mềm của mình.
Mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm là mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình. Sức mạnh mềm là thể hiện sự nối dài và mở rộng của sức mạnh cứng. Một quốc gia đã yếu kém về kinh tế và quốc phòng sẽ khó có thể có sức mạnh mềm đáng kể; ngược lại, sức mạnh mềm sẽ làm tăng sức mạnh cứng, ví như tính thống nhất dân tộc, sự đồng thuận quốc gia, sự ổn định chính trị của đất nước, sức hấp dẫn về văn hóa và thể chế xã hội,…là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm, nó sẽ góp phần làm tăng sức mạnh cứng, nhờ đó mà “bất chiến tự nhiên thành”.
Ngược lại, nếu sức mạnh cứng khỏe, nhưng sức mạnh mềm yếu kém, không có sức hấp dẫn về thể chế, chính sách và văn hóa,…thì cũng không gây được cảm tình, không cạnh tranh được với ai. Nói cách khác, sức mạnh cứng và sức mạnh mềm phải dựa vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia, nên cần phải tăng cường cả hai. Hiện nay, các nước lớn trong khi tăng cường sức mạnh cứng vẫn đang rất chú trọng phát huy sức mạnh mềm của mình, nhất là về văn hóa.
Singapore là một nước nhỏ, dân ít, lại là quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa (Hoa, Ấn, Mã Lai và phương Tây), tài nguyên không có gì, đến nước ngọt cũng phải nhập khẩu,…nghĩa là không có sức mạnh cứng gì đáng kể mà biết vươn lên từ sức mạnh mềm để trở thành một quốc gia có vị trí nổi bật ở châu Á và thế giới.
Người ta thường nói đến 7 trụ cột mềm của Singapore: có một đội ngũ lãnh đạo xuất chúng (như Lý Quang Diệu, Ngô Khánh Thụy,…); có một nền quản lý nhà nước ưu việt với các yếu tố: trọng đãi nhân tài, tính thực dụng, lòng chân thành, tính tối thượng của pháp luật,…; tính đa văn hóa: Singapore là sự kết hợp 4 nền văn hóa lớn của thế giới; người Singapore nói tiếng Anh tốt nhất châu Á, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác; có văn hóa ẩm thực đa dạng; có môi trường xanh, sạch, đẹp, v.v..
Nhật Bản cũng đất hẹp người đông, tài nguyên không có, thiên nhiên khắc nghiệt (động đất, sóng thần), lại không nằm trên trục giao thông đường biển như nước ta,…thế mà đã từng là một cường quốc quân sự, hiện đang là cường quốc kinh tế, vươn lên từ sức mạnh mềm: tinh thần võ sĩ đạo, ý chí mãnh liệt, tinh thần kỷ luật, tính cộng đồng cao, lòng trung thành, ý thức tôn trọng truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (là một quốc gia hiện đại kiểu phương Tây mà có bản sắc dân tộc đậm nét phương Đông: từ nhà ở, y phục đến ẩm thực, trà đạo,…)
Để quảng bá sức mạnh mềm của mình, Nhật Bản đã có rất nhiều nỗ lực:
-Viện trợ kinh tế ODA cho các nước đang phát triển, như cho Việt Nam ta, mỗi lần hàng trăm tỷ Yên; viện trợ cho Quỹ tiền tệ IMF để giúp các nước đang gặp khó khăn.
- Nhật Bản tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ, như ở Afganistan, ở Irak; vào các chương trình phát triển của LHQ, như đầu tư giúp các nước châu Phi về thay đổi khí hậu, đem tàu tuần dương hộ tống tàu buôn các nước chống lại bọn hải tặc Somalie,…
-Thực hiện chiến lược ngoại giao công chúng thông qua các hoạt động truyền thông, văn hóa đại chúng, qua các sản phẩm công nghệ văn hóa mang nhãn hiệu Japanese.
-Phát huy quyền lực mềm văn hóa: họ mở hàng trăm trung tâm dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài, tài trợ cho sinh viên các nước sang du học tại Nhật Bản, tăng số sinh viên Nhật ra nước ngoài học, đưa sản phẩm văn hóa Nhật sang phương Tây: như truyện tranh Đôremôn, búp bê Hello Kitty,..
-Thực hiện đường lối ngoại giao đa cực, v.v..
Kết quả là Nhật Bản đã lột xác từ một tên quân phiệt trong thế chiến 2 trở thành nhà từ thiện, nhà buôn, nhà ngoại giao với hình ảnh đẹp đẽ, hấp dẫn, in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người nước ngoài.
Hàn Quốc vào những thập niên 50, 60 thế kỷ trước cũng là một nước nghèo như ta, nay đã vươn lên như một cường quốc châu Á, thông qua xuất khẩu văn hóa và các sản phẩm công nghiệp văn hóa, như:
-Điện ảnh Hollywood: họ tiếp thu tinh hoa điện ảnh thế giới để sáng tạo ra một phong cách làm phim riêng. Do nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước đã chán ngán dòng phim xã hội đen, phim chính luận khô khan,…Hàn Quốc tung ra những bộ phim có nội dung nhẹ nhàng, lấy bối cảnh chính từ xã hội hiện đại, giải quyết những mâu thuẫn gần gũi với cuộc sống đời thường, xoay quanh chữ hiếu, tình yêu chung thủy và các giá trị gia đình châu Á, song họ lại rất chú trọng đến ngoại hình của diễn viên, cảnh quay đẹp, nhạc phim hay, có sức cạnh tranh với phim nước ngoài, đã biến Liên hoan phim Pusan trở thành một dạng Liên hoan phim Cannes của châu Á.
-Truyền thông: được coi là một phương tiện quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra toàn cầu, trở thành một ngành kinh tế truyền thông mũi nhọn. Hàn Quốc có rất nhiều hãng truyền hình tư nhân, cạnh tranh quyết liệt với Đài truyền hình TƯ KBS của Chính phủ. Các thông tin truyền tải trên các hãng này không bao giờ lấy lại của nhau, nhưng nội dung đều nhằm mục tiêu quảng bá ra thế giới hình ảnh văn hóa, đất nước và con người Hàn Quốc - vừa truyền thống, vừa hiện đại .
-Ngành công nghiệp giải trí rất phát triển, như âm nhạc, gam-show, talk-show,…với hình ảnh các ca sĩ, diễn viên đẹp - nhờ công nghệ lăng xê - tạo ra các thần tượng, góp phần Hàn hóa thanh thiếu niên nhiều nước, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam.
-Thời trang và mỹ phẩm của Hàn Quốc đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ, bỏ xa nhiều đối thủ, như Nhật Bản, mang lại lợi nhuận lớn với các thương hiệu như De Bon, E 100, Double Rich,…
-Du lịch: do ảnh hưởng của phim ảnh Hàn Quốc, du khách đổ sang Hàn Quốc ngày càng nhiều, để được thăm các cảnh đẹp trong phim, thăm các trường quay, các danh thắng,…Trong năm 2011, họ thu hút được 8,8 triệu du khách nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc .
Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của văn hóa trong chiến lược “ngoại giao sức mạnh mềm” trên thế giới hiện nay.
“Ngoại giao văn hóa”- một lợi thế của sức mạnh mềm Việt Nam, cần được đẩy mạnh và phát huy.
Cần nói ngay: sức mạnh mềm không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề. Nó cũng có những hạn chế nhất định. Là khả năng đạt được điều mình mong muốn thông qua sức hấp dẫn của các giá trị, chứ không phải bằng mua chuộc hay ép buộc, nên nó phải trải qua một quá trình, phải có thời gian. Hai nữa, chiến lược sức mạnh mềm chỉ được triển khai hiệu quả khi bản thân quốc gia đó tạo ra được những giá trị đích thực, nhất là về văn hóa, được nhiều người thừa nhận, mến mộ và chia sẻ.
Việt Nam ta hiện nay, sức mạnh cứng chưa đủ mạnh, mà sức mạnh mềm cũng đang yếu, khả năng tác động quốc tế chưa nhiều, sức hấp dẫn về văn hóa cũng chưa đáng kể.
Tuy nhiên, cạnh tranh “sức mạnh mềm” không phải là sân chơi dành riêng cho các “đại gia”. Các nước nhỏ hoàn toàn có thể tạo ra nguồn lực mềm của mình để xác lập vị thế quốc tế (như Na-uy, Singapore,…đang có). Văn hóa là một lợi thế của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường và phát huy sức mạnh mềm của mình, bắt đầu từ văn hóa.
Cứng tạo ra lực, mềm tạo ra thế. Nếu khéo làm, ta có thể chuyển thế thành lực. Lực ta hiện còn yếu (cả về kinh tế, quân sự, KH-CN), ta không thể dùng lực để đạt mục tiêu, nên phải sớm tạo ra thế bằng sức mạnh mềm của văn hóa.
Dưới đây xin thử nêu lên một vài kiến giải sơ bộ.
1. Tiềm năng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam dồi dào, nhưng hiện vẫn chưa được kế thừa và phát huy tốt.
Việt Nam ta có một nền văn hóa lâu đời, được thừa hưởng của cha ông những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, có khả năng tạo ra sức mạnh mềm không thua kém quốc gia nào. Ví như, khi Tổ quốc lâm nguy, vua quan nhà Trần đã biết cùng các bô lão mở Hội nghị Diên Hồng, thống nhất ý chí “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nêu cao tư tưởng “lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, “dĩ đoản binh chế trường trận”. “mưu phạt, tâm công, bất chiến tự khuất”,…Khi kẻ thù đã vẫy đuôi xin hàng, ta sẵn lòng mở đường hiếu sinh, cấp cho họ năm trăm chiến thuyền, vài nghìn cỗ ngựa để họ về nước, bởi ta chỉ cốt “dập tắt muôn đời chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở”.
Trong thời bình thì lo “an dân, trị quốc”, vì thế đã kiên quyết “trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược”, để sao cho khắp “thôn cùng, xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu” như Nguyễn Trãi đã nói. Ở thời đại Hồ Chí Minh, đó là các tư tưởng “dân là chủ”,“phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, “có dân là có tất cả”, cho nên “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, vì dân bất tín thì vô lập… Đó là những tinh hoa muôn thưở của sức mạnh mềm, không thể để bị mai một, muốn thu phục lòng dân hay bạn bè, chúng ta phải tìm mọi cách kế thừa và phát huy nó lên, tạo ra sức mạnh mềm để bảo vệ Tổ quốc và hội nhập, phát triển thành công.
- Trở lại thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trong thế kỷ vừa qua, nhân dân ta đã nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần dũng cảm, trí tuệ sáng tạo,…trong chiến tranh, nhờ đó chúng ta đã thu phục được lòng yêu mến và cảm phục của nhân loại tiến bộ yêu hòa bình, công lý, dân chủ và nhân đạo trên toàn thế giới.
Ở thời điểm đó, chúng ta được coi là biểu tượng của lương tâm, vinh dự của thời đại, một dân tộc nhỏ dám kiên cường đương đầu, chống lại những đế quốc lớn, vì các mục tiêu cao cả: độc lập dân tộc, dân chủ, nhân quyền - mà cao nhất là quyền được sống trong độc lập, tự do, theo con đường lựa chọn của mình. Chính điều đó là sức mạnh mềm tạo nên lực hấp dẫn của Việt Nam, vì thế mới có người mơ ước sau một đêm ngủ dậy thành người Việt Nam; mới có những cuộc biểu tình rầm rộ trên thế giới phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ; mới có phong trào hiến máu cho Việt Nam , phong trào tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu,… Sự ủng hộ vật chất và tinh thần to lớn đó đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của Việt Nam mùa xuân năm 1975.
Tiếc rằng ta đã không tranh thủ nắm lấy cơ hội ấy để phát triển lên thành một quốc gia độc lập, thống nhất, giàu mạnh, có vị thế quốc tế trong khu vực và thế giới. Trái lại, ngay sau đó chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong chính sách đối nội và đối ngoại, làm cho hình ảnh Việt Nam đang huy hoàng, rực rỡ bỗng trở nên méo mó trong con mắt của loài người, đất nước lâm vào thế bị bao vây, cô lập, suy thoái, tụt hậu hàng mấy chục năm so với các nước xung quanh.
Lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì nước là một giá trị vô cùng quý báu, nhưng “không phải để cất giấu trong rương, trong hòm” mà phải có cơ chế, chính sách, biện pháp biến nó thành động lực, khiến cho người dân sẵn sàng đem tài năng, sức lực, tiền của ra sản xuất, kinh doanh, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước. Muốn thế, Nhà nước phải là nhà nước của dân, phải tạo được niềm tin trong dân, khi đó dân sẽ sẵn sàng sẻ nhà, sẻ cửa để góp phần với nhà nước, như nhân dân ta đã từng đóng góp vào Tuần lễ Vàng và Quỹ đảm phụ quốc phòng sinh thời Hồ Chí Minh năm 1946.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần khoan dung văn hóa. Con người Việt Nam không hề hẹp hòi, kỳ thị mà sẵn sàng thâu hóa những giá trị khác nhau của nhân loại, làm phong phú thêm cho văn hoá của mình (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Chămpa,…cũng như văn hóa phương Tây sau này).
Ví như, về chữ viết, chúng ta chưa có, hoặc có nhưng sớm bị mai một, chúng ta đã học chữ Hán, rồi dựa vào nó mà chế tạo ra chữ Nôm; hay sau này sẵn sàng tiếp thu chữ cái latinh. Về văn hóa tâm linh, ta đã có đạo thờ cúng tổ tiên, nhưng vẫn tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành,...cũng như sau này tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm cách mạng của các nước anh em,…Đó là sức mạnh mềm của Việt Nam : khả năng dung hóa, thâu hóa cái hay, cái tốt, cái đúng, cái đẹp của văn hóa nhân loại, để nâng cao và làm giàu cho văn hóa của mình.
Người Mỹ rất khâm phục và ca ngợi tinh thần bao dung, nhân ái của người Việt Nam. Trong chiến tranh, họ đã gây ra cho đất nước và nhân dân ta bao tội ác trầm trọng (sự tàn phá, chết chóc, thương tật, trẻ mồ côi, di hại của chất độc da cam,…). Nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh Mỹ đã sang thăm Việt Nam , lúc đầu họ cũng sợ bị nhân dân ta lên án, xua đuổi, nhưng ngược lại, họ đã được đón tiếp tử tế. Chính các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, G. W. Bush sang thăm Việt Nam cũng ngạc nhiên trước lòng khoan dung, hiếu khách của người Việt chúng ta, họ có được cảm giác thật sự an toàn, thoải mái khi đi dạo trên đường phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh , thăm Văn Miếu, vào lễ Nhà thờ Cửa Bắc, chơi Chợ Bến Thành, thưởng thức món phở nổi tiếng của Việt Nam ngay trong chợ, không chút e ngại. Đó là một hiện tượng khó diễn ra ở một quốc gia cựu thù nào khác của nước Mỹ.
- Sức mạnh mềm của Việt Nam còn thể hiện ở truyền thống đoàn kết, cộng đồng, sẵn sàng gạt bỏ mọi dị biệt và lợi ích riêng tư để tập trung cứu nước và dựng nước; là truyền thống lá lành đùm lá rách, cưu mang lẫn nhau trong hoạn nạn (thủy, hỏa, đạo, tặc). Lịch sử đã ghi lại không ít những trang viết cảm động, sâu sắc về truyền thống cao đẹp này. Ai cũng biết: sự thống nhất dân tộc, sự đồng thuận xã hội là nhân tố cơ bản tạo nên sự ổn định chính trị của quốc gia, tạo nên sức mạnh mềm, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Tiếc thay, chúng ta rộng rãi với người ngoài, nhanh chóng xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai, nhưng nhiều khi lại hẹp hòi giữa những người cùng chung dòng máu Hồng Lạc. Một dân tộc hơi nặng cảm tính. Chiến tranh kết thúc, giang sơn quy về một mối đã 40 năm mà thiên kiến “bên này, bên kia” vẫn còn đó. So với nước Đức cùng cảnh ngộ bị chia cắt thì giữa người Việt chúng ta cho đến nay vẫn chưa thể nói đã có hòa hợp dân tộc thực sự ! Điều này đang làm suy yếu sức mạnh mềm của đất nước - một cản trở lớn cho hội nhập và phát triển.
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, với hơn 3.200 km bờ biển, lại nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây; tài nguyên thiên nhiên không đến nỗi nghèo nàn; nhân dân ta vốn có truyền thống lao động cần cù và sức mạnh vượt khó đáng ngạc nhiên. Với dân số 90 triệu, phần đông là lao động trẻ, năng động, có chí tiến thủ - một nguồn lao động đầy tiềm năng,…nhưng sao đất nước vẫn không vượt lên được để trở thành một quốc gia phát triển, trái lại, sau một số năm đổi mới thành công, nay lại đang rơi vào trì trệ, suy thoái ?
Người Trung Quốc, hơn ba chục năm trước đây từng nêu ra câu hỏi: vì sao 20 triệu người Hoa ở khắp thế giới lại tạo ra được số của cải nhiều lần hơn 1 tỷ người Hoa ở lục địa? Lời giải đã được làm sáng tỏ bằng cuộc cải cách, chuyển đổi sang kinh tế thị trường mang đặc sắc Trung Quốc, theo tư duy thực dụng: “Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”. Kết quả là sau vài chục năm phát triển ngoạn mục, Trung Quốc đã nổi lên như là một thị trường, một công xưởng lớn nhất thế giới, có sức mạnh kinh tế vượt xa Nhật Bản, chỉ còn thua nước Mỹ !
Vậy nguyên nhân giầu nghèo là ở đâu? - do tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, văn hóa, thể chế kinh tế-xã hội hay con người ? Nếu nghiên cứu kỹ hiện tượng thần kỳ của Nhật Bản vào thập niên 60-70 thế kỷ trước hay sự vươn lên của các con rồng châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, ta có thể tự tìm được câu trả lời.
Năm 2014 này, nhân dân ta đón xuân với thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một thông điệp chứa đựng nhiều quan điểm có tính đột phá - trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thể chế: “tập trung nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”. Thông điệp đã đề cập đến một khái niệm mới: chức năng kiến tạo phát triển của nhà nước. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình… Thông điệp đã phản ánh đúng nguyện vọng bấy lâu của người dân, nên được đa số nhân dân vui mừng đón nhận.
- Người Việt Nam vốn được tiếng là thông minh và hiếu học. Chỉ số IQ và EQ cùng những giải thưởng giành được trong các kỳ thi quốc tế đã chứng minh điều này. Đó là một lợi thế của chúng ta. Ngày nay, nhân loại đã đạt được những thành tựu lớn lao về khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nhiều quốc gia lân bang vào nửa cuối thế kỷ trước vốn có trình độ phát triển không mấy hơn ta, thậm chí có mặt còn thua ta, nhưng do biết tận dụng cơ hội thời đại mang đến, họ đã bứt lên trong cuộc cạnh tranh, đem lại phồn vinh và hạnh phúc cho dân tộc mình.
Lịch sử mỗi nước tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn định hướng của các nhà lãnh đạo nước đó. Ông Lý Quang Diệu trong cuốn “Bí quyết hóa rồng” đã cắt nghĩa rõ bài học thành công của Singapore. Từ khá sớm ông Lý từng phát biểu với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Thắng cuộc đua trong giáo dục thì mới thắng cuộc đua trong kinh tế”. Đến nay, chúng ta mới thật thấm thía bài học này. Kinh tế của chúng ta trì trệ, kém phát triển vì giáo dục của chúng ta quá lạc hậu, cũ kỹ cả về nội dung lẫn phương pháp, không nâng cao được chất lượng đào tạo con người, mà con người mới là nhân tố quyết định của phát triển.
Giáo dục Việt Nam xưa vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo dục Nho giáo: hiếu cổ (sùng bái cái cũ, “xưa bày, nay làm”), chủ trương chỉ “thuật nhi bất tác, vô vi vô cải”, chuộng từ chương, háo danh hiệu, bằng cấp, coi nhẹ thực nghiệp, khoa-kỹ,…cho nên các nhà nho xưa hầu như không có vai trò, tác dụng gì đối với sản xuất.
Khi đi vào xây dựng nền giáo dục mới, chúng ta đã phê phán những tàn dư này, đề cao vai trò của thực tiễn, xem thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu-giảng dạy, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi căn bệnh kinh viện, giáo điều, mà chưa xuất phát từ đòi hỏi của đời sống thực tế. Vì vậy, trong nội dung và phương pháp giảng dạy, ta thường chỉ chú trọng truyền thụ, áp đặt một chiều, không khuyến khích tư duy độc lập, không cho phép nêu phản đề, tranh luận, phản biện,…để tìm ra cái mới. Tư duy triết học đã sơ cứng thì không những khoa học xã hội không tiến lên được, mà cả khoa học tự nhiên cũng không thể phát triển.
Bản chất của giáo dục không phải chỉ là lưu giữ, truyền bá tri thức cũ, rồi đóng khung lại, “vô vi vô cải”, mà cái chính là phải nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm, phát minh,…để sản xuất ra tri thức mới (nhất là giáo dục ở bậc đại học), biến tri thức khoa học thành công nghệ, tạo ra năng suất cao hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển, tiến tới hình thành nền kinh tế tri thức. Đến lượt nó, sự phát triển của khoa học-công nghệ lại thúc đẩy cuộc đua tranh sản xuất tri thức mới lên một tầm cao hơn.
Khoa học ngày nay vừa kế thừa vừa phủ định lẫn nhau để không ngừng tiến lên, cái hôm nay được coi là đúng, hôm sau có thể không còn đúng nữa. Lý thuyết hố đen của A. Einstein vừa được nhà vật lý thiên tài tật nguyền người Anh Stephen Hawking chứng minh là không tồn tại, nghĩa là không có đường chân trời cho các sự kiện. Mọi tinh tú, vật thể và con người tồn tại, tương tác với nhau trong một vũ trụ bao la, không có giới hạn không gian và thời gian.
Việt Nam ta hầu như hiện vẫn đang đứng bên ngoài của sự đua tranh quyết liệt về phát triển tri thức khoa học. Vì vậy, để tiến cùng thời đại, chúng ta phải bắt đầu lại từ giáo dục, phải thay đổi triết lý giáo dục, trên nền tảng đó mà xác định lại mục tiêu, cơ cấu lại nội dung, chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương châm, phương pháp dạy và học, có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với vai trò, vị trí của người thầy giáo,…chỉ có như vậy mới nhanh chóng đưa giáo dục của ta thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo ra động lực mới, sức mạnh mới làm thay đổi vị thế của đất nước.
Nêu ra một số điều như trên để muốn nói rằng sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam tuy dồi dào, nhưng hiện nay chủ yếu vẫn đang tồn tại ở thế tiềm năng, ta phải tìm cách làm cho nó trở thành hiện hữu. Mong rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ có những phương án khơi dậy, nâng cao, phát huy những giá trị đó song song với việc ra sức học hỏi, trau giồi những giá trị văn hóa-tinh thần tiên tiến của thời đại, để Việt Nam có thể sớm cất cánh trong một tương lai gần.
2. “Ngoại giao văn hóa” trước mắt có thể làm gì để góp phần phát huy sức mạnh mềm của đất nước.
2.1. Đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Sức mạnh mềm của một quốc gia được thể hiện trước hết ở sức thu hút, hấp dẫn, tỏa ra từ các giá trị văn hóa của quốc gia đó, bao gồm các giá trị vật chất (hay giá trị tự nhiên, như phong cảnh, tài nguyên, môi trường…), giá trị tinh thần (hay giá trị nhân văn, như văn hóa, đạo đức, tôn giáo…) và giá trị con người (phẩm chất và năng lực của người dân, đặc biệt là vai trò của các vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước,… ). Những lợi thế này nếu biết phát huy tốt sẽ tạo nên thương hiệu quốc gia, có sức mời gọi đối với thế giới. Ví như, nói đến Ai Cập người ta nhắc tới Kim tự tháp; nói đến nước Pháp người ta nhắc đến tháp Eiffel, bảo tàng Louvre; nói đến nước Anh người ta nhắc đến Tháp chuông đồng hồ Big-beng, Công viên Hoàng gia…; nói đến nước Nga người ta nhắc đến Điện Kremli với những tháp chuông dát vàng, những đêm tháng sáu sáng hồng bên dòng sông Nêva, những cánh rừng bạch dương và thảo nguyên mênh mông của nước Nga; nói đến Úc, người ta nhớ ngay đến nhà hát vỏ sò Xitni, chuột túi kăngguru; nói đến nước Nhật ta nhắc đến núi Phú sĩ, hoa anh đào và trà đạo Nhật Bản; nói đến Trung Quốc là nhắc đến Vạn lý trường thành, Cố cung, Di hòa viên, và những cảnh đẹp đã đi vào văn chương như: sương bến Phong Kiều, trăng sông Xích Bích, tuyết rơi Tây Hồ,…
Về di sản thiên nhiên:Việt Nam đã có nhiều phong cảnh và danh thắng được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên hàng đầu của nhân loại như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, bãi đá cổ Sapa; nước ta có nhiều bãi biển đẹp (như Ngũ Hành Sơn, NhaTrang), có du lịch sinh thái sông rạch, miệt vườn Nam bộ độc đáo…
Về văn hóa, chúng ta được thừa hưởng của cha ông một nền văn hóa đa dân tộc, phong phú về thể loại (cả dân gian lẫn bác học, cả văn chương, hội họa, kiến trúc, lẫn ca múa nhạc) trong đó một số đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại (như kiến trúc cố đô Huế, Tháp Chàm, di tích thánh địa Mỹ Sơn, nhã nhạc, cồng chiêng, rối nước, quan họ,…). Nhưng được công nhận rồi không phải để cất vào kho, mà cần tiếp tục được nâng cao, phát triển, đem ra quảng bá với thế giới, làm cho bạn bè hiểu biết và tìm đến với nền văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam vốn có sức hấp dẫn với du khách do khẩu vị Việt Nam gắn liền với sản vật nông nghiệp nhiệt đới, giúp cho các món ăn Việt Nam bổ dưỡng mà nhẹ nhàng, thanh lịch, có hương vị và màu sắc riêng, khác với châu Âu mà cũng không giống với Trung Quốc, như món phở, nem rán cua bể, bún thang, bánh cuốn, bánh xèo Huế,…vốn từ lâu đã quen thuộc với du khách nước ngoài. Cây cỏ nhiệt đới Việt Nam tiềm ẩn nhiều vị thuốc quý, như sâm Ngọc Linh, nấm lim xanh và nhiều cây thuốc khác có thể nuôi trồng, tạo ra những vị thuốc riêng mang thương hiệu Việt Nam, để du khách có thể mua về làm quà tặng.
Sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, chủ yếu được thể hiện ở con người Việt Nam với truyền thống yêu nước, quật cường chống ngoại xâm, ở sự hài hòa cá nhân-gia đình-Tổ quốc, ở sự thân thiện, cởi mở, có tinh thần bao dung hòa hợp, không hẹp hòi, kỳ thị với những cái còn xa lạ đối với mình,…
Những giá trị đó được kết tinh ở những người con ưu tú của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh , Võ Nguyên Giáp,…cùng bao nhà văn hóa và nhân vật lịch sử lỗi lạc khác. Do cách quảng bá còn có phần thiên lệch của ta, hiện còn nhiều tấm gương của các vĩ nhân khác trong lịch sử Việt Nam vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi với thế giới.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020”, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa của đơn vị mình. Theo tôi, đây không phải là vấn đề của các bộ, các ngành và địa phương. Cái mà chúng ta đang thiếu hiện nay là một chiến lược tổng thể mang tầm quốc gia về quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nghĩa là hiện vẫn chưa có một cơ quan, hay tổ chức nào được giao trách nhiệm đứng ra tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật,…của cả nước để xây dựng nên một chiến lược toàn diện, có tầm ngắn, tầm dài trong cuộc đua tranh về sức mạnh mềm của văn hóa ở thời kỳ hiện nay.
Ví như về du lịch, hiện nay vẫn do từng địa phương đảm nhiệm, chủ yếu như một ngành kinh tế, một nguồn thu cho ngân sách địa phương, chứ chưa thực sự coi du lịch như một ngành văn hóa, có chức năng hàng đầu là quảng bá những giá trị của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới; vì vậy nó vẫn đang diễn ra một cách manh mún, sơ sài, nghèo nàn, thiếu một sự phối hợp, liên thông giữa các ngành với nhau. Du lịch, bản chất nó là văn hóa, gắn liền với vẻ đẹp cảnh quan, di tích lịch sử, với các lễ hội, festival ca múa nhạc mang màu sắc địa phương, du lịch làng nghề với các sản phẩm văn hóa biểu tượng cho mỗi vùng miền,…nên cần được liên kết thành các “tua”, với sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều địa phương mới thu hút được du khách đến và ở lại trong nhiều ngày.
Quan trọng hơn là cần chú trọng xây dựng hình ảnh con người Việt Nam hiện đại - với tư cách là “sứ giả” của văn hóa - để họ biết nên có, cần có thái độ như thế nào khi tiếp xúc với du khách nước ngoài (nụ cười thân thiện, lòng hiếu khách, sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi, rồi ngôn ngữ, y phục, cách ứng xử, giao tiếp,…phải tỏ ra là người dân của một nước văn hóa). Còn nếu chỉ biết đeo bám, xin xỏ, gian lận, lừa lọc, chặt chém,…thì họ chỉ làm cái việc đuổi khách “một đi không trở lại” chứ nói gì đến phát huy sức mạnh mềm! Nói cách khác, muốn hấp dẫn được người ta, trước tiên phải làm cho mình trở nên hấp dẫn đã, nghĩa là phải nhanh chóng khắc phục được những nhược điểm, khuyết tật tự thân về văn hóa, lối sống của mỗi người dân chúng ta, bắt đầu từ trong gia đình, học đường rồi ra đến ngoài xã hội.
2.2. Tăng cường sức mạnh mềm của “ngoại giao công chúng” để giúp họ cập nhật những thông tin đúng đắn về Việt Nam.
Ngoại giao công chúng khác với ngoại giao nhà nước ở chỗ nó không nhằm tác động đến các chính phủ; đối tượng mà nó hướng đến là công chúng, là các tổ chức phi chính phủ, tiếng nói của nó thể hiện sự đa dạng các quan điểm của cá nhân, như là một sự bổ sung vào quan điểm của chính phủ.
-Ngoại giao công chúng có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, nhưng trước hết cần tận dụng con đường truyền thông.
Trong cuộc xung đột Biển Đông, trước đây cũng như hiện nay, chính nghĩa thuộc về Việt Nam, nhưng chính nghĩa đó chưa được chúng ta diễn giải rõ ràng cho nhân dân Trung Quốc hiểu, do sự tuyên truyền bóp méo của truyền thông phía họ, đại bộ phận nhân dân Trung Quốc vẫn có cái nhìn sai lầm về Việt Nam, bởi các nhà cầm quyền Trung Quốc luôn luôn tuyên truyền ngụy tạo rằng các cuộc chiến 1974, 1979, 1988 là do phía Việt Nam gây ra, nên có đến 85 % người dân Trung Quốc đồng tình phải tiến đánh Việt Nam.
Trên Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đang làm những việc ngang ngược, thô bạo, cư xử vô nhân đạo với ngư dân Việt Nam, như các vụ Bình Minh 02, Viking II, Cỏ Rong,…rồi bằng sức mạnh truyền thông áp đảo, họ đã đánh đồng kẻ gây hấn với người bị gây hấn.
Ngược lại, các hành động nhân đạo của Việt Nam đã cứu hộ ngư dân Trung Quốc mắc nạn do thời tiết, lại chỉ được đưa tin trên báo chí Việt Nam, người dân Trung Quốc không hề biết đến, do sức mạnh của truyền thông Việt Nam chưa được phát huy tốt. Chúng ta hiện có hơn 700 ấn phẩm báo chí, gần trăm đài phát thanh-truyền hình, trong đó có không ít được xuất bản và truyền hình bằng tiếng Anh, tiếng Trung,…ta cần xúc tiến liên tục, bền bỉ các chương trình truyền thông (về văn hóa Việt Nam, về thực trạng Biển Đông, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử,…) hướng về phía nhân dân Trung Quốc và các nước Asean, thông tin cho công chúng nước họ biết, đòi hỏi chính phủ họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đó chính là một sức mạnh mềm để cải thiện hình ảnh và tìm kiếm sự ủng hộ của công chúng các nước trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước và biển đảo của ta.
Cần nhớ lại rằng bức tường Berlin sụp đổ không phải bằng bom đạn quân sự mà chủ yếu bằng sức mạnh của thông tin-truyền thông. Trong chiến tranh lạnh, ngoài sức mạnh của ngoại giao văn hóa như nghệ thuật, sách báo, phim ảnh,… Mỹ và các nước phương Tây đã sử dụng sức mạnh của truyền thông, liên tục phát đi các chương trình của Đài phát thanh Tự do và Đài phát thanh Châu Âu Tự do, hướng vào công chúng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, bào mòn dần lòng tin của họ vào tương lai của chủ nghĩa xã hội. Do đó, người ta cũng gọi thông tin- truyền thông là một hình thức “ngoại giao công chúng” (public diplomacy).
-Thông tin là sức mạnh. Nhưng ở thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin trở nên bội thực, trong đống hỗn độn ấy, người ta không biết tin vào cái gì, cái nào là giả, cái nào là thật? Cách đưa tin của thời chiến tranh lạnh đã mất chỗ đứng trong lòng tin người nghe. Chân thật, chính xác, đáng tin cậy phải trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu của sức mạnh mềm truyền thông, bởi chính trị là địa hạt giành giật lòng tin, các thông tin nếu quá thiên về tuyên truyền, thiếu sự khả tín quốc gia, không thể biến thành sức mạnh mềm. Người nghe ngày nay thường không quá tin vào các nguồn tin chính thức của nhà nước, nên họ đã tranh thủ đi tìm thông tin từ nhiều con đường khác nhau.
Vì vậy, nội dung của “ngoại giao công chúng” còn được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế, các hội thảo khoa học, các khóa tập huấn, các chươg trình tài trợ cho du học sinh, các cuộc trao đổi, giao lưu văn hóa - nghệ thuật,… với sự tham gia của các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo có tên tuổi,…Trong các cuộc giao lưu, tiếp xúc với công chúng ở các nước sở tại thường diễn ra các cuộc phỏng vấn, tọa đàm, đối thoại hai chiều, trao đổi trong phạm vi hẹp, những thông tin công chúng họ thu được tại đây sẽ có tính thuyết phục hơn, trở nên đáng tin cậy hơn.
-Ngoại giao công chúng sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu nó được thuyết phục bằng hành động, bởi hành động bao giờ cũng mạnh hơn mọi lời nói. Một thí dụ điển hình là Na-uy, một nước chỉ có 5 triệu dân, không có ngôn ngữ quốc tế, văn hóa xuyên quốc gia, không nằm ở trung tâm châu Âu, cũng không phải là thành viên của EU,…nhưng lại là một quốc gia có vị thế, có tiếng nói vượt ra ngoài kích thước và tài nguyên khiêm tốn của mình, đó là vì họ đã có những hoạt động đóng góp tích cực vào nền hòa bình trên thế giới: hòa giải cho các xung đột tại Trung Đông, Sri Lanka, Columbia; đóng góp đáng kể vào các quỹ viện trợ cho nhiều nước; là thường trực của các lực lượng giữ gìn hòa bình trên thế giới,…Dĩ nhiên trong ứng xử quốc nội, Na-uy cũng có vấn đề của họ, nhưng xét về tổng thể, Na-uy là một nước nhỏ nhưng đã biết cách khai thác một thế mạnh trong hoạt động ngoại giao để khuếch trương hình ảnh và vị thế quốc gia nhỏ bé của mình.
Việt Nam, tùy theo khả năng hiện nay, có thể từng bước tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, vào giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, cho quân đội tham gia cứu trợ, cứu nạn trên Biển Đông hay tham gia các lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ, v.v..Thông qua những hoạt động đó, hình ảnh Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều trong con mắt của thế giới.
*
Việt Nam sẽ triển khai sức mạnh “ngoại giao văn hóa” của mình như thế nào? Ở thế kỷ trước, chúng ta đã một thời là trung tâm thu hút được sự yêu mến và kính trọng của loài người tiến bộ vì đã đi tiên phong và giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do và phẩm giá con người - một chàng David bé nhỏ đã quật ngã được gã khổng lồ Goliath - làm cho chính đối thủ cũng phải nể phục. Tiếc thay, sức mạnh mềm ấy nay đã là chuyện của quá khứ, ta không thể cứ mãi “ăn mày dĩ vãng”.
Để tạo ra sức mạnh mềm mới, có lẽ ta cần tỉnh táo, sáng suốt định vị lại mình là ai, đang ở vị thế nào trong thế giới hiện đại, cần phải thay đổi những gì để có thể tái thu hút được sự yêu mến và cảm phục của nhân loại như một thời ta đã có ? Những câu hỏi ấy thật không dễ trả lời. Vậy xin tạm ngừng tại đây để được nghe kiến giải của các bậc cao minh.
Hà Nội, tháng 2 - 2014
GS Song Thành
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 28-2-14 

Lại chuyện trộm cắp và thể diện quốc gia

(TBKTSG Online) - Một tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines vừa bị báo chí Nhật bêu riếu chuyện tiêu thụ mỹ phẩm từ một nhóm trộm tại Nhật Bản, đem về nước bán kiếm lời. Những kẻ cắp đã bị cảnh sát phát hiện, lấy lời khai hôm 26-2-2014, thì một ngày sau những thông tin chi tiết đã xuất hiện trên tờ Sankei Shimbun. Tờ báo này cũng nhắc lại một số vụ trộm cắp tại Nhật mà thủ phạm chính là người Việt Nam.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu người Việt dính líu vào những vụ trộm cắp trực tiếp, hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm trộm cắp bị cảnh sát các nước phanh phui. Cứ mỗi lần có một sự kiện như thế, trên các cộng đồng mạng và mặt báo trong nước lại bị khuấy động. Những tấm biển cảnh báo trộm bằng tiếng Việt được dựng nơi công cộng ở nước ngoài lại được đăng lên, đánh thức cảm giác day dứt, nhục nhã cho những ai còn nghĩ tới các vấn đề thể diện quốc gia.


Một tấm biển cảnh báo trộm cắp được viết bằng tiếng Việt tại Nhật từng gây xôn xao dư luận trước đây. Ảnh: Internet.

Quả thật, rất đáng xấu hổ khi ngày nay bước ra bên ngoài, không chỉ thói tật ăn cắp, mà rất nhiều thứ “bệnh” khác của nhiều người Việt Nam đã được phơi bày, phổ biến tới mức đủ tạo cho bạn bè quốc tế nghĩ đó là tính cách chung của người Việt, hay nói nôm na, “người Việt các anh là thế”. Từ những chuyện đơn giản như người Việt không biết xếp hàng, phung phí trong ăn uống đến nhôm nhoam ồn ào những nơi cần sự trang trọng, tôn kính; từ nạn trộm cắp vặt, buôn lậu hay rộng hơn là gian manh lật lọng trong kinh doanh... đã tạo ra những hình ảnh rất xấu về người Việt hiện đại trong lòng bạn bè quốc tế.

Cũng dễ hiểu, tình trạng “vô pháp” đó ngày trước, khi mức độ giao du còn ít, thói xấu trong nhà tự biết với nhau, thuận thì điều chỉnh, không thuận cũng che giấu, dung dưỡng, không muốn mang tiếng “vạch áo cho người xem lưng”, nay chuyện giao lưu thường xuyên, dễ dàng thì những lởm khởm bất cập đem phô bày dưới ánh mặt trời, gây nghi ngại cho thiên hạ.


Một tấm biển khác tại nhà hàng buffet Thái Lan được viết bằng tiếng Việt, nhắc nhở thực khách Việt Nam chừng mực trong ăn uống. Ảnh: Internet.

Nhìn vào những hiện tượng riêng lẻ để phổ quát hóa rồi oán trách cho một đời sống văn hóa tụt hậu chung chung thì cũng không hẳn đúng. Nhưng cũng phải thừa nhận một điều luôn đúng, đó chính là giá trị của cá nhân thường được bồi lắng theo thời gian từ chính trong môi trường văn hóa mà anh ta sinh sống, tương tác xã hội. Ở đây, có thể thấy rằng, những biểu hiện của sự vô pháp tùy tiện của những hiện tượng kia có một mối dây liên hệ rất mật thiết với một bối cảnh vận hành xã hội với hai gốc rễ chính: pháp lý và đạo lý.

Môi trường khủng hoảng về đạo lý là điều kiện kích hoạt các thủ đoạn tham lam bùng phát ở mọi cấp độ. Trên bình diện quốc gia, sự tham lam khiến cho mọi lợi ích chung biến thành món lợi của một hoặc vài nhóm người. Ở nhà trường, lòng tham được kích hoạt bởi những cuộc thi đua thành tích hãnh tiến, không khởi phát từ tinh thần thực học. Và bước ra đường, lòng tham thể hiện đôi khi chỉ trong một cách nhích ga xe máy vượt đèn đỏ để cho được việc trước mắt, dù biết đó là hành vi có thể dẫn tới ách tắc cả một con đường hay gây ra nguy hiểm cho người khác v.v...

Trong một bối cảnh sống như thế, những giá trị tự trọng, sự tự nguyện và trung thực nơi cá nhân sẽ dễ dàng bị triệt tiêu, thay vào đó là tâm lý đối phó với hoàn cảnh, tìm kiếm lỗ hổng, cố tình lươn lẹo để đạt cho được mục đích trước mắt và đoản hạn. Bản thân từng cá nhân không xác tín vào những nguyên tắc của một xã hội văn minh. Và đến lượt chính họ cũng cảm thấy không cần thiết phải kính trọng những điều kiện cơ bản mang lại sự tự do nơi chính bản thân mình. Họ vừa là thủ phạm, vừa có thể là nạn nhân của chính sự vô pháp của mình.

Trong thế giới hội nhập, thể diện và hình ảnh quốc gia có thể xây dựng từ nơi chính hành vi hay giá trị của mỗi cá nhân, nhất là trong thời buổi sự phóng đại của truyền thông thông tin đủ sức biến những hiện tượng, sự việc đơn lẻ thành căn tính phổ quát như hiện nay. Bài học về thể diện quốc gia không chỉ được tư duy từ bên ngoài lãnh thổ của đất nước mình, mà cần được tâm niệm và thực hành nhất quán ngay chính trong đời sống thường ngày của mỗi người góp vào đời sống, từ tinh thần bình đẳng, biết tôn trọng bản thân và tha nhân, từ ý thức thượng tôn pháp luật.

Hơn bao giờ hết, ý thức về thể diện quốc gia cần được trang bị cho những công dân bước vào thế giới toàn cầu hóa. Không phải ngẫu nhiên mà học giả Fukuzawa Yukichi dưới thời Minh Trị, khi bàn về tinh thần hiện đại hóa Nhật Bản đã đặt tất cả những giá trị sống trên nền tảng của tư duy dân quốc.
 Nguyễn Vĩnh Nguyên

Hải quân và Không quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh

clip_image001
© Flickr.com/JeriSisco/cc-by-nс-sa 3.0

Xét theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, chắc là trong tương lai không xa, tàu Hải quân Nga sẽ trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam. Thực chất vấn đề đang nói đến là gì: thành lập tại Cam Ranh căn cứ hải quân Nga hoặc trạm hậu cần kỹ thuật phục vụ tàu chiến Nga? Xin nhắc lại rằng căn cứ tương tự đã tồn tại trong vịnh Cam Ranh 23 năm và được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2002. Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" của Nga cho biết:

“Ở đây hoàn toàn không nói về việc thành lập căn cứ hải quân Nga. Hiện đang tiến hành đàm phán để thành lập trạm sửa chữa bảo dưỡng các tàu Nga. Nga quan tâm đến thực tế là các tàu nổi và tàu ngầm của Nga có thể đến Cam Ranh trên cơ sở thường xuyên.”

Mục đích tàu chiến Nga cập bến Cam Ranh là bổ sung thực phẩm và nước ngọt, nếu cần thiết thì tiến hành các sửa chữa đơn giản. Dĩ nhiên là phải tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho thủy thủ đoàn. Chuyên gia của chúng tôi khẳng định rằng, xét theo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước, có tính đến việc Nga thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn về xây dựng tàu ngầm và tàu khu trục cho Việt Nam, chắc chắn sẽ dễ dàng tìm giải pháp thoả đáng cho phép Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

Và không chỉ hạm đội Nga mà thôi. Hiện giờ đang tiến hành đàm phán song phương Nga - Việt về việc cho phép máy bay tiếp dầu của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để đảm bảo hoạt động tầm xa của hàng không Nga.

Các cuộc đàm phán tương tự đang được Nga tiến hành với Việt Nam, cũng như với Cuba, Venezuela, Singapore và một số nước khác. Ông Igor Korotchenko nói tiếp:

“Điều này gắn với thực tế là trong những năm tới sẽ diễn ra kế hoạch tái trang bị Hải quân Nga với quy mô lớn. Mặt khác, Nga đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong các khu vực quan trọng trên thế giới, kể cả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để đảm bảo hoạt động toàn diện và cơ động, Hải quân và Không quân Nga cần có những điểm tựa.”

Mong rằng một trong những điểm tựa đó sẽ là Cam Ranh.
Nguồn:vietnamese.ruvr.ru
 

TS Alan Phan: Campuchia đã làm được điều Việt Nam đang mơ

...cc : ỐI Giời! mấy cái này nhằm nhò gì so với xứ “đỉnh sao trí tuệ” – “Hạnh phúc nhất nhì hành tinh” -có ” trên 30 ngàn Tiến sĩ”….Nhiều lắm , nghĩa là cái gì cũng nhất Địa cầu- Đến nỗi “máy bay không ai lái” chế tạo còn được, “tàu ngầm bơi trong bể” cũng làm nốt…. Siêu chưa.Xã hội XHCN là ƯU VIỆT nhất trần ai, đừng có “bôi bác” nhé.
(Doanh nghiệp) – “Chiếc Angkor EV cho thấy một hình ảnh khá tốt đẹp cho nền kinh tế tương lai của Campuchia”, TS Alan Phan nhận định.
Campuchia vượt Việt Nam trong thời gian ngắn
Theo ông, thì dù đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ của một doanh nghiệp (tư nhân), nhưng nếu nhân rộng được khắp xứ, Campuchia đã làm được điều mà Việt Nam đang mơ.
Với dân số ít ỏi, một cơ chế thoáng và một nền kinh tế trong đó sự liên thông với toàn cầu bắt đầu mọc rễ, người dân Campuchia sẽ có một GNI mỗi đầu người vượt mặt đàn anh Việt Nam trong thời gian ngắn.
Bởi chính bản thân ông vẫn ngạc nhiên trước sự hoàn thành chiếc xe Angkor EV của Campuchia. Chiếc xe bán với giá 5 ngàn USD tức là giá sản xuất khoảng chừng 4 ngàn USD hay thấp hơn. Giá rất sát với những hãng xe sản xuất theo dây chuyền dù các công ty lớn có lợi thế về giá mua linh kiện rẻ và những yếu tố nội tại nhờ tổ chức toàn cầu.
Chiếc xe
Chiếc xe “Angkor EV 2014″ tại buổi lễ ra mắt ở tỉnh Kandal
Điều này có nghĩa là năng suất lao động và khả năng quản trị của công ty Heng (Campuchia) không thua kém những đống nghiệp trên thế giới lắm.
Ông nhận định: “Khi chúng tôi muốn đầu tư vào Campuchia, những nhân viên của quỹ Viasa đã báo cáo trong một khảo sát tại chỗ là lao động và quản trị của Campuchia là ác mộng. Có lẽ họ đã sai và hời hợt trong việc đánh giá”.
Bởi theo ông, việc ráp xe tuỳ thuộc rất nhiều vào giá và lượng tồn kho của số linh kiện cần cho chiếc xe. Vì Angkor EV là chiếc xe chạy bằng điện, các linh kiện này phải hiện đại và đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế.
Giá thành sản xuất trên cũng cho thấy phí bôi trơn tại Campuchia không trên 5%; quá lý tưởng cho những món hàng tiêu dùng và phổ thông. Những đồn đại về tham nhũng của quan chức Campuchia có lẽ đã được thổi phồng quá mức.
Sau cùng, với giá bán phải chăng và một hệ thống kinh tế khá liên thông và cởi mở, công ty Heng có thể xuất khẩu một số lượng đáng kể trên thị trường thế giới, nhất là các nước Á Phi nghèo.
Việt Nam đặt bằng cấp cao hơn năng lực thì…
Trong khi Campuchia có ô tô điều khiển bằng Smartphone, tại Việt Nam thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.
Các dự án đó được chuyển sang các nước lấn cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.
Theo thống kê cho thấy, Việt Nam hiện mới chỉ 210 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…
Độc giả Thanh Tú bức xúc: “Việt Nam ta không sản xuất được bu lông ốc vít, dây điện thì ta đi nhập lo gì, còn GS.TS của ta thì sáng cắp ô đi, tối mang ô về, sống chết mặc bay, tiền lương thì cứ đút túi, chẳng cần nghiên cứu mệt óc”.
Việt Nam cần thay đổi để tránh thua kém nước bạn
Việt Nam cần thay đổi để tránh thua kém nước bạn
Bạn có tên Khánh cũng phân tích: “Theo tôi cái chính là vì chúng ta quá coi nặng bằng cấp, mà chưa coi trọng năng lực làm việc thực sự. Cái năng lực làm việc thực sự thì mới là cái nền để phát triển được. Chúng ta cứ nhìn vô cái bằng, rồi kết luận luôn cái năng lực làm việc, thế nên dẫn tới cái việc rộ lên phong trào cơ quan nhà nước, trường học chỉ tuyển bằng chính quy, ghẻ lạnh bằng tại chức, muốn lên chức phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Tóm lại, bằng cấp, học vị càng cao là được chú ý trong việc bổ nhiệm, phân công công tác, mà chả mấy khi chú ý đến năng lực làm việc, năng lực thực thực hành, tác nghiệp – cái đó mới quan trọng”.
Bên cạnh đó, độc giả này cũng cho biết thêm: “Nên khuyến khích, phát hiện, hỗ trợ, đầu tư thích đáng cho việc xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa, học công nghệ, phát hiện,đầu tư và định hướng kịp thời những công trình nghiên cứu mang tính đột phá vậy mới mong mình ko thua các nước bạn”.
Đồng tình với quan điểm, độc giả Hoàng Long cho hay: “Cũng phải thôi, bởi Việt Nam ta chỉ mua bán chứng chỉ TS, chứ có đào tạo bài bản đâu. TS giấy, họ không góp phần vào sự phát triển đất nước, mà kìm hãm, cản trở sự phát triển”.
Nên theo độc giả Quang Sơn thì sự đố kỵ cộng với sự bảo thủ sẽ phá hoại cả một nền công nghiệp ô tô, thiệt hại cuối cùng là người tiêu dùng khó có thể tiếp cận được ô tô giá rẻ ngang bằng các nước như Lào, Campuchia.
Thái Linh

Chùm thơ thế sự và văn đàn của Phạm Ngọc Thái



NÓI THẬT THÌ PHẢI VÀO TÙ

Nói thật thì phải vào tù nên đành sống giả
Thơ viết mãi về tình yêu và đàn bà, cũng đã chán rồi
Mười năm chiến trường huân chương đầy ngực
Nay lặng nhìn theo dòng nước buông xuôi.

Ta ủng hộ ai? Ủng hộ chính thể nào?
XHCN ư?
Marx đã thành hoang tưởng.
Theo Lê-nin?
Hoá ra lại gây tổn hại cho dân tộc, giống nòi (*)
Con đường này cả thế giới đều sai.

“Độc lập” gì mà nhân quyền sụp đổ?
“Tự do” gì mà đàn áp lương tri cả nhân dân?

------------------

(*) Marx hoang tưởng. Lãnh tụ Lê Nin cũng ngộ tưởng khi tuyên bố: những nước thuộc địa vừa ra khỏi ách thống trị như Việt Nam, Trung Quốc... có thể tiến thẳng lên CNXH, đốt cháy giai đoạn không cần qua TBCN, khi đã có Liên bang Xô viết - Thì chính Liên Xô cùng các nước XHCN ở Đông Âu lại bị sụp đổ đầu tiên.

Nay nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Ukraine từng thuộc Liên bang Xô viết cũ, hàng loạt tượng đài Lê Nin bị nhân dân kéo sập đổ - Cảnh báo CNCS đã và đang hoàn toàn bị suy sụp.



Hữu Thỉnh Chủ tịch HNVVN

NGƯỜI CHƠI MƯA

Tặng Chủ tịch Hữu Thỉnh
và Hội đồng thơ HNVVN

Mưa dại, mưa khôn, mưa rừng, mưa rú
Mưa mãi rồi võng mái nhà tôi
Tiểu tiện vào mưa làm cái thú đời
Nước này trắng hơn

Hay các thứ mưa của Hội nhà văn qua làng, qua phố?

Ta lấy mưa chơi cho thoả chí
Sao lu hết rồi. Ếch nhái nhảy tứ tung.
Ngẫm khúc mưa nay mà thấy lạ lùng
Khi gió giật lung tung, lúc lại lầm rầm như thằng lẫn.

Xem những thứ mưa hò reo làm trò quẫn
Điệp khúc nào nghe mãi cũng nhàm tai
Mới lấy mưa để mưa chơi
Nhìn các loại: Chủ tịch, Hội đồng…

Rặt những phường chèo múa may thơ phú.

Hữu ý - vô tình: ai biết ai nhân bản?
Họ lên diễn đàn còn tôi đứng chơi mưa
Tiểu tiện vào mưa như một trò đùa
Oàm oạp quanh hồ tai nghe toàn chão chuộc.


Phạm Ngọc Thái
Mùa xuân Giáp Ngọ 2014


Phạm Ngọc Thái
Thi ca Phạm Ngoc Thái là nhà thơ tình và thơ đời, những bài thơ của ông về ý tưởng nhân văn và ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi bài khác nhau nhưng những tình thi có thể cảm hoá được trái tim những người yêu thơ là rất nhiều. Hiện ông đang sống tại Hà Nội, Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét