Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tiền tấn ở đâu… quan Việt tậu biệt thự khủng, siêu xe? - Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng

Tiền tấn ở đâu… quan Việt tậu biệt thự khủng, siêu xe?

http://kienthuc.net.vn/diem-nong/tien-tan-o-dau-quan-viet-tau-biet-thu-khung-sieu-xe-315147.html
(Kienthuc.net.vn) - “Lương cấp bộ trưởng 15 triệu đồng/tháng; người chức thấp hơn, lương ít hơn. Cán bộ xây được biệt thự, mua ô tô sang thì dân hồ nghi tài sản – lẽ đương nhiên”, ông Ngô Minh Giang lập luận.
Dân hồ nghi là phải
Mới đây, báo chí đưa tin về việc một cán bộ nguyên Ủy viên Trung ương có nhiều biệt thự; trước đó, con trai Bí thư tỉnh ủy Hải Dương giữ chức Trưởng phòng của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội xây nhà vườn trên khu đất chừng 5.000m2 được cho là với giá trị cả tỷ đồng… Những thông tin này đều nhận được phản ứng từ dư luận theo hướng hồ nghi nguồn gốc những tài sản đó không trong sạch. Theo ông thì vì sao lại có sự hồ nghi này?
Nếu cán bộ giàu có một cách trong sáng thì tôi nghĩ đó là điều nên mừng. Nhưng thực tế thì câu chuyện cán bộ vừa có tí chức quyền đã sắm được nhà, ô tô không hề khó gặp và người ta biết tỏng tiền đó ở đâu, bởi lương cấp bộ trưởng là 15 triệu đồng/tháng, còn những người chức vụ thấp hơn dĩ nhiên là lương cũng ít hơn. Vì thế, nếu có ông cán bộ nào mà xây được biệt thự, mua ô tô sang, dân hồ nghi về nguồn gốc tài sản đó cũng là lẽ đương nhiên.
Thứ hai, đặt trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn thì việc cán bộ giàu lên dễ khiến người ta liên tưởng đến sự khuất tất. Là cán bộ thì phải có sự đồng cảm với người dân, không thể sống cuộc sống cao hơn dân rất nhiều, đừng sống kiểu đế vương! 
Ông bảo cán bộ phải đồng cảm với dân. Nhưng bây giờ đâu phải cái thời “ăn gà bằng kéo” nữa? Nếu cán bộ giàu có từ đồng tiền chính đáng thì chả lẽ họ phải ở nhà bình thường, đi làm bằng xe máy ít tiền mới thể hiện sự đồng cảm ư?
Tôi nghĩ đó không phải là lựa chọn hay. Không nên buộc mình phải sống khổ hạnh so với những gì mình có. Cán bộ mà giàu chính đáng thì càng phải khuyến khích chứ. Nhưng tôi tin rằng, trong số cán bộ giàu lên trông thấy thì không nhiều người là do sự trong sạch mang lại đâu. Chính vì họ không biết vì dân, không biết nghĩ cho dân nên mới tham nhũng rồi khoe mẽ, phô trương bằng những biệt thự, ô tô, sống trên đầu trên cổ dân như thế. Còn với những cán bộ mà nền tảng kinh tế gia đình đã vững từ trước đó, hoặc họ làm giàu từ chính cái tâm của mình thì họ đã chẳng hành xử kiểu đó rồi.
Ông Ngô Minh Giang, nguyên Vụ trưởng Vụ an ninh, Ban Nội chính T.Ư. 
Cán bộ giấu giàu không ít đâu!
Ông nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, cán bộ mà xây biệt thự, mua ô tô sang… để dư luận biết về sự giàu có của họ cũng chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”?
Cái đó là đúng đấy. Tôi biết có những người tinh ranh lắm, họ giấu kỹ lắm, có khi họ vẫn ở nhà tập thể nhưng lại có biệt thự nọ kia khiến người ngoài nhìn vào cứ tưởng họ thanh liêm. Con số giấu giàu này không ít đâu.
Vậy phải chăng cán bộ khoe bày sự giàu có của mình là… dại?
Nói thế cũng không hẳn đâu. Cần nhớ rằng, dù anh có phô trương sự giàu có của mình hay không thì quần chúng sống cạnh anh, làm việc cùng anh biết cả đấy, không giấu nổi họ đâu. Vậy nên, đừng tưởng rằng giấu giàu là tốt. 
Theo ông thì làm thế nào để những cán bộ giấu giàu này sẽ bị lộ?
Đó là phải làm cho thật việc kê khai tài sản. Đồng thời, phải phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thì họ sẽ bị lộ ngay thôi. 
Ông nghĩ sao khi nhiều “người trong cuộc” trả lời rằng biệt thự, ô tô họ có được là công sức của cả vợ con, sự trợ giúp từ phía họ hàng, bạn bè, anh em kết nghĩa?
Cái đấy cần phải có sự kiểm tra, xác minh. Giả sử họ có sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè thật mà vẫn có dư luận hồ nghi thì việc xác minh để đưa ra kết quả công khai là tốt cả cho họ đấy chứ! Nhưng nhiều vụ tương tự như thế, có xác minh được đâu. Tôi thì không tin lắm vào lý do họ đưa ra. Cũng phải đặt lại vấn đề rằng, vợ con họ, rồi chính bản thân họ cũng phải như thế nào thì mới được bạn bè, anh em kết nghĩa “hỗ trợ” chứ! Nói chung, cán bộ giàu dễ vướng khuất tất lắm.
Giàu vì “láu cá”
Với cá nhân ông, từng giữ hàm vụ trưởng, nếu dựa hoàn toàn vào thu nhập thì khi về hưu có mua được biệt thự?
(Cười) Làm gì có. Hồi đó, lương của tôi gần 10 triệu đồng/tháng. Nếu tích góp lại sau khi đã trừ đi những khoản trang trải cuộc sống thì mua nhà cũng khó chứ nói gì đến biệt thự.
Nhưng cùng thời với ông, đồng cấp với ông, hẳn cũng có người mua được nhà?
Nhiều chứ. Có người còn dưới chức vụ, quyền hành của tôi, tôi đưa họ lên, ấy thế mà họ sắm được nhà lớn, có xe ô tô riêng để đi lại cơ đấy.
Vì sao lại có sự khác nhau đến thế, thưa ông?
Là bởi vì lòng tham thôi. Nếu tôi tham thì tôi cũng giàu rồi. Tôi thuộc diện được cấp nhà, nhưng khi về bàn với vợ, vợ chồng tôi đã quyết định vẫn ở lại khu tập thể này vì đã quen sống ở đấy rồi. Có nhiều người bảo tôi dại, tôi “bôn” quá. Đó là quan điểm của họ. Còn tôi, tôi thấy thanh thản. Mà kể ra thì thời của tôi, rồi thời cán bộ trước đó cũng nhiều người mang tiếng “dại” lắm.
Thế còn bây giờ, kiếm được người “dại” như thế có dễ không, theo ông?
Tôi tin là có. Nhưng không nhiều, nếu muốn nói là ít đi.
Nói thế thì những người làm quan mà có biệt thự, có ô tô xịn để đi là những người “khôn”?
Tôi nghĩ nên dùng từ “láu cá” mới chính xác.
Và quan chức không láu cá thì khó giàu?
Đúng.
Cần những cái đầu biết nghĩ
Chính sách tiền lương ở ta được chỉ ra là có nhiều bất cập, chưa tương xứng công sức lao động, chưa đảm bảo được cuộc sống. Vì thế mà bây giờ, cán bộ của ta chỉ có hai lựa chọn: Hoặc thanh liêm mà nghèo; hoặc giàu mà mang tiếng láu cá, thiếu trong sạch?
Cái đó cũng đúng đấy. Nhưng cũng cần nhận thấy thực tế là bây giờ mó đâu cũng thấy tiền, mó đâu cũng thấy nhà, rồi thì nhìn người nọ người kia có tí chức quyền đã đục khoét công quỹ, tham nhũng, quen dần thì cái phần tốt, phần thiện trong người cán bộ cũng bị lung lay đi.
Nói như ông thì ở ta, quan chức có muốn thanh liêm cũng khó?
Đúng. Vì cơ chế nào thì tạo ra con người ấy thôi. Chúng ta đã thực hiện việc cán bộ phải kê khai tài sản, ấy thế mà cũng chỉ là hình thức. Rồi thì xử lý các án tham nhũng cũng chưa triệt để thì làm sao mà mang tính răn đe, giáo dục.
Vậy theo ông, có cách nào để sự giàu lên của quan chức sẽ bớt đi được những dị nghị?
Muốn vậy, cần phải có những cái đầu biết nghĩ để làm sao cho đời sống của nhân dân được nâng lên, biết sống thế nào để dân quý mến. Đảng phải làm tốt công tác giáo dục, giám sát cán bộ đảng viên. Cơ chế chính sách cũng phải hoàn thiện dần, đầu tiên là khâu kê khai tài sản phải buộc người ta trung thực. Dĩ nhiên cũng phải tính lại cơ chế tiền lương. Cần nhớ, cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc chiến khổng lồ, đòi hỏi phải có sự mưu lược, thẳng thắn và khôn khéo thì mới mong có kết quả.
Trân trọng cảm ơn ông!
“Tôi biết, nhiều cán bộ bây giờ giàu lên, xây cổng to lắm nên có muốn đến cũng ngại. Lại có ông cán bộ được mời dự tiệc, người ta làm cho ông ấy bát yến giá 3 triệu đồng. Tiếc là những chuyện như thế này không ít. Nó càng khoét sâu khoảng cách trong niềm tin của dân chúng vào cán bộ, vào chế độ. Đảng đã nhận ra và đang làm để lấy lại lòng tin ấy, đó là việc gian nan nhưng nhất thiết phải làm, dù có thể hơi muộn”.
Vũ Thủy (Thực hiện)

Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng

Vậy là những lo ngại, phỏng đoán qua bài Putin tính giở trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn đã nhanh chóng thành hiện thực, vào rạng sáng hôm nay 2/3/2014, sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn đề nghị của viên cựu sĩ quan tình báo Liên Xô KGB, nay là TT Nga Putin, đưa quân vào Ukraine nại cớ để “bảo vệ người dân Nga”. Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn lúc 2h giờ VN. (Bài bình luận này được lên trang lúc 4h sáng, Chủ nhật, ngày 2/3/2014.)
Trước đó lại đã có bài Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân, lo ngại một tương lai cho chủ quyền Việt Nam bị đe dọa khi mà ngày càng nhiều các cơ sở kinh tế quan trọng của/hoặc dính líu tới Trung Cộng, cùng người Trung Quốc trên khắp đất nước VN, tại những điểm chiến lược xung yếu. 

Quân đội Nga tiến vào Ukraine dưới danh nghĩa bảo vệ “nạn kiều” Nga và cơ sở quân sự nước này sao mà giống một tương lai thấy rõ cho Việt Nam, khi quân Trung Cộng tiến vào, cũng để “bảo vệ người Hoa” và “cơ sở kinh tế của Trung Quốc”. 
Bởi sẽ có một ngày, khi mà một vài hòn đảo còn lại ở Trường Sa do VN chiếm giữ lại bị quân Trung Cộng bất ngờ tấn công cưỡng chiếm, hoặc lấn dần, thì bất cứ động thái chống trả nào của VN sẽ bị những vụ náo loạn của người Hoa tạo cớ cho Trung Cộng triển khai quân tại các cơ sở kinh tế như Bô-xít Tây Nguyên, Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa,  hay Nhiệt điện, xi măng Hải Phòng, v.v..
Từ trên cao, Trung Cộng có thể lập “cầu hàng không” đổ quân lên Tây Nguyên khi quyền lợi và sự an toàn cho “công dân Trung Quốc” gọi là “bị đe dọa”. Nhẹ hơn thì đưa các đơn vị an ninh dân sự tới, núp dưới danh nghĩa các công ty dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh. Trên đường bộ, các đơn vị quân đội dưới danh nghĩa dân sự từ các cơ sở Bô-xít tại Lào cũng có thể vượt biên tràn qua, lẩn vào số công nhân tại Bô-xít Tây Nguyên. 
Từ ngoài khơi, quân Trung Cộng có thể đổ bộ vào cảng nước sâu tuyệt vời Vũng Áng, cũng dưới danh nghĩa tương tự.
Vậy là Việt Nam chưa đánh đã phải … hàng. Có nghĩa, một khi để cho Trung Quốc có được ngày càng nhiều cơ sở kinh tế, có người Hoa trong đó, nở rộ khắp VN, tại những địa phương quan trọng, nhạy cảm, thì nguy cơ bị mất lãnh thổ, lãnh hải một cách dễ dàng mà không dám động binh, ngày càng lớn. 
Chưa kể còn phải thấy rõ thêm những yếu thế quốc tế của VN so với Ukraine một khi bị tên đồ tể Đại Hán xâm lấn. Ukraine còn có EU, và đằng sau là Mỹ, có nghĩa là cả thế giới phương Tây không muốn bị xáo trộn, đe dọa, mất cân bằng. Còn VN thì sao? Dù thế nào, khả năng phương Tây và Mỹ ngày càng muốn ngầm công nhận, chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng tại khu vực, đồng thời “nhường” vai trò “đối trọng” cho Nhật Bản, thêm cả Nam Hàn, Úc, … trong khi khối ASEAN vừa yếu vừa bị chia rẽ. Nên khả năng một khi xảy ra sự cố tương tự Ukraine, Mỹ và phương Tây can thiệp là không lớn.
Và một hình ảnh giống nhau rất ấn tượng, là mối quan hệ giữa hai kẻ bành trướng tham tàn cộng sản và hậu cộng sản, với những thuộc quốc nhỏ bé hơn nhiều lần, đang và từng là “bạn vàng”, lại được lãnh đạo bởi những kẻ yếu hèn, muốn chọn con đường lệ thuộc hoàn toàn hơn là tự cường, biết dựa vào bạn bè tử tế quốc tế. 
Sự “thức tỉnh” và “thách thức” càng có ý nghĩa và giá trị hơn khi mà sự kiện trên lại xảy ra vào đúng đầu tháng Ba này, với hàng loạt kỷ niệm các cuộc chiến tranh bi hùng chống quân Trung Quốc xâm lược, nhưng lại bị ban lãnh đạo CSVN tiếp tục cố tình lờ đi, đồng thời bằng mọi cách ngăn cản người dân yêu nước tưởng nhớ.
————-
Tiền Phong
01:21 ngày 02 tháng 03 năm 2014

Nga đưa quân vào Ukraine, LHQ, EU họp khẩn

Bên ngoài trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ảnh: RIA
Bên ngoài trụ sở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ảnh: RIA
TPO – Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào 23h (2h ngày 2/3 giờ Việt Nam) liên quan đến việc Nga gửi quân tới Ukraine. Dự kiến ngày 3/3, Liên minh châu Âu cũng tổ chức một cuộc họp giữa các thành viên theo đề nghị của chính quyền Ukraine.
Theo Lenta, thông tin về các cuộc họp khẩn cấp bắt đầu ngay sau khi Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện Nga) phê chuẩn đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin đưa quân sang Ukraine nhằm ‘bảo vệ người dân Nga’.
Đề nghị của ông Putin được dựa trên điểm G trong phần đầu của điều 102 Hiến pháp Nga, theo đó cho phép sử dụng quân đội Nga vượt khỏi biên giới đất nước.
Trước đó, cả Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) lẫn Thượng viện nước này đều đã yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea, nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga cũng như có đông người sắc tộc Nga sinh sống.
Tổng thống Putin cho rằng động thái đó cần thiết để bảo đảm với tính mạng của công dân Nga cũng như trước tình hình bất thường ở Ukraine.
“Tôi đệ trình Hội đồng Liên bang đề nghị được sử dụng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi tình hình chính trị tại nước này trở lại bình thường” – Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Nga.
Trước đó, ngày 28/2, Ukraine cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có động thái trong trường hợp Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine, đặc biệt là tình hình bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine Robert Serry đã tuyên bố rút lui vì không thể tới Crimea theo yêu cầu của Tổng thư ký Ban Ki-moon.
Cùng ngày, các thành viên Liên minh châu Âu dự kiến cũng sẽ tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại Brussel, Bỉ, vào ngày 3/3 để thảo luận về tình hình ở Ukraine. “Đây sẽ là cuộc họp cực kỳ đặc biệt của EU, có thể kéo dài đến quá 13h chiều”, AP dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu nói.
Theo Lenta, AP
————
Pháp luật TPHCM
Chủ Nhật, ngày 2/3/2014 – 01:20

Xe tăng Nga tiến vào Crimea

Crimea đề nghị Nga bảo vệ an ninh. Nga điều 6.000 quân đến Crimea.
Sáng 1-3, tại nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine, Thủ tướng Sergei Aksenovthông báo đã khẩn cấp kêu gọi Tổng thống Nga Putin giúp đỡ bảo vệ hòa bình và ổn định. Ông tuyên bố toàn quyền đảm trách bộ máy quyền lực gồm Bộ Nội vụ, Hội đồng An ninh, Bộ Tình huống khẩn cấp, quân đội, hải quân, cơ quan thuế và biên phòng.
Duma Nga đề nghị bảo vệ Crimea
Hội đồng tối cao (Quốc hội) Crimea đã thành lập một sư đoàn đặc nhiệm bảo vệ trật tự công cộng, trong đó bao gồm những người trước đây thuộc lực lượng đặc nhiệm Berkut (lực lượng bị chính quyền mới ở Kiev giải thể ngày 26-2). Chính phủ Crimea cũng đã quyết định ngày trưng cầu dân ý về quy chế Crimea là ngày 30-3 thay vì 25-5 như trước đã định.
Hạm đội biển Đen của Nga thông báo đã hợp tác với chính quyền Crimea bảo vệ các cơ quan nhà nước trọng yếu ở Crimea.
Tại Nga, đáp lại lời kêu gọi của Crimea, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế (Duma quốc gia Nga) Alexei Pushkov tuyên bố Nga sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi Nga giúp đỡ bảo vệ hòa bình của thủ tướng Crimea. Duma quốc gia Nga đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ Nga bảo vệ nhân dân Crimea.
Ngày 1-3, Bộ Ngoại giao Nga phát thông cáo cho biết Nga rất quan tâm đến tình hình Crimea sau khi chính quyền mới ở Kiev đưa các phần tử vũ trang tấn công Bộ Nội vụ Crimea vào đêm 28-2 và nhiều người đã bị thương. Tòa nhà Quốc hội và trụ sở chính phủ cũng bị tấn công.
Theo Reuters, trong ngày 1-3, các binh sĩ Nga đã kiểm soát sân bay Kirovskoye cách Simferopol (thủ phủ Crimea) khoảng 100 km. Đây là sân bay thứ ba bị các binh sĩ Nga phong tỏa sau sân bay quốc tế Simferopol và sân bay quốc tế Sevastopol ở Belbek.
Xe tăng Nga tiến vào Crimea ngày 1-3. Ảnh: AP
Xe tăng Nga tiến vào Crimea ngày 1-3. Ảnh: AP
Các binh sĩ Nga tuần tra kiểm soát ở Simferopol. Ảnh: GETTY IMAGES
Các binh sĩ Nga tuần tra kiểm soát ở Simferopol. Ảnh: GETTY IMAGES
Cùng ngày tại Simferopol, một cuộc biểu tình đã được tổ chức để chào đón quân đội Nga. Trong khi đó 10.000 người biểu tình ở TP Donetsk (miền Đông Ukraine) để phản đối chính quyền mới ở Kiev và ủng hộ Crimea sát nhập vào Nga.
Không phận Crimea bị đóng cửa
Đêm 28-2, Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov của Ukraine đã tuyên bố trên truyền hình yêu cầu Nga rút quân khỏi Crimea. Bộ Ngoại giao Ukraine ra thông cáo cho biết bộ đã gửi công hàm phản đối Nga vi phạm vùng trời Ukraine, đồng thời yêu cầu Nga rút ngay binh sĩ và xe quân sự trở về căn cứ tại quân cảng Sevastopol.
Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), lực lượng biên phòng Ukraine cho biết có 10 máy bay trực thăng Nga bay trên không phận Ukraine, đồng thời các binh sĩ Nga đã lập các chốt kiểm soát gần Sevastopol.
Ông Sergiy Kunitsyn, đại diện tổng thống tạm quyền Ukraine tại Crimea, tuyên bố trên kênh truyền hình ART (Ukraine): Hôm 28-2, Crimea đã bị tấn công quân sự với hơn 2.000 quân Nga được không vận đến căn cứ quân sự gần Simferopol. Ông khẳng định không phận Crimea đã bị đóng cửa vì có nhiều máy bay và trực thăng Nga hạ cánh.
Ngày 1-3, Bộ Quốc phòng Ukraine tiếp tục tuyên bố Nga đã tăng quân lên 6.000 quân đến Crimea. Bộ Quốc phòng tuyên bố đã đặt quân đội Ukraine trong tình trạng báo động.
Năm hệ quả có thể xảy ra
Đài truyền hình ABC News (Mỹ) ngày 28-2 đã đưa ra năm hệ quả có thể xảy ra đối với tình hình Ukraine:
Crimea độc lập: Người dân Crimea sẽ bỏ phiếu ủng hộ Crimea độc lập. Chuyên gia Andy Kuchins, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế, dự báo Ukraine và Nga đều sẽ công nhận độc lập của Crimea.
Ukraine sử dụng vũ lực: Nếu Ukraine sử dụng vũ lực nhằm gửi thông điệp rằng Crimea vẫn là một phần của Ukraine, xung đột quân sự sẽ xảy ra với Nga. Theo chuyên gia Andrew Weiss thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, Nga cũng có thể sử dụng chiêu bài thành lập lực lượng bán quân sự ở Crimea.
Nga sử dụng vũ lực: Ông Eugene Rumer, Giám đốc chương trình Nga và Á Âu thuộc Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nhận định cơ quan tình báo Nga đang hỗ trợ các lực lượng thân Nga ở Crimea.
Mỹ giúp đỡ Ukraine: Các nước giáp giới với Ukraine (Romania, Hungary, Ba Lan và Slovenia) đều là đồng minh của Mỹ. Chuyên gia Eugene Rumer nhận định Mỹ sẽ ra tay nếu xảy ra xung đột quân sự tại Ukraine thông qua vai trò hỗ trợ nhân đạo và người tị nạn.
Crimea vẫn là một phần của Ukraine: Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie nhận định đây có thể là viễn ảnh tốt nhất. Như vậy Nga phải tuyên bố ủng hộ chính quyền mới ở Ukraine nhưng phản ứng này khó xảy ra!
DẠ THẢO – DUY KHANG
Mỹ dọa Nga sẽ phải trả giáChiều 28-2, Tổng thống Obama xuất hiện tại phòng báo chí của Nhà Trắng. Ông tuyên bố quan tâm sâu sắc đến thông tin về hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Ông nhấn mạnh: “Mọi vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine sẽ gây mất ổn định. Điều này không có lợi cho Ukraine, Nga hay châu Âu”. Ông cảnh báo Nga rằng mọi can thiệp quân sự vào Ukraine đều phải trả giá. Ông đe dọa Mỹ sẽ hủy không tham dự hội nghị các nước G8 ở Sochi (Nga) vào tháng 6 tới nếu Nga nuôi dưỡng ý định can thiệp vào Ukraine. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Obama tuyên bố long trọng về tình hình Ukraine sau khi Tổng thống Yanukovych bị phế truất ở Ukraine.

Ukraina: Putin điều thêm 6.000 quân, Crimea có còn thuộc về Ukraina hay không?

Xe quân sự Nga trên đường chuyển quân từ Sebastopol đến Simferopol tại Crimée ngày 01/03/2014.

Crimea có còn thuộc về Ukraina hay không? Không ai có thể chắc chắn được, trước những diễn biến từ tối qua cho đến trưa nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Igor Teniouk hôm nay 01/03/2014 tố cáo Nga đã tăng cường thêm 6.000 quân đến Crimea . Ông tuyên bố rằng Nga đã chuyển quân mà « không báo trước cũng như không được phép của Ukraina, đi ngược lại với các nguyên tắc không xâm lấn giữa các Nhà nước có chung đường biên ». Trong lúc đó cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề tự trị của Crimée dự kiến ngày 25/5 nay được dời lại sớm hơn, từ 30/3.

Trụ sở cơ quan biên phòng Ukraina tại thành phố Sebastopol ở Crimée hôm nay bị khoảng 300 quân bao vây. Những người này nói rằng được lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga phải chiếm đóng trụ sở này. Thông báo của biên phòng Ukraina cho biết tất cả các chiến hạm đang đặt trong tình trạng báo động.

Hạ viện Nga tức Douma hôm nay 01/03/2014 yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin « bảo vệ bằng mọi phương tiện » dân cư ở Crimée « chống lại tình trạng tùy tiện và bạo lực ». Trước đó vào buổi sáng, điện Kremli tuyên bố « hết sức quan ngại » trước những sự kiện tại Crimée và đảm bảo rằng Nga sẽ không làm ngơ trước « yêu cầu giúp đỡ của các lãnh đạo Crimée ».

Những người vũ trang tuần tra gần nghị viện Crimea, 01/03/2014.

Vũ khí kinh tế bắt đầu được sử dụng: tập đoàn dầu khí Gapzrom đòi Ukraina phải trả món nợ 1,55 tỉ đô la. Tại Donetsk, cứ địa của tổng thống bị lật đổ Ianoukovitch, 10.000 người biểu tình ủng hộ Nga.

Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tối qua cảnh cáo Matxcơva không nên « can thiệp quân sự » vào Ukraina, tân Thủ tướng nước cộng hòa tự trị Crimea(Krym) là Sergy Aksionov – được bầu phiếu kín trong một nghị viện địa phương bị một đội biệt kích vũ trang thân Nga kiểm soát - hôm nay 01/03/2014 đưa ra lời kêu gọi được tiếp vận trên truyền hình Nga. Ông ta yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin giúp đỡ để tái lập « hòa bình và yên tĩnh » tại bán đảo nói tiếng Nga ở miền nam Ukraina đang có nguy cơ ly khai.

Tổng thống lâm thời Ukraina tuyên bố Kiev từ chối đáp trả quân sự trước khiêu khích của Nga, liên quan đến việc triển khai quân Nga tại Crimée, và không công nhận tân Thủ tướng cộng hòa tự trị này.

Nghị viện Crimea bị kiểm soát

Những người vũ trang chiếm lĩnh nghị viện Crimée, 01/03/2014.

Nhiều người bịt mặt trang bị súng kalachnikov, mặc quân phục nhưng không quân hiệu, đã chiếm các vị trí xung quanh nghị viện Crimea tại Simferopol sáng nay, thứ Bảy. Hai khẩu súng máy được đặt trước tòa nhà. Một đội đặc nhiệm thân Nga hôm thứ Năm 27/2 đã kiểm soát nghị viện, nhưng không thấy được từ bên ngoài.

Tại chỗ, các dân quân đôi khi mặc quân phục Nga vẫn đang chiếm đóng các sân bay và các ngã đường liên lạc của vùng này từ thứ Sáu 28/2. Matxcơva đã điều 2.000 quân và xe bọc thép đến Crimea . Các nhân chứng cho biết từ tối thứ Sáu đã phát hiện việc những đoàn quân không rõ từ đâu di chuyển với xe bọc thép, trên đường từ Sebastopol đến Simferopol, thủ phủ Crimée, và nhiều phi cơ vận tải quân sự hạ cánh xuống một phi trường quân sự gần Simferopol.

Các phi cơ không rõ xuất xứ tại một phi trường ở Crimée, 01/03/2014.

Nhà nước Ukraina có vẻ đã bị mất chủ quyền tại Crimée với sự can thiệp của Nga. Tổng thống lâm thời Ukraina là Olexsander Tourtchinov hôm qua lên án việc Nga tấn công, cho rằng Matxcơva muốn tái diễn tại Crimée kịch bản đã dẫn đến xung đột quân sự năm 2008 với Grudia, liên quan đến các vùng thân Nga ly khai là Abkhazie và Nam Ossétie.

Matxcơva không công nhận cũng không cải chính việc chuyển quân của Nga. Sau cuộc họp kín khẩn cấp của Hội đồng Bảo an, đại diện Nga tại Liên Hiệp Quốc là Vitali Tchourkine tuyên bố nước mình hành động trong khuôn khổ các hiệp định với Kiev.
Thụy My
Theo blog Thụy My

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét