– Thời gian qua, dư luận rất quan tâm tới thông
tin Campuchia sẽ tấn công thị trường gạo Mỹ và Hàn Quốc trong khi xuất
khẩu gạo Việt Nam chỉ quẩn quanh với thị trường Trung Quốc và các nước
trong khu vực. Ông có bất ngờ trước thông tin này không? Liệu đây có
phải là một dấu hiệu đáng để ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phải suy nghĩ?
– Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam phải
thấy đây là thách thức rất lớn. Campuchia hiện nay đã đi vào quy hoạch
vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo có chất lượng tốt và Cục
xúc tiến thương mại của Campuchia đã giúp 8 công ty xuất khẩu gạo tham
dự hội chợ ở Thái Lan mà trong hội chợ, Việt Nam hoàn toàn vắng bóng.
Gạo Capuchia được thế giới chú ý thông qua hội chợ đó và tôi thấy rõ
ràng khách hàng đến rất đông để ký hợp đồng. Những công ty xuất khẩu chỉ
vài chục ngàn tấn chứ không lên đến hàng trăm ngàn tấn như Việt Nam,
tức là họ làm nhỏ nhưng làm có chất lượng và là những sản phẩm có thương
hiệu.
Các doanh nghiệp không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu mà chỉ
mua lúa thông qua thương lái thì không thể xây dựng thương hiệu được.
Cục xúc tiến thương mại lại không có những chính sách để khuyến khích
doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cuối cùng không giúp được doanh nghiệp
nào đi triển lãm được.
– Nhìn vào bức tranh thị trường xuất khẩu gạo
Việt Nam sẽ thấy, đối với thị trường cấp thấp, Việt Nam không cạnh tranh
được về giá, với thị trường cao cấp gạo Việt Nam không thể cạnh tranh
được về chất lượng và không thể xâm nhập được vào nhiều thị trường. Với
Thái Lan, bằng chứng là Thái Lan xả hàng là xuất khẩu gạo Việt Nam gặp
khó vậy phải hiểu và lý giải thực trạng này như thế nào cho đúng?
– Mình phải chịu thua Thái Lan vì
mặc dù mình cũng có gạo hạt dài, thơm nhưng không được bằng Thái Lan và
quan trọng mình chưa có doanh nghiệp nào nuôi nấng vùng nguyên liệu như
của họ để có loại lúa tốt nhất để chế biến và có loại gạo có thể cạnh
tranh được với Thái Lan.
Phần lớn gạo thương lái sẽ trộn nhiều loại lúa vào với nhau. Rất khó
kiếm loại gạo tốt do cung cách làm ăn qua thương lái là cách làm chụp
giật nên mình phải chịu thiệt thòi.
Thái Lan trồng giống lúa tốt rồi nông dân được trả giá cao, Chính phủ
bắt buộc phải bán giá rẻ để tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn trong kho do đó
gạo chắc chắn là tốt và giá không đắt, Chính phủ Thái đành chịu lỗ và
để nông dân được lời. Việt Nam chính phủ lại không quan tâm và hoàn toàn
để Tổng công ty Lương thực và Hiệp hội Lương thực Việt Nam thao túng.
– Thậm chí, xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian
vừa qua cũng sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với các tháng cuối
năm 2013, các thị trường trọng điểm như Trung Quốc và Châu Phi đều giảm
mạnh. Tại sao Việt Nam đến được với những thị trường mới tiềm năng hơn?
Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì tương lai việc xuất khẩu gạo của
Việt Nam sẽ như thế nào?
-Thị trường gạo thế giới không dồi
dào lắm dù lượng gạo Thái Lan xả ra rất lớn nhưng các nước châu Phi còn
rất nghèo không thể mua giá cao do đó gạo Việt sẽ có chỗ đứng.
Tuy nhiên, bản thân mình cũng có quá nhiều gạo nên mặc dù hiệp hội
Lương thực kiểm soát thế nhưng vẫn có sự cạnh tranh để bán giá thấp hơn
nên nếu làm như một số nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa để trồng cỏ
nuôi bò, một ha trồng cỏ lãi gấp 2-3 lần lúa nên mình nên bớt lượng gạo
sản xuất để cung vừa để giá tăng lên.
Nếu cung nhiều quá mạnh ai cũng muốn bán rẻ nên giá sẽ càng ngày càng
giảm. Phải điều chỉnh, bớt lượng sản xuất lúa để có thể sử dụng đất lúa
để trồng cây trồng khác như khoai lang, ngô, bắp, cỏ…
Ở Đài Loan, phần lớn nông dân để đất trồng cỏ nuôi bò, lý luận của họ
là do giá nhập khẩu rẻ và nhu cầu gạo không nhiều do tình trạng kinh tế
mỗi gia đình tăng, họ ăn nhiều thịt và cá hơn nên bớt lượng gạo đi.
– Tại sao xuất khẩu gạo dù được xem là mũi nhọn
của nền kinh tế nhưng người nông dân năm nào cũng phải ca điệp khúc bỏ
ruộng vì lỗ? Để xảy ra tình trạng này là do lãnh đạo chưa đủ tầm hay
vướng mắc nào khác nữa?
– Từ Bộ Nông nghiệp đến Bộ Công
thương đã bỏ ngỏ, để nông dân muốn làm gì thì làm. Nông dân đang trong
tay thương lái thứ 2 là họ luôn luôn có những sáng kiến đi trái ngược
lại kỹ thuật. Ví dụ nói muốn làm theo chương trình GAP thì phải bón phân
cân đối họ lại bón nhiều hơn, đáng ra chỉ xạ 80-100 kg/ha họ lại xạ
200kg/ha, xạ dày, bón nhiều phân đạm sẽ xuất hiện nhiều sâu dịch, họ lại
phải trả nhiều tiền hơn để mua thuốc trừ sâu…
Tất cả những điều này đã đội giá thành 1 kg lúa lên cao, những nông
dân trồng theo đúng quy trình GAP thì giá thành chỉ từ 2.200-2.400 đồng
còn nông dân tự trồng theo kiểu họ phải mất 3.800-4.000 đồng trong khi
bán ra là 5.000-6.000 đồng.
– Lời giải cho xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay nằm ở đâu? Và để làm được điều đó, cần có những thay đổi nào đầu tiên?
– Các công ty xuất khẩu phải có
thông tin đi trước để biết trong năm tới họ sẽ xuất bao nhiêu nói cách
khác họ phải đi các thị trường, chào hàng để lấy đơn đặt hàng. Như hiện
nay, mạnh tỉnh nào tỉnh đấy hô hào trồng lúa mà không biết sẽ bán được
bao nhiêu.
Mình phải có các doanh nghiệp năng nổ, đi các nơi trên thế giới tìm
đơn đặt hàng lúc nào gạo bao nhiêu, khoai lang bao nhiêu, khoai mỳ bao
nhiêu để tổ chức sản xuất.
Sản xuất phải có vùng nguyên liệu và quy trình GAP để nông dân sản
xuất đúng quy trình để họ tới đúng ngày đó sẽ lấy hàng. Mình làm không
có quy hoạch gì để các thương lái trong nước và nước ngoài bấu xé nên
mình bị thiệt thòi mãi.
Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết
Hằng năm, vào những dịp cận Tết cũng là lúc nạn trộm cắp bùng
phát, lúc này, giới đạo chích túng quẫn, cần tiền ăn Tết nên thả sức
hoạt động. Đó là chuyện của nhiều năm trước, còn trong thời gian gần
đây, đặc biệt là trong dịp Tết Giáp Ngọ, phường đạo chích chuyên nghiệp
và bán chuyên nghiệp hoạt động mạnh vào dịp cận Tết, nghỉ Tết vài ngày,
đến Mồng Hai Tết lại hoạt động rầm rộ, người dân miền Nam nói chung và
thành phố Sài Gòn nói riêng trở tay không kịp, có rất nhiều gia đình dở
khóc dở cười trong những ngày đầu năm.
Làm cả năm, trắng tay vì trộm
Một người dân Sài Gòn than thở: “Về vấn đề trộm cắp ở Sài Gòn thì
hiện nay rất tràn lan, nhưng mà không thể buộc tội được vì đây không
phải là vấn nạn cá nhân mà là vấn nạn xã hội. Hiện nay ở Sài Gòn nó
giống như chuyện bình thường mỗi ngày. Mỗi người dân Sài Gòn đều biết
rằng mình đang sống trong một môi trường nguy hiểm mà đều do kinh tế và
chính trị Việt Nam quy định ra, cho nên không ai dám đề cập sâu, vì đó
là vấn đề mà ai cũng biết mà không dám nói. Sau Tết 2014 thì trộm cắp ở
đây còn tăng lên nhiều, vì tâm lý lo sợ về kinh tế trong người dân, họ
không định hướng đi về đâu, làm gì, trong tình huống đó thì trộm cướp là
kiếm tiền nhanh nhất. Đi ăn cướp ở đây không phải là trộm cướp vặt mà
nó có trộm cướp quy mô hơn, trong đó có thể thấy những lãnh đạo ăn cướp
của dân, những doanh nghiệp ăn cướp của dân một cách công khai thông qua
hệ thống ngân hàng với những quyền lợi được bảo vệ. Chỉ có những người
dân mới gánh chịu những gánh nặng từ trên đó, nên họ chỉ còn một cách là
kẻ mạnh cướp của kẻ yếu.”
Ông này nói rằng chưa bao giờ ông cảm thấy Sài Gòn trở nên nhặng xị
và rối loạn như bây giờ. Đành rằng Sài Gòn những năm trước 1975 vẫn có
nạn trộm cắp, giật dọc nhưng thời đó không phổ biến và giới bụi đời cũng
hoạt động có đạo đức hơn, dù sao thì họ cũng cướp giật của những kẻ có
tiền, không bạ đâu cướp giật đó và thỉnh thoảng, họa hoằng lắm mới có
trường hợp người lao động bị cướp giật, nhà nghèo bị trộm cắp. Còn bây
giờ thì nạn trộm cắp phình nở không thể tưởng tượng nổi.
Chỉ cần quên khóa xe trong vòng chưa đầy 10 giây, tức khắc chiếc xe
bị bốc hơi, đi đâu về, vào nhà nhưng quên khóa cửa, nếu lỡ có việc cần
xuống bếp gấp gáp, chưa đầy hai phút sau quay lên, đã thấy nhà cửa trống
hoác, chiếc xe dựng trong nhà không cánh mà bay, cái tivi hoặc chiếc
đầu đĩa cũng bay theo nốt. Điều này cho thấy rằng mật độ kẻ trộm ở thành
phố Sài Gòn có thể dày tương đương hoặc nhiều hơn cả nhân viên an ninh.
Bọn kẻ trộm luôn rình rập và túc trực trong khu phố, quan sát từng cử
động của mỗi nhà để ra tay.
Mặc dù người dân hằng năm vẫn phải đóng tiền cho quĩ an ninh trật tự
nhưng chuyện trộm cắp rình rập thì đèn nhà ai nấy sáng, thân ai người
nấy lo. Công an, dân phòng chỉ đóng vai trò làm kiểng trong chuyện trộm
cắp, thậm chí họ chỉ gây phiền hà mỗi khi có trộm. Vì khi bị mất trộm,
người dân đến báo cơ quan công an, họ lập biên bản, giữ nạn nhân ở lại
làm thủ tục khai báo đủ các thứ để rồi xếp hồ sơ vào ngăn kéo, suốt năm
này qua năm khác, chẳng thấy kết quả gì ngoài mấy dòng chữ đã ghi trong
biên bản mất trộm, của mất vẫn cứ mất.
Chỉ riêng từ Mồng Hai Tết đến nay, những người dân trên đường Lạc
Long Quân, quận Tân Bình, Sài Gòn đã liên tiếp bị mất cắp. Vì ngày Tết,
không thể khóa cửa im ỉm suốt ngày được, phải mở cửa để đón bạn bè, họ
hàng đến thăm, chúc Tết. Đây cũng là cơ hội tốt nhất để phường đạo chích
ra tay. Vì lúc này, cả khu phố rơi vào tình trạng bất cẩn và dễ bị
nhầm. Nhiều khi nhìn thấy trợm vào nhà hàng xóm, cứ tưởng là khách đến
thăm Tết, đến khi chúng rinh đồ đi mất, chủ nhà truy hô thì mới biết đó
là kẻ trộm.
Hơn nữa, với tâm lý nhà ai nấy biết, tình làng nghĩa xóm hoàn toàn
không có nên việc kẻ trộm vào nhà này, nhà kia nhìn thấy mà không truy
hô vì sợ chúng đến trả thù cũng là một điểm yếu mà kẻ gian biết được và
khai thác triệt để trong vòng nhiều năm nay. Người dân Sài Gòn này nói
thêm là hôm Mồng Hai Tết, nhà ông mất một chiếc xe Honda Air Blak đời
mới nhất và chiếc ví có chứa gần mười triệu đồng cùng một số giấy tờ tùy
thân chỉ vì ông ngồi ở phòng khách uống bia, một lúc hơi tức bụng, ông
vào toilet chưa đầy 5 phút, khi quay ra, ông tá hỏa nhận ra là mình đã
quên đóng cửa nhà và kẻ trộm đã bẻ khóa cổng, vào nhà dắt mất chiếc xe
cùng chiếc ví bỏ trong cốp xe.
Chuyện trộm cắp lộng hành trong ba ngày Tết ở Sài Gòn nghe ra đã quen
thuộc như cơm bữa và cái Tết ở đây, thay vì mở toang cửa để đón bạn bè,
người ta chỉ còn biết im ỉm đóng cửa đề phòng mọi thứ nếu không muốn
thành quả lao động cả năm của mình đi sạch vì Tết.
Trộm lộng hành như chốn không người
Chị Hiền, cư dân quận Gò Vấp, Sài Gòn, buồn bã nói: “Có thể là do Sài
Gòn là nơi mà rất nhiều người tứ xứ tới, chỉ vì một lý do cao nhất là
để mưu sinh, vì Sài Gòn không phải là quê hương mà là nơi người ta sinh
sống và làm việc, nên sẽ có những lý do để trộm cắp hay có những ý đồ
xấu, nên người ta sống hơi lạnh lùng ở Sài Gòn.”
Chị Hiền cho biết thêm là hiện tại, có thể nói rằng Sài Gòn đã quá
tải về nạn trộm cắp, đến mức khi bị mất cắp, nạn nhân có thể nghi vấn
ngay cả người trong nhà hoặc hàng xóm của mình. Vì lẽ, tốc độ xâm nhập
và lấy cắp đồ đạt của phường đạo chích quá nhanh, nhanh ngoài sức tưởng
tượng. Chỉ cần sơ hở trong vòng vài chục giây cho đến vài phút thì mọi
việc đã hoàn toàn thay đổi, tài sản bị mất, thậm chí tính mạng bị đe
dọa.
Hôm mồng Ba Tết, chị chở đứa con trai đi thăm bà con, đến công viên
Gia Định ở đoạn cuối đường Nguyễn Kiệm, con trại chị muốn dạo chơi công
viên một chút, chị dừng xe, khóa cổ cẩn thận và đặt con trai ngồi xuống
ghế đá. Khoảng thời gian từ lúc dừng xe, khóa cổ và bế con đặt xuống ghế
đá chưa đầy hai mươi giây. Nhưng hỡi ôi, khi chị quay lưng lại thì
chiếc xe Honda Lead đã không cánh mà bay cùng với chiếc túi xách bỏ
trong cốp xe. Chị truy hô nhưng kẻ trộm đã nhanh chân tẩu thoát về đâu
không rõ.
Mấy ngày Tết, gia đình chị sống trong buồn bã và lo lắng vì đây là
phương tiện duy nhất của hai vợ chồng chị để chồng chị đi làm, đưa con
đến lớp và đón con về nhà. Riêng chị, đang thất nghiệp, cộng thêm chuyện
mất xe ngày đầu năm như vậy, chẳng biết nói gì ngoài việc tự trách mình
rồi khóc thầm, tức tưởi.
Không chỉ lấy cắp những thứ có thể bán kiếm tiền ngay, mà ngay cả
giấy tờ, kẻ trộm cũng dám lấy nếu gặp cơ hội, sau đó chúng sẽ gọi điện
thoại hẹn địa điểm để chuộc với giá tiền có thể chấp nhận được. Những
trường hợp như thế, người dân không dám báo công an vì sợ gây thù chuốc
oán với chúng. Hơn nữa, nếu có báo công an cũng chưa chắc đã được gì,
chính vì thế, kẻ trộm ở Sài Gòn càng ngày càng lộng hành và hung tợn.
Đôi khi, có cảm giác như dân kẻ trộm xem Sài Gòn là chốn không người,
muốn tác oai tác quái cỡ nào thì tùy thích.
Những ngày Tết và sau Tết, do kinh tế xuống cấp, do đói khổ và vả độ
sau những canh bạc, kẻ trộm tha hồ ra tay, tha hồ lộng hành ở Sài Gòn.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt nam.
THEO RFA
Sữa lại đua tăng giá
Từ khi sản phẩm sữa được “trả lại tên” và trở về diện quản lý
giá của Bộ Tài chính thì giá chẳng những không giảm mà còn thi nhau
nhảy múa
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 mới đây, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra việc tăng giá sữa của 4 “ông
lớn”, đồng thời kiên quyết xử lý theo pháp luật. Trên thực tế, giá sữa
đã rục rịch tăng từ trước Tết Nguyên đán và tiếp tục tăng đợt mới từ
ngày 1-3.
Nội, ngoại đều tăng
Đại diện của một siêu thị tư nhân ở TP Hà Nội cho biết theo thông báo
của nhà phân phối, từ ngày 1-3 sẽ có thêm nhiều sản phẩm sữa tươi, sữa
nước, sữa chua của các hãng điều chỉnh giá thêm ít nhất 10%. Theo đó,
trung bình mỗi hộp sữa bột tăng từ 40.000-60.000 đồng. Chẳng hạn, sữa
Nan (Nestle) số 3 hộp 900 g đã tăng mạnh từ 374.000 đồng/hộp lên 427.000
đồng/hộp.
“Chưa khi nào các hãng sữa nội đua nhau tăng giá như dịp này. Họ nói
do nguyên liệu, chi phí tăng thì thành phẩm xuất ra cũng đắt hơn. Thậm
chí có tiền cũng không có hàng để “ôm”. Có những sản phẩm sữa nhận được
báo giá từ trong Tết, biết chắc là tăng giá, siêu thị muốn nhập nhiều
hơn bình thường nhưng nhà phân phối quyết không giao hàng” – đại diện
của một siêu thị cho biết.
Một số chủ cửa hàng kinh doanh sản phẩm sữa cho biết những đợt tăng
giá trước thường tập trung vào hàng nhập khẩu nhưng lần này thì cả sữa
nội. Một người có thâm niên hơn 10 năm kinh doanh các sản phẩm sữa dành
cho trẻ em cho rằng mức tăng giá của sữa nội không thấm vào đâu so với
sữa ngoại. Nhiều hãng sữa ngoại tuy tăng nhỏ giọt, mỗi lần vài phần trăm
nhưng cả năm tăng đến 3-4 lần nên dễ qua mặt cơ quan quản lý, người
tiêu dùng cũng tặc lưỡi bỏ qua.
Thiếu minh bạch
Điều đáng nói là từ khi sản phẩm sữa được “trả lại tên” và tiếp tục
trở về diện quản lý giá của Bộ Tài chính thì giá thành chẳng những không
giảm mà còn thi nhau nhảy múa. Chưa kể, có những doanh nghiệp (DN) tự ý
tăng giá sữa khi chưa đăng ký giá và chưa có sự đồng ý của cơ quan quản
lý về giá.
Đơn cử, Công ty TNHH Nestle Việt Nam đã cho tăng giá từ 5%-9% đối với
11 mặt hàng từ ngày 31-1 dù chưa được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Nguyên nhân DN này đưa ra là do mức lạm phát 6,6% đã tác động đến các
yếu tố hình thành giá của sản phẩm. Hơn nữa, chi phí nhân công dự kiến
tăng 12,8%; chi phí vận chuyển dự kiến tăng 10% và giá nhập khẩu dự kiến
cũng tăng 12%.
Thực tế, theo các nhà nhập khẩu sữa, từ đầu năm 2014, giá sữa nguyên
liệu trên thị trường thế giới đã tăng thêm 30%-57% so với cùng kỳ năm
trước. Cụ thể, bột sữa gầy tăng khoảng 1.250 USD/tấn (tương đương 34%);
bột sữa béo tăng khoảng 1.555 USD/tấn (tương đương 43%); dầu bơ tăng
khoảng 2.096 USD/tấn (tương đương 57%). Trong nước, một DN cũng cho biết
giá mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân tính đến cuối năm 2013 cũng
tăng khoảng 22% so với đầu năm 2013.
Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, hiện
việc kiểm soát giá thành sữa nguyên liệu, sữa bột, sữa hoàn nguyên, chi
phí sản xuất… còn rất lỏng lẻo; phần lớn là do DN chủ động khai báo. Nếu
lấy lý do sữa nguyên liệu nhập về tăng giá để đẩy giá thành lên thì các
DN giải thích sao với việc trước đây, nhiều thời điểm giá nguyên liệu
giảm mà giá bán ra không hạ? Đây là biểu hiện của sự thiếu minh bạch và
có dấu hiệu độc quyền.
Buông lỏng quản lý?
Chuyên gia kinh tế – TS Lê Đăng Doanh – cho rằng từ trước đến nay,
chúng ta chưa kiểm soát được giá sữa cũng như chưa làm rõ các dấu hiệu
liên kết, chuyển giá. Do vậy, nhất thiết các cơ quan về cạnh tranh phải
làm rõ việc tăng giá sữa của các DN có cùng thời điểm, cùng mức hay
không… Nếu có thì đây là dấu hiệu chắc chắn cho sự bắt tay liên kết của
các DN.
Theo ông Vũ Vinh Phú, hiện việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
trong nước với đội ngũ thương vụ, hải quan ở nước ngoài còn lỏng lẻo,
chưa có hiệu quả. Có trường hợp thương vụ ở nước ngoài chỉ lo làm kinh
tế, đến giá cả hàng hóa trong nước thế nào cũng không nắm thì làm sao tư
vấn cho hoạt động thương mại! Đội ngũ hải quan nhiều khi làm việc hời
hợt hoặc tiếp tay cho qua.
“Cần chấn chỉnh hoạt động của đội ngũ làm công vụ và tăng cường phối
hợp hoạt động với các thương vụ ở nước ngoài thì mới kiểm soát được đầu
vào giá sữa” – ông Phú đề xuất.
Ngoài ra, việc buông lỏng quản lý ở các khâu phân phối, vận chuyển,
các tầng nấc thương nhân trung gian cũng là nguyên nhân đẩy giá bán lẻ
sữa tới tay người tiêu dùng cao chót vót. Theo các hãng sữa, giá đăng ký
kê khai tới Bộ Tài chính là giá bán buôn đến nhà phân phối. Sau đó, nhà
phân phối tự quyết định giá bán lẻ đến người tiêu dùng.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Chỗ dựa tin cậy
“Doanh nghiệp (DN) phá sản, người lao động (NLĐ) mất
trắng tiền lương đã đành mà quyền thụ hưởng BHXH cũng chông chênh.
Thương anh em công nhân (CN) đã mất việc lại mất trắng quyền lợi, tụi
này hạ quyết tâm phải chốt sổ BHXH cho họ bằng được, còn nước còn tát”
– ông Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn, TP HCM – bộc
bạch như vậy khi nói về quá trình chốt sổ BHXH cho CN mất việc.
Nhiều năm nay, huyện Hóc Môn được xem là điểm nóng về quan hệ lao
động. Rất nhiều DN phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động đã tìm mọi
cách “xù” quyền lợi NLĐ, trong đó có việc chốt sổ BHXH – cũng là trách
nhiệm DN phải thực hiện. Khi mất việc, ngoài các khoản tiền lương, trợ
cấp thì BHXH chính là hy vọng cuối cùng của NLĐ. Mong muốn của NLĐ là
hết sức chính đáng song rất nhiều DN đã bỏ ngoài tai nguyện vọng ấy. Cố
tình không chốt sổ hoặc chốt sổ nhưng không thông báo cho CN biết là
tình trạng phổ biến ở nhiều DN.
Trong quá trình giám sát thực hiện chính sách, đội ngũ cán bộ chuyên
trách CĐ cấp trên rất bức xúc trước hành vi vô trách nhiệm ấy của DN.
Lặn lội tìm những người có trách nhiệm của DN để lên danh sách CN và gom
sổ BHXH đã thất lạc để chốt sổ là cách mà CĐ cấp trên thể hiện tinh
thần trách nhiệm với NLĐ. Gian nan là vậy song với sự tận tâm, họ đã
giúp cả ngàn CN mất việc khôi phục được quyền lợi BHXH. Niềm vui của NLĐ
khi nhận sổ cũng là hạnh phúc của đội ngũ cán bộ CĐ chuyên trách.
Đánh giá về chất lượng hoạt động CĐ tại hội nghị mới đây, bà Trần Kim
Yến, Phó Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, nhìn nhận: “Biết đặt mình vào vị
trí của NLĐ, với tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy, đội ngũ cán bộ CĐ
đã làm hết sức để thực hiện tốt vai trò đại diện, nỗ lực ấy rất đáng
trân trọng. Họ luôn xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của NLĐ”.
THEO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét