Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NÊN KINH TẾ VIỆT NAM - Chính phủ hay Tà phủ? – Phần 1: Tiền in ra đi về đâu? - Cận cảnh Gạc Ma

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NÊN KINH TẾ VIỆT NAM

Dân Luận: Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từng làm ở Tạp Chí Cộng Sản, cơ quan lý luận và chính trị của Đảng CSVN. Năm 2000, ông viết bài cảnh báo tình hình kinh tế và hệ thống chính trị của Việt Nam, viết đơn xin thành lập Đảng Tự Do – Dân Chủ, và đồng thời xin nghỉ việc tại Tạp Chí Cộng Sản. Ông bị Tạp Chí Cộng Sản buộc thôi việc. Sau đó ông cùng 16 người khác viết thư ngỏ gửi tới chính quyền kêu gọi cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông cũng ủng hộ việc thành lập “Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng” và trở thành thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Dân chủ cho Việt Nam.
Tháng 7 năm 2002 ông viết bản điều trần tới Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ngay lập tức công an đã khám nhà ông ở Hà Nội, tịch thu mọi tài liệu và sách vở. Ông bị giam lỏng nhưng tiếp tục viết bài “Vấn đề biên giới Việt – Trung”, chỉ trích chính phủ đã làm thiệt hại hàng trăm km2 đất trong hiệp định Biên Giới. Ông chính thức bị bắt ngày 25/9/2002 và bị tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc vì tội làm gián điệp. Tới 9/6/2007 ông mới được chính quyền Việt Nam trả tự do từ nhà tù Ba Sao, Nam Hà.
Dưới đây là bài viết mới nhất của ông về nền kinh tế Việt Nam.

Nguyễn vũ Bình blog


       Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế VN hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế và VN) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng măt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế VN với một nền kinh tế thị trường  bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay. Bài viết này có mục đích phân tích sự khác nhau về bản chất giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường bình thường để từ đó nhận diện xác đáng hơn sự vận hành của nền kinh tế VN cũng như mức độ mà cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội đang diễn ra hiện nay. Với mục đích so sánh hai thể chế kinh tế, nền kinh tế thị trường sẽ được trình bày theo hướng bám sát các khác biệt với nền kinh tế VN, chứ không trình bày hoàn toàn theo lý thuyết về kinh tế thị trường.

     I/ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

     Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ.

     Tuy nói thị trường quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nhưng để cho thị trường, nền kinh tế vận hành trôi chảy, thuận lợi thì việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường rất quan trọng và phải bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt.

     Chúng ta sẽ tìm hiểu nền kinh tế thị trường theo ba tiêu chí lớn, và dựa theo ba tiêu chí này, chúng ta sẽ có sự so sánh, phân biệt được rất rõ nền kinh tế VN với một nền kinh tế thị trường bình thường.

     1/ Nguyên lý kinh tế thị trường

     Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nên kinh tế.

-         Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.

-         Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung – Cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung – cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

-         Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

     2/ Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường

      Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nên kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm:

     – Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi.

      – Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.

      – Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào.

     Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh.

     3/ Tác động chính sách

     Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các Chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của Chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định.

     II/ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

     Nền kinh tế VN, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội CN) từ năm 1985-1986, đến nay đã được gần 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường nêu trên, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế VN không phải là một nền kinh tế thị trường. Là một nước Cộng Sản, với danh xưng XHCN, đặc điểm nổi bật của các nhà nước toàn trị là sự can thiệp của chính trị vào tất cả các mặt của đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành.

     1/ Sự vi phạm nghiêm trọng, thô bạo các nguyên lý kinh tế thị trường

      – Vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động Nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của Nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.

      – Giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý Cung – Cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.

      – Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng.

     2/ Thất bại trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.

      – Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phảm cho nền kinh tế. Không những thế, DNNN chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự.

      – Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế VN hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế VN là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân VN nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm.

      – Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại VN. Ở VN, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: “Tham nhũng ở VN là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 13 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này.

     3/ Tác động chính sách

     Chính sách kinh tế ở VN đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường….chúng ta tìm hiểu điều này qua các ví dụ sau đây.

      + Một công ty của nhà nước, có chức năng in ấn các ấn phẩm của Đảng, được trang bị hệ thống in ấn hiện đại nhất, chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhưng công ty lại thực hiện việc in thuê bên ngoài, với lợi thế không phải khấu hao đầu tư máy móc (hiện đại nhất), thậm chí nguyên vật liệu (giấy), công nhân của công ty. Họ nhận in ngoài với giá 1000đ/trang in. Trong khi đó, các công ty khác, nhất là tư nhân phải chịu mọi chi phí, giá in thấp nhất của họ đã là 2100đ/trang in, họ không thể cạnh tranh được với công ty in nói trên, sự tác động của chính trị đã làm méo mó quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành in ấn…

      + Chúng ta đã nhiều lần nghe việc Đường sản xuất trong nước còn rất nhiều, nhưng nhà nước vẫn cho nhập khẩu đường, không theo các lộ trình, kế hoạch hoặc chính sách nhập khẩu có sẵn (làm tùy tiện) khiến cho doanh nghiệp sản xuất Đường vô cùng điêu đứng. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất phụ tùng ô-tô, xe máy ban đầu tin vào các nghị quyết, kế hoạch của chính phủ, tỷ lệ nội địa hóa trong vòng 10 năm là 60%. Nhưng chỉ sau 3-5 năm, việc nhập khẩu phụ tùng ô-tô, xe máy đã làm họ điêu đứng.

      + Việc trục lợi chính sách được biết đến qua ví dụ mô phỏng sau. Người làm chính sách Xuất nhập khẩu, có liên hệ làm ăn với doanh nghiệp kinh doanh thép, trước khi cấm nhập một loại thép (A), họ thông báo trước cho doanh nghiệp kinh doanh thép thu gom mặt hàng thép (A) trên thị trường, từ các doanh nghiệp khác, sau đó họ cấm nhập khẩu thép (A) trong thời gian 6 tháng đến 1 năm. Mối lợi được chia cho người làm chính sách chắc chắn là không nhỏ.

     Qua các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi về chính sách kinh tế góp phần làm điêu đứng các doanh nghiệp, người dân. Cùng với các khiếm khuyết và hạn chế khác, đã tiêu diệt lòng tin của người dân vào việc nhà nước xây dựng nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả.
 
*****************

      Với tất cả những khiếm khuyết của nền kinh tế VN so với nền kinh tế thị trường bình thường, với việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, thất bại trong việc xây dựng môi trường thể chế cho nền kinh tế, cũng như việc trục lợi chính sách, tại sao nền kinh tế VN vẫn phát triển từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay? Có hai vấn đề cần hiểu rõ.

     Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế VN là nền kinh tế kế hoạch hóa. Chúng ta hình dung nền kinh tế đó như một người bị trói vào cột, bằng các vòng dây kín từ chân lên đầu (chỉ hở mũi để thở). Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặc dù vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý (như đã nêu trên) thì đối với nền kinh tế kế hoạch hóa, đó cũng vẫn là một sự “cởi trói”. Các vòng dây được tháo ra, người bị trói đã cử động được cái đầu, cái tay, cái chân….Kết quả tăng trưởng của nên kinh tế VN mấy chục năm qua, chính là hệ quả của việc “cởi trói” này. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vòng dây trói hữu hình (về pháp lý) đối với cơ thể kinh tế, đó là sở hữu toàn dân về đất đai, đó là việc áp đặt giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu, đó là việc ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước…Và các vòng dây trói vô hình như: in tiền vượt quá năng lực sản xuất của nền kinh tế dẫn tới lạm phát, tham nhũng nặng nề trong tất cả các công việc và giao dịch làm ăn, sự trục lợi chính sách…khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, thì cơ thể kinh tế bắt gặp các vòng dây trói hữu hình và vô hình, cộng với sự biến dạng sẵn có, đã tạo ra những hậu quả vô cùng nặng nề và một sự bế tắc toàn diện.

     Thứ hai, mặc dù nhìn nhận có sự tiến bộ trong nền kinh tế VN mấy chục năm qua, nhưng về cơ bản, sự phát triển của nền kinh tế VN vừa qua chỉ là sự gia tăng đầu ra, kết quả của sự gia tăng đầu vào. Chỉ số ICOR, chỉ số về tăng trưởng đầu tư, tức là muốn có một đơn vị đầu ra của nền kinh tế, thì đầu vào của nền kinh tế VN là từ 5-6 đơn vị, gấp rưỡi chỉ số của nền kinh tế Thái Lan, đã phản ánh hiệu quả của nền kinh tế VN là rất thấp. Không những vậy, khoản nợ của nền kinh tế VN là rất lớn, ước tính gấp đôi GDP. Điều này cũng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế VN không bình thường và lành mạnh.

     Ngay từ cách nay hơn chục năm, cá nhân tôi đã băn khoăn về sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường. Khi đó, chưa có sự phân tích và phân biệt rõ sự khác nhau này, nhưng bằng trực giác, tôi đã thấy sự phát triển của nền kinh tế VN có nhiều yếu tố bấp bênh của một nền kinh tế thiếu khả năng phát triển bền vững, lành mạnh. Thậm chí, tôi chỉ đi tìm hiểu lý do tại sao nền kinh tế VN vẫn tồn tại mà không bị đột quỵ, bởi các quy luật thị trường (và của nền kinh tế) bị vi phạm nghiêm trọng, cách thức quản lý và điều hành nền kinh tế không tuân thủ bất kỳ một nguyên tắc, nguyên lý nào của kinh tế thị trường? những băn khoăn thắc mắc của tôi tập trung vào hai vấn đề chính: tại sao nền kinh tế VN đã không xảy ra siêu lạm phát khi mà việc phát hành (in) tiền của nhà nước gần như không có giới hạn? vấn đề thứ hai, VN sẽ giải quyết ra sao đối với các khoản vay, khoản nợ? Sau một thời gian, tôi đã khám phá ra câu trả lời cho băn khoăn thứ nhất. Và băn khoăn thứ hai của tôi, cũng được dự phóng giải đáp khi phân tích đầy đủ sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường.

     * Về lý do tại sao với lượng tiền in không giới hạn của nhà nước vào lưu thông, VN không bị siêu lạm phát, mặc dù lạm phát trung bình hàng năm lúc nào cũng ở mức cao 20-50%/năm, lớn hơn rất nhiều so với một nền kinh tế bình thường (5-7%). Chúng ta biết rằng, lượng tiền nội địa in ra cần căn cứ vào lượng hàng hóa được sản xuất ra hàng năm, và đối với việc giữ vững tỷ giá hối đoái cần căn cứ, tham khảo số lượng ngoại tệ lưu thông trên phạm vi quốc gia. Lượng tiền đồng VN in ra, thật kỳ lạ và may mắn, số lượng ngoại tệ đầu tư vào VN, cộng với số kiều hối hàng năm đã trung hòa và không làm gia tăng đáng kể tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với đô-la. Một may mắn kỳ lạ khác, nếu chỉ dựa vào sức sản xuất của nền kinh tế VN hiện tại, chắc chắn đã có siêu lạm phát xảy ra, nhưng VN ở sát cạnh Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu số lượng hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ từ 10-20 tỷ đô-la. Điều này vô hình chung, lượng hàng hóa của Trung Quốc đã trung hòa số lượng tiền mà VN in ra, mặc dù mức lạm phát vẫn cao (20-50%/năm) nhưng chưa xảy ra siêu lạm phát.

      * Băn khoăn thứ hai, khoản nợ của VN. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu , khoản nợ thực của VN ước lượng là bao nhiêu? Theo số liệu chính thức, số nợ của VN vào khoảng 95% GDP (GDP của VN khoảng trên 100 tỷ đô-la), xếp vào dạng số nợ tương đối cao (trên ngưỡng an toàn 65%GDP). Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Chúng ta phân tích về nợ xấu của ngân hàng hiện nay để có thể tìm hiểu thêm về cách tính toán cũng như sự chính xác của các số liệu. Theo công bố của các ngân hàng thương mại hiện nay, số nợ xấu của họ chỉ vào khoảng 5-7% trên tổng dư nợ. Các số liệu của các chuyên gia nước ngoài, khoảng trên 10% nợ xấu trên tổng dư nợ. Thật ra, nếu đúng là ngân hàng chỉ có nợ xấu như số liệu quốc tế công bố, họ không cần mảy may lo lắng, vì trong nền kinh tế VN hiện nay, bất kể doanh nghiệp, ngân hàng hay cá nhân nào nợ xấu chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng dư nợ đã là niềm hạnh phúc mà ít người có được. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng VN, theo thiển ý của tôi, có lẽ khoảng 80-90% trên tổng dư nợ. Đó mới là con số thực. Chỉ cần nêu ra các khiếm khuyết trong cách tính nợ xấu của các ngân hàng là hiểu ngay vấn đề. Trước hết, cách tính nợ xấu của ngân hàng VN không giống cách tính nợ xấu của quốc tế. Ví dụ, một doanh nghiệp nợ ngân hàng 1 tỷ đồng sẽ trả nợ trong một năm, mỗi quý trả 250 triệu đồng. Nếu quý I, doanh nghiệp không trả được 250 triệu đồng, thì các ngân hàng quốc tế sẽ tính số nợ xấu là 1 tỷ đồng (với lập luận 250 triệu đồng không trả được thì trả sao được 1 tỷ đồng), còn ngân hàng VN chỉ tính nợ xấu là 250 triệu đồng. Như vậy đã có sự chênh lệch rất lớn trong cách tính nợ xấu. Một vấn đề khác, các ngân hàng VN hiện nay, ngân hàng nào cũng có một lượng trái phiếu chính phủ lớn trong quyết toán của mình, những trái phiếu này, nếu đem tính với nhà nước thì có giá trị, nhưng nếu trong tình hình nền kinh tế bất ổn thì số trái phiếu này hoàn toàn không có giá trị. Chúng ta đã biết rằng, lượng tiền in ra của nhà nước đã rất lớn, vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế, giá trị đồng tiền rất bấp bênh, vậy thì trái phiếu của chính phủ còn giá trị gì khi nền kinh tế có đột biến. Chính vì vậy, nếu tính cả số trái phiếu này (hầu như không có giá trị) thì số nợ xấu thực của hệ thống ngân hàng phải lên tới 80-90% tổng dư nợ.

     Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu cách tính nợ xấu của ngân hàng ở VN hiện nay. Việc tính tổng số nợ của nền kinh tế VN còn khó khăn và phức tạp hơn gấp bội. Cá nhân tôi nghiêng về ý kiến cho rằng nợ xấu của VN hiện nay gấp đôi GDP, và tôi cho rằng đó là con số vừa phải nhất, sát thực tế nhất.

     Nhưng vấn đề đặt ra không phải nợ xấu là bao nhiêu, mà khả năng trả nợ của nền kinh tế mới là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay (các nước như Mỹ, Nhật số nợ gấp rưỡi hoặc gấp đôi GDP là bình thường, bởi họ có nền kinh tế lành mạnh, đủ khả năng trả nợ). Và đi sâu vào phân tích nền kinh tế VN hiện nay, có sự khác biệt về bản chất với nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đều biết rõ, khả năng trả nợ của nền kinh tế là con số không tròn trĩnh. Chúng ta đều biết rằng, việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý cơ bản của nền kinh tế thị trường sẽ dẫn tới méo mó, biến dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Không những vậy, việc không tạo lập đồng bộ các thị trường, ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước (thua lỗ triền miên) khiến cho hiệu quả của nền kinh tế rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân không được đối xử bình đẳng, chật vật duy trì sự tồn tại của mình. Cơn hồng thủy tồn đọng bất động sản vừa quét qua đã làm gãy đổ những hy vọng cuối cùng của việc cố gắng khôi phục, duy trì nền kinh tế luôn đi ngược lại các quy luật thị trường.

      * Qua những phân tích về sự khác biệt giữa nền kinh tế VN và nền kinh tế thị trường nêu trên, kết hợp với sự quan sát và nghiên cứu thực tiễn phát triển kinh tế ở VN, bất kể một người nào, có chút kiến thức về kinh tế đều đi tới kết luận: không thể có một giải pháp đơn lẻ nào về kinh tế có thể giải quyết được các khủng hoảng về cấu trúc, cơ chế và thực tiễn của nền kinh tế VN. Để giải quyết tất cả các hậu quả, hệ quả của nền kinh tế (nợ xấu ngân hàng, nợ công…), để khôi phục một nền sản xuất hiệu quả, hay ngắn gọn hơn, để đưa nền kinh tế VN vào đúng đường ray của một nền kinh tế thị trường, cần có một giải pháp tổng thể. Đó là loại bỏ tất cả các yếu tố chính trị trong một nền kinh tế, trả kinh tế về cho các quy luật của thị trường. Cơ thể kinh tế của VN hiện nay không còn mặc vừa chiếc áo độc quyền chính trị nữa, nó chỉ có hai lựa chọn: hoặc đột tử, hoặc thay bộ quần áo đa nguyên, tức loại bỏ hoàn toàn các yếu tố chính trị ra khỏi đời sống kinh tế thị trường./.

                                                                               Hà Nội, ngày 09/02/2014
                                                                                     Nguyễn Vũ Bình

Chính phủ hay Tà phủ? – Phần 1: Tiền in ra đi về đâu?

Phan Châu Thành (Danlambao) – Đọc bài “Nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Thị trường” của tác giả Nguyễn Vũ Bình, mới đăng trên Dân Luận mấy hôm nay, tôi tâm đắc với các nhận định về các vấn đề kinh tế lớn của Việt Nam mà tác giả quan tâm và với những câu hỏi lớn tác giả đã đặt ra và trả lời, gần với suy tư của tôi nhiều năm nay. Lật lại những ghi chép và trăn trở của mình về những vấn đề trên, tôi chia sẻ nhiều quan điểm với tác giả, và cảm ơn Nguyễn Vũ Bình vì bài viết đó.
Tôi chia sẻ quan điểm rằng nền kinh tế Việt Nam hôm nay hoàn toàn không có một chút bóng dáng kinh tế thị trường, mà là một quái thai chứa rất nhiều ung nhọt sẽ phải bục ra. Nhưng theo tôi, thể chế và nền kinh tế hiện nay không thể và không bao giờ có thể cứu vãn được, càng không thể biến đổi nó một cách hài hòa sang nền kinh tế thị trường được, dù có khoác lên nó cái áo đa nguyên chính trị đi nữa- như tác giả Nguyễn Vũ Bình hy vọng, vì khi các ung nhọt của nó bục ra sẽ làm đổ vỡ toàn bộ nền kinh tế và theo nó là cả thể chế cộng sản này.
Chính vì thế, chính quyền này đang thà chết chứ không chịu đa nguyên, dù là đa nguyên xã hội, đa nguyên văn hóa (họ vẫn phá hoại Xã hội Dân sự đó thôi), chứ chưa nói đến đa nguyên chính trị – mà họ tự coi là tử huyệt, còn bác Bình và nhiều trí thức tiến bộ coi là con đường thoát của họ…
Kinh tế “định hướng”: Con Lừa muốn thành Con Ngựa?
Trong xã hội cộng sản này họ chỉ dùng và rất giỏi dùng, rất sính dùng những khái niệm mập mờ để lừa bịp nhau và luôn lảng tránh hay gian dối trong việc xác định, định nghĩa rõ ràng các khái niệm đó. Nghề của các lý thuyết gia cộng sản là đánh cắp khái niệm mà không hiểu đúng chúng, rồi chắp ghép thành các “phạm trù mới”, giống hệt cụ Tổ Marx của họ – chỉ giỏi đánh cắp ý tưởng và khái niệm của các triết gia hàng đầu Nhân loại rồi chế biến thành lý thuyết cộng sản man rợ phản bản chất Con Người.
Khái niệm “mới” duy nhất mà CSVN phải tự chế ra và bám vào, vì ông bố và các ông anh cộng sản ở Châu  Âu chết hết rồi, là “định hướng”. Ai cũng hiểu điều CSVN muốn nói, đó là: “định hướng bắc”, hay chính xác là: “Bố XHCN của tôi chết rồi nhưng tôi vẫn mang họ bố, và về ở với mẹ Tàu”. May mà đảng CSVN còn có mẹ Tàu là đảng CSTQ ở hướng bắc mà bám vào, chứ bản thân “mẹ Tàu” sau “chồng chết” thì bị tâm thần, hoa mắt về chính mình nên cứ lảm nhảm về “màu sắc” của mình. Có ai biết màu sắc đó là màu đỏ hay đen đâu?
Như vậy định hướng XHCN như một giống lừa được CSVN “lai tạo” ra từ XHCN của Liên xô đã chết với cộng sản Mao/Tàu. Đã định hướng thì không thể đa nguyên, và đã đa nguyên thì không thể có định hướng. Giống như, nếu đảng CSVN đã là con lừa ngay từ lúc nó sinh thì dù có cố chăm nuôi thêm bao nhiêu đời nữa hay đến cuối thế kỷ này nó cũng không trở lại thành ngựa thuần chủng được, chỉ có đem thịt rồi đưa/mua ngựa giống thuần chủng về thì mới có ngựa thuần chủng.
Việc tôi so sánh Kinh tế định hướng XHCN với kinh tế Thị trường như so sách con lừa với con ngựa là quá xúc phạm loài giống lừa vô tội, không phải quái thai và rất hữu ích với con người. Tôi xin chân thành xin lỗi loài lừa ở đây, và xin hứa sẽ không so sánh xúc phạm loài lừa như thế nữa.
Kinh tế “định hướng XHCN” tức là kinh tế in tiền
Câu hỏi “Nền kinh tế định hướng XHCN là gì?” vì thế ngay cả kẻ sinh ra nó – “định hướng XHCN” cũng không trả lời được. Nhưng họ cứ mò mẫm thực hiện. Và việc duy nhất họ làm được theo định hướng đó là in tiền, in tiền vô hạn độ. Đến nỗi tất cả mọi người quan tâm đến tương lai đất nước đều phải đặt ra câu hỏi như ông Nguyễn Vũ Bình: Tại sao nền kinh tế Việt nam chưa xảy ra siêu lạm phát dù tiền mặt đã và đang được chính phủ cộng sản đều đặn in ra vô kiểm soát và vô giới hạn? Và còn nữa: Thực chất họ đang in ra khoảng bao nhiêu tiền mới hàng năm? Số tiền mới in đó đã và đang “đi” vào đâu? Bao giờ số tiền mới in dồn lên đó sẽ phải tạo ra siêu lạm phát?
Trả lời các câu hỏi cả định tính lẫn định lượng trên là cao vọng của bài viết này, để xin đóng góp thêm vào bài đã viện dẫn trên của tác giả Nguyễn Vũ Bình, như một cách ủng hộ và cảm ơn của tôi, dù có thể tôi chưa với tới cao vọng đó. Từ Cao vọng tôi xin mượn của chí sĩ Nguyễn An Ninh, một thần tượng của tôi đã bị cộng sản (mượn tay Pháp) hãm hại từ năm 1941, có lẽ chính vì ông đã có thể nói gót Phan Châu Trinh tìm con đường khai phá dân chủ cho dân tộc, ngược lại Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh.
Các câu hỏi định tính, mà cộng sản luôn mập mờ, thực ra là các câu hỏi dễ, vì câu trả lời thường rất rõ ràng, chỉ cần đưa ra các định nghĩa khái niệm rõ ràng. Có lẽ vì thế cộng sản sợ sự rõ ràng minh bạch đó làm họ không lợi dụng và lừa bịp được ai nên họ luôn phải mập mờ, thành ra luôn luôn gian dối. Minh bạch là kẻ thù lớn nhất của cộng sản.
Và đây là định nghĩa nôm na rõ ràng của tôi: Thị trường là môi trường kinh tế gồm môi trường kinh doanh và các chủ thể kinh tế kinh doanh tự do bình đẳng – có quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản ngang nhau dựa trên tài sản riêng với năng lực và hành vi kinh tế khác nhau. Như vậy, bản chất kinh tế thị trường đã phải luôn đảm bảo ba yếu tố cơ bản: sở hữu tư nhân, bình đẳng giữa các chủ thể (không có ai chỉ đạo ai, dù to nhỏ và năng lực khác nhau) và tự do kinh doanh. Chỉ cần đưa ra định nghĩa thế là thấy rõ kinh tế định hướng XHCN không phải kinh tế thị trường vì cả ba yếu tố cơ bản và bắt buộc của Thị trường đều bị bóp chết hay phủ định: không có tư hữu, các thành phần kinh tế không bình đẳng, không có tự do kinh doanh. Vì thế nên gọi nó – kinh tế định hướng XHCN của VN – là quái thai kinh tế.
Còn định hướng của quái thai đó là sự can thiệp trực tiếp thô thiển thay vì điều tiết gián tiếp của chính phủ cộng sản, bằng các biện pháp khác nhau trong đó chủ yếu bằng in quá nhiều tiền và tung ra thị trường.
Những lỗ đen hút tiền của nền “kinh tế định hướng” của VN
Bây giờ sang bốn câu hỏi định lượng nêu trên về nền kinh tế in tiền Việt Nam hôm nay.
Câu hỏi đầu tiên, Tại sao nền kinh tế Việt nam chưa xảy ra siêu lạm phát dù tiền mặt đã và đang được chính phủ cộng sản đều đặn in ra vô kiểm soát và vô giới hạn? Tác giả Nguyễn Vũ Bình đã nêu ra và đã trả lời một phần, tôi chỉ xin bổ sung mấy ý sau.
Tiền mới in ra đi vào đâu tức là chính phủ cướp không được giá trị thực của nền kinh tế trong lĩnh vực đó – điều đó đễ hiểu và ai cũng biết, làm nó (lĩnh vực đó) mất đi giá trị và sức mạnh của mình hay giá trị mình tạo ra, trừ phần tiền hấp thụ giá trị tăng trưởng thực của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Vũ Bình đã chỉ ra ba lĩnh vực đã hấp thụ số tiền chính phủ mới in ra dư thừa hàng năm làm giảm bớt nguy có lạm phát của đồng tiền VN, đó là: dòng ngoại hối (kiều hối) hàng năm, là dòng hàng hóa TQ giá rẻ và dòng ngoại tệ của đầu tư nước ngoài.
Tôi đồng ý với nhận xét trên, tuy nhiên tôi thấy trước hết cần đánh giá mặt tiêu cực khác của dòng hàng hóa giá rẻ TQ là trước khi chúng hấp thụ số tiền lẽ ra sẽ tạo ra lạm phát, chúng đã bóp nghẹt nền kinh tế của VN, cụ thể là chiếm thị phần bằng cạnh tranh không bình đẳng của cả ba chủ thể kinh tế trong nước: tư nhân, nhà nước và nước ngoài. Vì thế, cái phần tiền do giá rẻ mà dòng hàng hóa TQ chủ yếu là tiểu ngạch thực sự hấp thụ là phần chính phủ giúp TQ cướp đi của các thành phần kinh tế trong nước khác.
Tiếp theo, tôi thấy ít nhất cần bổ sung sáu (tổng thành chín – 09) lĩnh vực hấp thụ tiền chính phủ mới in ra (và bị cướp đi giá trị) khác nữa góp phần quan trọng làm “giảm nhiệt” lạm phát, đó là:
Lĩnh vực thứ tư: Sản xuất và dịch vụ giá bị ép quá rẻ của thành phần kinh tế tư nhân trong nước (thường phải chấp nhận lấy công làm lời để tồn tại); Trong trường hợp này, có vẻ như người hưởng lợi là hệ thống phân phối trung gian (như các siêu thị của nhà nước và nước ngoài) nhưng thực chất và cuối cùng vẫn là người in tiền, càng không phải người sử dụng sản xuất dịch vụ – dân chúng> Chính phủ là người hưởng lợi chính và ngay lập tức từ khi tiền được tung vào thị trường qua các loại thuế, các gói cho vay và các dạng hỗ trợ thị trường của chính phủ.
Lĩnh vực năm: thị trường bất động sản bất cân đối hàng chục năm qua với lượng cung cực lớn và lượng cầu hạn chế. Lượng cung BĐS thời gian 10 năm qua vượt xa tổng lượng cung bất động sản vào thị trường trong suốt ba thế kỷ hay 300 năm trước gộp lại của đất nước! Nhưng lượng cung đó, lấy từ quĩ đất của Quốc gia được Chính phủ và các nhóm maphia đưa vào thị trường bất động sản thương mại, hầu như được “định giá” bằng không (vì cộng sản không coi BĐS là hàng hóa mà chỉ là tư liệu sản xuất để phân phối cho nhau!), rồi được “thổi” ngay lên theo giá thị trường để biến nó thành hàng hóa (!).
Chính khoảng trống giá trị này hút số lượng lớn số tiền chính phủ mới in dư thừa ra, giúp chính phủ “rửa tiền” của mình như bỏ tiền từ túi này sang túi khác, chỉ có điều trong những túi BĐS “khác” đó nó được coi là tiền “sạch” từ thị trường BĐS… Điều này giống như việc dân tộc ta, cá Cụ tổ chúng ta, đã mở mang bờ cõi và tích cóp gia sản và sống tằn tiện, “ăn dè” bờ cõi-BĐS của mình trong suốt hàng chục thế kỷ trước để đến khi đất nước rơi vào tay thế hệ con cháu là cộng sản thì chúng mang ra xài hết những gì thơm ngon nhất có thể “xài ngay” trong vòng hơn một chục năm, để lại một đất nước tàn tạ không còn nguồn tài nguyên đáng kể hay ngon lành nào cho con cháu, cho tương lai… Đúng là, “kiếm củi ba năm đốt một giờ”…
Lĩnh vực thứ sáu là đầu tư công vô tội vạ hàng năm của chính phủ, lại cũng là in tiền ra rồi chuyển từ túi này sang túi kia. Chỉ có điều cái túi đầu tư công sẽ đè vào ngân sách nhà nước và lấy 100% từ tiền thuế của dân ra trả. Trong trường hợp này tiền in ra thậm chí không cần ra khỏi kho của Ngân hàng Nhà nước, mà chỉ có các tài khoản ngân sách nhà nước được ghi thêm vài dòng “cân đối” với nhiều số không đằng sau, và thế là những số tiền đó sẵn sàng để… biến mất. Còn nhân dân sẽ trả nợ mấy chục năm sau cho các công trình đầu tư công kém chất lượng và lãng phí đó.
Lĩnh vực thứ bảy là xuất nhập khẩu của các thành phần kinh tế nhà nước, với xuất khẩu tài nguyên giá siêu rẻ và nhập khẩu hàng hóa giá luôn đắt trên giá thị tường, buộc chính phủ phải bù lỗ (như nhập xăng dầu và xuất khoáng sản – than và dầu thô, các loại quặng…). Đây cũng là dạng các Cụ kiếm củi ba nghìn nămđể con cháu đót một giờ như BĐS, chuyển tiển mới in ra sang túi Ngân sách để rửa bô cho các con cưng là các tập đoàn kinh tế nhà nước – tức là dân sẽ phải trả phần lỗ lã. Bởi vì, ở đây, tiền in ra đúng là chỉ là và để  cam kết trả nợ với các đối tác xuất nhập khẩu của (các doanh nghiệp) nhà nước.
Lĩnh vực thứ tám để làm tiền chính phủ in ra bốc hơi luôn là những cái gọi là gói giải cứu hay hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ mà thực chất là bơm tiền (quyền vẽ tiền) vào các ngân hàng nhà nước rồi thương mại (có chọn lọc theo phe cánh) để giải cứu các công ty nhà nước sân sau đang luôn lụn bại và các chi phí nợ nước ngoài của họ.
Trong ba năm qua (2011-2013) chính phủ đã có năm cuộc “in tiền giải cứu” công khai, một là “hỗ trợ sản xuất” 120 nghìn tỷ đồng năm 2011 (6 tỷ đôla), hai là “ổn định tỷ giá” năm 2012 mất 300 nghìn tỷ đồng (15 tỷ đôla), và thứ ba không công bố, năm 2012-13, khoảng 200 nghìn tỷ (hay 10 tỷ đôla) để “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng” (thực chất là các nhóm tham nhũng thôn tính lẫn nhau, trong đó nhóm có quyền in tiền của thủ tướng và thống đốc thôn tính ngân hàng của nhóm vây cánh chủ tịch nước và tổng bí thư), bốn là hỗ trợ BĐS 30 nghìn tỷ (1,5 tỷ đôla), và năm là mua nợ xấu 30 nghìn tỷ (1,5 tỷ đôla)…. Tổng số tiền công khai này trên 30 tỷ đôla, thực chất phải là trên 60 tỷ đola, trung bình khoảng 20 tỷ đôla/năm.
Gói “giải quyết nợ xấu” thông qua vòi hút máu dân mới, có tên là VAMP (à quên: VAMC), mà chính thức là chỉ bơm giấy nợ 30 nghìn tỷ đồng, thực chất sẽ phải cần là trên 300 hay 500 nghìn tỷ đồng, vì số nợ xấu ước tính khoảng trên 600 nghìn tỷ đồng (trên 30 tỷ đôla) trong số nợ công/nợ quốc gia chính thức là 1,35-2,5 triệu tỷ đồng, chiếm từ 65% đến 95% GDP (tủy theo nguồn công bố và cách tính), tức khoảng 90-110 tỷ USD!
Lĩnh vực thứ chín là bội chi ngân sách của chính phủ. Ví dụ, năm 2013, Việt Nam bội chi ngân sách 424 ngàn tỷ đồng (trên 20 tỷ đốla), được bù vào bằng việc in tiền, chứ không phải đi vay hay rút từ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ngay cả dự trữ ngoại tệ (mà chính phủ VN cmới ông bố khống lên rằng hiện nay đủ cho 12 tuần nhập khẩu, tức trên 2,5 tỷ đô/tuần x 12 tuần = 30 tỷ đô la!) cũng là tiền chính phủ gom đôla trong nước bằng chính sách cấm dùng và kinh doanh ngoại tệ, rồi đổi sang tiền … mình in ra và theo tỷ giá mình ấn định, không phải bằng tích cóp từ thặng dư cán cân xuất nhập khẩu (xuất siêu) như nó lẽ ra phải là thế.
Còn cái bội chi ngân sách đó từ đâu mà lớn thế và cứ mãi phình ra thì không nói ai cũng hiểu: chính phủ này đang nuôi bộ máy hành chính khổng lồ nhưng vô cùng kém cỏi và tham nhũng (ví dụ: số người ăn lương hành chính sự nghiệp mà chính phủ công bố là trên 600 nghìn người để điều hành nền kinh tế con con có 176 tỷ GDP năm 2013, so với con số đó của nước Pháp là trên 50 nghìn người và GDP năm 2013 của Pháp là…), và còn đang nuôi một bộ máy và lực lượngvũ trang (gồm quân đội, công an, an ninh chìm nổi và đủ mọi thể loại biến thái của cộng sản khác, từ lực lượng “dân phòng”, đến “trật tự”, đến côn đồ “tự phát” và xã hội đen+đỏ có đeo băng và ăn lương của đảng…), tổng cộng đến hàng triệu người (1-2 triệu người, có cũ trang), mà không phải để bảo vệ đất nước mà chỉ để đàn áp nhân dân…
* Còn tiếp Phần 2: Bao giờ kinh tế Việt Nam rơi vào đại suy thoái và siêu lạm phát?

Phan Châu Thành
danlambaovn.blogspot.com

Huy Đức - Cận Cảnh Gạc Ma (Bài 1)

Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được "biên chế" vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma.

Bài I: 14-3-88
Ngày 10-3-1988, tàu 604 đã ra tới phao số 0 nhưng gió bão lớn quá phải quay lại. Cũng như HQ-605, HQ-604 là loại tàu vận tải nhỏ, cũ, do Trung Quốc viện trợ. Chập tối hôm sau, 11-3-1988, HQ-604 lại xuất phát tiếp dù sóng gió vẫn rất dữ dội.

Tàu 604 phải đi lòng vòng tiếp nước ngọt cho một số đảo, đến Gạc Ma thì đã khoảng 3, 4 giờ chiều 13-3. Khi ấy, thủy triều đang lên, chỉ có thể nhận dạng bãi san hô Gạc Ma qua mảng xanh nõn chuối kéo dài chừng 500m. Hơn nửa tiếng sau đó, một tàu khu trục của Trung Quốc tới, đậu cách 150m, quân lính kéo lên boong, bắc tay làm loa, hét to: "Đây là lãnh thổ Trung Quốc, yêu cầu tàu và bộ đội Việt Nam rút ra". Từ trên boong tàu HQ-604 hàng chục người lính Việt Nam cũng bụm tay đáp trả: "Đây là lãnh thổ Việt Nam!".
Thảo và một đồng đội sống sót, Phạm Xuân Trường (18-2-2014)
Nói qua, nói lại một lúc, tàu Trung Quốc lui ra khỏi tầm mắt. Một số bộ đội công binh lấy cần câu cá. Trong khi, trên mặt một số tân binh không giấu được chút âu lo.

Tối 13-3-1988, một số anh em quá mệt do say sóng xuống hầm tàu nghỉ. Phần lớn ở lại trên boong. Đây chính là thời gian mà những người lính Gạc Ma bắt đầu làm quen nhau. Trên tàu lúc ấy gồm: Thủy thủ đoàn 22 người; Lính thủy đánh bộ, Lữ 146, khoảng 30 người; 5 người Quân chủng Hải quân gửi theo thực tập; Phía Công binh, trung đoàn 83, có khoảng 50 người. Họ chỉ biết nhau từ khi bước xuống tàu, rồi phải trải qua một hải trình mà sóng gió làm cho gần như tất cả đều phải nôn thốc, nôn tháo.

Khoảng 3 giờ sáng, thủy triều xuống, Công binh hạ thuyền, đưa người ra trồng cột, dựng cờ. 5 giờ sáng, Trần Văn Phương, trung đội phó; Nguyễn Mậu Phong, trung đội trưởng, gọi tiểu đội trưởng Lê Hữu Thảo, giao nhiệm vụ đưa chiến sỹ xuống bãi đá giữ cờ. Thảo gọi Đậu Xuân Tư và Nguyễn Văn Thành đi cùng, nhưng Thành bị cảm nên HoàngTrọng Chúc xuống thay. Khi ấy, súng ống vẫn còn để trong thùng gỗ, chưa kịp lau dầu mỡ. Thảo nói với thủy thủ đoàn: "Cho tôi mượn hai khẩu AK". Thảo, Chúc, Tư cùng Phương, Phong xuống thuyền, Công binh chèo ra phía "cột cờ". Ở trên boong Lữ đoàn phó Trần Đức Thông ra lệnh: "Tất cả dậy ăn sáng và mang vũ khí lên lau chùi".

Sau khi mọi người ổn định, Phong cùng các chiến sỹ công binh quay lại tàu, chỉ huy việc vận chuyển vật liệu. Nhiệm vụ của Công binh là dựng ở Gạc Ma một căn nhà chòi đủ cho mộttrung đội ở. Đây là phần quan trọng nhất trong chiến dịch "Chủ quyền88"[1]. Trong số bốn người ở lại, Phương - Thảo - Tư - Chúc, chỉ có Thảo và Tư là có AK.

Thảo bao quát tình hình, kiểm tra cột cờ, rồi lấy thuốc lá ra hút trong không gian biển gần như tĩnh lặng. Từ trên boong, Thảo nhìn thấy chiến sỹ công binh Nguyễn Văn Lanh, mặc quần đùi màu đỏ, nhảy xuống, bơi ra nơi có khoảng 5, 6 chiến sỹ công binh khác.

Chuyến xuồng thứ hai, thay vì chở vật liệu, đã kéo một dây cáp dài từ mạn tàu ra ngoài bãi cạn, neo lại cách chỗ Thảo đứng khoảng hơn mười mét. Từ xa, tàu Trung Quốc bắt đầu tiến gần; ngoảnh lại, phía Việt Nam có thêm hai tàu, HQ-505 và HQ-605. Công binh vẫn lặng lẽ vận chuyển cột bê tông đồng thời chuẩn bị thêm cờ. Khi ấy, cờ Việt Nam vẫn bay trên bãi đá Gạc Ma.

Lập tức, tàu Trung Quốc ập tới. Ba tàu khu trục vào gần, một tàu ở xa hơn. Về sau, anh em Công binh sống sót nói, khi còn ở trên boong, họ nhìn thấy trên chiếc tàu thứ 4 đó có người quay phim. Rất nhanh, 4 xuồng máy được thả xuống, chuyển lính đổ bộ, rải dọc theo bãi đá. Thảo đếm được 49 tên, trong đó có một tên mang máy điện đàm. Viên chỉ huy xuống sau cùng, đứng cách Thảo 3 mét.

Ở dưới bãi đá, trong khi phía Việt Nam chỉ có hai khẩu AK; 50 lính Trung Quốc trang bị súng, dao găm. Bọn họ tuốt lê rồi lấy lương khô ra ăn. Trong thời gian đó, một chiếc xuồng máy Trung Quốc chạy vòng vòng quanh HQ-604, chĩa đại liên lên tàu, liên tục yêu cầu "Việt Nam rút".

Tiểu đội trưởng LêHữu Thảo nói với trung đội phó Trần Văn Phương: "Kiểu này, đánh giáp la cà là chắc, tôi phải xử lý thế nào?". Phương: "Đồng chí lại gần, bảo vệ cờ và quan sát. Đừng nổ súng trước. Bình tĩnh!". Thêm một xuồng Công binh nữa được kéo ra. Lính Trung Quốc xáp lại. Nhiều chiến sỹ nhảy từ trên boong HQ-604 xuống hỗ trợ anh em. Cờ tổ quốc tiếp tục được chuyền tay nhau.

Thảo đi về hướng sát cột cờ hơn. Viên chỉ huy phía Trung Quốc - lúc này, đứng cách Thảo chừng 10 mét- rút khẩu súng ngắn, bắn một phát chỉ thiên. Dường như hắn cũng đang sợ hãi nên khẩu súng tuột khỏi tay rơi xuống biển. Bọn lính Trung Quốc bắt đầu xáp vào cướp cờ. Hai bên giằng co, xô đẩy. Thảo nhìn thấy lá cờ đỏ được chuyền tới tay anh Phương. Phương vừa bước được mấy bước thì súng nổ, Thảo nghe Phương kêu:"Cứu tôi". Súng lại nổ, Thảo thấy Phương ngã xuống.

Ở chỗ Thảo, một tên lính Trung Quốc nhảy vào giật khẩu AK đang đeo trước ngực Đậu Xuân Tư. Thảo cùng Tư giằng lại. Một thằng dùng lê đâm Thảo nhưng không trúng. Cùng lúc tiếng súng rộ lên. Thảo chĩa súng vào đội hình lính Trung Quốc, siết cò cho đến khi hết đạn...

Về sau nhớ lại, Thảo nghĩ, chỉ cần chậm mấy giây là hết cơ hội. Các đồng đội của Thảo từ trên tàu cũng đồng loạt nổ súng. Bọn lính Trung Quốc vừa dùng AK bắn trả vừa lên xuồng máy về tàu. Từ khi đó, quanh chỗ Thảo đứng, đạn dội xuống xối xả từ các tàu địch. Đạn 100 ly, 76 ly 2; 12 ly 7, đại liên... Đạn trùm lên đồng đội đang đứng trên boong HQ-604.

Khi ấy nước đã lên tới bẹn, Thảo bỏ súng, ngả người, lặn một đoạn. Ngóc đầu lên thấy đạn bắn theo. Lại lặn. Lần thứ 3 khi Thảo nổi lên, anh thấy HQ-604 bị bao quanh bởi một lưới lửa. Thảo cởi giày, cởi mũ áo, cởi quần dài, rồi bơi ra xa.

HQ-604 là tàu vận tải cỡ 50 tấn, do Trung Quốc viện trợ. Trên tàu không có lấy một khẩu 12ly7. Trước giờ khởi hành, các chiến sỹ được quán triệt tinh thần, "việc nó nó làm, việc mình mình làm". Hạ sĩ hải đồ Phạm Xuân Trường, có mặt trên boong, thừa nhận, súng ống lấy từ trong các thùng gỗ mới lau chùi mỡ được một phần thì xảy ra đụng độ.

Khi hỏa lực Trung Quốc dồn bắn vào tàu, Trường cùng ba người lính khác nép vội vào sau két nước. Một người đồng hương Hương Sơn, Hà Tĩnh, của Trường - Nguyễn Thanh Hải - bắn hai phát B-40. Nhưng tàu Trung Quốc đậu quá tầm, cả hai trái B-40 đều rơi xuống biển. Hải trúng đạn, gục xuống. Ba người nép vào két nước cũng trúng đạn chỉ mình Trường sống sót. Khi HQ-604 bắt đầu chìm, anh nhảy xuống biển.

Tiếng súng thưa dần. Thảo bơi về phía HQ-604. Đồ đạc, ván mảnh nổi lềnh bềnh. Thảo nghe: "Cứu anh với Thảo ơi". Thảo bơi lại gần, thấy một đồng đội bị bỏng, nằm bất động. Thảo không hiểu vì sao anh ấy gọi đúng tên mình vì về sau Thảo mới biết tên anh là Bùi Hoàng Hải[2]. Thảo bám đống phao, nhìn vào bãi cạn, thấy chiếc xuồng công binh còn đó, 3, 4 bộ đội Việt Nam nhấp nhô bám thành xuồng. Thảo dìu Hải lại, nhờ mọi người bế Hải lên xuồng. Cách đó 15m, Thảo thấy Chúc.

Lúc này, mọi người mới phát hiện, trên bãi đá, cách xuồng chừng 300m vẫn còn 5 tên lính Trung Quốc. Tuy ở ngoài tầm súng AK, Thảo vẫn yêu cầu anh em tản ra.
Lê Hữu Thảo thăm bà Hoàng Thị Thuận, mẹ của chiến sỹ Nguyễn Thanh Hải, người lính dũng cảm hy sinh trên boong tàu 604 sau khi bắn 2 quả B40 về phía quân Trung Quốc (18-2-2014).
 Thảo cùng đồng đội tìm thấy Nguyễn Văn Lanh. Lanh bị đạn bắn xuyên ngực, lúc ấy đang ngất lịm đi, nửa chìm, nửa nổi. Một người bị thương khác đang nằm trên một thùng dầu phụ.Quay lại gần chỗ Thảo đứng trước khi nổ súng, Chúc vớt được một khẩu AK. Năm anh em còn sống, chia nhau lội tìm đồng đội. Họ nhìn thấy xác Phương. Lúc ấy,cá mập quẫy tung nước. Từ xa, có một người bơi lại. Thảo nhận ra Phạm XuânTrường. "Hải đâu? Thành đâu?". Trường: "Chết hết rồi".

Gần trưa, tàu Trung Quốc rút ra khá xa. Năm tên lính đứng lại trên bãi đá cũng được xuồng máy đưa về. Phía xa, tàu 605 bị nghiêng, 505 vẫn bốc khói. Giữa trưa, có hai máy bay bay qua rất cao.

Chiếc thuyền nhôm thủng nhiều chỗ. Khi Thảo quay lại, thi thể anh Phương vẫn để bên ngoài xuồng. Thảo nói, bằng mọi giá phải đưa Phương về cùng, rồi kêu anh em xé vải nút những lỗ thủng, tát nước, đặt xác Phương và những người bị thương lên xuồng. Có vài người lính công binh không biết bơi, Thảo đề nghị họ lên ngồi, chèo; những người biết bơi bám mạn xuồng đẩy, đi về phía tàu HQ-505.

Bơi xuồng chừng một giờ thì phía sau xa có một người đang bơi. Thảo leo lên xuồng nhìn rồi cương quyết đưa xuồng quay lại. Người được vớt tên là Hưng, thợ máy tàu 604. Cùng lúc, những người lính trên tàu 505 nhìn thấy; một xuồng máy được thả xuống, thủy 505 ra dìu nhóm Thảo vào tàu.

Trước đó, tàu 505 đã đâm lên bãi đá cạn Colin. HQ-505 trở thành cột mốc chủ quyền của Việt Nam trên đảo. Lúc đó trời đã về chiều. Khoảng 9 giờ đêm, một chiếc tàu cắm cờ chữ thập ra tới Colin. Những người sống sót, những người bị thương, cùng thi thể Trần Văn Phương, Võ Văn Tứ, được đưa lên Sinh Tồn Lớn. Hai liệt sỹ được an táng trên đảo.

Khi ấy không ai biết rõ bao nhiêu người lính đã chết. Thủy thủ đoàn 604 đi 22 người, sống sót 5; tổng cộng có 11 người bị thương; ngoài Tứ và Phương, còn hơn 70 người mất tích.

Bài II: Những Năm Sau Đó
Huy Đức
----------------------------------
[1] Đầunăm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá Việt Nam tuyên bố chủ quyền như Chữ Thập (20-1-1988), Châu Viên (18-2-1988), Ga Ven (26-2), Kennan (28-2). Cùng lúc, Hải quân Việt Nam cũng đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo đá Tiên Nữ (26-1), Đá Lát (5-2), Đá Lớn (6-2), Đá Đông (18-2), Tốc Tan (27-2), Núi Le (2-3). Trên đường tiếp tế cho các căn cứ ở Trường Sa, Gạc Ma, CôLin và Len Đao có vị trí như một tiền đồn. Đôi bên đều có tham vọng chiếm giữ ba bãi đá đó. Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc đưa 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộvệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải... ra hoạt động thường xuyên. Hải quân Việt Nam cũng đẩy nhanh Chiến dịch "Chủ quyền 88".
[2] Nay là đại tá, Phó chỉ huy trưởng tỉnh đội Thanh Hóa.
(Quê choa)

Biển Đông: Thế trận mới đang hình thành

“Lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều,đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản...

Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ...
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ?
Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapo một câu sặc mùi nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”.
Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn?
Nếu Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển Malacca thì trước hết đây là một đòn trời giáng vào “tử huyệt” của Nhật Bản đồng thời đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, làm bàn đạp để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu không khống chế được Biển Đông thì chưa nói đến bị Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ bao vây hay không mà an ninh về năng lượng, an ninh về thương mại của Trung Quốc luôn có độ tin cậy không cao và luôn bị đe dọa. Trung Quốc sẽ không có cơ hội để chơi sòng phẳng với Mỹ trên mọi vấn đề.
Té ra là “lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều, đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản, một liên minh quân sự nòng cốt trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ.
Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác.
Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình),sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông đã đến Singapo
Tàu tuần duyên USS Freedom tác chiến gần bờ của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca

Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình),sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông đã đến Singapo
Tàu tuần duyên USS Freedom tác chiến gần bờ của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào" cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes)
Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiên Trung Quốc về đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung Quốc khống chế.
Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật Bản về nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD.
Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.
Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông
Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi.
Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy hiểm độc.
Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?...
Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát hại con tin để đòi hỏi chủ quyền.
Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền.
Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa bình trong lệ thuộc.
Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam.
Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam
Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới..
Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống lại.
Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây.
Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn.
Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến.
Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố "thay đổi tư thế quân sự" của Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu quả hơn.
Tại sao ư? Đương nhiên Trung Quốc chẳng bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam.
Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)

Phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2013

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014.
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trưa thứ Năm 27/2, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được công bố với đầy đủ chi tiết về tình hình nhân quyền tại từng quốc gia trong đó có Việt Nam.

Có mặt tại buổi họp báo, Thanh Trúc tường trình như sau:

Quyết tâm bảo vệ nhân quyền

Lên tiếng khi cho công bố bản Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry, khẳng định Hoa Kỳ cùng các quốc gia tân tiến trên toàn cầu, luôn thể hiện và tái xác nhận quyết tâm bảo vệ nhân quyền để thế giới này không còn cảnh người phải vô tù vì dám nói dám thể hiện niềm tin, và những người biểu tình trong ôn hòa không còn bị đánh đập hay bị giết chết.




Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người.

-Bà Uzra Zeya
Quyền dân sự và quyền chính trị, xã hộ dân sự là những biểu tượng căn bản của dân chủ và tự do, ông Kerry nói, rằng ông đã vô cùng hãnh diện lẫn thích thú khi nhìn thấy tại nhiều nước ông thăm viếng, thí dụ ở Hà Nội chẳng hạn, những nhà hoạt động thuộc các tổ chức xã hội dân sự ở đó đã bước ra tranh đấu cho những quyền căn bản của mình, nói lên chính kiến của mình và đứng ra lập hội như thể họ được tự do làm điều đó.

Về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2013, đoạn mở đầu phúc trình cho thấy Việt Nam là đất nước với một chế độ toàn trị, độc đảng, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam (CPV), lãnh đạo bời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những vòng bầu cử quốc hội gần đây nhất, năm 2011, là những cuộc đầu phiếu không tự do mà cũng chẳng công bằng. Trong lúc nhà nước toàn quyền kiểm soát lực lượng an ninh thì lực lượng an ninh lại lạm dụng quyền hành để chà đạp quyền con người.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014. RFA PHOTO.
Theo phúc trình, quyền chính trị của công dân Việt Nam, đặc biệt quyền đòi hỏi phải có sự thay đổi thể chế tiếp tục bị kiểm soát và bị cấm đoán gắt gao, mọi biện pháp giới hạn quyền dân sự được tăng cường một cách triệt để, tệ trạng tham nhũng thì lan tràn trong hệ thống tư pháp và cảnh sát.

Bên cạnh đó, Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013 của Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng cho thấy và cũng đề cập tới những trường hợp bất dung tôn giáo trong nước. Nhà cầm quyền Việt Nam không từ bỏ chính sách đe dọa, phân biệt đối xử, bắt bớ tùy tiện và giam giữ oan ức những nhà hoạt động dân chủ, các blogger và những người trẻ yêu nước.

Việt Nam không cho phép thành lập công đoàn độc lập, người lao động ở Việt Nam không được bảo vệ chính đáng, nhiều trường hợp uẩn khúc liên quan đến người tranh đấu quyền lao động khi bị bắt và bị trừng phạt đã xảy ra. Việt Nam tìm mọi cách cấm cản, hạn chế quyền tụ họp, quyền tự do ngôn luận và tự do trao đổi thông tin qua các trang blog trên mạng Internet.

Thúc đẩy VN cải thiện nhân quyền

Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do là Bộ Ngoại Giao cũng như hành pháp Hoa Kỳ có thể làm điều gì để thúc đẩy Việt Nam cải thiện cũng như thăng tiến quyền con người cho dân trong nước, nhất là khi Việt Nam đã vào một ghế trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà cũng vừa mới giải trình về trách nhiệm bảo vệ nhân quyền của mình ở Geneva hồi đầu tháng này, bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền Và Lao Động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho biết:

Bà Uzra Zeya, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động phát biểu tại buổi họp báo công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới năm 2013 được tổ chức ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27/2/2014. RFA PHOTO.
“Hoa Kỳ vẫn chú trọng vào việc kêu gọi lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam phải tôn trọng mọi nguyên tắc căn bản quốc tế về quyền con người. Chúng tôi muốn dứt khoát rằng thực hiện được như vậy mới có thể giúp thăng tiến mối quan hệ song phương.

Điểm đáng quan ngại vừa qua là một nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự ở Việt Nam đã bị ngăn cản không cho đến Geneva để tham gia trình bày về nhân quyền. Hoa Kỳ cũng muốn nhấn mạnh quan ngại về những hình phạt và những phiên xét xử các nhà hoạt động chính trị như trường hợp luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân chẳng hạn. Đương nhiên chúng tôi phải tiếp tục nêu những vấn đề đó với chính phủ Việt Nam.

Chúng tôi cũng không quên phiên xử 13 thanh niên Công Giáo hồi tháng Mười Một mà có người đã bị tuyên án nặng đến 13 năm tù giam. Chúng tôi cũng sẽ đề cập với nhà nước Việt Nam về sự vi phạm quyền tự do phát biểu khi đàn áp, bắt bới, hành hung các bloggers và các thành viên thuộc các xã hội dân sự.

Nói về sự sách nhiễu của chính quyền Việt Nam đối với người dân thì tôi cũng muốn nhắc đến báo cáo mới đây nhất liên quan đến nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển.

Đó là những vấn đề tôi thiết nghĩ không chỉ Hoa Kỳ quan ngại mà giới lãnh đạo Việt Nam cũng cần quan tâm giải quyết.”

Đó là nội dung phần báo cáo về nhân quyền Việt Nam tại buổi họp báo ở Bộ Ngoại Giao Mỹ nhân ngày công bố Phúc Trình Thường Niên Về Nhân Quyền Thế Giới 2013, phản ảnh quan điểm và cách nhìn của Hoa Kỳ trước hiện trạng nhân quyền các nước.

Thanh Trúc tường trình từ Washington.

Thanh Trúc,
phóng viên RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét