Quân đội Ukraine sẵn sàng 'chiến đấu'
Các cuộc biểu tình phản dối quyết định của Tổng thống Nga vẫn tiếp diễn ở Kiev |
Tổng thống tạm quyền Olexander Turchynov nói ông cũng cho tăng cường an ninh ở các địa điểm chiến lược, gồm cả các nhà máy hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu gửi thêm quân để bảo vệ lợi ích của Nga ở Ukraine. Quyết định này xảy ra một ngày sau khi có các chiến dịch ủng hộ Nga ở vùng Crimea.
Quyết định trên đã gặp phải cảnh báo từ các lãnh đạo châu Âu.
Ông Putin đã có cuộc điện đàm dài 90 phút với Tổng thống Hoa Kỳ, mà theo đó điện Kremlin tuyên bố rõ ràng rằng, Moscow có quyền bảo vệ lợi ích của mình và của những người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ không chỉ giới hạn với khu vực hiện nay của Crimea "nếu bạo lực lan rộng ở các vùng phía Đông Ukraine."
Ông Barack Obama nói với ông Putin rằng cách hợp lý để bày tỏ mọi lo ngại là "bằng các cam kết trực tiếp và hòa bình" với chính phủ Ukraine và các cơ quan trung gian quốc tế.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi "ngay lập tức phục hồi đối thoại trực tiếp và bình tĩnh," trong khi ông Anders Fogh Rasmussen của NATO viết trên twitter: "Cần giảm căng thẳng khẩn cấp ở Crimea".
Hôm thứ Bảy 01/03/2014, nhà lãnh đạo mới thân Moscow của vùng tự trị Crimea đã yêu cầu Tổng tống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hòa bình.
Một nguồn của Kremlin khi đó nói Moscow sẽ "không làm ngơ" yêu cầu của ông Sergiy Aksyonov.
Hiện đã có hoạt động quân sự được cho là lực lượng thân Nga, các tay súng đã vào tòa nhà quốc hội Crimea, đài truyền hình và các chốt viễn thông.
Nhân chứng nói nhìn thấy thiết giáp và lính Nga trong khu vực.
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gọi việc Nga triển khai quân đội tại Crimea là hành động khiêu khích để dẫn đến một cuộc "xung đột vũ trang".
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội nước này tại Crimea cũng đều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận được ký kết với Ukraine.
Washington cũng đang xem xét việc tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 mà Nga sắp chủ trì vào tháng Sáu.
'Sáp nhập lãnh thổ'
Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea |
Ông cũng đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin "chấm dứt những hành động gây hấn và bắt đầu đàm phán".
Ông nói Nga đang có những biểu hiện giống như trước lúc gửi quân vào Georgia năm 2008, sau khi vùng Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người gốc Nga chiếm đa số, đòi ly khai.
Nhiều tay súng trong đồng phục quân đội không rõ danh tính đã xuất hiện tại trụ sở Quốc hội Crimea, đài truyền hình chính phủ và các trạm viễn thông. Lực lượng này cũng đang tuần hành tại các sân bay ở Simferopol và Sevastopol, nơi đặt căn cứ của Hạm đội Hắc Hải.
Truyền thông Ukraine dẫn lời chính quyền địa phương nói 13 máy bay Nga mang theo số binh sỹ ước tính khoảng 2.000 người đã hạ cánh tại một sân bay quân sự gần Simferopol. Nguồn tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Vào ngày 28/2, các xe bọc thép và trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở gần Simferopol và Sevastopol.
Các chuyến bay đến và đi từ Simferopol đều bị hủy. Các hãng hàng không nói không phận của khu vực này đã bị đóng.
Làm đúng khuôn khổ
Dân quân địa phương' dựng chốt kiểm tra trên những tuyến đường kết nối Crimea với Ukraine |
Tuy nhiên, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội Nga tại Crimea cũng chỉ nằm trong giới hạn được quy định trong thỏa thuận với Ukraine về việc triển khai khí tài quân sự trên bán đảo này.
"Chúng tôi chỉ đang hành động trong khuôn khổ của thỏa thuận đó," ông nói.
Ông Churkin không nhắc đến bất cứ sự triển khai quân đội nào từ phía Nga.
Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã đề cập đến "tầm quan trọng của việc đảm bảo không để cho bạo lực leo thang" trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo phương Tây.
Tối thứ Sáu, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị truất quyền một tuần trước đó.
Trả lời họp báo bằng tiếng Nga, ông đã xin lỗi vì "không đủ sức giữ vững sự ổn định" tại Ukraine và gọi những người lật đổ mình là "lũ côn đồ".
Ông Yanukovych cũng nói ông sẽ "tiếp tục đấu tranh cho tương lai của Ukraine", nhưng sẽ chỉ trở về khi sự an toàn của bản thân được đảm bảo.
Ukraine đã yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovych.
Ông Yanukovych bị truy nã với cáo buộc thảm sát hàng loạt, liên quan đến những vụ đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 80 người thiệt mạng.
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt đầu bùng nổ hồi tháng 11, sau khi ông Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với EU để giữ quan hệ với Nga.
Quyết định này đã khiến hàng nghìn người ủng hộ phương Tây xuống đường biểu tình, yêu cầu tổng thống phải từ chức và việc thắt chặt quan hệ với EU.
Kể từ khi ông Yanukovych bị truất quyền, căng thẳng tại Ukraine bắt đầu chuyển hướng sang bán đảo Crimea, nơi người gốc Nga chiếm đa số.
(BBC)
Thử xác định nguyên nhân và tìm lý giải khoa học cho vụ sập cầu Lai Châu
GS. Nguyễn đăng Hưng blog
Tại
sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao
cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo
như vậy?
Hình tang vật của sự cố: Ốc neo bị đứt
Thử xác định nguyên nhân và tìm lý giải khoa học cho vụ sập cầu Lai Châu
GS.TS Nguyễn Đăng Hưng
Lời dẫn.Vụ sập cầu treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Bài này đã được biên tập lại và đăng trên báo Pháp Luât Tp HCM với tít:
Vụ sập cầu treo: Ốc neo quá thô sơ
Xin xem đường link:http://www.baomoi.com/Vu-sap-cau-treo-Oc-neo-qua-tho-so/148/13201663.epi
Nguyên văn bài này cùng chi tiết hình minh họa xin xem sau đây.
Vụ sập cần treo đứt cầu treo tại bản Chu Va 6 (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã gây ra hậu quả nghiệm trọng, 8 người chết, trên 40 người bị thương.
Việc xác định nguyên nhân lý giải khoa học sự việc này là rất quan trọng. Mọi việc cần rạch ròi vì những chiếc cầu treo thuộc loại này khá phổ biên trên lãnh thổ Việt Nam.
Có phải cầu sập vì tải trọng không?
Phải. Nếu xem kỹ video sự cố ta sẽ thấy tai nạn đột biến xảy ra khi toàn bộ đoàn người đã bước vào cầu, bộ phận đi đầu của đám ma đến đỉnh cao nhất của cầu. Chính lúc này là lúc tải trọng đạt đến giá trị cao nhất. Điều này không có nghĩa là cầu bị quá tải, đã vượt qua khả năng thiết kế. Thật vậy, cấu trúc cầu, đặc biệt các giây cáp có thể chịu đựng đến 79 tấn trong khi tổng trọng lượng của đoàn người chỉ đạt chung quanh 2,5 tấn (Lời phỏng vấn khá trung thực trên Dân trí của ông Trần Xuân Sanh – Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng). Trên hiện trường sau tai nạn không có giấy cáp nào bị đứt, cấu trúc các cột trụ vẫn bình thường.
Có phải cầu sập vì những lý do khác với giới hạn tải trọng không?
Không. Những lý do khác thường có thể xảy ra cho những sự cố tương tự là: cộng hưởng vì độ rung, mất ổn định hình học. Cộng hưởng có thể xảy ra khi đoàn người đi theo nhịp như một đoàn quân. Đây là một đám ma mọi người đi bình thường không có nhịp điệu. Việc mất ổn định hình học cũng không vì sau sự cố ta thấy toàn bộ cấu trúc không bị biến dạng. Cầu chỉ bị nghiêng hắt đoàn người xuống sông vì bị sút giây cáp một bên.
Đâu là thủ phạm của việc sút giây cáp?
Các chuyên trách đã tìm ra thủ phạm không thể chối cải được: ốc neo của tăng đơ bị đứt (xem hình).
Làm sao giải thích việc gảy đổ?
Kỹ thuật làm ốc treo quá thô sơ, không có sự đồng bộ giữa giây cáp và óc treo, lực kéo từ giây cáp sẽ không thể chuyển hết qua ốc treo khi đạt một giới hạn. Hôm nay ta biết giới hạn đó: Trọng lượng của đoàn người (khoảng trên dưới 2.5 tấn) công thêm trọng lượng của cấu trúc tấm chịu uốn dưới chân người đi.
Tại sao kỷ thuật ốc treo yếu kém?
Quan sát hình chụp ốc neo trên mạng (xem hình) ta thất ngay đây là chỉ là sản phẩm thủ công kém chất lượng, Lỗ tròn được thực hiện rất thô sơ thiết diện tròn không tròn trịa mà méo mó. Bề dày của lỗ tròn không được trơn tru mà chất chứa nhiều rãnh, nếp nhăn gồ ghề, chứa đựng nhiều nguy cơ tìm ẩn cho sự đỗ vỡ theo cơ học phá hủy. Những vết rãnh này chính là những vết nứt tự tạo ban đầu khiến sức chịu đựng của óc neo giảm thiểu nghiêm trọng.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống – nguyên giảng viên trường đại học xây dựng đã có nghi ngờ chính đáng về kỹ thuật dùng que hàn thổi để tạo lỗ. Khoa học cơ học phá hủy (Fracture Mechanics) chỉ rõ là kỹ thuật hàn có thể làm tay đổi bản chất của thép, khiến nó giòn đi, độ dẻo của thép giảm thiểu nghiêm trọng và việc gãy đổ giòn là phải chờ đợi.
Nhìn kỷ mặt gãy của ốc neo ta thấy mặt này thẳng góc với hướng lực chuyển tải từ giây cáp. Đây chính là bằng chứng không thể chối cải: óc treo đã gảy đổ vì tính giòn!
Như vật ta có thể kết luận: Kỹ thuật làm ốc neo quá thô sơ chất chứa nhiều yếu tố biến thép dẻo thành giòn và vụ đức ốc neo là việc phải chờ đợi theo tiên đóan của ngành cơ học phá hủy.
Được biết cầu treo này do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của huyện đảm nhiệm việc thẩm định thiết kế xây dựng, được khánh thành cách đây chỉ hơn một năm. Vấn đề đặt ra là: Cơ sở nào đã gánh vác việc thi công, cơ sở nào đã thực hiện ốc neo này?
Tại sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo như vậy?
Còn cơ quan thẩm định hậu kiểm của Bộ Giao Thông vận tải sao lại vắng bóng ở đây? Việc kiểm tra cấu trúc, xác dịnh điểm yếu của cầu treo đâu phải là việc quá phức tạp?
Sinh mạng của 8 người dân, sức khỏe của hơn 40 người khác chẳng nhẽ được coi thường đến thế ư?
Và tại Việt Nam sẽ còn bao nhiêu chiếc cầu như vậy, nhất là tại vùng cao, vùng sâu sẽ có cùng chung số phận?
Hình ảnh sau đây là những ốc neo có chất lượng thông thường.
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ PHỎNG VẤN GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG (Về Giáo Dục)
GS Nguyễn đăng Hưng blog
Không
thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di
căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn
diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo,
vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại…
Ngày 26/2 vừa qua tôi có nhận trả lời phỏng vấn của báo Điện tử Chính Phủ. Trước đó vài ngày có tin thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục do Thủ Tướng làm trưởng ban. Bài phỏng vấn đã được xuất bản ở đây:
http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Giao-duc-Co-khoi-su-moi-mong-cai-tien/193670.vgp
với hai câu hỏi tạm cắt để đăng nơi khác.
Dưới đây là nguyên văn toàn bộ bài phỏng vấn.
Câu hỏi:
1/ Ông đánh giá thế nào về định hướng chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục, đào tạo khi có nhiều ý kiến cho rằng cần đổi mới chương trình, cách dạy, cách học rồi mới đến đánh giá thi cử?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi cho rằng cái gì làm được ngay thì cứ làm. Cái gì cần đòi hỏi thời gian thì ta xúc tiến đồng bộ tuần tự nhưng phải có khởi sự thì mới mong có cải tiến.
Việc thi cử trung học từ nhiều năm có quá nhiều bất cập, đổi mới thi cử đúng là khâu đột phá cần thiết. Một khi khâu độ phá được khởi sự đúng hướng thì sẽ kéo theo những thứ khác: chương trình cách dạy, cách học…
Vấn đề là phải đi bước đột phá cho đúng. Và muốn cho đúng thì phải nhận thức, đánh giá, chuẩn đoán chính xác căn bệnh trầm kha của giáo dục hiện nay.
2/ Nhiều người cho rằng việc giảm số môn thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ góp phần giảm áp lực, sức ép trên mức cần thiết của kỳ thi tốt nghiệp. Vậy nhận xét của cá nhân ông về phương án đổi mới thi tốt nghiệp năm nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo cách giảm số môn thi, từ 6 xuống 4 môn đồng thời sẽ chuyển từ cách thi theo môn sang bài thi với sự tích hợp của nhiều môn?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi đồng ý với quyết định giảm số môn thi.
Lý do dễ thấy nhất là làm như vậy sẽ giảm đi áp lực không cần thiết cho con em chúng ta. Thật vậy, theo thống kê những năm qua, gần như sau kỳ thi ai cũng đậu cả thì thi cử dàn trải làm gì, thậm chí việc tổ chức thi cử như vậy là dư thừa không hiệu quả.
Tuy nhiên, theo tôi vấn đề chính không phải là số môn thi mà là tổ chức thi như thế nào cho có hiệu quả, triệt tiêu bệnh thành tích, xác định chính xác giá trị của thí sinh. Việc quan trọng nhất là đánh giá thực chất.
3/ Nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại về năng lực ra đề thi tích hợp của ngành Giáo dục, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Nếu dựa vào nhóm ra đề thi trong quá khứ gần đây thì tôi chia sẻ lo ngại này. Tôi không cho rằng ngành giáo dục Việt Nam, ngay cả hiện nay không có người có năng lực. Vấn đề là việc chọn lựa ai, nhóm nào mà giao việc! Tôi đề nghị phải ngay từ bây giờ thay người, đổi ngựa. Việc chọn lưa nhân sự phải giao cho một nhóm hay một cá nhân đã khẳng định tính độc lập vô tư của mình qua quá trình công tác. Tôi cho đây là việc làm khó nhất cần sự đột phá.
4/ Ông nghĩ sao về việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp cần đặt trong mối tương quan với kỳ thi tuyển sinh đại học. Liệu có cần hướng tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, khi đó, thí sinh không thi theo khối mà làm các bài thi tích hợp, hướng đến chỉ có 1 bài thi để xét tốt nghiệp THPT và là căn cứ tuyển sinh đại học-cao đẳng?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Phải phân biệt rạch ròi hai việc:
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi đồng ý với việc phát triển các trung tâm, dịch vụ khảo thí đối với các môn nhưng tôi dè chừng với việc nhà nước quản lý. Phải tôn trọng tính độc lập của các trung tâm này. Qua thời gian các trung tâm có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu. Lúc đầu có thể có các trung tâm tâm cạnh tranh nhau. Nhà nước chỉ làm hai việc: Hướng dẫn các trung tâm thực thi các qui chế đã ban hành và hậu kiểm các dịch vụ khảo thí để khuyến cáo sự cải tiến. Vấn đề là nhà nước phải chuẩn bị nhân sự gây được lòng tin của các đối tượng. Lấy lại toàn bộ nhân sự hiện nay của Bộ GD&ĐT là nên tránh.
6/ Còn về kỳ tuyển sinh đại học năm nay, theo ông cần có những điều chỉnh bước đầu ra sao để phục vụ cho mục tiêu đổi mới đồng bộ khâu thi cử?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Đối với các trường đại học có tầm và lực, nên giao ngay cho họ quyền tự tuyển sinh. Nên đòi hỏi ngay từ đầu là họ phải công bố trước ngày thi tuyển (hay xét tuyển) qui chế cũng như tiêu chí tuyển sinh. Bộ chỉ nên đòi hỏi là phải có đại diện của bộ, của tổ chức dân sự (chẳng hạn doanh nghiệp có uy tín, phụ huynh là nhân sỹ có uy tín) tham gia hội đồng tuyển sinh như những nhân chứng.
Đối với các đại học còn quá non nớt (cho phép ra đời là một sai lầm lớn của Bộ GD&ĐT) thì nên cụ thể giúp họ tổ chức thi tuyển đại học với qui mô gọn nhẹ..).
7/ Nhiều ý kiến đóng góp việc bỏ điểm sàn tuyển sinh trong năm nay cần được thay bằng một số tiêu chí cụ thể khác. Vậy theo quan điểm cá nhân của ông những tiêu chí đó là gì?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Khi tổ chức thi tuyển đại học với qui mô gọn nhẹ giúp các đại học non yếu thì nên giữ lại khái niệm điểm sàn. Nếu áp dụng tiêu chí cụ thể thì phải xác định cho khít khao với ngành nghề tuyển chọn. Việc này đòi hỏi góp ý của chuyên gia. Theo tôi hiểu biết ngoại ngữ như tiếng Anh là phải có điểm tối thiểu cho mọi ngành nghề. Học khoa học công nghệ thì phải có điểm toán và vật lý tối thiểu. Học y thì phải có điểm tối thiểu về sinh vật học.. vân vân…
8/ Với việc thực hiện song song cả phương án thi ba chung và phương án tuyển sinh riêng của các trường liệu có làm cho việc tuyển sinh trở nên phức tạp hơn, thưa ông?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tại sao phức tạp hơn? Giao quyền cho các trường là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, là tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự, thêm sức tiếp thu sáng kiến, tăng cường việc xã hội hóa giáo dục. Lúc ban đầu sẽ chưa quen, nhưng sau năm đầu, chuyện đâu sẽ vào đó thôi. Không nên lo ngại chung chung, e dè rồi ôm đồm làm hỏng việc như trong quá khứ gần đây.
9/ Có quan điểm cho rằng, nên bỏ khái niệm đỗ, trượt trong thi phổ thông mà thay bằng chứng nhận đã hoàn thành chương trình phổ thông và đã tham gia kỳ thi phổ thông với điểm số cụ thể. Nếu giải quyết được vấn đề này thì phương án hướng tới 1 kỳ thi quốc gia và các trường đại học sẽ chủ động trong tuyển sinh sẽ tốt hơn nhiều, ông có đồng tình với cách làm này không.
GS Nguyễn Đăng Hưng
Khi ta không thể cấp chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho bất cứ ai thì khái niệm đỗ, trượt cần phải duy trì. Chẳng nhẽ cấp chứng nhận cho người lười biếng, bỏ lớp, lang thang không chịu học à? Ngược lại, chứng nhận và thứ hạng trong chứng nhận phải là phần thưởng khuyến khích việc học. Câu trả lời cho phần hai của câu hỏi đã được tôi trình bày minh bạch ở phần đầu bài phỏng vấn này. Tôi cũng khẳng định là quan điểm bỏ đi khái niệm đỗ trượt là hoàn toàn sai trái, là lập trường của những kẻ sợ đi học, là quan diểm của lớp người thích có bằng thật mà không chịu học hay chỉ muốn học dỏm…
10/ Trên cơ sở thực tế của giáo dục Việt Nam hiện nay, theo ông cần đổi mới những gì và đổi mới như thế nào để đưa giáo dục của nước nhà phát triển?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Báo Đất Việt cuối năm 2013 vừa qua cũng có hỏi tôi như vậy.
Tôi xin nhắc lại cân trả lời của tôi.
Trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới. Tôi nói rõ đây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.
Sài Gòn ngày 26/2/2014
Công luận vừa qua, xôn xao chuyện Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài Nguyên & Môi trường về quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn, đặc biệt là vấn đề xả nước của thủy điện Đắk Mi 4. Chia sẻ, cảm thông với Đà Nẵng vì nếu không có ý kiến sớm người ta ký rồi thì thành ra “mất bò mới lo làm chuồng” nhưng đây mới chỉ là dự thảo mà Bộ TNMT là cơ quan tham mưu và nếu có kiện thì phải chờ kiện người sẽ ký quyết định ban hành là …Thủ tướng. Tuy vậy, Bộ TNMT cũng phải làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, không được đùn đẩy đá “quả bóng” lên Thủ tướng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp cụm từ ” theo quy trình” bản thân nó đã hàm chứa bao quy định thành văn và bất thành văn, thậm chí chỉ là chỉ đạo của một vài ” yếu nhân” nào đó. Xã hội cần một sự minh bạch và công khai giải trình trách nhiệm với những “theo đúng quy trình ” này.
Chúng ta đã hội nhập thì hãy theo những quy trình mà thế giới văn minh đang tuân thủ nghiêm túc và hãy bỏ dần những quy trình mang đậm nét ” lệ làng” đi. Xét cho đến cùng thì cái mà chúng ta thiếu chính là yếu tố thể chế hay ” quy trình xây dựng và thực hiện các quy trình ” là một dạng tiêu chuẩn ISO xã hội.
Đối với lĩnh vực kỹ thuật, việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa liên quan đến bài toán lũ lụt và hạn hán để tránh hậu quả “nhân tai” chồng lên thiên tai thì cũng phải tuân theo yêu cầu nói trên.
Xuất xứ
Khi tiến hành xây dựng các công trình thủy điện , Bộ Công thương phải dựa trên quy hoạch và trên cơ sở đã tham vấn xin ý kiến các bộ ngành và địa phương liên quan. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, Bộ TNMT đã chủ trì xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Trên cơ sở kế thừa và đã có điều chỉnh một số nội dung quy định vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm và kết quả xây dựng các nội dung vận hành các hồ chứa trong mùa cạn, Bộ TNMT đã biên tập thành dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 (bao gồm cả mùa lũ và mùa cạn) trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Quan điểm của hai phía
Bộ TNMT dựa trên phân tích liệt tài liệu về tổng lượng dòng chảy mùa cạn thuộc lưu vực Vu Gia – Thu Bồn từ năm 1978 – 2011, khi tiến hành lập quy trình vận hành đã nghiên cứu, phân tích các đặc điểm cụ thể của lưu vực, cân nhắc ưu tiên nhiệm vụ bảo đảm cấp nước cho hạ du trên nhiệm vụ phát điện. Tổng lượng nước trên sông Vu Gia đến Ái Nghĩa không chỉ có hồ Đắk Mi 4 mà còn có hồ A Vương, sông Côn 2 và trong tương lai còn có hồ Sông Bung 4, 5, 6 trên dòng sông Bung. Trong khi tổng lượng nước đến hồ Đắk Mi 4 chỉ chiếm khoảng 26,5 % so với tổng lượng nước sông Vu Gia đến Ái Nghĩa.
Theo đề xuất trong quy trình vận hành mực nước thấp nhất cần được duy trì thường xuyên tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa là 2,53 m, và với mực nước khống chế này thì thủy điện Đắk Mi 4 bị thiệt hại do xả nước về sông Vu Gia trong mùa cạn dao động từ khoảng 55 triệu KWh (chiếm 6,6% so với tổng sản lượng điện hằng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu KWh (chiếm 17,3%), tương ứng khoảng 55 tỉ đến 145 tỉ đồng vv…
Đà Nẵng là nơi nằm ở hạ du, chịu nhiều tác động của các công trình thủy điện phía thượng lưu nên phản ứng của Đà Nẵng là điều dễ hiểu. Việc khống chế mực nước tại Ái Nghĩa ở mức 2,53 m có nghĩa là gần như Đắk Mi 4 sẽ không xả trả nước lại cho sông Vu Gia , ngoại trừ 5 m3/s để duy trì dòng chảy trên đoạn sông “chết” từ Đắk Mi 4 đến Bến Giằng (tỉnh Quảng Nam). Điều này là ngược với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Đắk Mi 4 phải trả lại nước sông Vu Gia 25 m3/s vv…
Lỗ hổng
Bức xúc của Đà Nẵng là chính đáng nhưng có thể chưa được đầu tư nghiên cứu sâu nên những lập luận, lý lẽ đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế. Về khía cạnh chuyên môn, chúng tôi nhận thấy có một số mặt tồn tại như sau:
Thứ tự xây dựng các công trình thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn chưa tôn trọng quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước của lưu vực sông, trên cơ sở phân tích khách quan yêu cầu sử dụng nước của các ngành và khả năng có thể đáp ứng được đến đâu? Dựa vào quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước của lưu vực sông, các ngành mới làm quy hoạch nước cho ngành mình, nhưng lâu nay, ở ta do yếu kém của quy hoạch lưu vực sông nên vẫn “mạnh ai, lấy làm” sử dụng nước riêng cho ngành mình, hậu quả xẩy ra có những lợi ích cục bộ, tranh chấp cũng không có gì lạ!
Việc chuyển nước lưu vực là một vấn đề hết sức phức tạp, trước đây ít được coi trọng cho đến khi có luật tài nguyên nước. Tuy nhiên, mặc dù đã có luật tài nguyên nước nhưng khi đồng ý cho phép thủy điện Đắk Mi 4 được xây dựng các nhà quản lý vẫn chưa quan tâm đến 40 km hạ lưu thủy điện Đắk Mi 4 bị cạn kiệt, không đáp ứng được yêu cầu của dòng chảy tối thiểu.
Việc phân lưu về sông Thu Bồn qua sông Quảng Huế, trước đây chỉ khoảng hơn 20% lượng nước sông Vu Gia vào mùa kiệt nhưng nay, sau một số biến đổi lòng dẫn do lũ lụt, đặc biệt là sau khi nạo vét sông Quảng Huế (Viện Khoa học Thủy lợi VN thực hiện năm 2008) lượng nước chuyển qua Quảng Huế khoảng 40% (tùy theo cao độ mực nước) đã gây ảnh hưởng đến hạ du sông Vu Gia.
Trong quy trình vận hành liên hồ chứa có nêu 3 trường hợp (i) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa nhỏ hơn 2,53m là giá trị mực nước trung bình 1 tháng nhỏ nhất (ii) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa trong khoảng từ 2,53 đến 2,67 m và (iii) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa lớn hơn 2,67 m (giá trị mực nước trung bình 3 tháng nhỏ nhất), chủ hồ căn cứ vào mực nước hồ và lưu lượng đến hồ để quyết định vận hành xả về sông Vu Gia.
Lập luận lấy “ giá trị mực nước trung bình 1 tháng nhỏ nhất “ tại Ái Nghĩa làm mục tiêu vận hành của chuỗi 33 năm từ năm 1976 đến 2008 để cấp nước là không chính xác cả về lý thuyết lẫn thực tế.
Trong giải trình của Bộ TNMT có nêu “Tổng lượng nước yêu cầu phục vụ cho các ngành kinh tế, sinh hoạt, dịch vụ, môi trường… trong mùa cạn ở lưu vực Vu Gia – Thu Bồn trong khoảng 2.132 triệu m3. Với quy định như dự thảo Quy trình, qua tính toán việc vận hành các hồ chứa đã đảm bảo nhu cầu dùng nước cho hạ du sông Vu Gia ngay cả trong những năm ít nước trong mùa cạn 1990, 2005 có tần suất xấp xỉ 85%. Xin lưu ý mức bảo đảm 85% là thấp, hiện nay cấp nước cho nông nghiệp đã là 85%, cho dân sinh, cho công nghiệp và môi trường phải bảo đảm cao hơn.
Cần xem xét bổ sung các chỉ tiêu khống chế về lưu lượng, bên cạnh chỉ tiêu mực nước. Vì trên thực tế cho thấy vào mùa kiệt nguồn nước của nhà máy nước Cầu Đỏ những năm gần đây thường xuyên bị nhiễm mặn, một phần cũng là do dòng chảy trên sông không đủ để đẩy mặn. Việc này càng khẳng định vấn đề không thể chỉ sử dụng tiêu chí mực nước để đảm bảo cấp nước cho vùng hạ du sông Vu Gia được, đặc biệt là những năm gần đây địa hình lòng sông cũng có nhiều thay đổi. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ hơn và có luận cứ khoa học rõ ràng hơn.
Quy trình vận hành cần phải được phản biện kỹ hơn nữa để tránh sai sót. Đặc biệt cần phải tính toán mô phỏng dòng chảy trên toàn bộ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với các kịch bản các công trình thượng nguồn được vận hành theo Quy trình bằng những mô hình toán hiện đại để phát hiện ra những khiếm khuyết của Quy trình trước khi đưa vào áp dụng. Và điều này hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của tất cả các bên liên quan vv…
Kiện ai?
Bộ TNMT có chức năng nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước nhưng thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu, do hầu hết vẫn ở ngành thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT nên công tác quy hoạch lưu vực sông luôn đi sau quy hoạch các ngành dùng nước. Đó là hậu quả của “bài toán ngược” trong công tác tổ chức.
Khi con người tác động vào tự nhiên bao giờ cũng có được và mất, do đó phải làm sao cho cái được là lớn nhất, cái mất là ít nhất và có chính sách, cơ chế và biện pháp bù lỗ cho những nơi bị thiệt hại. Bộ TNMT cần cập nhật các tài liệu cơ bản mới về kinh tế xã hội kể cả vận hành trạm bơm An Trạch, xác định rủi ro hạ du bao gồm cả lũ lụt và hạn hán, trên cơ sở đó, mới xem xét lợi ích tổng hợp để lựa chọn mức độ rủi ro chấp nhận được. Từ đó, mới xây dựng chế độ vận hành các hồ chứa, trong đó không chỉ quy định các quy trình vận hành cơ bản mà còn là các ứng xử trong các hoàn cảnh cụ thể của cả hệ thống công trình.
Trong cuộc họp báo ngày 24/2, thứ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ làm tốt nhất để không bao giờ có kiện cáo, nhưng lại đá quả bóng lên trên “Thủ tướng là người quyết định chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường”!? Quy trình vận hành liên hồ chứa mới ở dạng dự thảo, cần phải lắng nghe, thảo luận ý kiến trái chiều của các bên liên quan. Nếu không có tiếng nói chung, Đà Nẵng có quyền báo cáo thẳng lên Thủ tướng, hay gọi là “phản kháng” cũng được. Còn nếu Đà Nẵng muốn kiện thì phải chờ kiện người sẽ phê duyệt quyết định tức là …Thủ tướng !
Nhưng để tự nhiên như thế thì giới chủ sở hữu các tài sản địa ốc lớn sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, sau đó là giới ngân hàng lỡ ôm tài sản thế chấp là bất động sản được định giá cao. Vậy là hình thành những cuộc vận động hành lang theo dạng nhóm đặc quyền để làm sao giá không sụt xuống theo quy luật cung cầu.
Và một số quan chức, cả đương chức lẫn đã về hưu, trở thành nơi đưa ra những phát ngôn nhằm chăm lo, bảo vệ cho lợi ích của các “đại gia” bất kể lợi ích chính đáng của người dân bằng những thông tin gây nhiễu thị trường.
Các phát ngôn về gói giải cứu 100.000 tỷ đồng mới đây là một ví dụ.
Nhưng tệ hại hơn, theo phát hiện của Giang Tran, Bộ Xây dựng trong những văn bản pháp lý của mình lại đứng về phía giới chủ các dự án địa ốc, đẩy khó cho người dân khi mua căn hộ chung cư. Bởi ngoài chuyện cách tính diện tích căn hộ như mọi người đã biết, cái thông tư mới nhất của Bộ này, kèm theo hợp đồng mua bán mẫu, lại đứng về phía người bán chứ không bảo vệ gì người mua.
Chứ gì nữa khi Hợp đồng mẫu ghi: “Bên Mua cam kết:
a) Đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về căn hộ mua bán;
b) Đã được Bên Bán cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến căn hộ, Bên Mua đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như phụ lục đính kèm. Bên Mua đã tìm hiểu mọi vấn đề mà Bên Mua cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của các giấy tờ, tài liệu và thông tin đó”.
Haha, lẽ ra phải bắt bên bán cam kết ngược lại chứ!
Và tại sao một hợp đồng dân sự lại chịu ràng buộc “các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận” (điều 2.2).
Vậy mà hợp đồng mẫu dám ghi: “Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc…”!!!
Ngày 26/2, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bất ngờ
tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Nhưng còn quá sớm để nói về một xu hướng,
liên quan đến tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay.
Với diễn biến trên, theo ghi nhận của VnEconomy, lãi suất qua đêm VND đã ngoi lên trên 2%/năm, sau khoảng một tuần rơi sâu xuống dưới 1,5%/năm. Thị trường liên ngân hàng, thị trường mở gần đây được một số người trong cuộc ví như cảnh chợ chiều. Nguồn vốn dồi dào, dư thừa nên nhu cầu vay mượn và giao dịch cũng ít dần đi.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước thì không rảnh rỗi.
Nếu lãi suất VND trên liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu, thậm chí về cả dưới 0,5%/năm như từng có trong năm ngoái, chênh lệch lãi suất “đô – đồng” áp sát, không chừng lại có thể kích hoạt một sự “lộn xộn” đối với tỷ giá USD/VND. Các ngân hàng dư thừa vốn, các kênh đầu ra bí bách, họ tìm hoặc tạo nên các điểm có thể sinh lời trong khuôn khổ pháp lý cho phép cũng là lẽ thường…
Thực tế từ đầu năm đến nay, có thể nói Ngân hàng Nhà nước thường ở trong tình thế liên tục phát hành tín phiếu để hút tiền về, đề giữ cân bằng các cân đối.
Một điểm mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định chuyển giao việc quản lý tỷ giá và một số vấn đề liên quan từ Vụ Quản lý ngoại hối về Vụ Chính sách tiền tệ. Như vậy, việc điều tiết cung tiền gắn với quản lý tỷ giá đã về một mối. Tưởng như chỉ là một sự sắp xếp lại đơn giản, song có lẽ đã có những kinh nghiệm được rút ra trong những đợt biến động của tỷ giá năm 2013 vừa qua, mà ở đó sự khăng khít của yêu cầu điều tiết nguồn vốn trong hệ thống với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá thể hiện rõ.
Cũng để chặn đà rơi của tỷ giá USD/VND, điểm mà Ngân hàng Nhà nước có nói là một cách gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu, dịp Tết vừa qua nhà điều hành đã dồn dập mua vào hơn 2 tỷ USD. Tỷ giá được giữ ổn định, nhưng đồng nghĩa có thêm hơn 40.000 tỷ đồng tiền cung ứng.
Vậy nên, từ đầu năm đến nay nhà điều hành chính sách tiền tệ bận rộn hơn với việc bơm hút tiền, chủ yếu là hút về với tần suất và quy mô phát hành tín phiếu đáng chú ý. Yêu cầu cân đối này là mặc nhiên với vai trò của họ, nhiều rồi cũng quen. Nhưng khi với quy mô và tần suất lớn, thì đúng là… đau đầu.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), từ 15/3/2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 256.674 tỷ tín phiếu; đã có 163.760 tỷ đáo hạn và còn tới 92.914 tỷ chưa đáo hạn.
Từ giữa tháng này, lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kéo dài trước đó là những mức đáng kể. Ước tính tương đối, bình quân lãi suất khoảng 4%/năm cho số dư đang lưu hành, mỗi năm gần đây và cả năm nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho chi phí hút tiền về, riêng ở kênh tín phiếu.
Giả sử xem Ngân hàng Nhà nước là một doanh nghiệp, có thu và có chi, chi quá lớn và bội chi liên tục lớn hẳn cũng khiến họ đau đầu. Chuyện bên lề, một lãnh đạo của cơ quan này cũng từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra, với các đầu mối kiểm soát nội bộ, có khi chỉ là về những khoản rất nhỏ về số học.
2013 có thể là một năm xông xênh của Ngân hàng Nhà nước về tạo nguồn thu. Chỉ riêng ở ngạch vàng, ước tính có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ đấu thầu. Cơ quan này được trích một tỷ lệ nhất định vào chi phí dự phòng và quỹ điều hành chính sách tiền tệ… Nhưng năm nay, đã hai tháng trôi qua, hoạt động đấu thầu vàng tạm ngừng.
Ở chuyện đấu thầu vàng, tưởng như Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn với chính sách giá theo thị trường, khi không chịu áp giá thật thấp để đạt mục tiêu thu hẹp chênh lệch, nhưng lãnh đạo cơ quan này từng chia sẻ, cái họ đau đầu là chính sách giá làm sao tránh khả năng bị trục lợi, căng hơn là tránh thất thoát tài sản nhà nước và khi kiểm toán vào xét nguồn thu thì không phải trả lời vì sao thị trường đang giao dịch vùng giá này mà anh lại hạ thấp như vậy…
Trò chuyện với VnEconomy đầu tuần này, một chuyên gia nói vui rằng: “Với một hệ thống dư tiền như hiện nay, tín phiếu phát hành lắm cũng xót, hay là lại làm tí vàng? Đấu thầu vàng hút tiền về, có thêm nguồn thu chênh lệch”.
Nhưng, có thể thấy, thị trường vàng hiện nay khá ổn định, cung – cầu chưa có biểu hiện mất cân đối phản ánh ở giá để Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp; đặc biệt, chênh lệch giá so với thế giới cũng đã thu hẹp khá nhanh và xuống mức khá thấp so với trước.
Thị trường vàng ổn định, tỷ giá cũng ổn định đang là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước tập trung hơn cho yêu cầu xử lý các vấn đề tín dụng, tái cơ cấu hệ thống và nợ xấu… Đây mới chính là những vấn đề phải đau đầu lâu dài hơn. Những nút thắt này gỡ được chừng nào thì chừng ấy nguyên nhân tiền ứ đọng và dư thừa mới được gỡ tận gốc.
Friday, February 28th, 2014 | Author: GS Nguyễn Đăng Hưng
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ PHỎNG VẤN GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
Người thực hiện Nguyễn Mạnh Hùng
Phó Trưởng cơ quan thường trú Báo Điện tử Chính phủ tại TP.HCM
Lời dẫn: Ngày 26/2 vừa qua tôi có nhận trả lời phỏng vấn của báo Điện tử Chính Phủ. Trước đó vài ngày có tin thành lập Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục do Thủ Tướng làm trưởng ban. Bài phỏng vấn đã được xuất bản ở đây:
http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Giao-duc-Co-khoi-su-moi-mong-cai-tien/193670.vgp
với hai câu hỏi tạm cắt để đăng nơi khác.
Dưới đây là nguyên văn toàn bộ bài phỏng vấn.
Câu hỏi:
1/ Ông đánh giá thế nào về định hướng chọn đổi mới thi cử là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục, đào tạo khi có nhiều ý kiến cho rằng cần đổi mới chương trình, cách dạy, cách học rồi mới đến đánh giá thi cử?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi cho rằng cái gì làm được ngay thì cứ làm. Cái gì cần đòi hỏi thời gian thì ta xúc tiến đồng bộ tuần tự nhưng phải có khởi sự thì mới mong có cải tiến.
Việc thi cử trung học từ nhiều năm có quá nhiều bất cập, đổi mới thi cử đúng là khâu đột phá cần thiết. Một khi khâu độ phá được khởi sự đúng hướng thì sẽ kéo theo những thứ khác: chương trình cách dạy, cách học…
Vấn đề là phải đi bước đột phá cho đúng. Và muốn cho đúng thì phải nhận thức, đánh giá, chuẩn đoán chính xác căn bệnh trầm kha của giáo dục hiện nay.
2/ Nhiều người cho rằng việc giảm số môn thi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ góp phần giảm áp lực, sức ép trên mức cần thiết của kỳ thi tốt nghiệp. Vậy nhận xét của cá nhân ông về phương án đổi mới thi tốt nghiệp năm nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo cách giảm số môn thi, từ 6 xuống 4 môn đồng thời sẽ chuyển từ cách thi theo môn sang bài thi với sự tích hợp của nhiều môn?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi đồng ý với quyết định giảm số môn thi.
Lý do dễ thấy nhất là làm như vậy sẽ giảm đi áp lực không cần thiết cho con em chúng ta. Thật vậy, theo thống kê những năm qua, gần như sau kỳ thi ai cũng đậu cả thì thi cử dàn trải làm gì, thậm chí việc tổ chức thi cử như vậy là dư thừa không hiệu quả.
Tuy nhiên, theo tôi vấn đề chính không phải là số môn thi mà là tổ chức thi như thế nào cho có hiệu quả, triệt tiêu bệnh thành tích, xác định chính xác giá trị của thí sinh. Việc quan trọng nhất là đánh giá thực chất.
3/ Nhiều người vẫn bày tỏ lo ngại về năng lực ra đề thi tích hợp của ngành Giáo dục, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Nếu dựa vào nhóm ra đề thi trong quá khứ gần đây thì tôi chia sẻ lo ngại này. Tôi không cho rằng ngành giáo dục Việt Nam, ngay cả hiện nay không có người có năng lực. Vấn đề là việc chọn lựa ai, nhóm nào mà giao việc! Tôi đề nghị phải ngay từ bây giờ thay người, đổi ngựa. Việc chọn lưa nhân sự phải giao cho một nhóm hay một cá nhân đã khẳng định tính độc lập vô tư của mình qua quá trình công tác. Tôi cho đây là việc làm khó nhất cần sự đột phá.
4/ Ông nghĩ sao về việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp cần đặt trong mối tương quan với kỳ thi tuyển sinh đại học. Liệu có cần hướng tới một kỳ thi quốc gia duy nhất, khi đó, thí sinh không thi theo khối mà làm các bài thi tích hợp, hướng đến chỉ có 1 bài thi để xét tốt nghiệp THPT và là căn cứ tuyển sinh đại học-cao đẳng?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Phải phân biệt rạch ròi hai việc:
- Thi tốt nghiệp trung học. Mục đích kỳ thi này là xác định trình độ của công dân. Kỳ thi này phải dựa theo sự chọn lựa của học sinh khi họ chọn chuyên ngành ở ba năm cuối trung học. Kỳ thi này phải có những môn chính bắt buộc. Kỳ thi này không cần tự chọn vì sự chọn lựa đã có trước rồi. Phải có tốt nghiệp trung học mới được vào đại học.
- Tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây là việc của các trường đại học. Khi các đại học đủ tầm và lực để thực thi quyền tự chủ đại học thì việc tuyển sinh là việc của họ. Họ có thể dựa vào kết quả tốt nghiệp (có thứ hạng), xét tuyển hay tổ chức thi tuyển. Đối với các trường đại học chưa có khả năng tuyển sinh độc lập thì họ phải cầu viện Bộ GD&ĐT hay các cơ sở tuyển sinh độc lập khác (có thể là một trường ĐH bạn). Bộ cần đưa ra qui chế tuyển sinh chặt chẽ. Thí dụ tuyển sinh các ngành kỹ thuật công nghệ mà không có môn toán là không thể chấp nhận…
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tôi đồng ý với việc phát triển các trung tâm, dịch vụ khảo thí đối với các môn nhưng tôi dè chừng với việc nhà nước quản lý. Phải tôn trọng tính độc lập của các trung tâm này. Qua thời gian các trung tâm có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu. Lúc đầu có thể có các trung tâm tâm cạnh tranh nhau. Nhà nước chỉ làm hai việc: Hướng dẫn các trung tâm thực thi các qui chế đã ban hành và hậu kiểm các dịch vụ khảo thí để khuyến cáo sự cải tiến. Vấn đề là nhà nước phải chuẩn bị nhân sự gây được lòng tin của các đối tượng. Lấy lại toàn bộ nhân sự hiện nay của Bộ GD&ĐT là nên tránh.
6/ Còn về kỳ tuyển sinh đại học năm nay, theo ông cần có những điều chỉnh bước đầu ra sao để phục vụ cho mục tiêu đổi mới đồng bộ khâu thi cử?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Đối với các trường đại học có tầm và lực, nên giao ngay cho họ quyền tự tuyển sinh. Nên đòi hỏi ngay từ đầu là họ phải công bố trước ngày thi tuyển (hay xét tuyển) qui chế cũng như tiêu chí tuyển sinh. Bộ chỉ nên đòi hỏi là phải có đại diện của bộ, của tổ chức dân sự (chẳng hạn doanh nghiệp có uy tín, phụ huynh là nhân sỹ có uy tín) tham gia hội đồng tuyển sinh như những nhân chứng.
Đối với các đại học còn quá non nớt (cho phép ra đời là một sai lầm lớn của Bộ GD&ĐT) thì nên cụ thể giúp họ tổ chức thi tuyển đại học với qui mô gọn nhẹ..).
7/ Nhiều ý kiến đóng góp việc bỏ điểm sàn tuyển sinh trong năm nay cần được thay bằng một số tiêu chí cụ thể khác. Vậy theo quan điểm cá nhân của ông những tiêu chí đó là gì?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Khi tổ chức thi tuyển đại học với qui mô gọn nhẹ giúp các đại học non yếu thì nên giữ lại khái niệm điểm sàn. Nếu áp dụng tiêu chí cụ thể thì phải xác định cho khít khao với ngành nghề tuyển chọn. Việc này đòi hỏi góp ý của chuyên gia. Theo tôi hiểu biết ngoại ngữ như tiếng Anh là phải có điểm tối thiểu cho mọi ngành nghề. Học khoa học công nghệ thì phải có điểm toán và vật lý tối thiểu. Học y thì phải có điểm tối thiểu về sinh vật học.. vân vân…
8/ Với việc thực hiện song song cả phương án thi ba chung và phương án tuyển sinh riêng của các trường liệu có làm cho việc tuyển sinh trở nên phức tạp hơn, thưa ông?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Tại sao phức tạp hơn? Giao quyền cho các trường là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, là tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự, thêm sức tiếp thu sáng kiến, tăng cường việc xã hội hóa giáo dục. Lúc ban đầu sẽ chưa quen, nhưng sau năm đầu, chuyện đâu sẽ vào đó thôi. Không nên lo ngại chung chung, e dè rồi ôm đồm làm hỏng việc như trong quá khứ gần đây.
9/ Có quan điểm cho rằng, nên bỏ khái niệm đỗ, trượt trong thi phổ thông mà thay bằng chứng nhận đã hoàn thành chương trình phổ thông và đã tham gia kỳ thi phổ thông với điểm số cụ thể. Nếu giải quyết được vấn đề này thì phương án hướng tới 1 kỳ thi quốc gia và các trường đại học sẽ chủ động trong tuyển sinh sẽ tốt hơn nhiều, ông có đồng tình với cách làm này không.
GS Nguyễn Đăng Hưng
Khi ta không thể cấp chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông cho bất cứ ai thì khái niệm đỗ, trượt cần phải duy trì. Chẳng nhẽ cấp chứng nhận cho người lười biếng, bỏ lớp, lang thang không chịu học à? Ngược lại, chứng nhận và thứ hạng trong chứng nhận phải là phần thưởng khuyến khích việc học. Câu trả lời cho phần hai của câu hỏi đã được tôi trình bày minh bạch ở phần đầu bài phỏng vấn này. Tôi cũng khẳng định là quan điểm bỏ đi khái niệm đỗ trượt là hoàn toàn sai trái, là lập trường của những kẻ sợ đi học, là quan diểm của lớp người thích có bằng thật mà không chịu học hay chỉ muốn học dỏm…
10/ Trên cơ sở thực tế của giáo dục Việt Nam hiện nay, theo ông cần đổi mới những gì và đổi mới như thế nào để đưa giáo dục của nước nhà phát triển?
GS Nguyễn Đăng Hưng
Báo Đất Việt cuối năm 2013 vừa qua cũng có hỏi tôi như vậy.
Tôi xin nhắc lại cân trả lời của tôi.
Trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới. Tôi nói rõ đây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.
Sài Gòn ngày 26/2/2014
KIỆN AI ?
Danquyen
Tô Văn Trường
Dân Quyền – Tác giả cho hay tờ MTG đổi tên bài là “Đà Nẵng muốn kiện phải chờ người duyệt là… Thủ tướng” và cắt mất đoạn mở đầu mà tác giả cho là hay nhất. Đây là nguyên bản của tác giả.Công luận vừa qua, xôn xao chuyện Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài Nguyên & Môi trường về quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đắk Mi 4 và sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn, đặc biệt là vấn đề xả nước của thủy điện Đắk Mi 4. Chia sẻ, cảm thông với Đà Nẵng vì nếu không có ý kiến sớm người ta ký rồi thì thành ra “mất bò mới lo làm chuồng” nhưng đây mới chỉ là dự thảo mà Bộ TNMT là cơ quan tham mưu và nếu có kiện thì phải chờ kiện người sẽ ký quyết định ban hành là …Thủ tướng. Tuy vậy, Bộ TNMT cũng phải làm tròn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, không được đùn đẩy đá “quả bóng” lên Thủ tướng.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp cụm từ ” theo quy trình” bản thân nó đã hàm chứa bao quy định thành văn và bất thành văn, thậm chí chỉ là chỉ đạo của một vài ” yếu nhân” nào đó. Xã hội cần một sự minh bạch và công khai giải trình trách nhiệm với những “theo đúng quy trình ” này.
Chúng ta đã hội nhập thì hãy theo những quy trình mà thế giới văn minh đang tuân thủ nghiêm túc và hãy bỏ dần những quy trình mang đậm nét ” lệ làng” đi. Xét cho đến cùng thì cái mà chúng ta thiếu chính là yếu tố thể chế hay ” quy trình xây dựng và thực hiện các quy trình ” là một dạng tiêu chuẩn ISO xã hội.
Đối với lĩnh vực kỹ thuật, việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa liên quan đến bài toán lũ lụt và hạn hán để tránh hậu quả “nhân tai” chồng lên thiên tai thì cũng phải tuân theo yêu cầu nói trên.
Xuất xứ
Khi tiến hành xây dựng các công trình thủy điện , Bộ Công thương phải dựa trên quy hoạch và trên cơ sở đã tham vấn xin ý kiến các bộ ngành và địa phương liên quan. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, Bộ TNMT đã chủ trì xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Trên cơ sở kế thừa và đã có điều chỉnh một số nội dung quy định vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa lũ hàng năm và kết quả xây dựng các nội dung vận hành các hồ chứa trong mùa cạn, Bộ TNMT đã biên tập thành dự thảo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đắk Mi 4 và Sông Tranh 2 (bao gồm cả mùa lũ và mùa cạn) trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Quan điểm của hai phía
Bộ TNMT dựa trên phân tích liệt tài liệu về tổng lượng dòng chảy mùa cạn thuộc lưu vực Vu Gia – Thu Bồn từ năm 1978 – 2011, khi tiến hành lập quy trình vận hành đã nghiên cứu, phân tích các đặc điểm cụ thể của lưu vực, cân nhắc ưu tiên nhiệm vụ bảo đảm cấp nước cho hạ du trên nhiệm vụ phát điện. Tổng lượng nước trên sông Vu Gia đến Ái Nghĩa không chỉ có hồ Đắk Mi 4 mà còn có hồ A Vương, sông Côn 2 và trong tương lai còn có hồ Sông Bung 4, 5, 6 trên dòng sông Bung. Trong khi tổng lượng nước đến hồ Đắk Mi 4 chỉ chiếm khoảng 26,5 % so với tổng lượng nước sông Vu Gia đến Ái Nghĩa.
Theo đề xuất trong quy trình vận hành mực nước thấp nhất cần được duy trì thường xuyên tại Trạm Thủy văn Ái Nghĩa là 2,53 m, và với mực nước khống chế này thì thủy điện Đắk Mi 4 bị thiệt hại do xả nước về sông Vu Gia trong mùa cạn dao động từ khoảng 55 triệu KWh (chiếm 6,6% so với tổng sản lượng điện hằng năm) đến tối đa khoảng 144,6 triệu KWh (chiếm 17,3%), tương ứng khoảng 55 tỉ đến 145 tỉ đồng vv…
Đà Nẵng là nơi nằm ở hạ du, chịu nhiều tác động của các công trình thủy điện phía thượng lưu nên phản ứng của Đà Nẵng là điều dễ hiểu. Việc khống chế mực nước tại Ái Nghĩa ở mức 2,53 m có nghĩa là gần như Đắk Mi 4 sẽ không xả trả nước lại cho sông Vu Gia , ngoại trừ 5 m3/s để duy trì dòng chảy trên đoạn sông “chết” từ Đắk Mi 4 đến Bến Giằng (tỉnh Quảng Nam). Điều này là ngược với ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Đắk Mi 4 phải trả lại nước sông Vu Gia 25 m3/s vv…
Lỗ hổng
Bức xúc của Đà Nẵng là chính đáng nhưng có thể chưa được đầu tư nghiên cứu sâu nên những lập luận, lý lẽ đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế. Về khía cạnh chuyên môn, chúng tôi nhận thấy có một số mặt tồn tại như sau:
Thứ tự xây dựng các công trình thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn chưa tôn trọng quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước của lưu vực sông, trên cơ sở phân tích khách quan yêu cầu sử dụng nước của các ngành và khả năng có thể đáp ứng được đến đâu? Dựa vào quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước của lưu vực sông, các ngành mới làm quy hoạch nước cho ngành mình, nhưng lâu nay, ở ta do yếu kém của quy hoạch lưu vực sông nên vẫn “mạnh ai, lấy làm” sử dụng nước riêng cho ngành mình, hậu quả xẩy ra có những lợi ích cục bộ, tranh chấp cũng không có gì lạ!
Việc chuyển nước lưu vực là một vấn đề hết sức phức tạp, trước đây ít được coi trọng cho đến khi có luật tài nguyên nước. Tuy nhiên, mặc dù đã có luật tài nguyên nước nhưng khi đồng ý cho phép thủy điện Đắk Mi 4 được xây dựng các nhà quản lý vẫn chưa quan tâm đến 40 km hạ lưu thủy điện Đắk Mi 4 bị cạn kiệt, không đáp ứng được yêu cầu của dòng chảy tối thiểu.
Việc phân lưu về sông Thu Bồn qua sông Quảng Huế, trước đây chỉ khoảng hơn 20% lượng nước sông Vu Gia vào mùa kiệt nhưng nay, sau một số biến đổi lòng dẫn do lũ lụt, đặc biệt là sau khi nạo vét sông Quảng Huế (Viện Khoa học Thủy lợi VN thực hiện năm 2008) lượng nước chuyển qua Quảng Huế khoảng 40% (tùy theo cao độ mực nước) đã gây ảnh hưởng đến hạ du sông Vu Gia.
Trong quy trình vận hành liên hồ chứa có nêu 3 trường hợp (i) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa nhỏ hơn 2,53m là giá trị mực nước trung bình 1 tháng nhỏ nhất (ii) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa trong khoảng từ 2,53 đến 2,67 m và (iii) Khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa lớn hơn 2,67 m (giá trị mực nước trung bình 3 tháng nhỏ nhất), chủ hồ căn cứ vào mực nước hồ và lưu lượng đến hồ để quyết định vận hành xả về sông Vu Gia.
Lập luận lấy “ giá trị mực nước trung bình 1 tháng nhỏ nhất “ tại Ái Nghĩa làm mục tiêu vận hành của chuỗi 33 năm từ năm 1976 đến 2008 để cấp nước là không chính xác cả về lý thuyết lẫn thực tế.
Trong giải trình của Bộ TNMT có nêu “Tổng lượng nước yêu cầu phục vụ cho các ngành kinh tế, sinh hoạt, dịch vụ, môi trường… trong mùa cạn ở lưu vực Vu Gia – Thu Bồn trong khoảng 2.132 triệu m3. Với quy định như dự thảo Quy trình, qua tính toán việc vận hành các hồ chứa đã đảm bảo nhu cầu dùng nước cho hạ du sông Vu Gia ngay cả trong những năm ít nước trong mùa cạn 1990, 2005 có tần suất xấp xỉ 85%. Xin lưu ý mức bảo đảm 85% là thấp, hiện nay cấp nước cho nông nghiệp đã là 85%, cho dân sinh, cho công nghiệp và môi trường phải bảo đảm cao hơn.
Cần xem xét bổ sung các chỉ tiêu khống chế về lưu lượng, bên cạnh chỉ tiêu mực nước. Vì trên thực tế cho thấy vào mùa kiệt nguồn nước của nhà máy nước Cầu Đỏ những năm gần đây thường xuyên bị nhiễm mặn, một phần cũng là do dòng chảy trên sông không đủ để đẩy mặn. Việc này càng khẳng định vấn đề không thể chỉ sử dụng tiêu chí mực nước để đảm bảo cấp nước cho vùng hạ du sông Vu Gia được, đặc biệt là những năm gần đây địa hình lòng sông cũng có nhiều thay đổi. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ hơn và có luận cứ khoa học rõ ràng hơn.
Quy trình vận hành cần phải được phản biện kỹ hơn nữa để tránh sai sót. Đặc biệt cần phải tính toán mô phỏng dòng chảy trên toàn bộ hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn với các kịch bản các công trình thượng nguồn được vận hành theo Quy trình bằng những mô hình toán hiện đại để phát hiện ra những khiếm khuyết của Quy trình trước khi đưa vào áp dụng. Và điều này hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của tất cả các bên liên quan vv…
Kiện ai?
Bộ TNMT có chức năng nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước nhưng thiếu nguồn nhân lực chuyên sâu, do hầu hết vẫn ở ngành thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT nên công tác quy hoạch lưu vực sông luôn đi sau quy hoạch các ngành dùng nước. Đó là hậu quả của “bài toán ngược” trong công tác tổ chức.
Khi con người tác động vào tự nhiên bao giờ cũng có được và mất, do đó phải làm sao cho cái được là lớn nhất, cái mất là ít nhất và có chính sách, cơ chế và biện pháp bù lỗ cho những nơi bị thiệt hại. Bộ TNMT cần cập nhật các tài liệu cơ bản mới về kinh tế xã hội kể cả vận hành trạm bơm An Trạch, xác định rủi ro hạ du bao gồm cả lũ lụt và hạn hán, trên cơ sở đó, mới xem xét lợi ích tổng hợp để lựa chọn mức độ rủi ro chấp nhận được. Từ đó, mới xây dựng chế độ vận hành các hồ chứa, trong đó không chỉ quy định các quy trình vận hành cơ bản mà còn là các ứng xử trong các hoàn cảnh cụ thể của cả hệ thống công trình.
Trong cuộc họp báo ngày 24/2, thứ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ làm tốt nhất để không bao giờ có kiện cáo, nhưng lại đá quả bóng lên trên “Thủ tướng là người quyết định chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường”!? Quy trình vận hành liên hồ chứa mới ở dạng dự thảo, cần phải lắng nghe, thảo luận ý kiến trái chiều của các bên liên quan. Nếu không có tiếng nói chung, Đà Nẵng có quyền báo cáo thẳng lên Thủ tướng, hay gọi là “phản kháng” cũng được. Còn nếu Đà Nẵng muốn kiện thì phải chờ kiện người sẽ phê duyệt quyết định tức là …Thủ tướng !
Tội ác bọn cai trị.
VN Thư Quán
Để nhồi nhét văn minh “Đại Pháp” cho người An
Nam, ngài Xarô, người trùm của sự nghiệp đó đã không từ một thủ đoạn
nào, kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất và những tội ác. Đây, một chứng cớ:
đó là bức thư mà ngài đã gửi cho những người thuộc quyền ngài, với tư
cách là toàn quyền Đông Dương và nhằm vơ vét cho đầy túi tham của bọn kẻ
cướp thực dân và cả của ngài nữa:
“Kính gửi ông công sứ, “Tôi trân trọng yêu
cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của nha thương chính trong việc
đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông tổng
giám đốc nha thương chính Đông Dương. “Để tiến hành việc đó, tôi xin gửi
ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; phần
lớn các xã này, tới nay, vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện.
“Qua các tỉnh trưởng và các xã trưởng Cao Miên, ông có thể dùng ảnh
hưởng to tát của ông để làm cho một số tiểu thương người bản xứ thấy
rằng buôn thêm rượu và thuốc phiện là rất có lợi. “Về phần chúng tôi,
thì những viên chức lưu động trong khi đi kinh lý sẽ tìm cách đặt đại
lý, trừ phi ông muốn họ đợi ông tranh thủ được sự giúp đỡ của các quan
chức địa phương trước đã. Trong trường hợp này, tôi đề nghị ông vui lòng
báo cáo cho tôi biết. “Chúng ta chỉ có thể đạt kết quả mỹ mãn, nếu
chúng ta hợp đồng với nhau chặt chẽ và liên tục, vì lợi ích tối cao của
ngân khố”. “Ký tên: Anbe Xarô”
Lúc ấy, cứ một nghìn làng thì có đến một nghìn
năm trăm đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Nhưng cũng trong số một
nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học. Trước khi có bức thư
quý hoá trên, hằng năm người ta cũng đã tọng từ 23 đến 24 triệu lít rượu
cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con.
Đây là một sự kiện đầy ý nghĩa của một viên chức đứng đầu tỉnh Sơn Tây, một tỉnh ở Bắc Kỳ.
Số dân tỉnh này ước tính chỉ độ 200.000 người.
Nhưng để nâng số lượng rượu phải tiêu thụ lên, số dân ấy bỗng nhiên tăng
vọt nhanh như chớp tới 230.000 người. Nhưng vì 230.000 dân này uống quá
ít, viên công sứ Sơn Tây đã ra công một năm đẩy số lượng rượu tiêu thụ
lên 560.000 lít.
Ngay lập tức, viên công sứ được thăng cấp và được khen.
Ông đờ C… khẳng định rằng một viên công sứ khác
đã đưa ông xem một bức thư của cấp trên, trong đó có đoạn viết: “Số
rượu tiêu thụ trong phủ X, đã tụt xuống dưới con số Z, cho mỗi dân đinh.
Vậy ông có nghĩ rằng cần phải có biện pháp làm gương không?”. Viên công
sứ bị cảnh cáo gián tiếp như thế bèn đòi tổng lý trong phủ ấy đến hiểu
thị rằng sở dĩ họ tiêu thụ ít rượu đến như thế là vì họ nấu rượu lậu. Để
được yên chuyện, các làng liền mua ngay số rượu quy định chiểu theo dân
số mà sự tính toán của các phòng giấy bắt họ phải chịu.
Rõ ràng là người ta đã ấn định trên thực tế –
nếu không phải bằng cách hợp pháp – mức rượu mà mỗi người bản xứ buộc
phải uống hằng năm. Và khi nói mỗi người bản xứ thì cũng đừng tưởng đó
chỉ là người đứng tuổi mà là toàn bộ dân số, kể cả người già, phụ nữ,
trẻ em, cả đến đứa còn bú mẹ. Như thế là buộc thân nhân của họ phải uống
thay, không phải chỉ một lít mà hai, ba lít.
Dân một làng Bắc Kỳ, buộc phải uống rượu, thấy
trước nguy cơ đe doạ ấy, đã kêu với viên quan người Pháp “của họ” rằng:
“Ngay đến cái ăn, chúng tôi cũng không có gì cả”. Quan đáp: “Chúng mày
quen ngày ba bữa, bây giờ bớt đi một bữa, hay nếu cần thì bớt đi một bữa
rưỡi để có thể mua rượu của nhà nước”.
Trước đây, người bản xứ quen mua rượu từng ít
một; họ mang chai lọ thế nào cho vừa thì thôi. Nay thì người ta đóng
rượu vào chai sẵn. Rượu chỉ bán trong chai nửa lít hay một lít. Người An
Nam quen dùng rượu từ 20 đến 22 độ; ngày nay người ta bắt họ dùng rượu
từ 40 đến 45 độ. Họ quen dùng loại rượu có mùi vị thơm dịu do chất lượng
của những nguyên liệu mà họ vẫn dùng; trong số nguyên liệu này có thứ
gạo thuộc vào loại ngon nhất. Còn thứ rượu mà nay người ta buộc họ phải
uống lại cất bằng thứ gạo rẻ tiền, pha thêm chất hoá học, có mùi vị nồng
nặc khó chịu.
Bọn chủ độc quyền còn ra thông tư bắt nhân viên
của chúng pha thêm nước lã vào rượu đem bán; cứ mỗi héctôlít rượu pha
thêm 8 lít nước lã. Như thế, tính trên toàn cõi Đông Dương mỗi ngày cứ
bán 500 héctôlít rượu thì có 4.000 lít nước lã pha thêm vào; 4.000 lít,
mỗi lít giá ba hào, thành 1.200 đồng một ngày, 36.000 đồng một tháng.
Như thế chỉ cần mở vòi nước lã không thôi, mỗi năm công ty cũng thu được
một món lãi nho nhỏ 432.000 đồng, hay 4 triệu phrăng.
Xem thế, đủ biết thứ rượu mà bọn độc quyền cất và đem bán ở Đông
Dương là không hợp với khẩu vị của người bản xứ về độ cũng như về mùi
vị, cho nên người ta phải cưỡng bức họ mua.
Trước hết là vụ Buđinô. Ông Buđinô là một nhà
khai hoá điển hình, một vị quan cai trị chuyên ăn hối lộ. Trong số vụ
ông ta bị tố cáo, chúng tôi xin kể vụ sau đây: “Làng Tân An, nơi lỵ sở
của tổng, đã lấy quỹ làng và vay tiền để xây dựng một nhà máy điện. Việc
kinh doanh rất có lợi, vì thu vượt chi rất nhiều. Ngoài ra, các công sở
và đường sá của làng còn được thắp đèn điện không mất tiền. “Nhưng bỗng
một quan cai trị khá xảo quyệt (ông Buđinô), đã khéo xoay sở thế nào mà
làng Tân An phải chịu nhường không nhà máy điện cho một anh chàng thầu
khoán, để được hưởng cái thú phải trả tiền đèn đường và đèn công sở.
Ngày nay làng nhận thấy chuộc lại nhà máy nhượng không ấy là có lợi, và
chuộc lại thì phải xuất ra hàng chục nghìn đồng. Câu chuyện này là cả
một thiên tiểu thuyết trong đó tài năng hư cấu của một tên cựu tỉnh
trưởng đã được tự do phát huy với một sự đểu cáng không thể tưởng tượng
nổi”.
Vụ xấu xa thứ hai trước mắt là vụ Têa. Một bạn
đồng nghiệp ở Đông Dương đã viết về vụ đó như sau: “Chúng ta đang sống
trong một bầu không khí thật là… không bình thường chút nào: chưa xong
vụ Buđinô, vụ Lanô, lại đến vụ Têa. “Ông Têa là một kỹ sư xuất sắc, giám
đốc một hãng lớn của người Pháp ở Hải Phòng. Ông đã đến tìm ông Xcala,
giám đốc thương chính, và tặng trước ông này số tiền chè lá một vạn đôla
để ký kết một chuyến buôn thuốc phiện với cơ quan nhà nước. Chắc là ông
Têa có những lý do rất đặc biệt để nghĩ rằng việc vận động như thế
không có gì là bất thường cả. Như vậy có nghĩa là việc hối lộ là việc
thông thường trong chính giới ở Đông Dương. Tất cả những kẻ nào có quyền
thế như vậy đều lợi dụng để vơ vét cho đầy túi tham của mình và làm hại
lớn cho xã hội”.
Ngân sách Nam Kỳ chẳng hạn, năm 1911 là
5.561.680 đồng (12.791.000 phrăng); năm 1912 là 7.321.817 đồng
(16.840.000 phrăng). Năm 1922, ngân sách đó lên tới 12.821.325 đồng
(96.169.000 phrăng). Một con tính đơn giản cho chúng ta thấy giữa hai
năm 1911 và 1922, trong ngân sách của thuộc địa này có một sự chênh lệch
là 83.369.000 phrăng. Số tiền đó chạy vào đâu? Tất nhiên là vào các
khoản chi về nhân sự, vì các khoản này ngốn gần hết 100% tổng số thu.
Hết hành vi điên rồ này đến hành vi điên rồ
khác đã phung phí đồng tiền mà người dân An Nam khốn khổ đã phải đổ mồ
hôi nước mắt mới kiếm được. Chúng tôi chưa biết đích xác số tiền chi
tiêu cho vua An Nam sang ngao du bên Pháp, chỉ biết rằng, để đợi ngày
lành cho con Rồng tre xuống tàu, người ta đã phải bồi thường cho tàu
Poóctốtxơ trong bốn ngày chờ đợi, mỗi ngày 100.000 phrăng (tức là
400.000 phrăng tất cả). Tiền tàu hết 400.000 phrăng. Tiền chiêu đãi hết
240.000 phrăng (chưa kể tiền lương trả cho bọn mật vụ để theo dõi người
An Nam ở Pháp), 77.600 phrăng trả tiền ăn ở tại Mácxây cho lính khố xanh
dùng để “bồng súng chào” Cụ lớn và Hoàng thượng. Vì nói đến Mácxây, nên
nhân tiện cũng thử xem cuộc triển lãm thuộc địa ở đây đã tốn phí bao
nhiêu. Trước hết, ngoài bọn có thế lực ở chính quốc ra, người ta còn cho
mời ba chục viên chức cao cấp ở các thuộc địa về; bọn này phè phỡn ở
đường phố Cannơbie(1) mà vẫn được lĩnh phụ cấp cả ở triển lãm lẫn ở
thuộc địa. Riêng Đông Dương phải bỏ ra 12 triệu cho cuộc triển lãm này.
Và các bạn có biết người ta đã chi tiêu số tiền đó như thế nào không?
Một ví dụ: việc dựng lại cái mô hình nổi tiếng của các cung điện Ăngco
đã tốn 3.000 mét khối gỗ, giá 400 hoặc 500 phrăng một mét khối. Tức là:
từ 1 triệu 200 nghìn đến 1 triệu 500 nghìn phrăng!
Còn nhiều ví dụ khác về sự phung phí nữa. Trong
việc đi lại của quan toàn quyền, xe hơi và xe luých vẫn chưa đủ, còn
phải có một toa xe lửa đặc biệt nữa kia; việc sửa sang toa xe đó tốn cho
ngân khố 125.250 phrăng. Trong vòng mười một tháng hoạt động, nha kinh
tế (?) đã làm hao phí công quỹ Đông Dương một số tiền 464.000 phrăng.
Tại trường thuộc địa, nơi “chế tạo” ra những nhà khai hoá tương lai, 44
giáo sư đủ các loại được đài thọ để dạy từ 30 đến 35 học viên. Lại phải
tốn hàng nghìn phrăng nữa.
Công việc thanh tra thường xuyên các công trình
phòng thủ thuộc địa hằng năm tốn cho ngân sách 785.168 phrăng. Thế
nhưng các ngài thanh tra thì không bao giờ rời khỏi Pari và đối với các
thuộc địa thì các ngài cũng không hiểu biết gì hơn là hiểu biết ông
trăng già!
Nếu chúng ta đến các thuộc địa khác, thì ở đâu chúng ta cũng thấy một
tình trạng tệ lậu như vậy. Để đón tiếp một phái đoàn “kinh tế” không
chính thức, ngân khố Máctiních “nhẹ bổng đi” mất 400.000 phrăng. Trong
vòng 10 năm, ngân sách Marốc từ 17 triệu lên 290 triệu phrăng, mặc dầu
người ta đã giảm 30% các khoản chi tiêu cho lợi ích địa phương, tức là
những khoản chi tiêu có thể có lợi cho nhân dân bản xứ!
Các quan cai trị đều là những ông vua con. Họ
muốn xung quanh mình cái gì cũng xa hoa tráng lệ, và nói rằng, có thế
mới nâng cao được uy tín của họ đối với người bản xứ.
Một
viên công sứ nọ đã lập cả một đội kỵ mã cận vệ và không bao giờ hắn đi
đâu mà không có đội ấy theo hầu. Ở tất cả các toà sứ đều có từ 6 đến 11
con ngựa và 5, 6 cỗ xe sang trọng đủ kiểu: độc mã, song mã, tứ mã, v.v..
Ngoài những phương tiện đi lại đã quá thừa ấy, còn thêm những xe hơi mỹ
lệ, tốn cho công quỹ hàng vạn đồng. Một viên quan cai trị nọ còn có cả
một tàu ngựa đua.
Tiền
nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do công quỹ đài thọ cả.
Ngoài ra, những người đánh xe, lái xe, giữ ngựa, làm vườn, tóm lại, tất
cả những kẻ hầu người hạ của họ cũng đều do nhà nước trả tiền công.
Thậm chí những cuộc giải trí
về văn chương của những người tốt số ấy cũng lại do nhà nước trang
trải. Một viên quan cai trị đã ghi vào ngân sách 900 đồng tiền sưởi ấm,
và 1.700 đồng mua báo chí! Một vị khác đã dùng mánh lới kế toán để biến
tiền mua sắm áo khoác ngoài, đàn dương cầm, đồ trang sức thành những
khoản vật liệu tu bổ toà sứ, hoặc những khoản tương tự như thế để bắt
ngân sách nhà nước phải chịu. Vô sản – Dzô sản, ai hơn ai?*
Nguyễn vạn Phú FB
Ai cũng thấy tình trạng bong bóng bất động sản ở Việt Nam trong những năm trước đã đẩy giá nhà đất lên hàng cao nhất thế giới. Muốn làm xẹp bong bóng thì chỉ có nước để tự nhiên cho giá xuống, xuống đến mức người mua chấp nhận thì băng sẽ tan, thị trường sẽ hồi sinh trở lại.Nhưng để tự nhiên như thế thì giới chủ sở hữu các tài sản địa ốc lớn sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, sau đó là giới ngân hàng lỡ ôm tài sản thế chấp là bất động sản được định giá cao. Vậy là hình thành những cuộc vận động hành lang theo dạng nhóm đặc quyền để làm sao giá không sụt xuống theo quy luật cung cầu.
Và một số quan chức, cả đương chức lẫn đã về hưu, trở thành nơi đưa ra những phát ngôn nhằm chăm lo, bảo vệ cho lợi ích của các “đại gia” bất kể lợi ích chính đáng của người dân bằng những thông tin gây nhiễu thị trường.
Các phát ngôn về gói giải cứu 100.000 tỷ đồng mới đây là một ví dụ.
Nhưng tệ hại hơn, theo phát hiện của Giang Tran, Bộ Xây dựng trong những văn bản pháp lý của mình lại đứng về phía giới chủ các dự án địa ốc, đẩy khó cho người dân khi mua căn hộ chung cư. Bởi ngoài chuyện cách tính diện tích căn hộ như mọi người đã biết, cái thông tư mới nhất của Bộ này, kèm theo hợp đồng mua bán mẫu, lại đứng về phía người bán chứ không bảo vệ gì người mua.
Chứ gì nữa khi Hợp đồng mẫu ghi: “Bên Mua cam kết:
a) Đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về căn hộ mua bán;
b) Đã được Bên Bán cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến căn hộ, Bên Mua đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như phụ lục đính kèm. Bên Mua đã tìm hiểu mọi vấn đề mà Bên Mua cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của các giấy tờ, tài liệu và thông tin đó”.
Haha, lẽ ra phải bắt bên bán cam kết ngược lại chứ!
Và tại sao một hợp đồng dân sự lại chịu ràng buộc “các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận” (điều 2.2).
Vậy mà hợp đồng mẫu dám ghi: “Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc…”!!!
Ngân hàng Nhà nước đang đau đầu vì tiền
VnEconomy
Thống đốc: “Tiền về ngân hàng đang nhiều” -(VnEc) — Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn đói vốn -(ĐV)
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra…
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội
Với diễn biến trên, theo ghi nhận của VnEconomy, lãi suất qua đêm VND đã ngoi lên trên 2%/năm, sau khoảng một tuần rơi sâu xuống dưới 1,5%/năm. Thị trường liên ngân hàng, thị trường mở gần đây được một số người trong cuộc ví như cảnh chợ chiều. Nguồn vốn dồi dào, dư thừa nên nhu cầu vay mượn và giao dịch cũng ít dần đi.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước thì không rảnh rỗi.
Nếu lãi suất VND trên liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu, thậm chí về cả dưới 0,5%/năm như từng có trong năm ngoái, chênh lệch lãi suất “đô – đồng” áp sát, không chừng lại có thể kích hoạt một sự “lộn xộn” đối với tỷ giá USD/VND. Các ngân hàng dư thừa vốn, các kênh đầu ra bí bách, họ tìm hoặc tạo nên các điểm có thể sinh lời trong khuôn khổ pháp lý cho phép cũng là lẽ thường…
Thực tế từ đầu năm đến nay, có thể nói Ngân hàng Nhà nước thường ở trong tình thế liên tục phát hành tín phiếu để hút tiền về, đề giữ cân bằng các cân đối.
Một điểm mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định chuyển giao việc quản lý tỷ giá và một số vấn đề liên quan từ Vụ Quản lý ngoại hối về Vụ Chính sách tiền tệ. Như vậy, việc điều tiết cung tiền gắn với quản lý tỷ giá đã về một mối. Tưởng như chỉ là một sự sắp xếp lại đơn giản, song có lẽ đã có những kinh nghiệm được rút ra trong những đợt biến động của tỷ giá năm 2013 vừa qua, mà ở đó sự khăng khít của yêu cầu điều tiết nguồn vốn trong hệ thống với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá thể hiện rõ.
Cũng để chặn đà rơi của tỷ giá USD/VND, điểm mà Ngân hàng Nhà nước có nói là một cách gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu, dịp Tết vừa qua nhà điều hành đã dồn dập mua vào hơn 2 tỷ USD. Tỷ giá được giữ ổn định, nhưng đồng nghĩa có thêm hơn 40.000 tỷ đồng tiền cung ứng.
Vậy nên, từ đầu năm đến nay nhà điều hành chính sách tiền tệ bận rộn hơn với việc bơm hút tiền, chủ yếu là hút về với tần suất và quy mô phát hành tín phiếu đáng chú ý. Yêu cầu cân đối này là mặc nhiên với vai trò của họ, nhiều rồi cũng quen. Nhưng khi với quy mô và tần suất lớn, thì đúng là… đau đầu.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), từ 15/3/2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 256.674 tỷ tín phiếu; đã có 163.760 tỷ đáo hạn và còn tới 92.914 tỷ chưa đáo hạn.
Từ giữa tháng này, lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kéo dài trước đó là những mức đáng kể. Ước tính tương đối, bình quân lãi suất khoảng 4%/năm cho số dư đang lưu hành, mỗi năm gần đây và cả năm nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho chi phí hút tiền về, riêng ở kênh tín phiếu.
Giả sử xem Ngân hàng Nhà nước là một doanh nghiệp, có thu và có chi, chi quá lớn và bội chi liên tục lớn hẳn cũng khiến họ đau đầu. Chuyện bên lề, một lãnh đạo của cơ quan này cũng từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra, với các đầu mối kiểm soát nội bộ, có khi chỉ là về những khoản rất nhỏ về số học.
2013 có thể là một năm xông xênh của Ngân hàng Nhà nước về tạo nguồn thu. Chỉ riêng ở ngạch vàng, ước tính có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ đấu thầu. Cơ quan này được trích một tỷ lệ nhất định vào chi phí dự phòng và quỹ điều hành chính sách tiền tệ… Nhưng năm nay, đã hai tháng trôi qua, hoạt động đấu thầu vàng tạm ngừng.
Ở chuyện đấu thầu vàng, tưởng như Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn với chính sách giá theo thị trường, khi không chịu áp giá thật thấp để đạt mục tiêu thu hẹp chênh lệch, nhưng lãnh đạo cơ quan này từng chia sẻ, cái họ đau đầu là chính sách giá làm sao tránh khả năng bị trục lợi, căng hơn là tránh thất thoát tài sản nhà nước và khi kiểm toán vào xét nguồn thu thì không phải trả lời vì sao thị trường đang giao dịch vùng giá này mà anh lại hạ thấp như vậy…
Trò chuyện với VnEconomy đầu tuần này, một chuyên gia nói vui rằng: “Với một hệ thống dư tiền như hiện nay, tín phiếu phát hành lắm cũng xót, hay là lại làm tí vàng? Đấu thầu vàng hút tiền về, có thêm nguồn thu chênh lệch”.
Nhưng, có thể thấy, thị trường vàng hiện nay khá ổn định, cung – cầu chưa có biểu hiện mất cân đối phản ánh ở giá để Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp; đặc biệt, chênh lệch giá so với thế giới cũng đã thu hẹp khá nhanh và xuống mức khá thấp so với trước.
Thị trường vàng ổn định, tỷ giá cũng ổn định đang là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước tập trung hơn cho yêu cầu xử lý các vấn đề tín dụng, tái cơ cấu hệ thống và nợ xấu… Đây mới chính là những vấn đề phải đau đầu lâu dài hơn. Những nút thắt này gỡ được chừng nào thì chừng ấy nguyên nhân tiền ứ đọng và dư thừa mới được gỡ tận gốc.
Hoàng Đức Doanh - Còn nước, còn mình
Đảng Cộng sản Việt nam,
Nghe người ta nói thế.
Được tung hô vạn tuế,
Như thời đại vua , quan
Tôi biết phận làm dân,
Phục tùng Chủ tịch nước,
Chủ tịch của bốn cấp,
Lẽ thường trong thế gian
Tôi ghét bọn vua quan,
Thủ tiêu quyền Dân chủ,
Gây nên bao thống khổ,
Trên thân, xác đồng bào.
Tôi nghĩ, chẳng hơi đâu
Tôn vinh quân phản phúc,
Làm tay sai, bán nước
Xun xoe trước người Tầu.
Nghĩ mà thấm nỗi đau,
Vua, quan xưa mới thế,
Mà sao nay càng tệ,
Nước Việt mất đến nơi.
Nhiều người lên tiếng rồi,
Mong ông Chủ tịch nước,
Cùng chính quyền bốn cấp
Lo, làm việc công minh.
Bảo, còn đảng còn mình,
Chuyện ấy tôi không biết.
Chỉ có một giả thiết,
Còn Nước, còn mình thôi !
Ngày 02/3/2014
Hoàng Đức Doanh
Nguyễn Thanh Giang - Sự man trá của bè lũ chống dân chủ hóa
THÊM BẰNG CHỨNG VÔ LIÊM SỶ VÀ NGU ĐỘN CỦA BÈ LŨ CHỐNG DÂN CHỦ HÓABài viết dưới đây loan tải từ 9 tháng 12 năm 2013 nhưng mãi hôm nay tôi mới tình cờ đọc được:
“Góc Rận: TS NGUYỄN THANH GIANG HẠ NHỤC TS PHẠM CHÍ DŨNG
9.12.13 VU HOANG SON 10 COMMENTS
LâmTrực@
Trong phần phỏng vấn của Vũ Hoàng, phóng viên RFA với TS Nguyễn Thanh Giang, là một trong những người được giới chống cộng hải ngoại gọi "gạo cội zân chủ" tại Việt Nam, Nguyễn Thanh Giang đã thẳng thừng tuyên bố với RFA rằng, Phạm Chí Dũng chỉ là kẻ ăn theo nói leo. Bản thân anh ta chả làm được gì. Chỉ chủ yếu là dựa hơi của cha mẹ.
Khi trả lời Vũ Hoàng, ông Thanh Giang vòng vo tam quốc để đề cao vai trò cá nhân mình đối với cái gọi là "Phong trào zân chủ ở Việt Nam", nhưng có lẽ do có vấn đề gì đó với Phạm Chí Dũng, nên Nguyễn Thanh Giang đã không mấy lịch sự khi nói về TS Phạm Chí Dũng, một người nổi tiếng với các cáo buộc chính quyền, và vừa có đơn xin ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam, sau ông Lê Hiếu Đằng. Nói về khả năng viết lách của nhà văn, nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thanh Giang coi thường ra mặt. Ông nói với phóng viên Vũ Hoàng:
Cách đây 2 hôm, nhà báo, nhà văn, TS Phạm Chí Dũng từ trong Sài Gòn ra có gọi điện thoại cho tôi và xin hẹn 9 giờ sáng hôm nay đến thăm tôi. Lâu nay tôi cũng được biết tiếng, nhưng chúng tôi chưa gặp nhau bao giờ, tôi đã đọc bài của anh Phạm Chí Dũng nhưng rất tệ, chỉ theo kiểu khẩu hiệu, lối viếc rập khuôn, máy móc. Nhân ngày hôm nay, tôi cũng có một số bạn hẹn đến chơi nên đồng ý cho Dũng ghé nhà, để xem anh này thế nào, xem có xài được không hay chỉ loại Phổi Bò, tát nước theo mưa như Đỗ Nam Hải.
Rõ ràng ý coi thường Phạm Chí Dũng lộ rất rõ qua câu "tôi đã đọc bài của anh Phạm Chí Dũng nhưng rất tệ, chỉ theo kiểu khẩu hiệu, lối viếc rập khuôn, máy móc", và ý cành cao với đám Đỗ Nam Hải, và Lê Thị Công Nhân cũng không được bỏ qua.
Trong một đoạn khác của cuộc phỏng vấn, Nguyễn Thanh Giang đánh bóng mình, và không quên hạ uy tín của Lê Thị Công Nhân:
Điều đó hoàn toàn vô lý vì anh Nguyễn Văn Hải đang thụ án tù và Lê Thị Công Nhân thì vừa mới bị chồng đánh sẩy thai, tuyên bố không gặp ai….Chung quy lại là Tôi, nhưng tôi đi với cách mạng suốt từ nửa thế kỷ trước, cho đến bây giờ, tôi chưa hề bị một cái án nào cả, không những thế, trong suốt cuộc đời làm công tác tôi cũng chưa bao giờ bị kỷ luật hay cảnh cáo gì cả, tôi làm ăn rất tử tế, tham nhũng dứt khoát là không, chỉ lấy tiền của tập san Tổ Quốc. Những đóng góp của tôi đối với đất nước cũng không phải là nhỏ, trình độ kiến thức của tôi không ít, chứng minh rằng, không chỉ VN mà cả Đại học Harvard (Harvard University) cấp bằng tiến sỹ cho tôi. Tôi không có khuyết điểm gì cả, mà mọi người coi tôi như một đối tượng đen xấu của xã hội, không cho tôi tiếp xúc với ai cả và không ai được tiếp xúc với tôi, thì điều đó hết sức vô lý.
Và:
… nhưng cũng vì Phạm Chí Dũng mà họ tước quyền sống tối thiểu của tôi...
Đây là ý cuối cùng trong câu hỏi của Vũ Hoàng: "Vâng, xin được hỏi ông Giang câu cuối là khi ông nói ông liên lạc được với anh Phạm Chí Dũng có nghĩa là anh Phạm Chí Dũng đã được thả rồi hay vẫn còn đang bị tạm giữ"? Và TS Nguyễn Thanh Giang trả lời:
Anh ấy được thả rồi, công an họ cũng biết giữ anh này cũng vô ích, anh này từng bị bắt và nhờ có cha mẹ có mối quan hệ với lãnh đạo cao cấp của chính quyền, ông già làm đơn xin tha cho con và gõ cửa nhà quan, khóc than ỉ ôi xin thả con nên mới được tha. Thức tế anh Phạm Chí Dũng này luôn dựa hơi cha mẹ thôi, khoảng 5 năm nữa các cụ quy tiên thì tôi nghĩ anh này sẽ quy ẩn.
"Nhà zân chủ gạo cội" Nguyễn Thanh Giang vẫn đang nổi tiếng với vụ lập quỹ "Hỗ trợ zân chủ Việt Nam". Ông này có vai trò là cầu nỗi, môi giới giữa zân chủ trong nước và các "nhà tài trợ zân chủ" ở hải ngoại. Việc quản lý quỹ và phân phát số tiền quỹ một cách khuất tất đã bị "các nhà zân chủ trẻ tuổi" phát hiện và đưa ra đấu tố trên mạng.
Hóa ra, anh em zân chủ nhìn nhau, chơi nhau không phải vì "mục tiêu cao cả", mà cái chính là vì tiền.
Không biết TS.Phạm Chí Dũng nghĩ như thế nào khi đọc được bài báo của Vũ Hoàng?”
Trước những sự việc xẩy ra trong đám tang tướng Trần Độ cách đây hơn chục năm tôi đã thốt lên: ”Chúng nó đểu một cách rất ngu. Và, đểu đến từng chi tiết”. Bài viết trên đây là một minh chứng.
Các thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, đâm bị thóc, chọc bị gạo … vốn là ngón nghề mài rũa của đội ngũ chuyên chính vô sản chuyên dùng để bôi bẩn những người mà họ cho là “thế lực thù địch” và ly gián, thậm chí gây hận thù giữa những anh em này với nhau.
Họ đã từng rất thành công trong việc gây hiềm khích quyết liệt giữa Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải … với tôi. Họ chỉ thất bại trong âm mưu gây đối đầu giữa tôi với bác sỹ Nguyễn Đan Quế.
Họ không sắc sảo, thậm chí rất ngu độn, nhưng cái “tài kiệt xuất” của họ là rất lỳ lợm, trâng tráo và vô liêm sỷ. Họ không ngừng rêu rao những chuyện bịa đặt, xuyên tạc nhằm bôi bẩn, hạ nhục tôi: nào là người hai mặt-con chim mồi cộng sản, nào là tiến sỹ tự phong, nào là ăn chặn tiền của hết người này đến người khác …
Vì quá ghê tởm tôi không thể hạ mình đôi co với họ, nhưng các con tôi không nén nổi tức giận đã vạch mặt họ và đưa ra những lý lẽ, những bằng chứng xác đáng chứng minh rõ ràng những điều họ nói đều không có lý, không đúng sự thật, hoàn toàn lếu láo:
- Về chuỵện tôi có là “con chim mồi cộng sản”? – Chỉ cần lướt qua mấy nghìn trang chính luận trong thư viện online www. nguyenthanhgiang.com
- Về chuyện tiến sỹ tự phong – Trong bài “Nỗi buồn Dân chủ” công bố hồi đầu năm Con Trâu, ông Nguyễn Thượng Long đã viết: “Trong những nội dung người ta bôi nhọ ông Giang, tôi thấy vô lý nhất là ý kiến coi ông Giang là kẻ bịp bợm khi tự nhận mình là Tiến sỹ Địa chất! Vết nhọ này được cả báo chí chính thống và cả một số nhà dân chủ bôi chát không thương tiếc lên danh dự và uy tín của ông Giang. Tôi đã rất sòng phẳng, công khai và tự tin khi nhớ lại cái ngày gần 30 năm trước mà tôi đã trình bầy rât cặn kẽ trong bài “Xin đừng đánh ẩu” dịp nào. Hôm nay một lần nữa tôi xin làm rõ: ít lâu sau ngày tôi dự lễ bảo vệ luận án phó tiến sĩ của ông Giang, để hoàn thành ngoại khoá của mình tôi đã đến thư viện quốc gia để trực tiếp đọc công trình nghiên cứu của ông Giang và được biết hồ sơ bảo vệ luận án của ông Giang mang số 102-81/NCS.Tên đề tài là: Nghiên cứu cổ từ đá Bazan Kainozoi ở Việt Nam.
Tấm bằng phó tiến sĩ của ông Giang ghi rõ :
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
BẰNG PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC
Số:111
Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN,căn cứ vào đề nghị của hội đồng đánh giá luận án khoa học thành lập theo quyết định số 534QĐ-QLKH ngày 19-8-1981 Họp ngày 23-7-1981 tại trƣờng Đại học mỏ - Địa chất
Cấp cho :NGUYỄN THANH GIANG
Sinh ngày :6-7-1936
NGUYÊN ĐÌNH TỨ
Bộ truỏng Bộ Đại Học &THCN
Những ai lúc này vẫn còn hoài nghi về văn bằng của ông Giang xin liên lạc với ông Lê Minh Phúc nguyên cục phó Cục Địa Vật lý, thủ trưởng cũ của ông Giang. (Điện thoại :0435181849
và: 0913570563)”.
- Về chuyện ăn chặn tiền giải thưởng Human Rights Watch tặng Trần Dũng Tiến – Vì bị xúc xiểm làm cho ngộ nhận, ông Trần Dũng Tiến đã từng có những ngày thắc mắc với tôi, nhưng sau khi tôi yêu cầu HRW gửi thư minh định thì TDT biết rằng ông đã được nhận đủ số tiền ngay sau khi HRW gửi chứ không phải như họ nói là ông chỉ nhận được một nửa và đã bị tôi ỉm đi hơn một năm trời. Ông Trần Dũng Tiến tỏ ra rất ân hận. Nên hỏi chính ông Trần Dũng Tiến để rõ.
- Về chuyện ăn chặn tiền của ông Nguyễn Gia Kiểng gửi luật sư Trần Lâm - Xin đọc lại thư của ông Nguyễn Gia Kiểng viết ngày 28 tháng 7, 2011:
“……-Chúng ta đều muốn giúp đỡ anh Vi Đức Hồi, một cộng tác viên của chúng ta trong bán nguyệt san Tổ Quốc
-Anh Trần Lâm đã hăng hái nhận bào chữa cho Vi Đức Hồi. Dù tuổi cao anh Trần Lâm không ngại di chuyển đi - về Lạng Sơn. Anh còn có nhã ý bảo vệ VĐH hoàn toàn miễn phí, anh chịu hết chi phí. Mỗi người (trong nhóm chủ trương BNS Tổ Quốc cũng như ngoài dư luận) có quyền có ý kiến riêng về cách biện hô của anh Trần Lâm nhưng ai cũng phải kính phục thiện chí của anh.
-Trong sự kính phục đó, trong một lần trao đổi với anh Nguyễn Thượng Long tôi có nói là sẽ xin phép gửi anh Lâm 10 triệu đồng để đóng góp vào chi phí di chuyển của anh trong cố gắng bênh vực VĐH. Tôi nhờ Long xin phép anh Lâm cho tôi làm việc này và mong anh chấp nhận.
-Vài ngày sau tôi lại liên lạc được với Long và Long cho hay là anh Lâm đồng ý, anh cũng nói thêm (theo lời Long thuật lại) là sẽ dùng số tiền này chủ yếu để giúp gia đình VĐH.
Sau đó tôi không gửi ngay số tiền này về vì bận rộn nhiều chuyện, vì không có địa chỉ và tài khoản của anh Trần Lâm và nhất là vì thấy việc này hoàn toàn không có chuyện gì cấp bách cả và số tiền quá nhỏ, lúc nào làm cũng được. Một lý do khác là tôi định nhờ anh Giang nhận giúp và chuyển cho anh Lâm và muốn như vậy thì phải nói chuyện với anh Giang đã nhưng mấy lần muốn nói chuyện với anh Giang đều không được. Lúc này tôi cũng di chuyển rất nhiều ít khi ở nhà. Sau cùng thì tôi nói chuyện được với anh Giang và nhờ anh nhận giùm số tiền 10 triệu và chuyển cho anh Lâm. Nhưng lúc đó đã có mâu thuẫn (do hiểu lầm) giữa anh Lâm và anh Giang rồi. Tôi có viết cho anh Giang một thư bày tỏ sự kính mến với anh Giang và nói rõ là tôi chưa gửi số tiền đó về. Tôi nhắn anh Giang đưa thư này cho anh Lâm để tránh mọi hiểu lầm”
- Về chuyện ăn chặn tiền thưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền tặng Nguyễn Khắc Toàn – Xin hỏi chính các ông lãnh đạo Mạng lưới Nhân Quyền: Nguyễn Thanh Trang, Lê Minh Nguyên
Chuyện đã rõ rành đến thế mà họ không biết rằng càng cố ý xuyên tạc thì họ càng hứng chịu phản tác dụng. Thế mà, mỗi khi bị tôi phê phán thích đáng thì họ lại giẫy lên đành đạch và lồng lộn xua bọn “dư luận viên” cặm cụi nhai đi nhai lại song không biết rằng làm như vậy là chúng đang bền bỉ trát phân lên mặt những kẻ lãnh đạo chúng.
Họ đổ tiền đổ của của nhân dân để tuyển dụng, nuôi nấng một bọn người “bản lĩnh” lỳ lợm, trâng tráo, ty tiện, hết ngày này tháng khác vắt óc nặn ra đủ mọi thứ chuyện để bôi bẩn tôi.
Hôm nay lại thêm bài này. Một bài viết hoàn toàn bịa đặt. Chắc chắn không có buổi phỏng vấn này. Xin hãy hỏi RFA và Vũ Hoàng (Hình như ở RFA không có ai là Vũ Hoàng?).
Trong bài “Đây là tư cách Ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc” công bố ngày 29-11-2013 tôi từng viết:
“Nhà báo, nhà văn, tiến sỹ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm thú bạn bè, họ hàng và lấy tư liệu bổ sung cho bản thảo cuốn sách viết về xã hội dân sự. Sau khi đã đến thăm Phạm Hồng Sơn, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trọng Vĩnh …anh gọi điện hẹn 9h sáng nay (29 /11/2013) đến thăm tôi. Lý do gặp gỡ không có gì hệ trọng cả. Có lẽ chỉ vì lâu nay mới “văn kỳ thanh”, nay nhà văn muốn “kiến kỳ hinh” để vấn an và chía sẻ bớt nỗi tủi phận của một ông già đã gần tám mươi. Hẳn là Phạm Chí Dũng, cũng như mọi người bình thường, không ai nghĩ rằng còn có thể đến để bàn bạc mưu sự gì lớn lao đối với một người như tôi lúc này.
Tôi mừng vì thấy có người từ xa còn đoái hoài đến mình. Tuy chưa gặp mặt bao giờ nhưng từng đọc, từng nghe nên tôi đánh giá cao tầm nhận thức của Phạm Chí Dũng nên nhắn tin rủ một số bạn bè đến cùng nghe chuyện của anh”.
Số người dấn thân cho công cuộc đấu tranh vì tương lai đất nước ngày càng đông. Tất cả đều cần thiết và đáng quý. Song trong số đó, kỳ vọng ở khả năng sau này có thể tham gia kiến tạo một chính quyền dân chủ không nhiều. Ngòai Nguyễn Quang A, Chu Hảo …, trong phạm vi hiểu biết và quen biết của mình, những nhân vật hàng đầu mà tôi ghi nhận là: Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Vi Đức Hồi, Lê Quốc Quân, Huỳnh Thục Vy, Phạm Hồng Sơn.
Tôi viết bài này không chỉ nhằm thanh minh cho cá nhân mà, điểm quan trọng là, mong cung cấp dữ liệu để anh em mình biết tỉnh táo, không để bọn chúng khuynh lóat, gây nghi ngờ, hiềm khích, làm tan rã đội ngũ. Việc cho đến nay vẫn chưa tìm được ngọn cờ có nguyên nhân chính từ đây.
“Tôi yêu tất cả mọi người. Các bạn hãy cảnh giác!”
Hà Nội 26 tháng 02 năm 2014
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét