Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Chủ Nhật, 02-03-2014 - Một thứ đạo đức và văn hóa Chửi Cha cả... Tổ Tiên - Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng (Chép sử Việt). “Vậy là những lo ngại, phỏng đoán qua bài Putin tính giở trò ‘nạn kiều’, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn đã nhanh chóng thành hiện thực, vào rạng sáng hôm nay 2/3/2014, sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn đề nghị của viên cựu sĩ quan tình báo Liên Xô KGB, nay là TT Nga Putin, đưa quân vào Ukraine nại cớ để ‘bảo vệ người dân Nga’. Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn lúc 2h giờ VN”.
- Bài II: Gạc Ma, Những Năm Sau Đó (Blog Osin). – Mời xem lại: Cận Cảnh Gạc Ma (FB Osin HuyDuc).
1<- Tin TTX VN: TRỪNG TRỊ QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (FB Nguyễn Hồng Kiên/ Tễu). – BÁO NHÂN DÂN SỐ RA NGÀY 2 THÁNG BA ….CỦA 35 NĂM TRƯỚC.
- Tôi đã mừng khi giặc chiếm Hoàng Sa (Phan Duy Kha). “Tôi kể chuyện này, có thể bạn không tin/  Dù khó tin , nhưng đó là sự thật/  Đau đớn thay, không thể nào khác được/  Tôi đã mừng khi giặc chiếm Hoàng Sa!/  Đó là thời người ta đặt giai cấp lên trên dân tộc/  Coi quốc tế hơn cả quốc gia/  Coi bốn phương vô sản một nhà/  Những ai giàu là kẻ thù giai cấp/  Phải vùng lên mà đạp xuống bùn nhơ!
Đèn lồng “lạ” vẫn “đỏ phố, đỏ làng” ở Hà Nội (KP).
- Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga”: Hải quân và Không quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh (Boxitvn).
- Philippines bác bỏ đề nghị của Trung Quốc về tranh chấp biển đảo (RFI). - Philippines kêu gọi Việt Nam cùng đưa TQ ra tòa quốc tế (VOA).
Báo Trung Quốc viết trò chơi chống Nhật Bản (TT/PLTP). – Mồm loa mép dãi (Phi Vũ).
- Tố cáo công an Đồng Tháp, chính là thủ phạm gây rối trật tự công cộng, làm cản trở giao thông trong vụ bắt giữ chị Bùi Thị Minh Hằng và 20 người khác vào ngày 11-02-2014 (DLB).
- Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền an toàn thân thể, nơi cư trú của công dân (Nguyễn Văn Thạnh). – Cường quyền và khủng bố (Nguyễn Văn Thạnh). – Khi nhà cầm quyền là khủng bố (Phi Vũ). – Việt gian cướp xé băng-rôn phúng điếu tại lễ tang cụ bà Nguyễn Thị Lợi (DLB). – Các mật vụ của côn an Hải phòng cướp băng tang đám ma Mẹ blogger Thanh Nghiên (Xuân VN).
- Tường thuật buổi Cafe Nhân Quyền của MLBVN (MLBVN). ”Các nhân viên an ninh tuy không chịu ngồi chung bàn với MLBVN, nhưng vẫn chăm chú theo dõi mọi hoạt động, cử chỉ, lời nói của các blogger. Thái độ của họ khá ôn hòa, lịch sự. Tuy nhiên, họ theo sát hai phóng viên nước ngoài để ghi hình (chĩa ống kính thẳng mặt, chụp trực diện) với vẻ gầm ghè khó chịu. Hai nhà báo chẳng biết phải làm sao ngoài việc nhún vai, lẩm bẩm: ‘So weird, so weird!’ (Thật kỳ quặc!)...” – MLBVN hội thảo quyền tự do đi lại của công dân P1    -    MLBVN hội thảo quyền tự do đi laị của công dân P2   -  MLBVN hội thảo quyền tự do đi laị của công dân P3 (Thuận Huỳnh). – Cà phê nhân quyền (RFA). - Công an “né” dự cà phê nhân quyền? (BBC).
- Thứ nhân quyền mà giới độc tài yêu thích (FP/ Lê Anh Hùng). “‘Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà tù lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động khác’, Robert Abbott, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế (IA), nhận xét“.
- Dư luận sau Phúc trình Nhân quyền Thế giới 2013 (RFA). - VN phản đối báo cáo nhân quyền của Mỹ (BBC).
- Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (1)   -   Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (2)   –   Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (3)   –   Đấu tranh vì lương tâm: Phương pháp của Gandhi (4) (pro&contra).
- “Ngoại giao văn hóa” với vấn đề gia tăng “sức mạnh mềm” của Việt Nam trong hội nhập và phát triển (viet-studies).
- Chùm thơ thế sự và văn đàn của Phạm Ngọc Thái: Nói thật thì phải vào tù (Bà Đầm Xòe). “Mười năm chiến trường huân chương đầy ngực/  Nay lặng nhìn theo dòng nước buông xuôi./ Ta ủng hộ ai? Ủng hộ chính thể nào?/  XHCN ư?/  Marx đã thành hoang tưởng./ Theo Lê-nin?/  Hoá ra lại  gây tổn hại cho dân tộc, giống nòi (*)/ Con đường này cả thế giới đều sai./ ‘Độc lập’ gì mà nhân quyền sụp đổ?/ ‘Tự do’ gì mà đàn áp lương tri cả nhân dân?
- LAO ĐỘNG VIỆT NAM THUA TRÂU ÚC (Huỳnh Ngọc Chênh) (Xuất qua vùng Tây Bắc VN 222 con trâu để giết thịt mà đích thân thủ hiến tiểu bang Bắc Úc qua tận nơi để xem xét trâu có khỏe mạnh không, được chăm sóc ra sao và bị giết có đúng theo quy định của Úc hay không. Đây là lô hàng đầu tiên đến vùng Tây Bắc VN trong số gần 2.200 con trâu được xuất sang VN trong năm nay. Việc nhập trâu của VN làm giá trâu ở Úc tăng vọt từ 80 xu lên 1,5 đô la mỗi kg hơi.
Trong khi VN xuất đi mỗi năm mấy vạn lao động đến khắp nơi trên thế gới nhưng chưa thấy ông quan nào của VN đi đến tận nơi xem dân mình được đối xử ra sao).
- Tù chính trị, kinh kệ, và mộ bia… (DCVOnline).
- Ảnh chụp ngày 15/3/2012 ngay trước cổng Thanh tra Chính phủ: Nước mắt dân tôi (FB Nguyễn Lân Thắng).  Nguyễn Lân Thắng: “Ông Truyền ơi… không phải cô em nào đâu, tài sản của ông có được là từ bao nhiêu giọt nước mắt đắng cay này đây…”
- Thanh tra chính phủ – đủ 3 gương mặt “anh tài”: Quách Lê Thanh, Trần Văn Truyền, Huỳnh Phong Tranh (Chép sử Việt). - Người phát ngôn Chính phủ: “Ông Trần Văn Truyền đã hợp tác tốt với báo chí“ (MTG). – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh kê khai tài sản thế nào? (NCT).
- Thuế Má & Chó Má (ĐCV).
- Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam (RFA).
- PHIẾM VỀ DANH HIỆU (Nguyễn Duy Xuân). “Ngoài cái đề tài cấp ‘nhà nước’ bị loại ấy, còn nhiều thành tích, công lao rạng rỡ khác được sếp kể lể trong bản thành tích dài 12 trang đánh máy. Thành tích to tát đến nỗi mấy tháng sau cái vụ xét tặng NGƯT bất thành, sếp được cấp trên ban cho cái danh hiệu cao quí khác: kỉ luật cảnh cáo vì tội tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bộ…, tên tuổi giăng đầy mặt báo“. – Xứng danh…thiên tài! (DT).
- Tô Văn Trường: KIỆN AI ? (DĐXHDS).
- Tại sao một công trình có tài trợ quốc tế, có vốn ban đầu cao mà lại giao cho một cơ sở thủ công thực hiện bộ phận trọng yếu nhất của câu cầu treo như vậy? (Nguyễn Đăng Hưng). - Sinh mạng dân và ‘con ốc thiếu chuẩn (BBC). – Lời kêu gọi thành lập ” Hội những người bảo vệ cầu Long Biên” (Lương Kháu Lão).
- Luân chuyển 19 thứ trưởng, 25 cục trưởng… (MTG). - Sẽ có nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ “Dự án 1.000″ (VOV). - Nghệ An: Phớt lờ “lệnh cấm”, cán bộ đảng viên vẫn nhậu từng bừng (ĐS&PL).
- Để cấp dưới làm sai lệch hồ sơ vì… non yếu kinh nghiệm (PLTP).
Bắt được hung thủ chủ mưu chém trung úy CSGT (PLVN). - Nghi cán chém trung úy CSGT, cướp tài sản sa lưới (KT).
- Đà Nẵng loay hoay “xin” Trung ương bố trí vốn (MTG).
Thi công dối ở đập Cồn Tranh (PNTP).
“Cho khai thác cát là để giảm sạt lở” (MTG).
- KÝ SỰ HOA KỲ 4: VÌ DÂN, DO DÂN VÀ CỦA DÂN (Hồ Hải). “Bất kỳ ai đến Hoa Kỳ cũng thấy thể chế Hoa Kỳ đúng mực của dân, do dân và vì dân. Trẻ sinh ra đi học đến 18 tuổi – là tuổi trẻ có thể tự lập làm ra tiền – thì được xã hội lo ăn học không tốn tiền. Người già trên 65 tuổi thì được lãnh tiền trợ cấp xã hội đủ để sống riêng hoặc ở các Dưỡng Lão Viện, dù người đó chưa bao giờ phải đóng một đồng thuế nào cho xã hội hoặc không thu nhập – no income – suốt cả đời, nhưng con cái họ vẫn được học hành đến thành đạt“. Mời xem lại: Ký sự Hoa Kỳ 1: Người Việt và Hoa Kỳ   –   Ký sự Hoa Kỳ 2: Sự khác biệt của Hoa Kỳ   –   Ký sự Hoa Kỳ 3: Giải quyết những bất cập
- Về nhạc sĩ Việt Dũng: Lệ rơi trên đôi nạng gỗ (ĐCV).
- Fukushima: Biểu tình đòi truy tố những người chịu trách nhiệm (RFI).
- Phan Thành Đạt: Dân chủ là gì? (Boxitvn).
- Tòa Campuchia cáo buộc một người Việt gây bạo lực biểu tình (RFA).
Tấn công đẫm máu tại Trung Quốc, 130 người thương vong (TTXVN). - Trung Quốc công bố phúc trình về tình hình nhân quyền Hoa Kỳ (VOA). - Báo Trung Quốc gọi Đại sứ Mỹ là “chó dẫn đường” (NLĐ).
- Thanh trừng ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc (RFI).
Nam Triều Tiên đề nghị tổ chức các cuộc xum họp gia đình thường … (VOA).
1Phe đối lập Thái Lan thu hẹp quy mô các cuộc biểu tình chống chính phủ (VOA). - Biểu tình “đóng cửa Bangkok” kết thúc đột ngột (VnEco). - Thái Lan có cơ hội hạ nhiệt (NLĐ). – Đối lập Thái Lan ngưng phong tỏa Bangkok (RFI). =>
- GỬI NGÀI YANUKOVYCH (Nguyễn Duy Xuân). “Tổng thống mà tham nhũng thế/ Nhân dân sao chẳng khốn cùng/ Nước non sao không kiệt quệ/ Thử hỏi đất trời nào dung ?” – XUÂN ĐANG VỀ TRÊN UKRAINE, YULIA ƠI! (Đặng Huy Văn).
Putin đề nghị quốc hội Nga cho phép triển khai quân ở Ukraine (DT). - Duma Nga yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea (TTXVN). - Nga tố Ukraine điều tay súng chiếm Bộ Nội vụ Crimea (TTXVN). - Thượng viện Nga xem xét đề nghị sử dụng quân sự của Putin (TTXVN). - Quốc hội Nga bật đèn xanh cho ông Putin điều quân vào Ukraine (VnM). - Hạ viện Nga hối thúc ông Putin bình ổn tình hình ở Crimea (VOV). - Quân Nga liên tục vào Crimea (NLĐ). - Bài toán quá khó! (NLĐ). - Nga đồng ý đưa quân tới Ukraine (BBC). - ‘Trò chơi nguy hiểm’ ở Crimea (BBC). - Tổng thống Mỹ: Sẽ có những cái giá cho sự can thiệp của Nga ở Ukraina (VOA). - TT Obama: Nga sẽ phải trả giá cho hành động quân sự tại Ukraina (VOA).
Các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp diễn ở Venezuela (VOA). – Cảnh sát câu lưu 41 người biểu tình Venezuela (RFI).

Nga chuẩn bị động binh ở Ukraine (TN). - Mỹ dọa trừng phạt nếu Nga tấn công quân sự vào Ukraine (TTXVN). - Quân đội Mỹ không thay đổi lập trường về Ukraine (TTXVN). - Nga có thể chưa triển khai quân ngay lập tức sang Ukraine (TTXVN). - Putin nói với Obama: Nga có quyền bảo vệ công dân (TTXVN). - Ukraine nóng lên từng ngày (VOV). - Đặc phái viên LHQ về Ukraine từ bỏ nhiệm vụ tới Crimea (TTXVN). - Nga dùng vũ lực nếu Ukraine đàn áp người dân và Crimea (TTXVN). - 28.000 quân Nga đã tiến vào đất Ukraine (MTG). - Chính phủ mới Ukraine nhận ra tầm quan trọng của Nga? (KT). - Nga – EU “đại chiến” ở Ukraine? Không phải bây giờ (Infonet). - Phương Tây đồng loạt chỉ trích kế hoạch can thiệp quân sự của Nga (MTG). - Tàu chiến Nga đến gần Crimea, Ukraine cầu viện Mỹ và LHQ giúp đỡ (MTG). - 5 điều chưa biết về Crimea dưới triều đại Nga (MTG). - Lời kể của nhân chứng từ Crimea khi quân Nga tiến vào (MTG). - Đưa quân vào Crimea, Tổng thống Putin đi nước cờ nguy hiểm (MTG). - Quân đội Ukraine sẵn sàng chiến đấu, Thủ tướng Ukraine cảnh báo chiến tranh (MTG). - Lính Nga đã đến Crimea sẽ chẳng chịu rời đi (MTG). - Nghị sĩ Nga kêu gọi Putin triệu hồi Đại sứ tại Mỹ sau ý kiến của Obama (GDVN). - Ukraine “cầu cứu” sự trợ giúp từ NATO (VOV). - Bên trong quân cảng Nga ở Crimea (TP). - Quan điểm của Tổng thống Putin về tình hình Crimea (Tin tức). - Thế giới “run sợ” khả năng Nga đưa quân vào Ukraine (KT). - Trực thăng quân sự Nga bay nườm nượp ở Ukraine? (VTC).

- Cái gai (DLB).
- Khai tử báo Sài Gòn Tiếp Thị rồi khai sinh một tờ cùng tên khác (Người Việt). “Tại sao vừa khai tử rồi lại khai sinh ngay một tờ báo cùng cái tên như vậy? Chôn xuống rồi lại đào lên ngay tức thì, phải có những lý do bên trên những gì được giải thích“.  – Sài Gòn Tiếp thị: Nỗi khắc khoải mang tên hơn 100 con người (MTG).
- Nguyễn Minh Hòa: Số phận một bức tượng (Quê Choa).
KINH TẾ
Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 3/2014 (VnEco).
Nhìn lại 2 năm tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (ĐBND).
Cuộc chiến trường kỳ (ĐBND).
Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua (ĐTCK). - Tự doanh CTCK: Xả hàng mạnh 175 tỷ đồng trong tháng 2 (Vietstock). - CK 2 tháng đầu năm: Thị trường tăng trưởng nhảy vọt (NĐT).
1<- Dọa’ tăng giá để hút khách mua nhà? (VTC). - Bất động sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2014 (VTV).
Tiếp tục cởi trói cho kinh doanh (NLĐ).
Chỗ dựa tin cậy (NLĐ).
Sữa lại đua tăng giá (NLĐ).
Giá gas giảm, chưa đủ níu kéo người tiêu dùng (TTXVN).
Nấm không rõ nguồn gốc vào siêu thị: Lỗ hổng cấp phép (VTV).
Cộng đồng người Việt tại Ukraine kinh doanh khó khăn (VTV).
Trung Quốc: Tăng trưởng sản xuất xuống mức thấp kỷ lục (TTXVN). - Trị giá đồng nhân dân tệ Trung Quốc sụt giảm (VOA).
Kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp hơn dự đoán (BBC). - Kinh tế Mỹ cuối năm 2013 tăng chậm hơn ước tính (VOA).
- Ngành xe hơi châu Âu khởi sắc (RFI).
- Kinh tế Ukraina sắp phá sản (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
1“Kho báu” giữa đại ngàn (NLĐ). =>
Sức sống của một thành phố di sản (TQ).
- Minh Vương : 50 năm trạng nguyên vọng cổ (RFI).
- Người đẹp Bình Dương và cuộc di cư ra Bắc (RFA).
- Nhà văn NHẬT TIẾN: “Thuở mơ làm văn sĩ” – KỲ 11 (Nhật Tuấn).
- Nguyễn Hoàng Đức: VĂN THƠ VIỆT BÉ NHƯ CHIẾU HÁT XẨM (Nguyễn Tường Thụy).
- VIẾT VỘI Ở XỨ NGƯỜI (Văn Công Hùng).
- LIÊN PHAN – Trên Ngọn Tình Sầu (Du Tử Lê).
- Truyện dài TRONG VÒNG LỬA (chương 18) (Trọng Bảo).
- Văn Tuyển – tháng 5/73 (Phay Van).
- Truyện ngắn: Váy đẹp về xóm (SGGP).
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch: “Cảm ơn vì đã nói tôi đàn bà“ (MTG).
Chuyện Hoa hậu “học kém”, người đẹp “chôm” của làm showbiz dậy sóng tuần qua (Giadinh.net).
- NGUYỄN THIÊN THỤ * NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ (Sơn Trung).
- Ngũ Hành và Ngũ Vị (ĐKN).
- Trại sáng tác Krabi, một trải nghiệm đáng nhớ (RFA).
- Guillaume Gallienne đoạt 5 giải César của Pháp (RFI).
Giải Oscar 2014: Không khó đoán (NLĐ).


- PHIM NGẮN: THẰNG NGHIỆN (Nguyễn Trọng Tạo).
- LẠC DẤU TÌNH THƠ (Tương Tri).
- Yên Tử cảm tác / Văn Cường (Trần Mỹ Giống).
- Tuấn Khanh: Nhạc Bolero: Là sến hay sang? (Sống News).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
1<- Suy ngẫm về môn Sử qua con số 0% (KT).
Đăng kí môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT từ 17/3 (KP).
Khó hết rối rắm (NLĐ).
Tại sao nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm? (PNT).
Siết chặt quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (ĐBND).
Lẽ nào đến thời thầy phải sợ trò? (TT). - Vụ thầy trò đánh nhau: “Đòn roi” của Sở GD&ĐT Bình Định vấp phải nhiều cú “đánh trả” (PLXH).
Lào coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng (Tin tức).
Cách du học Mỹ tiết kiệm (NLĐ).
- Bí ẩn đằng sau những hòn đá chồng kỳ lạ (MTG).
- Những câu chuyện huyền bí nơi Tây Tạng (P.3) (MTG).
- Độ Dày bằng Một Nguyên Tử, Lại Bền hơn Bất Cứ Thứ gì trên Trái Đất. Chúng Ta Có Thể Làm Được Gì với Graphene? (ĐKN).
- 1 Giây Trước Khi Chết Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì? 10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất (ĐKN).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hỏng máy, tàu cá với 15 ngư dân thả trôi trên biển (Infonet).
Chợ gia cầm Quảng Châu hoạt động sau 2 tuần đóng cửa (TTXVN). - Thái Bình triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm (VOV). - Quảng Trị tăng cường kiểm soát dịch cúm A /H7N9 (VOV). - Dịch cúm gia cầm áp sát Thủ đô Hà Nội (NLĐ).
Nhịn rượu bia 1 năm, người Việt thừa mua 2 tàu ngầm Kilo (PNT).
- Thương lái Trung Quốc lại mua nông sản lạ (PLTP). – “Bài” mới: Lùng mua lá khoai lang non (PLTP).
Đổi giấy phép lái xe: Cò vây tứ phía! (NLĐ).
1Vụ ‘hôi bia’ ở Đồng Nai: Đề nghị truy tố hai bị can (GDVN).
TP.HCM tổ chức Lễ đặt tên đường Phạm Văn Đồng (TTXVN).
Mặn xâm nhập sâu tại Quảng Nam (TN). =>
- Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết (RFA).
- Cậu bé 7 tuổi viết sách kiếm hơn 15,8 tỉ đồng cứu bạn (MTG).
- ‘Hàng chục’ người chết vì đâm dao ở TQ (BBC).
- Nguy Cơ Khủng Hoảng Nguồn Nước tại Trung Quốc (ĐKN).


QUỐC TẾ
1<- Chiến binh Hồi giáo rút khỏi thành phố Syria (VOA). - Quân đội Xy-ri truy quét nổi dậy (ND).
Taliban ngừng bắn, nối lại hòa đàm với Chính phủ Pakistan (VOV). - Phe Taliban ở Pakistan tuyên bố ngưng bắn (VOA).
Nhà lãnh đạo đối lập Cuba Huber Matos qua đời (VOA).
Bắc Cực nóng (ĐBND).
- Công nghệ quốc phòng Mỹ với dự án miếng cấy ghép não (MTG).
Tổng thống Obama muốn xây dựng lại các hệ thống giao thông, tạo công ăn việc làm (VOA).
Hoa Kỳ thêm Chile vào Chương trình miễn thị thực (MTG).
Tổng thống Hollande: Pháp muốn bảo vệ sự thống nhất của Cộng hòa Trung Phi (VOA).
Tổ chức Y sĩ Không Biên giới được lệnh ngưng hoạt động tại Miến Điện (VOA). – Miến Điện:Y sĩ không biên giới bị ngưng hoạt động (RFI).


- Một bi kịch thời toàn cầu hóa: Tại sao ngày nay vẫn còn nô lệ? (PT).

- RFA: + Nhân quyền VN theo báo cáo của Bộ ngoại giao Mỹ; + Bản tin video sáng 28-02-2014; + Bản tin video tối 27-02-2014; + Ukraine đi về đâu?.

- VOA: + TQ tố cáo Philippines ‘cố ý khiêu khích’ ở Biển Đông; + Đài Loan kêu gọi 1 Bộ quy tắc Ứng xử ở biển Hoa Đông; + VN hoan nghênh TT Mỹ thông qua Hiệp định Năng lượng Hạt nhân; + Blogger Trương Duy Nhất ‘muốn các nhân sỹ, trí thức dự phiên tòa’.
* VTV: + Chào buổi sáng – 01/03/2014; + Điểm báo – 01/03/2014; + Tạp chí Kinh tế cuối tuần – 01/03/2014; + Thời sự 12h – 01/03/2014; + Tin quốc tế 17h – 01/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 01/03/2014; + Thời sự 19h – 01/03/2014; + Thế giới trong ngày – 01/03/2014.

Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Hoàng Văn Thanh - Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò chuyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
Dư luận cũng thắc mắc không hiểu vì sao mà không thấy hai người đứng đầu ngành Viện kiểm sát, Tòa án là đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đến viếng. Chẳng lẽ các đồng chí ấy bận đến mức không thể đến để chia tay vĩnh biệt một người từng là đồng đội, cùng trong Đảng ủy công an trung ương, cùng lãnh đạo Tổng cục cảnh sát, từng ăn cùng mâm với nhau... Đ/c Ngọ mới chỉ là người bị tố cáo, Đảng chưa kết luận, chưa kỷ luật, chưa bị khởi tố mà sao đối xử với nhau như vậy?! Giả sử đ/c Ngọ vi phạm thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng vẫn còn đó tình người, tình đồng đội, tình đồng chí chứ. Khi đ/c Ngọ còn sống, chắc chắn thường xuyên họp với đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình và họ vẫn gọi nhau là đồng chí. Chẳng lẽ cái gọi là tình đồng chí, tình người cộng sản của hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình lại như vậy ư? 
Một số đồng chí lão thành còn nói rằng, trong suốt thời gian đ/c Ngọ lâm bệnh, cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình đều không một lần vào thăm, đó là sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của người Việt Nam, đạo đức của người cộng sản. Nhiều đồng chí trong câu lạc bộ công an hưu trí bức xúc nói, trong cuộc đời công tác các đồng chí đã từng chỉ đạo khởi tố, bắt giam đồng đội vi phạm pháp luật, đó là chuyện bình thường, vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý, không ai có thể làm khác được, nhưng họ vẫn đến trại giam thăm hỏi, động viên cải tạo tốt để sớm được trả tự do, vẫn đến gia đình để chia sẻ khó khăn, vì đó là cái tình người, tình đồng đội, đồng chí; ứng xử của cả hai đ/c Nguyễn Hòa Bình, Trương Hòa Bình là không thể chấp nhận được và cũng thật may họ không còn là cán bộ công an nữa.
Và cũng có ý kiến băn khoăn việc không thấy các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đến viếng, gửi vòng hoa viếng. Giá như có thêm mấy vòng hoa thì trọn nghĩa, trọn tình, bởi nghĩa tử là nghĩa tận. Có người so sánh, Lê Hiếu Đằng ly khai, chống Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng khi mất nhiều đồng chí lãnh đạo là đồng đội cũ vẫn đến hoặc gửi vòng hoa đến viếng; vậy mà một Ủy viên trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng không đáng được như Lê Hiếu Đằng hay sao?
Vẫn biết là ma chê, cưới trách, nhưng qua đó cũng biết được tình nghĩa, tình người, nhân cách, đạo đức của một số người. Mà đức là gốc, cây có gốc mới phát triển được. Con người có đức mới thành Người; xã hội có đức mới trường tồn được./.
Hà Nội, 27 tháng 2 năm 2014
Ba Đình - Hà Nội

Một thứ đạo đức và văn hóa Chửi Cha cả... Tổ Tiên

Đỉnh Sơn Trà (Danlambao)  Ngay từ những giây phút đầu tiên người Cộng Sản ùn ùn tràn vào ngập khắp miền Nam, ngoài việc được coi là một tiêu chuẩn “đạo đức” của người Cộng Sản là những người đã từng phục vụ trong “Ngụy quyền Sài Gòn” từ già đến trẻ đều phải bị những người Cộng Sản từ trẻ đến già gọi bằng “thằng”, xưng hô “mày tao” bất chấp tuổi tác, còn bắt đầu xuất hiện những từ ngữ như “bè lũ Mỹ Ngụy”, “tập đoàn phong kiến” v.v... nghe rất lạ tai và ngày càng ngập tràn ở các giảng đường và trường lớp khắp miền Nam. Tôi đã từng có cảm giác là miền Nam lúc đó đang bắt đầu bị một thứ “văn hóa” rừng rú nào đó bao trùm. Nói chung, ngoài những thứ gì thuộc về “ta” ra thì tất cả đều phải là địch, tất cả đều phải bị lên án, tất cả đều phải bị kiên quyết đấu tranh tiêu diệt. Chửi càng mạnh miệng, ngôn từ càng thô thiển, đấu tranh càng quyết liệt, tiêu diệt càng tàn khốc thì càng xứng đáng và càng được sự tin cậy của “đảng ta”...
*
Bọn, bè lũ, tập đoàn, thằng...
Cộng Hòa là một thể chế chính trị mà một chính phủ ở miền Nam Việt Nam trước đây đã đi theo.
Nếu bị hỏi: Cộng Hòa nghĩa là gì? Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Tôi không biết. Tôi không biết và tôi cũng chẳng cần biết. Bởi vì công việc (định nghĩa) đó không phải của tôi mà là của những người chuyên môn về Chính trị và Luật pháp.
- “Không biết sao lại nói?”
Đúng! Không biết sao lại nói?
Tôi không biết định nghĩa Cộng Hòa là cái gì, nhưng tôi có thể nói vì tôi đã từng sống trong cái thể chế đó, tôi đã từng kinh nghiệm thực tế với nó chớ không phải nghe hoặc biết qua lý thuyết.
Dân tộc Việt Nam ngoài một đêm dài tăm tối của Nghìn Năm Bắc Thuộc là những triều đại của “quân xử thần tử thần bất tử bất trung”, những lần “xương thành núi, máu thành sông”, rồi tiếp đến là Một Trăm Năm Đô Hộ Giặc Tây, và bây giờ là Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người.
Tuy nhiên, so với chiều dài của lịch sử dân tộc thì chẳng đáng là bao, với một tuổi thọ chỉ 20 năm ngắn ngủi (1955-1975) mà một chính thể không phải Vua-Quan, không phải Đô Hộ, không phải Nô Lệ, và dĩ nhiên là không phải Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người đó đã như là một ánh đuốc soi cho ít nhất là nhiều thế hệ của một nửa số người của dân tộc Việt Nam, ở phía Nam, được may mắn nhìn thấy và nếm trải được cái giá trị của Nhân Bản là gì, con người là như thế nào, và trong đó cái tối thiểu là “mình là ai” trong bước tiến của nền văn minh nhân loại.
Trong cái xã hội đó, cái xã hội không hề có cái gì để buộc người khác cứ ngày đêm phải xưng tụng là “lãnh tụ” đó, không hề chấp nhận ông này là Vua bà nọ là Quan đó, không hề có chuyện “vẻ rắn thêm chân” để biến những con người phàm phu tục tử nào đó trở thành những ông Thần bà Thánh nào đó, không hề có cái kiêu ngạo đến mức tự xưng mình là Đỉnh Cao Trí Tuệ loài người đó... mặc dù không phải là một chế độ vua quan, nhưng không mấy khi từ “phong kiến” được sử dụng hoặc nhắc đến. Bởi nó chẳng cần thiết và có dùng thì dùng đúng nơi đúng chỗ khi cần phải dùng, và không hề mang tính miệt thị hay hàm ý thù hằn nào cả. Những thế hệ người Việt Nam sống trong cái xã hội này, khi học sử nước nhà, họ chỉ biết học Tổ Tiên của họ đã qua những triều đại này, triều đại kia, đánh bọn giặc này, dẹp lũ giặc kia để giữ yên bờ cõi, và nhờ đó mới có một dải đất hình chữ S để lưu lại đến bây giờ cho hậu thế. Và hậu thế đó chẳng ai khác ngoài chính họ và sẽ là con cháu họ sau này.
Thế nhưng, ngay từ những giây phút đầu tiên người Cộng Sản ùn ùn tràn vào ngập khắp miền Nam, ngoài việc được coi là một tiêu chuẩn “đạo đức” của người Cộng Sản là những người đã từng phục vụ trong “Ngụy quyền Sài Gòn” từ già đến trẻ đều phải bị những người Cộng Sản từ trẻ đến già gọi bằng “thằng”, xưng hô “mày tao” bất chấp tuổi tác, còn bắt đầu xuất hiện những từ ngữ như “bè lũ Mỹ Ngụy”, “tập đoàn phong kiến” v.v... nghe rất lạ tai và ngày càng ngập tràn ở các giảng đường và trường lớp khắp miền Nam. Tôi đã từng có cảm giác là miền Nam lúc đó đang bắt đầu bị một thứ “văn hóa” rừng rú nào đó bao trùm. Nói chung, ngoài những thứ gì thuộc về “ta” ra thì tất cả đều phải là địch, tất cả đều phải bị lên án, tất cả đều phải bị kiên quyết đấu tranh tiêu diệt. Chửi càng mạnh miệng, ngôn từ càng thô thiển, đấu tranh càng quyết liệt, tiêu diệt càng tàn khốc thì càng xứng đáng và càng được sự tin cậy của “đảng ta”.
Những điều như vậy có gì không thật?
Đạo đức Cách mạng và đạo đức Hồ Chí Minh đã chứng minh bằng cái thảm họa hàng triệu con người nông dân chất phác ở miền Bắc trong phút chốc bỗng bị biến thành những cái máy đấu tố dẫn đến hàng trăm ngàn người bị phanh thây, phá nát cái đạo lý Đồng Bào vốn đã có từ buổi hồng hoang của dân tộc Việt. “Đồng chí Trường Chinh” cũng đã là người từng dùng hành động của chính mình để dẫn chứng cụ thể hơn cho cái thứ đạo đức chà đạp luân thường đó. Đâu cần phải dẫn chứng gì thêm. Đối với “bọn Phong Kiến” và đế quốc thì dùng những từ ngữ miệt thị như tập đoàn hoặc bè lũ là vẫn còn quá sức nhẹ nhàng.
Hãy hình dung một gia đình vô phúc nào đó có vài thằng con ra đường học phải một cái thứ “đạo đức” mất dạy nào đó, về đạp đổ bàn thờ và nguyền rủa, phỉ báng “tập đoàn” tổ tiên, đến khi sợ xóm làng cho mình là đồ không cha không mẹ không ông không bà, hoặc cái thứ mất gốc, thì lại mang hình ảnh ông bà cha mẹ mình ra... lau chùi để làm cảnh.
Tổ Tiên người Việt sẽ như thế nào mỗi khi họ nghe được những lời phỉ báng Phong Kiến từ người Cộng Sản?
Bà Trưng, Bà Triệu chắc cũng phải cúi đầu khóc để chịu nhục? Các Vua Trần, Vua Lý chắc cũng phải quỳ mọp xuống để mà xin sám hối ăn năn?
Nếu những bức tượng có thể nói được, thì:
1. Mỗi khi người Cộng Sản đến chỗ tượng đài Vua Lý Thái Tổ có thể sẽ nghe: “Ta là ai?”
2. Mỗi khi người Cộng Sản đến chỗ tượng đài Hưng Đạo Vương có thể sẽ nghe: “Ngươi là ai?”
3. Mỗi khi người Cộng Sản đến chỗ tượng đài Quang Trung Hoàng đế thì có thể sẽ nghe một tiếng đập bàn và tiếng quát: “Ngô cẩu?”
“Tập đoàn phong kiến”.
Chửi, chửi và chửi..., đấu tranh, tiêu diệt...
Điều đáng nhớ là khi mới ùn ùn vào miền Nam, đã không ít người Cộng Sản ngớ ngẩn khi thấy những tên đường như Lạc Long Quân, Âu Cơ v.v... Họ không biết những tên đó là của ai cho nên họ vẫn coi là những “kẻ phản động” nào đó của “bè lũ Mỹ-Ngụy”.
Ngày nay, cho dù trong bước tiến văn minh chung của nhân loại hầu hết các dân tộc trên thế giới đã xa rời chế độ phong kiến, nhưng chẳng thấy một thể chế nào đào tạo ra những loại người quay ngược lại nguyền rủa chính tổ tiên của mình - Trừ một số nước mà trong đó có một loại người đã bị đầu độc bởi cái tư tưởng Cộng Sản ngông cuồng và phi nhân.
Tổ Tiên dân tộc Việt chẳng có ai là không từ Phong Kiến ra, mà cũng chẳng có ai không phong kiến cả. Lịch sử thế giới cũng chẳng thấy nước nào không trải qua chế độ phong kiến.
Người Cộng Sản đã và vẫn đang không ngừng tự ca tụng mình bằng cả những cách sử dụng những ngôn từ và hành động miệt thị và phỉ báng cả lịch sử của dân tộc Việt.
Chửi, chửi nữa và phá mãi. Chửi Cha cả cái... Tổ Tiên “nhà nó”.
Ngoài những con người Cộng Sản ra, không có một dân tộc nào lại bất đạo vô luân đến nỗi thả những cặp người ô tạp ăn mặc hở hang ra nhảy nhót nhởn nhơ trông rất là lõa lồ đú đởn trước một tượng đài trang nghiêm của Tổ Tiên mình, lại ngay cả trong chính cái ngày đánh dấu thêm một trang sử đau thương của dân tộc.
Ngoài những con người Cộng Sản ra, không một người Việt Nam nào đi đục bỏ lịch sử chống ngoại xâm, quay lại chà đạp và phỉ báng xương máu của Tổ Tiên mình.
Và cũng ngoài những con người Cộng Sản ra, Hồ Chí Minh không những là một tội đồ của dân tộc Việt ở mọi thời đại, mà còn là một cái tên trong danh sách những kẻ mang tội ác diệt chủng khủng kiếp nhất mà lịch sử nhân loại đã ghi vào.
Và cũng có không ít những người Cộng Sản đã biết vậy, nhưng cũng tự đánh lừa chính mình để mà tiếp tục cúi đầu lầm lũi trước đạo lý mà bám theo cái đảng Cộng Sản, chấp nhận làm bia để đời cho thế gian nguyền rủa thiên thu.
Hãy ra sức phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh để mà:
Chửi Cha cả cái... Tổ Tiên “nhà nó”.

Người Việt thật vui tính!

Có những chuyện nghe có vẻ ngược đời, nhưng nếu nhìn rộng ra sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên. Vì người Việt vốn... vui tính!
"Em nghĩ thế nào về công dung ngôn hạnh?", "Theo em tại sao cái nết đánh chết cái đẹp?", "Giữa trí tuệ với nhan sắc em chọn gì?", v.v... là những câu hỏi rất thường thấy trong các cuộc thi nhan sắc. Giữa lúc người ta ra sức làm đẹp, đọ má hồng, so các vòng... thì nhiều người lại đang ra sức chứng minh vẻ đẹp thể xác là tầm thường, tạm bợ; vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn mới đáng trân trọng...
Nghe có vẻ ngược đời, nhưng nếu nhìn rộng ra, sẽ thấy không có gì đáng ngạc nhiên. Vì người Việt vốn... vui tính!
Tự hào thay... cường quốc dân số!
Một trò chơi trên điện thoại, được viết trong ba ngày, bỗng nổi đình đám toàn cầu thì tất nhiên là vui, là tự hào. Nhưng phấn khởi đến mức "chém" đùng đùng trên báo kiểu "Việt Nam sẽ thành thung lũng silicon mới", hay "Việt Nam sẽ có nhiều thung lũng silicon",... thì quả là vui tính!
xã hội, bình luận, văn hóa, hoa hậu, chưa học hết lớp 12, scandal, chém gió, cường quốc
Công dân 'cường quốc dân số' chờ xin ấn đền Trần mong đổi phận. Ảnh: Dân trí
Rồi những niềm tự hào kiểu VN là cường quốc dân số, là cường quốc thơ... cũng vô cùng dí dỏm! Đấy là chưa kể có người còn phát biểu tự hào nước ta là cường quốc... dân số.
Tưởng đâu là chuyện đùa quán nước, nhưng không phải, đây là quan điểm của một giảng viên đại học. Theo vị này: "Mặc dù chiến tranh ác liệt, bão lũ liên miên, đời sống khó khăn, số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm do làm tốt công tác KHHGĐ, dân số vẫn tăng lên gấp 3 lần! Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt và khả năng phát triển giống nòi bền vững của dân tộc ta".
"Với 90 triệu dân, trước hết chúng ta có thể thấy ngay rằng, Việt Nam là một thị trường lớn. Ngày nay, ai có sản phẩm hay dịch vụ gì, chỉ cần cung cấp được cho 1% dân số Việt Nam thì người đó đã có thể trở thành triệu phú đô la!".
"Mỗi người Việt Nam chỉ cần đóng góp một khoản tiền nhỏ, xã hội đã có một khoản tiền lớn để tập trung giải quyết một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, mỗi người chỉ góp 1.000 đồng, cả nước đã có hàng chục tỷ đồng, góp 2.000, cả nước có tới trăm tỷ, còn nếu đóng góp 12.000 đồng thì đã có trên nghìn tỷ đồng... Đây đúng là thời kỳ "tích tiểu thành đại" (Báo Gia đình 28/10/2013)
Nếu lý luận sinh đẻ nhiều là "sức sống mãnh liệt" và "khả năng bền vững" thì chắc không ít quốc gia dân số ít hẳn phải chạnh lòng. Và có những nhà đầu tư nào trở thành triệu phú đô la chưa thì không biết, chỉ thấy vị giảng viên nọ quên mất rằng một đứa trẻ ra đời, đòi hỏi sự đầu tư rất lớn của gia đình, nhà trường, xã hội.
Không rõ đã có thống kê chính xác nào về việc một đứa trẻ cần bao nhiêu chi phí cho dinh dưỡng, sức khỏe, chăm sóc, giáo dục... Nhưng có một thực tế, các gia đình ở thành phố sinh ít con hơn nông thôn, dù mức sống ở thành phố cao hơn. Chẳng nhẽ "sức sống mãnh liệt" và "khả năng bền vững" của phụ nữ thành phố kém hơn phụ nữ nông thôn?
Còn vấn đề "tích tiểu thành đại"thì chắc phải có điều tra xã hội học và kinh tế học. Còn từ kiến thức của mình, người viết chỉ biết những nước phát triển trên thế giới không phải những quốc gia đông dân số nhất.
xã hội, bình luận, văn hóa, hoa hậu, chưa học hết lớp 12, scandal, chém gió, cường quốc
Các cuộc thi hoa hậu rất hay hỏi về công dung ngôn hạnh. Ảnh minh họa, nguồn: TT&VH
Hoa hậu, cô chưa học hết lớp 12 ư?
Thường thấy ở nước ngoài, các chuyên gia khi được hỏi về vấn đề ngoài chuyên môn hoàn toàn có thể từ chối trả lời và nói rõ mình không hiểu biết về vấn đề đó. Sự thẳng thắn đó không làm giá trị, mà ngược lại còn làm tăng sự tin tưởng vào tính trách nhiệm của họ.
Nhưng ở Việt Nam, lắm khi chúng ta lại đòi hỏi người khác phải có kiến thức phải mênh mông, thông kim tường cổ, cái gì cũng phải "biết tuốt". Tỷ như, trong một chương trình truyền hình mới đây, một cô hoa hậu bối rối vì không trả lời được thông tin về một lá cờ. Ngay lập tức, cô nhận được lời nhận xét từ thành viên giám khảo, một nhạc sĩ, rằng chắc Hoa hậu chưa học hết lớp 12. Lý do là chương trình sử lớp 12 đã dạy về lá cờ này.
Phản ứng lại nhận xét này, một số người đưa ra lập luận: giám khảo kia "có thể biết về lá cờ, nhưng có giỏi tiếng Anh, quan hệ quốc tế như cô ấy không?", hay "nhiều người không giải được Toán lớp 4 (vì quên công thức, vì lâu ngày quên kỹ năng...) nhưng họ đều đã học qua lớp 4".
Những năm gần đây, tiếng Anh được đưa vào giảng dạy từ lớp 2. Nếu vì lý do nào đó, những người lớn lên không nói được tiếng Anh, thì theo cách lý luận của nhạc sĩ kia, hẳn người đó cũng "chưa học hết lớp 2" chăng? Vv và vv...
Trong suốt nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta đều phải học rất nhiều thứ, mà có những kiến thức sau này ít dùng đến, thì quên vốn rất bình thường. Đòi hỏi một người nhớ tất cả mọi kiến thức là bất khả và cũng không cần thiết trong "thời đại" Google. Thay vào đó, ngày nay, những tiêu chí quan trọng khi đánh giá về một người là ở khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích vấn đề, tìm giải pháp...
Thí sinh hoa hậu có thể tốt nghiệp từ những đại học lớn như kinh tế, ngoại thương, khoa học nhân văn... mà để đỗ vào đó họ phải có kiến thức tốt. Thế nhưng khi bị đẩy vào thế khó xử, ngắc ngứ trả lời mấy câu về "chọn nết hay đẹp" họ nghiễm nhiên bị chế giễu "chân dài óc ngắn".
Đòi hỏi một sinh viên nghệ thuật, một vận động viên... từ nhỏ học tập trung chuyên môn, phải hiểu hết kiến thức phổ thông; một kỹ sư lập trình nhớ hết tục ngữ ca dao... thì chẳng khác nào đòi một bác sĩ phân biệt sự khác nhau giữa chèo và tuồng, hay GS Ngô Bảo Châu phải nắm rõ xu hướng thời trang mới nhất...
Vậy nhưng, nhưng những đòi hỏi oái oăm kiểu đó hay những tuyên bố kiểu "chém gió" hùng hồn vẫn xảy ra không hề hiếm hoi. Mới thấy người Việt... rất vui tính!
Hoàng Hường

NGUYỄN THIÊN THỤ * NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ



Thêm chú thích
 
NHẬN ĐỊNH VỀ KHỔNG TỬ
Nguyễn Thiên Thụ
Chúng tôi lúc trẻ đã đọc Khổng giáo. Nay nửa thế kỷ sau muốn xem lại Khổng học. Chúng tôi không hoàn toàn ca tụng Khổng Tử như các tiền bối ta thời Nho học, cũng không hoàn toàn phủ nhận cổ học như những người cộng sản. Chúng tôi sẽ xem xét Khổng học với con mắt khách quan hơn.

Điểm quan trọng nhất trong Khổng giáo là tam cương và ngũ thường. Khi làn sóng Tây học và cộng sản đổ ào vào Việt Nam, nhiều người cực lực phản đối quân chủ. và Nho học. Những đệ tử Khổng môn như Phan Chu Trinh, Phan Khôi, Phan Kế Bính... đã chống Nho học, một mình Tản Đà than thở: "Văn minh Đông Á trời thu sạch/ Này lúc cương thường đảo ngược ru?"

Thiết tưởng, phong trào dân chủ lan mạnh nhưng chỉ có một vài nước Âu Mỹ mới theo đúng tinh thần dân chủ, tôn trọng dân quyền và nhân quyền, còn hầu hết các nước Á Phi thi hành những chính sách dân chủ giả mạo. Nhất là các nước cộng sản, Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot coi người dân như giun dế, tha hồ chém giết, bỏ tù, bỏ đói và bắt làm nô lệ. Bọn này xưng là " cách mạng", giải phóng giai cấp", chống áp bức, bóc lột nhưng sự thực, chúng áp bức, bóc lột tàn bạo hơn quân chủ và tư bản.



Chúng xưng xe "bài phong đả thực" nhưng thực sự chúng tham lam hơn phong kiến vì Nga xâm chiếm các nước nhỏ lập liên bang Xô Viết và tràn quân chiếm đóng Đông Âu. Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng, xâm chiếm một phần lãnh thổ và hải đảo Việt Nam và muốn chiếm 80% biển Đông theo bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc. Việt Nam là một tiểu quốc mà cũng đánh chiếm Miên Lào và đe dọa Thái Lan. Chúng huyênh hoang bài phong nhưng độc tài hơn vua quan , chính Stalin, Mao, Hồ đã theo tệ " sùng bái cá nhân", chúng lại theo lệ "cha truyền con nối" và kết bè đảng để nắm độc quyền, kinh tế, chinh trị... Bọn chính trị bộ, trung ương đảng và quốc hội chỉ là bù nhìn, tay sai khiếp nhược của tổng bí thư, một hoàng đế của chủ nghĩa cộng sản.

Những người theo cộng sản quá lạc quan, hoặc là tuyên truỳền khoác lác rằng chế độ cộng sản công bằng tuyệt đối, trật tự tuyệt đối, dân chủ tuyệt đối nên không cần vua quan, lính tráng, công an ... như quân chủ và tư bản. Quan niệm này đưa đến tư tưởng vô chính phủ của thời đầu cộng sản. Nhưng không lâu, dân chúng đã thấy sự tàn bạo , phản dân chủ của Lenin, Stalin, Mao, Hồ nhưng lúc đó thì đã muộn.

Thực tế thì xã hội nào cũng có vua quan mặc dầu danh xưng đổi khác và tính chất chế độ đổi khác.
Thành thử kinh qua cuộc sống bao thời đại, quan niệm tam cương của Nho gia" không sai. Nưoc nào chẳng có vua, nhà nào chẳng có cha mẹ, con cái, vợ chồng. Danh xưng khác nhau, cách đối đãi khác nhau tùy theo phong tục và bản tánh con người . Nước nào cũng có vua, chủ tịch hoặc tổng thống đứng đầu và dưới đó là thượng thư, bộ trưởng... Đừng chỉ trích quân chủ tôn quân, tinh thần quân chủ, ca tụng lãnh tụ càng rõ nét hơn hết trong chế độ cộng sản, cụ thể là Tố Hữu, và bọn văn thi nô hết ca tụng Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, đến Kim Nhật Thành.. . Sau này, Khruschev tố cáo, người ta mới biết Stalin độc tài và tàn bạo hơn bạo chúa Trụ, Kiệt và Tần Thủy Hoàng! Stalin giết các đảng viên cao cấp để băt toàn đảng toàn dân phải cúi đầu làm nô lệ trong khi đó y và Lenin huyênh hoang rằng tự do của cộng sản tốt hơn trăm ngàn lần tư bản!
Các nước Tây phương đẩy mạnh nền dân chủ tự do nhưng cũng có nhyều nước theo quân chủ như Anh quốc, Hòa Lan nhưng quân chủ mà rất là dân chủ. Thành thử những ai lớn tiếng đả kích quân chủ phong kiến thì chỉ là cái loa cho cộng sản.

Nước nào mà chẳng chú trọng giáo dục, mà trọng giáo dục thì phải tôn trọng nhà giáo., tức là trọng sư phụ, giáo sư, giáo viên... Cộng sản coi khinh giáo dục, coi khinh nhà giáo bởi vì họ chọn sinh viên và người làm việc theo lý lịch, họ để giáo viên nam đói phải đạp xich lô, giáo viên nữ phải bán kẹo bánh trong lớp... Lại nữa tệ đoan bằng cấp giả lan tràn, tiến sĩ ma, thạc sĩ dỏm tràn ngập từ trung ương đến thôn xóm là do họa hại coi khinh giáo dục của cộng sản, xem " hồng hơn chuyên" , tiêu diệt trí thức, đày ải trí thức, đưa nông dân lên giữ các chức vụ quan trọng trong xã hội. .

Và xã hội nào cũng quý trọng tình cha con, mẹ con. ngay cả loài vật. Do đó, Khổng tử đề cao vai trò cha mẹ , vợ chồng là đúng. Cộng sản muốn đoạt quyền cha mẹ, phá bỏ gia đình. Họ coi trai gái gần nhau như bầy thú hoang của thời cộng sản nguyên thủy , đẻ con ra đảng sẽ nuôi dạy nó ca tụng lãnh tụ và chém giết . Hồ Chí Minh theo đúng tinh thần tam vô nên đã dạy đảng viên:" Trung với đảng, hiếu với dân" là như thế.

Nhưng chúng đã thất bại. Mao Trạch Đông đã phát phiếu cho thanh niên lao động tốt thì được vào trại nữ vui thú một đêm. Mao cũng lập nhà dưỡng nhi, lập trường dạy, phát sách, cho ăn miễn phí nhưng cuối cùng phải bỏ vì hao tốn quá. Việt Nam cũng theo đó mà ra lệnh ' bãi bỏ bao cấp", nghĩa là cộng sản phủi tay chủ nghĩa xã hội! Và từ đây cộng sản ra mặt bóc lột nhân dân, nhân dân phải nộp tiền học phí, viện phí, trong khi dưới chế độ quân chủ và tư bản, dân chúng được miễn phí nhiều thứ". Như thế là chủ nghĩa cộng sản phải trả con về cho cha mẹ chúng, vì đảng nuôi không nổi, mà trẻ cũng sống không nổi! Trẻ chịu sao thấu cảnh các quan lớn ăn cắp gạo, bỏ đất đá vào gạo bắt trẻ ăn sỏi đá, và anh chị nuôi ăn bớt thịt cá, đường, gạo khiến trẻ luôn luôn đói?

Sự thật thì người cộng sản chỉ trung thành với cá nhân họ, trung thành với tiền bạc, địa vi:" Bảng đỏ sao vàng, sang giàu bỏ đảng". Và họ cũng chẳng hiếu với dân vì họ giết dân, bỏ tù dân và cướp nhà cửa ruộng đất của nhân dân. Nhân dân hay giai cấp vô sản bây giờ trở thành những danh từ vô nghĩa trong trái tim và ngôn từ cộng sản. Hơn nữa, họ phản bội tổ quốc, theo lệnh Nga, Tàu, bán nước cho Nga Tàu để họa Trung Quốc xâm lược ngày nay.


Trong gia đình cũng vậy, nhiều người chỉ trích tam tòng, cho là lạc hậu. Trong gia đình, con còn nhỏ không theo cha mẹ thì theo ai? Luật Tây phương, con trẻ trên 18 tuổi mới có quyền độc lập. Khi lấy chồng, nhiều nước , vợ phải theo chồng, không theo chồng thì theo ai? Anh đưa nàng về dinh hay Em theo anh về nhà là nét đẹp văn hóa của ta, là hạnh phúc lứa đôi, sao lại chỉ trích? Thế nào đi nữa, khi yêu nhau , muốn đi đến sống chung thì phải ở chung, em theo anh hoặc là anh theo em. Đó là việc đương nhiên sao lại chê bai? Cái đáng chỉ trích là sau khi "tòng" và sống chung, người ta đối đãi với nhau như thế nào.

Tại vài nước chồng theo vợ, và tại Việt Nam cũng có lắm chàng trai ở rể. Trong gia đình cũng như trong cơ quan, trên một con tàu phải có người điều khiển. Từ xưa đàn ông là người chủ gia đình cho nên đàn ông chỉ huy cũng là việc thường. Tuy vậy, không phải là đàn bà vô quyền. Trong nhiều xã hội đàn bà nắm quyền, đàn bà uy hiếp đàn ông. Lẽ tất nhiên, chúng ta chống đối việc bất bình đẳng trong gia đình, nữ giới bị coi khinh, hoặc nam giới bị đối xử thô bạo.. Chúng ta phải công nhận trong thực tế, và trong nhiều xã hội, người chồng là trụ cột gia đình. Trong xã hội Việt Nam , xưa nay đa số đàn bà nắm kinh tế, và dân ta chủ trương bình đẳng và cộng tác:"Thuân vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn" dù một số ông chồng vẫn theo phong cách " chồng chúa vợ tôi".

Rồi khi chồng chết, người đàn bà phải nương nhờ vào con. Không nương nhờ con cái thì nhờ ai.? Một số tái giá, một số ở vậy. Đến khi già thì nhờ con là chuyện thường trong xã hội Việt Nam. Có những trường hợp khó khăn, người phụ nữ cô đơn phải nhờ vào bà con, làng xóm .Xã hội văn minh như Âu Mỹ, nhà nước lo cho người già thì là một lẽ!

Tóm lại , xã hội nào cũng tôn trọng mối tương quan giữa con người với gia đình , và giữa con người và xã hôi. Cái quan trọng là cách đối xử với nhau hợp tình, hợp lý hay không, có chính nghĩa hay không, có nhân ái, công bằng hay không.

Về ngũ thường thì nhân nghĩa lễ trí tín là năm điều tốt. Cộng sản chủ trương tàn sát và gian dối nên ghét nhân nghĩa lễ trí tín. Một số người cho rằng trong thương trường, chính trị làm sao mà có nhân nghĩa. Có chứ. Cách mạng Pháp 1789 mở đầu cho nền dân chủ thế giới. Năm 1861 Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và muốn thay đổi dự luật để xóa bỏ thể chế nô lệ, và từ đó đến nay, người Mỹ đã tranh đấu cho tự do, dân chủ, kết quả ngày nay , Obama một người da đen trở thành tổng thống Mỹ . Liên Hiệp Quốc đưa ra luật nhân quyền bảo đảm quyền tự do con người khắp nơi. Nếu kinh doanh mà gian trá thì sẽ bị khách hàng tẩy chay như hàng Trung Cộng có chất độc.
Nói tóm lại, tam cương, ngũ thường đều đúng.



Ở đây, chúng tôi không đi sâu và triết thuyết của Khổng Tử, chúng tôi chỉ trình bày vài tư tưởng của Khổng Tử trong Luận Ngữ. Chúng tôi sẽ nêu lên một vài ưu điểm , và vài điểm mà chúng tôi cho là sai lầm hoặc không thích hợp. Việc phê bình Khổng Tử đã có từ lâu như việc Khổng Tử thăm bà Nam Tử. Nhất là việc Lão Tử chê bai Khổng Tử hữu vi. Tại Việt Nam, Hồ Quý Ly đã viết thiên Bát Dật chỉ trích Khổng Tử, rất tiếc là trong cơn binh lửa, quân Minh đã thu sạch sách Việt Nam nên nay ta không còn giấu tích của họ Hồ.

Nhiều người không hiểu Khổng giáo, chỉ trích Khổng giáo. Họ thiếu suy nghĩ và quá khích. Trong bộ lạc, đất nước, gia đình, xí nghiệp, cơ quan, bộ, viện đều có người đứng đầu. Ta phải tôn trọng họ, tuân lệnh họ nếu họ làm đúng chức trách và đạo đức. Ta tuân hành kỷ luật nhưng không làm nô lệ. Người lính không thể cãi cọ và không chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy. Cũng vậy, người nhân viên phải tuân lệnh cấp trên. Tuân lệnh và làm trọn bổn phận chứ không nịnh hót và làm những hành động trái luật và trái đạo đức. Như vậy thì nước nào mà chẳng tôn quân. Tuy tôn quân, trọng chính phủ, người dân vẫn có quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình để tránh độc tài.

Khổng giáo tôn quân nhưng rất quý dân. Chính Khổng tử đã đặt nền tảng cho dân quyền sau này. Khổng Tử tuy tôn quân, nhưng Ngài không hoàn toàn sùng bái cá nhân vua, cúi đầu làm nô lệ cho cá nhân vua và triều đình hung bạo. Tình yêu tổ quốc là tình yêu hai chiều. Chính quyền phải thương dân thì dân mới ủng hộ chính quyền. Không ai có thể đè nép, áp bức dân chúng. Sức nén càng mạnh thì sức nổ càng lớn. Nước nâng thuyền thì nước cũng lật thuyền. Khổng Tử luôn nói đến đạo đức của vua. Vua phải nhân ái, công bằng, nghĩa là phải thương dân. Vua và triều đình tốt phải yêu nước thương dân, không tham nhũng, bóc lột, cướp đoạt thì dân chúng ủng hộ. Trong Luận Ngữ Thiên Vi Chính, Khổng Tử nói:Vi chánh dĩ đức , thí như bắc thần , cư kỳ sở , nhi chúng tinh cộng chi .為政以德、譬如北辰、居其所、而眾星共之(2.1)("Dùng đức trong chính trị thì như như sao Bắc-Thần đứng một chỗ, mà các vì sao khác đều quay về chầu ) .

Và Ngài cũng nói rằng vua thi hành nhân nghĩa thì dân mến phục chứ không phải cai trị bằng công an : Đạo chi dĩ chánh , chi dĩ hình , dân miễn nhi vô sỉ . Đạo chi dĩ đức , chi dĩ lễ , hữu sỉ thả cách . 道之以政、齊之以刑、民免而無恥。【二節】道之以德、齊之以禮、有恥且格(2.3).(Nếu nhà cầm quyền theo pháp chính , chuyên dùng hình phạt, dân chúng sợ mà không phạm pháp, chứ chẳng phải là biết xấu hổ. Nếu nhà cầm quyền dùng đạo đức, theo lễ nghĩa thì dân biết liêm sỉ, và trở thành người có tư cách).
Theo Khổng Tử, làm chính trị nghĩa là theo chánh đạo, vương đạo. Trả lời Quý Khang tử, Khổng Tử nói : Chính dã, chính dã, 政者,正也, (12.16).

Khổng Tử đã nêu thuyết chính danh:" vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". Trong khi viết bộ Xuân Thu, Khổng tử đã dùng chữ khác nhau để phân biệt vua tốt và vua xấu. Ngài đã lộ rõ việc vua bạo ngược, dân giết đi là đúng ý trời. Đi xa hơn, sau Ngài, Mạnh Tử tiến lên một bước, nói rõ quyền lợi của dân chúng và đưa ra khẩu hiệu:" Dân vi qúy, xã tắc thứ chi., quân vi khinh " Ông cũng nói rằng vua mà tàn ác là giặc, dân có quyền giết đi. “ Tặc nhân giả vị chi tặc, tặc nghĩa dã, vị chi tàn. Tàn tặc chi nhân vị chi nhất phu; văn tru nhất phu Trụ hỉ, vị văn thí quân dã 「賊仁者謂之賊,賊義者謂之殘;殘賊之人,謂之一夫。聞誅一夫紂矣。未聞弒君也。」 ( Lương Huệ vương hạ)” ( Người làm hại nhân thì gọi là tặc, người hại nghĩa gọi là tàn . Tàn tặc là đứa không ra gì. Ta nghe dân giết tên Trụ chứ không nghe nói giết vua Trụ).


Về chữ hiếu, Khổng Tử dạy rằng con phải kính thờ cha mẹ bằng tấm lòng thành nhưng không phải cúi đầu tuân hành mọi mệnh lệnh và hành vi sai trái của cha mẹ. Con cái phải khuyên can cha mẹ,Khổng tử nói:" Đối với cha mẹ, lúc nào cũng phải giữ sắc mặt vui vẻ, hòa nhã; đó là việc khó mà làm được mới gọi là người con hiếu.[ 2.8]
Con cái có thể khuyên can cha mẹ nếu cha mẹ làm sai. .Khổng tử nói: thờ cha mẹ thì phải biết can gián cha mẹ với lời lẽ ngọt ngào ( khi cha mẹ có sai lầm). Như thấy cha mẹ không thuận lòng, thì vẫn phải cung kính, chứ đừng làm trái nghịch. Nếu cha mẹ giận, bắt mình làm việc nhiều thì đừng oán trách.[4.18]

Mạnh Tử còn nói rõ Vua Thuấn làm vua , nếu cha là Cổ Tẩu phạm pháp vẫn bị trừng trị theo tình thần "Pháp bất vị thân.". Sách Mạnh Tử, thiên Tận tâm thượng, có một chương rằng: “Đào Ứng hỏi rằng: Thuấn làm thiên tử, Cao Dao làm quan tòa, mà Cổ Tẩu giết người, thì làm thế nào? Mạnh Tử trả lời: - Cứ việc bắt đi mà thôi. - Thế thì Thuấn không cấm được ư? - Thuấn cấm sao được mà cấm? (Cái pháp luật của Cao Dao) là có chỗ chịu mà. (:桃應問曰:舜為天子,皋陶為士,瞽瞍殺人,則如之何?孟子曰:執之而已矣。” ..「然則舜不禁與?」 夫舜惡得而禁之?夫有所受之也。” [孟子·盡心上] .
Tuy nhiên, Khổng Tử tỏ ra rất tế nhị trong vấn đề công bằng, lẽ phải và luật pháp. Việc con tố cha hoặc xử tội cha đều là nan đề, nên tránh. Diệp công nói với Khổng Tử rằng: " Ở làng xóm tôi có những người rất ngay thẳng rất mực như ông kia ăn trộm dê, con ra làm chứng khai thực. Đức Khổng Tử nói: " Ở xóm ta người ngay thẳng cư xử có khác. Cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tình ngay thẳng vẫn ngụ trong đó vậy".[13.8]. Bởi vậy, pháp luật xưa khi cha hay con phạm tội thì phải theo luật hồi tị, nghĩa là tránh việc xử án, mà giao cho người khác xử án .

Không biết ai đã nói: Quân xử thần tử,thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu" nhưng xem ra Khổng Tử, Mạnh Tử không hề có ý tưởng này.


Sau đây, chúng tôi xin nêu lên một số tiêu cực trong tư tưởng và cuộc đời Khổng Tử qua Luận Ngữ.
Trước tiên là việc Khổng tử từ quan rồi bỏ đi chu du thiên hạ. Thuở ấy, vua Tề nước láng giềng muốn làm suy yếu nước Lỗ bèn đem tặng bộ nữ nhạc 80 người khiến vua quan Lỗ say mê nhạc , bỏ triều chính, Khổng Tử bèn bỏ nước ra đi. Không hiểu trước khi đi, Khổng Tử có cố gắng khuyên giải nhà vua không, không thấy tài liệu nào nói việc ông khuyên giải như thế nào. Luận Ngữ ( 18.4) chỉ nói ông âm thầm bỏ ra đi! . Khổng Tử đã được triều đình tôn trọng, vua Lỗ đã ban chức Trủng Tể cho ông, là một chức lớn trong triều đình, tương đương với thừa tướng. Ông làm quan cũng khá lâu, it nhất cũng bốn năm giữ chức Tư Khấu chứ it ỏi gì! Thế mà cuối cùng rủ áo ra đi! Điều này cho thấy Khổng Tử quá lạc quan và có it nhiều tự hào khi nói:"
Nếu có vị vua giao cho ta quyền cai trị trong nước, trong một năm thì quy mô đã khá, trong ba năm thì thành tựu .
"Cổ ngạn có câu:" Nếu có bậc thánh nối nghiệp trị vì được trăm năm thì đủ khiến những kẻ tàn ác hoá thành hiền lành, và triều đình không cần án tử hình nữa. Lời ấy thành thật lắm thay!
"Như có bậc thánh nhân vâng mạng Trời cai trị thiên hạ, thì sau 30 năm, nền chính trị nhân đạo sẽ phổ cập khắp nơi. [13.10; 13-12].

Khổng tử nói rằng: Đời dùng (ta) thì ta hành động, đời bỏ (ta) thì ta ẩn dật. [7.10].
Và ngài cũng nói: "Quân tử thích điều nghĩa, tiểu nhân tham điều lợi."[4.16].
" Giàu với sang ai chẳng ham muốn? Nhưng giàu sang mà trái đạo thì thì người quân tử chẳng tham. Nghèo với hèn thì ai mà ưa? Nhưng vì đạo mà nghèo hèn thì người quân tử chẳng từ khước. Người mà bỏ lòng nhân thì sao xứng danh quân tử? Người quân tử không bỏ lòng nhân dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn. Lúc vội vàng, lúc ngửa nghiêng vẫn giữ lòng nhân.[4.5].
Thành tín, ham học, chịu chết giữ đạo đức. Không nên vào nước nguy, không nên ở nước loạn, thiên hạ hữu đạo thì ra làm quan, còn gặp thời vô đạo thì nên ẩn dật mà tu đạo. Nước nhà hữu đạo ( thịnh trị) mà mình chịu cảnh bần cùng là điều đáng xấu hổ. Nước nhà nguy vong mà mình giàu sang, cũng là điều đáng thẹn thùng.[8.13].
Trong trường này, nước Lỗ đã suy vong, thế mà ngài không ẩn dật, không an bần lạc đạo lại bỏ ra nước ngoài. Ngài đi đâu? Chắc không phải tị thế, tị nhân tị nạn mà là cầu danh lợi ở các bậc vua chúa. Ngài hy vọng các vua chúa sẽ dùng ngài vào chỗ chức trong quyền cao. Ngài tới hầu bà Nam Tử dù bà nổi tiếng dâm đãng. Ngài đưa ra thuyết chính danh để nhảy vào nước Vệ trong khi bà Nam Tử đã gây ra việc cha con giết nhau. Khổng tử mưu đưa công tử Triếp nhưng giải pháp này nếu được công tử Triếp chấp thuận vẫn lại lâm vào cảnh anh em giết nhau, chú cháu tranh nhau, không thực hiện được thuyết chính danh.


Sau khi từ quan, Khổng Tử cũng đã muốn theo gương Quản Trọng đem tài để kiếm lợi, cho nên ông đã toan tính hợp tác với nhiều quyền thần, gian thần như Công Sơn Phất Nhiễu [17.5], Phật Bật [17.7], nhưng bị các học trò ngăn cản. Ngài tham danh tham lợi nhưng lại muốn che đậy bằng thuyết chính danh và lý tưởng phục vụ đất nước như trong vụ Công Sơn Phất Nhiễu , ngài nói: với Tử Lộ: " Người ta mời mình chẳng có lý do chánh đáng sao? Người ta dùng mình, mình há lại không làm cho đất nước ( Lỗ ) thịnh vượng như thời Đông Châu sao?"{17.5}. Đó cũng là lời Ngài nói với Tử Lộ:"Ta có tài nên dùng, há như trái bầu mà người ta treo mà không ăn sao?[17.7].
Than ôi! Số Khổng Tử đến hồi suy dù Ngài chịu đấm ăn xôi cũng không đưọc. Bà Nam Tử và Tề Cảnh Công đều chê Ngài, nếu họ mời thì Ngài cũng sa vào danh lợi như những con người tầm thường khác. !

Ngài hăng hái đi tìm lợi danh, tìm không được thì bi quan. Trước kia ngài nói: ". (Mình là người tài giỏi) Người đời không biết đến mình, mình cũng chẳng lấy làm buồn, như vậy chẳng phải là bậc quân tử sao?(1.1). Nhưng cuối đời thất bại, Khổng tử cũng kêu trời kêu đất : "Ôi đời chẳng biết ta!" [14.36].. Ngài đau khổ vì chim Phượng và Hà Đồ không tái xuất,[9.8] và Ngài bi quan muốn bỏ đi ở nơi rừng núi hoang vu và man dã [9.14].

Ngoài ra, việc chu du thiên hạ này cho thấy Khổng Tử nông nổi. Thời buổi loạn ly, nên ở nhà ẩn cư hay dạy học là hơn, Ngài không được ai giới thiệu, đi lang thang vô định, một mình hay vài người đã là khó, ngài lại dẫn đệ tử theo đông trong một thời gian trên 10 năm. Ngài và các đệ tử có nhiều vàng bạc không? Đi đông và thiếu tiền bạc, không bị đánh, cướp hoặc bị đói thì mới là chuyện lạ.

Chúng ta cũng thấy về chính trị, Khổng Tử rất non nớt, vụng về như vụ Trần Thành Tử. Trần Thành Tử ( đại phu nước Tề ) giết vua Giản công. Khổng Tử tắm gội xong, vào thưa với Lỗ Ai Công: "Trần Hằng ( tên Trần Thành Tử ) giết vua, xin chúa thượng đem binh trừng phạt. Vua Ai công bảo: " Khanh nên đến nói cho ba nhà đại phu nghe đi". Khổng Tử nói một mình: Ta tuy không còn làm quan, vẫn là đại phu, nghe chuyện tày trời đó không lẽ không tâu vua. Sao vua lại bảo ta đến cho ba nhà kia hay? Ngài bèn đến ba nhà đại phu, cả ba đều chẳng tán thành ý ngài. Khổng Tử bèn nói một mình: " Bởi ta là quan đại phu nên chẳng dám im lặng nên phải lên tiếng vậy"[14.21].
Rõ ràng là kiến thức của Khổng Tử thua Lỗ Ai Công và ba vị đại phu kia. Nước Lỗ vốn nhỏ, binh lực, tiền của được bao nhiêu? Đánh Tề có lợi gì? Nếu Lỗ là một cường quốc, và Khổng Tử là một Napoleon hay Thành Cát Tư Hãn thì thế giới lại càng bị đe dọa vì nạn thực dân, đế quốc xâm lược.

Chúng ta cũng nên xét về đạo hạnh của Khổng Tử trong vụ đối xử với Nguyên Nhưỡng. Nguyên Nhưỡng ngồi đợi Khổng Tử. Khổng Tử trách: " Hồi nhỏ, người không biết kính thuận bậc tôn trưởng, lớn lên chẳng làm được gì, đến già chẳng chết đi, chỉ làm giặc cỏ thôi! Ngài bèn lấy gậy gõ vào ống chân Nguyên Nhưỡng [14.43].

Dẫu sao, Nguyên Nhưỡng cũng là bạn già, có lẽ rất lâu mới gặp lại nhau. Dù gặp nhau hằng ngày, Khổng Tử không nên xỉ nhục và trách mắng người ta như thế. Hơn nữa, ở đây rõ ràng là Khổng Tử nói năng thô lỗ và có hành vi thô bạo. Nhân ái và lễ nghĩa không cho phép ta đối xử như thế dù đối với ai.

Nói tóm lại, Khổng Tử có một vài khuyết điểm mặc dầu bao thế kỷ Khổng tử được tôn sùng như một vị thánh.
Nguyễn Thiên Thụ
Ngày 7 tháng 5 năm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét