-Cuộc sống đang đòi hỏi sự chín chắn chứ không chỉ sự nhanh nhạy
.SGTT.VN
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt nói về hiện tượng tân bộ trưởng bộ
Giao thông vận tải Đinh La Thăng – người được một vài tờ báo bình chọn
là “nhân vật của năm 2011” – về cách giải quyết bài toán giao thông của
năm 2012 và bàn luận mối quan hệ giữa phát ngôn và hành động của người
lãnh đạo... Ông Bạt nói:
Việc
xuất hiện một cách nhanh nhẹn hơn, một cách bộc trực hơn, bằng những
lời nói quyết đoán hơn của bộ trưởng Đinh La Thăng gây cho xã hội một ấn
tượng, khiến ông được một vài tờ báo bình chọn là nhân vật của năm.
Nhưng tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông của năm 2011 vẫn không
được cải thiện. Tôi nghĩ rằng sự nhanh nhẹn, sự thẳng thắn, sự bộc trực
là một trong những phẩm chất cần thiết trong một thời đại mà người ta
đòi hỏi các nhà chính trị phải có quan điểm riêng của mình, có phong
cách riêng của mình.
Tuy
nhiên, điều tôi muốn nói là chúng ta đang sống trong một thời đại mà
cuộc sống không chỉ cần sự nhanh nhẹn, sự bộc trực, mà trước hết đòi hỏi
phải chín chắn. Dân trí bây giờ cao. Dân trí cao không phải là sự thông
minh của một vài cá nhân tập hợp lại, mà dân trí cao là bởi vì thời đại
của chúng ta có những phương tiện để tất cả các yếu tố khôn ngoan đều
được cung cấp lập tức và có những sự liên kết ngay lập tức bằng truyền
thông. Tôi nghĩ nếu có thêm sự chín chắn thì hình ảnh của các bộ trưởng
sẽ đẹp hơn, sẽ trọn vẹn hơn và có lẽ hiệu ứng chính trị của nó tốt hơn.
Nếu
cho rằng vấn đề giao thông thuộc tầm giải quyết của bộ Giao thông vận
tải thì bộ trưởng Đinh La Thăng chắc hẳn đang phải chịu một cái gánh
trách nhiệm quá nặng và không thể giải quyết được?
Tôi
nghĩ rằng, không có vấn đề gì trong cuộc sống là thuộc về trách nhiệm
một bộ. Tôi không thích một chút nào thuật ngữ “tư lệnh ngành”. Tư lệnh
ngành làm biệt lập từng ngành và làm cho gánh nặng của các bộ trưởng
nặng hơn.
Vấn
đề giao thông là một vấn đề điển hình của sự không biệt lập của một
ngành. Không có vấn đề biệt lập, và không nên chia cắt các vấn đề của
Nhà nước theo cơ cấu Chính phủ, cơ cấu của Nhà nước và Chính phủ phải
tuân thủ các đòi hỏi của cuộc sống.
Theo dự cảm của ông, vấn đề giao thông sẽ diễn biến thế nào trong năm 2012?
Nó
sẽ hợp lý dần lên. Bản chất của bài toán giao thông là ý thức của con
người về tham gia giao thông, đó là sự phát triển dân trí. Ở khía cạnh
nào đó, dân trí là sự phát hiện ra lỗi lầm của chính mình. Chắc chắn
nhân dân sẽ phát hiện ra lỗi lầm của chính mình khi tai hoạ đã dạy họ
những bài học đủ để họ nhận thức, đấy là cái quan trọng nhất. Cái quan
trọng thứ hai là chúng ta đủ tiền để đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông. Và cái đấy cũng chỉ có được khi chúng ta ý thức về đô thị
hoá là gì, và tìm ra được con đường đúng đắn nhất để tiếp cận với khái
niệm đô thị.
Tất
cả các nước đều đi qua những giai đoạn sai lầm, bởi vì ít tiền, cơ sở
hạ tầng tốt thì được đầu tư vào đô thị và nó thu hút con người đến đó.
Tất cả các dòng di dân từ phương Đông sang phương Tây, từ các nước lạc
hậu sang châu Âu, sang Mỹ là kết quả của đô thị hoá. Bởi vì xét trên
phạm vi toàn cầu thì châu Âu và nước Mỹ là đô thị.
Quả
là bài toán giao thông rất khó giải, giao thông ùn tắc, tai nạn tăng,
nhân dân bức xúc, các đại biểu Quốc hội cũng bức xúc. Nhưng giải quyết
bằng các biện pháp mạnh tay một chút như giảm giờ làm, phân làn cưỡng
bức cũng tạo ra bức xúc?
Chúng
ta không có cách gì làm ngay. Đừng đòi hỏi bộ trưởng Đinh La Thăng phải
giải quyết triệt để vấn đề ùn tắc giao thông. Chúng ta đã khoác lên cổ
ông ấy một gánh nặng không có khả năng giải quyết. Chắc chắn là bộ
trưởng Đinh La Thăng sẽ rời khỏi bộ Giao thông trong một trạng thái
không giải quyết được một cách triệt để chuyện liên quan đến ùn tắc giao
thông. Tôi đã có khoảng 15 năm làm việc tại ngành giao thông, nó ùn tắc
ngay từ những năm tôi còn làm việc ở đấy. Chúng ta đã từng ùn tắc xe
đạp (tôi đã từng phải vác xe đạp lên đầu để cùng vợ tôi thoát ra khỏi
đám đông ùn tắc), và bây giờ là ùn tắc xe máy, ôtô. Vấn đề không phải
sai ở chỗ là nhiều xe quá, mà vì chúng ta càng ngày càng tập trung quá
nhiều người vào đô thị, nên nhiều người quá thì nhiều xe quá. Nếu thay
ôtô bằng xe máy thì chúng ta đã từng có ùn tắc xe máy, thay xe máy bằng
xe đạp thì chúng ta cũng đã từng ùn tắc xe đạp.
Vấn
đề nằm bên ngoài bộ Giao thông vận tải, đấy là các quan niệm của chúng
ta về đô thị. Cái đó giải quyết được bằng cách kéo giãn cuộc sống ra.
Đưa các trường đại học ra khỏi thủ đô, hạn chế những công trình cao tầng
ở trong trung tâm… Chúng ta đã từng thảo luận về chuyện này, nhưng sau
đó do sức ép của phát triển kinh tế, sức ép của kinh doanh, sức ép của
đất đai mà chúng ta buộc phải tảng lờ. Bây giờ thấy tảng lờ không được
thì chúng ta phải quay trở lại quy hoạch cuộc sống. Quy hoạch cuộc sống
trước hết là quy hoạch mật độ tập trung dân cư. Chúng ta phải xây dựng
một hệ thống quan niệm khác.
Một
số chính khách trước đó cũng có những phát ngôn, đặt ra những mục tiêu
ấn tượng, đưa ra những cách làm mang tính cách mạng. Nhưng kết quả không
được như lời nói. Ông có thể lý giải về điều này?
Phần
nhiều các nhà chính trị ít khi làm được những điều mình muốn, bởi cuộc
sống nhiều khi không thuận với ý nghĩ của họ. Cho nên chất lượng của một
nhà chính trị trước hết thể hiện ở chỗ có nắm bắt được cái anh định làm
thì cuộc sống có ủng hộ không và tại sao cuộc sống lại ủng hộ. Tính
tương thích, tính phù hợp giữa cái định làm với đòi hỏi của cuộc sống là
phẩm chất quan trọng số một của một nhà điều hành, một nhà chính trị
hàm bộ trưởng trở lên.
Còn
nếu ý muốn của anh không thích hợp với năng lực của cuộc sống, với
quyền lợi trước mắt của cuộc sống thì sẽ thất bại, mặc dù có thể cá nhân
anh đúng. Lỗi cao nhất của một nhà chính trị là không đoán định được,
không đánh giá được, không xấp xỉ được năng lực của cuộc sống, hay phản
ánh sai cái đòi hỏi của cuộc sống.
Nhiều
nhà chính trị của Việt Nam từng nói: vướng trên, vướng dưới, muốn đổi
mới nhưng khó lắm. Vướng ở đây có thể là cơ chế, cấp trên, cấp dưới, rồi
nhận thức của người dân cũng không dễ chấp nhận cái mới... Nếu đúng như
vậy thì nhà chính trị phải làm gì?
Không
ở đâu trên thế giới có nhà chính trị nào tự do. Bản chất của hoạt động
chính trị, nhất là hoạt động chính trị với tư cách là nhà quản trị nhà
nước, chính là giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong sự ràng buộc và
kiềm chế lẫn nhau của các lực lượng của cuộc sống. Ở những nhà nước
hiện đại, sự ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau ấy được cấu tạo trở thành
quy tắc nhà nước. Vì thế cho nên đã là một nhà chính trị thì phải giải
quyết các công việc của mình trong sự ràng buộc, trong sự giăng mắc,
trong việc thu xếp các mâu thuẫn tự nhiên vốn có một cách chính đáng của
cuộc sống.
HOÀNG SA (THỰC HIỆN)
- Mỗi ngày 26 người chết vì tai nạn giao thông (NLĐ).- Công trình… trả nợ! (TVN).-Thư của một bác sĩ gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng (Bee.net 14-1-12) -- Nhưng hình như Bộ trưởng Thăng chỉ viết thư chứ không đọc thư?
Kết tội Nữ thần
Kỳ Văn Cục
Kết tội Nữ thần
- TRẦN HUY THUẬN: VỀ MỘT CHỮ CỦA TỔNG BÍ THƯ (Nguyễn Trọng Tạo). - Trương Quang Đệ – Suy nghĩ về những ý kiến của Thầy Hoàng Tụy: Cội nguồn của những khó khăn bất ổn hiện nay – (viet-studies). - Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống (Tia Sáng).
- Báo chí: trăm hoa đua nở rồi lụi tàn — (Phan Thế Hải). – 2 tuần, 2 lỗi đính chính. Thê thảm — (Mạnh Quân).
- Phỏng vấn của Phạm Thị Hoài: La Thành – Sự điêu tàn của văn hoá (Procontra).
- Bổ nhiệm 17 thẩm phán TAND Tối cao (PLTP).
- PHÁT HIỆN CA VIÊM NÃO NGUY HIỂM (TN). - CA VIÊM NÃO MÔ CẦU ĐẦU TIÊN Ở MIỀN BẮC (NLĐ). - Rớt nước mắt ăn Tết chay với nhà chùa… (Bee). - Đón Tết cùng người Mông trên đỉnh Phá Kháo (DT). – Sao Việt hào hứng với “Tết làm điều hay” (TN). – Tết sớm ở Trại giam số 5 (DT). - Ấm áp những chuyến xe nghĩa tình (TT).
- ‘Cả nhà chỉ có 5-7 trăm nghìn lo Tết’ (VNN).Hải quân Thái cứu chó sắp làm đồ nhậu ở Việt Nam: Thai navy rescues 750 dogs destined for cooking pots in Vietnam (AP WP 12-1-12)
- Chuyện lạ ở rừng cấm (Bee). Phan Hồng Giang: Cô giáo quá lời, nữ sinh tử nạn (viet-studies 14-1-12) ◄
Giữ cho văn hóa còn thì đất nước còn (TVN 14-1-12) -- P/v của Nguyễn Thị Ngọc Hải- Nóng dịch vụ thuê người xông đất đầu năm (VNE).Giữ tâm bình an trong sóng gió (TP 14-1-12) -- P/v nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết "Bóng đêm" của Ma Văn Kháng (VNCA 13-1-12)
Cái tết buồn trong một truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan (VNCA 13-1-12)
Về quê khi chưa nuối tiếc (TTVH 14-1-12) -- Về cuốn sách mới ra của Huỳnh Như Phương
Ở Florida làm mứt, diễn cải lương đón Tết (VnEx 13-1-12)
Olivia Munn khỏa thân vì động vật (VnMedia 14-2-12) -- Nếu là tĩnh vật, tôi sẽ ganh tị.
Báo Toronto Star khen khách sạn Metropole : Hanoi’s Magnificent Metropole Hotel (Toronto Star 13-1-12)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét