Quan
chức này cũng nói rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể là nhằm cố
gắng "hạn chế sự tiếp cận trong khu vực". Đô đốc Jonathan Greenert, Tư
lệnh phụ trách các hoạt động của Hải quân Mỹ, đã thẳng thắn nói về việc
đối phó với sức mạnh tiềm năng của Trung Quốc khi nước này tiếp tục
tăng cường quân sự bao gồm cả nỗ lực gia tăng trang bị nhiều tàu chiến
và các vũ khí chống tàu.
Phát
biểu mà Đô đốc Greenert đưa ra xuất hiện sau một tuần khi Tổng thống Mỹ
Obama công bố chiến lược quân sự mới trong đó nhấn mạnh, các lực lượng
Mỹ sẽ điều chỉnh cơ cấu và lực lượng, tập trung vào châu Á và Trung
Đông. Chiến lược mà ông Obama đưa ra có đề cập tới việc Trung Quốc như
một "cường quốc khu vực" và vì thế có thể ảnh hưởng tới an ninh Mỹ
"trong nhiều cách khác nhau".
Xuất hiện tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), Đô đốc Greenert đã nói cụ thể hơn: “Về
lâu dài, Trung Quốc sẽ có khả năng lớn nhất, tôi nghĩ như vậy, để ảnh
hưởng tới các động lực kinh tế và an ninh khắp khu vực và có lẽ cả thế
giới". "Sức
mạnh kinh tế của họ đã gia tăng. Họ có khả năng khu vực rất lớn và năng
lực ấy đang phát triển. Trong những hoàn cảnh nhất định, khả năng ấy có
thể hạn chế sự tiếp cận trong khu vực".
Ông Greenert cho biết, Hải quân Mỹ đã triển khai 100 trong số 285 tàu của mình, và nửa số đó là ở Tây Thái Bình Dương. "Khoảng một nửa số tàu được triển khai cho các lực lượng hải quân ở trong và xung quanh Nhật Bản",ông nhấn mạnh. “Đó
là lực lượng hiện đại nhất chúng tôi có, những tuần dương hạm và tàu
khu trục tối tân, hậu cần hay chiến tranh chống ngầm. Và chúng tôi kiểm
tra cẩn trọng các thủy thủ, chỉ huy. Chúng tôi đặt lực lượng tốt nhất
của mình ở Tây Thái Bình Dương".
Đô
đốc Mỹ nghi ngờ rằng, Trung Quốc - vốn bị cho là tổ chức các cuộc tấn
công ảo vào mạng lưới máy tính công nghiệp và quân sự Mỹ - cũng đang
hướng mục tiêu vào các tàu trên biển. “Khu
vực đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là Tây Thái Bình Dương, nơi chiếm
phần lớn đầu tư vào mạng lưới ảo của chúng tôi hiện tại cũng như tương
lai", ông nói.
Điều
mà Đô đốc Greenert không đả động tới là tương lai hạm đội hải quân.
Chiến lược quốc phòng mới đặt ra mục tiêu thu gọn quân đội hơn so với
mức 1,4 triệu lực lượng tại ngũ. Theo giới phân tích, Hải quân Mỹ đang
đối mặt với viễn cảnh duy trì lực lượng ít hơn 300 tàu trong nhiều năm,
cho dù mục tiêu của họ là 320 tàu hoặc nhiều hơn.
Max
Boot, nhà phân tích của Hội đồng Đối ngoại Mỹ, người đang cố vấn cho
chiến dịch tranh cử tổng thống của Mitt Romney, cho hay, một số nước
láng giềng của Trung Quốc đang nhìn vào động thái từ Mỹ. “Hải
quân Trung Quốc ngày càng trở nên tích cực hơn trong nỗ lực hất cẳng
hải quân Philippines, Nhật Bản và những cường quốc địa phương khác để mở
rộng chủ quyền Trung Quốc ra ngoài những gì luật pháp quốc tế cho
phép", ông Boot khẳng định. “Mọi
người đều muốn thấy Trung Quốc trỗi dậy hòa bình. Nhưng chúng ta cũng
chứng kiến khuynh hướng quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc với
những tuyên bố mạnh mẽ từ quân đội Trung Quốc nhằm gây chiến chống lại
Mỹ".
Ông nhấn mạnh: “Tôi
nghĩ chúng ta phải duy trì sự cân bằng quyền lực ở Thái Bình Dương.
Nhưng không may, ít nhất lúc này, tôi thấy cán cân thiên về phía bất lợi
cho Mỹ. Và tôi vẫn thấy điều đó trừ khi chúng ta tăng cường chi tiêu
quốc phòng và mở rộng quy mô hải quân".
Trong
khi đó, Richard Betts, cũng là nhà phân tích trong hội đồng, người làm
việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Walter Mondale thì nói, Hải
quân Mỹ vẫn là vô địch thế giới. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: “Nếu
sứ mệnh của Mỹ là cảnh sát toàn cầu, là kiểm soát toàn bộ vùng xung đột
trên thế giới, thì ngân sách quốc phòng của chúng ta hiện tại không đủ
lớn".
Tuần
trước, tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chiến lược quốc
phòng mới, trong đó tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến lược mới hứa hẹn việc tăng cường sức mạnh Mỹ trong khu vực để đối
phó với các khả năng trỗi dậy của Trung Quốc kể cả khi các lực lượng Mỹ
rút lui ở nơi nào đó trên toàn cầu.
Theo
chiến lược này, Mỹ sẽ vẫn duy trì các căn cứ lớn tại Nhật Bản và Hàn
Quốc, đồng thời triển khai lính thủy đánh bộ, tàu hải quân và máy bay
tới vùng phía bắc của Australia. Tài liệu này còn kêu gọi các lực lượng
Bộ binh, Hải quân, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ cần phối hợp các
nguồn lực để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các nước như Trung Quốc hay
Iran khi cố cản trở sự tiếp cận của Mỹ với Biển Đông, vịnh Ba Tư và các
khu vực chiến lược khác.
Thái An (theo Washingtontimes)
-Biển Đông: Cơ quan nghiên cứu Mỹ công bố báo cáo Biển Đông (SGTT 11-1-12) TOÀN VĂN BÁO CÁO:Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea (Center for New American Century Jan 2012) Nhiều bài đáng đọc của Taylor Fravel, Ian Storey, etc.. ◄◄
-- Toàn văn chiến lược quân sự mới của Mỹ (NCBĐ). – Lời khuyên năm bước cho Mỹ ở Biển Đông– (BBC). Nói về 115 trang tài liệu này: Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea(CNAS). - CNAS ra báo cáo về biển Đông (TN). –Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và biển Đông – (RFA). – Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông (ATO/ Ba Sàm). Dịch từ bài: Call for US naval build-up in South China Sea (Asia Times). - Khởi động xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (VNN). – Hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (TT). -DUY TRÌ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU CỦA MỸ: NHỮNG ƯU TIÊN CHO QUỐC PHÒNG THẾ KỶ 21 – Phần 2 basam--THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM DUY TRÌ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU CỦA MỸ: NHỮNG ƯU TIÊN CHO
QUỐC PHÒNG THẾ KỶ 21 Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ tư, ngày 11/1/2012
(Bộ Quốc phòng Mỹ) (phần cuối) NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG MỸ Để bảo vệ những lợi
VỀ MỐI QUAN HỆ KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG – Phần cuối basam-THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ MỐI QUAN HỆ KÌNH ĐỊCH MỸ-TRUNG Tài liệu tham khảo
đặc biệt Thứ tư, ngày 11/1/2012 (phần cuối) TTXVN (Angiê 5/1) Trung Quốc
là người thắng trong cuộc chiến Irắc Độ tin cậy về tài chính cũng như
ngoại giao của Mỹ đã suy yếu so với của Trung
Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông basam-Asia
Times Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông Tác giả:
Jim Lobe Người dịch: Đỗ Quyên 12-1-2012 WASHINGTON – Trong khi thế giới
dành phần lớn sự chú ý vào căng thẳng Mỹ-Iran ở eo biển Hormuz, thì một
viện nghiên cứu quan trọng lại đang kêu gọi Washington
-- - China could limit access in Asia-Pacific: U.S. naval officer (Mainichi). – Hải quân Mỹ tuyên bố đảm bảo tự do Biển Đông (VNN). – Hải quân Mỹ có cần thêm tàu chiến để chống lại Trung Quốc? Does US Navy Need More Ships to Counter China? (AOL Defence). - Mỹ – Trung trong cuộc đua ăn miếng trả miếng (VNN). –Mỹ hướng về châu Á: Nói dễ hơn làm! (TVN/Foreign policy). -Mỹ hướng Đông: Nói dễ hơn làm! -- TVN
--BNG nói về chiến lược mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại CA-TBD --
-Nguồn:-Toàn văn chiến lược quân sự mới của Mỹ Chiến lược quân sự mới của Mỹ (Defense Strategic Guidance) do Tổng thống Obama và giới chức quốc phòng Mỹ công bố ngày 5/1/2012 với nội dung chính là điều chỉnh trọng tâm từ Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương. Phần 1 của Chiến lược: Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ: Những ưu tiên cho quốc phòng thế kỷ 21.
NHÀ TRẮNG
OASINHTƠN Ngày 3/1/2012
Quốc
gia của chúng ta đang trong một thời điểm chuyển tiếp. Nhờ những sự hy
sinh lớn lao của các quân nhân nam, nữ của chúng ta, chúng ta đã kết
thúc có trách nhiệm cuộc chiến tranh ở Irắc, đưa Al Qaeda vào con đường
thất bại - kể cả thực thi công lý với Osama bin Laden – và đạt được tiến
bộ đáng kể ở Ápganixtan, cho phép chúng ta bắt đầu chuyển giao trách
nhiệm cho Ápganixtan. Đồng thời, chúng ta phải sắp xếp lại trật tự ngôi
nhà tài chính của chúng ta ở trong nước và khôi phục sức mạnh kinh tế
dài hạn của chúng ta. Vì mục đích đó, Đạo luật Kiểm soát ngân sách 2011
đã yêu cầu giảm chi phí liên bang, kể cả chi phí quốc phòng. Với tư cách
là Tổng tư lệnh, tôi quyết định rằng chúng ta phải đáp ứng những thách
thức của thời điểm này một cách có trách nhiệm và chúng ta nổi lên thậm
chí còn mạnh hơn theo cách duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, duy trì
ưu thế quân sự của chúng ta, và giữ lời hứa với binh sĩ, các gia đình
quân nhân và cựu chiến binh của chúng ta. Do vậy, tôi chỉ đạo bản đánh
giá này nhằm xác định rõ những lợi ích chiến lược của chúng ta và chỉ
dẫn nhũng ưu tiên và chi phí phòng thủ của chúng ta trong những năm
tới. Đánh giá này đã được định hình bởi những lợi ích an ninh quốc gia
lâu dài của Mỹ. Chúng ta tìm kiếm an ninh của quốc gia, của các đồng
minh và các đối tác của chúng ta. Chúng ta tìm kiếm sự thịnh vượng bắt
nguồn từ một hệ thống kinh tế quốc tế mở cửa và tự do. Và chúng ta tìm
kiếm một trật tự quốc tế công bằng và bền vững ở đó các quyền lợi và
trách nhiệm của các quốc gia và các dân tộc được duy trì, đặc biệt các
quyền cơ bản của mọi con người. Quả thực, khi chúng ta kết thúc các cuộc
chiến tranh của ngày nay, chúng ta sẽ tập trung vào một loạt rộng rãi
hơn những thách thức và cơ hội, kể cả an ninh và thịnh vượng của châu
Á-Thái Bình Dương. Khi một thế hệ mới khắp Trung Đông và Bắc Phi đòi hỏi
các quyền lợi chung của họ, chúng ta ủng hộ cải cách chính trị và kinh
tế và làm sâu sắc thêm các quan hệ đối tác để đảm bảo an ninh khu vực.
Trái với tầm nhìn đầy sát khí của những kẻ cực đoan bạo lực, chúng ta
tham gia cùng các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới để xây dựng
khả năng của họ thúc đẩy an ninh, thịnh vượng, và nhân phẩm. Và khả năng
ngày càng tăng của các đồng minh và đối tác, như được thể hiện trong sứ
mệnh thành công để bảo vệ người dân Libi, tạo ra những cơ hội mới cho
việc chia sẻ gánh nặng.
Đáp
ứng những thách thức này không thể chỉ là công việc của quân đội chúng
ta, điều là lý do tại sao chúng ta đã tăng cường tất cả các công cụ của
sức mạnh Mỹ, bao gồm ngoại giao và phát triển, tình báo và an ninh nội
địa. Tiến về phía trước, chúng ta cũng sẽ nhớ những bài học của lịch sử
và tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ, khi quân đội của chúng ta bị
để trong tình trạng không được chuẩn bị tốt cho tương lai. Khi chúng ta
kết thúc các cuộc chiến tranh hiện nay và định hình lại Các lực lượng
vũ trang của chúng ta, chúng ta sẽ đảm bảo rằng quân đội của chúng ta là
nhanh nhạy, linh hoạt, và sẵn sàng cho một loạt đầy đủ các sự việc bất
ngờ. Đặc biệt, chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư vào những khả năng thiết yếu
cho thành công tương lai, bao gồm tình báo, giám sát và do thám; chống
khủng bố; chống vũ khí hủy diệt hàng loạt; hoạt động trong môi trường
chống tiếp cận; và thắng thế trên tất cả các lĩnh vực, kể cả không gian
mạng. Quan trọng nhất, chúng ta sẽ giữ lời hứa với các binh sĩ, các gia
đình quân nhân và các cựu chiến binh của chúng ta những người đã mang
gánh nặng của một thập kỷ chiến tranh và những người làm cho quân đội
chúng ta trở thành quân đội giỏi nhất trên thế giới. Mặc dù chúng ta
phải đưa ra những lựa chọn tài chính khó khăn, chúng ta sẽ tiếp tục ưu
tiên những nỗ lực tập trung vào các thương binh, sức khỏe tâm thần và
các gia đình. Và khi các cựu chiến binh mới nhất của chúng ta quay trở
lại với cuộc sống dân sự, chúng ta tiếp tục có một cam kết theo đạo lý –
với tư cách là một chính phủ và một quốc gia – đem lại cho các cựu
chiến binh của chúng ta sự chăm sóc, những lợi ích và cơ hội việc làm mà
họ xứng đáng được hưởng. Những lựa chọn tài chính mà chúng ta đối mặt
là những lựa chọn khó khăn, nhưng không nên có sự nghi ngờ - ở nước Mỹ
đây và trên khắp thế giới – chúng ta sẽ duy trì Các lực lượng vũ trang
của chúng ta là lực lượng chiến đấu được huấn luyện tốt nhất, được lãnh
đạo tốt nhất và được trang bị tốt nhất trong lịch sử. Và trong một thế
giới đang thay đổi đòi hỏi sự lãnh đạo của chúng ta, Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ sẽ vẫn là sức mạnh lớn nhất vì tự do và an ninh mà thế giới từng biết
đến.
Barack Obama
BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG
1000 DEFENSE PENTAGON
WASHINGTON , DC 20301-1000
Ngày 5/1/2012
Tôi
công bố đường lối chỉ đạo chiến lược mới đối với Bộ Quốc phòng để nêu
rõ những ưu tiên cho một nền quốc phòng thế kỷ 21 duy trì sự lãnh đạo
toàn cầu của Mỹ. Đường lối chỉ đạo này phản ánh đường hướng chiến lược
của tổng thống đối với Bộ Quốc phòng và đã được sự thấm nhuần sâu sắc
của ban lãnh đạo dân sự và quân sự Bộ Quốc phòng, bao gồm các Tham mưu
trưởng liên quân, các Bộ trưởng các Bộ thuộc Bộ Quốc phòng, và các Chỉ
huy Chiến đấu. Đất nước này đang ở vào một bước ngoặt chiến lược sau một
thập kỷ chiến tranh và do vậy chúng ta đang định hình một Lực lượng
liên quân chủng cho tương lai sẽ nhỏ hơn và gọn nhẹ hơn, nhưng sẽ nhanh
nhạy, linh hoạt, sẵn sàng và tiên tiến về công nghệ. Nó sẽ có những khả
năng mũi nhọn, tận dụng lợi thế công nghệ, phối hợp và làm việc qua mạng
của chúng ta. Nó sẽ được lãnh đạo bởi các nhà chuyên nghiệp được thử
thách qua chiến trận và có năng lực cao nhất. Nó sẽ có sự hiện diện trên
toàn cầu chú trọng đến châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông trong khi
vẫn đảm bảo khả năng của chúng ta duy trì các cam kết phong thủ của
chúng ta với châu Âu, và tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác
khắp tất cả các khu vực. Nó sẽ duy trì khả năng cúa chúng ta tiến hành
các sứ mệnh mà chúng ta đánh giá là quan trọng nhất đối với việc bảo vệ
các lợi ích quốc gia cốt lõi của chúng ta: đánh bại Al Qaeda và các chi
nhánh của tổ chức này cũng như thành công trong các cuộc xung đột hiện
tại; ngăn chặn và đánh bại sự xâm lược của các đối thủ, kể cả những kẻ
tìm cách ngăn cản việc triển khai sức mạnh của chúng ta; chống vũ khí
hủy diệt hàng loạt; hoạt động có hiệu quả trong không gian mạng, không
gian vũ trụ và khắp tất cả các lĩnh vực; duy trì một sự răn đe hạt nhân
an toàn và có hiệu quả; và bảo vệ nội địa. Các lực lượng liên quân chủng
sẽ được chuẩn bị để đương đầu và dánh bại cuộc xâm lược ở bất cứ đâu
trên thế giới. Nó sẽ có khả năng tăng quân và tái lập các lực lượng và
các khả năng, đảm bảo rằng chúng ta có thể đáp ứng bất cứ mối đe dọa nào
trong tương lai, bằng cách đầu tư vào con người và một cơ sở công
nghiệp hùng mạnh của chúng ta. Đó sẽ vẫn là quân đội thiện chiến nhất
thế giới.
Leon Panetta
LỜI GIỚI THIỆU
Mỹ
đóng một vai trò lãnh đạo trong việc thay đổi hệ thống quốc tế trong 65
năm qua. Làm việc với các quốc gia có chung ý kiến, Mỹ đã tạo ra một
thế giới an toàn hơn, ổn định hơn, và thịnh vượng hơn cho nhân dân Mỹ,
cho các đồng minh của chúng ta, và cho các đối tác của chúng ta trên
khắp toàn cầu so với trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trong thập kỷ
qua, chúng ta đã tiến hành các hoạt động mở rộng ở Irắc và Ápganixtan và
mang lại sự ổn định cho hai nước đó và đảm bảo cho những lợi ích của
chúng ta. Khi chúng ta giảm bớt một cách có trách nhiệm hai hoạt động
này, thực hiện các biện pháp để bảo vệ sự sống còn về kinh tế của dân
tộc chúng ta, và bảo vệ những lợi ích của chúng ta trong một thế giới
đang thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải đối mặt với một bước ngoặt.
Điều này xứng đáng có một sự đánh giá về chiến lược quân sự của Mỹ dưới
ánh sáng của một môi trường địa chính trị đang thay đổi và những hoàn
cảnh tài chính đang thay đổi của chúng ta. Đánh giá này phản ánh phương
hướng chiến lược của Tổng thống đối với Bộ Quốc phòng và được sự thấm
nhuần sâu sắc bởi ban lãnh đạo dân sự và quân sự của Bộ Quốc phòng, bao
gồm các Tham mưu trưởng Liên quân, các Bộ trưởng các bộ trực thuộc Bộ
Quốc phòng, và các Chỉ huy Chiến đấu. Từ sự đánh giá đó chúng ta đã phát
triển được một chiến lược phòng thủ làm chuyển biến thiết chế quốc
phòng của chúng ta từ chú trọng vào hai cuộc chiến tranh hiện nay sang
chuẩn bị ứng phó với những thách thức trong tương lai, bảo vệ hàng loạt
rộng rãi những lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thúc đẩy những nỗ lực
của Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lại và cải cách, và ủng hộ vấn đề cấp
bách về an ninh quốc gia là giảm bớt thâm hụt thông qua mức chi phí quốc
phòng thấp hơn. Văn kiện hướng dẫn chiến lược này miêu tả môi trường an
ninh dự kiến và các sứ mệnh quân sự then chốt mà Bộ Quốc phòng (DoD) sẽ
chuẩn bị. Nó được dự định là bản kế hoạch chi tiết cho Lực lượng liên
quân chủng vào năm 2020, cung cấp một loạt quy tắc sẽ góp phần hướng dẫn
những quyết định liên quan đến quy mô và định hình lực lượng về chương
trình tiếp theo và chu kỳ ngân sách, và làm nổi bật lên một số nguy cơ
chiến lược có thể gắn liền với chiến lược đã được đề xuất.
Môi trường an ninh toàn cầu gây thách thức
Môi
trường an ninh toàn cầu gây ra một loạt ngày càng phức tạp các thách
thức và cơ hội theo đó tất cả các yếu tố trong sức mạnh quốc gia của Mỹ
phải được vận dụng. Việc tiêu diệt Osama Bin Laden và bắt giữ hoặc tiêu
diệt nhiều nhà lãnh đạo cao cấp khác của Al Qaeda đã làm cho tổ chức này
giảm bớt khả năng của nó. Tuy nhiên, Al Qaeda và các chi nhánh của nó
vẫn hoạt động ở Pakixtan, Ápganixtan, Yêmen, Xômani, và những nơi khác.
Nói rộng hơn, các phần tử cực đoan bạo lực sẽ tiếp tục đe dọa những lợi
ích, các đồng minh, các đối tác, và đất nước Mỹ. Địa điểm chủ yếu của
những mối đe dọa này là Nam Á và Trung Đông. Với việc phổ biến công nghệ
hủy diệt, các phần tử cực đoan này có khả năng gây ra các mối đe dọa
khủng khiếp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và sự thịnh vượng của
chúng ta. Trong tương lai có thể thấy trước, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện
một đường hướng tích cực để chống lại các mối đe dọa này bằng cách giám
sát các hoạt động của các mối đe dọa phi nhà nước rộng rãi trên thế
giới, làm việc với các đồng minh và đối tác nhằm thiết lập sự kiểm soát
đối với các vùng lãnh thổ chưa được quản lý, và trực tiếp tấn công các
tổ chức và những cá nhân nguy hiểm nhất khi cần thiết. Những lợi ích
kinh tế và an ninh của Mỹ được gắn chặt với sự phát triển trong vòng
cung kéo dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á sang khu vực Ấn Độ Dương
và Nam Á, tạo ra một sự kết hợp những thách thức và cơ hội đang gia
tăng. Vì vậy, trong khi quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh
toàn cầu, chúng ta sẽ nhất thiết cân bằng lại đối với khu vực châu
Á-Thái Bình Dương . Các mối quan hệ của chúng ta với các đồng minh châu Á
và các đối tác then chốt là mang tính quyết định đối với sự ổn định và
tăng trưởng trong tương lai của khu vực. Chúng ta sẽ chú trọng tới những
liên minh hiện tại của chúng ta, các liên minh tạo nền tảng mang tính
sống còn đối với an ninh của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cũng sẽ mở
rộng các mạng lưới hợp tác của chúng ta với các đối tác đang nổi lên
trên khắp châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo khả năng tập thể và khả năng
đảm bảo những lợi ích chung. Mỹ cũng đang đầu tư vào mối quan hệ đối
tác chiến lược lâu dài với Ấn Độ để hỗ trợ khả năng của nước này trở
thành chiếc neo kinh tế khu vực và là quốc gia đảm bảo an ninh ở khu vực
Ấn Độ Dương rộng rãi hơn. Hơn nữa, chúng ta sẽ duy trì hòa bình trên
Bán đảo Triều Tiên bằng cách làm việc có hiệu quả với các đồng minh và
các nước khác trong khu vực nhằm ngăn chặn và chống lại sự khiêu khích
từ Bắc Triều Tiên, quốc gia đang tích cực theo đuổi chương trình vũ khí
hạt nhân.
Việc
duy trì hòa bình, ổn định, dòng chảy thương mại tự do, và ảnh hưởng của
Mỹ ở khu vực năng động này sẽ phụ thuộc một phần vào sự cân bằng cơ bản
về khả năng và sự hiện diện quân sự. Về lâu dài, sự nổi lên của Trung
Quốc như một cường quốc trong khu vực sẽ có khả năng ảnh hưởng đến nền
kinh tế Mỹ và an ninh của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Hai nước
chúng ta có lợi ích mạnh mẽ trong hòa bình và ổn định ở Đông Á và lợi
ích trong việc xây dựng mối quan hệ song phương hợp tác. Tuy nhiên, sự
gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải đi đôi với việc làm sáng
tỏ hơn những ý định chiến lược của nước này để tránh gây ra sự bất đồng
trong khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục có những đầu tư cần thiết để đảm bảo rằng
chúng ta duy trì sự tiếp cận khu vực và khả năng hoạt động tự do phù hợp
với những nghĩa vụ trong hiệp ước của chúng ta và với luật pháp quốc
tế. Làm việc chặt chẽ với mạng lưới đồng minh và đối tác của chúng ta,
chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy một trật tự quốc tế dựa trên các nguyên
tắc đảm bảo sự ổn định cơ bản và khuyến khích sự trỗi dậy hòa bình của
các cường quốc mới, sự năng động kinh tế, và sự hợp tác phòng thủ mang
tính xây dựng. Ở Trung Đông, phong trào Thức tỉnh Arập tạo ra cả cơ hội
lẫn thách thức chiến lược. Những thay đổi chế độ, cũng như những căng
thẳng bên trong và giữa các nước bị sức ép phải cải cách, gây ra sự bất
trắc trong tương lai. Nhưng chúng cũng có thể dẫn đến những chính phủ
mà, về lâu dài, có trách nhiệm hơn đối với những khát vọng chính đáng
của người dân của họ, và là các đối tác ổn định và đáng tin cậy hơn của
Mỹ. Những nỗ lực phòng thủ của chúng ta ở Trung Đông sẽ nhằm chống lại
các phần tử cực đoan bạo lực và xua tan những mối đe dọa, cũng như giữ
vững cam kết của chúng ta với các đồng minh và các nước đối tác. Mối
quan tâm đặc biệt là về việc phổ biến tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt
hàng loạt (WMD). Chính sách của Mỹ sẽ chú trọng vào an ninh vùng Vịnh,
cộng tác với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khi thích hợp, nhằm
ngăn chặn khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và chống lại các
chính sách gây bất ổn định của nước này. Mỹ sẽ làm việc này đồng thời
ủng hộ an ninh của Ixraen và hòa bình toàn diện ở Trung Đông. Để hỗ trợ
các mục tiêu này, Mỹ sẽ tiếp tục coi trọng sự hiện diện quân sự của Mỹ
và đồng minh tại - và ủng hộ - các nước đối tác trong và xung quanh khu
vực này .
Châu
Âu là nơi có một số đồng minh và đối tác đáng tin cậy nhất của Mỹ,
nhiều nước trong số đó đã hy sinh cùng với các lực lượng của Mỹ ở
Ápganixtan, Irắc, và các nơi khác. Châu Âu là đối tác chủ yếu của chúng
ta trong việc tìm kiếm an ninh toàn cầu và an ninh kinh tế, và vẫn sẽ
như vậy trong tương lai có thể nhìn thấy trước. Đồng thời, những thách
thức an ninh và các cuộc xung đột chưa được giải quyết vẫn còn dai dẳng ở
các khu vực thuộc châu Âu và Á–Âu, nơi Mỹ phải tiếp tục thúc đẩy an
ninh khu vực và sự hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương. Mỹ có những lợi ích
lâu dài trong việc ủng hộ hòa bình và thịnh vượng ở châu Âu cũng như
tăng cường sức mạnh và sinh lực của NATO, tổ chức mang tính quyết định
đối với an ninh của châu Âu và vượt ra ngoài châu lục này. Hầu hết các
nước châu Âu hiện là các quốc gia “sản xuất” an ninh chứ không phải
“tiêu thụ” an ninh. Kết hợp với việc rút quân ở Irắc và Ápganixtan, điều
này đã tạo ra một cơ hội chiến lược để cân bằng lại sự đầu tư quân sự
của Mỹ ở châu Âu, chuyển từ tập trung vào các cuộc xung đột hiện nay
sang tập trung vào những khả năng trong tương lai. Để phù hợp với bối
cảnh chiến lược đang phát triển này, tư thế của chúng ta ở châu Âu cũng
phải phát triển. Khi việc này diễn ra, Mỹ sẽ duy trì những cam kết trong
Điều 5 của chúng ta đối với an ninh đồng minh và thúc đẩy tăng cường
khả năng và khả năng hoạt động tương tác quốc tế cho các hoạt động của
liên minh. Trong kỷ nguyên eo hẹp về tài lực này, chúng ta cũng sẽ làm
việc với các đồng minh NATO để phát triển một đường hướng “Phòng thủ
Thông minh” nhằm phối hợp, chia sẻ, và chuyên môn hóa những khả năng cần
thiết để ứng phó với những thách thức của thế kỷ 21. Ngoài ra, sự can
dự của chúng ta với Nga vẫn có tầm quan trọng, và chúng ta sẽ tiếp tục
xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn trong các khu vực có lợi ích chung và
khuyến khích nước này trở thành quốc gia đóng góp trong hàng loạt rộng
rãi các vấn đề.
Việc
xây dựng khả năng quan hệ đối tác ở nơi khác trên thế giới cũng vẫn có
tầm quan trọng trong việc chia sẻ chi phí và trách nhiệm về sự lãnh đạo
toàn cầu. Trên khắp toàn cầu chúng ta sẽ tìm cách trở thành một đối tác
an ninh được lựa chọn, theo đuổi các mối quan hệ đối tác mới với số
lượng các quốc gia ngày càng tăng - trong đó có các nước ở châu Phi và
Mỹ Latinh – mà những lợi ích và quan điểm của các nước này đang hợp dần
vào một tầm nhìn chung về tự do, ổn định, và thịnh vượng. Bất cứ k hi
nào có thể, chúng ta sẽ phát triển những đường hướng đổi mới, chi phí
thấp, và ít dấu vết nhằm đạt được các mục tiêu an ninh của chúng ta, dựa
vào các cuộc tập trận, sự hiện diện luân phiên, và những khả năng tư
vấn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thương mại,
Mỹ, kết hợp với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới, sẽ tìm cách
bảo vệ quyền tự do tiếp cận khắp các tài sản chung toàn cầu - các khu
vực vượt ra ngoài quyền tài phán quốc gia tạo thành một chuỗi hệ thống
quốc tế kết nối mang tính sống còn. An ninh và thịnh vượng toàn cầu ngày
càng phụ thuộc vào dòng chảy hàng hóa tự do được vận chuyển bằng đường
hàng không hoặc đường biển. Các bên tham gia nhà nước và phi nhà nước
gây ra các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự tiếp cận các tài sản chung
toàn cầu, cho dù thông qua sự phản đối các chuẩn mực hiện tại hoặc các
đường hướng chống tiếp cận khác. Cả các bên tham gia nhà nước lẫn phi
nhà nước đều có khả năng và ý định hoạt động tình báo trên mạng và, có
khả năng, tấn công trên mạng vào nước Mỹ, với những ảnh hưởng có thể
nghiêm trọng đối với cả các hoạt động quân sự của chúng ta lẫn tổ quốc
của chúng ta. Sự gia tăng số lượng quốc gia hoạt động trên không gian
cũng dẫn đến một môi trường không gian ngày càng đông đúc và cạnh tranh,
đe dọa sự an toàn và an ninh. Mỹ sẽ tiếp tục đi đầu trong những nỗ lực
toàn cầu với các đồng minh và đối tác có khả năng để đảm bảo sự tiếp cận
và sử dụng những tài sản chung toàn cầu, cả bằng cách tăng cường các
chuẩn mực quốc tế về ứng xử có trách nhiệm lẫn bằng cách duy trì các khả
năng quân sự thích hợp và có khả năng hoạt động tương tác. Việc phổ
biến công nghệ hạt nhân, sinh học, và hóa học có khả năng phóng đại các
mối đe dọa do các bên tham gia nhà nước trong khu vực gây ra, tạo cho họ
tự do hành động hơn để thách thức những lợi ích của Mỹ. Sự tiếp cận của
các phần tử khủng bố với ngay cả các thiết bị hạt nhân có khả năng gây
ra những hậu quả tàn phá đối với nước Mỹ. Vì vậy, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp
tục tăng cường những khả năng của mình, hành động với một loạt đối tác
trong nước và nước ngoài, để tiến thành các hoạt động có hiệu quả chống
lại việc phổ biến WMD.
NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MỸ
NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG MỸ
Để
bảo vệ những lợi ích quốc gia của Mỹ và đạt được những mục tiêu của
Chiến lược an ninh quốc gia 2010 trong môi trường này, Lực lượng liên
quân chủng sẽ cần phải đánh giá lại khả năng của mình và đầu tư có chọn
lựa thêm nữa để thành công trong những nhiệm vụ sau:
• Chống chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh không chính quy.
Hành
động phối hợp với các phương tiện thể hiện sức mạnh quốc gia khác, lực
lượng quân sự Mỹ phải tiếp tục gây áp lực lên al-Qaeda cũng như các chi
nhánh và những người ủng hộ của nó, bất kể chúng ở đâu. Đạt được mục
tiêu cốt lõi của chúng ta là phá vỡ, chia cắt và đánh bại al- Qaeda
cũng như ngăn ngừa Ápganixtan khỏi lại trở thành một nơi trú ẩn an toàn
sẽ là trọng tâm cho nỗ lực này. Khi các lực lượng Mỹ rút dần khỏi
Ápganixtan, những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu của chúng ta
sẽ trở nên được phân bố rộng rãi hơn và sẽ có đặc điểm là một sự kết hợp
của hành động trực tiếp và hỗ trợ của lực lượng an ninh. Phản ánh những
bài học có được từ thập kỷ vừa qua, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và
duy trì những khả năng đã định thích ứng để chống chủ nghĩa khủng bố và
chiến tranh không chính quy. Chúng ta cũng sẽ vẫn cảnh giác trước những
mối đe dọa đến từ các tổ chức khủng bố đã được xác định khác, như
Hezbollah.
• Ngăn chặn và đánh bại xâm lược.
Các lực lượng Mỹ sẽ có khả năng ngăn chặn và đánh bại xâm lược từ bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào. Sự
răn đe đáng tin cậy bắt nguồn từ cả khả năng ngăn chặn một kẻ xâm lược
có thể đạt được các mục tiêu của mình lẫn từ khả năng bổ sung để bắt kẻ
xâm lược phải chịu những cái giá không thể chấp nhận được. Là một
quốc gia với những lợi ích quan trọng ở nhiều khu vực, các lực lượng của
chúng ta phải có khả năng ngăn chặn và đánh bại sự xâm lược của một đối
thủ lợi dụng cơ hội ở một khu vực ngay cả khi các lực lượng của chúng
ta đang bận tham gia vào một chiến dịch quy mô lớn ở nơi khác. Việc vạch
kế hoạch của chúng ta nhìn trước được những lực lượng có thể ngăn chặn
hoàn toàn những mục tiêu gây hấn của một quốc gia có khả năng trong một
khu vực bằng việc tiến hành một chiến dịch quân sự kết hợp trên khắp các
phạm vi: mặt đất, trên không, trên biển, trong không gian và trên mạng.
Điều này bao gồm khả năng bảo vệ lãnh thổ và dân cư cũng như tạo
điều kiện cho một cuộc chuyên tiếp sang sự cai trị ổn định trên một quy
mô nhỏ trong một khoảng thời gian giới hạn bằng các lực lượng thường
trực, và nếu cần thiết, trong một khoảng thời gian kéo dài bằng các lực
lượng động viên. Ngay cả khi các lực lượng của Mỹ bận tham gia vào một chiến dịch quy mô lớn ở một khu vực, họ
sẽ vẫn có thể ngăn không để cho một kẻ xâm lược lợi dụng cơ hội ở một
khu vực thứ hai đạt được những mục tiêu của chúng — hoặc bắt kẻ xâm lược
phải chịu những cái giá không thể chấp nhận được. Các lực lượng
của Mỹ sẽ lập kế hoạch tác chiến bất cứ khi nào có thể với các lực lượng
đồng minh và liên quân. Các lực lượng trên bộ của chúng ta sẽ sẵn sàng
đáp trả và tận dụng khả năng vận chuyển, sự hiện diện và triển khai
trước cân bằng để duy trì tính nhanh nhạy cần thiết cho việc tiếp tục
sẵn sàng cho một số khu vực nơi những xung đột như vậy có thể xảy ra.
• Triển khai sức mạnh bất chấp những thách thức chống tiếp cận/ ngăn chặn xâm nhập khu vực.
Để
răn đe một cách đáng tin cậy những đối thủ tiềm tàng và ngăn chúng đạt
được những mục tiêu của mình, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai sức
mạnh ở những khu vực mà sự tiếp cận và quyền tự do hoạt động của chúng
ta bị thách thức. Ở các khu vực này, những đối thủ tinh thông sẽ sử dụng
các khả năng không đối xứng, gồm chiến tranh điện tử và mạng, tên lửa
đạn đạo và tên lửa hành trình, các hệ thống phòng không tiên tiến, thủy
lôi và các phương pháp khác để làm rắc rối thêm tính toán hoạt động của
chúng ta. Những quốc gia như Trung Quốc và Iran sẽ tiếp tục theo đuổi
những biện pháp không tương xứng để chống lại các khả năng triển khai
sức mạnh cúa chúng ta, trong khi sự phổ biến nhanh của các vũ khí và
công nghệ tinh vi cũng sẽ mở rộng đến những bên tham gia phi quốc gia. Do
đó, quân đội Mỹ sẽ đầu tư như được yêu cầu để đảm bảo khả năng hoạt
động có hiệu quả của mình trong những điều kiện chống tiếp cận và ngăn
chặn xâm nhập khu vực (A2/AD). Điều này sẽ bao gồm việc thực hiện
Khái niệm tiếp cận hoạt động chung, duy trì khả năng dưới biển của chúng
ta, phát triển một loại máy bay tàng hình mới, cải thiện cảc hệ thống
phòng thủ tên lửa và tiếp tục những nỗ lực nâng cao sức phục hồi và tính
hiệu quả của các khả năng then chốt đặt cơ sở trên không gian.
• Chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Các
lực lượng Mỹ tiến hành một loạt những hoạt động nhằm vào việc ngăn ngừa
sự phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học. Những hoạt
động này bao gồm thực hiện Chương trình hợp tác giảm thiểu đe dọa
(Nunn-Lugar), cũng như kế hoạch và các chiến dịch xác định vị trí, giám
sát, theo dõi, ngăn chặn và đảm bảo sự an toàn của vũ khí hủy diệt hàng
loạt và các thành phần liên quan đến vũ khí hủy diệt
hàng loạt cũng như các biện pháp và phương tiện để tạo ra chúng. Chúng
cũng bao gồm một nỗ lực toàn chính phủ tích cực để phá vỡ tham vọng của
các quốc gia nhất quyết phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, gồm ngăn
chặn việc theo đuổi khả năng vũ khí hạt nhân của Iran. Trong sự cộng tác
với các bộ phận khác của Chính phủ Mỹ, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục đầu tư
vào các khả năng phát hiện, bảo vệ chống lại và phản ứng với việc sử
dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, nếu các biện pháp phòng ngừa thất bại.
• Tác chiến có hiệu quả trong không gian mạng và không gian.
Các lực
lượng vũ trang hiện đại không thể tiến hành những hoạt động nhịp độ
cao, có hiệu quả nếu thiếu các mạng lưới thông tin và liên lạc đáng tin
cậy và khả năng tiếp cận đựợc đảm bảo đối với không gian mạng và không
gian. Ngày nay các hệ thống trong không gian và cơ sở hạ tầng hỗ trợ của
chúng phải đối mặt với một loạt những mối đe dọa có thể làm thoái hóa,
gây rối loạn, hay phá hủy các tài sản. Do đó, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp
tục cộng tác với các đồng minh và các đối tác trong nước và quốc tế và
đầu tư vào những khả năng tiên tiến để bảo vệ các mạng lưới, khả năng
tác chiến, và khả năng hồi phục của mình trong không gian mạng và không
gian.
• Duy trì một sự răn đe hạt nhân an toàn, đảm bảo và có hiệu quả.
Chừng
nào vũ khí hạt nhân vẫn còn tồn tại, Mỹ sẽ duy trì một kho vũ khí an
toàn, đảm bảo và có hiệu quả. Chúng ta sẽ triển khai các lực lượng hạt
nhân mà trong bất cứ trường hợp nào có thể đương đầu với một đối thủ với
viễn cảnh thiệt hại không thể chấp nhận được, nhằm cả răn đe những đối
thủ tiềm tàng lẫn đảm bảo cho các đồng minh và các đối tác an ninh khác
của Mỹ rằng họ có thể trông cậy vào những cam kết an ninh của Mỹ. Có khả năng rằng những mục tiêu răn đe của chúng ta có thể đạt được với một lực lượng hạt nhân nhỏ hơn, mà
sẽ giảm bớt số lượng vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ của chúng ta cũng
như vai trò của chúng trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ.
• Phòng thủ nội địa và cung cấp sự hỗ trợ các nhà chức trách dân sự.
Các
lực lượng của Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi cuộc tấn công trực
tiếp của các bên tham gia nhà nước và phi nhà nước. Chúng ta cũng sẽ
tiến tới hỗ trợ các nhà chức trách dân sự trong nước trong tình huống
như phòng thủ thất bại hoặc trong các trường hợp xảy ra thảm họa thiên
nhiên, có khả năng đối phó với một tình huống thực sự quan trọng hay
thậm chí thảm khốc. Phòng thủ nội địa và hỗ trợ các nhà chức trách dân
sự đòi hỏi sự sẵn sàng về lực lượng trong tình trạng mạnh mẽ, kiên định,
kể cả một khả năng phòng thủ tên lửa vững chắc.. Những mối đe dọa đối
với nội địa có thể là cao nhất khi các lực lượng của Mỹ tham gia xung
đột với một kẻ thù ở nước ngoài.
• Đem lại một sự hiện diện ổn định.
Các lực lượng của Mỹ sẽ tiến hành một
nhịp độ có thể duy trì được các hoạt động hiện diện ở nước ngoài, trong
đó có những sự triển khai luân chuyển và các hoạt động huấn luyện song
phương và đa phương. Những hoạt động này củng cố sự răn đe, giúp xây
dựng khả năng và năng lực của Mỹ, các lực lượng đồng minh và đối tác cho
công tác phòng thủ bên trong và bên ngoài, tăng cường sự cố kết của
liên minh, và làm gia tăng ảnh hưởng của Mỹ. Một sự giảm bớt các nguồn
lực sẽ đòi hỏi những giải pháp mang tính đổi mới và sáng tạo nhằm duy
trì sự hỗ trợ của chúng ta đối với khả năng cùng nhau tác chiến của đồng
minh và đối tác và việc xây dựng khả năng của đối tác. Tuy nhiên,
với các nguồn lực bị giảm bớt, cần thiết phải đưa ra những lựa chọn thấu
đáo về địa điểm và tính thường xuyên của nhũng hoạt động này.
• Tiến hành các hoạt động ổn định và chống nổi loạn.
Sau
các cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan, Mỹ sẽ chú trọng những biện
pháp phi quân sự và hợp tác giữa quân đội với quân đội để đối phó với sự
bất ổn định và giảm bớt nhu cầu về những sự tham gia đáng kể của lực
lượng Mỹ trong các hoạt động ổn định. Các lực lượng Mỹ tuy thế sẽ sẵn
sàng tiến hành chống nổi loạn có giới hạn và các hoạt động ổn định khác
nếu cần, hoạt động bên cạnh các lực lượng liên minh ở bất cứ đâu có thể.
Do đó, các lực lượng Mỹ sẽ duy trì và tiếp tục trau dồi những bài học
đã tiếp thu được, sự tinh thông và những khả năng được chuyên môn hóa đã
được phát triển trong 10 năm các hoạt động chống nổi loạn và ổn định ở
Irắc và Ápganixtan. Tuy nhiên, các lực lượng Mỹ sẽ không còn ở tầm cỡ để
tiến hành các hoạt động ổn định quy mô lớn, kéo dài.
• Tiến hành các hoạt động nhân đạo, cứu trợ thảm họa và các hoạt động khác.
Quốc
gia này thường xuyên kêu gọi Các lực lượng Vũ trang của mình đối phó
một loạt tình hình đe dọa sự an toàn và phúc lợi của người dân nước mình
cũng như các nước khác. Các lực lượng Mỹ có những khả năng có thể triển
khai nhanh chóng, bao gồm không vận
và
hải vận, giám sát, sơ tán và chăm sóc y tế, và thông tin liên lạc, có
thể là vô giá trong việc phụ thêm cho các cơ quan cứu trợ hàng đầu, bằng
cách dành sự giúp đỡ cho các nạn nhân của thiên tai và thảm họa do con
người gây ra, cả trong và ngoài nước. Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phát
triển học thuyết chung và những sự lựa chọn phản ứng quân sự để ngăn
chặn, và nếu cần, chống lại những hành động tàn ác trên quy mô lớn. Các
lực lượng Mỹ cũng sẽ vẫn có khả năng tiến hành các hoạt động sơ tán phi
chiến đấu đối với các công dân Mỹ ở nước ngoài trên cơ sở cần thiết.
Những
sứ mệnh được nói đến ở trên sẽ phần lớn định hình Lực lượng liên quân
chủng tương lai. Tuy nhiên, toàn bộ khả năng của các lực lượng Mỹ sẽ
được dựa trên những yêu cầu mà tập hợp những sứ mệnh sau đây đòi hỏi:
chống khủng bố và chiến tranh không chính quy; ngăn chặn và đánh bại xâm
lược; duy trì một sự răn đe hạt nhân an toàn, đảm bảo và có hiệu quả;
và bảo vệ tổ quốc và hỗ trợ các nhà chức trách dân sự.
HƯỚNG TỚI LỰC LƯỢNG LIÊN QUẦN CHỦNG CỦA NĂM 2020
Để
đảm bảo thành công trong những nhiệm vụ này, một vài nguyên tắc sẽ chỉ
đạo sự phát triển lực lượng và chương trình của chúng ta. Thứ nhất, do
chúng ta không thể dự đoán môi trường chiến lược sẽ tiến triển như thế
nào với sự chắc chắn tuyệt đối, chúng ta sẽ duy trì một danh mục vốn đầu
tư rộng lớn những khả năng quân sự mà gộp chung lại đem lại tính đa
dụng xuyên suốt một loạt nhiệm vụ được miêu tả ở trên. Bộ sẽ phân biệt
rõ cả trong những nhiệm vụ xác định quy mô và định hình chủ chốt được liệt kê ở trên lẫn giữa những
lĩnh vực nhiệm vụ này và tất cả những lĩnh vực khác của chương trình
phòng thủ. Việc loại bỏ hàng loạt khả năng tiến hành bất cứ nhiệm vụ nào
sẽ là thiếu khôn ngoan, dựa trên những sự sử dụng mang tính lịch sử và
được dự kiến của các lực lượng quân sự Mỹ và việc chúng ta không có khả
năng dự đoản tương lai. Cũng như vậy, Bộ Quốc phòng sẽ quản lý lực
lượng theo những cách thức bảo vệ khả năng của bộ phục hồi những năng
lực có thể được cần đến để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai, không
lường trước được, duy trì nguồn vốn trí thức và cơ cấu cấp bậc có thể
cần đến để mở rộng những yêu tố chủ chốt của lực lượng.
Thứ
hai, chúng ta đã tìm cách phân biệt giữa những đầu tư phải thực hiện
hôm nay và những đầu tư có thể trì hoãn. Điều này bao gồm một sự tính
toán khả năng của chúng ta để tạo ra một sự thay đổi tiến trình có thể
bị tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó có những cú sốc hay những sự
tiến triển trong phạm vi chiến lược, tác chiến, kinh tế và công nghệ. Do
đó, khái niệm “kha năng có thể đảo ngược” – bao gồm những véctơ mà trên
đó chúng ta đặt nền tảng công nghiệp của chúng ta, con người của chúng
ta, sự cân bằng thành phần quân dự bị – tại ngũ của chúng ta, tư thế của
chúng ta, và sự chú trọng quan hệ đối tác của chúng ta – là một phần
chủ chốt trong tính toán quyết định của chúng ta.
Thứ
ba, chúng ta quyết tâm duy trì một lực lượng sẵn sàng và có khả năng,
ngay cả khi chúng ta giảm bớt toàn bộ lực lượng của mình. Chúng ta
sẽ chổng lại cám dỗ hy sinh sự sẵn sàng để giữ lại cơ cấu lực lượng, và
trên thực tế sẽ xây dựng lại sự sẵn sàng ở những lĩnh vực mà, do cần
thiết, không được chú trọng trong thập kỷ trước. Một lực lượng được
chuẩn bị yếu kém sẽ dễ bị xói mòn về nhuệ khí, về khả năng gia nhập và ở
lại quân ngũ của mình. Trừ phi chúng ta sẵn sàng cử những quân nhân nam
và nữ đáng tin cậy, được huấn luyện tốt và trang bị đầy đủ vào chiến
trường, quốc gia sẽ có nguy cơ mất đi lợi thế quân sự quan trọng nhất
của mình – sức khỏe và chất lượng của Lực lượng Hoàn toàn tự nguyện.
Thứ
tư, Bộ phải tiếp tục giảm bớt “chi phí kinh đoanh”. Điều này đòi hỏi
giảm bớt tỷ lệ gia tăng chi phí nhân lực, tìm kiếm những hiệu quả hơn
nữa ở cấp trên và sở chỉ huy, các hoạt động kinh doanh, và những hoạt
động hỗ trợ khác trước khi gánh rủi ro hơn nữa trong việc đáp ứng các
đòi hỏi của chiến lược. Khi Bộ Quốc phòng có những bước nhằm cắt giảm
các chi phí nhân lực của mình, kể cả những sự cắt giảm trong gia tăng
chi phí bồi thường và chăm sóc y tế, chúng ta sẽ giữ lời hứa với những
người đang phụng sự.
Trong
thập kỷ qua, những quân nhân nam và nữ cùng tạo thành Lực lượng Hoàn
toàn Tự nguyện đã tỏ rõ sự tháo vát, khả năng thích nghi, và lòng trung
thành, chịu đựng tình trạng căng thẳng dai dẳng của việc phải tiến hành
hai cuộc xung đột chồng chéo nhau. Họ cũng chịu đựng những cuộc triển
khai kéo dài và liên tục. Một số người – hơn 46.000 quân nhân nam và nữ –
đã bị thương, và còn những người khác – hơn 6.200 thành viên của Các
lực lượng vũ trang – đã hy sinh mạng sống của mình. Khi Bộ giảm bớt quy
mô lực lượng, chúng ta sẽ làm như vậy theo một cách thức tôn trọng những
hy sinh đó. Trong số những thứ khác, điều này có nghĩa là tiến hành
những bước cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi của
những người sẽ rời quân ngũ. Những bước này bao gồm các chương trình hỗ
trợ nhằm giúp các cựu chiến binh chuyển những kỹ năng quân sự của họ cho
lực lượng lao động dân sự và giúp đỡ họ tìm công ăn việc làm.
Thứ
năm, điều cần thiết là phải xem xét chiến lược này sẽ có ảnh hưởng như
thế nào đến chiến dịch hiện có và các kế hoạch cho tình huống bất ngờ để
những nguồn lực có giới hạn hơn nữa có thể được điều chỉnh cho phù hợp
hơn với những đòi hỏi của chúng. Điều này sẽ bao gồm một sự chú trọng
được khôi phục lại vào sự cần thiết phải có một đường hướng kết nối toàn
cầu đối với sự răn đe và chiến tranh.
Thứ
sáu, Bộ sẽ cần phải xem xét việc kết hợp các yếu tố của Thành phần Tại
ngũ (AC) và Thành phần Dự bị (RC) thích hợp nhất với chiến lược. Trong
thập kỷ qua, các lực lượng Cảnh vệ quốc gia và Dự bị đã kiên định tỏ rõ
sự sẵn sàng và khả năng của họ để có những đóng góp bền bỉ đối với an
ninh quốc gia. Những thách thức mà Mỹ phải đối mặt ngày nay và trong
tương lai sẽ đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục triển khai các lực lượng
Cảnh vệ quốc gia và Dự bị. Nhịp độ được mong đợi của các hoạt động tác
chiến trong thập kỷ tới sẽ là một động lực đáng kể trong việc quyết định
một sự kết hợp thích hợp AC/RC và mức độ sẵn sàng của RC.
Thứ
bảy, khi chúng ta rút khỏi Irắc và giảm bớt quân ở Ápganixtan, chúng ta
sẽ phải có các biện pháp bổ sung để duy trì và xây dựng dựa vào những
tiến bộ chủ chốt trong chiến tranh mạng mà trong đó các lực lượng liên
quân chủng cuối cùng trở nên thực sự phụ thuộc lẫn nhau. Đòi hỏi này sẽ
định hình một số kỷ luật của Bộ, từ thiết lập những yêu cầu tiến hành
chiến tranh tới cách thức các lực lượng của chúng ta cùng huấn luyện.
Cuối
cùng, trong việc điều chỉnh chiến lược và quy mô lực lượng kèm theo của
chúng ta, Bộ sẽ có mọi nỗ lực nhằm duy trì một nền tảng công nghiệp
thỏa đáng và đầu tư của chúng ta vào khoa học và công nghệ. Chúng ta
cũng sẽ khuyến khích sự đổi mới trong những khái niệm tác chiến. Trong
vòng 10 năm qua, Mỹ và các đồng minh và đối tác trong liên minh của Mỹ
đã học được những bài học nghiệt ngã và đã áp dụng đường hướng tác chiến
mới trong chống khủng bố, chống nổi dậy, và các vũ đài hỗ trợ lực lượng
an ninh, hoạt động thường xuyên nhất trong các môi trường trên biển và
trên không chưa có tranh giành. Do đó, công việc tương tự cần phải được
thực hiện nhằm đảm bảo cho Mỹ, các đồng minh, các đối tác của Mỹ có khả
năng hoạt động trong những môi trường A2/AD, trên mạng, và những môi
trường tác chiến có tranh giành khác. Để đạt được mục tiêu đó, Bộ sẽ
phải vừa khuyến khích một nền văn hóa trao đổi vừa thận trọng với “hạt
giống” của nó, cân bằng những sự cắt giảm bắt buộc phải có do những sức
ép về nguồn lực với đòi hỏi phải duy trì các dòng chảy đổi mới chủ chốt
có thể đem lại những lợi ích lâu dài đáng kể.
KẾT LUẬN
Mỹ
phải đối mặt với những thách thức sâu sắc đòi hỏi các lực lượng quân sự
mạnh mẽ, nhanh nhạy, và có khả năng mà những hành động của họ hài hòa
với những yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia của Mỹ. Những trách nhiệm
toàn cầu của chúng ta là đáng kể; chúng ta không thể thất bại. Sự cân
bằng giữa các nguồn lực sẵn có và các nhu cầu an ninh của chúng ta chưa
bao giờ mỏng manh hơn. Những quyết định về lực lượng và chương trình do
Bộ Quốc phòng đưa ra sẽ được điều chính cho phù hợp với đường hướng
chiến lược được miêu tả trong văn kiện này, những đường hướng được thiết
kế nhằm đam bảo Các lực lượng. Vũ trang của chúng ta có thể đáp ứng các
yêu cầu của Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ với rủi ro có thể chấp nhận
được./.
.Viết Tuấn (gt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét