-a Vươn phải nhận lỗi, nhớ lại cảnh Lê Công Định, GS Phạm Minh Hoàng... Vụ a Vươn có bị quy vào chống chế độ kg đây?
http://www.youtube.com/watch?v=IiGi0H303_4&feature=player_embedded
VRNs (15.01.2012) -
Hải Phòng – Trong những ngày qua, dư luận Việt Nam xôn xao về sự việc
cưỡng chế, chiếm đoạt đất của chính quyền huyện Tiên Lãng với dân cư
vùng biển này. Trong đó, ông Phêrô Đoàn Văn Vươn vừa bị bắt giam được
đánh giá là người tốt việc đạo lẫn việc đời.
Ngay
sau khi sự việc nổ súng xảy ra ngày 05 tháng 01 năm 2012, Đức giám mục
hải Phòng đã cử cha Tổng đại diện đến tận nơi tìm hiểu sự việc.
Hôm
qua, ngày 14.01.2012, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục Hải Phòng đã
viết thử gởi Cha chánh xứ Suy Nẻo, Hồi đồng mục vụ và giáo dân xứ này,
để nói rõ ý kiến của ngài về ông Phêrô Đoàn Văn Vươn.
VRNs xin trân trọng giới thiệu thư này.
'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế đất là sai luật' (VnEx 14-1-12) -- Có lẽ nên đem vài chữ cũ ra xài lại, đó là những chữ "cường hào" "ác bá"! Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi nhiều đầm!? (VNN 14-1-12) -- Có lẽ chữ "cưỡng chế" là chữ rùng rợn nhất ờ Việt Nam ngày nay?Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Có thể khiếu nại lên TAND Tối cao --Phải bồi thường nhà cho ông Đoàn Văn Vươn
Thủ tướng: Cải cách còn quá chậm (VNN 14-1-12) -- Ai cầm đầu chính phủ 6 năm qua?-
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp: Phải bồi thường nhà cho ông Đoàn Văn Vươn (NLĐ). – GS Đặng Hùng Võ, cựu thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường, bữa kia: Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng: Việc cưỡng chế đã sai! – KẺ THỦ ÁC LÀ AI ??? (Trần Nhương). – VỤ TIÊN LÃNG: NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC LÊ ĐỨC ANH LÊN TIẾNG (Nguyễn Quang Vinh). – Vụ cưỡng chế Đoàn Văn Vươn, câu chuyện người đi săn biết ăn thịt chó (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- CHỦ TỊCH HUYỆN TIÊN LÃNG GIAN DỐI LÝ LỊCH ĐẢNG (Nguyễn Quang Vinh). - – Tài liệu nhà văn Nguyễn Quang Vinh: Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền khai man lý lịch đảng – (Cu Làng Cát). - - Vụ Tiên Lãng: Đỉnh cao gian dối – (Cu làng cát). -- Vụ nhà ông Vươn: Lỗi tại Cụ Mác – Cụ Lê (TTXVA). – -– - BẠO LỰC ĐỎ (Nguyễn Trọng Tạo). - Nóng trong ngày: Hải Phòng sẽ cưỡng chế nhiều đầm? (VNN).
-----------------------------------------
-Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng gd- Phỏng vấn luật sư Phạm Thanh Bình: ‘Phá nhà ngoài khu cưỡng chế đất là sai luật’ (VNE). - Đương sự vụ cưỡng chế sẽ tố giác hành vi hủy hoại tài sản (DV). - Chỉ huy cũng cần suy xét, phản biện (TVN). - Miệng quan… — (Nguyễn Thông).- Xung quanh vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng – Hải Phòng: Trái luật, tước bỏ quyền lợi của người dân? (ĐĐK). – GS-TSKH Đặng Hùng Võ: Sai từ giao đến thu hồi đất (PLTP). – Vụ cưỡng chế đất đại tại Hải Phòng: Sai từ giao đến thu hồi đất(GDVN). – Phỏng vấn ông Trần Ngọc Vinh – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng tạo nên hậu quả xấu (DV). – Huyện Tiên Lãng phải thừa nhận mình sai (TT). – Khi nông dân phản kháng (Nguyenvanhoc17). -- Lần đầu công bố: Hình ảnh nhà Đoàn Văn Vươn bị san phẳng (GDVN/ Cu Làng Cát). – Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng: 'Tôi sẵn sàng đối chất về vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng' (VnEx 12-1-12) -- Ông Đặng Hùng Võ nói. Sự kiện Tiên Lãng và "giọt nước tràn ly" (TVN 12-1-12) 'Đoàn Văn Vươn đã vi phạm pháp luật, nhưng...' (VNN 13-1-12)
Việc cưỡng chế đầm bãi của a Vươn đã sai mà còn ...
--Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi nhiều đầm!?
- Không chỉ riêng trường hợp đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Vũ Văn Luân…, hàng trăm ha đầm khác của hàng chục hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng cũng nằm trong diện bị thu hồi.
>> Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế 'quá tay'
>> 'Đoàn Văn Vươn đã vi phạm pháp luật, nhưng...'
Hàng trăm ha đầm nằm trong diện thu hồi
Những ngày cuối năm ở Tiên Lãng (Hải Phòng), thay vì lo lắng chuẩn bị đón tết Nguyên đán đang đến gần, hàng chục chủ đầm khác nhiều ngày tháng qua mất ăn mất ngủ, vì tất cả đều nhận được thông báo thu hồi đầm nuôi trồng thuỷ sản đã được UBND huyện Tiên Lãng giao canh tác từ nhiều năm trước.
Phong trào nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Tiên Lãng thực sự phát triển ở thời điểm đầu những năm 2000, khi những hộ tiên phong như Đoàn Văn Vươn, Vũ Văn Luân, Lương Văn Trong… sau một thời gian dài mò mẫm đã tìm được hướng đi để phát triển kinh tế, và bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Đầm nuôi trồng thuỷ sản của Đoàn Văn Vươn đã được bàn giao cho chủ hộ mới.
Nhận thấy đây là con đường thoát nghèo ở một vùng quê nông nghiệp, nhiều người nông dân khác cũng tiến hành làm thủ tục thuê đầm để nuôi trồng thuỷ sản, và được UBND huyện cho thuê đất với mức tiền 140.000 đồng/ha/1 năm.
Đỉnh điểm của sự phát triển trong phòng trào làm kinh tế này, các chủ đầm đã thành lập Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, trực thuộc Thành hội Nghề cá Hải Phòng.
Ông Đoàn Văn Vươn được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Liên chi hội; ông Lương Văn Trong – phó chủ tịch, ông Vũ Văn Luân – thư ký.
Trong tổ chức nghề này, ông Vươn, ông Trong, ông Luân là ba hội viên được đánh giá là xuất sắc nhất, về quy mô diện tích và mô hình sản xuất.
Thế nhưng, phong trào này cũng chỉ “phất” lên được vài ba năm. Đến khoảng giữa năm 2004, đồng loạt các chủ đầm đều nhận được thông báo về việc thu hồi giao đất hết thời hạn của UBND huyện Tiên Lãng.
Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm mà các chủ đầm đã đầu tư hàng tỷ đồng vào đầm bãi, và chưa thu hồi đủ vốn.
Kèm theo QĐ thu hồi đất của huyện là thông báo yêu cầu các chủ đầm dừng đầu tư vào đầm bãi.
Ông Vũ Văn Luân, chủ thuê hàng chục ha đầm nuôi trồng thuỷ sản tại xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng cho biết: “Từ khi nhận được thông báo trên, tất cả anh em trong hội đều không dám tiếp tục đầu tư, vì huyện cho biết sẽ thu hồi mà không đền bù. Từ đó đến nay (năm 2004), các chủ đầm chỉ đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên, được con gì hay con đó, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt… và trồng cây ăn quả. Hàng trăm ha đầm đã được đầu tư hạ tầng mà không dám nuôi trồng thuỷ sản, xót xa lắm!”.
Danh sách các chủ đầm bị thu hồi rất dài, bao gồm gần 20 hộ, trong đó tập trung ở các xã Vinh Quang, Đông Hưng, Tây Hưng, bao gồm: chủ đầm Lương Văn Trong (30ha, xã Đông Hưng); Hoàng Văn Tin (23ha, xã Tây Hưng); Vũ Văn Chiêng – 7ha; Vũ Văn Tụy (50ha, xã Đông Hưng); Lương Văn Ná (19ha); Lương Văn Tảnh (6ha); Lương Văn Cường (3,5ha); Hoàng Văn Đỏ (7ha); Nguyễn Trọng Chính (7ha); Trần Đình Thảo – 6ha; Hoàng Văn Hùng (7ha, xã Tây Hưng); Nguyễn Bá Đọ (8ha); Vũ Tiến Dũng (8ha); Lương Văn Hẩy (8ha); ông Sáu Cảnh (23ha); Nguyễn Văn Tiêu (xã Vinh Quang, 9ha)…
Ông Lương Văn Trong – chủ của 30ha đầm đang nằm trong diện thu hồi. |
Ông
Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
rầu rĩ: “Tiền đầu tư cống rãnh, bờ đầm bờ thửa, làm cống thoát nước, làm
chòi canh… mỗi hội viên tối thiểu cũng hàng trăm triệu đồng đổ xuống.
Những hộ quy mô lớn vài chục ha như của tôi và anh Luân, anh Vươn… phải tính đến tiền tỷ. Vốn chưa thu hồi được mà đã bị huyện đòi không bồi thường, thì rõ ràng, những người được giao tiếp nhận lại đất đầm của chúng tôi, họ được hưởng không. Điều này là quá vô lý!”.
Cũng theo ông Trong, trước đây, thời điểm những năm 2000 khi làm ăn ổn định, một năm hộ của ông cũng thu được vài trăm triệu từ việc nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 30ha đầm ông thuê.
“Nhà nước giao đất, giao rừng trồng cây lâu năm, cây ăn quả hay nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn theo tôi được biết tối thiểu là 20 năm, còn không cũng là 50 năm. Có như thế hộ nông dân mới dám đầu tư lâu dài và có thời gian thu hồi vốn. Thời hạn mà huyện giao cho chúng tôi là quá ngắn. Không ai có thể thả cá rồi một vài tháng sau đã được thu hoạch cả”.
Khi được hỏi, tại sao Liên Chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của huyện Tiên Lãng - tổ chức bảo vệ quyền lợi của các hội viên, không thể hiện vai trò của một tổ chức hiệp hội, ông Trong than: “Từ năm 2004 khi huyện có thông báo thu hồi, anh em đều chán nản cả”.
Điều mà một phó chủ tịch hội như ông Trong làm được, đó là họp bàn anh em, đồng thuận phương án tất cả đều xin huyện cho thuê tiếp theo đúng trình tự, thủ tục, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, bởi vì tất cả mọi người đều có nhu cầu thực sự!
Cũng như nhiều hội viên khác, nhiều ngày nay, ông Trong đều sốt vó lo lắng và chờ đợi đến lượt khu đầm của mình bị thu hồi, bởi vì thông tin ông có được thì gần 400ha diện tích đầm bãi của hơn 20 hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng đều đã có thông báo thu hồi không đền bù.
Số diện tích đầm bãi sau khi thu hồi, vẫn được tiếp tục giữ nguyên mục đích chứ không chuyển đổi sang mục đích khác.
Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế?
Nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng: “Việc thu hồi không đền bù là không đúng, nó ác quá!”
Văn bản số 1 ngày 27/5/2009 của Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng trích lời ông Trần Đình Sắc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách kinh tế: “… việc thu hồi đất không bồi thường cho các cậu(các chủ đầm – p.v) là không đúng, nó ác quá. Đất của các cậu không thuộc diện giao về xã quản lý!”.
Thời điểm chúng tôi có mặt tại Tiên Lãng vào ngày 10/01/2012, một nguồn tin cho hay: sáng 11/01/2012, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế một khu đầm khác của hộ anh Vũ Văn Luân. Tuy nhiên, cuộc cưỡng chế này sẽ được giữ kín.
Buổi sáng ngày 11/1/2012, chủ đầm Vũ Văn Luân cho biết: có một nhóm người đã ra khu vực đầm bãi của anh – khu vực trong diện cưỡng chế, tất cả đều mặc thường phục. Khi biết anh Luân từ đầm đi về nhà (nhà anh Luân ở trong làng), nhóm người này đã bỏ về.
Có thông tin từ các chủ đầm, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi đầm của anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Thế Luân trước. Sau đó, lần lượt sẽ đến các hộ khác đã có thông báo thu hồi theo QĐ thu hồi đầm hết hạn sử dụng từ năm 2004 sẽ được xử lý.
Cũng
giống như trường hợp Đoàn Văn Vươn, anh Vũ Văn Luân nhận được QĐ thu
hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng tại khu vực xóm Vam, xã Vinh Quang.
Không đồng tình với QĐ thu hồi này, Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện ra
TAND huyện Tiên Lãng.Những hộ quy mô lớn vài chục ha như của tôi và anh Luân, anh Vươn… phải tính đến tiền tỷ. Vốn chưa thu hồi được mà đã bị huyện đòi không bồi thường, thì rõ ràng, những người được giao tiếp nhận lại đất đầm của chúng tôi, họ được hưởng không. Điều này là quá vô lý!”.
Cũng theo ông Trong, trước đây, thời điểm những năm 2000 khi làm ăn ổn định, một năm hộ của ông cũng thu được vài trăm triệu từ việc nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích 30ha đầm ông thuê.
“Nhà nước giao đất, giao rừng trồng cây lâu năm, cây ăn quả hay nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn theo tôi được biết tối thiểu là 20 năm, còn không cũng là 50 năm. Có như thế hộ nông dân mới dám đầu tư lâu dài và có thời gian thu hồi vốn. Thời hạn mà huyện giao cho chúng tôi là quá ngắn. Không ai có thể thả cá rồi một vài tháng sau đã được thu hoạch cả”.
Khi được hỏi, tại sao Liên Chi hội nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của huyện Tiên Lãng - tổ chức bảo vệ quyền lợi của các hội viên, không thể hiện vai trò của một tổ chức hiệp hội, ông Trong than: “Từ năm 2004 khi huyện có thông báo thu hồi, anh em đều chán nản cả”.
Điều mà một phó chủ tịch hội như ông Trong làm được, đó là họp bàn anh em, đồng thuận phương án tất cả đều xin huyện cho thuê tiếp theo đúng trình tự, thủ tục, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, bởi vì tất cả mọi người đều có nhu cầu thực sự!
Cũng như nhiều hội viên khác, nhiều ngày nay, ông Trong đều sốt vó lo lắng và chờ đợi đến lượt khu đầm của mình bị thu hồi, bởi vì thông tin ông có được thì gần 400ha diện tích đầm bãi của hơn 20 hộ nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng đều đã có thông báo thu hồi không đền bù.
Số diện tích đầm bãi sau khi thu hồi, vẫn được tiếp tục giữ nguyên mục đích chứ không chuyển đổi sang mục đích khác.
Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế?
Nguyên PCT UBND huyện Tiên Lãng: “Việc thu hồi không đền bù là không đúng, nó ác quá!”
Văn bản số 1 ngày 27/5/2009 của Liên chi hội Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ huyện Tiên Lãng trích lời ông Trần Đình Sắc, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng phụ trách kinh tế: “… việc thu hồi đất không bồi thường cho các cậu(các chủ đầm – p.v) là không đúng, nó ác quá. Đất của các cậu không thuộc diện giao về xã quản lý!”.
Thời điểm chúng tôi có mặt tại Tiên Lãng vào ngày 10/01/2012, một nguồn tin cho hay: sáng 11/01/2012, lực lượng chức năng sẽ tổ chức cưỡng chế một khu đầm khác của hộ anh Vũ Văn Luân. Tuy nhiên, cuộc cưỡng chế này sẽ được giữ kín.
Buổi sáng ngày 11/1/2012, chủ đầm Vũ Văn Luân cho biết: có một nhóm người đã ra khu vực đầm bãi của anh – khu vực trong diện cưỡng chế, tất cả đều mặc thường phục. Khi biết anh Luân từ đầm đi về nhà (nhà anh Luân ở trong làng), nhóm người này đã bỏ về.
Có thông tin từ các chủ đầm, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế thu hồi đầm của anh Đoàn Văn Vươn và Vũ Thế Luân trước. Sau đó, lần lượt sẽ đến các hộ khác đã có thông báo thu hồi theo QĐ thu hồi đầm hết hạn sử dụng từ năm 2004 sẽ được xử lý.
Ngày 19/11/2009, TAND huyện Tiên Lãng xét xử công khai vụ kiện hành chính.
Ngày 28/9/2009, TAND huyện Tiên Lãng tiến hành hòa giải. Đại diện UBND huyện là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN-MT đã thừa nhận: đất UBND huyện Tiên Lãng giao cho anh Luân là đất nông nghiệp.
Cho rằng thời hạn thuê đất nông nghiệp phải là 20 năm trở lên, ông Luân yêu cầu huyện hủy QĐ thu hồi và tiếp tục cho người dân được thuê đầm.
Bị TAND huyện Tiên Lãng bác yêu cầu, Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân cùng kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.
Tòa án TP tổ chức cho hai bên thỏa thuận, đại diện của UBND huyện hứa hẹn nếu rút đơn sẽ cho thuê tiếp nên nguyên đơn rút đơn.
Tuy nhiên, sau nhiều lần làm đơn xin thuê tiếp họ vẫn không được huyện chấp nhận. Tháng 11-2011, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Anh Luân bức xúc: “Biên bản thỏa thuận tại Tòa án TP Hải Phòng, đại diện UBND huyện nói sẽ tiếp tục cho thuê nên chúng tôi rút đơn. Chúng tôi tin văn bản thỏa thuận có chữ ký của các bên và chữ ký của thẩm phán là có giá trị pháp lý. Tòa nói biên bản thỏa thuận không có giá trị thì hóa ra chúng tôi bị lừa à?”.
Hiện tại, ngoài diện tích đầm của Đoàn Văn Vươn đã bị cưỡng chế, đầm của Vũ Văn Luân cũng đã nhận được QĐ cưỡng chế nhưng chưa có thông báo về thời gian cưỡng chế.
Con đường dẫn ra khu đầm cồng Rộc (xã Vinh Quang).
“Sẽ có thêm nhiều vụ cưỡng chế để thu hồi đất sẽ xảy ra, nếu như các chủ đầm vẫn kiên quyết không chấp nhận các QĐ thu hồi mà UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành. Con số này là hơn 20 hộ” – thông tin từ một chủ đầm tại Tiên Lãng cho biết.
Khi phóng viên liên lạc với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng để tìm hiểu về việc, huyện có tiếp tục dùng biện pháp cưỡng chế đối với những hộ không thực hiện bàn giao theo QĐ thu hồi đất của UBND huyện hay không, nhưng ông Hiền đã không trả lời.
“Xin nộp thuế cũng không được!”
Chủ
đầm Vũ Văn Luân khẳng định: trong nhiều năm qua, các chủ đầm đã nhiều
lần đi nộp thuế nhưng không được thu. Họ làm đơn đề nghị được nộp thuế
nhưng Chi cục Thuế huyện trả lời không thể thu được nên lâu nay họ đành
chịu tiếng không làm nghĩa vụ với Nhà nước.
Về
thời hạn giao đất không cố định của huyện (dao động từ 4 đến 14 năm),
các chủ đầm đã nhiều lần đề nghị UBND huyện giao đất theo đúng thời hạn
20 năm theo quy định của Luật Đất đai nhưng không được xem xét.
Huyện căn cứ vào thời hạn trong quyết định giao đất, cứ đến hạn là thu trắng, không bồi thường cũng không cho thuê lại.
|
Kiên Trung
Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng: Việc cưỡng chế đã sai! GS
- TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, nhận
định như trên và khẳng định ông sẵn sàng đối chất với chính quyền huyện
Tiên Lãng
Việc tham mưu cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng có vấn đề!
Dân Trí
(Dân trí) - Tôi đánh giá như vậy vì bản thân là người công tác trong ngành TNMT, đã tiếp xúc với công tác thu hồi đất GPMB. Đồng thời tôi đã làm công tác tham mưu về việc cưỡng chế thu hồi đất, nên tôi cũng hiểu rõ về Luật Đất đai hiện hành. ...
Huyện Tiên Lãng phải thừa nhận mình sai Tuổi Trẻ
Vụ nã súng ở HP: Sai từ giao đến thu hồi đất 24 giờ
Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa? - Phải bảo vệ đất lúa Sài gòn Giải Phóng
Người Lao Động -Báo Phú Yên -Đài Tiếng Nói Việt Nam
- Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi nhiều đầm!? (VNN). - Nóng trong ngày: Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng (VNN). - ‘Tôi sẵn sàng đối chất về vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng’ (VnEx). - Vụ Tiên Lãng: UBND Hải Phòng khẳng định làm đúng luật? – (RFA). - - “Chúng tôi xem vụ cưỡng chế đầm của ông Vươn là bài học lớn” (DT). – Phỏng vấn GS – TSKH Đặng Hùng Võ: Vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng: Việc cưỡng chế đã sai!(NLĐ). – Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng (GDVN).Dân Trí
(Dân trí) - Tôi đánh giá như vậy vì bản thân là người công tác trong ngành TNMT, đã tiếp xúc với công tác thu hồi đất GPMB. Đồng thời tôi đã làm công tác tham mưu về việc cưỡng chế thu hồi đất, nên tôi cũng hiểu rõ về Luật Đất đai hiện hành. ...
Huyện Tiên Lãng phải thừa nhận mình sai Tuổi Trẻ
Vụ nã súng ở HP: Sai từ giao đến thu hồi đất 24 giờ
Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa? - Phải bảo vệ đất lúa Sài gòn Giải Phóng
Người Lao Động -Báo Phú Yên -Đài Tiếng Nói Việt Nam
- Biện pháp hại dân (Quê choa). –Từ lời mời thịt chó Tiên Lãng đến lời nói hỗn hào hiếp đáp dân – (Cu Làng Cát). – 4 THÔNG TIN NÓNG RỰC CHO TIÊN LÃNG (Nguyễn Quang Vinh). – DƯƠNG PHI ANH: Sao ít nhắc tới họ: Những người bị thương trong cưỡng chế? (Quê choa). – Thành Lân: Dân có thể hy vọng gì? (Huy Bom). – HẸN NHAU VỀ TIÊN LÃNG LÀM BỮA THỊT CHÓ (Nguyễn Quang Vinh). – Dự đoán diễn biến của vụ án “Đoàn Văn Vươn”(Công dân). – Vụ án Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Sự bất thường lộ diện?! (Quê Choa).- LS Trần Vũ Hải Kiến nghị khởi tố vụ phá nhà ông Vươn – (BBC). - Thư của LS Trần Vũ Hải gửi Thủ tướng: Cần khởi tố hình sự hành vi hủy hoại tài sản vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng (Ba Sàm). – VỤ TIÊN LÃNG VÀ VẤN ĐỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP (BS Huy). – Hà Đình Sơn: Bi kịch mang tên hai chữ “nhân dân” – (BoxitVN). – Hà Văn Thịnh: Cái sự hèn và nỗi uất nghẹn của đớn đau… – (BoxitVN).
– Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ: Sự kiện Tiên Lãng và “giọt nước tràn ly” (TVN) Câu chuyện cưỡng chế bằng sức mạnh để thu hồi đất khai hoang ven biển trước thời hạn giao đất vừa qua ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một giọt nước làm tràn ly. Giọt nước này đang xẩy ra ở nhiều nơi, nhưng ở đây thể hiện nhiều điều làm mọi người ở các cương vị khác nhau phải suy nghĩ, bắt đầu từ các Đại biểu Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật Đất đai mới trước năm 2013, tới các quan chức địa phương đang thực thi và kiểm tra việc thực thi pháp luật đất đai, tới người nông dân bình thường đang lo lắng về đời sống chật vật hàng ngày nhờ vào đất đai. Trong sự việc ở Tiên Lãng, một quyết định sai của UBND huyện về thu hồi đất trước thời hạn do pháp luật quy định là điểm bản lề dẫn tới những sai phạm khác.
Không có quyết định này thì không có cưỡng chế và không sự phản kháng của dân trong vô vọng...
Người
nông dân thường chịu đựng trước những oan trái của mình. Nhưng những
con người thuần khiết nhất, sức chịu đựng giỏi nhất cũng có giới hạn.
Chỉ cần một giọt nước, giọt nước cuối cùng cũng làm nước tràn khỏi ly
nước, đó chính là giới hạn dẫn đến phản kháng. Việc cưỡng chế thu hồi
đất luôn đóng vai trò giọt nước tràn ly. Những người chịu đựng cao thì
tính tới việc hủy hoại thân mình để biểu lộ sự oan khuất. Những người
quyết liệt hơn thì động viên những người cùng cảnh ngộ để cùng nhau
khiếu kiện đến cùng cho đỡ đơn độc. Những người vô vọng thì thể hiện
bằng những cách tiêu cực nhất trong vô vọng... Cách nhìn nhận vấn đề lúc
này phải thật khách quan, công bằng và thẳng thắn, có lý và có tình.
Việc xử lý cụ thể là việc nhỏ những giải quyết những vấn đề cốt lõi về
đất đai, về chính quyền nhân dân mới là việc lớn.
Cái sai của quá trình giao đất, thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất so với các quy định của pháp luật
1.
Từ đầu tháng 10/1993 cho tới 2005, UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành
nhiều Quyết định giao đất hoang hóa ven biển tại xã Vinh Quang cho nhiều
hộ gia đình thuộc các xã kề cận để cải tạo nuôi trồng thủy sản. Thời
hạn sử dụng đất được giao rất khác nhau và diện tích được giao cũng rất
khác nhau, vài năm cũng có, tới 14 hay 15 năm cũng có và tới 20 năm cũng
có. Diện tích đất được giao cũng rất khác nhau, từ vài ha tới vài chục
ha cho mỗi cá nhân.
Theo quy định của pháp luật lúc đó, cơ chế giao đất bãi bồi ven biển căn cứ vào:
(1) Điều 50 của Luật Đất đai 1993 "Việc quản lý, sử dụng đất mới bồi ven biển do Chính phủ quy định";
(2)
Quyết định số 773-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Chương
trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và
mặt nước ở các vùng đồng bằng, trong đó Điều 13 quy định hạn mức giao
đất là từ 2 đến 10 hécta;
(3)
Nghị định số 64-CP ngày 27/9/1993 về việc ban hành Bản quy định về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích sản xuất nông nghiệp, trong đó thời hạn sử dụng đất là 20
năm (nếu đất được giao từ ngày 15/10/1993 trở về trước thì thời hạn được
tính thống nhất từ ngày 15/10/1993, nếu đất được giao sau ngày
15/10/1993 thì tính từ ngày giao).
Như
vậy các Quy định giao đất của Tiên Lãng có biểu hiện tùy tiện về cả
thời hạn lẫn hạn mức diện tích. Theo đúng pháp luật thì thời hạn là 20
năm và hạn mức cho hộ gia đình là từ 2 tới 10 ha. Vậy thì việc thực thi
pháp luật căn cứ vào pháp luật của Nhà nước hay căn cứ vào Quyết định
của huyện. Ai cũng biết rằng phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước.
Ngôi nhà 2 tầng bị phá hủy |
2.
Hết thời hạn, các hộ gia đình đều nhận được Thông báo của UBND huyện
dừng đầu tư sản xuất nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.
Sau khi ban hành Thông báo, UBND huyện ban hành Quyết định thu hồi đất
căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai (Đất được Nhà nước giao,
cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn).
Vì
việc thu hồi đất xẩy ra sau ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành
(01/07/2004) nên phải căn cứ vào Luật Đất đai 2003 và Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai. Khoản 1 Điều 34
của Nghị định 181 quy định rằng khi hết thời hạn sử dụng đất, các hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp
do được Nhà nước giao được tiếp tục sử dụng đất với thời hạn đã quy
định (20 năm), trừ các trường hợp: (1) Nhà nước có quyết định thu hồi
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, phát triển kinh tế; (2) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại
đất; (3) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; (4) Người
sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; (5) Đất không được sử dụng liên tục
trong thời hạn quy định (12 tháng đối với đất trồng cây hàng năm, 18
tháng đối với đất trồng cây lâu năm, 24 tháng đối với đất trồng rừng).
Lưu ý rằng, quy định tại Khoản 1 Điều 34 không trừ trường hợp hết thời
hạn quy định tại Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai mà UBND huyện Tiên
Lãng lấy làm căn cứ để ban hành Quyết định thu hồi đất. Như vậy quyết
định thu hồi đất căn cứ vào Khoản 10 Điều 38 của Luật Đất đai là hoàn
toàn trái pháp luật.
3.
Các hộ gia đình bị thu hồi đất bắt đầu thực hiện khiếu nại hành chính
và khởi kiện hành chính, Tòa án Huyên Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và
tuyên UBND huyện thắng kiện. Các hộ gia đình lại khởi kiện lên tòa án
thành phố Hải Phòng để được xét xử phúc thẩm. Tòa án thành phố yêu cầu
UBND huyện Tiên Lãng và các hộ gia đình hòa giải, hai bên đã hòa giải
theo Biên bản với nội dung là các hộ gia đình rút đơn kiện và UBND huyện
sẽ làm thủ tục theo quy định của pháp luật nếu các hộ có nhu cầu tiếp
tục sử dụng đất đai. Trên thực tế, UBND huyện không thực hiện theo Biên
bản này mà tiếp tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. Việc thực hiện
cưỡng chế thu hồi đất bằng lực lượng vũ trang đã diễn ra và sự chống đối
của người dân cũng đã diễn ra.
Điều
quan trọng cần rút ra ở đây là nếu không có các Quyết định sai pháp
luật của UBND huyện Tiên Lãng về thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất
thì cuộc sống của người nông dân ở đó vẫn bình lặng, lực lượng vũ trang
của huyện cũng đỡ vất vả. Việc thu hồi đất sản xuất giao cho hộ gia đình
nông dân trước thời hạn 20 năm là một cái sai "tầy đình".
Vấn
đề quyết định thế nào đối với thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
khi hết thời hạn 20 năm đã được xem xét tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX (năm 2002), chưa quyết định được và để lại
để giải quyết trước thời điểm thời hạn sớm nhất kết thúc là 15/10/2013.
Nội dung quan trọng này cũng sẽ được Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
này quyết định vào thời gian tới và cũng là nội dung quan trọng của
Luật Đất đai mới sẽ được Quốc hội thông qua trước năm 2013. Vấn đề lớn
như vậy mà huyện Tiên Lãng coi như chuyện "vặt", làm sai hết. Tôi có cảm
giác như huyện Tiên Lãng không biết địa phận của mình đang nằm trong
lãnh thổ Việt Nam.
Nói gì từ những sự việc áp dụng sai pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng
1.
Việc áp dụng sai pháp luật đất đai không phải chỉ ở UBND huyện mà ở cả
Tòa án nhân dân huyện. Hơn nữa, những luận cứ đưa ra trong áp dụng pháp
luật theo kiểu "không trung thực", kể cả luận cứ của Tòa án nhân dân
huyện trong xét xử sơ thẩm. Ở đây cho thấy, khó có thể đạt được tính độc
lập của Tòa án cấp huyện khi xử các vụ kiện hành chính đối với quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND cấp huyện. Tòa án thành
phố cũng giải quyết nửa vời bằng cách cho thương thảo lại. Đáng nhẽ,
khi thu lý vụ án thì Tòa án thành phố phải hiểu ngay những sai trái của
chính quyền đang diễn ra, sai không chỉ pháp luật mà còn quyết định
trước cả những vấn đề mà Trung ương Đảng chưa quyết định.
2.
Nhiều cơ quan hành chính ở địa phương có quan niệm rất sai về cơ chế
Nhà nước thu hồi đất. Đã có rất nhiều ý kiến phản ảnh rằng các cán bộ
thừa hành ở cấp huyện hay nói "Nhà nước có quyền muốn thu hồi đất của ai
thì thu". Đây là một cách nói rất sai, làm mất uy tín của Nhà nước ta.
Cơ chế Nhà nước thu hồi đất được áp dụng theo quy định của luật pháp,
chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định và khi thực hiện
phải tuân thủ trình tự, thủ tục rất rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền
cũng chỉ được áp dụng thẩm quyền theo quy định của luật pháp, không thể
"dọa dân" bằng quyền lực thu hồi đất "vô biên" như vậy.
Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn. |
3.
Theo những nghiên cứu về các nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai ở
nước ta hiện nay, cơ chế Nhà nước thu hồi đất chứa các nguy cơ tham
nhũng cao nhất. Đằng sau quyết định thu hồi đất là quyết định sẽ giao
đất đó cho ai? Về bản chất, quyết định thu hồi đất là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định lấy đất của người này giao cho người khác.
Đằng sau quyết định hành chính này thường chứa chất những mối quan hệ
kinh tế phức tạp, dễ gắn với tư lợi của người có thẩm quyền, của cơ quan
có thẩm quyền. Vậy thì ai sẽ là người chờ phía sau của quyết định thu
hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng để chờ được giao đất đã thu hồi của
dân. Theo quy hoạch thì đất nuôi trồng thủy sản ở đó vẫn để nuôi trồng
thủy sản. Đáng lẽ thì UBND huyện phải tạo điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho
người dân đã có công khai phá để nâng cao năng suất và sản lượng. Không
làm được vậy thì thôi, đừng làm đảo lộn người sử dụng đất mà tạo nên sự
bất ổn định trong Tam Nông.
4.
Việc sử dụng lực lượng vũ trang để cưỡng chế thu hồi đất là một biện
pháp không hay, các địa phương không nên áp dụng. Việc áp dụng cơ chế
thu hồi đất luôn luôn là mối quan hệ giữa chính quyền của nhân dân và
nhân dân. Nguyên tắc thuyết phục và đồng thuận, tận dụng sự tham gia của
cộng đồng cần được đặt lên hàng đầu. Lực lượng vũ trang có nhiều việc
hệ trọng phải tập trung vào làm.
5.
Hệ thống kiểm tra của cơ quan hành chính đối với các cơ quan trực thuộc
ở ta còn rất kém. Hệ thống giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Ủy
ban nhân dân ở ta cũng rất yếu. Mọi việc diễn ra ở Tiên Lãng cho thấy rõ
điều này. Một việc sai phạm pháp luật về đất đai đến như vậy, ý kiến
oan trái của cả một tập thể nông dân nhiều đến như vậy mà không thấy
xuất một hình bóng nào của công tác kiểm tra và giám sát.
6.
Chính quyền phải giữ chữ "tín" với dân, không thể thỏa thuận với dân
một đằng rồi lại làm một nẻo. Vật chất có thể mua được nhưng lòng dân
không bao giờ mua được. Dân tin khi những người thay mặt cho chính quyền
giữ đúng chữ "tín" trước với dân. Hãy cho dân trước rồi mới lấy đi của
dân.
7.
Vấn đề đất đai cho nông dân không hề đơn giản. Trong chế độ thực dân,
phong kiến, người nông dân trực tiếp sản xuất không có ruộng, phải làm
thuê, cuốc mướn, cấy rẽ. Người nông dân đã bị phong kiến, đế quốc bần
cùng hóa để phải rời bỏ ruộng vườn. Hầu hết nông dân đã lên đường làm
cách mạng vì một mục tiêu rất giản dị: có ruộng để cầy. Người nông dân
Việt Nam ít được học nhưng sống luôn có đạo lý, biết hy sinh và cũng
biết phẫn nộ.
8.
Động viên tốt, người nông dân đã từng nhịn ăn để nuôi các chiến sỹ cách
mạng, đã từng đem giường ngủ ra lát đường cho xe ra tiền tuyến, đã từng
hiến đất để làm trường học, mở bệnh viện, v.v. Họ hy sinh cả vật chất
và tinh thần rất vui vẻ. Những người nông dân đa số là chịu đựng mặc dù
biết rằng oan trái. Việc người nông dân oan trái trong mất ruộng đất
đang xẩy ra ở nhiều nơi. Đừng coi câu chuyện này đơn giản, xem xét một
chiều, vô cảm.
9.
Việc động viên các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia khai hoang,
phục hóa, lấn biển là một chính sách lớn của Nhà nước. Cần có nhiều ưu
đãi đối với những ai làm tốt việc này. Cái ưu đãi lớn nhất đối với người
nông dân là hãy để cho họ ổn định làm ăn khi họ đang sử dụng đất có
hiệu quả. Nếu Nhà nước cần đất hãy tính đến chuyện lấy đất ở những nơi
đang sử dụng không hiệu quả. Khai khẩn, thuần dưỡng đất hoang hóa là
công việc rất nặng nhọc. Trên từng thước đất có mồ hôi, nước mắt và có
cả máu của người nông dân nữa. Chúng ta đừng dửng dưng với việc này mà
phải hiểu hơn nữa người nông dân mới hy vọng làm cho tam nông tốt lên
được.
Vài lời kết
Có
thể coi sự việc vừa qua ở Tiên Lãng là đỉnh điểm của những bất cập về
cả pháp luật đất đai và việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương.
Một người nông dân tốt, thuần chất, ham lao động mà phải bảo vệ quyền
lợi đất đai của mình bằng vũ khí tự tạo thì quả là cùng cực. Con người
ai cũng tin vào công lý và tin vào công lý đó được pháp luật bảo vệ.
Những người nông dân khai phá đất nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng chắc
chắn cũng tin như vậy. Rồi tới tòa án, nơi rất công bằng, mà những chân
lý giản dị như họ tự hiểu cũng vẫn không nhìn thấy. Họ phải tự quyết
liệt một mình trong vô vọng...
(Đất Việt) 40 ha đầm hồ lấn biển của ông Đoàn Văn Vươn được Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền giải thích: “Huyện chỉ giao 21 ha, sau đó ông Vươn lấn chiếm thêm 19,3 ha phía ngoài, rồi đề nghị UBND huyện hợp thức hóa”.
Vụ chống cưỡng chế ở Tiên Lãng:-- UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai. – Đôi điều xin thưa với Thứ Trưởng Đặng Hùng Võ — (Trương Nhân Tuấn). Cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ vừa lên tiếng về vụ Đoàn Văn Vươn trên báo Tuổi Trẻ hôm qua là một điều đáng mừng. Ý kiến của ông Võ dễ thuyết phục vì không dựa lên tình cảm mà dựa lên luật lệ nhà nước. Hy vọng các cơ quan hữu trách theo tinh thần của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Tuy vậy, các ý kiến của ông Võ, trên phương diện kỹ thuật, theo tôi vẫn có một vài lấn cấn, không phải do kiến thức, mà đến từ « cơ chế » của nhà nước.
Tôi nghĩ rằng luật lệ áp dụng cho trường hợp « thâu hồi đất » của ông Vươn có một số điều mâu thuẫn, nhất là các điểm về thể lệ giao đất, diện tích tối đa đất được giao, thời hạn được sử dụng đất, phương thức thâu hồi đất... Ngoài ra còn có những mâu thuẫn giữa tính công bằng của xã hội chủ nghĩa với quyền tư hữu của kinh tế thị trường, hoặc giữa « tư điền » là tập tục ngàn năm của dân tộc Việt với « sở hữu đất đai thuộc về toàn dân » của chủ nghĩa xã hội. Nếu đúng như tôi nghĩ, trường hợp cá biệt của Đoàn Văn Vươn, nếu chỉ dựa hoàn toàn trên pháp luật (mà pháp luật có điều không ổn) thì việc giải quyết chắc chắn sẽ gây nên những điều oan ức. Việc nổ súng đáng tiếc trong khi giải tỏa đất đã nói trước việc này. Hy vọng ông Võ (hay người có thẩm quyền khác) sẽ lên tiếng giải thích. Các thắc mắc của tôi gồm các điểm :
1/ Phân loại khu vực đất :
Thứ
trưởng Đặng Hùng Võ nhận xét : « theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là
theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là
giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối... »
Tôi
nghĩ khác. Khu vực gọi là « đất » mà ông Vươn sử dụng từ năm 1993 không
thuộc vào bất kỳ một loại « đất » nào đã được qui định theo điều 11 bộ
Luật đất đai năm 1993 hay điều 13 bộ Luật đất đai năm 2003.
Thật
vậy, trước khi « khu vực đất » này được giao cho ông Vươn thì nó không
thể gọi là « đất » để « trồng cây hàng năm », cũng không thể gọi đơn
thuần là « đầm » để « nuôi trồng thủy sản », và nó cũng không thể sử
dụng vào việc « làm muối » như Thứ Trưởng Võ đã nói. Nếu chiếu theo Luật
Hồng Đức thì khu vực này không thuộc diện « điền » (không thể trồng
trọt hay làm muối – diêm điền), cũng không thuộc diện « thổ » (không thể
định cư), và cũng không thuộc diện « trạch » (không thể nuôi cá).
Đây
là một khu vực đất đang bồi, thường xuyên ngập nước biển và hàng năm
chịu nhiều thiên tai bão lụt. Theo luật của các (nước Tây phương) hay
Luật về thổ trạch ở VN các thời kỳ trước, vì lý do an ninh, các vùng đất
này không được nhà nước cấp cho dân, hay không khuyến khích cho dân
khai hoang, vỡ hóa... nhằm định cư hay khai thác kinh tế.
Vấn
đề đặt ra, theo pháp luật, nhà nước có thể cấp cho ông Vươn khai thác «
khu vực đất » đó hay không ? Nhà nước có trách nhiệm gì nếu tai nạn do
thiên tai (bão, lụt) đổ xuống ?
2/ Tính không hợp lý của việc thâu hồi đất trong bộ Luật về đất đai.
Nhưng
« khu vực đất » này vẫn được chính quyền địa phương Hải Phòng cấp cho
ông Vươn khai thác, bất chấp những hiểm nguy có thể gây ra cho cá nhân
và gia đình ông Vươn.
Để
biến khu vực « đất không thể sinh sống » thành một khu vực xếp vào hạng
« điền trạch » (tức vừa định cư vừa nuôi thủy sản), ông Vươn đã sử dụng
kiến thức kỹ sư của mình để làm các việc sau :
a) Đắp
một con đê dài 2 cây số để ngăn lũ lụt, (con đê này đem lại lợi ích cho
nhiều gia đình lân cận, chứ không hẳn cho cá nhân ông Vươn)
b) Trồng cây vẹt để giữ đất bồi đồng thời để che bão
c) Đổ đất, cát, đá... làm nền
Làm
các công trình (a) và (b) ông Vươn đã biến một vùng bờ biển hiểm nguy
thành một cái « trạch » (đầm nước) có an ninh. Công trình (c) biến một
góc « trạch » thành « điền » (đất trồng trọt) và « thổ » (đất xây cất).
Sau 17 năm gầy dựng, ông Vươn đã tạo ra một « khu vực điền - thổ - trạch
» có diện tích là 40 ha. Điều đáng chú ý là khu vực này, theo lời dân
sống ở đó, trước khi giao cho ông Vươn, « nhà nước không dám khai phá ».
Nhà
nước thâu hồi đất này dựa trên điều 6 Luật đất đai 2003, theo qui định
khoản đ) « chuyển mục đích sử dụng đất ». Dĩ nhiên nhà nước có quyền,
theo Hiến pháp và Luật, nhưng thử đặt giả thuyết : nếu « khu vực đất »
đó không giao cho ông Vươn, tức vẫn còn là một vùng đầm lầy phủ sóng và
luôn chịu gió bão, liệu nhà nước có thâu hồi hay không ?
Nếu câu trả lời là « không » thì không có lý do gì nhà nước hôm nay lại thâu hồi khu vực đất ấy.
Trong
khi điều 12 qui định : Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử
dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học
và công nghệ để « Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất
trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng » (khoản 1)
Ông
Vươn đã tin tưởng vào điều luật đó, đã đem kiến thức khoa học, tiền vốn
và công sức để làm các điều mà nhà nước khuyến khích.
Vậy mà nhà nước đã có quyết định thâu hồi (trong khi thời hạn sử dụng chưa mãn).
Người
ta không thể vừa « khuyến khích » vừa « thâu hồi ». Ở đây « khuyến
khích » có nghĩa là cho làm, « thâu hồi » có nghĩa là không cho làm. Mâu
thuẫn ở đây khá rõ rệt. Việc này làm mất niềm tin của dân chúng vào nhà
nước và luật của nhà nước ?
3/ Về diện tích sử dụng đất và thời hạn sử dụng :
Thứ
trưởng Võ nói rằng « thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20
năm. »... « Luật quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá
nhân không được vượt quá 2ha »
Về
diện tích đất được giao. Khu vực đất của ông Vươn tạo nên là do công
sức của ông và gia đình trong việc đắp con đê dài 2km để ngăn lũ và
trồng các hàng cây vẹt để giữ đất. Đất của ông Vươn tân tạo được tính từ
con đê chận lũ.
Đặt
giả thuyết, nếu nhà nước lúc đầu đã qui định ông Vươn chỉ được giao 2
ha đất, thì chắc chắn ông Vươn sẽ không nhận. Vì nhận cũng không làm
được gì ! Muốn cải tạo đất thì phải làm con đê chận lũ và trồng vẹt giữ
đất bồi. Tức là, hoặc ông Vươn tân tạo được 40 ha đất thổ trạch, hoặc
không tạo ra khoảnh đất nào cả. Không ai bỏ công sức làm con đê, trồng
rừng vẹt để nhận 2 ha, ngoại trừ việc nhà nước bỏ công để làm (như
trường hợp Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải, sẽ nói bên dưới).
Ông
Vươn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vì
thế thuộc diện người đang sử dụng đất ổn định (điều 4 phần 3), như vậy
đã 17 năm qua.
Qui
định ông Vươn chỉ có 2 ha sử dụng là mâu thuẫn với thực tế. Thực tế ở
đây là nhà nước hàm ý công nhận quyền sử dụng của ông Vươn trên toàn
vùng đất mà ông này khai thác. Trong 17 năm nhà nước không phản đối, thì
nhà nước đã chấp nhận thực tế đó.
Nhà nước, qua cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Nếu hôm nay nhà nước nói ngược lại, thì còn đâu là công lý ?
Về
thời hạn được sử dụng đất, theo tôi cũng không thể áp dụng trong trường
hợp của ông Vươn. Bởi vì, trong 17 năm sử dụng, thời gian cải tạo khu
vực đất không thể không chiết tính ra. Mặt khác, ông Vươn đã đầu tư rất
nhiều công và của. Huê lợi thâu từ việc sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ.
Nhà
nước không thể vịn vào bất kỳ lý cớ gì để thâu hồi đất này của ông
Vươn, như đã nói ở phần 2. Vì nó không công bằng. Ngày xưa, sẽ nói bên
dưới, vua chúa có toàn quyền trên số phận của mỗi thần dân, nhưng cũng
không có các hành vi bạo ngược trưng thâu đất tư điền một cách tự tiện.
Huống chi ngày hôm nay, chế độ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc là đem công
bằng cho mọi người trong xã hội. Nhưng trước khi bảo vệ quyền sử dụng
đất của mỗi người thì phải tôn trọng nguyên tắc công bằng quyền sử dụng
đất của từng cá nhân.
Như vậy còn đâu tính công bằng của XHCN do hiến pháp qui định mà nhà nước phải thực thi ?
4/ Về « tư điền » và sở hữu toàn dân :
Theo
Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, một tập tục ngàn năm của Việt Nam được
lưu truyền từ đời này sang đời kia, đến trước thời xã hội chủ nghĩa :
«
Nếu có người tự đem sức lực của mình khai khẩn những nơi rừng rú bỏ
hoang, khi đã thành điền phải khai rõ, liền cho phép coi như là "bản
bức tư điền". Chỉ nhà nước mới có quyền thu thóc tô, còn dân xã không
được tranh ruộng tư ấy. Cái lệ ấy thành ra vĩnh viễn. »
Tức
đất hoang mà người dân bỏ công khai phá, như trường hợp ông Vươn, sẽ
thuộc vào loại « bản bức tư điền », tức sẽ trở thành ruộng riêng của ông
Vươn (và con cháu sau này của ông).
Một
trường hợp khai khẩn đất hoang ở nước ta, vào đầu thế kỷ 19, cần nhắc ở
đây, là việc thành lập huyện Tiền Hải ở Nam Định của cụ Nguyễn Công
Trứ. Huyện Tiền Hải trước kia vốn là một bãi đất bồi (bãi Tiền Châu),
việc khai khẩn gọi là « doanh điền », do cụ Nguyễn Công Trứ hướng dẫn
với sự ủng hộ của triều đình qua việc giúp đỡ tiền bạc và dụng cụ khai
phá. Những người dân khai khẩn vùng đất mới bồi này, phần lớn được làm
chủ các khoản đất do dọ tạo ra (gọi là tư điền) và có bổn phận đóng thuế
cho nhà nước.
Dưới
thời thực dân cũng thế, người dân nào khai khẩn đất hoang thì đất đó
thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã
giúp đào kinh chằn chịt khắp nơi để cho dân xả nước phèn, biến một vùng
chất đồng chua thành một kho lúa gạo to lớn của miền Nam hiện nay.
Trong khi dưới thời XHCN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại do nhà nước quản lý.
Trường hợp khai khẩn « khu vực đất » của ông Vươn thì không hề được sự giúp đỡ của nhà nước như trường hợp ở đất Tiền Hải.
Nếu
thời trước nhà nước phong kiến hay thục dân không trưng thâu đất, mặc
dầu việc khai khẩn là có sự trợ giúp của nhà nước về tài chánh và công
cụ, thì hôm nay, nhà nước không hề giúp điều gì cho ông Vươn, thì tại
sao lại thâu hồi ? Điều này có đi ngược lại đạo lý giống nòi hay không ?
5/ Thủ tục thâu hồi đất, mâu thuẫn giữa XHCN và kinh tế thị trường :
Như
đã nói ở điều 2, việc khai khẩn của ông Vươn là một « công trình », gồm
nhiều phần : con đê dài 2km, rừng vẹt, đầm nuôi cá, đất trồng trọt và
đất xây dựng nhà cửa. Ngoài chi phí vật chất như tiền của, sức lao động,
công trình này bao gồm hai thành quả : vật chất và trí tuệ.
Ông
Vươn là một kỹ sư. Nếu công trình này không có đóng góp của kiến thức
khoa học và việc đầu tư suy nghĩ lâu dài thì khu đất này sẽ không bao
giờ được thành tựu như thế. Nếu giao đất cho tay ngang, người này chưa
chắc sẽ hình hung ra việc đóng cừ xây đê hay trồng cây vẹt để giữ đất,
đó là chưa nói đến việc phải định hướng con đê như thế nào, trồng cây
vẹt ra làm sao để khỏi bị sóng đập tan và giữ được đất. Tức công trình
đó còn là một công trình của trí tuệ.
Theo
hiến pháp và luật định, đất đai sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản
lý. Nhưng vì có nền « kinh tế thị trường » và gia nhập WTO, do đó nhà
nước VN phải tôn trọng các luật lệ do WTO qui định, (theo điều 3 khoản 2
bộ Luật đất đai 2003) trong đó có điều luật phải tôn trọng quyền sở hữu
tài sản cũng như sở hữu trí tuệ của tư nhân.
Nhà
nước có thể thâu hồi đất mà bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ cùng sở hữu tài
sản của ông Vươn ? Không giải quyết ổn thỏa là tạo ra sự xung đột giữa
hai bộ luật (luật quốc tế và luật quốc gia) mà theo lẽ VN phải đặt luật
quốc tế lên trên.
Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của nền « kinh tế thị trường » với định hướng « xã hội chủ nghĩa ».
Nhưng
sự mâu thuẫn này đã tạo ra tại VN một tầng lớp giàu mới do kinh doanh
về đất đai. Con số này chiếm đến 40%. Như thế, việc này gián tiếp tạo
cho VN một nền kinh tế què quặc, do việc tư bản nội địa không đầu tư vào
kinh doanh hay sản xuất mà đầu tư vào một ngành không tạo ra công ăn
việc làm hay của cải vật chất cho xã hội. Nó chỉ mở một môi trường tốt
đẹp tại VN cho hàng hóa dỏm của TQ vào thống lĩnh thị trường.
6/
Kết luận : Đôi điều với Thứ Trưởng Võ như thế. Theo tôi, về pháp luật,
nếu có sự mâu thuẫn (như đã dẫn ra) thì ánh sáng công lý sẽ không bao
giờ rọi dến các nơi tối tăm, ở các vùng sâu, xa, như ở xã Vinh Quang,
huyện Tiên lãng, tỉnh Hải Phòng. Việc lên tiếng của ông Võ là một điều
tốt, vì nó rất cần thiết cho việc xét xử ông Vươn.
Hy vọng nhiều người khác cũng sẽ làm như thế. Đó cũng là việc công ích cho xã hội.
'Quyết định thu hồi đất ở Tiên Lãng trái luật' (VnEx 12-1-12) -- P/v Đặng Hùng Võ --- Hải Phòng thừa nhận cưỡng chế ‘quá tay’ (VNN). – Vụ cùng quẫn, cuồng sát trong thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Thu hồi đất: Phải chú ý đến công sức của người dân (DV). – Bộ TN-MT yêu cầu báo cáo vụ thu hồi đất. – Lý giải về nguyên nhân dẫn tới vụ cưỡng chế đầm tôm ở Tiên Lãng, HP: Nhầm lẫn hay… nước cờ thí tốt? (DT). – Họp báo về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Cán bộ toà án đã có sai sót và sẽ xử lý nghiêm (SGTT). – Hội thẩm nhân dân TAND Hải Phòng: “nghe hẹn nhau nay mai về Tiên Lãng làm bữa thịt chó…” — (Cu làng cát). – Công bố thông tin phía sau vụ 6 chiến sĩ bị xả súng (Dân Trí).
- Tiên Lãng ơi!… (VHNA). – Góp bàn về “Tiếng bom Đoàn Văn Vươn”(Giang Nam Lãng Tử).------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét