-Communists Drive Out Vietnamese Cook(Der Spiegel). - Chuyện khó tin ở “Quán Cụ Hồ” (Nguyễn Văn Tuấn). Vụ “Quán Cụ Hồ” đi tới đâu rồi? (PHẦN I) – Vụ “Quán Cụ Hồ” đi tới đâu rồi ? (Phần II) (Diễn Đàn).- Bếp cụ Hồ (Diễn đàn).
-Vụ "Quán Cụ Hồ" đi tới đâu rồi ? -Tổ Phóng Viên Diễn Đàn- Trong bài Ai gửi côn đồ tới cướp phá "Quán Cụ Hồ" ? đăng trên Diễn Đàn ngày 13.11.2011, chúng tôi đã tường thuật vụ phá cửa đột nhập Foyer Việt Nam (ở số 80, rue Monge, Quận 5, Paris) sáng thứ bảy 12.11.2011.
Bảy tám người Pháp, dưới sự chỉ huy của hai anh em ông N.B. (người mang giấy « ủy quyền » của đại sứ quán Việt Nam tại Pháp), đã tỏ rõ trình độ của một đội biệt kích lão luyện. Trong vòng ít phút, họ đã gần như đồng thời tiến hành mấy công đoạn sau đây :
- đập vỡ 4 ô kính ở cửa vào quán ăn, bẻ khóa, đột nhập tầng trệt (phòng quán ăn), sau đó chặn bít tất cả các cửa trước và sau và các cửa nhà bếp, bịt kít hàng chục mét vuông các cửa kính trông ra phố Monge và phố Pestalozzi
- xông lên lầu, dồn vợ chồng ông Võ Văn Thận, hai con gái nhỏ (5 và 8 tuổi) và hai con trai nhà thơ Thanh Thảo (ở tạm trú trên đường từ Ý về nước) vào hai căn phòng nhỏ, không có phòng vệ sinh, không nước, không bếp núc.
- mang một tấm gỗ chữ nhật, với kích thước đã đo đạc vừa khít, bít lối thông ra cầu thang xuống tầng dưới.
- thay máy điện thoại bằng một máy khác, có sẵn lời nhắn « Quán Monge tạm đóng cửa, sửa sang ». Những áp phích với nội dung tương tự cũng được dán trên cửa kính trông ra hai mặt đường.
Cửa
vào quán Monge bị đập vở 4 ô kính, bẻ khóa, bịt kín bằng 2 tấm ván và
khóa chặt bằng hai sợi xích (ảnh biên bản của thừa phát lại).
- Thế là nội bất xuất, ngoại bất nhập, họ chiếm lĩnh toàn bộ tầng trệt và tầng hầm, lục lọi đồ đạc, mang đi các hồ sơ giấy tờ sổ sách, những vật dụng, họa phẩm mà đến nay hình như chủ quán vẫn chưa có can đảm kiểm kê đầy đủ (điều chắc chắn là số tiền 600 Euros mà anh Hồ Nhật Thảo nhận lời của một « chú Việt Kiều » mang về cho người anh ruột ở Đà Nẵng đã không cánh mà bay ra khỏi cái phong bì còn ghi tên và địa chỉ người nhận). Gia đình ông Võ Văn Thận khó có thể sống trong khung cảnh ấy, ắt sẽ phải dọn đi nơi mà họ không cần trục xuất thêm bằng võ lực.Sự tính toán và thực hiện gần như hoàn hảo : ông Thận có khiếu nại và đòi người chủ phải bồi thường, sa thải theo đúng luật lao động của nước Pháp, thì cứ khiếu nại, mọi sự sẽ tính sau. Trụ sở này, người đứng tên ký hợp đồng thuê là sứ quán Việt Nam tại Pháp, mà quan hệ Việt-Pháp lại đang tốt đẹp, chắc rằng chính phủ Pháp sẽ chẳng xía vô một chuyện « nhỏ như con thỏ » như vậy – ông tham tán bí thư đảng ủy đã từng tuyên bố một câu xanh rờn trước đó mấy tháng với ông Thận : « Quán Monge là lãnh thổ Việt Nam, chuyện này chỉ cần 48 giờ chúng tôi giải quyết là xong, tôi nói anh có hiểu không ? ». Làm việc gần 11 năm trời, nhưng không có hợp đồng lao động, giấy lương không có một tờ, đương sự cứ đi kiện đi, có khi « con kiến lại kiện củ khoai » cho mà xem.
Trong khi chờ đợi, « Quán Monge » được sửa sang, làm mới, sẽ « không
là của tư riêng, không nhằm mục đich có lợi nhuận, chỉ để hỗ trợ các
sinh hoạt hội đoàn nhờ phòng sinh hoạt sẽ được thành lập và quán ăn tập
thể » như lời khẳng định chắc nịch trên trang mạng www.foyer-vietnam.org (mới
xuất hiện cùng ngày với cuộc biệt kích), hay chỉ là một cái bình phong,
để sẽ mở ra ở đây, với hợp đồng mới, một công ti làm ăn gì đó, với vốn
liếng từ đâu đó, như thông tin của một cán bộ sứ quán cho chúng tôi biết
(với điều kiện là chúng tôi không được phép tiết lộ danh tính) ? Xét
cho cùng, sứ quán là người đứng ra thuê nhà theo hợp đồng, thì sứ quán
hoàn toàn có quyền chỉ định người quản lý, hay thương lượng với chủ nhà
để chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn và giới thiệu người thuê khác, ký hợp
đồng làm ăn khác...
Cửa kính hai mặt tiền bị che kín (ảnh biên bản của Thừa phát lại).
Chỉ
có điều, làm gì thì làm ở trụ sở 80 phố Monge, cũng không được quên
rằng đây là lãnh thổ Pháp. Đây không phải là nơi có đặc quyền ngoại giao
(extraterritorial) như trụ sở
sứ quán, mà là trụ sở thương mại, phải tuân thủ pháp luật của nước Pháp
về thương mại, về lao động... Không thể hô một tiếng, là người làm thuê
phải « giải tỏa », « 48 giờ là giải quyết xong », như lời phán của ông
bí thư đảng ủy (khổ một nỗi, ông í có vẻ rất tin vào điều mình nói). Có
lẽ cũng nên thông cảm với ông ta, bộ máy tổ chức cử ông ấy sang công tác
« đảng », chắc không kịp đào tạo những điều sơ đẳng nhất về ngoại giao
và pháp lý. Điều khó hiểu hơn, là những người lãnh đạo đương nhiệm của
Hội người Việt Nam tại Pháp (là người đã sử dụng ông Võ Văn Thận từ ngày
1.1.2001 đến 10.5.2011) cũng ù ù cạc cạc về pháp luật như vậy : họ cho
rằng không có hợp đồng lao động, ông Thận làm « chui », thì sa thải lúc
nào, thế nào cũng được. « Hội » chịu đưa một số tiền tượng trưng, không
chịu thì « Hội » trả lại sứ quán, lúc đó đừng trông chờ sẽ được bồi
thường gì hết. Thế là « Hội » đã giữ lời : một văn thư của sứ quán xác
nhận là kể từ ngày 10.5.2011, HNVNTP đã trao trả Quán Monge cho sứ quán,
và ngày 2.9.2011 sứ quán đã ủy nhiệm cho ông N.B. làm quản lý Quán
Monge. Ông N.B. là một doanh nhân ăn nên làm ra, nhưng hiểu biết về pháp
luật cũng hơi bị hạn chế.
Nếu
chịu khó tham khảo luật lao động, hay giản tiện nữa hơn, tham vấn bất
cứ một luật sư nào có chút hiểu biết về luật lao động, thì các vị biết
rằng :
- khi một người chủ « thuê chui » người làm công, không hợp đồng, không khai báo, thì cả hai đã vi phạm pháp luật, những người chủ phải chịu trách nhiệm lớn hơn.
- cụ thể, người làm công chỉ vi phạm một điều là có thu nhập mà không khai thuế – và theo pháp luật hiện hành, sẽ phải đóng thuế trên thu nhập của ba năm cuối (từ bốn năm trở về trước thì xí xóa) và một số tiền phạt do sở thuế quy định.
- còn người chủ sẽ bị phạt nặng và phải đóng tiền URSAFF (quỹ bảo hiểm xã hội) cho 10 năm gần đây
- đồng thời phải bồi thường cho người làm công mà mình muốn sa thải (tiền bồi thường căn cứ vào tiền lương và thời gian làm việc).
Đó
là khi vụ việc ra trước tòa án lao động. Còn trước đó, người chủ và
người làm công (hay cố vấn pháp lí của hai bên) có thể thương lượng một
giải pháp êm thấm, hai bên cùng có lợi (nếu chính quyền sở tại quyết
định xí xóa những vi phạm kể trên). Thay vì chọn giải pháp này, thừa dịp
đại sứ Lê Kinh Tài kết thúc nhiệm kì, đại sứ Dương Chí Dũng mãi đến
ngày 22.12.2011 vừa qua mới trình quốc thư với tổng thống Pháp, một
« hạt nhân cứng » ở sứ quán đã quyết định chọn giải pháp « mạnh ». Và
kết quả là : (1) nay chỉ còn cách thương lượng một cách hợp pháp ; (2)
vụ dùng cơ bắp côn đồ để « tiếp quản » mang những yếu tố hình sự đang
chờ Công tố viện Paris quyết định xử lý.
Tại
sao có chuyện tai tiếng này ? Tại sao Quán Monge đã hoạt động « bên lề
pháp luật » trong bao nhiêu năm trời mà không có điều tiếng gì, và nhà
cầm quyền sở tại vẫn để yên ? Ngược lại, Quán Monge từ mấy năm nay đã
trở thành một địa chỉ « không thể thiếu vắng » trong cảnh quan Khu
Latinh, thân thuộc với hàng xóm láng giềng, với giới đại học và nghiên
cứu, với kiều bào và với đồng bào, cán bộ ở Việt Nam ghé qua, thì tại
sao « hạt nhân » lãnh đạo HNVNTP lại đương nhiên quyết định sa thải ông
Thận ?
Trước
khi trả lời một phần những cái « tại sao » ấy, có lẽ cũng nên ngược
dòng thời gian, nhắc lại lịch sử « Quán Cụ Hồ », cũng là nhắc lại lịch
sử đời sống của cộng đồng người Việt ở Paris từ hơn nửa thế kỉ nay. Nhắc
lại lịch sử cũng sẽ giải thích một phần cái quy chế rất đặc biệt của
« quán ăn không giống những quán ăn khác ».
-BBC - Quản lý 'Quán Cụ Hồ' kể chuyện bị tấn công
Người
quản lý 'Quán Cụ Hồ' ở Paris đã nói chuyện với BBC về vụ bị những người
"có tiền án tiền sự" liên quan tới Đại sứ quán tới uy hiếp giữa ban
ngày hôm 12/11.
Ông
Võ Văn Thận nói ông cùng vợ và hai con gái nhỏ và hai người khách (con
của nhà thơ Thanh Thảo từ Việt Nam sang chơi) đã bị những người Pháp
"lực lưỡng" đột nhập vào nhà hàng Foyer Vietnam, còn được biết tới với
tên "Quán Cụ Hồ", và nhốt họ trên tầng hai trong vài tiếng.
Ông
Thận nói những người đột nhập vào nhà cho biết họ thực hiện theo lệnh
của Đại sứ quán Việt Nam và ngoài những người Pháp tới vào nhà hàng trái
phép còn có hai anh em ông Nguyễn Bình, người nói rằng đã được Đại sứ
quán Việt Nam giao phụ trách nhà hàng.
Những tranh cãi xung quanh vị trí của ông Thận, người đã làm việc hơn 10 năm tại Foyer Vietnam, kéo dài hơn một năm nay.
Bản
thân ông Thận nói ông làm mất lòng những người trong Hội người Việt Nam
tại Pháp, những người chủ sở hữu nhà hàng cùng với Đại sứ quán Việt
Nam.
Trước
đó ông Thận cho biết ông có quan hệ tốt với cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam và đã được mời tới nghe các buổi nói chuyện của lãnh đạo
Việt Nam trong đó có ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn
Dũng.
Tuy nhiên Đại sứ quán Việt Nam nay có vẻ đang kiên quyết buộc ông Thận rời khỏi nhà hàng sau hơn 10 năm làm việc.
Trang hướng dẫn du lịch BấmLonely Planet xếp Foyer Vietnam vào hàng 120 trong số hơn 1200 nhà hàng ở Paris.
Họ cũng nói đến ăn tại Foyer Vietnam là 300 điều nên làm nhất khi tới Paris.
Người
quản lý 'Quán Cụ Hồ' ở Paris đã nói chuyện với BBC về vụ bị những người
"có tiền án tiền sự" liên quan tới Đại sứ quán tới uy hiếp giữa ban
ngày hôm 12/11.
Ông
Võ Văn Thận nói ông cùng vợ và hai con gái nhỏ và hai người khách (con
của nhà thơ Thanh Thảo từ Việt Nam sang chơi) đã bị những người Pháp
"lực lưỡng" đột nhập vào nhà hàng Foyer Vietnam, còn được biết tới với
tên "Quán Cụ Hồ", và nhốt họ trên tầng hai trong vài tiếng.
Ông
Thận nói những người đột nhập vào nhà cho biết họ thực hiện theo lệnh
của Đại sứ quán Việt Nam và ngoài những người Pháp tới vào nhà hàng trái
phép còn có hai anh em ông Nguyễn Bình, người nói rằng đã được Đại sứ
quán Việt Nam giao phụ trách nhà hàng.
Những tranh cãi xung quanh vị trí của ông Thận, người đã làm việc hơn 10 năm tại Foyer Vietnam, kéo dài hơn một năm nay.
Bản
thân ông Thận nói ông làm mất lòng những người trong Hội người Việt Nam
tại Pháp, những người chủ sở hữu nhà hàng cùng với Đại sứ quán Việt
Nam.
Trước
đó ông Thận cho biết ông có quan hệ tốt với cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam và đã được mời tới nghe các buổi nói chuyện của lãnh đạo
Việt Nam trong đó có ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn
Dũng.
Tuy nhiên Đại sứ quán Việt Nam nay có vẻ đang kiên quyết buộc ông Thận rời khỏi nhà hàng sau hơn 10 năm làm việc.
Trang hướng dẫn du lịch BấmLonely Planet xếp Foyer Vietnam vào hàng 120 trong số hơn 1200 nhà hàng ở Paris.
Họ cũng nói đến ăn tại Foyer Vietnam là 300 điều nên làm nhất khi tới Paris.
-Dien Dan- Ai gửi côn đồ tới cướp phá "Quán Cụ Hồ" ? Sáng thứ bảy 12.11.11 ở trung tâm Paris
Phóng Viên
Khoảng
8 giờ sáng ngày thứ bảy 12.11.2011, một nhóm khoảng 10 người, hầu hết
là người Pháp đã tới Foyer Việt Nam, ở số 80, rue Monge (quận 5, Paris).
Họ đập vỡ một ô kính ở cổng vào, bẻ khóa, đột nhập vào quán ăn. Sau đó,
toán người này triển khai như một đội biệt động đã được chuẩn bị và tập
dượt khá kỹ càng : ba bốn người leo ngay lên lầu, đánh thức những người
ở tầng lầu, xô đẩy họ vào trong một căn phòng, không cho họ mặc áo ấm,
cấm họ đi tiểu, dùng một tấm ván đã chuẩn bị sẵn, bịt ngay cánh cửa dẫn
ra cầu thang xuống nhà ; sáu bảy người còn lại, ở tầng trệt, chia nhau
công việc : người thì dán kín tất cả các khung cửa kính nhìn ra hai mặt
đường (phố Monge và phố Pestalozzi) khiến cho người qua lại không trông
thấy gì diễn ra bên trong. Chỉ thấy mấy tấm áp phích mới toanh, nói
"Foyer đóng cửa để sửa sang".
Kẻ
lạ đập vỡ ô kính, bẻ khóa, đột nhập, bít hai cánh cửa kính và khóa chặt
ở bên trong, cho đến khi công an hình sự, được lệnh Công tố viện, buộc
hỏ phải mở cửa.
Bốn
giờ sau, khi Foyer được giải tỏa, người nào có dịp bước vào nhà, đứng
từ phía cái quầy, nơi có treo bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, nhìn bao
quát hai gian phòng xếp theo hình thước thợ, sẽ không thể nào nhận ra
quán ăn quen thuộc : tất cả đã đảo lộn, bộn bề, tung tóe. Nhân viên
(những sinh viên phục vụ quán ăn) đi tìm ngay vật dụng thiết thân nhất
của họ : hai cái máy tính xách tay (laptop) đã không cánh mà bay. Một
cái laptop thứ ba cũng biến mất, cùng với hồ sơ tư liệu của một nhà báo
Việt Nam, ông Hồ Nhật Thảo (đài truyền hình Quảng Ngãi) và tư liệu kinh
doanh của chủ nhân chiếc máy : ông Hồ Nhật Chung (1). Hai anh em Thảo
& Chung là con trai nhà thơ Thanh Thảo, được mời sang dự Liên hoan
phim tài liệu truyền hình ở Milano (Ý), trên đường về, ghé qua thăm "chú
Thận" và ngủ đêm để ngày mai chủ nhật, bay về Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính hai anh, sáng nay, đang ngủ ở trên căn phòng nhỏ trên lầu, đã bị
kẻ lạ xông vào phòng, dựng dậy, và xô đẩy sang phòng "chú Thận". Đó là
căn phòng của vợ chồng ông Võ Văn Thận, người phụ trách quán Monge từ 11
năm nay (xem bài Quán Cụ Hồ và nhà thơ chủ quán).
Thế là hai anh em Thảo & Chung sẽ bị giam lỏng trong phòng này gần
ba tiếng đồng hồ, cùng hai cháu gái 8 tuổi và 5 tuổi, con gái ông Thận,
trong khi cha mẹ hai cháu tìm cách đi xuống nhà để kêu cứu. Giờ chúng
tôi viết bài này, chủ nhà chưa kiểm kê xong những vật dụng bị cướp đi,
những bức tranh (Quán Monge đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm, và chủ quán
cũng là một nhà sưu tầm tranh) đã biến mất... Cũng nên thêm : lục trong
đống giấy tờ tung tóe dưới đất, nhà báo Hồ Nhật Thảo vui mừng nhặt lên
chiếc phong bì màu đỏ, trong đó một "chú", bạn của nhà thơ Thanh Thảo,
đã để 600 Euros nhờ mang về cho gia đình ở Đà Nẵng. Niềm vui không dài
quá vài giây : phong bì rỗng không...
Đội
"biệt động" đó là ai ? Tại sao họ dám ngang nhiên làm việc này giữa
thanh thiên bạch nhật, giữa Khu Latinh, trung tâm thủ đô nước Pháp ? Vẫn
biết đây là sáng thứ bảy, vào đúng dịp người Pháp nghỉ bắc cầu ba ngày
(từ thứ sáu 11.11 kỉ niệm ngày đại thắng Thế chiến lần thứ nhất, đến tối
chủ nhật), thành phố vắng hẳn đi, nhiều người (trong đó có quan chức
trách nhiệm) đi nghỉ xa. Đứng đầu là một người tự xưng là được đại sứ
quán Việt Nam ủy quyền "quản lý" Foyer Việt Nam, nhưng không phải là
nhân viên ngoại giao. Người này, theo chủ quán, mấy tuần trước đã đe dọa
"Fais attention à tes enfants"
(Coi chừng mấy đứa con của mày), khiến ông Thận đã phải thông báo cho
công an quận 5 ghi nhận sự cố. Dù là nhà ngoại giao (với những đặc
quyền miễn trừ kèm theo) hay không, thì tại một nước dân chủ pháp quyền,
không ai có quyền đột nhập vào một căn nhà, xô đẩy (nghĩa là bạo hành)
người trong nhà. Chỉ có nhân viên công lực, thi hành lệnh của tòa án,
mới có quyền đột nhập như vậy. Đằng này, dù có mang một luật sư (tập sự
chăng ?) đi theo, người đó không hề có trong tay một quyết định của tòa
án, vì vụ việc tranh chấp ở quán Monge kéo dài từ hai năm nay, chưa ngã
ngũ, chưa hề được đưa ra tòa, kéo dài vì phía "chủ" (đại sứ quán Việt
Nam và trong một thời gian dài, Hội người Việt Nam tại Pháp) chỉ một mực
đòi sa thải ông Thận và nhân viên mà không chịu gặp và thương lượng với
luật sư của ông Thận về các điều khoản bồi thường.
Khó
hiểu thật, nhưng 8g, 9g, 10g... điều "khó hiểu" xem ra đã gần thành sự
thật : gian hàng quán ăn được che kín đã được "đội biệt động" làm chủ
hoàn toàn, gia đình ông Thận (trong đó có hai cháu gái nhỏ đang gào
khóc) bị giam lỏng trên lầu. Vợ chồng ông Thận gọi điện thoại cho ông
luật sư, luật sư Hirbod Dehghani-Azar đang ở xa, sớm nhất một giờ nữa
mới tới nơi. Họ gọi công an quận 5. Công an tới nơi, không can thiệp, đi
về. Nghe đâu họ được thông báo trước là sáng nay, sứ quán sẽ gửi người
tới sửa sang quán hàng, vậy thôi. Kịch bản được chuẩn bị kỹ càng dường
như đã gần tới thời điểm hoàn thành : chiếm lĩnh bằng bạo lực, đặt trước
sự đã rồi, từ đó có kiện cáo gì, sẽ hạ hồi phân giải, quan hệ ngoại
giao Pháp-Việt đang phát triển tốt đẹp, lẽ nào chính phủ Pháp lại quan
tâm tới cái chuyện "nhỏ như con thỏ", nhỏ hơn cả cú đạp bên bờ hồ Hoàn
Kiếm hôm nào.
Chỉ
có một điều : chính phủ Pháp sẽ nghĩ sao, không biết, nhưng chính phủ
Pháp chỉ là cơ quan hành pháp. Tại một nước pháp quyền, còn có lập pháp,
và tư pháp. Tư pháp là những quan tòa, thẩm phán, công tố viên..., là
những luật sư, là pháp luật. Ở cạnh quán Monge, có một người nhỏ nhắn,
đến ăn ở đây từ mười năm nay, trở thành thân thiện với chủ quán. Cách
đây một tuần, ông khách hàng xóm thấy bản kiến nghị (xem bài của nhà
thơ Thanh Thảo),
hỏi chuyện, ký tên, và tự giới thiệu : "Tôi là thẩm phán Pascal L. Có
chuyện gì cần, ông bà cứ gọi tôi". Thế là sáng nay, nhận được điện thoại
cầu cứu, ông thẩm phán đã bỏ ngày nghỉ cuối tuần, chạy tới ngay. Hỏi rõ
sự tình, ông đã điện thoại ngay cho Viện công tố. Cuối cùng, cảnh sát
hình sự và công an Quận 5 đã được lệnh của Viện công tố Paris, đến ngay
quán Monge, buộc nhóm người đột nhập phải mở cửa, trình giấy tờ căn
cước, và ra về tay không, phải để lại hiện trường mọi thứ đồ nghề lỉnh
kỉnh, người chủ xướng phải đưa về quận công an để "giải trình". Vợ chồng
ông Võ Văn Thận và nhân viên, hai anh em Thảo & Chung đã trở vào
quán ăn. 13g00. Quá muộn để mở cửa buổi trưa, khiến cho nhiều khách quen
phải sững sờ. Họ đứng ngoài, trò chuyện với bà hàng hoa, ông hiệu
sách.. hàng xóm. "Chuyện gì mà quái đản thế". "Họ tưởng họ đang ở nước
nào vậy ?"...
Tối
nay, chúng tôi tới quán Monge : đèn nến sáng trưng, khách quen khách lạ
ngồi ăn phở, nem, bún bò... Như bình thường, nhưng bên ngoài, còn mấy
tấm ván gỗ đầy đinh 10 phân nhọn hoắt, dấu tích của mấy "cánh cửa" mà
mấy vị khách không mời đã mang tới buổi sáng, đóng vội vào mấy khung cửa
để "nội bất xuất ngoại bất nhập".
Ở
trên đã nói, tám chín người đột nhập bị cảnh sát rà soát trước khi cho
phép ra khỏi quán Monge. Vậy tại sao ba cái laptop, không biết bao nhiêu
bức tranh, vật dụng đã không cánh mà bay ? Theo một người hàng xóm :
trước khi cảnh sát tới, người ta đã ra vào, chất đồ lên môt chiếc xe
thùng đỗ leo lên hè đường, bên hông quán Monge. Đỗ trái luật, nên một
nhân viên trật tự đã làm biên bản phạt. Nghĩa là công an hoàn toàn có
thể xác định số đăng ký và chủ của chiếc xe ...
Nhưng
đó không phải là công việc của phóng viên. Công việc của phóng viên đến
đây vẫn chưa hết : tại sao có câu chuyện phi pháp quái đản này ? Ai đã
gửi côn đồ đến cướp phá quán Cụ Hồ ? Trách nhiệm của sứ quán Việt Nam,
của Hội người Việt Nam tại Pháp như thế nào ? Ông đại sứ vừa chân ướt
chân ráo trình quốc thư có được báo cáo gì về "kế hoạch tốc chiến tốc
thắng" này ? Làm sao giải quyết một vấn đề lẽ ra khá đơn giản nếu người
ta biết trọng công bằng và sòng phẳng, nay đột nhiên trở thành rối rắm,
tác hại khôn lường tới lòng người, tới thanh danh của đất nước Việt Nam ?
Những câu hỏi ấy, chúng tôi sẽ cố gắng điều tra để mang lại câu trả lời
trong một kỳ tới.
12.11.2011
Phóng Viên
-Nguồn:
Ai gửi côn đồ tới cướp phá "Quán Cụ Hồ" ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét