Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Mướt mồ hôi đòi nợ DN bất động sản

Tác giả: Yến Nhi (VEF.VN) – Nhiều công ty sản xuất, cung cấp thiết bị văn phòng, dịch vụ in ấn, tổ chức sự kiện, truyền thông đang đau đầu vì những khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp bất động sản. Lương, thưởng của nhân viên treo ngược.
Khi thị trường này rơi vào bế tắc, một công ty bất động sản rơi vào thua lỗ, phá sản thì kéo theo hàng chục đối tác khác khóc dở mếu dở thu hồi vốn.
Xù nợ
Năm hết Tết đến cũng là lúc nhiều công ty phải thu hồi công nợ để quyết toán cuối năm. Nhưng để đòi được nợ của các doanh nghiệp bất động sản quả là chật vật – đó là một lời than thở của giám đốc một công ty thiết kế in ấn khi cả công ty đang trông chờ vào đồng lương và thưởng.
Công ty này chuyên thiết kế và in ấn cho các dự án, các công ty bất động sản. Năm vừa qua, số lượng công việc của công ty có tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ do thị trường bất động sản lao đao. Vị giám đốc cho biết, đến nay số tiền về tài khoản vẫn chỉ bằng 1/3 do các “thượng đế” là các công ty bất động sản nợ không trả.
Đưa ra dẫn chứng, ông giám đốc lấy ví dụ, bên ông làm từ A tới Z một bộ hồ sơ nhận diện thương hiệu gồm tài liệu, tờ rơi, túi,… cho một doanh nghiệp bất động sản ở Mỹ Đình. Là mối quen, nên hầu như in xong xuôi, bên khách hàng mới quyết toán hết. Năm nay, số tiền nợ của riêng công ty này đã lên gần nửa tỷ vì năm nào cũng tồn đọng hàng trăm triệu không đòi được.
“Mặc dù công ty nói trên không có tiền mặt thanh toán ngay nhưng chúng tôi vẫn phải làm để giữ mối khách và cũng để dễ đòi nợ. Không ngờ tích tiểu thành đại, số nợ khó đòi ngày càng tăng… Tình cảnh thị trường thế này, không biết bao giờ mới đòi xong” – ông này ngậm ngùi.
Không công ty thiết kế in ấn mà ngay nhiều doanh nghiệp khác có liên quan tới cung ứng vật tư, thiết bị, dịch vụ phục vụ kinh doanh bất động sản cũng chịu cảnh mang tiếng có tiền.

Chị Ngô Thu Hương, giám đốc công ty truyền thông sự kiện than thở, thời điểm cuối năm để gặp bộ phận có trách nhiệm thanh toán bên công ty bất động sản rất khó khăn. Kế toán bên đối tác luôn kêu bận và tìm mọi lý do để trì hoãn, trốn tránh trả nợ.Mới đây, chị nghe được thông tin phía doanh nghiệp bất động sản sẽ tạm ngừng thanh toán các khoản nợ cho đến hết Tết. “Tình hình này không biết lấy gì mà trả tiền nhân viên và các đơn vị đối tác”, chị Hương ngậm ngùi.
Tiếp câu chuyện nợ nần của doanh nghiệp bất động sản, một đơn vị làm truyền thông có tiếng cũng đã phải ngậm quả đắng khi bị một doanh nghiệp bất động sản nợ tiền tài trợ. Để quảng bá cho một hoạt động xúc tiến thương mại, bằng quan hệ của mình giám đốc doanh nghiệp đã xin được tiền tài trợ vàng gần trăm triệu của một công ty bất động sản.
Trong lúc kinh tế khó khăn, để xin được khoản tài trợ này là điều không dễ dàng. Sự kiện diễn ra thành công, logo doanh nghiệp bất động sản luôn ở vị trí hot và sướng tên liên tục trong suốt sự kiện.
Niềm vui qua mau, doanh nghiệp quên mất việc chuyển nốt số tiền tài trợ. Vị giám đốc công ty truyền thông này đứng ngồi không yên khi bên đối tác đòi tiền tài trợ, còn doanh nghiệp bất động sản khất lần khất lượt vì không có kinh phí.
“Nợ vài trăm triệu tổ chức sự kiện còn chưa trả, chứ chưa nói tới các khoản nợ nhỏ lẻ như chương trình quảng cáo, bài pr vài triệu đồng. Rút kinh nghiệm giờ cứ phải tiền trao cháo múc”, vị giám đốc đúc rút.
Khó khăn và lợi dụng khó khăn
2011 đúng là một năm khó khăn đen tối của giới kinh doanh bất động sản. Hàng loạt đơn vị đầu tư thứ cấp đã phải chấp nhận bán tháo dự án để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Rùm beng nhất là sự kiện Công ty CP Địa ốc Dầu khí (PVL) công bố bán giảm giá 35%, chịu lỗ hàng chục tỷ đồng để lấy tiền trả nợ ngân hàng.
Vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà ITC – doanh nghiệp có thâm niên trong ngành bất động sản và có khá nhiều quỹ đất, nhưng trong quý III/2011 cũng đã lỗ gần 38 tỷ đồng; Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt lỗ 7,17 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Thủ Đức lỗ hơn 7,8 tỷ đồng…
Mới đây, Phát Đạt đã điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế xuống chỉ còn 8 tỉ đồng. Kết quả kinh doanh quý III, doanh thu của công ty này chỉ đạt hơn 1 tỉ đồng lại đến từ hai nguồn phụ đó chính là tiền giữ xe. Đến thời điểm hiện tại, không ít doanh nghiệp địa ốc đã không thể trụ nổi trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Đất Lành, năm 2012 chắc chắn là khó khăn hơn năm 2011 vì tình hình kinh tế còn khó khăn. Năm 2012 là năm thị trường sẽ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, sống còn. Doanh nghiệp nào đủ khôn ngoan, đủ bản lĩnh thì mới có thể sống được.
Là một lĩnh vực kinh tế lớn, có thể nói, việc nợ đọng tiền và mượn vốn của các đối tác để đầu tư, làm ăn kinh doanh trong bất động sản xưa nay không phải chuyện mới. Trong bối cảnh khó khăn về đầu vào, bế tắc về đầu ra của thị trường, chuyện doanh nghiệp kêu khó để khất lần, chậm trả cũng có cái lý của nó. Tuy nhiên phản cảm nhất là những đơn vị vin vào lý do khó khăn chung để vụ lợi, trốn tránh trách nhiệm của mình.
Mới đây, giới kinh doanh tại nhiều công ty truyền thông quảng cáo tại Hà Nội rỉ tai nhau, tỏ ra cảnh giác cao trước nhã ý đặt hàng làm truyền thông cho một sự kiện bất động sản trong năm mới. Bởi lý do, đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện này hồi năm ngoái đã liên tục bị các đối tác làm ăn nhiều dự án trước đó tìm đến phanh phui nợ nần, thậm chí từng có vụ việc đơn vị này bị đối tác kiện ra tòa để đòi tiền mà kết cục vẫn không chịu trả.
Thế Anh – nhân viên kinh doanh của một công ty truyền thông cho biết, rất may anh đã được nhiều đầu mối chỉ báo trước. “Làm ăn với doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay phải tìm hiểu kỹ càng và phải “nắm đằng chuôi” để tránh rước rủi ro, thiệt hại về mình” – anh này chắc mẩm.


Dư luận quanh vụ nổ súng ở Tiên Lãng

Thấy chưa,đầy tớ nó đánh CHỦ như “mõ đứt quai” (lối nói Dân BĐ) ,xem thử “đứa nào hơn” :“Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy.Cho nên đã bảo, “Quan chi phụ mẫu” thì còn biết “con của mình” chứ “đầy tớ” thì nó chơi thẳng cẳng,làm gì nó hè? Chỉ có chơi kiểu Anh Vươn-Nhưng Anh ấy chỉ dọa nó thôi,nếu có “đồ chơi” như thế,và “tâm lý” của bọn đầy tớ là Anh Vươn sợ chúng,thì Anh Vươn đã giết chết chúng như rạ? Anh từng là Bộ đội mà?
Nhân Khánh, thông tín viên RFA  -2012-01-12
Giữa lượng thông tin đa chiều và nhiều nghi vấn xoay quanh sự việc tại Tiên Lãng Hải Phòng khiến dư luận rất cần biết những sự thật, không những dính dáng tới đất mà còn có liên quan đến những mạng người cũng như cách hành xử của chính quyền Tiên Lãng đối với các gia đình nạn nhân.
Photo courtesy of nld.com Căn nhà 2 tầng của anh Vươn tan hoang sau cưỡng chế

Người dân nói về anh Vươn

Trao đổi với giới truyền thông, ông Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng là Ngô Ngọc Khánh khẳng định rằng anh Đoàn Văn Vươn không phải là người tốt. Theo ông Khánh, anh Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha đất và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Theo ông Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, nhiều năm qua anh Vươn hoàn toàn ăn không, anh ta đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội.
Để làm sáng tỏ tuyên bố này của viên chức nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của dư luận, chúng tôi trao đổi thêm về cuộc sống cá nhân của anh Đoàn Văn Vươn từ những người nông dân vùng biển cùng canh tác với anh tại xã Vinh Quang. Một người dân sống gần nhà anh cho đài Á Châu tự do biết như sau:
“Anh Đoàn Văn Vươn là một người giáo dân rất là tốt và hai nữa là anh sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Mà đồng của anh ấy không phải trông coi, trông giữ gì cả. Toàn bộ dân không ai dám ra đấy bắt bớ cái gì, bắt trộm bắt cướp cái gì của anh ấy cả. Anh ấy đối xử với dân làng ở đây là rất tốt, như là tết Trung thu hoặc cắm trại của các cháu, anh đều có quà. Và hai nữa, gia đình nào có người qua đời là anh đều vào thăm vào viếng hết.
Anh Đoàn Văn Vươn là một người giáo dân rất là tốt và hai nữa là anh sống với bà con dân làng ở đây không mất lòng ai. Đến bây giờ nợ nần còn rất nhiều mà anh ấy cũng chưa có một cái gì gọi là….
Người dân địa phương
Đấy là về anh Vươn, chỉ là một người dân suốt ngày nằm bờ sông bãi sú. Đến bây giờ nợ nần còn rất nhiều mà anh ấy cũng chưa có một cái gì gọi là. Cái xe máy anh đi làm cũng là cái xe tàng tàng thôi.”
dantri.com-250.jpg
Chiếc xe chở 6 người bị bắt trong vụ nổ súng ở Tiên Lãng. Photo courtesy of dantri
Trong mắt người dân địa phương, anh Đoàn Văn Vươn còn là một mẫu người hùng miệt nông thôn vùng biển, bởi gia đình anh Vươn đã dám đương đầu với bão tố thiên tai, làm được việc mà lực lượng thanh niên xung phong không làm được, phải bỏ đi. Nhờ những bờ kè tiến ra vùng biển hoang từ gia đình anh Vươn mà nhiều lao động địa phương được giải quyết công ăn việc làm trên những bãi đất bồi tốt tươi.
Để có thể hiểu được công khó của người lao động vùng Tiên Lãng thì phải biết quy trình đắp đồng tạo đất canh tác ở đây. Vùng đầm bị cưỡng chế hiện nay vốn là những bãi lầy hoang, đầu tiên phải trồng rừng ngập mặn bằng cây sú cây vẹt để chắn sóng, sau đó mới tiến hành đắp đê lấn biển. Mà nào có phải là đơn giản, hôm nay mới đắp đất lên thì ngày mai sóng biển lại ập đến cào đi. Mãi đến vài năm công trình đắp đê lấn biển được tạo thành từ mồ hôi nước mắt của người nông dân mới thành hình, nhưng chỉ cần một cơn bão tràn qua là phá tan tất cả. Để có được thành công hôm nay, gia đình anh Đoàn Văn Vươn phải trải qua tất cả những gian khó này. Sau những chuyện xảy ra, người dân vùng biển địa phương vẫn không quên ơn người đi mở đất, nhờ học tập theo cách đắp đồng của người kỹ sư nông nghiệp Đoàn Văn Vươn mà hàng ngàn héc ta rừng ngập mặn xã Vinh Quang được xây dựng thành công.
Trong những ngày qua, dư luận xã hội sửng sốt trước cảnh xung đột ở xã Vinh Quang lại càng băn khoăn về mục đích thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng. Tại sao họ không để cho các gia đình đã đầu tư bao nhiêu công sức tiền của vào mảnh đất đó được tiếp tục canh tác mà lại có thái độ cưỡng chế quyết liệt đến vậy. Nếu như theo vị Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Ca đã nói với báo chí, khu vực đầm tôm cưỡng chế giải tỏa sẽ là tâm điểm xây sân bay trong thời gian tới. Liệu đây có phải là câu trả lời thỏa đáng chưa, phóng viên đài Á Châu Tự do đã chuyển câu hỏi của dư luận xã hội đến với người dân xã Vinh Quang và được trả lời như sau:
“Lê Văn Hiền là Chủ tịch huyện là anh trai của Lê Thanh Liêm, Lê Thanh Liêm là Chủ tịch xã Vinh Quang. Tức là anh ở trên huyện còn em là ở dưới, cho nên bằng mọi giá là lấy bằng được đồng của Vươn để mà giao cho người khác. Sau khi cái sự vụ còn đang tranh chấp đồng, coi như là giải tỏa ngày hôm đấy thì đến chiều xã Vinh Quang đã gọi người ra đo đất và giao cho một số hộ tiếp quản đồng ngay. Ngày hôm sau là cái đoàn đó, họ đã đem máy đến họ ủi hết, san bằng hết nhà của anh Vươn và anh Quý. Tức là cái nhà hai tầng ấy sang bằng hết, không còn thứ gì cả, còn những thứ gì vật dụng gì ở đấy coi như là đốt hết.”    

Cách hành xử của chính quyền

Bên cạnh thái độ quyết liệt của chính quyền huyện Tiên Lãng, hành vi của một số người thi hành luật pháp liên quan đến người thân của anh Đoàn Văn Vươn thiết tưởng cần phải làm sáng tỏ trước công luận, được người dân địa phương ghi nhận như sau:
nld.com-250.jpg
Vợ con anh Vươn, Quý đang tá túc tại nhà anh Đoàn Văn Thoại. Photo courtesy of nld.com
“Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Xích chị ấy giong đi dọc đường, chửi câu nào là dùi cui ghè vào mồm câu ấy. Và như thế là lên gối đánh chị Hiền vợ anh Quý. Đấy là hành động trước công chúng rất là đông người, và giong đi dọc đường đi đến đâu là đánh đến đấy.

Còn cái đứa trẻ con sau khi thấy mẹ nó bị bắt thì nó bắt đầu giằng giẹ, lủi chạy vào trong dân; nó chui vào trong bếp cũng lôi ra, rồi đánh đến khi lột quần áo ra thấy nó có thẻ học sinh. Chúng tôi thấy một đứa trẻ con, nó còn là học sinh, nó chưa hề biết việc chính trị hoặc việc làm. Nhưng mà bằng đã coi như là dùi cui và nắm đấm.

Báo cáo anh, như thế là chúng tôi căm phẫn về hành động của một số người đại diện cho chính quyền.”      
Đến khi không bắt được Vươn thì quay lại bắt em dâu với vợ Vươn và đánh hai người đàn bà đấy. Báo cáo anh, như thế là chúng tôi căm phẫn về hành động của một số người đại diện cho chính quyền.
Người dân địa phương

Sự việc xảy ra ở Tiên Lãng đang chứng tỏ sức chịu đựng của người bị mất đất đã tiến đến giới hạn cuối cùng, tập tính thuần lương của nông dân đang bị những lần khiếu kiện vô vọng và dùi cui đập vỡ đi.
Trong những năm qua, chính sách thu hồi đất đai có vẻ nóng dần theo những đợt tăng giá bất động sản. Nếu như năm 1997, cơn sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên của Việt Nam đóng dấu bằng sự kiện Thái Bình thì vụ việc mở màn cho bối cảnh năm 2013, thời điểm có hàng loạt mảnh đất nuôi trồng thủy sản bị hết thời hiệu giao đất theo luật Đất đai năm 1993, có lẽ chính là những gì đang xảy ra tại Tiên Lãng Hải Phòng.


Đôi điều xin thưa với Thứ Trưởng Đặng Hùng Võ

Truongnhantuanblog
Cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ vừa lên tiếng về vụ Đoàn Văn Vươn trên báo Tuổi Trẻ hôm qua là một điều đáng mừng. Ý kiến của ông Võ dễ thuyết phục vì không dựa lên tình cảm mà dựa lên luật lệ nhà nước. Hy vọng các cơ quan hữu trách theo tinh thần của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Tuy vậy, các ý kiến của ông Võ, trên phương diện kỹ thuật, theo tôi vẫn có một vài lấn cấn, không phải do kiến thức, mà đến từ « cơ chế » của nhà nước. Tôi nghĩ rằng luật lệ áp dụng cho trường hợp « thâu hồi đất » của ông Vươn có một số điều mâu thuẫn, nhất là các điểm về thể lệ giao đất, diện tích tối đa đất được giao, thời hạn được sử dụng đất, phương thức thâu hồi đất… Ngoài ra còn có những mâu thuẫn giữa tính công bằng của xã hội chủ nghĩa với quyền tư hữu của kinh tế thị trường, hoặc giữa « tư điền » là tập tục ngàn năm của dân tộc Việt với « sở hữu đất đai thuộc về toàn dân » của chủ nghĩa xã hội. Nếu đúng như tôi nghĩ, trường hợp cá biệt của Đoàn Văn Vươn, nếu chỉ dựa hoàn toàn trên pháp luật (mà pháp luật có điều không ổn) thì việc giải quyết  chắc chắn sẽ gây nên những điều oan ức. Việc nổ súng đáng tiếc trong khi giải tỏa đất đã nói trước việc này. Hy vọng ông Võ (hay người có thẩm quyền khác) sẽ lên tiếng giải thích. Các thắc mắc của tôi gồm các điểm :
1/ Phân loại khu vực đất :
Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nhận xét : « theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối… »
Tôi nghĩ khác. Khu vực gọi là « đất » mà ông Vươn sử dụng từ năm 1993 không thuộc vào bất kỳ một loại « đất » nào đã được qui định theo điều 11 bộ Luật đất đai năm 1993 hay điều 13 bộ Luật đất đai năm 2003.
Thật vậy, trước khi « khu vực đất » này được giao cho ông Vươn thì nó không thể gọi là « đất » để « trồng cây hàng năm », cũng không thể gọi đơn thuần là « đầm » để « nuôi trồng thủy sản », và nó cũng không thể sử dụng vào việc « làm muối » như Thứ Trưởng Võ đã nói. Nếu chiếu theo Luật Hồng Đức thì khu vực này không thuộc diện « điền » (không thể trồng trọt hay làm muối – diêm điền), cũng không thuộc diện « thổ » (không thể định cư), và cũng không thuộc diện « trạch » (không thể nuôi cá).
Đây là một khu vực đất đang bồi, thường xuyên ngập nước biển và hàng năm chịu nhiều thiên tai bão lụt. Theo luật của các (nước Tây phương) hay Luật về thổ trạch ở VN các thời kỳ trước, vì lý do an ninh, các vùng đất này không được nhà nước cấp cho dân, hay không khuyến khích cho dân khai hoang, vỡ hóa… nhằm định cư hay khai thác kinh tế.
Vấn đề đặt ra, theo pháp luật, nhà nước có thể cấp cho ông Vươn khai thác « khu vực đất » đó hay không ? Nhà nước có trách nhiệm gì nếu tai nạn do thiên tai (bão, lụt) đổ xuống ?
2/ Tính không hợp lý của việc thâu hồi đất trong bộ Luật về đất đai.
Nhưng « khu vực đất » này vẫn được chính quyền địa phương Hải Phòng cấp cho ông Vươn khai thác, bất chấp những hiểm nguy có thể gây ra cho cá nhân và gia đình ông Vươn.
Để biến khu vực « đất không thể sinh sống » thành một khu vực xếp vào hạng « điền trạch » (tức vừa định cư vừa nuôi thủy sản), ông Vươn đã sử dụng kiến thức kỹ sư của mình để làm các việc sau :
a)    Đắp một con đê dài 2 cây số để ngăn lũ lụt, (con đê này đem lại lợi ích cho nhiều gia đình lân cận, chứ không hẳn cho cá nhân ông Vươn)
b)   Trồng cây vẹt để giữ đất bồi đồng thời để che bão
c)    Đổ đất, cát, đá… làm nền
Làm các công trình (a) và (b) ông Vươn đã biến một vùng bờ biển hiểm nguy thành một cái « trạch » (đầm nước) có an ninh. Công trình (c) biến một góc « trạch » thành « điền » (đất trồng trọt) và « thổ » (đất xây cất). Sau 17 năm gầy dựng, ông Vươn đã tạo ra một « khu vực điền – thổ – trạch » có diện tích là 40 ha. Điều đáng chú ý là khu vực này, theo lời dân sống ở đó, trước khi giao cho ông Vươn, « nhà nước không dám khai phá ».
Nhà nước thâu hồi đất này dựa trên điều 6 Luật đất đai 2003, theo qui định khoản đ) « chuyển mục đích sử dụng đất ». Dĩ nhiên nhà nước có quyền, theo Hiến pháp và Luật, nhưng thử đặt giả thuyết : nếu « khu vực đất » đó không giao cho ông Vươn, tức vẫn còn là một vùng đầm lầy phủ sóng và luôn chịu gió bão, liệu nhà nước có thâu hồi hay không ?
Nếu câu trả lời là « không » thì không có lý do gì nhà nước hôm nay lại thâu hồi khu vực đất ấy.
Trong khi điều 12 qui định : Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ để   « Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng » (khoản 1)
Ông Vươn đã tin tưởng vào điều luật đó, đã đem kiến thức khoa học, tiền vốn và công sức để làm các điều mà nhà nước khuyến khích.
Vậy mà nhà nước đã có quyết định thâu hồi (trong khi thời hạn sử dụng chưa mãn).
Người ta không thể vừa « khuyến khích » vừa « thâu hồi ». Ở đây « khuyến khích » có nghĩa là cho làm, « thâu hồi » có nghĩa là không cho làm. Mâu thuẫn ở đây khá rõ rệt. Việc này làm mất niềm tin của dân chúng vào nhà nước và luật của nhà nước ?
3/ Về diện tích sử dụng đất và thời hạn sử dụng :
Thứ trưởng Võ nói rằng « thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20 năm. »… « Luật quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá nhân không được vượt quá 2ha »
Về diện tích đất được giao. Khu vực đất của ông Vươn tạo nên là do công sức của ông và gia đình trong việc đắp con đê dài 2km để ngăn lũ và trồng các hàng cây vẹt để giữ đất. Đất của ông Vươn tân tạo được tính từ con đê chận lũ.
Đặt giả thuyết, nếu nhà nước lúc đầu đã qui định ông Vươn chỉ được giao 2 ha đất, thì chắc chắn ông Vươn sẽ không nhận. Vì nhận cũng không làm được gì ! Muốn cải tạo đất thì phải làm con đê chận lũ và trồng vẹt giữ đất bồi. Tức là, hoặc ông Vươn tân tạo được 40 ha đất thổ trạch, hoặc không tạo ra khoảnh đất nào cả. Không ai bỏ công sức làm con đê, trồng rừng vẹt để nhận 2 ha, ngoại trừ việc nhà nước bỏ công để làm (như trường hợp Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải, sẽ nói bên dưới).
Ông Vươn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu vì thế thuộc diện người đang sử dụng đất ổn định (điều 4 phần 3), như vậy đã 17 năm qua.
Qui định ông Vươn chỉ có 2 ha sử dụng là mâu thuẫn với thực tế. Thực tế ở đây là nhà nước hàm ý công nhận quyền sử dụng của ông Vươn trên toàn vùng đất mà ông này khai thác. Trong 17 năm nhà nước không phản đối, thì nhà nước đã chấp nhận thực tế đó.
Nhà nước, qua cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Nếu hôm nay nhà nước nói ngược lại, thì còn đâu là công lý ?
Về thời hạn được sử dụng đất, theo tôi cũng không thể áp dụng trong trường hợp của ông Vươn. Bởi vì, trong 17 năm sử dụng, thời gian cải tạo khu vực đất không thể không chiết tính ra. Mặt khác, ông Vươn đã đầu tư rất nhiều công và của. Huê lợi thâu từ việc sử dụng đất vẫn chưa trả hết nợ.
Nhà nước không thể vịn vào bất kỳ lý cớ gì để thâu hồi đất này của ông Vươn, như đã nói ở phần 2. Vì nó không công bằng. Ngày xưa, sẽ nói bên dưới, vua chúa có toàn quyền trên số phận của mỗi thần dân, nhưng cũng không có các hành vi bạo ngược trưng thâu đất tư điền một cách tự tiện. Huống chi ngày hôm nay, chế độ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc là đem công bằng cho mọi người trong xã hội. Nhưng trước khi bảo vệ quyền sử dụng đất của mỗi người thì phải tôn trọng nguyên tắc công bằng quyền sử dụng đất của từng cá nhân.
Như vậy còn đâu tính công bằng của XHCN do hiến pháp qui định mà nhà nước phải thực thi ?
4/ Về « tư điền » và sở hữu toàn dân :
Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, một tập tục ngàn năm của Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời kia, đến trước thời xã hội chủ nghĩa :
« Nếu có người tự đem sức lực của mình khai khẩn những nơi rừng rú bỏ hoang, khi đã thành điền phải khai rõ, liền cho phép coi  như là “bản bức tư điền”. Chỉ nhà nước mới có quyền thu thóc tô, còn dân xã không được tranh ruộng tư ấy. Cái lệ ấy thành ra vĩnh viễn. »
Tức đất hoang mà người dân bỏ công khai phá, như trường hợp ông Vươn, sẽ thuộc vào loại « bản bức tư điền », tức sẽ trở thành ruộng riêng của ông Vươn (và con cháu sau này của ông).
Một trường hợp khai khẩn đất hoang ở nước ta, vào đầu thế kỷ 19, cần nhắc ở đây, là việc thành lập huyện Tiền Hải ở Nam Định của cụ Nguyễn Công Trứ. Huyện Tiền Hải trước kia vốn là một bãi đất bồi (bãi Tiền Châu), việc khai khẩn gọi là « doanh điền », do cụ Nguyễn Công Trứ hướng dẫn với sự ủng hộ của triều đình qua việc giúp đỡ tiền bạc và dụng cụ khai phá. Những người dân khai khẩn vùng đất mới bồi này, phần lớn được làm chủ các khoản đất do dọ tạo ra (gọi là tư điền) và có bổn phận đóng thuế cho nhà nước.
Dưới thời thực dân cũng thế, người dân nào khai khẩn đất hoang thì đất đó thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã giúp đào kinh chằn chịt khắp nơi để cho dân xả nước phèn, biến một vùng chất đồng chua thành một kho lúa gạo to lớn của miền Nam hiện nay.
Trong khi dưới thời XHCN, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại do nhà nước quản lý.
Trường hợp khai khẩn « khu vực đất » của ông Vươn thì không hề được sự giúp đỡ của nhà nước như trường hợp ở đất Tiền Hải.
Nếu thời trước nhà nước phong kiến hay thục dân không trưng thâu đất, mặc dầu việc khai khẩn là có sự trợ giúp của nhà nước về tài chánh và công cụ, thì hôm nay, nhà nước không hề giúp điều gì cho ông Vươn, thì tại sao lại thâu hồi ? Điều này có đi ngược lại đạo lý giống nòi hay không ?
5/ Thủ tục thâu hồi đất, mâu thuẫn giữa XHCN và kinh tế thị trường :
Như đã nói ở điều 2, việc khai khẩn của ông Vươn là một « công trình », gồm nhiều phần : con đê dài 2km, rừng vẹt, đầm nuôi cá, đất trồng trọt và đất xây dựng nhà cửa. Ngoài chi phí vật chất như tiền của, sức lao động, công trình này bao gồm hai thành quả : vật chất và trí tuệ.
Ông Vươn là một kỹ sư. Nếu công trình này không có đóng góp của kiến thức khoa học và việc đầu tư suy nghĩ lâu dài thì khu đất này sẽ không bao giờ được thành tựu như thế. Nếu giao đất cho tay ngang, người này chưa chắc sẽ hình hung ra việc đóng cừ xây đê hay trồng cây vẹt để giữ đất, đó là chưa nói đến việc phải định hướng con đê như thế nào, trồng cây vẹt ra làm sao để khỏi bị sóng đập tan và giữ được đất. Tức công trình đó còn là một công trình của trí tuệ.
Theo hiến pháp và luật định, đất đai sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý. Nhưng vì có nền « kinh tế thị trường » và gia nhập WTO, do đó nhà nước VN phải tôn trọng các luật lệ do WTO qui định, (theo điều 3 khoản 2 bộ Luật đất đai 2003) trong đó có điều luật phải tôn trọng quyền sở hữu tài sản cũng như sở hữu trí tuệ của tư nhân.
Nhà nước có thể thâu hồi đất mà bỏ qua quyền sở hữu trí tuệ cùng sở hữu tài sản của ông Vươn ? Không giải quyết ổn thỏa là tạo ra sự xung đột giữa hai bộ luật (luật quốc tế và luật quốc gia) mà theo lẽ VN phải đặt luật quốc tế lên trên.
Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn của nền « kinh tế thị trường » với định hướng « xã hội chủ nghĩa ».
Nhưng sự mâu thuẫn này đã tạo ra tại VN một tầng lớp giàu mới do kinh doanh về đất đai. Con số này chiếm đến 40%. Như thế, việc này gián tiếp tạo cho VN một nền kinh tế què quặc, do việc tư bản nội địa không đầu tư vào kinh doanh hay sản xuất mà đầu tư vào một ngành không tạo ra công ăn việc làm hay của cải vật chất cho xã hội. Nó chỉ mở một môi trường tốt đẹp tại VN cho hàng hóa dỏm của TQ vào thống lĩnh thị trường.
6/ Kết luận : Đôi điều với Thứ Trưởng Võ như thế. Theo tôi, về pháp luật, nếu có sự mâu thuẫn (như đã dẫn ra) thì ánh sáng công lý sẽ không bao giờ rọi dến các nơi tối tăm, ở các vùng sâu, xa, như ở xã Vinh Quang, huyện Tiên lãng, tỉnh Hải Phòng. Việc lên tiếng của ông Võ là một điều tốt, vì nó rất cần thiết cho việc xét xử ông Vươn.
Hy vọng nhiều người khác cũng sẽ làm như thế. Đó cũng là việc công ích cho xã hội.


LỜI KHAI CỦA LÈO CỜ ĐÃ LEO VÀO LÃNH ĐẠO

 nguyencuvinh 


Lèo cờ và đồng bọn như hình đất này, đang theo nhau vào Lò
Mấy ngày qua cứ lẽo đẽo xách tráp đi hầu bác Hoàng Khương, sang hầu bác Đoàn Vươn, bỏ quên bác Lèo cờ, thật không công bằng.
Hôm nay bác Lèo cờ khoe, em đã khai báo thành khẩn, lời khai của em đã bắt đầu leo đúng vào người của thành ủy Sóc Trăng, chức hơi bị to, hơi bị quan trọng: Phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng. Sau khi Lèo cờ leo vào cái, bác ấy bị đình chỉ công tác, khởi tố tạm giam hai tháng. Lèo cờ hả hê vì có thêm bạn, đặc biệt về đảng, ông này còn to hơn Lèo. Để sau này ra tòa, bí đường thì Lèo nói, bác í làm bên cơ quan đảng của Thành ủy còn thèm cờ nữa là em.
Khoai Lang đập tay vào bộ não ngu như khoai,  chợt hỏi: Vì sao trong mâm cờ của bác Lèo toàn lãnh đạo, cấp bét thì cũng đốc Trung tâm, cấp mới đây thì lên tới Phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Thành ủy, không có quần chúng nào tham gia là sao ta? Mà quần chúng phải được hiểu là những đại gia nhé, giàu lắm chứ bộ, sao không vô cờ?
Vì sao bác Lèo đánh toàn thua. Thôi  thì cứ cho là bác í cố tình đánh thua lãnh đạo cấp trên là bác Phó ban kiểm tra thành ủy, cấp dưới phải biết thua, để nộp cho bác cấp trên này 1,9 tỷ đồng. Nhưng mà tiên sư cái thằng đốc Trung tâm kia, nó là cấp dưới, sao bác Lèo lại thua nó và quan trọng là sao nó không học gương bác Lèo, không biết thua, để bây giờ bác Lèo mới khốn nạn thế này? Nghĩ tới nghĩ lui rồi a ha, hiểu, cái thằng đốc Trung tâm này khôn. Nó biết thừa quy luật muôn đời là khi vào cờ, cấp dưới bao giờ cũng cố gắng hết sức để thua cấp trên. Thằng này thì lâu nay đã thấy sếp Lèo giàu, đã thèm tiền sẵn, thế thì nhân cơ hội sếp Lèo chủ quan, rằng, dứt khoát cái thằng cấp dưới nó hẹn mình cờ, mình đồng ý cờ, tức là nó vui lắm, nó chịu thiệt cờ để mình thắng cờ, coi như quà. He he. Chủ quan thế nên thua là phải. Giờ thì chưa lấy hết nợ 22 tỷ, như thằng đốc Trung tâm cũng đã ven vén 5 tỷ rồi, quá ngon.
Vì sao bác phó ban kiểm tra thành ủy lại rơi vào thế cờ của Lèo ta? Có thể bác í đã phát hiện việc cờ bạc của Lèo nên nghiêm khắc kiểm tra để kết luận, kỷ luật Lèo. Trước tình thế đó, Lèo phải đưa nhẹ nhàng bác ấy vào cờ, giả vờ thua để đưa bác í 1,9 tỷ, gọi là có chút lòng thành kính với cấp trên. Món tiền này dứt khoát không nằm trong phạm trù tham nhũng nha, chỉ đánh vài ván cờ giải trí, thắng thì cầm chút đỉnh, tham nhũng cái gì, thằng nào dám kết luận tham nhũng?Ai dè, Lèo bị bắt, thân bại danh liệt, ngồi cả mấy chục ngày không thấy bác nào tới cứu, điên lên khai luôn. Nhưng cái đáng lo là ngày mai Lèo cờ sẽ còn khai ra những ai nữa, khai ai bắt người đó ( cái này thì kính phục công an Sóc Trăng nhé), nhưng cứ khai, khai, khai, khai ai trúng đó thì lấy ai làm việc ta?
Lèo! Nói bé tý thôi nhé, đừng khai ai nữa. Đây là giai đoạn nhạy cảm, cố giữ lấy ngọc thể, khai vớ khai vẩn, khai thật khai thà nửa đêm ngộ độc là ngủm củ tỏi. Đánh cờ thì có gì quan trọng lắm đâu, thừa tiền thì chơi vui, kẻ nghèo chơi vui vài ngàn, chúng mình thừa tiền chơi vui mỗi lần cờ vài ngàn đô, thế thôi, đừng khai anh Ba, chị bảy, anh Chín, cô Mười nữa Lèo nhé. Khi nào xử, các anh sẽ chú ý.
Lèo! Nói bé thêm tý nữa nhé, nếu công an bắt chậm, đồng chí Phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Thành ủy Thành phố Sóc Trăng đã vinh dự nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Tiếc.

Bác Đinh Văn Mười, phó ban kiểm tra Thành ủy TP Sóc Trăng làm tạm căn nhà này để ở trước khi đánh cờ với Lèo

Món Khoai này được lấy tư liệu từ TÁC PHẨM NÀY


Chí Phèo gửi thư cho anh Văn Vươn

Culangcat
          Kính gửi Văn Vươn kính mến của Tiên Lãng, Hải Phòng thân yêu. Mình đang ngồi trà nước với cụ Nam Cao nói về số phận của mình mấy chục năm trước nỏ có cục đất chọi cu. Không ngờ thư ký chữ nghĩa của cụ mang vào chất liệu có tên Văn Vươn. Theo cụ, được cụ dạy biết chữ mà đời mừng húm, biên cho Vươn mấy dòng đồng cảm.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/11032262-trung-hieu-chipheo-4.jpg?w=300
Tớ vẫn thích con Nở lắm
          Vươn thấy không, đời mình muốn lương thiện nhưng chẳng thằng nặc nô nào cho lương thiện cả. Chỉ có cụ Nam Cao cho lương thiện vô ngòi bút, nhưng sống trong thế giới viết lách của cụ cũng tù túng quá nên cụ mất, mình thăng theo cụ cho nó nhẹ cái gánh đời.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/1301106532-phim-viet-nam-4.jpg?w=300
          Bố đĩ, đang cuối năm uống rượu khan, cụ Cao nói chẳng có chất liệu viết văn, mình thưa với cụ, dương gian khối chuyện, cụ không lên một chuyến mà quan sát là ra ngay truyện ngắn vang bóng thôi. Ai ngờ, chưa nói hết hơi rượu thì có ngay chuyện của Vươn. Mình cám cảnh với vươn lắm.
          Hồi trước, Chí chỉ có một thân một mình, có mối tình cột rơm đêm trăng với con Nở nên mới dám tẩn thằng Bá Kiến, nó chết, mình nổi tiếng. Gớm, cái cha con thằng Bá Kiến nó ăn nhiều nên khỏe, mình suốt ngày tủng cuốc lủi vô may có sức trai tráng mà đánh chết cha con chúng nó. Nhưng nghĩ lại đám thằng Bá Kiến thời đó cũng không ngoa ngoắt lắm. Mình cô độc với chai rượu mới thay mặt cả làng Vũ Đại xử Bá Kiến, chứ Vươn có gia thất, vợ con đề huề, chữ nghĩa có cả mà cũng dám tẩn đội cai hầm hố là mình vái lạy tứ vái.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/u2_chipheothino.jpg?w=300
          Vươn ơi, đời Vươn thế là chừ không còn chi nữa, đất chọi cu cũng mất rồi. Thời Phèo nói không có đất cắm dùi là nói theo hình ảnh cụ Nam Cao, chứ Chí đây xin lệ làng khai hoang đồng Ma, đồng Mụ, đồng Lồn có cả, nhưng cái rượu nó ám, cái không khí phong kiến nó ám mà chửi nhau suốt ngày.
          Đời của Vươn có cái hy vọng phía trước, cái hồng hồng phía côi, cái vui vui ta tiến mà lấn biển. Gớm, lấn đến nổi mà người ta gọi kỳ tài là nhất Vươn. Rứa mà lão Chánh lại nói Vươn chẳng ra gì là đồ khốn. Đúng là Vươn muốn làm người tốt mà nó chẳng cho làm. Mẹ khỉ.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/chipheo.jpg?w=300
          Ngày xưa Chí tỉnh dậy bên bụi chuối, say nguội, mặt quay chong chóng, con Nở bưng cho bát cháo hành, rơm nấu từ nhà hàng xóm. Chứ như Vươn chừ ngồi trong trại giam rồi, lạnh mấy thì Chí có thương, có báo con Nở nấu thêm chén cháo hành có bò Kobe cũng chịu. Thương Vươn mà tức cái đám cường hào mới, tạm gọi rứa, chứ không biết cụ Nam Cao viết trong tác phẩm mới là chi.
          Căn nhà của Vươn, tay chủ tịch xã Vinh Quang nói e cưỡng chế nhầm. Mịa, giật sập gia sản cả đời mần ra mà tuyến bố là nhầm. Phải đời Chí thời Bá Kiến, túm cổ áo cha con nó, tẩn bỏ bà.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/images451717_1.jpg?w=300
          Hề hề, Chí tức lên thì nói thế, chứ bữa ni cái tội chống ngài thi hành công vụ tởn lắm. Cháo hành của Nở cũng không cứu được. Nhưng mà thấy Vươn thế Chí ức lắm, chúng nó muốn ăn cướp đó à. Anh em chúng lập mưu, có mấy thằng cô hồn xã bên thấy ngon ăn, chuồi phong bao nó rồi.
          Đêm nó kêu mấy thằng to của xã tới, ăn cẳng chó, gan chó, nhồi chó, mận chó, chó cả với rượu cùng đẫn thuốc lào Tiên Lãng, bày bày tính tính. Chúng nó nói thu hồi mỗi ha vào cầu mấy chục chai. Biếu anh, cúng anh mang về cho chị nó mừng. Thế là hết mẹ con chó vàng, chúng bàn xong một chuyện tiền tiền, bạc bạc.
 http://phamdinhtan.files.wordpress.com/2012/01/5776011230977529.jpg?w=300
          Đêm nữa, con vàng nữa, chó của Lão Hạc hiện về ngao ngán hậu duệ bị chúng giết nhiều để bàn tính chuyện lấy đầm của Vươn. Chúng bàn cách chi mà thằng chủ tịch xã Lê Thanh Liêm, em ruột chủ tịch huyện Lê Văn Hiền nói là dám chắc với không dám chiếc cưỡng chế nhẫm. Bố mẹ ôi, làm quan thời mới nó ưng nói xuôi cũng được, ngói ngược cũng xong. Thời thằng Bá Kiến, nó ác là ác tợn nhưng nó không dối.
          Vươn thấy không, Chí thấy rõ, báo chí giúp Vươn nhiệt tình mà cái đám ma làng của thằng chánh Tòng điều về nhiều quá, còn dọa giết phóng viên. Đúng là mất dạy hơn thời Bá Kiến ấy chứ. Còn cái tay chánh văn phòng UB thành phố nữa, phóng viên hỏi chuyện Tiên Lãng, hắn nói “tôi còn cả núi việc”. Bố láo, việc dân là việc trọng, còn núi việc khác trọng hay không là hắn tự nói chứ có phải cơ quan hắn nói đâu.
          Giờ là biến báo, là tơ lơ mơ cả, chạy tội mà. Láo thật. Quá láo.
          Nhưng tin Chí đi, đằng nào báo chí cũng làm cho ra nhẽ.
          Thôi viết đến đây nhờ thằng Cu nó pot lên mạng miếc cho nó nhanh để con Nở nó còn cho tí cháo Hành mà chửi mà bới “ai cho tao lương thiện”.
         Ảnh Chí gởi tặng bạn thằng Cu. Đừng liên hệ, liên tưởng. Tội hắn, hắn hu hồn Chí lên hắn mệt vã, Chí cũng lã hồn. Bố khỉ nó.
          Kính bút
          Chí Phèo bản ngã

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét