Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh chỉ bị xử 4 năm tù cho tội giết người

Mẹ và các con kêu cứu - ảnh: Nguyễn Lân Thắng
- Trịnh Kim Tiến: PHIÊN TÒA VÀ HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ – (FB Trinh Kim Kim). Trịnh Kim Kim(*)
Đây là lần đầu tiên tôi tham dự một phiên tòa, nên cũng chưa hình dung ra được là phiên tòa sẽ như thế nào. Tôi cứ tưởng rằng ở một phiên tòa xét xử công khai thì ai cũng có thể vào dự, chỉ cần mang theo thẻ CMND, nhưng sự thật không phải vậy.

Hôm qua, chỉ có những người thân của tôi, những người bà con ruột thịt của bố tôi có quấn vòng tang trắng thì mới được bước vào bên trong cái cổng công lý cao vời vợi. Còn bạn bè, hàng xóm, hay những người dân quan tâm đến sự việc, thậm chí một nhân chứng tên Nguyễn Đức Minh đã từng lên làm việc với cơ quan công an về việc hành xử dã man của công an trực ban ngày hôm đó cũng không được vào bên trong tham dự phiên tòa, vì lý do không được triệu tập.
Lúc đứng ở trước cổng tòa án, tôi còn sợ rằng hai nhân chứng chính còn lại sẽ bỏ về, khi mà ông Bạch Chí Cường là một trong hai  người chứng kiến toàn bộ sự việc lại không nhận được giấy thông báo triệu tập của Tòa án bị một số anh công an gác cổng cản trở việc vào Tòa, mặc dù lúc đó trong phòng xét xử đang đọc danh sách những người liên quan có tên của ông. Sau khi luật sư của gia đình tôi  hỏi rõ vấn đề với Tòa, thư kí Tòa có xuống mời hai nhân chứng là ông Phạm Quang Hùng và ông Bạch Chí Cường vào tham gia phiên xử.
Thoạt tiên tôi thấy ngạc nhiên khi phiên tòa không sử dụng đến loa, mic có sẵn. Tất cả những gì đang diễn ra xung quanh với tôi thật lạ lẫm.
Tôi đem lên nộp cho thư kí Tòa một phần chứng cứ mới là lời của những người dân tại nơi xảy ra sự việc mà tôi ghi âm được ngay sau khi sự việc xảy ra.
Luật sư cùng gia đình tôi có yêu cầu tòa hoãn xử vì lý do vắng mặt  ba nhân chứng khác – là những người dân tại bến xe Giáp Bát đã khai với cơ quan công an  điều tra rằng họ thấy bố tôi chửi bới và ra tay đánh ông Ninh. Luật sư của tôi muốn Tòa triệu tập họ tham gia phiên xử  để mọi thứ công khai minh bạch trong quá trình tranh tụng nhưng Tòa không chấp thuận vì lý do là lời khai của họ đã rất rõ ràng trên giấy tờ hồ sơ. Đồng thời tôi cũng đề nghị triệu tập thêm nhân chứng Nguyễn Đức Minh (người đầu tiên đề nghị đưa bố tôi đi bệnh viện khi thấy bố tôi bị đánh) nhưng cũng bị Tòa bác bỏ.
Phiên tòa diễn ra rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với những gì tôi và luật sư đã nghĩ. Tòa bỏ sót nhiều thứ, khiến luật sư của gia đình tôi không thể tranh luận đầy đủ. Khi chúng tôi yêu cầu đọc phần chứng cứ mới trước phiên xử, hội đồng xét xử cho rằng đã nộp lên đây thì để xem xét, không đồng ý cho tôi được đọc trong phiên tòa. Luật sư phải đề nghị để Tòa cho tôi được tóm tắt sơ qua. Tôi có cảm giác như phiên tòa đang được dẫn dắt một cách kì cục.
Tại phiên tòa tôi đã đưa ra ý kiến rất rõ ràng theo quan điểm của gia đình người bị hại:
”Chúng tôi không chấp nhận tội danh “làm chết người trong khi thi hành công vụ” đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh và những điểm mà cáo trạng nêu ra. Chúng tôi cho rằng hành động của ông ta là hành vi cố ý giết người, lạm dụng chức vụ và nghề nghiệp của mình để gây ra cái chết tức tưởi của bố tôi.
Ông Ninh không phải là một người dân bình thường, ông ta là một chiến sĩ CAND, được đào tạo và huấn luyện, có nghiệp vụ và có kĩ thuật chuyên ngành đủ để hiểu lực đánh của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thế nào, nhưng ông ta vẫn hành động bất chấp, trong khi bố tôi chỉ có một mình và hoàn toàn không hề có vũ khí trong tay.
Hành động của ông ta vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp của người chiến sĩ CAND.
Một điểm nữa để chứng minh hành vi của ông ta là cố ý khi ông ta cùng những người trực ban tại đồn Ca Thịnh Liệt ngày hôm đó đã cố tình cản trở việc được cứu chữa kịp thời của bố tôi, không cho bố tôi đi cấp cứu, giam giữ trái pháp luật bố tôi gần 6 tiếng.
Chúng tôi không biết bố tôi phạm tội gì và nghiêm trọng đến đâu mà họ không cho gia đình tôi được tiếp xúc chăm sóc và cho bố tôi ăn uống, thậm chí còn còng tay bố tôi đến tận phòng cấp cứu của bênh viện Bạch Mai.
Là những người bảo vệ pháp luật, hiểu biết luật pháp nhưng lại lợi dụng điều đó để gây ra cái chết cho bố tôi. Là những con người nhưng lại hành xử dã man, mất hết lương tri. Ông Ninh là người đánh, là người trực tiếp gây ra cái chết đó, còn những người trực ban và dân phòng cũng là những kẻ tiếp tay, đồng lõa cùng ông ta.
Gia đình chúng tôi đề nghị Tòa làm rõ thêm hành vi và trách nhiệm liên can của những người dân phòng tham gia ngày hôm đó. Bởi theo như trong cáo trạng thì họ không có tham gia đánh đập bố tôi mà chỉ giúp ông Ninh khống chế bố tôi, nhưng trong biên bản khám nghiệm tử thi và gia đình tôi thấy, trên người bố tôi lại có những vết tích, vết thương xây xát, và những vết tụ máu. Vậy những vết tích này từ đâu mà ra? Chiếc áo bố tôi mặc trong ngày hôm đó tại sao lại bị đứt hết khuy áo và rách dài trước ngực?
Gia đình tôi đồng ý với giải pháp khắc phục hậu quả của gia đình ông Ninh là 500 triệu đồng để lo ma chay, tang phí và các chi phí trong khi bố tôi nằm viện và gia đình tôi không có thêm bất cứ yêu cầu gì về việc bồi thường dân sự. Nhưng việc này chỉ có giá trị giải quyết về mặt dân sự của một vụ án hình sự, còn ông Ninh phải chịu truy cứu hình sự trước pháp luật đúng người đúng tội.Việc đồng ý với giải pháp khắc phục hậu quả trên, không thể xem là một hình thức đền bù, bởi mạng sống của bố tôi là vô giá.
Bố tôi là một người khỏe mạnh, là trụ cột của gia đình, tự nhiên bị đánh chết một cách oan ức. Bà tôi mất đi một người con, mẹ tôi mất đi người chồng và chúng tôi mất đi người cha. Đó là nỗi đau không gì có thể lấy lại được.
Vì vậy tôi kính mong pháp luật công bằng, xử lý nghiêm minh, trừng trị thích đáng những kẻ đã gây ra cái chết oan khuất của bố tôi, để lấy lại công bằng cho bố tôi và củng cố niềm tin của gia đình chúng tôi vào pháp luật”.
Với vai trò là luật sư của gia đình người bị hại, luật sư của chúng tôi cũng phản đối tội danh mà Viện Kiểm sát đã đưa ra. Luật sư đề nghị truy tố đúng người đúng tội với tội danh “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”. Bản thân ông Ninh đã làm sai quy trình pháp luật ngay từ việc xử phạt hành chính bố tôi. Đồng thời, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của những người trực ban ngày hôm đó. Họ cũng đã xử lý sai luật, giữ người trái phép trong trường hợp của bố tôi. Ngoài ra, luật sư còn đề nghị tòa làm rõ hành vi tham gia đánh đập bố tôi của những dân phòng ngày hôm đó. Cụ thể nhất là trường hợp của dân phòng Đặng Hoàng Anh.Tất cả đã được nêu rõ trong phần luận cứ của luật sư, nhưng Tòa cũng đã không để ý tới những phần luận cứ này.
Một điều khiến tôi cùng gia đình không thể chấp nhận và vô cùng bức xúc, đó là thái độ không biết hối lỗi, ăn năn vì hành động đã gây ra cho bố tôi của ông Nguyễn Văn Ninh. Ông ta không hề xin lỗi gia đình tôi, ông ta cho rằng mình làm đúng chức trách, và chuyện xảy ra là điều không mong muốn. Cái cách ông ta bày tỏ chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình tôi trước tòa cứ như là một người không liên quan gì đến cái chết của bố tôi.
Khi Tòa hỏi đến những tấm bằng khen trong 36 năm công tác tại ngành công an thì ông ta thản nhiên trả lời rằng vì sắp về hưu nên ông ta không nhớ là đã để đâu mất rồi. Vậy mà những tấm bằng khen thất lạc trong nhiều năm công tác ấy lại trở thành một yếu tố để cấu thành việc giảm nhẹ tội trạng và xin khoan hồng của ông ta.
Sau khi chuông khoảng mười phút thì cũng là lúc Tòa quyết định kết thúc phiên xử buổi sáng để Tòa nghị án.
Vừa bức xúc và vừa thất vọng, lại nhen nhóm thêm hy vọng vào bản kết án trong buổi chiều, quay lại phía sau hàng ghế trong phiên xử thì thấy các anh công an đang lôi kéo một người bạn của tôi chỉ vì anh này giơ điện thoại lên chụp ảnh ông Ninh từ xa. Họ bắt anh phải xóa bức ảnh đó đi. Cũng bất ngờ, vì tự nhiên thấy mấy người bạn của mình đã ngồi ở hàng ghế dưới rồi, còn cảm động nữa chứ.
Hóa ra khi chuông reo hết giờ làm việc mọi người cố xin vào để được ở trong phiên xử mấy phút cuối cùng tôi. Đến buổi chiều  với lý do là sự cố xe đưa phạm nhân từ Hòa Lò quay lại bị tắc đường, không như dự kiến 2h bắt đầu phiên xử, đến tận hơn 3h phiên xử mới tiếp tục diễn ra. Và Tòa nhận thấy hồ sơ cơ quan điều tra  cùng Viện Kiểm sát đã rõ ràng đầy đủ nên tuyên án 4 năm tù giam  đối với Nguyễn Văn Ninh, còn những người khác không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự nào khác.
Thất vọng xen lẫn với phẫn uất là cảm giác của tôi trong suốt phiên tòa cho đến khi kêt thúc.
Nhưng lấn át tất cả những cảm xúc đó là sự xúc động và niềm tin vào sự thật khi tôi nhận ra rằng, giữa buổi sáng mùa đông lạnh lẽo đến tái da tái thịt, vậy mà mọi người vẫn bên cạnh tôi, cùng chờ đợi  và ủng hộ tôi bên ngoài cánh cổng sắt của Tòa án khi không được tham dự phiên tòa. Tôi không biết nói sao để cám ơn tất cả bạn bè, những người quan tâm đến vụ việc của gia đình tôi ở khắp nơi.
Tôi nghĩ rằng, đường đi tìm lại công lý cho bố tôi chắc hẳn sẽ rất còn xa, nhưng tôi không hề run sợ vì tôi biết rằng,ở ngoài kia đang có rất nhiều người đứng bên tôi, ủng hộ tôi.
Tôi thấy mình có thêm sức mạnh và cảm thấy vô cùng ấm áp bởi cái tình người ấy. Cám ơn tất cả mọi người nhiều lắm.
Cả chặng đường dài từ tòa án về nhà, vừa cầm di ảnh bố vừa nghe tiếng gào khóc của người thân, tiếng khóc đau đớn của bà nội, nhìn đứa em gái nấc trong nghẹn ngào, tôi hiểu rằng mình không thể dừng lại khi công lý chưa được thực thi một cách hoàn chỉnh và đúng nghĩa của nó. Một mạng người không thể được đánh đổi bằng một bản án 4 năm tù. Nhất định, tôi sẽ không bỏ cuộc.
T. K. K.


Vietnam jails policeman over beating death-HANOI (AFP) - A court in Hanoi sentenced a policeman to four years in jail on Friday over the death of a 53-year-old man who was beaten in custody after being arrested for a minor traffic infraction, an official said. - Nguyên trung tá công an làm chết người lãnh 4 năm tù (NLĐ). – Công an ‘đánh chết dân’ bị tù 4 năm  –  (BBC). - Trịnh Kim Tiến nói về phiên tòa xử công an – (BBC). -  Trung tá công an đánh chết người bị 4 năm tù – (RFA).

– Hà Nội: Nguyên Trung tá công an làm chết người lĩnh án Dân Trí- Ngày 13/1, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Ninh (SN 1958, nguyên Trung tá Công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội danh “Làm chết người trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng truy tố, ngày 28/2/2011, Ban chỉ huy Công an phường Thịnh Liệt phân công Nguyễn Văn Ninh cùng tổ dân phòng tự quản gồm anh Nguyễn Đắc Thành, Nguyễn Đức Quang, Bùi Hữu Tiến, Nguyễn Đăng Hải, Đặng Hoàng Anh làm nhiệm vụ xử phạt các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ tại đường vành đai đối diện cổng phụ bến xe phía Nam, thuộc địa bàn phường Thịnh Liệt.
Ông Nguyễn Văn Ninh.
Khoảng 10h30 cùng ngày, Nguyễn Văn Ninh phát hiện ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, trú tại 252 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô BKS 29S8-7847 do ông Phạm Quân Hùng (SN 1964, ở ngõ 26 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) điều khiển.
Nguyễn Văn Ninh đã cho dừng xe, thông báo lỗi đồng thời lập biên bản xử phạt hành chính với mức tiền là 150 nghìn đồng. Ông Hùng không ký biên bản, để lại giấy đăng ký xe và điều khiển xe chở ông Tùng bỏ đi. Sau đó, cả hai người cùng ông Bạch Chí Cường, (SN 1963, trú tại tập thể Nhà máy ô tô 3/2, phường Phương Mai, Đống Đa) đến uống rượu tại chợ Trương Định.
Đến 15h cùng ngày, ông Hùng chở ông Tùng và ông Cường quay lại vị trí tổ công tác làm việc buổi sáng để gặp Nguyễn Văn Ninh xin nộp tiền phạt, mức 100 nghìn đồng, đề nghị được hủy biên bản vi phạm và lấy lại giấy đăng ký xe.
Nguyễn Văn Ninh không đồng ý. Ông Tùng và ông Hùng đã có lời nói lăng mạ, rồi cả 2 người bỏ đi. Một lúc sau, ông Tùng quay lại có lời lẽ và hành vi chống đối rồi bỏ chạy.
Thấy vậy, Nguyễn Văn Ninh đã bắt giữ bằng cách túm tóc gáy ông Tùng giật lại, tay trái ông giữ lưng áo bên trái ông Tùng, túm tóc ấn ghì đầu làm ông Tùng ngã nghiêng mặt xuống đất.
Sau đó, ông Tùng bị khóa tay và đưa về trụ sở Công an phường. Tại đây, ông Tùng kêu đau phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó phải chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức. Sau nhiều ngày nằm điều trị, ông Tùng đã tử vong.
Bản Giám định pháp y của Viện pháp y Quân đội kết luận: Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của ông Tùng là tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ, gây trật đốt C4 kèm theo liệt tuỷ.
Sự việc trên xảy ra, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Ninh. Trong quá trình điều tra, gia đình bị can đã tự nguyện bồi thường cho gia đình ông Tùng 500 triệu đồng.
Trong vụ án này, gia đình bị hại đã đề nghị cơ quan pháp luật xử lý nghiêm hành vi của Nguyễn Văn Ninh, đồng thời xem xét xử lý đối với số dân phòng trong tổ công tác và trực ban CAP Thịnh Liệt ngày 28/2/2011.
Cơ quan tiến hành tố tụng đã kết luận, khi sự việc xảy ra, Đặng Hoàng Anh là người hỗ trợ Nguyễn Văn Ninh trong việc bắt giữ ông Tùng. Việc hỗ trợ của Hoàng Anh là đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và không trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của ông Tùng. Do đó, CQĐT không đề cập xử lý.
Đối với ông Nguyễn Đăng Hải, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Quang là dân phòng cùng tổ công tác với Ninh đều có mặt tại hiện trường. Xét thấy những người trên đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, không có hành vi đánh ông Tùng.
Đối với ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng CAP Thịnh Liệt, ông Hồ Văn Phú, Phạm Đình Ký - các Phó trưởng CAP, ông Nguyễn Văn Lưu - Cán bộ trực ban - khi nghe ông Tùng kêu đau đã đưa ông Tùng đến BV Bạch Mai cấp cứu, không có căn cứ để xác dịnh số người nêu trên có hành vi vi phạm pháp luật nên CQĐT không đề cập xử lý.
Tại phiên tòa, bị cáo Ninh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như lời khai tại cơ quan điều tra. Sau một ngày xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Văn Ninh 4 năm tù về tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ”.
Tiến Nguyên
Xử vụ cảnh sát làm chết người khi thi hành công vụVietNamNet Khoảng 10h30’ cùng ngày, Nguyễn Văn Ninh phát hiện ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, trú tại 252 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô BKS 29S8-7847 do ông Phạm Quân Hùng (SN 1964, trú tại ngõ 26 phố Kim Hoa, Phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) điều khiển.
Nguyễn Văn Ninh đã cho dừng xe, thông báo lỗi đồng thời lập biên bản xử phạt hành chính, với mức tiền là 150.000 đồng. Tuy nhiên, ông Hùng không ký biên bản, để lại giấy đăng ký xe rồi điều khiển xe chở ông Tùng bỏ đi.
Đến 15h cùng ngày, ông Hùng chở ông Tùng quay lại vị trí tổ công tác làm việc buổi sáng để gặp Nguyễn Văn Ninh xin nộp tiền phạt với mức 100 nghìn đồng.
Đồng thời, ông Hùng đề nghị được hủy biên bản vi phạm và lấy lại giấy đăng ký xe. Nguyễn Văn Ninh không đồng ý. Lúc đó, ông Tùng và ông Hùng đã có lời qua tiếng lại trước khi bỏ đi.
Một lúc sau, ông Tùng quay lại. Nguyễn Văn Ninh đã bắt giữ bằng cách túm tóc gáy ông Tùng giật lại, tay trái Ninh giữ lưng áo bên trái ông Tùng, túm tóc ấn ghì đầu làm ông Tùng ngã nghiêng mặt xuống đất.
Sau đó, ông Tùng bị khóa tay và đưa về trụ sở Công an phường Thịnh Liệt. Từ 17h đến 21h cùng ngày, ông Tùng hai lần nôn mửa, có biểu hiện say rượu nên Công an phường không tiến hành làm việc.
Đến khoảng 21h30’ cùng ngày, khi nghe ông Tùng kêu đau, Công an phường Thịnh Liệt đã đưa ông Tùng đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại Khoa cấp cứu, ông Tùng kêu đau ở vùng cổ, bụng, ngực và tê bì tứ chi.
Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành siêu âm xác định vùng bụng bình thường, cơ thể không có biểu hiện xây sát, bầm tím. Khoảng 17h ngày 1/3/2011, Bệnh viện Bạch Mai chuyển ông Tùng đến Bệnh viện Việt Đức để điều trị tiếp.
Đến 14h ngày 2/3/2011, ông Tùng được mổ cấp cứu và chuyển đến phòng hậu phẫu chăm sóc, theo dõi. Đến 6h25’ ngày 8/3/2011, ông Tùng bị tử vong.
Bản Giám định pháp y của Viện pháp y Quân đội kết luận: Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho ông Trịnh Xuân Tùng là do tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn sau chấn thương cột sống cổ, trật đốt C4 kèm theo liệt tủy.
Đặc điểm tổn thương đốt sống vùng cổ được xác định rõ: đốt C4 bị trượt ra trước, rách dây chằng dọc trước với cơ chế hình thành thương tích là cơ chế ngửa, lực tác động mạnh.
Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, gia đình bị cáo Ninh đã tự nguyện bồi thường cho gia đình nạn nhân Tùng 500 triệu đồng. Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 4 năm tù giam.
T.Nhung
Trung tá công an đánh chết người bị 4 năm tù
Đài Á Châu Tự Do
Mười tháng sau cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng gây xôn xao dư luận, phiên toà xét xử ông Nguyễn Văn Ninh, nguyên là trung tá công an, diễn ra với kết quả 4 năm tù giam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau Ở đâu sinh mạng con người bằng 4 năm tù ? ...
Hà Nội: Nguyên Trung tá công an làm chết người lĩnh án
-   Trung tá công an làm chết người bị phạt 4 năm tù.VNExpress.
Trung tá công an làm chết người bị phạt 4 năm tùVNExpress .  – Phiên xử trung tá Ninh ‘đánh chết người’   — (BBC)
-Nguồn:Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh chỉ bị xử 4 năm tù cho tội giết người

Trước đó, sáng nay ngày 13 tháng 1 thời tiết Hà Nội đang vào đợt rét đậm nhưng có rất nhiều người bạn của cô Trịnh Kim Tiến đã có mặt ở phiên tòa xử viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng hồi tháng 3 năm 2011.

VRNs (12.01.2012) – Hà Nội – Tin VRNs vừa nhận được từ Hà Nội cho biết, Toà án đã tuyên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, người đã gây ra cái chết cho ông Trịnh Xuân Tùng, do ông đi xe ôm không đội nón bảo hiểm, tại một bến xe ở thủ đô Hà Nội. Sau khi phiên toà kết thúc, gia đình ông Tùng và những người thân có mặt ở trong cũng như ngoài toà án đã tỏ thái độ bất phục bản án. Liền sau đó, họ đã giơ cao hình ông Tùng và đi bô qua nhiều đường phố để phản đối bản án bất công.
Một bé gái tát một công an thì bị phạt 6 tháng tù giam, còn giết chết một người, công an chỉ bị phạt bốn năm tù.
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
Chỉ có những người có giấy mời mới được tham dư phiên xét xử. Phiên tòa dự kiến bắt đầu vào 8h30 nhưng có một số vấn đề liên quan đến nhân chứng, có giấy mời mà không được vào. Có rất nhiều người đã đến chia sẻ cùng với Trịnh Kim Tiến và gia đình cô.
Mẹ, Trịnh Kim Tiến và Em rước bố ra toà
Viện kiểm sát đề nghị mức án cho viên trung ta cố ý giết người chỉ ở mức 3 đến 4 năm tù giam. Ngay khi nhận được tin này, trên diễn đàn Facebook đã có những slogan phản đối:  “Công lý bị chà đạp!”, “Công an đánh chết người được toà án bao che”.
Hạnh Nhân từ Sài Gòn phản ứng khi biết toà án chỉ đề nghị mức án cho trung tá Ninh: “Khốn nạn thật, chúng ta cùng nhau lên tiếng đòi lại công bằng cho nhà Trinh Kim Kim [nick name của Trịnh Kim Tiến trên Facebook] nào! Tòa đề nghị 3-4 năm thôi đó. Haizz, Công Lý – mong anh đừng tấu hài nữa…”.
Ba thế hệ phụ nữ - Mẹ, vợ và con - đi tìm công lý cho ông Trịnh Xuân Tùng
Theo chương trình, 14:00 pm tới đây, phiên toà sơ thẩm xứ trung ta công an Nguyễn Văn Ninh cố ý gây chết ông Trịnh Xuân Tùng sẽ tuyên án. Trong khi đó, những người tham dự bên ngoài phiên toà đang chuẩn bị bang rôn để phản đối một phiên toà bao che cho công an. Hay nói đúng hơh là một phiên toà được xét xử vì lợi ích của công an chứ không phải vì thượng tôn pháp luật và vì nhân dân.
Trịnh Kim Tiến, người đại diện pháp lý chính thức cho nạn nhân quá cố, cũng là cha cô, ông Trịnh Xuân Tùng,  nhớ lại cảm xúc của những ngày trước phiên toà: “Trước đây tôi đã từng muốn chạy trốn.Chạy trốn tình cảm , chạy trốn thực tại và trốn chạy nhiều thứ … Khi hai măt cá chân xưng lên vì phải đi quá nhiều, đôi mắt thâm quầng vì hàng đêm phải thức ,đôi tay mỏi nhừ vì thường xuyên phải viết bưu kiện,đầu óc căng thẳng vì những tính toan…Muốn nhắm mắt lại , ngủ một giấc , và không muốn tỉnh lại .Đã có những lúc không chịu nổi nhưng lại không thể khóc .Sự việc đến quá bất ngờ và thật tình thì lúc đó tôi chưa thể tiếp nhận nó”
Cô con gái út - Trịnh Cẩm Tú - của ông Tùng với di ảnh đau thương của bố trên tay
Paolo Nguyễn nhận xét: “Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã cướp đi mạng sống của người đàn ông duy nhất trong gia đình. Giờ chỉ còn bốn người phụ nữ già trẻ dìu nhau đi giữa mùa đông lạnh lẽo, để tìm lại một chút công lý còn xót lại trên mảnh đất đầy bất công và đau thương này!”
Phúc Trần, một facebooker bộc lộ cảm xúc mạnh hơn: “Phiên toà đầu năm 2012 ở nước CHXHCN VN không nghiêm minh, công lý không thuộc về người lương thiện và ác nhân không bị trừng phạt thoả đáng. Cho nên tôi gọi luật pháp XHCN là luật thổ tả, bất nhân hơn luật pháp của thực dân Pháp áp dụng tại VN đầu thế kỷ trước (XX). Quan toà XHCN là đám quan toà ROBOT thả tổ. DOWN-DOWN DOWN ! Tôi khóc thương cho ông Trịnh Xuân Tùng và hàng trăm người khác bị công an đánh chết một cách dã man. Và tôi cũng khóc thương cho một dân tộc hèn nhát ngày hôm nay”.
PV. VRNs
Ảnh: Binh Nhì


-Phiên tòa xét xử Trung tá công an giết người - Nguyễn Văn Ninh-Dân Làm Báo (cập nhật lúc 04 giờ chiều ) - Toàn tuyên án Nguyễn Văn Ninh 4 năm tù giam.

- Gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng đồng loạt phản đối, người mẹ già khóc con ngất lên ngất xuống giữa phiên tòa.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc, những người quan tâm đến phiên tòa, người thân và bạn bè Trịnh Kim Tiến đã đi bộ từ tòa án về nhà cùng với ảnh nạn nhân Trịnh Xuân Tùng.


* "Trời ơi, tôi 90 tuổi, tôi mất con tôi!" - Thân mẫu ông Trịnh Xuân Tùng nhiều lần khóc ngất 

"1 mạng người - 4 năm tù cho trung tá công an giết người"
 - đó là thông điệp nhức nhối mà Kim Tiến muốn nhắn nhủ đến tất cả chúng ta.

Được biết, gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sẽ tiếp tục kháng án.


Sau khi kết thúc phiên tòa, trên đường về, nhiều tiếng hô vang trong uất nghẹn 
"Một mạng người 4 năm tù",  "Phản đối trung ta công an giết người"

Chiều Hà Nội, người ta không khỏi xót xa, tê tái cho một mạng người bị chết oan dưới bàn tay công an...


"Không hề hối lỗi. Đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp
" - Đó là lời của Trung tá CA Nguyễn Văn Ninh tuyên bố trước tòa.

Trong chế độ này, Niềm tin Công Lý chỉ là thứ để nhà cầm quyền thường đem ra nhạo báng.


Một số hình ảnh sau khi kết thúc phiên tòa :

Chiều Hà Nội, người dân cảm thấy xót xa cho một mạng người dưới chế độ này  


Những tiếng hô trong uất nghẹn : "Một mạng người 4 năm tù",  "Phản đối trung ta công an giết người"
Cô Trịnh Cẩm Tú - con gái nạn nhân Trịnh Xuân Tùng
Dân Làm Báo (cập nhật lúc 1h30 chiều) Phỏng vấn Trịnh Kim Tiến

- Sáng nay, thứ Sáu ngày 13 tháng 01 năm 2012, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, phiên tòa xét xử Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh - người đã đánh gẫy cổ ông Trịnh Xuân Tùng hồi tháng 3 năm 2011 sẽ diễn ra. Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu vào lúc 8h30. Bên ngoài tòa án, mẹ - vợ - con của nạn nhân đang có mặt để chờ đợi. Được biết trong thông báo gửi cho gia đình nạn nhân, Tòa án đã ghi sai tên hai con gái nạn nhân là Trịnh Kim Tiến và Trịnh Cẩm Tú.
Thân mẫu của ông Trịnh Xuân Tùng ngồi chờ được vào dự phiên tòa xử kẻ giết con mình

Kim Tiến, mẹ và em trên đường đến tòa 

Quang cảnh ngoài phiên tòa:




Rất nhiều người thân và những người quan tâm đến phiên tòa không được vào bên trong tòa án. Tuy nhiên, theo quan sát của các CTV DLB, vẫn có nhiều quần chúng không cần xuất trình giấy mời hay giấy thông báo vẫn vào được bên trong. Có lẽ đây là khách mời đặc biệt bên phía công an.

Phiên tòa bắt đầu vào lúc 9h45 phút.

Chỉ có những người liên quan đến vụ án, người thân trực tiếp liên quan của ông Trịnh Xuân Tùng là mẹ, vợ, và hai con được vào dự phiên tòa. Những người thân khác, không được tham dự.

Một nhân chứng có liên quan ngay từ đầu (được cơ quan công an triệu tập lên làm việc 3 ngày liền) cũng không nhận được giấy thông báo về phiên tòa, và không được vào tham dự phiên tòa.


Một trong hai nhân chứng (áo nâu - giữa) đã từng bị triệu tập nhiều lần để làm rõ tình tiết vụ án, nhưng không nhận được giấy thông báo, và không được vào tòa. Nhân chứng này là người đã yêu cầu đưa ông Trịnh Xuân Tùng đi cấp cứu khi nhìn thấy ông bị đánh ngã xuống đất.

Được biết, Nguyễn Văn Ninh bị truy tố tội danh theo điều 97 - Bộ luật Hình sự (BLHS): "Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ" với khung hình phạt: từ 2 đến 7 năm tù giam.

Tuy nhiên, theo quan điểm gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng, tên Ninh phải bị truy tố với tội danh "Giết người", theo điều 93 BLHS, với khung hình phạt cao nhất từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong các biên bản lấy lời khai có liên quan của các nhân chứng cho thấy, tên Ninh cùng các dân phòng đã từ chối đưa ông Trịnh Xuân Tùng đi cấp cứu, khi nạn nhân và người nhà đề nghị van xin.

Tàn nhẫn hơn là những người trực ban vào tối xảy ra sự việc, đã còng tay, từ chối cho con gái nạn nhân là Trịnh Kim Tiến cho bố mình ăn uống.

Theo biên bản và ảnh gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng công bố, trên người nạn nhân có nhiều vết bầm tím, xây xát, và có các dấu hiệu bị chấn thương bên trong do ngoại lực tác động.





Trong hồ sơ vụ án đưa ra xét xử, không thấy nhắc đến trách nhiệm có liên quan của những dân phòng và những người trực ban có mặt lúc sự việc xảy ra và tại đồn công an Thịnh Liệt.

Điều này đã được gia đình nạn nhân Trịnh Xuân Tùng và luật sư bào chữa liên tục nhắc đến trong hồ sơ.

*
Tin nóng: Viện kiểm sát  đang đề nghị mức án cho Nguyễn Văn Ninh là 3-4 năm tù giam. Phiên tòa đang chuẩn bị vào phần tranh luận của các luật sư.

Trong phiên tòa sáng nay, các nhân chứng có liên quan của bên bị cáo không có mặt. Luật sư của gia đình ông Trịnh Xuân Tùng đã dự đoán được điều này.

Luật sư bên bị cáo Nguyễn Văn Ninh đề nghị tòa xem xét mức án treo.

12:00 Phiên tòa tạm dừng để nghỉ trưa, và sẽ tiếp tục vào lúc 14h ở phần nghị án.

*

Phỏng vấn nhanh Kim Tiến:

Bạn Kim Tiến bạn có thể vui lòng cho biết diễn biến phiên tòa sáng nay không? 


Sáng nay phiên tòa diễn ra khoảng 9h45 phút, gia đình tôi và người thân được vào tham dự phiên tòa. 

Những nhân chứng trong hồ sơ đã cho lời khai là bố có hành vi hành hung ông Nguyễn Văn Ninh vắng mặt. Đây là điểm thiếu sót chứng cứ, và luật sư gia đình tôi có đề nghị triệu tập các nhân chứng này, nhưng không được đáp ứng. 

Sau phần khi tiến hành các thủ tục của một phiên tòa, mức án Viện kiểm sát đề nghị đối với ông Nguyễn Văn Ninh theo tội danh “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” là 3-4 năm tù giam. Luật sư của ông Ninh đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo

Luật sư của gia đình tôi, không đồng ý với tội danh và mức án này. Luật sư bên tôi đề nghị truy tố đúng người, đúng tội với tội danh “Cố ý gây thương tích làm chết người.”. Bản thân ông Ninh đã làm sai quy định pháp luật khi lập biên bản. 

Ở phần phát biểu của tôi trước tòa: Là đại diện của gia đình bị hại, tôi phản đối mức án mà VKS đề nghị, bởi không thể xét xử một người đã giết chết người khác với mức án như vậy. Tôi cũng yêu cầu triệu tập thêm một nhân chứng có mặt lúc ở đồn công an Thịnh Liệt, là người đã đề nghị đưa bố tôi đi cấp cứu nhưng bị từ chối, và Tòa án đã bác bỏ đề nghị này

Bên cạnh đó, tôi cũng đã cung cấp thêm cho tòa án, băng ghi âm ý kiến của những người dân ở nơi xảy ra vụ việc, và tôi cũng trình bày trước tất cả những người có mặt trong phiên tòa tóm tắt diễn biến sự việc mặc dù đại diện của tòa có ngắt lời và đề nghị tôi dừng lại

Gia đình tôi cho rằng việc giam giữ người hơn 6 tiếng đồng hồ trong tình trạng bị còng tay vào ghế của công an phường Thịnh Liệt là trái pháp luật, bởi bố tôi không phải là tội phạm hình sự. Và gia đình tôi đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm của những dân phòng và những người trực ban tối hôm đó tại đồn công an, vì họ có tham gia đánh bố tôi, và làm ngơ trước đề nghị đưa bố tôi đi cấp cứu.

Trong phiên tòa xử, bạn có thấy sự hiện diện của các nhà báo Việt Nam hay phóng viên ngoại quốc?

Theo quan sát của tôi, có rất ít phóng viên, hình như chỉ có 1 hoặc 2 người.

Bạn nhận xét thế nào về phiên tòa sáng nay?

Tôi cảm thấy phiên tòa trôi qua rất nhanh, luật sư bên gia đình tôi không thể đưa ra hết luận cứ vì có quá ít thời gian tranh luận. Phần tranh luận tòa dẫn dắt theo ý tòa. Tôi không nghĩ rằng phiên tòa lại trôi qua nhanh như thế, luật sư của gia đình tôi không thể trình bày hết những gì muốn nói vì bị tòa nhắc nhở và cắt lời.

Thái độ của ông Ninh trong phiên tòa này thế nào thưa bạn?

Trước tòa, ông ta không hề có một lời xin lỗi nào với gia đình tôi. Khi tòa hỏi ông có lời nào muốn nói với gia đình bị hại không, ông ta nói rằng ông ta chia sẻ với nỗi đau của gia đình tôi. Ông ta là một người khách quan, làm đúng nhiệm vụ và chức trách của mình, và sự việc đau lòng của bố tôi chỉ là tai nạn nghề nghiệp. Ông ta cho rằng mình chỉ nhận án treo và mong tòa khoan hồng. Tôi thấy rằng, ông ta không hề tỏ ra hối hận với những gì mình làm, không hề thấy hối lỗi vì đã gây ra sự mất mát người thân cho gia đình chúng tôi.

Gia đình và những người thân của bạn nghĩ gì khi phiên tòa tạm dừng nghỉ trưa?

Gia đình tôi không đồng ý và rất bức xúc với mức án và VKS đề nghị. Khi nghe đọc bản án đề nghị, cả phòng xử đã ồ lên, và bên phía công an liên tục đề nghị giữ im lặng. Thật quá bất công với gia đình chúng tôi, không ai có thể nghĩ rằng, với một mạng người đã mất, mà có thể đưa ra mức án đó. Chúng tôi không đồng ý.

Bạn có hy vọng gì ở phiên nghị án chiều nay không?

Tôi hy vọng tòa sẽ xem xét và xử lý đúng người đúng tội, đúng mức án. Nếu mức án là 3-4 năm theo như đề nghị của VKS thì tôi không đồng ý và sẽ tiếp tục kháng cáo. Giết chết một mạng người không thể bị xử lý với mức án nhẹ như trộm cắp, như các tội danh thường khác được. Nếu sinh mạng con người rẻ rúng như thế thì làm sao có thể tin tưởng vào sự công bằng của luật pháp. Gia đình chúng tôi sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp cao hơn.

Chân thành cám ơn bạn và hy vọng rằng những nỗ lực của gia đình bạn sẽ được đáp ứng.

Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật.-
- Vụ án Trịnh Xuân Tùng: Những người dân ở nơi xảy ra sự việc công an giết người đã nói gì? – (FB Trinh Kim Kim/ DLB). – Tổng hợp những bài viết liên quan đến vụ án ông TRỊNH XUÂN TÙNG bị công an đánh chết – (DLB). – Từ vụ xử Lê Văn Luyện nghĩ về vụ xử trung tá công an Hà Nội Nguyễn Văn Ninh giết người – (DLB). – THƯ GỬI CON GÁI TRỊNH KIM TIẾN (Nguyễn Tường Thụy). -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét