-- Triều Tiên bác thông tin trừng phạt dân không dự tang lễ Kim Jong Il (GDVN/AFP).(GDVN) - KCNA đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng Bình Nhưỡng đã trừng phạt những người dân không tham dự tang lễ của Chủ tịch Kim Jong Il.
Thông
tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 14/1 đã lên tiếng bác bỏ thông
tin cho rằng Bình Nhưỡng đã trừng phạt những người dân không tham dự
tang lễ của Chủ tịch Kim Jong Il.
Theo
KCNA, đó là những "thông tin sai lạc" và đồng thời lên án những kẻ lan
truyền thông tin trên là những "kẻ cặn bã đáng thương".
"Những kẻ phản bội khăng khăng chống lại CHDCND Triều Tiên có có thể hiểu được giá trị và sự chân thành từ những giọt nước mắt của những người phục vụ và nhân dân Triều Tiên" - KCNA cho biết trong một tuyên bố.
Cảnh tại tang lễ Chủ tịch Kim Jong Il ở Bình Nhưỡng ngày 28/12. Ảnh KCNA |
"Những kẻ phản bội khăng khăng chống lại CHDCND Triều Tiên có có thể hiểu được giá trị và sự chân thành từ những giọt nước mắt của những người phục vụ và nhân dân Triều Tiên" - KCNA cho biết trong một tuyên bố.
Phản ứng trên của Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi AFP đưa tin cho biết, vào ngày 13/1, chính quyền Bình Nhưỡng đã một lần nữa trừng phạt những người dân không có mặt trong tang lễ của Chủ tịch Kim Jong Il.
- Đầu bếp người Nhật của Kim Jong Il tiết lộ chuyện riêng nhà họ Kim (Thụy My RFI).- ‘Tam hùng’ hội đàm về Triều Tiên hậu Kim Jong-il (VTC). – NGUYỄN HƯNG ĐẠT:Anh Sâm (Quê choa).- Tin đồn nổ lò hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên (TT). - Kim Jong-un tổ chức sinh nhật (VNN/RT/Itar-Tass/Yonhap). - Triều Tiên ca ngợi Kim Jong-un là ‘thiên tài’(VNE). - Hàn Quốc kêu gọi TQ dùng ảnh hưởng kiềm chế Bình Nhưỡng (GDVN).
- Khuất Đẩu: Al-Assad sẽ phải chết giữa những đống phân lạc đà! (Thông Luận). – Lê Duy Nhân: Bắc Hàn sau Kim Chính Nhật (Thông Luận).Tại sao dân Bắc Hàn khóc Kim Jong-Il dữ vậy? North Korea’s Tears (Project Syndicate 4-1-12) -- Bài rất hay của Ian Buruma (ông này đang làm gì ở Sài Gòn?)
- VỀ LÃNH ĐẠO BẮC TRIỀU TIÊN HẬU KIM CHÂNG IN basam- THÔNG
TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ LÃNH ĐẠO BẮC TRIỀU TIÊN HẬU KIM CHÂNG IN Tài liệu
tham khảo đặc biệt - Thứ bảy, ngày 7/1/2012 TTXVN (Angiê 2/1) Ai là ai?
Bộ máy chính quyền ở Bắc Triều Tiên từ trước đến nay vẫn là điều bí
hiểm đối với thế giới. Ngay cả
- Hé mở cuộc sống bên trong Bình Nhưỡng (ĐV/Le Monde).- Phạm Nguyên Trường dịch: Nước mắt Bắc Triều Tiên – (Project Syndicate/ BoxitVN). Viết từ thành phố Hồ Chí Minh – Cả một dân tộc có thể hóa điên không? Đôi khi chắc chắn là như thế
Những
bức ảnh hàng ngàn người Bắc Triều Tiên đang khóc lóc vì đau buồn trước
cái chết của Kim Jong–il cho thấy một cái gì đó rất đáng ngại. Nhưng là
cái gì? Cả một đám đông bị đánh lừa? Hay đây là nghi lễ khổ dâm tập
thể?
Kim
là một nhà độc tài tàn bạo, ông ta nốc những loại rượu mạnh thượng hạng
của Pháp (có người nói rằng mỗi năm chi tới 500.000 dollar), ăn sushi
tươi chuyển từ Tokyo về và có những bếp trưởng tài ba nhất, trong khi
hàng triệu thần dân của ông ta bị chết đói. Thế mà đám quần chúng bị ông
ta đàn áp, những thần dân bị chà đạp của ông ta lại gào khóc y như thể
bố đẻ của họ bị chết vậy.
Cứ
cho rằng những người khóc lóc ở Bình Nhưỡng đều thuộc tầng lớp đặc
quyền đặc lợi, và gào khóc ở chỗ đông người là cách thức thể hiện nỗi
buồn truyền thống của Triều Tiên. Ngay cả trong trường hợp như thế thì
việc quảng bá từ Bắc Triều Tiên cũng rất khó coi. Có cách giải thích
đáng tin nào hay không?
Thứ
nhất, Bắc Triều Tiên không phải là nước duy nhất. Ít có nước nào phải
chịu khổ đau vì những hành động bạo ngược của Joseph Stalin hơn là Ba
Lan, thế mà nhiều người Ba Lan đã khóc khi hay tin ông ta chết. Dĩ nhiên
có thể đấy là do bị ép buộc – một hình thức khủng khiếp của sự tự hạ
nhục. Người ta không chỉ giả vờ khi bị đạp vào mặt mà còn phải cám ơn kẻ
đã hành hạ mình và khóc lóc khi hắn chết nữa.
Rõ
ràng là những người Bắc Triều Tiên nào không chịu thể hiện nỗi buồn sâu
sắc khi đám đông khóc lóc sẽ bị rắc rối to – con bị đuổi học, con đường
họan lộ bị chặn đứng, thậm chí có thể còn bị đày vào trại lao động khổ
sai nữa. Trong nhà nước toàn trị, thể hiện lòng tin vào bộ máy tuyên
truyền có thể là một hình thức tự bảo vệ. Người ta càng cảm thấy nghi
ngờ – mà không thể nói ra công khai được – thì cuộc sống càng dễ trở
thành ác mộng hơn.
Một
người có học có thể ép buộc mình tin vào một điều gì đó hoàn toàn điên
khùng không? Đây là một câu hỏi thú vị. Có thể đè nén được thái độ hoài
nghi của mình hay không? Chắc chắn là có thể đè nén được.
Áp
bức, mặc dù đấy chắc chắn là một tác nhân trong những hình ảnh phát đi
từ Bình Nhưỡng, nhưng có lẽ đấy không phải là lí do duy nhất. Sự cuồng
loạn tập thể có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Dễ dàng cho rằng hành
động nhục nhã như thế bao giờ cũng là giả đò, là một hình thức đóng
kịch.
Xin
xem xét, thí dụ, cơn bùng phát của sự cuồng loạn – tuy với mức độ nhỏ
hơn – ở Anh sau cái chết của Công nương Diana. Nhiều người, cả đàn ông
lẫn đàn bà, những người chỉ biết Công nương qua sách báo hay màn ảnh
truyền hình, đã tuyên bố rằng việc Diana từ trần làm họ xúc động nhiều
hơn là chính bố mẹ họ chết. Có lẽ là họ không nói dối. Có vẻ kì quặc,
nhưng tình cảm có thể là chân thành.
Chúng
ta thường kìm nén nỗi đau thật sự, thí dụ như mất người thân trong gia
đình. Thường là chết lặng đi, chứ không khóc thét lên. Nhưng tình cảm
của chúng ta phải tìm lối thoát nào đó, và chúng thường bật ra khi một
nhân vật nổi tiếng nào đó chết.
Nhân
một cơ hội nào đó, tất cả những tình cảm tử biệt sinh li bị dồn nén sẽ
bộc lộ một cách dữ dội. Những người bề ngoài là khóc thương Công nương
Diana, nhưng thực ra là họ đang khóc than cho những người thân đã chết
của họ. Tình cảm đã bị thế chỗ – thực ra là đặt nhầm chỗ. Khóc than kiểu
này là ủy mị, nhưng có thể là thành tâm.
Đôi khi, cái chết của một nhân vật nổi tiếng nào đó làm cho chúng ta khóc than cho cuộc đời đã qua của chính chúng ta.
Dù người vừa chết đó có là một công nương mà ta yêu mến, một ca sĩ của
công chúng hay nhà độc tài khát máu, thì đấy cũng không phải là điều
quan trọng. Chúng ta đã lớn lên cùng với họ, họ là một phần của chúng
ta. Họ chết là một phần nhỏ trong ta cũng chết theo họ.
Sự
cuồng loạn của đám đông có khả năng lây nhiễm cao. Tôi đã đến thăm Bắc
Triều Tiên đúng vào năm Kim Nhật Thành (Lãnh tụ Vĩ đại) – cha của Kim
Jong–il – chết. Chuyến viếng thăm tượng của ông ta – một bức tượng cực
lớn – ở trung tâm Bình Nhưỡng nằm trong chương trình tham quan bắt buộc
của chúng tôi. Chúng tôi đứng dưới chân bức tượng bằng đá cẩm thạch của
Lãnh tụ Vĩ đại, xung quanh chất đầy hoa và vòng hoa tang, trong khi
tiếng thổn thức của những người đàn bà được truyền qua mấy cặp loa phóng
thanh cực lớn.
Tôi
nhìn từng hàng, từng hàng các cháu học sinh mặc đồng phục được thầy cô
giáo dẫn đến chân bức tượng. Chúng có vẻ dửng dưng, mặt lạnh như tiền,
đấy là nét mặt của những người đã quen đợi cấp trên chỉ bảo phải làm thế
nào. Rồi các thầy cô giáo bắt đầu khóc lóc. Những tiếng than vãn lớn
dần, sau đó là những tiếng kêu: “Ối cha ơi là cha ơi! Sao cha lại bỏ
chúng con mà đi như thế này? Ới cha ơi là cha ơi!”. Dần dần bọn trẻ cũng
bắt chước các thầy cô giáo, chúng khóc lóc thảm thiết. Chúng khóc khi
nhìn thấy thầy cô giáo của chúng khóc.
Đấy
có phải là nỗi buồn đích thực hay không? Ai có thể trả lời? Những giọt
nước mắt trông đúng như thật. Các thầy cô giáo, giống như bọn trẻ, có
thể cảm thấy một cái gì đó, mà cũng có thể là một nỗi buồn vô hạn. Một
số có thể đã bị nhồi sọ đến mức cảm thấy rằng Lãnh tụ Vĩ đại là hình ảnh
một người cha nhân từ, nhờ ông ta mà họ mới có mọi thứ.
Một
số người khác chắc chắn là đã thể hiện tình cảm của họ, cái tình cảm có
thể xuất phát từ bất kì nỗi đau buồn cá nhân hay công cộng nào. Xét cho
cùng thì người Bắc Triều Tiên có nhiều thứ để khóc lắm. Cuộc sống trong
chế độ toàn trị là cảnh khốn cùng diễn ra hằng ngày. Và vì vậy mà họ
khóc than cho những người chịu trách nhiệm về việc đó.
Ian Buruma là giáo sư về chế độ dân chủ và quyền con người tại đại học Bard, Tác phẩm mới nhất của ông có tên là: Taming the Gods: Religion and Democracy on Three Continents.
Nguồn: project–syndicate.org- An ninh sẽ ‘dậy sóng’ trên bán đảo Triều Tiên? (Đất Việt). – Ba thuyền nhân Bắc Triều Tiên trôi dạt gần bờ biển Nhật Bản — (RFI).- Triều Tiên kêu gọi trung thành với người kế nhiệm (TTXVN).-- Rộ tin đồn một cơ sở hạt nhân tại Triều Tiên bị nổ (TTXVN). - Triều Tiên: Lãnh đạo mới, chính sách cũ (VNN/The Diplomat). - Triều Tiên tuyên bố tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân (DVT/NHK). - Mỹ đề nghị Trung Quốc khuyên Bắc Triều Tiên biết kiềm chế — (RFI). – Mỹ kêu gọi Bắc Triều Tiên tự chế — (VOA).
- Khuất Đẩu – Cậu Un “em chả! em chả” – (Dân Luận).– BẮC TRIỀU TIÊN – ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG CỘNG SẢN (Kỳ cuối) (NCTG). – Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4 và Phần 5. - Mỹ trấn an Nam Triều Tiên, cam kết không giảm quân — (VOA).– -- Hàn Quốc thông báo lập Quỹ thống nhất đất nước trong năm 2012 — (RFI).-
- Trương Vĩnh Khôi-Hiện tượng khóc lãnh tụ(Chúng tôi muốn tự do). - Trao đổi vấn đề Triều Tiên (TP). - Bắc Triều Tiên cố tạo hình ảnh thừa kế vững chắc - (VOA). - Mỹ, Hàn Quốc ký kết kế hoạch chống đe dọa tấn công từ Triều Tiên - (VOA). - Hàn Quốc nâng cao cảnh giác quốc phòng (TN). – Triều Tiên giễu cợt Nhật Bản(NLĐ). – Hàn Quốc tuyên bố sẵn sàng đối phó với các khiêu khích mới của Bắc Triều Tiên — (RFI). – Đặc sứ Hoa Kỳ thăm Trung Quốc sau cái chết của ông Kim Jong Il — (VOA). – Ngô Nhân Dụng: Nhân phẩm một dân tộc — (NV). – Bình Nhưỡng: Một đi không trở lại! (Thụy My). - Triều Tiên chế nhạo Nhật “hay thay đổi lãnh đạo” (TTXVN). - Kim Jong-un học cách ký tên của cha (VNE). - Mỹ – Hàn tăng cường cảnh giác với Triều Tiên (VNE). - 100.000 người tuần hành ủng hộ ông Kim Jong-un (NLĐ). – Tổng thống Hàn Quốc sắp thăm Trung Quốc (TN).
- ĐÁNH GIÁ CỦA CỰU TRỢ LÝ QUỐC VỤ KHANH MỸ VỀ TÌNH HÌNH BẮC TRIỀU TIÊN THỜI HẬU KIM CHÂNG IN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét