Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Biển Đông có những sự cố mới

-Nguồn: -Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông (VnEx).  Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam bình luận rằng đường lưỡi bò mà Trung Quốc nêu ra là nguyên nhân gây căng thẳng phức tạp Biển Đông, và việc Trung Quốc đòi các nước phải xin phép để được khai thác dầu khí ở Biển Đông là vô lý.
Ngày 6/1/2012, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương trả lời trực tuyến mạng Tin tức Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông.
Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo VnExpress.
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng
Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Thanh Hưng
- Trong bài phỏng vấn của mình, ông Dị Tiên Lương có nói: Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Trung Quốc đã thu hồi quần đảo “Tây Sa” (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa của Việt Nam) và “Nam Sa” (cách Trung Quốc gọi Trường Sa của Việt Nam) từ tay quân Nhật. Vậy thưa ông, sự thật lịch sử là như thế nào?
- Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951 - một Hội nghị quốc tế quan trọng giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ II, đại diện của Chính phủ Việt Nam khi đó đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và không có nước nào tham dự Hội nghị phản đối, trong khi Dự thảo Nghị quyết do Liên Xô đưa ra nhằm trao hai quần đảo này cho Trung Quốc đã bị 48/51 phiếu chống. Điều đó cho thấy, đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị bác bỏ; còn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được thừa nhận tại một hội nghị quốc tế quan trọng sau chiến tranh thế giới thứ II. Như vậy, ý kiến phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn trái với thực tế lịch sử lúc bấy giờ.
- Ông Dị Tiên Lương nói rằng: Tháng 12/1947, Bộ Nội chính Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”, vẽ “đường nét đứt” và đặt tên cho một số đảo đá, bãi v.v.... và chính thức công bố ra bên ngoài năm 1948 v.v... Đường nét đứt là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển liên quan của Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa ra đường yêu sách theo đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) năm 2009 trên Biển Đông đã gây ra rất nhiều phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực và đã bị phê phán rất nhiều trong các cuộc hội thảo quốc tế. Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
- Cho tới trước năm 2009, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra yêu sách này. “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, vì được vẽ ra một cách tùy tiện, không có toạ độ của các điểm cụ thể và không được quốc tế công nhận. Năm 2009, Trung Quốc lần đầu chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò” ra Liên Hợp Quốc nhưng không có giải thích cụ thể. Ngay sau đó, Việt Nam, và tiếp đến là Indonesia, Philippines đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách phi lý đó của Trung Quốc. Tại các cuộc hội thảo quốc tế gần đây, rất nhiều học giả quốc tế như Pháp, Bỉ, Mỹ, Indonesia đã chỉ ra tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò”, đồng thời, nhiều học giả còn nhấn mạnh rằng, chính yêu sách “đường lưỡi bò” là nguyên nhân gây ra những căng thẳng, phức tạp trên Biển Đông. Cụ thể là:
- Yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; vùng biển mà “đường lưỡi bò” bao trùm không thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc.
- Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách “đường lưỡi bò”;
- Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc;
- “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.
- Ông Dị Tiên Lương khẳng định Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý đối với chủ quyền ở “Nam Sa” (Trường Sa). Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh rằng Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17 khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như cử các đội Hoàng Sa ra quần đảo đo đạc, thể hiện trên bản đồ, dựng bia, lập miếu, quản lý và tổ chức đánh bắt hải sản tại quần đảo Hoàng Sa. Các văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam như Châu bản, Sắc chỉ hiện đang được lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ của Việt Nam đã khẳng định rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20), Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục thực thi quyền quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; từ những năm 30 của Thế kỷ 20 Pháp quy thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào các tỉnh đất liền của Việt Nam và cho quân đồn trú ở hai quần đảo này; sau đó theo Hiệp định Geneva, Pháp đã chuyển giao hai quần đảo cho chính quyền Sài Gòn - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau năm 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa.
Như vậy, việc thực thi chủ quyền lãnh thổ của các Nhà nước Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được tiến hành một cách thực sự, hoà bình và liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, năm 1956 Trung Quốc đã đưa quân đội chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; và năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại tinh thần Hiến Chương của Liên Hợp Quốc và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng lên án.
- Ông Dị Tiên Lương nói rằng năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã gửi Công thư đến Thủ tướng Chu Ân Lai, công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa). Ông có thể cho biết ý kiến của mình về việc này?
- Nội dung của Công thư ngày 14/9/1958 là hết sức rõ ràng: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng Quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lý của đất nước Trung Quốc. Công thư không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneva thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà.
Việc cho rằng bản Công thư ngày 14/9/1958 là bằng chứng Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 9 năm 1975, khi tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “Giữa hai nước có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau này sẽ bàn bạc giải quyết”. Trong Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nhắc lại nội dung này. Điều này cho thấy, theo quan điểm của phía Trung Quốc, giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc có tồn tại tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại các cuộc đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước, kể cả tại các vòng đàm phán về Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển vừa qua, hai bên đều nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất đã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, ổn định và liên tục. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.
- Ông có bình luận gì về việc ông Dị Tiên Lương nói rằng các hoạt động dầu khí của các nước ở “Nam Hải” (Biển Đông) mà không có sự đồng ý của Trung Quốc là hoạt động phi pháp?
- Là quốc gia đã ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam đã và đang thực thi đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các hải đảo, vùng biển và thềm lục địa của mình theo các quy định của Công ước. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thi hành pháp luật trên các vùng biển và hải đảo; tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong đó có các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Các hoạt động dầu khí đều được tiến hành trong vùng đặc quyền và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.
Chính Trung Quốc cũng là quốc gia đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 nên cần phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Công ước này.
Phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn vô lý, xúc phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia ven biển theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.


-Biển Đông có những sự cố mới

(Toquoc)-Tình hình Biển Đông có một số phát triển đáng chú ý.
Trung Quốc chuẩn bị khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi Biển Đông.
Một quan chức của Công ty dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc sẽ đưa tàu thăm dò nước sâu đầu tiên ra Biển Đông, cho biết tàu thăm dò Ocean Oil 708 có khả năng làm việc ở độ sâu 3.000 mét và độ khoan sâu 600 mét dưới đáy biển, là một trong những công cụ thăm dò nước sâu mà tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc  CNOOC sử dụng để tăng cường năng lực khai thác dầu ở những vùng nước sâu. Tàu thăm dò này thuộc sở hữu của công ty dịch vụ mỏ dầu COSL, một thành viên của CNOOC. Các quan chức COSL cho biết Ocean Oil 708 được sử dụng trong giai đoạn khảo sát ban đầu như thám sát địa chất, nhưng từ chối tiết lộ tàu thăm dò này sẽ khảo sát khu vực nào trên Biển Đông.
CNOOC đang chuẩn bị khoan mỏ dầu đầu tiên của công ty từ trước đến nay ở phía bắc Biển Đông khoảng đầu năm 2012 bằng dàn khoan Ocean Oil 981, dàn khoan nước sâu bán nổi đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất có trị giá 980 trịêu USD. Dàn khoan này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét và có thể khoan đến độ sâu 10.000 mét. Cho đến nay, Trung Quốc đã khoan chưa đến 15 giếng thám sát nước sâu và tất cả đều do các đối tác nước ngoài của CNOOC thực hiện. CNOOC đang đặt mục tiêu xây dựng năng lực khai thác tương đương 1 triệu thùng/1 ngày ở những vùng biển nước sâu vào năm 2020. Dự án này có tên gọi “Đại Khánh ngoài khơi”. Đại Khánh là tên mỏ dầu lớn nhất của Trung Quốc ở tỉnh đông bắc Hắc Long Giang. Được xây dựng vào năm 1964, mỏ dầu này vẫn duy trì công suất 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong suốt 40 năm cho đến khi giảm xuống còn 800.000 thùng/ngày như hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc  phải cần thời gian lâu hơn mới đạt được mục tiêu này. Trong số gần 15 giếng thám sát nước sâu mà Trung Quốc đã khoan cho đến nay, công ty Husky Engery của Canada đã khoan đến 10 giếng.
Trả lời phỏng vấn báo Hoàn cầu, một quan chức đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Kinh tế của một trường Đại học tại TQ nói: “Chúng tôi luôn đi đầu khi cạnh tranh nguồn tài nguyên. Các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được và cũng không vô hạn tại khu vực biển có tranh chấp. Các giàn khoan nước sâu sẽ được các tàu lớn di chuyển tới và sẽ giúp Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể tại vùng Biển Đông hiện chưa được thăm dò”.
Philippines cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Philippines đã phản đối Trung Quốc về việc ba tàu Trung Quốc hồi tháng 12/2011 được cho là đã xâm phạm vùng lãnh hải của Philippines - động thái mới nhất làm bùng lên căng thẳng liên quan các khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Nam (Biển Đông).
Ngày 8/1, Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario cho biết chính phủ nước ông đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với Đại sứ quán Trung Quốc sau khi ba tàu của Bắc Kinh, trong đó có một tàu hải quân, bị phát hiện ở gần bãi cát ngầm Sabina trên Biển Đông vào các ngày 11-12/12.

Trung Quốc nỗ lực để tự lực khoan dầu ngoài khơi Biển Đông: Khánh thành giàn khoan dầu ngoài khơi
Tư lệnh quân khu, Trung tướng Juancho Sabban, cho biết một tàu tuần tra hải quân của Philippines và một máy bay của lực lượng không quân nước này đã theo dõi từ xa cho tới khi ba tàu của Trung Quốc rời khỏi các vùng lãnh thổ của Philippines. Số tàu này đã không thả neo hay thả các nguyên vật liệu xây dựng. Ông cho biết ba tàu của Trung Quốc dường như xuất phát từ đảo đá ngầm Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa sau đó tiến vào vùng biển của Philippines khi trên đường trở về Trung Quốc. Theo ông Sabban, hành vi xâm phạm mới này của Trung Quốc đã vi phạm hiệp ước được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo đó không khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông thực thi những hành động gây hấn có thể làm bùng lên căng thẳng hoặc đối đầu.
Sau khi bị Manila tố cáo đưa 3 tàu xâm nhập lãnh hải Philippines, ngày 9/1, tại Bắc Kinh, một Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân đã phản bác lời tố cáo này và cho đây là lời cáo buộc thiếu cơ sở. Ông còn nhấn mạnh Bắc Kinh “hoàn toàn có chủ quyền không thể tranh cãi trong vùng biển này”. Trung Quốc hy vọng Manila không tạo nên vấn đề từ chuyện không có và gây ra bất ổn.
Philippines tăng cường vũ khí chống tàu
Philipines mua tên lửa đất đối hải: Mạng Liên hợp buổi sáng ngày 3/1 cho hay Bộ Quốc phòng Philippines đang xem xét khả năng mua các loại vũ khí chống tàu mới và tăng cường năng lực giám sát hàng hải. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2013 - 2018, Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng an ninh hàng hải là thách thức lớn nhất, việc bảo vệ chủ quyền phải đối mặt với các thách thức phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy và buôn bán phụ nữ...
Phillippines dự định mua các phi đội F-16 Falcon của Mỹ để nâng cao khả năng phòng thủ bờ biển
Philippines cảm thấy lo lắng khi việc kiểm soát bờ biển dựa vào các thiết bị quân sự do Mỹ hỗ trợ là không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, Bộ Quốc phòng Philippines đang nghiên cứu khả năng mua các tổ hợp tên lửa chống hạm cơ động có tầm xa tấn công mục tiêu khoảng 167 km, có thể hoạt động độc lập trong thời gian dài. Tuy nhiên, giới quân sự không tiết lộ thông tin về loại tên lửa mà họ nhắm tới. Ngoài ra, quân đội PLP cũng sẽ tăng cường khả năng giám sát bờ biển bằng việc mua lại các tàu tuần tra, máy bay tuần thám biển tầm xa cùng với các hệ thống hỗ trợ khác. Để hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Hải quân, trong tương lai, Bộ Quốc phòng Philippines dự kiến mua lại một phi đội F-16 của Mỹ với số lượng từ 12 - 24 chiếc.
Ngoài tên lửa chống tàu, máy bay, tàu chiến, Lực lượng phòng không Philippines sẽ có được các hệ thống radar giám sát không phận mới, việc quyết định lựa chọn loại radar nào đang được xem xét. Theo kế hoạch mới được đưa ra, Philippines quyết định tăng cường lực lượng quân đội triển khai trên khu vực Biển Đông. Trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015, số lượng số lượng binh sĩ, sĩ quan phục đang vụ trong quân đội sẽ bị cắt giảm (chủ yếu là lục quân) để có tinh giảm biên chế và và dành ngân quỹ quốc phòng mua các trang thiết bị vũ.
Việt Nam: Những tai nạn trên Biển Đông chưa rõ căn nguyên
Sau khi tàu Vinalines Queen chìm một cách bí ẩn, Trung tâm Phối hợp Tìm cứu của Việt Nam gửi hải quân yêu cầu Lực lượng Tuần duyên Mỹ giúp tìm kiếm 22 thuỷ thủ mất tích của tàu Vinalines Queen, đồng thời nhờ phía Mỹ giúp liên lạc với tất cả các tàu bè lưu thông trong khu vực nơi tàu Vinalines Queen gặp nạn và chìm để tìm các vật thể trôi nổi gần khu vực đó.

Tuy nhiên, theo lời thuyền viên duy nhất được cứu sống, 22 thuỷ thủ kia đã kịp mặc phao cứu hộ, Nhật cho rằng các thủy thủ đã trôi giạt vào một trong những quần đảo san hô trong vùng biển Luzon của philippines. Đảo san hô gần đó nhất cũng cách xa 170 km. Lực lượng tuần duyền Philippines tích cực tìm kiếm các nạn nhân.
Ngày 8/1, một tàu đánh cá của tỉnh Bình Thuận đã bị một tàu chở hàng chưa rõ tung tích đâm vỡ và bị chìm ở Trường Sa. Tất cả 15 thuyền viên trên tàu đã được tàu Main Trader mang cờ hiệu Liberia cứu sống và đưa về cảng Nha Trang tối 8/1.
Trước đó, ngày 2/1, một tàu cá khác của Việt Nam chở 11 ngư dân cũng đã bị một tàu hàng chưa rõ lai lịch đâm chìm trên Biển Đông. Thuyền trưởng tàu, ông Nguyễn Văn Hiếu từ Kiên Giang báo cáo, ông được một tàu cá khác cứu và đã được đưa về cảng hôm 8/1, nhưng chưa rõ số phận của 10 ngư phủ còn lại trên tàu. Ngày 9/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Thái Lan và Campuchia tại Hà Nội nhờ giúp tìm 10 ngư dân bị mất tích này.
Hai vụ đâm tàu cá Việt Nam xảy ra liên tiếp trong vòng 1 tuần giữa lúc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chưa thật sự lắng dịu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin từ chủ tàu và thuyền trưởng táu cá bị đâm chìm hôm 8/1 tại Trường Sa, tàu Main Trader cứu họ chính là chiếc tàu đã gây tai nạn. Tàu cá của Bình thuận bị trôi dạt vì hỏng máy, đến 8 giờ sáng 8/1 tại hải phận Trường Sa thuộc tình Khánh Hòa thì bị tàu Liberia đâm chìm. Bản tường trình cho biết tàu Main Trader sau đó đã quay lại cứu tất cả thuyền viên và đưa vào Nha Trang nhưng lại báo với cơ quan hàng hải Khánh Hòa là tình cờ cứu được ngư dân VN. Nhờ vậy tàu Main Trader đã được rời bến.


-Học giả Trung Quốc mâu thuẫn về “đường lưỡi bò” (ĐĐK).-Báo TQ: Mỹ muốn phong tỏa Trung Quốc ngay tại "CỬA NHÀ"
--– Trung Quốc, Philippines gặp bàn về Biển Đông (VNN).  – Mỹ hướng Đông: Điều gì sẽ xảy ra? (TVN).
 –ASEAN, Trung Quốc họp về Biển Đông (VNE).

Xuân sớm trên các nhà giàn (QĐND).  – Hình bóng quê nhà giữa trùng khơi;  –Phút bình yên trên biển (QĐND).

TQ sẽ bàn với ASEAN và Philippines về Biển Đông‎ (TTXVN). – TQ và Asean họp về Biển Đông – (BBC). –ASEAN, Trung Quốc họp về vấn đề Biển Đông  – (VOA). –ASEAN: Cần biến thách thức thành cơ hội (Đất Việt).‎ – Trung Quốc trong vòng vây của Mỹ – (RFI). – Trung Quốc tăng bất thường các cuộc tập trận đổ bộ (Phương Đông/ GDVN). – Thách thức ngoại giao Trung Quốc năm 2012 (NCBĐ). – Năm bước đi ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2012 (NCBĐ/ Eurasiareview).  – Quốc tế giải mã Định hướng Chiến lược Quốc phòng mới của Mỹ (NCBĐ).
10 ngư dân Việt Nam bị bắt về Thái Lan‎ (VNE). – 10 ngư dân ở Thái Lan chờ tiền chuộc (TN). – Tàu cá Việt Nam bị chìm do va chạm tàu Hải quân Thái Lan (VOV). – Ngư dân VN bị tố ‘xâm phạm hải phận’ – (BBC).
-
Mỹ sử dụng kênh liên lạc bí mật để cảnh báo Iran (TTXVN).  – Iran sẽ trả thù vụ ám sát chuyên gia hạt nhân (VnMedia).- Ai muốn chiến tranh với Iran? (PLTP).  – Mỹ trừng phạt 3 công ty năng lượng của Iran (VOV/RIA Novosti).  – Cụm tàu sân bay tấn công Mỹ tới biển Ả rập(VNN/DailyMail).  – Đáp án nào cho khủng hoảng phương Tây-Iran? (VNN/BBC).  –Leo thang quân sự giữa Iran – Mỹ (TT).  – Eo biển Hormuz: Điểm nóng căng thẳng Iran-phương Tây (DT).- Tàu chở vũ khí Nga cập cảng Syria (NLĐ/AP, RIA Novosti).
--Hoa Kỳ trừng phạt một công ty Trung Quốc buôn bán với Iran
VOA Tiếng Việt

Thứ Năm, 12 tháng 1 2012 Hoa Kỳ trừng phạt một công ty Trung Quốc buôn bán với Iran Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt lên 3 công ty giao dịch dầu hỏa đã bán xăng dầu đã lọc cho Iran, trong đó có một công ty Trung Quốc được coi là nhà cung cấp  dầu lọc lớn nhất cho Iran. Các giới chức bộ này hôm thứ Năm nêu tên công ty Kuo của Singapore, công ty FAL của Liên hiệp các Tiểu vương A-rập, và công ty Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc.... Mỹ trừng phạt 3 công ty giao dịch dầu mỏ với IranVietnam Plus
Nhật Bản tuyên bố giảm nhập khẩu dầu từ Iran
VNExpress
Đài Á Châu Tự Do
 -Đài Tiếng Nói Việt Nam -Dân Trí - -- Lỗ hổng an ninh hạt nhân (TN).
Thái Lan: một nhà báo bị bắn chết (TT).-- Triều Tiên bắn thử 3 tên lửa (DT/AFP, AP).- Triều Tiên bắn 3 tên lửa về phía Nhật Bản (NLĐ/Yonhap).
Mỹ triệt thoái 7.000 quân khỏi châu Âu (DVT/AFP).- Đã xác định được lính Mỹ tiểu lên xác quân Taliban (NLĐ/BBC).- “Nỗi ô nhục” nhà tù Guantanamo (PLTP).
AFRICA: Africa’s Stolen History

Truyền hình trung ương TQ vào châu Phi – (BBC). 
Thủ tướng Pakistan kéo căng quan hệ với quân đội-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét