-Video: Cưỡng chế mặt bằng thôn La Dương, Hà Đông
Quang Đức – TTXVA.org
Xe xúc ủi táng luôn vào người dân bị cưỡng chế đất.
http://www.youtube.com/embed/gFHpSJQEPJ4
Quang Đức – TTXVA.org
Xe xúc ủi táng luôn vào người dân bị cưỡng chế đất.
http://www.youtube.com/embed/gFHpSJQEPJ4
http://www.youtube.com/watch?v=dDondYA58mA&feature=player_embedded
-----
-Có chia lại ruộng đất vào năm 2013?--Nhiều
ý kiến lo ngại nếu chia lại sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, nhạy
cảm, khó lường. Trong khi đó, luật cũng đã dự liệu việc giao tiếp quyền
sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sau khi hết hạn sử dụng.
Sau
khi có Luật Đất đai năm 1993, việc chia cấp, giao quyền sử dụng đất
ruộng cho hộ nông dân được tiến hành ở nhiều địa phương. Theo luật này,
thời hạn sử dụng của loại đất ruộng trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy
sản sẽ kết thúc vào năm 2013, tức 20 năm kể từ khi được giao đất. Vậy
sau năm 2013 có chia lại ruộng đất hay không? Đây là vấn đề được nhiều
người dân đặc biệt quan tâm và cũng là nội dung được Bộ Tài nguyên và
Môi trường xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu
sửa đổi Luật Đất đai hiện hành.
Về đất
nông nghiệp, lâu nay đã xảy ra tình trạng nhiều người không cần đất lại
cứ “ôm” đất. Trong khi đó, nhiều người cần thì lại không có đất, một số
phải đi thuê lại của người khác làm tăng chi phí sản xuất. Vậy tới năm
2013 có chia lại ruộng đất hay không? Nếu có thì chia như thế nào? Đây
là câu hỏi lớn đang được đặt ra với nhiều luồng quan điểm khác nhau.
20 năm - nhiều biến động
Theo
Nghị định 64/1993, đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, trong đó có đất
lúa được giao đồng loạt cho người dân từ năm 1993 và sẽ hết hạn sử dụng
vào năm 2013. Số đất mỗi gia đình được giao căn cứ vào số người có trong
nhà (sổ hộ khẩu). Tùy theo quỹ nông nghiệp của từng xã, mỗi suất đất
khoảng 1-3 sào.
Kể từ khi giao đất nông nghiệp
đồng loạt vào năm 1993 cho đến nay, ở mỗi gia đình với số người mới
phát sinh như lấy vợ, lấy chồng, sinh thêm con… đã không được cấp thêm
đất. Nhiều gia đình không đủ đất sản xuất đã phải đi thuê, mượn. Trong
khi đó, nhiều gia đình khác lại có số người giảm xuống do con cái kết
hôn và chuyển đến sinh sống ở nơi khác hoặc có người đã mất. Chưa kể,
nhiều người tìm việc làm khác hoặc đã già yếu không làm nông nghiệp nữa
nhưng đất của họ vẫn được giữ nguyên. Đất này họ cho thuê, cho mượn hoặc
bỏ hoang. Như vậy, có sự bất hợp lý, bất bình đẳng về quyền lợi giữa
gia đình có số người tăng lên và gia đình có số người giảm xuống hoặc
không tiếp tục làm nông nghiệp.
Việc có nên chia lại ruộng đất vào năm 2013 có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Ảnh: HTD
Mặt
khác, 20 năm qua đã có khá nhiều biến động về đất nông nghiệp của người
dân. Dễ thấy nhất là một phần đất đai đã được Nhà nước thu hồi cho việc
làm đường, nhà máy, khu công nghiệp, nhà ở hoặc người dân đã bán, thay
đổi mục đích sử dụng đất.
Người muốn chia lại, người đề nghị giữ nguyên
Chỉ
còn không đầy ba năm nữa là đến năm 2013, khi ấy số đất nông nghiệp
được giao theo Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64/1993 sẽ hết hạn sử
dụng. Vậy đến thời hạn đó thì có chia lại ruộng hay không? Đây là câu
hỏi lớn đang đặt ra cho tiến trình sửa đổi Luật Đất đai hiện hành.
Xung
quanh câu hỏi này có những ý kiến trái ngược nhau. Có quan điểm cho
rằng cần phải chia lại ruộng đất để phù hợp nhu cầu sản xuất của người
dân. Ngược lại, cũng có luồng ý kiến cho rằng không nên chia lại ruộng
đất. Bởi nếu chia lại sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, nhạy cảm, khó
lường.
Kết quả lấy ý kiến của hơn 8.000 hộ dân
tại chín tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà
Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc do Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ
TN&MT thực hiện, được công bố vào tháng 1-2011 cũng thể hiện hai
luồng quan điểm đó với 38% số người được hỏi muốn chia lại đất và 55% số
người được hỏi không muốn chia lại mà chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng
như hiện nay.
“Tôi thấy nên chia lại đất nông
nghiệp vì nhiều người đã chuyển sang nghề khác, không có nhu cầu dùng
đất nữa. Nên lấy đất của những người này chia cho những người đang cần
ruộng trong cùng một xã. Như vậy mới công bằng và đất được sử dụng có
hiệu quả nhất” - bà Trịnh Thị Tình ở thôn An Cư, xã Trầm Lộng, Ứng Hòa
(Hà Nội) nêu ý kiến.
Tuy nhiên, ông Lê Trung
Hiếu ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, Khoái Châu (Hưng Yên) lại có ý kiến
hoàn toàn khác: “Chia lại ruộng, nếu có thêm cũng chả đáng là bao vì quỹ
đất của xã chỉ có vậy. Có chia lại thì cũng chả giải quyết được gì”.
Cùng quan điểm này, ông Tạ Văn Nhuận ở thôn Yên Khê, xã Việt Hòa, Khoái
Châu (Hưng Yên) bộc bạch: “Tôi không muốn “rũ” đất ra để chia lại, không
nên có sự xáo trộn nữa. Người dân đã làm quen trên thửa đất của mình.
Nên ổn định số ruộng đất đang có ở các hộ gia đình như hiện nay. Nếu
người có ruộng mất đi thì con cháu họ sử dụng hoặc cho thuê lại đất đó”.
Hết thời hạn có thể được giao lại
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.
Thời
hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hằng năm, nuôi trồng
thủy sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn,
nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử
dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất
đó để tiếp tục sử dụng.
(Theo Điều 20 Luật Đất đai 1993)
Luật không đặt ra việc chia lại đất
Quy
định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm là 20 năm, đối
với cây lâu năm là 50 năm có từ Luật Đất đai năm 1993. Khi đó quy định
như vậy là vì ở ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Mà đất thì không phải
là vô tận nên phải quy định thời hạn sử dụng. Vả lại, lúc đó thấy rằng
với chu kỳ giao đất khá dài như vậy, người dân cũng yên tâm sử dụng đất.
Khi quy định như vậy cũng không đặt ra việc chia lại đất sau này. Nếu
hết thời hạn đó, người dân được giao tiếp để sử dụng theo một chu kỳ 20
năm hoặc 50 năm, tùy loại đất.
Khi
sửa Luật Đất đai năm 1998 cũng đã có đề xuất nâng thời hạn sử dụng đất
nông nghiệp trồng cây hằng năm lên 50 năm nhưng đã không được chấp
thuận.
Ông NGUYỄN KHẢI,nguyên Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ TN&MT
|
HOÀNG VÂN
----------------------------------------------------------------------------------------------
- Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai (PLTP). – Dân oan tiếp tục biểu tình đòi đất – (RFA). –. –Video: 2 gia đình liệt sĩ bị UBND xã DI TRẠCH và huyện HOÀI ĐỨC cướp đất (TTXVA). -: Huyện Hoài Đức (HN) triển khai các dự án khu đô thị mới: Lập dự án “Tia chớp”, thu hồi hàng trăm héc-ta đất mà chính quyền xã và người dân không biết(NCT). – Thêm một vụ cưỡng chế đất tại huyện Bù Đăng – (RFA).-.'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế đất là sai luật' --Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ
-
-- Huế – những tháng ngày sục sôiHuế - những tháng ngày sục sôi - Kỳ cuối: Trở thành Việt cộng – Kỳ 9: Trốn lệnh truy nã, mặc áo cà sa (TT) – Kỳ 8: Đốt USIS và tòa lãnh sự Mỹ (TT).– Kỳ 7: Phá hội thảo “Bắc tiến” (TT). Kỳ 6: Số phận Ngô Đình Cẩn; - Kỳ 5: “Nước lũ” tràn ra Huế; - Kỳ 4: Sinh viên Huế tuyên chiến; - Kỳ 3: Lửa từ bi từ Sài Gòn đến Huế; - Kỳ 2: Súng đã nổ!; - Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly.
- Huyện Nhà Bè, TPHCM: UBND huyện thua kiện vì thu hồi đất sai? (PLTP). – Giải tỏa ấm ức về khiếu nại đất đai (PLTP). – Trực tuyến về giải quyết khiếu nại liên quan đất đai(TTXVN).
- Được phép chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở (VOV). -- Phí sử dụng tài liệu đất đai (TN). - Phí khai thác tài liệu đất đai 200.000 đồng/hồ sơ (SGGP).-Nguồn: -Khiếu nại, tố cáo đúng về đất đai chiếm tới 50% --> Làm rõ trách nhiệm của các bộ trưởng
TP
- Thanh tra Chính phủ cho biết, thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo
cho thấy, khiếu nại liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa chiếm tới
gần 80% tổng số vụ khiếu nại phát sinh.
Tổng biên tập tạp chí Thanh Tra Vũ Văn Chiến và phó Tổng thanh tra chính phủ Nguyễn Đức Hạnh tại buổi họp báo. |
Trong
buổi họp báo sáng qua về giao lưu trực tuyến Giải quyết khiếu nại về
đất đai, đền bù, giải tỏa tại địa chỉ Thanhtravietnam.vn ngày 9-1-2012,
Thanh tra Chính phủ cho biết: Hầu hết các vụ khiếu nại đông người, gay
gắt, phức tạp xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước phát sinh trong
lĩnh vực đất đai.
Trong
khi đó, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo còn hạn chế,
nhiều vụ việc bị tồn đọng, kéo dài. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn
Đức Hạnh cho biết, do những bất cập trong chính sách, pháp luật đất đai,
nên có tình trạng kết luận xác minh lần đầu thì là A, nhưng sang đến
lần sau thì lại là B thậm chí là C. Điều này không phải là quá mâu thuẫn
mà phản ánh quan điểm khác nhau trong giải quyết vấn đề và những bất
cập, phức tạp của chính sách.
Về
câu hỏi, trả lời trong giao lưu trực tuyến của Thanh tra Chính phủ có
thay cho trả lời chính thức của cơ quan thanh tra không? Ông Nguyễn Đức
Hạnh cho hay, với những việc có thể trả lời ngay thì sẽ trả lời là đúng
hay sai. Nhưng với những vụ việc quá phức tạp thì phải cần xác minh giải
quyết, chưa thể trả lời cụ thể ngay được.
Chưa
có con số thống kê đầy đủ về tỷ lệ khiếu nại đúng, sai, nhưng qua các
vụ việc mà Thanh tra Chính phủ giải quyết theo thẩm quyền thì số vụ việc
mà công dân khiếu nại đúng chiếm đến khoảng 50%.
Minh Tuấn
- Thanh tra Chính phủ “vào cuộc” trả lời tố cáo về đất đai (DĐDN).- Dân thành phố vẫn ham đầu tư đất đai nhất (VEF). – Tín dụng cho bất động sản sẽ linh hoạt hơn? (VnEconomy). - Khi chủ đầu tư bất động sản “nói nhẹ cười duyên” (VnEconomy).- Sáu luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 (TTXVN). - Nguyễn Quang A: Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước? (Bee).
- Phỏng vấn Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp chấm điểm các Bộ(VNN). - Các bộ không được doanh nghiệp chấm điểm cao (NLĐ). – Xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh: Các Bộ xấu đều, không có tốt lỏi (VOV). – Doanh nghiệp chấm điểm các bộ: Tất cả… trung bình!(VnEconomy).
- 5 tháng của Bộ trưởng Đinh La Thăng qua ảnh (VNN). - Tân chính sách của Bộ trưởng Huệ (TVN). -- Bộ trưởng yêu cầu chấn chỉnh việc bán vé tàu (TT).
- Có chỗ đỗ ôtô mới cho đăng ký xe: Lại đẩy khó cho dân! (LĐ). – Người dân đậu xe ở đâu? (LĐ).
Biển hiệu thách đố
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét