Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

BẦU CỬ TỔNG THỐNG Ở ĐÀI LOAN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ sáu, ngày 13/1/2012

TTXVN (Angiê 9/1)

Hy vọng và mơ hồ
Ngày 10/10/2010, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, đánh dấu ngày “Song Thập”, ngày Quốc khánh Đài Loan, bằng một bài diễn văn trong đó ông tập trung vào ba vấn đề: cải cách ở trong nước, mối quan hệ quốc tế của Đài Bắc và tiến trình xích lại gần với Trung Quốc. Như chuyên gia Jean-Paul Yacine phân tích trên tạp chí “Tin Trung Hoa” (Pháp), những vấn đề đó tuy được nêu lên cách đây hơn một năm, song vẫn luôn mang tính thời sự và được quan tâm hơn cả trong bối cảnh quốc tế và cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trên hòn đảo vào ngày 14/1/2012.
Tổng thống Mã Anh Cửu nhiều lần nhấn mạnh đến việc cải thiện tình hình kinh tế, kiểm soát nạn thất nghiệp, tạo việc làm và phục hồi tăng trưởng. Ông đánh giá Đài Loan là một trường hợp ngoại lệ với hai sự thần kỳ giúp hòn đảo trở thành một xã hội vừa thịnh vượng vừa dân chủ, một hình mẫu cho thế giới Trung Hoa. Đây là một cách nói ám chỉ sự khác biệt về chế độ chính trị ở hai bờ eo biển Đài Loan. Ồng dành nhiều thời gian để nói về các vấn đề xã hội, hứa hẹn sẽ giảm khoảng cách phát triển và giúp những người nghèo nhất, kể cả việc học hành của con cái họ. Tổng thống Mã Anh Cửu cũng nêu lên vấn đề bảo vệ môi trường, đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm.
Về vấn đề quan hệ quốc tế của Đài Loan, Tổng thống Mã Anh Cửu chủ trương áp dụng một chính sách thực dụng. Do Bắc Kinh gây sức ép về chính trị và tài chính đối với. tất cả các, nước trên thế giới nên mối quan hệ ngoại giao chính thức của Đài Bắc rất hạn chế. Từ khi sự hòa dịu trở lại trong mối quan hệ với Trung Quốc, Đài Loan lại có đại diện ở Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức thương mại thế giới, mối quan hệ với Nhật Bản được thắt chặt trong khi lòng tin trở lại giữa Đài Bắc và Oasinhtơn, được đánh dấu bằng việc nối lại các hợp đồng mua bán trang thiết bị quân sự lớn.
Đối với người dân Đài Loan, cụ thể là cử tri, quan trọng hơn cả là chính sách của Chính quyền Đài Bắc trong việc xích lại gần Bắc Kinh trong bối cảnh sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng như lợi ích đan xen của nước này và Mỹ khiến Đài Bắc đứng trước những thử thách mới. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ký với Trung Quốc vào tháng 6/2010, được Quốc hội Đài Loan phê chuẩn ngày 18/8/2010 và có hiệu lực vào ngày 12/12/2010. Bước tiến đó đáp ứng sự cần thiết có tính sống còn đối với Đài Loan vì trong một thế giới phát triển nhanh chóng, hòn đảo này có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề ở châu Á trong khi các nước đối thủ của Đài Loan trong ASEAN từ tháng 1/2010 đã được hưởng quyền tiếp cận ưu đãi thị trường Trung Quốc.
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế là sự kiện có ý nghĩa nhất trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển kể từ năm 1949 đến nay. Ngày 2/1/2011, Đài Loan và Trung Quốc đã hạ mức thuế quan đối với 800 mặt hàng. Trung Quốc tỏ ra nỗ lực hơn khi áp dụng giảm thuế đối với 557 mặt hàng các loại của Đài Loan, về phần mình, Đài Loan giảm thuế đối với 267 mặt hàng của Trung Quốc xuất sang. Hiệp định này cũng bao gồm một số điều khoản liên quan đến các lĩnh vực dịch vụ và ngân hàng, và dự kiến giảm dần trong vòng 3 năm tùy từng lĩnh vực. Phía Trung Quốc thông báo sẽ mở cửa 6 lĩnh vực dịch vụ cho các công ty Đài Loan và các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục để phía Đài Loan mở cửa đối ứng. Đài Bắc hy vọng vào những triển vọng khả quan tạo 60.000 việc làm và đạt 180 tỷ đôla Đài Loan (khoảng 5 tỷ đôla Mỹ) trong trao đổi buôn bán. Nhưng tất cả các chuyên gia đều thống nhất nói rằng sau khi niềm phấn khởi ban đầu qua đi, việc thực hiện 15 hiệp định đã được ký kết và việc thương lượng các hiệp định tiếp theo sẽ gây ra căng thẳng ngày càng sâu sắc.
Mặt khác, theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được kênh truyền hình TVBC gần gũi với Quốc dân đảng công bố, chỉ có 39% số người được hỏi ý kiến tin tưởng vào chính phủ sẽ bảo vệ lợi ích của Đài Loan trong bối cảnh Hiệp định khung và tiến trình xích lại gần Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, số người không tin và tỷ lệ người cho rằng chính sách của Tổng thống Mã Anh Cửu thiên về có lợi cho Trung Quốc, đều lên tới 53%.
Sau cuộc thương lượng bất thành với Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực y tế, ông Trần Vân Lâm, Chủ tịch (của phía Trung Quốc) Hiệp hội quan hệ hai hờ eo biển và là người thiết kế hiệp định khung về phía Trung Quốc, tuyên bố ở Đài Loan rằng trong tương lai, những trở ngại và khó khăn chắc chắn sẽ cản trở các tiến bộ đã đạt được trong mối quan hệ song phương. Cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều vấp phải việc bảo vệ đầu tư của mình. Phía Đài Loan đòi phải có khả năng cho phép một nước thứ ba can thiệp trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Đối với Bắc Kinh, khả năng đó là không thể chấp nhận được vì cho đó là một cách Đài Loan đi đường vòng để nâng tầm quy chế chính trị của mình.
Theo Tổng thống Mã Anh Cửu, ở Đài Loan có tự do và dân chủ. Ông tỏ ý tin tưởng và lạc quan khi so sánh lịch sử đầy thăng trầm của Đại Lục với lịch sử êm đềm của Đài Loan. Ông nói: “Lịch sử của Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa mở ra trên nền các cuộc nổi dậy của xã hội, nhưng dân tộc Đài Loan làm được thành công trong hòa bình”.
Tuy nhiên, tại hòn đảo này, điều không ai nghi ngờ là không phải tất cả người dân đều lạc quan như vậy. Trong khi Trung Quốc cho phép 4 ngân hàng của Đài Loan hoạt động ở Đại Lục sau nhiều năm chờ đợi, bầu không khí bao trùm vẫn là thiếu tin tưởng. Một cảm giác trái ngược với sự phức tạp trong quan hệ giữa hai bờ eo biển, trong đó buôn bán và chính trị quyện chặt vào nhau.
Các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ Đài Loan tìm kiếm cơ hội làm ăn và mở rộng buôn bán trên thị trường Trung Quốc, một thị trường trở thành nơi bắt buộc phải qua và thường là một trong những niềm hy vọng tăng trưởng duy nhất của hòn đảo. Bắc Kinh nhìn xa hơn và đã thoáng nhận ra những dấu hiệu mong manh để tái thống nhất, từ đó chơi con bài thường xuyên kết hợp ve vãn bằng thương mại với các ý định khác nhằm mục đích đưa trao đổi buôn bán trở lại lĩnh vực chính trị.
Những người tỏ ra nghi ngờ nhất đang chờ đợi những dấu hiệu rạn nứt đầu tiên trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển khi Bắc Kinh tận dụng cam kết không thể đảo ngược được của Đài Bắc đối với Trung Quốc, nước trở thành mục tiêu hàng đầu đối với đồng vốn và xuất khẩu của Đài Loan, và bắt đầu gây sức ép đối với các nhà đầu tư vào Đài Loan và công việc làm ăn của họ để thúc đẩy thương lượng nhằm tái thống nhất. Tất cả những hành động đó diễn ra trong bối cảnh sức hấp dẫn kinh tế không thể cưỡng được của Đại Lục bị suy giảm trước những cảm giác nghi ngại nặng nề và kéo dài nảy sinh sau khi xảy ra các vụ cãi vã vào năm 2010 giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được công bố ngày 13/9/2010 có tới 66% người dân Đài Loan ủng hộ giữ nguyên trạng và 16% (tăng 4% so với năm 2000) muốn có độc lập trong khi chỉ có 5% muốn tái thống nhất (giảm 4% từ năm 2000 trở lại đây). Nếu họ được lựa chọn (nghĩa là nếu Trung Quốc chấm dứt đe dọa về quân sự), 68% số dân Đài Loan có thể ngay lập tức, ủng hộ quy chế độc lập, 18% muốn tái thống nhất 14% không có ý kiến gì. Mặt khác, 43% số người Đài Loan cho mình là người Đài Loan, 50% cho mình vừa là người Đài Loan vừa là người Trung Quốc và chỉ có 3% cho mình là người Trung Quốc. Ở một khía cạnh khác 54% có ý kiến tiêu cực về chính phủ ở Bắc Kinh và 87% từ chối đến định cư ở Trung Quốc, trong khi 68% không có ý định lập nghiệp ở đó hay đầu tư vào đó.           
Tuy nhiên, vụ 14 kiều dân Đài Loan và 10 người Trung Quốc hôi tháng 2/2010 bị Bắc Kinh thuê máy bay đưa từ Philíppin về Trung Quốc dưới sự giám sát của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, đã đẩy Trung Quốc, Đài Loan và Philíppin vào một tình thế khó xử về ngoại giao. Số người này bị bắt vì đã xâm phạm lợi ích của Trung Quôc ở Philíppin (gian lận điện tử trên quy mô lớn, bắt cóc).
Đài Bắc tỏ ra quan ngại về vụ này và đã triệu hồi đại diện của mình tại Philíppin về để tham khảo ý kiến. Tình hình càng đáng ngại hơn khi câu trả lời đầu tiên của Chính phủ Philíppin là đưa ra “chính sách một nước Trung Quốc” để giải thích quyết định của mình thuận theo yêu cầu của Trung Quốc Còn Bắc Kinh yêu cầu dẫn độ số tội phạm nói trên mà họ coi là “công dân Trung Quốc”.
Báo chí Đài Loan làm ầm lên vì vụ này, phê phán cả phương pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn các nhà ngoại giao Đài Loan đã thiếu tế nhị đối với Philíppin và cho đó có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ việc này. Còn Chính phủ Philíppin bị cáo buộc nhân nhượng quá mức đối với yêu cầu của Bắc Kinh.
Tổng thống Mã Anh Cửu từng khẳng định mọi việc mở rộng thỏa thuận với Bắc Kinh sẽ phải được Quốc hội chấp thuận trong khi Đài Bắc duy trì chính sách “Ba bác bỏ”: bác bỏ độc lập, bác bỏ tái thống nhất và bác bỏ sử dụng vũ lực.  Đài Bắc tỏ ý hoan nghênh các đề nghị của Trung Quốc được Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu ra trước đó, theo đó Bắc Kinh rút bớt một số tên lửa nhằm vào Đài Loan, và nhắc lại rằng “Thỏa thuận năm 1992” là cơ sở cho mối quan hệ không còn sóng gió. Song không phải vì thế mà ông không nhấn mạnh đến hai điều cần thiết là duy trì một hệ thống phòng thủ hữu hiệu và mua của Mỹ trang thiết bị quân sự phòng thủ mà Đài Loan không có khả năng chế tạo.
Ông Charles Raymond Burghard, Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan cơ quan đóng vai trò đại sứ quán không chính thức, cuối năm 2010 đã lên tiêng trấn an các đối tác Đài Loan. Ông nhắc lại rằng Oasinhtơn nghiêm túc nghiên cứu việc bán máy bay F-16 cho Đài Bắc mặc dù Trung Quốc gây sức ép rất mạnh. Cùng thời gian đó, người phát ngôn lực lượng không quân Đài Loan thông báo Chính quyền Đài Bắc đã có kế hoạch tài chính để nâng cấp số máy bay F-16 A/B mua trong những năm 1990. Nhưng ở Đài Loan nhiêu người sợ rằng hình bóng của Trung Quốc và ý muốn của Nhà Trắng hạn chế bất đồng với Bắc Kinh là trở ngại lớn đối với việc thay thế số F-16 già cỗi.
Đảng Dân tiến (DPP) của ứng cử viên tổng thống Thái Anh Văn tỏ ra mềm dẻo hơn trong lập trường của mình. Bà Thái Anh Văn thông báo nếu trở lại nắm quyền, đảng của bà sẽ tiếp tục chính sách đối với Trung Quốc của Quốc dân đảng và nói thêm rằng mọi sửa đổi các hiệp định phải được Quốc hội thông qua. Bà cũng khẳng định DPP sẽ không tổ chức trưng Cầu, dân ý để thúc đẩy việc xem xét lại các hiệp định đã được ký với Bắc Kinh mà trái lại, sẽ ưu tiên ổn định mối quan hệ giữa hai bờ eo biển. Trong thời gian gần đây, nhiều lần bà khẳng định DPP sẵn sàng phát triển quan hệ với Trung Quốc mà không đặt điều kiện tiên quyết, dù biết việc đó có nguy cơ không làm hài lòng những người ủng hộ mình trong phái vẫn đòi độc lập cho hòn đảo. Điều chỉnh chính trị đánh dấu bước phát triển rõ nét trong chiến lược của DPP so với chiến lược của thời kỳ Trần Thủy Biển và xuất phát từ nhận thức của ban tham mưu đảng này cho rằng một chính sách cực đoan chống Trung Quốc sẽ không bao giờ nhận được sự đồng tình của đa số cử tri Đài Loan.
Trung Quốc và Đài Loan hồi cuối năm 2010 đã tổ chức diễn tập cứu nạn chung trên biển với sự tham gia của lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu tuần tra của Hải quân hai bên. Việc diễn tập cứu nạn diễn ra tại một vùng tàu bè và trao đổi hàng hóa không chính thức giữa Trung Quốc và Đài Loan qua lại rất nhộn nhịp, cho thấy tình hình lắng dịu ở vùng eo biển. Nhưng như vậy không có nghĩa là nghi ngại chính trị đã hoàn toàn bị loại bỏ. Đài Loan quả thực đáp lại một cách rất thận trọng những lời nhắc nhở kín đáo của Bắc Kinh tiến hành thương lượng chính trị. Lời đề nghị đó nhằm mục đích giảm số tên lửa nhằm vào hòn đảo và tiến hành trao đổi giữa hai quân đội.
Cũng cuối năm 2010, ông Dương Nghị, người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan ở Bắc Kinh, lại kín đáo nhắc Đài Bắc tiến hành trao đổi giữa hai quân đội. Thủ tướng Đài Loan, Ngô Đôn Nghĩa, đáp lại rằng chưa đến lúc để tiến hành kiểu tiếp xúc đó và các cuộc trao đổi vẫn sẽ chỉ tập trung vào vấn đề kinh,tế. Thái độ lưỡng lự của Đài Loan về các vấn đề luôn nhạy cảm về phương diện chính trị ở hòn đảo rõ ràng cho thấy những mơ hồ trong việc xích lại gần nhau giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Chính gii giữa ngã ba đưng
về phương diện chính trị, trong hai năm trở lại đây, có hai sự kiện lớn đánh dấu đời sống chính trị ở Đài Loan: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế được ký với Trung Quốc năm 2010 và cuộc bầu cử chính quyền nhân dân cấp tỉnh vào đầu tháng 12/2011. Theo đánh giá của chuyên gia phân tích Jean-Paul Yacine, kết quả bầu cử cho thấy cử tri của hòn đảo này tỏ ra rất thận trọng.
Đúng là Quốc dân đảng vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với 3 (Đài Bắc, Đài Trung và Tân Bắc) trong số 5 thành phố lớn, song thắng lợi sít sao của đảng này ở Đài Trung là một hồi chuông báo động đối với Tổng thống Mã Anh Cửu. Hơn nữa vì Đảng Dân tiến (DPP) đã thành công trong việc giành được 25 ghế và thêm 400.000 phiếu để đạt được tỷ lệ chung là 79,87% sơ phiếu so với 44,54% của Quốc dân đảng.
Sau khi thành công trong việc tận dụng tình hình hòa dịu trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển và tái khởi động nền kinh tế, Chính quyền Đài Loan giờ đây phải trấn an cử tri về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền của hòn đảo, đồng thời vẫn phải để tâm đến việc đa số người dân Đài Loan muốn giữ nguyên trạng. Tình hình căng thẳng đó nảy sinh do Đài Loan muốn duy trì bản sắc của mình và lo sợ chuyển dịch dần đến chỗ lệ thuộc về kinh tế trên thực tế (hơn 40% hàng xuất khẩu của Đài Loan hiện nay được bán sang Trang Quốc và Hồng Công), từ đó dẫn đến quá trình tái thống nhất dần dần.
Còn đối với DPP, đảng dường như đã giành lại được niềm tin của cử tri, việc đảng này chỉ thành công trong việc duy trì được vị thế ở 2/3 thành phố (Đài Nam và Cao Hùng) cho thấy rõ đảng này chưa có đủ khả năng tác động một cách có ý nghĩa đến chính sách đối với Trung Quốc của Tổng thống Mã Anh Cửu.
Tuy nhiên, bản sắc chính trị của Đài Loan đối với Trung Quốc rõ ràng lại là một trong những mối quan ngại lớn và bắt buộc đối với Tổng thống Mã Anh Cửu năm nay ra tranh cử. Chính vì vậy, ông có khuynh hướng làm chậm lại tiến trình xích lại gần với Đại Lục vì muốn tập trung vào việc xoa dịu số cử tri của phe đối lập. Đây là xu hướng thường thấy ở các vị tổng thống từ khi cơ chế phổ thông đầu phiếu được áp dụng ở Đài Loan. Quá trình trì hoãn đã diễn ra trong một thời gian dài. Đáp lại những đề nghị thúc ép của Bắc Kinh, Tổng thống Mã Anh Cửu nhấn mạnh rằng nhịp độ thực hiện các hiệp định song phương như thế là đủ và sẽ không được đẩy mạnh thêm.
Quốc dân đảng xây dựng chính sách xích lại gần Trung Quốc của mình trên cơ sở “Thỏa thuận năm 1992″. Tuy nhiên, cuối năm 2010, cựu Tổng thống Lý Đăng Huy (1988-2000), một trong những nhân vật phê phán Tổng thống Mã Anh Cửu quyết liệt nhất và cũng là biểu tượng của việc bảo vệ độc lập của Đài Loan, phủ nhận sự tồn tại của Thỏa thuận đó. Ông nói: “Cái gọi là Thỏa thuận năm 1992 gợi lại khái niệm một nước Trung Quốc, điều sẽ khiến người dân Đài Loan lo ngại. Đài Loan là một nền dân chủ và một nước có chủ quyền. Khái niệm một nước Trung Quốc chỉ có thể được nói đến với nước Trung Quốc cộng sản.”
“Thỏa thuận năm 1992″ nói đến một thỏa thuận ngầm giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc liên quan đến sự tồn tại của “một nước Trung Quốc”, song bản chất chính trị của nước Trung Quốc đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc hiểu khác nhau ở bên này hay bên kia của eo biển Đài Loan. Sau 8 năm căng thẳng dưới thời Tổng thống Trần Thủy Biển theo khuynh hướng ly khai cực đoan, việc Tổng thống Mã Anh Cửu năm 2008 nói đến Thỏa thuận này đã góp phần đáng kể trấn an Bắc Kinh, vốn sợ Đài Loan tách khỏi Trung Quốc.
Nhưng nhiều chính khách Đài Loan cũng khẳng định một thỏa thuận như vậy chưa bao giờ tồn tại. Chẳng hạn như ông Su Chi, nghị sĩ Quốc dân đảng, từng là người đứng đầu Văn phòng các vấn đề Trung Quốc, năm 2006 đã thừa nhận chính ông năm 2000 là người đưa ra khái niệm này nhằm giảm căng thẳng ở vùng eo biển. Bản thân ông Ko Chen Fu, người đứng đầu Văn phòng các vấn đề Đài Loan trong thời kỳ 1992 cũng luôn phủ nhận việc hai bên đã đạt được thỏa thuận trên. Hiện nay, dù thực hay hư, “Thỏa thuận năm 1992″ là lập luận chính trị duy nhất có khả năng duy trì bầu không khí hòa dịu ở eo biển Đài Loan, trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc, do được một bộ phận lớn trong cộng đồng quốc tế ủng hộ, sẽ không chấp nhận bất kỳ một khuôn khổ khác nào cho mối quan hệ giữa hai bờ eo biển. Trong bối cảnh đó, trào lưu ôn hòa nhất ở Trung Quốc cũng sẵn sàng chấp nhận một cách hiểu rất rộng về thỏa thuận và quyền tự trị của Đài Loan.
Cuối năm 2010, sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành, chủ tịch ủy ban các vấn đề Đại lục, Lại Hạnh Viên nhắc đến tính chất vô bổ của luật chống li khai theo đó Trung Quốc sẽ đáp lại bàng quân sự đối với mọi tuyên bố độc lập. Trên đà đó, bà nhắc lại những tính chất riêng biệt của hòn đảo về mặt chính trị là dân chủ, chủ quyền, an ninh, quyền tự do lựa chọn chính trị, có quyền được tham gia một cách đáng kể vào các thể chế quốc tế. Những đặc tính đó được người dân Đài Loan mong muốn bảo vệ trong tiến trình xích lại gần với Đại Lục.
Cũng trong thời gian đó, ông Su Chi, cựu Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Đài Loan, hối thúc DPP thương lượng với Quốc dân đảng về chính sách chung đối với Trung Quốc, trước khi tiến hành thương lượng với Bắc Kinh về các vấn đề chủ quyền liên quan đến hiệp định khung (không gian hoạt động quốc tế, biện pháp quân sự để tạo lòng tin, hiệp định hòa bình).
Trong một lần phát biểu cuối năm 2010, Tổng thống Mã Anh Cửu chủ tâm nói về cuộc bầu tử tổng thống lần này. Ông nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị, một chủ đề vừa khiến Bắc Kinh tức giận vừa có khả năng trở thành vật cản đối với sự xích lại gần nhau về chính trị mà Đảng cộng sản Trung Quốc rất muốn có. Ông nói: “Trong thế kỷ 21, Trung Hoa Dân quốc sẽ là một hình mẫu dân chủ đối với thế giới Trung Hoa. Đó sẽ là một dân tộc độc lập và có chủ quyền. Không những dân tộc đó bảo vệ an ninh và nhân cách của Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ mà còn đưa ra bằng chứng cho thấy các dân tộc Trung Quốc có thể đi theo một con đường tự do và dân chủ mới.”
Tương lai chính trị của các chính khách Đài Loan như vậy bị bó hẹp bởi mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, người bảo trợ và cũng là bức tường thành bảo vệ cuối cùng của hòn đảo.
Cuối năm 2008, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo sẽ chế tạo hàng loạt tên lửa hành trình Chichun và Chuifeng, còn không quân Đài Loan sẽ đưa vào sử dụng một chục chiếc máy bay có khả năng chống tàu ngầm P3- C Orien. Cùng thời gian đó, Oasinhtơn khẳng định quyết tâm bán cho Đài Bắc trang thiết bị quốc phòng cần thiết và hỗ trợ hòn đảo tìm kiếm quyền tự trị lớn hơn về phương diện quốc tế. Tuy nhiên, vì biết vụ việc này có khả năng gây căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh nên Oasinhtơn không đáp ứng đề nghị mua máy bay tiêm kích F-16 mới mà chỉ chấp nhận nâng cấp số máy bay F-16 đã bán cho Đài Loan từ cuối những năm 1980.
Một cuộc thăm dò dư luận do Global View Research Center thực hiện cuối năm 2010 cho thấy 62,5% số người được hỏi ý kiến không tin Trung Quốc sẽ dỡ bỏ số tên lửa nhằm vào Đài Loan trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở hòn đảo này, 45,3% cho rằng Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quan trọng đối với Đài Loan hơn là vấn đề tên lửa. Người dân Đài Loan phê phán Trung Quốc ở những điểm như làm giảm khả năng xoay xở của hòn đảo về phương diện quốc tế (77,2% số người được hỏi ý kiến), không có dân chủ và quyền tự do ngôn luận (68,4%), đe dọa bằng tên Lửa (67,6%), áp dụng luật chống ky khai (53,7%), đề nghị Đài Loan áp dụng cơ chế “Một nước hai chế độ” (47,4%).
DPP đã tiến hành soạn thảo một chính sách đối với Trung Quốc thực dụng hơn, mà bỏ qua thương lượng với Quốc dân đảng về chủ đề cốt tử liên quan đến các vấn đề chủ quyền gắn với việc thực hiện hiệp định khung. Còn Quốc dân đảng định ra giới hạn và điều kiện đối với chính sách Trung Quốc của mình. Đó là không tuyên bố độc lập, không tái thống nhất, duy trì bản sắc chính trị và chủ quyền của Đài Loan. Đảng này cũng hoạch định một chiến lược để trấn an cử tri của mình vốn bị giằng xé giữa một bên là đáp ứng về kinh tế cho việc xích lại gần nhau và bên kia là nỗi lo ngại về tiến trình tái thống nhất dần dần, trong khi chính tiến trình này lại có ưu thế không thể phủ nhận được: đó là làm yên lòng cả Bắc Kinh lẫn Oasinhtơn.
Tương lai nào cho các bên
Bà Thái Anh Văn, 55 tuổi, Chủ tịch Đảng Dân tiến (DPP) theo khuynh hướng ly khai, cựu Phó Thủ tướng dưới thời Tổng thống Trần Thủy Biển, được đảng này chọn làm ứng cử viên đối thủ của Tổng thống Mã Anh Cửu trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.
Trong bài phân tích trên tạp chí “Tin Trung Hoa”, chuyên gia Franeois Danjou phác thảo ý đồ, vị thế, mối quan hệ tương tác và đan xen giữa các tác nhân có liên quan đến tương lai của hòn đảo này.
Ứng cử viên Thái Anh Văn tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Đài Loan, Trường kinh tế Luân ĐôN và trường Đại học Cornel le ở Mỹ, cùng trường với cựu Tổng thống Lý Đăng HuY. Dưới sự chỉ đạo của ông, bà là một trong những người soạn thảo chính học thuyết quan hệ giữa Nhà nước – Nhà nước với Trung Quốc, một thứ khiến Bắc Kinh nổi trận lôi đình vào năm 1996. Bà Thái Anh Văn đã rút ra được bài học từ thời ông Trần Thủy Biển và thất bạỉ nghiêm trọng của DPP trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Bà nhận thấy người Đài Loan một mặt muốn giữ nguyên trạng cũng như đặc tính dân chủ giúp họ khác với Trung Quốc, mặt khác cũng không muốn gây căng thẳng với Bắc Kinh, nên đã giảm đáng kể mức độ quyết liệt đòi độc lập trong chiến lược trở lại quyền lực của mình.
Vài tháng sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền, bà Thái Anh Văn khẳng định: “Đảng (DPP-TTXVN) sẽ không đặt lại vấn đề đối với hệ thống quốc tế. Trong tình hình hiện nay, không thể và cũng là vô trách nhiệm nếu DPP hành xử như trong 8 năm trước để sửa đổi nguyên trạng và phát triển một nước Cộng hòa Đài Loan độc lập.’’ Không thể nói gì hơn thế.
Ớ trong nước, chiến thuật được sử dụng cũng nhuốm màu thực dụng buộc DPP, sau khi thu được thành công ban đầu, phải chấm dứt phê phán Hiệp định Khung về hợp tác Kinh tế với Trung Quốc. Trước đây bà Thái đã từng đặt lại vấn đề đối với hiệp định này do tính không binh đẳng và hậu quả tiêu cực của nó đối với những người sản xuất nông nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phong trào đòi độc lập đang suy tính một cách tiếp cận ít trực tiếp nhưng hiệu quả hơn về phương diện chính trị. Bà chủ tịch DPP quyết định thành lập một trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ soạn thảo chính sách mới của đảng đối với Trung Quốc, đồng thời nói đến khả năng tiếp xúc trực tiếp với Đảng cộng sản Trung Quốc để thiết lập mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh. Sáng kiến này giúp bà tạo được sự khác biệt rõ ràng đối với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển, người trong thời kỳ 2000-2008 đã đặt Đài Loan vào tình thế đối đầu thường xuyên với Bắc Kinh.
Việc lựa chọn biện pháp này mang lại kết quả vì DPP hiện nay đã đạt ngang bằng trở lại với Quốc dân đảng về tỷ lệ dự kiến bỏ phiếu của người Đài Loan. Một cuộc thăm dò dư luận do tờ “United Daily News” thực hiện ngày 24/4/2011 cho thấy bà Thái sẽ giành chiến thắng với 36% số phiếu so với 35% của Tổng thống đươmg nhiệm Mã Anh Cửu, trong khi tỷ lệ người không đi bỏ phiếu là 26%. Trong quá trình chọn ứng cử viên tổng thống, trong đó có việc hỏi ý kiến 20.000 người qua điện thoại, bà Thái Anh Văn thậm chí còn vượt xa đối thủ với tỷ lệ phiếu nhận được dự kiến là 43,5% so vói 35% của đối thủ.
Mối lo ngại của Bắc Kinh
Nói rằng Bắc Kinh luôn theo dõi các cuộc bầu cử ở Đài Loan vởi tâm trạng bồn chồn là chưa đủ. Trước hết vì các cuộc bầu cử đó cho thấy hoạt động của một hệ thống chính trị mà Đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn bác bỏ, hơn nữa lại ở một vùng lãnh thổ được coi là một tỉnh của Trung Quốc. Thứ hai là khả năng phái đòi độc lập trở lại quyền lực là bóng ma luôn ám ảnh Bắc Kinh bởi Đài Loan như vậy có thể trở nên cực đoan hơn về chính trị đối với Trung Quốc. Thứ ba vì tranh luận chính trị giữa các ứng cử viên chắc chắn sẽ đụng chạm đến những điều cấm kỵ và những điều không được nói ra phục vụ chính sách một nước Trung Quốc, được coi là cái vốn mơ hồ của cả Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn Quốc dân đảng.
Lần bỏ phiếu này cũng không phải là ngoại lệ. Quả thực là bà Thái Anh Văn chấp nhận một chiến lược nhẹ nhàng hơn. Bà trì hoãn vô thời hạn việc đáp lại những lời kêu gọi đòi độc lập, song không nhân nhượng bất kỳ cái gì về cơ bản liên quan đến quy chế của hòn đảo, mối quan hệ với Trung Quốc và hiệu quả của công tác quốc phòng. Đã xuất hiện những dấu hiệu báo trước căng thẳng thử thách những tiến bộ đã đạt được giữa hai bờ eo biển từ khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền vào năm 2008.
ít lâu sau khi được chỉ định, ứng cử viên tổng thống có khuynh hướng ly khai Thái Anh Văn nhận được sự ủng hộ công khai của ông Lý Đăng Huy, 88 tuổi, Tổng thống đầu tiên được bầu ở Đài Loan theo phương thức phổ thông đầu phiếu, cựu chủ tịch Quốc dân đảng và bị khai trừ khỏi đáng năm 2000 vì đã thành lập Liên hiệp đoàn kết Đài Loan có khuynh hướng đòi độc lập. Ông nói rằng “đã đến lúc nhân dân Đài Loan đứng lên bảo vệ chủ quyền và nhân cách của mình. Để làm điều đó, chỉ có cách là bỏ phiếu cho bà Thái”.
Trong khi Bắc Kinh thực hiện một vài cách tiếp cận thận trọng để hòa dịu trong mối quan hệ xuất phát từ Hiệp định Khung mở đường cho đối thoại chính trị, DPP tiếp tục bác bỏ “Thỏa thuận năm 1992″ về việc cả hai bờ eo biển công nhận “một nước Trung Hoa”. Theo Đảng cộng sản Trung Quốc, sự công nhận đó không những là cơ sở mà còn là điều kiện để tiến hành đối thoại chính trị giữa hai bờ eo biển.
Đáp lại những tuyên bố của bà Thái, theo đó đảng của bà sẽ không từ bỏ kế hoạch đòi độc lập cho hòn đảo, ông Trần Vân Lâm – Chủ tịch Hiệp hội quan hệ hai bờ eo biển – dọa sẽ xem xét lại toàn bộ các thỏa thuận ký từ 3 năm trước nếu một chính phủ theo khuynh hướng đòi độc lập và bác bỏ “Thỏa thuận năm 1992″ lên nắm quyền ở Đài Loan.
Ngoài tình hình căng thăng đó, Bắc Kinh còn tỏ vẻ khó chịu trước việc Chính quyền Đài Loan liên tiếp đề nghị rút toàn bộ số tên lửa nhằm vào hòn đảo và Mỹ bán cho Đài Loan máy bay F-16 mới và tàu ngầm hiện đại trong khuôn khổ cải cách tổng thể hệ thống quốc phòng nhằm thay quân bằng trang thiết bị hiện đại – giảm ngân sách, chuyên nghiệp hóa và giảm hơn 50.000 quân.
Viễn cảnh nào cho các ứng cử viên?
Trong khi hãy còn sớm để dự đoán kết quả bầu cử, song đã có thể điểm qua một cách ngắn gọn những thế mạnh và điểm yếu của hai ứng cử viên.
Tổng thống Mã Anh Cửu có thể tự hào là ngưởi khởi xướng tiến trình làm hòa dịu mối quan hệ một cách ngoạn mục giữa hai bờ eo biển từ năm 1949 – với 15 hiệp định được ký với Trung Quốc, trong đó có Hiệp định khung về hợp tác kinh tế có hiệu lực vào năm 2010. Người Đài Loan nhạy cảm với thực tế đó cũng như đối với việc phát triển buôn bán với 1 Trung Quốc và phục hồi kinh tế sau khủng hoảng (10,8% tăng trưởng vào năm 2010). Theo Viện hàn lâm Sinica, sau mức tăng trưởng âm vào năm năm 2009, nền kinh tế Đài Loan đã có bước nhảy vọt, tăng 13,21% trong 6 tháng đầu năm 2010. Theo Ngân hàng phát triển châu Á, tăng trưởng trung bình của Đài Loan năm 2011 có thể ổn định ở mức 4-5%.
Nhưng ý kiến trong các cuộc thăm dò dư luận về Tổng thống Mã Anh Cửu lại tỏ ra lưỡng lự, chủ yếu là vì không phải ai cũng được hưởng thành quả của bước nhảy vọt trong khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, nạn thấtt nghiệp trong giới trẻ trở nên đáng lo ngại, còn hệ quả tích cực của Hiệp định Khung sẽ chỉ có thể thấy được trong nhiều năm nữa.
Đặc biệt, lôgích xích lại gần Bắc Kinh do Tổng thống Mã Anh Cửu khởi xướng có thể sắp đặt đến ngưỡng khi Trung Quốc – với sức mạnh quân Sự không ngừng gia tăng – gây áp lực để thúc đẩy nhanh đối thoại chính trị và quân sự mà người Đài Loan, vốn gắn bó với nguyên trạng và độc lập trên thực tế, nhìn nhận với thái độ ngờ vực rõ ràng nhất.
Còn bà Thái Anh Văn chủ trương quan hệ với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng và quan hệ thương mại ít đơn chiều hơn, được cân bằng thông qua các hiệp định ký với các đối tác khác. Nhưng Bắc Kinh nhìn nhận các hiệp định này với con mắt ngờ vực vì đó có thể là nguồn gốc gây ra xung đột trong tương lai, kể cả giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng. Với chủ trương trên, bà Thái Anh Văn có thể thu nạp được những người lo sợ tái thống nhất dần dần sẽ dễ dàng hơn do mức độ đan xen quá sâu rộng về buôn bán với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Thái gặp khó khăn trong việc thực hiện kết nối giữa những người theo khuynh hướng đòi độc lập ôn hòa và những người theo xu hướng cực đoan ủng hộ bà. Cuối cùng, cho dù triển vọng còn xa, song thái độ cứng rắn có nguyên tắc trong lập trường ủng hộ độc lập của bà đương nhiên sẽ chứa đựng mầm mống căng thẳng với Bắc Kinh và thậm chí với cả Oasinhtơn. Đó là một tình huống mà người Đài Loan không muốn có.
Cuộc chơi của Oasinhtơn và Bắc Kinh
Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh và Oasinhtơn do cũng sợ đi đến chỗ cực đoan nên vẫn sẽ tiếp tục đi trên con đường chật hẹp và đầy cạm bẫy. Cho dù có nghi ngờ mức độ thành thật của Tồng thống Mã Anh Cửu, song Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn muốn ông tái đắc cử vì đó là điêu ít tồi tệ nhất. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Trung Quốc không thể ủng hộ ông một cách quá lộ liễu vì lúc đó đa số cử tri Đài Loan sẽ phê phán ông ngay lập tức, hơn nữa một bộ phận trong số họ vốn đã nghi ngờ ông Mã Anh Cửu bán rẻ Đài Loan cho Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Đài Loan cuối năm 2010 công bố kết quả một cuộc thăm dò dư luận cho thấy 76,5% số người được hỏi ý kiến tuvên bố sẵn sàng bảo vệ hòn đảo trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, tăng 2 điểm so với năm 2009.
về trung hạn, do nhận thấy người Đài Loan rất nghi ngại khi khởi động đối thoại chính trị, nên Chính phủ Trung Quốc sẽ phải tiếp tục chính sách gián tiếp chinh phục bằng kinh tế và thương mại và lần lượt bóp chết từ trong trứng mọi ý đồ đòi độc lập, bằng lời lẽ phát ngôn cứng rắn hơn cộng với đe dọa về quân sự. Chính sách đó tuy nhiên không loại trừ việc tiếp cận kín đáo các phái ôn hòa nhất trong DPP.
về dài hạn, ý định của Trung Quốc vẫn không thay đổi: tạo điều kiện để tái thống nhất bằng biện pháp hòa bình. Chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn với liều lượng đủ độ vì đó là giải pháp duy nhất có thể thay cho tình trạng làm trầm trọng đến cực điểm căng thẳng trong vùng eo biển vốn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm tàng. Đối với Oasinhtơn, trong khi một số trào lưu bắt đầu nghi ngờ độ bền vững của những cam kết quốc phòng đối với Đài Loan, Chính phủ Mỹ sẽ phải lách giữa một bên là ý muốn hạn chế căng thẳng với Trung Quốc và bên kia là đòi hỏi về chính trị phải hỗ trợ hết mình cho nền dân chủ trẻ tuổi đang bị đe dọa trực tiếp về quân sự của Đảng cộng sản Trung Quốc vốn quyết tâm thực hiện tái thống nhất bằng mọi giá.
Giữa tình trạng tiến thoái lưỡng nan đó là chính sách bán vũ khí cho Đài Loan ngày càng bị Bắc Kinh phản đối. Nhiều lần Bắc Kinh đã biến việc ngừng cung cấp vũ khí làm điều kiện để tiếp tục đối thoại quân sự với Mỹ. Đây là vấn đề mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, muốn ưu tiên.
Nhưng trong khi nhiều bản báo cáo cảnh báo sự cân bằng lực lượng ở eo biển Đài Loan suy giảm có lợi cho Trung Quốc và phi đội máy bay tiêm kích F-16 già cỗi, Chính quyền Mã Anh Cửu liên tục đề nghị Mỹ bán máy bay F-16 C/D hay ít nhất cũng nâng cấp toàn bộ số máy bay F-16 cũ (trị giá 4,5 tỷ USD) nhưng từ nhiều năm nay vẫn không được đáp ứng vì Chính phủ Mỹ hiện nay trì hoãn do sợ đứt quan hệ quân sự với Trung Quốc.
Nhiều lần, Tổng thống Mã Anh Cửu cho rằng tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan là một trong hai yếu tố tối cần thiết cho chính sách mở cửa đối với Bắc Kinh. Ngày 17/2/2011, một lần nữa ông giải thích nguyên tắc này với tờ “Bưu điện Oasinhtơn”. Ông nói: “Điều quan trọng là chúng tôi có thể thương lượng việc xích lại gần với Đại Lục mà không phải lo sợ. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi mua của nước ngoài vũ khí phòng thủ cần thiết để tồn tại, những vũ khí mà chúng tôi không thể sản xuất trong nước được, số vũ khí đó góp phần vào hòa bình và ổn định ở vùng eo biển. Mỹ chưa bao giờ nói với chúng tôi về khả năng chấm dứt bán vũ khí hay hợp tác quân sự với chúng tôi.”
Giữa ngã ba đường
Đài Loan có thể đã đến một giai đoạn cốt tử đối với vận mệnh của mình. Trong khi ở trong nước, người dân vì muốn bảo vệ bản sắc riêng và tự do chính trị của mình mà cũng muốn phát triển quan hệ với Bắc Kinh theo phương thức ít căng thẳng hơn. Quá trình phát triển chiến lược được đánh dấu bằng sự lớn mạnh của Trung Quốc, trong khi lợi ích của Mỹ và Trung Quốc ngày càng đan xen nhau sẽ làm suy yếu cân bằng chính trị và quân sự trước đây.
Trong bối cảnh ảo tưởng chiến lược về nguyên trạng ngày càng khó giữ và mọi tác nhân không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tính tới biến số Trung Quốc, hai đảng chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống mỗi đảng đại diện cho một khả năng sắp tới, nhưng đến giờ vẫn không phù hợp với nhau.
Sự lựa chọn đầu tiên là sự lựa chọn từ lịch sử chính thức, của các đảng đang nắm quyền ở hai bờ eo biển, sinh ra trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc y và tập hợp xung quanh ý tưởng một nước Trung Hoa trông cậy vào sự gần gũi về địa lý, lịch sử và văn hóa, nhưng với tư tưởng chính trị hoàn toàn khác biệt.
Nếu như thực tế là sự xích lại gần nhau về kinh tế dẫn đến tiến trình hòa dịu ngoạn mục, song sự khác biệt về hệ thống điều hành và độc lập trên thực tế của Đài Loan là những yếu tố gây căng thẳng về trung hạn, đến mức Đảng cộng sản Trung Quốc có thể muốn thúc đẩy tiến trình tái thống nhất và tiến hành thương lượng chính trị mà Đài Loan coi là một ngoáo ộp.
Sự lựa chọn thứ hai, nảy sinh từ thời kỳ cuối những năm 1980, không phải là kém hợp pháp hơn theo cách nhìn nhận của một bộ phận lớn người Đài Loan. Sự lựa chọn đó nằm trong bối cảnh lịch sử của một hòn đảo trước đây vừa thuộc về Trung Quốc vừa tách khỏi Trung Quốc, trong nửa thế kỷ bị bỏ mặc trong tay Nhật Bản đến mức mang nặng dấu ấn hành chính của nước này. Nhưng hòn đảo đó không để lại cho người Đài Loan những kỷ niệm tàn bạo như quân đội Nhật Hoàng đã để lại ở Trung Quốc.
Sự lựa chọn đó cho thấy sự thức tỉnh về chính trị của một dân tộc sau năm 1945 đã nổi dậy chống lại tình trạng lạm quyền, nạn tham nhũng và nạn cướp phá của Quốc dân đảng thay thế quân đội Nhật Hoàng. Năm 1947, Tưởng Giới Thạch đàn áp khốc liệt phong trào nổi dậy làm ít nhất 20.000 người chết. Giới tinh hoa trong Đảng Dân tiến là những người thừa kế của quân nổi dậy và trí thức, những người từ năm 1947 đã đứng lên chống lại sự thao túng của Trung Quốc đối với bộ máy chính trị của Đài Loan, chỉ dành cho người Đài Loan bản địa một phần quyền lực không đáng là bao.
Theo quan điểm của họ, không những sự gần gũi về địa lý, lịch sử và văn Hóa không tạo ra bất kỳ tính hợp pháp nào cho các kế hoạch tái thống nhất của Quốc dân đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc, mà người Đài Loan còn phải được phép lựa chọn một cách dân chủ hình thái chính phủ và tương lai của mình. Nhưng quan điểm đó hoàn toàn đối lập với tư tưởng tái thống nhất, vốn là kế hoạch chính trị nhạy cảm nhất của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Cân bằng lực lượng bị phá vỡ
Theo chuyên gia Jean-Paul Yacine, quân đội Đài Loan bước vào năm 2011 với một thời kỳ căng thẳng và thay đổi không mấy dễ chịu trong khi báo động gia tăng liên quan đến việc cân bằng lực lượng xấu đi ở vùng eo biển Đài Loan có lợi cho Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích nói nhiều đến việc Trung Quốc giới thiệu J-20, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của nước này tại Thành Đô và phải mất ba tuần sau đó chuyến bay thử nghiệm đầu tiên mới được thực hiện. Một số thông tin gây lo ngại khác cũng nói về những tiến bộ về tàng hình của máy bay chiến đấu Trung Quốc được sao chép từ mảnh vỡ chiếc F-117 của Mỹ bị tên lửa Xécbia bắn hạ trên bầu trời Nam Tư cũ vào năm 1999. Ở Mỹ, loại máy bay F-117 được đưa vào thường trực chiến đấu từ năm 1983 và loại F-22 Raptor từ năm 2005.
Các mối lo ngại trên xuất hiện sau một loạt các đánh giá bi quan về cán cân lực lượng ở vùng eo biển Đài Loan. Đó là nguyên nhân dẫn đến một loạt những đề nghị được Đài Bắc liên tiếp đưa ra được mua trang thiết bị quân sự hiện đại của Mỹ (máy bay chiến đấu F-16, tên lửa đất đối không, máy bay trực thăng chiến đấu, tàu ngầm), trong bối cảnh nhiều chuyên gia cho rằng mất cân bằng lực lượng có khả năng gây phương hại tới nguyên trạng chính trị giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.
Bầu không khí trở nên nặng nề hơn khi một số giới ở Mỹ nghi ngờ tính bền vững của Đạo luật quan hệ Đài Loan và khả năng can dự của Mỹ vào vùng eo biển. Chính vì vậy, quân đội Đài Loan mới đây đã hai lần trở thành tâm điểm chú ý khi được báo chí trên đảo nhắc đến trong các chủ đề liên quan đến an ninh.
Ngày 30/1/2011, tờ “China Post” đăng một bài báo phê phán rất mạnh những khiếm khuyết của lực lượng không quân vì chỉ thành công được một nửa trong vụ tập trận bắn đạn thật chống máy bay không người lái ngày 18/1/2011, trước sự chứng kiến của Tổng thống Mã Anh Cửu. Theo bài báo đó, 19 quả tên lửa đất đối không đã được phóng lên, nhưng chỉ có 6 quả bắn trúng mục tiêu. Tất cả các loại tên lửa, từ loại MICA mua của Pháp đến loại Thiên Kiếm II được sản xuất ở Đài Loan hay loại Sparrow của Mỹ, đều bắn trượt mục tiêu và rơi xuống biển chỉ 6 giây sau khi được phóng lên.
Tác giả bài báo trên thậm chí còn nhân cơ hội đó đặt lại vấn đề đối với độ tin cậy nói chung của quân đội khi viết: “Nói thăng ra, không thể giấu được ai việc quân đội Đài Loan còn lâu mới có trình độ.” Đối mặt với khoảng l600 quả tên lửa được Trung Quốc triển khai ở vùng eo biển, đúng là khả năng phòng thủ đất đối không và chống tên lửa trở thành một trong những yếu tố chủ chốt trong hệ thống phòng thủ của Đài Loan, vốn là một trong những vấn đề phức tạp nhất về phương diện kỹ thuật.
Thêm vào đó là tình huống trầm trọng thêm được nói đến trong nhiều bài báo khác với giọng điệu mỉa mai. Cuộc diễn tập không thành công diễn ra vào thời điểm Tư lệnh không quân Lôi Ngọc Kỳ vừa bị Tổng thống Mã Anh Cửu cách chức vì sử dụng lính nghĩa vụ để phục vụ đám cưới con trai mình.
Cuối cùng, tờ báo trên kêu gọi kiểm tra lại chi tiết toàn bộ và công khai công tác huấn luyện và trang thiết bị, với lý do phần lớn số tên lửa đang trực chiến đều có từ cuối những năm 1990 nên cần phải nghĩ đến chuyện thay thế. Điều đó dẫn đến những áp lực mà Đài Loan tạo ra để Mỹ không ngừng việc cung cấp vũ khí cho mình.
Giai đoạn cuối tháng 1/2011 cũng được chú ý với một loạt bài báo liên quan đến việc tướng Lo Hsien-Che bị bắt ở Đài Loan vì cung cấp bí mật quân sự cho Trung Quốc từ năm 2004. Lúc đó với tư cách là tùy viên quân sự ở Thái Lan, tướng Lo, nhân vật có chức vụ cao nhất từ trước đến nay liên đới đến một vụ gián điệp ở Đài Loan, rơi vào bẫy của một phụ nữ Trung Quốc mang hộ chiếu Ôxtrâylia và thường đi lại làm ăn giữa Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ .
Sau khi trở lại Đài Loan vào năm 2005, tướng Lo được phân về làm việc tại Văn phòng các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng, rồi được bổ nhiệm làm người đứng đầu Lực lượng thông tin của quân đội. Ông vẫn tiếp tục đi lại với người phụ nữ đó và dường như đã nhận một triệu USD trả cho những thông tin tình báo mà ông đã chuyển cho Trung Quốc.
Tin tức tình báo đó liên quan đến một dự án bán trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ, bản thiết kế của một loạt các trạm truyền tin cũng như của mạng cáp quang ngầm thuộc hệ thống chỉ huy của quân đội được mua của hãng Lockheed Martin với giá 1,5 tỷ USD và nối với Trung tâm chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.
Cho đến nay, vụ này tuy không gây tổn hại tới mối quan hệ giữa Đài Bắc và Oasinhtơn, nhưng gây ra một số mối lo ngại ở Mỹ về bảo đảm an ninh đối với các thông tin nhạy cảm cũng như hệ quả tiêu cực trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Tại Đài Loan, vụ gián điệp này đã gây ra một làn sóng phản kháng trong giới nghị sĩ đối lập. Nhiều nghị sĩ trong số này đòi cách chức Bộ trưởng Quốc phòng vào thời điểm Tổng thống Mã Anh Cửu bị dư luận và Đảng Dân tiến (DPP) thúc ép phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc về các vấn đề quân sự. Theo ông Ting Yu-chou, cựu Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia, có thể toàn bộ các kế hoạch tác chiến của lục quân Đài Loan cũng chịu chung số phận.
Ở cả bên này lẫn bên kia eo biển Đài Loan, các vụ gián điệp vẫn tiếp diễn kể từ năm 1949. Trung Quốc được biết đến với một lịch sử lâu đời hoạt động gián điệp công nghệ và quân sự ở các nước phương Tây và ở Đài Loan, đôi khi mua chuộc được một số nhân vật cao cấp.
Tháng 1/2009, một thành viên chính phủ của Tổng thống Mã Anh Cửu và một thư ký của một nghị sĩ bị bắt với lời cáo buộc đã chuyển thông tin mật cho Trung Quốc. Tháng 11/2010, đến lượt một viên đại tá quân đội Đài Loan mắc lưới của cơ quan phản gián Đài Loan cũng vì những lý do trên.
Trong nhiều năm liền, Đài Loan và CIA trả tiền cho hàng nghìn doanh nhân để họ cung cấp thông tin tình báo về Trung Quốc và hệ thống quân sự của nước này. Hàng trăm người trong số đó đã bị bắt quả tang và bị giam giữ bí mật ở Đại Lục cho đến nay vẫn chưa được thả.
Chẳng hạn, tháng 11/2003, khi Tổng thống Đài Loan lúc đó là Trần Thủy Biển, trong một bài diễn văn đọc trước công chúng, tố cáo Trung Quốc gia tăng số lượng tên lửa nhằm vào hòn đảo – một thông tin mà ông có được nhờ mạng lưới tình báo ở Trung Quốc. Bắc Kinh ngay lập tức đáp lại bằng cách bắt 36 “gián điệp” Đài Loan. Hai mươi tư người khác cũng chịu chung số phận trong năm 2004. Cuối năm 2008, Trung Quốc thậm chí tử hình Wo Weihan, một người Trung Hoa Đại lục bị kết tội bán bí mật quân sự cho Đài Loan.
về phương diện quân sự, giới quan sát đánh giá Đài Loan dễ bị đánh quỵ. Ngày 31/12/2010, tờ “Shankei Shimbun”, một trong 5 tờ báo tầm cỡ quốc gia của Nhật Bản, đăng một bài báo dài về mối đe dọa ngày càng tăng của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Tờ báo cho biết trong tháng 2/2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã vượt qua eo biển Đài Loan rồi chạy dọc theo bờ biển Philíppin và đi đến tận bờ biển Sumatra mà không bị phát hiện. Trước hết, đó là mối đe dọa đối với Nhật Bản và từ đó suy ra là Đài Loan, trong bối cảnh đó, cũng là một khâu yếu trong hệ thống phát hiện chống tàu ngầm.
Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên một đô đốc vào thế kỷ 17 đã đánh chiếm Đài Loan: đó là Thi Lang. Có thể con tàu này đóng căn cứ tại Tam Á, ở phía Nam đảo Hải Nam. Sự có mặt của một tàu chiến lớn như vậy ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông-TTXVN) không phải ngay lập tức làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược, nhưng sẽ là một biểu tượng và một cột mốc đánh dấu ý định của Bắc Kinh gắn liền không những với những yêu sách của họ đối với biển Nam Trung Hoa mà đặc biệt với quyết tâm của họ bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền của mình đối với Đài Loan.
Việc đưa vào sử dụng chiếc tàu sân bay, mặc dù để làm chủ được phải mất vài năm nữa, sẽ đưa Trung Quốc tiến gần hơn đến khả năng bảo đảm làm chủ bầu trời trên eo biển Đài Loan vốn là điều kiện cần thiết nếu không muốn nói là đủ để tiến hành một chiến dịch quân sự chống Đài Loan.
Phân tích sự cân bằng lực lượng ở eo biển Đài Loan là một chủ đề phức tạp phải tính tới tình trạng dễ bị đánh quy của hòn đảo cũng như sự cân bằng lực lượng phát triển tất yếu có lợi cho Trung Quốc. Cũng cần tính tới những thế mạnh của hệ thống đảo đã được tăng cường đáng kể nhằm gây khó khăn cho một cuộc tấn công trực tiếp, với cái được mất và nguy cơ đáng kể cũng như những khiếm khuyết vẫn chưa được khắc phục của quân đội Đài Loan cộng với một loạt các yếu tố rủi ro.
Trong số các yếu tố này có tiến trình chính trị và tinh thân phòng thủ của người Đài Loan, khó có thể đo đếm được, hay thậm chí vị thế địa chính trị của vùng này, được đánh dấu bằng cuộc đối đầu răn đe Mỹ-Trung, những lời hứa hẹn không rõ ràng về hỗ trợ của Lầu Năm Góc đối với Đài Loan, trong bối cảnh chung đang tiến triển nhanh chóng, với đặc điểm là sự
chuẩn bị chuyển giao quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc và sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng tăng của hòn đảo này đối với Trung Quốc.
Ảo tưởng về hiệp ước hòa bình
Khi phân tích về tâm trạng khác nhau và lập trường không rõ ràng của người dân Đài Loan, quan điểm đối kháng giữa hai đảng chính ở hòn đảo này, bản chất của mối quan hệ tay ba Trung-Mỹ-Đài Loan và giữa nước nọ với nước kia… chuyên gia Jean-Paul Yacine rút ra kết luận rằng một hiệp ước hòa bình giữa Đài Bắc và Bắc Kinh là không thể.
Trong một thời gian dài, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, tránh đưa ra bình luận về một hiệp định chính trị với Trung Quốc mà chỉ tập trung phát biểu về tiến trình xích lại gần nhau về phương diện kinh tế giữa hai bờ eo biển Đài Loan và Hiệp định khung về hợp tác kinh tế. Nhưng đến đầu tháng 11/2011, ông nói rằng việc ký một hiệp định hòa bình với Bắc Kinh trong khoảng 10 năm nữa, có thể là một trong những mục tiêu chính trị của Quốc dân đảng. Tuy nhiên, ông đặt điều kiện triển vọng đó phải nằm trong khuôn khổ một sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, phù hợp với lợi ích của Đài Loan và đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Quốc hội.
Tuyên bố trên được Tổng thống Mã Anh Cửu đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc, Hồ cẩm Đào, kêu gọi “hai bờ eo biển ngừng đối kháng, chay chữa vết thương quá khứ và cùng nhau làm việc để đổi mới Dân tộc Trung Hoa”. Ông Hồ cẩm Đào đưa ra lời khích lệ này trước cuộc gặp gỡ giữa ông và ông Liên Chiến, Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng, tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ngày 11/11/2011 tại Haoai, nơi chủ đề về một hiệp ước hòa bình cũng được đề cập đến. Việc giải quyết vấn đề Đài Loan, với chìa khóa là một hiệp ước hòa bình, trước đó đã chính thức được nêu lên trong tuyên bố chung kết thúc chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Liên Chiến vào năm 2005.
Từ sau cuộc gặp trở thành một cột mốc trong mối quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh, hai ông Hồ cẩm Đào và Liên Chiến còn gặp nhau ba lần nữa. Tại Haoai, ông Liên Chiến, người trở thành “Ông làm phúc” cho Quốc dân đảng, nhắc lại triết lý của mình về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển: đó là triển vọng về tái thống nhất, giống như của Bắc Kinh, nhưng với thuật ngữ khác nhau về cơ bản. Ông cũng giải thích rằng phần lớn các mục tiêu được nêu trong thông cáo năm 2005 đều đã đạt được. Đó là nối lại thượng lượng, phát triển quan hệ giữa hai đảng, thiết lập khuôn khổ chung cho mối quan hệ kinh tế, tiến hành thương lượng để Đài Loan được quyền tự chủ lớn hơn trong mối quan hệ quốc tế. Nhưng vấn đề bản hiệp ước hòa bình vẫn còn để treo đó.
Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì trên thực tế, việc thực hiện một bản hiệp ước như vậy không có lợi do tính chất không rõ ràng của “Thỏa thuận năm 1992”, nền tảng cho việc xích lại gần nhau về phương diện chính trị giữa hai bờ eo biển. Theo thỏa thuận đó, cả Đài Loan lẫn Trung Hoa Đại lục đều là phần không thể tách rời khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, Đảng Dân tiến (DPP) bác bỏ về cơ bản quan điểm này. Đây là điều đáng chú ý vì lần đầu tiên đảng này đạt được tỷ lệ cao hơn Quốc dân đảng trong các cuộc thăm dò dư luận về cuộc bầu cử tổng thống trong tháng 1/2012 (47,3% so với 45,8%).
Cần nói rõ rằng tình trạng không rõ ràng không phải chỉ do DPP mà vì bất đồng về cơ bản giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc về bản chất chính trị của khái niệm một nước Trung Quốc. Quốc dân đảng muốn đó là dân chủ, nhưng triển vọng đó đến lúc này là không thể được đối với Bắc Kinh.
Dĩ nhiên là Tổng thống Mã Anh Cửu dường như đáp lại ý muốn của Bắc Kinh bỏ qua những vấn đề kinh tế và thương mại để bàn chủ đề nhạy cảm nhất về quy chế của Đài Loan. Khi bước vào vấn đề Hiệp định hòa bình, dù là rất thận trọng, trong khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần, Tổng thống Mã Anh Cửu gặp rủi ro chính trị vì sẽ bị DPP tấn công và cáo buộc bán rẻ hòn đảo cho Trung Quốc.
Tình chất nhạy cảm của chủ đề này hơn nữa được ông Andrew Yang Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan, nhấn mạnh. Phát biểu ngày 9/11/2011 tại trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), ông nói rõ rằng Đài Loan chưa có lộ trình để ký hiệp ước hòa bình, nhưng việc Bắc Kinh chấm dứt đe dọa Đài Loan về quân sự sẽ là bước đi đầu tiên cần thiết. Ông nói: “Làm sao chúng ta có thể nghĩ đến một hiệp ước hòa bình khi chúng ta không hề thấy bất kỳ một hành động hòa bình nào?”
Chiến lược của Bắc Kinh đã quá rõ ràng. Đó là bỏ qua những vướng mắc về chính trị bằng cách siết chặt mối quan hệ kinh tể và thường mại đến mức sự gần gũi về buôn bán giữa hai bờ eo biển sẽ trở thành động lực bắt buộc để xích lại gần nhau về chính trị và tái thống nhất dần dần.
Không gì cho thấy Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ không đạt được mục đích trong bối cảnh các thế hệ mới ở Đài Loan hiện tỏ ra ít nghi ngại đối với viễn cảnh xích lại gần với Trung Quốc hơn cha ông họ. Trong khi đó, mối quan tâm hàng đầu của thế hệ mới vẫn là cải thiện mức sống và giảm thất nghiệp trong giới trẻ, còn bùng nổ buôn bán giữa hai bờ eo biển có thể góp phần tạo điều kiện cho tiến trình này.
Không còn nghi ngờ gì nữa: thông điệp hòa dịu của Hồ cấm Đào, được đưa ra trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa, nhằm vào thế hệ trẻ hơn, thực dụng hơn và ít nghi ngại hơn, đồng thời là những lá phiếu cần phải giành lấy. Trong trường hợp Quốc dân đảng thắng cử, cũng phải lường đến khả năng sức ép đối với Đài Loan sẽ gia tăng để mở đối thoại chính trị, một con ngoáo ộp đối với dư luận trên hòn đảo này.
Tại cuộc gặp với ông Ngô Bá Hùng, nguyên là lãnh đạo Quốc dân đảng, ngày 6/5/2011 tại Thành Đô, ông Giả Khánh Lâm – Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc tỏ ý rất muốn Tổng thống Mã Anh Cửu tái đắc cử và kêu gọi người Đài Loan bỏ phiếu cho “một người xứng đáng để duy trì ổn định trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển”. Tháng 6/2011, thăm dò dư luận cho thấy có tới 60,1% số dân Đài Loan ủng hộ giữ nguyên trạng, trong đó 26,8% muốn giữ mãi mãi và 33,3% trong một thời gian nhất định (tăng 4% kể từ năm 2008 đến nay). Trái lại, tỷ lệ 23,2% số người muốn độc lập và 10% ủng hộ tái thống nhất không thay đổi từ năm 2008 đến nay. Trong số người ủng hộ Tổng thống Mã Anh Cửu, có 65,6% phản đối tái thống nhất, 25,6% ủng hộ. Các con số này lại khác đối với người Đài Loan định cư ở Trung Quốc: chỉ 50% phản đối tái thống nhất và 31,2% ủng hộ.
Vấn đề là Bắc Kinh một mặt cay đắng nhận thấy rằng tỷ lệ dân chúng ủng hộ tái thống nhất không tăng trong các cuộc thăm dò ý kiến và uy tín của ứng cử viên theo khuynh hướng đòi độc lập Thái Anh Văn lên tới mức cao nhất, mặt khác lại nghiên cứu cẩn thận các phản ứng cần đưa ra trong trường hợp Tổng thống Mã Anh Cửu thất bại.
Cho dù bạn lãnh đạo mới của DPP nói họ sẽ không ủng hộ độc lập quyết liệt như cựu Tổng thống Trần Thủy Biển, song có thể những tiến bộ đã đạt được trong Hiệp định khung có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu. Đúng là DPP, thông qua một nhóm tư vấn được thành lập chỉ để phục vụ mục đích này, đã nghiên cứu một chiến lược mới đối với Bắc Kinh. Trong khuôn khổ đó, bà Thái giải thích rằng một khi lên nắm quyền, đảng của bà “có ý định thiết lập mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc, với tinh thần cởi mở và thực dụng”, đồng thời “hy vọng Bắc Kinh cũng làm như vậy’’.
Vấn đề còn lại là vai trò trước đây của bà Thái trong Chính phủ của Lý Đăng Huy, cựu Tổng thống, đương nhiên khiến bà bị Bắc Kinh nghi ngại. Cũng cần nói rằng quá khứ đó cũng không trấn an được Oasinhtơn.
Trong trường hợp DPP thắng cử, khả năng xoay xở của bà Thái sẽ không nhiều, cũng như Đảng cộng sản Trung Quốc, do bị bó hẹp trong một khái niệm không thể hòa hợp được với Bắc Kinh về mối quan hệ giữa hai bờ eo biển. Chính vì vậy, giả thiết đáng tin cậy nhất có thể là làm chậm lại các cuộc thương lượng thương mại và có thể là cả tình hình căng thẳng quay trở lại.
Khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần, hai ứng cử viên đều tìm cách tốt nhất và lối nói sát với vấn đề nhất giữa một bên là mối quan tâm ở trong nước đối với các vấn đề nạn thất nghiệp, tiền lương, công bằng xã hội, chênh lệch về thu nhập và các vấn đề môi trường, và bên kia là vấn đề luôn ám ảnh về bản sắc của Đài Loan đối với Bắc Kinh.
Nhưng chủ đề hiệp định hòa bình bị bó hẹp trong thế tiến thoái lưỡng nan do quan điểm của DPP, Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng, lại dẫn tới mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn, người bảo trợ lịch sử của Đài Loan đang ngày càng dấn sâu vào một cuộc đấu tay đôi chiến lược có quy mô toàn cầu với Trung Quốc, nước hiện nay đang thể hiện rất mạnh mẽ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ở Mỹ có nhiều người đặt câu hỏi có cần phải tiếp tục bảo vệ Đài Loan trong bối cảnh chung của mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng chặt chẽ về cơ cấu, hay không. Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng Oasinhtơn sẽ rút lui và ngừng bán vũ khí cho Đài Bắc vì đó là nguồn gốc gây ra va chạm thường xuyên với Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, bài viết mới đây của Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, trong số tháng 11/2011 của tạp chí “Foreign Policy” dưới đầu đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” không trực tiếp giải đáp các vấn đề nảy sinh ngày càng nhiều xung quanh mối quan hệ giữa Oasinhtơn và Đài Bắc.
Bài viết khẳng định quyết tâm tăng cường sự có mặt của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương về phương thức và can dự với cường độ như đối với châu Âu trong thế kỷ 20, đồng thời điểm qua các vấn đề chiến lược lớn trong vùng (quyền tự do hàng hải ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông- TTXVN), chủ quyền trên các hòn đảo nhỏ, Hàn Quốc) và nhấn mạnh đến tính bền vững của mối quan hệ liên minh giữa Mỹ và Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philíppin và Ôxtrâylia.
Ngoại trưởng Mỹ cũng hé lộ ý định của Nhà Trắng ưu tiên mối quan hệ với Ấn Độ và Inđônêxia, một vấn đề có thể bị Bắc Kinh nhìn với con mắt nghi ngờ, đồng thời mô tả Trung Quốc như một đối tác không thể bỏ qua, nhưng cần phải có tiến bộ hơn nữa về sự minh bạch trong quân sự, trong lĩnh vực tỷ giá đồng nhân dân tệ, mở cửa thị trường và nhân quyền.
Ngày 12/11/2011, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, công bố dự án về một hiệp định trao đổi hàng hóa tự do trong khu vực Thái Bình Dương đã được ký năm 2005. Hiệp định này lúc đầu bao gồm 9 nước và có tầm quan trọng cao do được cả Nhật Bản bảo trợ. Canada và Mêhicô cũng muốn được tham gia hiệp định này.
Trung Quốc trái lại phải đứng ngoài. Nước này cũng phản ứng mạnh mẽ trước một tuyên bố của Tổng thống Mỹ cáo buộc họ không tuân thủ luật chơi thương mại quốc tế. Theo Bắc Kinh, họ không tuân thủ vì không được tham khảo ý kiến về vấn đề đó.
Tiếp đó, ngày 16/11/2011, trong chuyến thăm khu vực Thái Bình Dương và các nước ASEAN nhân Hội nghị thượng đỉnh APEC, Tổng thống Obama công bố kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự của Mỹ ở Ôxtrâylia. Việc triển khai không diễn ra trên quy mô lớn, nhưng là biểu tượng cho ý đồ của Mỹ lưu ý đến sự trỗi dậy của cường quốc Trung Quốc trong vùng. Ông Obama nói: “Chúng tôi đến đây để ở lại lâu dài (…) và đó là ưu tiên hàng đầu của tôi.”
Việc Mỹ mở căn cứ quân sự ở Ôxtrâylia cũng khiến người ta nghĩ đến Canbơrơ bị giằng xé giữa phát triển quan hệ với Trung Quốc, khách hàng chính của các công ty mỏ nước này, và tham gia liên minh nhằm kiểm soát nguy cơ nảy sinh từ những yêu sách của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa.
Cùng ngày hôm đó, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton, đến thăm Philíppin để tái khẳng định mối quan hệ quân sự với nước này sau những vụ tranh cãi với Bắc Kinh về quần đảo Trường Sa trong năm 2011. Trên boong tuần dương hạm USS Fitzgerald, bà Clinton nhắc lại những gì bà đã viết trên tạp chí “Foreign Policy”: “Chúng tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng năng lực phòng thủ chung của chúng ta có khả năng răn đe mọi hành động khiêu khích của bất kỳ ai.”
Bà ám chỉ các cuộc tranh cãi với Bắc Kinh khi nhắc đến “biển Tây Philíppin”, một cách nói chỉ Biển Đông được chính quyền nước này sử dụng trong thời gian gần đây và khiến Bắc Kinh tức giận.
Trái lại, bài viết này không hề nói gì đến Đài Loan. Một số người cho đó là dấu hiệu báo trước từ bỏ cam kết, song có lẽ đúng hơn là ý tứ kín đáo đó cho thấy ý muốn không can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới ở Đài Loan. Quả thực là chỉ có thể nhận thấy sự cách biệt giữa việc không nói gì về Đài Loan và giọng văn chung dè chừng Trung Quốc, đồng thời tập trung nói một cách có hệ thống đến tất cả các bất đồng, như các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn thường nói trong thời gian gần đây trong phần lớn tuyên bố của họ.
Toàn bộ các vấn đề chiến lược được đề cập đến trong bài viết đó quả thực, dù theo cách gián tiếp, khiến người ta nghĩ ngay đến tranh chấp với Trung Quốc và khẳng định khả năng của Mỹ và đồng minh “phản ứng trước tất cả các sự khiêu khích của bất kỳ ai’’. Tháng 9/2011, bà Clinton nhắc lại rằng Nhà Trắng gắn bó với Đạo luật quan hệ Đài Loan và quyết tâm của Mỹ tiếp tục tăng cường năng lực phòng thủ của hòn đảo.
Dĩ nhiên là Mỹ đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt về Đài Loan, với hệ thống dân chủ mà Oasinhtơn là người bảo trợ. Đối với Oasinhtơn cũng như Bắc Kinh, sức mạnh của các cuộc tranh chấp chỉ có thể cân bằng được với tổng các mối quan hệ không thể bỏ qua, kể cả trong lĩnh vực quân sự hay an ninh. Chính vì vậy bài viết của Ngoại trưởng Clinton xác định mối quan hệ với Bắc Kinh là mối quan hệ đặt ra “các thách thức lớn nhất” đối với Nhà Trắng.
Trong bối cảnh việc tôn trọng cam kết là điều chủ chốt đối với độ tin cậy của Oasinhtơn ở trong vùng, vấn đề còn lại là giả thiết dễ xảy ra nhất về mối quan hệ tay ba đầy sóng gió là Lầu Năm Góc sẽ bị buộc phải bảo đảm nguyên trạng mong manh như Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, đã nói khi nhậm chức năm 2008. Đó là: Đài Bắc không tuyên bố độc lập, Bắc Kinh không xâm lược quân sự.
Như vậy có thể dự đoán các phi vụ bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan vần sẽ tiếp diễn, cho dù các loại vũ khí tân tiến nhất như phiên bản mới nhất của loại tiêm kích F-16 – mà Đài Bắc phải từ bỏ và đành bằng lòng với việc nâng cấp số máy bay cũ – làm dấy lên những lời phản đối quyết liệt.
Còn lại là việc giữa người Đài Loan và người Trung Quốc, số phận của họ bị chia xẻ giữa một bên là sự gần gũi về địa lý, văn hóa và lịch sử, cũng như sức nặng của tiến trình xích lại gần nhau về kinh tế và nỗi ám ảnh tái thống nhất; và bên kia là thái độ ngờ vực đối với chế độ độc tài cộng sản, những kỷ niệm cay đắng của thời kỳ Quốc dân đảng độc quyền đô hộ và, có thể, nguyện vọng của một dân tộc muốn có tự do và bản sắc dân chủ đã được khẳng định qua nhiều thập kỷ.
Năm 2012 có tính cốt tử
Trung tuần tháng 10/2011, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, nói đến khả năng ký một hiệp định hòa bình giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, theo tạp chí “Phát thanh” của Pháp, vấn đề tái thống nhất trái lại vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, gặp ông Liên Chiến, chủ tịch danh dự Quốc dân đảng, bên lề cuộc họp lần thứ 19 các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào trung tuần tháng 11/2011 tại Haoai. Nhân dịp này, ông Hồ Cẩm Đào đã khẳng định lại “Thỏa thuận năm 1992″ là cơ sở phát triển hòa bình mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Theo ông Hồ cẩm Đào, nhờ nỗ lực chung, thay đổi tích cực và quan trọng đã diễn ra trong 3 năm trở lại đây ở vùng eo biển Đài Loan và viễn cảnh mới để phát triển hòa bình mối quan hệ giữa hai bên là có thế. Ông Hồ Cẩm Đào đánh giá điều đó được khẳng định qua sự phát triển hòa bình mối quan hệ giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan, phù hợp với nguyện vọng của dân chúng ở hai bờ eo biển và phục vụ lợi ích của tất cả người Trung Quốc. Nhân dịp này, ông Hồ cẩm Đào cũng kêu gọi hai bên duy trì định hướng phát triển hòa bình mối quan hệ song phương, củng cố cơ sở chính trị chung chống lại “nền độc lập của Đài Loan” và công nhận “Thỏa thuận năm 1992″ để duy trì nhịp độ phát triển quan hệ.
“Thỏa thuận năm 1992″, được thông qua bởi các nhóm phi chính phủ của Bắc Kinh và Đài Bắc với sự chấp thuận của chính phủ hai bên, theo ông Hồ Cẩm Đào, là một thực tế khách quan. Ông nói thêm rằng cốt lõí của thỏa thuận đó là tìm kiểm những điểm chung, nhưng vẫn duy trì sự khác biệt. Theo tạp chí “Phát thanh”, điều đó cho thấy thái độ thực dụng của cả Trung Quốc lẫn Đài Loan nhằm giải quyết các vấn đề chính trị.
Tuy nhiên, ông Hồ cẩm Đào coi việc công nhận “Thỏa thuận năm 1992″ là một điều kiện “trước tiên” và “cần thiết” để tiến hành mọi cuộc đối thoại giữa hai bờ eo biển, đồng thời là một “cơ sở quan trọng” để phát triển hòa bình quan hệ giữa hai bên. ông Hồ cẩm Đào cho rằng với mục đích duy trì ôn định ở eo biển Đài Loan và bảo đảm cuộc sống của dân chúng ở cả hai bên, Bắc Kinh và Đài Bắc cần tiếp tục dựa vào “Thỏa thuận năm 1992″, tăng cường tin tưởng lẫn nhau về chính trị và không ngừng tìm kiếm triển vọng mới.
Đáp lại, chủ tịch danh dự Quốc dân đảng, Liên Chiến, nhấn mạnh rằng căn cứ vào “Thỏa thuận năm 1992″ là điều cơ bản để phát triển quan hệ giữa hai bờ. Ông Liên Chiến mong muốn cả hai bên tìm kiếm những điểm chung đồng thời giữ nguyên những khác biệt để làm sao đóng góp tích cực hơn nữa vào cuộc sống của dân chúng hai bên bờ. Ông nói rằng mối quan hệ chính trị phát triển một cách hòa bình giữa hai bờ eo biển là điều “đáng khích lệ”, cũng như trao đổi thương mại giữa hai bên và tác động tương hỗ về xã hội trong những năm gần đây.
Trong khi ông Hồ cẩm Đào nói đến vấn đề tái thống nhất tại lễ kỷ niệm cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911, ở Đài Loan, dường như Đài Bắc không muốn gì hơn ngoài chung sống hòa bình. Ngày 9/10/2011, ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc, lại một lần nữa kêu gọi hai bên tái thống nhất bằng biện pháp hòa bình. Ngay ngày hôm sau, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, đẳ bác bỏ đề nghị này. Ông khẳng định Đài Bắc “duy trì nguyên trạng” và kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan. Lời lẽ của ông Mã Anh Cửu, theo chuyên gia phân tích Rémi Carayol, là “có mức độ” và “phù hợp” với bầu không khí hòa dịu về ngoại giao và sự xích lại gần nhau về kinh tế nhận thấy được từ khi ông lên làm tổng thống.
Tuy nhiên, trong một động thái được tạp chí “Phát thanh” nhìn nhận như một nỗ lực nhằm thay thế tiến trình tái thống nhất mà Bắc Kinh mong muốn nhưng đối với Đài Bắc là không khả thi, bằng một giải pháp khả thi hơn Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, hé mở cánh cửa để chính thức hóa bầu không khí ấm dần lên giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Tổng thống Mã Anh Cửu nói rõ rằng mối quan hệ giữa hai bờ eo biển được cải thiện dần dần và thường xuyên và hai bên dự định nghiên cứu một cách thận trọng khả năng ký một hiệp ước hòa bình trong 10 năm tới. Hai điều kiện được ông cho là cần thiết để ký một hiệp ước như vậy: ủng hộ dự án xã hội của Đài Loan và rút toàn bộ số tên lửa (khoảng 1.600
tên lửa) nhằm vào hòn đảo này.
Về phương diện chính trị, bị chia cắt sau khi phái cộng sản giành chiến thắng năn 1949 và phái dân tộc chủ nghĩa bỏ chạy lên đảo Formosa, Trung Quốc và Đài Loan đều tổ chức kỷ niệm cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đánh dấu sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đặc biệt căng thẳng từ năm 2000 đến năm 2008, là hai nhiệm kỳ tổng thống của ông Trần Thủy Biển, thuộc Đảng Dân tiến có khuynh hướng đòi độc lập. Mối quan hệ giữa hai bờ eo biển ấm dần lên từ năm 2008 với việc ông Mã Anh Cửu, thuộc Quốc dân đảng, lên làm tổng thống.
Trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi, Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu, đá quả bóng sang chân ông Hồ cẩm Đào về vấn đề tái thống nhất, khi ông kêu gọi Trung Quốc tiến hành dân chủ hóa theo lời dạy của Tôn Dật Tiên, người ở Đài Loan được coi là cha đẻ của dân tộc, còn ở Trung Quốc là người anh hùng của cuộc cách mạng đầu tiên.
Lễ kỷ niệm ngày “Song Thập” cũng là dịp để Bắc Kinh và Đài Bắc điểm lại số đồng minh của mình. Châu Phi là một trong số những đối tượng chứng kiến thực trạng mối quan hệ đó.
Trong một thơi gian dài, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan tranh giành nhau ở châu lục này. Bắt đầu từ những năm 1980, Bắc Kinh đòi hỏi các đối tác của mình phải công nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc. Đầu những năm 1990, Đài Loan cưỡng lại ý định đó và giành thêm được sự ủng hộ của 8 nước, trong đó có Buốckina Phaxô vào năm 1994. Nhưng năm này qua năm khác, hòn đảo nhỏ bé này (với 23 triệu dân) mất đi nhiều nước châu Phi, như Lêxôthô (năm 1994), Nam Phi và Nigiê (năm 1996), Cộng hòa Trung Phi và Ghinê Bítxao (năm 1998), Xênêgan, Sát và Malauy (năm 2005 và2006)…
Từ 3 năm nay, hai người anh em châu Á thù địch nhau này nỗ lực bình thường hóa quan hệ song phương. Đại sứ Đài Loan tại Buốckina Phaxô, Trương Minh Trung, cho biết Bắc Kinh “không còn tìm cách chinh phục các đồng minh” của Đài Loan nữa, và Đài Bắc cũng làm như vậy. Nhưng thực tế là số đồng minh của Đài Loan giờ không còn nhiều. Hiện chỉ có 23 nước trên thể giới công nhận Đài Loan, trong đó có 4 nước ở châu Phi. Ngoài Buốckina Phaxô, còn lại là những nước nhỏ: Dămbia (1,7 triệu dân), Xoadilen (1,12 triệu dân) và Xaotômê và Prinxpê (212.000 dân).
Tuy nhỏ, song các nước này vẫn được Đài Loan chiều chuộng. Năm 2008, viện trợ Nhà nước cho phát triển chỉ chiếm 0,11% Tổng sản phẩm quốc nội của Đài Loan, tương đương với 430 triệu USD, song hợp tác với Đài Bắc, chủ yếu về hạ tầng cơ sở, được các nước này đánh giá cao. Một chuyên gia về phát triển thừa nhận cơ chế hợp tác của Đài Loan rất linh hoạt, cụ thể và không “ăn người” như viện trợ của Trung Quốc.
Hoạt động của Đài Loan thể hiện rõ nhất ở Buốckina Phaxô, nước tiếp nhận 18,5 triệu USD/năm viện trợ. Với 16 triệu dân và ảnh hưởng đối với toàn vùng Tây Phi, ai cũng biết nước này là rất quý giá đối với Đài Loan. Tổng thống Blaise Compaoré là khách danh dự tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Đài Loan tháng 10/2011. Đại sứ Đài Loan tại Buốckina Phaxô, Trương Minh Trung, cho biết đối với Đài Bắc, nước này là một biểu tượng vì là nước đông dân nhất và đứng thứ hai về diện tích tại châu Phi. Nhưng chuyên gia Rémi Carayol đặt câu hỏi trường hợp ngoại lệ này có thể tồn tại được đến bao giờ?
Theo tạp chí “Phát thanh”, năm 2012 sẽ là năm cốt tử trong sự phát triển mối quan hệ giữa Trung Hoa Đại lục và “tỉnh nổi loạn” của nước này, bởi một cuộc chuyển tiếp chính trị sẽ diễn ra trên hòn đảo – với sự ra đi của cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lẫn Thủ tướng Ôn Gia Bảo ở Trung Quốc – trong khi ở Đài Loan, cuộc bầu cử tổng thống có thể sẽ đưa bà chủ tịch Đảng Dân tiến, Thái Anh Văn, trở lại cầm quyền./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét