“Quan trọng là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng sẽ
giải quyết thế nào về vụ việc này? Liệu Bộ trưởng có dám thay hết bộ sậu
không? Hay lại điều chuyển kiểu như Dương Chí Dũng?”.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trước nghi án nhận “lại quả” hơn 700 nghìn USD từ quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
Trong khi những lùm xùm trong vụ việc dự
án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đội giá lên mức 2,5 lần chưa được giải
quyết xong, thì ngành GTVT lại đối mặt với một vụ việc được xem là chấn
động khác trong ngành đường sắt: Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông
Nhật Bản (JTC) đã khai nhận đưa lót tay hàng triệu USD cho 5 cán bộ cấp
cao ngành đường sắt 3 nước Việt Nam, Uzbekistan và Indonesia.
Đáng chú ý khi Chủ tịch JTC Tamio
Kakinuma khai báo đã “lại quả” gần 800 nghìn USD (khoảng 16 tỷ đồng) cho
một quan chức ngành đường sắt Việt Nam – cụ thể là một lãnh đạo văn
phòng quản lý dự án tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Vụ việc trên một lần nữa gây chấn động
khi lĩnh vực giao thông vận tải nói chung – ngành đường sắt nói riêng
luôn được coi là ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực. Bộ GTVT
cũng là nơi “sản sinh” ra nhiều tiêu cực chấn động nhất trong nhiều năm
qua.
Cũng chính vì điều này mà khi trao đổi
với báo điện tử Infonet, giới chuyên gia giao thông đều tặc lưỡi, rồi
cho rằng chuyện “lót tay”, “lại quả” không phải là điều gì quá xa lạ đối
với các dự án giao thông, đặc biệt trong ngành đường sắt.
Cũng không tỏ ra ngạc nhiên trước việc
đối tác JTC Nhật Bản “lại quả” cho ngành đường sắt, Tuy nhiên TS Nguyễn
Xuân Thủy – chuyên gia đã nhiều năm làm việc tại Bộ GTVT và cũng là
người góp ý nhiều nhất trong lĩnh vực đường sắt cho rằng đây là vụ việc
rất nghiêm trọng.
“Tôi không ngạc nhiên. Vụ việc trên có
thể coi như cháy nhà ra mặt chuột. Đường sắt lâu nay vẫn được coi như
mạch máu giao thông. Và cũng chính đường sắt lại là một trong những
ngành có nhiều tiêu cực nhất của Bộ GTVT. Nếu phía đối tác cáo buộc đưa
hối lộ rồi thì ngành đường sắt không thể thoát được” – TS Thủy nhìn
nhận.
Giới trong ngành cũng thông tin, hiện
những người có năng lực thực sự trong ngành thì không được dùng, còn
những người “lanh lợi, giỏi ton hót” lại được trọng dụng. Chính những
người như vậy có thể coi là “đầu têu” của những tiêu cực “lót tay” như
vụ việc chấn động kia.
Một số chuyên gia nhiều năm theo dõi
lĩnh vực giao thông cũng cho rằng, trước những yếu kém, tiêu cực trong
ngành đường sắt, cần phải thực hiện tái cơ cấu lại hoàn toàn, nhất là về
vấn đề nhân sự hiện nay.
“Quan trọng là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La
Thăng sẽ giải quyết thế nào về vụ việc này? Liệu Bộ trưởng có dám thay
hết bộ sậu trong ngành không? Hay lại điều chuyển kiểu như Dương Chí
Dũng? Đây là một bài học rất lớn về công tác cán bộ” – TS Thủy nói.
Tuy nhiên, cũng theo vị nguyên giám đốc
nhà xuất bản GTVT này, tham nhũng luôn có nhiều hình thức và thường
“liên thông” với nhau. Một người “đại diện” đứng lên nhận “lọt tay”,
nhưng không thể “ăn cả”, mà phải chia thành nhiều phần.
“Trước khi nhận lại quả, họ đã bàn với
nhau hết cả rồi. Đến khi vụ việc bại lộ, họ sẽ ngồi lại với nhau để bàn
cách đối phó, làm sao để tội nhẹ nhất, ít người liên quan nhất. Cũng vì
liên quan nên người ta không dám xử mạnh, vì thế nhiều trường hợp dẫn
tới hòa cả làng” – ông nhận định.
TS Thủy cũng là một trong những người
phản ứng mạnh trước chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước
đây. Đã nhiều lần lên tiếng đề nghị cần sớm có đường sắt đô thị, thời
gian gần đây ông cũng góp ý rất nhiều về dự án đường sắt đô thị Nhổn –
Ga Hà Nội. Ngoài việc kết hợp đi nổi và đi ngầm không hợp lý, với mức
đầu tư lên đến 100 triệu USD cho 1 km đường sắt, theo ông như vậy là
“cực đắt” và lãng phí lớn.
Liên quan đến vụ việc nhận lót tay hơn
700 nghìn USD, chiều 23/3, lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt nam cho
báo chí biết, đã đình chỉ công tác 15 ngày đối với Giám đốc BQL dự án
đường sắt Nguyễn Văn Hiếu.
Đồng thời, Tổng công ty cũng thành lập
một tổ công tác do Tổng giám đốc Nguyễn Đạt Trường làm trưởng ban để xác
minh vụ việc. Ngoài ra đơn vị này cũng sẽ tiến hành rà soát tất cả các
dự án có liên quan đến nhà thầu trên.
Thành Nam
Securency 'chi tiền mua dâm cho đoàn VN'
Một phái đoàn viên chức chính phủ Việt Nam được trả tiền để mua vui với
gái bán dâm trong bê bối hối lộ in tiền polymer, theo lời một nhân chứng
trong phiên tòa ở Úc.
Tám cựu lãnh đạo của hai công ty, Securency và Note Printing Australia,
đang hầu tòa vì cáo buộc lập quỹ đen và chi hàng triệu đôla để có hợp
đồng in tiền ở các nước châu Á, gồm cả Việt Nam.
Ra tòa hôm 6/9, một nhân chứng kể lại vào cuối năm 2007 và giữa năm
2008, ông gặp một đoàn gồm 10 đến 12 viên chức Việt Nam, được công ty
Securency đặt cho bí danh “Beanland”.
|
Bê bối Securency dính líu việc in tiền polymer ở Việt Nam |
Ông Gary Power, giám đốc kỹ thuật của Securency, nói với cảnh sát rằng
một vị trong đoàn “cho hay buổi tối hôm trước, họ đã thăm các cô gái bán
dâm, mà chi phí được ‘ông John’ trả… Tôi không kéo cuộc trò chuyện này
đi xa hơn.”
‘Ông John’ ám chỉ David John Ellery, cựu Giám đốc Tài chính của
Securency, đã thoát án tù hồi tháng Tám sau khi chấp nhận hợp tác điều
tra về vụ bê bối.
Nhân chứng Gary Power nói thêm: “Tôi còn nhớ viên chức này nói ông ta thích một cô gái bán dâm tóc vàng.”
Ông Power, đã làm cho Securency từ năm 1999, nói đó là “khoản chi phí kỳ
cục duy nhất” mà ông nghe là Securency đã trả cho đoàn Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói mình từng thấy “nghi ngờ và bất thường” khi được kể
về việc con trai ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, được học bổng tại Đại học Durham của Anh.
Trong bản khai, ông nói một lãnh đạo của Securency, Bill Lowther, có quan hệ với Đại học Durham.
Ông cũng nói với tòa rằng phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi
đó, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, được công ty Úc đặt cho biệt danh là “Suzy
mắt đen” (black-eyed Suzy).
Luật sư của một trong các bị cáo, Mitchell Anderson, nói “không có gì gian trá” về các biệt danh.
Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note
Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ
trong vụ án tiền polymer.
Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc vẫn đang tiếp tục.
(BBC)
Trần Khải - Một Trang, Nhiều Tiếng Nói
Đó là một trang web mới, nơi đăng các bài viết của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà bình luận, nhà nghiên cứu độc lập.
Họ cầm bút một cách tự do và độc lập. Không ai ép buộc họ phải viết
thế này hay thế kia. Một thời đất nước mình các nhà văn phải viết theo
chỉ thị, một kiểu rất mực xã hội xã hội chủ nghĩa, và bây giờ tuy chế độ
đã vào nền kinh tế thị trường, nhưng văn học vẫn hiện thân giữa các rào
cản mới, có khi tinh vi hơn và có khi thô bạo hơn.
Trang web mới có tên là Văn Việt, địa chỉ ở:
http://vanviet.info/
Trong bài đầu tiên, bài có tựa đề “Lời chào Văn Việt,” nhóm các nhà văn độc lập này tự giới thiệu:
“Bạn đọc, bạn viết thân mến!
Thế là Văn Việt, trang web văn chương của Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đã chào đời.
Như tuyên bố của Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Văn Việt ra
đời “với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn
học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế
giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp
phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.” Slogan
Văn Việt đã chỉ rõ: Vì một nền văn học Việt Nam đích thực, đó là mục
tiêu của Văn Việt, ngoài ra không có mục tiêu nào khác. Năm 1987 trên
báo Tuổi trẻ nhà thơ Nguyễn Duy đã nói: “Văn hóa cao và rộng hơn chính
trị. Văn học không phải là cái đuôi chính trị, nhà văn không phải là cái
đuôi của nhà chính trị. Nếu văn học là cái đuôi của chính trị thì ở
thái cực nào cũng tầm thường như nhau.” Nhà văn luôn cần có trách nhiệm
cao đối với mọi vấn đề của cuộc sống, không có bất cứ điều gì liên quan
đến con người là xa lạ đối với chúng ta, nhưng chúng ta không dùng văn
chương để hoạt động chính trị, không biến văn chương thành công cụ của
chính trị, “dù ở thái cực nào”. Văn Việt quyết mãi đi theo ý hướng đó.
Kể từ đây Văn Việt xin được làm bạn đường với bạn đọc, bạn viết tiếng
Việt cả trong và ngoài nước. Văn Việt sẵn sàng đón nhận tác phẩm của
tất cả mọi người với tiêu chí trước tiên và trên hết: văn chương phải
hay. Nếu như trên Văn Việt còn có những trang văn không hay, đó là do
Văn Việt còn yếu kém chứ không phải tiêu chí văn chương của Văn Việt
thay đổi.
Dẫu còn rất lâu chúng ta mới vươn tới tầm cao của văn chương nhân
loại, nhưng văn chương Việt Nam là một bộ phận không rời của văn chương
nhân loại, vì thế chúng ta không thể đi chệch hoặc đi ngược với văn
chương nhân loại: văn học vì con người.
Đường còn rất xa, còn lắm chông gai, nhưng Văn Việt quyết đi tới. Rất
mong bạn đọc, bạn viết sát cánh bên Văn Việt để hướng đến một nền văn
học Việt Nam đích thực, ước mong chung của chúng ta.
Văn Việt.”(hết trích)
Nhưng các nhà văn này là ai? Họ là Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Trên trang web, có ghi danh sách Ban đại diện VĐĐLVN:
“Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Nhà văn Võ Thị Hảo, Nhà
văn Trang Hạ, Nhà văn Trần Thùy Mai, Nhà thơ Ý Nhi, Nhà ngôn ngữ Hoàng
Dũng, Nhà thơ Bùi Chát.”
Có vẻ như trong này, đa số là các nhà văn không được chính phủ ưa thích.
Có những người trong đó không còn được chính thức in hay xuất bản
sách trong nước nữa – thí dụ, nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập Nhà xuất
bản Giấy Vụn tại Việt Nam, được Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế, IPA,
trao giải Tự do Xuất bản 2011. Giải này được trao tại Buenos Aires,
trong khuôn khổ Hội chợ sách quốc tế lần thứ 37 diễn ra tại thành phố
này. Giải Tự do Xuất bản? Hẳn là những gì chính phủ không ưa thích, vì
hễ vi phạm luật xuất bản VN là bị quy chụp liền tội “lợi dụng dân chủ.”
Trong khi Bùi Chát sinh năm 1979, một hình ảnh của thế hệ trẻ (nên
hiểu là tương đối trẻ, vì chính phủ không cho giới cầm bút trưởng thành
sớm, nên tuổi nào cũng có thể gọi là trẻ hay chưa già lắm), nhà văn
Nguyên Ngọc là một cây bút kỳ cựu, sinh năm 1932, mang hàm Đại tá Quân
đội Nhân dân Việt Nam, từng nhiều lần tham dự biểu tình để phản đối việc
Trung quốc gây hấn và lấn chiếm Biển Đông. Nhưng có lẽ, một trong những
diều chính phủ không hài lòng là xin rút tên khỏi danh sách đề cử Giải
thưởng Hồ Chí Minh năm 2011.
Nhiều người cầm bút khác cũng đã có những suy nghĩ độc lập và và phong thái viết độc lập từ lâu.
Nhưng không phải ai cũng thuộc nhóm các nhà văn bị chính phủ đẩy qua
bên lề: trong nhóm vẫn có những người được các cơ quan truyền thông của
chính phủ ưa chuộng.
Nhìn toàn cảnh, họ không có gì giống nhau cả, vì họ không mặc đồng
phục, và họ không vâng phục những cú điện thoạị từ anh Ba hay chú Tư nào
cả. Và hẳn là, họ cũng bất đồng với nhau trong nhiều suy nghĩ, nhiều
việc làm. Nhưng tất cả đều muốn có một trang web, nơi các tiếng nói bất
đồng đều được trình bày — họ sẽ không bịt miệng nhau, họ đều muốn mọi
nhà văn đều có quyền tự do sáng tác, và mỗi người đều nên là các ngòi
bút tiền phong trong cách riêng.
Trong những bài đầu tiên trên trang Văn Việt, người ta thấy có truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, thơ Nguyễn Quốc Thái.
Nhưng rồi bài viết tưạ đề “8 câu hỏi về vụ luận văn thạc sĩ của Nhã
Thuyên” cho thấy một hình ảnh văn chương bị chính phủ vùi dập, nơi đó
Thạc sĩ văn chương Nhã Thuyên bị tước văn bằng và vị Giaó sư bảo trợ cho
Nhà Thuyên bị cho về hưu sớm mấy năm.
Hóa ra, nhiều người sẽ thắc mắc, sao thời này vẫn còn những “vụ án văn tự” như thế.
Nói ngắn gọn, vì các nhà văn trên Văn Việt không mặc đồng phục và vì
mỗi người chấp nhận các dị biệt của nhau, chúng ta sẽ không thể nào nói
đầy đủ về họ.
Cách đơn giản nhất, là xin mời nhau vào trang http://vanviet.info/để
đọc những sáng tác tự do và độc lập của họ, để hiêủ những cách họ tiếp
cận văn học và sáng tác dị biệt, để chung sức và cùng mơ ước với họ để
xây dựng một nền văn học xa lìa mọi gông cùm xiềng xích.
Ngắn gọn, các nhà văn trên Văn Việt sẽ là những cánh chim bay cao,
đang bay tới những chân trời sáng tạo mới – và không chấp nhận các ràng
buộc, kể cả những lồng son có thếp vàng.
Trần Khải
(Dân quyền)
Đôi điều suy nghĩ về tiến trình dân chủ hóa. Nhìn từ biểu tình ở Đài Loan
Nhân sự kiện hàng ngàn sinh viên ở Đài Loan biểu tình, chiếm
cả tòa nhà Lập pháp, yêu cầu làm minh bạch những điều khoản hợp tác đã
kí kết với Bắc Kinh. Thử cùng nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của nơi
này.
Kinh tế của hòn đảo này rất hùng mạnh, nhưng nền dân chủ thực ra còn
rất non trẻ, chính xác là từ năm 1987, mới chính thức dỡ bỏ độc tài, cho
phép thành lập đảng, hội nhóm và tự do báo chí …
Mãi tới năm 2000, Đảng Dân Tiến (Dân chủ tiến bộ) mới giành thắng lợi
trong cuộc bầu cử tổng thống, nhưng năm 2008 … quyền lực lại trở về với
tay Quốc Dân Đảng (xu hướng, lập trường gắn kết với Đại lục)
Việt Nam hôm nay cũng có chút tương đồng với Đài Loan hơn 30 năm về trước, 1 vài đặc điểm chính:
- Sự hội nhập và phát triển kinh tế cùng với thế giới giúp đời sống
trở nên khấm khá hơn (ít nhất thì cũng có 1 lớp người mới trở thành
trung lưu), dẫn tới những đòi hỏi về tôn trọng pháp luật, tự do, dân chủ
và nhân quyền cũng nhiều hơn
- Sự phát triển (đúng hơn là tiến triển) của xã hội khiến cho cái hệ
thống chính trị nền tảng già nua cũ kĩ (độc tài, độc đảng) trở nên không
còn phù hợp nữa, không thể quản lý và vận hành cho xã hội chạy theo cái
hướng tốt đẹp như mong muốn. Do đó yêu cầu cấp thiết là phải thay đổi.
- Thêm vào đó nữa là mối đe dọa và nguy cơ thôn tính tới từ Bắc Kinh,
chỉ có thay đổi và dân chủ là con đường duy nhất để bảo vệ chủ quyền và
tương lai của vùng lãnh thổ. Muốn nhận được sự ủng hộ của thể giới
phương Tây dân chủ tiến bộ, không thể không tôn trọng tự do, dân chủ và
nhân quyền.
Tuy vậy, chúng ta yếu kém hơn Đài Loan ở chỗ:
- Hồi đó kinh tế Đài Loan đã rất phát triển, GDP đầu người đạt hơn
4000 USD (cao hơn Việt Nam hiện nay), dự trữ ngoại tệ 70 tỷ USD (đứng
thứ 2 thế giới hồi đó, chỉ sau Nhật Bản), tuy là độc tài nhưng kinh tế
tư nhân, tư bản đã rất phát triển, quyền tư hữu được tôn trọng hơn là VN
hiện nay (Xã hội chủ nghĩa, đề cao sở hữu và kinh tế Nhà nước :v)
- Các đại học lớn, tinh hoa của Đài Loan đã đào tạo ra một tầng lớp
trung lưu, trí thức (giáo sư, học giả, bác sĩ, luật sư, doanh nhân, sinh
viên .. vv) đông đảo … cùng với nền tảng giáo dục và tinh thần thượng
tôn pháp luật từ thời Nhật Bản cai trị để lại là cực kì tốt. Chính lớp
người này mới là lực lượng làm thay đổi xã hội. Ở Việt Nam lực lượng này
còn yếu và thiếu, lại thêm phần bơ vơ, lạc lõng và đam mê hưởng thụ,
vật chất, danh hảo hơn là tranh đấu thật tâm cho thay đổi
- Ý thức dân sư và tinh thần thượng tôn pháp luật của nơi đây khi đó
cũng rất tốt (nền tàng do Nhật để lại) … còn ở Việt Nam, những thứ tốt
đẹp thời Pháp, Quốc Gia Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa hầu như đều bị
xóa bỏ
Sau hơn 25 năm đổi mới, tình từ 1986 (đúng hơn là mở cửa lại), tuy
đời sống có khấm khá hơn, nhưng những giá trị văn hóa, và truyền thống
đạo đức lại bị băng hoại, xói mòn … Người ta chạy theo vất chất, hưởng
thụ nhiều hơn và cũng sống ích kỷ hơn, không mấy ai dấn thân. ĐCS đã rất
tài tình khi biến dân xứ này trở thành 1 bầy cừu, lẫm lũi bước đi với
tương lai không dễ gì thấy trước. Nhưng có lẽ sẽ rất ảm đạm
Và con đường nào cho Việt Nam ?
Một người bạn Đài Loan, làm giáo sư giảng dạy tại một đại học lớn nói.
Chúng tôi không hề muốn 1 mô hình như Hongkong mà Bắc Kinh áp đặt. Họ nói:
Democracy is not easy to gain … so we need to protect it, from Mainland China
Dân chủ đạt được không dễ dàng gì … vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ nó, từ Trung Quốc đại lục.
Hỡi những nhà dân chủ của Việt Nam, tỉnh lại đi. Chúng ta tranh đấu
dân chủ không phải vì cho bất cứ một cá nhân nào, đảng phái, vì danh
tiếng, hay sự quan tâm của quốc tế … mà là cho tương lai của chúng ta và
con cháu chúng ta, đặc biệt là trước nguy cơ Bắc thuộc
Vì vậy cái lý do xuống đường vì một ai đó, nó không hề thuyết phục một tẹo nào
BẠN ĐỌC GỬI TTVA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét