Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Formosa Vũng Áng – cho thuê đất 70 năm như cho không, có tiêu cực khủng không?

Điện hạt nhân: Chủ tịch Sang, Thủ tướng Dũng và bóng ma Trung Cộng

Nếu như để Trung Quốc tham gia sâu vào dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận thì sao?
Đã có sự so sánh mộc mạc rằng nếu vậy thì chẳng khác gì để tên kẻ thù truyền kiếm này đặt vào đó những quả bom hạt nhân, rồi ngồi ở Trung Nam Hải với chiếc điều khiển từ xa trong tay.

Có những thông tin đồn thổi quanh việc liệu Trung Quốc có dính dự vào đây không? Nếu Nhật, Nga tham gia thì vấn đề tài chính liệu có được thuận lợi hơn Trung Quốc, ngoài yếu tố kỹ thuật. Rồi về chính trị, tức là có thỏa thuận, toan tính ngầm nào từ các phe nhóm v.v..
Quốc hội đã ra Nghị quyết (đương nhiên trước đó là Bộ chính trị ĐCSVN đã quyết), ấy thế mà gần đây lại có thông tin ông Thủ tướng nói “hoãn”, trong khi chưa xin ý kiến Quốc hội (*), còn ông Chủ tịch nước thì bảo “không” (ông từng qua Nga, mới đây là Nhật, với những cam kết hợp tác với hai đại gia này, mỗi nước phụ trách một nhà máy).
Có người mừng khi nghe tin “hoãn”, nhưng nếu như hoãn rồi để các đối tác Nga, Nhật, Mỹ rút lui, trống chỗ ngon lành cho bàn tay lông lá Trung Cộng thò vào thì có mừng không? Mới có tin “có thể” hoãn được một tháng mà đã thấy phái đoàn Trung Quốc mò qua bàn chuyện “hợp tác”, “chia sẻ kinh nghiệm” rồi. Hay là việc hoãn xây Nhà máy Ninh Thuận 1 là do Nga rút cam kết hỗ trợ tài chính, giờ thì Trung Quốc lắm tiền nhảy vào sẵn sàng? Hay là một màn ỡm ờ để tạo áp lực dư luận cho một mục đích nào đó? Cảnh giác với loại này là không thừa!
Nhưng dù sao thì thông tin cũng còn có quá ít, đành trích dẫn dưới đây để độc giả tự tìm cách lý giải riêng của mình.
-
* Tham khảo:
- 25/11/2006: Quyết định 01/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ “VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ‘CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020′”. “Về điện hạt nhân: hoàn thành việc phê duyệt báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; đào tạo đủ chuyên gia về điện hạt nhân cho công đoàn tiền dự án; quy hoạch đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án sau năm 2010.”
- 11/6/2008: Cục An toàn bức xạTính khả thi của điện hạt nhân ở Việt Nam. “… xét về mặt tổng thể trước mắt, điều kiện cần và đủ để triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là chưa rõ. Các điều kiện kỹ thuật cụ thể như về công nghệ, địa điểm xây dựng, nhiên liệu đối với Việt Nam như phân tích trên là chưa khả thi.
Vấn đề quan trọng của Việt Nam trước khi xuất hiện nhà máy điện hạt nhân là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. “
- RFI 24/2/2009: Trung Quốc Đề nghị hợp tác xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. “Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông của Trung Quốc cho biết đang tiến hành đàm phán với phía Việt Nam về dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, nhà máy điện đầu tiên hạt nhân của Việt Nam, bao gồm hai lò phản ứng, mỗi lò có công suất 1000 mW”.
- 25/11/2009: Nghị quyết 41/2009/QH12 của Quốc hội Về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Tiền phong, 26/5/2010: Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1: Chọn công nghệ Nga.
- VNMedia, 22/7/2010Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân sát Việt Nam. “… ngày 21/7 tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân.”
- VOA, 17/5/2011: Trung Quốc sẽ xuất khẩu lò phản ứng hạt nhân sang Việt Nam. “Hiện Trung Quốc muốn tập trung xuất khẩu kỹ thuật hạt nhân sang các nước lân cận trong khu vực, trong đó có Việt Nam. “
- Báo ĐTCP, 12/11/2013: Tuyên bố chung Việt Nam-LB Nga. “Hai bên nhấn mạnh ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, chú trọng triển khai dự án hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I …”
- Tuổi trẻ, 17/1/2014: Điện hạt nhân còn ngổn ngang. “Tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 15-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể đến năm 2020 mới khởi công.”
- Người đưa tin, 6/2/2014: Mừng, lo việc lùi thi công nhà máy điện hạt nhân.
- Bộ KHCN, 20/2/2014: Việt Nam – Trung Quốc: Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân. “Ngài Wang Binghua mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam về phát triển điện hạt nhân dựa trên công nghệ AP1000, CAP1400, CAP1700.” Bộ trưởng mong muốn hai bên sẽ tiến hành hợp tác xây dựng trạm quan trắc tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) …”
- Người lao động, 2/3/2014: Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ.
- TTKHCN, 5/3/2014: Vì sao lùi khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1?
- RFI, 18/3/2014: “…trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Nikkei ông Trương Tấn Sang xác nhận là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được khởi xây dựng đúng theo dự kiến trong năm 2014. Chủ tịch Việt Nam khẳng định là không hề có chuyện dự án này bị đình hoãn, như một số thông tin gần đây.”
- Dân trí, 18/3/2014Chủ tịch nước hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản. “…  hỗ trợ Việt Nam phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu, các dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. “
VietnamNet, 19/3/2014: 500 triệu USD xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân.

Đã đủ “Tứ trụ triều đình” đi gặp Đức Giáo hoàng, liệu có thiết lập được quan hệ ngoại giao?

Giáo hoàng Francis I chụp ảnh chung với đoàn đại biểu Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Giáo hoàng Francis I chụp ảnh chung với đoàn đại biểu Việt Nam. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Giáo hoàng Benedict XVI - Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Giáo hoàng Benedict XVI – Ảnh: TTXVN
Đã ngót chục năm rục rịch tính chuyện thiết lập quan hệ ngoại giao, ấy thế mà cho tới hôm nay, Việt Nam và Vatican vẫn chưa thực hiện được bước đi quan trọng này. Có đôi lúc cứ sắp diễn ra một cuộc tiếp xúc cấp cao, hình như lại có màn “thọc gậy bánh xe” nào đó (như ngay lúc này, đêm 22/3 công an đang vậy Nhà thờ Thái Hà chẳng hạn).
Rõ ràng hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam với Vatican là “gần” hơn so với Trung Quốc.
Chủ tịch nước và Giáo hoàng - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước và Giáo hoàng – Ảnh: TTXVN
Giáo hội Thiên chúa ở Việt Nam cũng “dễ thở” hơn ở Trung Quốc một chút, trong đó có việc tấn phong các vị trí cao trong hàng giáo phẩm, không đến nỗi phải “qua tay” chính quyền. Nhưng đó cũng chính là điểm nhiều khả năng gây khó cho Việt Nam, tức là Bắc Kinh không muốn cho đàn em này đi trước. 
Hôm nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp Đức Giáo hoàng  Francis I tại Vatican là đủ “bộ tứ triều đình” thực hiện động thái này, trong 7 năm qua: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, năm 2009, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm 2013.
Giáo hoàng Benedicto 16 (phải) gặp tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái), Vatican, 22/01/2013 REUTERS/Osservatore Romano/Handout
Giáo hoàng Benedicto 16 gặpTBTĐCSVN Nguyễn Phú Trọng. REUTERS/Osservatore Romano/Handout
Thật là hiếm có chính quyền nào mà có đông cấp cao nhất của đảng, chính quyền tới tận Vatican gặp Giáo hoàng như Việt Nam. Nhưng cũng lại hiếm có nước nào có nhiều cuộc tiếp xúc kiểu đó mà lại vẫn bị “các thế lực thù địch” tố cáo là đàn áp tôn giáo, giáo dân công giáo như Việt Nam. Quả là lạ!
Giờ mới ngộ ra câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Mình có thế nào thì người ta mới mời chứ”, có nghĩa là do cứ bị tố đàn áp giáo dân nhiều quá, thế là các đời Giáo hoàng cứ phải cố năn nỉ mời các bác sang để xin xỏ

Formosa Vũng Áng – cho thuê đất 70 năm như cho không, có tiêu cực khủng không? Mời hai ông Tổng Trọng, Bá Thanh vào cuộc

Không chỉ đáng báo động về nguy cơ người Trung Quốc tràn ngập ở khu kinh tế này (*), mà còn đáng ngờ về kiểu thu hút đầu tư ở đây. Xin mời đọc:
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Với con số này, nhiều chuyên gia cho rằng “như cho không”.

BizLIVE
08:06 23/03/2014
Phạm Đình

Dự án 20 tỷ USD – Formosa: Đâu là bài toán đầu tư?

BizLIVE - Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã “cho” quá nhiều để thu hút được một dự án đầu tư lớn. Trong bài toán đầu tư này, Việt Nam được gì và mất gì?
1
Dự án đầu tư 20 tỷ USD của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đang có tác động mạnh đến phát triển Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Được và mất
Ông Thái Chi Pháp, Giám đốc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) cho biết, Việt Nam là một thị trường thép đầy tiềm năng, thuận lợi về vị trí địa lý, tận dụng lợi thế về thuế quan khu vực ASIAN. Dự án FHS thành trung tâm sản xuất gang thép tầm cỡ quốc tế. Và nhiều dự án sẽ “đổ bộ” đầu tư vào khu vực này để “ăn theo”.
Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh có công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I và hơn 20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II. Tổng mức đầu tư cho nhà máy này cho giai đoạn giai đoạn I với nguồn vốn khoảng 10 tỷ USD. Đây là dự án trọng điểm làm trung tâm cung ứng nguyên vật liệu, kết hợp với các ngành sản xuất khác, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng.
Để phục vụ triển khai dự án, thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gần 2.000 ha đất, với 11.825 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức ảnh hưởng; thực hiện di dời 58 nhà thờ, gần 15 nghìn ngôi mộ lên khu tái định cư.
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê. Với con số này, nhiều chuyên gia cho rằng “như cho không”.
Dự án được miễn tiền thuê đất 15 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thế (thông thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định “đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã “cho” quá nhiều để thu hút được một dự án đầu tư lớn. Trong bài toán đầu tư này, Việt Nam được gì và mất gì? Với một dự án thép ưu đãi lớn như thế đã đặt doanh nghiệp thép Việt Nam vào thế cạnh tranh khốc liệt ngay trên sân nhà.
2
…và những toan tính trên sân nhà
Ông Lê Phước Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, ngành thép Việt Nam đang nằm trong thế trận cạnh tranh sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao.
Ngành thép là ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa. Nếu ngành thép phụ thuộc hoàn toàn vào nhà đầu tư nước ngoài thì tiến trình công nghiệp hóa còn nhiều gian nan vì phụ thuộc. Trong bài toán đầu tư này, đối tượng được chọn để hưởng ưu đãi, dù “con ruột” hay “con nuôi” cũng hơn là chọn “người ngoài”.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, để khắc phục thực trạng “thua ngay trên sân nhà”, giải pháp cơ bản là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, đầu tư đổi mới công nghệ và phương thức kinh doanh, thiết lập quan hệ hợp tác chiều dọc để tiêu thụ sản phẩm, coi trọng chất lượng, kiểu dáng và giá cả hàng hóa.
Trong bối cảnh này, liệu doanh nghiệp thép Việt Nam có còn cơ hội hay không? “Câu trả lời của chúng tôi là có. Đó là doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung mạnh mẽ vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, đồng tời xây dựng đồng bộ lợi thế cạnh tranh”, ông Lê Phước Vũ nói.
-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét