Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Băn khoăn khi Trung Quốc tiếp tục đầu tư 400 triệu đô la vào tỉnh Nam Định

Băn khoăn khi Trung Quốc tiếp tục đầu tư 400 triệu đô la vào tỉnh Nam Định

Boxitvn
Hoàng Mai
Sau khi đăng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào tỉnh Nam định, thêm lo?”(1) ngày 11.3.2014, nói về Tập đoàn Dệt may YULUN Giang Tô (Trung Quốc) xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), thì sau 10 ngày, tức là hôm 21.3.2014, báo Đất Việt đăng tiếp bài “Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?” (2). Bài báo cho biết: Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định.
Đề án dự kiến cho thấy, KCN Dệt may Rạng Đông có quy mô khoảng 1.500 ha, thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động”.
Không khó để nhận ra rằng, trong điều kiện các doanh nghiệp nhà nước và các Tập đoàn Nhà nước của Việt Nam đang nợ đầm đìa, có nguy cơ phá sản bất kỳ lúc nào, thì việc có mặt của Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) trong “liên danh” nói trên chỉ là hình thức, làm bình phong cho Trung Quốc mà thôi, tựa như 60% doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam hiện nay là của Trung Quốc mà báo chí đã đưa tin.
Quy mô KCN dự kiến là 1.500 ha (15 km2), tính ra, bằng 1/6 tổng diện tích toàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (250,47 km2); đặc biệt, quy mô sử dụng lao động khoảng 200 nghìn người, tương đương với dân số toàn huyện Nghĩa Hưng vào năm 2007 (202,281 nghìn người). Trong số 200 nghìn người mà dự án này yêu cầu, chắc chắn ít nhất sẽ có 20 nghìn (bằng 1/10 số yêu cầu) người Trung Quốc sang để vào làm việc, vì tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận không thể đáp ứng được. Đây rõ ràng là một bài toán “di dân” của người Trung Quốc một cách hợp pháp, chỉ cần đút lót cho quan chức địa phương thì sự việc sẽ rất dễ dàng.
Việc Trung Quốc “đổ bộ” vào tỉnh Nam Định một cách bất thường, cùng với cảm nhận từ bài viết Vài suy nghĩ khi Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào tỉnh Nam Định (3) đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 12.3.2014, chúng tôi thấy có những băn khoăn tiếp, như sau:
1. Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có một mặt giáp với Biển Đông, thì chỉ khoảng vài năm nữa thôi, sau khi có mặt ở KCN này, thì chắc chắn Trung Quốc thông qua tỉnh Nam Định (?!) sẽ đề nghị Trung ương đầu tư cảng biển tại huyện này (hoặc Trung Quốc bỏ vốn ra đầu tư), qua đó tạo nên một hành lang cảng biển ở miền Bắc Việt Nam, gồm: Vân Đồn (Quảng Ninh – Hải Phòng – Nghĩa Hưng (Nam Định) – Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Vũng Áng (Hà Tĩnh) – Cửa Việt (Quảng Trị), nơi mà Trung Quốc có mặt trong các hợp đồng đầu tư làm ăn lâu dài từ 50 đến 70 năm.
clip_image002
Hệ thống cảng biển Việt Nam mà Trung Quốc sẽ có mặt trong hoạt động kinh doanh và đầu tư với thời gian dài 50-70 năm đang là nguy cơ biến miền Bắc Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc trên thực tế.
clip_image003
Tam giác quân sự Du Lâm – Vũng Áng – Cửa Việt, là tiền đề để Trung Quốc khống chế toàn bộ Vịnh Bắc Bộ cũng như để chia cắt Việt Nam làm hai tại dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang-Hà Tĩnh) khi cần thiết.
2. Để áp chế Việt Nam trên Vịnh Bắc Bộ, lấy lý do cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy ở các vị trí trên, tàu bè Trung Quốc đi lại dày đặc ở Vịnh Bắc Bộ, áp đảo hoàn toàn tàu đánh cá của Việt Nam cũng như các tàu của lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam, và kèm theo là những âm mưu quân sự trong tổng thể âm mưu thôn tính lâu dài của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Một khi ngư dân Việt Nam ra biển gặp tàu cá Trung Quốc, tàu vận tải biển, cũng như cảnh sát biển của Trung Quốc, và với sự hung hăng vốn có của họ, ngư dân Việt Nam dần dần bỏ biển vùng Vịnh Bắc Bộ, và để Trung Quốc gần như sẽ làm chủ toàn bộ khu vực này. “Bất chiến tự nhiên thành”, đó là châm ngôn của người Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay.
3. Nếu như hệ thống đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lạng Sơn góp phần để hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam với giá rẻ hơn (do chi phí vận chuyển rẻ hơn), qua đó áp đảo và tiêu diệt hoàn toàn hàng Việt từ Hà Nội trở lên phía Bắc (thực tế đã như vậy), thì hệ thống gồm các cảng: Nghĩa Hưng, Nghi Sơn, Vũng Áng, Cửa Việt, thông qua vận tải biển (rẻ hơn đường bộ rất nhiều) là để thực hiện cho âm mưu tiêu diệt hàng Việt từ Thanh Hóa trở vào đến Quảng Trị. Như vậy, biến toàn bộ miền Bắc Việt Nam như là một tỉnh của Trung Quốc tiêu thụ hàng từ Trung Quốc.
Hàng Việt Nam không có cơ hội ngóc đầu lên, do không cạnh tranh được về giá, một khi Trung Quốc chở hàng đến Việt Nam bằng đường biển. Các cảng ở các vị trí nói trên thực sự là các cảng của Trung Quốc trên đất Việt Nam phục vụ cho vận chuyển đường biển của họ. Nền sản xuất hàng hóa gần như phá sản và hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai là đã được báo trước. Chưa nói đến hệ quả về môi trường, mà bầu trời Bắc Kinh đang là thảm họa ngay trên đất nước Trung Quốc.
4. Cùng với căn cứ tam giác quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt, mà có người đề cập đến, dễ nhận thấy rằng, toàn bộ Vịnh Bắc Bộ đã, đang và sẽ là cái ao nhà của Trung Quốc. Mọi hoạt động quân sự của Việt Nam ở miền Bắc đều bị Trung Quốc khống chế.
5. Lấy lý do, đón đầu Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ không mời Trung Quốc tham gia, thông qua quan chức tỉnh Nam Định, và có thể là cấp cao hơn, Trung Quốc có vẻ đã thực hiện được mưu đồ đưa người sang lập làng, lập phố ngay giữa một tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ với quy mô khổng lồ, ước khoảng 15-20 ngàn người Trung Quốc lúc ban đầu. Chắc là tới đây sẽ có phái đoàn của tỉnh Nam Định, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, và Bộ ngành có liên quan… sẽ có chuyến đi thăm Trung Quốc để tăng độ tin cậy lẫn nhau?
6. Rất dễ nhận ra, hình hài để một Việt Nam đang trở thành một tỉnh, hoặc một khu tự trị của Trung Quốc đang trở thành hiện thực.
20.3.2014
H. M.
Bài tham khảo:
(1) Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo?
(2) Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Muôn kiểu ép dân để lấy ruộng ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

Posted by ttxcc6 on 24/03/2014
 
 
 
 
 
 
Rate This

http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/muon-kieu-ep-dan-de-lay-ruong-o-hiep-hoa-bac-giang.html
Tiếp theo bài viết: “Cường hào mới” ở huyện Hiệp Hòa:

Muôn kiểu ép dân để lấy ruộng ở Hiệp Hòa, Bắc Giang

 (PetroTimes) – Không xác minh lý lịch kết nạp Đảng, gửi công văn yêu cầu nhà máy, xí nghiệp, cơ quan hành chính Nhà nước cho công nhân viên chức nghỉ việc để “vận động” gia đình nhận tiền đền bù… Đó là những “thủ đoạn” mà chính quyền huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã và đang dùng để ép người dân nhận tiền bồi thường thu hồi ruộng đất.



Công văn ép cô giáo dạy tiểu học phải nghỉ việc ở nhà đề “vận động” chồng nhận tiền đền bù, giao đất cho dự án.


Không giao đất thì… nghỉ việc

Muốn thuyết phục người dân thuận theo một chủ trương nào đó thì phải đến tận nhà trò chuyện, khuyên nhủ, giải thích… đó là cách mà người ta hay gọi là vận động. Thế nhưng, chính quyền huyện Hiệp Hòa lại nghĩ ra một cách để người dân nhận tiền bồi thường do thu hồi đất một cách rất… khác người, in đậm “cái tôi của người có quyền”.

Để thu hồi đất nông nghiệp của gần 200 hộ dân, Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa đã ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ do thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho công tác xây dựng khu dân cư số 3. Theo đó, mức giá bồi thường do thu hồi đất là 277 nghìn đồng/m2. Với giá đề bù như vậy, mỗi một sào ruộng (tương đường 360 m2) người dân được nhận 100 triệu đồng.

Với giá đền bù cho người dân chỉ vài trăm nghìn/m2, nhà đầu tư chỉ san ủi làm mặt bằng và sau đó bán lại ngay với giá cắt cổ: 4-5 triệu/m2. Người dân vừa mới bị thu hồi đất muốn mua lại thửa ruộng của mình cũng phải trả một cái giá không hề rẻ.

Bên cạnh đó, nông dân Hiệp Hòa không được hướng nghiệp, tạo công ăn việc làm sau khi thu hồi đất. Chính những bất cập này khiến người dân không đồng tình với dự án. Để dự án được triển khai êm thấm, thay vì thương lượng, tìm phương án giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý thì các cán bộ huyện Hiệp Hòa lại không từ bất cứ thủ đoạn để ép người dân phải nhận tiền, giao đất.

Gia đình Nguyễn Văn Hợi có hơn 5 sào ruộng nằm trong diện bị thu hồi để phục vụ dự án khu dân cư số 3. Tháng 6/2013, bất ngờ ông nhận được giấy mời lên trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Đức Thắng (huyện Hiệp Hòa) để nhận tiền bồi thường do bị thu hồi ruộng. Đến lúc này, gia đình người nông dân này mới hay về dự án và việc mình bị thu hồi đất ruộng.

Không chấp thuận mức giá đến bù quá thấp, gia đình ông Hợi quyết không chấp thuận nhận tiền bồi thường. Bị ông cự tuyệt tiền bồi thường, chính quyền nơi đây tìm đủ mọi cách để ép ông phải nhận. Một mặt chính quyền cho người vận động, mặt khác cho đơn vị san lấp xới tung những thửa ruộng của nhà ông.

“Thấy tôi nhất quyết không nhận tiền đền bù, chính quyền nơi đây tìm cách ép tôi bằng mọi cách. Tôi có một người con trai tên là Nguyễn Trọng Nghĩa, đang công tác tại Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Vừa qua, trên huyện có gửi công văn đến nơi con trai tôi làm việc yêu cầu cơ quan cho nó nghỉ làm một thời gian để về nhà vận động gia đình nhận bồi thường thu hồi đất” – ông Hợi nói.

Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le, nhiều tháng qua, anh Nguyễn Văn Quỳnh phải sống trong lo âu, dằn vặt giữa công việc của vợ mình và những thửa ruộng nuôi sống gia đình bao năm qua. Theo lời kể của anh Quỳnh, vợ anh là chị Nguyễn Thị Hương hiện đang làm giáo viên tại Trường Tiểu học Hùng Sơn. Gia đình anh bị thu hồi 3 sào ruộng, do mức giá quá thấp nên anh quyết không nhận.

Không thuyết phục được anh nhận tiền, chính quyền nơi đây quay sang ép vợ anh.


Rất nhiều công văn “gây sức ép” được gửi đến nơi công tác của những người dân không nhận tiền đền bù.


Ngày 12/3, cô giáo Nguyễn Thị Hương nhận được một công văn của Trưởng phòng Giáo dục huyện gửi cho lãnh đạo nhà trường với nội dung yêu cầu cô thuyết phục gia đình mình nhận tiền đền bù thu hồi ruộng. Đồng thời công văn này cũng yêu cầu hiệu trưởng cho nghỉ việc, bố trí người khác thay thế cô để cô “tập trung thực hiện nhiệm vụ thuyết phục vận động gia đình nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng”.

Trước đó, cô đã nhiều lần bị Trưởng phòng Giáo dục huyện mời lên phòng để… “uống nước”. Sau đó đích thân Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính cùng với ông Nguyễn Anh Dũng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Sơn làm việc trực tiếp với cô.

Điều đáng nói thêm, cô Hương không phải là nhân vật chính trong việc nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng mà là chồng cô. Thuyết phục không được anh Quỳnh, chính quyền huyện gây áp lực lên cô.

“Họ làm đủ cách để gây áp lực lên vợ tôi. Nếu cô ấy không đồng ý thì trường sẽ bị cắt thi đua. Họ còn bắn tiếng sẽ chuyển công tác vợ tôi đi xa. Bây giờ tinh thần cô ấy rất mệt mỏi” – anh Quỳnh nói.

Không chỉ những trường hợp trên phải nhận tiền đền bù theo kiểu “đè đầu cưỡi cổ”. Con trai và con dâu của ông Nguyễn Văn Châu đang công tác tại Điện lực Bắc Giang cũng bị huyện Hiệp Hòa gửi công văn lên cơ quan đề nghị cho nghỉ việc ở nhà vận động bố nhận tiền bồi thường.

“Biết tôi không đồng ý nhận bồi thường nên họ cũng chẳng vận động tôi chấp thuận. Nhiều khi thấy hai vợ chồng chúng nó về thăm bố mẹ mà mặt nặng mày nhẹ. Làm cha, làm mẹ ai không thương con, nhưng nhận số tiền đó rồi mất ruộng vĩnh viễn, không nghề nghiệp lấy gì để tồn tại” – ông Châu nói.

Không chỉ dùng phương pháp ép từ nơi con cái của những người nông dân đang công tác, làm việc. Theo phản ánh của người dân, chính quyền nơi đây còn có những động thái không được minh bạch cho lắm, coi thường nông dân.



Thông báo kiểu lén lút, thiếu tôn trọng người dân của chính quyền địa phương. Mẩu giấy thông báo bồi thường không to bằng bao thuốc lá.


Để thông báo mức giá đền bù và phương án đền bù, chính quyền Hiệp Hòa in bằng một tờ giấy bé bằng bao thuốc lá. Là dự án xây dựng khu dân cư với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng, thế mà gần 200 hộ dân bị thu hồi đất lại nhận được thông báo phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bé tẹo. Tờ giấy ghi 2 phương án bồi thường để người dân lựa chọn, ngoài ra không có bất kì thông tin gì về cơ quan phát hành thông báo, chữ ký của người có thẩm quyền…

Công khai “dùng vợ ép chồng, dùng con ép cha”

Để làm rõ các vấn đề trên, chiều ngày 19/3/2014, nhóm phóng viên PetroTimes có mặt tại trụ sở UBND huyện Hiệp Hòa để làm việc với bà Nguyễn Thị Hoa – Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Chính – Phó Chủ tịch và một số lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn huyện Hiệp Hòa.

Một cô giáo tiểu học, một công nhân nhà máy phân đạm chẳng liên quan gì đến dự án, vậy mà họ cũng bị chính quyền huyện Hiệp Hòa lôi vào cuộc. Để rồi nảy sinh bi kịch phải lựa chọn giữa công việc và tình thân máu mủ.

Để yên ổn làm việc, họ phải ép buộc người thân trong gia đình nhận tiền bồi thường, nhiều người đã rớt nước mắt cầm tiền vì con cái. Nhiều người quyết giữ đất, họ phải đối mặt với chuyện “tình máu mủ bị sứt mẻ”, bố con cãi nhau, vợ chồng cãi chửi… Ấy vậy mà các “ông” trên huyện vẫn bảo “đó là chủ trương chính sách”.

Như lời ông Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Chính quả quyết: “Chúng tôi vận động theo đúng pháp luật chứ có phạm pháp gì để phải tù tội đâu mà sợ”.

Về những “quái chiêu” này, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Chính thừa nhận đã có những công văn gửi đến các cơ quan của người dân để yêu cầu các cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu những người này thực hiện chủ trương của chính quyền. Tuy nhiên, ông cho biết: “Đây là vấn đề đạo lý để vận động người nhà mình phải có trách nhiệm với chủ trương, nhất là các Đảng viên. Gửi công văn là một trong những biện pháp mà chính quyền huyện dùng để tác động cho người dân chấp nhận tiền bồi thường”.


Khu đất 12 hecta của dự án.


Lý giải về việc, những người bị gửi công văn không liên quan trực tiếp đến mảnh đất giải tỏa, ông Nguyễn Văn Chính cho biết, tuy những người này không phải là chủ thể trực tiếp, nhưng họ phải có trách nhiệm thuyết phục người nhà thực hiện chủ trương của chính quyền. Những người này dứt khoát phải có trách nhiệm. “Nếu không gửi công văn cho nghỉ việc để ở nhà vận động gia đình nhận tiền đền bù thì chúng tôi biết làm thế nào”.

Liên quan đến công văn đề nghị cho cô giáo Hương nghỉ dạy để vận động chồng nhận đền bù, ông Phạm Văn Nghị – Trưởng Phòng Giáo dục đào tạo Hiệp Hòa khẳng định: “Đây là chủ trương, chính sách của huyện nên phòng phải chấp hành. Sau khi nhận được công văn của UBND huyện về việc tạo điều kiện cho cô giáo Hương nghỉ dạy để có thời gian vận động chồng nhận đền bù, tôi đã mời cô Hương lên phòng nói chuyện 3 lần. Chính tôi là người yêu cầu Hiệu trưởng Trường tiểu học Hùng Sơn cho cô hương nghỉ dạy một thời gian”.

Như vậy, qua buổi làm việc với PetroTimes, chính quyền Hiệp Hòa đã công khai việc họ ép dân. Để người dân chấp thuận bán ruộng với giá rẻ mạt 277 ngàn đồng/m2, các cán bộ nơi đây đã không từ một thủ đoạn nào…

(Còn tiếp)

Nhóm phóng viên PetroTimes
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét